Nghiệp và Luân hồi

Hình đại diện
nắng thủy tinh
Bài viết: 3530
Ngày tham gia: Thứ sáu 15/05/15 06:14

Re: Nghiệp và Luân hồi

Bài viết bởi nắng thủy tinh »

mi mi đã viết:
Túm lại, mình cầm lên được thì buông xuống được, phải hong hai cưng?
Oui, nhưng tờ vé số trúng rồi..... cầm lên rồi khó buông xuống lắm cưng :rotfl:
Hình đại diện
nắng thủy tinh
Bài viết: 3530
Ngày tham gia: Thứ sáu 15/05/15 06:14

Re: Nghiệp và Luân hồi

Bài viết bởi nắng thủy tinh »

"Cũng cần phải nói thêm rằng: chúng ta đang tái sinh từng giây phút. Rất ít người có đủ chánh niệm hay chủ tâm để cảm nhận điều đó. Nhưng ta có thể nhận ra ta được tái sinh mỗi buổi sáng. Điều đó không khó khăn gì. Ngày đã qua, đêm tới. Thân tâm ta ‘chết’ mệt, ta ngủ thiếp đi. Vào buổi sáng ta có cảm giác hồi sinh khi thức giấc. Ta trở nên nhẹ nhàng trở lại. Thân tâm lại tươi mát, trẻ trung, ta lại có một ngày trước mặt để sử dụng sao cho tốt nhất, giống như nó là một cuộc đời mới. Hãy tập nhìn mỗi buổi sáng như một sự hồi sinh, thì ta có thể hiểu chỉ có một ngày này hiện hữu. Ta cũng có thể tạo ra thói quen sử dụng mỗi ngày tối đa cho sự tăng trưởng -phát triển về tinh thần, tâm linh, tình cảm. Không có nghĩa là lăng xăng làm thật nhiều việc vào."

Phần cuối của bài này vậy mà lại hay. Mỗi một ngày mới là một sự hồi sinh mới.
"Hãy nhìn đời như nhìn ảnh trong gương" ( MC )

Hy vọng ngày hôm nay của Nắng êm đẹp hihi, và cũng thân chúc ngày hôm nay của tất cả ai ghé qua đề mục này một ngày thứ Sáu hoàn hảo vừa ý :flower:

Bài "tập làm dzăn" của Nắng chấm hết rồi :rotfl: .

Mến chúc tất cả luôn an lành trong cuộc sống. :flwrhrts:
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Nghiệp và Luân hồi

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  • Cám ơn Nắng làm dzăn .. :yes2: ..
    Anh nghĩ phân tích những bài như thế này cho chúng ta cơ hội đào sâu sự hiểu biết của mình hơn. Có hiểu hay "nghĩ rằng hiểu" thì mới làm dzăn về nó, phải không nè. Thêm nữa đây là dịp chúng ta ngồi chơi với nhau, thường khi là về hát hò, nay về tôn giáo hay triết lý cuộc sống .. Như anh nhìn những câu đối đáp Nắng, Mờ, Nghi mà anh cứ tủm tỉm cười hoài ..
    :flwrhrts:
    nắng thủy tinh đã viết:Bây giờ Nắng xin nói qua phần Luân hồi.

    Có luân hồi hay không? có kiếp trước kiếp sau không? không biết với ai khác thì sao nhưng với Nắng thì Nắng tin là có Luân hồi.

    Có những đứa bé chỉ 10 tuổi thôi mà đã bước vào ngưỡng cửa đại học, người ta gọi là thần đồng, Nắng hong nghĩ như vậy, có thể ở tiền kiếp là một nhà bác học, học giả, triết gia nào đó, mà chẳng may vắn số, họ không bằng lòng nên đã tìm mọi cách để tiếp tục con đường họ đang đi bằng một sự đầu thai sớm nhất. Tức nhiên là luân hồi ở kiếp sau.

    "Không chêm thêm củi vào ngọn lửa đam mê, ham muốn, cầu sinh tử, thì ngọn lửa sẽ tắt. Đấng Giác Ngộ không tạo ra nghiệp thì họ sẽ không luân hồi. Với chúng ta -vẫn còn lòng ham muốn sinh tồn- và đó là hộ chiều đưa chúng ta đi vào luân hồi sanh tử. Sức nóng của đam mê là năng lượng chuyển tiếp. Đôi khi cũng có những nỗi đam mê trái ngược lại phát sinh. Tôi không muốn sống vì đời sống quá khổ. ‘Tôi muốn sống” hay ‘Tôi không muốn sống”, đều là các ảo tưởng của ngã chấp. Muốn được sống là nỗi ao ước mãnh liệt nhất. Mãnh liệt đến nỗi trên giường đợi chết, cũng có ít người buông tay, chịu thua một cách nhẹ nhàng."

    Đôi khi thấy lạ lắm, người không muốn sống hay cứ tảng lơ với cuộc sống thì lại cứ phải sống. Còn có nhiều người rất muốn sống, ước ao sống, trong khi thể xác kiệt quệ, chỉ như ngọn đèn leo lét, mà ý chí sinh tồn thật mãnh liệt. Đời, mâu thuẫn làm sao.

    Không có gì mâu thuẩn đâu Nắng. Không phải muốn là được, sống chết cũng thế.
    Ý của tác giả nói: muốn thoát vòng sinh tử, luân hồi thì phải diệt cái "muốn". Đừng quên rằng cái "không muốn" cũng là cái "muốn".

    nắng thủy tinh đã viết: "Người ta nói giây phút hấp hối là giây phút hiếm quí nhất để ta giác ngộ, vì giây phút đó là giây phút ta từ bỏ sở hữu của thân. Nhưng phần lớn chúng ta không muốn xuôi tay. Dầu cơ thể ta đã bất lực, ta vẫn chống cự, vùng vẫy. Tuy nhiên, nếu ta tự ý buông xuôi thì đó có thể là giây phút giác ngộ. Khi cuộc sống của ta còn thoải mái và mọi thứ trên đời còn như ý: ta có thức ăn ngon, thân thể khỏe mạnh, người quanh ta thương mến - thì ta không thấy nhu cầu phải từ bỏ cuộc sống nầy. Giải thóat lúc đó không phải là điều tối ưu. Nhưng khi sắp chết, đó có thể là điều chúng ta phải làm: buông tay theo số mệnh."

    Nếu ai cũng nghĩ có sự luân hồi thì khi ra đi sẽ nhẹ nhàng hơn. Nhưng mình phải tự biết là khi trở lại, sẽ không là hình hài cũ, tính cách cũ, mọi thứ sẽ thay đổi. Chỉ có điều, chết không phải là chấm dứt, mà là một sự bắt đầu khác, có thể nói ...ta đã đi qua một cánh cửa khác.


    Không đơn giản là bắt đầu kiếp sống khác đâu Nắng. Sau cái chết là sự phán xét, chịu tội và sau đầu thai chưa chắc đã làm người .. (Nhân thân nan đắc) .. Mà làm người cũng có nhiều nơi khổ nạn mà Nắng sẽ rùng mình khi nghĩ đến ..

    nắng thủy tinh đã viết: Gần đây, Nắng nhận thấy không hiểu sao các người lớn tuổi lại sợ chết lạ lùng. Có lẽ họ không còn bận bịu nợ cơm áo, họ đang thanh thản ở lứa tuổi xế chiều, nên rất ư lo sợ chuyện này. Không biết vài năm nữa, Nắng có si nghĩ giống họ hong ? hihi....chứ Nắng thấy, đã gọi cõi trần là "cõi tạm", ai đến rồi cũng phải đi, nếu ai cũng "cải lão hoàn đồng", lột da sống đời, thì trái đất này làm sao đủ chỗ mà dung thân chứ, hihi....


    Người vô thần thì sợ cái chấm hết, sợ mất đi tất cả những gì của cuộc sống, tình cảm, lạc thú .. vv ..
    Người hữu thần thì sợ sự phán xét cận kề, vô phương cứu gỡ .. Họ cũng có linh tính, nhất là những người nặng nợ "giang hồ" .. :giggles:

    Túm lại, về nghiệp và luân hồi, tác giả nói:
    • muốn dứt sinh tử thoát luân hồi thì trả nợ và đừng mượn nợ. Khi nào trương mục của ta zero thì thoát.

    Lý thuyết nghe đơn giản nhưng cực kỳ khó khăn vì giây phút nào ta còn thở là ta còn vay mượn. Ha ha, vì thế mà phải cố gắng mượn càng ít càng tốt, trả càng nhiều càng tốt .. cố gắng và cố gắng vì cái zero kia còn xa lắm ..
    Vay chỗ nào. Thí dụ đơn giản là ta sống trên cái chết: Phải có cái gì đó chịu hy sinh cho sự sống của chúng ta. Rau cải hay con bò đều phải chịu chết cho ta sống. Ăn rau thì mượn ít, ăn bò Kobe thì là mượn nhiều .. :wink:
    Trả chỗ nào. Đừng lo, chủ nợ sẽ tìm đến. Những gì làm tổn hại tinh thần thể xác ta là nợ đòi đấy, cứ vui vẻ mà trả .. Buồn giận làm chi .. mệt .. :giggles:

    :flower:
    Làm dzăn tiếp bà con ơi! Chán tôn giáo thì qua chính chị (hihi .. những đề tài nóng hổi bà con ơi) .. :mrgreen:
Hình đại diện
nắng thủy tinh
Bài viết: 3530
Ngày tham gia: Thứ sáu 15/05/15 06:14

Re: Nghiệp và Luân hồi

Bài viết bởi nắng thủy tinh »

Hoàng Vân đã viết: Không đơn giản là bắt đầu kiếp sống khác đâu Nắng. Sau cái chết là sự phán xét, chịu tội và sau đầu thai chưa chắc đã làm người .. (Nhân thân nan đắc) .. Mà làm người cũng có nhiều nơi khổ nạn mà Nắng sẽ rùng mình khi nghĩ đến ..
Hic hic, anh Hoàng Vân "hù" Nắng á :D. Nói chứ, Nắng cũng biết mà, kiếp sau làm sao biết được mình sẽ làm gì ....là chiếc lá, nhành cây, cánh chim bay, hay là một áng mây :giggles:
Hoàng Vân đã viết:
Túm lại, về nghiệp và luân hồi, tác giả nói:
  • muốn dứt sinh tử thoát luân hồi thì trả nợ và đừng mượn nợ. Khi nào trương mục của ta zero thì thoát.
Lý thuyết nghe đơn giản nhưng cực kỳ khó khăn vì giây phút nào ta còn thở là ta còn vay mượn. Ha ha, vì thế mà phải cố gắng mượn càng ít càng tốt, trả càng nhiều càng tốt .. cố gắng và cố gắng vì cái zero kia còn xa lắm ..
Vay chỗ nào. Thí dụ đơn giản là ta sống trên cái chết: Phải có cái gì đó chịu hy sinh cho sự sống của chúng ta. Rau cải hay con bò đều phải chịu chết cho ta sống. Ăn rau thì mượn ít, ăn bò Kobe thì là mượn nhiều .. :wink:
Trả chỗ nào. Đừng lo, chủ nợ sẽ tìm đến. Những gì làm tổn hại tinh thần thể xác ta là nợ đòi đấy, cứ vui vẻ mà trả .. Buồn giận làm chi .. mệt .. :giggles:
:bravo: :clphnds2: :flwrhrts: :flower:

Hoàng Vân đã viết: Làm dzăn tiếp bà con ơi! Chán tôn giáo thì qua chính chị (hihi .. những đề tài nóng hổi bà con ơi) .. :mrgreen:
Chời ơi, chính chị rùi lại chính em, choảng nhau qua lại càng thêm ....đau đầu :rotfl:
Trả lời

Quay về “Tổng hợp”