Cảnh giác trước sự xâm nhập ngôn từ sai trái của Cộng Sản Việt Nam

Trả lời
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Cảnh giác trước sự xâm nhập ngôn từ sai trái của Cộng Sản Việt Nam

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           


    Cảnh giác trước sự xâm nhập ngôn từ sai trái
    của Cộng Sản Việt Nam



    Ngôn từ là một phần quan trọng của văn hoá. Miền Nam chúng ta kế thừa một nền văn hoá cổ truyền, nhân bản và hữu lý. Ngôn từ dùng trong đại chúng hay văn học đều mang tính chất thanh cao và đúng lề luật. Sau khi Cộng Sản chiếm miền Nam, họ đem vào nhiều từ ngữ, cách dùng chữ, đặt câu quái dị, do các cán bộ lãnh đạo của họ từ cao đến thấp, hầu hết thất học và u mê. Chế độ Cộng Sản chỉ biết áp bức chứ không có khả năng xây dựng. Đặc biệt về văn hoá, họ như đoàn quân man rợ, đã triệt hạ cả một nền tảng văn hoá dân tộc; ngôn từ cũng không là ngoại lệ.

    Từ khi có việc giao thương, qua lại giữa VN và Hoa Kỳ, cùng sự phát triển truyền thông, những người từ VN mới qua sau này đã du nhập vào cộng đồng những ngôn từ quái dị của VC mà đã có nhiều người Việt tị nạn bắt đầu tiêm nhiễm. Hiện nay, đọc trên đa số báo chí hải ngoại, chúng tôi rất buồn khi thấy hiện tượng này tràn lan. Các bài báo trên các đài lớn như RFA, RFI, BBC, VOA không thiếu những từ ngữ VC. Do việc các đài này tuyển mộ các nhân viên từ VN qua.

    Ngôn ngữ VN biến thể một cách đáng báo động. Nếu không ngăn chặn thì rồi đây, chúng ta sẽ nghe hàng ngày những quái dị đó. Thế là một lần chạy từ Bắc vào Nam, một lần nữa từ VN ra hải ngoại, nay chúng ta đang bị chúng đuổi theo đến tận xứ sở tự do. Vì thế, nhiệm vụ của bất cứ người Việt nào cũng là bảo tồn văn hoá, ngôn ngữ truyền thống.

    Khái niệm về Ngôn Ngữ và Từ Ngữ

    Các nhà ngôn ngữ học phân biệt hai loại ngôn ngữ: Sinh ngữ và Tử ngữ.

    Tử ngữ là những ngôn ngữ đã từng có, từng được sử dụng; nhưng nay không còn thịnh hành nữa mà chỉ còn trong các trang sử, các trang sách cổ; coi như đã chết. Ví dụ: chữ Latin, chữ cổ Irish, chữ Nôm của Việt Nam…

    Sinh ngữ, nói nôm na là ngôn ngữ sống, đang được sử dụng. Sinh ngữ cũng có những quy luật chung. Quy luật này có thể do một viện hàn lâm soạn thảo, có thể do các thành viên ưu tú như giới văn học, báo chí, và cũng có thể do người sử dụng nó mặc nhiên chấp nhận sau một thời gian thử thách. Sinh ngữ cũng thay đổi theo hoàn cảnh sống của con người trong xã hội, thay đổi theo sự tiến triển của khoa học kỹ thuật… Văn phạm, là quy luật trong ngôn từ, cũng không cố định mà có thể thay đổi theo hoàn cảnh.

    Theo từ điển, ngôn hay ngữ, hay cả chữ ghép ngôn ngữ có nghĩa là nói năng. Bài này sẽ dùng chữ ngôn từ để bao gồm cả lời nói và chữ viết.

    Ngôn (nói) có trước, tự (chữ) theo sau

    Người Việt Nam có mặt trên địa bàn Hoa Nam và đồng bằng sông Hồng đã hàng ngàn năm. Có lẽ cũng như các dân tộc khác trên trái đất vào thời sơ khai, tổ tiên chúng ta chỉ có Ngôn mà chưa có Tự (chữ) hay Từ (lời). Ngôn ngữ thời đó chắc nghèo nàn và đơn giản vì cuộc sống đơn sơ. Nhiều dân tộc, vì nhu cầu giao tiếp, truyền thông, đã phát minh ra chữ viết. Trước hết, là các dấu hiệu, những nét chữ dựa trên hình ảnh mà người ta gọi là tượng hình, hay dựa trên âm thanh (tượng thanh). Rồi đi xa hơn, bằng cách hội ý dùng những chữ khác nhau ghép thành một chữ mới mang ý nghĩa phối hợp. (xin đừng nhầm lẫn chữ “hội ý” Việt Công dùng si với nghĩa là bàn bạc, thảo luận.)

    Chúng tôi xin đơn cử vài ví dụ về tượng hình, tượng thanh và hội ý trong từ ngữ của Trung Hoa, cũng là chữ viết có sớm thứ nhì của loài người (1200 BC) sau người Ai Cập (3100 BC):
    • .Tượng hình: Chữ Sơn 山(núi) Người Tàu dùng hình dạng ba trái núi liền nhau. Chữ Điền 田 giống như một thửa ruộng. Chữ Nhật 日, Nguyệt 月 dựa theo hình dạng mặt trời, mặt trăng
      .Tượng thanh: Chữ Nữ 女 (đàn bà) và dùng âm thanh của chữ 馬 (ngựa) ghép thành chữ Ma 媽 là mẹ, mụ.
      .Hội ý: Ghép các chữ tạo thành chữ khác và mang ý nghĩa của những chữ được ghép.
    Ví dụ:
    Thị 市 (chợ) ghép với chữ Môn 門 (cửa) thành chữ Náo 閙 (ồn ào). Ý rằng nơi chỗ chợ búa thì ồn ào. Thị tại môn tiền náo.

    Nguyệt 月 (trăng) ghép chữ Môn 門 (cửa) thành chữ Nhàn 閒 (thảnh thơi, nhàn hạ). Mang ý nghĩa mảnh trăng treo nơi cửa tượng trưng sự nhàn hạ. Nguyệt lai môn hạ nhàn.

    Minh 鳴 là tiếng chim kêu, ghép bằng hai Khẩu 口 (miệng) và chữ Điểu 鳥 (chim). Minh 明 là sáng thì ghép bằng hai chữ Nhật và Nguyệt. Minh 冥 là tối thì có chữ Mịch 冖 là cái nắp che đậy, nên tối tăm.

    Ngôn từ càng ngày càng phong phú

    Người Việt đã Việt hoá những từ ngữ các dân tộc khác trong quá trình giao tiếp. Trước hết, ông cha chúng ta dọc chữ của họ theo âm sắc Việt Nam. Hiện tượng này gọi là Việt hoá. Trong thời gian hàng ngàn năm bị đô hộ bởi Trung Hoa, người Việt thời đó chưa có nhiều từ ngữ, đã phải Việt hoá rất nhiều chữ Hán. Tức là dọc các chữ Hán theo âm Việt mà chúng ta gọi là chữ Hán Việt. Có thể nói chữ Hán Việt chiếm hết gần ¾ từ ngữ Việt của chúng ta.

    Khi đuờng hàng hải phát triển, người từ các lục địa khác đến buôn bán, thăm viếng và đã đem vào nước ta những điều mới lạ, từ tư tưởng cho đến những phẩm vật mà cha ông ta chưa hề biết đến. Sự tiếp xúc với văn hoá Tây phương đã đem góp vào kho tàng Việt Ngữ nhiều chữ mới.

    Ví dụ, Dùng chữ Bích Kê để thay chữ Briquet của Pháp. Sau đó ở miền Bắc đẻ ra chữ cái bật lửa, miền Trung thì gọi là cái máy lửa, miền Nam thì dùng chữ hộp quẹt máy (dù chữ hộp quẹt là nói về hộp diêm có động từ quẹt do động tác quẹt cây diêm vào bên hông cái hộp nhỏ để phát lửa). Chữ hộp quẹt thông dụng va đuợc phân biệt bằng Hộp quẹt cây, hộp quệt ga, hộp quẹt máy.

    Những chữ Bơ, Phô Mai, Xúc Xích, Ô tô, đường Rầy, nhà Ga, con Tem, trái Banh, là những chữ Tây đã Việt hoá từ chữ Buerre, Fromage, Saucisse, Auto, Rail, Gare, Timbre, Balle.

    Chúng ta chấp nhận các từ ngữ Hán Việt vì chúng gọn gàng và dễ nghe hơn chữ đã dịch sang tiếng Việt thuần túy. Ví dụ: Quốc Trưởng (國 長) là người đứng đầu một nước. Không thể có chữ Việt nào gọn hơn.

    Nhất là trong lãnh vực chính trị, quân sự, kinh tế khó kiếm ra những chữ Việt thuần túy. Người ta nói hay viết “ông Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng”, thay vì nói/viết “ông Cầm Đầu Bộ Giữ Gìn Đất Nước!” Người ta nói/viết: Quốc Vương và Hoàng Hậu thay vì Ông Vua Nước và Vợ Vua.

    Ai thay được những chữ Tổng Tư Lệnh, Tổng Tham Mưu Trưởng bằng chữ Việt thuần tuý mà vừa ngắn vừa đủ ý, chúng tôi xin cúi đầu bái phục.

    Nhưng cũng có rất nhiều từ ngữ Hán Việt có thể dùng từ ngữ Việt cũng gọn và rõ ràng. Ví dụ: Phi cơ, Tiềm thủy đỉnh, Toà Bạch Cung… Tại sao không dùng chữ Việt: Máy bay, tàu ngầm, toà Nhà trắng…? Chúng ta thường dị ứng với những chữ Tàu sân bay, Lính thủy đánh bộ, Nhà trắng…, vì các chữ đó nghe lạ tai, nôm na, và nhất là do đối phương chúng ta sử dụng. Lấy trường hợp trong các quân binh chủng của quân đội, gần như hầu hết là chữ Hán Việt: Quân Cụ, Quân Nhu, Bộ Binh, Biệt Động Quân, Không Quân, Hải Quân, Địa Phương Quân… lại lọt vào chữ Lính Nhảy Dù là chữ Việt thuần túy. Tại sao chấp nhận chữ Lính Nhảy Dù, mà phản đối chữ Lính Thủy Đánh Bộ? Có phải đó là do tâm lý, thành kiến và thói quen không?

    Người viết cũng thắc mắc, tại sao có thể dùng chữ Trưởng Ty, Trưởng Phòng, Trưởng Ban; mà không dùng chữ Trưởng Bộ, Trưởng Tiểu Đoàn… Chẳng qua là quen dùng thôi. Chẳng có quy luật nào ràng buộc cả..

    Ngôn từ mới do sự phát triển kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật.

    Cũng thế, văn minh nhân loại tiến bộ, phát minh ra nhiều cái mới mà chúng ta chưa có một Viện Hàn Lâm Ngôn Ngữ hay ít nhất một tập thể ưu tú có kiến thức và thẩm quyền nào ngồi lại để dịch ra chữ Việt. Mà có dịch ra được thì cũng rắc rối lắm vì khó mà nói đủ ý nghĩa trong một vài từ ngữ. Hàn Lâm Viện của Pháp hàng trăm năm nay vẫn ngồi cãi nhau chí choé về chữ nghĩa đấy.

    Cái máy Computer, ngày nay chúng ta chấp nhận chữ Máy Điện Toán. Nhưng còn Hardware, Software, Input, Output, Download, Upload, Save, Scan, Malware, Spyware, Keyword… Chúng tôi đã thấy vài nơi dùng chữ “Từ Khoá” để dịch chữ Keyword. Nghe chướng tai vô cùng.

    Vậy thì có hai giải pháp

    (1) Việt hoá nó như chúng ta từng Việt hoá chữ Cà phê, Xúc xích, nhà Ga…

    (2) Đặt cho những chữ đó những chữ Việt tương đối đủ nghĩa và dùng riết thì sẽ quen thuộc. Dĩ nhiên ban đầu sẽ có nhiều chống đối. Nhưng quy luật ngôn ngữ là thế, chúng ta phải có sự cảm thông, độ lượng để chấp nhận thôi. Nên nhớ rằng ngày xưa tiếng/chữ Việt thuần túy cũng từng bị các nhà hủ Nho kết án “nôm na là cha mách qué”. Sự chống đối của họ cũng kéo dài cả hàng trăm năm cho đến mãi khi gần hết triều Nguyễn với sự kết thúc các kỳ thi Hương, Hội…

    Tại sao không dùng chữ của VC?

    Không có chữ Việt Cộng mà chỉ việc VC dùng sai.

    Chúng tôi đã có viết một bài khẳng định rằng tất cả từ ngữ Việt đang được sử dụng hiện nay ở quốc nội hay hải ngoại đều là ngôn từ chung của dân tộc Việt. Việt Cộng chẳng đẻ ra chữ nào mới. Vấn đề là họ thay đổi, gán ghép, hoán chuyển và dùng sai cách nên trở thành lố bịch, sai nghĩa. Ngoài ra còn nhiều từ ngữ rất chính xác mà chúng ta né tránh, dị ứng vì lý do chính trị, để cho phía Việt Cộng độc quyền sử dụng. Ví dụ: Giải phóng (Liberation), đường Cao tốc (highspeed), Kỹ thuật số (digital), Nhu liệu (software)

    Trong phần tiếp theo đây, chúng tôi dùng chữ nghiêng có gạch dưới cho những câu của Việt Cộng sử dụng (sai), và chữ nghiêng không gạch cho những câu mà chúng ta sử dụng (đúng). Chúng tôi chỉ nêu tượng trưng một số chữ. Quý vị muốn biết thêm, xin xem bản liệt kê trong trang web www.michaelpdo.com (tuy chưa dầy đủ)

    Những thí dụ về việc sửa chữ:


    1.- Phiá Việt Cộng thường bỏ bớt chữ trong một từ ngữ kép

    Căng. “Tình hình căng lắm” thay vì “tình hình căng thẳng lắm”;

    Quyết. Cấp trên đã quyết” thay vì “cấp trên đã quyết định”;

    Quản. “Việc này để bên Bộ Nội vụ quản” thay vì “Việc này để bộ Nội Vụ quản lý”

    Bèo. “Món này bèo lắm” thay vì “Món này rẻ như bèo”

    Điều (điều động). “Mỹ điều tàu ra Thái Bình Dương” thay vì “Mỹ điều động tàu ra Thái Bình Dương”

    Bang thay vì Tiểu Bang

    2.- Nhiều khi họ ghép hai chữ thành chữ mới mà không thấy trong các từ điển Việt lẫn Hán

    Hoành Tráng (hoành là chiều ngang, tráng là to lớn) để nói về bất cứ cái gì to lớn, quy mô. Trong khi đó, có rất nhiều tĩnh từ khác nhau để nói về từng trường hợp khác nhau: Lâu đài nguy nga, núi non hùng vĩ, cảnh diễn binh hùng tráng, căn phòng tráng lệ, công trình quy mô, khu vườn mỹ lệ, cảnh sắc huy hoàng….

    Chỉnh Chu (nghiêm chỉnh và chu đáo). Thật khó chịu khi nghe nói “Ông bà tiếp đãi chỉnh chu” thay vì “Ông bà tiếp dãi chu đáo”

    Lễ Tân (Lễ: nghi lễ, phép tắc; Tân: khách). Nếu có đặt thành chữ mới, thì chỉ dùng trong trường hợp trang trọng như “Ban Lễ Tân của bộ Nội Vụ…” nhưng không thể “cô lễ tân trong khách sạn”, mà nên nói “cô tiếp tân của khách sạn”

    Tuần tra (tuần tiểu và kiếm soát): “Cho tàu tuần tra ven biển” thay vì “Cho tàu tuần tiểu ven biển”

    Cặp đôi (vừa cặp vừa đôi!) Việt Cộng nói “một cặp đôi nam nữ xứng hợp”, thay vì “”một đôi nam nữ xứng hợp”

    Chất lượng (vừa phẩm chất vừa số lượng). “Hàng này chất lượng cao” thay vì “hàng này phẩm chất tốt”

    Tinh tươm: thay cho chữ tinh xảo, tươm tất. Vụ việc: Đã Vụ thì không cần Việc, và hai chữ này dùng trong trường hợp khác nhau: Một vụ án, một việc làm tốt. Vụ giết người khác nghĩa việc giết người.

    Có khi họ ghép một chữ Hán vào với chữ Việt thuần tuý tuy cả hai chữ cùng một nghĩa như Bến cảng, In ấn…

    Những thí dụ về việc dùng sai:

    1.- Danh từ dùng như động từ hay tĩnh từ.

    Ấn tượng. Ấn tượng là danh từ (impression). Việt Cộng dùng thay tĩnh từ (impressive) khi nói “Ca sĩ X ăn mặc ấn tượng” mà lẽ ra “Cách ăn mặc của ca sĩ X gây ấn tượng tốt/xấu…). Hoặc như động từ (impress): “Tôi ấn tượng điều anh nói” thay vì “Lời anh nói cho tôi một ấn tượng tốt/xấu”

    Tâm tư. (sự suy nghĩ nặng về cảm tình). Một anh cao cấp Việt Cộng nói với nhân viên: “Tôi tâm tư hoàn cảnh của anh” Lẽ ra phải nói: “tôi ưu tư về hoàn cảnh của anh.”

    Khả năng. Việt Cộng dùng như động từ. “Trời khả năng mưa” thay vì “trời có thể mưa”

    Trình độ (danh từ), Việt Cộng dùng như tĩnh từ. “anh này trình độ nhỉ”, thay vì “Anh này có trình độ nhỉ”

    2.- Dùng sai nghĩa

    Vô tư (không suy nghĩ): “Cứ ăn uống vô tư!”, thay vì “Cứ ăn uống thoải mái”

    Chuyên trị (dùng để trị một bệnh gì). Việt Cộng nói: “Anh hoạ sĩ này chuyên trị tranh màu” thay vì “Anh hoạ sĩ chuyên vẽ tranh màu”

    Tiếp cận (kế cạnh, sát bên, next to), Việt Cộng dùng như đến gần (approach), tiếp xúc (contact). Họ nói: “Cô ta tiếp cận ông X” thay vì “Cô ta tiếp xúc ông X”. Một thí dụ đúng về chữ tiếp cận: “Nhà nàng tiếp cận nhà tôi”

    Thể hiện (biểu lộ, express). Trong một bài báo, họ viết “Cái bánh chưng khổng lồ do bà X thể hiện” thay vì “Cái bánh chưng khổng lồ do bà X làm/ thực hiện.”. Câu dùng chữ thể hiện đúng: “Cách ăn nói của anh thể hiện tư cách đứng đắn.”

    Liệt sĩ (Người có khí tiết mạnh mẻ). Việt Cộng dùng chữ liệt sĩ để nói về những người chết trận (Nghĩa trang Liệt Sĩ), thay vì chữ tử sĩ.

    Tài khoản (chỉ dùng trong tài chánh). Việt Cộng nói “Tài khoản Face Book, tài khoản Yahoo”. Chữ Account theo nghĩa này chưa thấy chữ Việt tương đuơng. Tại sao không Việt hoá nó?

    Thông tin (là một phạm trù, không thể dùng thay chữ tin tức). Thay ví nói”Anh cho tôi thông tin về việc này”, nên nói “Anh cho tôi tin tức về vụ này”

    Tư liệu (trong Hán tự có 28 chữ Tư, trong đó ghép với chữ Văn thành Tư Văn là văn thư qua lại của các quan). Việt Cộng viết “Tư liệu chiến tranh” thay vì “Tài liệu chiến tranh”

    Thống nhất (hợp lại, unify). Việt Cộng dùng chữ này có nghĩa là đồng ý (agree). Họ viết “Các bác sĩ thống nhất trong việc giải phẫu” thay vì “Các bác sĩ dồng ý việc giải phẫu”

    Thu hoạch (harvest, thường dùng trong nông nghiệp là gặt, hái, lượm). Việt Cộng dùng cho bất cứ việc gì. Họ nói “Học sinh làm bài thu hoạch” thay vì “bài thi tổng kết, cuối khoá…”

    Chúng ta nghe có những bài viết bên VN, và ngay ở hải ngoại, họ dùng những chữ rất kỳ lạ.

    Văn hoá: Việt Cộng ghép chữ văn hoá bừa bãi. Họ viết trong bài báo về du lịch “Tại Nhật không có văn hoá típ.”, “Văn hoá ẩm thực của người Phi.” Thay vì viết đơn giản “Nhật không có thói quen cho tiền ‘tip’”, hay “Vấn đề ăn uống của người Phi”

    Xử lý: “Chúng tôi xử lý chất thải”, “Cầu thủ xử lý đường bóng”; thay vì “Chúng tôi giải quyết các chất thải” và “Cầu thủ chuyền một đuờng banh”

    Ùn tắc (tắc nghẽn). “cuối ngày Chủ nhật, lưu thông ùn tắc”. Sao không nói “Cuối ngày Chủ nhật, việc lưu thông bị tắc nghẽn”

    Trần và Sàn (Ceiling/Maximum, Threshold/Minimum). Việt Cộng nói”Giá trần của căn nhà…” thay vì “Giá cao nhất của căn nhà.”

    Chùm: Chùm ảnh, Chùm thơ. Sao không nói dễ nghe “loạt ảnh, loạt thơ…”

    Tốp ca: “Ban tốp ca nữ” thay vì “Ban hợp ca nữ”

    Cá thể (muốn nói một đơn vị). Việt Cộng viết “Cảnh sát bắt dược hai cá thể vi phạm” Thay vì “Cảnh sát bắt được hai người vi phạm”.

    Tác nghiệp
    (ý muốn nói làm việc chuyên môn) Có nhiều bài viết “Các phóng viên đến tác nghiệp” “Cảnh sát đến nơi tác nghiệp” Thay vì dùng chữ “lấy tin” hay “làm việc/điều tra”

    Giao lưu. “Hai chị em giao lưu suốt buổi tối” thay vì “Hai chị em trò chuyện suốt buổi tối”

    Phản hồi. Việt Cộng viết trong bài báo “Không thấy phía Mỹ phản hồi” thay vì “Không thấy phía Mỹ phản ứng / trả lời”

    Khủng (ý nói khổng lồ). “Cái xe khủng này, giá khủng” thay vì “cái xe lớn, giá cao”

    Những chữ không thấy trong các từ điển Việt Nam lẫn Hán Việt

    Hoành tráng, Tình huống (ý Việt Cộng muốn nói thay chữ tình trạng), Bức xúc (chỉ có chữ Búc xúc), Động thái (ý muốn nói đền hành động), Giao lưu (ý muốn nói đến trao đổi), Hồ hởi, Hiệp đồng (tự điển có chữ Hợp Dồng có nghĩa giao kèo), Lễ Tân (ý muốn nói tiếp khách) … Còn nhiều lắm!

    Việt Cộng lại ưa đảo thứ tự các chữ kép, nghe chướng vô cùng: Bảo đảm, Đơn giản, họ đảo thành Đảm bảo, Giản đơn… Rồi lại có tình trạng đổi chữ “i” thành chữ “y” như bác sĩ, nghệ sĩ, liệt sĩ … thành bác sỹ, nghệ sỹ, liệt sỹ…hay ngược lại như vô lý thành vô lí, chia ly thành chia li

    Nói qua về cách dùng trạng từ

    Cách dùng trạng từ. Trong khi tĩnh từ bổ nghĩa cho danh từ, thì trạng từ bổ nghĩa cho động từ hay đôi khi cho tĩnh từ.

    Ví dụ. Anh ta nói tiếng anh một cách thành thục; Chị ta cư xử khôn khéo.

    Như thế vị trí của trạng từ là theo sát động từ, trước hay theo sau.

    Ví dụ: Cô Ba nhanh nhẩu trả lời. Cô Ba trả lời một cách nhanh nhẩu.

    Chỉ có khi cần nhấn mạnh, người ta mới đặt trạng từ ra trước, nhưng phải cách mệnh đề bằng một dấu phẩy.

    Ví dụ, Đột nhiên, anh ta ngã xuống.

    Chúng ta thấy bây giờ người bên Việt Nam viết báo, hầu hết cho trạng từ ra đầu câu.

    Ví dụ: Choáng công thức pha chế sữa đậu nành “bẩn” của Việt nam. Kinh hoàng đưá cháu chém bà ngoại vì không xin được tiền.

    Câu trước chữ choáng viết ngắn của choáng váng, nghe đã chướng tai, rồi lại đặt nó ở dầu câu, nghe càng khó chịu.

    Người Việt tuyệt đối không áp dụng cách kỳ cục này.

    Có nhiều tên người, tên các quốc gia; nên giữ nguyên chữ của nước họ, hay dọc theo âm Việt Nam, hay dịch sang tiếng Việt?

    Tên người, tên quốc gia là các danh từ riêng. Chắc chắn không ai dịch danh từ riêng ra tiếng nước mình mà có thể đọc theo âm sắc nước mình, nhất là giới bình dân. Nhưng khi đọc như thế, nghe vừa kỳ cục vừa bất lợi khi một người ta cần tra cứu, tìm hiểu thêm, sẽ không làm được vì không biết nguyên từ của các chữ đó để tìm trong tự điển hay trên google. Vì thế, theo ý tôi, tên các quốc gia, tên người (nói chung là danh từ riêng) nên để nguyên văn.

    Tên các quốc gia, người Việt đọc theo chữ Hán. Người Tàu họ đọc nguyên từ theo phát âm Trung Hoa, rồi viết ra theo chữ Hán. Người Việt lần nữa đọc chữ Hán đó theo âm Việt.

    Vì thế, nhiều danh từ khi đọc tiếng Việt càng xa với nguyên từ.

    Vài thí dụ:

    Roma: Người Tàu không phát âm được chữ ‘R’. Họ đọc thành ‘L’. Roma thành Lỏ Ma. Việt đọc thành La Mã.

    France: Tàu đọc là Phơ Lang Sa. Việt đọc theo chữ Hán thành Pháp Lang Sa, gọi tắt là Pháp.

    Espagne: Tàu đọc là Sì Pa Nhơ, Việt thành Tây Ban Nha

    America: Tàu đọc là A Mei Li Ca, Việt dọc thành Á Mỹ Lợi Á, gọi tắt là Mỹ.

    Washington: Tàu đọc Hwa-Shing-Tơn, Việt đọc lại thành Hoa Thịnh Đốn.

    Quý vị thấy, về mặt này, người Tàu họ Hán Hoá các danh từ riêng của Tây Phương. Đó là chuyện của họ, coi như tạm ổn vì nghe không khác mấy. Nhưng khi cha ông chúng ta lại them lần nữa, Việt hoá các chữ Tàu, thì càng xa lạ với nguyên từ. Vì thế, tôi thích để nguyên từ của Tây Phương.

    Nhưng đó là ý kiến của tôi. Còn vị nào muốn giữ các chữ Việt thì tùy họ.

    Việc Việt hoá những danh từ riêng Tây Phương cũng không nên. Vì khi đọc nghe chướng tai lắm. Và nếu một người cần tra cứu thêm, thì phải dùng nguyên từ, chứ dùng danh từ đã Việt Hoá sẽ không tìm thấy trong sách vở ngoại quốc hay trên internet.

    Ví dụ, khi cần nói với người Mỹ, nếu chúng ta đọc Ý Đại Lợi, Hoa Thịnh Đốn, Đặng Tiểu Bình, Lý Bằng; không ai biết cả. Nhưng nếu đọc Yi Ta Li, Hwa-Shing-Tơn, Teng Xiẻo Ping, Li Ping chắc có người biết ngay.

    Một điểm đáng nói, là tiếng Việt đọc theo đơn âm, tiếng các nước Tây phương theo đa âm. Hai cách phát âm cũng khác xa. Vì thế, với các danh từ riêng, thay vì đọc rời từng âm một (ví dụ: Ca-Li-For-Nia), nên tập đọc nhanh thành một chuỗi âm (California).

    Vài thí dụ Việt Cộng Việt hoá các danh từ riêng và viết rời thành từng chữ đơn âm:

    Christina: Khơ Ri Chi Na

    Gorbachev: Go Rơ Ba Chốp

    Tchenenko: Tờ-Réc-Nen-Cô, có khi là Chéc Nen Cô

    Johnson: Giôn Xơn

    Donald Trump: họ Việt hoá là Đỗ Nam Trân???

    Pennington: Phan Nhân Tôn???

    Dunnaway: Đặng Nhã Huê?

    Dù chúng tôi đã nhiều lần lên tiếng về tình trạng thoái hoá của tiếng Việt trong nước, và nhắc nhở những người quốc gia tại hải ngoại, nhất là các nhà văn, nhà báo phải cận thận khi chuyển tin, sao chép tin từ trong nước, hay là khi viết bài vở, phải dò kỹ, thật kỹ để không lọt những từ ngữ kỳ quái này vào. Hiện nay, các đài truyền hình, truyền thanh lớn như BBC, VOA, cả RFA cũng tuyển dụng những nhân viên sanh đẻ, lớn lên, hấp thụ văn hoá VNCS, nên trong các bài viết của họ, nhan nhản những chữ sai kiểu Việt Cộng. Vì đa số báo chí hải ngoại ít nhân viên, không nhiều thì giờ để chăm sóc, nên hiện tượng này cứ tiếp diễn dài dài. Nó vô tình đầu độc chúng ta, làm cho người đọc quen dần và không cảm thấy khó chịu. Tôi biết có nhiều nhà văn, nhà bình luận, thậm chí nhiều nhà hoạt động cộng đồng, đoàn thể, thỉnh thoảng vẫn dùng những chữ sai của Việt Cộng. Đó là do ý thức rất kém và lập trường chưa thật vững chắc.

    Ở trong nước thì chúng tôi khó trách. Vì gần hết dân số 90 triệu họ nghe, đọc và nói quen rồi. Lâu dần, nó trở thành tiêu chuẩn mà chúng ta đành bất lực. Vấn đề đúng sai, hay dở thật ra chỉ là tương đối. Cái đúng, cái hay của người này; có thể là cái sai, cái dở của người kia! Khi đa số mọi người chấp nhận điều mà quá khứ coi là sai, thì trong hiện tại hay tương lai nó sẽ là điều đúng. Chuyện của dân trong nước, mình đành chịu thua!

    Nhưng khi còn gần ba triệu người ở hải ngoại mà đại đa số hấp thụ văn hoá Việt Nam chính thống, chúng ta phải kiên quyết bảo lưu văn hoá của chúng ta. Chúng ta phải thắng trên mặt trận văn hoá.



















    Đỗ Văn Phúc



    Nguồn:http://michaelpdo.com


              
Trả lời

Quay về “tiếng Việt nước tôi”