Đòn bẩy tài chính - Lòng tham không đáy - Kẻ giấu mặt - 'Tiến lên chủ nghĩa cộng sản’ - Khủng hoảng và Ung thư

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20017
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Đòn bẩy tài chính - Lòng tham không đáy - Kẻ giấu mặt - 'Tiến lên chủ nghĩa cộng sản’ - Khủng hoảng và Ung thư

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




    Phần 1:

    Công cụ đòn bẩy tài chính
    đã kích hoạt các vụ “nổ” bong bóng kinh tế và khủng hoảng tài chính
              
    -
    Bong bóng giá “Lan đột biến”

    _____________________________________________________
    Tâm An _ 14/02/21






              

    Cuộc khủng hoảng tài chính sớm nhất và được ghi chép rõ ràng nhất bắt đầu từ “bong bóng” hoa tulip Hà Lan vào năm 1624

              


    Từ khi xuất hiện hệ thống tài chính tiền tệ hiện đại trong 4 thế kỷ gần đây, con người bắt đầu chứng kiến các thảm họa "kinh tế - tài chính" do chính mình gây ra mà không cần chờ tới tác động của thảm họa tự nhiên hay chiến tranh, ngôn ngữ kinh tế hiện đại gọi đó là "khủng hoảng kinh tế".

    Trước khi xuất hiện hệ thống tài chính hiện đại - hệ thống khuyến khích con người kinh doanh, sản xuất và tích lũy tài sản dựa vào vay mượn (đòn bẩy tài chính), các nền kinh tế chỉ gặp khủng hoảng khi gặp thiên tai, địch họa khiến hàng hóa khan hiếm, thực phẩm thiếu thốn, giá cả tăng vọt bởi cung - cầu bất cân đối.

    Đáng ngạc nhiên là sau khi xuất hiện các “đòn bẩy tài chính”, thì các cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế diễn ra với tần suất ngày một tăng, thời gian giữa các cuộc khủng hoảng liên tiếp ngày càng ngắn, quy mô ngày càng lớn, tổn thất do khủng hoảng gây ra ngày càng nhiều… và sau mỗi lần khủng hoảng, chính quyền lại gia tăng sở hữu và kiểm soát tài sản. Điều nguy hiểm là các cuộc khủng hoảng sau trở nên lớn hơn, trầm trọng hơn cuộc khủng hoảng trước, còn chính quyền lại sở hữu nhiều hơn. Trong khi người dân càng chờ đợi và dựa dẫm vào chính phủ, thì chính phủ lại tiếp tục “bất lực”...

    Đáng buồn là sự tha hóa này là hệ quả tất yếu của một hệ thống tài chính hiện đại đầy lỗ hổng và sai lầm... Phải chăng vòng xoáy trôn ốc của khủng hoảng sẽ đưa con người tiến tới một trạng thái mới, nơi lòng tham và đạo đức kinh doanh biến dị khiến chúng ta mất hết tài sản của mình cho một chính phủ có thể "quản lý" và phân phối nó? Trong khi sự thật là, không một chính phủ nào sở hữu nhiều tài sản lại quản lý hiệu quả và công bằng, và đó chắc hẳn không phải là một chính phủ lành mạnh...

    Trong loạt chuyên đề này, NTDVN cố gắng dựa trên bức tranh có chiều sâu về lịch sử và chiều rộng về dữ liệu để tìm ra nguyên nhân của khủng hoảng trong mối gắn kết chặt chẽ với sự tha hóa về lòng tham và đạo đức kinh doanh...

    Nói đơn giản, khủng hoảng kinh tế - tài chính là hậu quả của những hành vi sai trái của con người. Nhưng đáng nói là các hành vi này lại được khuyến khích bởi các dịch vụ tài chính khuyến khích lòng tham...

    Lịch sử ghi lại những vụ nổ “bong bóng” định kỳ. Tạp chí Forbes đã liệt kê các trường hợp của
    • nước Anh đã trải qua bong bóng Biển Nam vào những năm 1720
      và Đường sắt vào những năm 1940.
    • Người Nhật đã có một bong bóng bất động sản phát triển vào cuối những năm 1980.
    • Một trong những bong bóng hấp dẫn nhất là Cơn sốt hoa Tulip “khét tiếng” vào những năm 1630 tại Hà Lan. Người Hà Lan phát cuồng vì hoa tulip đến nỗi họ bắt đầu thế chấp nhà để mua chúng.
      Những gì xuất hiện như một khoản đầu tư quá tốt, quá khôn ngoan, lại có thể trở thành một khoản thế chấp mà bạn không đủ khả năng chi trả.






    Bong bóng hoa tulip - một bài học về ‘bóng ma’ của lòng tham

    Lịch sử đã chỉ ra rằng khủng hoảng tài chính là một chủ đề lặp đi lặp lại trong lịch sử loài người. Cuộc khủng hoảng tài chính sớm nhất và được ghi chép rõ ràng nhất bắt đầu từ “bong bóng” hoa tulip Hà Lan vào năm 1624.

    Vào đầu thế kỷ 17, Hà Lan là trung tâm thương mại tài chính thông qua các tuyến giao dịch Đông Ấn và thu được lợi nhuận từ việc vận chuyển hàng hóa. Giống như cách mà các tỷ phú và triệu phú dot-com ngày nay đã làm, những người giàu nhất Hà Lan đã xây dựng “giấc mơ giàu có” của họ dựa trên việc mua bán... hoa tulip.

              

    Giống như cách mà các tỷ phú và triệu phú dot-com ngày nay đã làm, những người giàu nhất Hà Lan đã xây dựng “giấc mơ giàu có” của họ dựa trên việc mua bán... hoa tulip.

              

    Giá một bông hoa tulip được cho là tương đương với thu nhập hàng năm của một thương nhân giàu có, giá hoa đã tăng đều đặn trong suốt năm 1630, và được thúc đẩy tăng cao hơn thông qua việc hình thành thị trường “giao dịch hàng hóa tương lai” chính thức giữa các nhà đầu cơ và những người mua tìm kiếm sự giàu có ngay lập tức.

    Lưu ý là cơ hội đầu cơ hoa tulip được khuếch đại với mọi nhà đầu tư do sản phẩm tài chính có tên "Giao dịch hàng hoá tương lai" xuất hiện và “nở rộ” khi vào năm 1602. Năm 1602, Sở giao dịch chứng khoán Amsterdam ra đời. Nhưng mọi thứ đã đi quá xa...

    Một học giả thời đó đã viết:
    • “Bạn bè không còn là bạn bè, và mọi người không còn đi tìm thứ gì ngoài chuyện chỉ quan tâm đến lợi nhuận”.

    Đến những năm 1630 đã xuất hiện một số nhà môi giới hoa tulip. Việc buôn bán loài hoa này có sức hút đặc biệt không thể cưỡng lại được. Một nhà thơ thời đó viết:
    • “Nếu nhìn vào lợi nhuận từ hoa tulip thì người ta sẽ tin ngay là trên đời chẳng có thuật giả kim nào là hấp dẫn hơn mặt hàng này”.

    Tại sao sản phẩm tài chính "giao dịch hàng hóa tương lai" lại góp phần tạo nên cuộc khủng hoảng đầu tiên? Những hợp đồng này đóng vai trò như một cam kết giữa hai bên để cho phép họ giao dịch bất kỳ tài sản nào đó tại một thời điểm trong tương lai (ngày hết hạn), với mức giá đã được thỏa thuận tại thời điểm hợp đồng được tạo ra. Và đương nhiên, bạn không cần bỏ ra 100% số tiền để giao dịch trong tương lai, bạn chỉ cần bỏ ra 1 tỷ lệ nhỏ trong hợp đồng mua - bán tương lai này để đảm bảo cho việc giao dịch sau này mà thôi. Trong khi đó bạn có thể sử dụng quyền sở hữu tài sản, quyền mua - bán của tương lai với hoa tulip để “đặt cọc” ở ngân hàng, vay tiền và tiếp tục mua các hợp đồng tương lai khác.

    Như vậy, chỉ với một số tiền nhỏ, ví như với 100 đồng bạn có thể sở hữu 1 cây hoa tulip, thì với công cụ tài chính dù còn sơ khai của hệ thống tài chính thời ấy, bạn cũng có thể sở hữu tới 8 đến 10 cây hoa tulip. Công cụ này tạo ra sự dễ dàng và thuận tiện cho việc đầu cơ, và kích thích lòng tham của đại chúng. Và khi “cầu” bị chính hệ thống tài chính thổi phồng lên, thì giá tăng mạnh, đầu cơ tăng, lòng tham tăng và sự khôn ngoan không đáng để bàn đến nữa.

              

    Bong bóng Tulip Hà Lan năm 1936

              

    Năm 1637, giá hoa tulip lên đến đỉnh điểm. Giá của một loại củ hoa tulip phổ biến đã tăng hơn gấp 10 lần từ mức 125 florin/pound ở thời điểm ngày 31/12/1636 lên đến lên 1.500 florin vào ngày 03/02/1637, theo Business Insider. Tuy nhiên, chỉ khoảng 1 tháng sau đó, giá củ hoa tulip mùa đó lao dốc, khiến người mua, người bán cũng như các nhà môi giới và bảo hiểm mất trắng.

    Theo Corporate Compliance insight, thị trường này đã sụp đổ, tạo ra cuộc khủng hoảng tài chính Bong bóng hoa tulip, với chủ đề chính liên quan đến việc đầu cơ. Vì tham vọng cá nhân, vì sợ bỏ lỡ cơ hội làm giàu, vì chạy theo xu thế “đám đông”, hay vì cả tin… “người chơi” đã chấp nhận rủi ro “mất tất cả” để theo đuổi một “bong bóng hoa tulip”, vốn dĩ tươi đẹp nhưng cũng vô cùng mong manh, dễ phai tàn như loài hoa tulip vậy.

    Cuộc khủng hoảng đã tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực cho xã hội Hà Lan. Quan trọng hơn là các bong bóng tài sản khác vẫn đang tiếp diễn và hầu như không ai rút ra được bài học gì.

    Giáo sư Anne Goldgar tại đại học King's College London cho rằng câu chuyện về bong bóng hoa tulip là một câu chuyện về những kẻ ngốc và tham lam. Nó là một loại “ảo tưởng đại chúng”, một cơn điên cuồng cho hoa tulip, hay đúng hơn đó là một “cơn khát” làm giàu phi đạo đức, không dựa trên sức lao động bỏ ra, mà mong chờ vào việc đầu cơ.




    “Bong bóng” kỳ lạ nhất Beanie Baby – những con thú bông giá 5 USD đã làm cả nước Mỹ “điên đảo”

    Những năm 1990 là một trong những thập kỷ phù phiếm nhất thế giới với “Cơn sốt thú bông” của nước Mỹ. Một dòng thú nhồi bông do nhà sản xuất Ty của Mỹ sản xuất, đã được “săn lùng” rộng rãi không chỉ như đồ chơi mà còn là một khoản đầu tư tài chính. Tờ Guardian cho biết gấu bông đã từng chiếm 10% tổng doanh số trên eBay, với giá bán trung bình là 30 USD, gấp 6 lần giá trị bán lẻ của chúng. Một số đồ chơi hiếm hơn đạt đến mức cả trăm ngàn đô-la Mỹ. Chỉ trong ba năm, nhà sáng lập Ty Warner đã trở thành một tỷ phú.

    Đầu năm 1996, chiến thuật "khan hiếm ảo" bắt đầu phát huy tác dụng, những mẫu thú nhồi bông đã được dừng bán từ lâu bỗng dưng trở thành "hàng hot". Một nhà sưu tập tên Gallagher còn chủ động liên hệ với nhà cung cấp tại Đức nhằm tìm kiếm các sản phẩm đã cháy hàng tại Mỹ. Gallagher đã chi 2.000 USD mua lại mẫu "Chilly the Polar Bear" và sau đó mẫu này nhanh chóng được rao bán với giá 300.000 USD khi về đến Mỹ.

    Cơn sốt này “điên cuồng” đến nỗi các cặp vợ chồng ly dị đã tranh giành tài sản là những con gấu bông. Trong bối cảnh cuồng loạn như vậy, một nền kinh tế ngầm bắt đầu phát triển mạnh mẽ với làn sóng tội phạm. Nó được gọi là huyền thoại đầu cơ kỳ lạ nhất mọi thời đại, với những nạn trộm cắp, lừa đảo, giẫm đạp, buôn lậu, cướp có vũ trang, làm giả các đồ chơi, các vụ ly hôn cay đắng, thậm chí là một vụ giết người. Công ty Ty Inc. sau cùng đã bị cáo buộc là cố gắng thao túng thị trường.

              

    Cơn sốt này “điên cuồng” đến nỗi các cặp vợ chồng ly dị đã tranh giành tài sản là những con gấu bông.

              

    Trong một vài năm sau, những con vật “sang trọng” từng có giá trị hàng ngàn USD trở thành vật vô giá trị, và các bộ sưu tập quý giá đã được chuyển thành các hộp quyên góp cho bệnh viện.

    Nhìn lại, rõ ràng cơn sốt gấu bông này là một bong bóng kinh tế, được thúc đẩy bởi sự đầu cơ điên cuồng và sự lạc quan vô căn cứ. Bong bóng kinh tế khá phổ biến, nhưng tại sao lại là “bong bóng” trên đồ chơi, tại sao nước Mỹ mất trí trước thú nhồi bông?

    Ty Warner, kẻ chủ mưu, có một tài năng đáng chú ý để thao túng cung và cầu. Theo Kindleberger, mỗi “bong bóng” có bốn giai đoạn cơ bản:
    1. sự phát triển mới gây chấn động thị trường;
    2. sự kích thích trực tiếp trên sự phát triển đó;
    3. một cơn sốt bùng nổ bất ngờ trong bán hàng và đầu cơ;
    4. và cuối cùng, sự hoảng loạn khi bong bóng vỡ.


    Nhưng hỗ trợ cho cả 4 giai đoạn tạo ra “bong bóng” trên đó chính là “hệ thống tài chính đòn bẩy” với hàng trăm sản phẩm tài chính đòn bẩy đa dạng, nơi con người chỉ sở hữu 1 đồng thì có thể vay thêm tới 7 - 10 đồng để kinh doanh hoặc đầu cơ.

    Lý thuyết Odlyzko đã mở rộng ý tưởng cho các bong bóng kinh tế. Khi nhiều người phát hiện ra món đồ chơi này, họ khao khát tìm hiểu bí mật này và tham gia vào thành công tài chính... sắp xảy ra. Chẳng mấy chốc, hàng triệu người Mỹ đã bị “kìm kẹp” bởi niềm tin rằng họ đã khám phá ra một con đường dễ dàng đến sự giàu có cá nhân, và đi đến con đường “đánh mất chính mình”, đương nhiên kèm theo một lượng lớn tài sản của họ.





    Liệu sai lầm có lập lại với bong bóng ‘lan đột biến’ trên thị trường Việt Nam hiện nay?

    Chơi lan từ lâu đã trở thành thú vui của không ít người Việt. Việc bỏ ra vài chục ngàn, vài trăm ngàn cho tới vài chục triệu đồng để sở hữu một giỏ lan là chuyện thường thấy. Tuy nhiên, gần đây trên thị trường xuất hiện một loại lan... đột biến gen có giá “trên trời”, và được ngợi ca vì sự độc đáo của "mặt hoa" và mức độ hiếm có của nó.

    Thị trường lan bỗng “dội lên” những tin chấn động về giá của những cây lan đột biến,
    • từ mấy trăm triệu đồng,
      rồi lên tới vài tỷ đồng…
      và mới đây lên đến hơn 80 tỷ đồng.
    Liệu cơn sốt lan đã lên đến đỉnh điểm, và đây là mức giá thực hay ảo?

    Nhiều thương vụ mua bán lan đột biến gần đây diễn ra công khai trên mạng xã hội. Theo các đại gia chơi lan đột biến cho biết, giá trị của 1 kie lan đột biến Bảo Duy hay Vô Thường lên đến hàng tỷ đồng là vì đây đều là những loài hoa rất quý, đẹp. Chúng có khả năng tạo ra giá trị cao về kinh tế trong tương lai nhờ nhân giống và bán lại. Ít ai có thể ngờ rằng 2 mầm lan ngắn
    • được một chủ nhân vườn lan mua với giá 1,5 tỷ đồng,
      sau 4 ngày giá đã “vọt lên” khoảng 2,2 tỷ.


    “Sau mấy tiếng mua, đã có người bảo chuyển nhượng sang tay giá 1,1 tỷ nhưng mình không bán mà để ươm. Dự kiến sau 15 ngày nữa, kie Bảo Duy này sẽ có giá 1,5 tỷ đồng”, anh Hoan Boom, một người chơi giống lan đột biến chia sẻ.

              

              

    Trên phương tiện truyền thông cho biết, một chủ vườn lan ở Bình Phước vừa mua 3 cây lan có giá 30 tỷ đồng. Trước đó, những thương vụ bạc tỷ như vậy diễn ra ở nhiều tỉnh thành trong cả nước. Một chủ nhà vườn cho biết, trước đây các nhà vườn chủ yếu bán lan “thường” giá từ vài chục ngàn đồng đến vài triệu, vài chục triệu đồng… Nay nhà nhà đổ xô vào mua bán lan đột biến vì lợi nhuận “khủng” của nó.

    Theo dantri, trong cơn sốt lan đột biến, cộng đồng chơi lan liên tục chứng kiến các thương vụ mua bán với giá "khủng" chưa từng có. Cứ vụ mua bán sau lại có giá trị lớn hơn gấp nhiều lần vụ trước khiến không ít người hoài nghi đây có phải là chiêu thổi giá của giới kinh doanh lan đột biến.

    Có bao giờ chúng ta tự hỏi, nguồn tiền chơi lan, đầu cơ lan, môi giới lan đột biến đến từ đâu? Ngoài nguồn tiền mặt tự có, bong bóng giá của “lan đột biến” không thể không bị thúc đẩy, thổi phồng bởi chính sách lãi suất thấp, cung tiền ngập thị trường và dòng vốn vay tiêu dùng, vay đầu tư… có thể chảy vào nơi có lợi nhuận cực cao nhưng rủi ro cực lớn như thương vụ “lan đột biến” này.

    Phần lớn những giao dịch mua bán này được trao đổi khá tự do mà không có ngành chức năng nào quản lý, giám sát về nguồn gen. Liệu bong bóng hoa tulip xưa kia có lặp lại một lần nữa với lan đột biến? Dường như chúng ta vẫn chưa học được bài học của quá khứ?

    (Còn nữa)





    Tâm An




    Mời đọc giả đón đọc tiếp Phần 2:
    • Ngân hàng và việc xóa bỏ bản vị vàng ‘phóng thích’ lòng tham không đáy - hai cánh cửa địa ngục của mọi nền kinh tế.
    *Ảnh đại diện có sử dụng nguồn từ:
    • - pingnews.com Flickr - CC BY-SA 2.0
      - Ansgar Koreng Flickr - CC BY-SA 2.0



    https://www.ntdvn.com/chuyen-de/cong-cu ... 54178.html
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20017
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Đòn bẩy tài chính - Lòng tham không đáy - Kẻ giấu mặt - 'Tiến lên chủ nghĩa cộng sản’ - Khủng hoảng và Ung thư

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




    Phần 2:

    Ngân hàng
    Xóa bỏ bản vị vàng
    phóng thích lòng tham không đáy

    -
    hai cánh cửa địa ngục
    của mọi nền kinh tế

    _____________________________________________________
    Tâm An _ 15/02/21






              

    Sau khi bản vị Vàng bị “đánh sập”,
    những cuộc khủng hoảng kinh tế liên tiếp xảy ra với những quả bom nợ “ẩn mình chờ nổ”.

              

    Thật khó để những con người hiện đại ngày nay có thể tĩnh tâm nhìn lại mặt trái của hệ thống ngân hàng và tiền tệ khi không còn tiêu chuẩn bản vị vàng, bởi việc quá phụ thuộc vào hệ thống này khiến chúng ta chấp nhận nó (ngân hàng và tiền tệ do chính phủ định giá) như một phần tất yếu cho các lợi ích và cách sinh tồn của chúng ta...

    Nhưng lịch sử và học thuyết kinh tế chân chính chứng minh rằng
    • sự xuất hiện của ngân hàng
      và việc xóa bỏ bản vị vàng
    đã phóng thích lòng tham không đáy, lòng tham khởi đầu của mọi tội lỗi, hỗn loạn và đổ vỡ...

    Trong khi Tiền tệ là thước đo cơ bản nhất trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, Vàng được xem là tiêu chuẩn mang tính chuẩn mực nhất. Nhưng nếu tiêu chuẩn của “thước đo” này thay đổi và thậm chí được quyết định bởi các chính phủ (thực chất là một nhóm chính trị gia cần phiếu bầu và luôn suy nghĩ ngắn hạn),
    • liệu họ có thể tính toán chính xác quy mô của “đời sống” kinh tế,
      doanh nghiệp có phán đoán được tính hợp lý trong đầu tư,
      và người dân dựa vào đâu để có được hệ tham chiếu an toàn?
    Nền kinh tế thế giới sẽ đi đâu về đâu khi tiêu chuẩn “Vàng” bị xóa bỏ?

    Thêm vào đó,
    • một nền kinh tế nợ nần,
      một lối tư duy nợ nần và ỷ lại
    đã hoàn toàn chiếm hữu địa cầu của chúng ta kể từ khi các ngân hàng xuất hiện và được công nhận, ca ngợi... thậm chí trước cả khi con người từ bỏ bản vị vàng trong đồng tiền của họ. Kết quả của hành vi này trong một thế kỷ qua là
    • các cuộc khủng hoảng,
      môi trường bị hủy hoại,
      chính phủ ngày một “phình to” về sở hữu và năng lực can thiệp thị trường, dần trở thành chính quyền cộng sản...

    • Chính quyền càng can thiệp,
      kinh tế càng trì trệ, thiếu hiệu quả,
      khủng hoảng thúc đẩy nhanh hơn,
      chính quyền nợ nần lớn hơn,
      bản thân chính quyền lại phụ thuộc hơn vào các tổ chức quốc tế hữu hình hay vô hình nào đó đến mức
      • “bán đứng” cả tự do quốc gia
        và hạ thấp giá trị nhân văn, dân chủ của dân tộc mình…

      cũng là bởi nợ nần.


    Trong cuốn sách nổi tiếng “Chiến tranh tiền tệ”, tác giả Song Hongbing đã mô tả mô hình tăng trưởng kinh tế của một quốc gia không nằm ngoài hai dạng thức sau:
    • “Một là do của cải chân chính có được từ sự tích lũy, nguồn vốn vàng bạc thật này được dùng vào đầu tư, từ đó lại tạo nên của cải thực tại nhiều hơn trước, kinh tế xã hội cũng nhờ đó mà tiến bộ… bồi dưỡng “phần cơ thịt”, sự cứng cáp khỏe mạnh của “gân cốt”, sự cân bằng trong phân bố dinh dưỡng của nền kinh tế. Tuy hiệu quả trước mắt là chậm, nhưng chất lượng tăng trưởng cao, ít gây ra tác dụng phụ.

      Một mô hình khác chính là dùng các khoản vay nợ để kích hoạt sự tăng trưởng của nền kinh tế khiến quốc gia, doanh nghiệp và cá nhân phải gánh chịu những khoản nợ khổng lồ. Sau khi được tiền tệ hoá qua hệ thống ngân hàng, những khoản nợ này lại tăng lên với những con số khổng lồ và gây cho người ta cảm giác rằng của cải đang được tăng lên như thể quả bong bóng được bơm căng vậy.

      Việc phát triển kinh tế theo mô hình dùng nợ để kích thích chẳng khác nào người ta dùng thuốc kích thích tăng trưởng tiêm vào cơ thể nhằm trở nên béo tốt một cách cấp tốc, mặc dù hiệu quả là rõ rệt chỉ sau một thời gian ngắn, tác dụng phụ tiềm ẩn của những thứ hoóc-môn tăng trưởng cấp kỳ ấy cuối cùng rồi cũng sẽ dẫn đến đủ loại biến chứng bột phát”.





    Sự ra đời của ngân hàng và cuộc chiến giành quyền kiểm soát tiền tệ

    Tổng thống Mỹ Lincoln từng nói:
    • “Tôi có hai kẻ thù chính: quân đội miền Nam trước mặt và cơ cấu tiền tệ sau lưng. Trong hai thế lực này, sự đe dọa của kẻ đứng sau lưng mới là nguy hiểm nhất”.

    Sau khi đắc cử tổng thống khoá thứ ba (1801–1809), tổng thống Jefferson đã nỗ lực không ngừng hòng phế bỏ Ngân hàng thứ nhất của Mỹ. Ngân hàng thứ hai của Mỹ được cấp phép kinh doanh từ những năm 1820 với 80% vốn do tư nhân chiếm giữ, 20% vốn còn lại thuộc về chính phủ. Ngày 8/1/1835, tổng thống Jackson đã trả xong khoản nợ cuối cùng của đất nước, phế bỏ ngân hàng thứ hai vào năm sau đó.

    Năm 1845, tổng thống Jackson qua đời. Trên bia mộ của ông chỉ lưu lại một câu duy nhất: “Ta đã giết được ngân hàng”. Tờ Boston Post thậm chí đã so sánh việc này với sự kiện Chúa đuổi người cho vay tiền ra khỏi thánh đường.

    Vì sao những vị tổng thống thuộc thế hệ đầu của nước Mỹ lại coi ngân hàng và cơ cấu tiền tệ của nó là kẻ thù “không đội trời chung” như vậy? Đơn giản bởi vì hệ thống ngân hàng và cơ cấu tiền tệ cùng các đòn bẩy tài chính của nó muốn xây dựng chuẩn mực mới cho tiền tệ,
    • đó là ”nền kinh tế nợ nần”.

    Chẳng phải nợ nần - dù ở quy mô cá nhân, quốc gia hay dân tộc - đều là nguồn gốc của việc đánh mất tự do và kích hoạt lòng tham của người đi vay và kẻ cho vay hay sao? Chẳng phải điều này đi ngược lại với lời dạy của Chúa? Có thể ở hiện trạng này, chúng ta khó có thể hình dung, hay chấp nhận một tư tưởng, một quan niệm “ấu trĩ” và quá “lỗi thời” như vậy. Nhưng thực tế, sự xuất hiện chính thức của Ngân hàng đã hợp thức hóa việc
    • thúc đẩy vay và cho vay,
    • thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng
      dựa trên vay nợ.

    Không chỉ vậy, ngân hàng còn hợp thức hóa việc 1 đồng “tiền thật” vào ngân hàng (giả sử của cải thực sự chỉ tạo ra 1 đồng) nhưng ngân hàng có thể cho hộ gia đình, doanh nghiệp vay tới 5 - 6 đồng (tiền ảo mà nền kinh tế không hề tạo ra). Điều này sẽ dẫn đến việc doanh nghiệp có tiền (dù là ảo) để sản xuất quy mô lớn, hàng hóa ào ạt tràn ra thị trường, hộ gia đình có tiền để mua sắm cả những thứ mình không hề cần dùng…

    Tiền ảo do “số nhân tiền” của ngân hàng tạo ra sẽ không bị phát hiện nếu
    • doanh nghiệp cứ sản xuất điên cuồng và hàng bán tốt,
      người tiêu dùng cứ tiêu dùng điên cuồng,
      môi trường cứ bị tàn phá điên cuồng
    cho tới khi một mắt xích nào đó của thị trường, ví như một sản phẩm hoặc tài sản nào đó không được ưa chuộng hoặc giá đã quá cao khiến doanh nghiệp đổ vỡ…

    Chỉ một ngành, một thị trường (hoặc một nhóm doanh nghiệp lớn) mất khả năng thanh toán với ngân hàng thì hệ thống domino tiền ảo của các ngân hàng lập tức sụp đổ... Khủng hoảng xảy ra khi ngân hàng không thể cho vay ra, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, người dân chìm ngập trong nợ nần và không còn tiền để chi tiêu, dẫn đến nạn thất nghiệp... Cái vòng xoáy tồi tệ do "đòn bẩy tài chính" xuất hiện ngày một dày đặc và thảm khốc...

    Điều đáng buồn là, sau mỗi khủng hoảng, những kẻ tham lam lại chờ đợi sự can thiệp, cứu trợ tài chính của chính phủ như một cái phao để giảm thiểu tổn thất. Chính phủ lấy gì để cứu và cứu họ bằng cách nào? Để “kiếm” phiếu bầu từ người dân và hướng tới sự ổn định ngắn hạn, các chính phủ đều chuyển nợ tư nhân thành nợ chính phủ, gia tăng can thiệp vào thị trường nợ...

    Sự thật là sau mỗi cuộc khủng hoảng, chính quyền sở hữu nhiều hơn, can thiệp nhiều hơn; các doanh nghiệp, cá nhân phụ thuộc vào chính quyền nhiều hơn, nợ chính phủ tăng cao hơn, chính phủ lại phụ thuộc vào một tổ chức quốc tế cao hơn của họ (do chính phủ nợ các tổ chức đó...) ...

    Cuối cùng, không chỉ cá nhân, doanh nghiệp “trao” quyền tự do về tài chính cho một chính phủ, giống như mô hình chính quyền cộng sản (tài sản của quốc gia do chính quyền sở hữu, sử dụng kinh doanh và phân bổ lại cho người dân, doanh nghiệp). Mặc dù bản thân chính quyền ngày một quyền lực, nợ nần (các tổ chức quốc tế lớn hơn) cũng theo đó mà ngày một lớn và dần dần đánh mất cả tự do dân tộc, quốc gia vào các tổ chức này. Đó là vòng xoáy hiện thực - đó không phải là thuyết âm mưu (!)

              

    Một người đàn ông đợi ở trạm xe buýt hiển thị nợ quốc gia của Hoa Kỳ vào ngày 19 tháng 6 năm 2020 tại Washington, DC.

              

    Trên thực tế, cú sốc mà virus Corona Vũ Hán đã gây ra đối với các nền kinh tế trên toàn thế giới có thể được xem như là “cú sốc kép”, bởi nó trùng khớp với “vòng xoáy nợ toàn cầu” đạt đỉnh rủi ro. Theo Viện Tài chính Quốc tế, tỷ lệ nợ toàn cầu / tổng sản phẩm quốc nội đạt mức cao nhất mọi thời đại là 322% trong quý 3 năm 2019, với tổng số nợ lên tới gần 253 nghìn tỷ USD. Nghĩa là, dù dịch bệnh có xuất hiện hay không, bất kỳ yếu tố nào trong hệ thống tài chính đều có khả năng gây ra một cuộc khủng hoảng nợ mới.

    Những người mới tìm hiểu về nền kinh tế có thể sẽ đặt ra câu hỏi:
    • Liệu có cách nào giúp nền kinh tế chỉ có tăng trưởng và không khi nào suy thoái?
    Câu trả lời có lẽ là chỉ khi nào loài người quay trở về thời kỳ mà không cần... vay nợ. Các nhà kinh tế học đều cho rằng bản chất nền kinh tế luôn có tính chu kỳ, bản thân các cuộc khủng hoảng kinh tế cũng có tính chu kỳ. Nguyên nhân sâu xa nhất là bởi mọi thành phần trong nền kinh tế đều “VAY NỢ” và tăng trưởng dựa trên vay nợ.





    Đại suy thoái 1930 - Cuộc suy thoái đầu tiên do ngân hàng thương mại tạo ra

    Bắt đầu từ khi hệ thống ngân hàng chính thức ra đời, các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế đã mở rộng hoạt động tín dụng, khiến nền kinh tế phát triển với tốc độ như bơm bong bóng. Nhưng sau một giai đoạn thời gian, “phanh tín dụng” bị đạp gấp, khiến cho hầu hết các doanh nghiệp và người dân lâm vào cảnh phá sản, còn các ngân hàng lại được một phen bội thu.

    “Trong nhiều tháng, rất nhiều người đã tiết kiệm tiền, vay tiền và vay mượn để sở hữu những cổ phiếu trong ngành công nghiệp Mỹ”, tạp chí Time đã viết về giai đoạn những năm 1929, nhưng khi thị trường chứng khoán sụt giảm liên tục, “họ cố gắng bán tháo chúng thậm chí còn điên cuồng hơn khi họ cố gắng để có được chúng”.

    Từ năm 1929 đến năm 1933, FED đã siết chặt 1/3 lượng lưu thông tiền tệ. Ngày 20/4/1929, giới tài phiệt ngân hàng ra phán quyết “khai tử” đối với thị trường cổ phiếu. Ngày 9/8/1929, FED tăng lãi suất cho vay lên mức 6%. Các nhà đầu tư chứng khoán chỉ còn cách “bỏ của chạy lấy người”.

    Nhà sử học tài chính Richard Sylla, Giáo sư danh dự về Kinh tế thuộc Đại học New York và Chủ tịch hội đồng quản trị của Bảo tàng Tài chính Mỹ tại thành phố New York cho rằng:
    • “Các ngân hàng gia hạn quá nhiều khoản nợ xấu; các ngân hàng đã đầu cơ quá nhiều”.

    Đó là thời đại của sự “bùng nổ tín dụng”. Trong những năm 1920, đã có sự tăng trưởng nhanh chóng về tín dụng ngân hàng và các khoản vay ở Mỹ, mọi người cảm thấy thị trường chứng khoán là một sự đánh cược tốt. Nhiều người tiêu dùng đã vay để mua cổ phiếu, các công ty đã cho vay nhiều hơn để mở rộng, mọi người trở nên nợ nần nhiều hơn.

    Điều gì đã thúc đẩy nạn “bùng nổ tín dụng” này? Chúng ta có thể kể đến công cụ đòn bẩy tài chính “tiền bảo chứng” và chính sách tiền tệ giá rẻ của giới ngân hàng. Tờ economics help tiết lộ rằng, điều này có nghĩa là bạn chỉ phải trả 10% hoặc 20%, và được vay đến 80-90% giá trị cổ phiếu. Việc này cho phép nhiều tiền hơn được đưa vào cổ phiếu, làm tăng giá trị của chúng. Người ta nói rằng có rất nhiều nhà đầu tư triệu phú, họ đã kiếm được lợi nhuận khổng lồ theo cách mua bằng “tiền bảo chứng” (buy on margin). Đương nhiên, những triệu phú này đã bị “xóa sổ” khi thị trường chứng khoán sụp đổ, kéo theo hiệu ứng domino là sự sụp đổ của nền kinh tế.

    Ngoài ra, không thể bỏ qua một nguyên nhân căn bản khác, cũng là tiền đề cho cuộc Đại khủng hoảng ngay sau đó, đó là sự tham lam vô độ và kỳ vọng sai lầm của các nhà đầu tư. Trong những năm trước năm 1929, thị trường chứng khoán mang đến tiềm năng kiếm lợi nhuận khổng lồ. Đó là “cơn sốt vàng mới”. Mọi người đã mua cổ phiếu với kỳ vọng kiếm được nhiều tiền hơn. Khi giá cổ phiếu tăng, mọi người bắt đầu vay tiền để đầu tư vào thị trường chứng khoán. Thị trường này đã bị cuốn vào một bong bóng đầu cơ.

    Hàng tỷ đô la Mỹ đã được rút từ các ngân hàng Phố Wall cho các nhà môi giới vay tiền. Tuy nhiên, giá cổ phiếu không dựa trên các yếu tố kinh tế cơ bản mà là sự “điên cuồng”, liều lĩnh của các nhà đầu tư.
    • Thu nhập trung bình trên mỗi cổ phiếu tăng 400% trong khoảng thời gian từ năm 1923 đến năm 1929.
    • Đến năm 1930, giá trị của cổ phiếu đã giảm 90%.

    Trên thực tế, giới tài phiệt ngân hàng đã hiểu rõ rằng,
    • việc tạo ra lạm phát tiền tệ nhằm tước đoạt tài sản
      sẽ mang lại hiệu quả cao hơn rất nhiều so với cách cho vay lấy lãi.

    Nhà kinh tế học Song Hongbing cho rằng:
    • “Cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng năm 1929 đã được các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế “khéo léo dẫn dắt” nhằm “phế bỏ bản vị vàng” – một việc rất khó thực hiện được trong tình hình bình thường”.

    Alan Greenspan đã phát biểu trong bài “Vàng và tự do kinh tế”:
    • “Trong tình huống không có bản vị vàng, sẽ không có bất cứ biện pháp nào để bảo hộ sự tích luỹ của dân chúng khỏi sự thống soái của nạn lạm phát, và điều này cũng có nghĩa là nguồn tài sản của dân chúng sẽ không có được nơi cất giữ an toàn”.

    Jesse Livermore, người được coi là một trong những nhà giao dịch vĩ đại nhất mọi thời đại khi kiếm được 100 triệu USD (tương đương hơn 1.327 tỷ USD ngày nay) trong những năm Đại suy thoái, đã đưa ra lời dự đoán:
    • "Không thể có gì mới ở Phố Wall. Điều đó là vì nạn đầu cơ cũng cao niên như những ngọn đồi. Bất cứ điều gì xảy ra trong thị trường chứng khoán ngày hôm nay đã xảy ra trước đây và sẽ xảy ra một lần nữa”.


    Và điều gì sẽ tiếp tục xảy ra,
    • sau những bong bóng dot-com,
      khủng hoảng 2008-2009,
      gần đây nhất là khủng hoảng viêm phổi Vũ Hán…
    với những quả bom nợ “ẩn mình chờ nổ”, khi những sự kiện này trùng khớp với “vòng xoáy nợ toàn cầu” đạt đỉnh rủi ro!?




    ‘Nội lực’ của bản vị Vàng bị con người từ chối để phóng thích lòng tham

    Theo thống kê của tác giả Ferdinand Lips trong “Cuộc chiến tranh vàng: Trận chiến chống lại tiền tệ từ cách nhìn của người Thuỵ Sĩ”, cho rằng tiêu chuẩn vàng của thế kỷ XIX
    • “đại diện cho thành tựu tiền tệ cao nhất của thế giới văn minh và dường như là một phép lạ thời bây giờ”.


    Tiền tệ của các quốc gia ở châu Âu cũng duy trì được tính ổn định cao độ như vậy, cụ thể là:
    • Đồng francs của Pháp ổn định 100 năm, từ năm 1814 đến năm 1914.
      Đồng florin của Hà Lan ổn định được 98 năm, từ năm 1816 đến năm 1914.
      Đồng francs của Thụy Sĩ ổn định được 86 năm, từ năm 1850 đến năm 1936.
      Đồng francs của Bỉ ổn định được 82 năm, từ năm 1832 đến năm 1914.
      Đồng krona của Thụy Điển ổn định được 58 năm, từ năm 1873 đến năm 1931.
      Đồng mác của Đức ổn định được 39 năm, từ năm 1875 đến năm 1914.
      Đồng lira của Ý ổn định được 31 năm, từ năm 1883 đến năm 1914.

    Gần đây, giá vàng đã tăng từ năm 2018 và đạt đến cột mốc quan trọng khi chạm mốc 1.800 USD/ounce, nguyên nhân chủ yếu là do chính sách tiền tệ lỏng lẻo của FED, cùng với cuộc khủng hoảng dịch viêm phổi Vũ Hán và cuộc thương chiến quyết liệt Mỹ-Trung.

              

    Mối quan hệ rất “hợp lý” giữa cổ phiếu và giá vàng

              

    Tờ Forbes cho rằng có một mối quan hệ rất “hợp lý” giữa cổ phiếu và giá vàng, như trong biểu đồ trên đây. Về mặt lịch sử, vàng là một tài sản giảm rủi ro và các nhà đầu tư chỉ bỏ tiền vào tài sản này khi họ không tin vào sự phục hồi của thị trường chứng khoán.

              

    Biến động của giá vàng giai đoạn từ năm 1975 đến năm 2020

              

    Tờ The Conversation cho biết, từ năm 1975 đến năm 2005, giá vàng dao động nhưng luôn trở về mức trung bình khoảng 400 USD/ounce, chỉ có giai đoạn năm 1979-1980, giá vàng tăng đột biến lên đến khoảng 820 USD/ounce. Điều này có thể được giải thích là do hậu quả của cuộc cách mạng Iran làm tăng giá dầu thô dẫn đến tình trạng lạm phát.

    Từ năm 2005 đến năm 2011, giá vàng tăng rõ rệt, riêng giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009, giá vàng sụt giảm mạnh. Sau đó, giá vàng lại quay trở lại và đạt mức cao nhất vào tháng 8/2011; đến giữa tháng 9/2018, vàng đã giảm một lần nữa, từ mức 1.870 USD/ounce xuống mức thấp nhất là 1.050 USD/ounce vào tháng 12/2015. Điều này không khiến các nhà đầu tư ngạc nhiên vì giai đoạn trước đó nền kinh tế đang trong tình trạng bong bóng nợ.





    Khi tiền tệ không còn dựa trên vàng mà được quyết định bởi các chính trị gia

    Tác giả Maurier cho rằng:
    • “Cũng giống như tự do, vàng chưa bao giờ chịu khuất phục đến mức phải hạ thấp giá trị của nó”.
    Ngày nay, các nhà tài chính luôn nêu cao vấn đề ‘tiêu chuẩn hóa’, nhưng thế giới vốn đã không còn bất cứ chuẩn mực nào trong việc đo lường tiền tệ, điều này chẳng phải là mâu thuẫn và đáng cười?

    Thật ra, tất cả các nền kinh tế nguyên thủy nhất đều dựa trên tiêu chuẩn đo lường là vàng. Vàng được công nhận bởi các quốc gia và dân tộc khác nhau trên thế giới. Theo “Tiêu chuẩn Vàng” của kinh tế học, nguồn cung tiền của một quốc gia được liên kết với vàng. Cán cân thanh toán quốc tế sẽ được giải quyết bằng vàng.

    Bởi vì trữ lượng vàng hữu hạn, trong khi đặc tính của vàng không bị ảnh hưởng về mặt hoá học bởi nhiệt, độ ẩm, oxy và hầu hết chất ăn mòn; vì vậy nó thích hợp để tạo tiền kim loại và trang sức. Tiền xu trong một thời gian dài vẫn được phát hành dựa trên bản vị vàng (số vàng quốc gia sở hữu).





    Vậy tại sao tiền tệ của một quốc gia nên “neo” vào tiêu chuẩn vàng? Lợi ích của việc đó là gì?

    Vàng - với các đặc tính đặc biệt của mình
    • - không thể làm giả,
      không dễ bổ sung thêm trữ lượng,
      không dễ biến đổi -
    sẽ được "định giá" tự nhiên theo sức sản xuất, tích lũy, tái đầu tư và sáng tạo của nền kinh tế. Giá trị cho mỗi đơn vị hàng hóa mà con người tiêu dùng, tích lũy, tái đầu tư tương ứng với một đơn vị vàng nhất định, tại các thời điểm nhất định.

    Chẳng phải tiền tệ là để đo lường giá trị của của cải, hàng hóa, dịch vụ làm ra hay sao? Chỉ khi giá trị của cải được đo lường theo vàng, sự đo lường sẽ là công bằng, minh bạch và không dễ bị lòng tham của những người có quyền lực thổi phồng.

    Khi Thế chiến thứ I nổ ra, Hoa Kỳ và các nước châu Âu đã đình chỉ tiêu chuẩn vàng để có thể in đủ tiền để chi trả cho chi phí chiến tranh. Đây là thời khắc, tiền bạc, của cải làm ra không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong chiến tranh khiến các chính trị gia nghĩ ra giải pháp phá bỏ tiêu chuẩn vàng của tiền, bỏ bản vị vàng, giá trị của cải hàng hóa không còn do một bên thứ ba đáng tin cậy là vàng bảo chứng, mà do chính họ - các chính trị gia - những người không có trí tuệ, trái tim của vàng, không đáng tin như vậy, bảo chứng. Tiền in vô tội vạ cho mục tiêu chiến tranh và chính trị giải quyết được vấn đề ngắn hạn nhưng đã tạo ra siêu lạm phát trong trung và dài hạn ngay sau đó. Các quốc gia đã quay trở lại tiêu chuẩn vàng sửa đổi, bao gồm cả Hoa Kỳ vào năm 1919.

    Theo tờ The Balance, khi thị trường chứng khoán sụp đổ vào năm 1929, mọi người đổi đô la Mỹ của họ lấy vàng, họ tích trữ vàng vì không tin tưởng vào bất kỳ tổ chức tài chính nào. Sau đó, FED tiếp tục tăng lãi suất, cố gắng làm cho đô la Mỹ trở nên có giá trị hơn và ngăn cản mọi người tiếp tục làm cạn kiệt nguồn dự trữ vàng của Hoa Kỳ.

    Đến thời tổng thống Nixon, các chính sách kinh tế của chính quyền này đã tạo ra mức lạm phát cao lên đến hai chữ số, chính quyền Nixon đã tách giá trị của đồng đô la Mỹ khỏi vàng vào năm 1976.

    Sau khi tiêu chuẩn vàng bị loại bỏ, các quốc gia bắt đầu in thêm tiền tệ của riêng họ. Lạm phát tiếp tục gia tăng. Dù vậy, các chính phủ “hài lòng” với việc từ bỏ tiêu chuẩn vàng vì điều này tạo ra tăng trưởng kinh tế nhiều hơn trên lý thuyết. Họ cần con số tăng trưởng để kiếm phiếu bầu, dù sự tăng trưởng dựa trên vay nợ, nguồn vốn vay ảo do 'số nhân tiền' của hệ thống ngân hàng tạo ra và giá trị tiền bị định giá cao hơn so với giá trị hàng hóa của cải thực sự làm ra sẽ tất yếu dẫn đến khủng hoảng kinh tế - tài chính, dẫn tới gia tăng sở hữu chính phủ, gia tăng can thiệp chính phủ, gia tăng mất tự do quốc gia dân tộc vào các tổ chức quốc tế...

    Nhưng ai quan tâm chứ? Cả thế giới đều như thế:
    • chính trị gia cần phiếu bầu,
      doanh nghiệp muốn kiếm tiền ngay,
      người dân muốn tiêu dùng theo mốt dù vay để tiêu dùng...
    Ai cũng muốn hưởng thụ và thành công dù chỉ là trong ngắn hạn...

    Thực tế, nền kinh tế các nước trở nên ngày càng “bội chi”, tiền tệ về tổng thể đang ngày càng giảm giá trị, tăng trưởng về của cải vật chất bắt đầu “mê hoặc” con người. Đây cũng là lúc hệ thống tài chính trở nên phức tạp, đa dạng, biến hóa khôn lường, các loại lý thuyết kinh tế xuất hiện nghe có vẻ hào nhoáng, nhưng đằng sau tất cả là các cuộc khủng hoảng kinh tế xuất hiện ngày càng nhiều hơn.

    Dù vậy, theo trang gold.org, vàng chưa bao giờ mất đi sức hấp dẫn của nó và luôn được xem như một tài sản có giá trị thực. Bất cứ khi nào suy thoái hoặc lạm phát xuất hiện, các nhà đầu tư “trở lại” với vàng như một nơi trú ẩn an toàn nhất.

    (Còn nữa)





    Tâm An

    Mời đọc giả đón đọc tiếp Phần 3:
    • "Ai tạo ra, kiểm soát và thu lời từ các công cụ tài chính đòn bẩy? Kẻ giấu mặt đứng sau các cuộc khủng hoảng"

    https://www.ntdvn.com/kinh-te/ngan-hang ... 56097.html
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20017
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Đòn bẩy tài chính - Lòng tham không đáy - Kẻ giấu mặt - 'Tiến lên chủ nghĩa cộng sản’ - Khủng hoảng và Ung thư

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




    Phần 3:

    Kẻ giấu mặt:
    Thế lực nào đã tài trợ cho Hitler
    và tạo ra - kiểm soát -
    thu lợi
    từ các cuộc khủng hoảng kinh tế?

    _____________________________________________________
    Tâm An _ 16/02/21






              

    Sau thế chiến thứ nhất và trước thế chiến hai, nước Đức sẽ không nhanh chóng trở lại mạnh mẽ như vậy,
    nếu không có sự hậu thuẫn cực lớn từ phía sau của các nhà tài phiệt ngân hàng phố Wall.

              

    • “Dưới sự đe dọa của khủng hoảng và suy thoái,
      • người dân dễ trở nên thỏa hiệp nhất,
        sự đoàn kết dễ bị phá vỡ nhất,
        dư luận dễ bị dẫn dắt nhất,
        sức tập trung xã hội dễ bị phân tán nhất,
        và đương nhiên,
        mưu kế của các nhà tài phiệt ngân hàng cũng dễ được thực hiện nhất”.
    Vì vậy, khủng hoảng và suy thoái được các nhà tài phiệt ngân hàng xem như một thứ vũ khí được sử dụng một cách hiệu quả nhất nhằm đối phó với chính phủ và người dân…

    Ngân hàng Anh (Bank of England) ra đời vào năm 1694, kéo theo một loạt các khái niệm về tiền tệ và công cụ tài chính đòn bẩy phức tạp hơn rất nhiều so với quá khứ đã được các ông chủ ngân hàng sáng tạo ra.

    Ý tưởng chủ đạo của các nhà tài phiệt ngân hàng chính là
    • biến khoản nợ tư nhân thành món nợ vĩnh cửu của quốc gia,
    • lấy thuế của toàn dân làm thế chấp,
    • và tiền tệ quốc gia được ngân hàng phát hành dựa trên cơ sở các khoản nợ.

    Vị hoàng đế nổi tiếng của Pháp Napoleon cũng đã nhìn thấu bản chất của các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế, và từng nhận xét một cách sắc bén rằng:
    • “Tiền không có tổ quốc.
      Các nhà tài chính không biết thế nào là lòng ái quốc và sự cao thượng. Mục đích duy nhất của họ chính là thu lợi”.

    Chính vì nguyên nhân này, các tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ kiên quyết chống lại việc thành lập Ngân hàng. Ngày 8/1/1835, tổng thống Jackson đã trả xong khoản nợ cuối cùng của nước Mỹ. Ông cũng là vị tổng thống may mắn thoát chết khỏi việc bị ám sát “hụt”, khi kẻ ám sát bắn vào ông cả 2 viên đạn… lép (mặc dù tỷ lệ này chỉ vào khoảng 1/125.000 mà thôi). Đây được xem là kỳ tích trong các vụ ám sát tổng thống Mỹ khi có liên quan đến hệ thống tiền tệ.

    Năm 1881, tổng thống thứ 20 của Mỹ là James Garfield bước lên đài chính trị và đã nắm bắt được điểm cốt yếu của vấn đề. Ông nói rằng:
    • “Ở bất cứ quốc gia nào, ai khống chế được việc cung ứng tiền tệ thì người đó trở thành người chủ tuyệt đối của các ngành công, thương nghiệp hiện có.
      Nếu hiểu rõ được rằng, hệ thống tiền tệ được kiểm soát và khống chế một cách dễ dàng bởi một nhóm người, bạn sẽ hiểu rõ nguồn gốc của nạn lạm phát và chính sách siết chặt tiền tệ”.

    Chỉ 200 ngày sau khi nhậm chức, ông Garfield bị ám sát, tạo nên một sự kiện gây rúng động dư luận Mỹ thời bấy giờ và là sự dằn mặt “sâu sắc” cho các tổng thống kế nhiệm trong việc “cư xử phải phép” với giới tài phiệt.

    Từ đó có thể thấy, không phải dễ dàng để đưa các chính phủ “vào tròng” và chịu cảnh đất nước vay nợ, đặc biệt khi các chính trị gia là những người yêu nước chân chính.
    • Làm thế nào để “nắm được” tài sản của toàn dân với khoản thu thuế “béo bở” hàng năm,
    • cũng như khống chế được hệ thống tiền tệ của một quốc gia,
    là vấn đề rất trọng yếu đối với các nhà tài phiệt ngân hàng.

    Thế là, họ đã đi từ việc giữ hộ tiền thu phí, cho vay kiếm lời… đến một ý tưởng táo bạo, hiệu quả hơn, đó là
    tạo ra khủng hoảng.
    Họ làm thế giới quên lãng rằng chúng ta có một quy luật gọi là “Bàn tay vô hình”.




    Quy luật ‘Bàn tay vô hình’ với nguyên tắc ‘thuận theo tự nhiên’ đã bị vô hiệu bởi hệ thống tài chính ‘khuyến khích nợ’

    Vào năm 1776, nhà kinh tế học Adam Smith đã đưa ra một hệ tư tưởng kinh tế gọi là “Bàn tay vô hình”, với quan điểm cho rằng nền kinh tế nên “thuận theo tự nhiên” - tức là tôn trọng sự vận hành của quy luật cung - cầu. Theo Adam Smith,
    • khi nền kinh tế vận hành đầy đủ theo quy luật cung - cầu,
      tức là không có sự can thiệp chính quyền trong sở hữu, kinh doanh,
      mà chính quyền chỉ đảm bảo duy trì nền pháp trị công bằng và minh bạch,
    • khi đó
      • giá trị gia tăng,
        phúc lợi xã hội và cân bằng thị trường đạt mức tối ưu.
    Điều này mang lại phúc lợi tốt nhất cho toàn xã hội.

    Về một phương diện nào đó, các cá thể trong nền kinh tế có quan hệ cộng sinh. Trong tác phẩm “Nguồn gốc sự giàu có của các quốc gia”, Adam Smith phát biểu quan điểm rằng
    • nền kinh tế bình thường sẽ phát triển trên cơ sở quy luật tự nhiên,
    • còn xã hội không bình thường là sản phẩm của độc đoán, ngẫu nhiên và dốt nát của con người.
    Thị trường sẽ tạo ra sự hài hòa giữa các lợi ích bằng phương cách của nó.

    Ông cho rằng:
    • “Cứ để cho một cá nhân nào đó chạy theo lòng ham lợi của mình, anh ta sẽ thấy mọc lên những kẻ cạnh tranh làm anh ta mất nghề.
      Cứ để cho một người nào đó bán hàng hóa của mình quá đắt hoặc không muốn trả công cho công nhân của mình như những kẻ khác, anh ta sẽ mất khách trong trường hợp thứ nhất và không có người làm trong trường hợp thứ hai”.


    Như vậy, những động cơ vị kỷ của con người điều khiển trò chơi, và sự tác động qua lại giữa họ sẽ tạo ra những kết quả bất ngờ nhất
    - sự hài hòa của xã hội.

              
    Nhưng một nền kinh tế lý tưởng mà Adam Smith mong muốn, nơi cung - cầu được vận hành theo đúng quy luật, không bị méo mó bởi khả năng in tiền của chính quyền hay các công cụ tài chính kích thích đầu cơ đánh vào lòng tham của con người, giờ không còn nữa. Đó là lý do cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính trở thành các “cơn sóng thần” càn quét tất cả sự cân bằng của thị trường, sự liêm chính của các thực thể tham gia thị trường, từ người sản xuất, người tiêu dùng, ngân hàng và chính phủ dần tụt dốc, cung - cầu đúng nghĩa về tiền tệ, hàng hóa, vốn trở nên méo mó.

    Trong tác phẩm “Chiến tranh tiền tệ”, tác giả Song Hongbing cho rằng:
    • “Dưới sự đe dọa của khủng hoảng và suy thoái, người dân dễ trở nên thỏa hiệp nhất, sự đoàn kết dễ bị phá vỡ nhất, dư luận dễ bị dẫn dắt nhất, sức tập trung xã hội dễ bị phân tán nhất, và đương nhiên, mưu kế của các nhà tài phiệt ngân hàng cũng dễ được thực hiện nhất”.

    Vì vậy, khủng hoảng và suy thoái được các nhà tài phiệt ngân hàng xem như một thứ vũ khí được sử dụng một cách hiệu quả nhất nhằm đối phó với chính phủ và người dân.

    Nói một cách đơn giản, khi một xã hội rơi vào khủng hoảng do “bội chi tài chính”, nguyên nhân có thể là do nạn đầu cơ, chiến tranh... thì âm mưu tước đoạt tài sản của toàn dân sẽ dễ dàng đạt được. Vàng đã giúp chặn đứng quá trình nguy hiểm này và đóng vai trò bảo hộ tài sản của dân chúng. Nhưng cũng chính bởi vì điều này mà Vàng đã bị “trù dập” và “xóa sổ” không thương tiếc bởi các thế lực tài phiệt và các chính trị gia muốn leo lên chiếc thang quyền lực bằng con đường vay nợ này.




    Thế lực nào đã tài trợ cho Hitler?

    Sau cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ I kết thúc năm 1918, Đức đã thất bại thảm hại và chịu khoản bồi thường chiến tranh khổng lồ. Tuy nhiên, nước Đức đã hoàn toàn thoát khỏi nạn lạm phát tiền tệ siêu cấp năm 1923 và bắt đầu công cuộc khôi phục nền kinh tế với tốc độ nhanh chóng. Vì đâu là một nước Đức “suy kiệt” về kinh tế lại có thể “quật khởi” trở lại sau một khoảng thời gian ngắn và từng bước củng cố tiềm lực về kinh tế để kích động cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ II?

    Ngày 30/1/1933, Adolf Hitler trở thành thủ tướng Đức. Ngày 1/9/1939, Đức đã phát động cuộc chiến tranh thế giới lần thứ II, nghĩa là họ chỉ mất 6 năm để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh này. Một điều ít ai biết rằng, thông qua việc hỗ trợ tài chính cho Hitler, giới tài phiệt phố Wall muốn phát động một cuộc chiến tranh với quy mô lớn.

    Theo Global Research, các tổ chức tài chính trung ương của Vương quốc Anh và Hoa Kỳ như là Ngân hàng Anh, Hệ thống dự trữ liên bang (FRS), cũng như các tổ chức tài chính và công nghiệp khác đã đặt ra mục tiêu thiết lập sự kiểm soát tuyệt đối đối với hệ thống tài chính của Đức, để kiểm soát các quá trình chính trị ở Trung Âu. Để thực hiện chiến lược này, các nhà tài phiệt đã hợp tác tài chính với chính phủ Đức Quốc xã và hỗ trợ cho chính sách đối ngoại bành trướng của chính quyền này, nhằm chuẩn bị và mở ra một Thế chiến mới.

    Vào mùa hè năm 1924, một dự án được gọi là “kế hoạch Daw Dawes” (Giám đốc của một trong những ngân hàng thuộc nhóm tài phiệt Morgan) đã cấp cho Đức một khoản vay lớn 200 triệu USD, một nửa trong số đó được hạch toán bởi JP Morgan (dưới sự chỉ dẫn của người đứng đầu Ngân hàng Anh là Montagu Norman). Trong khi các ngân hàng Anh-Mỹ giành được quyền kiểm soát không chỉ đối với việc chuyển các khoản thanh toán của Đức, mà còn đối với ngân sách, hệ thống lưu thông tiền tệ và hệ thống tín dụng của nước này.

    Tổng số tiền đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp Đức trong giai đoạn 1924-1929 lên tới gần 63 tỷ Mác (trong đó 30 tỷ Mác được hạch toán bằng các khoản vay) và thanh toán tiền bồi thường chiến tranh 10 tỷ Mác. 70% doanh thu được cung cấp bởi các chủ ngân hàng từ Hoa Kỳ (hầu hết là từ JP Morgan). Kết quả là
    • vào năm 1929, ngành công nghiệp Đức đứng ở vị trí thứ hai trên thế giới,
      nhưng phần lớn nằm trong tay các tập đoàn tài chính-công nghiệp hàng đầu của Mỹ.

    Nhà cung cấp chính của cỗ máy chiến tranh Đức, đã tài trợ 45% cho chiến dịch bầu cử của Hitler vào năm 1930, và nằm dưới sự kiểm soát của tập đoàn Rockefeller. Còn tập đoàn Morgan thông qua công ty điện tử General Electric, đã điều khiển ngành công nghiệp điện và vô tuyến của Đức, và thông qua công ty viễn thông ITT đã chiếm giữ 40% mạng điện thoại nước Đức.

    Sự hợp tác của các “ông lớn” Mỹ với tổ hợp công nghiệp quân sự Đức rất mãnh liệt và có sức lan tỏa, cho đến năm 1933, các ngành chủ chốt của ngành công nghiệp Đức và các ngân hàng lớn như Deutsche Bank, Ngân hàng Netherdner... đều nằm dưới sự kiểm soát của giới tài chính Mỹ.

              

    Từ vị thế là một kẻ chiến bại sau chiến tranh thế giới thứ nhất,
    Đức nhanh chóng vực dậy và biến cả đất nước trở thành một "cỗ máy chiến tranh" siêu hạng.
    Nhiều người ngưỡng mộ tài năng của Hitler trong việc phát triển kinh tế,
    tuy nhiên đằng sau sự tăng trưởng đó là những tính toán sẵn có
    và bàn tay nâng đỡ của những tài phiệt ngân hàng Mỹ.

              

    • Cựu Thủ tướng Đức Heinrich Brüning (cầm quyền năm 1930-1932) đã viết trong hồi ký của mình rằng kể từ năm 1923, Hitler đã nhận được một khoản tiền lớn từ nước ngoài.
    • Vào tháng 5 năm 1933, các chủ ngân hàng lớn nhất ở Phố Wall đã phân bổ cho Đức khoản vay mới với tổng trị giá 1 tỷ USD.
    • Vào tháng 6/1933, Đức quốc xã lại có được 2 tỷ USD từ ngân hàng Anh.

    Từ “bàn đạp kinh tế” này, Hitler đã phát động cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ 2, gây ra hậu quả vô cùng nặng nề đối với nhân loại. Hơn 70 quốc gia với 1,7 tỷ người đã bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người tàn phế và nhiều làng mạc, thành phố bị phá hủy, thiệt hại về vật chất gấp 10 lần chiến tranh thế giới lần thứ I, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1.000 năm trước đó cộng lại.

    “Vòng xoáy” của chiến tranh khiến các nhà tài phiệt thỏa mãn cơn khát cho vay, bởi đơn giản chính phủ của các quốc gia tham chiến buộc phải vay nợ để leo thang chiến tranh. Cuộc chiến càng khốc liệt, số tiền vay càng nhiều, và hệ lụy là cả nền kinh tế tương lai của toàn dân bị thế chấp vào canh bạc này.

    Nhà kinh tế từng đoạt giải Nobel Robert Cox Merton đã nói:
    • “Trong mắt của các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế, không có chiến tranh và hoà bình, không có khẩu hiệu và tuyên ngôn, cũng không có hy sinh hoặc danh dự”.






    Ai tạo ra, kiểm soát và thu lời từ các công cụ tài chính đòn bẩy?

    Bất kể hệ thống tài chính phát triển đến đâu, các sàn giao dịch được hỗ trợ bằng công nghệ hiện đại thế nào thì bản chất của hệ thống này thực chất là sáng tạo ra các công cụ nợ và chuyển mọi thứ từ hàng hóa, quyền mua, quyền sản xuất, quyền sở hữu tài sản cố định, lưu động thành nợ (bao gồm nợ chính phủ, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân).

    Tại sao hệ thống tài chính lại có thể cho vay nhiều như thế, tiền từ đâu ra để chính quyền, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có thể vay ngày một nhiều như vậy? Câu trả lời là
    • bản thân hệ thống tài chính không có tiền
      nhưng các quy định hoạt động của nó được chấp nhận bởi các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng thanh toán quốc tế, quỹ tiền tệ quốc tế...
      • khiến nó có thể “tự tạo tiền”.
      • Dĩ nhiên là “tiền ảo”.

    Trong cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2007-2008, các ngân hàng thương mại (NHTM) Mỹ nắm giữ chứng khoán hóa các khoản vay mua nhà, các loại chứng khoán này được mua bán, giao dịch giữa các NHTM để tạo “thanh khoản” và “giá trị ảo” trên giấy tờ mà không quan tâm tới khả năng trả nợ của người đi vay, gây ra bong bóng tài sản nhà ở tại Mỹ.

    Đến một ngày, giấy không gói được lửa, Lehman Brother buộc phải tuyên bố phá sản. Quân cờ domino đầu tiên sụp đổ kéo theo sự sụp đổ của ngành tài chính Mỹ và sau đó là cả thế giới, tạo ra cuộc khủng hoảng năm 2008.

    Theo nhận định của IMF, 40% khoản nợ doanh nghiệp từ các nền kinh tế lớn như Mỹ, Anh, EU, Trung Quốc... có khả năng trở thành nợ xấu nếu nền kinh tế thế giới rơi vào đình trệ, tổng nợ xấu có thể lên tới 19.000 tỷ USD.

    Thực ra, từ một đồng vốn huy động được từ người gửi tiền vào hệ thống NHTM có thể giúp các NHTM cho vay ra 4 đến 5 đồng, thậm chí nhiều hơn. Trong thuật ngữ tài chính, hiện tượng này được gọi là “số nhân tiền”. Đây là lý do khiến các công ty tài chính, các nhà tạo lập thị trường vốn ra sức sáng tạo các công cụ nợ, lách các chuẩn mực an toàn để tăng cường huy động, cho vay và sinh lời.

    • Các công cụ nợ càng sáng tạo
      thì tên gọi và hình thức vận hành, phương thức giám sát càng phức tạp,
      nhưng rốt ráo thì nợ vẫn là nợ.
    Một ví dụ điển hình là
    • tổng giá trị các sản phẩm phái sinh trong sổ sách của Deutsche Bank vào quý 2/2019 đã lên tới 53,5 nghìn tỷ USD;
      lớn gấp 14 lần GDP của Đức
      và gần 3 lần GDP của cộng đồng kinh tế châu Âu.

    Tác giả loạt sách “Dạy con làm giàu” Robert Toru Kiyosaki đã kể một “chuyện vui” về vấn đề trên:
    • “Mồi lửa cuối cùng cũng bén thành ngọn lửa, người người hoảng sợ và tháo chạy nhưng không biết phải làm sao. Để trấn an, chủ sới bạc nói rằng việc ‘có lửa có khói’ là chuyện bình thường và chuyện kiểm soát ngọn lửa là điều hoàn toàn làm được. Những điều này đã làm yên lòng mọi người, vậy là người ta lại tiếp tục đánh bạc”.

    Do đó, tổng kết về nguyên nhân của mọi cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính đã xảy ra trong quá khứ luôn không thể thiếu một kết luận quan trọng:
    • Sự xuống cấp đạo đức, thiếu vắng sự liêm chính trong ngành tài chính - ngân hàng
      là cơ hội để ‘virus khủng hoảng’ lây lan một cách tự do cho tới khi cơ thể của cả hệ thống tài chính phát bệnh”.


    Nhưng rốt cuộc, đồng tiền “cuối cùng” rơi vào “túi” ai?
    Trong hầu hết các cuộc khủng hoảng, các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế đều sử dụng “chiêu đặc biệt” là
    • mở hầu bao để thúc đẩy tín dụng phát triển, tạo nên tình trạng thị trường bong bóng,
    • rồi sau khi tài sản của người dân đã đổ dồn vào cơn sóng đầu cơ
    • thì họ rút mạnh vòng quay lưu chuyển tiền tệ, tạo nên suy thoái kinh tế và sụt giá tài sản.






    'Xén lông cừu'

    Khi giá tài sản sụt xuống chỉ còn 1/10 thậm chí là 1/100 giá trị thực thì họ lại ra tay mua vào. Trong ngôn ngữ của các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế thì hành động này được gọi là “xén lông cừu”.

    Chẳng hạn, trong cuộc Đại suy thoái 1930, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã tăng lãi suất cho vay lên mức 6%. Ngay lập tức, ngân hàng FED tại New York cũng tăng lãi suất cho vay đầu tư chứng khoán từ 5% lên 20%. Các nhà đầu tư chứng khoán chỉ còn cách bỏ của chạy lấy người, thị trường cổ phiếu sụt giá một cách thê thảm chẳng khác gì cảnh vỡ đê.

    Trong suốt tháng 10 và 11/1029, khắp các sàn chứng khoán chỉ thấy mỗi lệnh bán. Khối tài sản trị giá 160 tỷ USD (tương đương với tổng vật tư khổng lồ mà nước Mỹ đã sản xuất được trong Thế chiến thứ II) trong nháy mắt đã tan thành mây khói.

    Như vậy, không phải chính phủ hay các ngân hàng trung ương là kẻ thu lời từ các công cụ tài chính đòn bẩy tài chính, mà kẻ hưởng lợi trực tiếp từ dòng tiền tài chính, từ khủng hoảng và chiến tranh lại chính là các nhà tài phiệt tài chính ngân hàng lớn nhất thế giới.

    Chính phủ Anh đã sa lầy vào “vũng bùn” vay nợ và quả thật chẳng thể nào hoàn trả hết các khoản nợ đã vay. Đến cuối năm 2005, khoản nợ của chính phủ này từ 1,2 triệu bảng năm 1694 đã tăng lên thành 525,9 tỷ bảng, chiếm đến 42,8% GDP của nước Anh. Từ đó, việc phát hành và chi phối hệ thống tài chính - tiền tệ của Anh rơi vào tay các nhà tài phiệt.

    Trong “Chiến tranh tiền tệ”, tác giả Song Hongbing đã “điểm danh” những nhân vật quan trọng nhất của phố Wall hiện tại, bao gồm:
    • J.P. Morgan;
      James J. Hill;
      George Berk
      (Chủ tịch First National Bank) trực thuộc Tập đoàn Morgan;
      John Rockefeller;
      William Rockefeller;
      James Stillman
      (Chủ tịch National City Bank);
      Jacob Schiff (công ty Kuhn Loeb) trực thuộc Tập đoàn Standard Oil Citibank.

    Đầu mối trung tâm về vốn do họ tạo nên đang trở thành thế lực chủ yếu khống chế đại bộ phận các ngành công nghiệp cơ bản cũng như nền tài chính thế giới.





    Chính quyền ‘vay tiền giải cứu’ bằng mọi giá - vòng luẩn quẩn ‘nợ chồng nợ’, kinh tế suy thoái

    Bản chất của việc vay nợ là “chi tiêu trước” những gì mà nền kinh tế sẽ tạo ra trong tương lai dựa vào sức lao động. Tuy nhiên, đến một thời điểm nào đó, khi áp lực “đòn bẩy” nợ quá cao, bong bóng nợ “quá căng”, nền kinh tế không còn khả năng chống chịu, thì sẽ xảy ra việc vỡ nợ, phá sản, kéo theo hiện tượng domino khiến nền kinh tế đi vào chu kỳ suy thoái. Thêm vào đó, bản chất của vay nợ để giải cứu kinh tế của chính quyền các nước chính là quá trình biến nợ tư nhân thành nợ chính quyền: đó là quá trình công hữu hóa tài sản quốc gia (!) - một con đường “tiến lên xã hội chủ nghĩa”.

    Trên thực tế, sau mỗi cuộc khủng hoảng, chính quyền các nước đều nỗ lực đi vay nợ để “giải cứu” ngân hàng, doanh nghiệp, nhưng càng giải cứu bằng vay nợ, kinh tế càng trì trệ, bong bóng tài sản (những tài sản rủi ro và có thể đầu cơ) càng phình nhanh hơn, rủi ro hơn và dễ đổ vỡ hơn.

    Chính quyền nợ càng nhiều, người dân sẽ đóng thuế càng cao sau đó, gánh nặng nợ nần sẽ kiểm soát tài sản, kìm hãm năng lực sáng tạo của người dân, doanh nghiệp và cả chính phủ hàng thập kỷ… Đó tuyệt đối không phải là con đường phát triển bền vững, công bằng và hạnh phúc như cách lý giải trên bề mặt của nó.

    Liệu các ngân hàng có quan tâm đến việc các đòn bẩy tài chính của họ sẽ dẫn đến việc người vay mất khả năng hoàn trả, hoặc tạo ra tình trạng ỷ lại, đầu cơ cho người vay…? Trên thực tế, họ dùng các nguyên tắc cho vay dưới chuẩn để có thể tiến sâu hơn vào “ván bài” mưu cầu lợi nhuận này. Trong khi đó, “tuyến phòng thủ cuối cùng” - chính quyền nhà nước, lẽ ra cần điều hướng nền kinh tế của đất nước theo hướng phát triển an toàn, bền vững, thì chính quyền của một số nước có thể còn đang “tiếp tay” cho sự “tăng trưởng” kinh tế này. Họ sử dụng hệ thống tài chính, ngân hàng trung ương, các ngân hàng thương mại như một “cơ chế” nhằm mục đích duy trì quyền lực và củng cố bộ máy chính trị.

    Trong nền kinh tế hiện đại, tất cả các ngành công nghiệp đều được đan xen sâu sắc với hệ thống ngân hàng, thông qua một mạng lưới các khoản nợ và nghĩa vụ. Chúng ta dễ dàng nhìn thấy các khoản nợ ngày một tăng, từ nợ vay tiêu dùng, nợ doanh nghiệp, nợ chính phủ… Nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế năm 2008 là từ các khoản cho vay hộ gia đình (household debt), lúc đỉnh điểm tỷ lệ các khoản vay mua nhà núp bóng dưới các loại chứng khoán hóa lên tới 97% GDP của Mỹ.

    Do đó, để tránh rủi ro hệ thống và khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn trước các cuộc khủng hoảng, đồng thời tránh làm “lung lay” quyền lực chính trị của giới cầm quyền, chính phủ sẽ phải có biện pháp “giải cứu” ngành ngân hàng và các doanh nghiệp lớn có tác động “trọng yếu” tới an ninh tài chính quốc gia.

    Theo The New York Times, rủi ro hệ thống này đã khiến chính quyền của Tổng thống Bush, Tổng thống Obama và Fed phải tiến hành các hoạt động “giải cứu” hệ thống tài chính, ngân hàng trong cuộc khủng hoảng kinh tế những năm 2008, 2009. Fed đã cấp tổng khoản vay lên tới 1,3 nghìn tỷ USD vào tháng 3/2009, trong cả chương trình thanh khoản khẩn cấp và chương trình giải cứu ngân hàng Bear Stearns, American International Group và một số tổ chức tài chính khác; cũng như đầu tư tiền vào các điều khoản có lợi cho hàng trăm ngân hàng.

    Tại Ý, nợ chính phủ Ý vượt quá 131% sản lượng kinh tế hàng năm, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Đó là cấp độ cao thứ hai ở châu Âu, chỉ sau Hy Lạp. Khi các nhà đầu tư trở nên lo lắng về gánh nặng nợ công, họ đòi hỏi lãi suất cao hơn cho trái phiếu chính phủ. Điều đó làm giảm giá trị của trái phiếu.

    Vào cuối năm 2019, Bloomberg đưa tin rằng các ngân hàng Trung Quốc đang lao đao trong cơn khủng hoảng, nợ tiêu dùng của người dân nước này tăng vọt và hiện tượng tái cơ cấu trái phiếu quy mô lớn là những dấu hiệu cho thấy hệ thống tài chính của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang căng thẳng nghiêm trọng. “Quả bom nợ” 40.000 tỷ USD của Trung Quốc ngày càng “phình to”.

    Nợ chính phủ của Trung Quốc được trang Commodity ước tính lại theo chuẩn quốc tế lên tới 92,8% GDP năm 2019, và được ví là “đã vượt qua mặt trăng”; cách ví von này không chỉ cho thấy khoản nợ công thực sự lớn hơn mức chính quyền Bắc Kinh tuyên bố rất nhiều, mà còn ám chỉ sự bất ổn tiềm ẩn trong các khoản nợ chính quyền trung ương và địa phương của nền kinh tế này.

    Tờ The Financial Times cho rằng chính phủ và các cơ quan tiền tệ đã tạo ra động lực cho các ngân hàng hành xử thiếu thận trọng. Khi chính phủ chính là nguyên nhân thị trường bị bóp méo, người ta khó có thể nhận ra được những hành vi vô đạo đức trong hệ thống tài chính.

    Vấn đề ở chỗ,
    • người dân càng ỷ lại vào chính quyền,
    • thì chính quyền càng phụ thuộc vào việc vay tiền của các tổ chức tài chính quốc tế, của các định chế tài chính lớn - chính là thủ phạm tạo ra khủng hoảng tài chính, để
      • “cho vay giải cứu”,
      • biến nợ tư nhân thành nợ công,
      • thế chấp bằng tiền thuế của dân;
    đây quả là cách “bóc lột” cao tay của các nhà tài phiệt.

    Trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu như hiện nay, mà nguyên nhân bề mặt là do đại dịch viêm phổi Vũ Hán gây ra, nhiều người cho rằng các doanh nghiệp sẽ quay trở lại sản xuất bình thường, nền kinh tế sẽ có thể vực dậy sau ít nhất là vào cuối quý II/2020. Tuy nhiên, các học giả kinh tế Giancarlo Corsetti và Emile Marin của ngân hàng Deutsche cho rằng NHTW các nước lại bơm ra một lượng tiền thậm chí lớn hơn cả lượng tiền được bơm vào Đại khủng hoảng kinh tế năm 2008.

    Điều này cho thấy cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính lần này mới chỉ... bắt đầu, và kết quả của nó sẽ không hề “lạc quan” với mô hình “phục hồi kinh tế hình chữ V” như đã thấy trong quá khứ. Vào tháng 3/2020, gần 80 quốc gia đã yêu cầu Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) “giúp đỡ” để vay số tiền lên đến 83 tỷ USD kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng.

    Liệu có phải rằng khi nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái là chính phủ có thể bơm tiền ra để “hạ cánh mềm” và tiếp tục duy trì tăng trưởng kinh tế? Đến một ngày, quả bom nợ sẽ được “kích nổ”, domino phá sản xảy ra và dù có bơm thêm tiền vào nền kinh tế thì cũng không thể giải quyết được hậu quả. Mọi thứ vẫn phải quay về điểm cân bằng, đó là
    • dựa vào năng suất lao động,
      chứ không phải “tăng trưởng nóng” dựa trên vay nợ,
    vì càng bơm tiền thì nợ xấu càng nhiều và quả bóng nợ càng phình to.

    Chẳng qua bơm tiền là liều thuốc “morphin” mà các nhà tài phiệt ngân hàng “bắt tay” cùng các chính trị gia, các chính quyền độc đoán nhằm “giúp” nền kinh tế “giảm đau”, hay nói đúng hơn là “hút máu” nền kinh tế một cách hợp pháp mà thôi. Đây chẳng phải là cách mà ma quỷ đang thống trị thế giới chúng ta thông qua hệ thống kinh tế-tài chính? Có lẽ đã đến lúc nhân loại cần phải tỉnh táo để nhận ra rằng bản chất thật của nền kinh tế hiện đại đầy tà ác và vô vàn thủ đoạn, bắt nguồn từ “lòng tham không đáy” của cả kẻ cho vay lẫn người đi vay.

    (Còn nữa)





    Tâm An


    Mời quý độc giả đón đọc: Phần 4:
    • Giải cứu bằng mọi giá - con đường ‘tiến lên chủ nghĩa cộng sản’ trong vô thức

    Tài liệu tham khảo:

    https://www.ntdvn.com/kinh-te/ai-tao-ra ... 58547.html
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20017
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Đòn bẩy tài chính - Lòng tham không đáy - Kẻ giấu mặt - 'Tiến lên chủ nghĩa cộng sản’ - Khủng hoảng và Ung thư

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




    Phần 4:

    Cứu trợ bằng mọi giá
    -
    Thế giới sập bẫy
    tiền miễn phí

    _____________________________________________________
    Tâm An _ 18/02/21




    Ngày nay, chính phủ được coi là một “ông già Noel” với túi tiền sâu bất tận, và cuộc tranh luận duy nhất là về việc chính phủ nên... nợ thêm bao nhiêu nghìn tỷ USD. Dường như công thức “giải cứu càng mạnh mẽ, tăng trưởng càng trì trệ” đã bị các chính phủ “nhắm mắt làm ngơ”. Và thế giới bắt đầu "sập bẫy" tiền miễn phí...

    Khoảng 60 năm trước, Thượng nghị sĩ Everett Dirksen (R-Ill.) đã thốt ra câu châm biếm nổi tiếng:
    • “Một tỷ USD ở đây,
      một tỷ USD ở đó,
      và chẳng mấy chốc bạn đang nói về tiền thật”.

    Chính sách tiền tệ có thay đổi nhiều kể từ sáu thập kỷ qua? Thái độ phóng túng về việc tiêu tiền của người ta vẫn diễn ra ác liệt không kiểm soát được, nhưng quy mô đã thay đổi mạnh mẽ.

    “Nghìn tỷ” (1,000,000,000,000) là một từ có vẻ đơn giản, nhưng sự đơn giản của từ này lại gây ấn tượng sai lầm về độ mênh mông mà nó biểu thị.
    • Nếu bạn xếp chồng tờ 100 USD lên nhau,
      thì 1 tỷ USD sẽ cao hơn gấp đôi chiều cao của tòa nhà Empire State,
      1 nghìn tỷ USD sẽ cao hơn 631 dặm.

    • Lần đầu tiên toàn bộ GDP của Mỹ vượt quá 1 nghìn tỷ USD là vào thời Tổng thống John Kennedy.
    • Lần đầu tiên nợ quốc gia chạm đến con số đó là vào thời Tổng thống Ronald Reagan.
    • Ngày nay, nợ quốc gia Mỹ đã tăng vọt lên hơn 26 nghìn tỷ USD.
    • Mùa hè năm 2020, nước Mỹ đã lập kỷ lục khi chi hơn 1 nghìn tỷ USD trong chỉ 1 tháng.






    Khối Nợ tư nhân khổng lồ của các quốc gia đã đi về đâu?

    Nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế năm 2008 là từ các khoản cho vay hộ gia đình, lúc đỉnh điểm, tỷ lệ các khoản vay mua nhà núp bóng dưới các loại chứng khoán hóa lên tới 97% GDP của Mỹ (khoảng 13.000 tỷ USD).

    Tuy nhiên, điều đáng nói là một phần lớn nguồn tiền cho vay ra lại là tiền không có thực, được tạo ra bởi hệ thống ngân hàng, công cụ tài chính mang tính đầu cơ. Các thành phần kinh tế vay nợ càng nhiều, ngân hàng và các định chế tài chính càng quay vòng tiền nhanh, kiếm lợi lớn, thì lượng tiền ảo mà hệ thống này tạo ra càng lớn.

    Khi sự suy thoái kinh tế bùng phát do các khoản nợ tư nhân đã lên đến đỉnh điểm, hàng ngàn tỷ USD được Cục Dự trữ Liên bang (FED) bơm vào thị trường thông qua 3 gói nới lỏng định lượng QE và lãi suất thấp. Nhưng dòng tiền đã được “chảy” vào đâu, liệu điều này có mang lại hiệu quả tích cực cho nền kinh tế?

    Để giảm rủi ro nợ tư nhân do đòn bẩy tài chính quá mức, chính phủ Mỹ đã “nhảy vào” giải cứu. Kết quả là các khoản nợ chính phủ của Mỹ tăng đột biến từ năm 2008 đến nay.
    • Tỷ lệ Nợ chính phủ/GDP của Mỹ đã tăng
      từ 44% vào cuối năm 2008
      lên khoảng 77% vào tháng 12/2018.



    Tương tự, với cơ chế phân loại nợ “có một không hai” của Trung Quốc, vào năm 2016, hãng đánh giá tín nhiệm Fitch Rating đã đánh giá nợ xấu thực sự của Trung Quốc cao hơn số công bố ít nhất 10 lần. Điều này tạo điều kiện cho các Ngân hàng thương mại (NHTM) tích cực mở rộng tín dụng bằng cách tăng nợ tư nhân.

    Nếu khủng hoảng nợ khu vực tư nhân “nổ ra", chính phủ Trung Quốc sẽ phải “giang tay” giải cứu, bằng cách cho phép các NHTM có thể bán nợ xấu lại cho 4 ngân hàng quốc gia lớn hoặc cho các công ty xử lý nợ xấu (AMCs). Kết quả là, nợ chính phủ của Trung Quốc được trang Commodity ước tính lại theo chuẩn quốc tế lên tới 92,8% GDP năm 2019, và được ví là “đã vượt qua mặt trăng”.

    Mặc dù được “giải cứu mạnh mẽ”, nhưng một báo cáo gần đây của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho biết, vào cuối tháng 12/2019, lượng trái phiếu doanh nghiệp phi tài chính toàn cầu đã đạt mức cao nhất mọi thời đại là 13,5 triệu USD - gấp đôi mức thực tế so với thời kỳ khủng hoảng kinh tế tháng 12/2008.

    Hiện tại, sự gián đoạn đối với chuỗi cung ứng và việc giảm tăng trưởng toàn cầu đã “bồi thêm nhát dao” nữa vào khối bong bóng nợ của doanh nghiệp. Theo Financial Times, để giảm rủi ro nợ tư nhân do đòn bẩy tài chính quá mức, các nhà hoạch định chính sách ở các nước tiên tiến đã nói rõ rằng họ sẵn sàng theo đuổi một “chính sách tài chính và tiền tệ tích cực”; cụ thể là,
    • nợ tư nhân sẽ được chuyển thành...
      nợ chính phủ.






    ‘Giải cứu’ càng mạnh mẽ, tăng trưởng càng trì trệ

    Gần đây, các nhà lãnh đạo thuộc Liên minh Châu Âu (EU) đã đồng ý xây dựng một quỹ phục hồi trị giá gần 2 nghìn tỷ USD để xây dựng lại các nền kinh tế EU, và số tiền này chiếm gần 2% GDP của EU. Tiến sĩ, nhà kinh tế trưởng tại quỹ đầu cơ Tressis Daniel Lacalle cho rằng “quỹ phục hồi” này không gì hơn là “cái cớ” để duy trì chi tiêu chính trị cồng kềnh và tạo ra một “liên minh chuyển tiếp”, nơi chính phủ sử dụng tiền thuế của người dân để tăng cường cho hệ thống quan liêu của mình.

    Có thể thấy, việc giải cứu như vậy mang đến rủi ro dài hạn, khi chính sách tiền tệ rối loạn sẽ góp phần vào cuộc khủng hoảng tài chính ban đầu, cũng như làm trầm trọng thêm khoản nợ nguy hiểm mà nền kinh tế toàn cầu hiện đang phải đối mặt.

    Ý tưởng về việc sử dụng tiền đóng thuế của người dân để “giải cứu” cho khối nợ của một nhóm đối tượng nào đó, khuấy động một cảm giác không công bằng sâu sắc. Khi tin tức về kế hoạch của Kho bạc Hoa Kỳ mua chứng khoán thế chấp trị giá tới 700 tỷ USD từ các ngân hàng lan truyền vào tháng 9 năm 2008, hàng ngàn người đã xuống đường biểu tình phản đối việc cứu trợ của Phố Wall.

    Thời điểm đó đã có đến 230 nhà kinh tế học nổi tiếng, bao gồm một số người đoạt giải Nobel, đã viết thư cho Quốc hội Hoa Kỳ để đặt câu hỏi về sự công bằng của kế hoạch cứu trợ này (theo Samba Mbaye, Marialuz Moreno Badia & Kyungla Chae).

    Thật tế, hình thức nợ “qua lại” này đè nặng lên hoạt động kinh tế, chu kỳ nợ công tăng lên khi chính phủ dùng khoản tiền nộp thuế của người dân để “thế chấp” vay tiền. Trong nghiên cứu “Giải cứu dân chúng? Khi nợ tư trở thành nợ công” (Mbaye và công sự, 2018) chỉ ra một quy luật “bất thành văn” là: “Giải cứu càng mạnh mẽ, tăng trưởng sau đó càng trì trệ”.

    Điều này nghĩa là các nền kinh tế càng mạnh tay giải cứu, thì nợ công càng tăng mạnh, bền vững nợ công càng thấp và sức phục hồi sau khủng hoảng càng hạn chế. Mbaye và cộng sự đã tính toán cơ sở dữ liệu nợ toàn cầu như sau:
              

    Cơ sở dữ liệu nợ toàn cầu của 21 nền kinh tế tiên tiến
    (màu xanh: nợ tư nhân, màu đỏ: nợ công, cột màu xám: tổng nợ)

              
    Theo biểu đồ trên thì khi khối nợ khu vực tư nhân có dấu hiệu giảm xuống, nợ công lại bắt đầu “tăng phi mã", đồng thời tổng nợ cũng theo đó tăng lên. Có thể thấy, khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu (GFC) nổ ra vào năm 2008, nợ chính phủ đã tăng vọt và tiếp tục tăng lên đến năm 2014. Đáng ngạc nhiên nhất, tổng số nợ trong các nền kinh tế này tăng đáng kể như là một phần của tăng trưởng GDP.

    Nói cách khác, để giảm nợ khu vực tư nhân, các chính phủ đang gánh khoản nợ mới. Điều đơn giản chỉ là sự hoán đổi nợ trên bảng cân đối kế toán, kết quả là các quốc gia có tổng nợ cao hơn so với trước khi chính phủ thực hiện việc “giải cứu”.

    Theo nghiên cứu, chu kỳ “giải cứu” khu vực nợ tư nhân đang diễn ra nhanh hơn,
    • từ 8 năm/lần
      đến khoảng 3,5 năm/lần.
    Một thập kỷ sau khi GFC bắt đầu, các nền kinh tế tiên tiến đã lún sâu trong nợ với tổng nợ chiếm 39% GDP. Tây Ban Nha là một ví dụ về khía cạnh này: nợ công đã tăng gần 59% GDP kể từ năm 2007.

    Hóa ra, các nhân tố giúp ổn định và kích thích tài khóa lớn lại là những yếu tố chính đằng sau tỷ lệ nợ công cao hơn.

    Câu hỏi đặt ra là, liệu sự hoán đổi từ nợ tư sang nợ công này có phải là một “tạo tác” của các cuộc khủng hoảng kinh tế, khiến quốc gia chìm sâu trong nợ nần và “giúp” các nhà tài phiệt kiểm soát chặt chẽ hơn hệ thống tài chính quốc gia đó?





    Cứu trợ bằng mọi giá
    - ‘công thức chế tạo’ doanh nghiệp ‘xác sống’ (zombie)


    Chính sách cứu trợ bằng mọi giá, trên danh nghĩa là tạo việc làm và sự ổn định cho người lao động, nhưng mục đích của nó là không để doanh nghiệp, định chế tài chính đổ vỡ, trên thực tế điều này có tạo được việc làm và ổn định hay ko thì lại là một câu chuyện khác.

    Trong cả thập kỷ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, chính phủ các nước đã “dung dưỡng” sự tồn tại của các công ty “xác sống” (zombie), phá hủy đi sức sáng tạo - vốn là giá trị cốt lõi của chủ nghĩa tư bản - bằng nguồn tín dụng dễ dãi, gần như cấp không cho doanh nghiệp theo thiên hướng của chủ nghĩa xã hội.

    Chuyên gia kinh tế Úc Stephen Bartholomeusz phân tích rằng chính sách cấp tín dụng tràn lan, gần như “cho không” của các chính phủ và ngân hàng trung ương (NHTW) sau GFC 2008 mang tới hậu quả là
    • có tới 12% doanh nghiệp tại Úc
      và ít nhất là 16% doanh nghiệp tại Mỹ
    là các doanh nghiệp zombie sau đó.

    Đây chính là sự bất công bằng lớn nhất đối với các doanh nghiệp tốt, vì các doanh nghiệp xác sống này gây rủi ro lớn cho thị trường chứng khoán, chiếm hữu tài nguyên, cơ hội sáng tạo của các doanh nghiệp tốt; trong khi những gì chúng tạo ra chỉ một ảo tưởng về tình trạng kinh tế ổn định, tốt đẹp.

    Điều này dẫn đến tình trạng nguồn lực toàn xã hội bị lãng phí, tăng trưởng ỳ ạch suốt cả thập kỷ, dòng tiền ‘tràn’ vào các thị trường tài sản rủi ro và tạo bong bóng
    • như bất động sản (BĐS),
      thị trường chứng khoán với quỹ ETFs
      hay bong bóng tài sản là chứng khoán phái sinh tại các ngân hàng thương mại lớn nhất toàn cầu…

    Một ví dụ điển hình tại Hàn Quốc, vào ngày 23/3/2017, hai ngân hàng quốc doanh là Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc và Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Hàn Quốc đã đồng ý
    • để Daewoo vay khoản tiền 2,6 tỷ USD và hoán chuyển nợ thành cổ phần để ngăn ngừa nợ xấu.
      Chưa tới 2 năm sau, công ty đóng tàu Daewoo lại nhận được khoản cứu trợ tương tự, làm tăng thêm gánh nặng cho nợ chính phủ, theo bloomberg.


    Thực tế là, việc cứu trợ theo kiểu “bao bọc” của chính phủ sẽ chỉ như một bộ phim kinh dị thực sự với các nền kinh tế, khi mà Zombie sẽ luôn tạo ra nhiều Zombie hơn.





    Chính sách tiền tệ giá rẻ ‘mở đường’ cho bong bóng thị trường chứng khoán

    Điều gì đã “mở đường” cho bong bóng thị trường chứng khoán, chính là chính sách tiền tệ giá rẻ. Khi doanh nghiệp, cá nhân có thể tiếp cận với tín dụng giá rẻ quá mức, khu vực sản xuất thực sẽ không thể hấp thụ hết, dòng tiền - một phần lớn - sẽ bị chảy vào các loại tài sản mang tính đầu cơ cao và rủi ro cao như bất động sản, chứng khoán… Hiện tại, dấu hiệu này rất rõ nét tại Trung Quốc và tại các quỹ ETFs toàn cầu.

    Hiện nay, tiền được chính phủ bơm ra bằng mọi giá nhằm cứu doanh nghiệp lớn, giải cứu ngân hàng, trong khi sản xuất đình trệ, nợ công tiếp tục tăng. Theo số liệu mới nhất trên trang web của Hội đồng vàng, cho
    • tới đầu tháng 7/2020, tổng số lượng vàng mà quỹ ETFs vàng nắm giữ đã là 3.621 tấn.
    • Khối lượng vàng vật chất được mua bởi quỹ ETFs vàng trong nửa đầu năm 2020 đã ở mức 738 tấn vàng.


    Tài sản của các quỹ ETF toàn cầu đã tăng
    • từ 716 tỷ USD vào năm 2008
      lên 6,18 nghìn tỷ đô la Mỹ vào tháng 2/2020 (theo statista.com):
      gấp 8,63 lần về quy mô dòng tiền.
    Trên thực tế, bản thân các quỹ này cũng dùng dòng vốn giá rẻ huy động được để tăng mua vàng dự trữ theo một tỷ lệ nhất định khiến giá vàng tăng mạnh.

    Thực tế, khi tiền không thẩm thấu vào được vào các doanh nghiệp sản xuất thực, thì sẽ “tràn sang” các thị trường tài sản rủi ro cao. Khi các thị trường này bị vỡ bong bóng tài sản, hiệu ứng domino xuất hiện với hàng loạt các NHTM, quỹ đầu tư, công ty tài chính sẽ mất thanh khoản, mất khả năng thanh toán và sụp đổ theo.

    Deutsche Bank - định chế tài chính khổng lồ này
    • có tới 5 năm liên tiếp không thể sinh lời,
      và đang ôm giữ khối tài sản phái sinh lên tới 53,5 nghìn tỷ USD
      - cao gấp 3 lần GDP của liên minh EU.
    Rủi ro của các “bong bóng” này cũng tương tự như thế, càng kéo dài, càng phình to, cuộc khủng hoảng sẽ càng tồi tệ.

    Khủng hoảng tài chính năm 1999, Indonesia có mức nợ xấu chiếm hơn 50% tổng nợ, niềm tin của người gửi tiền tại các ngân hàng tư nhân địa phương bị rung chuyển. Lạm phát lên mức rất cao (tới 60%) trong khi tăng trưởng là -18% GDP (năm 1998). Cuối cùng, chính phủ phải phát hành trái phiếu tương đương 18% GDP để cứu trợ hệ thống ngân hàng vào cuối năm 1999.





    Thế giới sập bẫy ‘tiền miễn phí’

    IMF dự đoán năm nay các nước giàu sẽ phải đi vay số tiền tương đương 17% tổng GDP của họ để tài trợ cho các gói kích thích có tổng giá trị 4.200 tỷ USD. Các định chế tài chính lớn như Fed, BoE, ECB và BoJ đã tăng cung tiền thêm khoảng 3.700 tỷ USD kể từ đầu năm đến nay. Chúng được thiết kế thành các chính sách giảm thuế và tăng chi tiêu công nhằm giúp nền kinh tế không đổ vỡ. Và con số vẫn chưa dừng lại ở đó.

    Các NHTW đang miệt mài... in tiền. Fed, BoE, ECB và BoJ đã tăng cung tiền thêm khoảng 3.700 tỷ USD kể từ đầu năm 2020 đến nay. Phần lớn trong số này được sử dụng để mua trái phiếu chính phủ. Tờ The Economist cho rằng điều này có nghĩa là các NHTW đang ngầm tài trợ cho các gói kích thích tăng trưởng, bất chấp lượng nợ công tăng mạnh.

    Thêm nữa, chính phủ ngày càng đóng vai trò “quan trọng” hơn trong việc phân bổ vốn, khi Fed cùng với Bộ Tài chính Mỹ đã cùng nhau "ra trận", mua vào lượng lớn trái phiếu của những tập đoàn như AT&T, Apple và thậm chí là Coca-Cola, và sau đó cho tất cả mọi người vay trực tiếp. Hai cơ quan này đang sở hữu 11% tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp ở Mỹ.

    Hiện tượng các NHTW ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trên thị trường tài chính phản ánh sự nổi lên của các nhà tài phiệt ngân hàng “trong bóng tối”, vốn ẩn chứa quá nhiều rủi ro. Cùng với các nhà tài phiệt phố Wall, NHTW ngày càng tham dự nhiều hơn, trở thành "nhà tạo lập thị trường cuối cùng".

    Đó cũng chính là công thức tạo ra những thị trường méo mó, các thảm họa về đạo đức và tăng trưởng ì ạch. Liệu đó có phải là những cái giá rất đắt mà thế giới buộc phải trả trong kỷ nguyên tiền miễn phí này hay không?





    Vô giá trị hóa tiền tệ

    Trong khi đó, đại dịch viêm phổi Vũ Hán đã đẩy nhanh tốc độ nợ quốc gia, chính phủ không ngừng gia tăng nợ. Theo Thượng nghị sĩ Ron Johnson (R-Wis.), ít nhất 2,9 nghìn tỷ USD đã được phép dùng cho chi tiêu khẩn cấp tại Mỹ trong thời kỳ đầu của đại dịch.

    Điều đáng buồn là nếu ngay cả khi đại dịch biến mất vào ngày hôm sau, sự điên cuồng thúc ép gia tăng thêm nợ sẽ vẫn tiếp tục. Việc tiếp tục chi hàng nghìn tỷ USD bằng cách phát hành trái phiếu chính phủ (nghĩa là số tiền này thậm chí chưa hề tồn tại) thật là điên rồ. Những gì chúng ta đang chứng kiến ​​là sự vô giá trị hóa hoàn toàn của tiền tệ.

    Nhà kinh tế học Mark Hendrickson đã chỉ ra bản chất của vấn đề:
    • “Tiền đã từng được tôn trọng. Đó là một biểu tượng vững chắc rằng một cái gì đó có giá trị đã được tạo ra bằng sự khéo léo hoặc nỗ lực của con người. Một đơn vị tiền đại diện cho sản xuất kinh tế, tạo ra của cải vật chất mới.

      Ngày nay, tiền tệ của chúng ta đã dẫn đến một chất lượng “tiền độc quyền” không bình thường. Các chính trị gia coi nó như một thứ đồ chơi. Nó không làm họ áy náy rằng họ đang chất gánh nặng lên thế hệ sau với hàng chục nghìn tỷ USD tiền nợ. Sao phải lo lắng? Nó chỉ là tiền, phải vậy không?”






    Công thức vô giá trị hóa tiền tệ

    1. Thứ nhất, bản vị vàng đã bị “đánh sập”. Hoa Kỳ rời bỏ tiêu chuẩn vàng trong hai giai đoạn - năm 1933 khi tổng thống Franklin D. Roosevelt chấm dứt quy đổi tiền tệ cho người Mỹ và năm 1971 khi tổng thống Richard Nixon làm điều tương tự trên phạm vi quốc tế.

      Khi người dân mua bán hàng hóa và dịch vụ bằng kim loại quý, có một ý nghĩa ngầm với sự tin tưởng và an toàn, rằng họ đang trao đổi giá trị kinh tế lấy giá trị kinh tế. Điều này không giống như các công cụ đòn bẩy tài chính của FED mà vốn dĩ chẳng có thực chất gì, nhưng chúng ta buộc phải chấp nhận ngày hôm nay.

                
    2. Thứ hai, để thực hiện mục tiêu này, Fed và hàng loạt NHTW các nước đã chế tạo ra lãi suất gần bằng 0 trong ít nhất một thập kỷ qua, cho phép chính phủ liên bang tiếp tục bội chi một cách phóng túng, điều này rõ ràng gây nguy hại cho nền kinh tế của chúng ta.

      Giá quan trọng nhất trong nền kinh tế thị trường là lãi suất - đôi khi được gọi là “giá của tiền”. Với lãi suất gần bằng 0, giá trị thời gian của tiền đã ít nhiều bị xóa bỏ, che khuất các tín hiệu quan trọng mà các doanh nhân cần để đưa ra quyết định của họ.

      Nguy hại hơn, điều này tạo ra hàng nghìn tỷ USD “vốn pháp định”. Vốn pháp định “rẻ tiền nhân tạo” hình thành từ các chính sách của Fed bảo lãnh cho các tập đoàn “xác sống”, làm chậm quá trình kinh tế lành mạnh.

                
    3. Cuối cùng, sự "sáng tạo" không giới hạn công cụ đòn bẩy tài chính và quy định "chuẩn an toàn" của ngân hàng giúp ngân hàng tạo tiền ảo, đồng thời cho vay đòn bẩy bằng tiền ảo này. Trong thời kỳ kinh tế bình thường, tiền tiết kiệm đã cung cấp vốn cho việc sản xuất ra của cải vật chất thực sự. Tuy nhiên, ngày nay ngân hàng hợp thức hóa việc từ 1 đồng “tiền thật” có thể cho hộ gia đình, doanh nghiệp vay tới 5 - 6 đồng tiền ảo (mà nền kinh tế không hề tạo ra bất kỳ của cải vật chất thực sự nào).

      Mục tiêu cuối cùng khi vô giá trị hóa tiền tệ của các nhà tài phiệt là tạo ra các chính phủ nợ nần, từ đó đưa quốc gia tịnh tiến lên "chủ nghĩa xã hội" trong vô thức
      Rốt cuộc, kẻ tước đi tiền thật của quốc gia, nhưng lại đóng vai vị cứu tinh của các chính phủ và nền kinh tế, cũng chính là các nhà tài phiệt ngân hàng.


    Ông Hendrickson cho rằng đa số người dân đều có lỗi. Họ bỏ phiếu cho chính phủ
    • để tiêu tiền nhiều,
      nhiều hơn,
      nhiều hơn nữa.
    Đối với các chính trị gia, động lực rất đơn giản:
    • Chi nhiều hơn cho các chương trình mà cử tri thích,
      hoặc những cử tri đó sẽ “tống cổ” bạn đi.


    Những vị tổng thống đáng tôn kính như George Washington và Thomas Jefferson, cho rằng việc tiêu tiền như vậy là vô đạo đức vì các thế hệ tương lai sẽ phải trả nó. Tuy nhiên, ngày nay, sự kiềm chế đạo đức đó đã lỗi thời và không còn tồn tại. Cho dù đó là nợ tư hay nợ công, người ta vẫn thích sống theo kiểu “chi tiêu hôm nay, hoàn trả mai sau (nếu có thể)”.

    Trong ngắn hạn, việc tạo thêm hàng nghìn tỷ USD nợ công dường như không gây hại gì. Thế còn về sau này thì sao? Nhà kinh tế học người Anh John Maynard Keynes né tránh câu hỏi đó bằng cách trả lời:
    • “Về sau đó, chúng ta đều chết cả rồi”.


    Có một công thức lặp đi lặp lại trong mọi khủng hoảng kể từ khi hệ thống tài chính hiện đại kích thích nợ và tiền tệ không còn dựa trên bản vị vàng được tóm lược như sau:
    • Bong bóng giá tài sản
      - vỡ nợ tư nhân
      - chính phủ giải cứu biến nợ tư nhân thành nợ chính phủ
      - khủng hoảng
      - chính phủ gia tăng sở hữu tài sản xã hội
      - người dân, doanh nghiệp trông đợi, ỷ lại vào các 'gói cứu trợ của chính phủ và chính sách tiền tệ cho không
      - bong bóng tài sản phình to…

    Nhưng chưa hết, các chính quyền nợ nần ngày một lớn, chủ nợ lại chính là các nhà tài phiệt tài chính hàng đầu thế giới. Các kế hoạch, phương thức, đường lối của các chính quyền rốt cuộc hoàn toàn có thể bị nhóm tài phiệt này chi phối.

    Một cách hình ảnh,
    • chính quyền các nền kinh tế, quốc gia trở thành các con rối của nhóm tài phiệt vốn quản lý cả thế giới này,
    • trong khi người dân “bám chặt” vào chính quyền trong nỗi sợ hãi vô căn cứ và dâng hết tài sản của mình cho chính quyền sở hữu và trả nợ...


    Chúng ta cần một câu trả lời trung thực hơn, đó là điều nguy hại về tiền tệ có thể gây ra rất nhiều nỗi đau cho rất nhiều người trước khi họ chết. Sự vô giá trị hóa tiền tệ có hậu quả sâu rộng, hậu quả này không gì khác hơn ngoài
    • sự vô giá trị,
      trước tiên là của đồng tiền,
      sau đó là của bản tính con người chúng ta.





    Tâm An


    Tham khảo các nguồn:

    https://www.ntdvn.com/chuyen-de/phan-4- ... 61676.html
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20017
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Đòn bẩy tài chính - Lòng tham không đáy - Kẻ giấu mặt - 'Tiến lên chủ nghĩa cộng sản’ - Khủng hoảng và Ung thư

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




    Phần 5:

    Cơ chế ‘đột biến’ tế bào ung thư
    giống hệt
    cơ chế ‘thúc đẩy khủng hoảng tài chính’

    _____________________________________________________
    Trà Nguyễn _ 20/02/21




    Sau khi tiêu chuẩn vàng bị loại bỏ, các quốc gia bắt đầu in thêm tiền tệ của riêng họ. Lạm phát không ngừng gia tăng. Dù vậy, các chính phủ “hài lòng” với việc từ bỏ tiêu chuẩn vàng vì điều này tạo ra tăng trưởng kinh tế nhiều hơn trên lý thuyết.

    Họ cần con số tăng trưởng để kiếm phiếu bầu, dù sự tăng trưởng dựa trên vay nợ, nguồn vốn vay ảo do “số nhân tiền” của hệ thống ngân hàng tạo ra, hệ thống khuyến khích vay nợ phát triển như “nấm mọc sau mưa” và giá trị tiền bị định giá cao hơn so với giá trị hàng hóa, của cải thực sự làm ra sẽ tất yếu dẫn đến khủng hoảng kinh tế - tài chính, dẫn tới gia tăng sở hữu chính phủ, gia tăng can thiệp chính phủ, gia tăng mất tự do quốc gia dân tộc vào các tổ chức quốc tế (mà đằng sau là các nhà tài phiệt tài chính)...

    Nhưng ai quan tâm chứ?
    Cả thế giới đều trở nên tham lam hơn và ích kỷ hơn:
    • chính trị gia cần phiếu bầu,
      doanh nghiệp muốn kiếm tiền ngay,
      người dân muốn tiêu dùng không giới hạn,
      ngân hàng muốn thu lợi nhuận từ cho vay nợ càng nhiều càng tốt...
    Ai cũng muốn hưởng thụ và thành công dù chỉ là trong ngắn hạn,
    không ai muốn nghĩ nhiều về hậu quả
    lại càng không muốn nghĩ tới sự bất định của tương lai...

              
    “Trái đất cung ứng đầy đủ cho nhu cầu của con người, nhưng không bao giờ đủ cho lòng tham của họ”.
    - Gandhi.






    Cơ chế hư hỏng của tế bào ung thư
    và cơ chế hư hỏng của nền kinh tế:
    ‘Sự ích kỷ’ của tế bào lỗi trong khi hệ thống giám sát (miễn dịch) suy yếu do tham dục


    Ung thư đã trở thành đại dịch của nhân loại và là vấn nạn lớn ở nước ta; cứ mỗi giờ qua đi, bình quân có 10 người Việt chết vì căn bệnh này; điều đáng buồn là độ tuổi của người mắc ung thư ngày càng trẻ hóa. Nghiên cứu cho thấy, nguyên nhân và cơ chế tạo ra tế bào ung thư, một cách đáng ngạc nhiên, chính là do sự “hư hỏng” của một tế bào (ở mức vi quan) - tương ứng với một quá trình trượt dốc đạo đức của một con người (tại mức vĩ quan), vốn bắt nguồn từ sự vị kỷ (vì lợi ích bản thân).

    Nền kinh tế cũng có triệu chứng “ung thư” tương tự như vậy. Tuy nhiên, lời giải cho căn bệnh ung thư, hay “căn bệnh” khống chế nợ và khủng hoảng tài chính - kinh tế dường như không quá xa xôi, đâu đó có lẽ là cách chúng ta lựa chọn phương thức sinh sống, phương thức tăng trưởng kinh tế mà thôi.





    Cơ chế tạo ung thư xuất phát tự ‘sự ích kỷ’ của tế bào lỗi,
    khi nó liên tục lách ‘luật’ của hệ thống miễn dịch cơ thể


    Theo Trung tâm Thông tin sinh học Mỹ (National Center for Biotechnology Information):
    • "Thay vì phản ứng thích hợp với các tín hiệu kiểm soát hành vi tế bào bình thường, tế bào ung thư phát triển và phân chia theo cách không kiểm soát được, xâm nhập các mô và cơ quan bình thường và cuối cùng lan rộng khắp cơ thể.

      Sự bất thường này là một bí ẩn làm đau đầu các nhà khoa học. Các nhà nghiên cứu ung thư đã biết được rằng phải mất nhiều giai đoạn để một tế bào tích lũy những lỗi protein khác nhau, rồi cuối cùng bằng cách nào đó, chúng vô hiệu hóa tất cả các cơ chế bảo vệ quan trọng ở cấp độ tế bào.

      Sau đó, tế bào ung thư đầy lỗi protein ấy bắt đầu di căn, trong quá trình đó nó lại tiếp tục “vi phạm nhiều luật lệ” của hệ thống, bao gồm cả các luật của hệ thống miễn dịch. Giống như cảnh sát, thông thường hệ thống miễn dịch sẽ liên tục “tra hỏi” các hệ thống trong cơ thể để loại bỏ các tế bào bất thường.

      Vậy tại sao các tế bào có thể “xoay sở” để tích tụ nhiều lỗi đến thế mà không bị loại bỏ trong khi ở mức vi quan của một tế bào, có nhiều cơ chế bảo vệ được đặt ra.

      Tiến sĩ Tongwen Wang - Nhà nghiên cứu về ung thư và các bệnh kháng thuốc - Khoa Miễn dịch học - Trung tâm Nghiên cứu Virginia Mason - Đại học Washington, trong suốt 20 năm nghiên cứu căn bệnh ung thư đã có được những nhận định: "Cũng giống như một đời của con người có sinh – lão – bệnh – tử, đời của một tế bào cũng có một quá trình tương ứng: tăng trưởng – chuyên môn hóa – lão hóa – chết".


    Cơ thể có một cơ chế được xem là “cánh cửa sát hạch”, nếu tế bào không đạt tiêu chuẩn và vấn đề không thể được khắc phục, tế bào sẽ kích hoạt hệ thống báo động, dẫn đến một chế độ tự hủy được sắp đặt hoàn hảo đến mức đáng kinh ngạc. Như vậy, một tế bào bình thường sẽ hoạt động phù hợp với hệ thống mà nó thuộc về. Khi có lỗi xảy ra, các tế bào có một cơ chế “hy sinh” bản thân vì lợi ích của chỉnh thể.

    Ngược lại, một tế bào ung thư bằng cách nào đó đã “lách” qua các luật tại mỗi cổng kiểm soát giữa các giai đoạn phát triển, qua đó tiếp tục tăng trưởng số lượng. Cơ chế “tự hy sinh” cũng bị loại bỏ để chúng đạt được sự “bất tử”. Tất nhiên, sự bất tử tạm thời như vậy kéo theo cái chết của cả chỉnh thể. Thú vị thay, điều này phản ánh một “sinh mệnh” rất thiếu hiểu biết mà lại vô cùng ích kỷ.

    Cũng giống hệt như cơ chế tạo ra tế bào ung thư, cơ chế tạo khủng hoảng kinh tế xuất phát từ sự ích kỷ của ngân hàng, doanh nghiệp, cá nhân và chính phủ, khi cố gắng gia tăng lợi ích cho bản thân dựa trên vay nợ.

    Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009, có rất nhiều nghiên cứu tìm kiếm căn nguyên của khủng hoảng với hy vọng có thể tìm được lời giải đáp cho tương lai tốt hơn. Các nghiên cứu, dù tiếp cận dưới bất kỳ phương diện nào cũng không khỏi nhắc tới “cốt lõi” của khủng hoảng: sự ích kỷ, tha hoá đạo đức của doanh nghiệp, ngân hàng và cả sự phóng túng tiêu dùng, đầu cơ theo trào lưu của người dân. Một nét tương đồng cơ bản với các tế bào “đột biến” gây ung thư.

    Hệ thống ngân hàng và cơ cấu tiền tệ cùng các đòn bẩy tài chính của nó đã hình thành nên một ”nền kinh tế nợ nần”. Dù ở quy mô cá nhân hay tổ chức, điều này đã "vô tình" đánh mất tự do của người đi vay và kích hoạt lòng tham của kẻ cho vay.

    David Beim - giáo sư tài chính tại Trường Kinh doanh Columbia, nhận định về nguyên nhân khủng hoảng kinh tế 2008-2009 như sau:
    • “Vấn đề không chỉ là sự tham lam của các ngân hàng trong việc thúc đẩy nợ vô lối. Các vấn đề còn nằm ở chính mỗi chúng ta. Chúng ta đã sống quá tham lam, ích kỷ. Mức sống của chúng ta đang tăng lên đáng kể trong 25 năm qua, và chúng ta thậm chí đã vay mượn để tạo ra phần lớn sự thịnh vượng đó. Chúng ta đã vay nợ quá mức, và chúng ta đã làm điều đó trong nhiều thập kỷ. Bây giờ, nợ đạt đến một đỉnh cao không thể chịu đựng được, nơi người có thu nhập trung bình không thể trả được các khoản nợ mà họ đã mắc phải”.


    Sheila Bair, cựu chủ tịch Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi Mỹ, người tại nhiệm trong cuộc khủng hoảng tài chính nhà ở dưới chuẩn Mỹ 2008-2009 đã trải lòng trong một cuộc phỏng vấn năm 2013 về nguyên nhân của khủng hoảng:

    • “Tham lam và thiển cận là hai nguyên nhân bao trùm. Tôi nghĩ rằng thị trường chứng khoán hóa khoản vay cung cấp tất cả các khoản thế chấp không có khả năng chi trả này, cho phép người khởi tạo thoát khỏi bất kỳ trách nhiệm giải trình hoặc trách nhiệm nào. Nếu thế chấp sau đó trở nên vô nghĩa thì tất cả rủi ro sẽ được chuyển cho các nhà đầu tư. Vấn đề sau đó càng trở nên vô đạo đức hơn khi các cơ quan xếp hạng đưa ra xếp hạng AAA đối với các chứng khoán hóa được hỗ trợ bởi các khoản thế chấp kém chất lượng.

      Những công cụ phái sinh trị giá hàng nghìn tỷ USD này được tạo ra dựa trên xếp hạng ‘vô đạo đức’ của các khoản thế chấp đã làm tăng thiệt hại, trong khi chúng cũng mang lại cho các nhà đầu tư một cảm giác an toàn ‘ảo’. Các nhà đầu tư, thay vì tự mình thẩm định rủi ro, họ đã rất vui khi nhận được lợi nhuận béo bở từ các khoản thế chấp dưới chuẩn này. Các ngân hàng [Mỹ] sẵn sàng chấp nhận rủi ro với các khoản vay thế chấp và các sản phẩm chứng khoán dựa trên thế chấp này ngay cả khi ngân hàng không đủ vốn để bù đắp rủi ro”.


    Các đánh giá, phân tích từ chuyên gia cho thấy, giống hệt như cơ chế đột biến tế bào ung thư do ích kỷ, tham lam đã sẵn sàng “lừa dối” hệ thống kiểm soát của hệ miễn dịch (phản ánh một sự tha hoá đạo đức) - cơ chế tạo khủng hoảng kinh tế cũng xuất phát từ việc cá nhân, doanh nghiệp, ngân hàng và thậm chí cả chính phủ đều vì sự ích kỷ, tham lam của mình, cố gắng lách các “chuẩn mực an toàn” một cách phi đạo đức để vượt qua hệ thống kiểm soát, lờ đi rủi ro, thiếu trách nhiệm với chính mình để chạy theo lợi ích ngắn hạn trước mắt. Tất cả chỉ cần biết vay nợ để kiếm lợi nhuận, phiếu bầu (hoặc uy tín chính trị) và cố gắng “đá quả bóng rủi ro” sang đối tượng khác một cách phi đạo đức.





    Sự ‘dư thừa’
    làm hệ thống giám sát lỗi protein của tế bào
    quá tải, sai lệch và không hoàn thành sứ mệnh của mình


    Nội dung chính của tế bào là protein, bản thân mỗi tế bào tồn tại cơ chế tạo protein mới (hệ thống Ribosome) và cơ chế loại bỏ các protein già, lỗi (rối loạn chức năng) (hệ thống Proteasome) nhằm giữ tế bào được khỏe mạnh.

    Tiến sĩ Allen Taylor từ Đại học Boston cho biết, khi các nguồn cung cấp thực phẩm bị hạn chế, những con chuột sống lâu hơn và hệ proteasome của chúng sẽ giảm kích thước.

    Aubry et al (2002) [3] cho biết trong các tế bào ung thư, hệ proteasome đã hoạt động ở mức cao nhất.

    Theo những nghiên cứu tỉ mỉ về các quá trình chuyển hóa protein trong tế bào được công bố bởi Yewdell (2001) [4], có vẻ như 1/3 các protein mới bị tiêu hủy ngay sau khi chúng được tạo ra. Do đó, các tế bào phải làm việc trong một tình trạng rất bận rộn và lãng phí.

    Như vậy, bức màn bí mật đã được vén mở : với một nguồn cung cấp thực phẩm dồi dào dẫn tới mức dư thừa, thì hệ proteasome sẽ phải làm việc “cật lực” và dễ dàng dẫn đến sự “mệt mỏi”. Nếu tất cả các tế bào trong một cơ thể đang trong trạng thái “sản xuất hàng loạt”, hệ proteasome sẽ có khả năng bị quá tải và không thể tiêu hủy các protein già và bị hỏng, từ đó lại gây ra những lỗi khác, phá vỡ sự cân bằng.

    Khi các protein xấu không thể bị loại bỏ, chúng sẽ tiếp tục gây tác hại đến toàn bộ hệ thống cho đến khi cả hệ thống bị mất kiểm soát. Dù các tế bào có cố gắng tăng số lượng sản xuất proteasome đến mấy, nếu sự chuyển hóa tiếp tục gia tăng, các tế bào cuối cùng sẽ không quản lý nổi nữa. Mức tăng proteasome được tìm thấy trong các tế bào ung thư phản ánh một “trận chiến cuối cùng” của các tế bào nhằm cố giành lại sự cân bằng.

    Một câu hỏi được đặt ra là:
    • Phải chăng những căn bệnh mà người hiện đại đang mắc phải là hậu quả của lối sống xô bồ, sự căng thẳng tinh thần, và những mưu cầu bất tận đang cuộn lấy tâm trí và trái tim của họ.
    • Nói sâu hơn, phải chăng sự ham muốn bất tận đối với tiền tài, vật chất, danh lợi và quyền lực cũng gắn liền với nhiều căn bệnh của xã hội?


    Giống hệt cơ chế ung thư của tế bào - Cơ chế khủng hoảng tạo ra bởi công cụ nợ đòn bẩy, hệ số nhân tiền của ngân hàng, việc từ bỏ bản vị vàng của chính phủ, chính sách tiền rẻ ngập thị trường... đã thúc đẩy lòng tham, sự ích kỷ, vị tư của các cá nhân doanh nghiệp và chính phủ: tiêu dùng quá mức, sản xuất dư thừa, chính phủ tham lam thành tích tăng trưởng đã thúc đẩy nợ, gia tăng can thiệp trái quy luật cung - cầu tự nhiên vào “cơ thể” của nền kinh tế.

    Khi chính phủ chỉ chạy theo tăng trưởng GDP thuần tuý mà bất chấp
    • môi trường,
      bền vững nợ,
      giá trị thực của tiền tệ,
    khi đó
    • nền kinh tế ngập trong tiền tệ rẻ,
      ngân hàng ngày đêm thúc đẩy nợ,
      doanh nghiệp sản xuất dư thừa,
      con người tiêu dùng cả những sản phẩm, hàng hoá, thức ăn mà họ không có nhu cầu thực sự.


    Đó là khi nền kinh tế bắt đầu “đột biến” bằng các cuộc khủng hoảng (xuất phát từ vỡ nợ) và các đột biến lan tỏa, lây lan cho đến khi
    • xã hội sụp đổ
      hoặc một sự thay đổi sâu sắc từ nhận thức đối với “cơ thể” của nền kinh tế.


    Cũng giống như cơ chế đột biến của tế bào ung thư do hệ thống giám sát của tế bào trở nên yếu kém, các cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế đều chịu cáo buộc về hệ thống giám sát yếu kém, lạc hậu so với sự “láu cá”, “chuẩn mực đạo đức tồi” của các thành viên thị trường.

    Sau mỗi cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế, hàng loạt các chuẩn mực an toàn mới được gia cố, các hệ thống giám sát cấp quốc gia, cấp khu vực, thậm chí toàn cầu được thiết lập mới hoặc bổ sung thêm. Nhưng rốt cuộc, sự “tham dục quá mức” và dư thừa quá mức đã làm suy yếu mọi hệ thống giám sát.

    Chẳng hệ thống nào có thể giám sát tuyệt đối sự tham lam đã trở nên ngày càng phổ biến trong nền kinh tế, đặc biệt khi chính các chính phủ (quản lý hệ thống giám sát này) lại có thể vì các mục tiêu chính trị, lợi ích kinh tế nhóm với các “protein” là doanh nghiệp, ngân hàng lớn nào đó mà lơ là đi chức năng của mình.

    Nếu sự trao đổi chất “siêu tốc” ở các tế bào ung thư được xem như việc các tế bào “phóng túng, bại hoại” sẽ dẫn đến cái chết của một cơ thể, thì mỗi con người “sống gấp”, truy cầu hưởng thụ, sùng bái vật chất cũng có thể được ví như những con người “ung thư”; và tất yếu sẽ dẫn đến sự diệt vong của một xã hội, chứ không chỉ là một cuộc khủng hoảng kinh tế đơn thuần.
              
    Cuối cùng,
    đâu là giải pháp cho sức khỏe của mỗi cá nhân, cho sự lành mạnh của các nền kinh tế?
    Có lẽ mỗi bạn đọc đã có câu trả lời cho riêng mình…

              




    Trà Nguyễn


    TÀI LIỆU THAM KHẢO:
    • [1] Scrofano MM, Jahngen-Hodge J, Nowell TR Jr, Gong X, Smith DE, Perrone G, Asmundsson G, Dallal G, Gindlesky B, Mura CV, Taylor A. Ảnh hưởng của quá trình lão hóa và hạn chế calorie về mức độ dinh dưỡng trong plasma trên chuột đực và cái Emory. Mech Ageing Dev. 15 tháng 9 năm 1998; 105 (1-2): 31-44.
    • [2] Scrofano MM, Shang F, Nowell TR Jr, Gong X, Smith DE, Kelliher, Minnesota M, J Dunning, Mura CV, Taylor A. Lão hóa, hạn chế calo và ubiquitin phụ thuộc vào sự phân giải protein ở gan của chuột Emory. Mech Ageing Dev. 01 tháng tư năm 1998; 101 (3): 277-96.
    • [3] Dutaud D, L Aubry, Henry L, Levieux D, Hendi KB, Kuehn L, Cục JP, và Ouali A. Phát triển và đánh giá của một chiếc bánh sandwich ELISA để định lượng các proteasome 20S trong huyết tương người. J. của miễn dịch. Meth. 2002; 260: 183-193.
    • [4] Yewdell JW. Không như một khoa học ảm đạm: kinh tế tổng hợp protein, gấp, suy thoái và xử lý kháng nguyên. Xu hướng in Cell Bio. năm 2001; 11 (7): 294-297.
    • [5] https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK9963/


    https://www.ntdvn.com/kinh-te/co-che-do ... 62989.html
Trả lời

Quay về “Quốc Tế”