Úc

Trả lời
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5410
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Úc

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    Victoria: 3 cậu teen chơi game chung trong phòng khách bị phạt gần $5000



    Thủ tướng cảnh báo lệnh phong tỏa sẽ không được bãi bỏ sớm và bây giờ một lãnh tủ tiểu bang cho biết ông sẽ không ngần ngại áp dụng luật phong tỏa “stage 4”, có nghĩa là phong tỏa hoàng toàn giống như ở Ý.

    Thủ hiến Victoria vừa cho biết sáng nay là mặc dầu đường cong đã thẳng bớt, nhưng tình hình cũng sẽ có thể xấu hơn và luật phong tỏa gắt gao hơn sẽ làm cho nhiều người “đau khổ” nhưng đó là “giá xứng đáng để cứu mạng sống con người”.

    Ngược lại Thủ hiến của NSW, bà Gladys Berejiklian cũng hồi sáng này cho biết bà không muốn cho người ta đặt nhiều kỳ vọng nhưng có thể luật giới hạn sẽ được nới lỏng trong vài tuần tới nếu như các chuyên gia y tế cho biết đó là điều khả thi.

    Đến sáng nay, cả nước Úc có hơn 6000 ca nhiễm, trong đó có 2734 ca ở New South Wales, 1212 ở Victoria, 943 ở Queensland, 415 ở South Australia, 481 ở Western Australia, 98 ở Tasmania, 99 ở ACT và 28 ở Northern Territory .

    Số tử vong đã lên đến 50.


    Cũng tin Victoria

    Có thể nói Victoria là tiểu bang áp dụng luật phong tỏa nghiêm khắt nhất. Cách đây hai hôm một nhóm bạn chơi cricket ở công viên sau nhà bị phạt tổng cộng khoảng $8000 vì không tuân thủ luật giữ khoảng cách. Một người mẹ hướng dẫn cô con gái học lái xe bị phạt $1600 vì ra đường không có lý do chính đáng, nhưng sau đó báo chí phản ảnh quá nên cô con gái cuối cùng được tha. Hôm nay 3 cậu teen không cùng nhà chơi game trong phòng khách bị phạt tổng cộng gần $5000.

    Hôm qua cảnh sát Victoria bố ráp tại 835 địa điểm bao gồm nhà, cơ sở thương mại, và các dịch vụ không cần thiết để kiểm tra lệnh giữ khoảng cách và cách ly.

    Tổng cộng có 114 trường hợp phạm luật và bị giấy phạt.


    Nguồn:https://news.vietluan.com.au


              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5410
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Úc

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    Coronavirus ở Australia: Scott Morrison cho biết “loại bỏ” COVID-19 sẽ trả giá rất đắt



    Thủ tướng Scott Morrison có quan điểm rõ ràng rằng bất cứ cố gắng nào để loại bỏ hoàn toàn COVID-19 ở Úc phải trả một quá đắt về kinh tế, trong lúc đó Tổng Quản Trị Y Tế Quốc Gia, Brendan Murphy cho biết muốn đạt đến tham vọng đó phải kiểm soát biên giới trong thời gian dài bằng một cách rất mạnh bạo.

    Nội các của Morrison sẽ nhận được các cố vấn trong thời gian rất sớm về nhiều giải pháp đối phó, nhưng trong buổi họp báo vào tối thứ Ba cùng với Murphy, Thủ tưởng bác bỏ những giải pháp quá tham vọng.

    New Zealand là quốc gia đang chọn giải pháp loại bỏ “elimination” cho nên chọn phương cách phong tỏa toàn diện. Loại bỏ là giải pháp mà Vũ Hán đã áp dụng trước đây.

    Morrison đang tập trung vào những giải pháp dung hòa giữa sức khỏe và kinh tế, có thể tóm gọn trong câu nói “cứu mạng người và cứu sinh kế” (saving lives and saving livelihoods).

    Có một ký giả đã hỏi ông Murphy rằng nước Úc đang có tương đối ít ca nhiễm, có thể có lợi điểm để loại bỏ vi khuẩn hoàn toàn.

    Ông Murphy trả lời rằng đây là một những giải pháp có thể làm nhưng vấn đề là “bạn không có miễn dịch trong cộng đồng và bạn phải kiểm soát biên giới một cách rất gắt gao và thời gian có thể kéo dài rất lâu.”

    “Nhiều quốc gia trên thế giới đang tìm một phương cách đối phó nhưng không có con đường nào rõ ràng. Có nhiều con đường để chọn, tùy thuộc vào sự ưu tiên của mỗi quốc gia.”

    Ông cho biết rằng Ủy Ban Bảo Vệ Sức Khỏe Nước Úc (the Australian Health Protection Principal Committee) sẽ đệ trình lên chính phủ nhiều giải pháp chọn lựa. “Nước Úc đang có lợi điểm là chúng ta đang ở vị trí tương đối bình yên,” ông nói.



    NED-1393-Coronavirus-peak-graph - 0



    Phương pháp hiện tại Úc đang áp dụng là “nhận diện, kiểm soát và phong tỏa” (identify, control and isolate).

    “Đó có thể là một chiến lược lâu dài. Chúng tôi đã tìm hiểu tất cả các giải pháp đang có nhưng không có con đường nào rõ ràng.

    “Không giống như đại dịch cúm, chiến lược để đối phó là tìm cách kiểm soát, ngăn lại cho đến khi có vaccine, bởi vì chúng ta biết chắc là sẽ có vaccine, nhưng trong trường hợp này chúng ta không biết chắc khi nào sẽ có vaccine. Cho nên chúng ta phải nghĩ đến nhiều giải pháp khả thi… nhưng không có một câu trả lời nào đúng hoàn toàn.”


    Morrison nói thêm vào câu trả lời của Murphy là nội các của ông “phải nghĩ đến khả năng điều hành quốc gia một cách hiệu quả trong tình huống bị khủng hoảng y tế”.

    Dĩ nhiên nếu giải pháp đó vượt quá khả năng của chính phủ thì đó không thể là giải pháp mà chính phủ có thể chọn lựa.

    Được hỏi là bao nhiêu phần trăm của dân số cần phải có để đạt được sự “miễn dịch cộng đồng” trước khi đời sống có thể trở lại sinh hoạt bình thường, Murphy cho biết sẽ không có câu trả lời chắc chắn.
    “Một số người nói rằng phải cần đến trên 50%, có thể đến 60%.

    “Nhưng rõ rằng, chúng tôi không chọn lựa giải pháp “miễn dịch cộng đồng”, chúng tôi đang theo đuổi giải pháp kiểm soát và ngăn chận.

    Murphy cũng nói thêm rằng giải pháp “miễn dịch cộng đồng” trước đây đã thành công với loại vi khuẩn khác, nhưng đối với loại vi khuẩn corona chưa có một quốc gia nào thử nghiệm và thành công với giải pháp này.

    Theo mô hình dự đoán mà chính phủ đã nhận được và trình bày vào tối hôm qua dự đoán về tình hình của Úc trong những tuần tới.

    Theo tài liệu này thì khi tình huống xấu nhất xảy ra – một sự bùng phát không kiểm soát được – Úc phải cần 35,000 giường mỗi ngày trong khu Intensive Care Unit (ICU), điều này hoàn toàn vượt quá quả năng của nước Úc – chỉ cho thể cung cấp 7,000 ICU giường.

    “Với sự cách ly và phong tỏa, đòi hỏi này có thể giảm xuống 17,000 ICU vào đỉnh điểm, vẫn còn vượt quá xa khả năng đang có. Với sự cách ly, phong tỏa và áp dụng giữ khoảng cách mỗi ngày, đòi hỏi mỗi ngày giảm xuống còn 5,000.”

    Trong những ngày qua, chính phủ cảm thấy phấn khởi khi đường cong bắt đầu thẳng lại, nhưng những tuần lễ tới sẽ là giai đoạn rất quan trọng đối với nước Úc, cả hai Morrison và Murphy đều thiết tha kêu gọi người Úc giữ khoảng cách và ở nhà trong dịp Lễ Phục sinh.



    Flattening-the-curve--Different-tactics-compared - 0



    Mặc dầu số ca mới đã giảm và phần lớn các ca đến từ ngoại quốc hoặc liên hệ, Murphy nói “điều làm chúng tôi lo ngại nhất là có hơn 500 người nhiễm vi khuẩn này từ những người trong cộng đồng mà không biết họ đang bị nhiễm.

    “Điều đó có nghĩa là có những người đang đi bộ trong cộng đồng có thể truyền nhiễm cho bạn vì chính họ cũng không biết là họ đang bị nhiễm. Đó là lý do chúng ta không nên ỷ lại về những gì chúng ta đang làm,”

    Khi được hỏi sự hạn chế đi lại khi nào có thể nới lỏng – Morrison nói rằng có thể vào những thời điểm khác nhau tại mỗi vùng, mỗi tiểu bang của nước Úc. Mỗi tiểu bang đang theo dõi và thử nghiệm khác nhau.

    Buổi họp nội các hôm thứ Ba cũng có bàn đến chuyện hợp đồng thuê shop đối với những thương vụ từ nhỏ đến trung bình bị ảnh hưởng bởi cơn khủng hoảng hiện nay.

    Mỗi tiểu bang đang soạn thảo một luật riêng để giải quyết về vấn đề này nhưng nguyên tắc chung là tiền thuê sẽ được giảm tùy thuộc vào lợi tức bị mất của người thuê và gánh nặng này sẽ được chia giữa chủ shop và người thuê,

    Luật của chính phủ là trong thời gian 6 tháng, kể từ ngày các cửa tiệm đóng cửa hoặc bị ảnh hưởng, chủ shop không được hủy bỏ hợp đồng hoặc gây khó khăn đối với người thuê cho dù người thuê không trả tiền.

    Trong lúc đó chính phủ cũng xác nhận học sinh lớp 12 năm nay vẫn tiếp hành như bình thường, không có chuyện hủy bỏ như một số nguồn tin.

    Nguồn:https://news.vietluan.com.au

              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5410
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Úc

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    Thủ tướng Úc lên án WHO vì ủng hộ TQ
    mở lại chợ động vật hoang dã




    Chợ động vật hoang dã, chim sống phổ biến khắp nơi tại Trung Quốc, nó được coi là trung gian chính làm virus lây lan. Trong lúc dịch bệnh trên thế giới đang ở thời kỳ đỉnh cao, chính quyền Bắc Kinh lại cho phép các chợ kiểu này mở cửa lại, và được WHO ủng hộ, việc này mang đến mối đe dọa nghiêm trọng về an toàn y tế cộng đồng cho thế giới. (Ảnh: Simon Law/Flickr/CC BY-SA 2.0


    Theo Fox News đưa tin, vài ngày sau khi nghị viên lưỡng đảng Mỹ thúc giục WHO đóng cửa các chợ động vật hoang dã trên toàn cầu, Thủ tướng Úc Scott Morrison đã phát biểu bình luận nói trên.

    Gần đây, các chợ loại này ở các thành phố Trung Quốc (giống như chợ Hoa Nam thành phố Vũ Hán) lại bắt đầu hoạt động trở lại, trong khi những thành phố này mới thực hiện biện pháp gỡ bỏ phong tỏa phòng chống virus không lâu.

    “Nói một cách thẳng thắn, tôi cho rằng đây là điều khó có thể lý giải được. Chúng ta cần bảo vệ thế giới tránh khỏi sự đe dọa tiềm ẩn giống như loại virus này bùng phát.” ông Scott Morrison nói trên kênh Nine Network.

    “Sự kiện chợ động vật hoang dã làm lây lan virus, không chỉ có một sự kiện, các sự kiện tương tự đã xảy ra rất nhiều lần rồi.”

    Ông nói thêm: “Ở Úc chúng ta không có chợ kiểu này. Tôi cảm thấy khó hiểu đối với quyết định này của Trung Quốc.”

    Trong một bản tuyên bố, WHO nói: “Virus nhắc nhở chúng ta, cần phải đảm bảo thị trường thực phẩm của chúng ta được quản lý và giám sát tốt, cũng như cung cấp môi trường an toàn để mọi người giao dịch, mua bán thực phẩm.”

    Tuy nhiên, tuyên bố lại cho biết, “Không cần đóng cửa chợ động vật hoang dã và chợ thực phẩm khác”.

    Ông Scott Morrison không phải là quan chức duy nhất của Úc đặt nghi ngờ với WHO. Bộ trưởng Bộ Y tế Liên bang Úc Greg Hunt cũng ủng hộ phát biểu của ông Scott Morrison, ông lo lắng Bắc Kinh mở cửa trở lại đối với các chợ động vật hoang dã có thể sẽ gây ra nhiều rủi ro hơn.

    Ông nói với Đài Phát thanh Truyền hình Úc (ABC) rằng: “Loại bệnh này rất có khả năng là do chợ bán động vật hoang dã, chim sống ẩm thấp ở Vũ Hán gây ra, rất rõ ràng, những chợ đó là trung gian (lan truyền virus) rất nguy hiểm.”

    Ông Greg Hunt bổ sung thêm: “Chúng tôi không đồng ý lập trường của tổ chức quốc tế nào đó. Chức trách của chúng tôi là bảo vệ người dân Úc, và chúng tôi tin rằng lập trường của tuyệt đại đa số người trên thế giới nhất trí với chúng tôi.”

    Tuần trước, Thượng nghị sĩ Mỹ Cory Booker, Lindsey Graham và hơn 60 nghị viên của quốc hội Mỹ đã kêu gọi WHO trong khi ngăn chặn viêm phổi Vũ Hán phổ biến khắp nơi, cũng cần đồng thời đóng cửa vĩnh viễn tất cả các chợ động vật hoang dã trên toàn cầu.

    Trong một bức thư ký tên chung của Hạ viện, các nghị sĩ thúc giục quan chức WHO có “hành động tích cực để đóng cửa chợ động thực vật hoang dã sống trên toàn cầu”, “đồng thời cấm buôn bán động thực vật hoang dã quốc tế không phải vì mục đích bảo tồn”.

    Ông Cory Booker và ông Lindsey Graham viết: “Chợ động thực vật hoang dã được gọi là chợ ‘món ăn dân dã’ có liên quan đến bùng phát dịch SARS năm 2003, và nó được coi là nơi bắt nguồn của viêm phổi Vũ Hán hiện nay.”

    “Do loại bệnh này tiếp tục đe dọa đến hàng triệu mạng người, khiến cho hệ thống y tế bảo vệ sức khỏe của các nước sụp đổ, và hủy hoại kinh tế các nơi trên thế giới. Do đó, tất cả chúng ta phải hành động như một cộng đồng toàn cầu để bảo vệ sức khỏe cộng đồng (thế giới).”

    Huệ Anh

    Nguồn:https://vietluan.com.au


              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5410
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Úc

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           


    Giá nhà ở Úc: giảm từ $300,000 đến $1.5 triệu



    Căn nhà này nằm ở ngoại ô của Sydney giảm $300,000 so với giá nguyên thủy


    Vì ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng hiện nay khiến cho giá nhà giảm nhiều ở Sydney đặc biệt là Queesland.

    Bất động sản ở Sydney có nơi giảm hơn $300,000, trong lúc đó tại Queesland có nơi giảm đến $1.5 triệu.

    Những nhà chuyên môn về bất động sản cho biết giá nhà có thể sẽ còn giảm nữa khi số người muốn bán tăng và số người mua giảm. Đó sẽ là cơ hội rất tốt cho người mua thương lượng giá cả.

    Những khu vực bị giảm giá nặng nhất là những khu nhà nằm ở ngoại ô và phương tiện đi lại bị hạn chế.

    Một trong những bất động sản giảm giá nhiều nhất là căn nhà 10 phòng nằm ở vùng Sunshine Coast, theo những dữ liệu của SQM Research.



    Căn nhà nằm ở vùng biển Banksia Beach giảm đến $1.5 triệu.



    Căn nhà này nằm trên đường Bonney Lane tại khu Belli Park mới đầu được để giá bán $2.85 vào giữa năm 2019 nhưng bây giờ chủ nhà hạ xuống còn hơn $1.35 triệu tức là giảm đến $1.5 triệu so với giá nguyên thủy.



    Căn nhà nằm trên đường Bonney Lane vùng Belli Park giảm đến $1.5 triệu.


    Tương tự tại những căn nhà sang trọng mặt đối biển (waterfront) trên đảo Bribie, nằm ở miền bắc của Brisbane.

    Một căn nhà 4 phòng trên đường Seaside Dr được đăng bán với giá $4.5 triệu năm 2018 nhưng bây giờ nhà chỉ đòi trên $3 triệu.



    Căn nhà nằm trên đường Settlers Rd thuộc vùng Lower Macdonald giảm hơn $350,000 so với giá nguyên thủy



    Dĩ nhiên ai cũng hiểu nguyên nhân chủ yếu là do tác động của COVID-19.

    Trong lúc đó giá nhà giảm xuống nhiều nhất nằm ở những khu ngoại ô của Sydney từng được nhiều người biết đến trước đây.

    Căn nhà 3 phòng ngủ nằm trên đường Settlers Rd ở khu Hawkesbury thuộc vùng Lower Macdonald đang để giá bán thấp hơn giá nguyên thủy đến $350,000.

    Vào giữa năm 2019 căn nhà nhà lên giá bán từ $1.15 đến $1.25 triệu. Giảm xuống còn $995,000, rồi giảm thêm xuống còn $795,000 – đó là giá hiện nay.

    Theo nghiên cứu của SQM Research, giá nhà hiện tại ở Sydney giảm khoảng 30% so với giá nguyên thủy.

    Một penthouse trong khu Atlantis ở vùng The Entrance, một địa điểm du lịch nổi tiếng ở vùng Central Coast, giá giảm khoảng $330,000 dưới giá ban đầu là $990,000.



    Penhouse ở The Entrance, NSW giảm giá nhiều vẫn chưa bán được.


    Một năm nhà 5 phòng ở Bayview Ave hiện tại được bán với giá $645,000 – chỉ đi bộ khoảng 50 mét ra biển. and is about 50m walk from the ocean.

    Giá nguyên thủy của Penhouse này là $990,000 và để bảng bán từ tháng Giêng 2018 và giảm xuống nhiều lần. Vào tháng 6/2018 giảm xuống còn $800,000 và $750,000 vào tháng 12/2018. Vào tháng Hai năm nay xuống còn $660,000 và giá bán hiện nay là $645,000 nhưng vẫn chưa có người mua.


    Nguồn:https://vietluan.com.au


              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5410
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Úc

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    Chính phủ công bố 3 mục tiêu mới
    để kiềm chế vi khuẩn corona



    Vào tối hôm nay, thứ Năm 16/4, trong chương trình 7:30’s với Leigh Sales, Thủ tướng Scott Morrison cảnh giác người Úc là đừng nên tự mãn với những gì chúng ta đạt được trong cuộc khủng hoảng hiện nay.

    Thủ tướng cảnh báo là nếu chúng ta không cố gắng thực hiện 3 mục tiêu bảo vệ sức khỏe mà chính phủ vừa công bố hôm nay – tăng cường xét nghiệm (testing), tăng cường truy tìm những người tiếp xúc (contact tracing) và phản ứng nhanh chóng thì chúng ta có thể sẽ lâm vào tình thế nguy hiểm giống như New York hay các nước phương tây.

    “Hãy nhìn vào New York, London, Tây Ban Nha, và nhiều nơi khác – nó có thể sẽ là nước Úc,” ông nói trong chương trình 7.30. “Chúng ta không được coi thường. Những thành công mà chúng ta đạt được ngày hôm nay, nếu chúng ta không tiếp tục giữ cho vi khuẩn trong vòng kiểm soát thì tình hình sẽ biến đổi nhanh chóng, lúc đó chúng ta bắt buộc phải phong tỏa gắt gao hơn và thiệt hại về kinh tế cũng sẽ lớn hơn nhiều.”

    Khi được hỏi là ông có quan tâm đến việc những người dưới 50 sẽ “nổi loạn” để chống lại sự hạn chế kéo dài không, ông nói: “Tôi có thể bảo đảm với các bạn là không ai muốn sự ràng buộc kéo dài hơn cần thiết. Đó là một trong những lý do chúng ta không áp dụng chiến lược phong tỏa toàn diện (complete eradication) mà chúng ta chọn giải phát dung hòa giữa sự kiềm chế (vi khuẩn) và sự sinh kế (livelihood).

    “Bạn có thể thắng cuộc khủng hoảng y tế và thua ở mặt trận kinh tế, nhưng cùng lúc đó bạn có thể tìm một sự dung hòa giữa hai thái cực đó.”

    Hiện tại ở Úc có hơn 6400 ca nhiễm COVID-19, trong đó có 2897 ca ở New South Wales, 1299 ở Victoria, 1001 ở Queensland, 433 ở South Australia, 532 ở Western Australia, 169 ở Tasmania, 103 ở ACT và 28 ở Northern Territory.

    Số tử vong hiện tại là 63.


    Nguồn:https://vietluan.com.au


              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5410
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Úc

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           


    Bộ trưởng Peter Dutton yêu cầu Trung Quốc trả lời
    về nguồn gốc của vi khuẩn corona



    Bộ Trưởng Nội Vụ Úc, Peter Dutton đòi hỏi một sự minh bạch từ chính quyền Trung Quốc liên quan đến sự bùng phát của dịch corona bởi vì gia đình của các nạn nhân được quyền biết những gì đã xảy ra.

    Ông Peter Dutton đòi hỏi chính quyền Trung Quố phải xác định có phải vi khuẩn COVID-19 xuất phát từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, Trung Quốc hay không? bởi vì gia đình của 63 tử vong người Úc được quyền biết sự thật.

    Bộ trường Nội vụ Dutton là một trong những chính khách của Úc phát biểu mạnh mẽ thẳng thắn nhất về nguồn tin này – điều đã bị nhiều người phủ quyết như một thuyết âm mưu (conspiracy theory) trong mấy tuần qua đặc biệt từ phía Trung Quốc.

    Chợ động vật hoang dã ở Vũ Hàn nơi bán những những động vật sống bao gồm dơi từ lâu được nhiều người xem như nơi xuất phát vi khuẩn corona lây lan đi khắp thế giới.

    Tuy nhiên, mới đây Tổng thống President Donald Trump đã khơi dậy nguồn tin là siêu vi khuẩn này xuất phát từ phòng thí nghiệm sinh học ở Vũ Hán lọt ra chợ động vật hoang dã như một tai nạn vì sự thiếu chuyên nghiệp của nhân viên phòng thí nghiệm.

    Ông Dutton cũng là nạn nhân của vi khuẩn corona và may mắn hồi phục, nói rằng Trung Quốc cần phải minh bạch về vấn đề này.

    “Hòa Kỳ nói rằng họ có tài liệu cho biết về nguồn gốc của vi khuẩn và sự lây lan của nó. Tôi nghĩ là họ sẽ thông báo cho mọi người biết những chi tiết về điều này,” ông Dutton đã nói như thế trên đài Truyền hình số 9.



    Bộ trưởng Nội vụ Peter Dutton phát biểu thẳng thắn đối với Trung Quốc.
    Picture: Gary RamageSource:News Corp Australia



    Tờ The Washington Post trước đây đã tường trình về vấn đề này hồi tháng 3 năm 2018 khi Hoa Kỳ gởi một phái đoàn khoa học đến Viện Vi Trùng Học Vũ Hán (Wuhan Institute of Virology bởi vì quan ngại đến cách làm việc không đúng nguyên tắc khoa học (poor practice) của viện nghiên cứu này.

    Hai năm trước khi dịch bùng nổ, nhân niên tòa Đại sứ Hoa Kỳ sau khi viếng thăm Viện Vi Trùng Học ở Vũ Hán đã cảnh báo các cơ quan tình báo rằng Trung Quốc đang tiến hành những cuộc nghiên cứu nguy hiểm về siêu vi khuẩn corona từ dơi.

    Bản trường trình của tờ The Washington Post về biến cố này đã tạo ra những cuộc thảo luận trong các cơ quan của chính phủ Hoa Kỳ về việc phòng thí nghiệm ở Vũ Hán có phải là nơi đã xuất phát siêu vi khuẩn corona một cách cố tình hay không?.

    Dĩ nhiên chính quyền Trung Quốc bác bỏ điều này và những nhà nghiên cứu của Trung Quốc về vi khuẩn COVIC-19 cũng phủ nhận là siêu vi khuẩn này do con người làm ra để sử dụng như một vũ khí hóa học. Nhưng cũng không thể loại trừ giả thuyết siêu vi khuẩn từ dơi đã lọt ra bên ngoài từ viện nghiên cứu này.



    Phòng thí nghiệm ở Vũ Hán. Picture: US EPASource:Supplied



    Mr Dutton nói rằng người Úc có quyền được biết đại dịch này xuất phát ra sao.

    “Hàng trăm người nhiễm bệnh trầm trọng tại Úc. Và hãy nhìn vào số người chết ở ngoại quốc. Thân nhân của tất cả những người này có quyền yêu cầu một câu trả lời và sự minh bạch,” ông nói.

    “Cho nên tôi nghĩ là chính quyền Trung Quốc có trách nhiệm phải trả lời những câu hỏi này và cung cấp tất cả thông tin để cho mọi người hiểu rõ những gì đã xảy ra và để tránh tai họa có thể lập lại. Chúng tôi biết rằng đây không phải là lần đầu tiên vi khuẩn xuất phát từ những chơ động vật hoang dã và chúng ta cần phải thành thật về vấn đề này.”

    “Hy vọng là chính quyền Trung Quốc sẽ trả lời những câu hỏi này vì đây là những câu hỏi chính đáng,” ông Dutton kết luận như thế.

    Mặc khác chính quyền Hoa Kỳ đang gây áp lực lên chính quyền Trung Quốc về nguồn gốc của siêu vi khuẩn COVIC-19.

    Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo kêu gọi Bắc Kinh phải minh bạch về những gì họ biết.

    Trong buổi họp báo tại Tòa Bạch Ốc vào hôm thứ Tư vừa qua, Tổng thống Donald Trump yêu cầu công bố những hồ sơ về vi khuẩn lọt ra từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán – nơi mà siêu vi khuẩn corona xuất hiện đầu tiên.

    “Chúng tôi đang xem xét tường tận về biến cố khủng khiếp này để biết rõ ràng nó xảy ra như thế nào,” ông nói.

    Phạm Hoài Nam lược dịch

    Nguồn:https://news.vietluan.com.au

              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5410
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Úc

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           


    Coronavirus ở Úc: Cảnh sát NSW có quyền phạt bạn $5,000 tại chỗ




    Bắt đầu từ ngày mai, thứ Hai 20/4 cảnh sát NSW được quyền ghi giấy phạt $5,000 ngay tại chỗ đối với những ai ho hay phun nước bọt vào người khác tại nơi làm việc hay trên đường đi làm.

    Hình phạt này trước đây đã được áp dụng nhưng chỉ giới hạn đối với những người làm việc liên quan đến lãnh vực y tế như bác sĩ, y tá, dược sĩ, những người phụ giúp việc y tế nhưng nay được mở rộng cho mọi ngành nghề khác.

    Sở dĩ có luật mới này là vì gần đây một số nhân viên làm việc ở các siêu thị, lái xe công cộng và cảnh sát đã bị tấn công bằng hình thức nêu trên.

    Bộ trưởng y tế NSW, Brad Hazzard là người đưa ra đề nghị trên và đã được chính phủ chấp thuận nhằm để bảo vệ những người đang làm việc.

    “Vi khuẩn COVID-19 được xem như một vũ khí nguy hiểm, đó không phải là chuyện đùa khi bạn ho hay phun nước bọt vào người khác,” ông Hazzard nói.

    “Đáng tiếc là trong thời gian gần đây đã xảy ra một số trường hợp nhân viên cửa hàng và giao thông đã chịu những hành động nguy hiểm và ghê tởm trên và nó sẽ không được tha thứ,”

    Nguồn:https://news.vietluan.com.au

              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5410
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Úc

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           


    Virgin Australia trên đường phá sản





    Các nhân viên của Virgin Australia đang kêu gọi chính phủ cứu 16,000 công việc, nếu không công ty sẽ bị phá sản.

    Lệnh phong tỏa toàn quốc làm cho tất cả các hãng hàng không của Úc bị tê liệt.

    Virgin Australia sắp phải tuyên bố phá sản nếu như không tìm được phương cách cứu vãn.

    Hội đồng quản trị công ty đã có buổi họp khuẩn cấp vào hôm thứ Hai 20/4 và cho biết tình hình của công ty đang ở giai đoạn “nguy hiểm nhất” khi chính phủ NSW và Queensland đã không đạt được một thỏa thuận để cứu công ty.

    Virgin Australia đang phải đối phó với món tiền nơ lên đến $5 tỉ do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

    Chính phủ liên bang đã từ chối cứu công ty. Một nguồn tin cho biết một công ty tư nhân đang muốn mua công ty Virgin.

    Có 10,000 người làm việc cho Virgin, cộng thêm 6000 công việc liên hệ gián tiếp.

    Công ty Deloitte được giao trách nhiệm quản lý công ty Virgin nếu như công ty này phải đi đến chỗ phá sản.

    Nghiệp đoàn Công Nhân Vận Tải kêu gọi chính phủ liên bang cứu hàng ngàn công việc.

    “Đây là thời gian khốn khổ nhất đối với các nhân viên của Virgin,” Tổng Thư Ký của công đoàn, ông Michael Kaine nói với news.com.au.

    “Trong hai thập niên qua công ty đã tạo những công việc tốt cho nhân viên, một môi trường làm việc an toàn và dịch vụ tuyệt vời cho công chúng.

    “Đây là một thương vụ rất cần thiết, không có nó nước Úc sẽ vất vả để hồi phục lại nền kinh tế một khi cơn khủng hoảng qua đi”.

    “Chúng tôi không thể để nó đóng cửa, chúng tôi kêu gọi các bạn giúp cho Virgin,” một nhân viên ở phi trường Melbourne đã nói như thế hôm nay.

    Một nhân viên khác đã phát biểu cảm động: “Virgin là nhà của tôi ngoài nhà mà tôi sinh sống. Họ là những người anh, những người em, những người em, những người cha, người mẹ, những ông bà của tôi.”

    Phao cuối cùng?

    Chính phủ NSW đồng ý giúp công ty hàng không này với điều kiện là cơ quan đầu não (headquarters) của công ty phải dời từ Brisbane về miền tây Sydney.

    Bộ trưởng Ngân khố của NSW, ông Treasurer Dominic Perrottet tiết lộ là chính phủ tiểu bang NSW và công ty Virgin đã có những cuộc thảo luận về việc giúp đỡ tài chánh và ông cũng cho biết dời cơ quan đầu não từ Brisbane về miền tây của Sydney là một phần của cuộc thảo luận.

    Nhưng Bộ trưởng Phát triểu của Queensland ông Cameron Dick phản bác ngay. Ông cho biết sẽ làm mọi cách để Virgin Australia không mất về tay NSW.

    Trong lúc đó Qantas nhận được $165 triệu của chính phủ liên bang để giữ công ty hoạt động trong nội địa trong thời hạn 8 tuần.

    Hiện tại Virgin quốc tế đã cho 8000 nhân viên nghỉ việc trên toàn thế giới, riêng Virgin Australia hiện chỉ có một chuyến bay mỗi ngày, và 129 chiếc máy bay phải nằm dưới đất.


    ***


    Tin tức liên quan đến Virgin Australia



    Vào tối hôm qua chúng tôi đăng tải tin tức về hãng máy bay Virgin Australia trong đó vẫn còn có một niềm hy vọng cuối cùng là hai tiểu bang NSW và Queensland đã bỏ tiền ra để cứu hãng máy bay này. NSW đồng ý chi tiền nếu như cơ quan đầu não của Virgin Australia dời từ Brisbane đến miền tây của Sydney trong lúc đó thì Queensland kịch liệt chống lại lời đề nghị này. Và cuối cùng các bên đã không đi đến một sự đồng ý chung buộc lòng công ty phải tuyên bố “compulsory administration” – một hình thức của phá sản. Có nghĩa là bắt đầu từ hôm nay ban quản trị của Virgin Australia sẽ giải tán và ngay cả chủ nhân của máy bay này kể từ nay cũng sẽ không có tiếng nói trong việc mọi quyết định liên quan đến tương lai của hãng máy bay này.

    Trong một thông báo chính thức gởi cho ASX, Virgin Australia xác nhận hãng hàng không buộc lòng phải đi đến quyết định trên.

    Vaughan Strawbridge, Richard Hughes, John Greig và Sal Algeri từ công ty Deloitte được giao trách nhiệm quản trị công ty Virgin Australia.

    Bộ trưởng Bộ phát triển của Queensland Cameron Dick, người đã kịch liệt chống lại lời đề nghị của NSW sau khi tin “phá sản” được công bố đã chia sẻ như sau:

    “Thật là thất vọng khi nghe tin công ty tuyên bố phá sản.

    “Thông điệp của chúng tôi hôm nay được chia sẻ với tất cả nhân viên của Virgin Australia. Thật là buồn và thất vọng là chúng ta đã không đạt được sự đồng ý.

    “Điều quan trọng nhất trong lúc này là tất cả các chính phủ đặc biệt là chính phủ liên bang sẽ làm việc với những người quản trị tạm thời để tìm cách cứu công ty,

    “Không có công ty hàng không nào trên thế giới dự đoán được một trận đại dịch lớn nhất trong 100 năm qua. Gây ra hậu quả không chỉ xảy đến với Virgin Australia mà còn trên toàn thế giới.

    “Chúng ta cần chính phủ liên bang của Morrison, những người đã không làm gì và để cho công ty đi đến chỗ phá sản – sẽ ra tay lần này để giữ cho công ty tiếp tục hoạt động,” ông Dick chia sẻ.


    Nguồn:https://vietluan.com.au


              
Last edited by Bạch Vân on Thứ ba 21/04/20 08:45, edited 1 time in total.
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5410
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Úc

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    Nước Úc sẽ ra sao trong 4 tuần tới khi luật phong tỏa được nới lỏng


    Mặc dầu chính phủ sẽ nới lỏng lệnh phong tỏa vào tháng sau nhưng chúng ta đừng mong đợi cuộc sống sẽ trở lại giống như trước đây.

    Chuyên khoa vi trùng học cảnh báo là trong lúc chờ vaccine, lệnh giới hạn sẽ được nới lỏng từ từ…

    “Tôi nghĩ là chính phủ chọn giải pháp ngăn chận,” bác sĩ phân khoa bệnh dịch James Trauer của Đại học Monash University đã nói vớid Yahoo News Australia.

    “Điều đó có nghĩa là chúng ta thử nghiệm, giới hạn số ca nhiễm và giới hạn sự lây lan, không nhất thiết phải tiêu diệt siêu vi khủng.

    “Nếu chúng ta bỏ lệnh giới hạn và trở lại cuộc sống giống hệt như hồi năm rồi, chúng ta có thể phải đối đầu với một sự bùng phát trở lại khi mà chúng ta chưa tiêu diệt hoàn hoàn con siêu vi khuẩn này.”



    Luật giữ khoảng cách có lẽ vẫn duy trì khi luật phong tỏa được nới lỏng. Source: AAP


    Luật phong tỏa sẽ được bãi bỏ như thế nào?

    Dr Trauer nói rằng không nhất thiết luật đưa ra cuối cùng sẽ được hủy bỏ trước tiên.

    Thay vào đó chính phủ sẽ chú trọng đến những sinh hoạt giúp kích khích xã hội và kinh tế.

    “Tôi nghĩ là chính phủ sẽ nới lỏng các luật hạn chế một cách từ từ và bảo đảm là sự truyền nhiễm nằm trong vòng kiểm soát và không gia tăng,” ông nói.

    Dr Trauer nói rằng chính phủ sẽ xem hai yếu tố sau đây là quan trọng nhất khi nới lỏng luật phong tỏa: sự truyền nhiễm có thể trở lại hay không và tầm quan trọng của sinh hoạt đối với xã hội và kinh tế.

    “Chúng ta không thể bỏ qua những gì quan trọng đối với xã hội và kinh tế, nhưng một phần quan trọng khác là các sinh hoạt được nới lỏng đó có thể giúp gây ra sự truyền nhiễm như thế nào,” ông nói.

    “Những sinh hoạt quan trọng hơn và ít làm tăng sự truyền nhiễm sẽ được nới lỏng trước tiên.”

    Những gì sẽ thay đổi khi luật phong tỏa được nới lỏng?

    Khoảng cách xã hội

    Bác sĩ Trauer nói rằng luật giữ khoảng cách đã được áp dụng trong thời gian qua sẽ được tiếp tục và rất có thể sẽ không thay đổi cho đến khi có vaccine.

    Trung tâm giữ trẻ và trường học

    Bất cứ hạn chế đối với trung tâm giữ trẻ và trường học sẽ được nới lỏng trước tiên, bác sĩ Trauer tiên đoán.

    “Thủ tướng Morrison đã nói rằng ông muốn các trường học được mở cửa trở lại trên toàn quốc, bởi vì các trẻ em không phải là thành phần gây ra sự truyền nhiễm và các ca nhiễm ở trường học cũng rất thấp,” ông nói.

    “Vì giáo dục trẻ em là một trong những sinh hoạt quan trọng nhất của xã hội chúng ta.”

    Làm việc ở nhà

    Bác sĩ Trauer nói rằng tùy thuộc vào công việc nhưng đối với công việc nào có thể làm được ở nhà đều được khuyến khích kéo dài cho đến khi sinh hoạt trở lại bình thường.

    Bars, clubs, cafes và nhà hàng

    Luật giới hạn đối với clubs, bars, cafes và nhà hàng sẽ là những cái cuối cùng được hủy bỏ, bác sĩ Trauer tiên đoán.

    “Những sinh hoạt đó bạn nghĩ là quan trọng nhưng đó là những nơi mà những nơi mà lo ngại nhất vì nó tập trung động người rất dễ lây lan.

    “Bởi vì chúng ta đối phó với vi khuẩn corona bằng chiến lược ngăn chận, cho nên khó nới lỏng những sinh hoạt nêu trên cho đến khi có vaccine.”


    Clubs, bars, cafes và nhà hàng có lẽ là những nơi cuối cùng được nới lỏng. Source: Getty Images

    Tụ họp đông người

    Cũng giống như các clubs, bars, cafes, nhà hàng, bác sĩ Trauer nói rằng luật giới hạn đối với tụ họp đông người sẽ được nới lỏng từ từ và có lẽ chỉ được hủy bỏ khi nào có vaccine.

    Sự nguy hiểm khi bỏ luật hạn chế một lúc

    “Chúng ta vẫn còn một vấn đề là có một người nhiễm là không biết mình bị nhiễm, cho nên sẽ rất nguy hiểm nếu như chúng ta bất ngờ trở lại đời sống như trước đây,” bác sĩ Trauer nói.

    Singapore là một bài học cho nhiều nước, bỏ luật phong tỏa sớm hoặc bỏ mọi luật giới hạn cùng một lúc có thể xảy ra một sự bùng phát đợt hai (second wave), lúc đó có thể làm cho hệ thống y tế không kLãham nỗi.

    Lãnh tụ gợi ý nới lỏng luật phong tỏa

    Thủ tướng Scott Morrison tiết lộ ba bước cần phải có trước khi chúng ta có thể nới lỏng luật giới hạn.

    Để đạt được ba bước này phải cần ít nhất là 4 tuần.

    1/ Cần có một hệ thống xét nghiệm sẵn sàng và hữu hiệu.

    2/ Cần khả năng truy tìm người bị nhiễm và những người mà người đó tiếp xúc.

    3/ Cần phải cô lập ngay những cá nhân nhiễm bệnh hay những điểm nóng chứa vi khuẩn để không phát tán ra cộng đồng.

    Vào hôm thứ Hai 20/4 lần đầu tiên trong 42 ngày cả hai tiểu bang Queensland và Tây Úc đều ghi nhận không có ca nhiễm mới và Victoria chỉ có một ca mới.

    Thủ hiến Queensland, bà Annastacia Palaszczuk cho biết nếu số ca nhiễm tiếp tục ở mức thấp nhất thì luật hạn chế sẽ được nới lỏng trong những tuần tới.

    Thủ hiến của Victoria, Daniel Andrews cho biết một số vùng trong tiểu bang có thể sẽ được nới lỏng trong những tuần tới.


    Việt Luận dịch


    Nguồn:https://vietluan.com.au


              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5410
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Úc

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    Sau dịch Corona: Úc sẽ tự lực tự cường





    Từ ngày 9.4 vừa qua số người mới dính con Corona tại Úc đã chỉ ở mức dưới 100. Đây là con số đáng mừng. Chúng ta phải cám ơn những người ra biện pháp chống dịch và từng người dân Úc đã đồng lòng tuân lệnh. (Hiển nhiên, báo chí la ầm lên khi có người lách mình ra khỏi hàng rào chận con Corona. Nhưng đây chỉ là số nhỏ).

    Nhờ số người mắc dịch không còn tăng mạnh nữa, người ta bắt đầu nói tới những thứ ánh sáng ở cuối đường hầm. Ai nghĩ gần thì mong cho các biện pháp giữ khoảng cách an toàn nới lỏng. Nghe đâu Tây Úc có thể đi đầu. Còn ai nghĩ xa tí thì vẽ trong đầu một thế giới sau Corona.

    Thế giới này chắc sẽ khác với một thế giới trước Corona trong năm 2019.

    Trong thế giới sau Corona, nhiều nước — trong đó có Úc — thấy cần tự lực tự cường. Thật vậy, đại dịch COVID-19 (hay những tên khác) làm cho thế giới giật mình: thế giới đã u mê mà quá lệ thuộc vào các nhà máy sản xuất ở bên Trung Cộng. Chuyện lệ thuộc này bắt đầu từ thời tổng thống Bill Clinton. Theo đó, mặt ngoài người ta hô hào ‘toàn cầu hoá, globanisation’ như thể trái đất này thu nhỏ thành ngôi làng. Nước này là hàng xóm của nước kia. Nhưng bên dưới ‘toàn cầu hoá’ là chủ trương phân công lại lực lượng lao động trên thế giới. Nước giàu thì ăn chơi, hưởng thụ, tiêu xài (Consumarism). Nước nghèo thì nai lưng ra trong xưởng thợ làm ra hàng hoá cho nước giàu xài. Trong trật tự mới do chủ nghĩa toàn cầu hoá tạo ra, Trung Cộng tự biến thành cơ xưởng khổng lồ chế từ cuộn giấy chùi đ… cho tới linh kiện điện tử hay thuốc tây và dụng cụ y khoa cho thế giới (hiểu là phương Tây) xài.

    Phương Tây mang bánh vẽ phồn vinh, giàu có, và (kể cả) dân chủ để biến tỷ người Trung Hoa thành nô lệ trong thời đại mới. Nhưng ở đời không ai chịu phận nô lệ. Các bộ lạc nô lệ thời xua xưa đã vùng lên. Nô lệ da đen đã nổi dậy. Các nước thuộc địa đã làm cách mạng để giành độc lập. Và gần nhất, người nô lệ trong thời đại ‘toàn cầu hoá’ cũng biết ăn cắp bằng sáng chế, tích trữ tiền và hàng hoá để làm ỏng làm eo khi lớp người tiêu thụ (chữ đẹp để chỉ phương Tây) cần đến. Phương Tây đã bấn loạn vì nghĩ rằng giấy chùi… sẽ hết; đã lo lắng vì nhà máy sản xuất mặt nạ ở tuốt bên Tàu đang đóng cửa; đã sốt vó vì thuốc Tây, máy trợ thở, găng tay cho tới hộp condom nhất nhất phải nhờ nhà máy bên Tàu chạy lại thì mới có mà xài.

    Mấy tháng nay, thế giới bị con Corona cắn cho một trận và còn bị tên nô lệ thời đại mới Tập Cận Bình đá những cú giò lái vô c…. thế giới đã ‘sáng mắt sáng lòng’. Trong đó, có Úc. Chắc là thế giới phải ngu lắm mới tiếp tục lệ thuộc vào Trung Cộng.

    Ở Úc, ông tổng trưởng nông nghiệp liên bang David Littleproud đã bắt tay vào một kế hoạch đẩy mạnh ngành nông nghiệp. Nông nghiệp hiện nay chỉ chiếm 2% GDP của Úc nhưng sẽ là ngành vực kinh tế Úc lên sau khi con Corona bị đẩy lui về Tàu. Úc phải trở về sống trên lưng con cừu như những năm sau thế chiến thứ nhì. Con cừu của nước Úc trong tương lai sẽ là những nhà kiếng trồng nông phẩm như đã thấy ở Tây Úc ; sẽ là những phòng thí nghiệm ươm các loại cây giống mới như xoài không có xơ mà hột nhỏ (hay không có hột, không chừng!). Úc có thế làm được như vậy nếu chính phủ đưa ra những ‘chính sách hoàn toàn khác với hiện nay’. Đó là lời ông Richard Heath, giám đốc điều hành Australian Farm Institute.

    Khi con Corona bị tiêu diệt, gần như chắc Úc sẽ xét lại các thoả hiệp tự do mậu dịch với các nước (hiểu là Trung Cộng). Ông tổng trưởng kinh tế Josh Frydenberg đã thấy run khi Úc thiếu dụng cụ y tế mà Trung Cộng lại nắm đằng chuôi. Ông nói tới một điều ‘đừng ai cho là Úc sẽ đi tới chủ trương bế quan toả cảng’, à nghen! Trong khi đó, thủ tướng Scott Morrison nói hai chữ trước đây ít người dám nói: ‘economic sovereignty, chủ quyền kinh tế’. Chính phủ Úc sẽ tài trợ cho các ngành kỹ nghệ trong nước. Thật đáng sợ nếu chúng ta biết rằng 90% thuốc tây ở Mỹ sản xuất từ cơ xưởng Trung Cộng ; và 80% thuốc tây ở Úc cùng từ cái lò đó mà ra. Tập chỉ khoá hải cảng ở bển là thế giới — trong đó có Úc — chết ngắc. Bây giờ Úc đã thấy ‘chủ quyền kinh tế’ của mình lâm nguy rồi đó.

    Ông Josh Frydenberg nói tới tự túc tự cường về nông nghiệp và mở rộng sang các ngành khác như nhiên liệu (xăng dầu) và xét lại các nguồn cung cấp hàng hoá cho Úc (trong đó có thuốc tây). Giám đốc Grattan Institute cũng khuyến cáo Úc đã không sản xuất đủ dụng cụ y tế như mặt mạ, máy trợ thở và các bộ đồ nghề để thử (con Corona). Viện Grattan Institute cho rằng: chúng ta đã lệ thuộc vào Trung Cộng quá nhiều.

    Trong khi đó, cựu bộ trưởng Niall Blair của NSW cho biết trong lúc Úc xài quá nhiều hàng hoá Made in China thì người Trung Hoa lại không tin hàng do chính mình làm ra. Họ phải trả $11 cho một lít sữa nhập cảng từ Úc vì họ không tin những gì sản xuất ở Trung Cộng!

    Vậy mà ta cứ xài đồ Tàu! Thiệt là …. ngu.


    Việt Luận


              
Trả lời

Quay về “Quốc Tế”