Biến đổi khí hậu

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Biến đổi khí hậu

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Chống biến đổi khí hậu:
    Bài toán nan giải với các nước?

    _____________________________
    Ngọc Lễ _ 09/11/2019



              


    Cuộc biểu tình chống biến đổi khí hậu tại Santiago, Chile hồi tháng 10 năm 2019

              





    Mặc dù tham gia vào Thỏa thuận Paris về chống biến đổi khí hậu, các nước ký kết đang ở trong đối mặt với ‘bài toán khó’ để thực hiện những cam kết đưa ra
              
    và việc thực hiện cam kết là ‘vấn đề lương tâm’
    hơn là pháp lý,

              
    một chuyên gia về môi trường nhận định.

    Trong lúc này, một bản phúc trình của các nhà khoa học khí hậu hàng đầu thế giới có tên là ‘Sự thật Đằng sau các Cam kết Khí hậu’ vừa được tổ chức ‘Quỹ Sinh thái Phổ quát’ công bố cho thấy phần lớn những cam kết mà các nước đưa ra trong Thỏa thuận Paris về cắt giảm khí thải là ‘không đủ’.

    Mục tiêu mà Hiệp định Paris, vốn đã được 197 quốc gia ký kết và 185 nước thông qua, đặt ra là
    • phải giữ mức tăng nhiệt độ Trái đất không quá 2 độ C và cố gắng hướng tới không quá 1,5 độ C so với thời kỳ tiền phát triển công nghiệp, nếu không, các nhà khoa học cảnh báo, trái đất sẽ tiến đến ngưỡng thảm họa mà không thể xoay chuyển được.
    • Để đạt nước mục tiêu này, các nhà khoa học khuyến cáo, thế giới cần cắt giảm đến một nửa lượng khí thải carbon vào năm 2030.
    • Ngoài ra, thỏa thuận này cũng đặt ra mục tiêu các nước giàu đóng góp khoản ngân quỹ 100 tỷ đô la Mỹ mỗi năm để giúp các nước đang phát triển chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang các dạng năng lượng tái sinh ít phải thải hơn.





    ‘Chỉ là lời hứa’

    Trao đổi với VOA, Tiến sỹ Mai Thanh Truyết, một nhà nghiên cứu về môi trường từ Houston, bang Texas, Mỹ, cho biết ông nghi ngờ khả năng các nước đạt được cả hai mục tiêu này.

    • “Qua các kỳ COP (Conference of the Parties – hội nghị của các bên về đối phó với biến đổi khí hậu), tất cả chỉ là lời hứa,”
    ông Truyết nói. Hội nghị Paris vào cuối năm 2015 đưa ra thỏa thuận được ca ngợi ‘mang tính lịch sử’ là kỳ COP thứ 21.
    • “COP 21 không có điều khoản là nếu các nước vi phạm thì bị phạt bao nhiêu tiền,” ông nói.
      “Trong tâm khảm của họ (đại diện các nước) có gì đó lấn cấn do tình trạng riêng của mỗi nước.”

      “Thỏa thuận (Paris) được đúc kết trong sự gượng ép,” ông nói thêm.


    Khi được hỏi nếu như nhắm không thể nào thực hiện được cam kết thì tại sao các nước không rút ra như Mỹ để khỏi bị ràng buộc, ông Truyết cho rằng ‘đó là lời hứa của lương tâm’.

    • “Tốc độ hâm nóng thế giới diễn ra ngày càng nhanh. Cộng đồng quốc tế ngày càng thống nhất về việc đó,” ông giải thích.


    Ông cũng đặt vấn đề về ‘sự minh bạch của các nước trong thực hiện cam kết’ mặc dù những cam kết này đều có tính ràng buộc, tức là ‘phải thực hiện’.

    Ông nhắc lại trường hợp của Ấn Độ trong kỳ COP 21 tại Paris rằng nước này cuối cùng quyết định vẫn ký vào Thỏa thuận Paris nhưng lưu ý thế giới về tình trạng của đất nước họ, bao gồm khả năng tài chính, quy mô dân số và nhu cầu phát triển.

    • “Ở một đất nước mà hàng trăm triệu người vẫn chưa có điện nước thì vấn đề chống biến đổi khí hậu (vốn tiêu tốn nhiều tỷ đô la) là vấn đề xa xỉ,” ông Truyết nhận định.
      “Chính vì vậy Ấn Độ không đóng góp đồng nào hết trong số tiền 100 tỷ đô la như mục tiêu đề ra.”


    Ông cũng lập luận rằng khác với các nước công nghiệp đã phát triển vốn đã ‘phát thải vô tội vạ khí CO2’ từ một thế kỷ trước để phục vụ cho sự phát triển của họ, các nước mới phát triển gần đây như Ấn Độ và Trung Quốc vẫn cần phát thải CO2 để tiếp tục phát triển. Do đó, mục tiêu cắt giảm CO2 đối với các nước này ‘khó lòng thực hiện được’, ông nói và cho biết ông nghi ngờ cam kết của Ấn Độ là sẽ cắt giảm 35% lượng khí thải của họ so với năm 2005 cho đến năm 2030.

    Trong khi đó, với quy mô dân số lên đến 1,4 tỷ dân vốn rất cần tăng trưởng kinh tế thì cam kết của Trung Quốc ‘cũng cần đặt dấu hỏi’, ông Truyết nói.

    Trong Thỏa thuận Paris, Trung Quốc đưa ra cam kết là sẽ ‘giảm 60-65% phát thải carbon trên mỗi đơn vị GDP đến năm 2030 so với mức 2005’.

    Ông Truyết đồng ý rằng những nước đang phát triển này ‘có quyền phát triển kinh tế’ và giải quyết an sinh cho người dân của họ trước.
    • “Nhu cầu dân sinh lớn hơn nhu cầu chống biến đổi khí hậu,” ông nói.
      “Đó là thế tiến thoái lưỡng nan, bài toán khó giải quyết cho bất cứ lãnh đạo quốc gia nào trên thế giới.”





    ‘Kim chỉ nam’

    Do đó, ông cho rằng nên xem Thỏa thuận Paris là ‘kim chỉ nam để đi tới chứ không phải để thực hiện trong thời điểm 5, 10 năm nữa’.

    Ông mô tả những mục tiêu đặt ra trong thỏa thuận là ‘để cho các nước cố gắng đạt được’ chứ không phải là ‘nhất định phải đạt được trong khung thời gian nào đó’.

    • “Trong vòng 50 năm tới, không thể nào cấm các nước đang phát triển sử dụng năng lượng hóa thạch hay than đá,”
    ông nói và kêu gọi các nước phát triển giúp đỡ các nước khác về công nghệ để họ chuyển đổi sang năng lượng sạch vì
    • ‘để tự họ thì họ cũng không thể giải quyết được’.


    Ông Truyết đúc kết rằng do những phức tạp của cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, từ ngân sách cho đến công nghệ, điều kiện kinh tế-xã hội và nhu cầu phát triển nên
    • ‘chỉ có những quốc gia đã phát triển như Mỹ và EU có thể giải quyết từng phần
      chứ những quốc gia như Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc hay các nước chậm phát triển khác không thể tự giải quyết được’.


      “Để chuyển sang năng lượng thay thế cần sự đầu tư rất lớn,” ông nói.
      “Trung Quốc là nước sản xuất tấm pin mặt trời lớn nhất thế giới nhưng chỉ bán được khắp thế giới chứ có áp dụng được cho người dân nước họ để giảm bớt CO2 không?”


    Trước tình hình như vậy, về triển vọng thế giới có thể đặt được mục tiêu đề ra là kiềm giữ mức tăng nhiệt độ ở dưới 2 độ C, ông Truyết cho rằng ngoài Mỹ đã rút khỏi Thỏa thuận Paris thì ‘chỉ có các nước EU là có thể thực hiện được những gì mà họ đã cam kết’.

    Theo lời ông thì nhiều nước EU ‘đã chuyển được phần lớn từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng tái tạo’.




    ‘Quá ít, quá chậm’

    Trong phúc trình ‘Sự thật Đằng sau các Cam kết Khí hậu’, các học giả khí hậu hàng đầu thế giới nhận định rằng những gì mà thế giới làm cho đến nay là ‘quá ít, quá chậm’.

    Trong bản đánh giá toàn cầu đầu tiên về mức độ thực hiện cam kết của các nước này, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng
    • có gần 3/4 các cam kết trong Thỏa thuận Paris là ‘không đủ để làm chậm lại biến đổi khí hậu’
    • ‘một số nước phát thải lớn nhất vẫn sẽ tiếp tục phát thải’.


    Theo phúc trình, trên phân nửa phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính đến từ bốn nước:
    1. Trung Quốc (26,8%),
    2. Mỹ (13,1%),
    3. Ấn Độ (7%)
    4. và Nga (4,6%).


    • Mặc dù Ấn Độ và Trung Quốc đều đưa ra cam kết giảm cường độ phát thải carbon trên mỗi đơn vị GDP cho đến năm 2030 và cả hai nước đều có thể thực hiện được cam kết này, theo phúc trình, nhưng vấn đề là lượng phát thải carbon của họ vẫn tiếp tục tăng trong vòng một thập niên sau đó do nhu cầu phát triển kinh tế.
                
    • Về phía Mỹ, mặc dù chính quyền Obama đã cam kết cắt giảm 26-28% trong tổng lượng phát thải của Mỹ nhưng Tổng thống Donald Trump đã rút lại cam kết này và đã bãi bỏ các quy định liên bang quan trọng nhằm kiểm soát phát thải nên phúc trình đánh giá hành động của Mỹ là ‘không đủ’.
                
    • Trong khi đó, Nga không hề đưa ra cam kết nào.


    Theo phúc trình, chỉ có khối Liên minh châu Âu với 28 nước và chiếm 9% lượng phát thải là ‘có hành động quyết liệt đối phó với biến đổi khí hậu’.

    Khối EU dự kiến sẽ cắt giảm đến 58% lượng phát thải của họ cho đến năm 2030 so với mức năm 1990 mặc dù cam kết họ đưa ra trong Thỏa thuận Paris chỉ là ‘cắt ít nhất 40%’.

    Còn những cam kết của tất cả các nước còn lại, vốn chiếm 32,5% lượng phát thải toàn cầu, dựa trên điều kiện là phải có sự hỗ trợ kỹ thuật và ngân quỹ từ các nước giàu với số tiền 100 tỷ đô la hàng năm
    trong khi Mỹ và Úc đều đã ngưng đóng góp cho quỹ này.

    Mức độ cắt giảm phát thải mà các nước khác nhau cam kết không giống nhau do ‘các nước không có trách nhiệm như nhau về biến đổi khí hậu’ xét trên quá trình phát thải tích lũy trong lịch sử, tỷ lệ phát thải trên đầu người và nhu cầu phát triển.

    • “Dựa trên phân tích kỹ lưỡng của chúng tôi về những cam kết khí hậu thì sẽ là ngây thơ để trong mong các nỗ lực hiện nay của các chính phủ sẽ làm chậm đáng kể biến đổi khí hậu,”
    Tiến sỹ James McCarthy, giáo sư hải dương học tại Đại học Harvard và là đồng tác giả phúc trình, nói.
    • “Việc không giảm triệt để và nhanh chóng phát thải sẽ dẫn đến thảm họa môi trường và kinh tế từ biến đổi khí hậu do con người gây ra.”


    Còn ông Robert Watson, cựu chủ tịch của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu và đồng tác giả phúc trình, nói:
              
    “Đơn giản là các cam kết này quá ít,
    quá chậm."

              





    https://www.voatiengviet.com/a/ch%E1%BB ... 58666.html
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

11.000 nhà khoa học cảnh báo tình trạng khẩn cấp khí hậu toàn cầu

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    11.000 nhà khoa học

    cảnh báo tình trạng khẩn cấp
    khí hậu toàn cầu

    _____________________________
    Hà Lan _ 06/11/2019



              


    Một người đàn ông cố gắng dùng vòi nước dập lửa
    để cứu ngôi nhà của mình khỏi đám cháy rừng ở Granada Hills, California, hôm 11/10. Ảnh: AP.

              


    Hơn 11.000 nhà khoa học cảnh báo rằng Trái Đất đang đối mặt với "nỗi đau không tưởng tượng được" vì khủng hoảng khí hậu và cần các biện pháp khẩn cấp để đối phó tình trạng này.
    • "Chúng tôi tuyên bố rõ ràng và dứt khoát rằng Trái Đất đang ở trong tình trạng khẩn cấp về khí hậu", các nhà khoa học cho biết.
      "Để bảo đảm một tương lai bền vững, chúng ta phải thay đổi cách chúng ta đang sống. Điều này đòi hỏi những thay đổi lớn trong cách xã hội vận hành và tác động đến các hệ sinh thái tự nhiên".

      "Cuộc khủng hoảng khí hậu đã đến và ngày càng nghiêm trọng hơn hầu hết những gì các nhà khoa học dự tính. Nó đe dọa hệ sinh thái tự nhiên và số phận của con người".


    Cảnh báo được công bố trên chuyên san BioScience nhân kỷ niệm 40 năm ra đời hội nghị khí hậu thế giới đầu tiên (tổ chức tại Geneva năm 1979). Tuyên bố dựa trên kết quả nghiên cứu của hàng chục nhà khoa học và được hơn 11.000 nhà khoa học đến từ 153 quốc gia trên thế giới công nhận.

    Các nhà khoa học cho biết những thay đổi cấp bách cần thực hiện bao gồm
    • ngừng gia tăng dân số,
    • không khai thác nhiên liệu hóa thạch trong lòng đất,
    • không tàn phá rừng
    • và giảm bớt việc ăn thịt.



    Giáo sư William Ripple từ Đại học bang Oregon, tác giả chính của nghiên cứu trên, cho biết ông bắt đầu nghiên cứu khi chứng kiến thời tiết ngày càng trở nên khắc nghiệt. Mục đích chính của cảnh báo là đưa ra đầy đủ các chỉ số quan trọng về nguyên nhân và hậu quả của biến đổi khí hậu, thay vì chỉ có chỉ số phát thải carbon và tăng nhiệt độ bề mặt.

    • "Một tập hợp các chỉ số rộng hơn cần được theo dõi, trong đó có
      • tăng trưởng dân số,
        lượng thịt tiêu thụ,
        giảm số lượng cây xanh bao phủ,
        lượng năng lượng tiêu thụ
        và mức thiệt hại kinh tế hàng năm liên quan tới hiện tượng thời tiết khắc nghiệt",
    đồng tác giả nghiên cứu, ông Thomas Newsome từ Đại học Sydney, cho biết.

    Một số dấu hiệu khác đáng lo ngại không kém là
    • sự bùng nổ nhu cầu đi lại bằng đường hàng không,
      tăng trưởng GDP thế giới,
      và "cuộc khủng hoảng khí hậu có liên quan mật thiết đến lối sống giàu sang".


    Các nhà khoa học đã ghi nhận một vài dấu hiệu tích cực như:
    • giảm tỷ lệ sinh toàn cầu,
      tăng sử dụng năng lượng Mặt Trời, gió
      và giảm khai thác nhiên liệu hóa thạch.


    Theo các nhà khoa học, một loạt biện pháp khẩn cấp cần được thực hiện bao gồm


    1. sử dụng năng lượng hiệu quả hơn,
                
    2. áp thuế carbon,
                
    3. ổn định tăng dân số toàn cầu
      (hiện thế giới đón thêm 200.000 người/ngày),
                
    4. ngừng tàn phá thiên nhiên,
                
    5. phục hồi rừng và rừng ngập mặn
      để hấp thụ CO2,
                
    6. ăn ít thịt hơn,
                
    7. thay đổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế.






    https://news.zing.vn/11000-nha-khoa-hoc ... 10365.html
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

... It’s not too late to act ... không quá muộn để hành động ...

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    It’s not too late to act
    _____________________________
    The Conversation _ 06/11/2019



    ....

    In our paper we suggest six critical and interrelated steps that governments, and the rest of humanity, can take to lessen the worst effects of climate change:

    1. prioritise energy efficiency, and replace fossil fuels with low-carbon renewable energy sources,
                
    2. reduce emissions of short-lived pollutants like methane and soot,
                
    3. protect and restore the Earth’s ecosystems by curbing land clearing,
                
    4. reduce our meat consumption,
                
    5. move away from unsustainable ideas of ever-increasing economic and resource consumption, and
                
    6. stabilise and ideally, gradually reduce human populations while improving human well-being.

    We recognise that many of these recommendations are not new. But mitigating and adapting to climate change will entail major transformations across all six areas.

    ....

    https://theconversation.com/11-000-scie ... ure-126261





    Trong bài này, chúng tôi đề nghị sáu bước quan trọng và tương quan mà các chính phủ và nhân loại có thể thực hiện để giảm thiểu những tác động xấu nhất của biến đổi khí hậu:


    1. ưu tiên cho hiệu suất năng lượng
      thay thế nhiên liệu hóa thạch bằng năng lượng tái tạo carbon thấp,
                
    2. giảm thải các chất ô nhiễm có cuộc sống ngắn như metan và bồ hóng,
                
    3. bảo vệ và khôi phục hệ sinh thái toàn cầu bằng cách hạn chế việc khẩn hoang,
                
    4. giảm ăn thịt,
                
    5. lánh xa ý tưởng không bền vững về phát triển kinh tế và tiêu thụ tài nguyên ngày càng tăng, và
                
    6. ổn định, tốt hơn nữa giảm dần dân số của nhân loại
      đồng thời cải thiện sức khỏe hạnh phúc của con người.

    Chúng tôi nhìn nhận rằng đa số các đề nghị này không phải là mới. Nhưng sự giảm thiểu và việc thích nghi với biến đổi khí hậu sẽ là kết quả của những biến đổi lớn trên sáu lĩnh vực trên.


              
Ngoc Han
Bài viết: 1577
Ngày tham gia: Thứ tư 20/05/15 14:24

Re: Biến đổi khí hậu

Bài viết bởi Ngoc Han »

Hiện nay khí hậu ô nhiểm đang diễn ra ở Ấn Độ, thành phố "sương mù " không phải nhạc VN nghe.
[bbvideo]https://www.francetvinfo.fr/monde/inde/ ... 87041.html[/bbvideo]
Thứ hai, nạn lụt ở Á Châu, cháy rừng khắp nơi, dân Ấn Độ đốt " rạ " sau vụ muà, nông dân Brazil phá và đốt rừng để trồng đậu nành, đậu xanh (vệ tinh Mỹ cho thấy trên 1000 đốm lửa chiếm3/4 nước này, dân Ấn Độ xuống tắm sông Hằng cầu nguyện, giữa những bọt trắng như savon, được thảy ra từ những xí nghiệp dùng chất hoá học. Than ôi!!
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Biến đổi khí hậu

Bài viết bởi Hoàng Vân »




  • :flower: :cafe: ... anh NH ...
              



              
    Ngoc Han đã viết: Thứ bảy 09/11/19 14:33 Hiện nay khí hậu ô nhiểm đang diễn ra ở Ấn Độ, thành phố "sương mù " không phải nhạc VN nghe.


              

              


    Ngoc Han đã viết: Thứ bảy 09/11/19 14:33 cháy rừng khắp nơi, dân Ấn Độ đốt " rạ " sau vụ muà, nông dân Brazil phá và đốt rừng để trồng đậu nành, đậu xanh (vệ tinh Mỹ cho thấy trên 1000 đốm lửa chiếm3/4 nước này,


              




              


    Ngoc Han đã viết: Thứ bảy 09/11/19 14:33 dân Ấn Độ xuống tắm sông Hằng cầu nguyện, giữa những bọt trắng như savon, được thảy ra từ những xí nghiệp dùng chất hoá học. Than ôi!!



              







              


              
Trả lời

Quay về “Quốc Tế”