Giỗ Lưu Hiểu Ba: Ra mắt phim ''Người thách thức Bắc Kinh'' tại Pháp

Trả lời
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5410
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Giỗ Lưu Hiểu Ba: Ra mắt phim ''Người thách thức Bắc Kinh'' tại Pháp

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    Giỗ Lưu Hiểu Ba:
    Ra mắt phim ''Người thách thức Bắc Kinh'' tại Pháp





    Ra mắt phim « Lưu Hiểu Ba, con người thách thức Bắc Kinh » nhân ngày giỗ lần thứ hai giải Nobel Hòa bình. Một tổ chức phi chính phủ Hàn Quốc công bố bản đồ hơn 300 địa điểm hành quyết tập thể tại Bắc Triều Tiên. Trung Quốc siết chặt kiểm soát người chạy trốn chế độ Bình Nhưỡng. Vở diễn « Hiện tại tràn bờ » về người tị nạn gây ngạc nhiên tại Liên hoan quốc tế Avignon (Pháp). Phong trào « Đi máy bay là ô nhục » từ Thụy Điển lan sang Pháp gây lo ngại cho các hãng hàng không. Trên đây là chủ đề chính của tạp chí Thế Giới Đó Đây tuần này.

    Cách nay hai năm, ngày 13/07/2017, nhà tranh đấu vì dân chủ cho Trung Quốc Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo) qua đời vì bệnh ung thư, sau 9 năm giam cầm. Ít người dân tại Trung Quốc và trên thế giới biết Lưu Hiểu Ba là ai, bởi chính quyền Bắc Kinh muốn tìm mọi cách xóa đi các hồi ức về ông, về cuộc thảm sát Thiên An Môn (1989), cũng như phong trào Hiến chương 08 (năm 2008) đòi chấm dứt chế độ độc đảng, mà ông là người khởi xướng. Chính quyền nhiều nơi ở phương Tây dường như cũng dè dặt khi nhắc đến tên tuổi của nhà tranh đấu, vì không muốn căng thẳng với Bắc Kinh.

    Cuối tháng 5, đầu tháng 6 vừa qua, tại Pháp, ra mắt cuốn sách « Liu Xiaobo – l’homme qui a défié Pékin / Lưu Hiểu Ba – người thách thức Bắc Kinh » của nhà báo Pierre Haski, chủ tịch tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới và một bộ phim tài liệu cùng tên, thuật lại cuộc đời của nhà tranh đấu dũng cảm. Phim « Lưu Hiểu Ba – con người thách thức Bắc Kinh » thuật lại hành trình bi tráng của « một trong những anh hùng vĩ đại nhất của cuộc tranh đấu vì dân chủ của thời đại chúng ta » « chống lại một trong những chế độ toàn trị khủng khiếp nhất » (giới thiệu của kênh truyền hình Bỉ RTBF).

    Giáo sư văn học Lưu Hiểu Ba, đang ở Mỹ, quyết định trở về nước tham gia phong trào sinh viên đòi dân chủ tại quảng trường Thiên An Môn. Ông là người có mặt đến cùng, trong cái đêm mùng 3 rạng sáng mùng 4 tháng 6, đúng vào lúc các đơn vị quân đội Trung Quốc xả súng vào sinh viên. Lưu Hiểu Ba đã tìm cách thuyết phục binh lính ngừng bắn để mở đường thoát cho sinh viên. Bị bắt, bị giam hơn một năm sau đó, ông quyết định ở lại Trung Quốc để tiếp tục cuộc chiến vì lý tưởng, trong lúc nhiều người chọn con đường lưu vong.



    Nhà văn Lưu Hiểu Ba trong cuộc trả lời báo Pháp năm 2008.
    Capture d'écran Arte




    Bộ phim « Liu Xiaobo – l’homme qui a défié Pékin » được công chiếu trên kênh truyền hình Pháp – Đức Arte. Đây là lần đầu tiên cuộc phỏng vấn bí mật với Lưu Hiểu Ba, với nhà báo Pháp François Cauwel, chỉ ít lâu trước khi ông bị bắt, được công bố. Cuộc phỏng vấn được coi như « bản di chúc » mà nhà tranh đấu gửi đến hậu thế. Chính quyền Trung Quốc rút cuộc đã không bịt được miệng Lưu Hiểu Ba. Nhà dân chủ - chỉ có cây bút làm vũ khí - tiếp tục khiến chế độ toàn trị bất an.

    Người không theo « thỏa ước của loài heo »

    Trả lời RFI, nhà báo Pierre Haski tóm lược một trong các thông điệp chính mà Lưu Hiểu Ba muốn gửi đến công chúng : « Ông ấy đã không muốn tham gia vào một thỏa hiệp xã hội mà ông Đặng Tiểu Bình đòi hỏi ở người dân Trung Quốc, sau vụ thảm sát Thiên An Môn 1989. Thỏa hiệp xã hội này có thể được tóm gọn trong khẩu hiệu : Hãy làm giàu đi ! Các vị được bảo đảm là có thể làm giàu như ý muốn, nhưng để đổi lại, đừng tham gia vào chính trị ! Đây là một lằn ranh đỏ, liệu hồn đừng có mà vượt qua ! Ông đã tóm lược điều này trong tác phẩm ‘‘Triết lý của loài heo’’ (1). Loài heo muốn gì trong đời ? Được ăn no ! Một khi được ăn no, được thỏa mãn rồi thì chúng không còn đòi hỏi gì nữa ! Còn Lưu Hiểu Ba, về phần mình, ông ấy đã không chấp nhận đánh đổi tự do tinh thần lấy thứ quyền lợi ấy ».

    Trong một cuộc phỏng vấn khác, tác giả cuốn sách và bộ phim tài liệu « Lưu Hiểu Ba, con người thách thức Bắc Kinh » chua xót nhận xét : « Trong khoảng 20 năm tại phương Tây, người ta từng cho rằng phát triển kinh tế tự thân sẽ tốt đối với tiến trình dân chủ hóa Trung Quốc. Rốt cuộc với Tập Cận Bình, người ta đã ngộ ra rằng đây là một sai lầm khủng khiếp ».

    Thế hệ hậu Lưu Hiểu Ba

    Về Lưu Hiểu Ba, nhà báo Pháp nói thêm: « Cái chết của ông đánh dấu sự chấm dứt, về mặt biểu tượng, của một thế hệ đã thất bại trong nỗ lực dân chủ hóa Trung Quốc. Cuộc chiến này sẽ tái sinh với những thế hệ mới, với những hình thức khác ».

    Trong những tuần gần đây, thế giới dường như bừng tỉnh trước phong trào tranh đấu dữ dội chống dự luật dẫn độ của chính quyền đặc khu Hồng Kông, mà đằng sau là Bắc Kinh. Phong trào buộc Bắc Kinh phải lùi bước. Tại Hồng Kông, có khoảng một triệu người từng sống dưới chế độ cộng sản Hoa lục. Trong lúc đa số tỏ ra thờ ơ, thậm chí phản đối cuộc chiến vì dân chủ, đã có một số nhỏ xuống đường sát cánh với người dân sở tại


    Trọng Thành


    Nguồn:http://vi.rfi.fr/phap/20190713


              
Trả lời

Quay về “Quốc Tế”