Hồng Kông

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Hồng Kông

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




    Wow .. cám ơn anh Tư đã giới thiệu bilumoi.com :allright:
    và cuốn phim rất hay về HCP :allright2:

    Chắc là tôi phải thâu lại cuốn phim này để phòng trường hợp bilumoi không chiếu nữa ... :giggles: ...



    :thanks: :cafe: :yes2:

              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Hồng Kông : Người về hưu xuống đường ủng hộ sinh viên

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Hồng Kông :
    Người về hưu xuống đường
    ủng hộ sinh viên

    ____________________________________
    Thụy My _ 30-11-2019




              

    Người dân cùng giơ tay tỏ quyết tâm khi nghe đồng ca bài "Nguyện vinh quang quy Hương Cảng"
    trong cuộc biểu tình tại khu Trung Hoàn, Hồng Kông ngày 30/11/2019. REUTERS/Thomas Peter

              




    Những người về hưu Hồng Kông hôm nay 30/11/2019 tham gia cuộc biểu tình tố cáo bạo lực cảnh sát và các vụ bắt người trái phép.

    Sau một tuần lễ tương đối yên tĩnh với chiến thắng lịch sử của các ứng cử viên dân chủ trong cuộc bầu cử địa phương Chủ nhật tuần trước, Hồng Kông chuẩn bị biểu tình ngày cuối tuần. Một phụ nữ 71 tuổi nói với Reuters :
    • « Tôi đã tham gia cuộc biểu tình ôn hòa hồi tháng Sáu với hơn một triệu người, nhưng chính quyền không lắng nghe các đòi hỏi của người dân ».

    Bà mang theo một chiếc ghế nhựa để hòa vào cuộc biểu tình nhiều thế hệ tại Charter Garden. Những người về hưu, một số chống gậy, đứng cạnh những người biểu tình trẻ hơn mặc toàn đồ đen, lắng nghe những bài diễn văn ủng hộ dân chủ trong không khí lễ hội vui tươi.

    Ông Ponn, đi biểu tình cùng với con gái và con rể, tâm sự :
    • « Tôi chứng kiến rất nhiều vụ cảnh sát sử dụng bạo lực, bắt bớ vô cớ. Đó không phải là Hồng Kông của chúng tôi lâu nay. Tôi đến đây hôm nay vì muốn chính quyền biết rằng người dân không hài lòng trước những gì họ đã làm với thế hệ chúng tôi ».


    Từ hơn năm tháng qua, Hồng Kông rúng động với phong trào phản kháng nhằm
    • tố cáo ảnh hưởng của Trung Quốc,
    • đòi hỏi phải tôn trọng các nguyên tắc dân chủ.
    • Người biểu tình cũng đòi điều tra độc lập về bạo lực cảnh sát.
    Tuần trước khoảng 1.100 người đã bị bắt tại trường đại học Bách Khoa trên bán đảo Cửu Long, nơi diễn ra những vụ đối đầu vào giữa tháng 11.




    Cựu tổng thống Chilê nay là cao ủy Liên Hiệp Quốc về nhân quyền, bà Michelle Bachelet, hôm nay cho rằng một cuộc điều tra độc lập là cần thiết nhằm tái lập lòng tin. Chính quyền Hồng Kông tuyên bố đang chuẩn bị thành lập một ủy ban điều tra về việc xử lý khủng hoảng.

    Tờ báo của đảng Cộng Sản Quảng Đông cho biết
    • Trung Quốc đã bắt một công dân của nước Trung Mỹ Belize,
      vì nghi ngờ đã âm mưu với những người ở Hoa Kỳ để can thiệp vào Hồng Kông.
    • Báo này cũng xác nhận vụ bắt giữ công dân Đài Loan Lý Mạnh Cư (Lee Meng Chu) hôm 31/10
      vì cáo buộc đánh cắp và tiết lộ bí mật nhà nước cho nước ngoài.
      Ông Lý là một tình nguyện viên đã mất tích sau khi công bố các hình ảnh quân đội Trung Quốc tập trung đông đảo gần biên giới Hồng Kông.






    http://vi.rfi.fr/ch%C3%A2u-%C3%A1/20191 ... -vi%C3%AAn
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Biểu tình Hong Kong: Lời kể của một sinh viên từng bị kẹt 5 ngày trong PolyU

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Biểu tình Hong Kong:
    Lời kể của một sinh viên từng bị kẹt 5 ngày trong PolyU

    ____________________________________
    Thùy Linh _ BBC _ 2 tháng 12 2019




              

    BBC News Tiếng Việt vừa có một cuộc phỏng vấn đặc biệt với một sinh viên biểu tình Hong Kong.

              



    Khi các cuộc biểu tình ở Hong Kong đạt đến đỉnh điểm của căng thẳng, BBC News tiếng Việt đã phỏng vấn được một sinh viên là nhân chứng sống chứng kiến những biến chuyển của thành phố suốt 5 tháng qua.

    Khi phong trào biểu tình bắt đầu vào tháng 6, Elvis thậm chí còn không ở Hong Kong. Anh đang cách xa quê nhà hàng ngàn dặm, tận hưởng cuộc sống sinh viên vui vẻ của mình tại Úc.
    • "Lúc đầu, tôi không thực sự quan tâm đến [phong trào biểu tình] lắm,"
      người biểu tình sinh viên 19 tuổi nói.

    Nhưng mọi thứ đã thay đổi vào ngày 12 tháng Sáu.
    • "Tôi đang học bài thì nhận được một tin nhắn từ một người bạn nói rằng hãy bật TV lên"
      và điều anh nhìn thấy sau đó là hình ảnh cảnh sát Hong Kong xịt hơi cay trong tiếng la hét của những người biểu tình ôn hoà.


              

    Elvis, sinh viên 19 tuổi,
    từ Úc trở về Hong Kong để tham gia phong trào biểu tình

              

    Phải mất hai ngày để thuyết phục bố mẹ, nhưng đến ngày thứ ba Elvis đã sẵn sàng ra phi trường trước sự ngỡ ngàng của bạn bè.
    • "Họ không hiểu tại sao tôi phải quay lại và rằng cuộc sống ở đó rất tốt và tôi không cần phải quan tâm đến những gì đang xảy ra ở Hong Kong. Họ thực sự đã làm tôi thất vọng."
    • 'Tôi không ngờ nó sẽ trở nên bạo lực'

    Khi Elvis bước ra đường phố Hong Kong tham gia biểu tình, phong trào vẫn ở trong thời kỳ đầu yên bình với thi thoảng những đợt bắn hơi cay.
    • "Vào thời điểm đó, mọi người chỉ ném trứng và chửi bới cảnh sát. Chúng tôi chưa ném Molotov cocktail (bom xăng)."

    Anh đi cùng bạn bè, trong đó có cả ca sĩ kiêm nhà hoạt động nổi tiếng Denise Ho - một người bạn khá thân thiết, Elvis nói. Anh hô khẩu hiệu, cầm biểu ngữ như hầu hết những người biểu tình khác.
    • "Lúc đầu, chúng tôi chỉ muốn nói lên ý kiến của mình một cách ôn hoà và thu hút sự chú ý của thế giới. Tôi không bao giờ tưởng tượng nó có thể trở nên bạo lực."

    Elvis kể lại một ngày vào tháng 9, khi anh và bạn bè đang dựng rào chắn ở một con đường ở quận Mongkok, một vài chiếc xe cảnh sát bất ngờ xuất hiện và cảnh sát bắt đầu nã đạn hơi cay và đạn cao su.
    • "Tôi không nghĩ họ thực sự muốn bắt chúng tôi, họ cứ bắn và bắn và gọi chúng tôi là 'lũ bọ gián'".

    Elvis bị trúng một viên đạn cao su ở cổ trong khi một người bạn của anh bị bắn vào chân. Họ chạy thoát nhưng tất nhiên không đến bệnh viện. Anh nói chính Denise Ho đưa anh đến một phòng khám tư để điều trị.

              

    Vết thương do đạn cao su ở trên cổ Elvis sau khi đụng độ với cảnh sát ở Mong Kok hồi tháng 9

              

    Nhiều người biểu tình Hong Kong đã từ chối đến bệnh viện vì lo sợ cảnh sát có thể tìm ra tung tích và bắt giữ họ.

    Elvis là con trai duy nhất của một gia đình đến từ Quảng Đông nhưng họ chuyển đến Hong Kong khi anh một tuổi và vì vậy Elvis luôn cho rằng mình là một người Hong Kong. Anh nói anh may mắn vì cha mẹ đều ủng hộ phong trào dân chủ nhưng họ vẫn luôn lo lắng cho sự an toàn của anh. Khi trở về nhà vào khoảng 4 giờ sáng với một vết thương trên cổ, bố mẹ Elvis đã cầu xin anh trở về Úc.
    • "Không có nghĩa lý gì cả! Chúng ta không phải sợ cảnh sát. Chúng ta phải sát cánh cùng nhau. Ồ, chẳng lẽ vì họ bắn chúng ta nên chúng ta nên ở nhà và không quan tâm đến điều gì khác sao?"
      Elvis nói như vậy với bố mẹ.

    Ngày hôm sau, Elvis lại trở lại đường phố. "Tôi 19 tuổi rồi. Họ không thể kiểm soát tôi," anh bật cười.




    'Một số cảnh sát là người tốt'

    Nhưng khi hè chuyển sang thu, tình hình trở nên căng thẳng hơn. Một số vụ tự tử xảy ra, nhiều thi thể được tìm thấy dạt vào bờ biển và số vụ bắt giữ ngày càng gia tăng.
    • "Tôi đã rất tức giận, rất thất vọng. Tôi có thể thực sự làm gì để giúp họ đây? Tôi cảm thấy tôi chỉ là một nhân chứng. Không có bằng chứng họ đã bị cảnh sát giết chết. Và chúng tôi không thể đến đồn cảnh sát và tấn công họ."

    Khi được hỏi anh nghĩ gì về việc một số người biểu tình phá hủy một số tài sản tư nhân và tấn công người thân của cảnh sát, Elvis trả lời:
    • "Tôi sẽ không nói hành vi của họ là đúng hay sai. Tôi không hoàn toàn đồng ý với hành vi của họ, ví dụ như tấn công người dân hoặc phá hoại các cơ sở của chính phủ. Tuy nhiên, tôi tin rằng họ không làm điều đó mà không có lý do.
    • "Người ta chỉ thấy ông già bị thiêu sống nhưng họ không biết ông ta trước đó đã tấn công một số học sinh,"
    Elvis nói về vụ việc một người đàn ông ủng hộ Bắc Kinh bị một người biểu tình hất dung dịch dễ cháy vào người và châm lửa vào ngày 11/11.
    • "Carrie Lam cho phép cảnh sát sử dụng vòi rồng, đạn cao su và thậm chí cả đạn thật để bắn chúng tôi. Vì vậy, những người biểu tình trẻ tuổi trở nên tức giận và cực đoan."


              

    Cảnh sát xịt hơi cay tại một khu vực ở Mong Kok

              

    Liên quan đến vụ tấn công trực tuyến vào gia đình của một số sĩ quan cảnh sát, Elvis tiết lộ rằng chính một số người từ lực lượng cảnh sát đã cung cấp thông tin cho người biểu tình, và thậm chí cả lộ trình và lịch trình tuần tra.
    • "Họ làm vậy để chúng tôi không tấn công họ. Họ không muốn thông tin của họ bị đăng lên mạng nên thay vì thế họ cung cấp thông tin của đồng nghiệp."

      "Tôi tin rằng vẫn còn một số người tốt trong lực lượng cảnh sát. Có lẽ họ không thực sự đồng ý với các cảnh sát khác. Họ chỉ cố gắng làm gì đó để giúp chúng tôi."


    BBC không có điều kiện để kiểm chứng thông tin trên.

    Elvis còn cho biết những cuộc đụng độ với những người ủng hộ chính phủ là không thể tránh khỏi. Anh nhớ có một lần một số người đã cố xé các mẩu giấy trên một bức tường Lennon.
    • "Những người khác bao gồm cả tôi đã cố gắng yêu cầu họ rời đi một cách ôn hoà nhưng đôi khi họ rút vũ khí hoặc cố gắng làm tổn thương người khác thì một số người biểu tình cực đoan bắt đầu đánh đập họ. Tôi có thể nói với chị rằng hầu hết mọi người xung quanh đều hô: 'Mạnh lên! Mạnh lên!' Sau một hoặc hai phút, chúng tôi yêu cầu họ dừng lại, nếu không người đó sẽ chết."

    Vào hôm 6/10, khi một tài xế taxi lái xe vào đám đông người biểu tình và làm bị thương cả hai chân của một người phụ nữ, Elvis thực ra đang đứng ở ngay phía bên kia đường và chứng kiến tất cả.

              

    Người biểu tình tấn công chiếc xe taxi đâm vào đoàn người biểu tình
    làm bị thương cả hai chân của một cô gái hôm 6/10.

              

    • "Tôi đang đi cùng với bạn về phía Tsim Sha Tsui thì nghe thấy mọi người la hét và nói 'Hãy coi chừng!' May mắn thay, chúng tôi đã không bị thương."

    Elvis nói anh không thể đến gần hiện trường vì hơn 100 người đang vây quanh tài xế và đánh ông ta.

    Tuy nhiên, không phải là không hề có xung đột giữa những người biểu tình. Elvis vẫn nhớ rất rõ một số người biểu tình cực đoan đã tức giận như thế nào khi anh và những người khác bảo họ ngừng đập phá một số tài sản.

    Elvis và bạn bè anh cũng bị một nhóm thanh niên đeo mặt nạ, mặc quần áo đen tấn công - vốn được cho là một kiểu đồng phục của người biểu tình - khi đang đi bên trong Đại học Trung Văn Hong Kong. Tuy nhiên, anh cho rằng họ cũng có thể là cảnh sát đóng giả người biểu tình.





    Năm ngày trong PolyU

    Một trong những bước ngoặt của phong trào biểu tình xảy ra vào giữa tháng 11 khi những người biểu tình bắt đầu bao vây các trường đại học khác nhau và Đại học Bách khoa (PolyU) là nơi chiếm đóng cuối cùng của người biểu tình.

    Vào đêm 17/11, khi những người biểu tình khác đang ném bom xăng và ngăn chặn thành công một chiếc xe cảnh sát đang tìm cách lao vào cổng trường đại học, Elvis đang đứng ở ngay hàng tiền tuyến thứ hai, cầm những chiếc ô che chắn cho những người biểu tình khác.

              

    Elvis nói anh chính là một trong những người cầm dù che chắn cho những người biểu tình khác
    khi họ ngăn cản một chiếc xe cảnh sát tiến vào cổng trường Đại học Bách khoa đêm 17/11

              

    Anh nói rằng anh chưa bao giờ ném bom xăng và chỉ làm nhiệm vụ che chắn cho người khác. Sau đêm đó, anh tìm vào một lớp học và chỉ buông cơ thể kiệt sức xuống sàn nhà.
    • "Tất cả ghế và bàn đều được lấy ra để làm rào chắn nên mọi người ngủ trên sàn nhưng vẫn rất thoải mái vì chúng tôi đã quá mệt."

    Đến 5 giờ sáng ngày 18/11, ngày thứ hai ở trong PolyU, cảnh sát bất ngờ tìm cách đột nhập vào trường đại học.
    • "Nhiều người đã bị bắt. Chúng tôi đã cố gắng trốn thoát ba lần nhưng thất bại vì cảnh sát liên tục bắn hơi cay và đạn cao su vào chúng tôi. Tôi không nghĩ họ muốn chúng tôi rời đi. Chúng tôi không tin vào lời của hiệu trưởng và cảnh sát."
      "Đó là một cơn ác mộng. Máu ở khắp mọi nơi."

    Vào ngày hôm đó, Elvis cho biết một số người đã lên xe cứu thương và rời khỏi khuôn viên trường. Anh nói anh đã quyết định không rời đi vì điều đó đồng nghĩa với đầu hàng.

              

    Người biểu tình tìm cách thoát khỏi vòng vây đạn hơi cay và đạn cao su của cảnh sát
    khi tìm cách thoát khỏi Đại học Bách khoa hôm 18/11

              

    Trong suốt thời gian bên trong PolyU, tất cả những gì anh và bạn bè làm là cố gắng tìm cách trốn thoát. Đồ ăn không phải là một vấn đề. Những người biểu tình tự nấu ăn và nguyên liệu được cung cấp bởi các phóng viên báo chí hoặc nhân viên y tế, vốn được phép ra vào, Elvis nói. Tuy nhiên, nước uống là một chuyện khác.
    • "Hầu hết nước ở đó đều có mùi hơi cay. Đó là lý do tại sao chúng tôi phải uống nước đóng chai.
      Vào ngày thứ tư, không còn chai nước mới nào, vì vậy chúng tôi đã phải uống từ những chai thừa bị bỏ lại."

    Elvis biết một số người biểu tình đã trốn thoát bằng cách trèo dây thừng xuống một cây cầu. Anh nói điều đó quá nguy hiểm và khi đó anh vẫn chưa muốn bỏ lại những người khác. Một số người biểu tình đã có dấu hiệu suy sụp tinh thần khi ở trong PolyU. Bên ngoài, cảnh sát, nếu không tấn công thân thể của những người biểu tình đang tìm cách thoát ra ngoài thì lại rút cạn tinh thần của những người còn lại ở bên trong bằng những câu nói nhạo báng -
    • "Chúng mày sẽ không bao giờ có thể trốn thoát đâu, lũ bọ gián".

    Một số người biểu tình thậm chí đã ghi lại những đoạn tin nhắn cuối cùng cho gia đình. Elvis thì không nhìn nhận tình hình ảm đạm đến mức như vậy. Anh biết rằng cả thế giới vẫn đang dõi theo.

    Đến ngày thứ năm bị kẹt trong PolyU thì Elvis bắt đầu cảm thấy vô cùng lo lắng và mệt mỏi. Chân anh bị đau vì hôm 18/11 anh bị ngã trong khi tìm cách trốn thoát. Một người bạn của Elvis thì bắt đầu khám phá ý tưởng trốn thoát qua đường cống ngầm.
    • "Nó rất hôi thối. Tôi nhìn vào bên trong và thấy khoảng 100 đến 200 con gián ở dưới đó,"
      anh giải thích lý do từ chối rời khỏi bằng con đường này.

    Nhưng người bạn tốt của anh, Denise Ho đã thuyết phục anh rời đi, Elvis nói. Cuối cùng, Elvis được đưa ra khỏi trường đại học trên một chiếc giường cáng. Anh bị chụp ảnh và đánh dấu thông tin cá nhân trước khi được chuyển đến bệnh viện.

              

    Elvis nói anh đã được đưa ra khỏi bệnh viện trên một chiếc giường cáng như thế này

              

    Sau vài giờ ở bệnh viện, Elvis trở về nhà và thấy bố mẹ mình ràn rụa trong nước mắt, cầu xin anh trở về Úc.
    • "Tôi không muốn nhìn thấy họ khóc. Tôi đi ăn tối và ngủ cho đến chiều ngày hôm sau. Họ hiểu tôi cảm thấy thế nào, họ không nói nhiều."

    Một ngày sau đó, người bạn của Elvis đã trốn thoát thành công qua đường cống ngầm và điều duy nhất người bạn này chia sẻ là: "Mùi thật kinh khủng."





    Lần đầu tiên tôi đi bỏ phiếu!

    Vào ngày 24/11, Elvis đã thức dậy từ sớm để đứng vào một hàng dài những người đang chờ đợi trước một trạm bỏ phiếu. Đây là lần đầu tiên anh đi bầu.
    • "Nó thật sự rất thú vị. Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng nhiều người sẽ đi bỏ phiếu như vậy. Điều này chưa từng xảy ra trước đây. Tôi thực sự rất trân trọng những người đã đi bỏ phiếu ngày hôm nay, để cho chính phủ Trung Quốc thấy rằng chúng tôi sẽ không từ bỏ phong trào."

    Nhưng anh chỉ có một lựa chọn duy nhất.
    • "Thành thật mà nói, bạn không thể thực sự nghiên cứu các ứng cử viên. Điều thực sự quan trọng là phải bỏ phiếu cho các ứng cử viên dân chủ ngay cả khi bạn không thích họ. Không thể bỏ phiếu cho các ứng cử viên thân Bắc Kinh được."

    Ngày 25/11 là ngày diễn ra kỳ bầu cử uỷ viên hội đồng quận ở Hong Kong. Dù chỉ là một cuộc bầu cử địa phương nhưng nó là kỳ bầu cử đầu tiên sau khi phong trào biểu tình xảy ra và được xem là một cuộc trưng cầu dân ý không chính thức để đánh giá mức độ ủng hộ của người dân về phong trào biểu tình và chính quyền Bắc Kinh.

              

    Người dân Hong Kong ăn mừng tối 25/11
    sau khi phe ủng hộ dân chủ chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử hội đồng quận

              

    2,9 triệu người, tương đương 71% cử tri, đã tham gia bỏ phiếu - điều chưa từng xảy ra trước đây và đã đem lại một chiến thắng áp đảo cho phe ủng hộ dân chủ, khi họ chiếm gần 90% số ghế hội đồng quận. Rất nhiều ứng cử viên nặng ký thân Bắc Kinh đã bị đánh bật bởi các ứng viên trẻ tuổi, nhiều người trong đó vẫn là sinh viên và thậm chí từng tham gia phong trào Dù Vàng 2014.

    Sau đó, vào ngày 28/11, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đặt bút ký hai dự luật ủng hộ người biểu tình Hong Kong.

    Elvis cho biết anh đánh giá cao điều đó nhưng cá nhân anh không tin tưởng Donald Trump.
    • "Ông ta chỉ là tổng thống của Hoa Kỳ. Ông ta là một tay thương nhân. Có lúc ông ta nói nước Mỹ sẽ sát cánh với Hong Kong, vài ngày sau ông ta lại uống trà với Tập [Cận Bình]," anh nói.

    Vào tháng 8, ông Trump đã gọi các cuộc biểu tình Hong Kong là "bạo loạn" và nói Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình, có thể "tự giải quyết" được.

    Tuy nhiên, Elvis cho biết bạn bè và gia đình của anh rất tôn trọng Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi của đảng Dân chủ và thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Marco Rubio.
    • "Quan điểm của họ thực sự rõ ràng, đó là sát cánh với người dân Hong Kong và bảo vệ quyền con người của chúng tôi," anh nói.

    Nhưng Elvis biết cuộc chiến còn lâu mới kết thúc. Anh nói sẽ ở lại Hong Kong cho đến khi năm học mới ở Úc bắt đầu.
    • "Tôi không tin rằng chính phủ Trung Quốc sẽ để yên mọi thứ và từ bỏ mong muốn kiểm soát Hong Kong. Chúng tôi cũng sẽ tiếp tục chiến đấu!"


    Chiều 1/12, Elvis nhắn qua Telegram nói rằng anh và những người biểu tình đã trở lại đường phố Hong Kong.





    https://www.bbc.com/vietnamese/world-50619359
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Một triệu người biểu tình ở Hồng Kông, báo chí Trung Quốc im lặng

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Một triệu người biểu tình
    ở Hồng Kông,
    báo chí Trung Quốc im lặng

    ____________________________________
    Thụy My _ 09-12-2019




              

    Cả triệu người biểu tình rầm rộ ở Hồng Kông ngày 08/12/2019.
    REUTERS/Danish Siddiqui

              



    Cả một biển người biểu tình hôm qua 08/12/2019 trên các đường phố Hồng Kông, chứng tỏ sức sống mãnh liệt của phong trào đòi dân chủ, sau sáu tháng liên tục xuống đường chống chính quyền thân Trung Quốc. Tuy nhiên báo chí Hoa lục giữ im lặng không đưa tin về cuộc biểu tình ở đặc khu.

    Thông tín Stéphane Lagarde tại Hồng Kông tường thuật :
    • « Chỉ có những chiếc mặt nạ, năm ngón tay giơ lên kèm theo khẩu hiệu
      « Năm yêu sách, không thiếu một điều nào »,
      là khác với các cuộc biểu tình lớn hồi tháng Sáu ; còn thì những hình ảnh đều giống nhau. Đó là một đám đông khổng lồ, diễu hành ôn hòa trên những con đường ở khu trung tâm Hồng Kông. Cả phía cảnh sát và người biểu tình đều tỏ ra kềm chế. Những gia đình với xe đẩy em bé, những người biểu tình đi xe lăn hòa lẫn trong biển người.


    Trái ngược với những gì mà chính quyền vẫn khẳng định lâu nay, đa số không hề im lặng, và người dân Hồng Kông ủng hộ phong trào phản kháng. Chuyên gia về chính trị Trung Quốc của trường đại học Báp-tít Hồng Kông, ông David Bartel khẳng định :
    • Sau khi hai triệu người đã xuống đường trước đây,
      nay chính quyền nhìn thấy một triệu người lại biểu tình trên đường phố.
      Yêu sách của họ khó thể rõ ràng hơn ».


    Bắc Kinh từ chối nhượng bộ về việc tổ chức phổ thông đầu phiếu, cũng như các đòi hỏi khác của người biểu tình. Ông Nam Shum Wai, thuộc nghiệp đoàn giáo viên Hồng Kông nhận định :
    • Một triệu người biểu tình Chủ nhật này,
      nhưng chính quyền Hồng Kông
      luôn từ chối đáp ứng những yêu sách của người dân,
      nhất là việc lập ra một ủy ban điều tra độc lập về bạo lực cảnh sát.
      Thế nên các cuộc biểu tình sẽ tiếp tục.


    Phong trào phản kháng sẽ tiếp diễn, trong khi tại Hoa lục, báo chí Nhà nước không hề đưa ra con số người biểu tình ở Hồng Kông hôm Chủ nhật. Truyền thông Trung Quốc chỉ nói về chuyến thăm Macao của chủ tịch Tập Cận Bình ngày 20/12 tới để kỷ niệm 20 năm cựu thuộc địa Bồ Đào Nha được trao trả cho Trung Quốc - và không có cuộc biểu tình nào tại đây ».





    http://vi.rfi.fr/ch%C3%A2u-%C3%A1/20191 ... E1%BA%B7ng
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Bêu xấu biểu tình Hồng Kông: Bắc Kinh bị gậy ông đập lưng ông

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Bêu xấu
    biểu tình Hồng Kông:
    Bắc Kinh bị
    gậy ông đập lưng ông

    ____________________________________
    Mai Vân _ 09-12-2019




              

    Biểu tình ở Hồng Kông, ngày 08/12/2019. _ REUTERS/Danish Siddiqui

              



    Với cuộc xuống đường ngày 08/12/2019 huy động được gần 1 triệu người tham gia, phong trào dân chủ ở Hồng Kông như đã có thêm một sức bật mới sau khi bất ngờ được đại đa số người dân ủng hộ bằng lá phiếu trong cuộc bầu cử cấp quận cách đó đúng 2 tuần.

    Kết quả cuộc bầu cử ngày 24/11 đã được nhiều nhà phân tích đánh giá là một thất bại chua cay của guồng máy tuyên truyền của Bắc Kinh, đã dùng mọi thủ đoạn để hạ uy tín phong trào phản kháng Hồng Kông, nhưng rốt cuộc đã bị phản tác dụng.

    Ngày 07/12 vừa qua, hơn 1000 người thân Bắc Kinh tại Hồng Kông đã biểu tình đòi kiểm lại phiếu bầu nhân cuộc bầu cử cấp quận đã chứng kiến thắng lợi vang dội của phong trào ủng hộ dân chủ. Một người trong ban tổ chức cuộc biểu tình của phe ủng hộ Trung Quốc đã cho rằng cuộc bầu cử “không công bằng” và “không minh bạch”.

    Đòi hỏi của những thành phần ủng hộ Bắc Kinh đã bị thực tế chứng minh là hoàn toàn vô lý khi chỉ một hôm sau, ngày 08/12, cuộc xuống đường do phong trào phản kháng kêu gọi, đã tập hợp được đến 800.000 người, theo thống kê của ban tổ chức. Đây là một con số cho thấy rõ hậu thuẫn mạnh mẽ mà người dân Hồng Kông dành cho phong trào dân chủ, một sự ủng hộ đã được kết quả cuộc bầu cử cách nay hai tuần hun đúc thêm.

    Đối với các nhà quan sát, kết quả cuộc bầu cử ngày 24/11 tại Hồng Kông mang một ý nghĩa rất to lớn:
    • Khi được quyền tự do chọn lựa,
      đại đa số người dân Hồng Kông không chọn đường lối do Bắc Kinh áp đặt,

      bất chấp cả một chiến dịch tuyên truyền chống phá phong trào phản kháng, với những người biểu tình bị cả guồng máy tuyên truyền của Trung Quốc cho là một nhóm thiểu số “khủng bố”, bị thế lực nước ngoài giật dây.






    Tuyên truyền thất bại

    Trong một bài phân tích một hôm sau khi có kết quả bầu cử tại Hồng Kông, trang mạng quốc tế Quartz đã không ngần ngại chạy tựa
    • “Kết quả gây chấn động của cuộc bầu cử cho thấy Bắc Kinh đã làm như thế nào để trở thành nạn nhân của chiến dịch tuyên truyền mà chính mình tung ra”.
    Nói cách khác là để cho
    • “gậy ông (lại) đập lưng ông”.


    Theo ghi nhận của Quartz, cuộc bầu cử hội đồng quận ở Hồng Kông hôm 24/11 đã được xem như là một cuộc trưng cầu dân ý về quan điểm của dân chúng đối với các cuộc biểu tình. Bắc Kinh và chính quyền địa phương dường như tin chắc rằng “đa số thầm lặng”, vì chán ngán trước tình trạng đường xá bị chặn, trường học bãi khóa, sẽ dứt khoát bỏ phiếu chống lại những kẻ “bạo loạn”.

    Tác giả bài viết nêu bật ví dụ của nhật báo Anh ngữ China Daily, trong một tin nhắn Twitter một hôm trước cuộc bầu cử đã kêu gọi mọi người bỏ phiếu cho các ứng cử viên thân Bắc Kinh để giúp Hồng Kông “trở lại cuộc sống bình thường”.

    Tờ Hoàn Cầu Thời Báo, Global Times, cũng kêu gọi người dân Hồng Kông bỏ phiếu để “chấm dứt bạo lực”. Trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga và chính quyền của bà đã hùng hồn lên giọng cho rằng những thành phần cực đoan chuộng bạo lực đã lũng đoạn phong trào phản kháng và đã đến lúc cử tri phải cắt đứt quan hệ với những phần tử này.

    • Và quả đúng là đa số thầm lặng đã lên tiếng,
      nhưng ồ ạt loại bỏ những ứng cử viên thân Bắc Kinh
      và dồn phiếu cho phe dân chủ,
    giúp phe này giành quyền kiểm soát 17 trên 18 hội đồng quận. Trên bình diện cá nhân, các ứng viên ủng hộ dân chủ giành được 347/452 ghế đại biểu hội đồng quận, trong lúc các ứng viên thân Bắc Kinh chỉ được vỏn vẹn 60 ghế, phần còn lại lọt vào tay các ứng viên độc lập.

    Theo Quartz, thảm bại chưa từng thấy của phe thân Bắc Kinh tại Hồng Kông đã làm cả bộ máy tuyên truyền của Trung Quốc gần như bị á khẩu. Vào lúc các kết quả bầu cử được lần lượt đưa ra, các hãng tin lớn của Trung Quốc hầu như đều câm nín trước sự thất bại của các ứng viên thân Bắc Kinh. Chỉ sau đó một vài tờ báo mới bắt đầu phản ứng, chẳng hạn như Hoàn Cầu Thời Báo, đã nhai lại quan điểm xưa cũ về sự can thiệp của nước ngoài để giải thích kết quả bầu cử.

    Ở cấp Nhà nước, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cũng chẳng biết nói gì ngoài việc nhắc lại rằng Hồng Kông là một phần của Trung Quốc.





    Tung tiền mua chuộc cũng vô ích ?

    Chiến thắng vang dội của phe đối lập Hồng Kông lại càng gây sốc hơn nữa khi các đảng chính trị trung thành với Bắc Kinh đã được văn phòng đại diện chính quyền Trung Quốc ở Hồng Kông không tiếc công sức hậu thuẫn.

    Một ví dụ là Liên Minh Dân Chủ vì Tiến Bộ của Hồng Kông DAB, vào năm 2018 đã được văn phòng đại diện của Bắc Kinh tại Hồng Kông tặng cho một tác phẩm nghệ thuật đắt tiền, đã giúp cho đảng này thu được hàng triệu đô la nhân một bữa tiệc gây quỹ.

    DAB và các đảng thân Bắc Kinh khác đã có ngân quỹ dồi dào để chi tiêu ở cấp cơ sở, điều mà các đảng dân chủ không có, chẳng hạn có tiền tài trợ cho người già đi du lịch, hay mua vé xem phim cho trẻ em.

    Ngoài ra, Bắc Kinh còn có những cách khác để tác động đến các cuộc bầu cử địa phương, ví dụ như thúc đẩy việc loại bỏ các ứng cử viên đối lập mà họ không thích. Điển hình của thủ đoạn này là việc cấm lãnh tụ thanh niên Hoàng Chi Phong tham gia cuộc bầu cử hội đồng quận với lý do là nhân vật này đề cao quyền tự quyết. Có điều là nhiều ứng cử viên dân chủ khác cũng có quan điểm tương tự, nhưng lại không hề hấn gì!





    Xem thường dư luận Hồng Kông

    Tuy nhiên, đối với tác giả bài phân tích, một trong những sai lầm nghiêm trọng của Bắc Kinh là coi thường phản ứng của người dân Hồng Kông.

    Theo HK01, một trang tin trên mạng bằng tiếng Hoa, Bắc Kinh biết rõ là họ đang trong tình thế bất lợi nhưng đã bị sốc trước quy mô thảm bại của các đảng thân chính quyền trung ương. Liên minh DAB đã đưa ra đến 180 ứng cử viên, nhưng chỉ giành được 21 ghế.

    Đã có những dấu hiệu dự báo cho kết quả tồi tệ đó, từ việc các cuộc biểu tình liên tục nổ ra từ tháng 6 bắt nguồn từ nỗi lo ngại về dự luật dẫn độ, cho đến những cuộc thăm dò dư luận cho thấy sự mất lòng tin nơi cảnh sát và chính phủ Hồng Kông liên tục gia tăng.

    Tuy nhiên, rõ ràng là Bắc Kinh chưa bao giờ quan tâm đến việc đo lường tình cảm ở Hồng Kông, vì nếu không thì họ đã không để cho tình hình sôi bỏng đến mức như hiện nay, trong khi lại bỏ lỡ nhiều cơ hội có thể làm tình hình bất ổn ngừng leo thang.




    Chính quyền Hồng Kông xa rời thực tế

    Theo nhật báo Hồng Kông South China Morning Post, thái độ chủ quan của Bắc Kinh đến một phần từ các phương pháp thu thập thông tin thiếu phối hợp và lộn xộn được dùng để nắm bắt tình hình trên thực địa, với nhiều mạng lưới báo cáo khác nhau.

    Một nguyên do khác là những người mà Bắc Kinh dùng để thu thập thông tin lại có xu hướng chú ý nhiều hơn đến những tiếng nói trung thành, thay vì đến giới chống đối hay giới trẻ hơn. Đó là chưa kể đến việc không cần đến những liên hệ cá nhân có thể giúp mở rộng tầm nhìn, ví dụ như loại trừ những người ủng hộ dân chủ không cho đến dự các sự kiện có sự tham gia của giới lãnh đạo Trung Quốc.

    Trong khi đó thì các quan chức ở cấp cao nhất trong chính quyền Hồng Kông hầu như hoàn toàn xa rời thực tế. Trong những tuyên bố công khai vào đầu tháng 11 chẳng hạn, ông Trương Kiến Tông (Matthew Cheung), quan chức số hai của Hồng Kông đã thản nhiên cho rằng ông không hiểu vì sao mà mọi người lại giận dữ với chính quyền như vậy.

    Đối với trang mạng Quartz, trong một hệ thống chính trị đã trở nên độc đoán, không còn chấp nhận bất kỳ một chính kiến bất đồng nào, dù có nhận được tin xấu về Hồng Kông, đảng Cộng Sản Trung Quốc vẫn chỉ nghe thấy những gì mình muốn nghe và đã nhấn mạnh thêm lập luận cho rằng
    • những người biểu tình Hồng Kông là thành phần đòi độc lập,
    • đang có hành vi khủng bố,
    • với sự giúp đỡ của các chính phủ nước ngoài và phương tiện truyền thông phương Tây.


    Sách lược này rất thành công đối với dư luận ở Hoa Lục, nặng đầu óc tư tưởng dân tộc chủ nghĩa, đặc biệt là khi tình trạng bạo lực trong các cuộc biểu tình càng lúc càng leo thang. Thế nhưng, sách lược đó trong thực tế đã làm cho đảng Cộng Sản không còn đường lui và tìm ra những cách thức mới và linh hoạt hơn để giải quyết các yêu cầu thực sự của phong trào phản kháng Hồng Kông,
    • trong đó có quyền được đại diện một cách dân chủ hơn
    • và một cuộc điều tra về bạo lực quá đáng của cảnh sát.






    http://vi.rfi.fr/ch%C3%A2u-%C3%A1/20191 ... g-%C3%B4ng
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Hồng Kông: Chuyện người mẹ Việt có con ở tuyến đầu Đại học Bách Khoa

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Hồng Kông:
    Chuyện người mẹ Việt
    có con ở tuyến đầu Đại học Bách Khoa

    ____________________________________
    Cao Nguyên _ 2019-12-10




              

    Các phụ huynh Hong Kong cầm biển yêu cầu cảnh sát không bắn vào các sinh viên hôm 19/11/2019 _ AP

              




    • “Cháu nói rằng cháu sinh ra và lớn lên ở Hồng Kông và được hưởng nền giáo dục ở đây và biết bao những người bạn của cháu cũng ở Hồng Kông.
      Tất cả chúng nó đều là thế hệ trẻ của đất nước và muốn bảo vệ đất nước của mình, vì Hồng Kông là quê hương của nó và nó không muốn nhìn Hồng Kông rơi vào thảm cảnh như vậy.”

    Chị Thảo, một người Hồng Kông gốc Việt có con trai là một trong những người luôn ở tuyến đầu trong các cuộc biểu tình đòi tự do, dân chủ ở trung tâm tài chính quốc tế 6 tháng vừa qua nói về lý do con chị quyết định từ bỏ du học ở nước ngoài và trở về tham gia cùng các bạn.

    Chan, con trai chị, nhận mình là người Hồng Kông đã bị kẹt ở Đại học Bách Khoa trong những ngày “nóng bỏng” nhất, cảnh sát chống bạo động đột kích, sau đó bao vây tứ phía và Chan chỉ chịu rời đi vì bị các bạn ép khi thấy dấu hiệu bị nhiễm độc trên cơ thể lan rộng.

    Tên tuổi và một số địa danh trong bài phóng viên Đài Á Châu Tự Do đã thay đổi để giữ an toàn cho người trong cuộc.





    Bị con trai nói dối là vẫn đang du học

    Chị Thảo là thuyền nhân, rời Việt Nam đến trại cấm Hồng Kông năm 1988 và mãi gần 10 năm sau chị mới được ra ngoài tự do. Chan là đứa con trai duy nhất của chị, lớn lên trong vòng tay yêu thương, dạy dỗ của mẹ nên Chan nói được tiếng Việt.
    • “Chị nuôi nó từ nhỏ nên nó bị ảnh hưởng ở đây, nó nói được tiếng Việt nhưng không biết viết. Nhưng mà xem chữ Việt thì vẫn có những cái nó đoán được, những từ khó ví dụ viết tắt thì nó không biết đâu!
      Từ khi bắt đầu nó lên trung học lên lớp 8 là là nó không muốn về Việt Nam nữa vì nó không có bạn vì thế cho nên cuộc sống đi sâu vào chính trị ở Việt Nam thì nó không biết”
    - chị Thảo kể về đứa con mà chị đặt hết vào niềm hy vọng.

    Rồi biểu tình nổ ra ở trung tâm tài chính quốc tế từ đầu tháng 6 với số lượng có khi lên đến hai triệu người nhưng đều là các cuộc biểu tình ôn hòa.

    Bạo lực leo thang kể từ ngày 12 tháng 6 và cao điểm từ tháng 8 năm 2019 khi cảnh sát dùng hơi cay, đạn túi đậu… và cả đạn thật để giải tán người biểu tình và người dân thì phản kháng bằng những gì có trong tay.

    Chan khi đó thấy những người bạn mình bị đánh đập bởi cảnh sát chống bạo động và những tên côn đồ trong các cuộc biểu tình đã không thể ngồi yên. Chan nói dối mẹ, lặng lẽ về nước khi đang du học và quyết định trở thành một người ở tuyến đầu. (“Người ở tuyến đầu” là một thuật ngữ mới, chỉ những nhóm người biểu tình Hồng Kông đeo mặt nạ phòng độc, mũ bảo hiểm luôn sẵn sàng ở phía trước đoàn biểu tình để đối đầu với cảnh sát.)

    Chị Thảo không hề biết về việc này, chị cứ ngỡ rằng con trai mình vẫn đang học tập ở nước ngoài. Cho đến một ngày Hiệu trưởng ngôi trường Chan đang học ở nước ngoài liên lạc với chị để thông báo về việc nghỉ học đột ngột của Chan.

              

    Hình minh họa. Cảnh sát khống chế người biểu tình Hong Kong hôm 18/11/2019 _ Reuters

              

    Chị tìm cách liên lạc với những người bạn của con trai và biết được cháu đã nói dối để quay về đồng hành cùng các bạn trong cuộc chiến đòi tự do, dân chủ cho Hồng Kông:
    • “Những người bạn của nó cũng đi biểu tình, cũng bị người ta bắt và bị đánh đập. Cho nên tâm trạng của nó là không thể ngồi yên được, nên nó đành phải xin lỗi…
      Nó biết rằng chị sẽ không vui thế nhưng mà những điều con làm nó nghĩ rằng là có ý nghĩa, và vì nó biết rằng chị thương yêu nó nên cũng sẽ chia sẻ cùng với nó, hiểu được cho nó,”
    chị Thảo kể về quyết định táo bạo của Chan.

    Kể từ khi cuộc biểu tình diễn ra cho đến nay, đã có ít nhất 6 ngàn người biểu tình bị cảnh sát bắt giữ và con lại ở tuyến đầu, cho nên những lần Chan chuẩn bị bước ra khỏi nhà là mỗi lần chị Thảo thót tim. Chị chỉ thở phào khi nghe tiếng con mình mở cửa trở về trong đêm khuya sau các cuộc biểu tình.





    Bị khủng hoảng tinh thần phải đi gặp bác sĩ tâm lý

    Khủng hoảng không chỉ gặp ở người trực tiếp bị đàn áp, ở lực lượng chống bạo động… mà nó còn nằm ở gia đình của những người tham gia biểu tình. Chị Thảo là một người như vậy!
    • “Chị phải đi khám bác sĩ và phải uống thuốc trong những ngày rơi vào khủng hoảng, nhất là khoảng thời gian mà ở Hồng Kông… trong một hai ngày liên tục có những xác chết, mà lại cho là tự tử ở biển nữa.
      Nói chung là rồi những ngày con ba, bốn ngày không về, không liên lạc được tự nhiên bị rơi vào cái tình trạng bất an,”
    chị Thảo kể lại giọng chậm rãi.

    Chị ban đầu đã định hạn chế cho Chan tiếp tục tham gia biểu tình vì sự khốc liệt của các cuộc biểu tình khi những cột mốc về bạo động cứ vượt qua đến nỗi người ta không còn nhớ chính xác ngày tháng năm của sự kiện.
    • “Lúc đầu cũng không nghĩ là nên ngăn cấm mà chỉ muốn hạn chế thôi!
      Nhưng mà về sau này thì chị chứng kiến quá nhiều cảnh mà những đứa cùng trang lứa với con mình bị đánh, bị tra tấn, rồi lại có những cái xác chết không minh bạch.
      Tự nhiên thông tin đó rơi ngay vào những ngày trường kỳ kháng chiến như thế, mà cứ kêu là tự tử, báo chí đưa tin là không rõ nguồn gốc thì tim mình nó thắt lại và càng sợ.
      Nhưng mà nghĩ đến những đứa trẻ nó bằng với con mình nó cũng có can đảm để làm như vậy thì mình không thể ép buộc con mình mà giữ con mình ở nhà được.”
    chị Thảo nói về lý do đồng hành cùng con.

              

    Hình minh họa. Người biểu tình Hong Kong đòi chính phủ phải đáp ứng đủ 5 yêu cầu. Hình chụp hôm 25/11/2019 Reuters

              

    Có nghĩa là khi chị biết Chan đi ở đâu thì chị thu xếp công việc đến gần đấy, rồi cũng có khi hòa vào dòng người biểu tình, chưa kể chị còn nghe ngóng thông tin của cảnh sát để báo cho con, hay rời đi để bảo đảm an toàn tính mạng.
    • “Chị vừa qua phải đi khám bác sĩ tâm lý vì máu không lưu thông được.
      Bác sĩ cũng nói là, ai sống trong đời sống này cũng đều có một sứ mệnh riêng của người ta và nếu như một ai đó đã quyết định ở một cái vị trí nào đấy rồi thì không thể ngăn cản được.
      Có lo nữa thì cái người bị tổn hại sức khỏe là chính mình và mình cần phải có sức khỏe để lo cho con nữa, cho nên là sau khi đi khám bác sĩ thì tinh thần của có đỡ thêm chút ít.”


    Chan là một trong số ít người cố thủ ở đại học Bách Khoa Hương Cảng đến những ngày cuối cùng. Cảnh sát khi đó đã dùng đòn tâm lý chiến khi liên tục bắc loa kêu gọi ‘hạ vũ khí, đầu hàng’ và Chan đã đành đưa ra một quyết định quan trọng. Rời đi!

    Cảnh sát Hồng Kông hôm 29 tháng 11 năm 2019 tuyên bố trao trả quyền kiểm soát trường Đại học Bách Khoa Hương Cảng cho ban quản trị nhà trường sau 12 ngày vây hãm với hơn 1000 người biểu tình bị bắt giữ.

    Những ngày đó chị Thảo như ngồi trên đống lửa!





    Ném vào cho con trong Đại học Bách Khoa từng hộp cơm

    Các tin tức về cuộc vây hãm của cảnh sát chống bạo động xung quanh Đại học Bách Khoa là thông tin đáng chú ý nhất trên các mặt báo những ngày cuối tháng 11 năm 2019. Chị vẫn liên lạc được với Chan qua ứng dụng chat trên điện thoại từ Đại học Trung Văn về tới Đại học PolyU. Chan luôn bảo:
    • “Con vẫn ổn mẹ không phải lo, ở đây vẫn có cơm ăn”.

    Tuy vậy, như một bản năng của người mẹ bảo vệ con của mình, chị đến cổng PolyU nghe ngóng, đưa vào bên trong từng hộp cơm mong đến được tay Chan.
    • “Tại vì ở trong trường Đại học Bách khoa lúc bấy giờ còn khoảng tầm hai chục đứa, nó tản mác khắp nơi.
      Bọn chị đứng ở ngoài hàng rào thép muốn đưa đồ ăn vào thì cũng không thể nào đến tận nơi đưa được.
      Chỉ có là ném vào hoặc gửi những nhân viên y tế họ mang vào. Họ vào tận nơi khuôn viên gọi nhưng chúng nó không chịu ra, có những đứa rơi vào tình trạng hoảng loạn tinh thần…”


              

    Hình minh họa. Những người biểu tình tìm cách thoát ra ngoài hôm 18/11/2019 _ AP

              

    Đến ngày cảnh sát mở chiến dịch tấn công mạnh mẽ nhất vào trường, chị Thảo mất liên lạc với con hoàn toàn.
    • “Lúc đó tinh thần chị hoảng loạn!”
    - chị Thảo nói xong và im lặng một lúc lâu. Người mẹ Hồng Kông gốc Việt kể về quyết định của Chan:
    • “Lúc ở trong đấy thì nó luôn nghĩ là phải cùng đồng đội thoát khỏi biến cố của Hồng Kông. Chúng nó không nghĩ gì nhiều đâu…
      Lúc đấy chúng nó chỉ nghĩ làm sao tự chế ra cái để kháng cự lại, tại vì chúng nó chỉ nghĩ phải quyết liệt cho đến ngày chiến thắng.
      Cho đến lúc từng đội, từng đội tan rã để tìm đường trốn ra ngoài. Nhiều người cũng đẩy nó ra ngoài, bảo rằng đi đi!
      Nhưng mà nó và các đồng đội quyết tâm lắm, chúng nó nhìn thấy nhau thương quá. Nó cũng không muốn ra nhưng vì nó bị ngấm độc nặng rồi, chân tay nó bủn rủn rồi, không còn biện pháp nào khác nên là người đi cùng ép nó đi.”

    Chan và các chiến hữu cùng lứa tuổi đã bằng cách nào đó ra ngoài một cách an toàn, tuy nhiên phải mất vài ngày sau anh mới tỉnh lại… Khi đó Chan nhờ người báo tin cho mẹ mình. Chị Thảo ngay lập tức chạy đến nơi, mặc dù thấy con vẫn đang trong tình trạng chưa ổn định, chị vẫn cảm thấy yên tâm phần nào vì giờ có gì cũng có hai mẹ con.





    Các cuộc biểu tình thức tỉnh giới trẻ Hồng Kông

    Sau 6 tháng biểu tình, cuộc bầu cử các Ủy viên Hội đồng 18 Quận của đặc khu hành chính sôi nổi hơn lúc nào hết khi lần đầu tiên trong lịch sử có tới gần 3 triệu cử tri xếp hành đi bỏ phiếu vào hôm 24 tháng 11 vừa qua. Chị Thảo mặc dù gần ba mươi năm ở Hồng Kông tuy nhiên đây có lẽ là lần chị cảm thấy háo hức nhất và ý nghĩa nhất với việc bỏ lá phiếu của mình vào thùng phiếu.

              

    Hình minh họa. Những sinh viên tham gia biểu tình tìm cách thoát ra ngoài theo đường ống cống. Hình chụp ngày 19/11/2019 _ Reuters

              

    • “Năm nay tại sao nhiều người đi bầu là do bạn bọn trẻ mới vừa trưởng thành, vừa đủ 18 tuổi là chúng nó kéo nhau đi hết. Chứ nhiều năm khác là không có đâu, thậm chí là chị cũng chả đi vì nó chẳng liên quan gì đến mình.
      Chị trước đó cảm thấy rằng những người được bầu chẳng có ý nghĩa gì cả vì mình chưa nhận thức được là công việc của họ có thể làm gì để giúp được mình hoặc giúp được gì cho xã hội.
      Mình cũng nghĩ như kiểu ở Việt Nam là bầu Tổ trưởng khu phố cũng chỉ là hô hào đóng góp này kia chả làm được cái gì. Mình luôn nghĩ như thế!
      Nhưng không, phải sau những cuộc biểu tình này tất cả mọi người đều ý thức ra rằng, những ai được bầu cử ở khu phố này họ đều có trách nhiệm và đòi hỏi quyền dân chủ cho mình và những cái gì mà người dân đòi hỏi”,
    chị Thảo chia sẻ trải nghiệm của mình.

    Kết quả kiểm phiếu sau ngày 24 tháng 11 cho thấy, phe ủng hộ phong trào dân chủ tại Hồng Kông giành thắng lợi áp đảo ở 17/18 Hội đồng quận, chiếm 347/452 ghế so với chỉ 60 ghế của các Ủy viên thân Bắc Kinh. Chị Thảo nói chị cảm thấy vui với kết quả như một cuộc trưng cầu ý dân vì
    • “những ứng cử viên sáng giá hầu như là thanh niên trẻ tuổi và đều có những tiếng nói chung với người dân”.

    Những thanh niên Hồng Kông như Chan sau nửa năm trải qua các cuộc biểu tình vẫn kiên định với “năm yêu cầu, thiếu một cũng không được” đối với chính quyền của bà Carrie Lam.

    Cậu thanh niên mang dòng máu Việt Nam giờ đã ổn hơn sau khi được các nhân viên y tế tình nguyện điều trị tích cực. Anh bị phơi nhiễm hơi cay, hóa chất từ vòi rồng xanh và những ngày vất vả trong Đại học Bách khoa Hương Cảng. Việc sẽ tiếp tục ở tiền tuyến sẵn sàng đối đầu bạo lực với cảnh sát, lui về phía sau hậu cần hay chỉ là người tham gia biểu tình ôn hòa vẫn còn để ngỏ. Riêng phần chị Thảo, chị sẽ tiếp tục đồng hành cùng Chan, cùng những thanh niên mang hoài bão
              
    “Quang phục Hồng Kông, Cách mạng Thời đại”.

              







    https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth ... 32441.html
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Hồng Kông : Từ « Cảng nữ » thành « đả nữ »

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Hồng Kông:
    Từ "Cảng nữ" thành "đả nữ"

    ____________________________________
    Thụy My _ 10/12/2019




              

    Nữ sinh viên có biệt danh là "Chris Wong", từ một cô gái sống nội tâm trở thành chiến binh xung kích trong các cuộc biểu tình ở Hồng Kông. Ảnh chụp ngày 03/12/2019. Anthony WALLACE / AFP

              



    Chris Wong, nữ sinh viên 19 tuổi, là một trong số hàng ngàn cô gái Hồng Kông tham gia các cuộc biểu tình đòi dân chủ, và không ngần ngại đương đầu với cảnh sát. Cô giải thích với AFP :
    • « Đó là cuộc chiến đấu của tất cả mọi người, dù là nam hay nữ ».

    Sinh ra trong một gia đình công nhân không quan tâm đến chính trị, Chris Wong dần dần đã sáng mắt ra cùng với cuộc khủng hoảng làm rung chuyển Hồng Kông từ sáu tháng qua. Trường hợp của cô chứng tỏ vai trò quan trọng của phụ nữ, trong những cuộc biểu tình diễn ra hầu như hàng ngày kể từ tháng Sáu, kể cả trên tuyến đầu mỗi khi nổ ra các cuộc đụng độ với cảnh sát.
    • Phụ nữ chiếm trên 25% trong số 5.900 người bị bắt từ tháng 6/2019,
      và có tỉ lệ tương tự trong tổng số người nhập viện, khoảng 28%.

    Trong những vụ đối đầu với cảnh sát xảy ra thường xuyên lúc gần đây, các cô thiếu nữ hiện diện khá nhiều trong số lực lượng xung kích chuyên tác chiến ở tiền phương. Mặc trang phục toàn màu đen giống như các đồng đội nam, các cô cũng tung bom xăng và ném gạch đá vào cảnh sát, và bị đáp trả bằng hơi cay và đạn cao su.

    Chris Wong tự mô tả là một người sống nội tâm. Trước khi nổ ra phong trào phản kháng, cô chẳng bao giờ dám qua đường khi đèn đỏ, hay phát biểu trước lớp. Tuy tham gia phong trào dân chủ rất sớm, nhưng cô tránh đi hàng đầu trong những cuộc biểu tình, mà chỉ giúp thực hiện các tờ rơi hay tổ chức những cuộc tập họp.




    Thiếu dân chủ, thế hệ chúng tôi không thấy tương lai

    Đến tháng Tám cô trở nên cứng rắn hơn, khi Bắc Kinh và chính quyền Hồng Kông không nhượng bộ bất kỳ yêu cầu nào của người biểu tình, và cảnh sát gia tăng đàn áp. Một hôm, giữa hơi cay mịt mù, cô bất lực nhìn thấy một người bị bắt một cách thô bạo. Chris nhớ lại :
    • « Lúc đó tôi cảm thấy mình thật vô dụng, không thể cứu được ai cả. Thế là tôi bắt đầu tập luyện ».

    Giữa tháng 11, tại đại học Bách Khoa (PolyU), cô nằm trong số hàng trăm người biểu tình kiên cường nhất, tham gia trận đối đầu dữ dội và kéo dài với cảnh sát. Động cơ duy nhất : cô tin rằng Bắc Kinh đang siết dần các quyền tự do mà người Hồng Kông đang có được.
    • « Thành phố đang trong tình trạng tệ hại, không có tương lai nào cho thế hệ chúng tôi nếu không chiến đấu ».

    Các diễn đàn trên mạng được phong trào dân chủ sử dụng tràn ngập các cuộc thảo luận liên quan đến sự tham gia của phụ nữ. Nhiều người ủng hộ, cho rằng việc nữ giới tham gia sẽ giúp phá vỡ hình ảnh của « gong nui » (« Cảng nữ », tức các cô gái Hồng Kông) phi chính trị, hời hợt, chỉ thích đăng lên Instagram hình ảnh những món ăn ưa thích hay đi du lịch ngoại quốc.

    Tuy vậy một số lời bình trên các diễn đàn tỏ ra phân biệt giới tính. Và trên các bích chương, tờ rơi của người biểu tình, chịu ảnh hưởng của manga, các cô gái thường có khuôn mặt ngây thơ và đôi mắt to tròn, cần được sự che chở của các nam thanh niên đấu tranh. Hoặc được diễn đạt bằng hình ảnh các nữ chiến binh sexy.




    « Phái yếu » đôi khi là ưu thế

    Cô sinh viên Chris Wong khẳng định trong những cuộc biểu tình, cô khám phá rằng không có giới hạn nào cả.
    • « Tôi chưa bao giờ có cảm giác là con gái không nên làm điều này hay điều nọ, và tôi chẳng quan tâm trong xã hội người ta nói gì ».

    Quan niệm « phái yếu » thậm chí có thể trở thành ưu thế. Cô nói :
    • « Điều này giúp tôi có thể dễ dàng thay đổi vai trò, chẳng hạn từ xung kích tiến công thành một người qua đường bình thường, nhưng thực chất là nhằm trinh sát những nơi cảnh sát đặt rào cản ».

    Susan Choi, giảng viên trường đại học Trung Văn ở Hồng Kông, đã nghiên cứu sự tham gia của nữ giới trong các cuộc biểu tình. Bà nói với AFP :
    • « Tính chất không lãnh tụ và phi tập trung của phong trào giúp cho phụ nữ - và nói chung là tất cả mọi người - đóng một vai trò tùy theo quyết tâm và khả năng của mình ».

    Tuy vậy bà không nghĩ rằng các cuộc biểu tình có thể tạo ra được phong trào nữ quyền trong xã hội Hồng Kông vốn bảo thủ. Bà tỏ ý tiếc:
    • « Nhiều người tham gia có khuynh hướng coi sự bất bình đẳng trong các cuộc biểu tình là chuyện bình thường».

    Chris Wong cho biết, cô cũng như nhiều thiếu nữ đi biểu tình khác đều lo sợ bị tấn công tình dục. Trong một vụ được lan truyền rộng rãi trên internet, một thiếu nữ khẳng định đã bị buộc phá thai sau khi bị các cảnh sát hãm hiếp tập thể trong đồn hồi tháng Chín. Cảnh sát nói rằng đang điều tra vụ này.

    Hiệp hội đấu tranh chống bạo lực tình dục với nữ giới tuyên bố, đã tập hợp đầy đủ bằng chứng về các trường hợp quấy rối tình dục, tấn công và hãm hiếp trong các đợt biểu tình.






    http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/2 ... n%E1%BB%AF
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Hồng Kông: Chuyên gia nước ngoài tẩy chay ủy ban điều tra của cảnh sát

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Hồng Kông:
    Chuyên gia nước ngoài tẩy chay ủy ban điều tra của cảnh sát

    ____________________________________
    Mai Vân _ 11/12/2019




              

    Cảnh sát chống bạo động trong ngày Tuần Hành vì Nhân Quyền, tại Hồng Kông, ngày 08/12/2019 REUTERS/Leah Millis

              





    Các chuyên gia nước ngoài về an ninh công cộng tại Hồng Kông, vào hôm nay 11/12/2019 đã tuyên bố từ nhiệm và rút ra khỏi Ủy Ban Khiếu Nại về Lực Lượng Cảnh Sát Chống Bạo Động. Những người này cho rằng ủy ban giám sát do chính cảnh sát Hồng Kông thành lập, thiếu tính chất độc lập cần thiết vì không đủ quyền tự do hoạt động.

    Thông tín viên RFI tại Bắc Kinh, Stéphane Lagarde, giải thích:

    • Sự vụ diễn ra sau chuyến đi Bắc Kinh của tân lãnh đạo cảnh sát Hồng Kông. Việc từ nhiệm này không tốt lành gì cho không khí nghi kỵ ngày càng tăng giữa dân chúng và lực lượng an ninh Hồng Kông.

      Được Hội Đồng Khiếu Nại Độc Lập về Bạo Lực Cảnh Sát tuyển mộ vào tháng 9 vừa qua, 5 chuyên gia nước ngoài này ngầm cho hiểu là họ không thể hoàn tất nhiệm vụ.

      Nhiệm vụ của họ là xem xét công việc của bộ phận có trách nhiệm giám sát các cảnh sát, thông qua cơ quan đặc trách xem xét những lời tố cáo của một số người biểu tình về các hành vi bạo lực của lực lượng cảnh sát chống bạo động. Thế nhưng, vì chán ngán trước việc bị trói tay, các chuyên gia đã từ chối, không muốn làm người bảo lãnh cho các hành vi của cảnh sát nữa.

      Trong số chuyên gia có ông Dennis O’Connor, nguyên thanh tra trưởng của cảnh sát Anh, người đã từng được giao trách nhiệm viết báo cáo sau biểu tình bạo động tại Luân Đôn năm 2011, hay là thẩm phán New Zealand Colin Doherty.

      Trên nguyên tắc, nhóm chuyên gia phải công bố các nhận xét đầu tiên của họ từ đây đến cuối tháng Giêng, nhưng trong một thông cáo, họ đã giải thích việc chính thức rút lui, khẳng định rằng đã nhận thấy những thiếu sót căn bản không cho phép Hội Đồng Độc Lập này tiến hành một cuộc điều tra độc lập thực thụ.

      Trong những tuần lễ qua, nhóm chuyên gia này đã nhiều lần yêu cầu chính quyền Hồng Kông cho cơ quan giám sát này những quyền hạn rộng lớn hơn, nhưng yêu cầu của họ đã bị lãnh đạo Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga và ngay cả chủ tịch Hội Đồng Độc Lập Anthony Neoh, bác bỏ.


    Trả lời một hãng truyền thông Nhà nước Trung Quốc vào tháng qua, ông Neoh đã cho là những đồng nghiệp nước ngoài của ông không hiểu tình hình ở Hồng Kông.






    http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/2 ... h-s%C3%A1t
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Nghệ thuật: vũ khí công hiệu của người biểu tình Hong Kong

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Nghệ thuật:
    vũ khí công hiệu
    của người biểu tình Hong Kong

    ____________________________________
    Vivien Chow _ BBC Culture _ 22 tháng 12 2019




              

    Họa sĩ minh họa, nhà thiết kế Elyse Leaf đã vẽ tranh bà Carrie Lam, Trưởng Đặc khu Hành chính Hong Kong vào tháng 7, một tháng sau khi các cuộc biểu tình nổ ra trong thành phố _ ảnh ELYSE LEAF

              

    Trên một bức tranh biếm họa, gương mặt Carrie Lam, Trưởng Đặc khu Hành chính Hong Kong bị vỡ ra thành từng mảnh: một nhãn cầu rớt khỏi hốc mắt, phần da thịt ở cằm trái vỡ toác. Nhiều người biểu tình mặc áo đen, đội mũ cứng màu vàng đứng đầy trên đầu bà, treo thòng xuống trán bà biểu ngữ 'Tiếp sức cho Hong Kong' và dùng loa phóng thanh hét vào tai bà.

    Đó là hình ảnh vẽ bởi Elyse Leaf, họa sĩ minh họa và nhà thiết kế 26 tuổi, người đã trút sự phẫn nộ và thất vọng của mình vào tác phẩm. Cô hoàn thành nó vào tháng 7/2019, một tháng sau khi các cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong bùng nổ, bắt nguồn từ dự luật dẫn độ nay đã bị rút bỏ.

    • "Trong cuộc đời mình, tôi chưa bao giờ cảm thấy tức giận điên cuồng đối với một người tới vậy, và người đó chính là bà Carrie Lam," cô nói.

    Tác phẩm biếm họa của Elyse Leaf phản ánh khẩu hiệu mang tính biểu tượng của các cuộc biểu tình đang diễn ra:
    • "chúng tôi nguyện chung sức đồng lòng theo đuổi cuộc đấu tranh khó khăn này,
      song mỗi người sẽ nỗ lực theo cách riêng của mình"
    - bức tranh đã trở thành một trong những tấm áp phích kỹ thuật số được lan truyền mạnh mẽ trên mạng. Hình vẽ kỹ thuật số này cũng được in thành các tấm sticker có keo dính phát cho người biểu tình, và cuối cùng họ mang chúng dán trang trí trên khắp đường phố. Những bức ảnh chụp quang cảnh Hong Kong dán đầy stickers này được chia sẻ mạnh trên mạng xã hội.



    Bức biếm họa của Elyse Leaf là một trong nhiều ví dụ về chu trình sáng tạo từ online đến ngoài đời thực ở Hong Kong. Được kết hợp giữa văn hóa đại chúng với mỹ thuật, những tác phẩm sáng tạo này trước tiên nhằm phát đi ý thức hệ của các cuộc biểu tình trong thời kỹ thuật số. Chúng được phân tán qua mạng xã hội, qua những nền tảng tin nhắn được mã hóa như Telegram, và AirDrop của Apple. Sau đó, chúng đi vào thực tế, trở thành các tác phẩm nghệ thuật mang tính phản kháng hoặc các cuộc biểu tình mang tính trình diễn trên đường phố, biến không gian công cộng thành phòng trưng bày nghệ thuật. Hình ảnh đường phố đầy các tác phẩm sáng tạo này lại quay trở lại không gian mạng và được lan truyền mạnh mẽ hơn nữa nhờ mạng xã hội.

              

    Một trạm tàu điện ngầm trong thành phố đã trở thành 'Bức tường Lennon', lấy cảm hứng từ sự ngưỡng mộ nhạc sĩ tài hoa John Lennon _ ảnh GETTY IMAGES

              

    • "Bản thân sự biến đổi của không gian công cộng đã là nghệ thuật,"
    Him Lo, nghệ sĩ và là quản thủ nghệ thuật ở Hong Kong, nói với tôi tại cuộc toạ đàm Nghệ thuật Tạo hình Nơi Công cộng ('Visual Art in Public Space').
    • "Sức tưởng tượng ở nơi có không gian công cộng thì to lớn hơn, và chúng tôi tận dụng cơ hội để biến những nơi đó thành nơi thể hiện nghệ thuật."





    Nghệ thuật gắn liền với biểu tình

    Diễn ra đã được sáu tháng nhưng phong trào biểu tình Hong Kong vẫn rất mạnh mẽ, và các hình thức biểu tình liên tục được sáng tạo, biến hoá.

    Bạo lực từ cả hai phía, cảnh sát và người biểu tình cực đoan, đang leo thang. Chính quyền cứng rắn hơn, dùng cả các biện pháp trấn áp, còn người biểu tình đáp trả bằng các chiến thuật ngày càng hung hăng hơn, gây gián đoạn hoạt động của thành phố.

    • "Cần có sự sáng tạo mãnh liệt để phong trào biểu tình có thể duy trì lâu dài, và sự xuất hiện của sáng tạo nghệ thuật là lẽ tự nhiên trong quá trình này. Những tác phẩm nghệ thuật gắn liền với hành động chung của người biểu tình, và trao thêm sức mạnh cho phong trào,"
    Giáo sư Francis Lee, Giám đốc Trường Báo chí và Truyền thông thuộc Đại học Trung văn Hong Kong, nói với BBC Culture.

              

    Justin Wong - tác giả của bức tranh Xử tử (Execution) -
    là một trong những nghệ sĩ chuyên nghiệp có tác phẩm được gắn trên các 'Bức tường Lennon'

              

    Chiến lược hành động 'như nước', lấy cảm hứng triết lý võ thuật nổi tiếng của huyền thoại Lý Tiểu Long, là nguyên tắc cơ bản của các cuộc biểu tình - tụ rồi tan.

    Không giống như các cuộc biểu tình chính trị trong quá khứ của thành phố, chẳng hạn như Phong trào Dù năm 2014, khi các chính trị gia cầm đầu phong trào dẫn dắt người biểu tình chiếm đóng các địa điểm cụ thể trong 79 ngày, phong trào phản kháng hiện tại không hoạt động theo một mô hình cứng nhắc, Giáo sư Lee giải thích.
    • "Cần phải liên tục phát triển và luôn có những điểm mới."


    Phát biểu tại toạ đàm "Nghệ thuật Tạo hình Nơi Công cộng", nghệ sĩ Hong Kong Kacey Wong, gương mặt nổi tiếng với các tác phẩm nghệ thuật phản kháng, nói rằng do tính chất luôn biến hoá của các cuộc biểu tình, nghệ thuật gắn liền với phong trào đó cũng cần phải biến hoá theo. Các tác phẩm nghệ thuật được sáng tạo bằng công nghệ kỹ thuật số phù hợp với nhu cầu biến hoá trên. Nghệ thuật phản kháng, tranh minh họa, các đoạn phim hoạt hình ngắn và áp phích nơi công cộng được các nghệ sỹ ẩn danh sáng tác đã lan truyền rộng rãi trên mạng.

    Chẳng hạn, tác phẩm lấy cảm hứng từ phim hoạt hình Nhật Bản và một tác phẩm mang tính biểu tượng có tên Harcourt Romanticist của nghệ sĩ ẩn danh khiến ta liên tưởng đến Nữ thần Tự do Dẫn dắt Nhân dân ('Liberty Leading the People') của họa sĩ thuộc trường phái lãng mạn Eugène Delacroix vẽ về cuộc cách mạng tháng Bảy 1830 tại Paris.

    Cùng với tác phẩm của các nghệ sỹ chuyên nghiệp như Justin Wong, hoạ sĩ Hong Kong, và Badiucao, hoạ sĩ người Trung Hoa đại lục hiện sống ở Úc chuyên sáng tác về chủ đề chính trị, những tác phẩm này trở thành các chủ thể hiện hữu được gắn lên những bức tường 'Lennon Walls'.

    Giáo sư Lee giải thích rằng bên cạnh nghệ thuật, phong trào biểu tình đã phát triển thêm các hình thức mới khác nhằm thu hút sự chú ý của thế giới, như gây quỹ hơn 5 triệu đô la Hong Kong (486.000 bảng Anh) để đăng những quảng cáo được thiết kế rất nghệ thuật trên các tờ báo khắp thế giới, nhằm truyền bá thông điệp phản kháng trong thời gian trước khi diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh G20.

              

    Họa sĩ biếm họa chuyên về chủ đề chính trị Badiucao cầm lá cờ được tạo ra từ cảm hứng những 'bức tường Lennon' trong thành phố

              

    Ông nói thêm rằng các lãnh đạo phong trào nhận thức rõ về việc các yếu tố trình diễn có thể biến cuộc biểu tình thành một sự kiện hấp dẫn, có tác động lâu dài. Ông nhắc tới các ví dụ như sự kiện hàng ngàn người biểu tình nắm tay nhau thành hàng dài trong ánh đèn LED lung linh ở địa điểm mang tính biểu tượng của Hong Kong, Lion Rock vào ngày 23/8; hay cùng hát những bài hát phản kháng tại các trung tâm mua sắm, như bài Vinh quang cho Hong Kong ('Glory to Hong Kong'), một ca khúc được viết bởi cư dân mạng chỉ trong vài tuần đã nhanh chóng trở thành bài hát không chính thức của thành phố.
    • "Những hình ảnh mang tính biểu tượng này giúp chúng ta hiểu rõ về chính những sự kiện," ông nói.





    'Nghệ thuật là vũ khí'

    Kacey Wong cũng đã từng tham gia một trong những cuộc biểu tình bằng ca hát.

    Có lần, anh đóng vai một raptor - tiếng lóng chỉ lính đặc nhiệm của lực lượng cảnh sát - bị camera ghi lại hình ảnh đang tấn công người biểu tình và thường dân. Đám đông - ban đầu sợ hãi vì sự xuất hiện của anh - đã sớm thấy nhẹ nhõm khi Wong vung cây dùi cui lên, biến nó thành cây gậy của nhạc trưởng, bắt nhịp cho mọi người cùng hát theo tiếng nhạc phát trên loa.
    • "Trong thời gian khủng hoảng, phải làm như thế nào đó để có người lắng nghe chúng tôi," Wong nói.


    Him Lo cũng chia sẻ mong muốn được lắng nghe, thừa nhận rằng ông cảm thấy giận dữ khi chứng kiến thành phố bị biến thành chiến trường, đặc biệt là vào giữa tháng 11, khi các trường đại học bị cảnh sát chống bạo động bao vây. Ông thực hiện tác phẩm nghệ thuật sắp đặt có tên Tội ác ở Hong Kong ('Sin of Hong Kong'), sử dụng các ống đựng hơi cay mà ông thu thập được từ hiện trường. Tác phẩm được trưng bày ở Hong Kong, nhưng sau đó bị cảnh sát dẹp bỏ với lý do việc sở hữu vũ khí và đạn dược là bất hợp pháp.

              

    Các nhà hoạt động trong một cuộc biểu tình đã tạo thành một hàng dài, giơ cao đèn LED tạo thành dòng chữ "Tự do cho Hong Kong" tại địa điểm mang tính biểu tượng của Hong Kong, Lion Rock

              
    • "Là một nghệ sĩ, tôi có nhiều vũ khí khác nhau nếu tôi muốn thể hiện thông điệp của mình, như vẽ tranh, làm thơ hay các loại hình truyền thông khác," Lo nói với BBC Culture.

      "Một số người có thể cho rằng những vũ khí này thật là yếu ớt, nhưng đó là thông điệp mà chúng tôi cần gửi đến tất cả mọi người. Chúng tôi có các lựa chọn khác trước khi phải dùng đến bạo lực."


    Nhiều nghệ sĩ đã bắt đầu hưởng ứng với các cuộc biểu tình bằng hình thức nghệ thuật của họ, nhưng cho đến nay mới chỉ có một số ít được giới thiệu tại địa phương.

    Một số tác phẩm của hai nghệ sĩ Kacey Wong và Him Lo đã được giới thiệu trong chương trình nhóm có tên Water and Ashes for Creative (R)Evolution, triển lãm đầu tiên ở Paris giới thiệu nghệ thuật phản kháng phát sinh từ phong trào biểu tình 2019 tại Hong Kong.

    Chương trình chú trọng giới thiệu các tác phẩm sáng tạo của các họa sĩ, nhà thiết kế và nghệ sĩ ẩn danh, những người nằm trong số những người hoạt động tích cực trong các cuộc biểu tình.

    Wong giải thích rằng khi những người sáng tạo và người biểu tình ẩn kín danh tính, họ cùng nhau tạo thành một bản sắc mới, tạo ra cảm giác của một khối thống nhất, nhịp nhàng mà trước đây không tồn tại.

    Lo đồng ý, nói rằng các nghệ sĩ là một phần trong phong trào chính trị vốn đang tham gia vào cuộc chiến tái tạo bản sắc Hong Kong và giữ gìn tinh thần của thành phố.

              

    Kacey Wong - người có tác phẩm Tấm Khiên ('The Shield') - nói rằng gắn liền được với các cuộc biểu tình, nghệ thuật cần phải là thứ nghệ thuật có thể biến hoá

              

    Và đây là cơ hội để sức sáng tạo ẩn danh được thể hiện, bởi các nghệ sỹ không được phép trình bày những thứ này trong các tác phẩm chính thống nếu như họ muốn phục vụ các khách hàng truyền thống, Elyse Leaf giải thích, và nêu ví dụ là bạn bè của cô, những người đồng thời là các nhà thiết kế, thậm chí là chủ sở hữu của các công ty quảng cáo.
    • "Người dân Hong Kong chưa bao giờ đoàn kết như vậy," cô nói.
      "Họ làm hết sức mình để tỏ thái độ và phát đi thông điệp của họ một cách sáng tạo. Trước đây, tôi không yêu Hong Kong nhiều như vậy. Tôi luôn nghĩ về việc sẽ rời đi nơi khác. Nhưng bây giờ tất cả những gì tôi muốn là chiến thắng trong trận này - chiến thắng những người đã gây xáo trộn quê hương tôi, họ không được phép làm thế."







    https://www.bbc.com/vietnamese/vert-cul-50886272
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Hồng Kông khởi động cuộc biểu tình Năm Mới « Dấn tới 2020 »

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Hồng Kông
    khởi động cuộc biểu tình Năm Mới



              
    "Dấn tới 2020"

    ____________________________________
    Thụy My _ 31 tháng 12 2019




              

    Người biểu tình xuống đường để tưởng nhớ những người chết, bị thương trong những tháng đấu tranh tại Hồng Kông. Ảnh tai Quảng trường Edinburgh, Hồng Kông, 30/12/2019. REUTERS/Lucy Nicholson

              



    Những người đấu tranh Hồng Kông hôm nay 31/12/2019 bắt đầu cuộc biểu tình nhân dịp giao thừa Tết dương lịch tại nhiều nơi trong thành phố, cổ vũ người dân không từ bỏ cuộc chiến vì dân chủ trong năm 2020. Trong khi đó chính quyền huy động trên 6.000 cảnh sát để đối phó.

    Reuters dẫn thông tin từ mạng xã hội cho biết người biểu tình được kêu gọi mang mặt nạ trong cuộc tập họp mang tên
              
    « Không quên 2019 – Dấn tới 2020 ».

              
    Một số sự kiện khác như
    • « Suck the Eve » (Con đường đêm trừ tịch),
      « Shop with You » (Mua sắm với bạn)
    dự kiến diễn ra tại quận Lan Quế Phường (Lan Kwai Fong) ở khu trung tâm tài chính, gần cảng Victoria, và tại nhiều trung tâm mua sắm lớn.

    Trong một thông điệp video giao thừa, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) nói rằng hơn sáu tháng phản kháng đã gây ra những buồn phiền, lo lắng, thất vọng và giận dữ. Trưởng đặc khu Hồng Kông kêu gọi :
    • « Hãy khởi đầu năm 2020 với một giải pháp mới, tái lập trật tự và hòa hợp trong xã hội. Chúng ta có thể cùng nhau bắt đầu lại ».

    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tối nay cũng kêu gọi ổn định, cho rằng một môi trường hòa bình, hòa hợp là điều cốt yếu cho sự thịnh vượng của Hồng Kông.

    Tuy nhiên một người biểu tình nói với hãng tin Anh :
    • « Giải phóng Hồng Kông, cách mạng thời đại là lời chúc Năm Mới của tôi. Chúng tôi đã đấu tranh suốt một thời gian dài như thế nhưng chính quyền vẫn không chịu lắng nghe. Nếu không tham gia phong trào, chúng tôi sẽ mắc nợ những người đồng chí hướng đang ở trong tù ».


    Theo South China Morning Post, hơn 6.000 cảnh sát được huy động hôm nay. Người biểu tình và các tổ chức nhân quyền luôn chỉ trích cảnh sát sử dụng bạo lực, từ đầu phong trào đến nay đã có hơn 6.500 người bị bắt.

    Ngày mai đầu năm dương lịch, dự kiến khoảng mấy chục ngàn người sẽ tham gia một cuộc biểu tình lớn, đã được cảnh sát cho phép. Ban tổ chức hy vọng duy trì sức bật của phong trào khi bước sang năm mới.

    Cuộc biểu tình trước đó cũng do Mặt trận Nhân dân về Nhân quyền tổ chức vào đầu tháng 12 đã thu hút được ít nhất 800.000 người xuống đường. Ông Sầm Tử Kiệt (Jimmy Sham), một trong những lãnh đạo của Mặt trận tuyên bố :
    • « Vào ngày đầu năm mới, cần phải chứng tỏ tình liên đới để chống lại chính quyền. Chúng tôi hy vọng người dân Hồng Kông sẽ xuống đường vì tương lai của Hồng Kông ».


    Trong bối cảnh phong trào phản kháng rục rịch biểu tình nhân dịp Năm Mới, South China Morning Post và Newsweek hôm qua cho biết quân Trung Quốc trú đóng hôm thứ Sáu đã tập trận tại cảng Hồng Kông. Chiến hạm, khinh hạm, trực thăng vũ trang, bộ binh và lính đặc nhiệm cùng tham gia cuộc tập trận trên không và trên biển, mà theo các nhà phân tích, nhằm chứng tỏ sẵn sàng đối phó với « các cuộc tấn công khủng bố ».






    http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/2 ... B%9Bi-2020
              
Trả lời

Quay về “Quốc Tế”