Hồng Kông

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20038
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

biên giới Trung Cộng - Hồng Kông bị xóa dần

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          



          

China is erasing its border with Hong Kong
biên giới Trung Cộng - Hồng Kông bị xóa dần







Hong Kong’s huge protests, explained
giải thích những cuộc biểu tình lớn của Hồng Kông

          




          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20038
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Tương lai nào cho những chiến binh tự do ở Hồng Kông ?

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




    Tương lai nào
              
    cho những chiến binh tự do
    ở Hồng Kông ?

    ________________________________
    Thụy My - 24-08-2019




              

    Biểu tình trước trụ sở chính quyền Hồng Kông đòi hỏi cải cách chính trị, ngày 22/08/2019.
    REUTERS/Kai Pfaffenbach

              


    Cuộc nổi dậy văn minh nhất từ trước đến nay

    Đặc phái viên của tuần báo Pháp mô tả, trạm métro đông nghẹt, dòng người mặc áo thun đen, mang khẩu trang cuồn cuộn theo nhau không dứt. Trên bến tàu, họ kiên nhẫn chờ đợi đến lượt lên cầu thang, trên thang cuốn, họ lịch sự né qua cho những người cần đi xuống. Tại Đồng La Loan (Causeway Bay), người biểu tình không chỉ thu nhặt rác mà còn phân loại rác để tái chế. Khi trời mưa lớn hoặc quá mệt, một số đi vào một trung tâm thương mại để tạm nghỉ, họ xếp ngay dù bỏ vào bao, tránh làm ướt sàn nhà.

    Nếu đây là một cuộc nổi dậy, thì đó là cuộc nổi dậy văn minh nhất chưa bao giờ thấy.

    Người biểu tình gào khản cổ : « Hãy trả lại Hồng Kông ! Cuộc cách mạng của thời đại chúng ta ! ». Câu khẩu hiệu trên không thể nào tưởng tượng được cách đây vài năm. Lương Thiên Kỳ (Edward Leung Tinkei), phát ngôn viên của phong trào ly khai Hong Kong Indigenous (Bản thổ Dân chủ Tiền tuyến), người sáng tạo ra khẩu hiệu này trong chiến dịch bầu cử Nghị viện năm 2016, hiện đang ở tù.

    Phong trào đa dạng nhưng rất có tổ chức – thông qua ứng dụng Telegram, tuy nhiên không ai dùng tên thật. Tại trường đại học Hồng Kông, trong một « cuộc họp báo công dân », ba thanh niên che mặt đọc thông cáo bằng tiếng Quảng Đông và tiếng Anh. Mỗi cuộc họp báo, những người chủ trì lại thay đổi.

    Bắc Kinh ngỡ rằng đó chỉ là những « đứa trẻ », nhưng giới trẻ biểu tình đa số đầy bằng cấp, họ là luật sư, nhân viên ngân hàng…và có cách sống gần với phương Tây. Ở phòng nghiệp đoàn trường đại học Thụ Nhân (Shue Yan), chất đầy những thùng mặt nạ, dung dịch nước muối, nón bảo hộ và dụng cụ sạc điện thoại, tất cả đều là quà tặng dành cho người biểu tình.

    Một chuyên viên tin học 47 tuổi cho biết, ông chỉ bắt đầu xuống đường sau khi thấy cảnh « xã hội đen » đánh đập tàn bạo người biểu tình ở Nguyên Lãng (Yuen Long). Một người khác 63 có mặt ở tất cả các cuộc biểu tình, nhấn mạnh : « Trung Quốc cần phải biết rằng họ không thể muốn làm gì thì làm. Nếu họ muốn gởi quân đến, tốt quá, Hồng Kông là trung tâm tài chính duy nhất của họ ». Một thanh niên 19 tuổi tỏ rõ quyết tâm : « Người Trung Quốc cứ đến, chúng tôi đã sẵn sàng. Nếu câu trả lời duy nhất của họ là súng đạn, chúng tôi chấp nhận. Họ sẽ không giết được tất cả mọi người, và phải chịu trách nhiệm trước cộng đồng thế giới về việc sát hại người vô tội ».




    Tập Cận Bình đành phải kiên nhẫn chờ đợi

    Trong bối cảnh đó « Tập Cận Bình đành phải kiên nhẫn », theo bài viết của Hong Kong Free Press được Courrier International dịch lại.

    Ông Tập đang trong thế lưỡng nan. Nếu nhượng bộ, rút lại dự luật dẫn độ, động thái này sẽ bị coi là thất bại cay đắng đầu tiên của ông, và những nhóm phản kháng ở Hoa lục có thể sẽ theo gương Hồng Kông.

    Một khả năng khác là đưa quân sang lập lại trật tự. Nhưng như thế sẽ gây xáo trộn thị trường tài chính, các ngân hàng quốc tế có thể rút vốn sang nơi khác ổn định hơn như Singapore. Tập Cận Bình còn phải cân nhắc đến tai tiếng cho Trung Quốc – Bắc Kinh vẫn đang trong tầm ngắm của báo chí quốc tế nhân kỷ niệm 30 năm vụ thảm sát Thiên An Môn làm ít nhất 1.000 người chết. Hơn nữa, Trung Quốc lại đang trong cuộc chiến tranh thương mại với Hoa Kỳ.

    Một sự can thiệp dù nhẹ nhàng nhất, chẳng hạn áp đặt lệnh giới nghiêm, chắc chắn sẽ gây căng thẳng giữa hai cường quốc và làm cuộc đàm phán thương mại bị dời lại chẳng biết đến bao giờ.

    Chiến lược tốt nhất của Tập có lẽ là kiên nhẫn chờ đợi kinh tế Hồng Kông ngày càng u ám hơn, công luận bắt đầu thôi ủng hộ biểu tình, nhất là nếu thất nghiệp gia tăng và thị trường tài chính suy sụp.




    Tương lai phong trào phản kháng Hồng Kông ?

    « Cuộc nổi dậy ở Hồng Kông liệu có được tương lai ? », nhà văn kiêm bình luận gia Guy Sorman trên Le Point băn khoăn. Ông không mấy lạc quan, cho rằng 30 năm sau vụ đàn áp Thiên An Môn, rất ít cơ hội cho tuổi trẻ Hồng Kông.

    Nhà văn kể lại, tháng 4/1989, ông có mặt ở Bắc Kinh, đi cùng với các giáo sư và sinh viên khoa Triết. Cho dù quen thuộc với Trung Quốc, ông không nhận ra điều gì lạ. Từ khi phe mao-ít bị tống giam năm 1976 và sự quay lại nắm quyền của Đặng Tiểu Bình, mà phương Tây cho là ôn hòa, không khí chính trị và kinh tế được cải thiện.

    Trung Quốc dường như gia nhập vào các xã hội cởi mở, từ bỏ chủ nghĩa hoang tưởng toàn trị. Nhưng những người khác đã mở mắt cho ông : đảng Cộng Sản vẫn luôn đàn áp, siết chặt tự do, sự phồn vinh dành riêng cho các lãnh đạo đảng.

    Vào thời kỳ Liên Xô đang tan rã không cần bạo lực, các sinh viên Bắc Kinh mơ một perestroika Trung Quốc, nhưng các thầy cô của họ từng sống qua thời kỳ cách mạng văn hóa không hề lạc quan. Họ biết rõ bản chất tàn bạo của chính quyền cộng sản, và vài tuần lễ sau đó, họ biết rằng mình có lý. Phong trào sinh viên Thiên An Môn bị quân đội tàn sát theo lệnh của Đặng, « nhà cải cách ». Đảng không bao giờ chịu chia sẻ quyền lực, các ưu đãi và của cải của mình.




    Phong trào phản kháng ở Hồng Kông mang tính toàn cầu

    Giới trẻ Hồng Kông đang sống trong một xã hội cởi mở bỗng bị khép chặt lại, họ không có cách nào khác là phản kháng. Nhưng chính quyền Bắc Kinh về bản chất không thể cho phép bất kỳ một dạng ly khai nào trong thế giới người Hoa. Đối với các nhà lãnh đạo Bắc Kinh, dân chủ, tự do ngôn luận không phải là các giá trị Trung Quốc mà là một sự lây nhiễm từ phương Tây cần phải diệt trừ.

    Không thể đưa quân đội nhanh chóng đàn áp như năm 1989 vì đến 2047 Hồng Kông mới thuộc về Trung Quốc. Đài Loan càng phức tạp hơn vì có thể chống chọi bằng vũ lực, thế nên Bắc Kinh phải chờ thời. Ở Hồng Kông còn có rủi ro về tài chính : thị trường chứng khoán và địa ốc có thể suy sụp.

    Tác giả lo ngại rằng phong trào phản kháng Hồng Kông không thể dựa được vào ai. Tại Hoa lục, người biểu tình Hồng Kông bị cho là « những đứa con được nuông chiều nhưng cứng đầu ». Ở Đài Loan, chính quyền ủng hộ phong trào, nhưng lại có sự hiện diện của một đảng thân Bắc Kinh và các cơ quan truyền thông nhận tiền của đảng Cộng Sản Trung Quốc. Còn phương Tây ?

    Hồi Thiên An Môn, những hình ảnh như « Tank Man », người thanh niên vô danh đứng chận đoàn xe tăng đã gây rất nhiều xúc động, phương Tây cấm vận vũ khí đối với Bắc Kinh. Trung Quốc năm 1989 là một cường quốc còn yếu, và phương Tây đối phó cũng chừng mực. Còn bây giờ, Trung Quốc hùng mạnh hơn và phương Tây lại yếu đi. Từ 1989 đến nay, Trung Quốc đã thay đổi, phương Tây lại còn thay đổi nhiều hơn.

    Sau perestroika và sự sụp đổ của bức tường Berlin, sau sự lạc quan về nhân quyền là sự quay lại của chủ nghĩa dân tộc, đèn nhà ai nấy rạng. Đấu tranh cho nhân quyền vẫn đang diễn ra tại Hồng Kông, Alger (Algérie), Khartoum (Sudan), Skopje (Bắc Macedonia), nhưng song song đó là chủ nghĩa dân tộc, dân túy ở Washington, Roma, Luân Đôn, Bắc Kinh. Như vậy những gì đang diễn ra ở Hồng Kông, theo tác giả, mang tính toàn cầu và thuộc về mọi thời đại, trong cuộc xung đột miên viễn giữa một xã hội rộng mở và xã hội khép kín.




    « Tất cả chúng ta đều là người Hồng Kông »

    Trong bài xã luận mang tựa đề « Tất cả chúng ta đều là người Hồng Kông », tác giả Etienne Gernelle trên Le Point ví von, một hạt confetti nhỏ bé dám chống lại cả một đế quốc.

    Trong lúc châu Âu ngày càng bỏ phiếu cho những tay kinh doanh hào quang quá khứ có xu hướng độc tài, thì chính tại hòn đảo nhỏ ở tận Viễn Đông, lại xuất hiện những người kế thừa của kỷ nguyên Ánh Sáng. Đáng ngạc nhiên là cuộc chiến đấu của « Những người bất khuất » thực thụ này không gây ra nhiều tác động nơi xứ sở của Montesquieu.

    Nhà văn, nhà triết học nổi tiếng Bernard-Henri Lévy cho rằng việc sống chung dưới cùng một lá cờ, giữa một thể chế độc tài sẳt máu và một Nhà nước pháp quyền kiểu Anh, là phản tự nhiên. Phải chăng cuộc nổi dậy Hồng Kông đã trở thành gót chân Achille của ý đồ bá chủ thế giới mà Tập Cận Bình nuôi dưỡng ? Có thể đây chỉ là phần nổi của tảng băng đấu tranh xã hội tại đất nước rộng lớn này, ít được biết đến do bị kiểm soát thông tin.

    Triết gia đặt câu hỏi, ba thập niên sau Thiên An Môn, liệu chúng ta có thể nhắm mắt làm ngơ ? Có thể coi những người Hồng Kông, hầu hết là hậu duệ của những người Hoa đã chạy trốn khỏi Hoa lục năm 1949, là chưa « chín chắn », chưa phù hợp với dân chủ ? Có ai nghĩ về số lượng những xác người bị xe tăng cán nát, bị phân thây, quẳng vào ống cống hay thiêu cháy khi quân đội Trung Quốc tấn công vào một Thiên An Môn mới bên bờ biển này, nơi không chỉ vài chục, vài trăm ngàn người mà cả một, hai triệu người xuống đường ngày Chủ nhật ? Không, không có ai kể cả Bắc Kinh đánh giá được lối thoát cho phiên bản mới của cuộc chiến David chống lại người khổng lồ Goliath.




    Thịnh vượng và bình đẳng xã hội

    Dưới góc độ xã hội, The Ecomist nhận định, cuộc khủng hoảng ở Hồng Kông có một phần là do giá nhà ở vượt quá tầm tay với của người dân, đặc biệt là giới trẻ.

    Về chính trị, Bắc Kinh không hề giữ lời hứa để cho người dân đặc khu tự chọn lựa người lãnh đạo, nhưng về kinh tế thì ngược lại. Khi để nguyên hệ thống, Trung Quốc đã giúp sức tạo ra tình trạng bất bình đẳng cực kỳ lớn, do giá địa ốc quá cao. Nhiều người biểu tình trẻ tuổi cho biết họ đã mất tất cả hy vọng về tương lai, ngay cả việc sở hữu một căn hộ siêu nhỏ có kích thước chỉ bằng một chiếc xe hơi cũng chỉ là ảo vọng.

    Là trung tâm tài chính, Hồng Kông thu hút nhiều người nước ngoài có thu nhập cao, bên cạnh đó là các nhà giàu từ Hoa lục đầu tư vào, đẩy giá nhà đất lên cao ngất ngưởng. Một năm lương trung bình chỉ mua được có 1,1 mét vuông nhà tại Hồng Kông ! Các đại gia địa ốc chỉ đầu tư vào những dự án đắt tiền mang lại nhiều lợi nhuận, chính quyền không có chính sách nhà ở cho người thu nhập thấp.




    Macao sẽ không là Hồng Kông

    Một câu hỏi khác được đặt ra : Vì sao Macao không bị xáo trộn như Hồng Kông ?

    Theo The Economist, tại cựu thuộc địa Bồ Đào Nha có 600.000 dân, khó thể có được phong trào chống Trung Quốc, vì nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào Hoa lục, giới lãnh đạo trung thành với Bắc Kinh. Bên cạnh đó, một phần thu nhập khổng lồ từ các sòng bạc được chính quyền tái phân phối cho người dân, năm nay mỗi người Macao trưởng thành được nhận 10.000 patada, tương đương 1.250 đô la.





    http://vi.rfi.fr/chau-a/20190824-tuong- ... -hong-kong
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20038
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Phong trào phản kháng Hồng Kông vẫn biểu tình bất chấp bạo lực tái phát

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




    Phong trào phản kháng Hồng Kông
              
    vẫn biểu tình
    bất chấp bạo lực tái phát

    ______________________________
    Tú Anh, Thùy Dương - 25-08-2019



              

    Một người biểu tình đối mặt với cảnh sát chống bạo động tại Hồng Kông ngày 25/08/2019.
    REUTERS/Kai Pfaffenbach

              

    Lựu đạn cay và dùi cui cũng như « khủng bố trắng » không làm dân Hồng Kông chùn bước. Sau một ngày thứ Bảy căng thẳng, phong trào phản kháng chống chính quyền địa phương và Bắc Kinh tiếp tục xuống đường hôm nay Chủ Nhật 25/08/2019 trong cơn mưa tầm tã. Bạo lực lại nổ ra giống như hôm qua.

    Theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, có ít nhất hai cuộc biểu tình. Trước hết là tại sân vận động Kwai Chung và thứ hai là cuộc tuần hành trên đường phố với sự tham gia của nhiều người có thân nhân trong ngành cảnh sát.

    Bị Trung Quốc « khủng bố trắng » phối hợp tuyên truyền cáo buộc « tiếp tay cho biểu tình gây rối trị an » và đe dọa trừng phạt kinh tế, công ty xe điện ngầm MTR của Hồng Kông phải đóng cửa một trạm ga gần sân vận động. Biện pháp này không ngăn được dân chúng kéo nhau đến điểm hẹn và sau đó tuần hành về khu phố Tsuen Wan.

    Cũng theo AFP, một cuộc tuần hành thứ hai huy động được vài trăm người, trong đó có thân nhân của cảnh sát, lực lượng đang bị công luận lên án làm công cụ cho Trung Quốc.

    Một phụ nữ, tự giới thiệu là vợ một sĩ quan cảnh sát, cho biết là hai vợ chồng bà rất khổ tâm : « Hai tháng qua, cảnh sát Hồng Kông bị rất nhiều nhục nhã ».

    Bà kêu gọi cảnh sát : « Tôi muốn các ông biết tại sao bị cả thế giới khạc nhổ. Là thân nhân, tôi không làm như thế, nhưng người cảnh sát phải biết rằng nhiệm vụ của mình là bảo vệ dân Hồng Kông chứ không phải làm kẻ thù của Hồng Kông ».




    Bạo lực dữ dội sau một tuần tạm lắng

    Bạo lực lại nổ ra trong cuộc biểu tình đòi dân chủ ngày hôm qua 24/08 tại Hồng Kông sau một tuần tạm lắng. Người biểu tình cực đoan đã ném gạch đá và bom xăng vào nhân viên công lực, còn cảnh sát thì sử dụng hơi cay và đạn cao su.

    Đụng độ ban đầu xảy ra tại khu Kwun Tong, phía đông Hồng Kông, rồi sau đó lan ra nhiều điểm khác trong thành phố. Khoảng 30 người đã bị câu lưu.

    Từ Hồng Kông, đặc phái viên RFI Aabla Jounaïdi gửi về bài phóng sự:

    • Mọi việc bắt nguồn từ một cuộc tuần hành được nhà chức trách cho phép diễn ra tại quận bình dân Kwun Tong. Ít nhất 1.000 người tiến về phía bắc, những người đi đầu dựng lên các chướng ngại vật với cọc tre và các rào chắn bằng kim loại.

      Trong vòng hơn một tiếng đồng hồ, trong khi đám đông giải tán, những thanh niên đội mũ, đeo kính và trang bị mặt nạ chống hơi cay đẩy những chướng ngại vật mà họ đã dựng lên về phía cảnh sát, đồng thời ném đá và chai lọ về phía lực lượng an ninh.

      Cảnh sát chống bạo động cảnh cáo người biểu tình, giương pano xanh, đỏ, rồi đen. Và cảnh sát bắt đầu phản công!

      Nhiều lần bị cảnh sát xịt hơi cay và bắn đạn cao su, một số người biểu tình tháo chạy vào một trung tâm thương mại bên cạnh để ẩn náu. Tại đó, khi bị truy đuổi, họ đáp trả với 2 bom xăng. Larry là một trong số những người nói trên. Anh nói: « Cảnh sát vào tận bên trong trung tâm thương mại để cố bắt giữ người biểu tình. Nhiều người đã chạy khỏi đó. Phần đông cảnh sát không biết tự kềm chế ».

      Sau đó, một mặt trận khác lại được mở ra nhắm vào một đồn cảnh sát không xa đó, và trong 2 khu phố khác. Kết quả là nhiều người bị thương, một người bị trúng đạn cao su vào mắt.




    http://vi.rfi.fr/chau-a/20190825-phong- ... c-tai-phat
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20038
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

‘Lambs to the slaughter’: Hong Kong’s protests can only end in bloodshed

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




    ‘Lambs to the slaughter’:
              
    Hong Kong’s protests
    can only end in bloodshed

    ______________________________________
    A major crisis is looming, and China has repeatedly shown its hand — but the rest of the world seems determined to look the other way.

    Chris Smith - AUGUST 25, 2019




              

    Get ready world — a second Tiananmen Square is coming. Picture: Manny CENETA

              


    The world is not paying proper attention. Hello???? Wake up!!!

    We are sending these poor lambs in Hong Kong to the slaughter.

    I was in Beijing the day after the Tiananmen Square massacre in 1989, covering the tumultuous events for Channel 7.

    The first-hand accounts of what transpired that fateful night were told to me by students and a band of NBC cameramen.

    It was far worse than what was accepted by the world as the truth.

    What I also discovered from these witnesses has stuck with me forever.

              

    Tanks rolling in to Beijing's Tiananmen Square at height of pro democracy protests in 1989.

              

    They’d been following the political build-up to the final crackdown against the pro-democracy students too, and knew what would unfold.

    They concluded that the Chinese political leaders of the time had become too committed to winning that standoff. The Chinese persona includes a strong sense of pride and an unwillingness to ever back down for fear of losing face.

    This is in their cultural DNA.

    I then spent two fascinating years in 1999 and 2000 working for a French/Australian/Chinese radio network in Beijing and Shanghai and that same DNA resurfaced in the workplace and in negotiations I had with Party work-unit executives.

    They will never admit error or failing at any level. Once proposed, a concept cannot be derailed.

    The only exception is if a foreigner takes responsibility for the fouling of a project. I’ve witnessed this first hand too many times.

              

    Peoples Liberation Army soldiers leap over a barrier on Tiananmen Square during the bloody 1989 showdown.
    Picture: CATHERINE HENRIETTE / AFP

              

    And that’s what these current protesters, 30 years on, are facing; Beijing is forcing Hong Kong authorities to introduce a most primitive law and with para military troops in place, it would take a miracle for the Communist Party in Beijing to reverse their actions.

    In 1989 students demanded democracy in an environment which was the antithesis of an open democracy.

    Their dogged and brave appearances in the Square were never going to change the harsh status quo.

    What eventuated was a late night charge against students, with bodies mowed down by tanks, rapid fire, shooting dead mainly young men and a devious late night sweep of bodies to remove the evidence.

    That’s what really happened.

    Today, the reason for resistance is even more valid. This is a conservative protest to keep Hong Kong as it is. Hardly an unreasonable plea.

              

    Even heavy rain did not deter protester in Hong Kong last weekend.
    Picture: Chris McGrath/Getty Images

              

    World leaders are refusing to address and complain to the Chinese about the crux of this unrest; Beijing wants Hong Kong to send selected individuals who face charges to the mainland.

    Ninety-nine per cent of charged Chinese on the mainland are prosecuted. It’s as crooked and as unfair as any regime could be in the modern world.

    Mao would be proud of the strict control the Party is exerting on the people of Hong Kong.

    Beijing wants Hong Kong to be more like communist China, not what they promised when the territory changed hands from British control to Chinese in 1997. It’s a sad and disreputable return to the dark past.

    Forget 1989, the international community has many more reasons to intervene today.

    We have an incredibly more relevant and worthwhile cause to support and no one seems willing to stand up to the Middle Kingdom and even mention the issue.

    This is a frightening abuse of human rights and is as unacceptable as any violent counter-reaction by Chinese paramilitary forces.

              

    Chinese military trucks and armoured personnel vehicles are poised to enter Hong Kong.
    Picture: Getty Images/Getty Images

              

    Where are Donald Trump, Boris Johnson and Scott Morrison when the oppressed need them?

    The US Congress is warning China against any violent response to these protests but why are we not condemning such a sly, suspicious and corrupt law now?

    This week, former Hong Kong Legislative Council MP Emily Lau told the ABC that Beijing is orchestrating all of what Hong Kong leader Carrie Lam is standing behind.

              

    Hong Kong Chief Executive Carrie Lam at a press conference in Hong Kong on Tuesday.
    Picture: AP Photo/Vincent Yu

              

    She said Beijing is now unable to negotiate or conciliate because they can never lose face.

    It spells trouble for the millions of protesters who’ve taken to the streets and the world community who are sitting on their hands.

    Pay attention before it’s too late.




    https://www.news.com.au/world/asia/lamb ... b2dec91f7e
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20038
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Vụ Cathay Pacific, Bắc Kinh càng lộ rõ bộ mặt độc đoán

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




    Vụ Cathay Pacific,
    Bắc Kinh càng lộ rõ bộ mặt độc đoán

    _______________________
    Mai Vân - 27-08-2019



              

    Một chiếc Boeing 777 của hãng Cathay Pacific đáp xuống sân bay Hồng Kông
    khi phi trường mở cửa trở lại sau xung đột giữa người biểu tình và cảnh sát.
    Ảnh ngày 14/08/2019. REUTERS/Thomas Peter

              

    Trong lúc cuộc chiến thương mại với Mỹ đang tiếp diễn gay gắt, Trung Quốc cố chiêu dụ giới doanh nhân nước ngoài. Bắc Kinh đã hứa đối xử bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước. Thế nhưng mới đây, với vụ tấn công vào hãng hàng không hàng đầu Hồng Kông là Cathay Pacific, Trung Quốc đã cho thấy một bộ mặt hoàn toàn khác.

    Trong bài “Vì sao việc Trung Quốc tấn công vào hãng Cathay Pacific sẽ làm các tập đoàn nước ngoài hoảng sợ” công bố hôm 22/08/2019, tuần báo Anh The Economist đã phân tích lại những đòn hiểm mà Bắc Kinh đã dùng để tấn công hãng hàng không Hồng Kông về tội đã để cho nhân viên đình công ủng hộ phong trào dân chủ đang bùng lên ở đặc khu. Tờ báo Anh cho rằng: “Trung Quốc có thể thao túng được các ban điều hành doanh nghiệp, nhưng sẽ tự hại mình với chiến thuật gây sức ép”.




    Không được làm phật ý Bắc Kinh !

    Ghi nhận đầu tiên của The Economist là trong vụ Cathay Pacific, Trung Quốc cho thấy rõ chủ trương cứng rắn đối với những tập đoàn nước ngoài làm Bắc Kinh phật ý, công kích lãnh đạo các tập đoàn đó, buộc họ phải phục tùng, không khác gì như các công ty nội địa. Các công ty ở Hồng Kông đang trong tầm nhắm, nhưng theo tuần báo Anh, sẽ là một sai lầm nếu cho rằng Trung Quốc sẽ dừng lại ở các công ty Hồng Kông.

    Với 26.000 nhân viên ở Hồng Kông, Cathay lúc đầu giữ thái độ trung lập trước các cuộc biểu tình. Như lời của vị chủ tịch tập đoàn này, có mơ họ cũng không dám nghĩ đến việc bắt nhân viên phải suy nghĩ theo một chiều hướng nhất định. Thế nhưng thái độ cứng cỏi của nhân vật này đã giảm đi khi áp lực từ Trung Quốc gia tăng.

    Khi cơ quan hàng không dân sự Trung Quốc, một cách phi lý, cho rằng hãng Cathay đã lâm vào tình trạng mất an toàn khi nhân viên của hãng tham gia phong trào phản kháng, biểu tình. Và Cathay Pacific đã loại bỏ vị giám đốc điều hành của mình.

    Một bầu không khí sợ hãi đang bao trùm lên tập đoàn Cathay. Các thanh tra viên Trung Quốc đã khám xét điện thoại của nhân viên phi hành đoàn để tìm kiếm tài liệu chống Bắc Kinh.

    The Economist cho rằng các tập đoàn khác có thể tự trấn an khi nghĩ chỉ có Cathay là dễ bị Trung Quốc thao túng do đặc thù của tập đoàn này. Cho dù là hãng bay quốc tế lớn nhất Châu Á, một địch thủ đáng gờm trong bảng xếp hạng các hãng hàng không tốt nhất thế giới, nhưng số phận của Cathay gần như hoàn toàn nằm trong tay Trung Quốc. 70% hàng hóa và hành khách đều băng qua không phận Trung Quốc. Cổ đông lớn nhất của Cathay là Swire Pacific, một tập đoàn mà trụ sở ở Hồng Kông nhưng lợi ích lại nằm ở Trung Quốc, từ nước giải khát cho đến bất động sản. Và các lãnh đạo của Swire dường như đã đi đến kết luận là kháng cự lại Bắc Kinh sẽ là một hành động tự sát của tập đoàn.

    Tuy nhiên, theo ghi nhận của The Economist, Cathay không phải là một trường hợp cá biệt, mà nằm trong một danh sách các tập đoàn nước ngoài bị Bắc Kinh liệt vào diện “không phải đạo”. Thường khi biện pháp tháo gỡ sức ép (của họ) khá đơn giản nếu không muốn nói là buồn nôn. Một loạt nhãn hiệu hàng sang trọng nổi tiếng, Versace, Coach, Givenchy đã phải rạp mình xin lỗi vì đã cho bán những chiếc T-shirt mà trên đó đã in chữ Hồng Kông – Hồng Kông, chứ không phải là Hồng Kông – Trung Quốc. Cách viết Hồng Kông – Hồng Kông bị cho là có ý tách rời Hồng Kông khỏi Trung Quốc.




    Lợi ích càng gắn bó với Trung Quốc thì càng đáng ngại

    Đối với The Economist, nhìn chung, tập đoàn nước ngoài có lợi ích càng gắn bó với Trung Quốc thì họ càng phải lo sợ. Tuần báo Anh đã nêu bật ví du của ngân hàng HSBC.

    HSBC là một ngân hàng lớn của Châu Âu, nhưng đã bị Trung Quốc gây sức ép vì đã chia sẻ thông tin với Mỹ, giúp Mỹ lập hồ sơ về vụ gian lận của giám đốc tài chính Hoa Vi. Với chiến lược phát triển ở Trung Quốc, HSBC không thể để mình bị Bắc Kinh liệt vào danh sách đen, và trong tháng này đã bãi nhiệm cả tổng giám đốc của ngân hàng lẫn lãnh đạo của đơn vị phụ trách Trung Quốc. Dĩ nhiên là HSBC đã phủ nhận việc quyết định của họ có liên quan đến hồ sơ Hoa Vi.

    Tình trạng khó khăn của Cathay, cho thấy tại sao hội đồng quản trị các doanh nghiệp toàn cầu đang ngày càng lo lắng hơn về sự tức giận của Trung Quốc. Mối lo ngại chính cho đến nay là thường là quyết định tẩy chay của người tiêu dùng, được truyền thông nhà nước kích động. Những nhà sản xuất ô tô Nhật Bản và các nhà bán lẻ Hàn Quốc đã bị tổn hại vì những hành động này, nhưng doanh số của họ tại Trung Quốc thường phục hồi lại sau một vài quý.

    Cuộc tấn công vào Cathay Pacific lần này đã đi xa hơn. Cơ quan quản lý hàng không Trung Quốc tuyên bố hãng Cathay không an toàn, chi nhánh quốc tế của ngân hàng công thương Trung Quốc ICBC thì khuyến nghị bán cổ phần của Cathay đi, còn ngân hàng CITIC đã quyết định tẩy chay hãng hàng không Hồng Kông.

    Những lời cảnh báo không có cơ sở của các định chế điều hòa kể trên đã cho tất cả các công ty Trung Quốc một cái cớ để tẩy chay Cathay. Dù không được biết đến nhiều ở ngoại quốc, nhưng các ngân hàng Trung Quốc vừa kể đang hoạt động khắp thế giới. ICBC là ngân hàng lớn nhất hành tinh nếu căn cứ vào tài sản, còn CITIC là một trong những tập đoàn nhà nước Trung Quốc có tính chất toàn cầu mạnh nhất.

    Kết luận của The Economist rất gay gắt: Sử dụng các công ty nhà nước làm công cụ tấn công đã nêu rõ tính dối trá trong lập luận của Trung Quốc theo đó họ đang quản lý theo nguyên tắc của thị trường. Việc biến các cơ quan quản lý thành vũ khí đã làm suy yếu tham vọng của Trung Quốc muốn đóng một vai trò quốc tế lớn hơn.

    Cơ quan giám sát hàng không Trung Quốc gần đây đã giành được sự tôn trọng khi đi đầu trong việc cấm bay loại phi cơ bị sự cố Boeing 737 MAX. Thế nhưng lời cảnh báo cơ quan này đưa ra về hãng hàng không Cathay Pacific lại mang dáng dấp một thủ đoạn chính trị.

    Đảng Cộng Sản Trung Quốc, theo The Economist, có thể buộc được các công ty nước ngoài tuân thủ đường lối của Bắc Kinh về Hồng Kông. Nhưng trong quá trình ép buộc, Trung Quốc đã cho thấy rõ bản chất thực sự của mình.




    Cường độ và quy mô tấn công vào Cathay Pacific càng gây lo ngại

    Trong một bài viết khác, The Economist đã cho rằng đòn tấn công của Bắc Kinh vào Cathay Pacific gây lo ngại nơi các công ty đa quốc gia tại Hồng Kông do quy mô và cường độ dữ dội chưa từng thấy.

    Theo tuần báo Anh, cho đến gần đây, các công ty đa quốc gia ở Hồng Kông đã hoạt động với ảo tưởng được Đảng Cộng Sản Trung Quốc nuôi dưỡng là Bắc Kinh sẽ không can thiệp (quá nhiều) vào đặc khu này. Niềm tin đó, vốn đã bị lung lay do nhiều tuần lễ biểu tình chính trị chống lại chính quyền thân Bắc Kinh, nay lại bị chấn động do cách đối xử thô bạo của Trung Quốc đối với Cathay Pacific, một hãng hàng không có trụ sở tại Hồng Kông.

    Các tập đoàn đa quốc gia có lý khi lo ngại. Cuộc tấn công vào Cathay là điều chưa từng thấy cả về tốc độ và phạm vi của nó.

    Truyền thông nhà nước Trung Quốc đồng loạt lên tiếng đả kích Cathay, trong lúc các mạng xã hội tràn ngập những lời phẫn nộ kêu gọi tẩy chay hãng hàng không Hồng Kông. Đài truyền hình Trung Quốc CCTV đã loan báo việc ông Rupert Hogg, lãnh đạo Cathay Pacific từ chức nửa tiếng đồng hồ trước thị trường chứng khoán Hồng Kông, nơi Cathay được yết giá. Ngay cả khi ông Hogg đã từ chức, tờ Hoàn Cầu Thời Báo còn tiếp tục tố cáo Cathay là “thờ ơ” trong việc kỷ luật “các nhân viên cực đoan” của mình.

    Nhưng đáng ngại hơn chính là các áp lực kinh tế có phối hợp đồng thời chồng chất lên công ty.




    Thế lưỡng nan

    Theo The Economist, vụ Bắc Kinh tấn công Cathay khiến nêu bật mâu thuẫn mà các công ty đa quốc gia ở Hồng Kông làm ăn tại Hoa Lục phải đối mặt: Làm hài lòng cả Trung Quốc độc tài lẫn nhân viên yêu dân chủ của họ ở Hồng Kông.

    Một nhà quản lý trái phiếu tư nhân nước ngoài tại Hồng Kông nói rằng các công ty đang phải đi trên vỏ trứng.

    Một cựu nhân viên tại một công ty luật lớn của phương Tây nói rằng phong trào biểu tình sẽ không được thảo luận tại nơi làm việc vì sợ làm phiền các đồng nghiệp và khách hàng Đại Lục. Nhà tuyển dụng địa phương của tập đoàn Finnair đã cảnh báo phi hành đoàn của hãng hàng không Phần Lan rằng họ có thể bị cấm bay nếu họ liên kết tên công ty với các cuộc biểu tình trên phương tiện truyền thông xã hội.

    Mới đây, các lãnh đạo tại Hoa Lục của một doanh nghiệp nhà nước lớn đã nói với các đồng nghiệp thuộc công ty con ở Hồng Kông rằng họ muốn thuê thêm nhân viên, nhưng tất cả sẽ phải được xét duyệt để đảm bảo sao cho không có ai đã tham gia vào các cuộc biểu tình.

    Nhiều người ở Hồng Kông đã chỉ trích thái độ quỵ lụy Trung Quốc như vậy. David Webb, một nhà đấu tranh đồng thời là một nhà đầu tư được kính trọng, đã gọi những nhượng bộ của Cathay, là một hành vi khấu đầu trước Bắc Kinh đáng chê trách nhất. Đối với nhân vật này, những lời kêu gọi đáng xấu hổ của Cathay đã gây thiệt hại lớn cho thương hiệu này.

    Hôm 20 tháng 8, Jeremy Tam, một phi công Cathay, cũng là một nhà lập pháp ủng hộ dân chủ, cho biết ông đã rời khỏi hãng hàng không. Trước đó một ngày, một quảng cáo trên báo của các nhân viên địa phương thuộc 4 hãng kế toán quốc tế lớn Del Delo, Ernst & Young, KPMG và PwC, đã phê phán các chi nhánh ở Hồng Kông của các hãng này là đã làm ngơ trước phong trào phản kháng. Tờ Hoàn Cầu Thời Báo đã đòi các hãng này là phải điều tra xem ai đã chủ trương đăng bài quảng cáo đó và sa thải các thủ phạm.




    http://vi.rfi.fr/chau-a/20190827-vu%CC% ... %CC%81n-ok
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20038
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Australian expat living in Hong Kong throws off business suit to join protest movement

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           



              
    Australian expat living in Hong Kong
    throws off business suit
    to join protest movement

    ___________________________
    South-East Asia correspondent Kathryn Diss
    and
    Robert Koenig-Luck in Hong Kong - 27-08-2019




              

    A man with a scarf wrapped around his face and sunglasses obscuring his eyes
    Australian finance worker Daniel has joined the Hong Kong pro-democracy protest movement.
    (ABC News: Kathryn Diss)

              


    While many foreigners are contemplating a move away from Hong Kong as widespread protests continue to grip the city of 7 million, one Australian expat is joining the fight against Beijing.

    The unrest and uncertainty over what protesters might do — or what actions China might take — is leading some within Australia's 100,000-strong expat community to question whether the city is still safe.

    But Australian citizen Daniel, who classifies himself as a peaceful middle-class professional, joined the demonstrations in June and has continued to show his support for the movement.

    "In Australia we have proper democracy but in Hong Kong, democracy is being slowly eroded away and I'll try to do whatever I can to try and help the cause," he said.

    "I've been taking part in most of the rallies and the unlawful assemblies."

    The idea of violence as a legitimate form of political expression, hand-in-hand with peaceful protest, is becoming increasingly mainstream in the evolving tactics of a decentralised pro-democracy movement.

    "The peaceful protests didn't get anywhere, so people feel they have to take some more extreme measures and I understand that," Daniel said.

    He does not believe peaceful protests will get the attention of the Chinese communist party.

    "You need something extreme to bring Hong Kong to a standstill, or to destroy Hong Kong's economy for China to say 'we don't want a stake in Hong Kong' and back off," he said.




    From finance worker to pro-democracy rebel

    Born and raised in Western Australia, the financial sector worker is the same age as the twenty-somethings taking to the streets, allowing him to sympathise with their cause for a democratic future.

              

    A man looks out a window at Hong Kong's skyline
    Daniel asked the ABC to protect his identity as he regularly travels to mainland China for work.
    (ABC News: Robert Koenig-Luck )

              

    Despite having the safety of an Australian passport, the ABC cannot reveal Daniel's full identity, because his support for the movement puts him at risk of being detained when he travels to the mainland for work.

    "There are cameras everywhere. If China wants to identify you, it can," he explained.

    "Last week there were some police dressing up as protesters and the suspicion is, they are Chinese police. That just adds to the terror that Chinese police are coming down to Hong Kong to clear the protests."

    The protesters sport full battle-ready gear of hard hats, gas masks and protective clothing.

              

    A group of Hong Kong protesters in tear gas masks, hard hats and gloves, wielding lasers
    Hong Kong's protesters protect themselves with tear gas masks, hard hats for falling objects, and gloves.
    (Reuters: Tyrone Sui )

              

    As the ABC followed Daniel at one of the protest rallies, he nervously looked around and frequently glanced up at the surrounding high-rise buildings, telling us there are security cameras capturing our every move.

    "These cameras have 5G technology and do facial recognition. The government says it's to monitor traffic, but I think it's a load of bullshit," Daniel said.

    "People are covering their faces because they're scared that one day if China does overtake Hong Kong, they'll have to pay for their actions."

              

    A close-up shot of a man's hands as he pulls off gloves
    Like most protesters, Daniel wears heat resistant gloves in case he has to pick up tear gas canisters.
    (ABC News: Kathryn Diss )

              

    Reports have emerged in recent weeks that those crossing the Hong Kong-China border have had their phones checked for materials related to the protests.

    "We have heard stories of immigration searching through phones and if they find any anti-Chinese messages, they will lock you up and even take you to one of those brainwashing detention camps," he said.




    Youth-led movement becomes increasingly sophisticated

    For 12 weeks, tens of thousands of protesters, mainly university students and young professionals, have taken to the streets — sometimes violently — to fight for their future.

    It has further angered Beijing, which has now threatened to use force if required to quell the protests and has stationed paramilitary troops at the border in Shenzhen.

    "If they bring Hong Kong to a standstill they may well have more leverage for the government to give in to one or two demands," Daniel said.

    The stamina and intensity of the movement, which claims to be "leaderless", has surprised many.

    The strategy of the protest has evolved into a well-coordinated movement, which uses encrypted messaging apps like Telegram to quickly spread instructions to demonstrators.

              

    A group of young people standing together at the departures hall at Hong Kong airport
    The occupation of Hong Kong Airport reportedly took half an hour to organise.
    (ABC News: Thomas Peter)

              

    The ABC was told the effort to mobilise people for the airport sit-in, which led to the cancellation of hundreds of flights, garnered 30,000 followers within just 30 minutes.

    "It's a leaderless movement, but it is very well organised, and they have an aim and they will execute their aim very quickly and then leave," Daniel said.

    In June, the protesters moved together as one group, but they have now splintered into smaller cells.

    "Everyone will gather in one place and then it splinters into 10 or 20 groups and move with different objectives to stretch police resources," he said.

    Another masked Hong Kong protester, who went to university in Perth, said he held little hope the movement would achieve anything, but felt compelled to show support.

              

    A young man with a face mask on standing on a Hong Kong street
    This young protester told the ABC he'd like to move to Australia rather than remain in Hong Kong.
    (ABC News: Kathryn Diss)

              

    "I have worked in China for a year and I understand how the China government treat their people. [They] brainwash them, limit the news, they use government power to control their citizens," he said.

    "I think I'll move to another place in the future, to maybe Australia or Britain where they have a fair government. I want to live in a place that's democratic, full medical system, education system."




    https://www.abc.net.au/news/2019-08-27/ ... t/11441202
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20038
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Trung Quốc dùng chiêu bài kinh tế dọa người biểu tình Hồng Kông

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           



              
    Trung Quốc dùng chiêu bài kinh tế
    dọa người biểu tình Hồng Kông

    ___________________________
    Thanh Hà - ngày 27 tháng 8 năm 2019



              

    Biểu tình chống dự luật dẫn độ Hồng Kông ngày 25/08/2019 :
    khủng hoảng chính trị đè nặng lên các hoạt động kinh tế.

              

    Bắc Kinh khai thác những tác hại đối với uy tín của thị trường chứng khoán lớn thứ ba trên thế giới này để dập tắt phong trào dân chủ Hồng Kông.

    Chiến lược vừa hù dọa người biểu tình vừa uy hiếp các doanh nghiệp ủng hộ các cuộc xuống đường có hiệu quả hay không ?

    Sau 12 tuần lễ xuống đường, phong trào dân chủ Hồng Kông chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Khủng hoảng chính trị đang đè nặng lên một trong những nền kinh tế năng động nhất của châu Á. Ngành du lịch bị thiệt hại đầu tiên. Lĩnh vực này đem về 5 % tổng sản phẩm nội địa Hồng Kông, bảo đảm công việc làm cho 270.000 người lao động tại đây.




    Kinh tế sa sút vì biểu tình triền miên

    Tới nay gần 30 quốc gia trên thế giới cảnh báo công dân tránh đến Hồng Kông vào thời điểm hiện tại. Theo các số liệu chính thức của chính quyền đặc khu hành chính này, 50 % các chương trình tham quan Hồng Kông của du khách nước ngoài bị hủy bỏ, đặc biệt là sau vụ người biểu tình chiếm đóng phi trường quốc tế. Hơn 1.700 công ty lữ hành chính thức tại Hồng Kông càng lo ngại khi biết rằng 3/4 du khách quốc tế đến tham quan Hương Cảng là các công dân Trung Quốc và 80 % trong số này đã hủy chương trình đến Hồng Kông.

    Ngoài ra, nhiều hoạt động buôn bán cũng bị xáo trộn không ít. Những khu thương mại vốn sầm uất nhất nay vắng bóng người, nhiều cửa hàng phải đóng cửa mỗi đợt biểu tình, nhân viên phục vụ bị tạm thời cho nghỉ viện. Giới tiểu thương bị thất thu từ 20 đến 50 % so với cùng thời kỳ năm ngoái.

    Tình trạng trở nên nghiêm trọng đến nỗi, hôm 15/08/2019 chính quyền đặc khu hành chính Hồng Kông thông báo một gói hỗ trợ kinh tế 19 tỷ đô la Hồng Kông (khoảng 2 tỷ đô la Mỹ). Ngân hàng Thụy Sĩ UBS giảm mạnh dự báo tăng trưởng của Hồng Kông trong năm 2019 : GDP đặc khu hành chính này rơi xuống còn 0,8 % cho cả năm.

    Tuy nhiên, trả lời RFI Việt ngữ, chuyên gia về Đông Bắc Á, Antoine Bondaz, Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược của Pháp (Foundation pour la Recherche Stratégique) nhấn mạnh, các đợt biểu tình kéo dài của một phần dân cư Hồng Kông chỉ là một trong những yếu tố gây thêm khó khăn cho vũng lãnh thổ này mà thôi.

    Antoine Bondaz : Các dự báo tăng trưởng của Hồng Kông giảm trong bối cảnh các nền kinh tế khu vực cũng đang gặp khó khăn, đặc biệt do xung đột thương mại Mỹ-Trung. Hàn Quốc, Đài Loan hay Singapore đều cùng cảnh ngộ. Hồng Kông gặp thêm trở ngại với loạt xuống đường lần này. Trước đây, tăng trưởng của đặc khu hành chính này dao động từ 2 đến 3 % một năm, nhưng riêng cho năm nay, các dự phóng cho thấy GDP của Hồng Kông không vượt quá ngưỡng 1 %. Chốt lại, phong trào biểu tình khiến tình hình xấu đi thêm.

    Thế còn hình ảnh và uy tín của Hồng Kông trong mắt các nhà đầu tư quốc tế ?

    Antoine Bondaz :Các loạt biểu tình ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều lĩnh vực. Trước mắt, rõ rệt nhất là ngành du lịch : từ chỉ số đặt phòng ở khách sạn đến hoạt động tại các trung tâm thương mại đều giảm mạnh. Ngoài ra giới tiểu thương bị tác động nhiều. Về dài hạn, hình ảnh và sức thu hút của Hồng Kông bị thiệt hại lớn. Hồng Kông là một trong những thị trường tài chính quốc tế lớn của thế giới và trong bảng xếp hạng của Quỹ Heritage Foundation, Hồng Kông đứng đầu về mặt tự do giao thương. Diễn đàn kinh tế thế giới Davos thì coi Hồng Kông là 1 trong số 10 địa điểm kinh doanh thuận lợi nhất. Một cách cụ thể, tôi nghĩ là còn quá sớm để thẩm định đúng mức về tác động về lâu dài đối với uy tín của Hồng Kông.

    Môi hở răng lạnh ?

    Hồng Kông hiện là sàn chứng khoán lớn thứ ba trên thế giới, sau New York và Luân Đôn. Đây cũng là hải cảng lớn thứ nhì của toàn châu Á (Hồng Kông vừa bị Thượng Hải qua mặt). Lĩnh vực dịch vụ chiếm 92 % GDP của toàn lãnh thổ. Đứng đầu trong số này là dịch vụ ngân hàng. Hồng Kông là cửa ngõ 20 % các dịch vụ của tập đoàn Bank of China phải đi qua, là nhịp cầu để tư bản Trung Quốc vươn ra được với thế giới bên ngoài ; 60 % các tập đoàn tham gia sàn chứng khoán Hồng Kông có trụ sở tại Hoa Lục. Ông Antoine Bondaz nêu bật mức độ lệ thuộc giữa Bắc Kinh với đặc khu hành chính này :

    Antoine Bondaz : Hồng Kông vẫn là cánh cổng mở ra thị trường Trung Quốc. Phần lớn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào Hồng Kông chủ yếu là để hướng tới Hoa Lục. Tuy nhiên Hồng Kông ngày càng lệ thuộc vào kinh tế của Trung Quốc. Vào thập niên 1980, tỷ trọng của Trung Quốc chưa đầy 15 % GDP Hồng Kông. Giờ đây, Trung Quốc đóng góp đến gần phân nửa GDP của Hồng Kông. 75% du khách tham quan Hồng Kông là người từ Hoa Lục đến. Ngược lại, Hồng Kông không còn quá quan trọng đối với kinh tế của Trung Quốc như hồi năm 1997, khi Luân Đôn trao trả Hồng Kông lại cho Bắc Kinh. Hai mươi hai năm trước, Hồng Kông tương đương với 1/5 GDP của Trung Quốc. Giờ đây GDP của Hồng Kông chỉ bằng 1/40 tổng sản phẩm của Hoa Lục.




    Kho cất giấu tài sản của giới lãnh đạo Bắc Kinh

    Không chỉ có thế. Từ trước khi Luân Đôn trả lại Hồng Kông cho Bắc Kinh năm 1997, thuộc địa của Anh Quốc này luôn là một mảnh đất lành để các đại gia Trung Quốc kinh doanh hay cất giấu tài sản. Năm 2016, Liên đoàn các nhà báo điều tra quốc tế tiết lộ tài liệu Panama Paper. Nhiều quan chức Trung Quốc có tên trong sổ đen : thân nhân của ít nhất 8 thành viên hoặc cựu ủy viên thường trực Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Trung Quốc cất giấu tài sản tại các thiên đường thuế khóa, mà điểm xuất phát của tất cả những chương trình đầu tư đó luôn là Hồng Kông.

    Do vậy, một số nhà quan sát cho rằng những quyền kinh tế và tài chính của không ít các quan chức cao cấp tại Hoa Lục có thể là một trong những nguyên nhân giải thích vì sao trước mắt Bắc Kinh chưa mạnh tay can thiệp một cách quá lộ liễu vào Hồng Kông. Nhưng điều đó không cấm cản chính quyền trung ương vẫn khai thác lá bài kinh tế để hù dọa người biểu tình. Chuyên gia Bondaz, Fondation pour la Recherche Stratégique giải thích :

    Antoine Bondaz : Hiện nay, Bắc Kinh lập đi lập lại là phong trào phản kháng làm phương hại đến kinh tế Hồng Kông. Trung Quốc dùng đòn kinh tế để thuyết phục người Hồng Kông chấm dứt các đợt tuần hành. Chiến lược này không mấy hiệu quả, bởi vì thanh niên Hồng Kông quyết tâm tham gia vào các hoạt động chính trị tại đặc khu hành chính này và không sợ bị hù dọa. Với họ, quyền lợi kinh tế tuy nặng nhưng không nặng bằng những đòi hỏi về mặt chính trị và xã hội. Đây chính là điều khiến Bắc Kinh khó xử. Phản ứng thứ nhì của Hoa Lục là gây chia rẽ trong công luận Hồng Kông, kích động giới tiểu thương chống lại người biểu tình. Dù vậy trong 12 tuần qua, phong trào đấu tranh không có dấu hiệu thuyên giảm. Sau cùng, chính quyền trung ương ở Bắc Kinh đã tăng tốc trong việc phát triển các vùng chung quanh Hồng Kông, thí dụ như Thâm Quyến, nhằm thu hẹp ảnh hưởng về kinh tế và tài chính của Hồng Kông trong tương lai.




    Hồng Kông trước nguy cơ mất thế thượng phong

    Điểm mạnh của kinh tế Hồng Kông tới nay là tài chính. Nhưng về mặt này, Bắc Kinh đang theo đuổi chiến lược phát triển hai thị trường Thượng Hải và Thâm Quyến để cạnh tranh trực tiếp với Hồng Kông. Thêm vào đó, nhược điểm của Hồng Kông có lẽ là, trái với Singapore chẳng hạn, vùng lãnh thổ này lơ là với công nghệ cao. Chuyên gia về Đông Bắc Á của Pháp, Antoine Bondaz cho rằng khủng hoảng chính trị Hồng Kông lần này phần nào xuất phát từ lo ngại kinh tế của một phần trong số 7,5 triệu dân cư tại đây.

    Antoine Bondaz :Yếu tố kinh tế quan trọng lắm. Như đã nói, các cuộc biểu tình liên tiếp đang đè nặng lên tăng trưởng của Hồng Kông. Nhưng đồng thời, kinh tế cũng cho phép giải thích một phần bất mãn trong xã hội và đó là mầm mống gây nên khủng hoảng hiện nay. Chênh lệch giàu nghèo tại Hồng Kông ngày càng lớn, giới trẻ Hồng Kông ngày càng khó chen chân vào thị trường lao động, không có phương tiện đi thuê nhà. Vì vậy số này muốn giành lại quyền định đoạt lấy tương lai. Nhưng đó chỉ là một phần của vấn đề. Nhìn rộng ra hơn, phong trào xuống đường tại Hồng Kông lần này xuất phát từ việc cả một thế hệ muốn tham gia vào các hoạt động chính trị của đặc khu hành chính này. Theo tôi, đây là yếu tố giải thích vì sao phong trào phản kháng sẽ tiếp tục. Bất mãn trong công luận Hồng Kông sẽ còn kéo dài trong nhiều năm nữa.




    http://vi.rfi.fr/chau-a/20190827-trung- ... -hong-kong
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20038
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Người biểu tình Hong Kong: 'Bây giờ hoặc không bao giờ'

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           



    Người biểu tình Hong Kong:
              
    'Bây giờ
    hoặc không bao giờ'

    __________________________________
    BBC - 28-08-2019



              

    Bạo lực gia tăng ở Hong Kong trong những tuần qua

              

    Tức giận với thái độ không khoan nhượng của chính phủ đối với tình trạng bất ổn dân sự leo thang, Jason Tse từ bỏ công việc ở Úc và bay về Hong Kong để tham gia vào những gì anh tin là một cuộc chiến sinh tử cho tương lai Hong Kong.

    Hong Kong đang vật lộn với cuộc khủng hoảng lớn nhất kể từ khi được Anh Quốc trao trả về cho Bắc Kinh 22 năm trước. Nhiều người dân Hong Kong băn khoăn về can thiệp ngày càng sâu Trung Quốc và các cuộc biểu tình liên miên chống lại sự kiểm soát của Bắc Kinh.

    Trong cuộc chiến giành linh hồn Hong Kong, nhiều người biểu tình quyết tâm bảo vệ tự do của thành phố này bằng mọi giá.

    Lãnh đạo Hong Kong Carrie Lam hôm 27/8 nhắc lại rằng đòi hỏi của người biểu tình là không thể chấp nhận được.

    Phong trào dân chủ Hong Kong ngày càng phát triển mạnh dù Bắc Kinh đã triển khai lực lượng bán quân sự gần biên giới trong những tuần gần đây.

    "Đây là thời điểm 'bây giờ hoặc không bao giờ' và đó là lý do tại sao tôi trở về," Tse, 32 tuổi, nói. Tse cũng cho hay rằng kể từ khi tham gia các cuộc biểu tình hồi tháng trước, anh đã trở thành một người tham gia ôn hòa vào các cuộc diễu hành và là một nhà hoạt động trên Telegram.

    "Bây giờ, nếu chúng tôi không thành công, thì quyền tự do ngôn luận, quyền con người của chúng tôi sẽ biến mất. Chúng tôi cần kiên trì."

    Kể từ khi Hong Kong được trao trả về cho Trung Quốc vào năm 1997, giới chỉ trích cho rằng Bắc Kinh đã từ bỏ cam kết duy trì quyền tự chủ và tự do của Hong Kong dưới hình thức một quốc gia hai chế độ.

    Sự phản đối Bắc Kinh vốn đã hạ nhiệt sau khi chính quyền thành công trong việc trấn áp phong trào biểu tình Dù Vàng chiếm lĩnh đường phố trong suốt 79 ngày năm 2014, nay lại bùng lên.

    "Chúng tôi phải tiếp tục chiến đấu. Nỗi sợ hãi tồi tệ nhất của chúng tôi là chính phủ Trung Quốc," một giáo viên 40 tuổi giấu tên nói.

    "Đối với chúng tôi, đây là chuyện sống hay chết."





    'Nếu tôi chết, anh cũng chết'

              

    Người biểu tình Hong Kong nói 'Không còn gì để mất'

              

    "Chúng tôi đã thua trong cuộc cách mạng năm 2014. Lần này, nếu những người biểu tình không kiên quyết sử dụng bạo lực, dự luật dẫn dộ đã được thông qua rồi," Mike, 30 tuổi, làm việc trong ngành truyền thông nói.

    Cuộc biểu tình ôn hòa kéo dài 79 ngày hồi 2014 kết thúc với một số lãnh đạo phong trào bị bỏ tù.

    "Điều này chứng minh rằng bạo lực, ở một mức độ nào đó, sẽ hữu ích."

    Gần 900 người đã bị bắt trong các cuộc biểu tình mới nhất. Các viễn cảnh án tù dài dường như làm nản lòng rất ít nhà hoạt động, nhiều người trong số họ sống chung với gia đình trong những căn hộ nhỏ.

    "7000 [đô la Hong Kong] cho một căn hộ giống như một phòng giam và bạn cho rằng chúng tôi sợ bị đi tù ư?" một bức graffiti nguệch ngoạc gần một địa điểm biểu tình viết.

    7.000 đô la Hong Kong (tương đương 893 đô la Mỹ) là số tiền để có thể thuê một phòng nhỏ trong một căn hộ chung cư tại Hong Kong.

    "Hãy tưởng tượng nếu điều này thất bại. Bạn có thể hình dung ra rằng chế độ độc tài của Cộng sản sẽ còn mạnh hơn nữa ... Nếu chúng tôi bị thiêu sống, anh cũng sẽ bị thiêu sống cùng chúng tôi," Cheng, 28 tuổi, làm việc trong ngành khách sạn, nói về chính quyền Trung Quốc.

    "Đồng hồ đang điểm rồi," Cheng nói thêm, đề cập tới năm 2047 - thời điểm chính sách 'một quốc gia, hai chế độ' hết hiệu lực.

    Một cuộc thăm dò vào tháng Sáu của Đại học Hong Kong cho thấy 53% trong số 1.015 người được nhận là người Hong Kong, trong khi 11% nhận là người Trung Quốc, mức thấp kỷ lục kể từ năm 1997.

    Với việc sở hữu một ngôi nhà ở trong thành phố đắt đỏ nhất thế giới này chỉ là một giấc mơ, nhiều thanh niên Hong Kong nói họ chẳng trông mong gì nhiều khi mà Bắc Kinh ngày càng tăng cường kiểm soát.

              

    Người biểu tình Hong Kong: 'Bây giờ hoặc không bao giờ'

              

    "Chúng tôi thực sự không có gì để mất," Scarlett, 23 tuổi, một dịch giả, nói.

    Các thông điệp viết trên tường nói "Hong Kong không phải Trung Quốc" và "Nếu bạn muốn hòa bình, hãy chuẩn bị cho chiến tranh".

    Tse nói anh tin rằng bạo lực là cần thiết vì chính phủ hiếm khi lắng nghe các cuộc biểu tình ôn hòa.

    Trong khi đó hôm 27/8 Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói Hong Kong đang đối mặt với cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất từ năm 1997 đến nay.

    Ông Vương Nghị nói với phái đoàn các doanh nhân Hong Kong rằng cần có thêm các hỗ trợ cho chính phủ để chấm dứt các cuộc biểu tình bạo lực đang ngày càng lan rộng ở Hong Kong.

    Tờ China Daily của chính phủ Trung Quốc vừa đăng một bài xã luận cho hay khoảng cách giữa chính phủ và người biểu tình có vẻ như không thể hàn gắn nổi, và rằng chính phủ không thể chấp nhận các yêu sách mà người biểu tình đưa ra.

    Tuy nhiên ông Vương Nghị cũng nói rằng Hong Kong có thể vượt qua khủng hoảng hiện nay với sự hỗ trợ của chính phủ và sự đoàn kết của người dân Hong Kong.




    https://www.bbc.com/vietnamese/world-49493026
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20038
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

7 cách truyền thông TQ khống chế tin tức về Hong Kong

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           



              
    7 cách
    truyền thông TQ khống chế tin tức
    về Hong Kong

    _____________________________
    Kerry Allen - BBC Monitoring - 29 tháng 8 2019



              

              

    Khi các cuộc biểu tình ở Hong Kong mới nổ ra, truyền thông nhà nước Trung Quốc im lặng.

    Nhưng việc này thay đổi khi các cuộc biểu tình ôn hòa trở thành bạo lực. Giờ đây, Trung Quốc đang sử dụng sự căng thẳng và biểu tình bạo lực đang leo thang để tạo ra một chiến dịch truyền thông mạnh mẽ nhằm kiểm soát thông tin trong nước.




    1. Chính sách im lặng

    Khi các cuộc biểu tình nổ ra hồi tháng Sáu nhằm phản đối dự luật dẫn độ gây tranh cãi. Phản ứng đầu tiên của Trung Quốc là ... không nói gì.

              

    Các cuộc biểu tình quy mô ở Hong Kong đã kéo dài sang tuần thứ 12

              

    Kể từ đó, biểu tình Hong Kong đã trở thành một phong trào rộng lớn hơn kêu gọi cải cách dân chủ và điều tra sự tàn bạo của cảnh sát. Nó đã trở thành một lời kêu gọi phản đối Trung Quốc và sự xâm lấn của Bắc Kinh.

    Ngay cả khi các cuộc biểu tình quy mô lớn hàng trăm ngàn người gây chấn động thế giới vào ngày 9/6, truyền thông Trung Quốc vẫn im lặng.

    Khi nhiều tuần trôi qua và số người người biểu tình đã lên đến hai triệu vào lúc cao điểm hôm 16/6, Trung Quốc vẫn tắt tiếng.

    Điều này một phần là do công cụ truyền thống kiểm duyệt hoàn toàn.

    Các bài đăng có chứa các cụm từ liên quan đến các cuộc biểu tình, bao gồm "Hong Kong", "Chính phủ Hong Kong" và thậm chí các thuật ngữ cụ thể như "1,03 triệu" (số người biểu tình hôm 9/6), "Vịnh Causeway" và "Công viên Victoria" (các khu vực người biểu tình tụ tập) đã bị kiểm duyệt từ 9/6 trên trang Sina Weibo.

              

    Trong nhiều tuần qua, cụm từ "反送中" có nghĩa "không dẫn độ về Trung Quốc đại lục" là một từ bị kiểm duyệt.

              


              

    Danh sách tìm kiếm Sina Weibo hôm 11/6 không xuất hiện bất từ nào liên quan đến Hong Kong

              

    Truyền thông Trung Quốc thậm chí còn đi xa hơn khi nói rằng dự luật dẫn độ được đón nhận tích cực. Tân Hoa Xã tuyên bố dự luật dẫn độ "được ủng hộ bởi phần lớn dư luận". Các bài báo bằng tiếng Anh nói có các cuộc biểu tình "quy mô nhỏ" nhưng rằng hàng trăm ngàn người "đã bày tỏ sự ủng hộ trong một chiến dịch ký tên trên toàn thành phố".

    Tuy nhiên, không có mạng xã hội tiếng Trung Quốc nào đề cập đến các cuộc biểu tình. Nhưng rõ ràng chính sách này đã không thực sự hiệu quả.






    2. Trận chiến giữa 'đặc vụ nước ngoài' và 'đất mẹ'

              

    Truyền thông nhà nước nói các cuộc biểu tình là của các phụ huynh Hong Kong chống lại sự can thiệp của Hoa Kỳ và ủng hộ lực lượng cảnh sát

              

    Sau đó vào ngày 15/6, dự luật dẫn độ đã bị chính phủ Hong Kong đình chỉ - một chiến thắng rõ ràng cho những người biểu tình. Vào thời điểm đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ và bắt đầu đổ lỗi cho Hoa Kỳ.

    Truyền thông chính thống nói vào 17/8 nhiều phụ huynh đã xuống đường "kêu gọi các chính trị gia Hoa Kỳ không can thiệp vào dự luật dẫn độ của [Hong Kong] và các vấn đề nội bộ của Trung Quốc".

    Vài ngày sau đó, khi những người biểu tình làm mất mặt Văn phòng Liên lạc của Trung Quốc tại Hong Kong, tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của chính phủ, đã đăng một bài xã luận đầy tức giận trên trang nhất rằng "chính quyền trung ương sẽ không bị thách thức".

              

    Biểu tượng của chính quyền trung Quốc đã bị bôi vẽ

              

    Và đột nhiên, truyền thông nhà nước bắt đầu đưa tin về "những người biểu tình cực đoan, phá hủy các cơ sở, phá hoại quốc huy và vẽ graffiti xúc phạm đất nước và quốc gia".

    Chính sách kiểm duyệt đã dần trở thành một nỗ lực kiểm soát câu chuyện đang diễn ra ở Hong Kong. Hơn 160.000 người dùng Weibo đã sử dụng hashtag #TheCentralAuthorityWillNotBeChallenged (Chính quyền trung ương sẽ không bị thách thức) - cỗ máy truyền thông của Trung Quốc đã đi vào hoạt động.

    Trong nước và nước ngoài, truyền thông cũng bắt đầu lặp lại thông điệp "Hong Kong là của Trung Quốc", đặc biệt là để đáp lại những chỉ trích của các chính trị gia Anh về sự can thiệp của Trung Quốc vào các cuộc biểu tình ở Hong Kong.

              

    TV chỉ chiếu những hình ảnh của các cuộc biểu tình ủng hộ cảnh sát ở Hong Kong, nhưng hoàn toàn lờ đi những cuộc biểu tình phản đối dự luật

              

    Trong suốt các tuần biểu tình, truyền thông Trung Quốc chỉ nhấn mạnh các cá nhân lên tiếng cho Trung Quốc đại lục và các cuộc biểu tình quy mô lớn thì được coi là "cuộc cách mạng màu" thân phương Tây - ám chỉ làn sóng ủng hộ dân chủ lật đổ các chính phủ các quốc gia Xô Viết cũ trong những năm 2000.





    3. Cuộc chiến giữa thiện và ác

    Vào 21/7, đám đông những người đàn ông mặc áo trắng đột nhiên xuất hiện ở quận Yuen Long của Hong Kong và bắt đầu đánh đập những người biểu tình mặc đồ đen. Truyền thông Trung Quốc ngay lập tức mô tả những người đàn ông mặc áo trắng là những người dân bình thường bất mãn.

    Ở Hong Kong thì những người này được cho là nhóm côn đồ liên kết với Hội Tam Hoàng nhưng khi Trung Quốc tường thuật về vụ việc, chi tiết trắng so với đen ngay lập tức được chuyển thành một câu chuyện giữa thiện và ác.

              

    Hình ảnh một phụ nữ lớn tuổi dặn dò người biểu tình trở thành video nói những người biểu tình là những kẻ nguy hiểm

              

    Các cuộc đối đầu ngày càng dữ dội cho phép Trung Quốc lựa chọn hình ảnh từ các cuộc biểu tình và khiến những người biểu tình trở thành những kẻ cực đoan và bạo lực.

    Nhiều tài khoản mạng xã hội bắt đầu mọc lên trên Facebook và Twitter từ những người dùng có liên kết với chính phủ Trung Quốc, trong một nỗ lực phối hợp để khuếch đại những thông tin này ra nước ngoài.

    Bỏ qua {socialnetworki} tin bởi @globaltimesnews
    A blunt warning for #HongKong secessionists and their foreign backers? First, the PLA's Hong Kong garrison commander vowed to safeguard Hong Kong's stability; then shortly after, the #garrison said it has the confidence to protect HK. https://t.co/USZJcMKHue pic.twitter.com/MCO36XSRNT

    — Global Times (@globaltimesnews) 31 tháng 7, 2019
    Cuối Twitter tin bởi @globaltimesnews


    Cả Facebook và Twitter cho biết họ đã xóa một số tài khoản mà họ tin rằng đang được sử dụng như một phần của chiến dịch cung cấp thông tin sai lệch do Bắc Kinh hậu thuẫn.

    Tuyên bố của họ khá đáng tin cậy, vì Bắc Kinh đã chứng tỏ rằng Trung Quốc có thể kiểm soát các cuộc tranh luận trên mạng xã hội trong nước.

    Trung Quốc từ trước đến nay đã được biết sử dụng lực lượng gọi là wu mao hay "Lực lượng 50-xu" gồm những kẻ bình luận trên mạng xã hội để được nhận một khoản tiền nhỏ để thao túng xoay chuyển ý kiến về dự luật trên các diễn đàn lớn.





    4. Người nước ngoài yêu Trung Quốc

    Một số người nước ngoài không có gì ngoài lời khen ngợi đối với Trung Quốc và những lời lẽ khó nghe nhất về người biểu tình ở Hong Kong cũng xuất hiện trên truyền thông Trung Quốc.

    Hình ảnh người nước ngoài tranh cãi với những người biểu tình ủng hộ dân chủ cũng được ưu tiên trình chiếu.

    Có một cuộc cãi vã giữa một người Úc với những người biểu tình tại Sân bay Quốc tế Hong Kong, và một người đàn ông Hy Lạp tranh cãi với những người biểu tình ở Úc.

              

    Truyền thông Trung Quốc cũng sử dụng những sự ủng hộ 'ngoại bang' để bảo vệ quan điểm của mình

              

    Các video phỏng vấn người nước ngoài bày tỏ sự ủng hộ đối với Trung Quốc cũng đã bắt đầu xuất hiện nhiều trên mạng xã hội Trung Quốc.

    Người đàn ông Úc, được xác định là "Paul", đã được giới truyền thông chính thức khen ngợi khi nói với người biểu tình: "Cả thế giới đều biết Hong Kong và Đài Loan thực ra là một phần của Trung Quốc. Điều đó thực sự được công nhận. Mọi người, mọi quốc gia đều công nhận điều đó. ".

    Các cuộc biểu tình ủng hộ Trung Quốc được tổ chức bởi người Hoa hải ngoại ở Anh, Đức, Canada và Úc cũng được đưa tin rộng rãi. Các cuộc biểu tình đối lập thì ít khi được nhắc đến





    5. Tấn công các thương hiệu lớn

    Những thương hiệu lớn mà đã không công nhận Hong Kong, Ma Cao hoặc Đài Loan như một phần của Trung Quốc trở thành đối tượng của các cuộc tấn công trên mạng xã hội.

    Đỉnh điểm là từ ngày 8-15/8, một loạt các thương hiệu toàn cầu từ Versace đến Calvin Klein và Swarovski đã bị người dùng mạng xã hội tấn công và buộc phải đưa ra lời xin lỗi.

    Với mối đe dọa tẩy chay tại một trong những thị trường béo bở nhất thế giới, một lời xin lỗi là rất có ích. Versace cho biết họ "yêu Trung Quốc" và các thương hiệu hàng đầu hết lần này đến lần khác bày tỏ sự ủng hộ của họ đối với chính sách Một Trung Quốc.

    Đây không phải là lần đầu tiên người dùng mạng xã hội vì chủ nghĩa dân tộc mà tấn công các thương hiệu lớn và truyền thông nhà nước không để lỡ cơ hội nào để đưa tin về điều này.





    6. Sự ủng hộ của người nổi tiếng

    Chính phủ cho thấy sức mạnh của nó đối với giới nghệ sĩ nổi tiếng, qua việc các ngôi sao thể hiện sự ủng hộ của họ đối với lập trường của Bắc Kinh.

    Nhiều ngôi sao bao gồm thành viên nhóm nhạc nam Jackson Yee và người mẫu Lưu Văn đã cắt đứt hợp đồng với các công ty bị báo chí Trung Quốc tấn công, có thể cũng là để để tránh bị liên quan.

    Và những nghệ sĩ khác cũng bắt đầu cho thấy họ là những công dân gương mẫu.

    Lưu Diệc Phi, nữ diễn viên đóng vai Hoa Mộc Lan trong bộ phim sắp tới của Disney, đã nhận hàng loạt chỉ trích trên mạng xã hội ở nước ngoài, sau khi cô đăng lại một bình luận ủng hộ cảnh sát hôm 16/8 trên Sina Weibo.

    Nhưng cô Lưu chỉ là một trong số nhiều người nổi tiếng chia sẻ bài đăng của CCTV nói rằng "Tôi cũng ủng hộ cảnh sát Hong Kong".

              

    Bên ngoài Trung Quốc, hashtag #BoycottMulan (Tẩy chay Mộc Lan) lan truyền mạnh
    sau khi Lưu Diệc Phi đăng trên mạng xã hội là cô ủng hộ cảnh sát Hong Kong

              

    Nhiều người trên Twitter thấy đây là cách Lưu Diệc Phi tuân theo lệnh của chính quyền Bắc Kinh, đặc biệt khi cô đã là một công dân Mỹ.

    Trung Quốc cũng sử dụng những nghệ sĩ vốn luôn ca ngợi chính quyền như Thành Long (Jackie Chan) và ca sĩ Eric Suen.

    Hôm 13/8, Thành Long nói với CCTV rằng ông là người canh giữ quốc kỳ và ông cảm thấy những sự kiện ở Hong Kong 'buồn đau và chán nản'.





    7. Sử dụng các ví dụ trong lịch sử

    Từ cuộc cách mạng văn hóa đến cuộc đình công của các thợ mỏ Anh, tiền lệ lịch sử đã là một công cụ để tác động đến câu chuyện về Hong Kong theo hướng có lợi cho Trung Quốc.

    Truyền thông bắt đầu gán cho bốn nhân vật dân chủ kỳ cựu của Hong Kong là một "Bè lũ bốn tên/Tứ nhân bang" - sử dụng ngôn từ đáng sợ từ thời Cách mạng Văn hóa, ám chỉ phe chính trị bị đổ lỗi cho sự quá độ trong lịch sử Trung Quốc.

              

    Jimmy Lai, Martin Lee, Anson Chan và Albert Ho bị gọi 'tứ nhân bang' mới của Trung Quốc

              

    Hình ảnh Anh trao trả Hong Kong cũng thường xuyên xuất hiện - một lời nhắc nhở rằng sau năm 1997, Vương quốc Anh không nên tham gia vào Hong Kong.

    Càng ngày, truyền thông càng chia sẻ nhiều những thước phim về những gì họ nói là cách xử lý các cuộc biểu tình kém cỏi của các quốc gia phương Tây và buộc tội những quốc gia này đạo đức giả.

    Một ví dụ là vào 21/8, đài chính thống CCTV đăng lại hình ảnh cảnh sát Anh Quốc mạnh tay với những người biểu tình trong cuộc đình công của các thợ mỏ Anh năm 1984 và các cuộc bạo loạn ở Anh năm 2011.




    https://www.bbc.com/vietnamese/world-49506271
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20038
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Chinese citizens around the world are shamefully siding with Beijing against Hong Kong

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




    Chinese citizens around the world
    are shamefully siding with Beijing
    against Hong Kong

    ___________________________________
    Yifu Dong - August 31, 2019
    Yifu Dong is a junior fellow at Morningside College, the Chinese University of Hong Kong.





    There is no end in sight to Hong Kong’s historic summer of protest. Since mass protests first broke out June 9, Hong Kong protesters organized rallies every weekend, with protest fatigue seemingly out of the question. The arrests Friday of Hong Kong activists Joshua Wong and Agnes Chow have only added further fuel to a fire that refuses to be put out.

    On the surface, the deadlock is due to Beijing’s lack of options: a compromise with pro-democracy protesters, even by the Hong Kong government, threatens the very foundation of its authoritarian power, while a crackdown by force would only deliver a Pyrrhic victory along with international condemnation.

    But on a deeper level, underlying the near impossibility of any resolution or consensus, is the unbridgeable chasm between the demands and values heard on the streets of Hong Kong and the spread and consolidation of China’s nationalism, amplified by its extensive and effective propaganda machine.

    The initial reaction of Chinese state media to the Hong Kong protests was nearly silent. It was only after a group of Hong Kong protesters stormed the Legislative Council building and smeared the Chinese official emblem with black paint on July 1 that the propaganda machine began churning. The incident provided fodder for the common narratives of the propaganda framework: foreign conspiracy, threat to Chinese sovereignty and nationalism. Within days, the Chinese media showed pictures of foreign journalists and diplomats talking to protesters as “evidence” of foreign interference, edited footage of the protests excluding police brutality and including only violence by protesters at the front lines, and framed the protesters as a separatists.

    But falsehood and distortion in Chinese propaganda are nothing new. What is most shocking is the unprecedented way in which ordinary mainland Chinese people around the world have organized themselves in defense of Beijing’s rhetoric.

    One of the most noticeable incidents occurred at the University of South Australia in Adelaide. After hearing pro-Hong Kong protesters shout, “Hong Kong, stay strong,” many mainland Chinese students cursed at them. The vulgar insult was spontaneous, but it did not arise without a reason. In China, a curse is a form of verbal violence that functions as an attempt to assert political authority. Verbal violence also underlies the threat of physical force — just like Beijing ordered the paramilitary People’s Armed Police to gather in the city of Shenzhen, which borders Hong Kong, and the state media repeatedly threatened to use force to end the crisis.

    At a rally in London, a pro-Beijing protester displayed a slogan in English along with a picture of Bart Simpson with his pants down. To this protester, the “one country, two systems” model is apparently a relationship between mainland Chinese masters and subservient Hong Kongers. Another patriotic gesture by some pro-Beijing protesters in Toronto was to drive their luxury cars — Ferraris, McLarens, Porsches and Aston Martins — to the site of the local rally. When confronted by pro-Hong Kong protesters, they shouted qiongbi, or “poor losers!” These students exuded the arrogance of China’s nouveau riche, and their insult coincides with one of China’s narratives claiming that a lot of the grievances by Hong Kong’s young protesters, dubbed feiqing, or “wasted youth,” are economic rather than political. For those Chinese rich kids, money talks, and political values don’t matter.

    Receiving a lot of positive coverage on Chinese media was the singing of the Chinese national anthem. To the pro-Beijing protesters, the national anthem is an authoritative symbol of sovereignty and unity. But the song was composed during China’s struggle against Japan during World War II, and its opening verses are “Arise, Ye who refuse to be slaves!” The song is a call for freedom and liberation, and seems to echo the demands of the Hong Kong protesters rather than those who are pro-Beijing.

    Fans of several Chinese online forums organized “online expeditions,” in which hundreds of young Chinese netizens used VPNs to circumvent China’s Internet censorship to flood non-Chinese social media platforms such as Facebook and Instagram with patriotic slogans and Chinese flag emoji. China Central Television and the Communist Youth League both praised the expeditions, although such displays of ultranationalist sentiments on foreign social media platforms were unlikely to win over hearts and minds in foreign countries — not to mention they broke China’s own stringent censorship laws.

    After a reporter from China’s state-run tabloid Global Times was beaten by protesters in the Hong Kong airport on Aug. 13, the propaganda machine turned Hong Kong from one of the most censored topics on the Chinese Internet to the most viewed. The People’s Daily even published a slogan on Weibo, a Chinese microblogging service, that quoted the beaten reporter in Chinese, “I support the Hong Kong police,” followed by a sentence in English, “What a shame for Hong Kong.”

    The post garnered more than 8 million shares in China and became well-known internationally when the actress Liu Yifei, who plays the lead role in Disney’s upcoming remake of “Mulan,” shared it on her Weibo account. Anyone with even a superficial understanding of liberal ideas would probably hesitate to show up at a pro-Beijing rally or share a nationalistic social media post, yet significant numbers of overseas Chinese living in societies with freedom, democracy and political rights that are nearly nonexistent in China have chosen to side with Beijing.

    To the rest of the world, the pro-Beijing rhetoric, which refuses to acknowledge the real issues at stake in Hong Kong, may seem incoherent and contradictory, but it also shows the fruitfulness of decades of Chinese nationalist education and propaganda: the unquestioning submission to power, the internalized fear of authority and the display of aggression inherent in authoritarianism.




    https://beta.washingtonpost.com/opinion ... edirect=on
              
Trả lời

Quay về “Quốc Tế”