Hồng Kông

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Cảm xúc với HongKong

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Cảm xúc với HongKong
    ____________________________________
    Blogger JB Nguyễn Hữu Vinh




              

    Một cuộc biểu tình ở Hong Kong hôm 26/10/2019

              


    Một đoạn video trên mạng, trong đó ghi lại những lời nhắn gửi người thân của những sinh viên, những người trẻ HongKong trước lúc xuống đường. Những cuộc xuống đường báo trước nguy cơ đối với họ khi giới cảnh sát (được gọi là Hắc cảnh) ngày càng thẳng tay trấn áp dữ dội phong trào đòi quyền tự do của người dân HongKong.

    Những ngày qua, phong trào biểu tình của người dân HongKong đã lên đến đỉnh điểm của bạo lực.
    • Bạo lực trấn áp từ phía nhà cầm quyền HongKong đối với người dân của mình,
    • bạo lực từ phía những người biểu tình vốn ôn hòa đã không thể nhẫn nhịn nhìn hàng loạt cảnh sát ra tay thi thố bạo lực và đàn áp những người dân tay không.


    Và hẳn nhiên là họ đã phải chiến đấu, phải tự vệ và bảo vệ lẫn nhau, nhưng tất cả kiên quyết để xuống đường, để tiến lên đòi cho được một HongKong dân chủ, nhân quyền và thoát khỏi ách Cộng sản đã ngày càng hiện rõ trước mặt.

    Có thể nói, phong trào biểu tình của người dân HongKong lần này, khác hẳn cách đây 5 năm, từ cách tổ chức cho đến ý chí của người HongKong quyết đòi tự do, dân chủ, quyết tâm để cho con cháu mình không bị họa Cộng sản biến thành bầy cừu ngựa.

    Đã gần một năm trời, những cuộc biểu tình rầm rộ của mọi lứa tuổi, của mọi tầng lớp người HongKong đã không hề bị lụi tắt hoặc làm cho người dân nơi đây nhụt chí khi sự đàn áp ngày càng gia tăng từ phía nhà cầm quyền.

    Cuộc đời thật lạ. Khi HongKong là thuộc địa của Anh, một “đế quốc thực dân” đến đô hộ, những người dân HongKong được hưởng một cuộc sống mà khi được đưa về “Đất mẹ Trung Hoa” thì cuộc sống đó chỉ còn lại trong mơ ước.

    Và ngày nay, họ đang đổi máu xương của mình, để đòi cho được sống như những ngày bị đế quốc thực dân đô hộ.

    Và những người con dân HongKong buộc phải xuống đường, buộc phải bước lên.

    Sự lỳ lợm của chính quyền HongKong trước những đòi hỏi chính đáng của người dân, sự tàn bạo của quan thầy Bắc Kinh đã cho người HongKong những dự báo không lành khi họ quyết đòi lại quyền được sống, quyền tự do của họ đã và đang bị cướp đi.

    Bởi, chính họ, những người dân Trung Hoa ngấm sâu nhất những sự khủng khiếp của một Thiên An Môn. Những hình ảnh của sự kiện này như mới còn tươi máu, như còn bầy nhầy những đống thịt người dưới xích xe tăng trên quảng trường Thiên An môn ngày nào.

    Những sự đe dọa của nhà cầm quyền Bắc Kinh ngày càng gia tăng đã báo cho người dân HongKong một sự chẳng lành khi đối đầu với súng đạn, với phương tiện hiện đại mà được mua sắm bằng chính tiền bạc, mồ hôi, máu xương của chính họ.

    Hơn hết, đáng sợ và kinh tởm nhất, vẫn là họ phải đối đầu với tư tưởng Cộng sản lấy bạo lực làm phương tiện cai trị và tồn tại, coi xương máu của dân không đáng bằng nước lã, sự tàn bạo ngút trời của chúng là mối đe dọa khủng khiếp đối với những người dám đương đầu.

    • Những người biểu tình bị hơi cay, vòi rồng, bị bắn bằng đạn thật là những sự việc đã xảy ra thường xuyên tại đây.

      Hàng ngàn người bị bắt bớ bất chấp mọi lời lẽ, luật pháp đã là những tấm gương đau đớn.

      Hàng loạt côn đồ nhà nước được bố trí đánh lén, chơi bẩn là điều xảy ra hàng ngày.

      Hàng chục thanh niên bỗng nhiên mất tích, rồi xác trôi nổi bên bờ biển là điều có thật.


    Thế nhưng, người HongKong vẫn bước xuống đường.

    Không phải họ không biết sợ hãi.

    Không phải họ không thấy quý giá cuộc sống của mình.

    Không phải họ không ý thức được sự điên cuồng và tàn bạo của những người Cộng sản.

    Họ biết, họ sợ, họ ý thức được tất cả. Nhưng, tiếng nói của lương tâm, tiếng kêu của sinh mạng con cái họ, các thế hệ kế tiếp của họ đã thúc đẩy họ dám đối đầu.

    Và cũng như những con người sống có nhân bản, có lương tâm, có tình cảm, trước khi đối diện với bạo tàn, họ đã chuẩn bị cho mình một tinh thần kiên định với sự quyết tâm mãnh liệt

    Hôm qua, những chàng sinh viên trong hai trường Đại học lớn nhất HongKong đã bị đe dọa tước đi sinh mạng của mình nếu không đầu hàng súng đạn và chính quyền bất nhân.

    Họ đã đứng trước một sự lựa chọn nghiệt ngã giữa sự sống và cái chết.

    Nhưng, họ đã quyết ra đi, quyết dấn thân cho tương lai của đất nước, con cháu họ.

    Những đoạn video, những lá thư gửi lại cho gia đình của những chàng trai, những cô gái HongKong hôm nay đã nói lên tất cả những tâm tư, những ước mơ cũng như ý thức của họ về cuộc sống.

    Xem đoạn video đó, nghe những lời nhắn gửi của những chàng trai trẻ HongKong gửi đến mẹ, đến bố, đến người yêu như những tờ di chúc trước lúc xuống đường… tôi chợt thấy nhói lên trong lòng một cảm xúc khó tả.

    • “Tôi năm nay 22 tuổi, và đây là lá thư cuối cùng của tôi. Tôi sợ rằng sẽ không còn được gặp mọi người nữa. Nhưng, tôi không thể không xuống đường"”

      “Tracy, trong trường hợp anh không trở về từ đường phố, có quá nhiều điều không chắc chắn. Trái tim anh đang rối loạn, anh sợ có chuyện xảy ra với mình. Liệu em có nghĩ anh vô trách nhiệm hay tự hào về anh?

      “Ba mẹ ơi! Khi ba mẹ thấy bức thư này, thì có thể con đã bị bắt hoặc đã chết. Con luôn cố gắng để sống xứng đáng với kỳ vọng của ba mẹ trong học hành và trong công việc. Nhưng hơn tất cả, con muốn làm một người sống có lương tri, không sống hèn, sống nhục. Sẽ là nói dối khi nói mình không sợ, nhưng chúng con sẽ không bỏ cuộc”…


    Rất nhiều những dòng thư kèm nước mắt của những chàng trai, cô gái sinh viên HongKong như vậy đã được viết, được gửi đến gia đình và người thân.

    Họ chỉ là những thanh niên mới lớn, cùng bằng lứa tuổi của những thanh niên đang hò hét khản cổ, những đứa con gái cởi truồng chạy xe máy ào ào ở đường phố Thủ đô Việt Nam khi thắng được một trận bóng hay đón một ngôi sao Hàn Quốc. Nhưng chúng lặn mất tăm khi những cuộc biểu tình chống độc tài, chống xâm lăng đang diễn ra trên đường phố.

    Xem những đoạn video ghi lại những sự kiên cường, anh dũng và mãnh liệt của những người dân, những thanh niên HongKong và sự tàn bạo, bắt bớ của cánh sát, của súng đạn, ta mới thấy hết ý nghĩa của những dòng thư này.

    Những hình ảnh này gợi cho tôi nhớ lại những năm tháng chiến tranh, những lớp người Việt Nam đã tạm biệt quê hương, bố mẹ, vợ con, người thương ở quê hương để ra đi chiến đấu.

    Họ ra đi lặng lẽ, âm thầm trong những đêm tối trời ở sân kho hợp tác xã. Quà tặng trước khi ra trận chỉ là những chiếc khăn tay, mấy con tem hoặc mươi cái phong bì trao vội của những cô gái.

    Và họ ra đi để mãi mãi không trở lại. Thậm chí vẫn còn hàng chục, hàng trăm ngàn người “theo lời đảng gọi” ra đi để đến nay nằm ở một góc rừng, một đầm lầy nào đó không còn tăm hơi.

    Điều giống nhau trong những cuộc ra đi của những lớp người mà tôi chứng kiến trong chiến tranh nói trên, với việc xuống đường của những người dân HongKong ở đây, là họ mang trong mình một ý nghĩ: Vì tinh thần yêu nước.

    Điều khác biệt giữa những cuộc ra đi nói trên, là những người lính Bắc Việt ra đi mang trong mình niềm tin được đúc kết bằng sự dối trá, lọc lừa và họ bỏ mạng vì sự dối trá đó, để ngày ngay đúc lên một chế độ độc tài, coi cha mẹ, vợ con của họ là thù địch.

    Còn những thanh niên HongKong hôm nay, họ ý thức được một cách rõ ràng rằng, việc họ phải xuống đường vì những giá trị bất biến của Tự do, Dân chủ, của quyền con người, của tương lai con cháu, dân tộc và đất nước họ.

    Tôi cảm phục và kính phục họ, những người con của HongKong trẻ tuổi nhưng chí lớn.

    Họ xứng đáng được hưởng những gì mà Tạo hóa đã ban cho mọi người: Quyền bình đẳng, tự do và mưu cầu hạnh phúc.

    Tôi chỉ biết cầu chúc cho họ thành công, sớm thoát khỏi hiểm họa Cộng sản độc tài.





    https://www.rfa.org/vietnamese/news/blo ... 83047.html
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Hồng Kông : Thua ở đại học Bách Khoa nhưng phong trào sẽ tiếp diễn

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Hồng Kông :
    Thua ở đại học Bách Khoa nhưng phong trào sẽ tiếp diễn

    ____________________________________
    Tú Anh _ 20-11-2019




              

    Một góc bên trong trường đại học Bách Khoa Hồng Kông, ngày 20/11/2019
    REUTERS/Adnan Abidi

              



    Cuộc đọ sức bất cân xứng tại đại học Bách Khoa Hồng Kông bước sang ngày thứ tư. Trong số 900 sinh viên, học sinh cố thủ lúc ban đầu, hơn 200 bị bắt và truy tố, đa số chạy thoát và cho đến ngày 20/11/2019, vẫn còn lại hơn 50 thanh thiếu niên vẫn kiên quyết bám trụ trong vòng vây cảnh sát.

    Dù kết cục ra sao, nhiều dấu hiệu cho phép giới phân tích suy đoán phong trào tranh đấu vì quyền tự trị vẫn tiếp diễn.




    Áp lực của Mỹ

    Vào lúc công luận lo ngại đại học Bách Khoa Hồng Kông sẽ là Thiên An Môn thứ hai, phong trào tranh đấu đòi Bắc Kinh tôn trọng công thức « một quốc gia hai chế độ » có lý do lên tinh thần.

    Trước hết, về phản ứng quốc tế : Liên Hiệp Quốc kêu gọi Bắc Kinh tìm một giải pháp ôn hoà. Còn tại Hoa Kỳ, được xem là điểm tựa tinh thần của phong trào dân chủ nói chung và sinh viên nói riêng, Thượng Viện Mỹ thông qua « Nghị quyết ủng hộ Nhân quyền và Dân chủ » tại Hồng Kông với những biện pháp trói buộc mà Bắc Kinh , trong phản ứng giận dữ, lên án Washington « yểm trợ cho các phần tử cực đoan chống Trung Quốc, gieo rắc bất ổn ».

    Nếu Bắc kinh làm mạnh, áp bức nhân quyền và các quyền tự do tại Hồng Kông thì đặc khu này, con gà đẻ trứng vàng, ngõ giao lưu tài chính của Hoa lục sẽ mất quy chế ưu đãi. Tuyên bố của thượng nghị sĩ Marco Rubio rất rõ ràng :
              
    Mỹ sẽ ở bên các bạn Hồng Kông,
    sẽ không ngồi yên để Bắc Kinh phá hoại quy chế tự trị.

              





    Một nhân vật đáng tin cậy nhập cuộc

    Nội bộ Hồng Kông cũng không thiếu những tín hiệu hòa dịu từ phe thân Trung Quốc. Từ đầu tuần, Tăng Ngọc Thành (Tsang Yuk Shing) lãnh đạo đảng DAB (Liên minh Dân chủ Tiến bộ), cánh tay nối dài của đảng Cộng Sản Trung Quốc, đã trực tiếp đứng ra làm trung gian hòa giải. Ông vào đại học Bách Khoa tiếp xúc với ban lãnh đạo, cam kết với người biểu tình là người lớn không bị đánh đập, trẻ vị thành niên được tự do ra về. Tăng Ngọc Thành được xem là « cố vấn » đáng tin cậy của Bắc Kinh, từng là chủ tịch Nghị viện Hồng Kông từ 2008 đến 2016 trong tư thế rất trung lập, không thiên vị.

    Giới phóng viên Hồng Kông nghi ngờ « nhiệm vụ » của sứ giả Tăng Ngọc Thành khi vào đại học Bách Khoa là để cứu cháu gái của cựu thủ tướng Chu Dung Cơ.

    Thế nhưng, theo hãng tin Asia Times, trong bối cảnh tình hình bế tắc vì thái độ cứng rắn của hai phe, sự kiện Tăng Ngọc Thành đứng ra làm trung gian hòa giải chắc chắn là có sự đồng ý của Bắc Kinh, và đây là tín hiệu tốt. Ít ra là tránh được một vụ Thiên An Môn thứ hai.





    Vấn đề là tình hình sẽ ra sao ?

    Nhìn từ Tây phương, khi được RFI đặt câu hỏi, chuyên gia Eric Florence, đại học Liège, vương quốc Bỉ cho rằng
    • « với sự ủng hộ nhiệt tình của dân chúng địa phương, phong trào tranh đấu sẽ tiếp tục »,
    nhưng chưa rõ theo hình thức nào.

    Trong số năm yêu sách, chính quyền Hồng Kông mới thỏa mãn đòi hỏi thứ nhất là bỏ luật dẫn độ, điểm phát khởi của phong trào.

    Từ Hồng Kông, nhà chính trị học Phương Chí Hằng (Brian Fong) nhìn sâu hơn. Ông xem phong trào phản kháng hiện nay là «cuộc cách mạng nước», uyển chuyển, tùy nghi ứng biến. (Le Monde 15/11/2019). Ngày nào mà nghị viện và chính phủ chưa được bầu một cách tự do thì luật dẫn độ hay bất cứ một mưu toan nào khác nhằm phá hỏng công thức «một quốc gia hai chế độ» cũng có thể được Bắc Kinh tiến hành.





    Dân Hồng Kông một lòng, phe thân Bắc Kinh chia rẽ

    Điều lý thú, vẫn theo nhà chính trị học Phương Chí Hằng, là lực lượng của phe « đỏ » không mạnh và không thống nhất.
    • Phe « tả khuynh » trung thành với Bắc Kinh, trong đó có thành viên đảng DAB, tuy kiểm soát nghị viện, trên thực tế chỉ là thiểu số.
    • Phần gọi là « thân Bắc Kinh » thì họ là đại diện của giới doanh nghiệp, công chức… và chống luật dẫn độ.
      • Trong phe này có đảng Tự Do, còn đòi thành lập cơ quan điều tra độc lập chống cảnh sát bạo hành. Phe này luôn giữ lập trường cách biệt với phe chính phủ.

    Nói cụ thể là không người nào dám ủng hộ đường lối bạo lực của Bắc Kinh vì sợ mất uy tín với dân Hồng Kông và với các đối tác thương mại.

    Vậy thì tại sao chính quyền đặc khu lại có quyết định sai lầm gây ra làn sóng phản đối ?
    Theo Phương Chí Hằng, đó là do «Trung Quốc tự tin quá trớn». Chế độ Tập Cận Bình tưởng đâu có đủ khả năng kiểm sóat tình thế, nên đẩy con chốt đi quá xa, ở Hồng Kông cũng như ở nhiều nơi khác trên thế giới.

    Các nhân tố « đồng minh khách quan » này là cơ may cho phong trào dân chủ Hồng Kông.





    http://vi.rfi.fr/chau-a/20191120-hong-k ... -tiep-dien
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Hong Kong: Những gương mặt chính trị trẻ tuổi vừa thắng cử

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Hồng Kông :
    Những gương mặt chính trị trẻ tuổi vừa thắng cử

    ____________________________________
    BBC _ 26 tháng 11 2019




              



              



    Các cuộc bầu cử uỷ viên hội đồng quận của Hong Kong đã mang lại một chiến thắng chưa từng có cho phong trào dân chủ của thành phố, và đồng thời đã đem đến nhiều gương mặt mới trong danh sách những chính khách địa phương. Họ đã đánh bật nhiều đối thủ là những chính trị giá kỳ cựu, hầu hết là những ứng cử viên thân Bắc Kinh. Và đây là nhưng gương mặt trẻ tiêu biểu vừa trở thành uỷ viên hội đồng cấp quận Hong Kong.





    Nhà hoạt động Jimmy Sham

              

    Jimmy Sham đã bị tấn công hai lần trong năm nay

              

    Trong những tháng kể từ khi phong trào phản kháng bắt đầu, nhà lãnh đạo 32 tuổi của Mặt trận Nhân quyền Dân sự (CHRF), một trong những nhóm ủng hộ dân chủ lớn nhất Hong Kong đã tổ chức nhiều cuộc tuần hành lớn.

    Và trong thời gian đó, anh đã bị tấn công hai lần bằng búa và gậy bởi những kẻ tấn công lạ mặt vì những lý do vẫn chưa rõ ràng.

    Nhưng Sham đã giành chiến thắng trong khu vực bầu cử Lek Yuen, đánh bại uỷ viên đương nhiệm Michael Wong của Lực lượng Dân sự thân Bắc Kinh với hơn gần 1000 phiếu.

    Sham có thể đã nổi tiếng với tư cách là người lãnh đạo của CHRF nhưng anh cũng là một trong những nhà vận động quyền LGBT tích cực nhất trong nhiều năm qua.

    Và vì là người đồng tính, trong nhiều tháng qua, Sham phải hứng chịu nhiều đợt công trên mạng xã hội.

    Trong vụ tấn công gần đây nhất hồi tháng 10, Sham được trông thấy nằm trên đường với xung quanh đầy máu. CHRF cho rằng cuộc tấn công liên quan tới những người ủng hộ chính phủ.

    Sham vẫn kiên trì với chiến dịch đấu tranh ôn hoà và sau khi giành chiến thắng đã phát biểu:
    • "Dù Carrie Lam có quyền lực đến đâu, tôi hy vọng bà ấy có thể thực hiện theo mong muốn của mọi người, thực hiện năm yêu cầu [và] cho các bạn trẻ cơ hội."






    Cử nhân đại học Karrine Fu

              

              

    Karrine Fu đã giành chiến thắng ở khu vực bầu cử Phố Fort với số phiếu chênh lệch chỉ hơn 59 phiếu.

    Cô gái 23 tuổi sinh ra và lớn lên ở khu vực Fortress Hill. Cô là thế hệ thứ ba một gia đình Phúc Kiến ở Hong Kong thuộc một cộng đồng người Phúc Kiến, vốn bảo thủ và thân Bắc Kinh hơn. Điều đó khiến chiến thắng của Fu trở nên đáng chú ý hơn.

    Cô đã đánh bại Hung Lin Cham, 45 tuổi, một giáo viên trung học đại diện cho Liên minh Dân chủ ủng hộ Bắc Kinh (DAB), người đã giành chiến thắng trong ba cuộc bầu cử trước mà không một ai ra thách thức vị trí này. Hung cũng là người gốc Phúc Kiến và đã nắm giữ quyền lực ở khu vực thành trì ủng hộ Bắc Kinh này từ năm 2007.

    Theo HK01, Fu là một sinh viên ngành nghệ thuật vừa tốt nghiệp Đại học Hong Kong và đã quyết định tham gia tranh cử hội đồng quận sau khi chứng kiến các cuộc biểu tình chống chính phủ.

    Fu nói rằng phong trào biểu tình khiến cô cảm thấy "có thêm động lực" để làm nhiều hơn cho Hong Kong. Có tin cho hay Fu đã được mời làm việc ở một trường học nhưng từ chối vì muốn tham gia phong trào biểu tình.





    Sinh viên năm cuối Jordan Pang

              

    Nhà lãnh đạo sinh viên Jordan Pang đã đánh bại siêu "ủy viên" Horace Cheung

              

    Sau giành chiến thắng tại khu vực bầu cử Sai Wan đêm qua, một sinh viên chính trị và hành chính công năm thứ tư đã đánh bại một cái tên vô cùng kỳ cựu: Horace Cheung. Ông Cheung là phó chủ tịch của DAB, đảng thân Bắc Kinh lớn nhất của Hong Kong.

    Jordan Pang nổi danh với sự thông minh và nhiệt huyết với phong trào biểu tình khi là lãnh đạo của Hội sinh viên trường đại học Hong Kong. Anh đánh bại ông Cheung, một luật sư 45 tuổi, người đại diện cho Sai Wan từ năm 2011, với hơn gần 800 phiếu bầu. Ông Cheung được gọi là siêu "ủy viên hội đồng" khi từng giữ ba vị trí uỷ viên hội đồng quận, uỷ viên Hội đồng Lập pháp và uỷ viên Hội đồng Điều hành. Cheung nói kết quả cuộc bầu cử "không liên quan nhiều đến công việc của địa phương".

    Trong một tuyên bố trên Facebook, Pang nói rằng anh "vinh dự" vì đã giành chiến thắng nhưng nói thêm rằng "vẫn còn một chặng đường dài phía trước".

    Chàng trai 21 tuổi này là một trong một số nhà lãnh đạo sinh viên nhận được tin nhắn nặc danh đe dọa. Pang nói có tin nhắn nói anh nên đầu hàng cảnh sát, hoặc đối mặt với cái chết - nhưng anh vẫn tiếp tục với chiến dịch của mình.

    • "Chiến thắng ngày hôm nay và tỷ lệ người tham gia bỏ phiếu kỷ lục phản ánh chính xác tiếng nói của người dân trong bối cảnh quan trọng này,"
      Pang nói với những người ủng hộ.






    Nhân viên ngân hàng Jocelyn Chau

              

    Jocelyn Chau

              

    Chau là một nhân viên quản lý 23 tuổi ở một ngân hàng tại North Point. Cô bị từng bị bắt hồi tháng Tám khi đang livestream một cuộc biểu tình nhưng chưa bao giờ bị truy tố, theo New York Times.

    Chau đánh bại Hui Ching-on, 53 tuổi, một nhà tư vấn tài chính, người đã giữ vị trí ủy viên ở North Point từ 1999 đến nay. Theo HK01, ông Hui chỉ nói vỏn vẹn đúng 80 giây trong các cuộc họp quận trong suốt 4 năm qua.

    Chau cũng phải nhận nhiều cú điện thoại nặc danh, bị xô ngã và bị đấm vào đầu khi tham gia vận động hồi tháng 10. Chau chỉ trích giới chức vì đã không có phản ứng thích đáng với tình trạng bạo lực trong quá trình tranh cử.





    Chuyên viên pháp chế Cary Lo

              

    Cary Lo

              

    Chiến thắng có lẽ bất ngờ nhất là của nhà hoạt động dân chủ Cary Lo của Đảng Dân chủ, sau khi ông đánh bại chính trị gia thân Bắc Kinh Junius Ho. Viên chức 37 tuổi này đã đánh bại ông Ho, một trong những chính trị gia gây tranh cãi nhất của thành phố, với hơn 1.200 phiếu bầu trong khu vực bầu cử của Lok Tsui.

    Ông Ho, một luật sư 57 tuổi, là thành viên của Hội đồng Lập pháp Hong Kong năm 2016 và vì vậy ông vẫn là một nhà lập pháp. Nhưng gần đây ông Ho đã trở thành một cái gai trong mắt các nhà hoạt động dân chủ, sau khi có hình ảnh gây nghi ngờ là ông đã giúp dàn dựng một cuộc tấn công vào người biểu tình ở trạm tàu tại quận Yuen Long.Ông Ho phủ nhận sự việc trên nhưng sự tức giận trong dân chúng có vẻ vẫn còn khi đầu tháng này ông đã bị đâm bởi một người đàn ông giả vờ là một trong những người ủng hộ ông.

    Sau khi kết quả bầu cử được công bố, nhiều người dân Hong Kong đã tụ tập trước văn phòng của ông để ăn mừng sự thất bại của Ho.
              

    Junius Ho trước giờ công bố kết quả bầu cử

              
    • "Tôi thực sự cảm động, phe đối lập áp đảo tôi bằng những lời chúc mừng,"
      Ho viết trên trang Facebook.
      "Đó không phải là một điều xấu khi biến sự tàn bạo của họ thành hòa hợp."

    Còn về Cary Lo, người đánh bại ông Ho, trang chiến dịch tranh cử trên Facebook của Lo có đoạn phim cho thấy ông chạy bộ dọc bờ sông và trò chuyện thân thiện với người dân. Nhiều nhà phân tích chỉ ra rằng chỉ riêng việc là đối thủ của Junius Ho, cũng đã đem lại một lợi thế lớn cho Cary Lo.





    https://www.bbc.com/vietnamese/world-50555526
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Hồng Kông ngày càng khiến Trung Quốc « đau đầu »

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Hồng Kông :
    ngày càng khiến Trung Quốc
    "đau đầu"

    ____________________________________
    Minh Anh _ 28 tháng 11 năm 2019




              

    Giới trẻ Hồng Kông tụ tập bên ngoài đại học Bách Khoa (PolyU), Hồng Kông ngày 25/11/2019. REUTERS/Leah Millis

              



    Các cuộc biểu tình của sinh viên và các phong trào phản kháng của người dân diễn ra ngày càng nhiều tại Hồng Kông, cựu thuộc địa Anh Quốc. Trong khi đó, Hoa Kỳ nhen nhúm thổi lửa để gây xáo trộn đế chế Trung Hoa.

    Sau nhiều tháng leo thang căng thẳng và bạo lực, một làn sóng « vàng » đã tràn qua hòn đảo Hồng Kông, khu vực bán tự trị thuộc Trung Quốc. Với tỷ lệ cử tri tham gia bỏ phiếu đông đảo chưa từng thấy (71% so với 47% năm 2015), phe ủng hộ dân chủ đã thắng lớn trong cuộc bầu cử địa phương 24/11/2019.
    • Mười bảy trong tổng số 18 hội đồng quận vào tay phe đối lập,
      chiếm được 390 ghế trong tổng số 452 ghế.


    Trên đài RFI tiếng Pháp, chuyên gia Emmanuel Dubois de Prisque*, Viện Thomas More, trước hết phân tích ý nghĩa và tác động kết quả cuộc bầu cử này đối với chính trường Hồng Kông cũng như là mối quan hệ ràng buộc giữa đặc khu với chính quyền trung ương.

    Ông Emmanuel Dubois de Prisque nhìn nhận, thắng lợi này là thành quả của nhiều năm đầu tư và chuẩn bị của phe dân chủ, sau thất bại cuộc bầu cử năm 2015:
    • « Bởi vì trước đây các cuộc bầu cử này chỉ tập trung chủ yếu vào những thách thức rất cụ thể do vậy, đảng ủng hộ dân chủ thích đầu tư nhiều vào bầu cử nghị viện hơn. Đúng là trước đây đảng Dân chủ không chú trọng nhiều vào các cuộc bầu cử địa phương. Có thể nói lần này có điều gì đó mới mẻ, nghĩa là có một sự chuẩn bị và việc đề cử tất cả các ứng viên tại các đơn vị bầu cử đã mang lại một thách thức tầm cỡ quốc gia, nếu như chúng ta xem Hồng Kông như là một quốc gia ».


    Thắng lợi của phe ủng hộ dân chủ sẽ tác động đến việc bầu chọn lãnh đạo đặc khu?
    • « Đương nhiên rồi, kết quả này sẽ có một ảnh hưởng gián tiếp. Bởi vì trong số 1.200 người trong ủy ban bầu cử được phép bầu chọn lãnh đạo đặc khu, khoảng 120 nghị viên sẽ đến từ cuộc bầu cử địa phương vừa qua. Dĩ nhiên điều này sẽ làm thay đổi tương quan lực lượng ngay giữa lòng ủy ban theo hướng có lợi cho phe ủng hộ dân chủ. Và đây sẽ là một bài toán hóc búa mới cho Bắc Kinh. »


    Việc phe thân Bắc Kinh thất bại nặng nề đặt chính quyền Trung Quốc trong thế lúng túng ?
    • « Liệu Bắc Kinh có còn tiếp tục tin tưởng vào bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga nữa hay không ? Hiện tại những tuyên bố đầu tiên vẫn khẳng định ủng hộ bà, nhưng phía Bắc Kinh cũng bị bất ngờ vì họ từng trông cậy vào đa số thầm lặng, những người dường như phản đối phe biểu tình. Đúng là có một hiệu ứng bất ngờ, mà có thể là một sự sững sờ ngay trong chính giới cầm quyền ở Bắc Kinh. Chắc chắn là họ cần có thêm một ít thời gian để tìm hiểu xem nên áp dụng chiến lược nào trước tình thế mới này ».


    Nói như vậy, số phận của bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga hiện chưa rõ và đang chờ sự định đoạt ?
    • « Tôi cho là bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga cũng nghĩ đến chuyện từ chức. Đã nhiều lần bà đề nghị từ nhiệm với chính quyền Bắc Kinh. Bà từng nói rằng bà không thể nào phục vụ cùng lúc hai chủ nhân, nghĩa là người dân Hồng Kông và chính quyền Bắc Kinh. Sau cuộc bầu cử này, bà bị giằng xé giữa hai bên. Một mặt, bà phải phục tùng Bắc Kinh và mặt khác, bà phải lắng nghe người dân. Người ta khó có thể hình dung làm sao bà có thể giữ được lập trường trong dài hạn ».





    Hồng Kông : « Đứa con ngỗ nghịch »

    Kết quả cuộc bầu cử là một thông điệp kép mà giới trẻ và nhiều người dân Hồng Kông muốn đưa ra :
    1. Thứ nhất, họ bày tỏ thái độ nghi kỵ và phẫn nộ đối với chính quyền thân Bắc Kinh do bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga điều hành.
    2. Thứ hai, họ khẳng định với chính quyền trung ương ở Bắc Kinh là muốn có dân chủ và sẽ tiếp tục chiến đấu vì khát vọng này.


    Chỉ có điều như nhận định của tờ báo mạng Slate của Mỹ, phiên bản tiếng Pháp, bản thân Hồng Kông luôn là một chủ đề tế nhị, gây chia rẽ giữa hai bộ phận người dân trong một nước Trung Hoa thống nhất :
    • Giữa những người dân đảo Hồng Kông
      và người dân Trung Hoa ở lục địa;

      giữa những người đã quen thuộc với một số các giá trị dân chủ
      và những người luôn bị « kềm kẹp » dưới chế độ chuyên chế.


    Tình hình ở Hồng Kông càng trở nên phức tạp khi có « bàn tay thao túng » của Mỹ như cáo buộc của chính quyền Bắc Kinh trong những thời gian gần đây. Bất chấp các cuộc biểu tình rầm rộ của sinh viên, tình trạng hỗn loạn gia tăng, rồi việc sinh viên biến trường đại học Bách Khoa thành cứ địa đối đầu với cảnh sát khiến Hồng Kông như rơi vào cảnh nội chiến, chính quyền Trung Quốc vẫn phải tỏ ra bất động, không can dự vào chuyện nội bộ Hồng Kông.

    Việc Trung Quốc cho các binh sĩ đồn trú tại Hồng Kông liên tục xuất hiện đã không làm những người biểu tình nhụt chí, mà còn gây phản tác dụng, vì bị xem là một hành động « dọa dẫm ».





    Hồng Kông : « Gà đẻ trứng vàng » của giới lãnh đạo Trung Quốc

    Trước những hành động bạo lực của những người biểu tình, vì sao Bắc Kinh không triển khai quân trấn áp với cùng mức độ tàn bạo như đối với
    • cuộc nổi dậy của người dân Tây Tạng năm 1959,
    • rồi phong trào Thiên An Môn năm 1989,
    • hay như đối với người dân Duy Ngô Nhĩ hiện nay (kể từ sau vụ tấn công khủng bố nhà ga Côn Minh hồi tháng 3/2014) ?

    1. Một điều chắc chắn là giới lãnh đạo Bắc Kinh chưa thể quên bài học Thiên An Môn. Chế độ cộng sản phải mất đến nhiều năm để xóa tan những tác hại cho danh tiếng của Trung Quốc sau cuộc trấn áp đẫm máu. Bắc Kinh giờ không muốn hình ảnh siêu cường hàng thứ hai thế giới một lần nữa bị vấy máu bạo lực.
                
    2. Hơn nữa, tuy đã quen tay trấn áp, nhưng chế độ cộng sản Bắc Kinh cũng không muốn cung cấp thêm cho Mỹ một cái cớ để chống Trung Quốc, hiện đang phải vật vã đối phó với các kiểu thuế quan và các biện pháp bảo hộ do Donald Trump dựng lên nhằm ngăn chận đà tiến thành siêu cường kinh tế của Trung Quốc. Dùng vũ lực để tái lập trật tự tại Hồng Kông chẳng khác gì làm cho các cuộc đàm phán với Mỹ thêm phần phức tạp và tạo thêm cớ để Hoa Kỳ có thể « mạnh miệng » tố cáo Bắc Kinh.
                
    3. Trên góc độ kinh tế - tài chính, Hồng Kông vẫn là lá phổi tài chính của một nước Trung Hoa hiện đại. Theo nhà báo Renaud Girard trên báo Le Figaro,
      • « đây chính là một con gà đẻ trứng vàng mà đảng Cộng sản Trung Quốc chẳng có lợi gì khi đập vỡ nó. Nhiều hoàng tử đỏ đã cất giấu tiền của ở Hồng Kông. Những vị hoàng tử đỏ này chính là con cháu những người bạn đồng hành của Mao Trạch Đông, đã trở nên giầu có sau khi tự do hóa nền kinh tế được bắt đầu trong những năm 1980. »

      Do vậy, không có lý do gì xóa bỏ quy chế đặc biệt này của Hồng Kông vào lúc này. Người dân Hồng Kông vẫn được lợi cho đến khi nào đặc khu hành chính này vẫn là điểm giao dịch chứng khoán và thương mại lớn nhất của đại công xưởng Trung Hoa. Chế độ cộng sản vẫn có lợi duy trì đặc quyền này chừng nào chúng vẫn còn hữu ích cho nền kinh tế đất nước cũng như là các phi vụ giao dịch của người thân giới lãnh đạo Bắc Kinh.


    Trong tình cảnh này, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đành chọn chiến thuật chờ cho phong trào tự hụt hơi. Nhưng chắc chắn là ông cũng không để cho làn gió dân chủ Hồng Kông vượt sông Thâm Quyến tràn vào Trung Quốc. Do vậy, theo quan điểm của chuyên gia Emmanuel Dubois de Prisque, điều đau đầu nhất với Bắc Kinh hiện nay là làm sao tìm người thay thế một khi Lâm Trịnh Nguyệt Nga không còn lãnh đạo Hồng Kông.
    • « Vấn đề của Bắc Kinh nằm ở chỗ hậu Lâm Trịnh Nguyệt Nga. Hợp lý nhất là phải chọn một người nào đó phải gần gũi với dân nhưng phải biết lợi ích của Bắc Kinh lên trên hết. Đây là một bài toán khó cho Bắc Kinh và cho cả chính người dân Hồng Kông. Bởi vì khát vọng dân chủ sẽ không tìm được giải pháp ở cấp độ chính quyền đặc khu. Do vậy, đây thật sự là một tình huống rất rất tế nhị hiện giờ. »

    *****

    - Emmanuel Dubois de Prisque còn là đồng tác giả tập sách La Chine e(s)t le Monde, essai sur la sino-mondialisation, cùng với chuyên gia Sophie Boisseau du Rocher, nhà xuất bản Odile Jacob.





    http://vi.rfi.fr/ch%C3%A2u-%C3%A1/20191 ... %E1%BA%A7u
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Người Việt ở Hong Kong ủng hộ phong trào dân chủ

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Người Việt ở Hong Kong
    ủng hộ phong trào dân chủ

    ____________________________________
    Cao Nguyên _ 2019-11-29




              

    Hình minh hoạ. Người dân Hong Kong tập trung vào ngày 29/11/2019 _ AFP

              



    Làn sóng biểu tình đòi dân chủ cho Hong Kong, phản đối sự can thiệp của Trung Quốc đã kéo dài được 6 tháng. Những cuộc biểu tình đã dẫn đến những bạo động và hàng ngàn người, trong đó rất đông sinh viên đã bị bắt, có người bị thương do đạn của cảnh sát hoặc bị đánh đập.

    Hong Kong cũng là vùng đất có nhiều người Việt, bao gồm cả các bạn sinh viên đang sinh sống và học tập tại đây.





    Khuyên người dân không nên tham gia biểu tình

    Theo thông tin từ báo chí Nhà nước, ngày 18/11, Bộ Ngoại giao Việt Nam thông báo Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Hong Kong và Macau đã hỗ trợ 40 sinh viên đang du học tại Hong Kong về nước an toàn. Bộ Ngoại giao cũng đã chỉ đạo Tổng lãnh sự tiếp tục theo dõi sát tình hình, giữ liên lạc chặt chẽ với cơ quan chức năng sở tại và công dân Việt Nam, sẵn sàng triển khai các biện pháp bảo hộ công dân trong trường hợp cần thiết.

    Trước thông tin trên, một bạn du học sinh yêu cầu được giấu tên đang ở Hong Kong cho biết thêm về thực trạng công tác hỗ trợ của Tổng lãnh sự (TLS) Việt Nam qua email rằng:
    • “Lãnh sự quán Việt Nam tại Hong Kong có cố gắng liên lạc với sinh viên Việt Nam đang du học tại Hong Kong, tuy nhiên việc hỗ trợ về đi lại hay chỗ ở không được thông báo một cách chính thức.

      Việc TLS tuyên bố hỗ trợ đưa năm sinh viên từ đại học Trung Văn (Chinese Unversity) ra sân bay là có thật. Tuy nhiên sự hỗ trợ chỉ dừng lại ở việc đưa ra sân bay, ngoài ra không có gì hơn.

      Bộ ngoại giao và TLS tuyên bố đã "đưa 40 sinh viên Việt Nam ở Hong Kong về nước" là chưa xảy ra. Vì ngoại trừ năm sinh viên được hỗ trợ đưa ra sân bay, các bạn còn lại đều tự về (bao gồm tự đi ra sân bay và tự chi trả kinh phí chuyến bay).

      Thậm chí ngày hôm 21-11, khi bộ ngoại giao tổ chức họp báo, hơn 10 bạn đã quay trở lại Hong Kong để tiếp tục công việc tại đại học Khoa học kỹ thuật Hong Kong từ ngày thứ Ba (19/11).”


              

    Hình minh hoạ. Những sinh viên tham gia biểu tình thăm một quầy cung cấp đồ ở Trường đại học Trung Văn ở Hong Kong hôm 13/11/2019 AFP

              

    Ngoài ra, bạn này chia sẻ thêm là hiện nay bạn vẫn chưa quyết định trở về Việt Nam vì công việc cá nhân ở Hong Kong còn nhiều và quan trọng hơn là bạn vẫn cảm thấy an toàn khi ở lại Hong Kong.

    Trong khi đó, linh mục Nguyễn Kim Sơn, người đã sinh sống và làm việc tại Hong Kong hơn 10 năm cho RFA biết một quan chức làm việc ở TLS Việt Nam có nhờ ông vận động giáo dân Việt không nên tham gia vào các cuộc biểu tình:
    • “Trước đây mình có quen với một anh làm trong lãnh sự quán ở Việt Nam. Ảnh có hỏi mình tình hình như thế nào, nhưng họ chỉ hỏi vậy thôi.
      Ông ấy nói với mình là lấy tư cách là linh mục thì nên khuyên ngăn các anh chị giáo dân đừng có đi biểu tình, đừng dính dáng đến các vụ việc đó, chứ họ cũng không đến thẳng với người dân để nói chuyện.”


    Trong buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều 12/9/2019, trả lời tờ Tân Hoa Xã của Trung Quốc về thái độ của Việt Nam đối với tình hình ở Hong Kong, người phát ngôn Bộ Ngoại giao bà Lê Thị Thu Hằng nói
    • “Việt Nam tôn trọng chính sách “một quốc gia, hai chế độ”, các quy chế liên quan của Hong Kong và hi vọng tình hình Hong Kong sớm trở lại bình thường, tiếp tục ổn định, phồn vinh, duy trì vị trí là trung tâm tài chính, thương mại quan trọng của khu vực và thế giới.”






    Ủng hộ phong trào dân chủ Hong Kong, nhưng…

    Chị Hương, một người Hong Kong gốc Việt thường nhập hàng hoá Hong Kong về bán ở Việt Nam nhiều năm nay khẳng định vẫn luôn ủng hộ các cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong:
    • “Mình cũng luôn luôn đồng hành với những người dân biểu tình ở đây. Thực ra thì mình cũng không phải là hiểu được nhiều lắm đâu nhưng vẫn phân biệt được giữa cái ác và cái thiện và nền dân chủ nó làm cho mình như thế nào để có quyền được độc lập như thế.”


              

    Hình minh hoạ. Những người bị cảnh sát bắt giữ gần Đại học Bách khoa Hong Kong hôm 18/11/2019 AFP

              

    Bạn du học sinh giấu tên thẳng thắn nêu quan điểm ủng hộ việc người dân Hong Kong xuống đường biểu tình đòi quyền cơ bản. Và việc chính quyền đáp ứng chậm các yêu cầu của người dân đã tạo ra bạo lực, bất ổn ở Hong Kong trong nhiều tháng gần đây:
    • “Đứng ở góc độ cá nhân, việc biểu tình của người dân Hong Kong là cần thiết để đưa ra quan điểm của người dân trước những chính sách về mặt luật pháp và chính trị của chính quyền Hong Kong.

      Tuy nhiên việc leo thang bạo lực ở cả hai phía người biểu tình và cảnh sát là đáng lên án. Các cuộc biểu tình này cho thấy luật biểu tình là cần thiết để hỗ trợ người dân biểu đạt suy nghĩ và chính kiến của mình đối với chính quyền.

      Chính quyền cần nhanh chóng ứng phó và trả lời các yêu cầu của người dân nhằm tránh xung đột leo thang. Đây là điều mà chính phủ Hong Kong đã không làm được trong thời gian vừa qua.

      Theo quan sát của cá nhân, xung đột giữa người biểu tình và chính quyền Hong Kong gần như không thể giải quyết do một trong các yêu sách của người biểu tình đòi hỏi phổ thông đầu phiếu, việc mà Bắc Kinh sẽ không bao giờ cho phép nhằm tạo ảnh hưởng chính trị nhất định lên Hong Kong.”


    Linh mục Nguyễn Kim Sơn phân tích rằng vấn đề ở Hong Kong hiện nay rất là phức tạp và sâu rộng. Ông cho biết cá nhân cũng như đa số người dân Hong Kong đều ủng hộ phong trào dân chủ nhưng cũng không hài lòng về các hành động tấn công bạo lực.

    Còn về ý kiến chỉ trích các cuộc tuần hành, phản đối người biểu tình vì cho rằng chính những người này gây nên nên bất ổn, kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng ở Hong Kong, linh mục Sơn lý giải rằng Hong Kong hiện nay có thể nhìn có vẻ như ổn định chứ lâu dài thì chưa chắc:
    • “Nhưng vấn đề biểu tình thì một nửa ủng hộ, một nửa thì không. Họ muốn một xã hội ổn định. Nhưng trước mắt thì ổn định chứ về lâu dài thì chưa chắc nó đã ổn định. Chỉ là trước mắt thôi, còn về lâu về dài thì người Hong Kong đều ủng hộ vấn đề dân chủ mà.”






    Cuộc sống có bị ảnh hưởng nhưng không nhiều

    Những cuộc biểu tình kéo dài nhiều tháng đã ảnh hưởng đáng kể đến kinh tế của Hong Kong. Theo hãng tin Reuters, Chính phủ Hong Kong xác nhận vào ngày 15/11 vừa qua rằng GDP của Hong Kong giảm 3,2% từ tháng Sáu đến tháng Chín. Các ngành kinh doanh, dịch vụ và du lịch đều bị ảnh hưởng nặng nề. Cuộc sống người Việt ở Hong Kong vì vậy cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.

    Linh lục Nguyễn Kim Sơn nói rằng những cuộc biểu tình kéo dài có ảnh hưởng đến cuộc sống thường nhật nhưng ông không thấy quá phiền hà vì đây là tình hình chung:
    • “Trước mắt không có ảnh hưởng trực tiếp vì tình hình đang xảy ra thì ảnh hưởng chung đến tình hình của Hong Kong.

      Thứ nhất là vấn đề giao thông bởi vì người biểu tình trong vấn đề phản đối thì họ cũng có làm thiệt hại đến các tuyến đường xe điện ngầm, các trạm xe điện ngầm. Chính vì vậy, các trạm xe điện ngầm phải điều chỉnh lại giờ hoạt động, rút ngắn thời gian hoạt động. các chuyến xe sẽ ít hơn, một số trạm ngưng hoạt động luôn.

      Thứ 2 là ở một số địa điểm gọi là địa điểm nóng người đi lại cũng bị hạn chế.

      Tình hình biểu tình kéo dài như vậy thì một số ngành nghề bị giảm thiểu, như là lĩnh vực phục vụ nhà hàng ăn uống không có khách nhiều, cho nên là công ăn việc làm của họ cũng bị ảnh hưởng luôn. Đó là những cái cơ bản.


              

    Hình minh hoạ. Nhân viên văn phòng tập trung ủng hộ những người biểu tình đòi dân chủ trong một khu trung tâm mua bán ở Hong Kong hôm 26/11/2019 AFP

              

    Bạn sinh viên giấu tên cũng cho rằng việc biểu tình ở Hong Kong có ảnh hưởng đến cuộc sống của du học sinh Việt Nam nhưng không nhiều, chủ yếu vẫn là giao thông bị gián đoạn, ách tắc tàu điện khiến việc đi lại khó khăn hơn. Có thời điểm, việc biểu tình còn khiến các trường đại học phải đóng cửa:
    • “Các trường đại học phải đóng cửa khiến các bạn sinh viên không còn môi trường để làm việc. Tuy nhiên, xét ở khía cạnh an ninh thì xã hội Hong Kong vẫn vận hành bình thường.

      Các bạn sinh viên nước ngoài gần như được đảm bảo an toàn nếu không trực tiếp tham gia biểu tình hoặc tranh cãi với người biểu tình.”


    Chị Hương cho biết về những khó khăn mà một người buôn bán như chị đang gặp phải khi những cuộc biểu tình vẫn đang tiếp diễn:
    • “Ảnh hưởng là thu nhập không đều đặn như trước bởi vì nghỉ hẳn mà nghỉ thì đâu có lương. Rơi vào những thời điểm như thế này thì mình đâu có làm được cái gì đâu, rồi là bên hải quan họ cũng không làm cho nên mình cũng không đánh được hàng về thì mọi thứ tắc nghẽn hết.”


    Theo tờ South China Morning Post, nhân dịp lễ Tạ ơn năm 2019, hàng ngàn người dân Hong Kong đã xuống đường tuần hành để cảm ơn nước Mỹ vì Tổng thống Trump đã thông qua hai dự luật ủng hộ dân chủ ở Hong Kong vào ngày 27/11/2019. Theo đó, điều luật này cho phép Hoa Kỳ có thể áp dụng cấm vận đối với các quan chức Trung Quốc và Hong Kong bị xác định là vi phạm nhân quyền. Luật cũng yêu cầu Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hàng năm phải xem xét tình hình Hong Kong, đảm bảo khu vực này có được các tự do đặc biệt, nếu không Washington sẽ rút lại quy chế đặc biệt dành cho Hong Kong.





    https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth ... 70231.html
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Người Hong Kong tuần hành, cảm ơn Hoa Kỳ

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Người Hong Kong tuần hành,
    cảm ơn Hoa Kỳ

    ____________________________________
    VOA _ 02/12/2019




              

    Người Hong Kong tuần hành hôm 1/12 để cảm ơn Hoa Kỳ.

              




    Hàng trăm người Hong Kong, trong đó có nhiều người đội mũ và mặc áo phông có in hình Tổng thống Trump, sớm ngày 1/12 đã tuần hành để cảm ơn Hoa Kỳ, theo Reuters. Tổng thống Trump trước đó đã ký thành luật dự luật được quốc hội Mỹ thông qua để bày tỏ sự ủng hộ đối với người biểu tình Hong Kong, dù vấp phải sự phản đối của Trung Quốc.

    Theo Reuters, nhiều người mang theo quốc kỳ Mỹ đã tuần hành tới lãnh sự quán Hoa Kỳ để bày tỏ sự biết ơn. Tin cho hay, họ hô vang nhiều lời kêu gọi, trong đó có “hãy giải phóng Hong Kong”.

    Trong khi đó, cảnh sát đã sử dụng hơi cay để giải tán những người biểu tình chống chính phủ tại một khu mua sắm nhộn nhịp.

    Một ngày trước đó, hôm 30/11, các học sinh cấp hai và nhiều người cao tuổi đã tuần hành để phản đối điều họ cho là sự tàn bạo của cảnh sát cũng như các vụ bắt giữ trái phép.

    Theo Reuters, nhiều cuộc biểu tình dự kiến sẽ tiếp tục diễn ra, trong đó có cuộc tuần hành chống chính phủ vào ngày 8/12. Tổ chức có tên gọi Mặt trận Nhân quyền Dân sự, vốn từng huy động hàng triệu người xuống đường hồi tháng Sáu, đã đứng ra tổ chức cuộc biểu tình này.





    https://www.voatiengviet.com/a/ng%C6%B0 ... 88434.html
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Người cao tuổi Hong Kong đổ ra đường biểu tình ủng hộ học sinh

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Người cao tuổi Hong Kong
    đổ ra đường
    biểu tình ủng hộ học sinh

    ____________________________________
    VOA _ 01/12/2019




              

    Người biểu tình giơ tay trong khi họ hát theo ca khúc biểu tình "Glory to Hong Kong" trong một cuộc tập hợp ở khu Trung Hoàn của Hong Kong, ngày 30 tháng 11, 2019.

              


    • Học sinh trung học cấp hai
      và người về hưu
    cùng nhau biểu tình ở Hong Kong vào thứ Bảy. Đây là cuộc biểu tình đầu tiên trong số nhiều cuộc biểu tình cuối tuần được lên kế hoạch diễn ra khắp thành phố trong khi các nhà hoạt động dân chủ tuyên bố sẽ chiến đấu chống lại điều mà họ nói là
    • sự tàn bạo của cảnh sát
      và những vụ bắt giữ bất hợp pháp.


    Một quan chức hàng đầu của Hong Kong cho biết chính phủ đang xem xét thành lập một ủy ban độc lập để thẩm xét việc xử lí cuộc khủng hoảng này mà trong đó các cuộc biểu tình ngày càng trở nên bạo lực kể từ khi bùng lên hơn năm tháng trước.

    Hong Kong tương đối yên ổn mấy ngày qua kể từ khi các cuộc bầu cử địa phương vào tuần trước mang về chiến thắng áp đảo cho các ứng cử viên ủng hộ dân chủ. Nhưng các nhà hoạt động dường như muốn duy trì động lực của phong trào biểu tình.

    Người biểu tình tức giận về điều mà họ xem là
    • sự can thiệp của Trung Quốc vào các quyền tự do đã được hứa hẹn khi Anh trao trả lại Hong Kong cho Bắc Kinh cai trị vào năm 1997.


    Mặc dù các cuộc biểu tình được khơi mào bởi một dự luật dẫn độ mà sau đó đã bị hủy bỏ, những người biểu tình giờ đang đưa ra “ngũ đại tố cầu” (năm đòi hỏi lớn) bao gồm
    • quyền phổ thông đầu phiếu trong việc lựa chọn người lãnh đạo thành phố
    • và một cuộc điều tra độc lập về việc cảnh sát sử dụng vũ lực.


    Trung Quốc phủ nhận việc can thiệp và nói rằng họ cam kết tuân theo công thức “nhất quốc lưỡng chế” được áp dụng cho trung tâm tài chính Châu Á này vào năm 1997. Bắc Kinh quy trách các lực lượng nước ngoài kích động bất ổn.

    Người dân tụ tập để tưởng niệm vào ngày thứ Bảy bên ngoài nhà ga đường sắt Prince Edward, nơi một số người dân tin rằng những người biểu tình đã bị cảnh sát giết chết ba tháng trước. Cảnh sát phủ nhận điều này.

    Trong khu vực vịnh Cửu Long, vài trăm người biểu tình đứng cạnh nhau thành một hàng và nắm tay nhau.



    Hôm thứ Bảy, tờ báo của Đảng Cộng sản ở thành phố Quảng Châu thuộc miền nam Trung Quốc cho biết cảnh sát đã bắt giữ một công dân Belize vì cáo buộc thông đồng với những người ở Mỹ để can thiệp vào những việc ở Hong Kong.

    Chính quyền thành phố Hong Kong đang cân nhắc thành lập một ủy ban độc lập để duyệt lại cách thức họ xử lí cuộc khủng hoảng, Matthew Cheung, Ti trưởng Ti Chính vụ, nói với các phóng viên khi được hỏi về một ủy ban thẩm xét độc lập.

    Một số người chỉ trích trên mạng xã hội nói rằng một ủy ban như vậy chưa đáp ứng được đòi hỏi của họ về một cuộc điều tra độc lập.

    Trưởng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Michelle Bachelet, cũng kêu gọi một cuộc điều tra về các cáo buộc cảnh sát sử dụng vũ lực thái quá trong một bài bình luận đăng trên báo The South China Morning Post vào ngày thứ Bảy.





    https://www.voatiengviet.com/a/nguoi-ca ... 87745.html
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Ngày mà “Bác Tập” bị Hồng Kông làm mất mặt

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Ngày mà “Bác Tập”
    bị Hồng Kông làm mất mặt

    ____________________________________
    Mai Vân _ 30-11-2019




              

    Dân Hồng Kông nô nức đi bầu và sẽ giáng cho Bắc Kinh một đòn đau.
    Ảnh chụp ngày 24/11/2019. _ REUTERS/Athit Perawongmetha

              


    Trên tuần báo Le Point số ghi ngày 28/11/2019, nhà bình luận Luc de Barochez đã phân tích tác động của tình hình Hồng Kông trên Trung Quốc trong một bài phân tích dài mang tựa đề “Ngày mà “Bác Tập” bị mất mặt” và ghi nhận rằng uy quyền của nhân vật số 1 Trung Quốc Tập Cận Bình đã bị thách thức nghiêm trọng sau gần sáu tháng biểu tình ở Hồng Kông, và nhất là sau chiến thắng áp đảo của phe dân chủ trong cuộc bầu cử cấp huyện ngày 24/11.

    Theo Le Point, sự bất lực của ông Tập Cận Bình trong việc áp đặt quyền khống chế của Bắc Kinh trên vùng lãnh thổ bán tự trị này khiến ông có nguy cơ không hoàn thành được những mục tiêu đề ra.

    Hồng Kông là thất bại đầu tiên của ông Tập từ khi lên nắm quyền năm 2012. Giấc mơ của ông về sự “hồi sinh vĩ đại của đất nước Trung Hoa” đã bị lu mờ, thậm chí bất thành. Đối với nhà bình luận của Le Point, “Bác Tâp”, như ông thích người ta gọi ông, đã bị rơi xuống khỏi tượng đài của mình.





    Bầu cử cấp huyện tại Hồng Kông: Cái tát chưa từng thấy

    Tác giả bài viết nhắc lại khá gay gắt:
    • Vào đầu năm 2017, lãnh đạo Trung Quốc được hoan nghênh ở Diễn Đàn Kinh Tế Davos, Thụy Sĩ, được chào đón như một cột trụ của trật tự quốc tế, có năng lực giúp giảm nhẹ cú sốc sau cơn “địa chấn” phát sinh từ cuộc bầu cử tổng thống Mỹ với thắng lợi của ông Trump.

      Thế nhưng không đầy 3 năm sau thì người dân Hồng Kông đã giáng cho ông một cái tát tai chưa từng thấy khi ồ ạt bỏ phiếu cho phe đối lập hôm 24/11. Hệ quả chính trị của sự kiên này chỉ giới hạn thôi vì đó chỉ là một cuộc bầu cử địa phương, ở một vùng lãnh thổ đã trở về dưới trướng Trung Quốc từ 22 năm nay. Nhưng giá trị biểu tượng của sự kiện thì rất to lớn.


    Chuyên gia Pháp Philippe le Corre mà bài viết trích dẫn, đã nhận định như sau:
      • “Khi người ta cho dân chúng quyền được phát biểu,
        thì họ bỏ phiếu chống chính quyền trung ương.
      Đa số ứng cử viên của Bắc Kinh đều bị mất ghế và gần 3 triệu người Hồng Kông đi bỏ phiếu: Quả là điều chưa từng thấy.
      Kết quả này cho thấy thế mong manh của guồng máy Tập Cận Bình tại các vùng phiên trấn của Trung Quốc”.


    Các cuộc biểu tình liên tục tại Hồng Kông đã làm xấu đi hình ảnh của Trung Quốc trên thế giới, không kém gì chính sách bành trướng mọi mặt của Tập Cận Bình, cũng như việc kiểm soát dân chúng và chính sách đồng hóa “không thương tiếc” nhắm vào thiểu số Hồi Giáo ở Tân Cương.

    Bài viết nhắc rằng đề án lớn của Tập Cận Bình là hoàn toàn hòa nhập Hồng Kông và Macao, mở màn cho việc kéo Đài Loan về dưới trướng Trung Quốc chậm lắm là nhân kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, tức vào năm 2049.

    Tại Đại Hội Đảng vào tháng 10/2017, chủ tịch Trung Quốc đã khoe rằng:
    • Từ khi Hồng Kông và Macao trở về với Tổ Quốc, việc áp dụng nguyên tắc “một đất nước hai chế độ” ở hai vùng lãnh thổ này là một thành công vang dội.”


    Le Point nhận thấy là thực tế đã phủ nhận những lời này. Người dân Hông Kông, trên đường phố và bằng lá phiếu, đã cho thấy là sự tự do chính trị của họ quý báu hơn là việc sát nhập với Hoa Lục.
    • Và nếu đảng Cộng Sản Trung Quốc không nắm được Hồng Kông
      thì làm sao có thể một ngày nào đó thôn tính được Đài Loan và số 24 triệu dân tại đó, trừ phi là dùng đến vũ lực ?






    Hồng Kông củng cố quan điểm của Đài Loan

    Khủng hoảng ở Hồng Kông càng làm cho người Đài Loan cảm nhận rằng họ có bản sắc riêng biệt, đồng thời thêm củi thêm lửa cho những người muốn độc lập như tổng thống Thái Anh Văn đang ra tranh cử một nhiệm kỳ thứ hai. Theo chuyên gia Philippe Le Corre, những gì đang xẩy ra rất thuận lợi cho bà Thái Anh Văn.

    Bắc Kinh thì ngược lại đang ở trong một tình thế rất tế nhị. Bài học có thể rút ra được từ các diễn biến ở Hồng Kông, là nước Trung Quốc của ông Tập Cận Bình không còn làm ai mơ tưởng nữa, kể cả những người dân của Trung Quốc.

    Trước tình hình này chọn lựa của Bắc Kinh khá giới hạn.
    • Chính quyền trung ương không muốn rơi vào vết xe đổ của vụ thảm sát Thiên An Môn, cách đây 30 năm, đã làm cả thế giới phẫn nộ.

      Hậu thuẫn của Quốc Hội Mỹ dành cho sinh viên Hồng Kông có trọng lượng trên bàn cân cho dù ông Trump có tính khí khó lường và Châu Âu thì im hơi lặng tiếng.

      Ngoài ra, sự phồn thịnh của kinh tế Trung Quốc cũng dựa vào sức khỏe của Hồng Kông, nơi tiếp xúc giữa Trung Quốc và phần còn lại của thế giới. Gần một nửa đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc năm 2018, là qua ngã Hồng Kông. Cho nên Bắc Kinh phải thận trọng.

      Thế nhưng, mặt khác, chính quyền trung ương không thể cho virus dân chủ lan qua Hoa Lục.


    Bài báo cho là Tập Cận Bình nên đọc lại Tôn Tử, thế kỷ III trước công nguyên, thời Chiến Quốc, vốn đã viết rằng:
    • “Vua là thuyền, dân là nước.
      Nước nâng thuyền lên nhưng cũng có thể làm lật thuyền”.


    Và nhà bình luận của Le Point kết luận:
              
    Kể từ giờ, chính quyền Trung Quốc đang đi vào vùng sóng to gió lớn.

              




    http://vi.rfi.fr/ch%C3%A2u-%C3%A1/20191 ... %E1%BA%B7t
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Hồng Kông: Hoàng Chi Phong, “Anh hùng của tự do”

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Hồng Kông:
    Hoàng Chi Phong,
    “Anh hùng của tự do”

    ____________________________________
    Mai Vân _ 30-11-2019




              

    Lãnh tụ sinh viên Hoàng Chi Phong (Joshua Wong) và Chu Đình (Agnes Chow), đảng Demosisto
    sau khi được tòa án Hồng Kông tha bổng ngày 23/01/2018. REUTERS/Bobby Yip

              



    Chiến thắng áp đảo của phe dân chủ Hồng Kông trong cuộc bầu cử địa phương ngày 24/11/2016, sau gần 6 tháng biểu tình phản kháng, dĩ nhiên đã được các tuần báo cuối tháng 11 này chú ý phân tích. Nổi bật nhất là tạp chí Pháp Le Point, đã cử đặc phái viên qua tận Hồng Kông để gặp Hoàng Chi Phong, cậu thanh niên mà tạp chí giới thiệu là “Anh hùng của tự do”, tựa lớn trang bìa, bên cạnh bức ảnh của gương mặt tiêu biểu cho phong trào phản kháng Hồng Kông kèm theo chú thích “Cuộc gặp gỡ với người đang đối đầu với Trung Quốc”.

    Le Point đã dành một hồ sơ 13 trang để đề cập đến phong trào biểu tình ở Hồng Kông và dĩ nhiên là Hoàng Chi Phong.

    Phóng viên của Le Point tỏ vẻ rất ngưỡng mộ:
    • “Từ phong trào Dù Vàng năm 2014 đến nay, Hoàng Chi Phong, 23 tuổi, luôn đương đầu với Trung Quốc” và “đã làm cho Tập Cận Bình phải mất ngủ”.
    Là một tác nhân của phong trào phản kháng đa dạng tại Hồng Kông, chàng sinh viên này đã từng phải vào tù và có nguy cơ sẽ trở lại nhà tù.





    Hoàng Chi Phong: Chuộng dân chủ, nhưng khá thực tế

    Le Point ghi nhận hai điểm nơi Hoàng Chi Phong.
    • Trước hết, cậu thanh niên có thể làm cho báo giới phương Tây thất vọng vì anh từ chối tô vẽ thêm cho huyền thoại đã có về anh, một thanh niên đang nối gót những gương mặt dân chủ vĩ đại, một nhân tài trẻ tuổi đã từng đọc qua sách của Martin Luther King hay Nelson Madela và như đang lao vào một cuộc thập tự chinh cho tự do.

      Trái với những gì rất thường được viết về anh, Hoàng Chi Phong không hề được nuôi nấng trong sự sùng bái phong trào Thiên An Môn 1989.


    Bên cạnh đó, theo tạp chí Pháp, Hoàng Chi Phong cũng có một quan điểm khá thực tế.
    • Anh biết rõ rằng ly khai là một làn ranh đỏ đối với Bắc Kinh
      cho nên đã thiên về đòi hỏi quyền tự quyết và muốn cho người Hồng Kông có được khả năng quyết định về giai đoạn hậu 2047, tức là khi không còn quy chế “một đất nước hai chế độ”
    Quan điểm ôn hòa này khiến Hoàng Chi Phong có hình ảnh “nhạt nhẽo” hơn so với những người thẳng thừng đòi độc lập.


    Theo Le Point, Hoàng Chi Phong cũng rất bực tức đối với những gì các nhà báo nước ngoài thường nói về anh.
    • Họ đọc trên Wikipédia và cứ nhại đi nhại lại cùng một ý,
      ví dụ như nói rằng ở Hồng Kông, tỉ lệ người ủng hộ và phản đối phong trào dân chủ ngang bằng nhau là 50/50.

      Theo Hoàng Chi Phong điều đó không đúng, mà phải nói là 80/20,
      • với phong trào đấu tranh gần như giành được đồng thuận.

    Theo tạp chí Pháp, thắng lợi áp đảo trong cuộc bầu cử vừa qua đã xác nhận đánh giá của Hoàng Chi Phong. Điều đó đã mang đến cho phong trào đấu tranh một hơi sức mới để tiếp tục qua năm 2020.

    Về phần mình, Hoàng Chi Phong sẽ tiếp tục làm cho lãnh đạo Trung quốc đau đầu. Anh sẵn sàng “chờ xem họ sẽ tìm cách loại bỏ” anh ra khỏi đời sống chính trị Hồng Kông bao nhiêu lần nữa từ đây đến năm 2047. Lúc ấy thì Hoàng Chi Phong đã 51 tuổi.





    Người Hồng Kông tiêu thụ theo quan điểm chính trị

    Tạp chí Courrier International cũng chú ý đến tình hình Hồng Kông, nhưng nêu bật một khía cạnh khác của phong trào phản kháng qua tựa đề: “Tiêu thụ cũng là một lựa chọn chính trị”.

    Courrier trích dẫn phóng sự của trang mạng Đài Loan Baodaozhe, cho thấy phong trào biểu tình kéo dài từ hơn 5 tháng đã ảnh hưởng đến thói quen tiêu thụ của người dân Hồng Kông,
    • phân biệt rõ những cửa hàng ủng hộ biểu tình hay thân Bắc Kinh
      và mua sắm theo xu hướng của họ.

    Tác giả bài viết nhớ lại cảnh đi ăn tối với một cô bạn ở Hồng Kông (được đặt tên là Fang để tránh nêu tên thật). Vào giờ phút chót, cô bạn đề nghị một nhà hàng ở Mongkok, vì nhà hàng dự kiến lúc ban đầu bị đánh giá là rất “xanh”, màu của phe thân Bắc Kinh.

    Nhà hàng được chọn ở Mong Kok, treo những dải màu vàng, màu phong trào dân chủ. Nhà hàng đông nghẹt khách và phát ra những bài hát phản kháng.

    Cũng như những người chọn lựa nhà hàng ăn, những ai đi mua sắm cũng vậy. Thậm chí nhiều người còn sẵn sàng thay đổi thói quen di chuyển để khỏi bỏ tiền cho phe “địch”. Để phản đối chính quyền, nhiều người đã cổ vũ cho “một chu trình kinh tế mầu vàng”, tức là chỉ ăn uống, mua sắm tại cửa hiệu thân thiện với phong trào phản kháng.

    Thậm chí hệ thống tàu điện cũng bị phe phản kháng tẩy chay. Như giải thích của cô Fang, từ 3 tháng qua, cô không đi tàu điện tuy có nhiều tiện lợi, nhưng phương tiện đó do chính quyền quản lý đã bị đánh giá không tốt, mở cửa cho cảnh sát vào đàn áp, để cho côn đồ đánh người biểu tình ở ga tàu điện. Cô Fang do đó đã dứt khoát không để công ty tàu điên lấy tiền của cô cho dù một xu.

    Một cư dân mạng Hồng Kông đã có sáng kiến tạo ra một ứng dụng đặt tên là WhatsGap để giúp phân biệt những nhà hàng “dân chủ” màu vàng và những nhà hàng thân Bắc Kinh, màu xanh. Cũng có một bản đồ cho những cửa hiệu màu vàng phân biệt với màu xanh. Trên Facebook, nhóm “Thế giới mua sắm thức ăn của người Hồng Kông” thân dân chủ đã có 112.000 thành viên.





    Phải lên tiếng về người Duy Ngô Nhĩ!

    Ngoài Hồng Kông, nhìn về Trung Quốc, tạp chí Courrier International, còn chú ý đến vấn đề người Duy Ngô Nhĩ, Tân Cương qua hàng tựa: “Duy Ngô Nhĩ: Chúng ta phải đứng lên chống lại Trung Quốc !”

    Courrier trích tờ báo Đức Süddeutsche Zeitung,
    • tố cáo Bắc Kinh cầm giữ gần 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ trong các trại tại Tân Cương
    • và cho rằng với lịch sử của mình, Berlin có một trách nhiêm đặc biệt và phải chống lại chế độ gieo rắc kinh hoàng này.


    Theo tờ báo Đức, truy bức có hệ thống cả triệu người Hồi Giáo, phá hủy văn hóa của họ, đó là những tội ác. Những tài liệu rò rỉ cho thấy tình trạng này không thể tiếp tục kéo dài.

    Trách nhiêm đối với Đức rất nặng. Do lịch sử của chính mình về đàn áp và truy bức, Berlin có một trách nhiệm lịch sử, cho nên phải can thiệp nhân danh cư dân vùng tây bắc Trung Quốc.

    Cho đến giờ Đức đã không làm đủ trách nhiệm của mình. Các tập đoàn Đức như Volkswagen và BASF vẫn hoạt động trong vùng Tân Cương. Phớt lờ thảm kịch đang diễn ra, tập đoàn xe hơi mà Nhà Nước Đức là cổ đông, vẫn thu lợi béo bở tại đấy.
              
    Không thể chấp nhận được.

              
    Tờ báo Đức kêu gọi phải áp đặt ngay trừng phạt đối với những người đã vi phạm nhân quyền (ở Tân Cương), cũng như những công ty có dính líu đến việc giam cầm hay kiểm soát, và cả đối với những công ty Đức đã nhắm mắt làm ngơ trước thảm họa nhân đạo.

    Các trại giam là triệu chứng của một chế độ sẵn sàng diệt trừ tất cả những ai đòi xét lại vấn đề quyền lực độc tôn của họ.
    • Năm 1989 đã xảy ra vụ thảm sát phong trào mùa Xuân Bắc Kinh,
    • 30 năm sau thì trấn áp phong trào dân chủ Hồng Kông.
    • Tại Tây Tạng thì Trung Quốc đã phá hủy văn hóa và lối sống người dân bản xứ từ lâu, và đã cô lập vùng lãnh thổ này.
    • Tại Tân Cương thì chỉ trong vài năm, nơi này đã trở thành một nhà tù lộ thiên.
    • Việc kiểm soát người dân bằng điện tử cũng là một tội ác chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại.






    Phương Tây mềm yếu

    • Tờ báo bực tức trước sự lộng hành của Trung Quốc
    • nhưng càng bực tức hơn trước phản ứng không mấy mạnh mẽ của phương Tây trong đó có Đức.

    Theo tờ báo, đã từ lâu rồi, chế độ Trung Quốc không giới hạn việc gây kinh hoàng ở trong nước. Những nền dân chủ, trong đó có Đức cũng càng ngày càng bị sức ép.
    • Trung Quốc truy bức các nhà hoạt động, ly khai ngay trên lãnh thổ Đức,
    • đe dọa truyền thông, đại học
    • và tấn công, hù dọa các nghị sĩ dám nói đến nhân quyền ở Trung Quốc.

    Trên cả thế giới Bắc Kinh gây xáo trộn nhân danh quyền lợi chính trị của họ.
    • Khi Đức và 22 quốc gia trách cứ Trung Quốc giam cầm người một cách tùy tiện
    • thì có ngay 37 nước hậu thuẫn Bắc Kinh, trong đó có Nga, Syria, Miến Điện, những nước không có gì gắn bó với nhau ngoài quan điểm khinh miệt dân chủ và dân quyền.
      Đây là một liên minh giới chuyên chế mà ngồi trên đỉnh là Trung Quốc.

    Nhóm chuyên chế lại thường khi thống trị các cuộc tranh luận ở Liên Hiệp Quốc. Dưới sự bảo trợ của Trung Quốc, họ phá các tổ chức quốc tế từ bên trong và biến các định chế này thành công cụ phục vụ lợi ích của họ. Trung Quốc mua chuộc sự trung thành với các khoản đầu tư, thỏa thuận thương mại, những ai không đi theo thì bị hù dọa.

    Tuy nhiên, ở nhiều vùng, Trung Quốc không phải là tác nhân hùng mạnh nhất. Tại đấy, các đồng minh của Trung Quốc lại lợi dụng chính sách an ninh quốc tế do liên minh phương Tây đảm bảo. Nhưng thay vì tự bảo vệ mình, thì Phương Tây bất lực đứng nhìn Trung Quốc hành động.

    Cho nên đối với tờ báo Đức, phải xem xét lại kỹ càng lại các mối quan hệ giữa Đức và Trung Quốc. Tranh luận về Hoa Vi cho thấy có nhiều người không hiểu gì cả.
    • Không thể chấp nhận được việc để cho một tập đoàn chịu ảnh hưởng của một chính quyền đã áp đặt một hệ thống giám sát điện tử ở Tân Cương,
    • lại có thể thiết lập hạ tầng cơ sở kỹ thuât số chiến lược ở Đức.

    Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Đức. nhưng Bắc Kinh đã lợi dụng vị trí này để gây sức ép với Berlin. Nếu muốn giữ được sự độc lập, Đức nên thoát ra sự kềm tỏa của Trung Quốc.

    Theo tờ báo, phải có những quy tắc rõ ràng trong quan hệ với chế độ Bắc Kinh. Châu Âu nên có một chính sách chung đối với Trung Quốc.

    ....




    http://vi.rfi.fr/ch%C3%A2u-%C3%A1/20191 ... 1%BB%B1-do
              
Bài viết: 769
Ngày tham gia: Thứ sáu 12/06/15 21:02

Re: Hồng Kông

Bài viết bởi »

Joshua: Teenager vs. Superpower

https://bilumoi.com/phim-hoang-chi-phon ... 18697.html


Hình ảnh


Chỗ này có chiếu khá nhiều phim. Thấy phim này có tính thời sự của Hong Kong nên đem về đây.
Trả lời

Quay về “Quốc Tế”