Trang 7/8

Trung Quốc cài người nắm các định chế điều hành thế giới

Đã gửi: Thứ ba 24/12/19 13:01
bởi Hoàng Vân
  •           





    Trung Quốc cài người
    nắm các định chế
    điều hành thế giới

    _______________________________________
    Trọng Nghĩa _ 28/11/2019





              

    Tân tổng giám đốc FAO người Trung Quốc Khuất Đông Ngọc (Qu Dongyu) đã được bầu lên ngày 23/06/2019 tại Roma (Ý). Vincenzo PINTO/AFP

              




    Ngày càng có nhiều người Trung Quốc nắm vị trí đứng đầu các tổ chức quản lý lớn trên toàn cầu, mà gần đây nhất là trường hợp ông Khuất Đông Ngọc (Qu Dongyu) được cử lên lãnh đạo Tổ Chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc FAO vào tháng 06/2019. Theo phân tích của chuyên gia Edouard Tetreau trên nhật báo kinh tế Pháp Les Echos ngày 27/11/2019, sự kiện đó rõ ràng là kết quả của một kế hoạch được vạch ra từ lâu, thế nhưng chỉ gần đây thôi mới được Phương Tây chú ý. Đối với tác giả, phương Tây cần phản ứng nhanh chóng, vì nếu chậm trễ, tất cả các định chế điều hành thế giới sẽ bị Bắc Kinh thâu tóm.

    Tác giả bài phân tích trước hết nêu bật vai trò của 4 định chế quốc tế đang có lãnh đạo là người Trung Quốc : từ FAO, ITU, cho đến ICAOUNIDO. Đây là 4 trong tổng số 15 cơ quan, tổ chức Liên Hiệp Quốc, trong đó còn có các định chế nổi tiếng hơn như Ngân Hàng Thế Giới WB, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF, Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO.




    ITU, FAO, ICAO, UNIDO: Các định chế có giá trị chiến lược

    Liên Minh Viễn Thông Quốc Tế ITU là tổ chức lâu đời nhất trong số các tổ chức này. Thành lập từ năm 1865, trụ sở tại Genève, Thụy Sĩ, định chế này đã được sát nhập vào Liên Hợp Quốc vào năm 1947. Trong thế kỷ hai mươi mốt này, vai trò của ITU được cho là rất quan trọng, vì tổ chức này có trách nhiệm điều tiết và quy hoạch màng viễn thông trên thế giới. Thẩm quyền của Liên Minh Viễn Thông Quốc Tế bao trùm hành tinh,
    • từ việc quy định các chuẩn mực, phân bổ các tần số vô tuyến điện và các quỹ đạo vệ tinh trên không gian,
      cho đến những vấn đề liên quan đến truy cập Internet và Internet băng thông rộng,
      liên lạc hàng hải và hàng không…


    Tổ Chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc FAO, có trụ sở tại Roma (Ý), cũng có trách nhiệm quy định các tiêu chuẩn toàn cầu và ban hành các quy định quốc tế trong một lĩnh vực thậm chí còn rộng lớn hơn cả viễn thông: nông nghiệp và lương thực thực phẩm. Nguồn lực của định chế này rất đáng kể,
    • với hơn 10.500 nhân viên
      có nhiệm vụ hỗ trợ kỹ thuật cho các nước đang phát triển,
      điều hòa các tiêu chuẩn trong các lĩnh vực dinh dưỡng, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản…


    Tổ Chức Hàng Không Dân Dụng Quốc Tế ICAO cũng rất quan trọng vì là cơ chế tạo ra các chuẩn mực quốc tế thống nhất áp dụng cho mọi nước trong lĩnh vực hàng không dân sự. Đặt trụ sở tại Montreal, ICAO đảm trách việc
    • tiêu chuẩn hóa ngành vận tải hàng không quốc tế,
      ấn định mã sân bay, mã công ty hàng không,
      cấp bằng cho các nhân viên hàng không,
      chia sẻ tần số vô tuyến…
      Nói tóm lại, ICAO có trách nhiệm giám sát trên khoảng 100.000 chuyến bay quốc tế hàng ngày.


    Riêng Tổ Chức Phát Triển Công Nghiệp Liên Hiệp Quốc UNIDO, có trụ sở tại Vienna, là một định chế sinh sau đẻ muộn, chỉ mới được thành lập vào năm 1966. Tổ chức này có mục tiêu
    • thúc đẩy nền công nghiệp của các nước đang phát triển.





    Quan chức cao cấp của Bắc Kinh qua nắm các định chế LHQ

    Chuyên gia Edouard Tétreau nhấn mạnh: Đó là bốn định chế quốc tế có tầm quan trọng chiến lược, với phạm vi hoạt động khác nhau, nhưng có một điểm chung:
    • Lãnh đạo là người Trung Quốc,
      xuất thân từ chính quyền Bắc Kinh.


    Khuất Đông Ngọc (Qu Dongyu) là thứ trưởng bộ nông nghiệp Trung Quốc trước khi qua làm việc tại Tổ Chức Lương Thực và Nông Nghiệp Liên Hiệp Quốc FAO vào năm 2015. Chỉ vài năm sau, nhân vật này đã được bầu làm tổng giám đốc tổ chức này vào tháng 6 năm 2019, sau một trận chiến tranh giành ảnh hưởng gay gắt, chống lại các ứng cử viên từ châu Âu và Hoa Kỳ.

    Triệu Hậu Lân (Houlin Zhao) đứng đầu Cục Tiêu Chuẩn Viễn Thông Trung Quốc trước khi gia nhập Liên Minh Viễn Thông Quốc Tế ITU vào năm 2015, và đến năm 2018 là được lên làm lãnh đạo.

    Tương tự như vậy, bà Liễu Phương (Fang Liu) nguyên là người đứng đầu ngành hàng không dân dụng Trung Quốc, đã được cử qua làm việc tại Tổ Chức Hàng Không Dân Dụng Quốc Tế ICAO vào năm 2007. Bà đã lên làm lãnh đạo tổ chức này vào năm 2015.

    Còn ông Lí Dũng (Li Yong) là thứ trưởng tài chính của Trung Quốc trước khi qua lãnh đạo UNIDO từ năm 2013.




    Kế hoạch tỉ mỉ, được chuẩn bị từ lâu

    Theo ghi nhận của Edouard Tétreau, đà thăng tiến của các nhân vật Trung Quốc nói trên hoàn toàn không có gì là ngẫu nhiên, mà là kết quả của cả một kế hoach được vạch ra một cách tỉ mỉ.

    Chiến lược của Trung Quốc là gửi các cán bộ chính trị và hành chính xứng đáng và năng nổ nhất của họ qua “nằm vùng” trong các cơ quan quản lý toàn cầu mà Bắc Kinh đánh giá là có giá trị chiến lược nhất cho họ, rồi chờ dịp là lên giành chức lãnh đạo. .

    Ở New York, nơi đặt trụ sở Liên Hiệp Quốc, giới ngoại giao và chuyên gia ngày càng có thái độ quan ngại trước cách làm của Trung Quốc, vì lẽ Bắc Kinh hầu như đã dùng mọi phương cách để đạt được mục tiêu.




    Thủ đoạn gây sức ép và hù dọa

    Một chuyên gia phân tích thừa nhận:
    • “Chúng tôi không đánh lại được Trung Quốc. Họ gửi hàng chục cộng tác viên qua làm việc miễn phí cho các tổ chức vốn bị ràng buộc chặt chẽ về ngân sách”.

    Một số quan sát viên khác thì đề cập đến những thủ đoạn “gây áp lực”, “dọa nạt” nhắm vào các quốc gia được Trung Quốc trợ giúp tài chính, nhưng lại muốn thúc đẩy các ứng cử viên khác.

    Những cách làm bị cho là “bất minh” này rất mới đối với một quốc gia được cho là luôn chú ý đến các quy tắc và thông lệ của ngoại giao thế giới, đã tạo nên những mối lo ngại chính đáng.

    Loạt đơn kiện về tội vu khống được tập đoàn Trung Quốc Hoa Vi tung ra gần đây nhắm vào các nhà nghiên cứu nổi tiếng của Pháp là một phần trong số thủ đoạn dọa nạt đó.

    Các hành động đó cho thấy rõ là Trung Quốc đặt lên hàng ưu tiên chiến lược việc kiểm soát của các tổ chức quản lý toàn cầu cũng như việc triển khai khắp thế giới đại tập đoàn viễn thông của họ vốn do một cựu sĩ quan quân đội Trung Quốc, một đảng viên Cộng Sản thành lập.




    Phương Tây nên thức tỉnh

    Đối với tác giả bài phân tích,
    • Trung Quốc đang cố sức giành quyền kiểm soát những lãnh vực sẽ nhào nặn tương lai của thế giới :
      • từ các chuẩn mực,
        hệ thống phân phối,
        cho đến các hạ tầng cơ sở nông sản thực phẩm,
        công nghiêp kỹ thuật số,
        hàng không,
        vũ trụ
        và viễn thông.
    • Trong khi đó thì phương Tây dường như chỉ chú ý đến vấn đề tiền bạc hay những thứ phù phiếm.

              
    • Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế hiện do một người Bulgari lãnh đạo,
      Ngân Hàng Thế Giới thì trong tay một người Mỹ.
      Ngoài ra còn có một người Phần Lan nắm Tổ Chức Khí Tượng Thế Giới,
      một người Gruzia phụ trách Tổ Chức Du Lịch Thế Giới,
      và một người Pháp nắm cơ quan văn hóa UNESCO.


    Tác giả kết luận:
    • Tình hình không bao giờ là quá muộn, và kết cục không phải lúc nào cũng tồi tệ.
      Thế nhưng, nếu phương Tây vẫn còn mất đoàn kết, vẫn tiếp tục đấu tranh vì quá khứ, mà từ bỏ các chủ đề của tương lai để chúng lọt vào tay Trung Quốc, thì quả đúng là tương lai của thế giới sẽ được viết bằng tiếng Hoa.






    http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/2 ... %CC%80o-ok
              
              

Trung Quốc : Kế hoạch « con đường tơ lụa » và mưu kế thứ 36

Đã gửi: Thứ ba 24/12/19 13:25
bởi Hoàng Vân
  •           





    Trung Quốc :
    Kế hoạch "con đường tơ lụa"
    và mưu kế thứ 36

    _______________________________________
    Minh Anh _ 01/12/2019





              

    Bản đồ kế hoạch Con đường Tơ lụa mới của Trung Quốc. Reuters

              





    Theo truyền thuyết, cách nay hơn 4000 năm, vua Nghiêu và vua Thuấn đã nghĩ ra môn cờ vây để giáo huấn những vị hoàng tử còn thiếu chín chắn. Giờ đây, người ta thường có xu hướng diễn giải dự án « Một vành đai Một con đường – BRI » như là một phần của ván cờ vây với phương Tây.




    Cờ vây hay cờ tướng ?

    Bản thân cái tên bằng tiếng Hoa « Yi Dai Yi Lu » (Nhất Đới Nhất Lộ) có nghĩa là « Một Vành Đai, Một Con Đường » cũng đã nói lên điều đó. Khác với môn cờ tướng, mục đích của cờ vây là làm thế nào vây hãm nhưng vẫn để lại một khoảng không gian cho đối phương.

    Tính chất thời gian dài hạn cũng phù hợp với lô-gic của một phần cờ vây hơn là cờ tướng :
    • một trận đấu chiến lược trong một không gian địa lý cụ thể
      với những cuộc chinh phục
      • lãnh thổ,
        thị trường,
        nguồn nguyên liệu
        và nhất là công nghệ
      mà Trung Quốc tuyệt đối cần đến.
    Tầm nhìn này dành ít chỗ cho sự hợp tác. Rõ ràng, đây chính là quan điểm của Mỹ hiện đang xem Trung Quốc như là một đối thủ chiến lược.

    Ông Jean-Joseph Boillot, chuyên gia Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp (IRIS) trên tờ Diplomatie (số ra tháng 11-12/2019) đặt câu hỏi :
    • Liệu người ta có thể hình dung ra một kịch bản chiến lược khác hay không ?
      Như ý tưởng về một cuộc chơi mà đôi bên cùng có lợi chẳng hạn ?

    Tại Bắc Kinh, người ta đưa ra giải thích như vậy. Ngoài ra còn có luận điểm « không chấp nhận Mỹ hoặc Trung Quốc chiếm ưu thế ». Trò chơi đa cực này, như mong muốn của Pháp, thật ra đã được ghi trong học thuyết chính thức của Bắc Kinh : Đó chính là một « Cuộc Mặc Cả Mới » toàn cầu dựa trên
    • một sự tăng trưởng toàn cầu
      được thúc đẩy nhờ vào những cơ sở hạ tầng tại những nước đang phát triển.

    Tuy nhiên, một cuộc chơi đa cực đòi hỏi phải có một số điều kiện cân bằng và do vậy dẫn đến một « trò chơi chiến lược » với Bắc Kinh, dù có mang tính hợp tác hay là không.
    • Ví dụ, người ta biết là Ấn Độ phản đối mạnh mẽ BRI
      mà nước này xem như là một mối đe dọa tại những nước lân cận của mình do tương quan lực lượng bất cân xứng.





    Ba mươi sáu kế

    Từ góc nhìn này, nhà nghiên cứu Pháp, Jean-Joseph Boillot đặt tiếp một câu hỏi :
    • Vậy chúng ta có thể giải mã thế nào trò chơi chiến lược của Bắc Kinh hiện nay ?

    Theo ông, trước hết chúng ta có thể xuất phát từ một giả thuyết đơn giản như sau :
    • Giới chức lãnh đạo Trung Quốc đã được đào tạo theo khuôn mẫu, theo đó, những luận đề chiến lược cổ điển nắm giữ một vai trò chủ đạo.
    Nhưng thay vì tìm cách miêu tả các ý đồ « tiên quyết » như đối tượng nghiên cứu của Binh Pháp Tôn Tử, người ta có thể dựa vào « Tam thập lục kế - 36 kế sách », chú trọng đến mưu kế hơn và do vậy cho phép giải mã sau khi các hành vi « được tiết lộ ».

    Được tìm thấy một cách tình cờ năm 1939 tại một ngôi chợ ở miền bắc Trung Quốc, luận đề 36 kế sách đã được Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân công bố năm 1961 và được sử dụng rộng rãi trong suốt thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa (1966 – 1976), giai đoạn mà những nhà lãnh đạo Bắc Kinh hiện nay mới chập chững bước vào hoạt động chính trị.

    Ba mươi sáu kế được phân chia trong 6 tình huống :
    1. thắng chiến kế,
    2. địch chiến kế,
    3. công chiến kế,
    4. hỗn chiến kế,
    5. tịnh chiến kế
    6. và bại chiến kế.
    Vậy những loại mưu kế nào và những « trò chơi » nào đã được Bắc Kinh ngầm áp dụng trong trường hợp dự án « Một vành đai Một con đường » ?

    Điều gây nhiều ngạc nhiên là
    • cả trên phương diện tuyên truyền
      lẫn trong việc thực thi dự án này,
      Bắc Kinh áp dụng ít nhất là khoảng hai chục trong số 36 kế sách, cụ thể là toàn bộ 18 chước trong tình huống
      thắng chiến kế,
      công chiến kế
      và địch chiến kế.
    • Ngược lại, trong tình huống
      hỗn chiến kế
      hoặc tịnh chiến kế,

      Bắc Kinh chỉ áp dụng một nửa các kế sách
    • và cho đến lúc này, không áp dụng kế sách nào trong tình huống bại chiến kế.





    Mưu kế thứ 36

    Câu hỏi chính còn lại là chước thứ 36 nổi tiếng :
    • « Tẩu vi thượng kế ».
    Kế sách này lại phù hợp với nghịch lý được kinh tế gia Patrick Artus nêu lên trong một bài viết mang tính khiêu khích gần đây đề tựa :
    • « Mô hình kinh tế ʺtự cung tự cấpʺ mới của Trung Quốc :
      Đâu là những tác động đối với nền kinh tế toàn cầu ? ».

    Trên thực tế,
    • tất cả các chỉ số cơ bản của nền kinh tế Trung Quốc cho thấy có một sự co cụm theo hướng tự cung tự cấp từ vài năm nay,
    • dù rằng BRI thường xuyên được diễn giải như là một cuộc chinh phục thế giới của đế chế Trung Hoa.
    Chắc chắn người ta có thể phỏng đoán rằng đây chỉ là một sự nghịch lý. Thế nhưng, trong trường hợp dự án BRI thất bại, hay bị phản đối mạnh mẽ, Bắc Kinh đã có sẵn một chiến lược thoái lui, cũng giống như triều đại nhà Minh ở thế kỷ XV khi cho triệu hồi hạm đội danh tiếng của đô đốc Trịnh Hòa (Zheng He) và quyết định đóng cửa Đế chế.

    Cuối cùng tác giả kết luận, dù việc thoái lui hiện nay dường như ít có khả năng xảy ra, thì trong mọi trường hợp, kế thứ 36 này cho phép củng cố vị thế thương thuyết của Bắc Kinh trong một « cuộc chơi » hoàn toàn mở rộng, hoặc ít ra là chiếu theo chiến lược cổ xưa này.





    http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/2 ... 1%BB%A9-36
              
              

Đan Mạch: Trung Quốc lợi dụng khoa học vì mục đích quân sự tại Bắc Cực Đăng ngày: 30/11/2019 - 10:39 Sửa đổi ngày: 30/1

Đã gửi: Thứ ba 24/12/19 13:34
bởi Hoàng Vân
  •           





    Đan Mạch:
    Trung Quốc lợi dụng khoa học
    vì mục đích quân sự
    tại Bắc Cực

    _______________________________________
    Thùy Dương _ 30/11/2019





              

    Quân đội Trung Quốc đang muốn tham gia các cuộc thám hiểm Bắc Cực. © Svebor Janjc

              






    Tình báo Quốc phòng Đan Mạch hôm qua 29/11/2019
    • tiết lộ quân đội Trung Quốc ngày càng tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học để tiếp cận Bắc Cực
    • và cảnh báo nguy cơ cuộc ganh đua địa chính trị ở khu vực này ngày càng được đẩy mạnh, gây bất ổn trong khu vực.

    Trong một báo cáo thường niên đánh giá rủi ro, Tình báo Quốc phòng Đan Mạch cho biết « một trò chơi quyền lực mới » giữa Nga, Hoa Kỳ và Trung Quốc đang được hình thành, làm gia tăng căng thẳng trong khu vực. Đặc biệt, Trung Quốc trong những năm gần đây đã đầu tư rất nhiều vào nghiên cứu Bắc Cực.

    Tuy nhiên, lãnh đạo cơ quan Tình báo Quốc phòng Đan Mạch Lars Findsen lưu ý là các cuộc thám hiểm nghiên cứu của Trung Quốc tại Bắc Cực không chỉ phục vụ khoa học mà nhắm tới « mục tiêu kép ». Quân Trung Quốc ngày càng muốn tham gia vào các cuộc thám hiểm Bắc Cực. Báo cáo nhấn mạnh rất có thể các cơ quan dân sự và quân sự của Trung Quốc sẽ hợp tác để khám phá Bắc Cực và hướng đến khả năng hoạt động tại khu vực này.

    Trung Quốc, vốn tự cho là một nước « gần như thuộc Bắc Cực », có tham vọng giành được nhiều quyền tiếp cận các nguồn tài nguyên chưa được khai thác tại vùng này và có thể tiến hành các giao dịch nhanh hơn thông qua tuyến đường biển phía Bắc. Reuters nhắc lại là hồi năm 2017, Bắc Kinh đã đưa các tuyến đường biển ở Bắc Cực vào dự án gọi là Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường, nhằm củng cố mối quan hệ của Trung Quốc với phần còn lại của thế giới thông qua các dự án và nghiên cứu cơ sở hạ tầng.

    Tranh cãi ở Bắc Cực liên quan đến hiện tượng Trái đất bị hâm nóng và khả năng tiếp cận các nguồn khoáng sản đã nổ ra vào tháng 05/2019 khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo
    • cáo buộc Nga có hành vi hung hăng tại khu vực này
      và nhấn mạnh cần theo dõi các hành động của Trung Quốc ở Bắc Cực.

    Do Nga tăng cường khả năng quân sự ở Bắc Cực, một số quốc gia khác ven biển Bắc Cực cũng đã đẩy mạnh khả năng quân sự của riêng họ trong khu vực. Báo cáo của Tình báo Quốc phòng Đan Mạch còn cho biết chiến lược mới về Bắc Cực của Hoa Kỳ được công bố vào tháng 06/2019 cùng với ý kiến ​​từ các quan chức chính phủ và quốc phòng cấp cao của Mỹ cũng đã góp phần làm gia tăng căng thẳng tại Bắc Cực.

    Mối quan tâm ngày càng tăng của Hoa Kỳ đối với Bắc Cực đã được thể hiện rõ hơn vào tháng 08 khi tổng thống Donald Trump đề nghị mua Greenland của Đan Mạch. Ý tưởng của chủ nhân Nhà Trắng sau đó đã nhanh chóng bị chính phủ Đan Mạch và nhà chức trách Greenland bác bỏ.





    http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/2 ... %E1%BB%B1c
              
              

« Vừa đấm vừa xoa », Trung Quốc thao túng Liên Hiệp Quốc

Đã gửi: Thứ sáu 27/12/19 18:05
bởi Hoàng Vân
  •           





    "Vừa đấm vừa xoa",
    Trung Quốc
    thao túng Liên Hiệp Quốc

    _______________________________________
    Thụy My _ 07/12/2019





              

    Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị trong buổi họp báo về quan hệ ngoại giao với đảo quốc Kiribati, bên lề Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, New York, ngày 27/09/2019. REUTERS/Mark Kauzlarich

              



    Cây gậy và củ cà rốt

    Liên quan đến châu Á, The Economist có bài viết
    • « Một chiến trường mới: Tại Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc vừa đấm vừa xoa để áp đặt quan điểm ».


    Mặc dù có quyền phủ quyết ở Hội đồng Bảo An, Bắc Kinh ít khi sử dụng đến. Tuy nhiên, trong hậu trường, các viên chức ngoại giao Trung Quốc sẵn sàng nhe nanh múa vuốt, còn các đồng nghiệp phương Tây lo chống đỡ. Liên Hiệp Quốc trở thành chiến trường của các quan điểm đối nghịch về trật tự thế giới.

    • Hồi tháng 10, cuộc đấu tranh chống lại việc tống giam hàng loạt người Duy Ngô Nhĩ là bằng chứng cho sự dữ dội của cuộc chiến ngoại giao. Anh Quốc bất ngờ đóng vai trò hàng đầu trong việc lên án vấn đề nhân quyền tại Trung Quốc. Đại diện Anh, bà Karen Pierce ra tuyên bố với chữ ký của 22 nước, kêu gọi cho tự do đến quan sát các trại cải tạo ở Tân Cương. Trung Quốc thuyết phục được khoảng mấy chục quốc gia độc tài, nhất là các nước Hồi giáo Trung Đông, ký một tuyên bố hoan nghênh hành động «chống khủng bố» của Bắc Kinh ở Tân Cương.

      Ngoài ra còn có những đe dọa và trả đũa. Các viên chức ngoại giao Trung Quốc nói với các đồng nhiệm Úc là nếu Canberra ký vào tuyên bố của Anh, thì sẽ không có được mảnh đất mà chính phủ Úc muốn để làm trụ sở mới cho đại sứ quán ở Bắc Kinh. Dù vậy Úc vẫn cứ ký !

      Trung Quốc hủy một sự kiện với Albani, một nước đồng ký tên khác.
    Jonathan Allen, phó đại sứ Anh tại Liên Hiệp Quốc, cho biết có quá nhiều áp lực, «nhưng chúng tôi phải bảo vệ các giá trị của mình cũng như nhân quyền».




    Chen chân vô các định chế,
    cài khẩu hiệu của Tập vào tài liệu LHQ


    Những nỗ lực của Trung Quốc trải rộng từ vấn đề nhân quyền cho đến phát triển kinh tế, và có hai mục đích chính.
    1. Trước hết là tạo ra một không gian an toàn cho đảng Cộng sản Trung Quốc, bảo đảm không bị các nước khác chỉ trích, mà họ gọi là « can thiệp vào chuyện nội bộ ».
    2. Kế đến là tìm cách đưa vào các văn bản của Liên Hiệp Quốc những từ ngữ của Tập Cận Bình.

    Bắc Kinh cảm thấy việc tổng thống Mỹ Donald Trump xa rời dần các định chế đa phương như Liên Hiệp Quốc là cơ hội cho mình. Từ khi ông Tập lên ngôi năm 2012, Trung Quốc đã tăng mạnh việc tham gia vào Liên Hiệp Quốc. Nay Trung Quốc là nước đóng góp nhiều thứ nhì, chỉ đứng sau Hoa Kỳ, cả về ngân sách lẫn công tác gìn giữ hòa bình.

    Các quan chức Trung Quốc còn giữ các vai trò hàng đầu trong nhiều định chế Liên Hiệp Quốc, kể cả chức giám đốc Tổ chức Lương Nông (FAO) – đánh bại một ứng cử viên được Mỹ ủng hộ, gây bất ngờ cho nhiều người. Sang năm, Trung Quốc sẽ trở thành một trong ba ủy viên của ủy ban kiểm sát việc chi tiêu của Liên Hiệp Quốc.

    Các vị trí mà quan chức Trung Quốc nắm lấy trong các định chế quốc tế thường ít được các nước quan tâm, nhưng mỗi một chiếc ghế giành được lại giúp tăng thêm một ít ảnh hưởng cho Bắc Kinh. Mỗi lần có cuộc bỏ phiếu về một vấn đề mà Trung Quốc coi là quan trọng, các nhà ngoại giao nước này thường thẳng thừng đề nghị một sự đổi chác : hoặc tài trợ cho một dự án nào đó, hoặc đe dọa cắt nguồn tiền ; tóm lại là mua quan hệ.




    Quan chức Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc lộng quyền

    Ảnh hưởng của Tập Cận Bình là rất rõ. Đa số các từ ngữ mà quan chức Trung Quốc cố gắng cài vào các tài liệu Liên Hiệp Quốc là các khẩu hiệu của ông Tập, chẳng hạn
    • « hợp tác đôi bên cùng có lợi »,
      « một cộng đồng cùng chia sẻ tương lai nhân loại » (hàm ý « đừng đụng vào Trung Quốc đấy ! »).

    • Trong ba năm liên tiếp, Trung Quốc đã thành công khi đưa vào nghị quyết về Afghanistan khái niệm Sáng kiến Vành đai Con đường (BRI) của Tập Cận Bình, được coi là một kế hoạch cơ sở hạ tầng toàn cầu « đôi bên cùng có lợi ».

      Bắc Kinh chiêu dụ được các quan chức Liên Hiệp Quốc cao cấp, kể cả tổng thư ký António Guterres, ca ngợi BRI là một mô hình phát triển toàn cầu.

      Năm 2018, Trung Quốc thuyết phục Hội đồng Nhân quyền ở Genève (mà Mỹ đã rút ra) « thúc đẩy hợp tác cùng có lợi » - có nghĩa là kềm chế những chỉ trích.

      Năm 2017, Trung Quốc cũng đã thành công trong việc cắt giảm ngân sách cho các tổ chức và chương trình xúc tiến nhân quyền.

      Cùng năm ấy, Ngô Hồng Ba (Wu Hong Bo), phó tổng thư ký Ủy ban Kinh tế Xã hội Liên Hiệp Quốc, đã trục xuất ông Dolkun Isa, một nhà hoạt động Duy Ngô Nhĩ ra khỏi một diễn đàn mà ông Isa là khách mời, đại diện cho một tổ chức phi chính phủ Đức. Tuy giữ một vị trí buộc phải khách quan, Ngô Hồng Ba sau đó lại lên truyền hình nhà nước Trung Quốc khoe khoang :
      • « Chúng ta phải kiên quyết bảo vệ lợi ích đất nước ».


    Một nhà ngoại giao nhận xét, Trung Quốc đã làm quá lố, và đến một lúc nào đó người ta sẽ bắt đầu chống lại. Tuy nhiên cũng có một số nước nhỏ ở châu Phi và Trung Đông, hầu hết là độc tài, lại không thích sự thống trị của Hoa Kỳ ở Liên Hiệp Quốc hậu chiến tranh lạnh.




    Quan chức Tân Cương bị trừng trị vì đàn áp người Duy Ngô Nhĩ chưa đủ mạnh

    Cũng liên quan đến Trung Quốc, Courrier International trích dịch các bài báo của The Guardian và New York Times, là những tờ báo đã tiết lộ 400 trang tài liệu mật bị rò rỉ từ trong nội bộ đảng Cộng sản, về các trại cải tạo Tân Cương. Tài liệu cho thấy Tập Cận Bình đã đích thân ra lệnh phải thẳng tay sử dụng các công cụ chuyên chính đối với người Duy Ngô Nhĩ.

    Một số văn bản còn mô tả số phận dành cho các quan chức không đủ cứng rắn khi thi hành chính sách đảng. Điển hình là trường hợp Vương Dũng Trí (Wang Yongzhi), qua bản báo cáo kiểm tra nội bộ đảng gồm 11 trang và bản cung dài 15 trang, có lẽ là bị bức cung.

    • Khi bắt đầu việc bắt đi cải tạo hàng loạt người Duy Ngô Nhĩ, Vương Dũng Trí đã tỏ ra mẫn cán, cho xây thêm hai trại cải tạo mới và gởi đến đó 20.000 người. Nhưng dần dà, lo ngại về hậu quả kinh tế và mối quan hệ với dân chúng, ông Vương đã « từ chối bắt những người cần bắt » – một lỗi lầm không thể tha thứ dưới mắt đảng.

      Thậm chí Vương Dũng Trí còn ra lệnh trả tự do cho 7.000 người đang bị cải tạo, « một hành động khả nghi cần phải cách chức, bắt giam và xét xử ».
    Báo cáo và bản thú tội của Vương Dũng Trí đã được đọc lớn giọng trước tất cả các đảng viên ở Tân Cương, như một lời cảnh cáo cho những ai không nhanh nhẩu chấp hành.





    http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/2 ... %E1%BB%91c
              
              

Tại sao quan hệ Trung Quốc-Thụy Điển xấu đi quá nhanh?

Đã gửi: Thứ tư 01/01/20 16:58
bởi Hoàng Vân
  •           





    Tại sao quan hệ
    Trung Quốc-Thụy Điển
    xấu đi quá nhanh?

    _______________________________________
    Yvette Tan, phóng viên BBC _ 26 tháng 9 2018





              

    Chương trình trào phúng Swedish News vừa làm về chủ đề khách du lịch Trung Quốc

              




    Xung đột ngoại giao giữa Trung Quốc và Thụy Điển là điều không ai có thể lường trước được. Nhưng mọi chuyện đang có vẻ xuống dốc không phanh chỉ trong vài tuần trở lại đây.




    Mọi chuyện bắt đầu từ đâu?

    Tất cả bắt đầu với một video gây sốt vào đầu tháng Chín, cho thấy cảnh một số khách du lịch Trung Quốc đã bị cảnh sát Thụy Điển đuổi ra khỏi một khách sạn ở Stockholm.

    Một người đàn ông Trung Quốc và bố mẹ ông bị cáo buộc đến khách sạn lúc nửa đêm, nhiều tiếng trước giờ lấy phòng. Họ yêu cầu ở lại tiền sảnh khách sạn nhưng bị từ chối, và cuối cùng bị cảnh sát buộc phải rời đi.

    Trong video, người đàn ông Trung Quốc la hét bằng tiếng Anh:
    • "Đây là giết [người]. Đây là giết [người]"
    trong khi bà mẹ than khóc bằng tiếng Trung Quốc, nói
    • "hãy cứu giúp,"
    trong khi các nhân viên cảnh sát đứng nhìn xung quanh.

    Video này nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội Trung Quốc, và có tới hàng triệu lượt xem và hàng ngàn các bình luận khác nhau. Một số người chỉ trích cảnh sát Thụy Điển đã hành xử quá khắc nghiệt, trong khi những người khác cho rằng gia đình này đã "kịch tính hóa" sự việc một cách không cần thiết.

              

    Nhiều truyền thông nhà nước Trung Quốc, bao gồm Beijing TV, đã phát sóng video này

              
    Và khi video đang lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội, đại sứ quán Trung Quốc ở Thụy Điển đã yêu cầu chính phủ nước sở tại xin lỗi, nói rằng các hành động của cảnh sát "vi phạm nhân quyền cơ bản của công dân Trung Quốc".

    Tuy nhiên, một người quản lý khách sạn nói với tờ báo Thụy Điển Aftonbladet rằng gia đình này đã đặt phòng khách sạn sai ngày, và khi được thông báo điều này thì cả ba người "từ chối rời đi".




    Chuyện chỉ có thế thôi sao?

    Không, mọi thứ sau đó trở nên tồi tệ hơn.

    Hôm 21/9, Svenska Nyheter, một chương trình truyền hình trào phúng được phát sóng trên đài truyền hình quốc gia Thụy Điển SVT, đã có một phần chương trình mỉa mai, châm chọc về khách du lịch Trung Quốc.

    Chương trình chiếu lại video khoảnh khắc các ba du khách Trung Quốc kia bị khiêng ra khỏi khách sạn và kèm theo một đoạn hài kịch được lồng tiếng Quan Thoại về những điều khách du lịch Trung Quốc "Nên và Không nên làm". Trong đoạn hài kịch, người dẫn chương trình nói khách du lịch không nên vừa ăn uống vừa "ỉa đái bên ngoài các địa danh tham quan lịch sử".

              

    Một hình ảnh trong đoạn hài kịch của show Swedish News đăng trên trang video trực tuyến Youku của Trung Quốc, về những điều khách du lịch TQ nên và không nên làm

              

    • "Nếu bạn thấy một người đi dạo trên phố với chú chó của họ, điều này không có nghĩa họ mang theo bữa trưa của họ đâu," đoạn hài kịch nhắn nhủ.
    Video cũng cho rằng người Trung Quốc phân biệt chủng tộc, nhưng Thụy Điển thì chào đón người da đen, người Ả Rập, người Do Thái và "thậm chí cả người đồng tính luyến ái".
    • "Bởi vì ở Thụy Điển, chúng tôi tin vào các nguyên tắc của giá trị nhân quyền. Mặc dù những nguyên tắc này không áp dụng cho người Trung Quốc," người dẫn chương trình nói.

    Video kết thúc với người dẫn chương trình nói rằng Thụy Điển sẵn lòng chào đón du khách Trung Quốc, nhưng họ sẽ "ăn một trận đòn" nếu cư xử không phù hợp.

    Video này lan truyền rộng rãi trên Youku, một trang video trực truyến giống như Youtube ở Trung Quốc.






    Trung Quốc phản ứng như thế nào?

    Rất nhiều người Trung Quốc đã phản ứng giận dữ trên Sina Weibo.

    Những dòng hashtag #SwedishTVShowInsultsChinesePeople (Chương trình Thụy Điển lăng mạ người Trung Quốc) có tới hơn 34 triệu theo dõi.
    • "Điều này không thể tha thứ. Tôi thừa nhận khách du lịch Trung Quốc cư xử xấu hổ, nhưng họ không nên sỉ nhục toàn bộ Trung Quốc như thế này. Họ nên xin lỗi," một người bình luận viết.

      "Họ cố tình phụ đề đoạn hài kịch bằng tiếng Trung Quốc ... rõ ràng là họ muốn chúng ta biết họ đang sỉ nhục chúng ta," một người khác viết.

      "Một cách để phản đối Thụy Điển là hãy tẩy chay họ đi. Không đi du lịch ở đó, tẩy chay IKEA, H&M và Volvo," một người dùng khác bình luận và quan điểm này cũng được nhiều người chia sẻ.
    Chính phủ Trung Quốc cũng tức giận không kém.
    • "[Chương trình này] cho một sự sỉ nhục và sự tấn công ác ý vào Trung Quốc và người dân Trung Quốc," phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Cảnh Sảng nói. "Chúng tôi mạnh mẽ lên án [nó]."
    Ông nói thêm rằng Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Trung Quốc tại Thụy Điển đã có những động thái "phản đối mạnh mẽ" với Stockholm.



    Giám đốc giải trí đài SVT Thomas Hall nói với BBC rằng mục đích của chương trình là
    • "bình luận về các vấn đề hiện tại bằng cách sử dụng sự châm biếm và hài hước".
    Ông Hall nêu rõ quan điểm này trong một tuyên bố rằng đoạn hài kịch đăng trên Youku là để
    • "thu thập phản ứng của Trung Quốc",
    và nói thêm rằng
    • "đây là một sai lầm, vì toàn bộ thông điệp và mục đích của chúng tôi bị [hiểu lầm] ... chúng tôi nhận ra rằng đây có thể là một sự xúc phạm, chúng tôi thật sự xin lỗi."






              

    Việc Trung Quốc giam giữ Quế Mẫn Hải (phải) vẫn đang là một vấn đề đang bàn thảo giữa hai nước.

              

    Vậy chẳng lẽ mối quan hệ của Trung Quốc và Thụy Điển lại có thể rạn nứt chỉ vì vài khách du lịch và một show hài hước hay sao? Không hẳn. Đây là chỉ là dấu hiệu cho thấy rõ hơn nền tảng mối quan hệ đã có nhiều vấn đề từ trước, tiềm tàng bấy lâu nay.

    Đức Đạt Lai Lạt Ma - nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng mà Bắc Kinh coi là mối đe dọa ly khai - đã đến Thụy Điển hồi đầu tháng này. Tuy nhiên, truyền thông nhà nước Trung Quốc cho rằng căng thẳng hiện tại không liên quan đến Đức Đạt Lai Lạt Ma.

    Nhưng còn Quế Mẫn Hải, một công dân và nhà xuất bản sách người Thụy Điển có trụ sở tại Hồng Kông, bị chính quyền Trung Quốc bắt giữ hồi tháng Một khi ông đang trên đường đến Bắc Kinh từ tỉnh Ningbo, miền đông Trung Quốc. Khi đó ông đang đi cùng hai nhà ngoại giao Thụy Điển và được cho là đang trên đường đến gặp một bác sĩ chuyên khoa Thụy Điển. Tuy nhiên, truyền thông nhà nước Trung Quốc cáo buộc Thụy Điển đã tìm cách bí mật đưa ông ta ra khỏi Trung Quốc.

    Theo Viking Bohman, một nhà phân tích tại Viện Quan hệ Quốc tế Thụy Điển, "lời giải thích hợp lý nhất" cho sự cố trong mối quan hệ Trung Quốc-Thụy Điển là Quế Mẫn Hải.
    • "Tôi nghĩ là chừng nào Quế Mẫn Hải vẫn bị giam cầm ở Trung Quốc, thì đây sẽ là vấn đề căng thẳng lớn. Nếu các lời kêu gọi trả tự do cho Quế Mẫn Hải ngày càng gia tăng ở Thụy Điển, và nếu Trung Quốc không mảy may nhún nhường thì mối quan hệ rất có thể trở nên tệ hơn."






    https://www.bbc.com/vietnamese/world-45635497
              
              

Trung Quốc xây sân bay trong rừng ở Campuchia nhằm mục đích gì?

Đã gửi: Thứ tư 01/01/20 17:15
bởi Hoàng Vân
  •           





    Trung Quốc xây sân bay
    trong rừng ở Campuchia
    nhằm mục đích gì?

    _______________________________________
    VOA _ 24/12/2019





              

    Trung Quốc đang xây Phi trường quốc tế Dara Sakor ở Tỉnh Koh Kong.

              




    Một đường băng giữa rừng đang khơi dậy nhiều nghi ngờ về ý đồ của Trung Quốc đối với Campuchia và tham vọng quân sự của nước này trong khu vực. Theo một bài báo đăng trên báo New York Times thì phi đạo chạy dài ‘như một vết sẹo’ qua nơi từng là một khu rừng già hoang sơ ở vùng tây nam Campuchia.

    Một khi hoàn tất vào năm tới trên một dải bờ biển hẻo lánh, Sân bay Quốc tế Dara Sakor sẽ có đường băng dài nhất nước. Cách đó không xa, các công nhân đang đốn cây trong một công viên quốc gia để mở đường cho một cảng nước sâu có thể tiếp nhận tàu chiến.

    Công ty Trung Quốc xây cảng và phi đạo nói các cơ sở này chỉ được sử dụng vào các mục đích dân sự. Nhưng quy mô của thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đai tại Dara Sakor –bao gồm 20% bờ biển Campuchia trong thời gian 99 năm, đã làm nhiều người nghi ngờ.

    Các hoạt động tại Dara Sakor và các dự án khác của Trung Quốc ở gần đó đang làm dấy lên lo ngại là Bắc Kinh có kế hoạch biến quốc gia Đông Nam Á nhỏ bé này thành một tiền đồn quân sự.

    Những công trình xây dựng trước đó của Trung Quốc
    • trên các đảo đang tranh chấp ở Biển Đông,
    • trên khắp Ấn Độ Dương và xa hơn,
    • tới căn cứ quân sự đầu tiên của Bắc Kinh ở nước ngoài tại Djibouti, quốc gia vùng Sừng châu Phi -
    đã gióng lên hồi chuông báo động về tham vọng quân sự của Trung Quốc vào một thời điểm khi mà sự hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực đang suy yếu.



    Được biết đến như ‘chuỗi ngọc trai, , chiến lược quốc phòng của Trung Quốc có thể được nhiều lợi thế từ ‘viên ngọc quý’ Campuchia. Tờ New York Times trích lời Tiến sĩ Sophal Ear, một nhà khoa học chính trị tại Đại học Occidental ở Los Angeles, đặt nghi vấn:
    • Tại sao người Trung Quốc xuất hiện ở giữa một khu rừng để xây một đường băng?
    Tiến sĩ Ear tự trả lời:
    • “Điều này sẽ cho phép Trung Quốc phóng sức mạnh không quân của mình trên trên khắp khu vực và thay đổi toàn bộ luật chơi.”


    Campuchia, nước từng nhận được sự giúp đỡ hào phóng của phương Tây sau khi vùng nông thôn nước này bị tàn phá trong Chiến tranh Việt Nam, trước đây được coi như một nước nằm sâu trong quỹ đạo chính trị dân chủ phương Tây. Nhưng với tham vọng trở thành lãnh đạo nắm quyền lâu nhất Châu Á, Thủ tướng Hun Sen đã quay lưng với các cuộc bầu cử tự do và nền pháp trị. Ông ta mạnh mẽ đả kích Hoa Kỳ và quay sang sưởi ấm quan hệ Trung Quốc, hiện là nhà đầu tư và đối tác thương mại lớn nhất của Campuchia.



    Các quan chức quân sự Mỹ cho biết là tiếp tục đi xuống dọc theo bờ biển từ Dara Sakor, Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận độc quyền để mở rộng một căn cứ hải quân Campuchia hiện có, dù Bắc Kinh một mực phủ nhận là họ có ý đồ quân sự ở Campuchia. Trung tá Dave Eastburn, người phát ngôn của Lầu Năm Góc nhận định qua email với báo NYT:
    • “Chúng tôi lo ngại đường băng và các cơ sở của bến cảng tại Dara Sakor đang được xây dựng trên quy mô lớn đủ để có thể được dùng vào các mục đích quân sự, vượt xa nhu cầu cơ sở hạ tầng hiện tại và các hoạt động thương mại như dự kiến.”
    Trung Tá Eastburn nói:
    • “Bất kỳ bước nào của chính phủ Campuchia, mời chào sự hiện diện quân sự của nước ngoài, cũng sẽ làm xáo trộn hòa bình và ổn định ở Đông Nam Á.”


    Một báo cáo của tình báo Mỹ công bố trong năm nay nêu lên khả năng Campuchia đang rơi vào chế độ chuyên chế giữa lúc ông Hun Sen siết chặt quyền lực nắm trong tay trong suốt 34 năm qua, dẫn đến sự hiện diện của quân đội Trung Quốc tại nước này.

    Ông Hun Sen phủ nhận ông đang để cho quân đội Trung Quốc thiết lập sự hiện diện ở Campuchia. Chính phủ của Hun Sen tuyên bố đường băng và cảng Dara Sakor sẽ biến khu rừng nhiệt đới hẻo lánh trở thành một trung tâm hậu cần toàn cầu, có thể ‘tạo ra những phép lạ’, như chương trình quảng cáo Dara Sakor nói. Một người phát ngôn của chính phủ Campuchia, Pay Siphan, khẳng định:
    • “Sẽ không có mặt quân đội Trung Quốc ở Campuchia, không hề có, Ai nói có là bịa đặt.”
    Ông nói có lẽ “người da trắng muốn kiềm giữ Campuchia” bằng cách ngăn nỗ lực phát triển kinh tế của nước này.”





    https://www.voatiengviet.com/a/trung-qu ... 17080.html
              
              

Phải chăng Trung Quốc đang lập tiền đồn quân sự tại Cam Bốt ?

Đã gửi: Thứ tư 01/01/20 17:32
bởi Hoàng Vân
  •           





    Phải chăng Trung Quốc
    đang lập tiền đồn quân sự
    tại Cam Bốt ?

    _______________________________________
    Mai Vân _ 26/12/2019





              

    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và thủ tướng Hun Sen tại Phnom Penh, năm 2016. REUTERS/Samrang Pring

              




    • Một phi đạo dài đến 3400 mét, tức là có thể dễ dàng dùng cho mọi loại phi cơ quân sự, ngay trong rừng già Cam Bốt, trên một vùng đất mà một tập đoàn Trung Quốc thuê được với thời hạn 99 năm ;
    • cách đấy không đầy 50 dặm là một căn cứ Hải Quân mà báo chí cho rằng Quân Đội Trung Quốc đã được chính quyền Cam Bốt bí mật cho quyền đồng sử dụng trong vòng 30 năm :
    Hai yếu tố trên đây đã làm dấy lên lo ngại về một tính toán của Bắc Kinh đang muốn biến quốc gia Đông Nam Á này thành một tiền đồn giúp Trung Quốc khống chế toàn khu vực.

    Trong một bài phân tích mang tựa đề “Một phi đạo khuấy động mối nghi ngờ về kế hoạch của Trung Quốc đối với Cam Bốt”, nhật báo Mỹ The New York Times ngày 23/12/2019 đã ghi nhận mối quan ngại đó khi cho rằng:
    • “Chiến lược quân sự chuỗi ngọc trai của Trung Quốc phụ thuộc vào các tiền đồn khu vực ở nơi xa. Một số người nghĩ rằng Cam Bốt đang trở thành một trong những tiền đồn đó”.


    Theo ghi nhận của đặc phái viên tờ báo Mỹ, được cử đến tận vùng Dara Sakor, nơi có sân bay và phi đạo đang được xây dựng, thì khi hoàn thành vào năm tới bên một bãi biển hẻo lánh, Phi Trường Quốc Tế Dara Sakor sẽ tự hào là có một phi đạo dài nhất Cam Bốt, được hoàn thành với loại khúc cua hẹp rất được phi công máy bay chiến đấu ưa thích. Gần đấy, các công nhân đang đốn cây của một công viên quốc gia để mở đường đến một hải cảng đủ sâu để tàu hải quân có thể cập bến.

    Tập đoàn Trung Quốc có quan hệ chặt với chính giới, đảm trách xây dựng phi đạo và hải cảng khẳng định đó là các cơ sở dân sự. Thế nhưng, quy mô của thỏa thuận thuê đất tại Dara Sakor, với thời hạn 99 năm, chiếm 20% bờ biển Cam Bốt, đã làm tăng mối nghi ngờ về tính chất dân sự thuần túy của các cơ sở này, nhất là khi một phần của dự án đã được xây dựng cho đến nay đã bị bỏ hoang trong rừng rậm.




    Cam Bốt: Bàn đạp cho Không Quân Trung Quốc ở Đông Nam Á ?

    Theo tờ báo Mỹ, hoạt động tại Dara Sakor và các dự án khác của Trung Quốc gần đó đang làm dấy lên nỗi lo ngại theo đó Bắc Kinh đang âm mưu biến quốc gia Đông Nam Á nhỏ bé này thành một tiền đồn quân sự trong thực tế.

    Đối với New York Times, cho đến nay, các công trình xây dựng vô số của Trung Quốc trên các hòn đảo đang tranh chấp ở Biển Đông, trên khắp Ấn Độ Dương, rồi đến căn cứ quân sự đầu tiên của Bắc Kinh ở hải ngoại, tại Djibouti ở vùng Sừng Châu Phi, đã gióng lên hồi chuông báo động về tham vọng quân sự của Trung Quốc, vào lúc mà sự hiện diện của Mỹ trong khu vực trên đà suy yếu.

    Được biết đến dưới tên gọi “chuỗi ngọc trai”, chiến lược quốc phòng của Bắc Kinh, như vậy sẽ có thêm một viên ngọc quý ở Cam Bốt.

    Trả lời nhật báo Mỹ, ông Sophal Ear, chuyên gia khoa học chính trị tại Đại Học Occidental ở Los Angeles đã giải thích lý do vì sao Trung Quốc lại cho xây phi đạo ngay giữa rừng: Đó là vì nơi đó sẽ là bàn đạp cho Không Quân Trung Quốc
    • “triển khai sức mạnh ra toàn khu vực và thay đổi toàn bộ cuộc chơi”.


    Khi mở rộng uy lực ra nước ngoài, Trung Quốc đã va vào chiếc ô an ninh khu vực được Mỹ định hình từ nhiều thập kỷ trước. Cam Bốt là nước từng được hưởng những chi viện rất hào phóng của phương Tây, nhưng để bám víu vào quyền hành, thủ tướng Hun Sen đã đi theo xu hướng độc đoán, quay lưng lại với các cuộc bầu cử tự do và nhà nước pháp quyền. Về đối ngoại, ông đã đả kích Mỹ để nồng nhiệt bám lấy Trung Quốc, nước hiện trở thành nhà đầu tư và đối tác thương mại lớn nhất của Cam Bốt.




    Một cơ sở lưỡng dụng, nhẹ phần dân sự nhưng nặng phần quân sự

    Theo giới chức quân sự Mỹ, mà New York Times trích dẫn, Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận độc quyền mở rộng một căn cứ hải quân Cam Bốt hiện hữu nằm ngay phía dưới Dara Sakor. Bắc Kinh dĩ nhiên đã phủ nhận ý đồ quân sự của họ ở Cam Bốt.

    Trung tá Dave Eastburn, phát ngôn viên Lầu Năm Góc, lưu ý là Hoa Kỳ
    • “lo ngại rằng phi đạo và các cơ sở cảng tại Dara Sakor đang được xây dựng trên quy mô lớn để được sử dụng cho mục đích quân sự, vượt xa nhu cầu cơ sở hạ tầng hiện tại được dự trù cho hoạt động thương mại”

    Viên chức này nói thêm:
    • “Bất kỳ bước nào của chính quyền Cam Bốt nhằm mời quân đội nước ngoài hiện diện sẽ làm xáo trộn hòa bình và ổn định ở Đông Nam Á”.



    Về phần mình, thủ tướng Hun Sen đã phủ nhận việc để cho quân đội Trung Quốc xây dựng căn cứ tại Cam Bốt. Chính quyền Phnom Penh thì tuyên bố rằng đường băng và cảng Dara Sakor sẽ biến khu rừng nhiệt đới hẻo lánh này thành trung tâm hậu cần toàn cầu, nơi sẽ tạo nên “kỳ tích”. Theo Pay Siphan, một phát ngôn viên chính phủ Cam Bốt, thì
    • “sẽ không có quân đội Trung Quốc ở Cam Bốt, hoàn toàn không, và nói như vậy là bịa đặt. Có thể là người da trắng muốn kìm hãm Cam Bốt bằng cách ngăn không cho chúng tôi phát triển kinh tế”.





    Thỏa thuận đất đai bất thường

    Cho dù chính quyền Cam Bốt nhất mực cải chính về các “thỏa thuận” quân sự với Trung Quốc, báo New York Times đã chỉ ra nhiều điểm bất thường trong hợp đồng đất đai giữa hai bên trên vấn đề Dara Sakor

    • Trước hết là lời chứng của một số cư dân. Vào tháng 7, một số người mặc quân phục có vũ trang trong đã đến ngôi nhà gỗ của Thim Lim, một ngư dân sống ở công viên quốc gia lớn nhất Cam Bốt để ra lệnh buộc ông rời đi.

      Ông Thim Lim cho biết rằng các quan chức của bộ Quản Lý Đất Đai đã thông báo nhà của ông sẽ bị phá hủy vào năm tới để nhường chỗ cho một “cảng quân sự do người Trung Quốc xây dựng”. Thông tin này đã được những dân làng khác tham dự cuộc họp xác nhận.

      Đất của ông Thim Lim nằm trong thỏa thuận cho thuê Dara Sakor hơn một thập kỷ trước với Union Development Group, một tập đoàn Trung Quốc chưa từng hoạt động tại nước ngoài, ngoại trừ việc mua lại 110.000 mẫu đất của Cam Bốt.


    Thỏa thuận này đã khả nghi ngay từ khi được lập ra:
    • Không có đấu thầu công khai;
    • tập đoàn Trung Quốc Union Development được trao hợp đồng thuê 99 năm, thời hạn dài gấp ba lần so với những gì luật đất đai Cam Bốt quy định,
    • tập đoàn cũng được miễn thanh toán tiền thuê trong một thập kỷ.
    • Chủ trì việc ký kết thỏa thuận Dara Sakor năm 2008 là Trương Cao Lệ, từng là một trong những lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc.

    Ngày 9/12, tướng Kun Kim, cựu tham mưu trưởng quân đội Cam Bốt , và gia đình ông, trở thành mục tiêu của các lệnh trừng phạt của Bộ Tài chính Mỹ vì trục lợi từ các mối quan hệ với một “thực thể nhà nước Trung Quốc” và sử dụng binh sĩ để “dọa nạt, phá hủy và giải phóng mặt bằng”. Tập đoàn Trung Quốc không được nêu tên, nhưng cư dân địa phương nói rằng đó là Union Development.

    Ngay cả với các điều khoản cho thuê hào phóng, một phần đã được xây dựng của Dara Sakor, khu phúc hợp nghỉ dưỡng, có rất ít người qua lại. Vào thời diểm nhà báo New York Times có mặt tại đấy, sân golf thì vắng hoe, sòng bài casino cũng không có khách. Nhà hàng đồ biển thì có duy nhất một gia đình Trung Quốc, mà họ lại mang theo đồ ăn trong túi nylon để khỏi phải trả tiền ăn cho nhà hàng.

    Thay vì rút ra khỏi liên doanh trì trệ, Union Development lại tiếp tục đầu tư mạnh hơn. Công trình mới tại Dara Sakor bao gồm đường băng dài 3.000 m và một cảng nước sâu có thể tiếp nhận các tàu 10.000 tấn.

    Ngoài ra, theo New York Times, việc ai là người kiểm soát liên doanh vẫn chưa rõ ràng với những tuyên bố trái ngược nhau.
    • Trong nhiều năm, Union Development tuyên bố Dara Sakor hoàn toàn thuộc tư nhân.

      Tuy nhiên, tướng Chhum Socheat, thứ trưởng Quốc Phòng Cam Bốt thì lại nói với báo Mỹ rằng cơ quan hàng không dân dụng của nước ông đang điều hành dự án sân bay, tức là không thể có liên kết với quân đội Trung Quốc.

      Thế nhưng Sin Chansereyvutha, phát ngôn viên của bộ trưởng Hàng Không Dân Dụng lại nói rằng: “Chúng tôi không có thỏa thuận” nào về sân bay Dara Sakor.


    Báo New York Times còn cho biết thêm :
    • Vào tháng Năm, Union Development đã trao cho thủ tướng Hun Sen một tấm séc trị giá 1 triệu đô la cho Hội Chữ thập đỏ Cam Bốt do phu nhân của ông điều hành.
    • Còn trụ sở chính của tập đoàn tại Phnom Penh thì được trang trí bằng ảnh của tướng Tea Banh, bộ trưởng Quốc Phòng Cam Bốt, sải bước trên sân golf Dara Sakor. Văn phòng chính của tập đoàn nằm ngay cạnh nhà bộ trưởng Quốc Phòng.






    http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/2 ... %B4%CC%81t
              
              

Virus Vũ Hán hay Virus Cộng sản đáng sợ hơn

Đã gửi: Thứ hai 03/02/20 16:55
bởi Hoàng Vân
  •           





    Virus Vũ Hán
    hay Virus Cộng sản đáng sợ hơn

    _______________________________________
    Trần Tuệ An _ 2020-02-02





              

    Hình minh hoạ. Cảnh sát đeo khẩu trang bảo vệ đứng canh tại một nhà ga xe lửa ở Bắc Kinh hôm 27/1/2020 _ AFP

              




    Trung Quốc vĩ đại

    Trung Quốc thời Tập Cận Bình đã có nhiều “ảo vọng” về việc “cai trị” thế giới với nhiều kế hoạch khổng lồ. Một trong những kế hoạch đó là “Made in China 2025”. Kế hoạch này nhằm giúp chính quyền Trung Quốc chi phối hoạt động sản xuất công nghệ cao trên toàn cầu.

    Kế hoạch thì rất vĩ đại, tuy nhiên, đầu năm 2020 cả thế giới đã chứng kiến, cái mà Trung Quốc đã xuất khẩu ra toàn thế giới không phải là công nghệ gì cao sang mà là một thảm hoạ y tế toàn cầu với tên gọi - Coronavirus Vũ Hán.

    Một số chuyên gia đã so sánh sự kiện virus Vũ Hán khởi phát từ Trung Quốc với sự kiện lây nhiễm virus bệnh than từ thành phố Sverdlovsk của Liên Xô năm 1979. Việc bùng phát bệnh than tại thành phố này đã khiến ít nhất 66 người tử vong. Khi nhà chức trách tới mở cuộc điều tra, họ tuyên bố rằng nguyên nhân do người dân ăn phải gia súc đã nhiễm mầm bệnh than.

    Tuy nhiên, đó chỉ là lời nói dối. Năm 1992, các nhà khoa học của trường đại học Harvard của Hoa Kỳ đã khám phá ra đó là một thử nghiệm vũ khí sinh học bí mật của quân đội Liên Xô.

    Năm 1986, tuy xảy ra thảm hoạ Chernobyl, nhưng chính quyền Xô Viết cũng ém nhẹm mọi thông tin và bằng chứng về tác hại của vụ nổ.




    Vũ khí sinh học

    Cho đến hiện nay, với sự bùng phát của loại coronavirus Vũ Hán, cũng đã có người nghi ngờ đó không phải là thiên tai, mà “nhân tai” từ các kế hoạch chế tạo vũ khí sinh học của quân đội Trung Quốc.

    Các nghi vấn về việc Trung Quốc thử nghiệm các vũ khí sinh học không phải là không có cơ sở.

    Chuyên trang về quân sự Defense One có điểm lại các thông tin mà phía Trung Quốc có tiết lộ về các ưu tiên cho các kế hoạch quân sự mà trong đó vũ khí sinh học luôn được coi là ưu tiên hàng đầu.

    Theo đó, năm 2010, một giáo sư đại học quân y của Trung Quốc là Guo Jiwei đã viết bài về ảnh hưởng của vũ khí sinh học tới các cuộc chiến trong tương lai.

    Năm 2015, Tướng He Fuchu - lúc đó là Giám đốc Học viện Quân y, sau này giữ chức Phó Giám đốc Học viện Quân sự Trung Quốc cũng cho rằng vũ khí sinh học sau này sẽ trở thành đỉnh cao tác chiến chiến lược.

    Năm 2017, Zhang Shibo - Tướng về hưu và cũng là Cựu Giám đốc Học viện Quốc phòng Trung Quốc có xuất bản một cuốn sách, trong đó kết luận rằng “Sự phát triển của công nghệ sinh học hiện đại là chỉ dấu cho thấy tính chất đặc biệt của một cuộc tấn công”.

    Năm 2017, trên tạp chí Khoa học về chiến lược quân sự - Một tạp chí chuyên ngành của Học viện Quốc phòng Trung Quốc cũng thể hiện quan điểm “sinh học là một lĩnh vực của chiến tranh quân sự”.




    Tình báo Trung Quốc núp bóng

    Trong thực tế, Trung Quốc cũng tìm nhiều cách để thúc đẩy việc phát triển công nghệ sinh học bằng nhiều cách khác nhau. Một cách nhanh nhất là tìm cách “tuyển dụng” các giáo sư đại học danh tiếng từ bên ngoài. Mới đây, một giáo sư danh tiếng của đại học Harvard đã bị Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cáo buộc là đã vi phạm luật pháp Hoa Kỳ khi không khai báo trung thực về việc tham gia dự án với Trường đại học Vũ Hán của Trung Quốc cùng với việc nhận các khoản lương và tài trợ nghiên cứu từ đại học Vũ Hán lên đến con số cả triệu USD.

    Mặc dù khó có bằng chứng cụ thể, nhưng chúng ta nên biết rằng, có bàn tay của Cơ quan Tình báo Hoa Nam đằng sau việc “tuyển dụng” giáo sư này.

    Từ hồi cuối năm ngoái, Cơ quan Điều tra Liên Bang (FBI) đã phải ra thông báo về việc thận trọng trước các kế hoạch tuyển dụng người tài từ các Viện nghiên cứu và các Trường đại học tại Hoa Kỳ của Trung Quốc. Trong đó không loại trừ các chuyên gia về công nghệ sinh học.




    Coi rẻ sinh mạng người dân

    Bài học từ sự bùng phát bệnh than ở Liên Xô năm 1979 cho thấy rằng, các chính quyền cộng sản dường như không quan tâm tới sinh mạng người dân của chính họ, miễn là đạt được các mục đích họ mong muốn.

    Các cách hành xử của chính quyền Liên Xô và Trung Quốc trước các thảm hoạ đều có điểm giống nhau. Đối với thảm hoạ bệnh than 1979 và Chernobyl 1986 thì do chính quyền Liên Xô gây ra. Đối với virus Vũ Hán, chưa có bằng chứng chính thức nên đây chỉ là nghi vấn.

    Tuy nhiên, cả chính quyền Liên Xô trước đây và Trung Quốc bây giờ đều giống nhau ở cách “ém nhẹm” thông tin về thảm hoạ, cho dù nó có thể đe doạ tính mạng của người dân đất nước họ.

    Khi thông tin về dịch virus mới xuất hiện, truyền thông Trung Quốc đã tìm cách ém nhẹm thông tin và giảm nhẹ độ nguy hiểm của dịch bệnh. Thậm chí công an địa phương còn truy tố 8 bác sĩ đã tìm cách thông tin về dịch bệnh. Thị trưởng thành phố Vũ Hán - ổ dịch, đã lên truyền hình Trung Quốc phân bua là tình trạng dịch bệnh muốn được thông báo phải có sự chuẩn thuận của cấp trên.

    Trung Quốc sau cùng cũng thừa nhận là phản ứng quá chậm trễ, khiến cho nhiều nạn nhân bị chết và số người bị nhiễm đã lan rộng.

    Chính việc che giấu thông tin bệnh dịch đã khiến nhiều người trên thế giới lo ngại về tính trung thực của Trung Quốc trước các vấn đề quốc tế.

    Chính vì vậy, mới đây, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo đã khẳng định: “Đảng Cộng sản Trung Quốc đang hiện hình như trung tâm của các đe doạ của thời đại chúng ta”.




    Thế còn Việt Nam?

    Việt Nam thì đang bị nhiễm cả hai loại virus Vũ Hán và Cộng sản. Nhiều người rất ngờ vực khi lẽ ra Việt Nam phải là quốc gia bị nhiễm nhiều nhất, vì Việt Nam có 6 tỉnh phía Bắc giáp biên giới Trung Quốc với rất nhiều cửa khẩu trên bộ. Các cửa khẩu này một ngày có ít nhất hàng ngàn người qua lại. Chưa kể lượng khách du lịch Trung Quốc sang Việt Nam dịp Tết Nguyên Đán rất nhiều, cả trăm ngàn người. Hệ thống y tế Việt Nam thì không thể nói là tiên tiến và hiện đại như các nước phát triển được. Thế nhưng con số người Việt Nam bị nhiễm virus được nhà chức trách Việt Nam thông báo rất ít. Điều này khiến nhiều người rất ngạc nhiên, cho dù người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới có nhắc tới Việt Nam như 1 trong 4 quốc gia có tình trạng lây nhiễm bệnh từ người sang người đáng lưu ý. Và vừa mới đây, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã phải chính thức công bố dịch Corona, điều đó cho thấy nguy cơ nhiễm virus Vũ Hán ở Việt Nam rất nguy hiểm. Một số chuyên gia cho rằng, khả năng Việt Nam cũng “ém nhẹm” thông tin chính xác về số người nhiễm bệnh, giống như “ông anh” Trung Quốc vì cả hai cùng có sẵn virus Cộng sản như nhau.

    Mặc dù Chính phủ Việt Nam đã yêu cầu ngưng các chuyến bay tới và từ Trung Quốc. Tuy nhiên, còn các cửa khẩu trên bộ thì chưa có động thái gì, mặc dù đó là nguồn đe doạ lây nhiễm rất lớn. Trả lời báo chí, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết là Việt Nam có ký kết Hiệp định về cửa khẩu với Trung Quốc cho nên không thể muốn đóng cửa biên giới là đóng mà phải có sự đồng ý của Trung Quốc. Tuy nhiên câu này sau đó đã bị xoá khỏi báo chí Việt Nam như chưa từng tồn tại.




    Kết luận

    Cũng có nhiều quốc gia đã từng bị dịch bệnh. Dịch bệnh là điều khó tránh khỏi trong bối cảnh biến đổi khí hậu và toàn cầu hoá như hiện nay. Tuy nhiên, cái mà quốc tế lo ngại là thái độ thiếu minh bạch về thông tin, lạm quyền, coi rẻ tính mạng của người dân thường mới là điều đáng lên án. Mà các căn bệnh này, chúng ta lại chỉ gặp ở những quốc gia Cộng sản mà Trung Quốc và Việt Nam đang là đại diện tiêu biểu.

    Vậy tại sao các nước cộng sản lại có căn bệnh này? Đó là sự độc tài được dung dưỡng trong cơ chế tập quyền. Xã hội thiếu vắng các cơ chế giám sát và kiểm soát quyền lực. Chính trong môi trường như vậy, nên mới dẫn tới căn bệnh này. Và cho dù virus Vũ Hán bị tiêu diệt thì sẽ có ngày xuất hiện một virus khác một khi virus Cộng sản chưa bị tiêu diệt.





    https://www.rfa.org/vietnamese/news/blo ... 92921.html
              
              

Trung cộng gia tăng ảnh hưởng ở Liên hiệp Quốc

Đã gửi: Thứ sáu 15/05/20 08:51
bởi Hoàng Vân
  •           





    Trung cộng
    gia tăng ảnh hưởng ở Liên hiệp Quốc

    _______________________________________
    Vũ Ngọc Yên - 21/04/2020







    Liên Hiệp Quốc (United Nations – UN)với trụ sở tại New York – Mỹ , là một tổ chức liên chính phủ gổm 193 quốc gia thành viên có nhiệm vụ duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, phát triển quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia, được thành lập và hoạt động trên cơ sở điều ước quốc tế (Hiến chương Liên hợp quốc) kí ngày 26/6/1945 tại thành phố San Francisco.

    Liên hợp quốc (LHQ) có các cơ quan chính gồm: Đại hội đồng, Hội đồng Bảo An, Hội đồng kinh tế và xã hội, Ban thư kí, Tòa án Quốc tế vì Công lý.Các tổ chức đặc biệt thuộc Hệ thống LHQ như Ngân hàng thế giới WB, Tổ chức y tế thế giới WHO, Lương nông thế giới FAO, Văn hóa UNESCO và Nhi đồng UNICEF. Ông A. Guterres, nguyên thủ tướng Bồ đào nha và nguyên chủ tịch Quốc tế xã hội được Đại hội đồng bầu làm Tổng thư ký, vị trí cao nhất của LHQ từ năm 2017.




    Hậu quả của Đai dịch Corona Vũ hán

    Theo số liệu của WorldOmeters tính đến ngày 21.4, tổng số ca nhiễm Covid-19 do virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây ra trên toàn cầu lên tới 2.499.011 người nhiễm và 171.335 người tử vong. . Hiện có 210 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới bị ảnh hưởng bởi virus SARS-CoV-2.Mỹ là quốc gia có nhiều ca nhiễm nhất với 792.938 và 42.518 tử vong chiếm hơn 31% trong tổng số gần 2,5 triệu ca nhiễm trên toàn cầu tính đến thời điểm này.

    Trong khoảng 30 năm trở lại đây, kinh tế thế giới đã trải qua 3 chu kỳ khủng hoảng, suy thoái (năm 1987, 1997, 2008) và năm 2020 được dự báo khởi đầu cho một cuộc khủng hoảng kinh tế mới vì đại dịch Covid-19 bùng phát ở thành phố Vũ Hán-Trung Quốc và lây lan nhanh chóng ở châu Âu, Mỹ và châu Á… từ giữa tháng 3-2020. So với cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009 thì lần này thế giới khó khăn hơn nhiều.

    Đại dịch Covid-19 đang trở thành một “thảm họa toàn cầu”, tác động rất nghiêm trọng đến nền kinh tế thế giới. Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ thế giới (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) và cá Ngân hàng đầu tư, thương maị quốc tế lớn đều cảnh báo thế giới khó tránh khỏi một cuộc suy thoái toàn cầu. Tổ chức thẩm định tín nhiệm tín dụng Fitch gần đây dự báo trong năm 2020, tăng trưởng GDP toàn cầu âm 1,9%, Mỹ âm 3,3%, EU âm 4,2%, Trung Quốc chỉ tăng trưởng hơn 1,5%… IMF thì dự báo một loạt các quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế âm trong năm 2020 như Đức (-3,4%), Pháp (-3,9%), Anh (- 3,1%)..




    Một mạng lưới quyền lực

    Trong cuộc chiến chống dịch,Tổ chức y tế quốc tế (WHO) bị chỉ trích đã thiên vị Trung cộng. Không riêng WHO còn nhiều tổ chức khác của LHQ cũng đã bị Trung cộng thao túng một cách có hệ thống từ chục năm qua.

    Bài học rút ra từ cuộc khủng hoảng Corona cho thấy mức độ hiểm nguy cho thế giới một khi Trung cộng chiếm ưu thế trong các tổ chức quốc tế như trong trường hợp WHO.

    Có nhiều bằng chứng Đại dịch Corona sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế thế giới và cần phải ngăn chận.Nhưng tổ chức WHO lại quá xem trọng việc giữ thể diện cho Trung cộng thay vì tìm hiều kỹ lưỡng để đề ra chương trình y tế hướng dẫn để bảo vệ vệ sức khoẻ cho cộng đồng thế giới. WHO đã khen Trung cộng trong các biện pháp chống dịch rất cực đoan, như phong tỏa toàn bộ thành phố,cô lập xã hội, giám sát mọi sinh hoạt, bưng bít thông tin và đến nay WHO cũng chưa lên tiếng chỉ trích cách xử lý thô bạo cuả lãnh đaọ Trung cộng đối với người dân. Ngay đầu năm 2020 khi Đaị dịch đang bùng phát, nhà chức trách Trung quốc đã bằng mọi cách ngăn chặn phân tán ra công luận các công trình nghiên cứu phân tích và kiểm duyệt mọi báo cáo về vi khuẩn SARS mới.

    Ngày 31.12.2019 WHO đả được cảnh báo loai vi khuẩn mới này có nhiều dấu hiệu nguy hiểm tương tự như vi khuẩn SARS. Công việc của WHO là điều tra và phát hiện nhưng tiếc rằng WHO chỉ lập lại những tuyên bố chưa có bằng chứng cụ thể là Virus sẽ truyền từ người qua người. Trong vụ dịch SARS 2003,Trung cộng đã từng bị chỉ trích. Nhưng vào ngaỳ 9.11. 2006. Bà Margaret Chan lại được bầu làm tân Tổng giám đốc WHO. Cựu tổng thống Cộng hoà George W. Bush và nhiều lãnh đạo Âu châu đã chấp thuận sự thay đổi nhân sự này ở WHO. Sau nhiệm kỳ đầu 5 năm, Chan được tái tín nhiệm và chẳng có ai, kể cả Tổng Thống Mỹ Obama lên tiếng phản đối.

    Trong thời gian 10 năm tại chức, Chan đã thu nhận nhiều viên chức có thiện cảm với Trung cộng vào làm việc cho đến lúc Trung cộng tìm đươc Tedros Adhanom ,ngnười Ethiopia kế vị. Ông này tiếp tục duy trì liên hệ tốt với Trung cộng và có lần ngơii khen sáng kiến Trung Cộng muốn xây dựng một „ con đường tơ lụa y tế“.

    Tổ chức WHO chỉ là một trong nhiều tổ chức quốc tế nằm dưới sự chi phối và lũng đoạn của chính quyền Trung quốc. Tạp chí Mỹ Politico đã đưa ra danh sách những tổ chức khác cuả LHQ đang bị TQ thao túng.

    Tổ chức lương thực và nông nghiệp quốc tế (FAO) do Qu Dongyu , nguyên thứ trưởng nông nghiệp Tầu lãnh đạo từ 2019

    Liên minh viễn thông quốc tế (ITU) ,có trụ sở ở Geneve do Yhao Houlin lãnh đạo từ 2015. Yhao nguyên là viên chức của công ty Huawei.

    Trưởng phòng vụ kinh tế và xã hội, cơ quan LHQ chống bất công xã hội và trái đất nóng, từ 2017 được lãnh đạo bởi Liu Zhenmin,

    Tổng thư ký tổ chức hàng không dân sự quốc tế ( ICAO), trụ sở ở Montreal do Nữ luật gia Fang Lu lãnh đaọ từ 2015. Bà này trong thời gian qua đã bị chỉ trích vì ngăn tthông tin của Đài Loan báo động về sự lan rộng nạn dịch. Trung cộng xem Đài Loan loan là một tỉnh ly khai.

    Tầu có đông dân nhất thế giới và một nền kinh tế lớn hang nhì trên toàn cầu. Nên chủ trương tìm cách bành trướng ảnh hưởng thông qua lãnh đaọ các tổ chức quốc tế cũng chỉ là hành động bình thường như Mỹ và Âu châu đang làm.

    Dùng tiền viện trợ để gia tăng vị thế ở LHQ thì Trung cộng có vẻ phóng khoáng hơn Mỹ. Tổng Thống Mỹ Trump mới đây đưa ra quyết định cắt tài trợ cho WHO. Trung cộng phản ứng ngược lại tài trợ thêm thêm 20 triệu USD cho chương trình chống dịch của WHO..




    Chuyển giao trách nhiệm một cách nguy hiểm

    Việc Trung cộng có ảnh hưởng ở các tổ chức quốc tế không phải là chuyện tình cờ. Các chính trị gia Mỹ và Âu châu từng quan sát cách can dự chiến lược của Trung cộng. Họ đều có quan điểm là giao trách nhiệm cho Trung cộng để ràng buộc Trung cộng vào những chương trình đối tác rộng lớn mà không cần phân biệt thể chế.. Họ xem nguyên tắc tiếp cận này là khôn ngoan. Ngoài ra nhiều người còn tin tưởng những tiến bộ kinh tế sẽ thúc đâỷ tiến trình dân chủ hoá tại Trung cộng.

    Nhưng thực tế đã phản ảnh hoàn toàn khác. Chế độ cộng sản dưới sự lãnh đạo của chủ tịch cộng đảng Tập Cận Bình lại còn mạnh bạo, độc đoán ngày càng nhiều. Trên phương diện quốc tế, Tập có tham vọng mở rộng ảnh hưởng chính trị.

    Nền dân chủ Tây phương được xem là mô hình chính trị đang bị lấn cấn trước tuyên truyền của Cộng sản Trung quốc. Họ quảng bá sự thành công cuả các chính sách chống dịch, thí dụ chỉ 10 ngày đã xây song một bệnh viện. Nền kinh tế đã trở lại bình thươnng nhờ Ngân hàng nhà nước ưu tiên tài trợ các công ty, xí nghiệp sản xuất thay vì bơm tiền vào thị trường tài chính,chứng khoán. Các công ty nhận tiền tài trợ không bị ràng buộc, tuân thủ những giá trị nhân quyền, môi sinh… như các công ty ở các quốc gia dân chủ .

    Tờ Hoàn cầu Thời báo của đảng cộng sản hôm 30 tháng 3 tuyên bố một cách đắc thắng, “Lỗi lầm nghiêm trọng trong COVID-19 là tín hiệu kết thúc ‘Thế kỷ Mỹ.’“ và cao ngạo cho rằng phản ứng của Trung Quốc đối với coronavirus biểu hiện được “tính ưu việt của hệ thống Trung Quốc và kinh nghiệm này là đáng để các nước khác noi theo.”.

    Bắc Kinh đã thực hiện một cuộc trình diễn lớn “tặng” thiết bị y tế và bộ dụng cụ chẩn đoán, cho nhiều nước trên thế giới..

    Vấn đề lưu tâm ở đây là sự thay đổi những giá trị mà Tây phương theo đuổi làm chuyển dịch cán cân quyền lực trên lãnh vực quốc tế. Các chuyên gia chính trị đã cảnh báo công việc bảo vệ nhân quyền, dân chủ,tự do trên toàn cầu sẽ bị giới hạn vì những biện pháp kiểm soát của các chế độ độc tài, độc đảng như ở Trung quốc, Bắc Hàn và Việt Nam..

    Chẳng hạn,vào tháng 11.2019 ở LHQ, Trung cộng đã thành công ngăn chặn nghị quyết chống tội phạm Cyber. Theo họ các biện pháp kiểm duyệt, hạn chế thông tin mạng, cấm đoán tự do ngôn luận là hợp pháp là vì lợi ích nhân dân. Đai dich Corona mà thế giới đang gánh chịu hiện nay là hậu quả của chính sách bóp nghẹt dư luận của Trung cộng.

    Các quốc gia dân chủ Tây phương đã nhượng bộ và cho thấy thiếu khả năng đâỷ lùi ảnh hưởng của Trung cộng trong các tổ chức quốc tế, đặc biệt các tổ chức quan trọng của LHQ.

    Ngay tại LHQ mọi các quốc gia dân chủ ở phe đa số phải có tiếng nói chủ yếu. Nhưng cấu trúc tổ chức LHQ lại không phản ảnh tính chất dân chủ. Quyền phủ quyết (Veto) vẫn ở trong tay các cường quốc nguyên tử và đã từng là đế quốc và thực dân.

    Muốn chấm dứt tình trạng lũng đoạn của Trung cộng cũng như kết thúc cái gọi là hoà bình Trung quốc (Pax Sinica)mà Trung cộng đang quảng bá, Liên Hiệp Quốc phải cải cách cấu trúc. Tổ chức liên quốc dân chủ phải thực sự được lãnh đạo bởi các quốc gia có chế độ dân chủ.





    Vũ Ngọc Yên

    https://www.danchimviet.info/trung-co%c ... 020/19184/
              
              

Hai điều cho thấy chính quyền Trung Quốc 'cố tình lây lan virus'

Đã gửi: Thứ ba 10/08/21 09:38
bởi Hoàng Vân





  • Học giả Gordon Chang:
    Hai điều cho thấy chính quyền Trung Quốc 'cố tình lây lan virus'

    _________________________
    Đông Phương • 15:01, 09/08/21





    Chuyên gia về Trung Quốc Gordon Chang cho biết trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông Mỹ hôm thứ Bảy (ngày 7/8) rằng, các hành động chống dịch của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) được thực hiện vào tháng 12/2019 và tháng 1/2020 đã hạn chế sự lây lan của virus trong nước họ, nhưng đồng thời lại thúc đẩy COVID-19 lây lan trên toàn thế giới. Điều này chỉ ra rằng ĐCSTQ đang "cố tình lây truyền căn bệnh này (ra thế giới)".

    Ông Chang đã đưa ra quan điểm trên trong một cuộc phỏng vấn với chương trình "The Count" của kênh truyền thông Mỹ Newsmax.

    Ông nói rằng, sau khi dịch bệnh ở Vũ Hán bùng phát, lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình đã nói dối về khả năng lây lan của dịch bệnh và gây áp lực lên các quốc gia khác trong khi phong tỏa đất nước của ông ta. Khi đó, Trung Quốc đã yêu cầu các quốc gia khác không áp dụng các biện pháp hạn chế đi lại và kiểm dịch đối với những người nhập cảnh đến từ Trung Quốc.

    Ông Chang nói: “Bạn đặt hai sự việc này lại với nhau, thực ra còn có nhiều điều hơn nữa, nhưng nếu bạn chỉ gộp hai thứ này lại với nhau thì [cũng đủ để] cho thấy đây là một hành vi cố tình lây bệnh”.

    Nếu Bắc Kinh không phải trả giá, họ có thể sẽ gây ra thảm họa tiếp theo
    Chuyên gia này cũng nói, các lãnh đạo ĐCSTQ biết rằng COVID-19 đã lây lan đến các nơi trên thế giới, giết chết hàng triệu người nhưng họ lại không phải chịu bất kỳ hình phạt nào, vậy thì tiếp theo đây họ có thể làm lây lan một loại bệnh tật khác mà không bị trừng phạt.

    "Chúng tôi biết rằng các nhà nghiên cứu quân sự Trung Quốc đang nghiên cứu các mầm bệnh mà họ gọi là cuộc tấn công gen của chủng tộc riêng biệt". Ông Chang nói rằng, cuộc tấn công gen di truyền mang tính chủng tộc này là để làm cho người Trung Quốc miễn dịch và làm cho người dân ở các nước khác bị ốm hoặc bị giết.

    “Vì vậy, nếu chúng ta muốn bảo vệ đất nước của mình, chúng ta phải chế định các biện pháp để khiến ĐCSTQ phải trả giá, để Trung Quốc không làm như vậy nữa”, ông nói.

    Ông Chang cũng cho biết, ĐCSTQ thực sự muốn thấy chính phủ Hoa Kỳ bị lật đổ. “Họ (ĐCSTQ) đã kích động bạo lực trên đường phố của chúng ta vào năm ngoái. Đây là một hành vi chiến tranh. Một lần nữa, Trung Quốc làm như vậy mà không phải trả bất kỳ giá nào”.

    Báo cáo Hạ viện Mỹ: Virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm Vũ Hán
    Nguồn gốc của COVID-19 ngày càng thu hút nhiều sự chú ý của các nhà lập pháp Hoa Kỳ. Vào ngày 2/8, thành viên Đảng Cộng hòa, người đứng đầu Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, Trưởng nhóm Công tác Trung Quốc của Hạ viện Mỹ - ông Michael McCaul đã công bố báo cáo truy xuất nguồn gốc COVID-19 phiên bản cập nhật. Báo cáo chỉ ra rằng, một lượng lớn bằng chứng cho thấy virus đã bị rò rỉ từ Viện Virus học Vũ Hán (WVI).

    Theo báo cáo, vào tháng 9/2019, kho dữ liệu giải trình tự gen của phòng thí nghiệm Vũ Hán đã bị đóng cửa vào lúc nửa đêm. Có thể thấy rằng họ đang cố gắng "che giấu" hoặc "che đậy" một số vấn đề đáng lo ngại.

    Ông McCaul cho biết, các hình ảnh vệ tinh cùng thời điểm đó cho thấy hoạt động khám bệnh tại các bệnh viện gần phòng thí nghiệm Vũ Hán có sự gia tăng.

    Báo cáo viết, theo các hình ảnh vệ tinh của Vũ Hán trong tháng 9 và tháng 10/2019, số người đến khám bệnh tại các bệnh viện địa phương gần trụ sở của Viện Virus học Vũ Hán đã tăng lên đáng kể, và số lượng bệnh nhân có các triệu chứng tương tự như nhiễm Coronavirus mới cũng đã tăng lên một cách bất thường.

    Ông McCaul nhấn mạnh rằng ĐCSTQ đã thực hiện "một vụ che đậy lớn nhất trong lịch sử nhân loại".

    Đông Phương

    Theo Epoch Times tiếng Trung



    https://www.ntdvn.com/trung-quoc/hoc-gi ... 29312.html