Chuyện rắn Tàu bành trướng

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Cam Bốt - Trung Quốc : Mối liên minh mờ ám

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Cam Bốt - Trung Quốc :
    Mối liên minh mờ ám

    ________________________
    Anh Vũ - 29-01-2019





              


    Tập Cận Bình và Hun Sen,
    năm 2016 tại Phnom Penh.

              



    Từng dung túng, nuôi dưỡng chế độ diệt chủng Pol Pot, giờ đây Trung Quốc đang đóng vai nhà tài trợ lớn cho Cam Bốt. Thời gian gần đây, quan hệ Bắc Kinh và Phnom Penh được dư luận quốc tế chú ý nhiều. Nhật báo Pháp Libération hôm nay dành cả trang quốc tế để nói về mối quan hệ này qua bài :
    • « Trung Quốc - Cam Bốt : Mối liên minh mờ ám ».

    Libération nhắc lại chuyến thăm Bắc Kinh của thủ tướng Cam Bốt Hun Sen cách đây ít ngày. Tờ báo viết :
    • « Tại Đông Nam Á, Hun Sen là người bạn lớn của Trung Quốc. Trong 3 ngày, từ 20 đến 23/01, ông đã được chiều chuộng, được tiếp đón như khách danh dự của chủ tịch Tập Cận Bình. Đến để xin đầu tư thêm cho đất nước mình, nhân vật đầy quyền uy ở Cam Bốt đã trở về với 588 triệu đô la mà Bắc Kinh hứa sẽ rót cho Phnom Penh đến tận năm 2021 ».

    Trong khi dưới cái nhìn của phương Tây, Hun Sen là nhân vật khó chơi, tham quyền cố vị, cai trị đất nước bằng bàn tay sắt, thì Trung Quốc lại thấy ở ông ta một đồng minh quý giá, nếu không muốn nói là một kẻ gọi dạ bảo vâng. Nhật báo Pháp nêu dẫn chứng:
    • theo yêu cầu của Bắc Kinh, Hun Sen đã bác bỏ mọi ý tưởng đòi độc lập của Đài Loan (Ghi trong thông cáo chung của chuyến thăm).
    • Với dự án Con đường tơ lụa mới, Tập Cận Bình biết rằng ông có thể tin tưởng vào Hun Sen để thâu tóm cảng Sihanoukville, nhằm kiểm soát tuyến đường giao thương ở eo biển Malacca và bảo đảm có thể bao quát cả vùng Biển Đông.

    Theo Libération, Trung Quốc hiện diện sâu rộng ở Cam Bốt.
    • Từ năm 1994 đến 2017, Trung Quốc đã đổ vào Cam Bốt 12,5 tỷ đô la đầu tư cho các công trình hạ tầng cơ sở và công nghiệp.
    • Từ khi Tập cận Bình lên nắm quyền cuối năm 2012, mối quan hệ với Cam Bốt lại càng được tăng cường.
      • Hiện có 200 nhà đầu tư Trung Quốc tại Cam Bốt.
      • Hồi tháng 6 vừa qua, Bắc Kinh đã viện trợ 100 triệu đô la cho Phnom Penh để hiện đại hóa quân đội.
    Sự xích lại gần nhau về mặt quân sự giữa Trung Quốc và Cam Bốt đang khiến dư luận không khỏi lo ngại về vai trò của Bắc Kinh trong vịnh Thái Lan.

    Mối « quan hệ đặc biệt » này, như Hun Sen đánh giá, không lọt qua sự chú ý của Mỹ. Libération nhắc lại hồi tháng 11, trang báo mạng Asia Times quả quyết rằng một căn cứ quân sự rộng 45 ha, với một cảng nước sâu đang được xây dựng trên đảo Ko Kong, ngoài khơi Sihanoukville. Thông tin này khiến phó tổng thống Mỹ Mike Pence đã phải viết một bức thư cảnh cáo tới Hun Sen. Thủ tướng Cam Bốt đã phải dẫn cả Hiến Pháp Cam Bốt không cho phép nước ngoài làm căn cứ quân sự để thanh minh với Mỹ. Thế nhưng, theo nhật báo Pháp,
    • « công trình trị giá 3,8 tỷ đô la do Tianjin Union Development Group đầu tư vẫn đang tiến hành.
      Tập đoàn Trung Quốc bắt đầu công trường này từ năm 2008 và được quyền thuê đất 99 năm ».





    Sihanoukville : Lãnh địa Trung Hoa trong lòng Cam Bốt

    Libération có bài phóng sự điều tra dài về công trình trên để cho thấy thành phố biển Sihanoukville đang trở thành lãnh địa Trung Hoa trong lòng Cam Bốt như thế nào.

    Tác giả ghi nhận từ hai năm trở lại đây, thành phố cảng có 150 nghìn dân này đang thay hình đổi dạng từng ngày. Hàng nghìn người Trung Quốc đang làm việc ngày đêm tại đây. Sihanoukville thực sự là một đại công trường, một cỗ máy tiêu tiền. Chỉ trong 2 năm 2016-2018, Trung Quốc đã đổ vào hơn 1 tỷ đô la đầu tư ở thành phố này.
    • Một sân bay,
      tuyến đường cao tốc chạy thẳng về thủ đô dài 225 km,
      một khu Chinatown của các công ty tư nhân và nhà nước Trung Quốc,
      hàng loạt khách sạn 5 sao có chủ người Trung Quốc đang mọc lên trong thành phố biển này.

    Ở phía bắc Sihanoukville, phóng sự của Libération cho biết,
    • một đặc khu kinh tế, với các nhà máy dệt may với hàng chục nghìn công nhân đang nuốt chửng các khoảng đất trống.
      Khu công nghiệp rộng 11km khi hoàn thành sẽ chứa được 300 xí nghiệp với 100 nghìn lao động.

    Trong thành phố Sihanoukville
    • có tới 88 sòng bạc được xây dựng,
      hiện đã có tới 40 nghìn người Trung Quốc sống tại đó.
    Trong các khu phố đó, người ta chỉ nói tiếng quan thoại. Đó là khu được gọi là « Macau 2 ». Người dân Cam Bốt vẫn hay gọi đó là « thuộc địa » hay « lãnh địa » Trung Hoa trong đất người Khmer.



    http://vi.rfi.fr/chau-a/20190129-cam-bo ... minh-mo-am
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Trung Quốc xây đập ngay núi lửa, Ecuador ôm nợ tỉ đô

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Trung Quốc
    xây đập ngay núi lửa,
              
    Ecuador
    ôm nợ tỉ đô

    ________________________
    Thụy My - 16-01-2019





              


    Đập thủy điện Coca Codo Sinclair do Trung Quốc đầu tư xây dựng
    tại khu vực núi lửa Reventador ở Ecuador.

              






    Trong bài điều tra mang tựa đề « Con đập đắt giá làm Ecuador chìm sâu trong nợ nần với Trung Quốc », New York Times tuần này thuật lại chi tiết về một công trình thủy điện tệ hại đã làm Ecuador bị ràng buộc với Bắc Kinh qua khối nợ lớn, cộng với tai tiếng tham nhũng.





    Xây đập thủy điện ngay dưới núi lửa đang hoạt động

    Đập thủy điện này được xây ngay dưới chân một ngọn núi lửa đang hoạt động, với những cột tro xám phun lên bầu trời. Các viên chức từ nhiều thập niên qua đã cảnh báo việc xây đập tại đây, và các nhà địa chất nói rằng một trận động đất có thể phá hủy tất cả.

    Nay chỉ mới hai năm sau khi khánh thành, hàng ngàn vết nứt đã xuất hiện. Hồ trữ nước bị cát và cây cối phủ lấp, và trong lần duy nhất mà các kỹ sư cố gắng khai thông toàn bộ, con đập bị rung chuyển mạnh, làm mạng lưới điện quốc gia bị cúp.

    Đập thủy điện khổng lồ trong rừng rậm do Trung Quốc cho vay tiền và xây dựng lên, được cho là nhằm giải quyết nạn thiếu điện tại Ecuador, với tham vọng đưa đất nước Nam Mỹ này ra khỏi nạn nghèo khó. Thế nhưng nay con đập này lại nằm trong số các xì-căng-đan tầm quốc gia, khiến Ecuador phải đối mặt với khối lượng nợ nguy hiểm, tạo ra nguy cơ bị lệ thuộc lâu dài vào Trung Quốc.

    Hầu như tất cả các quan chức cao cấp Ecuador có liên quan đến việc xây dựng đập thủy điện này đều bị vào tù hoặc lãnh án tham nhũng, trong đó có một cựu phó tổng thống, một cựu bộ trưởng Điện Lực, và cựu quan chức chống tham nhũng phụ trách dự án trên.





    Ra sức bơm dầu, cắt phúc lợi xã hội để trả nợ Trung Quốc

    Ecuador đang nợ Trung Quốc đến 19 tỉ đô la,
    • không chỉ vì đập thủy điện mang tên Coca Codo Sinclair trên đây,
      mà còn do xây cầu đường,
      hệ thống tưới tiêu,
      trường học,
      bệnh viện
      và nhiều con đập khác.
    Mặc kệ cho Ecuador xoay sở để trả nợ, Bắc Kinh xoa tay hài lòng. Trung Quốc nắm trong tay đến 80% món hàng xuất khẩu giá trị nhất của Ecuador, đó là dầu lửa, vì đa số các hợp đồng xây dựng được trả bằng dầu với giá rất rẻ.

    Làm thế nào bơm lên đủ dầu để trả cho Trung Quốc là mối đau đầu của chính quyền Ecuador hiện nay.
    • Họ phải khoan dầu sâu trong vùng Amazon, gây thêm mối nguy phá rừng.
    • Nợ ngập đầu, tổng thống Lenin Moreno đành cắt giảm thẳng tay nhiều món trợ cấp xã hội, nhiều cơ quan chính phủ, sa thải trên 1.000 công chức.
    Đa số nhà kinh tế dự báo Ecuador đang rơi dần vào suy thoái.

    Bộ trưởng Năng Lượng Ecuador, ông Carlos Pérez tuyên bố :
    • « Trung Quốc thủ lợi từ Ecuador. Chiến lược của họ rất rõ : họ muốn nắm quyền kiểm soát nền kinh tế của các nước ».






    Bắc Kinh vừa thành chủ nợ lớn, vừa cô lập được Đài Loan

    Trung Quốc đã nung nấu ý đồ từ hàng chục năm trước, khi nhảy vào châu Mỹ la-tinh trong thời kỳ khủng hoảng tài chính, đưa ra củ cà rốt tín dụng với lời khuyến dụ là sẽ quan hệ bình đẳng với các đối tác – hàm ý bán cầu này sẽ không còn bị Mỹ « thống trị ». Và Bắc Kinh đã thành công.

    Nay Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại hàng đầu của các nước Nam Mỹ - sân sau của Hoa Kỳ - xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng đồng thời với việc rải đầy các món nợ trong khu vực. Bên cạnh đó còn là lợi ích chính trị :
    • một số nước châu Mỹ la-tinh đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan để trở thành đối tác của Bắc Kinh.

    Tuy nhiên đập thủy điện Coca Codo Sinclair đã chứng tỏ quan hệ đôi bên không hề bình đẳng. Là người đi vay nợ, Ecuador đành chấp nhận con đập có nhiều khiếm khuyết trong thiết kế, nghiên cứu kỹ thuật lỗi thời đến mấy chục năm.





    Bất chấp nguy cơ núi lửa phun, hạn hán...

    Khi Fernando Santos, cựu bộ trưởng Năng Lượng trong thập niên 80 biết được đập thủy điện khổng lồ này đang được xây dựng, ông không thể tin nổi. Trong thời kỳ ông còn tại chức, chính phủ đã bác bỏ phiên bản quy mô nhỏ hơn của dự án này, vì lý do núi lửa. Một trận động đất đã vùi lấp cơ sở hạ tầng dầu khí trong khu vực vào năm 1987.

    Ngoài ra còn có những cảnh báo khác. Một nghiên cứu độc lập năm 2010 báo động rằng lượng nước có thể cung cấp cho con đập đã không được nghiên cứu từ 30 năm qua, và Ecuador đã phải chịu đựng nhiều trận hạn hán.

    Luciano Cepeda, cựu tổng công trình sư kể lại, các quan chức vẫn thúc đẩy dự án vì « một nghiên cứu mới sẽ làm mất thêm nhiều năm ».

    Một yếu tố quan trọng hơn về địa chính trị : tổng thống thời đó là Rafael Correa, thiên tả và dân túy, muốn nhanh chóng hiện đại hóa đất nước và ra khỏi quỹ đạo của Mỹ. Ông Correa tố cáo các định chế tài chính phương Tây, chỉ trích Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hạn chế chi tiêu của mình. Năm 2008, ông không chịu trả 3,2 tỉ nợ vay, quay sang nhờ Trung Quốc giúp. Tổng thống có được tiền, nhưng đất nước lại bị một cuộc khủng hoảng mới : hạn hán làm nhiều đập thủy điện không hoạt động được. Thay vì tìm kiếm các nguồn năng lượng khác, ông Correa lại tăng gấp đôi thủy điện. È cổ trả nợ cho đập thủy điện dỏm khi chạy, khi không

    Coca Codo Sinclair được cho là sẽ cung cấp một phần ba lượng điện cho toàn quốc, được xây dựng ngay dưới chân núi lửa Reventador, với quy mô lớn gấp đôi so với các dự án đã bị bác nhiều thập niên trước. Khi đập này được đưa vào hoạt động cuối năm 2016, Tập Cận Bình đã bay đến Ecuador để dự lễ khánh thành. Chỉ hai ngày trước chuyến viếng thăm của chủ tịch Trung Quốc, tình hình con đập rơi vào hỗn loạn. Các kỹ sư rất cố gắng, nhưng công trình có công suất thiết kế 1.500 megawatt không thể vận hành với mạng lưới điện quốc gia. Con đập rung chuyển một cách nguy hiểm, gây ra nạn mất điện tại nhiều vùng trên toàn quốc.

    Ngày nay, đập Coca Codo Sinclair chỉ chạy được một nửa công suất. Theo các chuyên gia, với thiết kế cổ lỗ sỉ như thế cũng như theo chu kỳ mùa mưa và mùa khô, đập này chỉ phát điện được vài giờ mỗi ngày, và sáu tháng trong một năm – với điều kiện mọi sự đều tốt đẹp. Tuy vậy Ecuador vẫn phải è cổ trả nợ. Món vay xây đập 1,7 tỉ đô la rất béo bở cho Trung Quốc : lãi suất đến 7% trong vòng 15 năm, tính ra mỗi năm Ecuador phải trả 125 triệu đô la tiền lãi. Ngày nay nhiều người dân Ecuador phàn nàn gánh nặng đang đè lên vai họ : một gia đình cho biết hàng tháng phải trả 60 đô la tiền điện tuy chính phủ hứa giảm giá năng lượng.





    « Nghiện » vay nợ cho những dự án không cần thiết

    Ở ngay lối vào con đập vẫn còn tấm bảng ghi «Jorge Glas Espinel, phó tổng thống, đã thúc đẩy công trình đại quy mô này».

    Ông Glas đang ngồi tù, với bản án sáu năm tù giam do tham nhũng. Tư pháp Ecuador xác nhận có băng ghi âm trong đó phó tổng thống cùng với Carlos Pólit, phụ trách cơ quan chống tham nhũng đang bàn bạc về món tiền hối lộ của Trung Quốc. Một cuộc điều tra khác cho thấy một người thân cận của ông Glas đã chuyển 17,4 triệu đô la vào một tài khoản HSBC ở Hồng Kông.

    Món nợ khổng lồ khiến các nhà lãnh đạo mới ở Ecuador tỏ ra bất mãn đối với Trung Quốc. Tân bộ trưởng Năng Lượng đe dọa không trả nợ xây đập thủy điện, và Bắc Kinh đã có một ít nhượng bộ, chẳng hạn trả thêm 92 xu cho mỗi thùng dầu, và chỉ thu nợ bằng 80% lượng dầu xuất khẩu của Ecuador thay vì 90% như trước. Nhưng chính phủ vẫn còn đến 11,7 tỉ đô la phải trả.

    Tháng trước, tổng thống Moreno phải bay sang Trung Quốc để thương lượng lại một số món nợ và vay thêm 900 triệu đô la nữa. Tân chính phủ cũng quay sang các định chế từng bị cựu tổng thống Correa chê bai là Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế.

    Ông Santos, cựu bộ trưởng Năng Lượng than thở :
    • « Chúng tôi đã nghiện vay nợ ».
    Một người khác nói thêm :
    • « Giờ thì chúng tôi đã nhận ra rằng có nhiều thứ thật ra không cần đến, như con đập này chẳng hạn ! ».




    http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190116-trung ... m-no-ti-do
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Cái chết lạ kỳ của một tỉ phú Trung Quốc trên đất Pháp

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Cái chết lạ kỳ
    của một tỉ phú Trung Quốc trên đất Pháp

    ________________________
    Thanh Hà - 31-01-2019





              


    Vương Kiện, chủ tịch HNA
    tại cuộc họp kỷ niệm 20 năm thành lập tập đoàn ở Hải Nam.
    Ảnh tư liệu chụp ngày 28/04/2013. REUTERS/Stringer

              









    Tựa như truyện trinh thám, điều tra của báo Libération về cái chết kỳ lạ của nhà tỉ phú Trung Quốc, Vương Kiện (Wang Jian) xảy ra trên đất Pháp hồi mùa hè 2018. Chủ tịch tập đoàn đa quốc gia HNA Trung Quốc này chết vì tai nạn ngã từ trên cao một bức tường,
    • ông tự vẫn
      hay đây là một vụ ám sát trá hình ?

    "Trong vùng Luberon, cái chết kỳ lạ của một nhà tỉ phú Trung Quốc", tựa nổi bật trên nền đen trang nhất Libération. Tờ báo lần theo vết chân ông Vương Kiện từ Bắc Kinh đến bức tường cao 8 mét tại Bonnieux, một ngôi làng nhỏ trong vùng Luberon, với một chặng dừng quan trọng là New York ... Điều tra của nhật báo Pháp này loại trừ giả thuyết ông Vương Kiện chết vì tai nạn.





    Loại trừ giả thuyết tai nạn

    Ngày 03/07/2018 chủ tịch HNA, hiện diện trong nhiều lĩnh vực từ hàng không, đến du lịch, khách sạn hay tài chính, Vương Kiện thiệt mạng. Cảnh sát Pháp đưa ra kết luận nhà tỉ phú Trung Quốc 56 tuổi này chết vì một "tai nạn ngu xuẩn", do trèo lên một bức tường để chụp ảnh.

    Bốn tháng sau, tại New York, Steve Bannon, một thời là cố vấn của tổng thống Mỹ, Donald Trump và nhà tỷ phú Trung Quốc Quách Văn Quý (Guo Wengui) đã định cư tại Hoa Kỳ thông báo
    • thành lập một quỹ 100 triệu đô la để điều tra về những hành vi lạm quyền của chế độ Cộng Sản Bắc Kinh.
    Nhân dịp này Steve Bannon tuyên bố, cái chết của họ Vương là một vụ "ám sát chính trị". Ông Quách Văn Quý bồi thêm :
    • Vương Kiện "biết quá nhiều về liên hệ mờ ám giữa tập đoàn HNA do ông điều hành với chính quyền Trung Quốc, đặc biệt là về vai trò của ông Vương Kỳ Sơn (Wang Qishan) đương kim phó chủ tịch Trung Quốc và cũng là một nhân vật thân tín của ông Tập Cận Bình".

    Điều tra của tờ Libération đăng trên tám trang báo trở lại với nhiều chi tiết trong những giờ phút cuối cùng của Vương Kiện :
    • từ khi chiếc máy bay cá nhân của ông đáp xuống phi trường Marignane, Marseille, miền nam nước Pháp, tối hôm mồng 02/07/2018.
    • Trong bữa tiệc tối sau cùng với một vài người bạn thân, ông chủ tập đoàn HNA Trung Quốc hỏi nhân viên phục vụ :
      • bể bơi của khách sạn sâu bao nhiêu thước ?
      Chủ nhân HNA với điệu bộ mệt mỏi cho biết cần tĩnh dưỡng một tuần lễ ở miền nam nước Pháp.
    • Hôm sau, vài phút trước khi ông Vương Kiện ngã từ trên tường cao, Jacky, một người đàn ông 55 tuổi, nhân viên bảo quản cầu đường và công viên ở Bonnieux trông thấy hai chiếc xe khách bóng láng đỗ ở đầu làng, bốn du khách Trung Quốc đi bộ vào khuôn viên của nhà thờ. Còn cách bức tường khoảng 7 mét, "một người đàn ông đột nhiên chạy lấy đà, ông này dừng lại trên tường vài giây" trước khi bỏ lại tất cả ở sau lưng.
    • Trên tờ giấy khai tử, cảnh sát Pháp chứng nhận : ông Vương Kiện tắt thở lúc 11 giờ 40 sáng ngày 03/07/2018.






    Bàn tay của Tập Cận Bình ?

    Nhà tỉ phú Vương Kiện là một trong những doanh nhân nổi tiếng của Trung Quốc, đứng dầu một tập đoàn tầm cỡ vài trăm tỉ đô la, nhưng đồng thời công ty ông điều hành cũng đang ngồi trên một núi nợ khổng lồ, Bắc Kinh đã lập tức gửi một đội ngũ điều tra hùng hậu đến Bonnieux.

    Một nhân chứng kể lại với phóng viên của Libération :
    • phía các nhà điều tra Trung Quốc khi có mặt tại hiện trường đã yêu cầu xét nghiệm tử thi thêm một lần thứ nhì, thử máu, lấy mẫu xét nghiệm ADN để bảo đảm về danh tính nạn nhân.

    Nhưng để hiểu rõ vụ việc, cần phải biết rõ hơn
    • về tập đoàn HNA mà ông Vương là một trong hai đồng sáng lập viên,
    • về liên hệ giữa câu lạc bộ các doanh nhân thành đạt của Trung Quốc và Đảng Cộng Sản nước này.

    Về mặt chính thức, HNA là một tập đoàn tư nhân, là một biểu tượng thành công của tư bản đỏ Trung Quốc. Vợ và con ông Vương Kiện đã định cư hẳn tại Hoa Kỳ, nhà tỉ phú này, theo Libération, đã thoát khỏi vòng kiểm soát của Đảng. Vấn đề đặt ra là nợ của HNA lên tới gần 90 tỉ đô la, tương đương với 250 % doanh thu của tập đoàn. Không ai biết rằng HNA sẽ thanh toán số tiền nợ đó bằng cách nào.

    Từ năm 2015, tăng trưởng của Trung Quốc bắt đầu chựng lại, nợ của Trung Quốc bắt đầu vượt khỏi tầm kiểm soát của Bắc Kinh. Chính quyền trung ương bắt buộc giải quyết vấn đề nợ, nhưng các phương tiện để kiểm soát những tập đoàn tư nhân, hay bán tư nhân - ngày càng kém hiệu quả.

    Chính quyền của ông Tập Cận Bình giờ đây đang vấp phải sự chống đối của những "con tê giác xám" tức là những chủ tập đoàn nặng ký đến vài trăm tỉ đô la như các
    • ông Vương Kiện của HNA
    • hay ông chủ của Alibaba, Mã Vân (Jack Ma).

    Không phải tình cờ mà tháng 9 vừa qua, họ Mã thông báo rửa tay gác kiếm, về hưu non. Libération trích lời chuyên gia kinh tế, Jean Josph Boillot, không vòng vo :
    • Bắc Kinh ngày càng gia tăng áp lực bắt các công ty thanh toán bớt nợ.

    Trong bài báo "Những cái vòi của Bắc Kinh đằng sau các vụ mất tích của những con tê giác xám", Libération nhắc lại vài tuần lễ trước khi tai nạn xảy ra với lãnh đạo tập đoàn HNA,
    • một quan chức cao cấp Trung Quốc tại Macao cũng ngã từ trên cao chung cư nơi ông cư ngụ.
      Tai nạn này xảy ra vài ngày trước lễ khánh thành cây cầu nối liền Macao với Hoa Lục.






    http://vi.rfi.fr/diem-bao/20190131-cai- ... n-dat-phap
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Trung Quốc ngăn LHQ trừng phạt thủ lãnh đứng sau vụ tấn công Kashmir

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Trung Quốc ngăn LHQ
    trừng phạt thủ lãnh đứng sau vụ tấn công Kashmir

    _______________________________
    Reuters - 14/03/2019




              


    Người Hồi giáo Ấn Độ cầm ảnh bị rạch mặt của Maulana Masood Azhar lãnh tụ tổ chức Jaish-e-Mohammad
    trong cuộc biểu tình chống Pakistan tại Mumbai ngày 15/2/2019.

              

    Ngày 13/3, Trung Quốc ngăn không cho một ủy ban của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đưa vào danh sách đen thủ lãnh của tổ chức chủ chiến Jaish-e-Mohammad (JeM). Tổ chức này tuyên bố đã tấn công một đoàn xe của lực lượng bán quân sự Ấn Độ tại vùng tranh chấp Kashmir.

    Vụ tấn công ngày 14/2 đã giết chết ít nhất 40 cảnh sát bán quân sự Ấn Độ. Đây là cuộc tấn công gây nhiều tử vong nhất trong 30 năm nổi dậy tại Kashmir, làm căng thẳng tăng cao giữa Pakistan và Ấn Độ. Hai nước láng giềng có vũ khí hạt nhân đều nói đã bắn rơi máy bay phản lực chiến đấu của bên kia vào cuối tháng qua.

    Hoa Kỳ, Anh và Pháp yêu cầu ủy ban phụ trách chế tài nhóm Nhà nước Hồi Giáo và nhóm al Qaeda đưa thủ lãnh Masood Azhar của JeM vào danh sách cấm bán vũ khí, cấm du hành và phong tỏa tài sản. Ủy ban gồm 15 thành viên này hoạt động dựa trên tiêu chí đồng thuận.

    Trung Quốc đề nghị tạm hoãn yêu cầu này, theo một công hàm của phái bộ Trung Quốc tại Liên hiệp quốc gởi cho ủy ban. Trung Quốc không nêu lý do.

    Phái bộ Trung Quốc tại Liên hiệp quốc không trả lời yêu cầu bình luận.

    Trước đây, Trung Quốc đã ngăn chặn ủy ban chế tài Liên hiệp quốc trừng phạt Azhar vào năm 2016 và 2017.

    Vảo năm 2017, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói có những qui định rõ rệt về việc liệt kê một cá nhân hay tổ chức là khủng bố, và Trung Quốc luôn luôn tin là ủy ban liên hệ của Liên hiệp quốc nên hoạt động trên nguyên tắc khách quan.

    JeM là một tổ chức chống Ấn Độ, có liên hệ với al-Qaeda và bị Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc liệt vào danh sách đen vào năm 2001. Vào tháng 12 năm 2001, các chiến binh Jaish, cùng với các thành viên của một tổ chức chủ chiến khác có căn cứ tại Pakistan là Lashkar-e-Taiba tấn công Quốc hội Ấn Độ, suýt dẫn đến cuộc chiến tranh thứ tư giữa hai nước.



    https://www.voatiengviet.com/a/trung-qu ... 27981.html
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

TQ muốn kiểm soát trọn Biển Đông qua bộ Quy Tắc Ứng Xử có lợi cho họ

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    TQ muốn kiểm soát
    trọn Biển Đông

              
    qua bộ Quy Tắc Ứng Xử
    có lợi cho họ

    _______________________________
    Genie Giao Nguyen - VOA - 14/03/2019




              


    đường băng, kho chứa máy bay và dàn radar Trung quốc,
    xây ngang nhiên trên đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) - Trường Sa

              



    Ngày 19/2/2019, Genie Nguyễn của Voice of Vietnamese Americans phỏng vấn Dr. Patrick Cronin về tình hình Biển Đông sau khi ông tham dự cuộc họp với các nước ASEAN tuần trước đó.

    Genie Nguyễn:
    • Thưa Tiến Sĩ, được biết ông vừa tham dự hội nghị tại Đông Nam Á. Xin ông vui lòng chia sẻ
      • nhận định về tình hình Biển Đông,
        các khó khăn Trung Cộng gây ra cho Đông Nam Á
        và Bộ Quy Tắc Ứng Xử tại Biển Đông giữa Hiệp Hội Các Nước Đông Nam Á và Trung Cộng.


    TS Cronin:
    • Tôi đã có cuộc thảo luận sâu rộng cả ở Phi Luật Tân và Nam Dương. Tại Nam Dương, chúng tôi tham dự một cuộc Hội Thảo với tất cả các thành viên của ASEAN – Hiệp Hội Các Nước Đông Nam Á. Thật khó tóm tắt tất cả các điều thảo luận trong vài phút .

      Tôi nghĩ vấn đề Biển Đông là đề tài chính. Và an ninh hàng hải. Cả hai liên quan đến kinh tế, sự quan trọng của tất cả mọi thứ từ cá đến tài nguyên biển, đến sự giao thương, nhưng cũng tối quan yếu cho sự độc lập và chủ quyền của các nước Đông Nam Á.

      Tiến Sĩ Dewi Fortuna Anwar, một trong những trí thức được kính trọng nhất tại Nam Dương, và là một trong những người sáng suốt nhất tôi biết, diễn tả rất đúng sự thách thức các nước Đông Nam Á phải đối mặt để bảo vệ quyền tự chủ về chiến lược của mình trong tương lai.
      • Phải có sự hợp tác với các nước bên ngoài, như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ,
        nếu Đông Nam Á không muốn bị ép buộc phải chấp nhận một bản Quy Tắc Ứng Xử Biển Đông ngược với quyền lợi của họ .


      Một trong những quan tâm tại Đông Nam Á hiện nay là Trung Quốc đã thay đổi chiến thuật đối với Quy Tắc Ứng Xử Tại Biển Đông.
      • Sau nhiều năm cố tình kéo dài thời gian thương thảo về Bộ Quy Tắc Ứng Xử,
        bây giờ Bắc Kinh lại hối hả thúc đẩy một Bộ Quy Tắc Ứng Xử Tại Biển Đông thuận lợi cho mình và theo luật lệ của mình.


      Trung Quốc cho thấy hai ưu tiên then chốt của họ trong bản nháp Quy Tắc Ứng Xử:
      1. Trung Quốc muốn có quyền phủ quyết các tập dượt quân sự hay chuyển binh của các lực lượng quân đội bên ngoài khu vực Đông Nam Á,
        đặc biệt là quân đội Hoa Kỳ, như các cuộc Diễn Tập Tự Do Hàng Hải của Hoa Kỳ.
        Chúng tôi đã thực tập 15 cuộc Diễn Tập Tự Do Hàng Hải này từ năm 2015. Các cuộc diễn tập này được chia đều ra giữa các đảo Hoàng Sa và Trường Sa, với một lần tại Scarborough Shoal. Nhưng nếu Trung Quốc có thể ngăn cản các cuộc Diễn Tập Tự Do Hàng Hải này, thì họ có thể uy hiếp các lực lượng Hải Quân của các quốc gia Đông Nam Á một cách dễ dàng, tùy tiện, và họ biết chắc như vậy .
                  
      2. Trung Quốc muốn kiểm soát sự khai thác tài nguyên và phát triển.
        Việt Nam có kinh nghiệm này đầu tiên, năm 2014 với giàn khoan dầu Hải Dương 981 mà Trung Quốc đã ngang ngược đặt trong hải phận Việt Nam. Việt Nam đã bị Trung Quốc bắt nạt. Họ sử dụng chiến thuật đâm tàu. Tôi còn nhớ đã từng thăm một chiếc tàu cá Việt Nam bị đâm bởi Trung Quốc, với “chiến lược bắp cải”, khi họ sử dụng nhiều vòng vây hàng hàng lớp lớp,
        • bắt đầu là những tàu biển có trang bị, giả dạng làm ngư dân, nhưng không hề có lưới hay dây câu vì họ không thực tâm câu cá. Họ là những lực lượng bán quân sự,
        • bao quanh họ là lực lượng tuần dương, mà dưới quyền Tập Cận Bình trực thuộc quyền chỉ huy quân sự, không phải dân sự,
        • và rồi sau cùng là lực lượng hải quân chính quy của Trung Quốc.
        Như vậy đây chính là một cách uy hiếp, dọa nạt, một cách kiểm soát mà Trung Quốc thực thi.


      Tôi vừa ở Phi Luật Tân, và chúng tôi thấy tận mắt họ sử dụng chiến thuật này hôm nay, tại Phi Luật Tân, tại Thitu và Pegasa, hai đảo nhỏ của quần đảo Trường Sa. Người Phi đang tìm cách sửa lại đường bay của họ trên rặng Pegasa. Trung Quốc đã bồi cát với mức độ chưa từng thấy, rồi quân sự hóa các đảo nhân tạo này, gồm cả 3 đường bay quân sự vĩ đại tại Trường Sa, mỗi sân bay dài bằng phi trường Changi của Singapore, phi trường hiện đại nhất Đông Nam Á. Đáng lẽ để yên cho Phi Luật Tân sửa lại đường bay của họ, Trung Cộng phát động chiến dịch “vòng vây bắp cải” này, hàng hàng lớp lớp,
      • dân quân ở 2 dặm sát bờ biển,
      • rồi lính tuần dương,
      • rồi hải quân Trung Quốc,
      • 95 chiến thuyền tụ lại trong tháng 12.
      95 chiến thuyền đối với những người Phi Luật Tân nhỏ bé trên đảo, đó có phải là dọa nạt và uy hiếp không?


      Rồi Trung Quốc nói:
      • “Chúng tôi muốn viết lại luật lệ”.
      Đó là những điều họ muốn viết trong Bộ Quy Luật Ứng Xử.
      • Họ không muốn bất kỳ quốc gia Đông Nam Á nào có thể bảo vệ chủ quyền, độc lập, và được thịnh vượng.
        Họ muốn các quốc gia Đông Nam Á phải van lạy Bắc Kinh.


      Việt Nam đã luôn đi đầu trong việc phản đối Trung Quốc, và điều tôi lo sợ, đây là điều đúc kết chính trong cuộc thảo luận về Biển Đông vừa qua, là Việt Nam sẽ bị cô lập bởi các nước Đông Nam Á khác, các thành viên của ASEAN - Hiệp Hội Các Nước Đông Nam Á. Bởi vì Tổng Thống Duterte tại Manila đã bị mua chuộc bởi Trung Quốc, và ông ta là người thực tế, do đó ông ta sẽ cân nhắc các lựa chọn của mình, và nếu thấy không thể đánh lại Trung Quốc, thì ông ta sẽ theo Trung Quốc, sẽ bị kéo theo.

      Trong khi ấy, thì Thái Lan – một đồng minh khác của Hoa Kỳ tại Đông Nam Á lại đang nhận nhiều đầu tư lớn từ Trung Quốc, và đang sắp có cuộc bầu cử năm nay. Thái Lan cũng đang giữ chức Chủ Tịch ASEAN năm 2019. Việt Nam sẽ là Chủ Tịch ASEAN năm tới. Như vậy mọi chuyện có thể được sắp xếp cho năm nay, hay năm tới, và Việt Nam sẽ ở trong thế vô cùng khó xử, hoặc chấp nhận Bộ Quy Tắc Ứng Xử mà tất cả các thành viên khác đều đồng ý trừ Việt Nam, hay sẽ bị thất bại trong vai trò Chủ Tịch ASEAN.

      Chính vì thế mà chúng ta cần bảo đảm rằng Việt Nam không bị cô lập và bị rơi vào thế khó xử kia.


      Tôi xin đổi đề tài.
      Tổng Thống Trump vừa đến Hà Nội. Ông đã thăm Việt Nam hai lần, trong hai năm, nhiều hơn bất kỳ quốc gia Đông Nam Á nào. Tổng Thống Trump đã chứng tỏ sự hỗ trợ của ông cho một bang giao Việt – Mỹ đang phát triển mạnh mẽ, xây dựng từ chính quyền trước đến chính quyền này. Đây là một khuynh hướng rất tốt, rất tích cực và quan trọng cho quan hệ Việt – Mỹ.

      Nói chung, tại Đông Nam Á, tôi nghĩ Hoa Kỳ có thể làm nhiều hơn, có nhiều cơ hội lắm. Chúng ta cần có một vị Thứ Trưởng Ngoại Giao Đặc Trách Á Châu, một Đại Sứ tại Singapore, một Đại Sứ tại ASEAN… Nhưng đó chỉ là những điều nhỏ. Tôi nghĩ điều chính là chúng ta đang đi đúng hướng, và chúng ta cần cùng làm việc với khối dân Đông Nam Á trẻ trung đầy sức sống này, vì họ chính là trung tâm của một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương Tự Do và Rộng Mở.​


    Genie Nguyễn:
    • Ông có nghĩ rằng chính quyền Việt Nam đã hợp tác đúng mức với Hoa Kỳ trên các lãnh vực an ninh quốc phòng,
      hay họ vẫn nghiêng về Trung Cộng nhiều hơn?


    Dr. Cronin:
    • Tôi nghĩ Việt Nam có chính sách đối nội khác với chính sách đối ngoại.

      Về đối ngoại và an ninh, chính sách của chính quyền Việt Nam vẫn tiếp tục đi sát hơn với Hoa Kỳ, làm việc với Nhật Bản, làm việc với các nước bên ngoài. Thực ra, họ tiếp tục chính sách cân bằng các thế lực với rất nhiều nước khác, để Trung Quốc không thể có quá nhiều ưu thế.

      Về chính sách đối nội thì phức tạp hơn. Chúng ta rất mong được thấy Việt Nam cải thiện một cách nghiêm túc. Tôi nghĩ chúng ta cũng cần phải thực tế hơn về sự thay đổi ấy sẽ diễn ra thế nào. Tôi không nghĩ rằng bất cứ ai tại Hoa Kỳ muốn thúc giục Việt Nam thay đổi, nhưng chúng ta thực lòng muốn thấy dân Việt được thịnh vượng, có tự do, và không bị đẩy vào sự áp đặt như ở Trung Quốc. Hiện nay Trung Quốc đang gia tăng sự đàn áp lên dân chúng, không chỉ ở Tân Cương, mà nói thẳng ra là những trí thức, luật sư nhân quyền, đủ thứ người tại Trung Quốc bị đàn áp. Chúng ta muốn thấy Việt Nam chuyển đổi ngược với hướng đi của Trung Quốc. Bởi vì dân chúng Việt Nam rất kỳ diệu. Như chúng ta nghe thấy Tom Rose nói hôm nay, những người tỵ nạn Mỹ gốc Việt đã đóng góp rất nhiều vào xã hội Hoa Kỳ.

      Chúng ta đã chia sẻ một lịch sử chuyển từ chiến tranh sang bình thường hóa quan hệ rồi trở thành bạn thân. Chúng ta có thể tiếp tục phát triển tương quan này lên đến mức độ chiến lược. Việt Nam cần Hoa Kỳ. Hoa Kỳ rất muốn xây dựng quan hệ chiến lược với Việt Nam. Do đó tôi hy vọng rằng chính sách đối nội và đối ngoại của Việt Nam sẽ dần dần tương hợp với sự phát triển quan hệ này.



    https://www.voatiengviet.com/a/cronin-q ... 27778.html
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Tập Cận Bình buộc phương Tây phải chống lại Trung Quốc

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Tập Cận Bình

    buộc phương Tây
    phải chống lại Trung Quốc


    _______________________________
    Thụy My - 18-03-2019






              


    Tập Cận Bình phát biểu
    trong lễ khai mạc Triển lãm quốc tế xuất nhập khẩu (CIIE) đầu tiên của Trung Quốc
    ở Thượng Hải ngày 05/11/2018.

              



    • « Phương Tây đã từng cố gắng một cách tuyệt vọng để coi Trung Quốc là một thế lực có thể hợp tác được,
      nhưng Bắc Kinh đã làm cho họ không thể duy trì được ảo vọng này ».

    Theo nhận định của giáo sư về kinh tế chính trị Stein Ringen (King’s College ở Luân Đôn) trên Los Angeles Times, năm 2018 vừa qua không dễ chịu chút nào đối với các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh.

    Sau nhiều năm dài đứng nhìn quyền lực nghiêng dần về phương Đông, nay phương Tây đã đáp trả. Hoa Kỳ đứng lên trên tuyến đầu, gây áp lực mạnh mẽ để Trung Quốc phải thay đổi các chính sách bảo hộ mậu dịch và gián điệp kỹ nghệ lâu nay. Chính quyền Donald Trump cảnh cáo là Bắc Kinh hoặc phải thay đổi cung cách hành xử, hoặc phải trả giá đắt. Các cuộc đàm phán về thương mại đang hướng về phía những quy định mới.





    Trung Quốc bị cảnh báo từ Hoa Vi cho đến Viện Khổng Tử

    Các cơ quan an ninh từ Hoa Kỳ, Canada cho đến Anh, Úc và các nước khác đều đưa ra những lời cảnh báo chống lại công nghệ 5G của tập đoàn Hoa Vi (Huawei) vì lý do an ninh quốc gia. Trong « chủ nghĩa tư bản do nhà nước chỉ đạo » ở Trung Quốc, các công ty như Hoa Vi có bổn phận phải hợp tác với chính quyền, kể cả việc chia sẻ dữ liệu. Giám đốc tài chính Hoa Vi, bà Mạnh Vãn Châu (Meng Wanzhou) đang bị quản thúc tại gia ở Canada trong khi chờ đợi bị dẫn độ sang Hoa Kỳ. Hồi tháng Giêng, một nhân viên của Hoa Vi đã bị bắt ở Vacxava vì cáo buộc làm gián điệp.

    Cũng trong năm ngoái, các tổ chức nghiên cứu uy tín như Mercator Institute ở Berlin, Asia Society ở New York và Royal United Services Institute ở Luân Đôn đã công bố các bản báo cáo, nêu chi tiết về « chính sách gây ảnh hưởng » của Trung Quốc nhắm vào những định chế chính trị và giáo dục, truyền thông cũng như xã hội dân sự tại các quốc gia dân chủ.

    Các nhà lập pháp Mỹ đã tiến hành một cuộc đấu tranh chống lại việc Trung Quốc sử dụng sức mạnh tài chính để xâm hại những nền tảng của tự do về học thuật. Các trường đại học phương Tây ngần ngại không muốn đón tiếp con ngựa thành Troie là các Viện Khổng Tử, và các viện loại này đã được thiết lập thì đang lần lượt bị đóng cửa. Giọng điệu bình luận của các phương tiện truyền thông phương Tây đã thay đổi. Những người ủng hộ Bắc Kinh im tiếng, và xu hướng hiện nay là một lời cảnh báo.




    Chủ tịch trọn đời : Tập Cận Bình lộ mặt thật

    Một năm trước đó, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã phạm sai lầm nghiêm trọng đầu tiên kể từ khi trở thành người lãnh đạo tối cao vào năm 2012. Ông ta hủy bỏ quy định trong Hiến pháp, theo đó chức chủ tịch nước được giới hạn trong hai nhiệm kỳ. Hành động này đã giúp cho thế giới thấy rõ được bộ mặt thật của chế độ. Tập Cận Bình ngoài miệng nhấn mạnh đến việc tôn trọng luật pháp, nhưng có thể thay đổi cả Hiến pháp trong một cái chớp mắt, nếu thấy có lợi cho mình.

    Trong nội bộ, việc kiểm soát đảng Cộng Sản Trung Quốc bị siết chặt chưa từng thấy dưới triều đại ông Tập. Cả một tập thể luật sư bênh vực cho nhân quyền bị chôn vùi :
    • khoảng 200 luật sư bị bắt bớ, tống giam.
    Việc kiểm soát công dân được tối ưu hóa qua
    • « hệ thống tín nhiệm xã hội » dựa trên một kho dữ liệu khổng lồ,
      với các biện pháp tưởng thưởng hay trừng phạt trong đời sống hàng ngày, người dân được cho điểm « tín nhiệm » từ thấp đến cao.

    Khu « tự trị » Tân Cương, nơi đông đảo người Duy Ngô Nhĩ và những người thiểu số theo đạo Hồi khác sinh sống, đã trở thành một nhà nước công an toàn trị, với những vụ bắt bớ hàng loạt và mạng lưới các trại tập trung cải tạo.




    Bẫy nợ tàn khốc « Một vành đai, Một con đường »

    Đối với thế giới bên ngoài, Bắc Kinh theo đuổi chính sách nhằm thống trị toàn cầu. Công cụ chủ yếu là « Sáng kiến Một vành đai, Một con đường » (Belt and Road Initiative – BRI), trong đó Trung Quốc cho các quốc gia tham gia chương trình này vay tiền để đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Các món tín dụng của dự án tỏ ra hấp dẫn, nhưng trên thực tế nhằm trói buộc các nước đi vay, trở thành lệ thuộc vào chủ nợ Bắc Kinh.

    Phương Tây đã từng cố gắng một cách tuyệt vọng để coi Trung Quốc là một thế lực có thể hợp tác được, nhưng Bắc Kinh đã làm cho họ không thể duy trì được ảo vọng này.
    • Khi Sri Lanka không thể trả nổi các món nợ, Trung Quốc bèn chiếm lấy quyền kiểm soát hải cảng đã cho vay để xây lên, rộng đến 15.000 mẫu Anh (trên 6.000 hecta).
      Cảng này được nhượng quyền khai thác đến 99 năm, Trung Quốc áp đặt một kiểu như nhượng địa Hồng Kông đối với một nước nhỏ yếu hơn.
    • Ví dụ khác về các nạn nhân của bẫy nợ Trung Quốc là Zambia,
      vào cuối năm 2018 đã bị mất quyền kiểm soát phi trường quốc tế lớn nhất nước.
    • Còn Kenya đang có nguy cơ phải giao hải cảng chính ở Mombasa cho Bắc Kinh,
      vì không thể trả được món nợ đã vay để mở tuyến đường xe lửa từ Mombasa đến Nairobi. Công trình này do Trung Quốc xây dựng, nhưng chẳng mang lại lợi lộc gì.




    Giở trò hăm dọa mỗi khi bị phê phán

    Để tự làm trầm trọng thêm các vấn đề, khi gặp phải sự phản kháng, Tập Cận Bình và quan chức Bắc Kinh lại giở trò đe dọa.
    • Sau khi New Zealand đứng về phía các nước phương Tây chống lại Hoa Vi, thủ tướng nước này là bà Jacinda Ardern đã không thể tiến hành chuyến viếng thăm Trung Quốc vốn đã được lên kế hoạch từ lâu, và một dự án du lịch đã được xúc tiến rộng rãi bỗng bị hủy bỏ một cách thô bạo.
    • Cũng tại New Zealand, giáo sư Anne-Marie Brady của trường đại học Canterbury, sau khi cho đăng một bài viết chỉ trích ảnh hưởng của Trung Quốc lên đất nước mình, bản thân bà và gia đình đã trở thành mục tiêu của một chiến dịch hăm dọa mà bà cho là do chính quyền Bắc Kinh tổ chức. Vụ này đã gây xôn xao không ít trong dư luận.
    • Khi bộ trưởng Quốc Phòng Anh đưa ra những lời phê phán về việc Trung Quốc bành trướng trên Biển Đông, chuyến viếng thăm của bộ trưởng Tài Chính nước này bị Bắc Kinh hủy bỏ.
    • Na Uy buộc phải ký kết một hiệp ước hữu nghị, trong đó chính phủ nước này xưa nay vốn là tiếng nói bảo vệ nhân quyền, lại phải im lặng trước những lạm dụng của Bắc Kinh.

    Nhưng khi phương Tây buộc lòng phản ứng, quá trình lập lại thăng bằng về quyền lực rốt cuộc đã bắt đầu khiến cho không gian hành động của Trung Quốc bị thu hẹp lại. Đài Loan là nước được hưởng lợi ngay lập tức trước tình trạng đối địch giữa chủ nghĩa toàn trị và dân chủ. Mối nguy hiểm là ở chỗ Trung Quốc sẽ chà đạp lên tự do, hiện nay vốn đã bị thu hẹp so với một năm trước đó.

    Tác giả Stein Ringen nhắc lại, thủ tướng Anh Winston Churchill trong những năm đầu sau Đệ nhị Thế chiến đã nói rằng ông không tin tổng bí thư Liên Xô Josef Stalin muốn chiến tranh, nhưng Stalin chỉ muốn thu được chiến lợi phẩm từ chiến tranh. Có thể phát biểu tương tự về Tập Cận Bình ngày nay. Nhưng giờ đây phương Tây đã tìm được tiếng nói để chống lại sự lạm dụng quyền lực của Trung Quốc, và không ngần ngại lớn giọng trước những hành vi lũng đoạn của Bắc Kinh.



    http://vi.rfi.fr/chau-a/20190318-tap-ca ... trung-quoc
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

EU gọi TQ là 'đối thủ hệ thống' trước khi ông Tập thăm Ý và Pháp

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




              
    EU gọi TQ là
    'đối thủ hệ thống'

    trước khi ông Tập thăm Ý và Pháp

    _______________________________
    BBC - 19/03/2019






              


    EU và Trung Quốc từng có 'cuộc chiến thuế nhập khẩu giày dép'
    từ hơn 10 năm trước

              

    Trước chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình sang Ý và Pháp, Liên hiệp châu Âu công bố văn bản gọi Trung Quốc là 'đối thủ mang tính hệ thống'.

    Khái niệm 'systemic rival' mà văn bản 10 điểm của EU nêu ra tuần trước để đối phó với Trung Quốc đã bị Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị bác bỏ. Hôm 18/03, ông Vương Nghị nói có sự cạnh tranh (competition) giữa Trung Quốc và EU nhưng hai bên đều muốn tiếp tục quan hệ đối tác chiến lược.

    Ủy hội châu Âu - cơ quan hành pháp của Liên hiệp châu Âu kêu gọi châu lục này phải cứng rắn hơn với đầu tư Trung Quốc. EU gọi Trung Quốc là
    • "đối thủ kinh tế tìm cách giành vị trí lãnh đạo về công nghệ,
      và đối thủ mang tính hệ thống, đang thúc đẩy cho một mô hình khác về quản trị nhà nước và xã hội."

    Giới bình luận tin rằng đây là lần đầu tiên, EU dùng ngôn từ rõ ràng chỉ ra khác biệt ý thức hệ và mô hình chính trị của Trung Quốc, coi đó là 'đối thủ'.




    Không thích Vành đai và Con đường?

    Văn bản của EU cũng phê phán một số quốc gia đang muốn tham gia dự án Vành đai và Con đường của Trung Quốc.

              


    Biểu tình của một nhóm người Uighur tại Brussels hồi tháng 4/2018
    phản đối các trại giam tập thể ở Tân Cương, TQ

              

              


    Chủ tịch Tập và phu nhân Bành
    có chuyến thăm Bồ Đào Nha hồi cuối năm 2018

              


    Dự án này chính là mục tiêu của chuyến thăm sang Ý tuần này mà Chủ tịch Tập Cận Bình thực hiện. Chính phủ thiên hữu ở Ý ngỏ ý muốn tham gia Vành đai và Con đường, điều EU không đồng ý.

    Chủ tịch Trung Quốc sẽ thăm cả Ý, Monaco và Pháp từ 21 đến 26/03 này. Sau đó, tới ngày 09/04, EU và Trung Quốc sẽ mở hội nghị thượng đỉnh với sự tham gia của Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk và Thủ tướng TQ, Lý Khắc Cường. Hiện hai bên đang chuẩn bị về thông cáo chung nhưng chưa đồng ý được về nội dung.

    • EU muốn tiếp cận rộng hơn thị trường Trung Quốc nhưng chính sách của Bắc Kinh chưa mở cho các đại công ty châu Âu đầu tư bình đẳng với công ty Trung Quốc. Tiếp cận thị trường một cách bình đẳng cũng là điều Hoa Kỳ yêu cầu với Trung Quốc.

      EU còn lo ngại về các vụ mua đứt khổng lồ của đối tác Trung Quốc tại châu Âu.

      Sự bành trướng của Huawei mà Hoa Kỳ cho là 'ăn cắp công nghệ' cũng đang khiến một số chính phủ EU xem lại hợp đồng phát triển mạng 5G của tập đoàn này.

      Ngoài ra, thâm hụt thương mại của EU với TQ vẫn đang tăng, lên tới 21,4 tỷ euro năm qua, từ 20,8 tỷ năm trước nữa.


    Pháp và Đức muốn tăng cường vai trò trong quốc phòng và an ninh châu Âu sau Brexit, và Trung Quốc bị Paris và Berlin nay coi là đối thủ, theo trang Politico.
    Có ý kiến tại Đức cho rằng EU đã sai lầm về an ninh, quốc phòng những năm qua vì
    • "đề cao quá mức mối đe dọa từ Nga,
      và coi nhẹ quá mức đe dọa từ TQ".





    https://www.bbc.com/vietnamese/world-47624077
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Đường Lưỡi bò và cuộc chiến âm thầm của một người Việt ở Mỹ

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




              
    Đường Lưỡi bò
    và cuộc chiến âm thầm
    của một người Việt ở Mỹ

    _______________________________
    Tina Hà Giang - BBC - 18/03/2019






              


    GS Nguyễn Đình Phú giới thiệu ứng dụng di động quan trắc mưa bằng vệ tinh
    trên thiết bị di động do ông và nhóm chuyên gia của UCI phát triển,
    tại Hội thảo American Geophysical Union -AGU

              


    Quan tâm về tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên toàn Biển Đông thường nóng lên theo các hành động quân sự của nước này.

    Nhưng kế hoạch chiếm cả vùng biển này của Trung Quốc còn được thực hiện bằng những bước đi "âm thầm và xảo quyệt", theo lời ông Nguyễn Đình Phú, giảng viên Đại học Nông Lâm TPHCM, hiện đang là phó giáo sư tại Đại học UCI, California.

    Chuyên dạy ngành Tài nguyên nước, Giáo sư Nguyễn Đình Phú thường xuyên đọc các tạp chí khoa học và qua đó cho hay ông đã khám phá ra việc Trung Quốc gần đây cố tình đưa Đường Lưỡi bò hay còn gọi là Đường chín đoạn vào các ấn phẩm khoa học quốc tế.

    Khám phá này khiến ông, trong mấy năm qua, miệt mài bỏ thời gian viết cho từng tạp chí phản đối việc in Đường Lưỡi bò và nhấn mạnh rằng tính hợp pháp của Đường chín đoạn của Trung Quốc hiện đang bị tranh chấp trong luật pháp quốc tế, ngoại giao và chính trị.

    Giáo sư Phú nói với BBC News Tiếng Việt về hoạt động âm thầm của ông để bảo vệ chủ quyền Biển Đông cho Việt Nam.

    BBC:
    • Xin giáo sư cho biết ông bắt đầu để ý đến nỗ lực quảng bá Đường Lưỡi bò vào các ấn phẩm khoa học quốc tế của Trung Quốc trong việc từ khi nào?

    GS Nguyễn Đình Phú:
    • Là một công dân Việt Nam, tôi thường xuyên theo dõi các hoạt động sai trái của Trung Quốc ở Biển Đông và biết là họ đang tìm cách lồng ghép Đường Lưỡi bò phi pháp vào các ấn phẩm khoa học.

      Việc này đã được họ mưu đồ từ lâu và đã từng gặp phải sự phản đối của các học giả người Việt và quốc tế, trong đó phải kể đến phản đối của TS Dương Danh Huy với bài "China's Demographic History and Future Challenges" trên tạp chí khoa học uy tín hàng đầu Science năm 2011, hay GS Phạm Quang Tuấn (Australia) phản đối tạp chí Waste Management về bài ''Municipal solid waste source-separated collection in China: A comparative analysis'' xuất bản năm 2011. Nhưng mặc dù đã bị cộng đồng gởi thư phản đối mạnh mẽ, đến nay hai bài báo này vẫn còn đính kèm hình vẽ "đường lưỡi bò".

      Điều đáng nói là nếu trước đây các bài báo có chèn Đường Lưỡi bò trá hình rất hiếm, thì từ năm 2017 trở lại đây số lượng bài báo khoa học có nó lên đến hàng trăm, thậm chí hàng ngàn bài.

    BBC:
    • Những nỗ lực, mà giáo sư gọi là 'mưu đồ' này của Trung Quốc xảy ra từ lâu rồi, vậy điều gì đã khiến ông ngăn chặn việc làm đó?

    GS Nguyễn Đình Phú:
    • Tôi bắt đầu quan tâm đặc biệt đến vấn đề này sau sự kiện ngày 12/5 năm 2017, khi Trung Quốc gởi bà Yunzhu Yao, một tướng quân đội về hưu, với mác học giả, sang quảng bá Đường Lưỡi bò với danh nghĩa trao đổi học thuật tại đại học UCI, ở Quận Cam, tiểu bang California, nơi tôi đang công tác.

      Bài thuyết giảng về Biển Đông của bà Yunzhu Yao hôm ấy khiến cả giảng viên lẫn người tham dự, gồm khoảng 50 sinh viên và cử tọa thuộc nhiều giới, trong đó khoảng 1/3 là người Á Đông, gồm cả người Philippines và Việt Nam lớn tiếng tranh cãi. Tâm điểm tranh cãi chính là bản đồ chín điểm được gọi là Đường Lưỡi bò, mà bà Yunzhu Yao trưng ra như một 'chứng cớ lịch sử' về chủ quyền của Trung Quốc trên gần trọn vùng Biển Đông hiện đang bị tranh chấp.

      Từ đó, tôi luôn lưu tâm phát hiện và kiên quyết đấu tranh với bất cứ bài báo khoa học nào có chèn Đường Lưỡi bò từ các học giả Trung Quốc.


              


    Hình có chèn Đường Lưỡi bò đi kèm bài viết của học giả Trung Quốc trên tạp chí Geoscience

              

    BBC:
    • Ông có thể đơn cử một ví dụ cụ thể về việc Trung Quốc tìm cách quảng bá Đường Lưỡi bò vào các tạp chí này?

    GS Nguyễn Đình Phú:
    • Trường hợp đầu tiên tôi phát hiện và đấu tranh dai dẳng nhất là bài báo "Decline in Chinese lake phosphorus concentration accompanied by shift in sources since 2006" trên tạp chí khoa học hàng đầu Geoscience của Nature xuất bản ngày 12 tháng 6 năm 2017.

      Ngay sau khi phát hiện tôi đã viết thư gởi cho Tổng biên tập của tạp chí và toàn thể ban lãnh đạo của Springer Nature - tập đoàn sở hữu Nature với hàng chục tạp chí khoa học nổi tiếng.

      Tôi chỉ rõ Springer Nature là nhà xuất bản các tạp chí khoa học nổi tiếng thế giới thì không nên vô tình đưa vào những vấn đề chính trị, trong đó có yếu tố "đường lưỡi bò" của Trung Quốc, đặc biệt là khi toà án quốc tế tại Hague, trong vụ kiện của Philippines với Trung Quốc tháng 7 năm 2016, đã khẳng định Đường Lưỡi bò không có giá trị và Trung Quốc không có chủ quyền lịch sử (historic rights) ở Biển Đông. Qua việc cho phép chèn "đường lưỡi bò" trong các ấn phẩm của mình Nature đã vi phạm chính sách trung lập về chính trị (political neutrality policy) của Tập đoàn, và việc kèm "đường lưỡi bò" vào các bài báo không hề có chút ý nghĩa khoa học nào cả.

      Tôi yêu cầu Nature phải kịp thời loại bỏ Đường Lưỡi bò trong các ấn phẩm đã xuất bản và xác nhận là sẽ không tiếp tục để bị lợi dụng chèn nói vào các ấn phẩm khác trong tương lai.

      Sau hàng chục email trao đổi với Tổng biên tập Nature Geoscience là TS. Heike Langenberg, cuối cùng họ đã phân công Tổng biên tập và là người phụ trách về chính sách xuất bản của Tập đoàn Springer Nature là Sir Philip Campbell (người được Nữ Hoàng Anh phong tước Hiệp sĩ năm 2015). Sir Philip Cambell hứa sẽ xét việc thay đổi chính sách xuất bản của họ trong tương lai.

      Mặc dù chưa hài lòng với cách xử lý của Nature nhưng tôi xem đây là kết quả khích lệ ban đầu. Việc đấu tranh với Nature trong vấn đề Đường Lưỡi bò sẽ còn lâu dài và cam go.

    BBC:
    • Có nhiều tạp chí đã cho in đường lưỡi bò của Trung Quốc trên ấn phẩm của họ không, thưa ông?

    GS Nguyễn Đình Phú:
    • Trong suốt hai năm qua tôi dành rất nhiều thời gian phát hiện những bài báo có Đường Lưỡi bò và liên lạc với hàng chục nhà xuất bản để yêu cầu chỉnh sửa. Tất cả đều đồng ý việc đưa Đường Lưỡi bò vào các ấn phẩm khoa học là phi lý. Phần lớn đều đồng ý là sẽ loại bỏ, hoặc ghi chú thích là Đường Lưỡi bò không có giá trị, và sẽ không xuất bản nó trong tương lai. Tuy nhiên, do một số lý do, mà tôi nghĩ là kinh tế, nên đến giờ Nature vẫn chưa có hành động quyết liệt về vấn đề này.

    BBC:
    • Có tạp chí nào bằng lòng đính chính đường lưỡi bò trên ấn phẩm của họ không?
      Hỏi cách khác, ông đã đạt được những thành quả gì?

    GS Nguyễn Đình Phú:
    • Trước tiên tôi muốn báo một tin rất vui và rất tốt lành là sáng nay 15/3/2019, tổ chức Science Direct thuộc Elsevier vừa gởi thông báo của nhà xuất bản (Publisher's note) về những bài báo được xuất bản vào tháng 2 vừa qua có hình 'Đường Lưỡi bò', chưa đầy một tháng sau khi nhận thư phản đối của tôi.

      Văn bản này do chính Giám đốc xuất bản của Journal of Hydrology gởi đến hàng vạn độc giả trên thế giới, nói rằng:
      • "Tạp chí Hydrology vừa xuất bản một số bài báo (liệt kê sau đây) chứa bản đồ của Trung Quốc có hình Đường Lưỡi bò trên biển Nam Trung Hoa [tức Biển Đông]. Thay mặt tạp chí Hydrology, tôi xin thông báo với quý vị rằng tính đúng đắn của các yếu tố của "Đường Lưỡi bò" trong bản đồ của Trung Quốc đang bị tranh chấp theo luật pháp, ngoại giao và chính trị quốc tế." (kèm theo danh sách 13 bài báo).

      Trước đó, các tổ chức Hiệp hội Địa lý Hoa Kỳ (American Geophysical Union -AGU), Hiệp Hội Khí tượng Hoa Kỳ (American Meteorological Society -AMS), Tập đoàn Elsevier của Hà Lan đã xác nhận là sẽ chỉnh sửa, chú thích và tránh xuất bản các ấn phẩm có "Đường Lưỡi bò" trong tương lai. Xin lưu ý AGU và AMS là những tổ chức chuyên ngành uy tín lâu đời ở Mỹ với hàng trăm ngàn hội viên và sở hữu hàng chục tạp chí khoa học chuyên ngành hàng đầu.

      Tháng 7 năm 2018 sau khi nhận được thư phản đối của tôi về Đường Lưỡi bò trên tạp chí danh tiếng BAMS của AMS, đích thân Chủ tịch AMS là GS. Roger Wakimoto hứa sẽ đưa vấn đề này ra cuộc họp thường niên của AMS với sự tham gia thảo luận của lãnh đạo cao nhất AMS và đại diện của các cơ quan thuộc chính phủ Hoa Kỳ. Cuộc họp đi đến kết luận là
      • "Các bản đồ cơ sở không nên bao gồm các ranh giới chính trị đang bị tranh chấp hoặc không cần thiết cho việc trình bày thông tin khoa học được truyền đạt trên bản đồ. Hơn nữa, không nên có ranh giới chính trị nào được chỉ định trên các đại dương hoặc vùng biển lân cận."
      Họ khẳng định sẽ sớm ra chính sách mới để hướng dẫn chi tiết cho các giới liên quan để thi hành.

      Người phụ trách lĩnh vực xuất bản của tạp chí uy tín Water Resources Research của AGU thì cam kết
      • "Chính sách của chúng tôi là tuân theo tên địa lý chính thức của Liên Hiệp Quốc đã được phê duyệt cho bản đồ và tên địa điểm và ranh giới địa lý. Như bạn lưu ý, đây không phải là một ranh giới được phê duyệt hoặc được quốc tế công nhận. Chúng tôi đều nhắc nhở các biên tập viên về chính sách này và thảo luận về một quy trình điều chỉnh phù hợp với các biên tập viên."

      Tập đoàn xuất bản Elsevier sau khi nhận được phản đối của tôi cũng trả lời rằng:
      • "Chúng tôi đồng ý là tạp chí khoa học không phải là diễn đàn để thúc đẩy các chương trình nghị sự chính trị."
      Và rằng
      • "Chúng tôi đã khuyến nghị các biên tập viên của các tạp chí liên quan kiểm tra xem bản đồ có cần thiết về mặt khoa học hay không. Một số trường hợp chúng tôi đã cho in lưu ý từ nhà xuất bản, nhấn mạnh rằng tính hợp pháp của đường 9 đoạn của Trung Quốc hiện đang bị tranh chấp trong luật pháp quốc tế, ngoại giao và chính trị."
      Và họ đã làm như vậy.


              


    Đường chín đoạn của Trung Quốc trên bản đồ

              

    BBC:
    • Qua kinh nghiệm này, ông nghĩ gì về nỗ lực quảng bá Đường Lưỡi bò của Trung Quốc?

    GS Nguyễn Đình Phú: Qua theo dõi, nghiên cứu, tôi thấy chính phủ Trung Quốc luôn có dã tâm độc chiếm Biển Đông, và Đường Lưỡi bò phi pháp là một phương tiện.

    Ngoài việc quân sự hóa các đảo tự nhiên đã xâm chiếm của Việt Nam và các đảo nhân tạo, cũng như đơn phương cấm bắt cá trong các ngư trường truyền thống ở các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của ngư dân Việt Nam, bắt nạt và thậm chí dùng bạo lực với ngư dân, họ còn từng bước, từng bước, tìm cách hợp thức hóa Đường Lưỡi bò trên mặt trận khoa học bằng cách chèn hình vẽ vào các ấn phẩm trên các tạp chí khoa học quốc tế, để lập luận là Đường Lưỡi bò đã được cộng đồng quốc tế công nhận. Đây là mưu đồ thâm độc nhằm phục vụ cho dã tâm bành trướng, độc chiếm Biển Đông, xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

    Các học giả Trung Quốc nói với tôi là nếu họ sử dụng ngân sách của chính phủ Trung Quốc làm nghiên cứu, thì khi đăng các bài báo trên các tạp chí khoa học, nếu cần có bản đồ minh họa, thì những bản đồ đó bắt buộc phải có Đường Lưỡi bò.

              


    Đường Lưỡi bò




    Người tuần hành kỷ niệm 42 năm cuộc chiến Hoàng Sa năm 1974 tại Hà Nội hôm 19/1/2017

              


    BBC:
    • Trong việc theo dõi việc Trung Quốc tìm cách lồng ghép Đường Lưỡi bò vào các ấn phẩm khoa học, ông có bao giờ thấy mình cô đơn?

    GS Nguyễn Đình Phú:
    • Tôi nhận thức được đây là trách nhiệm thiêng liêng với tổ quốc của mỗi người con đất Việt. Là người sống xa quê hương thì làm được gì có ích cho đất nước thì đó vừa là niềm hạnh phúc vừa là niềm tự hào với tôi. Tôi làm việc này với quyết tâm cao nhất, vừa mềm dẻo vừa kiên quyết. Tôi dành nhiều thời gian để tìm hiểu kỹ chính sách của từng tổ chức để lập luận chặt chẽ khi phản biện họ, và tìm cách đưa phản đối lên những lãnh đạo cao nhất của tổ chức đó để họ nắm thông tin và có quyết định kịp thời.

      Cuộc đấu tranh này sẽ lâu dài, cam go, và cần sự kiên trì cao độ. Trong suốt thời gian qua tôi luôn nhận được sự quan tâm, động viên hỗ trợ của nhiều người. Trước hết là những người thầy, đồng nghiệp, sinh viên của tôi, và cả đến những người quản thủ thư viện tại UCI.

      Điều thú vị là có cả những học giả Trung Quốc ủng hộ quan điểm, hành động của tôi và thẳng thắn phê bình chính sách sai trái của chính phủ Trung Quốc về Đường Lưỡi bò. Tôi còn nhận được sự hỗ trợ và động viên từ cộng đồng người Việt tại Mỹ, đặc biệt là các thành viên trong Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam tại Hoa Kỳ.

    BBC:
    • Kế hoạch tiếp theo của ông là gì?

    GS Nguyễn Đình Phú:
    • Tôi trăn trở rất nhiều, không lẽ mình sao nhãng công việc chuyên môn chỉ để loay hoay đi tìm từng bài báo rồi viết thư phản đối từng nhà xuất bản, trong khi Trung Quốc đã có chủ trương phổ biến Đường Lưỡi bò bằng mọi giá và thực tế là gần đây số lượng ấn phẩm khoa học bị lợi dụng chèn Đường Lưỡi bò ngày càng "nhiều như quân Nguyên".

      Để giành thế chủ động, gần đây Trung Quốc đã đứng ra thành lập nhiều tạp chí khoa học quốc tế, như công ty xuất bản MDPI có trụ sở tại Thuỵ Sĩ do người Trung Quốc làm chủ đang vận hành hàng chục tạp chí với số lượng xuất bản vô cùng lớn. Nhiều bài báo đăng trên các tạp chí này trong thời gian gần đây có chèn Đường Lưỡi bò.

      Có lẽ đã đến lúc cần một giải pháp căn cơ và hiệu quả hơn. Các nhà khoa học, các học giả Việt Nam và quốc tế cần lên tiếng mạnh mẽ hơn với các hiệp hội chuyên ngành, các tổ chức khoa học quốc tế uy tín để cộng đồng quốc tế thấy rõ mưu đồ của chính phủ Trung Quốc, làm cho việc cố tình chèn ghép Đường Lưỡi bò vào các ấn phẩm khoa học của họ trở thành vô nghĩa, thậm chí phản tác dụng, và làm tăng tính chính nghĩa trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam, cũng như sự cần thiết phải duy trì hòa bình, ổn định trên Biển Đông của cộng đồng quốc tế.

      Cũng cần tổ chức những hội thảo khoa học về chủ đề này với sự tham dự của các học giả có uy tín người Việt và quốc tế, cả các nhà khoa học từ các nước ASEAN và học giả Trung Quốc.

      Tuy nhiên, muốn đấu tranh thành công thì cần có sự chung sức đồng lòng của nhiều người. Mỗi người đều có thể góp phần bảo vệ biển đảo bằng nhiều cách khác nhau. Những bạn trẻ, đặc biệt là những nhà khoa học đang học tập, nghiên cứu ở nước ngoài hãy cùng chung tay đấu tranh chống việc Trung Quốc cố tình mưu đồ phổ biến Đường Lưỡi bò.

      Tôi mong muốn thời gian tới cùng được chung tay với các bạn trẻ xây dựng được một mạng lưới các nhà khoa học Việt Nam ở trong và ngoài nước để cùng đấu tranh phản bác Đường Lưỡi bò của Trung Quốc và tham gia giải quyết những vấn đề lớn của đất nước.







    https://www.bbc.com/vietnamese/world-47565215
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Châu Âu bắt đầu ý thức được tham vọng của Trung Quốc

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Châu Âu bắt đầu ý thức được tham vọng của Trung Quốc
    _________________________
    Anh Vũ - 11-03-2019



              


    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
    tại Thượng Đỉnh Diễn Đàn Hợp Tác Trung Quốc-Châu Phi 2018
    ở Bắc Kinh, ngày 04/09/2018.

              


    Trung Quốc tiếp tục được các báo Pháp chú ý nhiều, từ khi nước này trở thành cường quốc kinh tế của thế giới cùng những tham vọng trên trường quốc tế. Châu Âu giờ mới bắt đầu ý thức được về những nguy cơ bành trướng của Trung Quốc. Nhật báo Le Monde hôm nay có bài xã luận mang tiêu đề : « Trung Quốc phô bày tham vọng ».

    Le Monde ghi nhận, sau bốn thập kỷ mở cửa phát triển kinh tế làm đảo lộn khung cảnh thế giới, gần đây
    • « trên trường quốc tế, Trung Quốc ngày càng thể hiện một bộ mặt đòi hỏi hống hách…».
    Thái độ đó khiến Hoa Kỳ khó chịu phải ra tay. Bằng chứng là các cuộc đối đầu giữa Washington và Bắc Kinh trên hồ sơ thương mại cũng như các vấn đề khác đang diễn ra.

    Còn về phần châu Âu, xã luận của Le Monde nhận định :
    • « Ở thế trên đe dưới búa, bản thân châu Âu cũng là mục tiêu của các tham vọng Trung Quốc ».
    Tờ báo phân tích, nếu như đầu tư của Trung Quốc vào châu Âu trong năm 2018 giảm, đó không phải là vì Bắc Kinh không quan tâm đến lục địa này mà là vì họ muốn ngăn chặn tình trạng chảy vốn ra nước ngoài, bên cạnh đó là còn do nỗ lực của EU nhằm bảo hộ các lĩnh vực kinh tế chiến lược. Cuối cùng thì các nước lớn của Liên Hiệp Châu Âu cũng đã lường được mối nguy hiểm. Ngay cả Đức là nước đến giờ vẫn giữ thái độ nước đôi với Trung Quốc thì hồi tháng Giêng vừa qua cũng một tổ chức giới chủ của nước này đã cho công bố một báo cáo nêu rõ các mục tiêu Trung Quốc nhắm tới ở châu Âu.

    Xã luận Le Monde nhấn mạnh,
    • « Liên Hiệp phải bày tỏ một chính sách chung đối với Trung Quốc, gắn lợi ích công nghiệp với vấn đề an ninh ».
    Trong khi đó để đối phó với Trung Quốc các nước thành viên trong Liên Hiệp Châu Âu lại hành động tản mát. Trung Quốc nắm bắt sự chia rẽ đó.
    • Một thí dụ mới nhất :
      Ý vừa trở thành nước đầu tiên trong nhóm G7 đã sẵn sàng chấp nhận dự án «con đường tơ lụa mới» của Trung Quốc khiến Bruxelles rất bực bội.

    Le Monde kết luận :
    • Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cuối tháng 3 tới châu Âu, đặc biệt ông sẽ qua Roma và Paris. Sẽ là đáng tiếc cho lợi ích của Châu Âu khi mà từ nay đến đó các nước thành viên của Liên Hiệp không thống nhất được với nhau để thể hiện một lập trường chung trước lãnh đạo Trung Quốc ».






    Pháp thức tỉnh
    trước ảnh hưởng Trung Quốc ở sân sau Châu Phi


    Cũng liên quan đến mối lo về sự bành trướng tham vọng của Trung Quốc, Le Figaro có bài tổng thống Pháp « Macron đến Djibouti để ngăn chặn ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc ».

    Le Figaro cho biết, hôm nay (11/03) tổng thống Pháp tới thăm Djibouti, chặng đầu tiên trong chuyến công du Ethiopia và Kenya. Đã 9 năm nay chưa một vị tổng thống Pháp nào tới Djibouti, một đối tác lịch sử của nước Pháp. Bởi thế có lẽ chuyến Djibouti của ông Macron trở thành khá cấp bách.

    Dù là một quốc gia nhỏ bé, chỉ rộng 23000 km2 và 900 nghìn dân, nhưng Djibouti có một vị trí chiến lược quan trọng vì nằm trên trục giữa Địa Trung Hải và Ấn Độ Dương, có các tuyến đường hàng hải trọng yếu như kênh Suez, eo biển Malacca, hay Bab el-Mandeb.

    Nhưng điều quan trọng hơn mà Le Figaro nêu ra đó là : « đà gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc tại Djibouti ». Tờ báo cho biết Bắc Kinh đã đầu tư một « trại lính thế giới » với việc đặt tại Djibouti căn cứ quân sự đầu tiên của họ ở nước ngoài có khả năng đồn trú cho 10 nghìn quân và họ còn dự tính làm thêm căn cứ thứ 2 tại đó. Bắc Kinh đổ tiền đầu tư ồ ạt vào cơ sở hạ tầng, nhất là cảng biển tại quốc gia này. Thực tế đó đã khiến Paris không khỏi lo ngại về nhưng hậu quả gây mất ổn định tiềm tàng trong khu vực, Le Figaro nhận định.

    Điều nguy hiểm hơn, đó là nguồn lực tài chính của Djibouti rất hạn chế trong khi mà 2/3 khoản nợ của đất nước này do Trung Quốc nắm. Bắc Kinh luôn lấy đó để mặc cả đòi giảm giá thuê căn cứ quân sự. Gần đây Thượng Viện Pháp thậm chí còn cảnh báo nguy cơ bùng nổ xung đột như kiểu ở kênh Suez hồi năm 1956 sau khi tổng thống Ai Cập Nasser quốc hữu hóa con kênh này.

    Tháng trước bộ trưởng Bộ Quân Lực Pháp, Florence Parly, cùng tháp tùng tổng thống Macron tới Djibouti lần này, đã tuyên bố :
    • « Chúng tôi quyết tâm ngăn chặn sự gia tăng ảnh hưởng (Trung Quốc) ».
    Djibouti cũng là nơi có căn cứ quân sự chính của Pháp tại Châu Phi. Djibouti cũng là nước duy nhất của châu Phi có thỏa thuận quốc phòng với Pháp. Chuyên gia Pierre Razoux, Giám đốc Viện nghiên cứu thuộc Trường Quân sự Pháp (Irsem) được Le Figaro trích dẫn, khẳng định :
    • « Điều trọng yếu với Pháp là phải giữ lại sự hiện diện quân sự tại Djibouti để bảo đảm an ninh eo biển Bab el-Mandeb ».

    Le Figaro nhận định :
    • « Emmanuel Macron, cùng đi có nhiều lãnh đạo doanh nghiệp, dường như quyết tâm không để Djibouti đối mặt tay đôi Trung Quốc».


    Tương tự như với Djibouti, Ethiopia đang mong muốn đa dạng hóa các mối quan hệ để không bị lệ thuộc duy nhất vào người Trung Quốc. Tại Addis-Abeba, bộ trưởng Bộ Quân Lực Florance Parly sẽ ký thỏa thuận quốc phòng, tăng cường hợp tác để thành lập binh chủng hải quân cho Ethiopia, dù nước này không có biển, theo Le Figaro.





    http://vi.rfi.fr/chau-a/20190311-chau-a ... trung-quoc
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Con đường Tơ lụa mới: Trung Quốc dùng Ý làm suy yếu Liên Hiệp Châu Âu

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Con đường Tơ lụa mới:
    Trung Quốc dùng Ý
    làm suy yếu Liên Hiệp Châu Âu

    _________________________
    RFI - 12-03-2019



              


    Con đường tơ lụa trên bộ và trên biển của Trung Quốc.

              




    Ý có thể sẽ trở thành nước thứ 68 tham gia sáng kiến “Một vành đai, Một con đường” (Con đường Tơ lụa mới) của Trung Quốc nếu Roma và Bắc Kinh kí biên bản ghi nhớ nhân chuyến thăm Ý bắt đầu từ ngày 20/03/2019 của chủ tịch Tập Cận Bình. Việc Ý là quốc gia đầu tiên thuộc khối G7 tham gia dự án của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến sự thống nhất của Liên Hiệp Châu Âu trước những tham vọng của Bắc Kinh.

    Dự án xây dựng song song nhiều mạng lưới đường bộ và đường thủy (chủ yếu gồm đường bộ, sân bay, đường sắt và cảng biển) nhằm nối liền hai lục địa Á-Âu được Bắc Kinh công bố năm 2013 và dự kiến hoàn thiện vào năm 2049, nhân 100 năm ngày thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa.

    Cho tới nay, Trung Quốc thuyết phục được chủ yếu
    • các nước ở Trung Á,
      Đông Nam Á
      và châu Phi.

      Liên quan đến Liên Hiệp Châu Âu, hai nước thành viên đã bị khuất phục trước những lời đường mật của Bắc Kinh là
      • Hy Lạp
        và Bồ Đào Nha.

    Ngoài hiện đại hóa tuyến đường sắt nối Hy Lạp và Hungari, chính quyền Athens đã nhượng cảng Piraeus cho Trung Quốc. Từ hạng 93 trên thế giới vào năm 2010, hiện cảng Piraeus vươn lên đứng thứ 38 và trở thành trạm trung chuyển cho các nhà vận tải Trung Quốc.

    Chính quyền Bắc Kinh cũng quyết định đầu tư ồ ạt vào Bồ Đào Nha. Ngoài ra, Lisboa có thể sẽ đưa cảng Sines vào dự án Một Vành đai, Một con đường của Trung Quốc.





    Ý giúp Trung Quốc củng cố dự án Con đường Tơ lụa mới

    Trang Euractiv (11/03/2019), chuyên về thời sự châu Âu (trụ sở ở Bruxelles), có trong tay một bản dự thảo thỏa thuận về hợp tác đặc biệt và thương mại giữa Roma và Bắc Kinh. Các đề xuất trong bản dự thảo do phía Trung Quốc đưa ra và Ý chưa chỉnh sửa bất kỳ điểm nào.

    1. Theo dự thảo thỏa thuận, cảng Trieste được xác định là điểm chiến lược dẫn vào châu Âu của dự án Con đường Tơ lụa mới và sẽ mở cửa cho các nhà đầu tư Trung Quốc. Nằm trên biển Adriatic và ở cửa ngõ dẫn vào vùng Balkan, cảng Trieste được nối với hệ thống đường sắt dẫn đến Trung và Bắc Âu. Năm 2018, gần 62,7 triệu loại hàng hóa đã được trung chuyển qua khu cảng được coi là một trong số những cảng lớn nhất ở Địa Trung Hải.
                
    2. Ngoài ra, hai bên còn có thể kí một thỏa thuận hợp tác khác giữa hai nhà phân phối điện lực Trung Quốc State Grid Corporation of China (SGCC) và Terna của Ý. Có thể nói đây là thỏa thuận giữa hai công ty đều liên quan đến vốn của Trung Quốc vì khoảng 29,8% cổ phần của công ty Terna nằm trong tay tập đoàn CDP Reti, trong khi công ty lưới điện Trung Quốc SGCC lại sở hữu đến 35% cổ phần của CDP Reti.
                
    3. Cuối cùng còn phải kể đến một số thỏa thuận thương mại gây nhiều tranh cãi, cũng có thể được kí nhân chuyến thăm Ý của ông Tập Cận Bình, giữa các doanh nghiệp Trung Quốc và tập đoàn hàng không và không gian Ý Leonardo.


    Ông Luigi Di Maio, phó thủ tướng kiêm bộ trưởng bộ Phát triển Kinh tế Ý, đồng thời là người đứng đầu Phong trào 5 Sao, khẳng định việc tham gia dự án Con đường Tơ lụa mới trước hết là nhằm đáp ứng nhu cầu của một nước Trung Hoa “khao khát sản phẩm và kinh nghiệm của Ý”.

    Còn đối với thủ tướng Giuseppe Conte,
    • “việc Ý tham gia vào Con đường Tơ lụa mới là một cơ hội, là một lựa chọn chiến lược đối với đất nước”
    , dù ông trấn an Liên Hiệp Châu Âu và các đồng minh rằng
    • “những lựa chọn như vậy phải được phối hợp với các đối tác truyền thống” của Ý.
    Ngoài ra, thủ tướng Conte còn phải thuyết phục được những hoài nghi ngay trong nội bộ chính phủ, trước khi lên đường tham dự diễn đàn “Con đường và Vành đai” được tổ chức ở Bắc Kinh vào tháng 04/2019.

    Bruxelles đã nhận thấy Roma thay đổi thái độ đối với Bắc Kinh từ vài tháng gần đây. Trước đó, cùng với Đức và Pháp, Ý từng đấu tranh để toàn khối có một cơ chế chung giám sát đầu tư nước ngoài ở châu Âu, đồng thời duy trì chủ quyền của các nước về vấn đề này. Tuy nhiên, khi đạt được văn kiện chung, Ý lại từ chối và vào đúng thời điểm đó, nội các Ý thay đổi, giờ nằm trong tay phe cực hữu.

    Nhật báo Les Echos (07/03), trích lại nhận định của bà Sophie Boisseau du Rocher, nhà nghiên cứu tại Viện Quan hệ Quốc tế Pháp (IFRI), đồng tác giả cuốn Trung Quốc là/và thế giới (La Chine e(s)t le monde), theo đó,
    • “về nguyên tắc, Liên Hiệp Châu Âu không phản đối dự án Một Vành đai, Một Con đường,
      nhưng họ muốn có cuộc đàm phán công bằng và điều này sẽ gây khó khăn cho Bắc Kinh nếu các nhà đàm phán Trung Quốc phải đối mặt với một khối đối tác duy nhất”.

    Vẫn theo chuyên gia Pháp,
    • “Trung Quốc tìm cách áp dụng biện pháp từng làm với các nước ASEAN : những bài diễn văn và tuyên bố trấn an về tầm quan trọng của “sự đoàn kết trong vùng” nhưng thực tế chiến lược thì lại là chia rẽ và khoét rỗng tổ chức trong vùng”.


    Tóm lại, khi chiêu dụ được Ý, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đánh mạnh vào sự đoàn kết của Liên Hiệp Châu Âu. Trang Global Times, cơ quan tuyên truyền của Trung Quốc, đã tranh thủ cơ hội để đăng một bài viết của giáo sư địa lý người Ý, Fabio Massimo Perenti (Viện Lorenzo de Medici ở Firenze), chỉ trích “thái độ đạo đức giả” của Berlin và Paris. Ông cho rằng Pháp và Đức “làm việc với Bắc Kinh ở quy mô lớn hơn” so với Ý. Hai nước trên không tham gia dự án Con đường Tơ lụa mới nhưng từng vội vã gia nhập Ngân hàng Đầu tư châu Á chuyên về đầu tư cơ sở hạ tầng và cũng do Trung Quốc sáng lập.




    Trung Quốc muốn vẽ lại bản đồ thế giới theo tiêu chí riêng

    Với tổng kinh phí lên đến hơn 1.000 tỉ đô la, Một Vành đai, Một con đường là dự án cơ sở hạ tầng lớn nhất, chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Theo một số chuyên gia, Bắc Kinh muốn vẽ lại bản đồ thế giới theo tiêu chí của Trung Quốc và phô trương sức mạnh của quốc gia này trong trung hạn.

    Theo nhà báo François Lenglet, khi phân tích trên đài phát thanh RTL (07/03), dự án Con đường Tơ lụa mới là công cụ chủ đạo trong chiến lược bành trướng quyền lực của Bắc Kinh.

    1. Trước hết, dự án này giúp Trung Quốc kiểm soát các tuyến đường. Ví dụ, dự án đường ống dẫn chất đốt nối Miến Điện và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) là cách bảo đảm việc cung cấp khí đốt và loại bỏ khả năng rủi ro Mỹ phong tỏa hàng hải trong các vùng biển mà Hải Quân Hoa Kỳ vẫn thường xuyên tuần tra.
                
    2. Tiếp theo, Con đường Tơ lụa mới còn giúp Trung Quốc kiểm soát các nước có tuyến đường chạy qua. Đây là điểm đáng lo lắng nhất. Các khoản vay mà Trung Quốc cấp cho các nước sở tại bị coi là chiếc bẫy tài chính để ép họ phụ thuộc vào Bắc Kinh. Pakistan như đang rơi vào tình cảnh này. Malaysia có lẽ cũng đã bị sập bẫy nếu thủ tướng Mahathir Mohamad, ngay sau khi nhậm chức, không sáng suốt rút khỏi dự án mà ông chỉ trích là “tân thực dân”.

      Con đường Tơ lụa mới như chiếc mạng nhện được giăng trên nửa địa cầu. Và chiếc mạng nhện này chủ yếu do các doanh nghiệp Trung Quốc tự xây và mang lại lợi ích cho Trung Quốc.





    (Tổng hợp từ Les Echos, Le Figaro, Euractiv, đài phát thanh RTL)
    http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190312-con-d ... ep-chau-au
Trả lời

Quay về “rắn Tàu”