Chuyện rắn Tàu bành trướng

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

AMTI: 'Đội tàu phá hoại nhất của Trung Quốc trở lại Biển Đông'

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    AMTI:
    'Đội tàu phá hoại nhất của Trung Quốc
    trở lại Biển Đông'

    __________________________
    VOA - 23/05/2019



              


    Bãi cạn Scarborough

              

    Quân đội Philippines cần kiểm chứng tin tức cho rằng đội tàu khai thác trai tượng khổng lồ của Trung Quốc đã trở lại Biển Đông, hãng truyền thông ABS-CBN của Philippines dẫn nguồn từ Phủ Tổng thống (Malacañang) cho biết hôm 21/5.

    Trước đó, Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) có trụ sở ở Washington D.C. cho biết các hình ảnh vệ tinh mà họ có được cho thấy các đội tàu khai thác trai tượng của Trung Quốc đã trở lại Biển Đông trong khu vực mà Philippines tuyên bố có chủ quyền ‘trong vòng sáu tháng vừa qua’.

    • “Đây là lần đầu tiên tôi nghe về việc này và tôi cho rằng Bộ Tư lệnh Miền Tây cần kiểm chứng sự việc và chuyển qua cho Bộ trưởng Ngoại giao để cho cơ quan này có thể có bất cứ hành động gì về vấn đề này,” phát ngôn nhân Phủ Tổng thống Salvador Panelo phát biểu trong một cuộc họp báo.





    Trở lại ồ ạt

    Hồi tháng trước, các ngư dân Philippine trình báo rằng ngư dân Trung Quốc đang khai thách ồ ạt loại trai tượng ở Bãi cạn Scarborough mà Manila tuyên bố có chủ quyền nhưng đã bị Trung Quốc giành lấy quyền kiểm soát từ năm 2012.

    Bộ trưởng Ngoại giao Philippine Teodoro Locsin Jr. trước đó đã nói rằng nước ông sẽ có hành động pháp lý với Trung Quốc về việc khai thác trai tượng ở bãi cạn giàu tài nguyên này.

    Báo cáo của AMTI cho thấy các đội tàu khai thác trai tượng Trung Quốc đang hoạt động thường xuyên ở bãi cạn Scarborough nhưng ‘không có bằng chứng rõ ràng’ cho thấy ngư dân Trung Quốc cũng đang khai thác trai tượng ở quần đảo Trường Sa.

    Sự trở lại ồ ạt của các đội tàu khai thác vào lúc này diễn ra sau khi Trung Quốc có sự giảm mạnh các hoạt động từ năm 2016 cho đến cuối năm 2018, theo AMTI.

    Những đội tàu này hoạt động theo hình thức là hàng chục tàu đánh bắt nhỏ đi cùng với một vài tàu mẹ cỡ lớn. Chúng phá hủy những dải san hô rộng lớn để bắt trai tượng vốn đang nằm trong diện khẩn nguy. Vỏ của những con trai tượng này sau đó sẽ được đưa trở lại tỉnh Hải Nam nơi mỗi chiếc vỏ sẽ được bán với giá hàng ngàn đô la Mỹ trong thị trường đồ trang sức rất sôi động.




    Mặt hàng đắt tiền

    Loài trai tượng có vỏ có thể đạt tới chiều dài một mét, có trọng lượng trên 200 kg và có thể sống trên trăm tuổi. Người dân Trung Quốc xem đây là ‘vàng trắng của biển cả’ do giá của nó trong vòng bốn năm qua đã tăng đột biến đến nỗi nhiều ngư dân Trung Quốc đã từ bỏ cánh đánh bắt hải sản truyền thống.

    Vỏ của loài trai tượng khồng lồ đã đạt được vị thế là mặt hàng xa xỉ trên thị trường Trung Quốc. Đó cũng là một cách để giữ gìn của cải và khoản đầu tư sinh lợi cao. Các mặt hàng nữ trang được chế tác từ vỏ loài này thậm chí còn được ca ngợi là đem lại cho người đeo năng lực siêu nhiên và cải thiện sức khỏe. Do đó, vỏ trai tượng đối với người Trung Quốc giống như ngà voi, ngọc trai, ngọc bích và vi cá với tất cả những lời đồn thổi phi lý về lợi ích của chúng nhập làm một.

    Mặt khác, các sản phẩm làm từ vỏ trai tượng rất khó có thể làm giả. Sản phẩm thật có những lớp tăng trưởng bất thường, mịn với màu sắc khác biệt tinh tế vốn có thể dễ dàng nhìn thấy dưới kính hiển vi thông thường. Một cặp vỏ ốc cao cấp có thể được bán với giá lên đến một triệu nhân dân tệ, tức tương đương 150.000 đô la Mỹ.





    Khai thác kiểu tàn phá

    AMTI cho biết kể từ cuối năm 2018, các hình ảnh vệ tinh cho thấy các đội tàu này hoạt động thường xuyên
    • ở bãi cạn Scarborough
    • và trên khắp Quần đảo Hoàng Sa,
      bao gồm cả bãi Châu Viên (Bombay Reef).

    Cũng theo cơ quan này thì từ năm 2012 cho đến 2015, các ngư dân khai thác trai tượng của Trung Quốc đã làm hư hại hay phá hủy ít nhất 28 bãi san hô trên khắp Biển Đông.

    Phương pháp khai thác điển hình của các ngư dân săn trộm này là neo tàu lại rồi kéo những thanh trụ dài của động cơ đặt bên thành tàu qua bề mặt dải san hô để phá vỡ chúng giúp cho họ có thể dễ dàng lấy lên các con trai tượng khổng lồ. Hậu quả sinh thái là tàn khốc. Vì lẽ đó, trong vụ kiện của Philippines nhằm vào Trung Quốc hồi năm 2016, Tòa Trọng tài Thường trực cho rằng Bắc Kinh đã vi phạm các nghĩa vụ của họ phải bảo vệ môi trường biển theo luật pháp quốc tế.

    Khi đó ông John McManus thuộc Đại học Miami, người ra làm chứng với tư cách chuyên gia tại phiên tòa, đã trình bày về diện tích hơn 25.000 mẫu bề mặt san hô nước nông bị thiệt hại do hành động khai thác trai tượng của Trung Quốc gây ra cho đến năm 2016, so với 15.000 mẫu bị tàn phá do việc bồi đắp và xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc.





    Bắc Kinh dung dưỡng?

    Theo AMTI thì trước đây cũng như bây giờ, giới chức Trung Quốc đều biết về hành động phá hoại này của ngư dân của họ và dường như dung dưỡng cho hoạt động của những đội tàu này. Các hình ảnh vệ tinh cho thấy các tàu khai thác trai tượng của Trung Quốc đã hoạt động thường xuyên tại bãi Châu Viên trong Quần đảo Hoàng Sa kể từ cuối năm 2018 mà bằng chứng rõ nhất là những cột trầm tích có thể nhìn thấy được. Những cột trầm tích này, cùng với những vết sẹo lan ra rộng khắp bề mặt dải san hô, là những dấu hiệu rõ ràng của cách dùng các thanh trụ đào bới xuống để khai thác vỏ trai tượng. Và tất cả những hoạt động này diễn ra bất chấp Trung Quốc đã thiết lập Trạm ‘Ocean E’ trên bãi Châu Viên hồi tháng 7 vừa rồi với khả năng giám sát vốn cho phép nó gửi các thông tin về các hoạt động gần bãi san hô cho giới chức Trung Quốc ở Hoàng Sa.

    Còn tại bãi cạn Scarborough, các rạn san hô ở đây đã bị tổn hại ở quy mô lớn trong giai đoạn khai thác vỏ trai tượng ban đầu cho đến năm 2016. Tuy nhiên các hình ảnh hồi tháng 12 năm 2018 cho thấy một số lượng lớn các tàu khai thác trai tượng đã trở lại hoạt động.

    Khi so sánh những hình ảnh chụp vào thời điểm tháng 12 và tháng 3, AMTI đã nhận ra những vết loang lổ mới trên dải san hô do hoạt động khai thác mới đây.





    Cách khai thác mới

    Bãi cạn Scarborough cũng cho thấy bằng chứng đầu tiên về một cách khai thác khác của ngư dân Trung Quốc ở những bề mặt san hô sâu hơn mà những thanh trụ không thể với tới. Hồi tháng Tư, một nhóm các nhà làm phim của ABS-CBN đã đến bãi cạn Scarborough và quay được cảnh những chiếc tàu Trung Quốc sử dụng những chiếc ống gắn với động cơ trên tàu để khai thác trai tượng. Cách khai thác này làm khuấy động trầm tích ở những vùng biển xung quanh. Và cũng như ở bãi Châu Viên, có bằng chứng rõ ràng cho thấy giới chức Trung Quốc biết rõ và dung dưỡng cho những hành động khai thác tàn phá môi trường này. Đài ABS-CBN đã quy được hình ảnh lực lượng tuần duyên Trung Quốc, vốn duy trì sự hiện diện thường trực ở Scarborough, đến thăm những chiếc tàu khai thác này.

    Các nhà làm phim của ABS-CBN cũng quay được những đống vỏ trai tượng lớn được để trên khắp bãi san hô để sau đó các tàu các đến thu gom, trong khi hình ảnh vệ tinh từ tháng Ba dường như cho thấy những đống vỏ trai tượng này dưới những đốm trắng bất thường nằm rải rác vốn không thấy có trong những hình ảnh trước.

    Tuy nhiên, ở quần đảo Trường Sa, AMTI không tìm thấy bằng chứng rõ ràng về hành vi khai thác mới. Nhưng cách khai thác mới mà ngư dân Trung Quốc áp dụng ở bãi cạn Scarborough cho thấy ngày càng khó hơn để ghi lại những hoạt động của đội tàu Trung Quốc. Không giống như những thanh trụ gây ra những vết sẹo trên bề mặt san hô ở nước cạn, những máy bơm nước áp lực cao ở những vùng biển sâu hơn gây ra những thiệt hại khó có thể thấy được trong những hình ảnh vệ tinh, theo giải thích của AMTI. Điều này có nghĩa là nhiều hoạt động khai thác của ngư dân Trung Quốc trên Biển Đông không được bên ngoài biết đến.





    Tập Cận Bình khuyến khích?

    Trong một bài báo trên tờ Diplomat hồi đầu năm 2016, nhà báo Victor Robert Lee cho biết rằng mặc dù loài trai tượng là loài khẩn nguy và việc buôn bán chúng bị cấm theo luật pháp quốc tế và theo luật pháp Trung Quốc trên danh nghĩa, nhưng hành động khai thác chúng của các ngư dân Trung Quốc trong nhiều trường hợp diễn ra
    • với sự có mặt của các tàu tuần duyên Trung Quốc
      hay trên những bãi san hô do hải quân của Giải phóng Quân Trung Quốc chiếm giữ.

    Trong khi đó, nhiều công dân mạng Trung Quốc đã bày tỏ sự ủng hộ với việc khai thác này với lập luận rằng
    • ‘những ngư dân Hải Nam khai thác trai tượng ở Nam Hải đang đảm bảo cho chủ quyền của Trung Quốc’.

    Tác giả bài báo đã đưa ra dẫn chứng là trước khi Trung Quốc tiến hành các hoạt động bồi đắp đảo gây tranh cãi ở các bãi Chữ Thập, Subi và bãi Vành Khăn hồi năm 2014 và 2015 đã có làn sóng những tàu cá Trung Quốc đã gây ra những những vết sẹo hình vòng cung trên khắp những dải san hô rộng lớn ‘như thể là ngư dân Trung Quốc được phát tín hiệu được phép thu gom chiến lợi phẩm trước khi những bãi san hô này vĩnh viễn bị nhấn chìm dưới hàng triệu tấn cát. Do đó việc khai thác tàn phá san hô này không chỉ gây quan ngại về hậu quả môi trường mà nó còn cho thấy nơi nào Trung Quốc đang nhắm đến kế tiếp để xây đảo nhân tạo.

    Trang mua hàng trực tuyến của Trung Quốc Alibaba có hàng chục trang chyên về các sản phẩm được chế tác từ vỏ trai tượng, từ vòng tay cho đến dây chuyền cho đến một cặp vỏ còn nguyên.

    Theo nhà báo Victor Robert Lee thì chính phủ Trung Quốc đã khuyến khích ngành khai thác vỏ trai tượng bất chấp tính bất hợp pháp của nó như là một cách để thúc đẩy kinh tế của ‘Thành phố Tam Sa’.

    Hồi tháng Tư năm 2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có một chuyến viếng thăm được đưa tin rộng rãi đến cảng Đầm Môn trên đảo Hải Nam trong một hành động được xem là gửi lời cảnh báo đến các nước khác về tranh chấp chủ quyền của Trung Quốc. Lúc đó, ông Tập đã lên thăm một chiếc tàu cá vốn đã từng bị chặn giữ ở Palau hồi năm 2012 về tội đánh bắt bất hợp pháp khiến cho 25 ngư dân Trung Quốc bị bắt giữ và một người bị cảnh sát Palau bắn chết. Tin tức cho rằng các ngư dân này lúc đó đang săn trộm trai tượng.

    Ông Tập đã được Tân Hoa Xã dẫn lời nói với các ngư dân lúc đó là:
    • “Đảng và Nhà nước sẽ nỗ lực hơn để giúp đỡ cho quý vị…”






    https://www.voatiengviet.com/a/%C4%91%E ... 28569.html
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Karaoke: Vũ khí mới của TQ trong thương chiến với Mỹ

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




    Karaoke:
    Vũ khí mới của TQ
    trong thương chiến với Mỹ

    _____________________________
    Kerry Allen - 23 tháng 5 2019





              


    Thề "đánh cho nó hết mưu mẹo"
    bài ca tuyên truyền mới của Trung Quốc có hình nắm tay với những vòng lửa phát nổ

              

    Một bài hát tuyên truyền về cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ đang diễn ra đang nhận được nhiều sự quan tâm trên mạng xã hội Trung Quốc. 'Chiến tranh thương mại', được viết bởi một cựu quan chức Trung Quốc, đã xuất hiện trên ứng dụng nhắn tin di động nổi tiếng WeChat vào thứ Sáu và đã được xem hàng trăm ngàn lần. Nó cũng đã truyền cảm hứng cho một video âm nhạc đi kèm. Bài hát có những lời chỉ trích mạnh mẽ về Hoa Kỳ và thề sẽ "đánh cho nó hết mưu mẹo".

    Trung Quốc không xa lạ gì với những bài hát tuyên truyền. Karaoke rất phổ biến ở Trung Quốc và Bắc Kinh biết rằng các bài hát là một cách hiệu quả để truyền đạt suy nghĩ của họ cho những người trẻ tuổi. Và với căng thẳng leo thang giữa Trung Quốc và Mỹ, sau khi nước này tăng thuế đối với một số sản phẩm Trung Quốc trị giá 200 tỷ đôla, bài hát này là một cách hiệu quả để Trung Quốc xây dựng sức mạnh mềm và khuấy động tinh thần chống Mỹ.




    Bài hát

    Tuần trước, quan chức đã nghỉ hưu và là nhà sáng tác Trung Quốc Triệu Lương Điền (Zhao Liangtian) đăng tải bản nhạc cho bài hát Chiến tranh Thương mại trong một nhóm WeChat "Thế giới Nhà văn Trung Quốc". Nó đã thu hút sự chú ý đáng kể và một bài đăng tiếp theo cho thấy bản nhạc dưới dạng video âm nhạc đã lan truyền. Đoạn video dài ba phút cho thấy một nắm đấm vẽ trên nền ngọn lửa, trong khi những bức ảnh phong cảnh Bắc Kinh lóe lên trên màn hình.

    Bài hát mang giai điệu của một bộ phim tuyên truyền chống Nhật nổi tiếng thời chiến, Đường hầm chiến tranh, và âm thanh như một bản quân hành.
    • "Tôi đã chọn Đường hầm chiến tranh vì điều đó gợi nhớ đến tình hình tương tự mà Trung Quốc đang phải đối mặt ngày nay", ông Zhao nói với Bloomberg News.
      "Kể từ khi chiến tranh thương mại nổ ra, tôi cảm thấy thôi thúc phải làm gì đó", ông nói.

    Ông đã điều chỉnh lời bài hát cho sự xấu đi gần đây trong quan hệ thương mại với Mỹ:
    "Chiến tranh thương mại, chiến tranh thương mại, không sợ thử thách khốc liệt.
    "Một cuộc chiến thương mại đang diễn ra trên Thái Bình Dương, Vành đai-Con đường đã thành hình.
    "Nếu kẻ khơi mào muốn chiến tranh, chúng tôi sẽ đánh cho hắn hết mưu mẹo."

              




    'Đế quốc Mỹ'

    Hơn 100.000 người dùng WeChat đã xem video và đã có rất nhiều cuộc thảo luận trên Sina Weibo - phiên bản Twitter của Trung Quốc.
    • "Ca từ của ông ấy đã khiến mọi người ngập tràn đam mê", một người dùng WeChat bình luận có bài đăng nhận được hơn 100 lượt thích.

    Nhiều người trên nền tảng đã ca ngợi "Thầy Zhao". Một người dùng đã nhận được 1.000 lượt thích vì gọi anh là "chiến binh yêu nước anh hùng".

    Những người khác ca ngợi bài hát này là một cách "đánh" Mỹ.
    • "Những kẻ đế quốc Mỹ và tham vọng độc ác của chúng", một người dùng đăng.

    Nhưng một số người dùng Weibo lên tiếng cho rằng Trung Quốc đang quảng bá một bài hát về cuộc chiến thương mại.
    • "Suy nghĩ này làm cho chúng ta chẳng hơn gì Bắc Triều Tiên", một người viết.





    Lịch sử âm nhạc tuyên truyền

    Chiến tranh thương mại không phải là bài hát đầu tiên mà nhà nước phát hành để thúc đẩy sức mạnh của Trung Quốc trong bối cảnh tranh chấp với các quốc gia khác và Trung Quốc đã có một danh sách dài các bài hát chống Mỹ.

    Vào tháng 5 năm ngoái, các phương tiện truyền thông chính thức đã quảng bá một bài hát có tên Vì sự chú ý của bạn ", bao gồm một nhóm nhạc nam gồm năm thành viên hát về các thương hiệu nội địa và cho chúng là" niềm tự hào của Trung Quốc ". Bài hát đã thúc đẩy ý tưởng rằng Trung Quốc là một siêu cường đang trỗi dậy và mọi người không còn cần phải mua sản phẩm từ nước ngoài.

    Và vào tháng 5/2017, các phương tiện truyền thông chính thức đã quảng bá rộng rãi một bản rap đa ngôn ngữ của nhóm CD Rev của Tứ Xuyên có tên Nói Không với THAAD - chỉ trích Hàn Quốc đã hợp tác với Mỹ để triển khai một hệ thống chống tên lửa-hiện giờ đã bị bãi bỏ.

              


    Trung Quốc không thích Hàn Quốc vì 'thái độ' của họ đối với hệ thống chống tên lửa

              

    Nước này đã cho thấy nó không ngại sử dụng các thể loại nhạc khác nhau và rap có vẻ phổ biến nhất. Trong Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 10/2017 đã có ít nhất bốn bài hát rap được phát hành. Tác phẩm 'Bức Thư' nêu những thay đổi mà Trung Quốc đã đạt được dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình. Bài hát đã giúp quảng bá di sản của ông Tập tới những người trẻ Trung Quốc và củng cố vị trí mà bây giờ ông sẽ giữ trong ít nhất là 5 năm nữa.




    https://www.bbc.com/vietnamese/world-48363277
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Hồng Kông : Cứu vớt những gì còn lại của vùng tự trị

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




    Hồng Kông :

    Cứu vớt những gì còn lại
    của vùng tự trị

    _____________________________
    Anh Vũ - 11-06-2019





              


    Người dân tập hợp trước Hội đồng Lập pháp Hồng Kông, ngày 11/06/2019.

              

    Hơn một triệu người Hồng Kông đã xuống đường hôm Chủ Nhật (09/06/2019), theo con số của các nhà tổ chức, để phản đối dự luật dẫn độ về Trung Quốc. Cuộc huy động lớn lần này tiếp tục kéo dài, một lần nữa cho thấy mối lo ngại sâu sắc của người dân Hồng Kông khi thấy họ đang dần dần bị Bắc Kinh tước đi các quyền cơ bản trong vùng đất được gọi là tự trị.

    Đây là một trong những cuộc biểu tình lớn nhất từ khi thuộc địa cũ của Anh Quốc được trao trả lại Trung Quốc dưới quy chế một đặc khu hành chính tự trị. Theo thỏa thuận năm 1997, nước Anh trả lại mảnh đất này cho Trung Quốc với điều kiện Hồng Kông được hưởng quy chế “Đặc khu hành chính” trong vòng 50 năm.

    Là vùng đất thuộc chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc, ngoài vấn đề quốc phòng và ngoại giao, Hồng Kông được toàn quyền tự quyết. Hơn 7 triệu người dân của hòn đảo phải được hưởng một hệ thống chính trị, lập pháp, tư pháp và tài chính riêng, không lệ thuộc vào Hoa Lục.

    Đó là trên giấy tờ, còn trên thực tế thì từ khi trở về trong quy chế đặc biệt do cựu lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đề xuất, gọi là “một đất nước, hai chế độ”, trong 12 năm qua, Hồng Kông luôn là vùng đất đầy biến động chính trị, xã hội, mà căn nguyên là các nỗ lực của chính quyền Hoa Lục muốn bóp nghẹt các quyền tự do dân chủ, đưa dần Hồng Kông vào khuôn phép của một chế độ Cộng sản toàn trị.

    Người Hồng Kông ngày càng cảm thấy các quyền tự trị của họ bị Bắc Kinh, bằng cách thao túng chính quyền sở tại, cắt xén dần. Các điều luật, quy định được chính quyền đặc khu sửa đổi, lái theo ý muốn của chính quyền Cộng sản Hoa lục.

    • Mùa thu năm 2014, phong trào Dù Vàng bùng lên. Hàng ngàn học sinh, sinh viên chiếm đóng khu trung tâm Hồng Kông trong nhiều tuần lễ, để đòi quyền tự bầu chọn lãnh đạo đặc khu nhưng không thành.
                
    • Năm 2018, chính quyền Hồng Kông đã cấm đảng chủ trương độc lập HKNP hoạt động, các dân biểu đối lập bị Nghị Viện đa phần thân Bắc Kinh tìm cách loại bỏ.
                
    • Trước đó vào năm 2015 -2016, đã xảy ra vụ các chủ hiệu sách tại Hồng Kong đột ngột mất tích, để rồi sau đó “xuất hiện trở lại” ở Trung Quốc, với lời “xin lỗi” chế độ Bắc Kinh. Họ có một điểm chung là đều bán các tác phẩm chỉ trích Bắc Kinh.


    Lần này, phần đông người dân cảm thấy dự luật dẫn độ như giọt nước làm tràn ly. Dư luận đã bày tỏ sự phẫn nộ trên truyền thông từ nhiều tuần qua, và giờ đây là xuống đường đấu tranh. Bản thân các thẩm phán ở Hồng Kông đã bày tỏ phản đối mạnh mẽ dự luật.
    Nếu được thông qua, luật dẫn độ sẽ cho phép chính quyền đặc khu hành chính đưa bất kỳ một công dân nào từ Hồng Kông về Trung Quốc lục địa để xét xử, kể cả những đối tượng mà đảng Cộng sản Trung Quốc không ưa.


    Nhà tài phiệt báo chí nổi tiếng Hồng Kông, Jimmy Lai, được nhật báo Pháp Libération trích dẫn nhận định, nếu ai đó bị dẫn độ thì tức là họ
    • “sẽ bị xét xử tại Hoa lục, nơi không có Nhà nước pháp quyền, luật pháp được cắt gọt theo nhu cầu của đảng Cộng Sản…. Nếu văn kiện được thông qua thì sẽ vô cùng rủi ro khi kinh doanh tại Trung Quốc, kể cả với người nước ngoài. Chỉ cần một chút không hài lòng, người ta có thể chế ra các cáo buộc đủ loại để bẫy người khác và phục vụ kế hoạch của chế độ (Bắc Kinh)"


    Giới quan sát nhận định, dự luật dẫn độ rồi sẽ được chính quyền của Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) cho thông qua, vì Bắc Kinh đã muốn và đã chỉ đạo Hồng Kông làm đến cùng. Cuộc huy động phản kháng luật dẫn độ lần này có hơi hướng giống khi khởi phát phong trào Occupy Central năm 2014 đòi quyền tự bầu cử lãnh đạo.

    Phong trào Dù Vàng đã diễn ra quyết liệt, nhưng cuối cùng đã không mang lại kết quả, ngoài hình ảnh của một thế hệ người Hồng Kông khát khao dân chủ, ý thức được những quyền cơ bản của mình đang bị đe dọa từ Bắc Kinh và sẵn sàng đứng lên đấu tranh bảo vệ.

    Thêm một lần nữa người Hồng Kông đương đầu kháng cự với đại lục để cứu vớt những gì còn lại của một quy chế tự trị ở Hồng Kông, vốn đã bị Bắc Kinh làm xói mòn và rỗng dần về nội dung.




    http://vi.rfi.fr/chau-a/20190611-hong-k ... dat-tu-tri
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Hồng Kông : Cứu vớt những gì còn lại của vùng tự trị

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




    Hồng Kông :

    Đi vào thế giới ngầm của cuộc nổi dậy không thủ lãnh

    _____________________________
    Thụy My - 09-07-2019





              


    Tuổi trẻ Hồng Kông xuống đường tại khu phố du lịch Vượng Giác (Mongkok)
    phản đối dự luật dẫn độ, ngày 07/07/2019. REUTERS/Tyrone Siu

              



    Đặc phái viên của La Croix tiết lộ những chuyện « Ở trung tâm cuộc nổi dậy không có thủ lãnh ở Hồng Kông », theo lời kể của J.H., một thiếu nữ đấu tranh giấu tên, giấu mặt trên báo.

    Nhà báo Pháp gặp người nhân viên xã hội 30 tuổi, làm việc cho một tổ chức phi chính phủ Hồng Kông, ở gần Nghị Viện trước cuộc biểu tình hôm 01/07/2019 nhân kỷ niệm 22 năm trao trả cho Trung Quốc. Cô phân phối những chai nước suối và khăn mặt để đối phó với khí hậu nóng ẩm hết sức khó chịu.



    Tổ chức hết sức chặt chẽ nhưng đều ẩn danh

    J.H. cho biết :
    • « Tôi có mặt ở đây ngay từ hôm 9/6, trong cuộc biểu tình đầu tiên với 1 triệu người chống dự luật dẫn độ, và buổi tối lúc hàng ngàn thanh niên bao vây Nghị Viện cũng thế. Trong số những người trẻ từ 16 đến 22 tuổi ấy, tôi hầu như là già nhất ; và hệ thống tổ chức của các bạn trẻ không hề giống như cuộc Cách mạng Dù hồi năm 2014 ».


    Với chiếc điện thoại trên tay, cô mở nhiều ứng dụng tin nhắn và tham gia các diễn đàn. J.H. giải thích :
    • « Thật là choáng ngợp, rất nhiều nhóm đã được tổ chức một cách quy củ. Về hậu cần, có những người lo nước uống, khẩu trang, kính lặn, nón bảo hộ, người thì lo kiếm xe tải nhẹ, xe hơi…Về truyền thông, các bạn làm ra những video với đội ngũ thiết kế, họa sĩ. Về y tế có các bác sĩ, y tá và thuốc men ; còn hỗ trợ luật pháp thì đã có các luật sư tình nguyện ».


    Người biểu tình tham gia thế giới ngầm của các mạng lưới mã hóa như Telegram, Wire hay Signal – vô danh và không có số điện thoại nên không thể truy ra được. J.H. cho biết :
    • « Những nhóm cảnh giới gởi đi các video thông tin về sự hiện diện của cảnh sát trên toàn lãnh thổ đặc khu : vào giờ nào, ở đâu, như ở trạm métro hay nhà ga nào đó có ba, bốn cảnh sát chẳng hạn. Mỗi nhóm như vậy có từ 30.000 đến 50.000 thành viên, chưa kể đến các nhóm cảnh giới của các khu phố ».




    Cuộc nổi dậy không thủ lãnh và chiếc điện thoại

    Tất cả đều nằm trong chiếc điện thoại ! Đặc điểm của các cuộc biểu tình ở Hồng Kông là ở dạng phản kháng mới mẻ, hầu như độc nhất trên thế giới này ; mà những người trên 30 tuổi khó thể hiểu, còn phụ huynh lại càng khó hơn. Thế hệ này không hoạt động như cha mẹ mình hay chính giới hiện nay.

    • « Các bạn trẻ không muốn có thủ lãnh, không muốn bị lợi dụng về chính trị, không có lý tưởng chính trị. Họ tranh đấu vì những gì họ cho là đúng đắn. Rất đơn giản đồng thời cũng đáng ngại, vì các bạn ấy sẵn sàng hy sinh tất cả, kể cả mạng sống, để đạt được mục đích ».


    Cha mẹ của J.H. vốn rất bảo thủ, cho rằng có thế lực nước ngoài giựt dây, nhưng cô khẳng định :
    • « Trên thực tế, chính chúng tôi chi phối những người khác ».
    Chẳng hạn chiến dịch quyên góp để mua các trang quảng cáo trên một số tờ báo quốc tế lớn trước hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka, Nhật Bản.
    • « Đó là ý tưởng tuyệt vời, được một trong các nhóm đưa ra. Nhưng những người trẻ vây quanh Nghị Viện không đọc, cũng như không biết G20 là gì ! »


    J.H. nhìn nhận có những bất đồng về cách đấu tranh ôn hòa hay bạo lực, nhưng không có chia rẽ trong phong trào. Cô nói :
    • « Tôi không đồng ý với việc chiếm Nghị Viện, nhưng tôi vẫn ủng hộ các bạn ».
    Các bài học của năm 2014 đã được rút ra, và những thủ đoạn của chính quyền để bôi xấu phong trào không có tác dụng. Đối với cô gái, không có thất bại và cũng chưa đạt được chiến thắng.
    • « Chưa hết đâu, chính quyền sẽ còn đàn áp. Đây là lúc để nghỉ ngơi đôi chút, không nên lao lực thái quá để rồi ngã quỵ, vì cuộc chiến đấu còn lâu dài ».





    http://vi.rfi.fr/chau-a/20190709-hong-k ... g-thu-lanh
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Đến lượt vợ cựu chủ tịch Interpol bị Trung Quốc âm mưu bắt cóc ?

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




    Đến lượt vợ cựu chủ tịch Interpol bị Trung Quốc âm mưu bắt cóc ?

    _____________________________
    Thụy My - 10-07-2019





              


    Hình ảnh đầu tiên của cựu chủ tịch Interpol Mạnh Hoành Vĩ (Meng Hongwei)
    kể từ khi mất tích vào cuối tháng 9/2018. HANDOUT / Tianjin No.1 Intermediate Court / AFP

              




    Sau vụ ông Mạnh Hoành Vĩ (Meng Hongwei), chủ tịch tổ chức cảnh sát quốc tế có trụ sở tại Lyon bị mất tích năm ngoái, liệu tình báo Trung Quốc có toan bắt cóc luôn vợ của ông này ? Tư pháp của Pháp hiện đang tìm kiếm câu trả lời.

    Cuối tháng 9/2018, chủ tịch Interpol, ông Mạnh Hoành Vĩ bỗng dưng bị mất tích khi đang đi Trung Quốc.
    Đến ngày 07/10/2019, Interpol nhận được đơn từ chức của ông, và vài giờ trước đó Bắc Kinh loan báo ông Mạnh đã bị bắt vì tội tham nhũng.
    Nay theo thông tin của báo Le Monde, cơ quan tư pháp Lyon đang mở lại hồ sơ về một âm mưu bắt cóc người vợ ông này là bà Grace Meng.

    Luật sư của bà là Emmanuel Marsigny hôm 26/2 đã nộp đơn kiện, sau khi Viện Công tố Lyon hồi tháng 10 năm ngoái đã cho ngưng cuộc điều tra sơ khởi vì « tội phạm có tổ chức với âm mưu bắt cóc ». Vị luật sư bày tỏ sự ngạc nhiên, vì sao cuộc điều tra của cảnh sát hình sự Lyon với nghi vấn chính quyền Trung Quốc có nhúng tay vào, lại bị xếp hồ sơ. Ông nhấn mạnh đến một loạt những hoạt động khả nghi nhắm vào thân chủ mình, trong những ngày sau khi ông Mạnh Hoành Vĩ bị mất tích.



    Từ những người khách bí ẩn, cuộc điện thoại đe dọa…

    Ngày 08/10/2018, một người đàn ông châu Á lái chiếc xe hơi hiệu BMW mang bảng số ngoại giao đến trước nhà hai vợ chồng ông Mạnh ở Lyon. Cuộc viếng thăm này được camera an ninh của căn biệt thự ghi lại. Liệu có phải đến lượt người vợ ông Mạnh Hoành Vĩ bị tình báo Trung Quốc mưu toan bắt cóc để « đưa vào một nơi bí mật » như ông chồng ?

    Câu hỏi này giờ đây được nghiêm chỉnh đặt ra, trong khi cả chính quyền Pháp lẫn Interpol hồi đó dường như đều không muốn can thiệp, coi vụ này như là chuyện nội bộ của Trung Quốc. Tuy nhiên vào thời điểm đó, cuộc tiếp xúc kỳ lạ trên không phải là duy nhất đối với bà Mạnh.

    Như tờ Libération đã tiết lộ, ngay từ ngày 05/10/2018, bà Mạnh đã tỏ ra thận trọng, quyết định đi mướn phòng tại khách sạn Marriott thay vì ở nhà. Một cặp nam nữ người châu Á mà cho đến nay vẫn chưa rõ danh tính, đã vào sảnh khách sạn. Hai người này cố gắng tìm hiểu số phòng của bà nhưng không thành công. Một hôm trước đó, khi bà Mạnh vừa đăng ký được một số điện thoại và chỉ có vài người biết, bà nhận được một cuộc gọi từ một người nói tiếng Hoa, đe dọa rằng « đã có hai ê-kíp giám sát bà ».

    Theo biên bản của cảnh sát hình sự mà Le Monde đọc được, cuộc gọi này là từ một điện thoại mua ở Lycamobile, với một thẻ sim trả tiền trước, dưới một cái tên giả, một số hộ chiếu mà chính quyền Pháp không biết đến.

    Số điện thoại mới của vợ chủ tịch Interpol mà người bí mật này gọi đến, chỉ có bốn thành viên trong ê-kíp của chồng bà biết. Bởi vì bà mua điện thoại mới vào ngày 26/09/2018, ngay sau hôm nhận được tin nhắn cuối cùng của ông Mạnh Hoành Vĩ hôm 25/9, lúc đó đang ở Trung Quốc. Ông nhắn « Chờ tôi gọi lại », rồi sau đó gởi biểu hiện emoticon hình con dao. Bà chỉ sử dụng số điện thoại này sau khi gói thuê bao của bà được phía Trung Quốc chi trả, vài ngày trước đó bất ngờ bị cắt.



    …Đến vị doanh nhân có máy bay riêng, ê-kíp giúp việc « bốc hơi »

    Lãnh sự Trung Quốc ở Lyon đã nhiều lần cố gặp bà Mạnh nhưng không thành công, với lý do để « giúp đỡ và cho biết thông tin » về ông Mạnh Hoành Vĩ. Một doanh nhân Trung Quốc mà bà Mạnh đã từng tư vấn trong quá khứ bỗng dưng xuất hiện, đề nghị bà đi Cộng hòa Sec vào đầu tháng 10. Người này nói rằng cần tham vấn về một dự án đầu tư, và bà sẽ được đi bằng máy bay riêng. Họ gặp nhau tại khách sạn Sofitel ở Lyon, nhưng bà Mạnh từ chối đề nghị.

    Ít lâu sau, doanh nhân này lại gạ bà Mạnh về những vụ làm ăn khác, lần này ở những nước khác, đặc biệt là Thụy Sĩ. Vì sao ông ta liên tục đưa ra những đề nghị như vậy ? Không thể hiểu được. Cảnh sát Pháp không điều tra về nhân thân của doanh nhân này, về lý do và thời gian có mặt trên đất Pháp, lịch bay của phi cơ riêng ông ta…

    Một chi tiết đáng ngờ nữa là ê-kíp giúp việc cho ông Mạnh Hoành Vĩ với tư cách chủ tịch Interpol, đã biến mất sau ngày 04/10/2018. Trợ lý riêng của gia đình ông Mạnh tên là Jiange, được đại sứ quán Trung Quốc triệu hồi về. Xia Xin, thư ký của ông Mạnh Hoành Vĩ biến đi không tăm tích. Còn Kwok Ka Chun, một nhà phân tích người Hồng Kông làm việc với cựu chủ tịch Interpol thì lấy « lý do cá nhân » để quay về nước.

    Rõ ràng là có những mệnh lệnh từ chính quyền trung ương ở Bắc Kinh. Ngoài ra, vào đầu tháng 10/2018, một phái đoàn Trung Quốc do một người tên Liao Jinrong dẫn đầu đã đến trụ sở Interpol ở Lyon. Vì lý do gì ? Cuộc điều tra sơ khởi chưa thể làm rõ.

    Chính để làm sáng tỏ những vùng xám này, mà luật sư của bà Mạnh yêu cầu tiến hành các cuộc điều tra. Trong số đó có việc tìm hiểu kỹ hơn xung quanh chiếc điện thoại, danh tính của kẻ đã tìm đến nhà ông Mạnh Hoành Vĩ, hay những chuyến đi của doanh nhân Trung Quốc có máy bay riêng.



    Ngang nhiên bắt cóc chủ tịch Interpol : Chưa có tiền lệ !

    Bà Mạnh, lấy tên là « Grace » chứ không dùng tên tiếng Hoa, đã được chấp nhận cho tị nạn tại Pháp vào đầu tháng Năm. Trong thông cáo ngày 6/7 vừa rồi, bà Grace Meng loan báo đã kiện lên Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye. Bà tố cáo Interpol đã « thất bại trong việc bảo vệ và hỗ trợ » gia đình bà, « đồng lõa với các hành động tùy tiện của một trong những quốc gia thành viên là Trung Quốc ».

    Về phía tư pháp Trung Quốc, vào tháng Sáu đã cho đưa lên kênh truyền hình nhà nước CCTV một tấm ảnh của ông Mạnh Hoành Vĩ, trông gầy đi hẳn, trong phiên xử ông ở tòa án Thiên Tân (Tianjin). Ông bị buộc tội « từ chối áp dụng các quyết định của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc », và « xài tiền công quỹ không cần đếm, một cách vô đạo đức, để thỏa mãn cuộc sống đế vương của gia đình ».

    Theo báo chí nhà nước Trung Quốc, ông Mạnh Hoành Vĩ đã thú nhận việc nhận số tiền hối lộ 14 triệu nhân dân tệ (1,8 triệu euro). Tuy nhiên tình trạng không tôn trọng quyền được biện hộ cũng như cưỡng bức nhận tội là đặc tính của hệ thống điều tra hình sự Trung Quốc.

    Với việc ông Mạnh Hoành Vĩ lên làm chủ tịch Interpol, Trung Quốc đã có được một trong những chức vụ đứng đầu một tổ chức quốc tế, bất chấp sự phản đối kịch liệt vào thời đó của các tổ chức phi chính phủ bảo vệ nhân quyền, và sự nghi ngại của các nước thành viên.

    Chín tháng sau vụ ông Mạnh bị bắt, câu hỏi vẫn còn nguyên vẹn. Trung Quốc, đang trên đường tìm kiếm uy tín trên thế giới, lấy lý do gì để ngang nhiên bắt cóc một chủ tịch của tổ chức cảnh sát quốc tế ?




    http://vi.rfi.fr/chau-a/20190710-den-lu ... uu-bat-coc
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Thụy Điển lập tiền lệ chống dẫn độ về Trung Quốc

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




    Thụy Điển lập tiền lệ chống dẫn độ về Trung Quốc

    _____________________________
    Trọng Nghĩa - 10-07-2019





              



              





    Không hẹn mà gặp, đề tài Trung Quốc được báo chí Pháp hôm nay 10/07/2019 khai thác rộng rãi,
    • từ báo Le Monde với ba bài dài đề cập đến các vấn đề Hồng Kông-Đài Loan, quan hệ Anh-Trung, sự hoành hành của tình báo Trung Quốc tại Pháp,
    • cho đến tờ Le Figaro tiếp tục bình luận về thái độ không chịu khuất phục của người dân Hồng Kông,
    • hay tờ Libération chú ý đến cách thức Trung Quốc thâm nhập phương Tây.


    Bài nào cũng hay, nhưng đáng suy ngẫm là một phân tích trên tờ báo cánh tả Libération, nêu bật quyết định ngày 08/07 vừa qua của chính phủ Thụy Điển, từ chối không cho Trung Quốc dẫn độ về nước một công dân của họ bị Bắc Kinh cáo buộc vào tội danh tham nhũng. Đối với Libération, đây là một « bước ngoặt trong Liên Hiệp Châu Âu », có thể tạo tiền lệ cho những nước Châu Âu khác.



    Tòa Án Tối Cao Thụy Điển “chính thức hóa” các thiếu sót của tư pháp Trung Quốc

    Libération trước hết nhắc lại diễn biến vụ việc :
    Hôm thứ Ba 08/07 vừa qua, Tòa Án Tối Cao Thụy Điển đã ra phán quyết theo đó ông Kiều Kiến Quân (Qiao Jianjun), một cựu quan chức cao cấp của Trung Quốc, sẽ không bị dẫn độ về Trung Quốc, nơi ông bị buộc tội biển thủ khoảng 10 triệu euro.

    Đối với tờ báo Pháp, đây quả là một quyết định chưa từng thấy, vì đây là lần đầu tiên một tòa án cấp cao nhất của một quốc gia có ký tên vào Công Ước Châu Âu về Nhân Quyền đã từ chối yêu cầu dẫn độ mà Trung Quốc đưa ra.

    Ý nghĩa quan trọng của hành động này là nó đã « chính thức hóa những thiếu sót nghiêm trọng » của nền tư pháp Trung Quốc, từng được các luật sư và các nhà bảo vệ nhân quyền nêu bật trong nhiều năm qua.

    Peter Dahlin, giám đốc tổ chức phi chính phủ Safeguard Defenders chuyên bảo vệ nhân quyền đã gọi phán quyết của Tòa Án Tối Cao Thụy Điển là một « đòn tàn sát » đối với tư pháp Trung Quốc.

    Hơn thế nữa, theo Clemence Witt, một luật sư chuyên về các vấn đề dẫn độ, điều quan trọng hơn cả là quyết định của Thụy Điển « có thể tạo tiền lệ thuận lợi cho các quốc gia châu Âu khác để không cho phép dẫn độ về Trung Quốc », cũng như làm chùn tay các nước như Pháp, có hiệp ước dẫn độ với Trung Quốc.



    Bắc Kinh không đáp ứng cả 3 nguyên tắc chi phối việc cho dẫn độ

    Theo Libération, trước khi đưa ra quyết định của mình, các thẩm phán Tòa Án Tối Cao Thụy Điển đã tập trung vào việc tôn trọng ba nguyên tắc chính của Công Ước Châu Âu về Nhân Quyền. Ba nguyên tắc đó là
    • được xét xử công bằng,
      không bị tra tấn
      và nghiêm cấm án tử hình.


    Tòa Án Thụy Điển đã kết luận rằng không có cách nào để xác minh rằng ba nguyên tắc này sẽ được Trung Quốc tôn trọng, do đó việc « dẫn độ sẽ trái với các nguyên tắc của Công Ước Châu Âu về Nhân Quyền ».

    Các thẩm phán cho rằng ông Kiều Kiến Quân « có nguy cơ bị một phiên tòa sai lệch rất xa so với các tiêu chuẩn của việc xét xử công bằng như được ghi trong Công Ước Châu Âu ». Đối với các thẩm phán này, nguy cơ bị tra tấn chưa được loại trừ vì ở Trung Quốc, mặc dù bị coi là bất hợp pháp, nhưng tra tấn vẫn được thực hiện và một một cách thường xuyên.

    Cuối cùng, về vấn đề án tử hình, các thẩm phán Thụy Điển xác định rằng ông Kiều Kiến Quân « có nguy cơ thực sự sẽ bị kết án tử hình ».

    Theo tờ báo Pháp, kết luận của các thẩm phán Thụy Điển có thể gây trở ngại cho Pháp trong việc thực thi hiệp ước dẫn độ Pháp-Trung, trong đó có điều 3 nêu rõ là việc dẫn độ không thể xảy ra nếu hành vi phạm tội có thể bị trừng phạt bằng án tử hình.

    Libération kết luận : Kể từ nay, Pháp sẽ khó lòng chấp nhận dễ dàng những lời cam đoan của Trung Quốc vốn đã không thuyết phục được Tòa Án Tối Cao Thụy Điển.



    China Daily nói dối trắng trợn về Hồng Kông

    Một bài viết lý thú khác cũng được thấy trên báo Libération mang tựa đề « Tuyên truyền của Trung Quốc xâm nhập phương Tây như thế nào ».

    Theo tờ báo, cuộc khủng hoảng Hồng Kông đã nêu bật tính chất khủng khiếp của các phương pháp lũng đoạn thông tin mà chế độ Bắc Kinh áp dụng. Cái mà Mao Trạch Đông từng gọi là « vũ khí mầu nhiệm » đã được chính quyền Trung Quốc hiện nay triển khai ngay trên các phương tiện truyền thông của các quốc gia dân chủ, với mục đích đưa ra một hình ảnh tích cực về Trung Quốc.

    Libération đã nêu bật một số ví dụ gần đây nhất cho thấy Bắc Kinh không ngần ngại loan tin thất thiệt để phục vụ mục tiêu chính trị của họ.

    Vào ngày 9 tháng 6 vừa qua, khi một triệu người tuần hành yêu cầu rút lại dự luật cho phép dẫn độ sang Trung Quốc, tờ China Daily, cơ quan báo chí của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, đã không ngần ngại chạy tựa bằng tiếng Anh : « 800.000 người nói « có » với dự luật ». Vào tuần sau, sau khi văn bản bị đình chỉ, một phần tư trong số 7,4 triệu người dân Hồng Kông đã lại có mặt trên đường phố để yêu cầu trưởng đặc khu từ chức. Thế nhưng tờ China Daily lại nói « Các bậc phụ huynh Hồng Kông tuần hành chống lại sự can thiệp của Mỹ. »

    Điều được Libération ghi nhận là bất chấp những lời nói dối thô thiển đó, tờ báo Pháp Le Figaro trong số ra ngày hôm sau vẫn cho kèm vào báo của mình phần « phụ trang » China Watch do China Daily thực hiện toàn bộ, dùng để ca tụng Trung Quốc và chủ tịch Tập Cận Bình.

    Những trang báo mà mục tiêu là lũng đoạn dư luận phương Tây đã được Trung Quốc thuê đăng với một giá rất cao, và trên thế giới có khoảng 30 tờ báo có uy tín nhận làm điều này, trong số đó có cả tờ New York Times, và đạt 13 triệu độc giả.

    Khi được Libération hỏi, không một tờ báo nào chịu bình luận về quan hệ đối tác đó với tờ China Daily. Thế nhưng, theo nhật báo Anh The Guardian, tờ Daily Telegraph chẳng hạn, khi đăng phụ trang của China Daily mỗi tháng một lần, sẽ nhận được 860.000 euro mỗi năm.

    Phóng sự điều tra của Libération còn rất nhiều tiết lộ khác.



    Người dân Hồng Kông vẫn bất khuất

    Cũng đề cập đến chủ đề Trung Quốc, nhật báo Le Figaro đặc biệt quan tâm đến tình hình Hồng Kông, và cho rằng « Đối mặt với Bắc Kinh, người dân Hồng Kông không chịu giải giới », tựa bài báo ở trang quốc tế.

    Tờ báo Pháp nhắc lại : mặc dù lãnh đạo Hồng Kông bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga lại lùi thêm một bước, những người biểu tình ủng hộ dân chủ vẫn quyết tâm hơn bao giờ hết.

    Đối mặt với cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng nhất ở Hồng Kông kể từ khi trở về Trung Quốc năm 1997, trưởng đặc khu một lần nữa cố trấn an, và cũng thất bại như lần trước.

    Lần này, bà đã mạnh dạn tuyên bố rằng dự luật dẫn độ đã « chết », và chính quyền Hồng Kông « không có kế hoạch » khởi động lại trước Hội đồng Lập pháp tức nghị viện của đặc khu.

    Những lời hứa này, theo Le Figaro, dù mạnh nhất kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng, vẫn không đủ để xoa dịu nỗi tức giận của nhiều người phản đối, những người yêu cầu rút hoàn toàn văn bản, điều mà bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga chưa thực hiện chính thức.

    Đối với Le Figaro, cũng phải nói là lập trường của trưởng đặc khu không thay đổi bao nhiêu. Hồi đầu tháng, bà Lâm đã tuyên bố rằng dự luật sẽ « chết » với sự kết thúc nhiệm kỳ cơ quan lập pháp hiện tại vào tháng 7 năm 2020.



    Hồng Kông vùng dậy, Đài Loan hưởng lợi

    Tình hình Hồng Kông cũng được báo Le Monde quan tâm, nhưng trong tương quan với Đài Loan trong bài phân tích mang tựa đề « Tổng thống Đài Loan hưởng lợi từ phong trào biểu tình ở Hồng Kông ».

    Cách đây chưa đầy hai tháng, tất cả các cuộc thăm dò đều cho rằng bà Thái Anh Văn sẽ thất bại trong cuộc bầu cử tổng thống tháng Giêng năm 2020. Bà bị chỉ trích vì tiền lương dậm chân tại chỗ, các cải cách gây mất lòng dân và tình hình căng thẳng liên tục với Trung Quốc. Bà Thái Anh Văn cũng đã từ chức chủ tịch đảng Dân Tiến sau thất bại của cuộc bầu cử địa phương tháng 12/2018.

    Nhưng nay thì tổng thống Đài Loan vốn cứng rắn với Bắc Kinh, đang có tỉ lệ sát nút với những người cạnh tranh. Đó là nhờ cuộc khủng hoảng ở Hồng Kông : những cuộc biểu tình đại quy mô từ đầu tháng Sáu để phản đối dự luật dẫn độ sang Trung Quốc, đã có được âm hưởng tích cực tại Đài Loan. Sự căng thẳng tại Hồng Kông nhắc nhở người dân Đài Loan về vị thế mong manh của mình.

    Ít lâu sau khi phong trào phản kháng ở đặc khu khởi động, bà Thái Anh Văn tuyên bố ủng hộ người biểu tình, nói rằng đây là « cuộc chiến đấu vì tự do dân chủ », một sự áp đặt như thế « không bao giờ được nền dân chủ Đài Loan chấp nhận ». Theo bà, « những cuộc biểu tình ở Hồng Kông càng làm nổi bật ưu thế của hệ thống dân chủ và cách sống ở Đài Loan ». Tuyên bố này càng chắp cánh cho những người chống đối việc xích lại gần với Trung Quốc.




    http://vi.rfi.fr/chau-a/20190710-thuy-d ... trung-quoc
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Trung Quốc lần đầu có biểu tình 'quy mô hiếm thấy' ở Vũ Hán

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




    Trung Quốc lần đầu có biểu tình 'quy mô hiếm thấy'
    ở Vũ Hán

    _____________________________
    BBC News - Bắc Kinh - 9 tháng 7 2019





              


    Người biểu tình nói nhà máy đốt rác gần khu dân cư, gây nguy hiểm cho đời sống của họ

              






    Trong khi thế giới đang hướng sự tập trung vào các cuộc biểu tình ở Hong Kong, Trung Quốc đại lục cũng vừa chứng kiến tình trạng bất ổn ở quy mô hiếm thấy.

    Hàng ngàn người Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, đã xuống đường tuần trước trong vài ngày.

    Họ tức giận về kế hoạch xây một nhà máy đốt rác thải mà theo họ sẽ khiến thành phố bị ô nhiễm mức nguy hiểm.

    Nhưng khi các cuộc biểu tình gia tăng trong tuần, chính quyền Trung Quốc bắt đầu kiểm duyệt và tăng cường an ninh để cố gắng che đậy tình trạng bất ổn.



    Tại sao họ tức giận?
              


    Người Trung Quốc học được gì từ biểu tình ở Hong Kong?

              

    Vũ Hán đã tuyệt vọng tìm cách xử lý rác thải ra từ 10 triệu cư dân thành phố. Vì vậy, chính quyền thành phố đã lên kế hoạch xây một lò đốt rác khổng lồ, có trụ sở tại khu Yangluo của quận Tân Châu, nơi khoảng 300.000 người sinh sống.

    Theo một tài liệu của chính quyền Vũ Hán công bố vào tháng Hai, lò đốt rác có công suất 2.000 tấn rác/ngày.

    Huyện Tân Châu cũng đã sở hữu một bãi rác thải, mùi nồng nặc, theo một số người dân địa phương, có thể ngửi thấy ngay cả khi người ta đi ngang qua bằng xe buýt.

    Nhưng người dân lo ngại rằng các lò đốt rác công nghệ tồi có thể thải ra dioxin, tàn phá hệ miễn dịch, biến đổi hormone và gây ung thư. Trong năm 2013, năm nhà máy như vậy ở thành phố Vũ Hán bị phát hiện không đạt tiêu chuẩn và thải ra các chất gây ô nhiễm nguy hiểm, theo đài truyền hình CCTV của Trung Quốc.

    Vào cuối tháng Sáu, tin đồn bắt đầu lan truyền rằng lò đốt rác mới bắt đầu được khởi công tại Yangluo, nơi được quy hoạch làm một khu công nghiệp, gần khu dân cư và hai trường học.

    Người dân địa phương đã xuống đường trong vài ngày, yêu cầu phải xem xét lại địa điểm xây nhà máy đốt rác.

    Họ giương cao các biểu ngữ với các khẩu hiệu như "ô nhiễm không khí sẽ hủy hoại thế hệ tiếp theo" và "chúng tôi không muốn bị đầu độc, chúng tôi chỉ cần hít thở không khí trong lành". Họ không yêu cầu phải loại bỏ hoàn toàn mà chỉ cần nhà máy được di chuyển xa hơn.

    Các cuộc biểu tình đã tăng lên trong nhiều ngày và theo một số người dân địa phương, thời điểm đông nhất đã có tới 10.000 người tham gia.



    Chính phủ trả lời như thế nào?
              


    Đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình Trung Quốc

              

    Lúc đầu, chính quyền huyện Tân Châu đã cố gắng xoa dịu tình trạng bất ổn. Họ đưa ra một tuyên bố vào thứ Tư tuần trước phủ nhận việc bắt đầu xây nhà máy rác. Họ nói dự án thậm chí đã không được phê duyệt, và cũng chưa có bất kỳ đánh giá tác động môi trường nào.

    Họ nói chính quyền địa phương sẽ "coi trọng tiếng nói của người dân" trong việc ra quyết định, nhưng cảnh báo rằng các cơ quan an sẽ trấn áp bất kỳ "hành vi bất hợp pháp nào như kích động và khiêu khích độc hại".

    Một số người dân địa phương được cho là đã bị giam giữ nhưng không kiểm chứng được con số chính xác.

    Cuối tuần qua, chính quyền dường như đã thành công trong việc dẹp tan các cuộc biểu tình. Một số người dân địa phương cho biết có cảnh sát chống bạo động trên đường phố và các cửa hàng xung quanh các địa điểm biểu tình được lệnh đóng cửa trước 6 giờ tối.

    Trong khi đó, cơ quan kiểm duyệt của Trung Quốc đã hoạt động.

    Các ý kiến trên mạng xã hội biến mất nhanh chóng. Video và hình ảnh các con đường đầy người biểu tình và các cuộc đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát có thể được kiểm duyệt trong vài giờ. Trong khi có một vài tường thuật trên truyền thông nhà nước về nhà máy đốt rác, không có tờ báo nào trong số đó đưa tin về các cuộc biểu tình.

    Người dân địa phương cho biết họ không hài lòng với sự trấn an của chính quyền quận, bởi vì chính quyền thành phố phải là người có tiếng nói cuối cùng.

    Nhưng chính quyền thành phố giữ im lặng cho đến nay.



    Điều này khác thường như thế nào đối với Trung Quốc?

    Trung Quốc thường thấy các cuộc biểu tình công khai như thế này, nhưng chủ yếu ở tầm vóc nhỏ hơn nhiều.

    Trong khi người dân Trung Quốc hầu như tránh các cuộc biểu tình về cải cách chính trị kể từ khi phong trào Thiên An Môn bị nghiền nát năm 1989, thì các cuộc biểu tình liên quan đến các vấn đề môi trường trở nên phổ biến hơn.

    • Các phong trào dân sự chống lại các dự án gây ô nhiễm bắt đầu từ năm 2007 khi một cuộc biểu tình nổ ra ở thành phố Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến, phản đối một nhà máy hóa chất công nghiệp.

      Vụ việc trở nên nổi tiếng tại thời điểm kiểm duyệt vẫn nhẹ tay hơn bây giờ, và chính quyền địa phương cuối cùng đã đưa dự án này ra khỏi thành phố.
                
    • Năm 2015 có những cuộc biểu tình ở cả Thượng Hải và phía bắc Thiên Tân, phản đối kế hoạch xây các nhà máy sản xuất mà người dân địa phương cho rằng 'đặt họ vào tình thế nguy hiểm'.
                
    • Năm 2017, thành phố Thanh Viễn thuộc tỉnh Quảng Đông cũng chứng kiến các cuộc biểu tình phản đối một lò đốt rác.
                
    • Trong các cuộc biểu tình ở Thanh Nguyên, gần 10.000 người dân địa phương đã xuống đường và cảnh sát đã bắn hơi cay vào đám đông. Ba ngày sau, chính phủ hủy bỏ kế hoạch xây lò đốt rác.


    Chính quyền Vũ Hán có thể học hỏi từ Thanh Nguyên?

    Cho đến nay không có dấu hiệu của điều đó.

    Thậm chí một tuần sau các cuộc biểu tình, chính quyền thành phố dường như vẫn bị điếc trước dư luận.




    http://vi.rfi.fr/chau-a/20190710-thuy-d ... trung-quoc
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Trung Quốc "thêm thù, bớt bạn" dưới thời Tập Cận Bình

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




    Trung Quốc
    "thêm thù, bớt bạn"

    dưới thời Tập Cận Bình

    _____________________________
    Thu Hằng _ ngày 03 tháng 10 năm 2019





              


    Chân dung chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đi đầu đoàn diễu binh trên quảng trường Thiên An Môn,
    ngày Quốc Khánh Trung Quốc 01/10/2019. REUTERS/Thomas Peter

              



    Chân dung chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được long trọng rước đi trong đoàn diễu hành trên quảng trường Thiên An Môn ngày 01/10/2019 nhân kỉ niệm 70 năm thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Vẫn là chân dung ông Tập Cận Bình, nhưng tại Hồng Kông, lại được người biểu tình đòi dân chủ dán lên tường để ném trứng và vàng mã cũng trong ngày 01/10, được coi là « ngày quốc táng » chế độ độc tài.

    Trong vòng 70 năm, Trung Quốc đã thay đổi như thế nào về mặt kinh tế, chính trị và xã hội ? Ông Tập Cận Bình đã đạt được những thành tựu gì trong « Giấc mộng Trung Hoa », được ông đề ra năm 2013 để đưa Trung Quốc đứng đầu thế giới vào năm 2049 ?

    RFI Tiếng Việt đặt câu hỏi với giáo sư Jean-Pierre Cabestan, đại học Baptiste, Hồng Kông.

    RFI : Trung Quốc đã thay đổi như thế nào trong vòng 70 năm qua ?

    G.S. Jean-Pierre Cabestan :
    • Tôi nghĩ là lịch sử Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa từ năm 1949 có thể được chia thành hai giai đoạn, rất khác biệt.

      Ba mươi năm đầu tiên chủ yếu là thời kỳ thống trị của Mao Trạch Đông, đưa Trung Quốc theo hướng xã hội chủ nghĩa nhưng Mao Trạch Đông cũng là người phá hoại rất nhiều. Ông là nguồn gốc của nhiều thảm họa, trong đó có cuộc Đại Nhảy Vọt (1958-1961) khiến khoảng 30 đến 40 triệu người chết đói, sau đó là cuộc Cách Mạng Văn Hóa, cũng khiến nhiều người trở thành nạn nhân. Rất nhiều người bị chấn thương tinh thần vì giai đoạn đấu tranh chính trị đầy bạo lực này.

      Thực ra, giai đoạn thứ nhất được khởi đầu bằng đợt thanh trừng mà chúng ta vẫn quên mất mức độ bạo lực. Khoảng 5 đến 10 triệu người Trung Quốc bị giết chết từ 1949 đến 1953, trong đó có những người bị coi là địa chủ. Nhưng đây cũng là cách để đảng Cộng Sản Trung Quốc lên cầm quyền, trừ khử những thành phần tinh hoa và loại bỏ mọi mối đe dọa chính trị đối với đảng. Đó là giai đoạn hủy diệt, thất bại kinh tế, bế tắc với sự phát triển khá chậm chạp.

      Sau đó, Đặng Tiểu Bình, cùng với loạt cải cách từ cuối năm 1978, tính đến nay hơn 40 năm, đã tạo điều kiện cho Trung Quốc trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới. Trung Quốc phát triển, lột xác một cách ngoạn mục, cùng với quá trình đô thị hóa chưa từng có. Đặng Tiểu Bình đã cố gắng tái thiết những gì Mao Trạch Đông phá hoại trong 30 năm đầu.

      Đó chính là nghịch lý của Trung Quốc, nhưng cũng là bí mật cho sự trường tồn của đảng Cộng Sản vì trong 40 năm gần đây, tình hình ở Trung Quốc khác hoàn toàn so với những gì xảy ra trong vòng 30 năm đầu.

      Nhưng không vì thế mà nói rằng không có những yếu tố liên tục, như sự độc quyền lãnh đạo chính trị của đảng Cộng Sản ; sự gắn bó với một số tư tưởng xã hội chủ nghĩa, mà tôi gọi là tư tưởng Xô Viết và Stalin ; nền kinh tế vẫn do Nhà nước kiểm soát, kể cả việc quản lý đất đai, có nghĩa là đất đai thuộc sở hữu Nhà nước, nông dân chỉ có quyền sử dụng đất.

      Ngoài ra, còn phải kể đến nền kinh tế công với hệ thống doanh nghiệp Nhà Nước hiện còn rất phổ biến tại Trung Quốc. Nền kinh tế công có thể do chính quyền trung ương ở Bắc Kinh, nhưng cũng có thể là chính quyền cấp vùng, cấp thành phố, kiểm soát trên toàn lãnh thổ.


    RFI : Nhìn chung, liệu người dân Trung Quốc có tìm được « giấc mộng Trung Hoa » của họ dưới thời ông Tập Cận Bình không ?

    G.S. Cabestan :
    • Vấn đề ở chỗ, tôi nghĩ là Tập Cận Bình đã không làm được việc lớn. Chính điều này sẽ khiến ông gặp khó khăn trong những năm tới. Những thành tựu lớn nhất của Trung Quốc trước tiên là nhờ vào công của Đặng Tiểu Bình. Ông là người thực hiện ý tưởng doanh nghiệp tư nhân, nhờ đó Trung Quốc phát triển. Tiếp theo, ông Hồ Cẩm Đào tiếp tục công cuộc tư hữu hóa mang quy mô lớn, triển khai dịch vụ xã hội. Dù chưa hoàn hảo nhưng hệ thống xã hội hoạt động.

      Thời ông Tập Cận Bình ghi dấu ấn với hai sự kiện. Trước tiên là cuộc chiến chống tham nhũng, đã đạt được nhiều kết quả lớn. Dù nạn tham nhũng chưa bị triệt hết nhưng không còn hoành hành như trước, song lại tốn kém. Thứ hai là củng cố quyền lực, sức nặng chính trị, tập trung vào gương mặt một nhà lãnh đạo, chính là ông Tập Cận Bình, và đang theo hướng độc đoán.

      Cách tiến hành này gây lo ngại cho Trung Quốc, cũng như cho chính ông Tập vì gây ra khá nhiều phản ứng. Điều đáng nói là việc tập trung quyền lực lại không giúp ông Tập triển khai các biện pháp cải cách được ông công bố năm 2013, mà hiện còn nửa vời.

      Ngoài ra, quá trình mở cửa kinh tế vẫn còn nhiều hạn chế lớn. Trên thực tế, xu hướng bảo hộ của Bắc Kinh đã cản trở doanh nghiệp nước ngoài thâm nhập thị trường Trung Quốc. Thị trường vừa mới mở cửa cho lĩnh vực ngân hàng nhưng rất nhỏ. Không những hạn chế mở cửa nền kinh tế, mà trái lại, nền kinh tế lại đang có xu hướng khép lại, ưu tiên trong nước, ví dụ chương trình phát triển 2000-2025 của Trung Quốc được đề ra là nhằm quốc hữu hóa công nghệ trọng điểm, có nghĩa là chiếm hữu rồi tự phát triển.

      Những dự án này hiện chưa mang lại thành công lớn. Ông Tập Cận Bình vẫn đang dựa vào thành tựu của những người tiền nhiệm : quá trình đô thị hóa vẫn tiếp diễn, quân đội tiếp tục được cải tổ. Nhưng không thể nói là ông Tập đã đạt được những thành công về kinh tế, mà ngược lại, ông đang làm tăng trưởng Trung Quốc bị chậm lại, đẩy thế giới vào một thời kỳ trì trệ, thậm chí là khủng hoảng kinh tế.

      Theo tôi, tất cả những yếu tố này làm gia tăng sức ép đối với ông Tập Cận Bình, cũng như chuốc thêm khó khăn cho đảng Cộng Sản khi tiếp tục cố phổ biến tinh thần lạc quan. Người ta nói đến « giấc mộng Trung Hoa » nhưng người dân Trung Quốc có những mối bận tâm khẩn thiết hơn là giấc mộng lớn.


    RFI : Đâu là những dự án được cho là thành công dưới thời ông Tập Cận Bình ?

    G.S. Cabestan :
    • Năm năm đầu tiên là giai đoạn củng cố quyền lực của Tập Cận Bình : Cần phải tập trung quyền lực, khẳng định Trung Quốc trở nên mạnh hơn trong thông điệp, vừa lạc quan vừa mang tinh thần dân tộc và đầy tham vọng, tại đại hội đảng Cộng Sản Trung Quốc cách đây 2 năm. Tận dụng thời cơ Hoa Kỳ bị suy yếu, phương Tây bị chia rẽ, còn Liên Hiệp Châu Âu bị lu mờ, Trung Quốc muốn trở thành nước đứng đầu thế giới.

      Từ cuối năm 2017, đầu 2018, chúng ta thấy ngược lại. Ông Tập, cũng như nền kinh tế Trung Quốc, phải đối đầu với những khó khăn lớn hơn, do ông Tập Cận Bình, có thể đã cố đi quá xa khi sửa đổi Hiến Pháp để nắm quyền hơn 10 năm, cũng như từ bỏ nguyên tắc lãnh đạo tập thể.

      Về mặt quốc tế, có thể ông Tập Cận Bình cũng đi quá xa trong việc khẳng định sức mạnh của Trung Quốc, bởi vì ông Tập đã gây ra nhiều phản ứng tiêu cực gần như khắp thế giới, chứ không riêng gì với Hoa Kỳ. Đó là những cuộc đối đầu, không chỉ về kinh tế, mà còn về chiến lược đối với Trung Quốc. Những cuộc đối đầu này sẽ kéo dài, và theo tôi, còn sắc nhọn hơn trong những năm tới. Ví dụ Liên Hiệp Châu Âu chính thức coi Trung Quốc « luôn luôn là một đối thủ ». Ngoài ra còn phải kể đến Nhật Bản. Sách Trắng Quốc Phòng mới được Tokyo công bố cho thấy Trung Quốc hiện là mối đe dọa nước ngoài lớn nhất, hơn cả Bắc Triều Tiên.

      Như vậy, Trung Quốc không có nhiều bạn. Đó chính là vấn đề của nước này, đặc biệt Trung Quốc, dưới thời Tập Cận Bình, lại chuốc lấy nhiều kẻ thù hơn. Và đây là điểm mà nhiều nhà lãnh đạo Trung Quốc chỉ trích ông Tập, cũng như cách ông giải quyết thương chiến với Mỹ.

      Những chỉ trích này cho thấy ông Tập có « kẻ thù » ngay trong bộ máy lãnh đạo. Chúng ta không biết được là nội bộ lãnh đạo Trung Quốc bị chia rẽ đến mức nào, nhưng rõ ràng ông Tập phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn so với cách đây 1-2 năm. Đó chính là điều, theo tôi, làm gia tăng sự bất trắc về tương lai, không hẳn là về tương lai của Trung Quốc, vì nước này tiếp tục phát triển, dù với tốc độ chậm hơn, và tiếp tục canh tân, mà chủ yếu là cho tương lai của ông Tập Cận Bình, hiện bất trắc hơn. Nhưng cũng cần thận trọng, thường thì nhân vật số 1 khó mà lật đổ được. Chúng ta tiếp tục theo dõi tình hình. Nhưng dù sao phải nói rằng Trung Quốc đang trải qua giai đoạn khó khăn.


    RFI : Chủ tịch Trung Quốc phải đối mặt với nhiều thách thức hơn trong nhiệm kỳ 2, bị lên án về việc lập các trại giam người Duy Ngô Nhĩ, thương chiến với Hoa Kỳ, phong trào đòi dân chủ ở Hồng Kông, khủng hoảng thịt lợn… Vậy ông Tập có được ủng hộ đủ để vượt qua những thách thức này ?

    G.S. Cabestan :
    • Về cuộc khủng hoảng thịt lợn tại Trung Quốc, không thể trách đích danh ông Tập Cận Bình được. Việc nền kinh tế phát triển chậm lại không hẳn đã đặt nghi vấn hoặc làm suy yếu tính chính đáng của đảng Cộng Sản Trung Quốc trong mắt người dân. Tôi cho rằng rất nhiều người Trung Quốc không nghĩ đến một hệ thống chính trị nào khác có khả năng thay thế, do đối lập bị cấm hoàn toàn. Vì thế, đảng Cộng Sản Trung Quốc vẫn vững tin để lãnh đạo và quyết định cho tương lai, không chỉ về kinh tế mà còn về ổn định. Thực vậy, nhiều người Trung Quốc tin rằng đảng Cộng Sản đảm bảo an ninh về mặt chính trị. Họ muốn có một Nhà Nước mạnh hơn là không có Nhà Nước.

      Ngoài ra, theo tôi, còn có một yếu tố khác kích thích người dân ủng hộ đảng : đó là tinh thần dân tộc. Nếu xem truyền hình Trung Quốc, chúng ta thấy chỉ có những chương trình hừng hực tinh thần dân tộc, đặc biệt là dịp kỉ niệm 70 năm Quốc Khánh. Liên tục xem những chương trình như vậy, đối với một người nước ngoài, thì thật khó chịu vì thông tin chỉ toàn một chiều, chỉ nói về thành tích vang dội của Trung Quốc, hoặc Trung Quốc đứng trên tất cả mọi người. Và đây là điều nguy hiểm bởi vì theo tôi, tinh thần dân tộc tiếp tục làm mờ mắt nhiều người Trung Quốc.

      Điều này cũng có nghĩa là dù Bắc Kinh có đưa ra quyết định như thế nào, đại bộ phận dân chúng Trung Quốc sẽ ủng hộ. Giả sử Bắc Kinh quyết định gây chiến chiếm Đài Loan, có đến 81% người dân Trung Quốc ủng hộ. Đây là tỉ lệ đáng quan ngại !

      Những vấn đề mà ông Tập Cận Bình, cũng như nền kinh tế Trung Quốc, phải đối đầu, có thể là nạn thất nghiệp gia tăng và mức sống của một bộ phận người dân bị sụt giảm. Nhưng tôi không nghĩ rằng những khó khăn này làm suy yếu tính chính đáng của đảng trong mắt một bộ phận dân chúng.

      Nhưng trong giới tinh hoa, tình hình khác hơn một chút. Một số thành phần tinh hoa tự do ngày càng chỉ trích ông Tập Cận Bình. Họ cho rằng Trung Quốc không đi đúng hướng, thay vì hội nhập với thế giới thì lại tách xa, hoặc gây chiến tranh lạnh về ý thức hệ với phương Tây. Đó là những điểm không có lợi cho Trung Quốc về dài hạn.

      Dù tồn tại một mặt trận phản đối nhưng những ý kiến chỉ trích chỉ chiếm một bộ phận nhỏ, không có trọng lượng chính trị, đặc biệt đối với vị trí của ông Tập Cận Bình trong nội bộ đảng.


    RFI : Liệu Trung Quốc có tận dụng thời cơ quốc tế chú ý vào cuộc khủng hoảng ở Hồng Kông để hoạt động mạnh hơn ở Biển Đông ?

    G.S. Cabestan :
    • Rất khó để liên kết hai cuộc khủng hoảng, hai hoàn cảnh này với nhau. Điều mà chúng ta có thể nói là Trung Quốc chưa bao giờ lơ là ở Biển Đông mà còn tỏ ra hung hăng hơn dưới thời ông Tập Cận Bình. Bắc Kinh áp dụng chiến thuật « việc đã rồi » ngày càng rõ nét ở Trường Sa. Đúng là có nhiều sự kiện diễn ra cùng thời điểm khủng hoảng ở Hồng Kông, nhưng Trung Quốc đã lập kế hoạch những chiến dịch này từ trước đó.


    RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn giáo sư Jean-Pierre Cabestan, đại học Baptiste, Hồng Kông.




    http://vi.rfi.fr/chau-a/20191003-trung- ... p-can-binh
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Trung Quốc : Khủng bố tinh thần là phương pháp trấn áp

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




    Trung Quốc :
    Khủng bố tinh thần
    là phương pháp trấn áp

    _____________________________
    Tú Anh _ 02-10-2019





              


    Cảnh sát chống bạo động được huy động trấn áp biểu tình tại Hồng Kông
    ngày 1/10/2019. _ REUTERS/Tyrone Siu

              




    Quốc khánh
    và quốc táng


    Tập Cận Bình biểu dương vũ khí, phe dân chủ ở Hồng Kông ban bố « quốc táng », tựa của Le Monde, một ngày sau đại lễ đánh dấu 70 năm đảng Cộng sản cầm quyền tại Trung Quốc. Tương tự, Les Echos đề tựa : Trung Quốc phô trương lực lượng trong lúc tại Hồng Kông, bạo lực gia tăng, một học sinh bị bắn trọng thương.

    Đối với Le Monde, đại lễ « quốc khánh » của Trung Quốc chỉ làm nổi bật ngày uất hận hay « ngày quốc táng » mà phong trào dân chủ Hồng Kông phát động cùng ngày với quyết tâm phá hỏng lễ hội mà Bắc Kinh muốn được hoành tráng.

    Cuộc diễn binh tại quảng trường Thiên An Môn với 15 ngàn quân, hàng loạt vũ khí hiện đại và 100 ngàn người dự có chọn lọc mang ý nghĩa gì ? Nhật báo độc lập trích nhận định của Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Pháp :
    • "Không những Trung Quốc chứng tỏ khả năng canh tân kho vũ khí hạt nhân một cách nhanh chóng từ phẩm đến lượng,
    • mà còn thể hiện khả năng cải tiến lực lượng tấn công quy ước ».


    Theo bộ máy tuyên truyền, « phép lạ Trung Quốc và sức mạnh quân sự của Trung Quốc » dưới ngọn cờ lãnh đạo của đảng Cộng sản, là « để phục vụ hòa bình ». Dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình,
    • không có vấn đề nhìn lại 70 năm lịch sử một cách khách quan,
    • cũng không có chuyện xem xét tội ác của Mao Trạch Đông.


    Trong khi Bắc Kinh phô trương cơ bắp thì tại Hồng Kông, cảnh sát của chính quyền thân Bắc Kinh cũng gia tăng bạo lực đàn áp phong trào dân chủ. Bất chấp lệnh cấm biểu tình, hàng chục ngàn người xuống đường, để phá ngày « quốc khánh » của Trung Quốc và gọi ngày 01/10 là « ngày quốc táng ». Bạo lực tăng thêm một nấc với sự kiện lần đầu tiên cảnh sát đàn áp bằng đạn thật, bắn thẳng vào ngực một học sinh 18 tuổi làm công luận căm phẫn thêm. Hệ quả là chương trình bắn pháo hoa bị hủy bỏ.

    Với những tựa không khác gì nhiều so với đồng nghiệp Le Monde, nhật báo kinh tế Les Echos đặt thêm câu hỏi về mục tiêu chiến lược của Tập Cận Bình. Với ngân sách quốc phòng 175 tỷ đô la, Trung Quốc chỉ đứng sau Hoa Kỳ về chi tiêu quân sự, nhưng cũng đầy những điểm yếu vì đảng cố gắng chạy đua :
    • có hàng không mẫu hạm, nhưng không có hạm đội tháp tùng.
    • Tàu ngầm nhiều nhưng động cơ ồn ào, khả năng chống tàu ngầm của hải quân rất yếu.
    • Khả năng hành quân phối hợp các binh chủng khác nhau chưa hoàn chỉnh, còn thua xa quân đội Mỹ và liên minh NATO một khoảng cách dài.


    Thế nhưng, Tập Cận Bình chấp nhận rủi ro, phô trương cơ bắp với Đài Loan, Nhật Bản và Đông Nam Á để làm gì ? Qua chiến lược quân sự hóa Biển Đông, Trung Quốc đã giành được thế thượng phong trong mưu đồ từng bước khống chế vùng biển này, nhận định của một chuyên gia trên báo kinh tế Pháp.




    Hù dọa của đảng
    và kế hoạch A,B,C… của dân


    Vì sao nói đến Trung Quốc là nói đến sức mạnh khống chế, đàn áp ? Người dân Hoa lục và Hồng Kông nghĩ gì ? Câu trả lời ở trên Libération và Le Figaro.

    Khủng bố tinh thần làm cho dân sợ hãi là phương pháp được đảng Cộng sản Trung Quốc thích sử dụng nhất. Vào lúc Trung Quốc tổ chức quốc khánh ở Bắc kinh thì cách đó 2000 cây số, bạo lực tăng thêm ở Hồng Kông. Đó là phóng sự của thông tín viên của nhật báo thiên tả Libération về tình hình Hồng Kông ngày 01/10.

    Một đoàn xe cảnh sát chạy vụt qua trong tiếng sỉ vả của người dân :
    • « đó, ngày quốc khánh của các anh đấy ».
    Một học sinh 18 tuổi bị cảnh sát bắn thẳng vào ngực, một thành phố bị « cảnh sát trị », giăng bủa kiểm soát khắp nơi. Một thanh niên cứu hộ của Hội Chữ Thập Đỏ tên John cho biết :
    • "tất cả xe bus, xe taxi đi ngang qua một trạm kiểm soát đều bị khám xét. Người dân có thể bị bắt vì có cây kéo trong ba lô. Làm cho dân sợ là phương pháp của đảng Cộng sản".
    John khẳng định :
    • "Chúng tôi đang ở Trung Quốc nhưng chúng tôi không phải là Trung Quốc, chúng tôi bác bỏ chế độ chuyên chế của đảng Cộng sản, chúng tôi từ chối trở thành Tân Cương".


    John nhận định một cách chế nhạo về ngày lễ quốc khánh :
    • "Đảng Cộng sản là một thảm họa của nước Trung hoa. Với thảm sát Thiên An Môn, với chính sách bắt giữ tùy tiện, bắt cóc các nhà hoạt động nhân quyền, kích động người dân tố giác nhau và kiểm duyệt thông tin, đó là thành quả tuyệt vời của 70 năm".


    Để đối phó với dân Hồng Kông, báo South China Morning Post cho biết lực lượng Trung Quốc đóng tại Hồng Kông đã nhận được trang thiết bị mới chống chiến tranh du kích trong thành phố. Thông tin này càng làm không khí căng thẳng thêm. Trong hàng ngũ người biểu tình không ít trẻ con 12, 13 tuổi. Nhân viên Chữ Thập Đỏ bảo hai đứa bé về nhà, ở đây nguy hiểm. Nhà báo Libération nghe câu trả lời như sau :
    • "Đời sống đâu còn ý nghĩa gì nếu mất tự do suy nghĩ, tự do tập họp. "


    Thế còn thành phần ủng hộ chế độ, tâm trạng của họ ra sao ? Trong bài « Đế Quốc Đỏ », nhật báo thiên hữu Le Figaro phân tích :
    • "Cái gọi là đại đoàn kết dân tộc mà chế độ biểu dương chỉ là lớp sơn bề mặt. Thực tế rất thê thảm : Đó là có 800 triệu người « nô lệ mới » cả tin vào tuyên truyền không một chút suy nghĩ".


    Bên cạnh đó là 400 triệu người được quyền học cao, đi du lịch và hiểu biết. Họ lo ngại kinh tế Trung Quốc sẽ bị suy thoái. Thành phần được may mắn này không ưa gì Tập Cận Bình, nhưng họ không lên tiếng. Vì ích kỷ, họ không dám chấp nhận rủi ro chống chế độ. Một luật sư chuyên về di trú cho biết :
    • "Thành phần này tính các phương án khác nhau : kế hoạch A đi Mỹ, kế hoạch B đi Úc, kế hoạch C chạy sang Bồ Đào Nha…"





    http://vi.rfi.fr/diem-bao/20191002-trun ... ap-tran-ap
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Trung Quốc : Tương lai bất định của chế độ Cộng Sản 70 tuổi

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




    Trung Quốc :
    Tương lai bất định
    của chế độ Cộng Sản 70 tuổi

    _____________________________
    RFI _ 02-10-2019





              


    Chủ tịch Trung Quốc trong tiệc mừng kỷ niệm 70 năm thành lập nước CHND Trung Hoa,
    ngày 1/10/2019, tại Lễ đường Nhân dân Bắc Kinh. _ REUTERS/Thomas Peter

              





    Ngày 1/10/2019, Bắc Kinh tổ chức kỷ niệm rầm rộ 70 năm thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Cuộc diễn binh hoành tráng thể hiện sức mạnh Trung Quốc trước đối thủ Hoa Kỳ như để chứng minh « giấc mơ Trung Hoa » đang ở trong tầm tay. Sự kiện đã thu hút sự chú ý không chỉ truyền thông trên khắp thế giới, mà còn cả giới quan sát chính trị Trung Quốc.

    Trên diễn đàn báo Le Figaro, trong bài viết « Chế độ Cộng sản Trung Quốc nghĩ mình hùng mạnh, nhưng khó khăn trầm trọng đang đợi họ », chuyên gia Pháp về chủ nghĩa Cộng sản Thierry Wolton nhận thấy cái cảm giác huy hoàng của chế độ Bắc Kinh chỉ là đánh lừa những thực tại đầy khó khăn tích tụ đang chờ đợi đảng Cộng sản Trung Quốc ở phía trước.

    RFI Tiếng Việt giới thiệu bài viết của chuyên gia Thierry Wolton, tác giả của nhiều nghiên cứu về chủ nghĩa Cộng sản.

    Tác giả đặt vấn đề:
    • "Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ra đời năm 1949, ngày 1/10 này tròn 70 tuổi : Đó có phải là tuổi đã trưởng thành hay là khởi đầu thời kỳ lão hóa của một chế độ vẫn tự nghĩ mình là bất di bất dịch ? Câu hỏi có vẻ như hơi khiếm nhã, trong khi mà đất nước này đang tỏ ra rất cường tráng".


    Sự chung sống chưa từng có giữa chính quyền Cộng sản với kinh tế thiên hướng tư bản chủ nghĩa. Để chứng minh điều này tác giả Thierry Wolton so sánh Trung Quốc với Liên Bang Xô Viết, một đế chế Cộng sản từng một thời hoàng kim, giờ đã biến mất.
    • « Liên Xô cũng đã từng có kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng 10 đầy kiêu hãnh, trước khi sụp đổ vài năm sau đó. Vào lúc bấy giờ, không một ai nói tiên đoán được Liên Xô sẽ có kết cục như vậy. Chế độ Xô Viết khi đó có Mikhail Gorbachov, một tổng bí thư trẻ (ít ra là so với những người tiền nhiệm của ông), đã hứa hẹn ''công khai'' với Glasnost và ''mở cửa'' với Perestroika. »


    Sức hấp dẫn của Gorbachev đã thuyết phục được giới tinh hoa phương Tây về chính trị, kinh tế cũng như truyền thông. Phương Tây tin tưởng lãnh đạo Liên Xô cả về tinh thần và tiền bạc, theo tác giả Wolton.
    • « Còn nhân vật số 1 Trung Quốc hiện nay, Tập Cận Bình thì chẳng có gì gọi là hấp dẫn, lôi cuốn. Ông ta thậm chí chưa bao giờ cam kết cải cách chế độ, ông sử dụng thành thạo cây gậy cũng như củ cà rốt để áp đặt phần còn lại của thế giới. Một sự khác biệt lớn khác, đó là nền kinh tế Liên Xô từ lâu đã cho thấy dấu hiệu kiệt sức, vì thế mà Gorbachev phải cải tổ. Còn Trung Quốc ngày nay tìm cách chinh phục thị trường mới nhiều hơn là hấp dẫn các nhà đầu tư phương Tây".





    Tương đồng giữa Liên Xô và Trung Quốc ở tuổi 70

    Chuyên gia Thierry Wolton ghi nhận :
    • « Tuy nhiên vẫn có những tương đồng giữa hoàn cảnh của Liên Xô ngày trước và các vấn đề hiện nay của Trung Quốc để có một chút ngờ vực về sự trường tồn của chế độ Trung Quốc.

      Dưới sự lãnh đạo của Liên Xô, thế giới Cộng sản đã mở mang phi thường trong thập niên 1970. Không dưới chục nước Á và Phi đã chọn con đường Marx –Lênin, thường là bằng phương thức vũ trang. Thập kỷ này đánh dấu sự chi phối của Kremlin vào Đông và Trung Âu, khu vực mà Liên Xô chinh phục được sau Thế chiến thứ 2.

      Các chế độ xã hội chủ nghĩa đã được các nước phương Tây thừa nhận bằng thỏa thuận Helsinki ký hồi mùa hè năm 1975. Với Matxcơva, các thỏa thuận mất nhiều thời gian đàm phán có giá trị như sự thừa nhận đế chế của họ.

      Thành công đó cuối cùng đã quay trở lại chống chính Liên Xô. Tự do đi lại và hệ tư tưởng giữa Đông và Tây nằm trong các điều khoản thỏa thuận được phê chuẩn đã cung cấp cho các nhà ly khai chất liệu để đòi được tự do hơn nữa. Tổng đình công ở Ba Lan, Hiến Chương 77 ở Tiệp Khắc, phong trào phản kháng ở Rumani, Hungary… Những biến động đòi nhân quyền như vậy đã làm lung lay dần dần đế chế Xô Viết. Hai năm sau kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Mười rầm rộ ở Mátxcơva năm 1987, Đông Âu đã tìm được tự do, 4 năm sau Liên Xô biến mất.

      Sự sụp đổ đó, hiển nhiên có nhiều nguyên nhân - kinh tế, xã hội, niềm tin, vv… Như vậy là thắng lợi vẻ vang của Kremlin ở Helsinki năm 1975 đã báo hiệu khởi đầu của một cái kết.

      Các lãnh đạo Trung Quốc đã theo dõi, nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng nguyên nhân Liên Xô sụp đổ và đã rút ra bài học. Trong một xã hội phân hóa và nhất là vì nhu cầu kinh tế, Gorbachev đã chọn cách "tế sớm cho khỏi ruồi". Cởi mở chính trị mà ông thực thi với hy vọng thu hút tín dụng của phương Tây cuối cùng đã cuốn trôi chế độ.

      Bắc Kinh đã chọn ngược lại : Mở cửa kinh tế, nhưng đóng cửa chính trị. Tăng trưởng kinh tế ngoạn mục của Trung Quốc từ 4 thập kỷ qua, phần lớn nhờ đầu tư nước ngoài, đồng thời đi kèm theo là gia tăng chi phối của đảng Cộng sản đối với xã hội Trung Quốc, thường lại là bằng chính các phương tiện công nghệ mới du nhập từ phương Tây ».


    Chuyên gia Wolton phân tích tiếp :
    • « Việc Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới 2001 đã đánh dấu thành công lớn của mở cửa kinh tế. Từ đó, đất nước nay đã có thể hưởng mọi lợi ích của thị trường tự do mà vẫn giữ chế độ toàn trị. Chính sự thành công này, có nguy cơ đến một lúc nào đó chống lại Trung Quốc, giống như thành công của Hiệp định Helsinki cuối cùng đã phá hủy dần dần Liên Xô trước đây.





    Đầu tư nước vào Trung Quốc :
    Cuộc thập tự chinh của công ty nước ngoài

    • Trung Quốc ngày nay có mặt trên khắp các thị trường thế giới, thế như họ lại không mở hoàn toàn biên giới cho các doanh nghiệp nước ngoài. Ban đầu được coi là miền đất hứa, đầu tư vào Trung Quốc thực tế là một cuộc thập tự chinh đối với số đông các công ty phương Tây. Họ phải vượt qua bao nhiều trở ngại : thuế má, hạn ngạch sản xuất, thụ tục quản lý mập mờ, tham nhũng… Rất nhiều trong số các công ty đã phải tìm đường ra đi, khi kinh tế Trung Quốc giảm tốc xuống còn một nửa từ 10 năm nay.

      Cuộc chiến thuế quan do Donald Trump phát động vì Bắc Kinh cạnh tranh bất chính, đang càng làm phức tạp thêm ván bài kinh tế vốn vẫn lệ thuộc chủ yếu vào xuất khẩu này. Trung Quốc giờ đang phải trả giá cho những gì họ thu lợi được từ kinh tế toàn cầu hóa .

      Chế độ đã đặt cược vào tăng trưởng kinh tế, nghĩ rằng dân trở nên giàu có đã bù đắp cho thiếu vắng tự do. Giờ đây, kinh tế chững lại, có lẽ phải từ bỏ mô hình mà theo đó, công dân Trung Quốc không có quyền gì khác ngoài quyền tiêu dùng.

      Hành động thắt chặt chính trị của Tập Cận bình đã làm tổn hại hình ảnh của chế độ. Dư luận thế giới đã quên một điều là đất nước này đang sống dưới một Nhà nước đảng trị đầy quyền lực.

      Giờ đây với « con đường tơ lụa mới » và sự chi phối lũng đoạn nguồn tài nguyên quặng mỏ của châu Phi, Bắc Kinh đang làm cho thế giới lo ngại. Trung Quốc lại gây nên nỗi sợ cũ, nhất là đối với các nước có chung đường biên giới với họ. Ngay cả ở phần đất tự trị Hồng Kông, người dân đã quyết định không để mất những phần tự do còn lại. Phong trào phản kháng này chẳng phải đang gợi nhắc lại điều đã diễn ra ở Đông Âu trong những năm 1980 ?

      Các chế độ độc đoán, chuyên quyền vẫn tự tin là họ trường tồn vĩnh cửu. Sự sụp đổ của Liên Xô đã cho thấy, chế độ này có thể biến mất nhanh như khi nó đăng quang. Sinh nhật thứ 70 của Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, trong đầu các lãnh đạo, lẽ ra phải đánh dấu thắng lợi huy hoàng của chế độ nhưng lại diễn ra trong bầu không khu u ám, có thể đó là điềm báo khởi đầu của thời suy tàn ».


    Lược dịch từ FIGAROVOX/TRIBUNE ngày 1/10/2019




    http://vi.rfi.fr/chau-a/20191002-trung- ... an-70-tuoi
              
Trả lời

Quay về “rắn Tàu”