Chuyện rắn Tàu bành trướng

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Chuyện rắn Tàu bành trướng

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Những “con ngựa thành Troie” của Trung Quốc trong Liên Âu
    ________________________
    Mai Vân - 11-12-2018





              


    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (T) và thủ tướng Bồ Đào Nha Antonio Costa, tại dinh Queluz, Bồ Đào Nha,
    ngày 05/12/2018. REUTERS/Rafael Marcha

              



    Trên đường về nước sau thượng đỉnh G20 tại Buenos Aires, Achentina, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã ghé Bồ Đào Nha. Ngày 05/12/2018, ông đã ký với chủ nhà thỏa thuận gắn kết quốc gia Nam Âu này vào mạng lưới Một Vành Đai, Một Con Đường mà Bắc Kinh đang xây dựng.

    Với sự tham gia của Bồ Đào Nha, sáng kiến của Trung Quốc được cho là đã chiếm được một lợi thế quan trọng vì đất nước miền tây nam châu Âu này có một vị trí quan trọng trên cả đường biển lẫn đường bộ, cho phép Trung Quốc dễ dàng tỏa ngược lên toàn bộ châu Âu.

    Bồ Đào Nha là “chiến lợi phẩm” mới nhất mà Bắc Kinh chính thức giành được trong nỗ lực mở rộng ảnh hưởng tại Liên Hiệp Châu Âu, với việc Lisboa hầu như phớt lờ các mối quan ngại càng lúc càng nhiều tại Bruxelles trước các khoản đầu tư to lớn của Trung Quốc vào các lãnh vực chiến lược của châu Âu như hải cảng, vận tải, năng lượng, công nghệ…, sợ rằng an ninh châu Âu có thể bị tác hại, công nghệ và phát minh của châu Âu bị đánh cắp.

    Trong một bài phân tích ngày 08/12/2018 đăng trên trang blog của Atlantic Council, một trong những think tank rất có uy tín tại Hoa Kỳ trong lãnh vực quan hệ quốc tế, Frederick Kempe, chủ tịch trung tâm nghiên cứu này, đã nêu bật một khía cạnh mà cho đến nay ít được chú ý tới:
    • Đó là việc Trung Quốc đã bắt đầu có được năng lực lèo lái một số chính sách của Liên Hiệp Châu Âu đi theo hướng có lợi cho Bắc Kinh, thông qua một số quốc gia thân hữu.






    Hy Lạp và Hungary: 2 con ngựa thành Troie đầu đàn của Trung Quốc

    Trước tiên hết, theo chuyên gia Kempe, sự hào phóng ngày càng tăng của Trung Quốc đối với một số nước châu Âu gặp khó khăn tài chánh như Hungary và Hy Lạp đã giúp cho Bắc Kinh có ảnh hưởng ngày càng mạnh trên các quyết định của Liên Hiệp Châu Âu mà hai quốc gia này là thành viên.

    Ngay từ năm 2011, thủ tướng Hungary Viktor Orban đã tiếp xúc với thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo để tìm hỗ trợ tài chính sau cơn khủng hoảng 2008, mở cho Bắc Kinh một con đường đi vào Liên Âu.

    Lý do của ông Orban rất đơn giản :
    • Đó là sự sống còn của Hungary trước nguy cơ vỡ nợ, nhưng lại không muốn vay mượn với điều kiện nghiêm ngặt của các định chế châu Âu. Bắc Kinh đã sẵn sàng cứu vớt Budapest, trong lúc Hungary cũng đã thuyết phục được một số lãnh đạo Trung Âu khác đi theo Bắc Kinh.

    Kết quả là cơ chế “16 cộng 1” ra đời, đặt trụ sở ở Budapest, bao gồm Trung Quốc và 16 nước Trung và Đông Âu. Từ đó đến nay cơ chế này đã giúp Trung Quốc có được ảnh hưởng chưa từng thấy trong vùng.

    Nhà nghiên cứu đã nêu bật hai ví dụ cụ thể cho thấy thành công mau chóng của Bắc Kinh trong việc tung tiền vào Hungary, biến nước này thành công cụ lèo lái chính sách Liên Hiệp Châu Âu theo hướng có lợi cho Trung Quốc.

    • Vào tháng 3 năm 2017, trong một động thái hiếm hoi, Hungary đã phá vỡ đồng thuận của châu Âu về nhân quyền, từ chối ký một bức thư chung tố cáo các hành vi của chính quyền Trung Quốc bị cáo buộc là đã tra tấn nhiều luật sư bị bắt giam.

      Trước đó, vào tháng 7 năm 2016, cùng với Hy Lạp, một quốc gia Liên Âu khác bị khó khăn và cũng được Bắc Kinh hào phóng mở hầu bao trợ giúp, Hungary cũng đã ngăn chặn việc nêu đích danh Trung Quốc trong một bản thông cáo của Liên Hiệp Châu Âu về phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye phủ nhận những đòi hỏi của Bắc Kinh về chủ quyền ở Biển Đông.

      Riêng Hy Lạp, vào tháng 6 năm 2017, cũng đã ngăn chặn một tuyên bố của Liên Hiệp Châu Âu tại Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc chỉ trích Trung Quốc vi phạm nhân quyền. Đó là lần đầu tiên mà Liên Hiệp Châu Âu không có tuyên bố chung về nhân quyền Trung Quốc tại định chế nhân quyền hàng đầu của Liên Hiệp Quốc.


    Vào lúc tổng thống Mỹ Donald Trump và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp nhau tại Achentina để tìm cách tránh không cho chiến tranh thương mại leo thang, trong khi Canada bắt một lãnh đạo cao cấp tập đoàn viễn thông Trung Quốc Hoa Vi ở Vancouver, theo yêu cầu của Mỹ vì tình nghi vi phạm lệnh trừng phạt Iran, Liên Hiệp Châu Âu như đã phải công nhận tư thế mong manh của mình trước cuộc đọ sức giữa hai cường quốc Mỹ-Trung.

    Theo chuyên gia Kempe, châu Âu đang phải nhức đầu vì những cú sốc đến từ một nước Mỹ ngày càng khó lường, một Trung Quốc càng lúc càng quyết đoán hơn, và một châu Âu mà nội bộ ngày càng thêm chia rẽ về cách lèo lái giữa hai thế lực đó.




    Từ ngày 02 đến 04 tháng 12 vừa rồi, các chuyên gia về chiến lược Âu Mỹ đã tề tựu về Đức tham dự Diễn Đàn Chiến Lược Munich (Munich Strategy Forum), một sự kiện chuẩn bị cho Hội Nghị An Ninh Munich (Munich Security Conference) sắp tới đây.

    Bên lề Diễn Đàn, ông Wolfgang Ischinger, chủ tịch Hội Nghị An Ninh Munich đã không tránh khỏi lo ngại:
    • “Trung Quốc đã cho thấy là họ có khả năng phủ quyết các chính sách của Liên Hiêp Châu Âu”.
    Đối với ông Ischinger,
    • trong lúc các tập đoàn châu Âu hành động vì lợi nhuận thì các tập đoàn Trung Quốc trước sau như một, luôn luôn đại diện quyền lợi của Nhà nước, một điều “có thể trở nên nguy hiểm” cho châu Âu.

    Các quan chức châu Âu thừa nhận là Trung Quốc đã thực hiện quyền phủ quyết họ giành được trên những chính sách cần sự đồng thuận.

    Mối quan ngại lại càng tăng do việc ảnh hưởng của Trung Quốc tăng vọt ngoài dự kiến của mọi người, song song với đà phình lên nhanh chóng của đầu tư Trung Quốc.
    • Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào châu Âu năm 2017 đã lên đến 30 tỷ đô la,
    • so với vỏn vẹn 700 triệu trước khi nổ ra cuộc khủng hoảng tài chánh năm 2008.







    ‘Chiến tranh chính trị’

    Một báo cáo của hai trung tâm tham vấn Đức, GPPI và viện nghiên cứu về Trung Quốc Mercator Institute for China Studies,
    • đã thấy rằng Bắc Kinh đã lợi dụng cơ chế thông thoáng của châu Âu
      và “nhanh chóng gia tăng nỗ lực gây ảnh hưởng chính trị ở châu Âu”.

    Theo bản báo cáo, một số người gọi hành động của Trung Quốc là một hình thức tiến hành ‘chiến tranh chính trị’, tức là sử dụng những công cụ phi quân sự, công khai và bí mật, để tác động lên các thành phần ưu tú trong các lãnh vực kinh tế, chính trị, giới nghiên cứu và công luận ở châu Âu.

    Qua những nỗ lực này,
    • Trung Quốc vừa làm yếu đi sự đoàn kết của châu Âu cũng như sức thu hút của Mỹ,
    • vừa cải thiện hình ảnh của mình trong tư cách một phương án có thể thay thế mô hình tự do dân chủ.


    Căng thẳng ngày càng tăng giữa Mỹ và Trung Quốc tạo cơ may mới cho châu Âu xuất hàng sang Trung Quốc, nhưng đồng thời Trung Quốc cũng gia tăng mạnh mẽ việc xuất khẩu và đầu tư sang châu Âu bù đắp cho thị trường bị mất ở Mỹ.

    Trong sáu tháng đầu năm nay;
    • những thương vụ Trung Quốc thâu tóm các công ty châu Âu đã cao hơn 9 lần số vụ ở Bắc Mỹ,
      đạt trị giá 20 tỷ đô la (so với 2,5 tỷ),
    • trong lúc đầu tư Trung Quốc vào châu Âu cũng 6 lần cao hơn là vào Mỹ,
      đạt mức 12 tỷ đô la (so với 2 tỷ ở Mỹ).

    Ngoài ra, một thỏa thuận thương mại mới Mỹ-Trung có thể tác hại đến châu Âu trong bối cảnh Trung Quốc có thể chỉ trong nhấp nháy quyết định thay thế sản phẩm châu Âu bằng hàng hóa Mỹ vì lý do chính trị, điều rất dễ vì kinh tế Trung Quốc không phải là một nền kinh tế tự do.

    Khả năng tranh chấp Mỹ-Trung leo thang cũng làm đau đầu các chuyên gia châu Âu, không biết nên chọn phía nào, hay lèo lái ra sao đặc biệt đối với các quốc gia và ngành công nghiệp có nhiều vốn liếng ở Trung Quốc.

    • Một số quan chức châu Âu đã nói đến sự cần thiết phải có quyền “tự chủ chiến lược” trước các hành động của Mỹ trừng phạt các thực thể nước ngoài trong hồ sơ Iran cũng như phát biểu của ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuần này tại Bruxelles đặt lại vấn đề chủ nghĩa đa phương và Liên Hiệp Châu Âu.
    • Thế nhưng các quan chức này cùng lúc còn quan ngại hơn về cái được gọi là “chiến tranh chính trị” của Trung Quốc nhằm gây ảnh hưởng kinh tế, tài chính, và cả ngoại giao.

    Liên Hiệp Châu Âu hiện chưa áp dụng biện pháp giới hạn đầu tư nước ngoài theo kiểu ủy ban về đầu tư ngoại quốc của Mỹ CFIUS, một ủy ban liên ngành phụ trách việc xem xét tác động của đầu tư ngoại quốc trên an ninh quốc gia. Tuy vậy, trong tháng này, châu Âu đã thông qua một văn kiện thiết lập một kế hoạch chưa từng thấy, dù không ràng buộc, nhắm vào hình thức đầu tư “trấn lột” của Trung Quốc.

    • Nước Đức chẳng hạn, trong tuần qua đã tập trung chú ý đến vấn đề công ty Kuka Robotics, đã trở thành ví dụ điển hình của hiểm họa bán công nghệ cao cho Trung Quốc. Chuyên sản xuất robot công nghiệp, Kuka từng là một trong những công ty sáng tạo hàng đầu trong nền kinh tế thế kỷ 21 này của Đức, cho đến khi nó bị công ty Midea của Trung Quốc thâu tóm vào năm 2016.

      Mới vào tháng trước, Midea đã nuốt hẳn lời bảo đảm trước đây là không thay đổi vị chủ tịch lâu đời rất được tôn trọng của Kuka, đánh dấu việc Trung Quốc hoàn toàn thâu tóm ngành công nghệ robot cực kỳ tiên tiến đó.







    Bắc Kinh vẫn kiên trì thúc đẩy chiến lược ‘chia để trị’ tại châu Âu

    Châu Âu ngày càng đề cao cảnh giác, Trung Quốc vẫn kiên trì thực hiện chiến lược, lợi dụng sự chia rẽ trong nội Liên Hiệp Châu Âu, căng thẳng thương mại Mỹ-Châu Âu, và nhu cầu đầu tư khẩn cấp của các quốc gia miền nam và đông châu Âu.

    Bằng chứng rõ rệt nhất là chuyến viếng thăm đầu tiên cấp Nhà nước của ông Tập Cận Bình tại Tây Ban Nha và nhất là Bồ Đào Nha, sau thượng đỉnh G20.

    • Trung Quốc đã từng đầu tư 12 tỷ đô la vào một loạt đề án ở Bồ Đào Nha, từ năng lượng, giao thông, bảo hiểm, đến dịch vụ tài chính, truyền thông.
      Trong chuyến thăm của ông Tập, hai bên đã đào sâu thêm quan hệ đối tác kinh tế, với việc Lisboa đồng ý tham gia Con Đường Tơ Lụa Mới với hy vọng thu hút đầu tư Trung Quốc vào hạ tầng cơ sở và năng lượng Bồ Đào Nha.
      Trung Quốc chuẩn bị nắm đa số vốn của tập đoàn điện lực Bồ Đào Nha EDP, doanh nghiệp lớn nhất nước này, đồng thời là một nhà cung cấp năng lượng chủ chốt của châu Âu.


    Trong phần kết luận, ông Kempe nhận thấy, tóm lại, trong những ngày qua, thị trường thế giới và truyền thông chỉ tập trung trên đàm phán thương mại Trump-Tập, mà bỏ lỡ câu chuyện đáng chú ý :
    • Khả năng Trung Quốc thay thế vào chỗ, hay ít ra là thu hẹp ảnh hưởng của Mỹ ở châu Âu.




    http://vi.rfi.fr/chau-a/20181211-nhung- ... ung-quoc-l
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Mối nguy từ các dự án đầu tư Trung Quốc tại Việt Nam

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Mối nguy từ các dự án đầu tư Trung Quốc tại Việt Nam
    ________________________
    Thanh Phương - 10/12/2018





              


    Tuyến tầu điện Cát Linh - Hà Đông do chủ thầu Trung Quốc xây dựng ở Hà Nội.
    Ảnh minh họa. CC/shansov.net

              



    Trong thời gian qua báo chí đã nói về bẫy nợ của Trung Quốc đối với một số quốc gia. Nay phải chăng sắp đến lượt Việt Nam cũng sẽ sập chiếc bẫy nợ này ? Hiện giờ, Việt Nam chưa đi đến tình trạng đó, nhưng trước mắt rõ ràng là Việt Nam đang đối diện với nhiều nguy cơ từ các dự án đầu tư của Trung Quốc.

    Trong một báo cáo vào tháng 08/2018 gởi thủ tướng Việt Nam về Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng vốn viện trợ phát triển ODA và vốn vay ưu đãi, bộ Kế hoạch và Đầu tư đã lên tiếng cảnh báo về nguy cơ nợ Trung Quốc. Theo báo cáo này,
    • vốn gọi là « ưu đãi » của Trung Quốc cho Việt Nam thật ra cũng tương tự các khoản vay tín dụng xuất khẩu,
      tức là các khoản vay có điều kiện (chỉ định thầu cho các doanh nghiệp Trung Quốc)
    • và có điều kiện vay kém ưu đãi hơn
      so với ODA của các nhà tài trợ khác tại Việt Nam.


    Cụ thể, bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết
    • vốn vay Trung Quốc có lãi suất là 3%/năm,
      cao hơn vốn vay của Nhật Bản (0,4 - 1,2%),
      Hàn Quốc (0-2%)
      hoặc Ấn Độ (1,75%).
    • Chưa kể phí cam kết 0,5% và phí quản lý 0,5%.
    • Thời hạn vay vốn của Trung Quốc là 15 năm
      và thời gian ân hạn là 5 năm, cả hai đều thấp hơn so với các nhà tài trợ khác.
    Các khoản vay tín dụng ưu đãi của Trung Quốc được cấp qua Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc (China Eximbank).

    Báo cáo nói trên của bộ Kế hoạch và Đầu tư đặc biệt nhấn mạnh là
    • một số dự án sử dụng vốn vay, nhà thầu, thiết bị Trung Quốc
      « thường xuyên chậm tiến độ,
      không đảm bảo chất lượng,
      tăng tổng mức đầu tư... ảnh hưởng hiệu quả đầu tư ».


    Theo tiến sĩ Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế, việc Việt Nam vay nợ nhiều từ Trung Quốc đang góp phần khiến quan hệ giữa hai nước ngày càng bất đối xứng :

    • « Quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc hiện đang xuất hiện sự bất bình đẳng, bất đối xứng với Trung Quốc,
      • tức là Việt Nam vay nợ của Trung Quốc rất nhiều, vay nợ trong lĩnh vực điện, xây các nhà máy điện than với công nghệ Trung Quốc, gây ô nhiễm và gây phản ứng không hài lòng, tiêu cực trong dân chúng.
      • Ngoài ra, nhập siêu của Việt Nam đối với Trung Quốc rất lớn.
      Đấy là hai yếu tố tạo nên sự bất bình đẳng và không cân bằng trong quan hệ giữa hai nước.
      • Việt Nam không được hưởng chính sách lãi suất vay nợ ưu đãi về lãi xuất và các điều kiện chi trả.
      • Các dự án mà Việt Nam nhận đầu tư của Trung Quốc chủ yếu là do tập đoàn điện lực EVN ký kết, theo phương thức « chìa khóa trao tay » và công nhân Trung Quốc thực hiện xây lắp các công nghệ Trung Quốc, hoàn thành và chuyển giao cho Việt Nam.
        Sự giám sát của Việt Nam đối với các dự án này cũng không được thực hiện, mà việc giám sát là do các cơ quan của Trung Quốc thực hiện.
        Cho nên đã có nhiều sự lo ngại về việc các dự án đó không bảo đảm về mặt kỹ thuật, cũng như gây ô nhiễm môi trường ».


    Theo báo chí trong nước, báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy trong số 19 dự án nhiệt điện đầu tư theo phương thức BOT (Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao ), có 3 dự án có sự tham gia của nhà đầu tư Trung Quốc với cổ phần chiếm đa số chi phối.
    • Đó là dự án nhiệt điện Vĩnh Tân 1,
      Vũng Áng 2 và
      Vĩnh Tân 3.
    Ngoài ra, tuy không góp mặt với tư cách chủ đầu tư, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc cũng đã trúng thầu các dự án nhiệt điện ở Việt Nam. Chẳng hạn như nhà thầu KAIDI đã lần lượt trúng thầu các dự án như
    • Nhà máy điện Thăng Long,
      Nhà máy điện Hải Dương
      và Nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả 3,
      Nhà máy nhiệt điện Mạo Khê.


    Trong một bài báo đăng trên mạng ngày 02/12/2018, tờ Dân Trí cho biết chính bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam đã nhìn nhận rằng trong thời gian qua có nhiều nhà thầu Trung Quốc trúng thầu các dự án của Việt Nam, nhưng trong quá trình thực hiện đã xuất hiện một số tình trạng như :
    • thi công chậm tiến độ,
      chất lượng của hàng hóa, công trình sau khi hoàn thành không cao,
      ông trình xuống cấp nhanh sau khi hết hạn bảo hành...
    Nhiều chủ đầu tư đã buộc phải chấm dứt hợp đồng với nhà thầu Trung Quốc, kể cả chấp nhận bị kiện.

    Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu lên nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nhà thầu Trung Quốc trúng thầu.
    • Đó là những dự án đó sử dụng vốn vay của Trung Quốc,
      mà để vay vốn Trung Quốc thì Việt Nam phải chấp nhận nhà thầu Trung Quốc thực hiện gói thầu như một điều kiện vay.

    Trước đây, vào năm 2016, Trung Quốc cũng đã đề nghị cho Việt Nam vay 300 triệu đôla để thực hiện dự án đường cao tốc Vân Đồn-Móng Cái. Nhưng chính quyền tỉnh Quảng Ninh đã từ chối.
    Tháng 10/2018, Sở Giao thông Vận tải tỉnh này vừa thông báo đã giao cho 3 nhà đầu tư Việt Nam thực hiện dự án, với mức vốn gần 500 triệu đôla. Theo dự kiến dự án đường cao tốc Vân Đồn-Móng Cái sẽ được khởi công xây dựng trong tháng 12.

    Theo tiến sĩ Lê Đăng Doanh, Trung Quốc đã tỏ ra « hào phóng » với dự án đường cao tốc Vân Đồn-Móng Cái chính vì đây là một dự án có lợi cho Trung Quốc, nhất là vì Vân Đồn rất có thể sẽ là một đặc khu kinh tế dành riêng cho Trung Quốc:
    • « Dự án Vân Đồn-Móng Cái rõ ràng là mang lại lợi ích lớn cho Trung Quốc.
      Nếu có dự án này thì hàng hóa Trung Quốc, du khách Trung Quốc sẽ có thể sang Việt Nam một cách dễ dàng.
      Dự án luật đặc khu, mà đã bị người dân phản đối rất gay gắt và chính phủ đã phải tạm dừng trình Quốc Hội, có dự trù là công dân Trung Quốc có thể vào Việt Nam mà không cần visa để kinh doanh, đầu tư tại Vân Đồn.
      Tôi hy vọng là nếu dự luật được trình ra, những điều mà người dân đã có phản ứng sẽ được xem xét một cách thận trọng và thỏa đáng ».


    Hy vọng là dự án đường cao tốc Vân Đồn-Móng Cái sẽ không rơi vào tình trạng giống như dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông ở Hà Nội, một dự án vay vốn của Trung Quốc, vừa bị chậm trễ, vừa bị đội giá rất nhiều.
    Tờ Tiền Phong trong một bài báo đăng trên mạng ngày 30/10/2018 cho biết
    • công trình này theo dự kiến lẽ ra đã hoàn thành từ tháng 6/2015,
      nhưng cho đến nay vẫn chưa được đưa vào sử dụng.
    • Còn vốn đầu tư cho dự án ban đầu được dự kiến là 552 triệu đôla,
      nhưng nay đã tăng lên tới gần 900 triệu đôla, tức là tăng gần 40%.

      Với 552 triệu đôla tiền vay ODA Trung Quốc để thực hiện dự án Cát Linh-Hà Đông và với lãi vay thương mại ưu đãi trung bình 3%/năm, nhiều chuyên gia cho rằng, mỗi năm phía Việt Nam phải trả khoảng 240 tỷ đồng tiền lãi (tương đương 600 triệu đồng/ngày).

      Còn với khoản lãi vay tăng thêm do dự án bị đội giá, Việt Nam phải trả nợ trong vòng 9 năm cho ngân hàng China EximBank của Trung Quốc từ tháng 01/2016 đến 15/11/2025. Cộng cả hai khoản vay, mặc dù dự án chưa hoàn thành, nhưng mỗi ngày phía Việt Nam đang phải trả cho Trung Quốc cả lãi lẫn gốc khoảng 2,4 tỷ đồng.


    Nhưng làm thế nào để tránh cho các nhà thầu Trung Quốc liên tục thắng thầu ? Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, biện pháp cần thực hiện là Việt Nam « phải tự chủ về vốn, tránh việc vay vốn Trung Quốc quá nhiều ».

    Tiến sĩ Lê Dăng Doanh thì đề nghị chính phủ phải xét lại các quy định, luật lệ về đầu tư và đấu thầu :
    • « Thủ thuật của Trung Quốc là lợi dụng luật đầu tư và luật đấu thầu của Việt Nam là người nào bỏ thầu giá thấp nhất thì sẽ được chấp nhận. Các nhà thầu Trung Quốc bỏ thầu với giá rất thấp cho nên luôn thắng thầu. Sau khi họ thắng thầu và tiến hành xây dựng thì công trình đó đội giá lên gấp nhiều lần, như dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông của Hà Nội hiện nay, đang gây sự chú ý của dư luận.

      Cho nên, Việt Nam cần phải điều chỉnh quá trình xét duyệt các dự án của Trung Quốc và điều chỉnh các điều kiện của luật đất thầu, để tránh rơi vào cái bẫy của Trung Quốc,
      • tức là chào thầu rất rẻ,
      • nhưng cuối cùng Việt Nam phải trả một cái giá rất đắt,
        với một công nghệ rất kém,
        với nhiều yếu tố môi trường mà người dân rất quan tâm ».




    http://vi.rfi.fr/viet-nam/20181210-moi- ... trung-quoc
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Trung Quốc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ngay tại Pháp

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Trung Quốc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ngay tại Pháp
    ________________________
    Thụy My - 04-01-2019





              


    Biểu tình tại Bandung, Indonesia, ngày 21/12/2018,
    phản đối chính quyền Trung Quốc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ.

              


    Việc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ không dừng lại ở biên giới Tân Cương. Chính quyền Trung Quốc còn cố gắng dùng mọi cách để kiểm soát cộng đồng người thiểu số này dù sống ở nước ngoài. Trang tin Asialyst đã điều tra về những biện pháp của Bắc Kinh để dọ thám cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ tại Pháp, ép buộc một số người quay về Hoa lục.


    • « Mẹ của cháu đang ở trường trại ».
    Khi nhận được tin nhắn bí ẩn này qua điện thoại vào đầu tháng 7/2017, Gulhumar Haitiwaji hiểu được ngay. Cô gái Duy Ngô Nhĩ, sống ở Paris từ 12 năm qua, thấy mối nghi ngờ của mình được xác nhận nhờ người dì vẫn ở Tân Cương, cách xa 6.000 km.

    « Trường trại » là một trong những từ dùng để chỉ các trại cải tạo đang nở rộ từ hai năm qua tại vùng tự trị Tân Cương. Như vậy là mẹ của Gulhumar đang bị nhốt tại một trong « trung tâm huấn nghiệp » nhằm « giáo dục và cải tạo những người bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa cực đoan », theo như tuyên truyền của Bắc Kinh. Theo Ủy ban Liên Hiệp Quốc về loại trừ phân biệt chủng tộc, có trên một triệu người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác nói tiếng Thổ và theo đạo Hồi (Kazakhstan, Kyrghyzstan, Uzbekistan) bị giam giữ trong những trại này, khiến Tân Cương trở thành « một kiểu giống như trại tập trung lớn, phủ đầy bí mật, chẳng theo luật lệ nào cả ».




    Chiếc bẫy

    Gulhumar, 26 tuổi, mà nhà báo Baptiste Fallevoz của Asialyst gặp trong một quán ăn Paris gần công ty đồng hồ nơi cô làm việc, vừa ân hận vừa phẫn nộ. Mẹ cô, Gulbahar Haitiwaji, liệu đã có thể tránh được chiếc bẫy của chính quyền Trung Quốc hay không ? Năm 2006, người kỹ sư cơ khí ở miền bắc Tân Cương đã chọn sang Pháp sống cùng chồng, mang theo hai con gái « để con cái được học hành tốt hơn ». Bà theo dõi từ xa làn sóng đàn áp ập xuống 11 triệu người Duy Ngô Nhĩ trong vùng, sau các vụ nổi dậy năm 2009 đã làm cho 197 người chết tại thủ phủ Urumqi – theo số liệu chính thức.

    Những lần trở về hiếm hoi được chính quyền theo dõi gắt gao.
    • « Cha mẹ tôi đã quen với việc phải ‘đi uống trà’ với an ninh, bị chất vấn về những người Duy Ngô Nhĩ khác sống ở ngoại quốc, bị theo dõi trên đường phố ».
    Nhưng mẹ của Gulhumar không nghi ngờ gì khi nhận được một cuộc gọi vào tháng 11/2016 từ thủ trưởng cũ của công ty dầu khí, nơi bà từng làm việc. Cô gái tức giận :
    • « Hơn nữa, đó còn là một người bạn của gia đình ».
    Người này cho biết nay bà có thể lãnh lương hưu, nhưng phải nhanh chóng về Tân Cương để ký giấy tờ.
    • « Mẹ tôi trả lời là khi nào tình hình tốt đẹp hơn sẽ về, không có gì phải vội. Nhưng sếp cũ nói rằng không thể được, và cứ nói đi nói lại mãi. Rốt cuộc vài ngày sau mẹ tôi cũng nghe theo ».

    Ngay khi về đến thành phố Karamay, bà bị bắt. Trong thời gian câu lưu, công an đưa cho xem các hình ảnh của con gái bà chụp ở Paris, lấy được trên internet. Gulhumar nhìn nhận :
    • « Tôi có tham gia một cuộc biểu tình của cộng đồng Duy Ngô Nhĩ cùng với người chị, trong đó chị giơ cao một lá cờ Duy Ngô Nhĩ (Đông Thổ - tên có trước khi Trung Quốc trở thành cộng sản). Có lẽ vì vậy mà mẹ bị bắt. Mẹ tôi không hề biết đến tấm ảnh này. Bà còn mắng tôi khi ra khỏi đồn công an 24 giờ sau đó ».

    Bà Gulbahar không thể quay trở về Pháp vì hộ chiếu đã bị tịch thu. Hôm 29/01/2017, công an đưa bà đi đến một nơi nào không rõ.
    • « Từ đó đến nay, tôi không hề được nghe tiếng nói của mẹ. Vào tháng Bảy năm đó, chúng tôi được biết bà đã bị bắt vào trại cải tạo. Dì tôi có được gặp bà vài lần, nhưng không thể nào biết được các điều kiện giam giữ. Tất cả những cuộc nói chuyện đều bị nghe lén ».

    Theo với thời gian, người dì này càng trở nên ít nói hơn, và xóa tên Gulhumar trong liên lạc WeChat - mạng xã hội thông dụng nhất tại Trung Quốc. Cô gái bèn quyết định lên tiếng sau hai năm giữ im lặng.

    Hôm 25/12 vừa qua, một người bạn của gia đình gọi cho cô.
    • « Ông ấy cho biết mẹ tôi vừa bị kết án 7 năm tù vì tội ‘phản quốc’. Không thể biết được gì hơn, chúng tôi không hề nhận được thông báo, ngay cả việc mẹ tôi bị giam ở đâu cũng chẳng biết. Tôi liên hệ với bộ Ngoại Giao Pháp, họ cũng cố tìm thông tin ».
    Một nhiệm vụ rất phức tạp vì bà Gulbahar Haitiwaji là người duy nhất trong gia đình còn giữ quốc tịch Trung Quốc.
    • « Có lẽ vì vậy mà mẹ tôi bị nhắm đến ».





    « Hãy quay về ngay, nếu không cả nhà sẽ vào trại cải tạo »

    • « Bà ấy là người Duy Ngô Nhĩ đầu tiên tại Pháp bị bắt. Từ đó đến nay danh sách đã dài thêm » -
    Dilnur Reyhan, một nhà xã hội học người Duy Ngô Nhĩ vốn theo dõi chặt chẽ áp lực trên cộng đồng này tại Pháp, cho biết.
    • « Đó là một cộng đồng mới mẻ, khác với cộng đồng ở Đức, Hà Lan và các nước Bắc Âu chủ yếu gồm sinh viên ».

    Người giảng viên Inalco từ chối nói về người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ « vì những người bị nhắm đến đều không theo đạo ». Bà Reyhan đưa ra một kết luận đáng sợ :
    • « Từ cuối năm 2016, với việc hệ thống hóa các trại cải tạo, đại đa số sinh viên trở về đều mất tích ngay khi đặt chân vào Tân Cương. Hiện tượng này liên quan đến cả những người không quan tâm tới chính trị, không giao tiếp với cộng đồng Duy Ngô Nhĩ để không bị nghi ngờ. Ngày nay không có ai dám quay về nước ».


    Tiêu biểu là trường hợp của Adili. Người thanh niên thổ lộ qua điện thoại :
    • « Tôi đã mất đất nước, mất gia đình, bỗng chốc tôi trở nên đơn độc ».
    Khi cùng với vợ đến Pháp du học vào đầu những năm 2010, anh giữ khoảng cách với những người đấu tranh.
    • « Chúng tôi hết sức thận trọng, vì muốn trở về Tân Cương sau khi học xong, vì ngờ vực đối với ý thức hệ. Hơn nữa, chúng tôi không phải là tín đồ ngoan đạo, vẫn uống bia rượu ».

    Khi Adili hoàn thành chương trình học năm 2016, vấn đề hồi hương được đặt ra.
    • « Chúng tôi bắt đầu nghe nói đến các trại cải tạo.
      Vợ tôi bèn nói : ‘Về nước sẽ gặp rắc rối, thôi thì đợi ít lâu đã’ ».
    Nhưng vài tháng sau, vợ của Adili nhận được một cuộc gọi từ Tân Cương. Mẹ cô nói rằng đang bệnh nặng, bảo cô về càng sớm càng tốt. Một loại bẫy rập mới, với một kịch bản từ nay càng rõ. Cô vợ bị câu lưu ngay khi về đến sân bay, rồi bị quản thúc tại nhà cha mẹ. Liên lạc với chồng bị cắt. Adili nói :
    • « Gia đình bên vợ nói với tôi rằng đừng bao giờ gọi điện nữa ».

    Ít lâu sau, anh được công an nơi thành phố quê hương liên lạc.
    • « Hãy quay về ngay, nếu không cả gia đình anh sẽ bị đi cải tạo ».
    Anh từ chối, và lưỡi gươm đao phủ đã sập xuống. Vài ngày sau, vợ anh bị gởi đi một nơi nào không rõ. Công an khi bắt cô đã nói :
    • « Chồng chị có các hành động chính trị bất hợp pháp tại Pháp, anh ta có liên lạc với bọn khủng bố ».
    Adili phẫn nộ :
    • « Tôi không thể nào hiểu nổi. Năm 2016, tôi về Tân Cương mà không gặp rắc rối mấy. Chỉ trong vòng chưa đầy một năm, tôi đã trở thành khủng bố trong mắt chính quyền Trung Quốc. Sao có thể như thế được ? »





    Truyền thống mao-ít

    Các vụ bắt giữ hàng loạt trên đây không làm ngạc nhiên Remi Castets, giám đốc khoa Trung Quốc của trường đại học Bordeaux-Montaigne.
    • « Đó là chính sách tung một mẻ lưới lớn. Bộ máy an ninh bắt giữ và cố coi tất cả nghi can như những véc-tơ ý tưởng mà họ cho là phản động.
      Theo truyền thống mao-ít, họ cho rằng có thể cải tạo những người này trong trại, bằng cách vừa thuyết phục, vừa cưỡng bức. Thời gian giam giữ tùy thuộc mức độ cần đưa vào khuôn khổ ».
    Theo chuyên gia về Tân Cương này, việc giám sát cộng đồng Duy Ngô Nhĩ đã có từ cuối thập niên 90, nhưng nay càng gắt gao hơn.

    Nếu Adili ngày nay không có tin tức gì về vợ, thì cơ quan tình báo Trung Quốc vẫn không quên anh. Trong lần gọi điện gần đây nhất, họ yêu cầu Adili làm tai mắt cho Bắc Kinh. An ninh ra lệnh :
    • « Nếu anh muốn có được chút tự do, anh phải tham gia những cuộc biểu tình của cộng đồng Duy Ngô Nhĩ, len lỏi vào các hiệp hội Pháp chống lại chính quyền Trung Quốc. Anh cũng phải đi lại các nước châu Âu ».



    Hệ thống giám sát rộng lớn nhắm vào cộng đồng lưu vong, được nhiều nguồn tin xác nhận với Asialyst. Một người giải thích :
    • « Thường thì mọi sự bắt đầu bằng một cuộc gọi từ gia đình đang ở Tân Cương bị gây áp lực. Những người thân của chúng tôi yêu cầu liên lạc với những người không quen biết trên WeChat hay WhatsApp. Ở bên kia đầu dây, các nhân viên tình báo tiếp chuyện.
      Họ đòi cung cấp một loạt thông tin cá nhân: ảnh chụp các văn bằng, hợp đồng lao động, hợp đồng thuê nhà, sổ gia đình nếu có, hoặc thông tin về vợ hay chồng người Pháp…Một số còn phải tự chụp hình ở nhiều địa điểm khác nhau mà họ đến mỗi ngày ».



    Đối với những người được cho là thông minh hơn, những đòi hỏi được mở rộng. Munire, sống ở vùng ngoại ô Paris từ nhiều năm qua, đã phải trả giá.
    • « Họ nói với tôi rằng, tôi là người con của một đất nước cộng sản, tôi phải làm việc cho Nhà nước. Họ yêu cầu tôi tham gia một hội nghị về văn hóa Duy Ngô Nhĩ, thu thập tối đa các thông tin về những người tham gia và các phát biểu.Tôi từ chối ».

    Cô gái « có cảm tưởng như đang sống trong một bộ phim James Bond » nay cố gắng làm ngơ trước rất nhiều tin nhắn bằng tiếng Duy Ngô Nhĩ của một nhân vật bí ẩn nào đó. Những émoticône vô hại nay được kèm theo những lời cảnh cáo lạnh lùng :
    • « Cô có quan tâm đến sự an toàn và sức khỏe của gia đình cô không ? Từ nay tất cả tùy thuộc vào cô ».

    Từ sau lời đe dọa cuối này, một tin nhắn bí hiểm của người cha Munire khiến cô hiểu rằng một trong những anh em trai của cô đã bị đi cải tạo. Cô gái không thể nào đến nơi để kiểm chứng. Hiện nay cô phải đối phó với một dạng áp lực khác của Bắc Kinh. Cũng như Adili, cô tìm cách làm hộ chiếu mới để xin gia hạn cư trú tại Pháp. Nhưng tại đại sứ quán Trung Quốc ở Paris, cả hai đều nhận cùng một câu trả lời :
    • « Các vị là người Duy Ngô Nhĩ, nên phải làm giấy tờ ở Tân Cương ».

    Liệu đây có phải là một chiếc bẫy nữa để đưa những con cừu trở về ? Munire tin tưởng như thế, và mô tả một tình trạng khó xử :
    • « Nếu hồi hương, chúng tôi sẽ bị bắt.
      Nếu xin nhập tịch Pháp, chính quyền Trung Quốc từ chối cấp tờ giấy khai sinh mà thủ tục đòi hỏi.
      Và nếu xin tị nạn, gia đình hoặc thậm chí cả bạn bè chúng tôi sẽ bị đàn áp nhiều hơn ».
    Cô gái thú nhận đã kiệt sức về mặt tinh thần :
    • « Tôi không còn có thể chịu đựng việc chính quyền Hoa lục quyết định về cuộc đời tôi. Đôi khi tôi tự nhủ, nên chăng thà chiến đấu thật sự trong một cuộc chiến tranh, hơn là cứ sống như thế này ».




    http://vi.rfi.fr/chau-a/20190104-trung- ... uy-ngo-nhi
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Ottawa tố Trung Quốc bắt 13 công dân Canada từ đầu tháng 12

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Ottawa tố Trung Quốc bắt 13 công dân Canada từ đầu tháng 12
    ________________________
    Tú Anh - 04-01-2019





              


    Ngoại trưởng Canada Chrystia Freeland và đồng nhiệm Mỹ Mike Pompeo
    họp báo tại Washington hôm 14/12/2018 về vụ Hoa Vi.

              


    Từ khi bà Mạnh Vãn Châu, giám đốc tài chính của tập đoàn Hoa Vi, bị bắt tại Canada cách nay hơn một tháng,
    • có tất cả 13 công dân Canada bị bắt tại Hoa lục,
      trong số này có 8 người đã được thả,
    theo tuyên bố của bộ Ngoại Giao Canada ngày 04/01/2019.

    Trả lời câu hỏi của AFP, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Canada, Guillaume Bérubé cho biết
    • « có 13 công dân Canada bị bắt giam tại Hoa lục » từ ngày 01/12/2018 và « ít nhất 8 người đã được thả ».
    Trong số những công dân Canada còn bị giam
    • có nhà cựu ngoại giao Michael Kovrig, nay là chuyên gia của tổ chức Khủng Hoảng Quốc Tế ICG
    • và một chuyên gia về Bắc Triều Tiên, Michael Spavor.

    Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Canada từ chối cho biết danh tính những người còn bị giam tại Trung Quốc, với lý do phải tuân thủ luật về bảo vệ đời tư.

    Về phía Trung Quốc, khi được hỏi về những người bị giam, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Lục Khảng tuyên bố là
    • « không có thông tin gì về những trường hợp cá biệt này ».

    Tuy nhiên, theo AFP, nhiều nhà phân tích cho rằng sự kiện Michael Kovrig và Michael Spavor bị bắt là biện pháp của Trung Quốc trả đũa vụ lãnh đạo tập đoàn Hoa Vi, Mạnh Vãn Châu, bị Canada câu lưu theo yêu cầu của tư pháp Mỹ.




    Công dân Mỹ coi chừng bị bắt tùy tiện

    Hôm qua, 03/01/2018, bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ một lần nữa nhắc nhở những công dân Mỹ có chuyện sang Trung Quốc phải hết sức cảnh giác, vì họ có thể bị bắt tùy tiện như một số công dân Canada hiện nay. Lời khuyến cáo được cập nhật thường xuyên. Nội dung lời khuyến cáo
    • không kêu gọi dân Mỹ tránh sang Trung Quốc
      nhưng nhấn mạnh đến hai rủi ro lớn nhất :
      • vô cớ bị bắt
        hoặc bị cấm rời Hoa lục.



    http://vi.rfi.fr/chau-a/20190104-ottawa ... u-thang-12
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Nhà tù Tân Cương : Viên gạch xây dự án « con đường tơ lụa mới »

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Nhà tù Tân Cương :
    Viên gạch xây dự án
    "con đường tơ lụa mới"

    ________________________
    Tú Anh - 22/11/2018





              


    Bí thư tỉnh ủy Trần Toàn Quốc (Chen Quanguo) tỉnh Tân Cương
    tham dự một cuộc thảo luận tại Đại Hội Đảng CSTQ lần thứ 19, Bắc Kinh, ngày 19/10/2017

              




    Không thể im lặng mãi trước những lời tố cáo của các tổ chức nhân quyền, của chuyên gia Liên Hiệp Quốc, đe dọa trừng phạt của Quốc Hội Mỹ, Bắc Kinh buộc phải gián tiếp nhìn nhận có nhà tù tập thể giam giữ người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

    Ngoại trưởng Vương Nghị, trong tuyên bố ngày 13/11/2018 gọi đây là những « trường đào tạo, giúp công dân thoát khỏi ảnh hưởng khủng bố, hội nhập vào xã hội » trong chính sách « phòng ngừa bất ổn và khủng bố » của Trung Quốc.

    Toàn bộ Tân Cương và 10 triệu dân Duy Ngô Nhĩ sống dưới ngọn roi của một bộ máy công an trị có một không hai trên thế giới. Từ năm 2016, chính quyền tuyển mộ thêm 100.000 công an vũ trang bố trí khắp các thành phố và nông thôn. Hơn 100 sinh viên từ Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ hồi hương bị bắt, một số thiệt mạng trong nhà giam, theo số liệu của Ủy ban Liên Hiệp Quốc bài trừ kỳ thị chủng tộc.

    Ngoài kềm kẹp thân thể, chính quyền Trung Quốc thiết lập một hệ thống giám sát điện tử:
    • camera nhận diện,
      máy đọc số xe,
      thiết bị bay tự hành,
      an ninh mạng internet,
      điện thoại di động,
      xem lén điện thư…
    Trong thời gian này, khoảng một triệu người Duy Ngô Nhĩ đã bị đưa vào các trại giam tập thể này nhân danh « ổn định và hài hòa ».

    Câu hỏi đặt ra là vì sao Bắc Kinh tăng tốc trấn áp tại Tân Cương ? Vì sao phải cách ly một phần mười dân Hồi giáo ?

    Trong chương trình « Décryptage/Giải mã » của RFI, Aynur Omer, nữ sinh viên Duy Ngô Nhĩ, thành viên Hội Duy Ngô Nhĩ tại Pháp cho biết tình cảnh gia đình mình như sau :
    • « Lần đầu tiên tôi nghe nói đến trại cải tạo là vào tháng 6/2017 khi chú của tôi, một công chức, bị bắt. Lúc đầu cha mẹ tôi trấn an là chú sẽ về thôi, sau đó gia đình nói là chú bị bệnh phải lo điều trị, sau đó nói là chú đi xa không có tin tức… Lúc đó mới biết là ở Tân Cương có nhà tù vĩ đại và chính quyền đang xây rộng thêm. Lúc đầu tôi không tưởng tượng là cả triệu người bị giam ».

    Sinh viên Aynur Omer cho biết thêm hai người anh em trai của mẹ cũng bị bắt, một người được thả còn một người vẫn bị giam. Bản thân cô cũng bị đe dọa không dám về nước thăm gia đình, và cô đang chờ nhập quốc tịch Pháp để yên thân.



    Theo khuyến cáo của ngoại trưởng Trung Quốc thì công luận không nên nghe theo tin đồn mà chỉ nên tin vào thông tin chính thức. Trái lại, theo Marc Julienne, chuyên gia của Viện Nghiên cứu Chiến lược Paris, sự kiện Bắc Kinh giữ im lặng, không công khai nhìn nhận sự thật , chứng tỏ là « có vấn đề »: chính sách giam cầm tập thể vừa vi phạm Hiến Pháp Trung Quốc, vừa bất hợp pháp đối với luật quốc tế.
    • « Qua các báo cáo thì chiến dịch bắt giam người Duy Ngô Nhĩ bắt đầu từ cuối năm 2016, và chương trình xây dựng nhà giam lớn khởi công vào đầu năm 2017, phù hợp với thông tin của cô Aynur Omer. Trung Quốc luôn chối là không có những trại tù cải tạo theo nghĩa của các nước Tây phương. Trái lại, Bắc Kinh còn hãnh diện cho là họ phát triển những trung tâm giáo dục, dạy nghề. Trên cơ sở lập luận chính thức này, các học viên là những người tình nguyện xin vào trung tâm đào tạo, trong đó họ được nội trú để học nghề »






    Sinh viên, doanh nhân có liên hệ với nước ngoài

    Trong tiến trình hoàn toàn trái phép này, nhân danh chống đe dọa khủng bố, cán bộ đảng viên, công an, cảnh sát, quân đội đều
    • có toàn quyền hù dọa,
      tra tấn để tìm thông tin.
      Họ đe dọa sẽ trả đũa gia đình, thân nhân nếu người tù không hợp tác.
    Ngay giới doanh nhân, sinh viên có một thời gian sống ở nước ngoài cũng
    • phải « khai báo thành khẩn » với đảng Cộng Sản để được cải tạo và khoan hồng,
    theo thuật ngữ, lời lẽ của chính quyền Trung Quốc từ thời « cách mạng văn hóa, chống hữu khuynh » do Mao phát động. Chính vì thế mà chính quyền Tập Cận Bình tuyên bố sẽ ra luật mới để hợp pháp hóa những « vùng tối » trong chính sách đàn áp này. Chuyên gia Marc Julienne phân tích :
    • « Đúng là như thế. Các trại cải tạo ở Tân Cương là bất hợp pháp, Trung Quốc vẫn chưa nhìn nhận. Trên thực tế, ngày 9 tháng 10 vừa qua, họ công bố luật mới. Tuy nhiên, luật mới này thật sự chỉ là tu chính của một luật khác áp dụng tại địa phương gọi là điều lệ chống cực đoan hóa tại Tân Cương.
      Thế nào là chống cực đoan hóa ?
      Đó là một chương trình cải tạo « cá nhân và tập thể » qua các biện pháp tẩy não học tập chính trị, theo dõi diễn biến tâm lý, sửa sai, học tiếng quan thoại và luật Trung Quốc ».

    Trung Quốc giả điếc cho đến tháng 8 năm nay thì gặp phải hai sự kiện bắt buộc phải có phản ứng cho dù cố lách.





    Trường dạy nghề, dùi cui và ngân sách của bộ Công An

    Trước hết là hình ảnh vệ tinh cho thấy trong vùng sa mạc hoang vu lần lượt mọc lên những kiến trúc hình chữ nhật có tường cao bao bọc. Một nhóm phóng viên quốc tế (AFP, BBC) tìm hiểu qua tài liệu chính thức, hóa đơn đặt hàng, giao hàng phát hiện là toàn là
    • dây kẽm gai,
      hơi cay,
      ghế tra tấn,
      2.768 dùi cui,
      1.367 đôi còng sắt …


    Thứ đến, tại cuộc họp ở Genève ngày 10/08/2018, bà phó chủ tịch Ủy ban Liên Hiệp Quốc bài trừ kỳ thị chủng tộc Gay McDougall chất vấn phái đoàn Trung Quốc:
    • « Có đúng không ?
      Nhân danh chống khủng bố và bảo vệ ổn định xã hội, chính quyền Trung Quốc biến vùng tự trị Tân Cương của người Duy Ngô Nhĩ thành một trại tập trung vĩ đại. Theo thẩm định, ít nhất một triệu người bị giam giữ trong những nhà giam được gọi là để chống Hồi giáo cực đoan, và hai triệu người khác nữa trong những nơi được gọi là trại cải tạo. Ở những nơi đó, họ bị nhồi sọ chính trị ».

    Phái đoàn Trung Quốc không trả lời trực tiếp mà biện minh là
    • « không kỳ thị chủng tộc, không tra tấn ».


    Chuyên gia Marc Julienne:
    • "Đó chính là điều nghịch lý trong thái độ của Trung Quốc. Họ vẫn nói đó là các trung tâm dạy nghề trong khi mọi bằng chứng thu thập được từ năm 2017 qua hình ảnh vệ tinh, nhân chứng sống, báo cáo, hóa đơn đặt hàng, gọi thầu đều quy về một mối : đó là một chiến dịch quy mô trấn áp đạo Hồi, bắt giam hàng loạt người dân trong cộng đồng Hồi giáo gồm đa số là Duy Ngô Nhĩ và phần còn lại là Kazakhstan.
      Ngân sách xây « nhà trường » sao lại thuộc bộ Công An ?"






    Từ Tây Tạng đến Tân Cương trong chính sách công an trị

    Từ ba năm nay Tân Cương yên tĩnh, Bắc Kinh khẳng định không một vụ khủng bố nào xảy ra từ năm 2016, nhưng tại sao tăng tốc trấn áp ?

    Theo Human Rights Watch, các biện pháp tăng cường trấn áp tại Tân Cương được phát động từ năm 2016 đúng vào năm Trần Toàn Quốc, sau 5 năm « bình định » vùng đất Phật giáo Tây Tạng, được bổ nhiệm về khu tự trị người Hồi.

    Tại Tây Tạng, Trần Toàn Quốc sử dụng chiến thuật « thiên la địa võng »:
    • Sa thải hàng loạt cán bộ bị nghi ngờ có suy nghĩ độc lập.
    • Toàn bộ hệ thống kênh truyền hình Tây Tạng chỉ phát chương trình Trung Quốc,
    • các nhà báo còn độc lập bị thay thế bằng người của chế độ.
    • Lãnh thổ Tây Tạng bị chia ô vuông như bàn cờ, có một đồn cảnh sát chịu trách nhiệm,
    • hộ khẩu trong mỗi tổ dân phố có hệ thống theo dõi kép.
    Trong năm năm, Trần Toàn Quốc lập ra thêm 700 đồn cảnh sát, 84.100 tổ quản lý hộ khẩu, tuyển mộ thêm 12.000 công an để trấn áp mọi đề kháng ở Tây Tạng.

    Năm 2016, hung thần được bổ nhiệm làm bí thư Tân Cương. Theo chỉ thị của Trần Toàn Quốc
    • « các trung tâm dạy nghề phải được quản lý như trong quân đội, phải bảo vệ như những nhà tù »
      (AFP).






    Chỉ vì con đường tơ lụa mới

    Từ ba năm nay Tân Cương yên tỉnh nhưng vì sao Bắc Kinh cần bàn tay thép của Trần Toàn Quốc và kinh nghiệm trấn áp ở Tây Tạng để làm gì ?

    Chuyên gia Marc Julienne:
    • « Các nguồn tin của tôi xác nhận là Trung Quốc kiểm soát rất chặt, nhưng mối lo chính của họ là con đường tơ lụa mới, dự án cơ bản, ưu tiên số một của chính sách kinh tế và đối ngoại của Bắc Kinh. Con đường tơ lụa xuất phát từ Tân Cương, do vậy, một cách thuần lý, một cách « lô-gic » điểm gốc phải ổn định. Vấn đề hiện nay là làm sao có thể biết trước là chính sách đàn áp cho phép « bình định » được Tân Cương, hay trái lại, chỉ làm người dân địa phương kháng cự mạnh mẽ hơn và làm tăng thêm khát vọng đòi độc lập.


    Liệu Tân Cương có may mắn hơn Tây Tạng hay không ?
    Trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Trung căng thẳng trong nhiều mặt, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói đến biện pháp trừng phạt Bắc Kinh. Ngày 14/11 vừa qua, một nhóm dân biểu và thượng nghị sĩ Hoa Kỳ thuộc cả hai đảng, đệ trình lưỡng viện Quốc Hội một dự thảo nghị quyết kêu gọi hành pháp trừng phạt các quan chức cao cấp của Trung Quốc, để trả đũa hành động vi phạm nhân quyền nghiêm trọng tại Tân Cương.




    http://vi.rfi.fr/chau-a/20181122-nha-tu ... moi-%C2%BB
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Tân Cương : Tự tố cáo để được khoan hồng, một biện pháp trấn áp mới

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Tân Cương :
    Tự tố cáo để được khoan hồng,
    một biện pháp trấn áp mới

    ________________________
    Tú Anh - 19-11-2018





              


    Công an Trung Quốc kiểm tra giấy tờ tại Kashgar, khu tự trị Tân Cương,
    24/3/2017. REUTERS/Thomas Peter

              






    Chính quyền một huyện ở khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc, ra lệnh cho người Hồi Giáo
    • « có quan hệ với thế lực thù địch » trong và ngoài nước,
      trong vòng 30 ngày phải « nộp mình để được khoan hồng ».

    Theo Reuters, chỉ thị đăng trên trang mạng của chính quyền huyện Hạ Mật (Kumul theo tiếng Duy Ngô Nhĩ) ngày Chủ Nhật 18/11/2018 kỳ hạn cho dân địa phương trong vòng 30 ngày phải thú tội để tránh bị trừng phạt.

    Để được tha thứ, những người phạm « tội ác », bị « ba thế lực đồi bại đầu độc »,
    • có thời hạn 30 ngày để trình diện cảnh sát,
      thành thật khai báo,
      cung cấp chứng cớ liên quan đến hành động của mình,
    theo thông cáo của huyện Hạ Mật, với hơn 500 ngàn dân.

    Đằng sau tên gọi « ba thế lực đồi bại » -
    • « khủng bố,
      ly khai
      và cực đoan »
    , chính quyền Trung Quốc muốn nhắm đến Hồi Giáo. Danh sách các hành động bị xem là vi phạm pháp luật rất dài và mơ hồ,
    • từ chuyện « tiếp xúc với các nhóm khủng bố ở nước ngoài
      cho đến lối sống tôn giáo »
      hay phá các camera nhận diện trên đường phố.
      Mọi hành động khuyến khích sinh hoạt theo giới luật của kinh Coran,
      không xem truyền hình Nhà nước,
      không nhận nhà cửa, trợ cấp của chính quyền,
      không hút thuốc lá, uống rượu,
    đều phải được phát hiện và báo cáo với chính quyền.

    Thông cáo của chính quyền huyện Hạ Mật, Tân Cương, không nói là những người nộp mình trong thời hạn 30 ngày sẽ được khoan hồng như thế nào. Từ đầu năm nay, Bắc Kinh bị các tổ chức, báo chí quốc tế là chuyên gia Liên Hiệp Quốc tố cáo đưa hơn một triệu dân Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương vào các nhà tù cải tạo. Bắc Kinh thì xem đó là các trường dạy nghề.




    http://vi.rfi.fr/chau-a/20181119-tan-cu ... ran-ap-moi
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Xã hội chủ nghĩa Trung Quốc : Mô hình lừa đảo

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Xã hội chủ nghĩa Trung Quốc :
    Mô hình lừa đảo

    ________________________
    Tú Anh - 29/11/2018





              


    Đảng Cộng sản Trung Quốc tổ chức kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Karl Marx
    tại Đại Lễ Đường Nhân Dân, Bắc Kinh, ngày 04/05/2018.

              




    • Trung Quốc là một nước xã hội chủ nghĩa
      • hay thực chất là một chế độ tư bản
        do một đảng tự xưng là "Cộng Sản" lãnh đạo ?


    Ngày 04/05/2018, nhân kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Karl Marx, chủ tịch Tập Bình tuyên bố :
    • « Trung Quốc tiếp tục giương cao ngọn cờ Mác-xít ».
    Cùng hòa điệu, cố vấn Vương Hỗ Ninh, lý thuyết gia của chế độ khẳng định :
    • « Tư tưởng Tập Cận Bình là chủ nghĩa Mác của thế kỷ 21 ».

    Hư thực ra sao ?
    Theo giáo sư Mác-xít Gérard Dumesnil và cũng là giám đốc nghiên cứu chủ nghĩa Mác thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Gia Pháp cho rằng
    • « xã hội chủ nghĩa theo mô hình Trung Quốc », nôm na là một thủ đoạn « treo đầu dê bán thịt chó » mà chính bản thân ông và nhiều nhà trí thức Mác-xít Tây phương cũng bị gạt.
    RFI tiếng Việt giới thiệu một số trích đoạn trong bài phỏng vấn do đồng nghiệp RFI ban Hoa ngữ thực hiện.





    Bẫy lừa trí thức

    RFI :
    • Năm nay 76 tuổi, giáo sư Gérard Dumesnil hiện vẫn hoạt động trong phong trào ATTAC, một tổ chức vì hoạt động của xã hội công dân vận động đánh thuế chuyển ngân, có mặt tại 38 quốc gia. Thông thạo tiếng Quan thoại, chuyên gia chủ nghĩa Mác có một thời gian hợp tác với đại học Trung Quốc và được trọng vọng cộng tác với một số tạp chí chuyên đề kinh tế - chính trị và tiếp xúc với nhiều đồng nghiệp Trung Quốc.
      Vì sao thất vọng ? Ông chia sẻ kinh nghiệm.


    Gérard Dumesnil :
    • Bắt đầu từ thập niên 2000, cho đến 2010 thì lần đầu tôi được mời giảng dạy trong một tháng tại đại học Phúc Đán (Fudan) ở Thượng Hải. Sau đó, tôi được mời tham dự các cuộc hội thảo, trao đổi kiến thức…

      Tháng dạy học ở Phúc Đán, với sinh viên bậc tiến sĩ triết học, diễn ra rất tốt đẹp. Tuy nhiên, các cuộc hội thảo mà tôi được tham dự, phải nói là rất thất vọng.
      • Thứ nhất là vì tình hình chính trị hiện nay ở Trung Quốc.
      • Thứ hai, theo nhãn quan chính trị của chế độ hiện nay đối với chủ nghĩa Mác, thì một nhà nghiên cứu Mác-xít như tôi là kẻ đáng ngờ, không đáng tin cậy.
      Do vậy, một thời gian sau, tôi ngưng cộng tác, không đi Trung Quốc nữa.


    RFI :
    • Trong một chương trình của đài phát thanh văn hóa France Culture, cùng với đồng nghiệp Pháp Dominique Levy, giáo sư Gérard Dumesnil có than phiền là bị phía Trung Quốc gài bẫy, đánh lừa.
      Đánh lừa như thế nào và với dụng ý gì ?


    Gérard Dumesnil :
    • Vâng, tôi bị họ lừa. Bởi vì lúc đầu tôi không thể nghĩ ra mưu mô của Trung Quốc. Bước thứ nhất, người của họ tiếp xúc với tôi một cách lịch sự, ca tụng các công trình nghiên cứu của tôi.

      Để không làm mất thời giờ, tôi xin nêu hai trường hợp cụ thể là
      1. hai tạp chí Anh ngữ do những người Trung Quốc tự xưng là « Mác-xít » chủ biên dành cho giới độc giả trình độ hàn lâm, đại học. Hai tạp chí đó là World Review of Political Economy và International Critical Forum, cả hai đều bằng tiếng Anh. Họ mời tôi cộng tác viết bài nhất là chủ đề về « lợi ích rút ra từ những tác phẩm của Karl Marx » để tìm hiểu thế giới ngày nay. Đó cũng là chủ đề của số báo đầu tiên mà tôi viết một cách tận tâm.

        Sau khi tạp chí được phát hành thì tôi thấy được đòn lừa của họ :
        • Những bài đăng trong tạp chí, và các tác giả, được giới thiệu là « công cuộc tiếp nối tiến trình quá độ lên xã hội chủ nghĩa » theo mô hình Trung Quốc.
        • Khẳng định như vậy là trái với ý tôi. Bản thân tôi, theo chủ nghĩa Mác, chưa bao giờ tôi tin rằng Trung Quốc đang xây dựng một chế độ xã hội chủ nghĩa.
      2. Chưa hết, sau đó họ giăng một chiếc bẫy khác. Khi được mời tham gia, đóng góp tham luận các cuộc hội thảo. Một lần tôi được giải thưởng, phần thưởng « hạng nhì ». Còn « giải nhất » được trao cho một ông giáo sư gì đó và được giới thiệu là « lý thuyết gia số một của chủ nghĩa xã hội theo mô hình Trung Quốc ».
        • Tôi hiểu ra là người ta lừa tôi tham gia một phong trào có chỉ đạo, có ngân sách dồi dào để tổ chức các cuộc hội thảo đó đây trên khắp thế giới, núp dưới danh nghĩa trao đổi về chủ nghĩa Mác. Nhiều đồng nghiệp của tôi ở châu Âu, châu Mỹ cũng đã tham gia một cách hứng khởi bởi vì họ nghĩ rằng chủ nghĩa Mác chưa hết thời.
        • Có ngờ đâu, chúng tôi bị lừa phục vụ một chiến lược chính trị có tài trợ dồi dào, để biện minh, quảng cáo cho cái gọi là « Chủ nghĩa Mác theo mô hình Trung Quốc » mà tôi không tin.
      Do vậy, tôi nghĩ rằng tốt hơn là không nên chơi với Trung Quốc.






    Nói xuôi, làm ngược

    RFI :
    • Vì sao chủ nghĩa xã hội mang nét đặc thù Trung Quốc mà Bắc Kinh quảng cáo lại không thể gọi là có liên quan đến chủ nghĩa Mác ?
      Đâu là điểm khác biệt cốt lõi giữa mô hình Trung Quốc và Mác-xít ?


    Gérard Dumesnil :
    • Bởi vì những lý thuyết của Đặng Tiểu Bình, theo đó,
      • Trung Quốc sẽ phát triển các lực lượng sản xuất phối hợp với tư bản chủ nghĩa lúc khởi đầu.
      • Sau đó, Trung Quốc sẽ đạt được vị trí của một quốc gia phát triển, như Mác dự báo, điều kiện tiến lên xã hội chủ nghĩa.
      Tôi cho đây là thuyết trò hề của Đặng Tiểu Bình.
      • Bởi vì Trung Quốc hiện nay đang hình thành, đúng hơn là có một thành phần đang tự chuyển biến thành một giai cấp thống trị « phức hợp » :
        • sản xuất theo phương pháp tư bản
        • nhưng do đảng quản trị.
        • Chính những kẻ nắm đặc quyền là những kẻ làm giàu kinh khủng rõ rệt nhất.
      • Do vậy, tôi không tin là đến một lúc nào đó, có thể đảo ngược tiến trình « đặc quyền tóm thu đặc lợi » để lợi nhuận được chia đều, xây dựng xã hội công bằng như Karl Marx chủ trương.

      Chính sách hiện nay của chế độ Trung Quốc đã dẫn đến tình trạng là
      • nếu muốn thực hiện xã hội chủ nghĩa theo chủ trương Mác-xít
      • thì phải có một cuộc cách mạng bạo lực dữ dội (lật đổ giai cấp thống trị).






    Không có trường phái Mác-xít tại Trung Quốc

    RFI :
    • Đầu tháng 05/2018, chính quyền Trung Quốc tổ chức trọng thể 200 năm ngày sinh của ông tổ chủ nghĩa cộng sản. Trong dịp này, ông Tập Cận Bình khẳng định là Trung Quốc luôn « giương cao ngọn cờ chủ nghĩa Mác » mà « người giữ đền » là đảng Cộng Sản Trung Quốc.
      Thế mà, sau khi triệt hạ được các đối thủ tiềm tàng, « tư tưởng » của chủ tịch Trung Quốc được ghi vào cương lĩnh của đảng Cộng Sản và Hiến Pháp. Chưa hết, cố vấn của chủ tịch Tập Cận Bình là Vương Hỗ Ninh, cũng xuất thân từ đại học Phúc Đán, tuyên bố « tư tưởng Tập Cận Bình là chủ nghĩa Mác của thế kỷ 21 ».
      Có đúng vậy hay không
      và vì sao Bắc Kinh chi thật nhiều tiền để nghiên cứu Mác-xít ?


    Gérard Dumesnil :
    • Đối với tôi, đó là tuyên bố lừa đảo.
      • Thế nào là xã hội chủ nghĩa theo Karl Marx ?
      • Là xóa bỏ bất công, ít ra là xoa dịu được sức ép của giai cấp bóc lột.
      • Trung Quốc của Tập Cận Bình không đi theo con đường này.
        Tập Cận Bình lặp đi lặp lại cái gọi là chủ nghĩa xã hội đặc thù Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản.
      Tôi cũng không nghĩ là có một trường phái Mác-xít tại Trung Quốc với thực tâm cập nhật hóa, canh tân học thuyết của Karl Marx. Trái lại là đằng khác,
      • chính quyền Trung Quốc chi ra những món tiền lớn để tuyên truyền, để lý giải cho đường lối chính trị hiện nay.
      • Trong khi đó, tại Trung Quốc, không có một nỗ lực, một sáng kiến nào từ giới triết gia, kinh tế gia hay sử gia để canh tân tư tưởng của Mác. Những điều họ phát biểu trong các cuộc hội thảo nghe qua rất thảm hại.
      Thật là đáng tiếc cho Trung Quốc.






    Nhân chứng sống : Sinh viên Trung Quốc

    Những phân tích trên đây của chuyên gia « Mác-xít » Pháp về sự khác biệt giữa lời nói và hành động của chế độ Trung Quốc. Quan điểm của giáo sư Gérard Dumesnil phần nào được thực chứng :
    • Bắc Kinh trấn áp mọi sáng kiến thực hành tư tưởng Mác vào đời sống.
    Từ hai tháng nay, hơn 70 sinh viên Trung Quốc được đào tạo về chủ nghĩa Mác đã bị công an câu lưu, là những nhân chứng sống.
    • Ngày 24/09, tại đại học Quảng Đông, 60 sinh viên bị bắt.
    • Từ ngày 09 đến ngày 13/11, công an bắt thêm hơn một chục sinh viên mới tốt nghiệp cũng ở Quảng Đông và Vũ Hán.
    • Cho đến nay, khoảng 30 người còn bị giam hoặc bị quản chế tại gia.
    Tội của những người trẻ này là lập hội thực hiện lý tưởng Mát-xít, giúp đỡ giai cấp công nhân tổ chức công đoàn bảo vệ quyền lợi người lao động.





    http://vi.rfi.fr/chau-a/20181129-xa-hoi ... nh-lua-dao
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Đánh bắt cá ở Biển Đông : Trò chơi hai mặt của Bắc Kinh

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Đánh bắt cá ở Biển Đông :
    Trò chơi hai mặt
    của Bắc Kinh

    ________________________
    Minh Anh - 08-01-2019





              


    Một thuyền của ngư dân Philippines tại vùng biển quanh bãi cạn Scarborough,
    nơi có tranh chấp với Trung Quốc. Ảnh chụp ngày 16/06/2016.

              





    Trước áp lực bảo đảm an ninh nguồn cung cấp trong nước và với tham vọng phát triển ngành xuất khẩu thủy sản, Bắc Kinh không ngần ngại chơi trò hai mặt với các nước láng giềng trong vùng Biển Đông. Trên đây là những nhận định chung của chuyên gia Sébastien Colin, nhà địa lý học và giảng viên Viện Quốc gia Ngôn ngữ và Văn minh Phương Đông (Inalco), trên kênh truyền hình France 24.



    Biển Đông những năm gần đây đã thật sự thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế và giới chuyên gia, do những căng thẳng vì các tranh chấp chủ quyền lãnh hải. Trung Quốc đã chiếm nhiều bãi đá ngầm tại hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa mà một số nước như Việt Nam, Philippines đều tuyên bố có chủ quyền.

    Đối với giới chuyên gia Pháp, Biển Đông còn được ví như là Địa Trung Hải châu Á. Bởi vì, trong quá khứ, ngay từ thế kỷ XV, XVI, khu vực này đã là một không gian giao thương nhộn nhịp quan trọng. Để rồi chính tại đây, các quốc gia mới trỗi dậy một khi thời kỳ thực dân chấm dứt cũng bắt đầu để ý đến các giới hạn chủ quyền lãnh thổ, giới hạn chính trị… Và trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế hiện nay, vùng không gian này vẫn luôn mang tính thời sự hơn bao giờ hết.

    Bởi vì giờ đây, Biển Đông, không gian trao đổi, nay cũng là không gian căng thẳng, không chỉ về mặt quân sự vì những yêu sách chủ quyền lãnh thổ đối với các bãi đá ngầm, các đảo nhỏ, mà cả về môi trường. Tình trạng đánh bắt thủy hải sản quá mức đã đặt khu vực này dưới nhiều áp lực, trong khi mà các chương trình hợp tác đa phương giữa các nước có liên quan hầu như vắng bóng, theo như quan sát của ông Sébastien Colin:
    • « Ở đây, người ta đưa ra các chiến lược, những quan điểm khác nhau của các chính phủ : nhiều chương trình hợp tác được đề xuất giữa một số nước này, nhưng lại thiếu hợp tác với những nước khác. Quả thật, bất kể việc các nước hiện đều có chung một thách thức, nhưng các áp lực môi trường đã không thúc đẩy được một sự hợp tác sâu rộng như mong đợi ».






    Trung Quốc: Người khổng lồ "háu đói" thủy sản

    Căng thẳng này dường như còn gia tăng thêm một mức khi Trung Quốc gần đây thông báo từ đây đến năm 2050, kinh tế hàng hải (gồm các hoạt động cảng biển, vận chuyển hàng hải, du lịch...) phải chiếm đến 30% tổng sản phẩm quốc nội. Và nhất là khi tập trung quan sát ngành ngư nghiệp, người ta nhận thấy rõ là « Bắc Kinh có một lập trường gây căng thẳng nhiều hơn là hợp tác », theo như phân tích của ông Colin.

    Hiện tại, Trung Quốc đã đứng đầu thế giới
    • về nuôi trồng thủy hải sản (chiếm 61% tổng sản lượng thủy hải sản)
    • và đánh bắt (khoảng 27%).
    Ông Colin lưu ý :
    • « Năm 2015, sản lượng đánh bắt xa bờ của Trung Quốc là 17,6 triệu tấn.
    • Quốc gia đứng hàng thứ hai trên thế giới là Indonesia, với 6,5 triệu tấn. »


    Bảo đảm an ninh lương thực là một thách thức lớn đối với Trung Quốc. Nhu cầu tiêu thụ thủy hải sản trong nước đã tăng mạnh ngay từ những năm 1980, 1990, 2000. Nhu cầu này vẫn sẽ tiếp tục gia tăng trong những thời gian sắp tới, bởi vì mức tiêu thụ cá mỗi năm tính theo đầu người tại Trung Quốc không ngừng tăng lên.

    Điều nghịch lý là
    • Bắc Kinh không chỉ hài lòng với việc bảo đảm nguồn cung cho thị trường nội địa khổng lồ,
    • mà còn muốn đẩy mạnh xuất khẩu thủy hải sản ra thị trường thế giới.
    Với ông Colin, đây quả là một đòi hỏi đầy tham vọng :
    • « Trung Quốc xuất khẩu một phần sản lượng của mình, 10% sản lượng nuôi trồng được xuất khẩu ra thị trường thế giới.
      Do vậy, nước này có một chính sách gia tăng xuất khẩu đơn giản chỉ vì lý do kinh tế và đương nhiên điều đó khiến cho nhu cầu về thủy hải sản của Trung Quốc ngày càng trở nên lớn ».






    Cơ chế song phương hơn là đa phương

    Hệ quả đương nhiên của một chính sách ngư nghiệp « tham vọng » này là Trung Quốc phải đối mặt với nhiều vấn đề
    • như ô nhiễm bờ biển,
      nguồn dự trữ thủy hải sản bị suy kiệt.
    Trung Quốc buộc phải mở rộng phạm vi đánh bắt, đi đến những vùng biển xa hơn
    • ở Biển Đông,
      hay Nam Thái Bình Dương.
    Và đây cũng chính là điểm phát sinh các căng thẳng trong khu vực.

    Về điểm này, chuyên gia Sébastien Colin trở lại nguyên nhân sâu xa giải thích vì sao Trung Quốc ngày nay luôn nằm trong thế kẹt giữa ý muốn « hợp lý hóa » một phần các nguồn thủy sản ở các vùng duyên hải và chính sách phát triển đánh bắt xa bờ.

    Trên thực tế, Trung Quốc hiện đang khai thác quá mức các nguồn thủy hải sản gần bờ. Trong suốt những năm 1980, 1990, Bắc Kinh đã phát triển mạnh ngành nuôi trồng thủy hải sản nhằm cung cấp cho thị trường nội địa, đồng thời Trung Quốc cũng tìm cách giảm bớt đội ngư thuyền nhằm bảo tồn các nguồn thủy hải sản gần bờ.

    Thế nhưng, mô hình đó giờ đang tỏ ra hụt hơi.
    • Ngành nuôi trồng thủy hải sản không có nhiều triển vọng phát triển tại Trung Quốc.
    • Các nguồn thủy hải sản ven bờ thì đang dần suy kiệt.
      Các loài cá ven bờ là những loài cá nhỏ, chỉ có thể dùng để làm thức ăn cho cá nuôi.


    Câu hỏi đặt ra :
    • Đâu là chiến lược hành động của Bắc Kinh trong lĩnh vực này ?
      Hợp tác đa phương hay là song phương ?
    Về điểm này, chuyên gia Colin khẳng định Bắc Kinh không có thiện chí hợp tác « đa phương » và chỉ giải quyết các căng thẳng trong lĩnh vực ngư nghiệp thông qua các thỏa thuận song phương. Ông giải thích rằng :
    • « Bởi vì các chính sách đa phương đòi hỏi Bắc Kinh phải tuân thủ một số tiêu chí được quy định trong Công ước Quốc tế về Quản lý ngư nghiệp và chống đánh bắt trái phép. Và Trung Quốc luôn phản đối văn bản này, cũng như là không tham gia ký kết và phê chuẩn.
      Do vậy, Trung Quốc chỉ giải quyết vấn đề đánh bắt bằng hợp tác song phương thông qua một loạt các thỏa thuận được phép tiếp cận các vùng đặc quyền kinh tế của một nước nào đó. »


    Đương nhiên những thỏa thuận này không thể nào ngăn chận những va chạm, xung khắc xảy ra. Ngư dân địa phương phản đối mạnh mẽ trước việc ngư dân Trung Quốc được phép đến đánh bắt tại những ngư trường truyền thống của họ. Và một hệ quả khác cũng đáng chú ý là những nguồn cá do các ngư thuyền của Trung Quốc đánh bắt được chưa hẳn được dành cho các ngư thuyền địa phương. Đây chính là một trong những vấn đề thường gặp nhất trong các kiểu thỏa thuận này và dĩ nhiên Trung Quốc chưa hẳn là tác nhân duy nhất.




    http://vi.rfi.fr/chau-a/20190108-danh-b ... t-bac-kinh
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Bị tố cáo là “hiểm họa”, Trung Quốc gay gắt đả kích Thụy Điển

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Bị tố cáo là “hiểm họa”,
    Trung Quốc gay gắt đả kích Thụy Điển

    ________________________
    Mai Vân - 21-01-2019





              


    Thụy Điển : quan cảnh thành phố mỏ Kiruna, nơi Trung Quốc xây trạm vệ tinh.

              





    Như thông lệ từ nhiều tháng nay, mỗi lần gặp chuyện không vừa ý từ Thụy Điển, là Bắc Kinh lại lớn tiếng công kích những ai có liên quan. Đại sứ quán Trung Quốc tại Stockholm hôm thứ Sáu 18/01/2019 vừa qua đã cực lực phản đối các lời báo động trong dư luận Thụy Điển về các “mối đe dọa” về an ninh mà cường quốc châu Á có thể đặt ra cho nước Bắc Âu nổi tiếng là hiền hòa này.

    Trong một bản thông cáo chính thức, phát ngôn viên đại sứ quán Trung Quốc tại Thụy Điển cho biết đã ghi nhận được là trong thời gian gần đây “một số chính khách cao cấp và truyền thông” Thụy Điển đã cho rằng Trung Quốc là một “mối đe dọa về an ninh” " và đầu tư của Trung Quốc ở nước ngoài là “đáng lo ngại”.

    Đối với người phát ngôn sứ quán Trung Quốc, đó là những tuyên bố “vô căn cứ”, được “cố tình ngụy tạo và thổi phồng”, và “hoàn toàn vô trách nhiệm”.

    Bản thông cáo cũng nhắc lại rằng một vài người đã cáo buộc Trung Quốc về tội ‘kiểm soát’ mạng lưới và cơ sở hạ tầng viễn thông, nhưng chưa hề đưa ra được bất kỳ bằng chứng thuyết phục nào. Theo phía Trung Quốc, đó là những suy đoán đầy “ác ý” và “hoàn toàn phi lý”.




    Theo ghi nhận của nhật báo Hồng Kông South China Morning Post ngày 19/01, có hai sự kiện trong những tuần lễ đầu năm 2019 đã khiến cho Bắc Kinh phản ứng tức tối.

    1. Trước hết đó là lời cảnh báo từ giới chuyên gia quốc phòng Thụy Điển, theo đó một trạm vệ tinh do Trung Quốc điều hành tại miền bắc quốc gia này có thể phục vụ cho quân đội Trung Quốc.
    2. Bên cạnh đó là quyết định xem xét khả năng cấm tập đoàn viễn thông Trung Quốc Hoa Vi tham gia xây dựng mạng lưới di động 5G tại Thụy Điển.






    Tính lưỡng dụng - dân sự và quân sự - của trạm vệ tinh Kiruna

    Nguy cơ Trung Quốc có thể sử dụng trạm vệ tinh dân sự ở Thụy Điển mà họ được giao quyền điều hành vào mục tiêu quân sự, đã được Cơ Quan Nghiên Cứu Quốc Phòng FOI trực thuộc bộ Quốc Phòng Thụy Điển nêu bật trong tuần qua, xem đấy là một mối đe dọa an ninh.

    Cơ sở có liên quan là trạm vệ tinh mặt đất ở Kiruna, miền cực bắc Thụy Điển mà Trung Quốc đã xây dựng năm 2016 để dùng vào mục tiêu dân sự. Tuy nhiên, trả lời đài truyền hình SVT hôm Chủ Nhật, 13/01/2019 vừa qua, một trong những chuyên gia của Cơ Quan Nghiên Cứu Quốc Phòng Thụy Điển đã báo động rằng hợp tác trên danh nghĩa là dân sự đó rốt cuộc sẽ bị quân đội Trung Quốc kiểm soát.

    Theo báo South China Morning Post số ra ngày 14/01, thì giới nghiên cứu thuộc cơ quan FOI cho rằng Trung Quốc có thể sử dụng trạm vệ tinh – theo dõi vùng Bắc Cực – để bổ sung thông tin tình báo cho quân đội của họ, thậm chí hỗ trợ cho việc giám sát khu vực bằng vệ tinh nếu vệ tinh quân sự Trung Quốc không còn khả năng hoạt động trong trường hợp nổ ra chiến tranh.

    Theo ông John Rydqvist, một nhà nghiên cứu của FOI, do việc Trung Quốc mập mờ về ranh giới giữa quân sự và dân sự, cần phải cẩn trọng trong việc hợp tác giữa cơ quan không gian Nhà nước Thụy Điển SSC với trạm vệ tinh Trung Quốc, vì thông tin thu thập được có một vai trò quân sự và chính quyền Thụy Điển phải quan tâm.

    Đối với chuyên gia này, về phương diện tổ chức, hầu như tuyệt đại bộ phận chương trình không gian Trung Quốc mang tính chất quân sự.

    Tram vệ tinh tại Thụy Điển đóng một vai trò trong chương trình vệ tinh Cao Phân (Gaofen) của Trung Quốc – một mạng lưới vệ tinh quan sát cung cấp cho Trung Quốc khả năng giám sát toàn cầu.

    Theo website của chính phủ Trung Quốc, trạm vệ tinh ở Kiruna đã mất đến hai năm để hoàn tất, và là “trạm vệ tinh mặt đất đầu tiên của Trung Quốc ở nước ngoài”.

    Trạm vệ tinh nằm dưới quyền quản lý của một viện nghiên cứu thuộc Viện Hàn Lâm Khoa Học Trung Quốc, một định chế về danh nghĩa không có liên hệ với quân đội.

    Cơ quan không gian Thụy Điển SSC, định chế đã ký thỏa thuận về trạm vệ tinh đã tìm cách trấn an, bác bỏ lời cảnh báo của FOI, khẳng định với đài SVT rằng là hợp tác với Trung Quốc mang tính chất thuần túy dân sự.

    Tuy nhiên các chuyên gia vẫn cảnh giác, ông Rydqvist cho rằng cơ quan SSC nên giám sát trạm vệ tinh Trung Quốc một cách chặt chẽ hơn, và “nếu có bất kỳ mối nghi ngờ nào về nguy cơ giúp Trung Quốc tăng cường khả năng quân sự…thì không được làm”, vì điều đó có thể trở thành một vấn đề cho Thụy Điển trong khâu quan trọng hơn nhiều là hợp tác an ninh với phần còn lại của châu Âu và Hoa Kỳ.





    Tẩy chay Hoa Vi

    Giống như nhiều quốc gia khác, Thụy Điển cũng đang đánh giá lại rủi ro tiềm tàng về mặt an ninh quốc gia đến từ quan hệ với Trung Quốc, nhất là trong lĩnh vực công nghệ. Chính phủ Thụy Điển cùng với nhiều nước châu Âu khác – trong đó có láng giềng Na Uy - đang xem xét liệu rằng có nên cấm tập đoàn Trung Quốc Hoa Vi tham gia dự án công nghệ 5G hay không.

    Vào tuần trước, Thụy Điển cùng Na Uy thông báo bắt đầu điều tra xem có thể sử dụng công nghệ học của Hoa Vi để xây dựng hệ thống 5G ở các nước Bắc Âu hay không.

    Viking Bohman, một nhà phân tích ở Viện Nghiên Cứu Quốc Tế Thụy Điển ghi nhận: “Thụy Điển đang mở mắt về thách thức của Trung Quốc”. Theo ông đây là trào lưu quốc tế đáp trả Trung Quốc trên nhiều chiến tuyến.

    “Khi các quốc gia châu Âu giới hạn thị trường của họ đối với Hoa Vi, thì Thụy Điển cũng tự hỏi có nên làm như vậy hay không”.

    Truyền thông Thụy Điển mới đây tiết lộ là một số công ty bán dẫn tiên tiến của Thụy Điển đã được bán lại cho các tập đoàn Trung Quốc, trong đó các các công ty chuyên về công nghệ lưỡng dụng, có khả năng ứng dụng về quân sự.

    Ông Bohman kết luận: “Những lời nói được lập đi lập lại ở Thụy Điển cho thấy là chúng ta đã quá ngây thơ”.





    Truyền thông Trung Quốc tố cáo tâm lý bài Trung Quốc

    Những cáo buộc từ phía Thụy Điển dĩ nhiên đã bị các phương tiện truyền thông Trung Quốc đả kích, cho rằng những lo ngại về trạm vệ tinh Kiruna phản ánh tâm lý chống Trung Quốc nổi lên sau vụ Hoa Vi.

    Theo South China Morning Post số ra ngày 19/01, Dương Miễn (Yang Mian), một giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Thông Tin Trung Quốc ở Bắc Kinh đã nhận định trên trang web thông tin Quan Sát (Guancha.cn) rằng các cáo buộc trên gắn liền với học thuyết về “mối đe dọa Trung Quốc”.

    Theo vị giáo sư này thì “các nước phương Tây hiện đang lo ngại về sự phát triển của Trung Quốc” được thấy qua sự kiện Hoa Vi đã trở thành “nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới với công nghệ tiên tiến”.




    http://vi.rfi.fr/chau-a/20190121-bi-to- ... -thuy-dien
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Trung Quốc đưa Venezuela đến bờ vực hỗn loạn như thế nào

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Trung Quốc đưa Venezuela đến bờ vực hỗn loạn như thế nào
    ________________________
    Trọng Thành - 30-01-2019





              


    Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro (T) gặp lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình,
    Bắc Kinh, 22/09/2013.

              






    Tình hình tại Venezuela cuối tháng 1/2019 này đang hết sức căng thẳng. Xung đột có thể bùng nổ, giữa một bên là một tổng thống bị mất lòng dân, nhưng được quân đội và Nga, Trung Quốc ủng hộ, và bên kia là chủ tịch Quốc Hội tự phong làm tổng thống, được Hoa Kỳ và nhiều nước phương Tây hậu thuẫn. Vì sao chế độ Venezuela, với một đất nước giàu tài nguyên hàng đầu thế giới, lại đứng trước bờ vực sụp đổ ?

    Vì sao một quốc gia giàu tài nguyên bậc nhất thế giới lại chìm trong lạm phát kinh hoàng, kinh tế hoàn toàn kiệt quệ, chế độ chính trị ngày càng độc đoán và bất lực, đẩy đất nước đến bờ vực rối loạn, có nguy cơ nội chiến hoặc can thiệp quân sự từ bên ngoài ?

    Đất nước Venezuela sở dĩ rơi vào tình trạng hiện nay một phần rất lớn là do chính sách của Trung Quốc với Caracas, từ gần 20 năm qua. Dùng dòng tín dụng lớn để khuyến khích chế độ Venezuela bám chặt lấy ảo tưởng ý thức hệ « xã hội chủ nghĩa », bám chặt lấy việc xuất khẩu tài nguyên, khoáng sản như phương thức sống còn chủ yếu. Kết quả là tạo ra một tầng lớp quan chức ăn bám, tham nhũng, một bộ phận đông đảo dân chúng bị ru ngủ trong các ảo ảnh. Sau đây là phần tổng hợp thông tin từ báo chí, về vai trò của Trung Quốc trong cuộc khủng hoảng Venezuela hiện nay.

    ***




    Quan hệ của Trung Quốc với « chế độ xã hội chủ nghĩa Venezuela » khởi đầu ra sao ?

    Dầu mỏ là duyên nợ của Venezuela với Trung Quốc. Trang mạng SupChina, có trụ sở tại New York, tháng 1/2019 này, có loạt bài « The Venezuela-China relationship, explained » đáng chú ý.

    Năm 1996, Venezuela thu được hơn một tỉ đô la nhờ bán dầu cho các nước châu Á – Thái Bình Dương, chủ yếu là cho Nhật Bản. Dầu thô của quốc gia Nam Mỹ này bắt đầu được bán sang Nhật từ năm 1988. Ngay trước khi ông Hugo Chavez đắc cử tổng thống năm 1998, tập đoàn dầu mỏ Trung Quốc (NPCC) đã tìm cách đàm phán để được chính quyền lúc đó cho phép khai thác ở Venezuela. Những người ủng hộ ứng cử viên tổng thống Chavez đã tố cáo chính sách bán tài nguyên cho « các thế lực đế quốc ».

    Sau khi lên nắm quyền, chế độ Chavez tìm thấy ở Trung Quốc đồng minh ý thức hệ hiếm có. Tổng thống Chavez đã không thay đổi các hợp đồng đã ký của Trung Quốc với chính quyền tiền nhiệm, và thậm chí còn mở rộng hơn.

    Tháng 4/2001, ông Giang Trạch Dân - lãnh đạo Trung Quốc thời đó - đã đích thân tới Venezuela, ký kết nhiều hợp đồng, mở đầu cho quan hệ gắn bó kéo dài đã hơn 17 năm trời.

    Năm 2004 là một bước ngoặt lớn trong quan hệ hai nước. Bắc Kinh và Caracas ký thỏa thuận cho phép mỗi bên đầu tư tại quốc gia đối tác, mà không phải nộp thuế. Caracas cũng dành cho Bắc Kinh nhiều chế độ ưu đãi về thuế nhập khẩu, hơn hẳn với Hoa Kỳ.

    Venezuela được Bắc Kinh coi là cánh cửa mở vào Nam Mỹ. Năm 2005, Trung Quốc đầu tư một tỉ đô la vào quốc gia này, hơn tất cả các nước khác trong khu vực. Vào thời điểm này, đã có khoảng 20 doanh nghiệp Trung Quốc hoạt động tại Venezuela trong đủ các lĩnh vực,
    • từ khai thác dầu mỏ,
      khai thác khoáng sản,
      đến xây dựng đường sắt, các hạ tầng giao thông khác,
      viễn thông,
      năng lượng,
      nông nghiệp,
      sản xuất dụng cụ điện tử gia dụng…

    Năm 2005 cũng là năm mà tổng thống Venezuela Chavez quyết định đình chỉ quan hệ hợp tác lịch sử về quân sự với Hoa Kỳ, để xích lại gần Trung Quốc hơn.

    Năm 2007, thành lập Quỹ chung Trung Quốc – Venezuela. Thương mại song phương tăng cường, với tổng giá trị vượt quá 4 tỉ đô la. Quan hệ giữa Bắc Kinh và Caracas ngày càng mật thiết. Tuy nhiên cũng bắt đầu từ thời điểm đó, Venezuela trở thành quốc gia mắc nợ Trung Quốc nhiều nhất tại châu Mỹ Latinh, với khoảng 5 tỉ đô la.





    Phải chăng mục tiêu chính của Trung Quốc là khai thác khoáng sản,
    còn các đầu tư cho phát triển khác chỉ là để mỵ dân ?


    Thực tế cho thấy,
    • tình trạng tài chính và kinh tế của Venezuela ngày càng tồi tệ
      cùng lúc với ảnh hưởng tài chính và kinh tế của Trung Quốc tại nước này càng gia tăng.
    Nhìn chung, Trung Quốc
    • không bao giờ công bố số tiền cho vay với các dự án cụ thể nào,
      cũng như điều kiện cấp tín dụng.
    Tình trạng mù mờ này là mảnh đất màu mỡ cho nạn tham nhũng bùng phát.

    Theo một số nhà quan sát, tín dụng của Trung Quốc cho Venezuela, với 60 tỉ đô la, chiếm khoảng 40% tổng tín dụng của nước này cho các nước Mỹ Latinh. Nhìn chung, Trung Quốc dành đến 90% đầu tư trực tiếp tại châu Mỹ Latinh cho các hoạt động khai thác khoáng sản, và tình hình cũng tương tự tại Venezuela.

    Một trong các dự án đầu tư của Trung Quốc được quảng bá rầm rộ tại Venezuela là dự án xây dựng một tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên của châu Mỹ Latinh, trị giá 7,5 tỉ đô la, do tập đoàn xây dựng đường sắt cao tốc lớn nhất thế giới, của Trung Quốc, China Railway Group, thực hiện. Dự án khởi sự năm 2009, đã hoàn toàn đổ bể sau đó. Năm 2015, tập đoàn Trung Quốc âm thầm rút, để lại món nợ 400 triệu đô la cho Venezuela. Cho đến gần đây, nhiều người dân vẫn tin tưởng sẽ có một ngày nào đó công ty Trung Quốc trở lại.

    Tình hình tương tự với dự án phát triển các ngành công nghiệp của Venezuela. Một ví dụ tiêu biểu là công ty điện tử viễn thông Orinoquia của Venezuela, ra đời năm 2010, với 35% vốn do tập đoàn Hoa Vi Trung Quốc đầu tư. Tuy nhiên, các dự án mà Hoa Vi hứa hẹn đã không bao giờ trở thành hiện thực.

    • Trên thực tế, trong lúc sản xuất nội địa của Venezuela không ngóc đầu lên được,
      thì hàng xuất khẩu từ Trung Quốc ồ ạt đổ vào nước này.
    • Nếu như năm 1998, trước khi ông Chavez lên nắm quyền, chỉ có 0,18% hàng nhập khẩu đến từ Trung Quốc,
      thì 14 năm sau, tỉ lệ này lên đến 34,9%.

    Bắc Kinh cũng có một số dự án trọng điểm thành công mang tính biểu tượng với Venezuela, như phóng vệ tinh, với sự hỗ trợ của Trung Quốc. Năm 2017, Caracas phóng thành công vệ tinh quan sát thứ ba lên quỹ đạo. Đây có thể là một hành động của chế độ Bắc Kinh nhằm quyến rũ chính quyền Venezuela. Tháng 9/2018, Bắc Kinh ký kết với Caracas 28 hợp đồng « hợp tác » thuộc nhiều lĩnh vực, dựa trên nguyên tắc
    • « bình đẳng »,
      « tôn trọng lẫn nhau »,
      « hai bên cùng có lợi ».

    Đầu năm nay, bất chấp Venezuela – « đối tác » hàng đầu của Bắc Kinh tại châu lục – đang chìm sâu trong khủng hoảng, bên bờ hỗn loạn, lãnh đạo ngoại giao Trung Quốc tại Chilê tiếp tục có một bài phát biểu hùng hồn quảng bá cho dự án Con Đường Tơ Lụa Trên Biển, coi các nước Nam Mỹ là « thành phần tự nhiên » và các đối tác không thể thiếu của dự án quốc tế khổng lồ mà Trung Quốc khởi xướng và chủ trì.





    Sau khi lãnh đạo Chavez qua đời năm 2013,
    phải chăng Trung Quốc đã gia tăng nỗ lực biến Venezuela thành một chư hầu, thúc đẩy Caracas tăng cường khai thác tài nguyên để hoàn nợ?


    Trong bài viết mang tựa đề « Venezuela and China : a perfert storm / Venezuela và Trung Quốc : Một sự nhiễu loạn hoàn hảo » (1), nhà nghiên cứu Matt Ferchen, chuyên về « mô hình phát triển Trung Quốc », quan hệ Bắc Kinh với các nước Mỹ Latinh nhận xét :
    • Ngay cả sau khi đã biết Venezuela lún sâu vào khủng hoảng gần như không có lối ra, Bắc Kinh cũng không thừa nhận thất bại, từ chối tham gia vào các nỗ lực tại khu vực, nhằm giúp Venezuela tìm được lối thoát. Trung Quốc tin là các quan hệ vững chắc giữa hai chế độ cùng ý thức hệ, cùng với sự dồi dào tín dụng của các ngân hàng Nhà nước Trung Quốc, sẽ giúp Venezuela tiếp tục duy trì chính sách lấy bán dầu và quặng mỏ làm trụ cột của nền kinh tế, bất chấp mọi biến động thị trường và chính trị.

    Các hợp tác theo kiểu bán rẻ tài nguyên, đã được khởi sự dưới thời tổng thống Chavez, được tăng cường trong thời kỳ ông Maduro lên nắm quyền, trong bối cảnh mô hình « chủ nghĩa xã hội » Venezuela có dấu hiệu phá sản.

    • Sau khi tổng thống Chavez qua đời, và trong bối cảnh các khu vực dầu mỏ dễ khai thác bắt đầu cạn kiệt, cùng lúc với giá dầu sụt giảm mạnh, tổng thống Maduro đã bí mật đàm phán với Trung Quốc và một số nước khác nhằm khai thác trên quy mô lớn nhiều loại khoáng sản quý hiếm, như vàng, coltan, boxit, kim cương, titan, nikel... tại vùng « Vòng cung mỏ Orinoco », với tổng diện tích 112.000 km² (tương đương 12% diện tích Venezuela hay một phần ba lãnh thổ Việt Nam) (2). Năm 2016, Trung Quốc ký được hợp đồng khai thác quặng coltan, rất cần cho điện thoại di động. Năm 2016 cũng là năm mà Vòng cung mỏ Orinoco chính thức được coi là một « đặc khu kinh tế », mở rộng cho các tập đoàn Trung Quốc và nhiều tập đoàn đa quốc gia khác. Đây là nơi các điều kiện kinh doanh hết sức dễ dãi, các tiêu chuẩn về lao động, môi trường gần như bị bỏ qua, chưa kể đến vấn đề môi trường sống, của rất nhiều cộng đồng sắc tộc sống lâu đời ở đây, bị đe dọa nghiêm trọng, do các hoạt động khai khoáng (3).
    • Tháng 9/2018, Bắc Kinh tiếp tục bỏ thêm 5 tỉ đô la, để mua lại 10% cổ phần của tập đoàn dầu mỏ Nhà nước (PDVSA).
    • Trung Quốc cũng đạt được thỏa thuận với chính quyền Maduro để công ty Yankuang Group khai thác vàng tại khu vực Vòng cung Orinoco nói trên.

    Nhiều người vốn trung thành với di sản của Bolivar - nhà cách mạng Venezuela nổi tiếng thế kỷ 19, mà tổng thống Chavez được coi là người kế tục - đã coi giai đoạn 2014 đến nay là thời kỳ mà chính quyền Venezuela đã hoàn toàn xa rời với một số tôn chỉ tốt đẹp ban đầu của cố tổng thống, để chuyển hướng sang một mô hình kinh tế «tân tự do».
    • Một mặt lệ thuộc nặng nề vào các thế lực bên ngoài,
    • mặt khác quyền lực trong nước bị tập trung vào tay một số nhóm chóp bu,
      các cơ hội tham gia xây dựng nền dân chủ của người dân bị ngăn chặn (việc tổ chức bầu cử Quốc Hội lập hiến mang đầy tính kỳ thị là một trong các ví dụ tiêu biểu) (4).






    Tương lai quan hệ giữa Venezuela và Trung Quốc sẽ ra sao ?

    Sự thất bại của chế độ Chavez tại Venezuela có thể coi là một thất bại của Trung Quốc.
    • Tuy nhiên, cho dù chế độ « xã hội chủ nghĩa » hiện nay ở Venezuela có sụp đổ,
      Bắc Kinh chắc chắn không buông Venezuela.
    Một mặt để bảo vệ số tiền bạc đã đầu tư, mặt khác tiếp tục có cơ hội khai thác các nguồn tài nguyên khoáng sản, được đánh giá là còn hết sức dồi dào, trong lúc khả năng kiểm soát của chính quyền trung ương lại hết sức hạn chế.

    Vẫn theo chùm bài phân tích về quan hệ Trung Quốc – Venezuela trên trang mạng SupChina, thì cho dù chế độ mang danh hiệu « xã hội chủ nghĩa » của ông Maduro đang khủng hoảng trầm trọng, Bắc Kinh chắc chắn sẽ không từ bỏ vùng đất màu mỡ Nam Mỹ này. Một khi đã đứng chân được tại Venezuela, thì bằng cách này hay cách khác, Trung Quốc tìm mọi cách ở lại. Kể từ những năm 2015, 2016, Bắc Kinh bắt đầu tiếp xúc với đối lập Venezuela, để chuẩn bị phương án mới, đề phòng thay đổi chế độ. Về phần mình, giáo sư Isabelle Rousseau, một chuyên gia về chính trị tại châu Mỹ Latinh (Đại học Colegio de Mexico, Mêhicô) (5), cho biết Bắc Kinh cũng đang đàm phán bí mật với Nga và Mỹ về khủng hoảng Venezuela.

    Theo một số nhà nghiên cứu, « thất bại » tại Venezuela không cản trở Trung Quốc tiếp tục mô hình quan hệ mua chuộc giới chóp bu để thao túng, trong trường hợp có thay đổi chính trị, giống như với nhiều chế độ độc tài khác, tại Cam Bốt hay Zimbabwe.



    Ghi chú

    1. « Venezuela and China: a perfect storm », Dialogo Chino, ngày 24/01/2019.
    2. « De la responsabilité de la Chine dans la crise vénézuélienne » của Emiliano Teran Mantovani, trang barril.info, ngày 21/10/2018.
    3. Vòng cung mỏ Orinoco trong đó có một bộ phận thuộc rừng rậm nhiệt đới Amazon, vốn là khu vực được Hiến pháp Bolivia bảo vệ nghiêm ngặt, về đa dạng sinh học, cũng như do là quê cha đất tổ của nhiều sắc tộc bản địa như người Pemon, Warao, Hoti, Pumé, Sanema... Xem bài « Venezuela. L'échec du processus bolivarien (II) » của nhà xã hội học Edgardo Lander, trang alencontre.org, ngày 1/9/2018.
    4. Như trên.
    5. « Venezuela: Les Etats-Unis veulent asphyxier le gouvernement de Maduro », RFI, ngày 29/01/2019.




    http://vi.rfi.fr/chau-a/20190130-trung- ... hu-the-nao
              
Trả lời

Quay về “rắn Tàu”