Trung Cộng

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Trung Cộng

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





              
    Cho TC Ăn Bom Nguyên Tử?
    _________________________________
    02/08/201700:42:00
    Vi Anh

              





              

    Scott Harbison Swift,
    đô đốc chỉ huy trưởng Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ
              
              
    Đô đốc Scott Swift, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, hôm 27/7/2017 tại Úc, trả lời một học giả tham dự hội thảo hỏi ông liệu Ông sẽ tấn công Trung Quốc bằng vũ khí nguyên tử vào tuần tới hay không, nếu ông Trump ra lệnh. Đô đốc Swift đáp lại:
    • "Câu trả lời là: có."
    Cả chục năm sau khi TC trổi dậy, cả năm năm sau khi Mỹ chuyển trục quân sự về Á châu Thái bình dương, các giới chức thẩm quyền dân sự và quân sự hai bên Mỹ và TC đối thủ đáng gờm nhưng chưa khi nào có những lời lẽ nực mùi chiến tranh nguyên tử như vậy.

    Bối cảnh của câu trả lời này làm cho các nhà quan sát càng lo ngại hơn về chiến tranh nguyên tử.
    • TC coi Mỹ là "mối đe dọa với an ninh quốc gia" sau khi hai chiến đấu cơ nước này suýt va chạm với một máy bay trinh sát của Mỹ.
    • Còn Mỹ thì Giám đốc CIA Mike Pompeo sau đó nói TC gây ra mối đe dọa với an ninh quốc gia Mỹ lớn hơn các nước thù địch khác, kể cả Nga và Iran.
    • Còn CS Bắc Hàn, đồng chí, đồng minh của TC mới thử hoả tiễn liên lục địa ngay ngày Quốc Khánh của Mỹ, các chuyên viên Mỹ cho là có thế phóng tới tiểu bang Alaska. Và sau đó phóng nữa, chuyên viên ước tính có thể New York, Los Angeles, Chicago tức toàn lãnh thổ Mỹ. Chưa đủ, CS Bắc Hàn còn kêu gọi Mỹ quỳ gối xin lỗi Kim Jong-un.
    Theo Hiến pháp Mỹ, Tổng thống Mỹ kiêm Tư lịnh tối cao Quân lực Mỹ là nhân vật có quyền sử dụng chiếc valy chứa các khoá vũ khí nguyên tử để ban hành lịnh phát động tấn công nguyên tử vào bất cứ kẻ thù nào trên thế giới.
    • Bruce G. Blair, cựu Sĩ quan phụ trách hầm phóng tên lửa đạn đạo Minuteman của Mỹ, cho rằng sau khi ông Trump ra lệnh, quân đội Mỹ sẽ thực hiện đòn tấn công này chỉ trong 5 phút, nhắm vào các hầm ngầm chứa hoả tiễn đạn đạo xuyên lục địa của đối phương.
    • Các tàu lặn mang hoả tiễn có đầu đạn nguyên tử của Mỹ sẽ nhận được mệnh lệnh chậm hơn một chút do đang hoạt động sâu trong lòng biển, nhưng họ vẫn có thể phóng hoả tiễn sau khi nhận lệnh khoảng 15 phút.
              
              
              
              
    Đô đốc Swift nói khả năng tấn công nguyên tử vào TC trong một cuộc hội thảo do Đại học Quốc gia Úc tổ chức tiếp theo sau một cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Úc ngoài khơi bờ biển Úc. Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc lại cho tàu Hải quân Loại 815 lớp Dongdiao hoạt động do thám trong vùng đặc quyền kinh tế 200 dặm của Úc một tàu đến vùng biển đông bắc Úc để thu thập thông tin theo dõi cuộc tập trận.

    Báo USA Today, tờ báo phát hành khắp nước Mỹ nhận thấy các tuyên bố này được đưa ra giữa lúc diễn ra căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về chương trình nguyên tử của CS Bắc Hàn.

    Và hồi đầu tháng Bảy, Tổng thống Trump gợi ý rằng Mỹ có thể không hợp tác với TC, một đồng minh của CS Bắc Hàn, để kềm chế tình hình căng thẳng nguyên tử đang leo thang với CS Bắc Hàn.

    Đô đốc Scott Swift là giới chức cao cấp quân sự Mỹ
    • từng nhiều lần lên tiếng khẳng định Hoa Kỳ không quay lưng lại với châu Á trong những năm tới.
      Ông cũng là người có thẩm quyền nhứt đối với vùng chiến thuật và quân lực Mỹ ở Á châu Thái bình dương.
    • Ông đã hơn một lần tố giác Trung Quốc "đang làm thay đổi bối cảnh hoạt động" tại khu vực, muốn làm bá chủ ở Đông Á.
    Cựu Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, Đô đốc James A. Lyons đã về hưu, có một bài xã luận đăng trên tờ The Washington Times (Mỹ)
    • vạch trần ‘ý đồ’ muốn làm bá chủ Á châu Thái bình dương của TQ.
    • Ông nhắc lại TC cố ý bỉ mặt Tổng thống Mỹ Obama, coi thường Hoa kỳ để cho thiên hạ thấy sự xuống cấp của Mỹ và sư vượt trội của TQ. Kỳ họp thượng đỉnh G20 ngày 4-5 tháng 9, 2016 tại Trung Quốc, Bắc Kinh trải thảm đỏ, đưa cầu thang cuốn đến chuyên cơ để đón tiếp long trọng các lãnh đạo thế giới, ngoại trừ Tổng thống Mỹ Barack Obama.

      Khi ông Obama bước xuống chuyên cơ Air Force One tại sân bay thành phố Hàng Châu (Trung Quốc) mà không có thảm đỏ lẫn thang cuốn, một quan chức Trung Quốc còn quát tháo Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Susan Rice và nhân viên Toà Bạch Ốc và đoàn báo chí Mỹ.
    Đô đốc James A. Lyons nhận định
    • “Thế giới nhìn nhận động thái này rõ ràng là do Trung Quốc lên kế hoạch từ trước. Thông điệp ở đây là Trung Quốc không tin rằng họ cần phải quỵ lụy hay thậm chí tôn trọng Mỹ”,
      “Mặc dù Tổng thống Obama không muốn làm lớn chuyện vụ việc gây mất mặt này, nhưng ông ta nên nhớ rằng ông đang ở Trung Quốc, đại diện cho nước Mỹ và cũng là một lãnh đạo của thế giới tự do”,
      ông Lyons viết.
    Ông Lyons cho rằng trước cách đón tiếp như thế của Trung Quốc, lẽ ra Tổng thống Obama phải ra lệnh cho chuyên cơ Air Force One cất cánh rời khỏi Trung Quốc ngay lập tức.
    • “Nếu ông Obama làm như vậy, tôi chắc chắn rằng Trung Quốc sẽ phải triển khai cầu thang di động và trải thảm đỏ để đón tiếp nghiêm túc Tổng thống Mỹ”.
    Nhưng với TT Trump thì khác,
    • Ông không tiếc lời chống đối TC thao túng tiền tệ, cướp việc làm của Mỹ.
    • Ông còn điện thoại cho Tổng Thống Đài Loan, công nhiên coi thường nguyên tắc của TC bó buộc thế giới coi Đài Loan là một tỉnh.
    Thế mà Chủ Tịch Tập cận Bình lại hạ cố bay sang Mỹ viếng TT Trump.
    • Ông Trump không tiếp tại Toà Bạch Ốc, biểu tương chánh thức của chánh quyền Mỹ mà tiếp tại tư dinh của Ông ở Florida.
    • Ông còn đá giò lái Chủ Tịch Bình sau bữa ăn, khều Ông Bình báo cho biết là hai chiến hạm Mỹ đã phóng vào Syria mấy chục hoả tiễn Tomahawk, khiến Chủ Tịch Bình lặng người cả chục giây phải kêu thông dịch viên dịch lại cho đỡ mất mặt.
    Ai chớ TT Trump nếu TC chơi xỏ như chơi TT Obama, TT Trump sẽ cho Air Force One cất cánh liền và sẽ trả đũa TC khó lường vì TT Trump là người báo chí Mỹ và quốc tế cho là nhân vật không thể đoán được Ông sẽ làm gì và nói gì.

    Như trình bày ở trên, từ khi TC trổi dậy, muốn tranh thế hải thương với Mỹ. TC coi Biển Đông là cái ao nhà của TC, là nơi xuất phát Con Đường Tơ Lụa Trên Biển, là căn cứ cho cuộc chạy đua với Mỹ để TC trở thành cường quốc biển, cường quốc toàn cầu, thách thức Mỹ.

    Mỹ cần phải bảo vệ và củng cố vị thế chiến lược ở khu vực này thông qua việc tăng cường hợp tác với các đồng minh, Nhựt, Hàn quốc, Philippines và một số đối tác như Thái Lan, Mã Lai, Nam dương, Singapore.

    Vấn đề cần phải phân tích là liệu có xảy ra cảnh, một rừng hai cọp nói theo Trung hoa hay không. Nói cách khác, Mỹ và TC có đánh nhau không, như lần đầu vị Tư lịnh Lực Lượng Mỹ ở Thái Bình dương Đô Đốc Swift nói ngắn, gọn, chắc "Câu trả lời là: có" cho câu hỏi liệu sẽ có một cuộc tấn công Trung Quốc bằng vũ khí nguyên tử vào tuần tới hay không, nếu ông Trump ra lệnh.

    Viên tướng cho thấy một cuộc xung đột giữa hai cường quốc hàng đầu Mỹ và TC khó tránh khỏi. TC càng ngày càng cạnh tranh với Mỹ để giành quyền lãnh đạo thế giới, có thể tự động dẫn đến một cuộc đối đầu quân sự - theo dự báo của các chuyên gia. Graham Allison, Giáo sư trường đại học Havard viết rằng hai đại cường sẽ
    • «hướng đến một cuộc chiến tranh, trừ phi họ có được quyết định khó khăn và đau đớn để ngăn trở».
    Theo Giáo sư Allison sưu khảo, các cuộc xung đột trong lịch sử giữa Athens và Sparta, giữa Anh, Mỹ và Đức trước hai Thế chiến, cứ mỗi lần cường quốc thống trị bị tranh giành vai trò đều xảy ra chiến tranh.

    Không ai biết được liệu Trung Quốc có đi theo con đường này hay không, nhưng việc dồn sức để lấp đầy khoảng cách về quân sự với Hoa Kỳ đã gây ra nhiều lo ngại. Bắc Kinh muốn tăng ngân sách quốc phòng «khoảng 7%» cho năm 2017 để có thể «đẩy lùi ngoại xâm», trong khi tổng thống Donald Trump hứa hẹn «tăng cường sức mạnh» chưa từng thấy cho lực lượng Mỹ, qua việc tăng gần 10% ngân sách quốc phòng.

    Còn nhà nghiên cứu Benoît de Tréglodé của Viện IRSEM (Viện nghiên cứu chiến lược, trường quân sự Pháp) nhận xét,
    • mục tiêu của Trung Quốc là «đưa Đông Nam Á trở lại thành vùng ảnh hưởng truyền thống của Bắc Kinh, và như vậy về lâu về dài sẽ đẩy lùi Hoa Kỳ ra khỏi khu vực».
    Tương quan lực lượng đang trong quá trình đảo ngược.

    Nhưng thực tế tình hình cho thấy chết sống gì Mỹ cũng phải bảo vệ quyền tự do hàng hải ở Á châu Thái bình dương. Ở miền Bắc, Mỹ còn gần 100.000 quân trú đóng ở Nhựt và Nam Hàn, hai đồng minh thân thiết của Mỹ. Nếu TC khống chế Biển Đông coi như TC đã phong toả số quân Mỹ này, và coi như Mỹ mất con đường hàng hải huyết mạch 5000 tỷ Mỹ kim hàng hoá qua đây. Tự do hàng hải là quyền lợi cốt lõi tức quyền lợi quốc gia của Mỹ, ai chống đối, Mỹ sẽ bảo vệ bằng biện pháp quân sự. Vũ khí nguyên tử hai bên Mỹ, TC đều có. Trong chiến tranh, bom đạn tránh người chớ người khó tránh bom đạn. Bom nguyên tử, hoả tiễn nguyên tử ai cản đưọc khi có chiến tranh.

    (VA)


              
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

'Tứ thư' của Diêm Liên Khoa: Nhìn lại một thời 'Đại nhảy vọt' kinh hoàng

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




    'Tứ thư'
    của Diêm Liên Khoa:


              
    Nhìn lại một thời 'Đại nhảy vọt' kinh hoàng

    _______________________________________
    Tịnh Thy - 04/2019



    Tứ thư của Nho gia là bốn cuốn sách dạy con người về cương thường đạo lý. Tứ thư của Diêm Liên Khoa là bốn cuốn sách ghi lại những vết thương của lịch sử Trung Quốc thời hiện đại.

    Tứ thư của Nho gia là bộ sách mà tất cả các sĩ tử ngày xưa cần phải đọc để làm người. Tứ thư của Diêm Liên Khoa là tiểu thuyết mà người Trung Quốc ngày nay cần phải đọc để trả nợ lịch sử.

    Diêm Liên Khoa viết Tứ thư để “dâng tặng hàng ngàn hàng vạn trí thức còn sống và đã chết cùng thời kỳ lịch sử bị lãng quên”. Đó là thời kỳ cách mạng Đại nhảy vọt của Trung Quốc cuối thập niên 1950, đầu thập niên 1960.

              


    Tứ thư của Diêm Liên Khoa, Châu Hải Đường dịch,
    sách do Tao Đàn và NXB Hội nhà văn liên kết phát hành tháng 4.2019.

              

    Chuyện xảy ra ở trại cải tạo dành cho các trí thức, được gọi là khu Dục Tân (đào tạo và bồi dưỡng con người mới), nằm ven bờ sông Hoàng Hà. Trại viên của khu Dục Tân khoảng 23.300 người, chín mươi phần trăm là trí thức. Giáo sư, cán bộ, học giả, nhà văn, thầy giáo, bác sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ… dù cho kiến thức chất đầy năm xe, tài cao tám đấu, tất tần tật đều bị đưa đến đây lao động cải tạo, bồi dưỡng để thành con người mới. Và thật kinh khủng, cuộc cách mạng bồi dưỡng đó đã thành công!

    Trại cải tạo đã làm mới các trí thức. Mới đến mức tất cả đều từ tốt biến thành xấu, cao thượng biến thành thấp hèn; từ con người biến thành kẻ “mất tư cách làm người”. Họ biến thành súc vật? Không, ví như thế thì rất tội cho súc vật. Họ biến thành ác thú? Không, ví như thế thì ác thú sẽ kêu oan. Họ biến thành ma quỷ? Không, ví như thế thì quá bất công với ma quỷ. Họ biến thành những sinh vật kỳ quái, kinh dị đến mức không thể so sánh được với bất cứ sinh loài nào trên thế gian này.

    Khu Dục Tân được chia lô đánh số gồm 99 khu. Khu thứ 99 có 127 trại viên trí thức cải tạo dưới quyền lãnh đạo tối cao của nhân vật được mệnh danh là Con Trời - bộ đội phục viên. Lao động vất vả, thiếu ăn thiếu mặc, thành tích giả dối, sách vở bị đốt…, các trí thức đều khao khát được trở về nhà. Họ cắt máu tưới cho lúa ngô để tăng năng suất; rình rập người khác phạm tội để bắt bớ, tố cáo nhằm lập công. Trộm cắp, gian dối, so bì, soi mói, đố kỵ, hãm hại… những tiềm năng ác độc trong con người được phát huy tối đa.

    Mất mùa và thiên tai khiến cái đói trở thành đại nạn. Đói! Đói lay lắt. Đói dữ dội. Đói kiệt cùng. Chết! Chết vì đói. Chết vì rét. Chết vì vừa đói vừa rét.

    Những người còn lại không đủ sức khiêng người chết đi chôn, đành chất chồng thi thể đông cứng của họ trong một gian nhà. Cuối mùa đông, sau khi ăn hết cả cỏ dại, dây nịt, giày dép…, các trại viên đã tự cứu mình bằng cách ăn thịt những người chết. Giáo sư, giáo viên, bác sĩ, chuyên gia, học giả…; đàn ông, đàn bà; người già, người trẻ… đều nhóm bếp luộc thịt người. Mùi thịt theo khói bốc lên tanh tưởi. Tiếng húp xì xoạp. Có người ăn để đủ sức treo cổ mình lên xà nhà, có người ăn để chờ ngày được trở về nhà. Tổng cộng năm mươi hai xác chết đông cứng, không xác nào còn nguyên vẹn, chỗ nào có thể xẻo ăn được đều bị ăn hết.

    Không chỉ riêng khu Dục Tân bị đói, mà Bắc Kinh cũng đói, toàn đất nước đều đói. Con Trời đành phát cho mỗi trí thức một túi đậu tương rang, một ngôi sao đỏ bằng sắt để họ có thể trở về nhà mà không bị bắt, cho họ lấy lại những quyển sách còn sót sau vụ đốt sách mà lâu nay anh ta âm thầm phục chế, bảo bọc. Con Trời không ra đi cùng họ. Anh ta đóng một cái giá gỗ lớn hình chữ thập, tự đóng đinh mình trên đó. Máu chảy ròng ròng…

    Con Trời phóng thích các trại viên, thực chất là trả họ từ nơi đói khát này về nơi đói khát khác. Về phần mình, anh chọn cái chết như chúa Jesus. Chết vì giác ngộ sau bao đêm âm thầm đọc Kinh thánh và sách vở tịch thu được hay chết vì sụp đổ lý tưởng? Có lẽ cả hai.


    Đề cập đến những chủ đề lớn như lịch sử, sinh mệnh, nhân tính, Tứ thư là bi kịch của người trí thức, là sự phản tư đầy quyết liệt và đau đớn về lịch sử Trung Quốc hiện đại. Đồng thời, Diêm Liên Khoa đã tiếp nối một cách xuất sắc mô-tip “ăn thịt người” trong lịch sử văn học Trung Quốc.

    Thử thách lương tri của người trí thức bằng những tình huống nghiệt ngã nhất, Diêm Liên Khoa đã khiến người Trung Quốc phải đối mặt với “vết thương” lịch sử một cách trần trụi qua bút thuật vô cùng sáng tạo, vô cùng tàn nhẫn. Mỗi cuốn sách trong Tứ thư được viết theo một thể văn khác nhau:
    • thể Kinh thánh,
      thể tự bạch,
      thể báo cáo chính trị
      và thể chuyện kể dân gian.
    Rất nhiều câu văn ngắn, cực ngắn, siêu ngắn. Thủ pháp trùng chương điệp cú được rải đều khắp. Nhiều dấu câu không đúng quy phạm ngữ pháp, từ đơn nhiều hơn từ ghép và từ láy, danh từ và tính từ được động từ hóa tạo nên sự khác lạ đầy tính bất trắc. Nhiều câu văn được trích dẫn trực tiếp từ Sáng Thế ký như ẩn dụ về sự tẩy trắng văn minh, trở về thuở hồng hoang mà cách mạng Đại nhảy vọt đã gây ra cho khu Dục Tân nói riêng và cả đất nước Trung Quốc nói chung…

    Nhân vật của Tứ thư không có tên. Tất cả đều được gọi theo danh phận trước đây:
    • học giả,
      tôn giáo,
      giáo sư,
      bác sĩ,
      nhà văn,
      nhạc sĩ,
      nghệ sĩ,
      thí nghiệm,
      pháp luật…
    Cách gọi này mang tính mỉa mai một cách đau đớn, đồng thời có ý nghĩa khái quát rất cao. Sự khái quát đó hàm ý nỗi bất hạnh lớn này không chỉ xảy ra cho từng/những cá thể mà xảy ra cho cả một lớp người vốn được xem là tinh hoa của xã hội, là rường cột của quốc gia. Số phận của họ bị điều khiển bởi sự phi lý. Phi lý lịch sử đổ ụp xuống cuộc đời họ khiến cho nhân cách, lý tưởng, niềm tin và tất cả những gì cao đẹp thiêng liêng nhất đều sụp đổ. Họ bị đẩy xuống tận cùng của những dối trá, lường gạt, cơ khổ; phải làm những việc không nên làm, sống cuộc đời không nên sống, chết cái chết không đáng chết. So với thời của Tần Thủy Hoàng, sự trừng phạt, hành hạ trí thức của thời cách mạng càng dai dẳng hơn, khắc nghiệt hơn, tàn bạo hơn, khốc liệt hơn.

    Giống như
    • Vì nhân dân phục vụ,
    • Kiên ngạnh như thủy,
    • Phong nhã tụng,
    • Đinh Trang mộng…
    Tứ thư cũng đi thẳng vào đề tài gai góc. Viết để đối thoại, để chuộc lỗi, để ăn năn, để trừng phạt và để sòng phẳng với lịch sử..., một lần nữa, Diêm Liên Khoa đã tỏ rõ sự dũng cảm và chân thành của mình bằng cách chọn “những điều không được phép viết”. Ông cho rằng,
    • “khi bạn chọn điều đó, thì bạn phải chấp nhận vứt bỏ tất cả, kể cả cơ hội được xuất bản tác phẩm”.
    Chọn điều đó, nghĩa là bạn đang viết cho chính mình, bạn có thể viết bất cứ điều gì mình muốn.
    • “Không viết nổi một tác phẩm lớn là lỗi của nhà văn chứ không phải lỗi của thời đại,
      đừng lấy những danh nghĩa đẹp đẽ để che đậy trách nhiệm và năng lực của nhà văn”.


    Kiên trì với quan điểm sáng tác đó, Tứ thư - tác phẩm mà Diêm Liên Khoa ưng ý nhất, hoàn thành năm 2010 nhưng bị hơn mười nhà xuất bản trong nước từ chối. Năm 2013, Tứ thư được xuất bản ở Đài Loan. Năm 2014, tác phẩm được trao giải thưởng văn học Kafka. Hội đồng trao giải chọn Diêm Liên Khoa bởi vì Tứ thư là đỉnh cao sáng tác của ông, và vì ông là nhà văn “có dũng khí đối mặt với hiện thực” - thứ hiện thực nghiệt ngã và tăm tối mà cả giới trí thức và lịch sử Trung Quốc đều không dám ngoái đầu nhìn lại.

              


    Diêm Liên Khoa - 閻連科

              





    https://thanhnien.vn/van-hoa/tu-thu-cua ... 72148.html
              
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Số người chết trong vụ thảm sát Thiên An Môn 'là khoảng 10.000'

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Số người chết trong vụ thảm sát Thiên An Môn
    'là khoảng 10.000'

    _______________________________________
    25 tháng 12 2017





              

    Một chiếc xe tăng đang cháy hôm 4/6/1989, gần Quảng trường Thiên An Môn

              

    Vụ quân đội Trung Quốc đàn áp các cuộc biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989 đã làm ít nhất 10.000 người thiệt mạng, theo tài liệu mới được công bố của Anh.

    Số liệu được nêu trong một điện tín ngoại giao bí mật do ông Alan Donald, Đại sứ Anh tại Trung Quốc hồi năm 1989, gửi đi.

    Nguồn tiết lộ con số này là bạn của một thành viên trong Hội đồng Nhà nước Trung Quốc, vị đại sứ cho hay.

    Những ước tính trước đây về số người chết trong các cuộc biểu tình dân chủ Thiên An Môn là vào khoảng vài trăm cho đến trên 1.000 người.

    Theo một thông báo của Trung Quốc hồi cuối tháng 6/1989, 200 người dân và vài chục nhân viên an ninh đã thiệt mạng ở Bắc Kinh sau cuộc đàn áp "những kẻ nổi dậy phản cách mạng" hôm 4/6/1989.

    Bức điện của ông Donald được gửi đi hôm 5/6. Ông cho biết nguồn tin của mình là một người "truyền lại thông tin từ một người bạn thân, người hiện đang là ủy viên của Hội đồng Nhà nước [Trung Quốc]".

    Hội đồng này thực chất là nội các chính phủ của Trung Quốc và do thủ tướng làm chủ tịch.

              

    Sinh viên tuyệt thực biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn hôm 14/5/1989

              

    Bức điện của ông Donald được giữ tại Kho lưu trữ Quốc gia Anh ở London. Hồi tháng 10, tài liệu này được giải mật và trang tin HK01 đã được xem.

    Ông Donald nói nguồn tin của ông là đáng tin cậy, và là người luôn "thận trọng để tách biệt sự thật với suy đoán và tin đồn."

    Ông viết: "Các sinh viên tưởng là họ có một giờ đồng hồ để rời quảng trường nhưng chỉ sau năm phút, các xe tăng đã tấn công.

    "Sinh viên khoác tay nhau nhưng họ bị xe bọc thép cán, trong đó có cả binh lính. Sau đó xe bọc thép cán đi cán lại trên thân thể họ để làm thành 'bánh' và thi thể họ bị xe ủi chuyển đi. Xác người bị đốt rồi xả xuống cống."

    "Bốn nữ sinh viên cầu xin tha mạng nhưng họ bị đâm."

    Ông Donald nói thêm rằng "một số ủy viên của Hội đồng Nhà nước cho rằng nội chiến sắp xảy ra."

    Cuộc biểu tình chính trị kéo dài bảy tuần trước khi quân đội được điều đến. Đó là đợt biểu tình lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc thời cộng sản.

    Vụ thảm sát Thiên An Môn cho đến nay vẫn là chủ đề hết sức nhạy cảm ở Trung Quốc.

    Trung Quốc cấm các nhà hoạt động kỷ niệm và kiểm soát rất chặt các thảo luận trên mạng về sự kiện này, thậm chí còn kiểm duyệt các ý kiến chỉ trích.

    Tuy vậy, cuộc thảm sát Thiên An Môn vẫn được các nhà hoạt động trên thế giới kỷ niệm hàng năm, đặc biệt là ở Hong Kong và Đài Loan.





    https://www.bbc.com/vietnamese/world-42478158
              
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Virus siêu nhỏ làm điêu đứng Trung Quốc 1,4 tỉ người của Tập Cận Bình

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Virus siêu nhỏ
    làm điêu đứng Trung Quốc 1,4 tỉ người của Tập Cận Bình

    _______________________________________
    Thụy My _ 27/01/2020





              

    Toàn bộ phi hành đoàn đều mang khẩu trang tại sân bay quốc tế Phố Đông (Pudong), Thượng Hải ngày 27/01/2020. REUTERS/Aly Song

              




    Dịch bệnh từ virus corona là đề tài bao trùm trên các báo Pháp hôm nay.
    • « Coronavirus, thế giới tổ chức đối phó » - tựa trang nhất của La Croix.
    • « Coronavirus, Trung Quốc chống chọi như thế nào » - tít lớn của Les Echos.
    • Le Figaro chạy tựa « Coronavirus bùng nổ tại Trung Quốc, cả hành tinh báo động ».
    ....




    Hoảng loạn trong các thành phố ma ngày Tết

    Les Echos trong bài « Trung Quốc huy động tổng lực trước nạn dịch đang tăng vọt » mô tả một Trung Quốc tự giam hãm khi bước vào năm Canh Tý, không tiếng pháo cũng như múa lân, múa rồng.

    • Vũ Hán và nhiều vùng lân cận đã bị cách ly với thế giới.
    • Ở phía nam, Hồng Kông nâng mức cảnh báo tối đa, trường học đóng cửa đến giữa tháng Hai ;
    • ở phía bắc, Thiên Tân, Tây An cho xe đò ngưng chạy.
    • Còn tại thủ đô, đường phố hoang vắng, các lễ hội đều hủy bỏ, rạp xi-nê, công viên giải trí, các địa điểm du lịch như Tử Cấm Thành, Vạn Lý Trường Thành đóng cửa.
      Sáng hôm qua, cư dân Bắc Kinh nhận được tin nhắn yêu cầu không bắt tay nhau.

    Trên mạng xã hội lan truyền các video cho thấy
    • dân làng các nơi dựng rào cản để chận người từ Vũ Hán chạy sang,
    • những người bệnh nằm bất tỉnh trên đường phố,
    • đội ngũ y tế quá tải
    làm hàng triệu người khiếp vía.
    • Tại các thành phố lớn mọi người ra đường đều tự động mang khẩu trang,
    • còn đối với 110 triệu dân tỉnh Quảng Đông thì đã là bắt buộc.
    • Le Figaro cho biết người từ Vũ Hán bị các khách sạn và nhà hàng từ chối đón tiếp.

    Cái chết của bác sĩ nổi tiếng Lương Vũ Đông (Liang Wudong), người chữa trị các bệnh nhân bị virus corona lại càng khiến những lời đồn trở nên đáng tin. Những lời chứng từ các bệnh viện mô tả
    • khung cảnh hỗn loạn,
      nhân viên y tế thiếu thốn mọi thứ, kể cả khẩu trang và găng tay.
    Một nhà báo trên Twitter cho biết bác sĩ Hu Yi, trưởng khoa Hô hấp của bệnh viện trung tâm Vũ Hán
    • « phải dùng túi nhựa màu vàng bao giày lại, còn bác sĩ đứng cạnh thậm chí không có kính bảo vệ lẫn khẩu trang N95 ».





    Cuộc chiến còn dài đối với Tập Cận Bình

    Le Figaro kể thêm
    • « Tại Bắc Kinh, dân chúng ẩn nấp trong nhà với hy vọng ngày mai trời lại sáng ».
    • Chỉ trong vòng 48 tiếng đồng hồ, đường sá và trung tâm thương mại trở nên vắng teo, nhà hàng, chợ thực phẩm đóng cửa, trông như một thành phố bị vây hãm.
    • Ngay cả hàng ngàn chiếc taxi hai màu xanh vàng thường ngang dọc thành phố cũng biến đâu mất, còn gọi xe Didi (xe công nghệ như Uber) phải chờ hơn 20 phút mới có.
    • Hôm Chủ nhật 26/1, công an ở các khu vực xung quanh Bắc Kinh đi từng nhà để kiểm tra xem có giấu người bệnh không.
    • Loa phóng thanh kêu gọi dân cư đến ngay bệnh viện nếu cảm thấy không ổn,
    đô trưởng Bắc Kinh hôm qua cho biết có thể thêm cả ngàn người nữa bị nhiễm, dựa trên con số bệnh nhân nhập viện nhưng chưa có kết quả xét nghiệm.

    Trước tình hình nguy ngập, Tập Cận Bình phải « xuất tướng » để dập tắt những chỉ trích, tuyên bố
    • « tình hình là trầm trọng » -
    một lời thú nhận đáng chú ý đối với chế độ Bắc Kinh có thói quen giữ bí mật những tin xấu.
    Ông Tập nhấn mạnh, Trung Quốc phải « chiến thắng » nạn dịch. Theo Le Figaro, cuộc chiến còn dài đối với tổng tư lệnh của 1,4 tỉ người.




    Virus corona làm kinh tế Trung Quốc thêm khốn đốn

    • Tờ báo cánh hữu dẫn nhật báo Barrons ước tính virus corona có thể làm kỹ nghệ điện ảnh thiệt mất 10 tỉ đô la,
    • còn báo chí Hoa lục cho biết tỉ lệ đặt phòng khách sạn chỉ còn 20%.
    • Bộ Thương Mại Trung Quốc dự báo vận chuyển hàng không giảm 41,1%,
      đường sắt giảm 28,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Theo Le Monde, tuy hãy còn quá sớm để ước lượng hậu quả, tuy nhiên dịch SARS năm 2002-2003 đã làm tăng trưởng Trung Quốc mất đi 2 điểm. Nhưng hồi đó tiêu thụ của các hộ gia đình chỉ khoảng 40% GDP, còn nay lên đến 60%.
    • Việc cô lập Vũ Hán (11 triệu dân),
      Hoàng Cương (7,5 triệu dân)
      và nhiều thành phố xung quanh
    sẽ tác động trực tiếp đến công nghệ. Vũ Hán vốn là trung tâm sản xuất xe hơi với các hãng Đông Phong, PSA, Renault, Nissan ; và có nhiều trường đại học danh tiếng với 1 triệu sinh viên.

    Les Echos dẫn lời Shaun Roache, nhà phân tích của Standard & Poor’s nhấn mạnh :
    • « Nạn dịch diễn ra đúng vào Tết âm lịch tại Trung Quốc, thời kỳ mà các gia đình mạnh tay chi cho du lịch, giải trí và quà cáp ».
    Chỉ riêng phim ảnh, số thu đến hôm thứ Bảy 25/1 chưa đến 1,8 triệu nhân dân tệ (260.000 đô la) trong khi năm 2019 là 1,5 tỉ nhân dân tệ (216 triệu đô la), có nghĩa là doanh thu sụt giảm đến 84 lần !




    Kiều dân Pháp tại Vũ Hán nóng lòng chờ đợi di tản

    Les Echos nói về tình cảnh của các công dân Pháp bị kẹt ở Vũ Hán. Một chủ nhà hàng Pháp qua điện thoại cho biết thành phố như hoang mạc, chỉ có vài siêu thị, bệnh viện và đồn công an là mở cửa. Các gia đình có con nhỏ hoảng loạn, yêu cầu chính phủ giúp đưa về nước càng sớm càng tốt.
    • Hiện có 500 công dân Pháp trong danh sách của lãnh sự quán,
      nhưng còn những người không đăng ký
      hay doanh nhân bị kẹt lại ở khách sạn.

    Chính phủ dự định hồi hương những người Pháp ở Vũ Hán bằng đường hàng không vào giữa tuần này, sau đó họ sẽ bị cách ly trong 14 ngày. Trước đó Paris loan báo sẽ đưa xe buýt chở công dân Pháp đến Trường Sa cách Vũ Hán 300 km, tuy nhiên ý kiến này bị phản đối. Một giám đốc trong ngành xe hơi nói :
    • « Người Vũ Hán bị coi như dịch hạch, sẽ không khách sạn nào chịu chứa chúng tôi. Và để rồi bị cách ly ở Trường Sa chăng ? »

    Le Figaro cho biết nhiều người đã tỏ ra mất kiên nhẫn, cảm thấy bị bỏ rơi, nhất là sau khi Hoa Kỳ đã thương lượng được với Bắc Kinh :
    • một chiếc Boeing 767 với các bác sĩ đi kèm
      sẽ cất cánh ngày mai để giải cứu các công dân Mỹ kẹt tại Vũ Hán.
    Điều khó chịu nhất là không biết tình hình sẽ kéo dài đến bao giờ.




    Con virus nhỏ bé đe dọa 1,4 tỉ người do thiếu minh bạch

    Trong bài xã luận mang tựa đề « Con virus của sự nghi ngờ », Le Figaro nhận xét, Trung Quốc đã trưng ra một màn diễn đầy ấn tượng với việc huy động lực lượng theo kiểu nhà binh để chống lại virus 2019-nCoV. Có chính thể nào khác ngoài chế độ độc tài này
    • cách ly được gần 60 triệu người,
    • làm vắng hẳn bóng người trên những con đường của thành phố 11 triệu dân như Vũ Hán ?
    • Giao thông công cộng bị ngưng lại,
    • trường học đóng cửa,
    • và một bệnh viện 1.000 giường được xây dựng chỉ trong vòng một tuần.

    Chính sách tập quyền và bàn tay sắt của Tập Cận Bình dường như cho đến nay trấn an được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khiến tổ chức này chưa tuyên bố tình trạng khẩn cấp trên thế giới. Tuy vậy
    • đã có 13 nước phát hiện những trường hợp bị nhiễm bệnh.
    Một sự bùng nổ là không thể tránh khỏi, như các quan chức Trung Quốc đã bắt đầu nhìn nhận. Có thể lây ngay trong thời gian ủ bệnh, virus corona mới tuy không gây chết người nhiều bằng SARS năm 2003 nhưng có thể biến đổi.

    Cũng chế độ độc tài Bắc Kinh hiện nay phải chịu trách nhiệm về phản ứng chậm chạp khiến không ngăn được nạn dịch ngay từ đầu.
    • Không chỉ các quan chức địa phương không muốn làm mất lòng « hoàng đế đỏ » khi chuyển lên những tin xấu,
    • nhưng chính quyền lực trung ương cũng đã che giấu tầm cỡ của vấn đề :
      • cách đây mới một tuần Bắc Kinh còn tuyên bố dịch corona « có thể kiểm soát được ».
      Những ai biết về Trung Quốc cộng sản hiểu rằng đó là dối trá, khi thấy báo chí nhà nước không đưa tin những trường hợp đầu tiên.

    Thế nên một con virus độc hại siêu nhỏ có thể đe dọa an ninh của quốc gia khổng lồ Trung Quốc với 1,4 tỉ dân.
    Bài học này cũng dành cho những xã hội tự do như Pháp :
              
    sự minh bạch
    chính là vũ khí tốt nhất để đối phó với tin đồn và hỗn loạn.

    Một khi thủ tướng Edouard Philippe và bộ trưởng y tế Agnès Buzyn tuân thủ nguyên tắc này, thì người dân Pháp không có lý do gì để lo sợ.




    • Trump,
    • kinh tế sụt giảm,
    • virus
    … Trung Quốc « họa vô đơn chí »

    Nhìn chung, tác giả Nicolas Baverez trong bài « Khi Trung Quốc đóng cửa, thế giới chia rẽ » trên Le Figaro nhận xét, tình hình kinh tế xã hội Trung Quốc đang căng thẳng.

    • Tăng trưởng theo con số chính thức là 6,1% trong năm 2019,
      thấp nhất từ 30 năm qua, và sẽ không vượt quá 5,7% năm 2020.
    • Nợ công và tư gần 270% GDP,
    • các công ty mất khả năng chi trả tăng 5%,
    • và dòng vốn không ngừng chảy khỏi Hoa lục.
    Tín dụng được mở van nhưng không che giấu được khủng hoảng cấu trúc của mô hình
    • phát triển ồ ạt dựa vào kỹ nghệ và xuất khẩu,
    • xâm hại môi trường,
    • nợ công.


    Cuộc chiến tranh thương mại và công nghệ do ông Donald Trump khởi động đã khiến thặng dư thương mại của Trung Quốc bị ngưng. Thỏa thuận giai đoạn 1 vừa ký
    • vẫn chưa giải quyết được
      • nạn ăn cắp sở hữu trí tuệ,
      • cưỡng bức chuyển giao công nghệ
      • và trợ giá cho các doanh nghiệp xuất khẩu,
    • nhưng đã kết thúc ảo tưởng Mỹ-Trung cùng song hành để đi lên.

    • Giấc mộng Trung Hoa bị khựng lại với số sinh giảm mạnh nhất kể từ nạn đói khủng khiếp năm 1961.
      Dân số hoạt động giảm dẫn đến thị trường lao động thiếu người, tiền lương tăng. Trung Quốc sẽ già đi trước khi thực sự giàu,
    • và nạn dịch do virus corona đã đưa ra ánh sáng tình hình vệ sinh dịch tễ của đất nước khổng lồ này.
    • Bên cạnh đó, Bắc Kinh tiếp tục giam hãm hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ, phố biến việc giám sát bằng công nghệ nhận diện.





    Giấc mộng Trung Hoa thành ác mộng Trung Hoa

    • Những dấu hiệu phản kháng đầu tiên đối với chủ nghĩa toàn trị dựa trên công nghệ đã xuất hiện, như tại Hồng Kông.
    • Thất bại nặng nề nhất là tại Đài Loan, nơi bà Thái Anh Văn thắng giòn giã trước các ứng viên thần phục Bắc Kinh, nhờ tái khẳng định chủ quyền trước các đe dọa cũng như dẫn dụ của Trung Quốc.
    • Việc Bắc Kinh bành trướng trên Biển Đông, kiểm soát những cơ sở chiến lược thậm chí cả những đất nước bằng bẫy nợ liên quan đến « Con đường tơ lụa mới » gây ra những chống đối ngày càng mạnh mẽ. Trung Quốc gây lo sợ từ Việt Nam, Malaysia đến Nhật, Úc, New Zealand.


    Trước bàn cờ đã thay đổi này, Tập Cận Bình đi con đường ngược với Đặng Tiểu Bình năm 1978. Về kinh tế,
    • Trung Quốc khép kín cửa, tập trung vào thị trường nội địa mênh mông của mình.
    • Ưu tiên được dành cho việc giảm lệ thuộc vào công nghệ Mỹ, Trung Quốc công khai đối đầu với Hoa Kỳ trên toàn cầu.


    Ba chọn lựa :
    1. đóng cửa,
    2. cứng rắn về ý thức hệ
    3. và quyền lực tuyệt đối,
    sẽ biến giấc mộng Trung Hoa thành ác mộng. Câu hỏi đặt ra là
    • liệu nó sẽ dẫn đưa Trung Quốc làm bá chủ thế giới,
    • hay, giống như hồi cuối thế kỷ 15 dưới thời nhà Minh, cắt đứt Hoa lục khỏi thời kỳ hiện đại.






    http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/2 ... B%8Dc-sars
              
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Trung Quốc : Virus corona lan sang mặt trận ngoại giao và địa chính trị

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Trung Quốc :
    Virus corona lan sang mặt trận ngoại giao và địa chính trị

    _______________________________________
    Thùy Dương _ 04/02/2020





              

    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (P) tiếp ông Tedros Adhanom, tổng giám đốc Tổ Chức Y Tế Thế Giới, Bắc Kinh, ngày 28/01/2020. Naohiko Hatta/Pool via REUTERS

              



    Virus corona vẫn là một chủ đề được các báo Pháp ra ngày hôm nay 04/02/2020 quan tâm. Le Monde chạy tít trang nhất : « Trung Quốc : Những hậu quả của dịch bệnh ». Corona đã lây lan từ lĩnh vực y tế sang ngoại giao và địa chính trị.

    Hai tuần sau khi chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tổng động viên nhân dân chống siêu vi corona, cuộc chiến chống virus vẫn chưa thắng lợi. Giờ đây, không chỉ Vũ Hán mà cả thành phố Ôn Châu, nằm cách Vũ Hán 800 km, cũng bị cách ly. Chín triệu dân Ôn Châu không được phép rời khỏi nhà, trừ đi mua thực phẩm : cứ hai ngày, mỗi hộ gia đình chỉ được cử một người đi chợ mua thức ăn.

    Việc Tổ chức Y Tế Thế Giới công bố tình trạng y tế khẩn cấp trên phạm vi toàn cầu hôm 30/01/2020 đã khiến chính quyền Trung Quốc phải mở rộng mặt trận chống virus sang cả lĩnh vực đối ngoại và địa chính trị.

    Trong nước, truyền thông Trung Quốc âm thầm, không nói nhiều tới dịch bệnh, nhưng lại nhiệt tình loan báo về tình đoàn kết mà quốc tế dành cho Hoa lục, những lời cổ vũ, khen ngợi của các nước Lào, Pakistan, Nam Phi, Liban, Iran, Achentina, Mêhicô và Costa Rica … Tuy nhiên, những phát biểu của giới ngoại giao Trung Quốc và báo chí Nhà nước bằng tiếng Anh lại cho thấy nước này đang bị thế giới cách ly.

    Trên mạng xã hội Twitter, tổng biên tập Hoàn Cầu Thời Báo chỉ trích việc Washington cấm người nước ngoài đã từng đến Trung Quốc trong vòng 14 ngày trước đó nhập cảnh vào Mỹ là thái độ cực đoan nhất của các nước nhắm vào Trung Quốc. Đại diện Hoàn Cầu Thời Báo đề nghị Mỹ tỏ thái độ tôn trọng trước những hy sinh lớn lao của Trung Quốc trong cuộc chiến chống virus. Bắc Kinh đã dựa vào những phát biểu ủng hộ của tổng giám đốc Tổ chức Y Tế Thế Giới hôm 30/01 để cho thế giới thấy không thể trách móc được gì Trung Quốc trong cuộc chiến chống corona.

    Theo Bắc Kinh, không những Trung Quốc là một siêu cường khoa học đi đầu cuộc chiến chống các dịch bệnh, mà virus corona còn không nguy hiểm bằng « chứng hoảng loạn (hystéria) của truyền thông Tây phương ». China Daily nêu lên một ví dụ : Mặc dù một số phương tiện truyền thông phương Tây dành trang nhất cho virus corona, nhưng lại rất ít nói đến kết quả báo cáo của trung tâm dự phòng và giám sát bệnh ngày 31/01, theo đó hiện đã có 10.000 người chết và 180.000 nhập viện tại Mỹ vì bệnh cúm.

    Trong bối cảnh đó, nhiều nhà ngoại giao Trung Quốc đã có những phản ứng thái quá đến chệch hướng. Chẳng hạn, trong một cuộc họp báo, đại sứ Trung Quốc tại Israel đã so sánh việc cấm người Trung Quốc nhập cảnh với nạn thảm sát người Do Thái : « Hàng triệu người Do Thái đã bị sát hại và nhiều người Do Thái bị cấm đến một số quốc gia. Nhiều nước đã mở cửa đón nhận họ, trong đó có Trung Quốc ». Quan chức ngoại giao này sau đó đã có lời xin lỗi vì phát ngôn trên.

    Nhưng theo Le Monde, điều này cũng cho thấy nhà chức trách Trung Quốc đang căng thẳng. Còn đại sứ Trung Quốc tại Mỹ thì nhận định một con « virus chính trị dường như đang cản trở Trung Quốc và Hoa Kỳ bắt tay hợp tác để đối phó với các thách thức chung ». Đối với Bắc Kinh, Washington đang lợi dụng virus corona để làm suy yếu Trung Quốc. Hôm qua 03/02, trong một cuộc họp báo hàng ngày, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc tố cáo Mỹ không hề có sự trợ giúp cụ thể nào cho Trung Quốc, mà chỉ khiến mọi người lo ngại.

    Hoàn Cầu Thời Báo thì tổng hợp 4 điều liên quan đến thái độ của phương Tây, nhất là Mỹ : Mỹ vô đạo đức khi tấn công cuộc chiến của Trung Quốc chống virus, siêu vi kích động thái độ kỳ thị, phân biệt đối xử trong xã hội phương Tây, corona sẽ không thể giúp chính quyền Mỹ trong giai đoạn đàm phán thương mại thứ hai, những lời tố cáo và lăng nhục không khiến Trung Quốc chệch hướng trong cuộc chiến chống virus corona. Đối với Bắc Kinh, virus corona hiện giờ liên quan đến lĩnh vực địa chính trị nhiều không kém so với y tế.




    Tập Cận Bình bị virus corona thách thức

    Cũng như Le Monde, báo Công giáo La Croix - trong bài viết « Tập Cận Bình bị virus corona thách thức » - nhấn mạnh « thách thức về y tế vẫn còn nguyên, nhưng hiện nay ưu tiên của nhà chức trách Trung Quốc là về mặt chính trị ». Chế độ Cộng Sản Trung Quốc đang làm mọi việc để Đảng và nhà lãnh đạo được nhìn nhận như người cứu thế. Trong khi người dân thể hiện nỗi giận dữ trên các mạng xã hội về các biện pháp y tế, thì chính quyền lại lo ngại về hậu quả của dịch bệnh đối với hình ảnh của đất nước trong mắt quốc tế.

    Ở trong nước, mục tiêu tối cao của chính quyền Trung Quốc vẫn là cho dân chúng thấy « người cha của dân tộc » đang kiểm soát được mọi chuyện. Nhà nghiên cứu về Trung Quốc Minxin Pei, thuộc trường Claremont McKenna tại California, Mỹ, phân tích : « Khi nào các nhà lãnh đạo Trung Quốc tuyên bố thắng virus, họ sẽ cảm ơn đảng Cộng Sản và chủ tịch Tập Cận Bình, trong khi ngược lại, sự thật là chính đảng Cộng Sản mới phải chịu trách nhiệm đầu tiên về thảm họa này ».

    Bộ máy tuyên truyền của Nhà nước nhấn mạnh là khoa học chứ không phải dân chủ sẽ cứu được đất nước. Nhưng nhiều người tự hỏi tại sao từ 20 năm nay, ở Trung Quốc lại xảy ra nhiều dịch bệnh đến như vậy : Sida năm 1990, SARS năm 2003, cúm gà H5N1 năm 2006 và dịch tả heo châu Phi trong những tháng gần đây. Một nhà báo ở tỉnh Tứ Xuyên nhận định với La Croix : « Hệ thống chính trị của Trung Quốc đã thối nát từ trên xuống dưới, đó là chế độ chỉ chấp nhận duy nhất một tư tưởng, tư tưởng của Tập Cận Bình ». Còn nhà nghiên cứu về Trung Quốc Minxin Peikhẳng định « virus corona là một căn bệnh của chế độ độc tài Trung Quốc ». Chính chế độ độc đảng, dựa trên thái độ che giấu sự thật, không minh bạch, sự kiểm duyệt và kiểm soát dân chúng về đời sống xã hội, đã gây ra mọi thảm họa đã kể trên.

    Nhiều đảng viên cấp cao nghĩ rằng Tập Cận Bình đã điều hành đất nước không tốt từ nhiều năm nay. Virus corona càng khiến ông ta bị chỉ trích, nhưng ít ai dám lên tiếng công khai, vì họ đều sợ bị đàn áp. Chính vì thế, theo nhà nghiên cứu Minxin Pei, cho dù nỗi giận dữ đang dâng lên trên các mạng xã hội, nhưng chắc chắn thảm họa corona sẽ không thể làm ảnh hưởng đến danh tiếng Tập Cận Bình.

    Tuy nhiên, La Croix cũng khẳng định, nếu như trong nước, bộ máy tuyên truyền có thể giúp giữ gìn hình ảnh của Tập Cận Bình và đảm bảo tính chính đáng cho đảng Cộng Sản, nhưng trên trường quốc tế, thách thức đặt ra cho Tập Cận Bình sẽ lớn hơn rất nhiều.

    Trung Quốc đang bị tấn công từ mọi phía : bị chỉ trích mạnh mẽ việc trấn áp hai triệu người Hồi Giáo Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương, bị tổ chức nhân quyền Human Rights Watch nêu tên trong tổng kết thường niên về vi phạm nhân quyền, bị người Hồng Kông phản kháng từ suốt 8 tháng nay, lại đang trong tâm cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ.

    Thế giới coi người đầu tiên phải chịu trách nhiệm về tình trạng nói trên không ai khác chính là Tập Cận Bình. Ông ta ngày càng bị so sánh với Mao Trạch Đông, mà chính sách từ năm 1949 đến năm 1976 đã gây ra cái chết của ít nhất 60 triệu người Trung Quốc. Theo La Croix, sự so sánh này không phải là vô cớ.




    Một loại virus chống toàn cầu hóa

    Trong bài xã luận mang tựa đề « Một loại virus chống toàn cầu hóa », La Croix nhận định dịch bệnh do virus corona gây ra khiến chúng ta phải có ý thức hơn về việc nền sản xuất công nghiệp thế giới đang phụ thuộc vào Trung Quốc, vốn được gọi là công xưởng của thế giới.

    Lâu nay người ta vẫn tự hỏi điều gì có thể hãm bớt các hoạt động trao đổi kinh tế từ những khoảng cách địa lý xa xôi - hiện tượng thường được gọi là « toàn cầu hóa ». Cho đến nay, dường như chưa có gì có thể hãm phanh xu hướng toàn cầu hóa, vốn dựa trên lợi nhuận, tư tưởng tự do mậu dịch và các cuộc cách mạng công nghệ (tin học và vận chuyển bằng container). Thực ra trong thập kỷ qua, tư tưởng bảo hộ cũng đã được nhiều người có thế lực ủng hộ, trong đó có tổng thống Mỹ Donald Trump, nhưng chưa đủ để làm thay đổi mọi chuyện.

    Nhưng việc nhìn thấy dịch bệnh viêm phổi cấp do virus corona lây lan nhanh khiến nhiều người có suy nghĩ rút lui, thu mình lại. Nhiều nước đã đề xuất đưa công dân hồi hương. Cho đến nay, vẫn chưa có nhân vật quốc tế quan trọng nào đến thăm Trung Quốc để bày tỏ tình đoàn kết với người dân nước này trong cuộc chiến chống virus, như thủ tướng Pháp Jean-Pierre Raffarin đã làm khi xảy ra dịch SARS hồi năm 2003.

    Công chúng có thể nghĩ rằng mọi chuyện sẽ sớm thay đổi. Khi dịch bệnh lắng xuống, các hoạt động giao thương lại ít nhiều hồi phục như trước đây, nhưng La Croix nhấn mạnh, trong suy nghĩ của mọi người đã có sự thay đổi nhất định. Virus corona chỉ là một hạt cát so với guồng máy kinh tế đã được toàn cầu hóa nhưng virus này đã cho thấy có sự bấp bênh của toàn cầu hóa. Trong tương lai, có thể các nhà đầu tư sẽ phải suy nghĩ thêm một chút trước khi đặt cược vào Trung Quốc.




    Hệ quả của virus corona đối với kinh tế thế giới

    Vẫn liên quan đến virus corona, báo Les Echos nhận định dịch corona sẽ có tác động đối với kinh tế toàn cầu, nhất là trong bối cảnh quy mô kinh tế Trung Quốc đã tăng mạnh trong suốt 20 năm qua. Theo Michala Marcussen, kinh tế gia trưởng của ngân hàng Pháp Société Générale, so với năm 2003, khi xảy ra đại dịch SARS, quy mô nền kinh tế Trung Quốc nay đã tăng gấp 4 lần. Hiện nay, nền kinh tế Trung Quốc chiếm 16% GDP toàn cầu và 30% sản xuất công nghiệp thế giới.

    Mức độ ảnh hưởng đương nhiên sẽ phụ thuộc nhiều vào chiều hướng diễn biến của dịch bệnh. Tác động của dịch corona đối với kinh tế thế giới thể hiện ở hai khía cạnh. Nhu cầu mua hàng của Trung Quốc sẽ giảm trong những tuần tới. Kinh tế gia trưởng của Société Générale dự báo trong quý 1 năm 2020, mức tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ mất 0,3% vì virus corona.

    Nền kinh tế toàn cầu cũng bị tác động do việc tổ chức các dây chuyền sản xuất bị ảnh hưởng. Dệt may, tin học, điện tử là những lĩnh vực bị tác động nhiều nhất, và nhìn một cách tổng thể, nền kinh tế Đài Loan, Hàn Quốc, Hà Lan, Hungary và Indonesia sẽ chịu những ảnh hưởng tiêu cực nhất.





    http://www.rfi.fr/vi/%C4%91i%E1%BB%83m- ... r%E1%BB%8B
              
              
Trả lời

Quay về “rắn Tàu”