Cập nhật di trú Úc

Trả lời
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Cập nhật di trú Úc

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    Cập nhật di trú Úc


    Những thay đổi nào về visa vợ chồng đã chính thức ban hành từ ngày 01/07/2017?

    Chính thức thì hiện nay vẫn chưa có nhiều thay đổi liên quan đến hồ sơ xin visa vợ chồng, hôn thê, de facto hay đồng tính. Tuy nhiên từ sau ngày 01/07/2017 lệ phí chính thức cho loại visa này đã tăng lên thành $7000.00. Thêm vào đó một bộ phận mới của bộ di trú đã được hình thành. Đó là bộ phận xét duyệt đơn xin bảo lãnh (Sponsor Assessment Unit). Từ 01/07/2017 về sau những người nộp đơn bảo lãnh vợ chồng từ Việt Nam sang sẽ được yêu cầu cung cấp hồ sơ các tội hình sự.

    Nếu người sống tại Úc có quan hệ đồng tính với người ở Việt Nam, có thể làm đơn xin bảo lãnh bạn tình sang Úc chung sống và định cư hay không?

    Theo luật hôn nhân tại Úc, thì định nghĩa vợ chồng nói chung bao gồm những người kết hôn theo luật hôn nhân gia đình tại Úc và tại các nước khác, những người đã đính hôn và chuẩn bị kết hôn, những người chung sống với nhau không kết hôn và những người có quan hệ đồng tính, những người có quan hệ đồng tính đã kết hôn tại một số quốc gia cho phép kết hôn đồng tính.

    Vì thế người có quan hệ đồng tính cũng coi như là có quan hệ vợ chồng và có quyền bảo lãnh bạn tình sang chung sống và định cư tại Úc.

    Nếu bảo lãnh theo diện đồng tính có những đòi hỏi nào đặc biệt mà bộ di trú Úc yêu cầu hay không?

    Những người có quan hệ đồng tính khi làm hồ sơ bảo lãnh đoàn tụ thì hồ sơ cũng phải hội đủ những đòi hỏi như hồ sơ đoàn tụ diện kết hôn, đính hôn và chung sống không hôn thú ( de facto).

    Khi phỏng vấn hồ sơ xin đoàn tụ diện đồng tính, bộ di trú có yêu cầu người xin visa phải trả lời những câu hỏi đặc biệt dành riêng cho những người có quan hệ đồng tính hay không ?

    Người xin visa đoàn tụ theo diện quan hệ đồng tính không bị bắt buộc phải trả lời bất cứ câu hỏi gì khác như những câu hỏi dùng để phỏng vấn những người xin đoàn tụ theo diện kết hôn, đính hôn và de facto. Không hề có yêu cầu phải trả lời những câu hỏi có liên quan đến quan hệ tình dục của người xin visa và người bảo lãnh. Nói chung bộ di trú không có bất cứ sự phân biệt nào đối với những người có quan hệ đồng tính và những người kết hôn, hay đính hôn cả.

    Vấn đề là mỗi hồ sơ có một hoàn cảnh khác nhau, và bộ di trú sẽ hỏi những câu hỏi thích hợp nhằm xem xét rằng mối quan hệ giữa người xin visa và người bảo lãnh có phải là một quan hệ tình cảm thực sự hay không mà thôi.

    Thời gian có quan hệ bao nhiêu lâu với nhau thì những người có quan hệ đồng tính mới có thể làm hồ sơ xin visa hay bảo lãnh ?

    Cũng như các hồ sơ diện kết hôn, đính hôn hay de facto, những người có quan hệ đồng tính cần phải có quan hệ tình cảm ít nhất một năm trở lên mới có thể nộp hồ sơ bảo lãnh hay xin visa.

    Một vấn đề nữa là người bảo lãnh và người xin visa phải đã gặp mặt nhau và thiết lập mối quan hệ tình cảm, trước khi tính đến chuyện bảo lãnh hay làm hồ sơ xin visa.

    Nếu thời gian có quan hệ với nhau chưa đến 12 tháng mà muốn làm hồ sơ bảo lãnh thì phải có lý do giải thích cho bộ di trú và đồng thời hai người phải đăng ký mối quan hệ của họ với cơ quan đăng ký hôn nhân, khai sinh và khai tử tại Úc. Việc đăng ký mối quan hệ này được hay không tùy theo từng tiểu bang tại Úc. Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký quan hệ chung sống không hôn thú hay đồng tính rồi thì lúc đó có thể nộp hồ sơ bảo lãnh.

    Nếu người đồng tính bảo lãnh nhau thì họ sẽ phải xin loại visa nào ?

    Người xin visa phải làm đơn xin loại visa nào tùy thuộc vào hoàn cảnh của từng người và tùy thuộc vào việc người xin visa nộp đơn tại nơi nào.

    Người đồng tính mà đang ở nước ngoài thì nộp hồ sơ xin visa 309. Nếu đang ở tại nước Úc và nộp hồ sơ tại Úc thì nộp hồ sơ xin visa 820.

    Vì sao phải có những loại visa khác nhau như thế ?

    Sở dĩ phải có những loại visa khác nhau như thế là vì theo quy định của bộ di trú Úc, việc đoàn tụ, định cư với người bảo lãnh tại Úc được chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn tạm trú và sau đó là giai đoạn thường trú. Phải có những visa khác nhau để phân biệt và tiến trình của các visa này từ đính hôn đến kết hôn, từ tạm trú đến thường trú cũng khác nhau.

    Thời gian bao lâu mới được có visa thường trú ?

    Giai đoạn tạm trú thường kéo dài ít nhất hai năm kể từ ngày người bảo lãnh nộp hồ sơ xin bảo lãnh đoàn tụ với vợ hay chồng, hay hôn phu, hôn thê hay bạn tình đồng tính. Lưu ý là không phải hai năm kể từ ngày đến Úc mà là hai năm kể từ ngày nộp đơn xin bảo lãnh. Hết thời hạn hai năm này, bộ di trú sẽ gửi thư yêu cầu người có visa tạm thời làm hồ sơ xin visa thường trú. Tuy nhiên thời gian chờ đợi có thể kéo dài hơn thời gian thông thường là hai năm nói trên.

    Với những trường hợp đoàn tụ theo diện đính hôn thì sao ?

    Nếu làm đơn xin visa hay đoàn tụ theo diện đính hôn thì visa được cấp sẽ là visa 300, tức là loại visa dành cho những người có dự tính sẽ kết hôn. Thông thường khi được cấp visa 300 này, người hôn phu hay hôn thê khi đến Úc sẽ phải kết hôn trong thời gian 9 tháng kể từ ngày đến Úc.

    Việc gì sẽ xảy ra nếu người đến Úc theo diện đính hôn đã kết hôn theo đúng pháp luật của Úc ?

    Người đến Úc theo diện đính hôn, tức là có visa 300, khi đến Úc phải kết hôn trước khi visa 300 này hết hạn ( trong vòng 9 tháng ). Sau khi có giấy hôn thú, người bảo lãnh và người xin visa phải làm hồ sơ xin đổi loại visa 300 thành visa 820 là visa tạm trú tại Úc, trước khi được cấp visa thường trú là visa 801..

    Lưu ý là khi đổi visas 300 thành visa 820-801 người xin visa phải nộp thêm lệ phí cho bộ di trú. Hồ sơ phải có đính kèm bản sao giấy hôn thú và những giấy tờ khác theo luật định.

    Nếu người có visa đính hôn đến Úc không kết hôn trong thời gian 9 tháng thì sao ?

    Nếu không kết hôn và không đổi visa 300 thành visa 820-801 thì người xin visa khi đến Úc sẽ không được làm thẻ Medicare, không được đi học các chương trình tiếng Anh cho người di dân mới đến Úc. Thêm vào đó hồ sơ xin visa thường trú để định cư tại Úc có thể bị bộ di trú từ chối vì người xin visa đã vi phạm các điều kiện có ghi trong visa 300 của người xin.

    Có khi nào người xin visa đoàn tụ theo diện vợ chồng được bỏ qua giai đoạn tạm trú và có visa thường trú liền hay không ?

    Có một số trường hợp người xin visa đoàn tụ theo diện vợ chồng, de facto hay đồng tính có thể được cấp visa thường trú ngay, nếu bộ di trú xem xét rằng trường hợp đó là đặc biệt, có đủ cơ sở để tin rằng quan hệ giữa người bảo lãnh và người xin visa là quan hệ thật sự.

    Ví dụ hai người đã kết hôn tại Việt Nam, sau đó người ở Việt Nam làm đơn xin đoàn tụ với người bảo lãnh tại Úc. Thông thường visa được cấp cho người xin là visa 309, tức là visa tạm thời có thời gian hai năm kể từ ngày nộp đơn. Nhưng trong một số trường hợp người xin visa được cấp visa 100, tức là visa thường trú. Những người này đến Úc là lập tức trở thành thường trú nhân ngay và họ không cần làm thêm bất cứ hồ sơ xin visa nào khác.

    Cũng có trường hợp người đến Úc nộp đơn xin tị nạn chính trị và đơn xin tị nạn chính trị bị bác. Sau đó họ nộp đơn xin đoàn tụ theo diện vợ chồng. Nếu đơn xin visa vợ chồng được chấp thuận, thì những người này cũng có thể có visa vợ chồng thường trú ngay.

    Những người có visa 100 có được hưởng phúc lợi ngay như các thường trú nhân khác hay không ?

    Họ được hưởng mọi quyền lợi như một người có visa thường trú tại Úc.

    Trường hợp nào thì những người đi du lịch được phép nộp hồ sơ xin đoàn tụ theo diện vợ chồng ?

    Nếu một người đang đi du lịch tại Úc, mà visa của họ không có quy định điều khoản No Further Stay, tức là không cho gia hạn, thì những người này có thể nộp đơn xin visa 820 và có thể được phép ở lại Úc để đợi hồ sơ xin visa được bộ di trú xét.

    Nếu một người đang ở tại Úc có visa hết hạn, hay đơn xin visa trước đó đã bị từ chối, hay đang có visa tạm ( bridging visa), người đó có thể nộp đơn xin visa đoàn tụ vợ chồng và ở lại Úc chờ kết quả được không ?

    Có thể nộp đơn xin visa vợ chồng trong vòng 28 ngày sau khi visa của người đó hết hạn, trong vòng 28 ngày sau khi đơn xin visa của người đó bị từ chối, hay khi người đó đang có visa tạm. Tuy nhiên trong những trường hợp này người xin visa theo cách này trước nay phải chưa hề xin visa vợ chồng lần nào và phải có những lý do đặc biệt giải thích cho bộ di trú biết vì sao người này không rời khỏi nước Úc và nộp hồ sơ xin đoàn tụ vợ chồng tại nước ngoài.


    Ls Lê Đức Minh


    Nguồn:http://vietluan.com.au


              
Hình đại diện
thiên thanh
Bài viết: 1352
Ngày tham gia: Thứ năm 14/05/15 11:49
Nơi ở: Phố Cổ

Re: Cập nhật di trú Úc

Bài viết bởi thiên thanh »

          


em nghe nói chương trình xin di cư định cư bên Mỹ cũng thay đổi nhiều lắm


          
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Cập nhật di trú Úc

Bài viết bởi Bạch Vân »

          

Bên Pháp chưa có thay đổi về luật di trú huh Thiên Thanh ?

Úc theo chân Mỹ xiết bù lon các loại visa và bảo lãnh thân nhân, mấy năm trước thiên hạ lợi dung khe hở ào ào qua theo đường du học sinh, visa làm việc, diện này được đem theo gia đình, khủng bố trà trộn, đám nhóc tị nạn phi châu quậy phá, trộm cướp , giúp cho nước Úc thì ít, ăn bám xã hội thì nhiều, mình là di dân tị nạn mà còn chán ngán, huống gì người Úc bản xứ . BV ủng hộ việc thay đổi luật di trú & visa xin việc làm bên Úc


          
Hình đại diện
thiên thanh
Bài viết: 1352
Ngày tham gia: Thứ năm 14/05/15 11:49
Nơi ở: Phố Cổ

Re: Cập nhật di trú Úc

Bài viết bởi thiên thanh »

Bạch Vân đã viết: Thứ năm 20/07/17 19:14           

Bên Pháp chưa có thay đổi về luật di trú huh Thiên Thanh ?

Úc theo chân Mỹ xiết bù lon các loại visa và bảo lãnh thân nhân, mấy năm trước thiên hạ lợi dung khe hở ào ào qua theo đường du học sinh, visa làm việc, diện này được đem theo gia đình, khủng bố trà trộn, đám nhóc tị nạn phi châu quậy phá, trộm cướp , giúp cho nước Úc thì ít, ăn bám xã hội thì nhiều, mình là di dân tị nạn mà còn chán ngán, huống gì người Úc bản xứ . BV ủng hộ việc thay đổi luật di trú & visa xin việc làm bên Úc


          
hi chị,

bên Pháp bây giờ nó loạn cào cào đó,

cũng như bên Úc, người đi làm thì ít chứ người đi ăn bám hay quậy phá xã hội thì nhiều
người tị nạn họ quên mất là họ qua Tây "cầu xin lòng nhân đạo của Tây" mà họ coi như đó là "cái quyền", thay vì đi làm đi học thì họ chỉ biết đi quậy phá, chẳng còn ra thể thống gì cả

chưa kể ông TT mới lên đã làm loạn cào cào luôn cả hệ thống quân đội Tây chỉ vì háu quyền háu lệnh

ây dzà, chắc 5 năm tới em đi bầu cho Le Pen :tng:

          
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Cập nhật di trú Úc

Bài viết bởi Bạch Vân »

          

hì hì hì BV cũng thích đường lối chính sách của Le Pen :)

đám khủng bố, quậy phá, ăn bám trả hết về nguyên quán cho khỏe :D

          
Ngoc Han
Bài viết: 1577
Ngày tham gia: Thứ tư 20/05/15 14:24

Re: Cập nhật di trú Úc

Bài viết bởi Ngoc Han »

Chậc nghe hai O bàn chiện chính trị nên cũng vào bàn loạn xã tress. Bên này dân phi châu sang cắm dùi căng lều như đi cắm trại tại Paris, thế là cảnh sát phải dẹp, đem xe tới chở đi tới những chổ có nhà cửa, để ăn, ngủ. Vài ngày sau nhóm khác tới thế chổ cứ như vậy khiến xã hội Tây bây giờ không biết đâu mà rờ. Ton ton mới lên làm vua mà đã đòi giảm ngân sách quốc phòng (quốc gia giàu mạnh là nhờ vào quân đội và giáo dục) lúc trước khi đánh giặc bên các xứ Trung đông, không đủ bom đạn phải mua của Mỹ còn đem lên báo chí cho thiên hạ biết Tây hết bom, có một chiếc hàng không mẫu hạm giờ đang về kiểm kỳ, nằm ụ. Coi như không còn giúp đở ai nữa và bảo vệ chủ quyền biển, thử tưởng tượng tàu ngầm của Nga và phi cơ lạ đi lạc vào hải phận (chỉ có nước ngồi cười trừ, súng tiểu liên thì quá cũ đang thay thế, xe chạy ở sa mạc thì dễ bị hư vì cát, mỗi một chuyến bay của chiến đấu cơ tốn 20000€ giờ, mỗi hoả tiển gắn trên phi cơ chắc ton ton tưởng giá chẳng bao nhiêu, ông xâm mình giảm ngân sách còn chưởi xéo tham mưu trưởng quân đội, trẩm là vua coi như trẩm ban ơn mưa mốc và quyết định hết mọi chiện, thế là tướng từ chức (theo thông lệ những đời tổng thống trước họ để cho quân đội tự tổ chức, tổng thống chỉ quyết định chuyện đánh, hay giúp đở các nước phi châu) khi bị khủng bố đe doạ nền an ninh cuả quốc gia mình như Mali, hiện giờ quân đội kẹt cứng bên đó vì lính Tây mà rút về là sẽ bị rơi vào tay quân khủng bố. Thôi thì ráng chờ kinh tế lên lại, dân chúng no ấm đi nghỉ hè ( dân Tây mà) và và chờ phép lạ. :giggles:
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Cập nhật di trú Úc

Bài viết bởi Bạch Vân »

          

Chung qui cũng do 2 chữ "nhân đạo", cho không đúng người là cõng rắn về nhà , các ông bà chính trị gia vì cái ghế nên nhắm mắt hết

Tụi em có dịp ngồi trong bệnh viện công thấy đám rệp mới khoảng ngoài 20t mà 4-5 đứa con, chúng đẻ như vịt, nuôi lớn lại đi làm khủng bố, phá hoại xã hội, cái vòng luẩn quẩn không biết đến khi nào mới giải quyết được

          




          
Trả lời

Quay về “Quốc Tế”