Pháp

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Pháp

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          




Philippe Pascot, Corruption et Politique
Tham nhũng và Chính trị
(Thinkerview - 11/09/2017)


https://fr.wikipedia.org/wiki/Philippe_Pascot

          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Pháp

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          




Olivier Delamarche, Analyste financier
Phân tích gia tài chánh
(Thinkerview - 11/09/2017)


https://www.wikiberal.org/wiki/Olivier_Delamarche
https://www.facebook.com/Chroniques-dOl ... 755490424/

          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Pháp

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          




Gaël GIRAUD : Tsunami financier, désastre humanitaire ?
Sóng thần tài chính, thảm họa nhân đạo ?
(Thinkerview - 20/03/2019)


https://fr.wikipedia.org/wiki/Ga%C3%ABl_Giraud
https://twitter.com/GaelGiraud_AFD

          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Pháp

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          




Noam Anouar : Lucidité face aux terrorismes ?
Sáng suốt đối mặt với khủng bố ?
(Thinkerview - 20/03/2019)


          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Biểu tình : Thói quen "ngấm vào máu" của người Pháp

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




    Biểu tình :
    Thói quen "ngấm vào máu" của người Pháp
    _____________________________
    Thùy Dương - 22/02/2019



              


    Cuộc biểu tình của phong trào Áo Vàng trên đại lộ Champs Elysées, Paris, ngày 17/11/2018.

              


    Tại Pháp, khác với quyền bãi công, quyền biểu tình không được ghi trong Hiến Pháp. Nhưng đối với người Pháp, biểu tình là một quyền cơ bản của con người để thể hiện tự do ngôn luận. Nhìn từ nước ngoài, biểu tình là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người Pháp, cũng giống như rượu vang và pho mai. Nhiều người đùa vui nói rằng thói quen biểu tình đã ngấm vào máu, là một phần trong chuỗi ADN của người Pháp.

    Ông Elie Lambert, tổng thư ký Liên minh Các nghiệp đoàn Union syndicale solidaire, nhận định trên báo La Croix ngày 09/10/2017 là ngoài các kỳ bầu cử mà lá phiếu cử tri có thể là một phần thưởng hay hình phạt, thì người Pháp ít có cơ hội để biểu đạt sự không tán thành hay tức giận về các chính sách của nhà nước.

    Có những công dân, với tư cách cá nhân, không đồng ý với một biện pháp nào đó của chính quyền, nhưng nếu họ đứng tách biệt, họ không thể làm được gì. Xuống đường, tập trung, tuần hành, biểu tình là dùng sức mạnh của số đông để khiến chính quyền nghe thấy các yêu sách của họ, khiến sự phản kháng của họ trở nên hữu hình. Biểu tình là cách công dân thể hiện sức mạnh đối với chính phủ.

    Trong chuyên mục French Connections trên đài France 24, ngày 30/01/2019, nhà báo Florence Villeminot nhấn mạnh :
    • « Cần biết là có rất nhiều cuộc biểu tình tại Pháp. Người ta thống kê là, tính trung bình thì có 10.000 cuộc biểu tình được tổ chức tại Pháp mỗi năm.
      Đó là nơi tập hợp xã hội, cũng là nơi chúng tôi khám phá về chính trị, là nơi chúng tôi nhớ đến với rất nhiều cảm xúc về những lần đầu tiên tham gia biểu tình. Chúng tôi thường nhớ về các biểu ngữ, ca khúc, chẳng hạn Bella Chaos mà chúng tôi hát trong những ngày đó ».

    Một điều không thể phủ nhận là các cuộc biểu tình ở Pháp « nhiều như cơm bữa », liên quan đến nhiều lĩnh vực, từ bảo vệ môi trường, hôn nhân đồng giới, cải cách luật lao động, hưu trí, giáo dục…, từ quy mô thành phố đến toàn quốc.

    Điển hình nhất là phong trào biểu tình, với hàng triệu người tham gia hồi tháng 05/1968, ban đầu nổ ra trong giới sinh viên ở Paris, rồi lan dần sang giới công nhân và nhiều lĩnh vực khác trên toàn nước Pháp, trở thành phong trào đấu tranh, nổi dậy làm rung chuyển xã hội và mang lại nhiều đổi thay cho nước Pháp.
    Năm 2002, có tới 1,5 triệu người xuống đường phản đối chính trị gia cực hữu Jean-Marie Le Pen lọt vào vòng hai bầu cử tổng thống.

    Nhà báo Florence Villeminot cho biết thêm :
    • « Gần đây hơn, người ta nhắc nhiều đặc biệt đến các cuộc biểu tình để tang và bảo vệ các giá trị của nước Pháp, tưởng niệm các nạn nhân vụ khủng bố nhắm vào của tòa soạn tuần báo châm biếm Charlie Hebdo. Ngày 11/01/2015, một cuộc biểu tình quy mô khổng lồ trên khắp nước Pháp quy tụ tới 3 triệu 7 trăm ngàn người ».


    Trong thời gian qua, được nói tới nhiều nhất là cuộc biểu tình « dài hơi » của phong trào Áo Vàng. Bắt đầu từ ngày thứ Bảy 17/11/2018, với khoảng 288.000 người tham gia đòi chống tăng thuế xăng dầu, trong 14 ngày thứ Bảy liên tiếp, những người Áo Vàng biểu tình khắp nơi trên cả nước, từ Paris, Lille, đến Lyon, Bordeaux, Nantes, Montpellier… với rất nhiều đòi hỏi khác nhau.

    Không chỉ biểu tình vào ngày thứ Bảy, các thành viên của phong trào Áo Vàng còn được kêu gọi xuống đường biểu tình vào ngày Chủ Nhật, kể từ ngày 17/02. Nhưng theo số liệu thống kê của chính phủ Pháp, chỉ có khoảng 51.400 người biểu tình vào thứ Bảy 16/02 và khoảng 1.500 người xuống đường hôm Chủ Nhật 17/02.

    Dường như phong trào biểu tình đang thoái trào, nhiều thành viên tiêu biểu của Áo Vàng tỏ ra kín đáo hơn. Eric Drouet, một trong những người khởi xướng phong trào, đã bị kết án một tháng tù treo vì « tổ chức tập hợp không thống báo trước ». Trước ngày biểu tình đầu tiên của Áo Vàng, thủ tướng Pháp Edouard Philippe phát biểu ngày 14/11/2018 trên kênh RTL :
    • « Tôi xin nói điều này với người dân Pháp :
      quý vị có quyền biểu tình, đương nhiên là như thế, nhưng cần có trách nhiệm và tôn trọng pháp luật ».





    Quyền biểu tình

    Quyền biểu tình không được ghi trong Hiến Pháp, nhưng được ghi trong Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp, cũng như trong Công ước châu Âu về Nhân quyền. Trên thực tế, quyền biểu tình được chi phối bởi các sắc lệnh và pháp chế, các quy định về quyền đi lại biểu đạt ý kiến. Đối với chính quyền,
    • biểu tình phải đảm bảo trật tự,
      không gây mất an ninh cho con người và tài sản.

    Vậy, người tổ chức biểu tình hay tham gia biểu tình phải tuân thủ quy định nào ? Nhà báo Florence Villeminot nhấn mạnh :
    • « Mọi cuộc biểu tình tổ chức tại đường đi lối lại công cộng, cho dù là tuần hành của người đồng tính Gay Pride, Techno Parade hay các cuộc biểu tình do các nghiệp đoàn tổ chức đều phải thông báo trước. Chẳng hạn nếu quý vị thuộc một hiệp hội và muốn tổ chức biểu tình, cần thông báo cho tòa đô chính trước từ 48 giờ đến 15 ngày. Tại Paris thì khác, phải thông báo cho sở Cảnh Sát trước 2 tháng ».

    Nếu tổ chức biểu tình không thông báo trước, không đúng luật, hậu quả sẽ là gì ? Nhà báo Florence Villeminot giải thích tiếp :
    • « Hình phạt là 6 tháng tù giam và phải nộp phạt số tiền 7.500 euro. Nhưng hình phạt này chỉ dành cho những người tổ chức biểu tình ».
    Người tham gia vào cuộc biểu tình không đúng luật có thể bị phạt 38 euro.

    Về số người tham gia biểu tình, con số do Cảnh sát và các nhà tổ chức cung cấp thường có nhiều chênh lệch, người ta gọi đó là « cuộc chiến về số liệu ». Vậy chính quyền thống kê số người biểu tình bằng cách nào ?

    Nhà báo Florence Villeminot giải thích trên đài France 24 :
    • « Đôi khi có chuyện rất buồn cười, bởi vì sự khác biệt về số liệu là rất, rất lớn. Nhưng chuyện này mang tính chính trị, bởi vì con số đó thể hiện mức độ thành công của một cuộc biểu tình.
      Chúng ta sẽ nói về kỹ thuật chính thức, thực ra là kỹ thuật mà cảnh sát dùng là theo phương pháp thủ công. Các nhân viên cảnh sát dùng dụng cụ bấm số cầm tay, rồi sau đó họ kiểm tra lại con số bằng cách xem lại băng video ».

    Liên quan đến kỹ thuật thống kê số người biểu tình, một cựu giám đốc tình báo của Sở cảnh sát Paris giải thích cụ thể :
    • « Thực ra, chúng tôi đếm tất cả mọi người, chúng tôi đếm số người đứng dưới lòng đường, số người trên vỉa hè. Có hai điểm cao để đếm đoàn người. Ở mỗi điểm, có hai nhân viên cảnh sát đứng đếm số người biểu tình. Tôi có thể nói là đây không phải nhiệm vụ tuyệt vời nhất trong hoạt động của họ, nhưng họ làm rất tốt công việc đó, họ biết cách làm và họ làm công việc đó với ý thức, quyết tâm và tính trung thực ».





    Cái van xả nỗi bất mãn trong xã hội

    Vào tháng 06/1984, hai triệu người (theo số liệu của ban tổ chức) tuần hành ở Paris để phản đối dự luật Savary liên quan đến việc sáp nhập các trường tư vào hệ thống giáo dục công. Trước sự phản ứng dữ dội của công luận, dự luật Savary đã bị hủy bỏ.

    Tuy nhiên, biểu tình không phải lúc nào cũng mang lại kết quả. Chẳng hạn, cho dù cuộc biểu tình chống cải cách luật lao động được tổ chức ngày 12/09/2016 quy tụ rất đông người - 200.000 người (theo số liệu của Cảnh sát), 400.000 người (theo thông báo của ban tổ chức) - nhưng dự luật cải cách luật lao động vẫn được thông qua. Nhà báo Florence Villeminot chơi chữ, ví những cuộc biểu tình như cái van qua đó người Pháp xả bỏ những bất mãn trong xã hội :
    • « Biểu tình như vậy có thể có hiệu quả không ?
      Tuần hành có thể mang lại kết quả và làm chính phủ phải lui bước. Nếu nhìn lại lịch sử nước Pháp, có những cuộc biểu tình đã ngăn chặn được các dự luật. Chúng ta có thể nói như vậy, chẳng hạn dự luật về cải cách chế độ an sinh xã hội năm 1995, dự luật về hợp đồng tuyển dụng lần đầu năm 2006.
      Đôi khi biểu tình không mang lại thay đổi gì, không cản được chính phủ, chẳng hạn cuộc biểu tình phản đối hôn nhân đồng giới không ngăn cản được việc hợp pháp hóa đám cưới đồng tính vào năm 2012.
      Tuy nhiên, tổ chức Manif pour tous đã ghi được dấu ấn mạnh mẽ trong tâm trí mọi người và trên chính trường. Vì thế, nhiều người có thể nói rằng vai trò quan trọng nhất của một cuộc biểu tình tại Pháp là làm cái van xả nỗi bất mãn trong xã hội. »

    Trong bài viết « Biểu tình có để làm gì (nữa) không ? » của báo La Croix đăng ngày 09/10/2017, ông Elie Lambert, tổng thư ký Liên minh các nghiệp đoàn Union syndicale solidaire, công nhận là từ năm 2006, các cuộc biểu tình rất hiếm khi làm chính phủ phải chùn bước. Những người có công ăn việc làm đôi khi do dự không muốn tham gia biểu tình, bởi vì họ cho rằng phải nghỉ làm, kéo theo đó là mất thu nhập mà biểu tình cũng không mang lại kết quả gì. Điều đó tạo ra một « vòng luẩn quẩn ».

    Theo ông Elie Lambert,
    • « để có kết quả tốt, các cuộc biểu tình cần được tổ chức theo một phương pháp có thể ít hữu hình hơn, nhưng cụ thể hơn, giống như bãi công, đình công vốn cản trở nền kinh tế hoặc các dịch vụ công, khiến người dân cảm thấy phiền phức, nhờ thế mà gây được sức ép cho chính phủ.
      Biểu tình là gióng lên một hồi chuông cảnh báo, để kêu gọi đối thoại và bàn bạc tìm giải pháp cho một vấn đề ».




    http://vi.rfi.fr/phap/20190222-bieu-tin ... nguoi-phap
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Pháp

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          




Guillaume Ancel,
Lieutenant Colonel / Force d'action rapide

Trung tá / Lực lượng đột kích
(Thinkerview - 20/06/2017)


          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Pháp

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          




Géopolitique : Cynisme et bons sentiments ?
Caroline Galacteros

Địa chính trị: hoài nghi và ý tốt?
(Thinkerview - 27/03/2019)


http://galacteros.over-blog.com/
http://geopragma.fr/

          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Trợ cấp thất nghiệp : Nước Pháp quá hào phóng ?

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




    Trợ cấp thất nghiệp
    Nước Pháp quá hào phóng ?
    _____________________________
    Thùy Dương - 29/03/2019





              


    thất nghiệp đứng gãi đầu tại sở tìm việc làm, Armentieres, 27/08/2014

              



    Ngày 27/02/2019, ủy viên đặc trách kinh tế của Liên Hiệp Châu Âu Pierre Moscovici cho biết
    • tỉ lệ thất nghiệp ở Liên Âu đã giảm xuống mức thấp nhất, chỉ có 6,6% số người ở độ tuổi lao động,
      ít hơn cả trước khi châu Âu lâm vào khủng hoảng kinh tế hồi năm 2008.
    • Trong khi đó, tỉ lệ nợ công trung bình của các nước thành viên cũng giảm xuống còn dưới 1% PIB.

    Tuy nhiên, Ủy Ban Châu Âu đã xếp Pháp vào danh sách “học sinh cá biệt” vì cả tỉ lệ thất nghiệp và nợ công đều quá cao. Theo số liệu của Viện Thống Kê Quốc Gia Pháp công bố ngày 14/02/2019,
    • tỉ lệ thất nghiệp của Pháp vào quý 4 năm 2018 là 8,8% (trên tổng số người trong độ tuổi lao động).
      Tổng cộng, có khoảng 2,5 triệu người Pháp trong cảnh thất nghiệp.

    Trong bối cảnh đó, nhiều người liên hệ hai điểm yếu của Pháp và đặt câu hỏi liệu có phải “Nước Pháp quá hào phóng với người thất nghiệp?”. Thực ra, đây không phải lần đầu tiên người ta nói đến một “chế độ trợ cấp thất nghiệp quá hào phóng”của Pháp.

    Hồi đầu năm 2018, Geoffroy Roux de Bézieux, ứng cử viên cho chức chủ tịch Hiệp hội giới chủ Pháp Medef, phát biểu trên đài RTL :
    • “Chúng ta có hệ thống bảo hiểm thất nghiệp với thời gian trợ cấp dài - 24 tháng và đôi khi là 36 tháng - và cũng có mức trợ cấp hào phóng nhất.
      So với các nước châu Âu khác, chúng ta là nước duy nhất có thời gian trợ cấp kéo dài và mức trợ cấp cao đến như vậy."




    Thời gian trợ cấp

    Nhà xã hội học Claire Vives, thuộc cơ quan nghiên cứu về Lịch sử kinh tế và xã hội IDHES, đồng thời là nhà nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu về việc làm và lao động, ngày 19/02/2019 khi giải thích trên đài France Culture, đã quả quyết :
    • “Không, chúng ta không thể nói là Pháp quá hào phóng với người thất nghiệp.
      Hiện giờ, chỉ có chưa đến một nửa số người thất nghiệp được hưởng trợ cấp. Số tiền trợ cấp trung bình là 950 euro/tháng, điều có cũng có nghĩa là 50% số người thất nghiệp được nhận dưới 950 euro tháng.

    Trên thực tế, không phải cứ thất nghiệp là được hưởng trợ cấp. Nguyên tắc cơ bản tại Pháp là
    • làm việc một ngày thì được hưởng trợ cấp thất nghiệp một ngày”,
      với điều kiện đã làm việc ít nhất 4 tháng trước khi phải nghỉ việc.
    Nếu một người làm việc 4 tháng thì được quyền hưởng 4 tháng trợ cấp thất nghiệp.
    Nếu làm việc 1 năm thì được hưởng một năm trợ cấp.

    Xét về tiêu chí này, báo Le Figaro nhận định Pháp “nhẹ tay” hơn nhiều nước láng giềng châu Âu,
    • chẳng hạn tại Đức, phải làm việc ít nhất 2 năm
      mới được hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa một năm.
    Thế nhưng, do có nhiều tiêu chí khác nữa để xét duyệt trợ cấp thất nghiệp, chẳng hạn liên quan đến lý do tự ý nghỉ việc hay bị sa thải, sức khỏe, … nên theo thống kê, hiện chỉ khoảng 50% số người thất nghiệp tại Pháp được nhận trợ cấp.

    Về mặt lý thuyết, thời gian hưởng trợ cấp tối đa là
    • 2 năm đối với người dưới 53 tuổi,
      2,5 năm cho người 53-55 tuổi
      và không quá 3 năm nếu trên 55 tuổi.
    Thời gian trợ cấp thấp nghiệp của Pháp như vậy là khá dài. Bộ trưởng Nội Vụ Pháp Castaner gọi hai năm người thất nghiệp được hưởng trợ cấp là “hai năm nghỉ phép được Nhà nước trả tiền”.

    Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của Pôle Emploi, cơ quan đặc trách của Nhà nước Pháp về tìm việc làm và cấp trợ cấp thất nghiệp,
    • người thất nghiệp hồi năm 2015 mất 14 tháng để tìm thấy việc làm mới,
      tức là tính trung bình họ chỉ nhận trợ cấp thất nghiệp 14 tháng.
    • Con số này hồi cuối năm 2013 là 10 tháng.

    Còn về bản chất tiền trợ cấp thất nghiệp, nhà xã hội học Claire Vives nhấn mạnh :
    • “Không phải quý vị được hưởng trợ cấp mà là quý vị được bồi thường vì đã có các khoản đóng góp xã hội. Thực ra thì chế độ trợ cấp thất nghiệp ở Pháp là một kiểu chế độ bảo hiểm. Tức là khi đi làm, được hưởng lương thì quý vị đóng góp rồi sau này, nếu chẳng may rơi vào cảnh thất nghiệp thì lúc đó, quý vị được bồi thường tỉ lệ với mức lương đã được hưởng. Nếu chưa đến 55 tuổi, quý vị được trợ cấp thất nghiệp tối đa 2 năm.
      Nhưng chúng ta cần nhớ rằng đa phần người thất nghiệp, khoảng 66%, không hưởng trợ cấp toàn bộ thời gian theo quy định.”

    • Đúng là thời gian trợ cấp trung bình 2 năm,
    • dài gấp đôi thời gian trợ cấp thất nghiệp tại Đức (1 năm)
    • và dài gấp 4 lần so với Anh Quốc (6 tháng).
    Tuy nhiên, Pháp không phải là nước duy nhất như vậy.
    • Thời gian trợ cấp thất nghiệp tại Hà Lan còn lâu gấp rưỡi của Pháp (3 năm).
    • Còn tại Bỉ, sau 2 năm trợ cấp luỹ thoái, người thất nghiệp lại được hưởng thêm chế độ trợ cấp khác, về cơ bản là vô thời hạn.





    Mức trợ cấp thất nghiệp

    Còn về mức trợ cấp thất nghiệp, tại Pháp, có bốn cấp độ dựa theo lương trước khi khấu trừ các khoản đóng góp xã hội. Chẳng hạn,
    • nếu lương của một người trước khấu trừ là dưới 1.143 euro/tháng
      thì mức trợ cấp thất nghiệp/ngày bằng 75% một ngày lương,
    • nếu lương là từ 2.118 đến 12.516 euro/tháng
      thì trợ cấp mỗi ngày bằng 57% một ngày lương.

    Tính trung bình, trợ cấp thất nghiệp dao động trong khoảng 57-75% mức lương của những tháng trước khi mất việc.
    • Tỉ lệ này là 67% tại Đức,
      68% tại Bỉ,
      88% tại Luxembourg.
      Đan Mạch là nước vô địch châu Âu với mức 90%.
      Anh Quốc quy định trợ cấp thất nghiệp cố định trung bình khoảng 350 euro/tháng,
      nhưng lại có nhiều khoản hỗ trợ khác bù lại.

    Một trong những lý do chính để người ta quy kết Pháp quá hào phóng
    • chính là mức trần trợ cấp cho các công chức cao cấp : khoảng 6.300 euro/tháng,
      cao gấp 5 lần mức lương tháng tối thiểu của một người làm công ăn lương tại Pháp
    • và cao hơn khoảng 3 lần so với mức trần trợ cấp tại Đan Mạch và Đức.
    • Ở châu Âu, chỉ có Cộng Hòa Ailen là không hạn chế mức trợ cấp thất nghiệp cao nhất.

    Tuy nhiên, trên thực tế, số người được hưởng đặc quyền này tại Pháp không nhiều : chưa đến 1.500 người. Ngoài ra, những người này thường hiếm khi mất việc và nếu có thất nghiệp thì họ cũng rất nhanh chóng tìm được việc làm mới, nên thời gian hưởng trợ cấp không kéo dài. Thêm vào đó, như nhà xã hội Claires Vives giải thích, đó là những người đã được trả lương cao, tức là mức đóng góp xã hội của họ cũng cao hơn những người khác rất nhiều. Nếu giảm mức trợ cấp cho họ, thì cũng phải quy định lại về mức trần đóng góp xã hội của nhóm người này. Và theo nhà nghiên cứu của cơ quan nghiên cứu về Lịch sử kinh tế và xã hội IDHES, điều này không có lợi cho ngân sách Nhà nước.

    Một lý do khác khiến nhiều người nghĩ rằng chính sách trợ cấp thất nghiệp của Pháp quá “hào phóng” là do trợ cấp của Pháp hiện không mang tính “luỹ thoái”, tức là không giảm dần theo thời gian. Do mức trợ cấp thất nghiệp không bị giảm dần theo thời gian, nên càng đến cuối giai đoạn được trợ cấp, thì người dân Pháp càng được hưởng lợi thế nhiều hơn ở các nước khác. Tuy nhiên, cũng phải nói rằng có nhiều nước châu Âu khác cũng làm như Pháp (Luxembourg, Thụy Sĩ, Đức, Đan Mạch, Phần Lan và Na Uy). Chỉ có một số nước áp dụng quy định trợ cấp giảm dần, chẳng hạn Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.

    Thủ tướng Pháp Edouard Philippe hồi tháng 02/2019 nói đến khả năng áp dụng biện pháp trên để thúc đẩy người thất nghiệp tích cực tìm việc mới. Nhưng biện pháp này không được nhiều người ủng hộ, trong đó có nhà nghiên cứu Claire Vives. Bà giải thích :
    • “Nguyên tắc tính trợ cấp theo kiểu “luỹ thoái” tức là sau khi thất nghiệp một thời gian thì trợ cấp cho quý vị giảm đi. Điều người ta ngầm mong muốn là vì trợ cấp bị giảm nên quý vị sẽ phải cố gắng nhiều hơn nữa để tìm việc. Thế nhưng, các nghiên cứu không cho thấy hiệu quả đó.
      Từ năm 1992 đến năm 2000, cơ chế trợ cấp lũy thoái đã được áp dụng tại Pháp nhưng người ta không ghi nhận được là nó có hiệu quả trong việc giúp người thất nghiệp nhanh chóng có được việc mới.”


    Nhà xã hội học Claire Vives cũng nhấn mạnh là trong thời gian qua, Pháp đã gia tăng công tác kiểm tra, giám sát xem liệu người hưởng trợ cấp thất nghiệp có tích cực tìm việc không. Bà cho biết
    • 85% số người thất nghiệp vẫn liên tục tìm việc.
      Chỉ có 15% không tích cực tìm việc,
      và đa số họ đều không được hưởng trợ cấp.
    Ngoài ra, cũng cần nói đến những người dù cố gắng nhưng cũng không thể tìm được công việc phù hợp với khả năng, trình độ của họ.




    “Nhìn lên thì chẳng bằng ai, nhìn xuống thì chẳng ai bằng mình”.

    Bà Isabelle Grandgérard-Rance, phó giám đốc phụ trách các vấn đề pháp lý của UNEDIC, Cơ quan quản lý bảo hiểm thất nghiệp của Pháp giải thích với báo Le Figaro là
    • nếu xét từng tiêu chí riêng biệt, dường như nước Pháp đặc biệt “hào phóng” với người thất nghiệp :
      thời gian trợ cấp khá dài, điều kiện được hưởng trợ cấp đơn giản, và mức trần trợ cấp cao hơn các nước khác nhiều.
    • Tuy nhiên, nếu xem xét tổng thể nhiều yếu tố, đặc biệt khi phân tích các quy định và đặc thù của mỗi nước, thì theo bà Grandgérard-Rance, Pháp chỉ đứng ở mức trung bình so với các nước châu Âu khác.

    Thực ra, so sánh mức độ hào phóng của chế độ trợ cấp thất nghiệp giữa các nước là rất khó, bởi vì mỗi quốc gia có một hệ thống riêng, với những đặc thù riêng. Giữa một nước trợ cấp 2 năm nhưng mức trợ cấp thấp và một nước chỉ trợ cấp chẳng hạn 6 tháng, nhưng với khoản tiền lớn hơn nhiều, thì nước nào được coi là hào phóng hơn ? Câu hỏi này không dễ trả lời. Thêm vào đó, hỗ trợ, đồng hành với người thất nghiệp không chỉ là trợ cấp hàng tháng cho họ, mà còn phải là giúp đỡ họ hội nhập lại với xã hội.

    Cho dù có thực sự “hào phóng” hay không “hào phóng” hơn các nước láng giềng khác ở châu Âu đối với người thất nghiệp, thì hiện giờ chính quyền của tổng thống Emmanuel Macron cũng đang phải khẩn trương tìm ra giải pháp để khắc phục
    • tỉ lệ thất nghiệp đang ở mức cao nhất châu Âu,
    • đồng thời giảm mức thâm hụt ngân sách hiện cũng đang bị đánh giá là “cao ngất ngưởng” :
      76,1 tỉ euro vào năm 2018 (3% PIB),
      • trong khi tỉ lệ thâm hụt ngân sách trung bình của các nước thành viên Liên Âu chỉ là dưới 1%,
      • Đức thậm chí còn đạt thặng dư ngân sách ở mức cao kỷ lục : 58 tỷ euro (1,7% PIB).




    http://vi.rfi.fr/phap/20190424-tro-cap- ... -hao-phong
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

TT Macron cử 3 người thân tín vào nội các

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




    TT Macron
    cử 3 người thân tín
    vào nội các

    _____________________________
    Trọng Nghĩa - 01-04-2019





              


    Sibeth Ndiaye, phát ngôn viên chính phủ Pháp,
    ... :giggles: ...

    trong cuộc họp báo tại Paris, ngày 01/04/2019

              




    Điện Élysée tối 31/03/2019 công bố danh tính của ba thành viên chính phủ mới được bổ nhiệm thay thế ba bộ trưởng và quốc vụ khanh vừa từ chức vào tuần trước.

    Điểm chung của các thành viên mới trong chính phủ Pháp là cả ba đều là cộng sự viên thân tín của tổng thống Macron.


    1.           


      Sibeth Ndiaye

                
      Nổi bật nhất do vai trò là tiếng nói của chính phủ Pháp là bà Sibeth Ndiaye, được cử làm quốc vụ khanh, phát ngôn viên chính phủ.

      Sinh năm 1979 tại Dakar, thủ đô nước Sénégal ở châu Phi, nhập tịch Pháp năm 2016, bà Sibeth Ndiaye được xem là thuộc giới thân cận nhất của ông Macron, đã bắt đầu làm việc với ông từ thời ông còn làm bộ trưởng Bộ Kinh Tế. Người phụ nữ trẻ gốc Sénégal này đã đồng hành cùng Emmanuel Macron trong suốt chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2017, phụ trách mảng truyền thông báo chí, trước khi trở thành cố vấn truyền thông tại Điện Élysée.


                


      Amélie de Montchalin

                
    2. Nhân vật nữ thứ hai được cử làm bộ trưởng là dân biểu thuộc đảng Cộng Hòa Tiến Bước LREM, bà Amélie de Montchalin, được cử làm quốc vụ khanh đặc trách Châu Âu.

      Sinh năm 1985, tại thành phố thành phố Lyon miền Nam nước Pháp, bà Amélie de Montchalin là một kinh tế gia, tham gia đời sống chính trị từ năm 2017 sau khi được bầu làm dân biểu Pháp. Từ năm 2018, bà đảm nhiệm chức vụ phó chủ tịch thứ nhất đảng Cộng Hòa Tiến Bước.

                


      Cédric O

                
    3. Nhân vật thứ ba được đề bạt hôm qua là ông Cédric O, được cử làm quốc vụ khanh phụ trách kỹ thuật số.

      Sing năm 1982, ông Cédric O từng làm việc trong ban vận động tranh cử của cựu tổng thống đảng Xã Hội François Hollande, sau đó trở thành cộng tác viên của bộ trưởng Pierre Moscovici. Ngay từ năm 2017, ông gia nhập đội ngũ của ông Macron và phong trào Cộng Hòa Tiến Bước, trở thành thủ quỹ chiến dịch tranh cử, là thành viên ban chấp hành của phong trào.


    Cả ba tân quốc vụ khanh đều chưa từng tham gia chính phủ.



    http://vi.rfi.fr/phap/20190401-phap-tt- ... ao-noi-cac
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Nghị Viện Châu Âu : « Cỗ máy ngốn tiền » của Liên Hiệp ?

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Nghị Viện Châu Âu :
    «Cỗ máy ngốn tiền» của Liên Hiệp?

    ________________________________
    Thùy Dương - 23-05-2019





              


    Một phiên họp của Nghị Viện Châu Âu, Strasbourg, Pháp, ngày 17/04/2019.  
    FREDERICK FLORIN / AFP

              

    Kỳ bầu cử Nghị Viện Châu Âu diễn ra từ ngày hôm nay 23/05 đến hết Chủ Nhật 26/05/2019, tùy theo từng nước thành viên. Trong những ngày này, Nghị Viện Châu Âu là đề tài được nhắc đến nhiều trên truyền thông Pháp. Đây là dịp để nhìn nhận lại về vai trò, tổ chức, cơ cấu hoạt động, và đương nhiên là cả « chuyện chi tiêu tốn kém » của định chế này. Báo Le Monde ngày 16/05/2019 có bài viết « Nghị Viện Châu Âu quá tốn kém ».



    Ngân sách hàng năm của Nghị Viện Châu Âu là bao nhiêu?

    Theo dự báo, ngân sách của Nghị Viện Châu Âu cho năm 2020 sẽ vượt quá 2,5 tỉ euro.
    Chi phí cho các nghị sĩ hoạt động dự kiến tăng 2,68%, lên thành 2,5 triệu euro/người/năm.
    Trong khi đó, tại Hạ Viện Pháp, ngân sách cấp cho mỗi dân biểu là dưới 1 triệu euro/năm.





    Tại sao ngân sách dành cho Nghị Viện Châu Âu lại cao đến như vậy ?

    Có rất nhiều lý do khách quan dẫn đến việc Nghị Viện Châu Âu được hưởng ngân sách cao đến khó tin như vậy.

    • Thứ nhất là ngoài trụ sở chính tại Strasbourg, Pháp, Nghị Viện còn có một trụ sở đồ sộ tại Bruxelles, nơi diễn ra phiên họp của các Ủy ban. Việc đi lại giữa Strasbourg, Pháp và Bruxelles, Bỉ đương nhiên là rất tốn kém. Khi có các phiên toàn thể, tất cả các nghị sĩ, một phần trợ lý của họ và nhiều công chức phải tham gia và lưu lại khách sạn 3 đêm. Theo báo cáo năm 2014 của Thẩm Kế viện châu Âu, riêng khoản chi cho các khách sạn ở Strasbourg đã « ngốn » của Nghị Viện Châu Âu tới 114 triệu euro/năm.
                
    • Ngoài ra, Nghị Viện cũng tốn thêm 3,6 triệu euro tiền thuê tàu Thalys chở các nghị sĩ (năm 2017) và 260.000 euro tiền vận chuyển tài liệu giấy tờ đến Strasbourg. Nghị Viện cũng mới nâng mức trần phụ cấp lên thành 180 euro/đêm khách sạn cho một quan chức Nghị Viện đến họp tại trụ sở Strasbourg.
                
    • Đó là chưa kể đến việc văn phòng của Ban thư ký Nghị Viện lại đặt tại … Luxembourg. Mới đây, tòa nhà Konrad-Adenauer này đã được tu sửa với chi phí lên tới 432 triệu euro, tăng 115 triệu euro so với dự toán ban đầu.
                
    • Các nghị sĩ châu Âu có quyền làm việc bằng ngôn ngữ của quốc gia mình, nên Ban thư ký Nghị Viện phải duy trì « bộ máy » biên phiên dịch bằng 24 ngôn ngữ chính thức. Chi phí dịch thuật không hề rẻ :
      • Dịch mỗi trang tài liệu mất khoảng 145 euro,
        còn tiền thù lao cho phiên dịch là khoảng 270-311 euro/giờ.





    Các nghị sĩ châu Âu được hưởng lương như thế nào ?

    Tốn kém nhất cho Nghị Viện vẫn là khoản trả lương cho 751 nghị sĩ :
    • ngoài tiền lương 6.825 euro/tháng sau khi đã trừ các khoản đóng góp xã hội,
    • các nghị sĩ còn được hưởng phụ cấp 320 euro mỗi ngày đi họp.
    • Ngoài tiền tàu xe khi đi công tác, mỗi nghị sĩ còn được cấp thêm 4.513 euro/tháng tiền phụ phí cho các hoạt động với tư cách nghị viên
    • và gần 25.000 euro/tháng để trả lương cho các trợ lý.
      Con số này cao gấp đôi so với tiêu chuẩn mà một dân biểu được hưởng tại Pháp.

    Nghị Viện Châu Âu không chỉ có 751 nghị sĩ, mà còn có thêm 338 quan chức.
    • Lương tháng trước khi trừ các khoản đóng góp xã hội của các quan chức này dao động trong khoảng 14 546 - 20 219 euro,
      cao ngang, thậm chí là hơn cả lương của tổng thống Pháp (15 140 euro/tháng).
    • Đó là chưa kể đến các khoản trợ cấp « hào phóng » cho gia đình các quan chức hoặc tiền hỗ trợ khác.

    Tính tổng cộng, số người làm việc cho Nghị Viện và được trả lương là 7.698 người (kể cả những người ký hợp đồng sự vụ), tất cả đều được hưởng mức lương rất cao. Riêng trong năm 2017, định chế này đã tuyển dụng thêm 116 lái xe. Theo tính toán của cơ quan thống kê Eurostat của Liên Hiệp Châu Âu, vào năm 2020, khoản ngân sách của Nghị Viện để trả lương nhân viên, công chức, nghị sĩ … sẽ còn tăng thêm 6% so với năm 2019.





    Việc chi tiêu của Nghị Viện Châu Âu có minh bạch hay không ?
    Có nhiều nghị sĩ dính vào tai tiếng về thu nhập, chi phí thuê trợ lý … ?

    Nghị sĩ châu Âu Max Anderson là dân biểu Đảng Xanh của Thụy Điển. Ông cho biết là chuyện chi tiêu giữa Nghị Viện Thụy Điển và Nghị Viện Châu Âu khác nhau « một trời, một vực ». Ở trong nước, là dân biểu, ông chỉ thuê trợ lý làm việc 4 tiếng mỗi tuần, nhưng ở Nghị Viện Châu Âu, ông có 5 trợ lý làm việc toàn bộ thời gian.

    Trong năm 2017, có nhiều nghị sĩ châu Âu tại các nước Đông Âu thậm chí còn thuê tới 10 trợ lý trong nước. Le Monde ví các nghị sĩ này như « ông chủ của các công ty vừa và nhỏ ». Nhiều nghị sĩ còn bị tố cáo là đã đòi các trợ lý hoàn lại cho họ lại một phần lương.

    Theo quy định, các nghị viên châu Âu không được thuê các thành viên trong gia đình làm trợ lý. Nhưng trên thực tế, hầu như không cơ quan, tổ chức nào thanh tra trên thực địa công việc của các trợ lý nghị sĩ. Hồi năm 2015, chủ tịch Nghị Viện khi đó là ông Martin Schulz, tố cáo lên các cơ quan chống gian lận của châu Âu và tư pháp Pháp về việc các nghị sĩ của đảng cực hữu Mặt trận Dân Tộc (FN), trong đó có bà Marine Le Pen, đã dùng tiền của Nghị Viện Châu Âu để trả lương cho thư ký của đảng và vệ sĩ riêng.

    Nhưng trong quá trình điều tra, các nghị sĩ của đảng FN khẳng định, nhiều nghị sĩ khác của Pháp cũng làm như họ, nhất là các nghĩ sĩ của đảng Modem và Nước Pháp Bất Khuất. Nghị Viện sau đó đã tiến hành các thủ tục để đòi nghị sĩ Marine Le Pen và 5 nghị sĩ trong đảng của bà bồi hoàn hàng triệu euro, nhưng không mở rộng điều tra đối với nghị sĩ tại các nước khác.

    Ngoài ra, cũng không có bất kỳ sự kiểm tra nào về việc các nghị sĩ sử dụng khoản tiền hỗ trợ 4513 euro/tháng như thế nào. Trong những năm qua, chỉ có các nghị sĩ đảng Xanh và các nghị sĩ Anh Quốc, sau một vụ tai tiếng năm 2009, cam kết công khai các khoản chi.

    Dưới sức ép của nhiều tổ chức phi chính phủ, chẳng hạn Transparency International, cuối cùng thì đến ngày 31/01/2019, các nghị viên châu Âu mới chấp nhận đề xuất của nghị sĩ Đảng Xanh Thụy Điển về việc Nghị Viện sẽ đưa ra các quy định rõ ràng hơn về việc sử dụng tiền phụ cấp. Các nghị viên cũng được kêu gọi tự nguyện công khai trên mạng chứng từ hóa hơn các khoản chi tiêu từ tiền ngân sách của Nghị Viện.





    Nghị Viện cũng « chi rất mạnh tay » vào các công trình quảng bá ?

    Để quảng bá cho hình ảnh của cơ quan lập pháp châu Âu, đúng là Nghị Viện không ngần ngại chi nhiều tiền để thu hút các nhà báo, công dân châu Âu, thậm chí là cho xây dựng các công trình, cơ sở để quảng bá cho hoạt động của họ.

    Năm 2010, Nghị Viện Châu Âu đã cho mở một « văn phòng liên lạc » tại Washington. Định chế cũng đang chuẩn bị dự án mở các văn phòng đại diện tại Djakarta, Indonesia và Addis-Abeba, Ethiopia nhằm phát triển quan hệ với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Liên Minh Châu Phi. Lợi ích của dự án này vẫn đang gây nhiều tranh cãi ngay trong nội bộ Nghị Viện, nhưng hiện giờ dự án vẫn chưa bị hủy bỏ.

    Tại Bruxelles, cho dù đã có Parlementarium, một bảo tàng về hoạt động của cơ quan lập pháp châu Âu, nhưng Nghị Viện Châu Âu vào năm 2017 lại khai trương thêm Bảo tàng lịch sử châu Âu. Bảo tàng lịch sử châu Âu nằm ngay gần trụ sở Nghị Viện, trước đây là một bệnh viện nha khoa và đã được sửa sang lại thành bảo tàng, với số tiền đầu tư lên đến 55 triệu euro.

    Trong một báo cáo hồi tháng 02/2019, Ủy ban kiểm tra ngân sách của Nghị Viện lo ngại về việc chỉ có 99.344 lượt người tham quan bảo tàng, trong khi chi phí cho nhân sự lên tới 4,4 triệu euro. Tuy nhiên, không vì thế mà định chế này muốn ngưng các hoạt động quảng bá. Nghị Viện đang tính đến việc biến thư viện khoa học Solvay, một tòa nhà theo phong cách Tân nghệ thuật đôi khi được dùng cho các buổi hội thảo, thành một thư viện được số hóa, phục vụ công chúng và giới nghiên cứu.

    Nghị Viện cũng đã đầu tư biến nhà của Jean Monnet, tại Bazoches-sur-Guyonnes, vùng Yvelines, ngoại ô Paris, thành bảo tàng và trung tâm hội thảo. Jean Monnet là một trong những nhà sáng lập Liên Hiệp Châu Âu. Ngôi nhà nay đang được mở rộng, nhằm cho phép những người đến tham gia hội thảo có chỗ ngủ đêm.

    Nghị Viện còn có mạng lưới đại diện cho 28 nước thành viên tại thủ đô của từng quốc gia và tại các thành phố lớn như Munich, Edimbourg, Marseille, Milan, Barcelona và Wroclaw. Phát ngôn viên Nghị Viện Châu Âu Jaume Duch giải thích là những chương trình đầu tư nói trên là « một lựa chọn chính trị » của Nghị Viện vì

              
    « Nghị Viện của một nước thì không cần ngày nào cũng phải chứng minh là có tồn tại,
    nhưng Nghị Viện Châu Âu thì cần làm như thế».

    :lol2: :lol2: :lol2: :lol2: :lol2:

              



    http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190523-nghi- ... -lien-hiep
              
Trả lời

Quay về “Quốc Tế”