Úc

Trả lời
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Úc

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           


    Coronavirus ở Úc: NSW có thể bị phong tỏa. Cabramatta có 4 ca nhiễm. Victoria 374 ca nhiễm mới.



    Vùng Tây Nam Sydney, nơi người Úc gốc Việt tập trung đông nhất đang trở thành “điểm nóng”.

    Sáng nay, Thủ hiến Gladys Berejiklian cảnh báo NSW vẫn còn có cơ hội “cô lập được những ca nhiễm và phải làm sao ngăn chận được vi khuẩn lây lan.”

    “Nếu chúng ta có thể vượt qua được trong ba hay 4 tuần tới, chúng ta có thể có giải pháp trung và dài hạn để thoát được cuộc khủng hoảng, còn nếu không chúng ta phải đối diện với một tình thế mà chúng ta không nên có.”

    Tình hình ở Victoria vẫn chưa sáng sủa khi có đến 374 ca nhiễm mới vào hôm nay (thứ Ba 21/7).

    Úc hiện có 12,267 ca nhiễm COVID-19, với 6289 ở Victoria, 3410 ở New South Wales, 1072 ở Queensland, 444 ở South Australia, 651 ở Western Australia, 227 ở Tasmania, 113 ở ACT và 32 ở The Northern Territory.

    Dưới đây là danh sách những suburbs đang có ca nhiễm:


    Southwest Sydney:

    Carnes Hill, Cecil Hills: 11 ca nhiễm
    Casula, Chipping Norton: 8
    Airds: 5
    Balmoral: 5
    Fairfield: 4
    Cabramatta: 4
    Belmore: 4
    Bossley Park, Prairiewood, Abbotsbury: 3
    Bardia: 2
    Revesby: 1
    Catherine Fields: 1
    Currans Hill, Mount Annan: 1
    Smithfield: 1
    Glenfield: 1

    Western Sydney:

    Katoomba, Leura: 4
    Constitution Hill: 3
    Schofields: 2
    Blacktown, Arndell Park: 2
    Winmalee, Springwood: 1
    Oatlands, Dundas: 1
    Erskine Park: 1
    Glenmore Park: 1
    Emu Plains, Emu Heights, Jamison: 1
    Caddens: 1

    South Sydney:

    Lugarno, Peakhurst, Riverwood: 2
    Caringbah: 2
    Engadine, Heathcote, Waterfall: 1
    Beverley Park: 1
    Allawah, Carlton: 1
    Grays Point: 1

    North Sydney:

    Baulkham Hills: 3
    Carlingford: 1

    Northern NSW:

    Charlestown: 2
    Southern NSW:

    Batemans Bay: 4
    Lavington: 2
    Lake Illawarra: 1
    Avondale: 1


    Nguồn:https://news.vietluan.com.au

              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Úc

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    Cập nhật Coronavirus ở Úc:
    Victoria có số tử vong cao nhất kể từ khi dịch bệnh bắt đầu


    Cư dân Victoria bị cảnh báo là họ sẽ bị phạt nếu từ chối mang khẩu trang trong thành phố Melbourne và vùng Mitchell Shire.

    Thủ hiến muốn nhắm đến những người mà ông gọi là ích kỷ (selfish) từ chối luật mới về khẩu trang.

    “Nếu không tuân hành những luật đó, cảnh sát có quyền phạm bạn $200. Đó là điều không nên xảy ra.

    Một số người từ chối mang khẩu trang cho đó là quyền mà người dân được quyền nhưng Thủ hiến Andrews hoàn toàn bác bỏ lập luận này.

    Trong 24 giờ qua, Victoria ghi nhận có 459 ca nhiễm mới và 10 tử vong – đánh dấu ngày có tử vong cao nhất kể từ khi dịch bệnh bắt đầu.



    14 ca nhiễm mới của NSW xuất phát từ đâu?


    Trong 24 giờ qua, NSW ghi nhận có 14 ca nhiễm mới, nâng tổng số lên 3479.

    Bộ y tế NSW cho biết chỉ có một ca đang được điều tra về nguồn gốc.

    Sáu ca liên quan đến nhà hàng Thai Rock ở Wetherrill Park, 2 ca liên quan đến nhà thờ Our Lady of Lebanon.

    Bố ca liên quan đến đám tang và lễ nhà thờ tại vùng tây nam Sydney từ ngày 16 đến 19 tháng 7.

    Những ai tham dự những lễ nói trên nếu thấy có triệu chứng phải đi thử nghiệm ngay.

    Tổng số tử vong ở NSW là 51 và hiện có 99 ca đang “active”.

    Không có ca nhiễm nào liên quan đến ổ dịch Crossroads Hotel hay câu lạc bộ Batemans Bay Soldiers Club.

    Quý vị tham dự những lễ dưới đây nên đi xét nghiệm nếu thấy có triệu chứng:

    • July 16 – St Brendan’s Catholic Church at Bankstown, for one hour from 6.30pm

      July 17 – Ausia Funeral Services (đám tang) at Fairfield East, between 1pm and 8pm

      July 18 – Funeral service (đám tang) at St Brendan’s Catholic Church at Bankstown, for one hour from 10am

      July 18 – Burial service (lễ chôn cất) at St John of God Lawn at Rookwood, between 11.30am and 1pm

      July 19 – Our Lady of Mt Carmel at Mt Pritchard for one hour from 7.30am.



    Nguồn:https://news.vietluan.com.au


    **Nhà thờ St Brendan này anh HV mới đi dự lễ đám tang của một cụ ông quen biết với gia đình vào đầu tháng bảy


              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Úc

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    Những gì đã xảy ra tại các khác sạn cách ly ở Victoria?







    Natalie Brown
    Phạm Hoài Nam dịch




    Chỉ được trả $18 một giờ và không nhận được huấn luyện, đó là lời khai của các nhân viên bảo vệ tại các khách sạn cách ly người Úc từ ngoại quốc trở về Melbourne.

    Scandal khách sạn cách ly ở Victoria là một trong những nguyên nhân chánh gây phong tỏa lần thứ hai, làm thiệt hại cho nước Úc $3 tỉ Úc kim một tuần.

    Một nhân viên bảo vệ (giấu tên) làm việc cho công ty Sterling Security Group (SSG) – là một trong ba công ty bảo vệ được hợp đồng của chính phủ Victoria để canh giữ các khách sạn ở Melbourne – là người sau cùng thổi còi về chương trình này.

    Nói với tờ The Age và The Sydney Morning Herald, nhân viên bảo vệ này tiết lộ là ông được thuê qua chương trình trên mạng WhatsApp, được trả từ $18 đến $24 một giờ, đôi khi được trả tiền mặt và không biết trước là công việc của ông sẽ canh giữ những người có thể bị nhiễm COVID-19.

    “Tôi được thuê một đêm trước khi lệnh phong tỏa tại khách sạn bắt đầu. Tất cả các nhân viên bảo vệ làm việc tại các khách sạn này không có PPD (personal protective equipment – vật dụng bảo vệ cá nhân), không được huấn luyện, chậm chí không có vài lời giới thiệu, không có gì cả,” ông nói.

    “Các nhân viên bảo vệ thường khi ăn uống chung nhau, ôm nhau. Tôi bắt đầu làm việc tại khách sạn Rydges, vùng Swanston, tôi không biết là tất cả những người khách đang ở đây được xác nhận bị nhiễm COVID-19. Các nhân viên bảo vệ được lệnh phải hướng dẫn những người này đi tập thể dục trong khu vực dành để đi bộ trên tầng thượng và các nhân viên bảo vệ chỉ mang khẩu trang và đi chung thang máy với họ.”

    Ông cũng nói thêm rằng sau khi chính phủ Andrews công bố bắt đầu điều tra về vai trò của các nhân viên bảo vệ, ông được trao một bản hợp đồng yêu cầu không được tiết lộ bất cứ thông tin gì về hoạt động của SSG và những khách hàng của họ.

    “Khi tất cả những điều này được đưa lên tin tức và chính phủ quyết định điều tra, lúc đó họ mới đưa cho mẫu đơn này để điền vào,” ông nói.

    Unified Security, một công ty ở Sydney có trách nhiệm canh gác 13 khách sạn dùng để cách ly ở Melbourne – là công ty đã thuê lại công ty SSG – nói với The Age và The SMH rằnghọ “không biết bất cứ sự vi phạm về trách nhiệm của các công ty được giao lại việc này (subcontractors)”.

    “Nếu chúng tôi biết về những điều này chúng tôi sẽ có hành động ngay bao gồm điều tra về những lời cáo buộc và nếu điều đó đúng sự thật, United Security sẽ có hành động để bảo đảm những nhân viên này được trả lương đúng huy chế và tìm cách chấm dứt hợp đồng với các công ty này,” đại diện của công ty United nói.

    Họ cũng nói thêm rằng trách nhiệm của chính quyền tiểu bang là phải kiểm soát sự lây lan trong khách sạn, và các nhân viên và subcontractor phải được huấn luyện đàng hoàng và phải được mang bị các vật dụng bảo vệ cá nhân.

    Sự tiết lộ mới nhất này theo sau nhiều cáo buộc khác từ các nhân viên bảo vệ làm việc tại các khách sạn. Một nhân viên bảo vệ, được biết với tên là George, đã phá luật “khóa miệng” đã nói trong chương trình Today Show rằng ông chỉ được “huấn luyện” năm phút trước khi được giao công việc canh gác một trong các khách sạn cách ly.

    George được một người đứng đầu của công ty quản lý chỗ đậu xe của công ty huấn luyện và ông nói rằng vấn đề chính yếu là các công ty bảo vệ thuê lại các công ty khác (subcontractor) để làm với tiền lương rẻ hơn các nhân viên bảo vệ bình thường.

    “Tất cả các khách sạn cách ly đều do các công ty được thuê lại đảm nhận và đó là cách để các công ty kiếm lời,” ông nói.

    Một công ty bảo vệ khác, được biết với tên là Sam, đã nói với đài số Chín rằng các nhân viên của công y được khuyến cáo là phải tránh bị cách ly và họ không cần phải đi xét nghiệm coronavirus mặc dầu thường xuyên tiếp xúc với những người đang bị cách ly.

    Mặc dầu thường xuyên tiếp xúc với những người đang bị nhiễm vi khuẩn, các nhân viên bảo vệ này thường xuyên đi đến những nơi công cộng trong giờ giải lao hoặc còn làm thêm những việc khác như lái xe taxi hoặc Uber.

    Thay vì kiểm soát vi khuẩn, Sam cho biết “chúng tôi đã phát tán vi khuẩn.”

    “Trách nhiệm của chúng tôi là kiểm soát/ngăn chặn vi khuẩn, nhưng cách mà chúng tôi làm, tôi nghĩ là chúng tôi đã phát tán vi khuẩn, chớ không phải ngăn chặn vi khuẩn,” ông nói.

    Các nhân viên bảo vệ này còn bị cáo buộc đã có quan hệ tình dục với những người khách trong khách sạn, bắt tay nhau, chia nhau từ hột quẹt thuốc lá cho đến các thang máy.

    Jennifer Coate, là quan tòa đã về hưu, hiện đang là người đứng đầu ủy ban điều tra bắt đầu việc này vào hôm thứ Hai 20 tháng 7, nói rằng – nếu không phải là tất cả – sự lây lan hiện nay trong cộng đồng có thể liên quan đến sự bùng phát từ các khách sạn.

    “Những thông tin mà cuộc điều tra đã có được cho thấy là có thể có sự liên hệ giữa các ca nhiễm hiện nay trong cộng đồng ở Victoria trong mấy tuần qua và những người trong chương trình bị cách ly ở khách sạn,” Tony Neal, một nhân viên trong ủy ban điều tra cho biết.

    “Y tế trưởng của tiểu bang thậm chí còn nói với báo chí rằng rất có thể tất cả các ca nhiễm mới đây trong công đồng ở Victoria xuất phát từ những người trong chương trình cách ly ở khách sạn.”

    Thủ hiến Daniel Andrews liên tục né tránh những câu hỏi gần đây tại sao chính phủ không sử dụng quân đội và cảnh sát để đảm nhận chương trình cách ly ở khách sạn, cho biết ông muốn chờ kết quả từ ủy ban điều tra. Nhưng trước mắt lầm lỗi này đã làm tốn của người đóng thuế Úc ít nhất là 3 tỉ Úc kim/tuần, chỉ riêng cuộc điều tra này đã tốn mất 3 triệu Úc kim.


    Nguồn: https://vietluan.com.au



              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Úc

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    Phải tập sống với con vi khuẩn COVID-19





    Mấy tuần nay, tin tức về số người bị lây nhiễm vi khuẩn COVID-19 ở Úc ngày càng tăng, đặc biệt tại tiểu bang Victoria làm cho chính phủ cũng như người dân càng lo lắng, sợ hãi. Tính đến thứ Ba ngày 29 tháng 7 thì trên toàn nước Úc có 15,582 người bị nhiễm vi khuẩn COVID-19, trong số đó có 176 người chết. Trong tuần lễ vừa qua, trung bình mỗi ngày có 374 người bị nhiễm vi khuẩn, đa số ở tiểu bang Victoria. Tuổi trung bình người bị nhiễm vi khuẩn là 39 tuổi. Tính đến hôm nay ở Úc có hơn 4 triệu người đã đi thử nghiệm vi khuẩn.

    Theo báo cáo của Bộ Y Tế Úc trường hợp đầu tiên có vi khuẩn coronavirus bị phát hiện ở Úc là một người đàn ông từ Vũ Hán đã bay đến Melbourne ngày 20 tháng Giêng năm 2020. Sau dó số người bị nhiễm vi khuẫn coronavirus bùng phát ở NSW sau khi tàu du lịch Ruby Princess đến cảng Sydney ngày 19 tháng Ba. Gần 2,700 hành khách rời tàu mà không được kiểm tra sức khoẻ. Trong số hành khách này nhiều người đã bị nhiễm vi khuẩn COVID-19 mà không biết. Theo công ty Luật Shine Lawyers cho biết cho đến nay đã có hơn 700 hành khách từ tàu Ruby Princess bị nhiễm COVID-19.

    Theo thống kê của Y tế NSW thì ngày 23 tháng Ba tại NSW có 818 người nhiễm COVID-19. Một tháng sau, ngày 24 tháng Tư có 2,982 người bị nhiễm vi khuẩn COVID, trong số đó có 34 người chết. Trường hợp ca nhiễm mỗi ngày mỗi tăng. Trong số những người chết, một số là hành khách tàu du lịch Ruby Princess.



    Bác sĩ trẻ cầu nguyện cho các bệnh nhân COVID-19.



    Ngay khi bệnh dịch COVID-19 bùng phát ở Úc, chính phủ Liên Bang cũng như các tiểu bang đã huy động mọi phương tiện y tế để ngăn bệnh dịch, nhưng cũng phải kéo dài gần 3 tháng bệnh dịch mới thuyên giảm. Ngày 9 tháng 6 tại Úc chỉ có 2 trường hợp nhiễm bệnh được ghi nhận. Riêng tại tiểu bang Victoria không có trường hợp nào.

    Nhưng chỉ một tuần lễ sau, bệnh dịch lại trở lại. Ngày 15 tháng 6 tại Victoria có 12 ca nhiễm mới được ghi nhận. Cuối tháng 6 tại Victoria có 64 ca nhiễm mới được ghi nhận, nâng tổng số người bị nhiễm COVID-19 ở Victoria lên 2,159 người. Riêng tại thành phố Melbourne có 1,830 người và 250 người ở vùng quê. Trong số đó có 20 người chết.

    Ngày 7 tháng 7 tiểu bang Victoria tuyên bố đóng cửa. Chính phủ kêu gọi mọi người ở nhà và giới hạn sự đi lại. Trong khoảng thời gian 2 tuần lễ từ 8 tháng 7 đến 22 tháng 7 có 3,954 trường hợp nhiễm vi khuẩn được ghi nhận. Sự lây lan qúa nhanh đã buộc chính phủ phải đưa ra nhiều quyết định cứng rắn để ngăn chặn sự lan truyền của vi khuẩn. Cho đến ngày 29 tháng 7 vừa qua số người nhiễm COVID-19 ở Victoria là 9,304 người trong số đó có 92 người chết.





    Riêng tại tiểu bang NSW trong 2 tuần lễ vừa qua đã có 154 trường hợp nhiễm vi khuẩn được ghi nhận, nâng tổng số người bị nhiễm ở NSW lên 3,529 người, trong số đó có 51 người chết. Theo tin đài truyền hình số 7 chiều ngày 29 tháng 7 có 85 người bị nhiễm vi khuẩn liên hệ đến nhà hàng Thái Rock và 18 người bị nhiễm liên hệ đến đám tang tại vùng Tây Nam Sydney.

    Qua theo dõi sự di chuyển của những người bị nhiễm bệnh, cơ quan y tế xác nhận đa số những trường hợp lây nhiễm này là do qua tiếp xúc trong cộng đồng, thường là những nơi đông người, người có vi khuẩn đã đến đó và lây sang những người tiếp xúc với họ.

    Không ai biết đến bao giờ mới có thuốc trị vi khuẩn COVID-19. Điều quan trọng lúc này là phải ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Để có thể ngăn chặn một cách hữu hiệu, chúng ta phải tập sống chung với con vi khuẩn này.

    Đề phòng là cách hay nhất để tránh lây lan bệnh dịch. Chúng ta có thể giúp chặn bớt sự lan truyền bệnh dịch bằng cách thực hành những hướng dẫn của Bộ Y Tế như sau:

    • Rửa tay thường xuyên khoảng 20 giây bằng xà bông.

      Tránh đụng chạm vào miệng, mắt và mũi khi chưa rửa tay.

      Khi ho hay hắt xì lấy khủy tay che miệng lại.

      Tránh đụng chạm đến những vật dụng ở nơi công cộng.

      Tránh đụng chạm đến người khác, như bắt tay, ôm hôn.

      Giữ khoảng cách an toàn 1m50 mỗi người

    Nếu thấy có những triệu chứng như ho liên tục, đau cổ họng, sốt (37.8 độ hoặc cao hơn), thở khó khăn, người mệt mỏi, mất sức hãy đi gặp bác sĩ hoặc gọi 000 để được giúp đỡ.

    Nếu nghi ngờ mình đã bị nhiễm vi khuẩn hoặc đã tiếp xúc với người nhiễm vi khuẩn hãy:

    • Tự cách ly, ở nhà, không tiếp xúc với ai.

      Uống nhiều nước.

      Nghỉ ngơi nhiều.

      Nếu thấy khó thở hãy liên lạc ngay với cơ quan y tế địa phương và báo cáo triệu chứng của mình.


    Chưa bao giờ phố Cabramatta vắng như cuối tuần thứ Bảy 25 tháng 7.



    Tất cả bệnh dịch đều có thể kiểm soát được. Hãy theo sự hướng dẫn về vệ sinh, giữ khoảng cách và báo cáo trường hợp đã bị lây nhiễm sẽ giúp ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn.

    Cuối tháng Ba, thời gian bệnh dịch COVID-19 lây lan đang lên cao, chính phủ đã áp dụng luật khoảng không gian 4 thước vuông cho mỗi người ở những nơi sinh hoạt đông người. Nhưng đến cuối tháng 6 vừa qua, vì áp lực của giới kinh doanh nhà hàng, quán cà phê, câu lạc bộ .v.v., chính phủ đã giảm xuống 2 thước vuông cho mỗi người.

    Việc giữ khoảng cách rất quan trọng, nhất là ở những nơi đông người. Chính phủ Liên bang cũng như Tiểu bang hàng ngày kêu gọi dân chúng hãy tôn trọng luật giữ khoảng cách và giới hạn con số người tham dự những buổi lễ, hoặc những sinh hoạt đông người. Nếu tự mỗi người chúng ta tôn trọng những hướng dẫn, những luật lệ của chính phủ đưa ra thì có thể đã ngăn ngừa được rất nhiều trường hợp lây nhiễm trong thời gian vừa qua.

    Nếu thấy mình có những triệu chứng như đã nói ở trên hoặc nghi ngờ mình đã bị nhiễm vi khuẩn COVID-19, hoặc đã tiếp xúc với người có vi khuẩn – xét nghiệm dương tính, hãy tự cách ly, ở nhà và tiếp tục theo dõi. Nếu cần phải liên lạc ngay với cơ quan y tế gần nhất. Sự xem thường bệnh dịch của vài người đã mang đến thiệt hại cho rất nhiều người.

    Chỉ cần một người có vi khuẩn COVID-19 đến một nơi nào đó bị phát hiện thì cơ sở đó sẽ bị đóng cửa. Cơ sở đó sẽ bị bắt buộc thực hiện tẩy trùng và tất cả những người có mặt ở đó cùng thời gian với người bị nhiễm sẽ phải đi thử nghiệm. Như trường hợp những người đã đến Crossroads Hotel ở Casual, nhà hàng Thai Rock ở Wetherill Park và những người tham dự dám tang ở Sydney vừa qua.

    Chỉ cần một cửa tiệm được thông báo là có vi khuẩn thì cả khu vực đó không ai dám đến, như trường hợp phố Cabramatta thứ Bảy ngày 25 vừa qua. Để tránh những trường hợp tương tự điều quan trọng là người bị nhiễm vi khuẩn phải thành thật, minh bạch thông báo cho cơ quan y tế địa phương biết để kịp thời ngăn phòng sự lây lan trong cộng đồng.

    Sự thiệt hại của sự lây nhiễm COVID-19 vô cùng to lớn, không thể nào nói được. Thiệt hại sinh mạng con người, thiệt hại về kinh tế, xã hội, công ăn việc làm, tổn thương tinh thần.

    Thiệt hại về kinh tế, trong thời gian vừa qua chính phủ Úc đã phải chi ra mấy trăm tỷ dollars để giải quyết những khó khăn về kinh tế. Việc đóng của biên giới của nước Úc, cũng như giữa các tiểu bang đã làm ngưng trệ mọi sinh hoạt về thương mãi, du lịch, hàng không, giáo dục .v.v. gây ra sự tổn thất tài chánh vô cùng to lớn. Sự giới hạn về di chuyển đã làm gần một triệu người mất việc làm. Thất nghiệp, ngồi ở nhà, không có tiền, đã đưa đến nhiều xáo trộn xã hội. Con số người uống rượu, đánh bài, bạo hành trong gia đình đã gia tăng đáng kể trong thời gian vừa qua.

    Số người bị ảnh hưởng về sức khỏe tâm thần cũng gia tăng. Sự cô đơn, lo lắng cho tương lai, xáo trộn trong gia đình đã làm nhiều người xuống tinh thần. Nhiều người buồn phiền vì đã không được gặp mặt người thân đang bị cách ly trong các khách sạn, trong nhà thương, nhất là cha mẹ già trong các nhà dưỡng lão.

    Không có nỗi buồn nào lớn hơn việc không được gặp mặt người thân trong lúc người thân bị nhiễm vi khuẩn COVID-19 nằm trong phòng cách ly. Đã có rất nhiều trường hợp người bị coronavirus chết trong cô đơn không một người thân bên cạnh.

    Những người bị ảnh hưởng về tâm lý nhiều nhất là các bác sĩ, y tá, nhân viên bệnh viện làm trong khu chữa trị bệnh dịch COVID-19. Họ đã phải chiụ đựng rất nhiều áp lực từ công việc đến tinh thần. Hàng ngày phải chứng kiến bệnh nhân ra đi, sự lo lắng cho chính bản thân có thể bị nhiễm bệnh, cho gia đình, người thân. Nhiều người không dám về nhà sợ mang bệnh về cho người thân trong nhà. Nhiều bác sĩ, y tá trẻ mới ra trường làm trong khu chăm sóc bệnh nhân COVID-19 không chịu nổi những áp lực quá nặng nề như vậy. Chúng ta biết ơn và cầu nguyện cho các bác sĩ, y tá, những người đang đối diện và chăm sóc cho các bệnh nhân vi khuẩn COVID-19 cho họ có niềm tin và nghị lực để tiếp tục công việc.

    Vì sự an toàn của chính bản thân mình, của gia đình, của những người thân quen và của cộng đồng, chúng ta hãy tập sống chung với con virus COVID-19 này. Có thể trong thời gian sắp tới chính phủ NSW cũng bất mọi người khi ra đường phải mang khẩu trang nếu tình hình lây nhiễm không giảm bớt. Việc đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, tránh đến những nơi đông người, tuân thủ tất cả những hướng dẫn của chính phủ và những người có trách nhiệm đưa ra có thể là cách ngăn ngừa truyền nhiễm hay nhất mà tất cả mọi người phải thực hiện.

    Chỉ có những người ích kỷ mới từ chối đeo khẩu trang. Trả lời một người viện dẫn “nhân quyền” để từ chối đeo khẩu trang, Thủ Hiến Victoria Daniel Andrews nói: “Đeo khâu trang – đó không phải là một yêu cầu thái quá. Ngày hôm nay có 10 gia đình đang chuẩn bị đám tang cho người thân của họ, những người bị nhiễm vi khuẩn coronavirus và người trẻ nhất trong số đó mới có ngoài 40.”

    “ Nếu bạn chọn sự ích kỷ viện dẫn quyền “tự do cá nhân”, điều mà bạn đã đọc ở đâu đó trên trang mạng, tôi không biết, đó không phải là vấn đề nhân quyền. Đeo khẩu trang – không phải là một yêu cầu quá đáng.” Sự tuân thủ luật pháp cùng những hướng dẫn của chính phủ là điều hết sức quan trọng.

    Câu chuyện người phụ nữ tên Eve Black đã đưa đoạn phim quay trong lúc cô từ chối trả lời cảnh sát tại một trạm kiểm soát lên facebook để diễu cợt đã bị mọi người xem đoạn phim đó chê trách, lên án mạnh mẽ. Trong đoạn phim khi được cảnh sát hỏi lý do việc di chuyển, Eve Black đã trả lời “tôi không cần phải trả lời ông. Tôi không biết ông”. Viên cảnh sát hỏi lại “vậy cô từ đâu đến đây?”. Một lần nữa Eva lại trả lời: “Tôi không cần phải trả lời ông”. Eva lại hỏi người cảnh sát “Tôi có phạm tội gì không?”. Eva lập lại và phóng xe đi. Trên xe Eva sung sướng hét lên: “F…ing, Trời ơi, Tôi thấy đã quá”.

    Lên tiếng về hành động của cô gái này Cựu Tổng Trưởng Wayne Swan nói: “Đó là một hành động ngu dốt và vô giáo dục. Cuối cùng cô ấy nói cô ấy thấy đã quá. Tốt thôi cô ấy sẽ không thấy đã quá khi nằm trong phòng cách ly ICU”. (ICU là phòng chăm sóc đặc biệt dành cho những người bị bệnh nặng)

    Nếu tất cả cộng đồng chúng ta cùng bảo nhau tuân thủ những hướng dẫn của các cơ quan y tế, của chính phủ là giữ vệ sinh, không đi ra ngoài nhiều, tránh tiếp xúc với những người không biết rõ họ đã đi những đâu, tránh đến những nơi đông người, giữ khoảng cách an toàn, báo cho cơ quan hữu trách khi biết có trường hợp nhiễm vi khuẩn và đi thử nghiệm thì chắc chắn sự lây nhiễm COVID-19 sẽ khó xảy ra.


    Nguyễn Văn Thanh


    Nguồn:https://vietluan.com.au


              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Úc

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    Covid-19: lại kỷ lục mới





    Hôm thứ Hai (17.8.2020) tiểu bang Victoria lại phá kỷ lục của chính mình với 25 bệnh nhân Covid-19 thiệt mạng, trong hết 22 là người cao niên tại các viện dưỡng lão. Đây là con số tử vong vì coronavirus trong một ngày tại Úc và ngoài ra Victoria ghi nhận thêm 282 ca nhiễm mới, tăng 3 trường hợp so với ngày hôm trước. Tính đến đầu tuần này tiểu bang đã có hơn 17,000 ca nhiễm và 334 trường hợp tử vong. Trong số bệnh nhân thì hiện có gần 7,500 ca đang điều trị trong đó hơn 1,000 trường hợp là các nhân viên y tế.

    Lên tiếng trong cuộc họp báo cùng ngày, Thủ hiến Daniel Andrews cho biết, số ca bệnh bí ẩn vẫn tiếp tục tăng và đến nay bang này đã có hơn 3,600 trường hợp không xác định được nguồn lây bệnh.

    Trong khi đó thì cùng môt ngày NSW ghi nhận thêm 7 ca nhiễm mới và đây là ngày thứ 4 liên tiếp bang này ghi nhận số ca nhiễm mới hàng ngày ở mức dưới 10. Số ca nhiễm mới đang duy trì ở mức thấp nhưng điều chính quyền lấy làm lo ngại là liên tục xuất hiện các ổ dịch mới, trong đó có các trường học khiến cho nguy cơ Covid-19 bùng phát trở lại vẫn là rất lớn.

    Hiện chính quyền NSW đang phối hợp chặt chẽ với các trường học trên toàn tiểu bang để cập nhật các quy định kiểm dịch mới. Theo đó các trường học sẽ ngừng tổ chức các buổi lễ tốt nghiệp và các hoạt động dã ngoại khóa cắm trại, văn hóa văn nghệ hay thi đấu thể thao để hạn chế thấp nhất nguy cơ dịch Coivid-19 lây lan cho các học sinh.

    Vì dịch Covid-19 vẫn còn đe dọa tại Victoria và NSW New South Wales nên Queensland hôm nay cho biết sẽ vẫn tiếp tục đóng cửa biên giới.

    Trong khi đó thì có tin cho hay chính phủ Liên bang đang ở trong giai đoạn cuối để ký thỏa thuận với một công ty dược phẩm AstraZeneca tại Anh để mua và sản xuất khoảng 30 triệu liều vaccine chung ngừa virus SARS-CoV-2. Thuốc chủng này phát triển các nghiên cứu khả thi của Đại học Oxford và nếu không có gì trắc trở, thuốc chùng sẽ ra mắt vào nửa đầu năm tới.

    Không nói rõ chi tiết nhưng Tổng trưởng Y tế Grey Hunt cho biết thỏa thuận trên sẽ tập trung vào việc bảo đảm việc chuyển nhượng bản quyền để hãng dược phẩm Úc CSL được sản xuất theo thỏa thuận cấp phép nếu các thử nghiệm lâm sàng trên người của Đại học Oxford thành công.

    Trước đó, ngày 16.8.2020 ông Hunt thông báo Chính phủ Úc đang tiến hành “các cuộc đàm phán vòng sâu” với một loạt chính phủ nước ngoài và các công ty dược phẩm quốc tế.

    Ngoài ra, ông cũng cho biết các nhà khoa học Úc đã đạt được những kết quả rất khả quan trong các thử nghiệm liên quan vắcxin ngừa COVID-19.

    Cũng trong nỗ lực nhằm ngăn chặn dịch COVID-19, các nhà nghiên cứu tại Úc đã lên kế hoạch thử nghiệm thuốc điều trị ung thư BromAc trong phác đồ điều trị cho các bệnh nhân mắc COVID-19.

    BromAc sẽ được sử dụng trực tiếp như một dạng thuốc xịt mũi và có thể ngăn chặn virus SARS-CoV-2 lan rộng tới các cơ quan khác trong cơ thể, trong đó có phổi – nơi virus có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

    Trưởng nhóm nghiên cứu, Giáo sư David Morris cho biết thuốc BromAc hoạt động theo cơ chế làm phân rã các protein gai trên bề mặt của virus SARS-CoV-2, từ đó “vô hiệu hóa” khả năng bám dính của chúng vào các tế bào.

    Loại thuốc này bước đầu đã cho thấy tín hiệu khả quan ở giai đoạn nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Dự kiến, các cuộc thử nghiệm lâm sàng trên những bệnh nhân mắc COVID-19 sẽ được tiến hành tại thành phố Melbourne trong khoảng 2-3 tuần.



    ------------------------------




    ACCC và Google đấu khẩu





    Hôm thứ Hai (17.08.2020) Ủy ban cạnh tranh và tiêu thụ Úc (ACCC) đã ra thông cáo báo chí chỉ trích ” thư ngỏ” của Google.

    Cuối tháng Bảy, ACCC tuyên bố các công ty kỹ thuật “đại dữ liệu” như Google và Facebook sẽ phải trả tiền cho các hãng truyền thông nếu sử dụng nội dung tin tức của những hãng này. Tuyên bố được đưa ra sau khi tiến trình đàm phán kéo dài 18 tháng giữa chính phủ Úc và các hãng kỹ thuật không mang lại kết quả.

    Các biện pháp mới bao gồm những khoản phạt lên tới hàng triệu Úc kim với những công ty vi phạm và buộc các hãng kỹ thuật phải minh bạch thông tin liên quan tới những thuật toán mật mà những công ty này sử dụng xếp thứ tự kết quả tìm kiếm.

    Bước đầu, luật mới này tập trung vào Facebook và Google, hai trong số các công ty giàu có và nhiều ảnh hưởng nhất trên thế giới, nhưng có thể sẽ tiếp tục được áp dụng với mọi nền tảng kỹ thuật số.

    Đầu tuần này (17.8.2020), trong một thông báo mới trên trang chủ và, Google cảnh cáo biện pháp này có thể ảnh hưởng tới cách người Úc sử dụng công cụ tìm kiếm của hãng và gây tổn hại tới những trải nghiệm tìm kiếm của họ.

    Google gắn kèm trong thông báo một đường link dẫn tới một lá thư mở, trong đó giải thích rằng hãng sẽ buộc phải nộp các dữ liệu tìm kiếm của người sử dụng cho các hãng truyền thông và cung cấp những thông tin có thể giúp những hãng truyền thông này tự đẩy mức xếp thứ tự của mình lên trước những trang mạng khác trong kết quả tìm kiếm trên Google.

    Google khẳng định luật trên không chỉ tác động tới người Úc mà còn tác động tới cả hình thức hợp tác giữa Goolge và các hãng truyền thông. Cụ thể, Google khẳng định đã có hợp đồng đối tác với các hãng truyền thông Úc quy định những khoản thanh toán hàng triệu Úc kim và giúp mang lại cho các hãng hàng tỷ lượt truy cập tin tức mỗi năm.

    Lá thư có đoạn viết “thay gì khuyến khích mô hình đối tác trên, luật mới của Úc lại trao đặc quyền cho các hãng truyền thông lớn và khuyến khích họ có những đòi hỏi “sai lầm và không thể chấp nhận được” gây nhiều nguy cơ với các dịch vụ miễn phí của Google.

    Ngay trong ngày, ACCC đã ngay lập tức lên tiếng đáp trả.

    Chủ tịch ACCC Rod Sims nhấn mạnh bức thư ngỏ nói trên truyền tải thông điệp sai lệch về bộ quy tắc ứng xử trong tin tức và Google sẽ “không bắt buộc tính phí cho người dùng các dịch vụ miễn phí của mình… trừ khi công ty này lựa chọn làm như vậy”.

    Chủ tịch Rod Sims nêu rõ dự thảo bộ quy tắc ứng xử cho phép các hãng truyền thông Úc có quyền đàm phán với các công ty kỹ thuật (bao gồm cả Google và Facebook) yêu cầu thanh toán công bằng cho các sản phẩm được đưa vào kho lưu trữ dịch vụ tìm kiếm trên các nền tảng xã hội của những công ty này.

    Mục đích của bộ quy tắc nhằm giải quyết sự mất cân bằng năng lực thương lượng đáng kể giữa các doanh nghiệp truyền thông báo chí Úc với Google và Facebook.

    Trong khi đó, nhiều chuyên gia nhận định nỗ lực mới nhất của Google là “vô nghĩa” và là một nỗ lực tuyệt vọng nhằm tránh phải trả tiền cho các công ty truyền thông để sử dụng nội dung tin tức của họ tại Úc hoặc ở nước ngoài.

    Giáo sư chuyên về lĩnh vực truyền thông xã hội của Đại học Swinburne, Tiến sĩ Belinda Barnet, cho rằng thông điệp mới của Google hoàn toàn “không có ý nghĩa”.

    Theo bà, không có lý do gì mà bộ quy tắc ứng xử của ACCC lại ảnh hưởng đến kết quả tìm kiếm của Google hoặc gây rủi ro cho dữ liệu của người dùng. Việc cố tình công bố “bức thư ngỏ” dường như là một “nỗ lực cuối cùng” của Google nhằm ngăn chặn một tiền lệ có thể xảy ra khiến công ty này sẽ phải trả tiền cho hầu hết các hãng truyền thông trên toàn thế giới.

    Dư luận thế giới đang dành quan tâm đặc biệt tới những đề nghị của Úc trong bối cảnh hầu hết các nhà chức trách đều đang xây dựng những biện pháp quản lý với lĩnh vực kỹ thuật đang thay đổi nhanh chóng mỗi ngày.

    Các hãng truyền thông toàn cầu đang được cho là chịu nhiều thiệt thòi khi tham gia nền kinh tế số, một lĩnh vực mà các công ty kỹ thuật lớn hầu như nắm trọn doanh thu từ hoạt động quảng cáo.

    Ước tính của Chính phủ Úc chỉ ra trong thời đại công nghệ, doanh thu quảng cáo của các hãng truyền thông sụt giảm mạnh, cứ $100 chi cho quảng cáo trực tuyến thì có khoảng gần 30% rơi vào tay Google và Facebook.

    Cuộc khủng hoảng này càng thêm trầm trọng do tác động của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, khi hàng trăm tờ báo của Úc đã phải đóng cửa và hàng trăm nhà báo rơi vào cảnh thất nghiệp trong những tháng gần đây.

    Không giống như những nỗ lực của các quốc gia khác vốn chưa mang lại hiệu quả buộc các nền tảng kỹ thuật phải trả tiền cho tin tức họ sử dụng, sáng kiến của Chính phủ Úc dựa vào luật cạnh tranh thay vì dựa vào các quy định về bản quyền.

    Sáng kiện nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của các hãng truyền thông trong nước và dự kiến sẽ có hiệu lực trong năm nay.


    Nguồn:https://vietluan.com.au


              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Úc

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           


    Úc cân nhắc rút khỏi dự án ​​Vành đai Con đường của Trung Quốc



    Trái: Thủ tướng Úc Scott Morrison. (ảnh chụp màn hình Youtube/9 News Australia); Phải: Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.


    Trong một động thái chưa từng có tiền lệ chống lại sự can thiệp của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vào các vấn đề của Australia, Thủ tướng Australia Scott Morrison sẽ ban hành luật mới, cho phép ông chấm dứt thỏa thuận Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) trị giá hàng triệu đô la mà bang Victoria đã ký với Bắc Kinh, trong số hàng trăm thương vụ khác, theo the BL ngày 26/8.

    Thủ tướng Morrison sẽ sử dụng quyền lực theo hiến pháp để xóa sổ hàng chục thỏa thuận giữa các bang của Úc với các chính phủ và tổ chức nước ngoài nào đe dọa an ninh quốc gia. Bất kỳ giao dịch nào được phát hiện có dấu hiệu này sẽ có thể bị hủy bỏ.

    Dự luật Quan hệ Đối ngoại sẽ được đưa ra Nghị viện Úc vào tuần tới. Phạm vi của nó sẽ bao trùm các trường đại học, và sẽ mở rộng cho tất cả các thỏa thuận giữa các chính phủ nước ngoài và các tổ chức công của Úc.

    Ngoại trưởng Úc Marise Payne sẽ có quyền xem xét và đánh giá bất kỳ thỏa thuận cơ sở hạ tầng tư nhân nào được kết nối với Sáng kiến Vành đai và Con đường của ĐCSTQ, bao gồm hơn 100 thỏa thuận thành phố kết nghĩa — một thỏa thuận quan hệ đối tác lâu dài giữa các cộng đồng ở cả hai quốc gia Úc – Trung.

    Ngoại trưởng Payne cho biết: “Những thay đổi này sẽ cung cấp niềm tin cho các chính phủ, các tổ chức, học viện và người dân Úc rằng các thỏa thuận quốc tế sẽ phải được chính phủ thẩm định để đảm bảo chúng phù hợp với lợi ích quốc gia và các giá trị của chúng tôi”.

    Thủ tướng Morrison cho biết các chính sách đối ngoại và các mối quan hệ của Úc “luôn phải được thiết lập để phục vụ lợi ích của nước Úc”, tờ The Australian đưa tin.

    “Một trong những công việc quan trọng nhất của chính phủ liên bang là bảo vệ và thúc đẩy lợi ích quốc gia Úc”, thủ tướng Morrison nói.

    “Điều sống còn là khi Úc đi đến các thỏa thuận với phần còn lại của thế giới, chúng tôi cần có một tiếng nói thống nhất, và thực hiện theo một kế hoạch thống nhất”.

    Thủ tướng dự định sẽ xem xét kỹ lưỡng tất cả các thỏa thuận với nước ngoài, thường là các thỏa thuận bí mật đã được thực hiện với các quốc gia khác nhau, và bất kỳ hợp đồng đáng ngờ nào đã được thực hiện sẽ bị loại bỏ nếu chúng là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia Úc.

    Thủ hiến bang Victoria Daniel Andrews đã ký thỏa thuận BRI với ĐCSTQ vào năm 2019, phớt lờ những cảnh báo liên tục của thủ tướng và cơ quan an ninh rằng làm như vậy sẽ không vì lợi ích tốt nhất của Úc.

    Ba tuần trước, thủ tướng và Tổ chức Tình báo An ninh Úc (ASIO) đã đệ trình một báo cáo an ninh cho các lãnh đạo nội các quốc gia, chỉ ra các mối đe dọa chủ quyền mà ĐCSTQ gây ra cho Úc, theo báo The Australian.

    “Người Úc thực sự mong đợi chính phủ liên bang mà họ bầu chọn sẽ thiết lập chính sách đối ngoại. Những thay đổi và luật mới này sẽ đảm bảo rằng mọi thỏa thuận được thực hiện bởi bất kỳ chính phủ Úc ở bất kỳ cấp nào đều phải phù hợp với cách thức chúng ta đang làm việc để bảo vệ và thúc đẩy lợi ích quốc gia Úc”.

    Các thỏa thuận giữa Úc với các tổ chức và chính phủ khác ở Nga, Iran, Ấn Độ, Israel, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Singapore, Afghanistan và các quốc gia khác cũng sẽ được tái xem xét kỹ lưỡng.

    Hương Thảo


    Nguồn:https://vietluan.com.au



              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Úc

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           


    ‘Ông sẽ bị bỏ tù’:
    Lần đầu tiên cựu trưởng phòng ABC kể lại câu chuyện chạy trốn của ông khỏi Trung Quốc



    By Matthew Carney
    Phạm Hoài Nam dịch




    Matthew Carney trong lúc là trưởng phòng của ABC ở Trung Quốc.(Supplied)



    Lời người dịch: Ông Matthew Carney là trưởng phòng (Bureau chief) của đài ABC tại Trung Quốc từ 2016-2018, cũng là người có nhiều bài phóng sự về sự vi phạm nhân quyền tại Trung Quốc trong khoảng thời gian làm việc tại đó.

    Cuối cùng Bắc Kinh phải dựng ra tội ‘visa crime’ (tội phạm visa) để trục xuất ông ra khỏi xứ này. Nhưng không chỉ đơn giản trục xuất mà chính quyền sở tại còn hành hạ, sỉ nhục ông bằng nhiều hình thức khác nhau trước khi cho ông ra đi.

    Dưới đây là bài viết của ông Matthew Carney kể lại những tai họa mà ông và gia đình đã trải qua trong hơn 3 tháng cuối cùng tại Trung Quốc. Bài viết vừa được đăng trên các diễn đàng tại Úc vào ngày 21 tháng 9 vừa qua. Sở dĩ ông phải chờ đến thời điểm này mới kể lại là vì không muốn gây khó khăn, phiền toái cho các nhân viên của ABC làm việc tại Bắc Kinh đặc biệt là người thay thế ông.

    ***


    Vào một buổi chiều thứ Sáu khi tôi chuẩn bị rời văn phòng của ABC ở Bắc Kinh để về nhà thì điện thoại reng.

    Bên kia đầu dây là một người đàn ông từ Cục An Ninh Không Gian Mạng (Central Cyberspace Affairs Commission). Ông từ chối cho biết tên nhưng cho biết là các bài tường thuật của chúng tôi đã “vi phạm luật của Trung Quốc, tung những tin đồn, thông tin phạm pháp, gây tác hại đến an ninh quốc gia và niềm tự hào của dân tộc Trung Quốc.”

    Đó là ngày 31 tháng 8 năm 2018, vào thời điểm này tôi làm trưởng phòng của ABC ở Bắc Kinh từ tháng Giêng năm 2016, làm việc cùng với phóng viên Bill Birtles.




    A man with his family stands on a brick wall with mountains in the background
    Matthew Carney và vợ Catherine cùng ba con ở Vạn Lý Trường Thành
    .(Supplied)



    Ba tuần trước đó, trang web của ABC bất ngờ bị cấm ở Trung Quốc, từ lúc đó tôi luôn tìm hiểu lý do. Cú điện thoại cuối cùng đã đến và tôi đã hiểu được lý do tại sao.

    Cú điện thoại buổi chiều hôm đó cũng đánh dấu cho sự bắt đầu của biến cố khác: sau hơn 3 tháng bị hăm dọa cuối cùng gia đình tôi và cá nhân bị bắt buộc phải rời khỏi Trung Quốc.

    Họ muốn tôi biết rằng tôi đang bị theo dõi

    Đây là lần đầu tiên tôi kể ra câu chuyện này. Sau khi rời khỏi Trung Quốc tôi không tường thuật lại những gì đã xảy ra bởi vì tôi không muốn gây khó khăn cho những hoạt động của ABC ở Trung Quốc, không muốn đặt các nhân viên vào sự nguy hiểm hay làm mất cơ hội cho người thay thế tôi, Sarah Ferguson, có thể xin được visa dành cho nhà báo tại Trung Quốc.

    Nhưng tất cả đã thay đổi khi phóng viên của ABC, Bill Birtles và Mike Smith của Financial Review phải bỏ chạy khỏi Trung Quốc vào tháng này.

    Câu chuyện của tôi – bắt đầu hai năm trước đó – cho thấy là những hành động của chính quyền Trung Quốc đối với những nhà báo quốc tế không chỉ thuần túy là những hành động trả thù như người Trung Quốc thường miêu tả.

    Sự thật là tất cả các nhà báo ngoại quốc ở Trung Quốc đều bị theo dõi liên tục. Riêng trường hợp của tôi, sau buổi chiều thứ Sáu hôm đó tôi được chính quyền “quan tâm” một cách đặc biệt – không chỉ có theo dõi liên tục mà còn bị hăm dọa bằng đủ mọi hình thức cho đến khi tôi không còn chọn lựa nào khác hơn là phải rời khỏi đó.

    Đó là sự theo dõi mà chính quyền Trung Quốc muốn bạn biết là bạn đang bị theo dõi. Thí dụ như khi tôi tường thuật về trường hợp người Duy Ngô Nhĩ bị giam tập thể ở Tân Cương, nhóm phóng viên ABC của chúng tôi bị 20 nhân viên an ninh Trung Quốc bao vây, sau đó họ gỏ cửa phòng ngủ của chúng tôi ở khách sạn vào lúc nửa đêm và chất vấn về tất cả những sinh hoạt của chúng tôi trong ngày và điều đó xảy ra mỗi đêm.

    Bên cạnh sự giám sát đó còn có một sự giám sát khác – đó là nhân viên an ninh mạng hoạt động trong bóng tối mà tôi thỉnh thoảng phát hiện.

    Một buổi tối nọ, khoảng 1, 2 giờ đêm tôi tình cờ thức dậy và phát hiện một người nào đó điều khiển điện thoại cầm tay của tôi từ xa, họ đang đọc email của tôi. Họ tìm ra email của những nhà tranh đấu cho nhân quyền ở New York mà tôi đã liên lạc để xin một đoạn phim về người thách thức xe tăng trong biến cố Thiên An Môn vào năm 1989 để cho vào di sản của UNESCO.



    Bức hình người sinh viên đứng trước xe tăng – một trong những biểu tương của biến cố Thiên An Môn.(Reuters)


    Email này đang mở ra để tôi có thể nhìn thấy. Tôi nghĩ là họ cố tình làm như thế để cho tôi biết là họ đang theo dõi tôi.

    Tôi tiếp tục làm việc như bình thường, không để sự hăm dọa ảnh hưởng đến công việc. Tôi có quan điểm rõ ràng là khi bạn phải thay đổi cách viết để làm hài lòng chính quyền Trung Quốc thì đó là lúc mà bạn phải rời khỏi nhiệm sở.

    Tương lai của chúng tôi nằm trong tay chính quyền Trung Quốc

    Một trong những cách gián tiếp mà chính quyền Trung Quốc ép buộc những nhà báo ngoại quốc phải tự kiểm duyệt những bài viết của họ là hăm dọa sẽ không gia hạn visa tạm cư 12 tháng.

    Tôi đã đoán trước chuyện này. 6 tuần trước khi visa của tôi kết hạn, tôi đã nộp đơn xin gia hạn. Nếu mọi chuyện suôn sẻ, bạn sẽ được chấp thuận trong vòng 10 ngày. Tôi đã không nhận được bất cứ sự trả lời nào.

    Không những thế, tôi nhận được lệnh phải đến Bộ Ngoại Giao để “uống một tách trà” (a cup of tea), thuật ngữ này tất cả các nhà báo từng làm việc ở Trung Quốc đều biết – có nghĩa là bạn đang có “vấn đề” với nhà cầm quyền.

    Khi tôi bước vào văn phòng, người tiếp tôi là ông Ouyang đang đứng cùng với bà Sun – một viên chức đeo kiếng cận – nhìn có vẻ nghiêm nghị.

    Bà Sun để một đống bài viết của tôi trên đùi bà. Bà rút ra từng xấp giấy và đọc cho tôi nghe từng cái một: “Đây là trại cải tạo ở Xinjiang! Các vụ hành quyết chính trị. Các nhà hoạt động nhân quyền bị tù cưỡng bức lao động! Gán ghép cho Tập Cận Bình là nhà độc tài…” Sự tức giận của bà tăng theo từng bài viết cho đến khi bà nổi điên lên.

    “Buổi uống trà” kéo dài đến 2 giờ đồng hồ và diễn ra giống như một trò đóng kịch.

    Bà Sun kết tội rằng tôi đã sỉ nhục người dân và lãnh đạo Trung Quốc. Tôi phản ứng lại rằng tôi không hiểu làm sao điều đó có thể xảy ra bởi vì khi trang web của ABC bị cấm ở Trung Quốc thì người dân Trung Quốc không thể đọc được những bài viết của tôi.

    Những lời này càng làm cho bà nổi điên hơn nữa và bà kết án tôi với tội nặng hơn: tôi đã vi phạm luật Trung Quốc và tôi đang bị điều tra.

    Khi rời khỏi buổi họp vào ngày hôm đó tôi cảm thấy bất ổn. Tôi biết tương lai của tôi và gia đình của tôi đang nằm trong tay chính quyền Trung Quốc.

    Tôi bị chỉ trích vì đưa tin “tiêu cực” về đất nước Trung Quốc

    Trong suốt hai tuần sau đó, tôi bị gọi thêm 2 lần nữa để đến “uống trà”. Hai buổi gặp đều do bà Sun đạo diễn và bà ấy giận dữ giống như lần trước. Không khí luôn luôn căng thẳng và đề tài càng lúc càng rộng hơn.

    Tôi bị chỉ trích cho tất cả những gì tiêu cực về Trung Quốc chiếu trên đài ABC, đặc biệt là phóng sự trong chương trình Four Corners điều tra về những sự xâm nhập của Trung Quốc vào chính trường Úc.

    Với tư cách là giám đốc của đài ABC, theo họ, tôi phải chịu trách nhiệm cho tất cả chương trình đó. Cũng theo quan điểm của họ, tôi được bổ nhiệm bởi chính phủ Úc, cho nên tạo áp lực đối với tôi cũng là cách để chuyển một thông điệp đến Canberra.

    Tại một đất nước như Trung Quốc, nơi mà truyền thông chịu sự kiểm soát của chính quyền, để hiểu được quan điểm của sự độc lập – một sự khác biệt căn bản giữa một cơ quan truyền thông của chính quyền và một cơ quan truyền thông của công chúng giống như ABC – không phải là điều dễ dàng.

    Trong lần gặp cuối cùng, bà Sun vẫn không cho tôi biết là visa của tôi có được gia hạn hay không.

    Nhưng bà chỉ tiết lộ một chi tiết quan trọng: vấn đề này bây giờ không còn nằm trong thẩm quyền của bà.

    “Một cơ quan cao hơn đang chịu trách nhiệm điều tra,” bà nói và tỏ ra giận dữ vì luật mới của Úc vừa mới ban hành để đối phó với sự can thiệp từ bên ngoài (đó là một trong những luật khắc khe nhất thế giới vào thời điểm đó.)

    Có gì đó bất ổn

    Bây giờ chỉ còn một tuần nữa là visa của tôi hết hạn, không phải chỉ có tôi mà trong đó còn có visa của vợ và ba đứa con của tôi.

    Chúng tôi đã book chuyến bay về Sydney vào tối thứ Sau tuần sau. Kế hoạch của chúng tôi là phải làm mọi cách để tránh những điều không tốt có thể xảy ra cho ba đứa bé và nếu trường hợp tệ nhất xảy ra, tôi sẽ đón chúng tại trường học và chở thẳng ra phi trường.

    Chúng tôi cố gắng tiếp tục giữ cuộc sống giống như bình thường. Vợ tôi, Catherine, thật tuyệt vời khi đương đầu với những áp lực lớn, vẫn giữ được sự bình tĩnh, phán đoán và quyết định hợp lý trong suốt giai đoạn thử thách này.

    Vào buổi sáng sớm thứ Hai tôi nhận tin vui là visa đã được chấp thuận. Khi tôi đến văn phòng Bộ Ngoại Giao, ông Ouyang đang chờ.

    Không khí thật căng thẳng. Ông Ouyang quăng passport xuống đất, trước mặt tôi, để tôi phải cúi người xuống nhặt lên. Ông cố tình làm như thế như một hành động để sỉ nhục người khác trong văn hóa Trung Quốc.

    Với một thái độ lạnh lùng và giận dữ, ông nói với tôi rằng visa của tôi được gia hạn thêm 2 tháng (tôi xin một năm) và nhắn thêm một câu mỉa mai: “Đừng hy vọng sẽ được trở lại Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc”“đừng nghĩ là chuyện này sẽ chấm dứt với ông.” (Don’t think this mess ends with you).

    Cảm thấy nhẹ nhõm vì đã thoát khỏi tai họa, Catherine và tôi đi thẳng đến sở cảnh sát di trú để đóng mộc visa được gia hạn vào trong passport của chúng tôi.

    Nhân viên tại đây đánh máy chi tiết của chúng tôi vào hệ thống computer của họ, bất bình lình sắc diện của ông ta thay đổi hẳn. “Something was wrong”. Chúng tôi được lệnh phải đến gặp nhân viên An ninh Công cộng (Public Security) ngay lập tức.

    Lúc đó chúng tôi biết rằng tai họa vẫn chưa qua khỏi. Những gì sắp xảy ra có thể còn tệ hơn những gì đã xảy ra.

    Cuối cùng tôi đã hiểu ra…

    Tại Trung Quốc, một khi có chuyện phải đến gặp nhân viên An ninh Công cộng, ai cũng hiểu là đang bước vào vùng đất của sự thẩm vấn và giam cầm. Lúc đó tôi nghĩ đến tất cả những điều có thể xảy ra và lo sợ cho tương lai của chúng tôi. Nếu chúng tôi bị điều tra tại đây thì sẽ gặp nhiều rắc rối.

    Chúng tôi được lệnh đến một trụ sở nằm ở phía bắc của Bắc Kinh và phải mang theo Yasmine – đứa con gái lớn nhất của tôi, 14 tuổi – vì theo họ, Yasmine là một phần trong cuộc điều tra.



    Matthew và con gái Yasmine(Supplied)



    Tôi không thể tưởng tượng điều này có thể xảy ra. Tôi không thể chấp nhận họ có quyền kéo con cái của tôi vào chuyện này.

    Nhưng cùng lúc đó tôi cảm thấy lo sợ. Tôi có cảm giác giống như mình đang lọt vào “trò chơi” của chính quyền Trung Quốc: sử dụng các thành viên của gia đình như một cách để trừng phạt và trả thù.

    Chúng tôi có mặt lúc 7 giờ rưỡi sáng hôm sau và bước vào một tòa nhà rộng. Vào thời điểm này, Tòa Đại Sứ Úc, Bộ Ngoại Giao và Thương Mại và cấp trên của tôi trong đài ABC đã biết những gì xảy ra với tôi và theo sát mọi di chuyển của tôi.

    Tòa nhà này vừa mới xây xong, vẫn còn trống vắng ngoại trừ vài nhân viên đang cắm cúi làm việc tại bàn. Nó sạch đến độ bạn có thể ngửi được mùi thuốc sát trùng. Tại cuối hàng lang, một nhân viên bảo chúng tôi chờ.

    Một lát sau, chúng tôi được gọi vào một phòng nơi có ba người đang ngồi chờ sẵn tại bàn. Một phụ nữ ngồi giữa và hai người đàn ông lớn tuổi hơn ngồi hai bên. Họ không cho biết tên và chức vụ. Người phụ nữ nói với tôi bằng giọng cao ngạo đây là cuộc điều tra về vi phạm visa.
    Đến lúc này tôi mới hiểu ra câu chuyện

    Tính đến thời điểm đó tôi đã làm việc ở Trung Quốc được 3 năm. Trong 3 năm đó tôi đã làm những phóng sự về sự vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc, về sự giam cầm người Duy Ngô Nhĩ, về sự đàn áp những tiếng nói phản kháng, về sự thanh trừng trong đảng Cộng Sản…

    Nếu chính quyền Trung Quốc trục xuất tôi vì những bài phóng sự trên thì sẽ bị mang tiếng với thế giới về tội vi phạm quyền tự do báo chí và tạo thêm căng thẳng với chính quyền Úc. Cho nên họ phải tìm ra những lý do khác để trục xuất tôi – vi phạm visa là cách trục xuất tiện lợi nhất.

    “Ông sẽ bị bỏ tù”

    Câu hỏi nóng lòng nhất của tôi vẫn chưa được trả lời: Tại sao con gái của tôi?

    Người đứng đầu trong nhóm thẩm vấn này là một phụ nữ, trả lời bằng tiếng Anh chậm rãi và chói tai: “Con gái của ông 14 tuổi. Cô ta là người trưởng thành theo luật của Trung Quốc và vì Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc là quốc gia tôn trọng luật pháp cho nên cô ấy sẽ bị buộc tội vi phạm luật visa.”

    Tôi trả lời rằng với tư cách là người cha tôi nhận trách nhiệm thế cho con gái vì chính tôi đã đưa cô ấy đến hoàn cảnh này.

    Người phụ nữ trả lời: “Ông có biết rằng vì là một quốc gia tôn trọng luật pháp chúng tôi có quyền giam giữ con gái của ông không?”

    Bà ấy biết là đang có trọn quyền trong tay và để cho chữ nghĩa diễn tả.

    Sau một phút im lặng, bà nói tiếp: “Tôi phải nói cho ông biết điều này, ông Carney, chúng tôi có quyền giam giữ con gái của ông tại một nơi không cần tiết lộ”.

    Tôi nói với bà ấy rằng nếu bà có ý định đó thì tôi sẽ làm cho tình hình căng thẳng thêm bằng cách kéo Tòa Đại Sứ Úc và Chính phủ Úc vào cuộc, những nơi này đang biết rõ hoàn cảnh của tôi.

    Nhưng nếu bà ấy có ý định làm cho tôi run sợ, thì bà ấy đã thành công.

    Tôi đưa ra nhượng bộ cuối cùng, tôi nói với bà ấy rằng chúng tôi sẽ rời khỏi Trung Quốc vào ngày sau đó, không có vấn đề gì cả.

    Bà ấy cười và nói: “Mr Carney, ông không thể rời Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc! ông đang bị điều tra và chúng tôi đã đóng dấu “cấm rời” vào passport của ông rồi.”

    Chuyện gì sẽ xảy ra một khi visa của chúng tôi hết hạn vào thứ Bảy này? Tôi hy vọng bà ấy nói là chúng tôi bị trục xuất ngay lập tức.

    Nhưng bà ấy mỉm cười và nói: “Ông sẽ bị bỏ tù”.

    Tất cả chỉ là đóng kịch?

    Dĩ nhiên là chúng tôi sợ hãi nhưng tôi phải lấy lại bình tĩnh và phải nghĩ ra một kế hoạch để đối phó.

    Trong lúc giải lao, tôi và Catherine đồng ý với nhau: chúng tôi không bao giờ để cho Yasmine bị tách ra khỏi chúng tôi.

    Sau một vòng gọi cho nhân viên của tòa đại sứ, những người bạn Trung Quốc và đài ABC, tất cả chúng tôi đồng ý là cách tốt nhất trong lúc này là nhận tội và xin lỗi về “tội phạm visa” (visa-crime) với điều kiện là Yasmine không bị tách ra khỏi chúng tôi.

    Tôi trở lại gặp người phụ nữ và nói cho bà biết về đề nghị này.

    Người đàn ông làm việc chung với bà, có khuôn mặc tròn trịa, thân thiện, giải thích rằng sự vi phạm visa đã xảy ra bởi vì tôi đã không chuyển visa từ passport đã hết hạn sang passport mới trong thời hạn 10 ngày. Như thế là phạm tội? Đúng, như thế là phạm tội đối với nhà báo ngoại quốc tại Trung Quốc như tôi. Nhưng tôi cảm thấy nhẹ nhõm khi không bị kết án những tội nghiêm trọng hơn.

    Tôi nghĩ cuộc thẩm vấn này chỉ là vở tuồng, được dựng để làm cho những phóng viên ngoại quốc sợ hãi và nhằm để sỉ nhục tôi, đài ABC và chính phủ Úc.

    Người phụ nữ xen vào và ra lệnh cho chúng tôi trở lại ngày mai – hai cha con chúng tôi bắt buộc phải làm một video thú tội.

    Tôi vào trước lúc 9 giờ sáng. Người đàn ông có khuôn mặt tròn trịa đang sắp xếp máy chụp hình, thu băng, rồi sau đó là những câu hỏi trả lời về hành trình của tôi trong một năm qua.

    Cuối cùng là phần thú tội: “Đúng, tôi đã không để visa của tôi vào passport mới.

    Kế đến, con gái của tôi với vợ tôi bên cạnh, được gọi vào cũng để thú tội tương tự.

    Lúc này người đàn ông trở nên rất thân thiện. Mọi chuyện diễn ra tốt đẹp. Nhưng bạn không thể biết những gì sẽ xảy ra.

    “Cuộc điều tra đã xong”

    Khi người đứng đầu thẩm vấn trở lại, bà nói với chúng tôi rằng bà sẽ xem xét sự thú tội của chúng tôi, sẽ viết bản báo cáo và gởi lên cho cấp trên quyết định.

    Một lần nữa để làm sự căng thẳng tăng thêm, bà nói là phải cần đến vài tuần mới có kết quả. Visa của chúng tôi đã hết hạn 4 ngày và đến lúc này chính quyền Trung Quốc có thể làm bất cứ điều gì họ muốn.

    Chúng tôi trở về nhà trong tâm trạng lo sợ, không biết chuyện gì sẽ xảy ra. Nhưng niềm an ủi là gia đình chúng tôi không bị tách ra.



    A piece of paper in Chinese language with a red ink fingerprint
    Giấy “thú tội” của Matthew có chữ ký và lăn tay
    (supplied)



    Thật bất ngờ, vào sáng sớm hôm sau, chúng tôi nhận được điện thoại: “Cuộc điều tra đã xong. Visa xin gia hạn thêm 2 tháng đã được chấp thuận. Đến văn phòng an ninh ngay lập tức.

    Người đàn ông với khuôn mặt tròn trịa đang chờ chúng tôi.

    Con gái của tôi và tôi ký tên và lăn tay từng trang giấy trong hồ sơ “thú tội” bao gồm nhiều trang giấy.

    Rồi ông đến bắt tay chúng tôi với nụ cười niềm nở và trao cho chúng tôi tờ giấy chứng nhận là chúng tôi phạm tội vi phạm visa. Khi chúng tôi rời khỏi building, người đứng đầu cuộc thẩm vấn nhìn chúng tôi một cách nghiêm nghị và lạnh lùng.

    Chưa bao giờ hạnh phúc hơn khi được rời khỏi nơi đây

    Nhưng tai họa vẫn chưa chấm dứt…

    Một chương trình mà tôi làm về hệ thống thang điểm trong xã hội của Trung Quốc, trong đó chính quyền đã sử dụng kỷ thuật digital để kiểm soát người dân, được hàng chục triệu người xem trên khắp thế giới.

    Trong chương trình này có sự tham dự của một phụ nữ Trung Quốc được xem là “một công dân gương mẫu”, cô này hăm dọa sẽ kiện tôi tại tòa án dân sự về tội phỉ báng. Chồng của cô ta là một đảng viên nhiệt tình và tham vọng. Có phải đây là một cách khác để đe dọa tôi và đài ABC?

    Tôi liên lạc với một luật sư người Mỹ đang làm việc tại Bắc Kinh mà tôi quen biết, ông khuyên tôi phải rời khỏi Trung Quốc ngay lập tức bởi vì một khi người phụ nữ này nộp đơn lên tòa thì passport của tôi sẽ bị “đóng dấu” và tôi phải chờ cho đến khi nào vụ kiện giải quyết xong mới có thể rời khỏi Trung Quốc.

    Ông luật sự này từng đại diện cho mấy chục người ngoại quốc gặp trường hợp tương tự, trong đó có vài người bị kẹt lại Trung Quốc trong nhiều năm.

    Tôi đếm từng ngày trước khi rời khỏi Trung Quốc vĩnh viễn. Đó không phải cách mà tôi muốn kết thúc nhiệm sở của mình – để lại phía sau một trong những phóng sự lớn nhất thế giới và nhiều người bạn tốt Trung Quốc.

    Nhưng được bước lên máy bay để trở về Sydney vào một buổi tối lạnh giá của tháng 12 làm tôi chưa bao giờ tôi cảm thấy hạnh phúc hơn.


    Matthew Carney is the executive producer of Foreign Correspondent. From 2016-2018 he was the ABC’s China bureau chief.

    Nguồn: ‘You will be put into detention’: Former ABC bureau chief tells story of fleeing China for first time


    https://www.vietluan.com.au




                
    Hình đại diện
    Bạch Vân
    Bài viết: 5388
    Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
    Gender:

    Re: Úc

    Bài viết bởi Bạch Vân »

    •           


      Westpac dàn xếp mức phạt dân sự lớn nhất trong lịch sử nước Úcn





      BY NAKARI THORPE, PHAN BÁCH


      Ngân hàng xưa nhất nước Úc Westpac sẽ trả mức phạt lớn nhất trong số các doanh nghiệp tại Úc.


      Trong một thỏa thuận đạt được với dịch vụ theo dõi tội phạm về tài chính cuả Úc tức Austrac, ngân hàng đồng ý trả số tiền phạt là 1,3 tỷ đô la.

      Việc nầy diễn ra sau khi Austrac phát động vụ kiện hồi năm rồi, cáo buộc ngân hàng cho vay không báo cáo các khoản chuyển ngân nghi ngờ.


      Bà Nicole Rose là giám đốc của Austrac cho biết.

      Thỏa thuận nầy phản ảnh tính chất nghiêm trọng và mức độ thiếu tuân thủ của Westpac".

      "Nếu chính phủ liên bang quyết tâm cho rằng mức phạt đề nghị là thích hợp và có một quyết định thích ứng, thì nó sẽ cho thấy đó là mức phạt dân sự lớn nhất trong lịch sử nước Úc”, Nicole Rose.

      Được biết ngân hàng Westpac thừa nhận các vi phạm lên đến 23 triệu vụ, liên quan đến rửa tiền và tài trợ khủng bố, trong đó không khai báo 19 tỷ rưỡi đô la về việc chuyển tiền trong thời gian 5 năm, với tổng cộng là 11 tỷ đô la.

      Trong số nầy, một số vụ ngân hàng cho phép việc chuyển ngân có thể dính líu đến những vụ lạm dụng trẻ em.

      Tiết lộ nói trên khiến Tổng Giám Đốc là ông Brian Hartzer phài từ chức hồi năm rồi và việc về hưu sớm của Chủ tịch hội đồng Quản trị là Lindsay Maxsted.

      Hôm qua tân Tổng Giám Đốc là ông Peter King hứa hẹn sẽ làm mọi chuyện tốt đẹp hơn và trong một thông cáo nói rằng, ‘Westpac cam kết sửa chữa các lỗi lầm để bảo đảm rằng những chuyện nầy không tái diễn’.

      Được biết mức phạt cao hơn Westpac dự tính, mà trước đó ngân hàng dự trù đã để riêng 900 triệu đô la hồi tháng 4.

      Con số nầy vượt qua mức phạt 700 triệu đô la của ngân hàng Commonwealth hồi năm 2017, do vi phạm trong 54 triệu vụ.

      “Vẫn còn những thách thức ở phía chân trời, trong việc họ cần phải sửa chữa vấn đề điều hành, họ cần phải tạo lại niềm tin của khách hàng và các vấn đề đặc biệt của Westpac, họ cần phải tái lập thanh danh của mình”, Omkar Joshi.

      Tổng Trưởng Nội vụ Peter Dutton nói rằng, Westpac đã làm sai đối với người dân Úc và nay phải trả giá rất đắt.

      “Dĩ nhiên mức phạt 1,3 tỷ đô la là số tiền lớn lao ngay cả đối với một ngân hàng, thế nhưng nó lại là nhỏ bé, qua việc bồi thường cho những người bị thiệt hại do việc thiếu báo cáo về vụ chuyển tiền, bởi một tên khủng bố hay một người có dính líu về tội phạm tình dục đối với trẻ em".

      'Có những thí dụ trong số 23 triệu trường hợp mà quí vị có thể chỉ ra, là có những tác động trực tiếp đến con người”, Peter Dutton.

      Tổng Trưởng Tư Pháp Christian Porter nói rằng, mức phạt nầy nên xem là lời cảnh cáo đến các ngân hàng hay định chế tài chính khác.

      "Các cuộc thương thuyết khó khăn với Westpac dẫn đến việc dàn xếp cũng như khám phá ra những thất bại hết sức lớn lao của ngân hàng nầy, trong việc tuân thủ luật lệ của Úc, nhằm mang lại sự an toàn cho người dân Úc".

      "Trong quan điểm của chính phủ, nó cũng là lời đánh thức cho mọi định chế tài chính khác”, Christian Porter.

      Trong khi Westpac không bị truy tố về hình sự đối với các sai trái, các phân tích gia của ngân hàng cho biết việc nầy dành cho ngân hàng một con đường để tái lập thanh danh của mình.

      Ông Omkar Joshi thuộc tổ chức Opal Capital Management cho biết.

      “Vẫn còn những thách thức ở phía trước, trong việc họ cần phải sửa chữa vấn đề điều hành, họ cần phải tạo lại niềm tin của khách hàng và các vấn đề đặc biệt của Westpac, họ cần phải tái lập thanh danh của mình”, Omkar Joshi.

      AUSTRAC cho biết đây chỉ là chuyện mới bắt đầu và cảnh cáo rằng, cơ quan nầy sẽ nhắm vào nhiều định chế khác vi phạm luật lệ.

      Được biết tòa án tối cao sẽ quyết định xem liệu mức phạt ngân hàng Westpac là thích hợp hay không.


      Nguồn:https://www.sbs.com.au


                
    Hình đại diện
    Bạch Vân
    Bài viết: 5388
    Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
    Gender:

    Re: Úc

    Bài viết bởi Bạch Vân »

    •           


      Kevid Rudd trả thù Rupper Murdoch






      Cựu Thủ tướng Kevin Rudd đã trình thỉnh cẩu để lấy chữ ký, yêu cầu quốc hội thành lập một ủy ban điều tra độc lập (royal commission) để làm sáng tỏ sự lũng đoạn của công ty truyền thông News Corps của tỷ phú Rupper Murdoch đối với nền chính trị Úc cũng như bảo đảm một luật truyền thông mạnh và đa dạng.

      Thỉnh cầu được ông Rudd đưa lên trang chủ của Quốc hội Úc vào ngày 10.10.2020, được đánh số là “Petition EN1938”, sẽ hết hạn lấy chữ ký vào 11.59 tối 4.11.2020. Trong vòng chưa đầy 24 tiếng đồng hồ thỉnh cầu đã thu hút được 6000 chữ ký, chỉ hai ngày sau đã thu hút trên 100,000 chữ ký, khiến trang chủ của quốc hội Úc hầu như tê liệt. Đến trưa ngày 21.10.2020 đã thu hút 355,908 chữ ký!

      Ông Murdoch thao túng đến 70 lượng báo in tại Úc nên dễ dàng thao túng dư luận và trong 10 năm trở lại đây, ông trùm này càng ngày càng hành xử ngạo mạn hơn và tính ra đã trắng trợn kích độc ba vụ lật đổ thủ tướng Úc. Chính vì thế nên từ lâu ông Rudd đã gọi công ty này là “bệnh ung thư của nền dân chủ”.

      Nhưng tính ra thì ông Rudd cũng từng “hưởng lộc” của Murdoch. Tháng Tư năm 2007, khi còn chờ 7 tháng nữa là bầu cử, Murdoch đã công khai ủng hộ ông Rudd qua việc mời đi ăn trưa tại New York và đây được xem là một dấu hiệu cho thấy Rudd sẽ thắng ông John Howard. Sau đó thì ông Rudd thắng nhưng chẳng bao sau đó Murdoch quyết lật ông Rudd, đích thân ông sỉ vả ông Rudd là kẻ mặc áo quá đầu, không biết vị thế của mình và nước Úc. Năm 2010 báo chí của ông tới tấp tấn công và ngày 24.6.2010 ông Rudd bị bà Julia Gillard lật đổ.

      Ba năm sau ông Rudd, ngày 26.6.2013 ông Rudd lật bà Gillard để lên làm thủ tướng và chiến đấu với ông Tony Abbott trong cuộc tranh cử vào tháng 9 cùng năm. Tuy nhiên lúc này ông Rudd còn phải đối phó với ông Murdoch. Chính Murdoch đã trắng trợn ủng hộ Abbott để đánh bại Rudd.

      Đánh Rudd

      Ông Rudd vừa công bố quyết định tổ chức bầu cử liên bang vào ngày 4.8.2013 thì ngay hôm sau, ngày 5.8.2013, tờ The Daily Telegraph của Murdoch đã chạy ngay hàng tít lớn trên trang mặt với hình của ông Rudd: “Finally, you now have a chance to kick this mob out.”

      Hàng chữ trên có thể tạm dịch: “Cuối cùng qúy vị đã có cơ hội để đá tên vô lại này văng ra ngoài” và cách chạy tít này đã làm nhiều người sững sờ. Lọai chữ nghĩa này là sản phẩm của Col Allan, chủ bút tờ New York Post, một tay chân đắc lực của Murdoch, được cử từ Mỹ về Úc vào tháng Bảy để… thay đổi chính quyền Úc.

      Ngày 29.7.2013 Allan đến Úc và ngày 30.7.2013 đã triệu tập tòan bộ chủ bút các tờ báo thuộc quyền sở hữu của Murdoch với một thông điệp ngắn gọn: phải đánh mạnh vào đảng Lao Động, kết quả thăm dò của càng cao, càng đánh mạnh hơn!

      Lý do của của các ngón đòn này là vì lợi nhuận của hệ thống truyền thông News Limited.

      Ông Rudd nuôi tham vọng xây dựng Đài truyền hình quốc gia Úc ABC thành một đài truyền hình có tầm cỡ quốc tế, ngang với CNN hay Fox News của Mỹ, nghĩa là cạnh tranh với Murdoch.

      Ngoài ra Rudd là nguời chủ xướng chương trình Băng thông rộng quốc gia (National Broadband Network (NBN) do đó mối đe doạ đến hệ thống truyền hình cáp Foxtel, là mối kinh doanh quan trọng nhất của Murdoch tại Úc. Nếu NBN hoàn thiện, người Úc có thể thoải mái sử dụng internet để xem tin, xem phim y như là xem tivi, lúc đó tài sản của Murdoch sẽ bị bỏ xó. Chính vì vậy nên năm này tháng khác báo chí của Murdoch tại Úc liên tiếp nhắm vào những chậm trễ và tình trạng đội giá của việc lắp đặt hệ thống NBN.

      Trong khi đó thì ông Abbott còn có ơn riêng với ông Murdoch. Năm 2011 Murdoch bị vụ tai tiếng nghe lén điện thoại của báo News of the World tại Anh vào năm 2002 bị vạch mặt, Murdoch phải cay đắng khai tử tờ báo bán chạy nhất của mình rồi cùng con trai ra điều trần trước Hạ viện Anh, thú nhận đây là ngày “nhục nhã nhất” của đời tôi.

      Lúc đó bà Gillard lên tiếng đòi hỏi công ty News Ltd Australia của Murdoch tại Úc “phải trả lời trước những câu hỏi gai góc về nghi vấn vận động chi phối quyền lực”. Theo bà thì nếu công chúng Anh ‘bận tâm’ bởi vụ bê bối thì người Úc cũng “muốn có câu trả lời”. Bà Gillard còn yêu cầu Cảnh sát liên bang (AFP) điều tra việc News Corporation cạnh tranh không lành mạnh: công ty này khuyến khích các tin tặc ăn cắp các “thẻ thông minh” (smart cards) của các công ty cạnh tranh như Austar hay Optus, do đó các đối thủ bị tổn hại về tài chính và giảm thiểu chất lượng dịch vụ.

      Nhưng ông Abbott đã ra mặt bảo vệ Murdoch. Ông Abbott chỉ trích bà Gillard là “doạ nạt truyền thông” và cho rằng lời của bà Gillard không quan hệ gì đến tờ News of the World mà thực chất chỉ là cố doạ dẫm để chính phủ của bà khỏi bị báo chí của Murdoch làm phiền.

      Tuy nhiên mối tình của Murdoch với Abbott không kéo dài, sau đó thì Murdoch hạ Abbott bằng những ngón đòn tàn nhẫn!

      Hạ Abbott





      Kể từ cuối năm 2014 đội quân báo chí của Murdoch ráo riết tấn công ông Abbott. Trực tiếp thì nhắm vào những phát biểu hay chính sách của Abbott. Gián tiếp thì nhắm vào nguyên chánh văn phòng Peta Credlin, khai thác chuyện khó hiểu trong quan hệ hai người, cách quản trị độc đoán và tính khí cộc cằn của bà.

      Ngày 28.1.2015 đích thân Murdoch đã khuyên Abbott trên trang Twitter của mình rằng hãy “chứng tỏ năng lực lãnh đạo” bằng cách sa thải Credlin. Ngay sau đó “quân” của Murdoch thi nhau té nước theo mưa, vẽ lên những hình ảnh xấu của Credlin khiến tỷ lệ ủng hộ Abbott trong các cuộc thăm dò ngày càng tệ.

      Chỉ hơn một tuần sau từ dòng tweet của Murdoch, ngày 6.2.2015 hai dân biểu ghế sau của Tự Do là Luke Simpkins và Don Randall thuộc tiểu bang Tây Úc chính thức yêu cầu tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm Abbott. Abbott phải mỏi lưỡi thuyết phục đảng mình hãy kiên nhẫn, cho mình thêm 6 tháng nữa để cải thiện tình hình, nhờ đó Abbott thoát nạn trong cuộc bỏ phiếu ngày 9.2.2015 với tỷ lệ 61 – 39.

      Thế là hệ thống báo chí của Murdoch tập trung đánh mạnh, xoáy sâu vào quan hệ giữa Abbott và Credlin, diễn tả rằng quan hệ giữa Abbott và Credlin là một thứ “quan hệ nam nữ khó hiểu” (elusive male-female dynamic), rằng thái độ bênh vực thái quá của Abbott đã cho phép bà này có một vai trò bao trùm khiến nhiều dân biểu Tự Do bất mãn.

      Theo đó thì ông Abbott là kẻ “lười biếng” với các chi tiết nên Credlin được giao phó việc quản lý chính quyền. Credlin hành xử như thể là đồng thủ tướng (co-prime minister) với văn phòng sát văn phòng ông Abbott. Bà ta điều hành các chi tiết của việc điều hành chính quyền trong khi nhà lãnh đạo thích ngồi một chỗ để đọc Winston Churchill, suy tưởng về các vấn đề an ninh quốc gia và Nhà nước Hồi giáo, hay tự viết diễn văn cho mình.

      Credlin có thể chen ngang có ý kiến trong các cuộc họp ngân sách, điều hành Ủy ban Xét duyệt Chi tiêu và điều hành cả Văn phòng Nội các lẫn Văn phòng Thủ tướng. Credlin lại bóp nghẹt họat động của văn phòng thủ tướng khi quan tâm đến những chuyện tủn mủn như các bình hoa có đủ nước hay không và ra lệnh phải chuyển toàn bộ các loại giấy tờ tài liệu thông qua văn phòng của mình.

      Crdelin quyết định việc thủ tướng gặp ai, quyết định chương trình nghị sự, hệ thống nhân sự điều hành các văn phòng bộ trưởng và thứ tự công việc mà nội các phải giải quyết. Credlin còn hành xử độc đoán với cả Abbott: bà ta có thể chen ngang cắt lời ngay giữa lúc Abbot đang nói. Có lần Credlin đưa bàn tay vào trước mặt Abbott, không cho ông ta trả lời câu hỏi của một nhà báo, và ông Abbott lẳng lặng vâng lời.

      Một trong các lý do khiến quan hệ với nguyên Ngoại trưởng Julie Bishop lâm cảnh cơm không lành canh không ngọt là do Credlin lèo lái sự xuất hiện của các bộ trưởng trước truyền thông.

      Báo chí của Murdoch lại làm ầm ĩ về email bị rò rỉ của Philip Higginson, giám đốc kinh tài của Đảng Tự Do Liên Bang (Treasuer), nội dung chỉ đích danh bà Credlin là nguồn cơn của những xáo trộn trong đảng. Ông Philip Higginson dọa sẽ từ chức vì cho rằng tình trạng hiện tại “nếu không quá nghiêm trọng thì gần như là trò cười” và cảm thấy buồn vì “người bạn tốt Abbott đang bị kéo chìm”.

      Sáu tháng sau đó thì Abbott bị Malcolm Turnbull đánh bại tỷ lệ 54 – 44 và trong 10 phiếu này có những lá phiếu của những người tưởng là sẽ trung thành với mình gồm các thành viên quan trọng của nội các như Julie Bishop, Christopher Pyne và Michael Keenan.

      Nhưng tại sao Murdoch muốn hạ Abbott?

      Theo một số nhà bình luận thì ông Abbott lại làm mất lòng Murdoch qua việc phong tước Hiệp sĩ vào đầu năm 2014. Việc này cho thấy ông Abbott vẫn còn bợ đỡ Hoàng gia Anh và nước Anh, mà đây là vết nhục và nỗi đau của Murdoch cha. Vụ tai tiếng nghe lén ở Anh làm ông mất một tỷ Mỹ kim, sau đó cô vợ này cũng bỏ ông đi với vụ ly dị chính thức vào tháng 11 năm 2013. Trong đó ông phải chia cho vợ phần gia tài 1.7 tỷ Mỹ kim.

      Nỗi đau đớn này càng sâu đậm hơn khi báo chí cứ mãi bàn tán rằng kẻ gây ra vụ tan vỡ này là cựu thủ tướng Tony Blair, kẻ được ông ta ủng hộ lên làm thủ tướng. Không chỉ là báo lá cải, một tạp chí uy tín như The Economist cũng lên tiếng về chuyện này. Thỉnh thoảng, báo chí thế giới lại đưa ra những hàng tít giật gân theo kiểu “Thêm một bằng chứng về mối tình Tony Blair – Wendi Deng”.Có bao nhiêu phần trăm sự thật trong đó không ai nắm rõ nhưng điều chắc chắn là Murdoch đang căm hận nước Anh. Theo bình luận thì việc Abbott bợ đỡ Hoàng gia Anh là một trong những lý cớ khiến Murdoch thay đổi thái độ!

      Sau đó thì Murdoch ra tay lật Turnbul.

      Lật Turnbull




      Nhưng Murdoch có xung khắc khó hòa giải với Turnbull về chuyện niềm tin. Turnbull tin vào chuyện biến đổi khí hậu mà Murdoch thì không, do đó toan tính lật Turnbull thì để đưa ông Peter Dutton lên nhưng thất bại do bị ông Scott Morrison phổng tay trên!

      Ông Murdoch chọn ông Dutton vì ông này thường xuyên ra mặt chỉ trích hai đối thủ cạnh tranh của mình tại Úc là Fairfax Media và đài ABC, hai tổ chức này cũng thường xuyên đưa tin không hay về ông ta và khai thác dữ dội vụ bê bối tại Anh.

      Thí dụ như ngày 31.8.2015, ông Dutton lên tiếng trên Sky News của Murdoch, tuyên bố “Hiện tại Fairfax đang tiến hành một cuộc thánh chiến chống lại chính phủ”. Ngày hôm sau, trong cuộc phỏng vấn trên ABC Radio, ông lập lại lời kết tội này: “Bất luận Thủ tướng Tony Abbott làm việc gì, Fairfax luôn luôn nói rằng đó là điều xấu”.

      Ngoài ra ông Dutton nêu thêm đồng lõa khác là ABC, một đài truyền hình phát thanh vận hành bằng tiền chính phủ: “Tôi cho rằng Fairfax đang dồn hết nỗ lực để lật đổ chính quyền và không ngờ gì nữa, họ đang làm việc này với sự trợ giúp của ABC”.

      Theo điều tra của Đài ABC và hãng truyền thông Fairfax Media thì tháng Tám năm 2019 Murdoch muốt lật ông Turnbull để đưa Dutton lên; tỷ phú Kerry Stokes muốn cứu ông Turnbull nhưng không được nên dùng ông Morrison để đá ông Dutton ra ngoài. Đó là thông tin.

      Khoảng hai tuần lễ trước ngày đảo chính này ông Murdoch đã đính thân quay về Úc. Ngày 21.8.2018 khi Murdoch quay lại Mỹ thì ở Úc ông Dutton ra mặt thách thức quyền lãnh đạo của ông Turnbull nhưng thất bại. Ba ngày sau đó (24.8.2018) ông Turnbull từ chức và đảng Tự Do đã loại ông Dutton, trao ghế thủ tướng cho ông Morrison.

      Để dọn đường cho cuộc đảo chính này, hệ thống báo chí trong tay ông Murdoch đã ra sức tấn công ông Turnbull. Người đầu tiên đánh hơi ra âm mưu này là Tỷ phú Kerry Stokes, chủ tịch của công ty truyền thông Seven West Media, chủ đài truyền hình số 7 và tờ The West Australian phát hành tại Tây Úc.

      Ông Stokes nghi rằng ông Murdoch đang toan tính một vụ thay đổi chính trị khi “đánh” ông Turnbull một cách tàn nhẫn, liên tục, có hệ thống: báo chí thì có hai tờ The Australian và The Daily Telegraph, truyền hình thì có đài Sky News.

      Ông Stokes sợ rằng cuộc đảo chính này sẽ khiến cử tri chán ngán và giúp Lao Động giành chính quyền trong cuộc bầu cử tới, lúc đó luật lao công sẽ siết chặt hơn, nghiệp đoàn sẽ lộng hành hơn, càng gây khó cho giới chủ nhân như ông ta hơn. Ngoài ra ông Stokes xem ông Turnbull như bạn thân thông qua Luật sư Bruce McWillia, cố vấn pháp lý kiêm bạn kinh doanh của ông Tunbulll, đồng thời là nhà bình luận các vấn đề thương mại trên đài số 7 của ông Stokes. Lo ngại cho bạn mình cũng như việc làm ăn của mình, nên khi ông Murdoch quay lại Úc thì ông Stokes đã tiếp xúc và thăm dò chuyện trên. Lúc này ông Murdoch không giấu diếm gì nữa, trả lời thẳng: “Malcolm phải đi” (Malcolm must go).

      Khi ông Stokes cãi rằng vụ đảo chính có thể dọn đường cho giành lại chính quyền, ông Murdoch trả lời: “Chúng ta phải cho Malcolm đi. Nếu đó là cái giá phải trả (Tự Do sẽ thua) với việc loại bỏ hắn ta, tôi sẵn sàng chấp nhận ba năm sống với Lao Động!”

      Đoạn đối thoại này cũng được tờ The Australian Financial Review tường thuật tương tự, theo đó ông Murdoch nói với ông Stokes: “Bọn nó chỉ cầm quyền ba năm thôi, chuyện này không tệ lắm. Tôi vẫn làm ăn bình thường dưới chính quyền và bọn Thợ Sơn hay công nhân cảng, tôi có thể kiếm ra tiền cả khi Shorten và CFMEU cầm quyền.”

      Ngày 17.8.2018 tờ The Daily Telegraph đăng bản tin trang mặt của Sharri Markson với nhan đề “MPs hit the panic Dutton”, cho biết các dân biểu bảo thủ đang “hối thúc Peter Dutton giành quyền lãnh đạo đảng trong vài tuần tới để thực thi hai chính sách nền tảng là giảm di dân và giảm giá điện”. Ngày hôm sau tờ này chạy tin trang bìa “Dutton ready to roll” và đến lúc này thì ông Turnbull cũng đánh hơi được bàn tay của Murdoch.

      Ngày 18.8.2018 ông Turnbull gọi thẳng cho ông Murdoch để làm rõ trắng đen và lúc này ông Murdoch phủi tay, tuyên bố “đừng bắt tôi ta chịu trách nhiệm cho những gì mà Boris làm.”Boris là biệt danh của Paul Whittaker, chủ bút tờ The Australian. Đồng thời ông Murdoch cũng “bán cái” cho con trai mình là Lachlan, cũng là đồng chủ tịch của News Corp. Ông Murdoch cho rằng con mình sống hẳn tại Úc, khác với ông chủ yếu sống tại Mỹ.

      Phần ông Stokes biết mình không cứu được ông Turnbull nên tính chuyện khác. Ông Stokes xuất thân từ Tây Úc nên nhắm vào Tổng trưởng tài chính Mathias Cormann, lãnh tụ của Tự Do tại Thượng Viện,cũng là người Tây Úc.

      Ông Cormann đã cùng ông Dutton thành lập nhóm dân biểu nghị sĩ cực bảo thủ trong đảng Tự Do mệnh danh “Praetorian Guard” (Vệ binh Hoàng gia La Mã), có thể kéo theo một số dân biểu và nghị sĩ khác theo mình. Bởi vậy ông Stokes tìm cách “bắn tin” với ông Cormann rằng ông ta không muốn thấy Dutton làm thủ tướng.

      Nếu ông Cormann cãi lời, ông Stokes có thể sử dụng báo chí của mình để gây áp lực và ông Cormann sẽ gặp khó khăn trong mùa bầu cử tới. Do đó dù là bạn thân nhất của ông Dutton, trong cuộc bỏ phiếu ngày 22.8.2018 ông Cormann đã đứng về phe của Turnbull.

      Lúc này ông Dutton lại dại dột đưa ra biện pháp lấy lòng dân với chính sách “hủy bỏ ngay việc áp thuế GST 10% đối với giá điện”. Ngay sau đó các bình luận gia cho biết giải pháp này có thể xem là vi hiến trong khi ngân sách sẽ bị thâm thủng $7.8 tỷ. Với ông Stokes thì việc này có thể khiến tiểu bang Tây Úc của ông bị thiệt $4.7 tỷ theo thỏa thuận mà liên bang đã thực hiện từ 10 năm nay, do đó ông ta càng đánh mạnh.

      Ngày 23.8.2018 tờ The West Australian chạy tin trang mặt với hình của ông Turnbull và Morrison, chạy hàng tít “BETTER CHOICE”, bên dưới phụ chú “PM SHOULD STAND ASIDE FOR SCOMO” (Chọn lựa khá hơn – Thủ tướng có thể lùi bước cho Scomo). Scomo là biệt danh của ông Morrison.

      Trong khi đó thì bài xãluận bên trong bình phẩm: “Tư thế lãnh đạo của ông Turnbull đã bị thương tổn không thể nào hồi phục và ông ta cẩn rút lui. Trong khi mọi sự chú ý đền dồn vào ông Dutton như là người thay thế, vẫn có một chọn lựa tốt hơn là Morrison”.

      Tuy nhiên ông Stokes còn có một quan hệ thân tình lâu dài với Dân biểu Julie Bishop, cũng là người Tây Úc, lúc đó là phó lãnh tụ Tự Do,

      Trong cuộc họp của các nghị sĩ – dân biểu liên bang thuộc tiểu bang Tây Úc vào 10.30 ngày 23.8.2018 tại phòng dành cho các bộ trưởng ở trụ sở Quốc hội, bà Bishop đã thông báo thẳng là ông Stokes không muốn Dutton làm thủ tướng. Cuộc họp này gồm các dân biểu nghị sĩ Nola Marino, Ken Wyatt, Steve Irons, Melissa Price, Dean Smith và Ben Morton, và bà nhấn mạnh: “Vì lương tâm, quý vị không thể cho phép Dutton trở thành thủ tướng”.

      Đến ngày hôm sau (24.8.2018) thì tờ The West Australian lại nhấn mạnh rằng bà Bishop mới là “chọn lựa khá hơn”.

      Bà xã luận nhận định rằng tình trạng bất ổn chính trị này là sản phẩm của sự giật dây do Tony Abbott, công ty News Corp – bao gồm các nhà bình luận của Sky News- và ký giả phát thanh Alan Jones”, nhận định rằng đây là hành vi “phản dân chủ khi phá hoại các nhà lãnh đạo mà cử tri đã chọn lựa”.

      Tờ báo cho biết hôm qua đã chọn ông Morrison nhưng nay bà Bishop đã ra mặt tranh cử, do đó các dân biểu và nghị sĩ Tây Úc nên ủng hộ bà Bishop.

      Tuy nhiên lúc này bà Bishop trở thành nạn nhân của một chiến thuật tàn nhẫn với tin nhắn này kêu không bỏ phiếu cho bà Bishop cho dù họ muốn vậy. Theo lập luận này này thì TNS Cormann đã cổ vũ các nghị sĩ Tây Úc bỏ phiếu cho bà Bishop (theo đúng mong muốn của ông Stokes) nhưng thực chất ông Cormann muốn phá hoại cánh trung và tả. Vì nếu vậy thì bà Bishop sẽ chia phiếu của ông Morison và tạo cơ hội cho ông Dutton thuộc cánh hữu chiến thắng.

      Chính vì vậy nên những người ủng hộ bà Bishop lại bỏ phiếu cho ông Morrison để cản ông Dutton, khiến bà Bishop chỉ giành được 11 phiếu ủng hộ trong vòng bầu cử đầu tiên của lần bỏ phiếu thứ hai vào ngày 24.8.2018. Hậu quả là bà bị loại ngay trong vòng đầu, cuộc bỏ phiếu chỉ còn lại ông Dutton và Morrison, trong đó ông Morrion thắng với tỷ số 45- 40.

      Sau khi Fairfax và ABC công bố điều tra của mình, ông Rudd đã nên ý tưởng về cuộc điều tra độc lập nói trên, tuy nhiên nay thì ông mới thực thự ra tay vận động!


      Nguồn:https://vietluan.com.au


                
    Hình đại diện
    Bạch Vân
    Bài viết: 5388
    Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
    Gender:

    Re: Úc

    Bài viết bởi Bạch Vân »

      •           



        19 quốc gia đã phát động ‘Chiến dịch mua rượu vang của Úc’ để chống lại sự bắt nạt của ĐCSTQ







        Động thái hạn chế nhập khẩu rượu vang Úc của chính quyền Trung Quốc với danh nghĩa chống bán phá giá đã gây ra phản ứng dữ dội từ cộng đồng quốc tế. Hôm thứ Ba (1/12), “Liên minh Nghị viện Đa Quốc gia về Trung Quốc” (IPAC), bao gồm hơn 200 nghị sĩ từ 19 quốc gia đã phát động “Chiến dịch toàn cầu mua rượu vang của Úc”, tuyên bố nhất trí bác bỏ quyền bá chủ của ĐCSTQ, theo Vision Times.

        Theo báo cáo của Đài Á Châu Tự Do, ĐCSTQ đã áp hơn 200% thuế chống bán phá giá đối với rượu vang Úc. Để chống lại việc ĐCSTQ sử dụng các biện pháp kinh tế để ép buộc Australia, “Liên minh Nghị viện Đa Quốc gia về Trung Quốc” (IPAC) do các nghị sĩ của 19 quốc gia thành lập đã phát động một chiến dịch toàn cầu ủng hộ rượu vang Úc, tuyên bố đoàn kết toàn cầu chống lại hành vi bá quyền của ĐCSTQ.

        Úc đã yêu cầu một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của vi rút viêm phổi Vũ Hán vào mùa xuân này, điều này đã gây ra sự bất mãn với ĐCSTQ và bắt đầu một loạt các biện pháp đối phó thương mại. Trung Quốc đánh thuế chống bán phá giá từ 107,1% đến 212,1% đối với rượu vang Úc. Bộ trưởng Thương mại Úc, Simon Birmingham chỉ ra rằng mức thuế chống bán phá giá này đã khiến ngành rượu vang Úc gặp khó khăn lớn.

        Liên minh Nghị viện Đa Quốc gia về Trung Quốc (IPAC) đã phát hành một video vào ngày 1/12, kêu gọi mọi người mua và uống rượu vang Úc trong tháng 12.

        Thượng nghị sĩ Úc Kimberley Kitching cho biết trong video rằng vài ngày trước, chính quyền Trung Quốc đã đệ trình ít nhất 14 danh sách khiếu nại Úc, yêu cầu chúng tôi ngừng bày tỏ ý kiến ​​về bảo vệ nhân quyền và trật tự quốc tế dựa trên luật pháp. Để buộc chúng tôi từ bỏ lòng kiên quyết, chính quyền ĐCSTQ đã công bố cấm đối với hàng loạt mặt hàng nhập khẩu từ Úc, ngành công nghiệp rượu của chúng tôi vì thế đã phải chịu áp lực lớn. Đây không chỉ là một cuộc tấn công vào nước Úc, mà còn là một cuộc tấn công vào tất cả các nước tự do.

        Trong video, thành viên Nghị viện châu Âu người Slovakia, Miriam Lexmann nói: “Vào tháng 12 năm nay, chúng tôi kêu gọi tất cả mọi người đấu tranh chống lại sự bắt nạt của Tập Cận Bình”.

        Thành viên của Đảng Dân chủ Cơ đốc giáo Thụy Điển, Elisabet Lann, cầm một ly Penfolds, nói: “Bằng cách uống một hoặc hai chai rượu vang Úc, hãy cho ĐCSTQ biết rằng chúng ta sẽ không khuất phục trước quyền lực”.

        Người phát ngôn của “Liên minh Nghị viện Đa Quốc gia về Trung Quốc” Samuel Armstrong nói rằng Úc không đơn độc, việc ĐCSTQ cưỡng chế nước Úc cũng giống như cưỡng chế tất cả chúng ta. Để đứng lên bảo vệ đồng minh và những giá trị mà chúng ta chia sẻ, dù có gặp phải khó khăn tại thời điểm này, thì chúng ta cũng phải giúp đỡ những người bạn Úc, nếu không chúng ta sẽ không thể bảo vệ được những người dân lương thiện.

        Người phụ trách chuyên mục Edward Lucas của tờ Times cũng đưa ra lời kêu gọi “Mua rượu vang Úc và chống lại chế độ chuyên quyền của ĐCSTQ” trên Twitter, mời cư dân mạng toàn thế giới mua một chai rượu vang Úc mỗi tuần. Hãy để ĐCSTQ nhìn thấy một thế giới tự do không bị bắt nạt.

        An Liên


        Nguồn:https://vietluan.com.au


                  
    Last edited by Bạch Vân on Thứ năm 03/12/20 15:53, edited 1 time in total.
    Trả lời

    Quay về “Quốc Tế”