Úc

Trả lời
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Úc

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           


    Bà Hoả hoành hành ở Úc




    Từ thứ Sáu tuần trước, bà Hoả đã tới Úc và hoành hành dọc bờ biển phía Đông từ Queensland cho đến NSW. Đến nay, hơn 300 ngôi nhà ở Úc đã bị thiêu rụi. Hơn 1 triệu mẫu tây rừng bị cháy và ít nhất ba người tử nạn. Ngoài ra, hơn 6 triệu người bị ảnh hưởng. Trong đó, có nhiều bạn đọc Việt Luận.

    Thật ra, ở Úc năm nào mà không cháy rừng nhưng năm nay bà Hoả đến Úc sớm hơn và tung hoành dư dội hơn. Bà Hoả tung hoành dữ dội đến nỗi tiểu bang NSW bị đặt trong tình trạng khẩn cấp, hơn 600 trường học đóng cửa và hàng ngàn người phải di tản. Đặc biệt trong ngày thứ Ba, 12.11.2019, dân chúng tại thành phố Sydney thức giấc với bầu trời đen kịt, không khí nóng nực mà gió lại thổi tung cây cối. Các đài phát thanh và truyền hình liên tiếp cảnh cáo dân chúng chuẩn bị đón bà Hoả.

    Ở Úc, chính phủ luôn luôn đặt những bảng báo hiệu mức nguy hiểm cháy rừng. Bảng báo hiệu chia ra làm bảy cấp. Thấp nhất là ‘Moderate, thường’. Rồi đến ‘Low, thấp’; High, cao’; ‘Very high, rất cao’; ‘Severe, nguy kịch’; ‘Extreme, cực kỳ’; và cuối cùng là ‘Catastrophic, tai hoạ đến nơi’. Trong ngày thứ Ba đầu tuần này, tiểu bang NSW rơi vào tình trạng …’tai hoạ tới nơi’! Ngoài ra, ở nơi đâu rủi phải đón bà Hoả, thì chính phủ liên tiếp thông báo cho dân chúng trong vùng biết phải làm gì. Khi lửa nhem nhúm thì chính phủ ‘báo tin, advice’ để dân chúng chuẩn bị. Lửa cháy bùng thì phải ‘watch and act, quan sát và hành động’. Tới lúc nguy hiểm và cần phải di tản thì chính phủ gởi ‘Emergency warning, báo tin khẩn cấp’ để dân chúng thoát thân.

    Lửa rừng chưa vào tới thành phố Sydney nhưng dân chúng ở ngoại ô South Turramurra, cách trung tâm buôn bán chính của Sydney chừng 15 cây số về hướng Bắc đã một phen kinh hồn bạt vía vì tưởng ngôi nhà trị giá bạc triệu của mình sắp biến thành đống tro tàn. May mắn, máy bay đã dội những gáo nước vĩ đại để cứu các ngôi nhà này. Vì lửa rừng đã tới mép Sydney, nên vào chiều thứ Ba vừa qua nhiều thợ cày ở thành phố này được về sớm để có giờ trông coi ngôi nhà thân yêu của mình.

    Trong đợt cháy rừng hiện nay, người sống trong thành phố may mắn nhiều vì thoát nạn và có cơ hội biết đến rất đông người Úc — như chúng ta — đang sống ở nơi xa xôi. Thiệt tình, nếu không có cháy rừng, có những người suốt đời sống ở đây sẽ chẳng bao giờ nghe nói tới những Annaville, Bellbrook, Bobin, Comara, Hillville, Nimbin, Nimboida, Towallum, vân vân. Ở những nơi rất xa ấy, đang có người Úc sinh sống. Họ làm nghề nông. Họ nuôi súc vật. Họ khai rừng, đào mỏ. Nước Úc giàu có một phần nhờ sức lực của những người sống ở nơi xa xôi này. Chúng ta cần ghi ơn và tiếp tay với họ — đặc biệt trong cơn ngặt nghèo hiện nay.

    Cháy rừng là hiển hoạ gần như thường xuyên ở Úc. Năm 2009, cháy rừng ở Victoria đã lấy đi 173 mạng sống và thiêu rụi hàng ngàn ngôi nhà. Năm nay, rừng bắt đầu cháy ở NSW và Queensland và gần như chắc các nơi như Victoria, Nam Úc, và Tây Úc khó thoát được. Chắc là nước Úc phải tìm phương ngăn chận.

    Để tìm phương ngăn chận, người ta cần biết những gì bén lửa và nguyên do nào làm cho nước Úc hay bị cháy rừng. Về những vật bén lửa như cây khô, vật dụng không dùng tới để chung quanh nhà thì chính phủ luôn luôn nhắc nhở dân chúng trước mùa hè mỗi năm phải bỏ chúng đi. Đây là điều người dân bản địa Úc đã từng biết và từng làm từ 40 ngàn năm về trước. Từ thủa hồng hoang mộng mơ, dân bản địa đã dành ra những khoảnh thời gian để đốt rừng. Nhờ đó, đất nước này có những khoảng trống ngăn lửa. Hiện tại, có lẽ Úc cũng phải nghĩ đến lập ra những khoảng cách để chận lửa rừng lại. Đó là các hào nước, sân chơi golf, công viên trồng cây ít bén lửa, vân vân.

    Về nguyên do sâu xa dọn đường cho bà Hoả đến Úc thì người ta tranh luận. Xuất hiện ý kiến cho rằng tình trạng khí hậu thay đổi gây ra nạn cháy rừng. Ý kiến này cho rằng: trái đất nóng lên tất nhiên dễ cháy hơn. Đang lúc lửa cháy phừng phừng thì phó thủ tướng Úc Michael McCormack gây bão khi cho rằng chỉ có bọn người ba xàm ba láp sống ở thành phố mới nghĩ vậy. Lửa chưa tắt và xác hai nạn nhân cháy rừng chưa yên mổ yên mả thì cựu phó thủ tướng Barnaby Joyce lại ‘ba xàm ba láp’ khi cho rằng: hai người này dám bầu cho đảng Xanh lắm đa! Hai lời nói này chắc là không kiếm thêm phiếu cho đảng Quốc Gia mà cũng chẳng làm vơi chút buồn lòng cho nạn nhân. Ngược lại, một nạn nhân bị cháy nhà đã xỉ vào mặt của thủ lãnh đảng Lao Động Anthony Albanese khi bà cho rằng chính trị gia Úc vẫn khoanh tay khi lửa đang thiêu rụi nhà cửa của dân chúng.

    Thật nhiều nguyên do khiến cho Úc hay bị cháy rừng, trong số này không thể loại bỏ tình trạng khí hậu thay đổi. Giáo sư Trent Penman, thuộc đại học Melbourne, cho rằng: cơn cháy rừng đang xảy ra dữ dội ở Úc là hậu quả của mùa mưa kéo dài ở Ấn độ. Các phần ở trên thế giới phải lệ thuộc nhau. Nơi này quá nóng thì nơi kia quá lạnh. Nơi này ướt sũng thì nơi kia khô hoắc. Sống trong một thế giới lệ thuộc nhau: ai còn may mắn chưa bị lửa đốt phải thương cho nạn nhân.

    Việt Luận


    Nguồn:http://vietluan.com.au


              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

điện thoại di động và lái xe

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    điện thoại di động và lái xe
    ________________________





    • Sử dụng điện thoại di động
    • và lái xe
    là 2 việc không nên làm cùng 1 lúc. Nếu làm 2 việc này cùng một lúc là vi phạm luật giao thông và tài xế sẽ bị phạt tiền đồng thời bị trừ điểm trên bằng lái.

    Chính quyền tiểu bang New South Wales của Úc bắt đầu thực hành nghiêm phạt qua một hệ thống camera cố định lẫn lưu động trên các nẽo đường của tiểu bang.


              









              


Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Úc

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    Trung Cộng lăm le tiếp thu Úc




    Trang thời sự này không muốn nhắc chuyện Trung Cộng nữa. Nhưng không muốn cũng không được vì trong tuần qua có quá nhiều chuyện liên quan đến Trung Cộng và có ảnh hưởng mạnh lên đời sống của chúng ta. Vì vậy, thay vì viết chuyện khác, tuần này – một lần nữa – Cổ Nhuế xin phiền bạn đọc lại nhìn vào một số hoạt động ‘dơ dáy, dễ gì giấu giếm’ của nước đang muốn bá chủ thế giới nhằm lũng đoạn nội tình yên ổn của đất phương Nam . Trung Cộng lũng đoạn đất nước này đến độ cựu giám đốc tình báo Úc phải lo lắng dùng chữ ‘take over’ mà Cổ Nhuế mượn tạm chữ Việt Cộng để dịch bậy thành … ‘tiếp thu’.

    Điệp viên Vương Lập Cường

    Trong hai ngày thứ Bảy và Chủ nhật tuần này, nhiều tờ báo Úc xuất bản tại Melbourne và Sydney đưa tin một cựu điệp viên Trung Cộng đã từng hoạt động tại Hongkong, Đài loan và Úc bỗng chém vè. Anh này đến Úc bằng chiếu khán du lịch, sau đó bắt liên lạc với cơ quan tình báo Úc (ASIO) và khai ra hoạt động của mình. Anh ta khai tên Wang Liqiang – 王立强, Vương Lập Cường – và dường như đang lẫn trốn ở Sydney.

    Theo đó, Wang Liqiang cho biết trong năm năm qua mình đã làm việc cho mật vụ Trung Cộng tại Hongkong, Đài loan và Úc. Người đào thoát cho biết chính mình đã nhúng tay bắt cóc năm người bán sách ở Hongkong rồi lôi cổ qua Trung Cộng. Điều khiến Úc quan tâm là Wang Liqiang khai ra nhiều hoạt động của mật vụ Trung Cộng ở Úc. Đã nhiều lần chính trị gia và báo chí Úc nhắc đến một số hoạt động này. Nhưng dựa vào lời khai của Wang Liqiang, Úc phải lo lắng hơn nữa vì Trung Cộng không những mua đất, mua nhà, mua công ty, thuê mướn chính trị gia khi họ về vườn hay dùng tiền hủ hoá bọn người đang có chức… mà Trung Cộng đã tiến thêm một bước đến gần như ‘tiếp thu’ Úc. Đó là gài người vào quốc hội liên bang Úc.

    Chết trong lữ quán

    Từ lời khai của Wang Liqiang, người ta nhớ lại cái chết kỳ bí của một người Trung Hoa khác tại Úc. Vào tháng Ba, năm …, cảnh sát Úc tìm thấy thi thể một người đàn ông ‘có hình dáng châu Á’ chết trong căn phòng ở một lữ quán tại Mount Waverley, phía Đông Nam thành phố Melbourne, tiểu bang Victoria.

    Người ta đặt nhiều câu hỏi chung quanh cái chết chưa rõ nguyên do. Nạn nhân tên là Bo ‘Nick’ Zhao là một đảng viên đảng Tự Do ở Victoria hành nghề bán xe hơi hạng sang. Trước đó chừng một năm, Bo ‘Nick’ Zhao có gặp một xì thẩu Trung hoa khác. Xì thẩu này hào phóng hứa tặng $1 triệu Đô la để Bo ‘Nick’ Zhao, lúc đó 32 tuổi, ứng cử dân biểu liên bang tại đơn vị Chisholm (tiểu bang Victoria). Trùng hợp, ghế dân biểu liên bang tại Chisholm này vừa được một người gốc Trung hoa (dân biểu Gladys Liu) đắc cử. Xì thẩu kia tặng số tiền lớn ấy với điều kiện sau khi đắc cử ‘dân biểu’ Bo ‘Nick’ Zhao phải tạo ảnh hưởng của đảng Cộng sản Trung hoa lên chính trường Úc.

    Sau cuộc tiếp xúc với xì thẩu kia, Bo ‘Nick’ Zhao đã báo với cơ quan tình báo Úc (thường gọi là ASIO). Người ta ngờ vì báo cho Úc hay, Bo ‘Nick’ Zhao có thể đã bị thanh toán. Cho đến nay, pháp y chưa tìm ra nguyên do khiến Bo ‘Nick’ Zhao chết và cảnh sát Úc chưa đi đến kết luận nào. Dẫu thế, nhìn vào cái chết của Bo ‘Nick’ Zhao, nghị sỹ James Paterson (người mới đây bị Trung Cộng từ chối nhập cảnh) cho rằng Trung Cộng đã xen vào nội tình nước Úc ‘trầm trọng hơn ông lo sợ’.

    Từ Petrov đến Wang Liqiang

    Hay tin có điệp viên Trung Cộng tố cáo nước ngoài lăm le can thiệp vào nội tình Úc, thủ tướng Scott Morrison cho biết ông ‘rất bối rối và lo lắng, deeply disturbing and troubling’. Nhưng ông lợi dụng cơ hội này để khoe chính phủ ông đã chấn chỉnh nhiều luật lệ để tránh cho nước Úc khỏi gặp nguy. Trong số này, thủ tướng kể ra việc chính phủ lập bộ nội vụ để đương đầu với tất cả đe doạ bất kỳ từ đâu đến. Rõ ràng, một điệp viên nước ngoài hô hoán đang có một nước ngoài can thiệp mạnh mẽ vào chính trường Úc sẽ là phép thử cho luật chống lại các hoạt động do thám và can thiệp của nước ngoài vào nội tình Úc. Luật này đã do quốc hội Úc thông qua vào năm 2018 dưới thời chính phủ Malcolm Turnbull.

    Dầu rất bối rối và lo lắng, thủ tướng Úc từ chối trả lời những câu hỏi trực tiếp dính dáng với chuyện cựu điệp viên Wang Liqiang xin tị nạn chính trị ở Úc. Ông ấm ớ cho rằng xin tị nạn và đào thoát khỏi nhiệm vụ gián điệp là hai chuyện khác nhau. Được biết Wang Liqiang đến Úc bằng chiếu khán du lịch, rồi đào thoát và xin tị nạn. Dân biểu Andrew Hastie (người vửa bị Trung Cộng cấm nhập cảnh) kêu gọi chính phủ cho Wang Liqiang tị nạn.

    Thật ra, đây không phải lần đầu tiên Úc đối diện với một điệp viên Cộng sản đào thoát. Đã có nhiều. Rung rinh nước Úc một thời là điệp viên Vladimir Petrov, đệ tam tham vụ toà đại sứ Nga tại Canberra, đào thoát năm 1954. Điệp viên Nga Petrov khai ra mạng lưới tình báo của Nga đã trải rộng tại Úc. Trong số này có cả nhân viên kề cận của cựu thẩm phán tối cao pháp viện và lãnh tụ đảng Lao động H.V. Evatt. Tình báo Nga thâm nhập sâu rộng vào guồng máy hành chánh của Úc đến độ Úc phải mở cuộc điều tra đặc biệt (Royal Commission) để đối phó. Và Wang Liqiang cũng không phải là điệp viên đầu tiên của Trung Cộng đào thoát tại Úc. Vào năm 2006, một nhân viên cao cấp trong toà lãnh sự Trung Cộng tại Sydney, tên là Chen Yonglin (陈用林, Trần Dụng Lâm) đã đào thoát. Dường như người này bây giờ đang sống ở Mỹ.

    Tát bùn vào mặt kẻ đào thoát

    Về phía Trung Cộng, khi đọc bản tin từ những tờ báo lớn do tập đoàn Nine làm chủ – Trung Cộng dùng ngay cây gậy do ông Donald Trump khua nhiều lần. Đó là kết tội báo chí Úc đã sập vào các bẫy của bọn tung tin thất thiệt! Nhưng khi phát ngôn viên của Trung Cộng nói chưa khô nước bọt thì ông giám đốc tình báo Úc (ASIO) đã lên tiếng xác nhận: cơ quan tình báo Úc đã biết vụ này và đang điều tra. Xưa rày ASIO rất ít khi lên tiếng. Lần này ông giám đốc Mike Burgess mở miệng thì cũng là chuyện lạ.

    Vì Úc xác nhận chuyện chàng Wang Liqiang đào tẩu là có thiệt, Trung Cộng quay qua chiêu bôi bẩn. Trung Cộng nói Wang Liqiang chỉ là một tên tội phạm đang bị truy nã vì gian lận. Hắn trốn chạy mạng lưới luật pháp vì đã lừa nhiều người. Cùng một lúc, đảng Cộng sản ra lệnh cho cái loa tuyên truyền Global News (Hoàn cầu Thời báo) tát bùn bẩn vào mặt Wang Liqiang. Theo đó, Wang Liqiang láo khoét (mà Úc vẫn tin). Chàng này chỉ mới 26 tuổi thì làm gì có thể giữ chức vụ quan trọng trong bộ nội vụ của Trung Cộng. Trẻ tuổi như vậy mà ‘dám’ nhận mình đã nhúng tay bắt cóc những người bán sách ở Hongkong, len lỏi vào giới sinh viên ở thành phố Cảng Thơm và khuynh đảo kết quả bầu cử năm 2018 tại Đài loan.

    Bắn yểm trợ cho Hoàn cầu Thời báo, trang web của toà đại sứ Trung Cộng ở Canberra, công an Cộng sản ở Thượng hải cho rằng: anh chàng Wang này đã từng bị kết tội gian lận khi nhập cảng xe hơi vào năm 2016 và bị án treo 15 tháng. Cũng vụ này, Wang Liqiang đã cuỗm của người làm ăn chung số tiền lên đến $650,000. Vì vậy, hắn ta chạy trốn lưới pháp luật đó thôi.

    Khui lại chuyện của bà Gladys Liu

    Vì có người từ Trung Cộng sang Úc, đào thoát và khai Trung Cộng không những can thiệp vào nội tình Úc mà còn muốn gài người vào quốc hội liên bang Úc – quá khứ của dân biểu Gladys Liu một lần nữa bị đặt vấn đề. Canberra không hiểu tại sao bọn Cộng Hoà Cờ Đỏ (Red Flag Republic) lại nhắm đến ghế Chisholm này. Ở thủ đô liên bang Úc đang nổi lên xì xầm … chắc Úc phải gởi ngài Alexander ‘007’ Downer sang Bắc Kinh. Tới Bắc Kinh ngài 007 của Úc sẽ lân la vào quán rượu để săn tin. Nhớ lại chính ngài Alexander 007 của Úc là người đầu tiên trên thế giới biết chuyện Nga thả điệp viên bôi bẩn ứng cử viên Hillary Clinton để giúp Donald Trump thắng. Ngài 007 của Úc biết vậy đang khi uống rượu ở Luân đôn. Từ đó, Mỹ phải mở cuộc điều tra do thẩm phán Muller đứng đầu.

    Nghị sỹ Kimberley Kitching (Lao động) đưa chuyện bà này không khai ra những hội đoàn ngoại vi của đảng Cộng sản mà chính bà có chân. Cùng một lúc, nghị sỹ Rex Patrick (Độc lập) kêu gọi dân biểu Gladys Liu mau mau ra một tuyên cáo làm cho rõ mình có dính dáng gì với đảng Cộng sản. Hơn nữa, theo lời nghị sỹ Patrick, dân biểu đơn vị Chisholm cần giải thích rõ ràng về món quà $100,000 bà tặng để chi phí trong cuộc vận động tranh cử trong tháng Năm vừa qua.

    Vì lời khai của cựu điệp viên Wang Liqiang cho hay anh ta đã từng hoạt động tại Đài loan, nên Đài loan cũng phản ứng. Wang Liqiang khai xếp của mình ở Đài loan là Xiang Xin. Xiang Xin làm chủ công ty đầu tư có tên là China Innovation and Investment Limited. Không biết có phải trùng hợp hay không, ông Xiang Xin và vợ đã bị mật vụ Đài loan chận lại ở phi trường Đài Bắc khi hai người sắp lên máy bay. Mật vụ Đài loan cho biết hai người này bị chận lại vì ‘có liên quan đến một bản tin’. Ngược lại, cả hai ông bà chủ công ty đầu tư China Innovation and Investment Limited nói: mình không hay biết gì tin tức từ Úc cả. Hơn nữa, hai ông bà khai thêm: công ty chưa bao giờ mướn Wang Liqiang cả.

    Trung Cộng muốn tiếp thu Úc

    Chuyện xảy ra trong tuần qua tại Úc càng làm cho cuộc sống trong ‘hoà bình lạnh’ giữa hai nước Úc và Trung Cộng thêm lạnh. Trung Cộng vẫn là người mua hàng hoá xộp nhất của Úc. Úc đào được bao nhiêu khoán sản, nuôi được bao nhiêu trừu bò thì chở một phần ba sang Trung Cộng. Cùng một lúc, Úc nhập cảng bao nhiêu hàng hoá để tiêu dùng thì lên đến 20% từ Trung Cộng chở sang. Buôn bán rất mạnh với nhau nhưng khi có chuyện chẳng lành ở Úc thì bóng dáng Trung Cộng gần như luôn luôn thấp thoáng ở phía sau. Chưa bao giờ Úc nói thẳng tên Trung Cộng khi máy computer bị hắc, bản quyền bị ăn cắp, bí mật quốc gia bị do thám, thủ tục bầu cử tự do bị lũng đoạn, đất đai và công ty bị mua, đại học bị tố cộng tác với chính quyền đàn áp dân …

    Hình như Trung Cộng đang muốn điều gì lớn lao hơn so với hãng chế sữa, trại nuôi bò, và bất động sản. Điều Trung Cộng đang sắp đặt ở phần đất phía Nam bán cầu không những là tạo một vòng vây gồm các nước châu Á và Thái Bình Dương để chặt tay chặt chưn nước Úc mà còn ‘tiếp thu, take over’ chính nước Úc. Chữ ‘take over’ do ông Duncan Lewis, cựu xếp lớn tình báo ASIO, đã dùng. Nhớ lại, Cộng sản đã từng chơi trò chơi dân chủ để quấy rồi và đi đến tiếp thu Việt Nam Cộng Hoà. Ở trong nước Việt Nam Cộng Hoà chắc là không ai lớn tiếng đòi ‘dân chủ, tự do’ cho bằng mấy ông bà ăn cơm Quốc gia thờ ma Cộng sản. Nhưng khi tiếp thu Việt Nam Cộng Hoà xong thì hai chữ ‘tự do, dân chủ’ bị người Cộng sản gọi là … con c.

    Trở lại chuyện ở Úc, cựu giám đốc ASIO, ông Duncan Lewis, cảnh cáo dân Úc ‘sẽ có ngày ông bà thức dậy và thấy nhiều điều bị quyết định ở trong đất nước của chúng ta mà lại không vì quyền lợi của đất nước này, You wake up one day and find decisions made in our country that are not in the interests of our country’. Sao người ta có thể làm vậy? Xin thưa: chỉ cần gài người của phe ta ngồi vào các ghế bọc da xanh, da đỏ trong toà nhà quốc hội liên bang Úc.

    Trước mối nguy bị con ngựa thành Troy chui tọt vào cơ quan quyền lực nhất tại Úc, cả hai đảng lớn (Tự do và Lao động) đều nhìn nhận mình dễ dãi khi đề cử người tranh cử. Nghị sỹ Kimberley Kitching (Lao động) đề nghị đảng minh bạch hơn về nguồn gốc số tiền dâng cúng và ứng cử viên phải công khai mình dính dáng với các tổ chức ngoại vi của nước ngoài như thế nào. Ở bên phía cầm quyền, nghị sỹ Concetta Fierravanti-Wells thẳng thừng kêu gọi Úc phải cứng rắn khi giao tiếp với Bắc Kinh. Bà nghị sỹ này vào năm 2017 đã từng gióng lên tiếng chuông cảnh cáo nước Úc bị Trung Cộng ảnh hưởng. Năm nay, bà lại đòi chính phủ Liên đảng phải bắt Bắc Kinh nhất nhất tuân theo luật lệ, tôn trọng các giá trị của nền dân chủ Úc và Úc không được khuất phục vì bất cứ thứ gì mờ ám xảy ra ở phía hậu trường kinh tế.

    Đã có lúc có người thấy các ông bà nghị sỹ / dân biểu Úc cãi nhau như mổ bò nên cười ruồi mà rằng ‘Sao không thuê ngay 227 trự từ Trung Cộng qua đây. Cho chúng ngồi trỏng. Vừa rẻ. Vừa dễ bảo nữa’. Không ngờ câu cười ruồi này đang bị Trung Cộng lăm le thi hành.


    Cổ Nhuế



    Nguồn:http://vietluan.com.au


              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Úc

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    ‘Hoà bình lạnh’ giữa Úc và Trung Cộng




    Có lần trên trang báo này, Cổ Nhuế ví bang giao giữa Úc với Trung Cộng lạnh như tảng băng. Tảng băng này lạnh như hai khuôn mặt của ngoại trưởng Julie Bishop của Úc và Vương Nghị (Wang Yi) của Trung cộng nhìn nhau suốt bữa ăn trưa mà không ai nói một lời.

    Mới đây, tình băng giá giữa Úc và Trung cộng lại thêm vết nứt. Ấy là chuyện thời sự hôm nay Cổ Nhuế xin thưa cùng bạn đọc Việt Luận.


    Chuyến đi Trung Cộng bất thành

    Tình băng giá Úc-Hoa đã có nhiều vết nứt. Tuần qua, lại thêm vết nứt toen toét khi Trung cộng từ chối cấp chiếu khán nhập cảnh cho dân biểu Andrew Hastie và nghị sỹ James Paterson của Úc. Hai ông này chuẩn bị khăn gói đi Trung cộng trong chuyến đi ‘thăm dân cho biết sự tình’ bển. Chuyến đi này do tổ chức China Matters bảo trợ. Nếu thuận buồm xuôi gió, hai ông nghị Úc sẽ lên đường vào tháng tới để gặp gỡ những người dân bình thường ở Trung cộng. China Matters hứa sắp xếp cho họ sẽ chuyện trò thoải mái với bất cứ ai và nói bất cứ vấn đề nào cũng được — kể cả chuyện người Uighurs ở Tân Cương và các cuộc biểu tình đang diễn ra ở Hongkong. Vậy là chuyến đi thiệt hấp dẫn và được coi là có một không hai ở cái xứ thiên đường có gắn máy quay phim khắp hang cùng ngõ hẻm.

    Nhưng cuối cùng, Trung cộng cấm cẳng cả hai ông. Tội của họ là ‘dám’ lên tiếng chỉ trích nhà cầm quyền Bắc Kinh. Thiệt ra không phải Bắc Kinh mà ngay cả Hà Nội cũng làm thế. Ta thường nghe người Việt về thăm nhà kháo láo: Về bển thích làm gì thì cứ làm miễn là đừng phê bình này nọ mấy ổng Cộng sản là… ok.

    Thật ra, khi hai ông nghị Úc chỉ trích Trung cộng, không những giới chức cầm quyền ở Bắc Kinh mà ngay cả toà đại sứ Trung cộng tại Canberra cũng chỉa mũi dùi tấn công. Loa tuyên truyền của Bắc Kinh ở Canberra cho rằng hai ông khinh thường uy quyền của Thiên triều và gây hại cho sự tín cậy đang có giữa hai nước Úc và Trung hoa. Viên chức ngoại giao Trung cộng ở Úc chụp cái mũ ‘thực dân’ lên đầu người chỉ trích Bắc Kinh mà rằng: ‘những ngày của chủ nghĩa thực dân đã qua lâu rồi. Trung cộng sẽ không bao giờ dung tha mấy cái ý nghĩ thực dân ấy đâu’. Sau đó, toà đại sứ Trung cộng tại Canberra kêu gọi ‘hai ông mau mau khấu đầu hối lỗi!’. Bằng không sẽ bị cấm cẳng vào…. thiên đường Cộng sản.

    Rõ ràng hai ông nghị Úc này chưa thuộc bài khúm núm trước mặt răng hô mã tấu. Cả hai cho biết sẽ chẳng ‘khấu đầu hối lỗi’. Nghị sỹ James Paterson và dân biểu Andrew Hastie chỉ lấy làm tiếc chỉ vì ‘thẳng thắn trước các vấn đề của đảng Cộng sản Trung hoa’ nên bị từ chối chiếu khán nhập cảnh. Dù bực mình vì không được ‘phi lạc sang Tàu’ hai ông cho biết vẫn tiếp tục lên tiếng bảo vệ các giá trị, chủ quyền và lợi ích của nước Úc.

    Chính Tập Cận Bình ra lệnh đàn áp ở Tân Cương

    Trùng hợp lúc Bắc Kinh cấm cẳng hai ông nghị Úc thì tờ New York Times cho đăng 400 tài liệu cho thấy Trung cộng đã thực sự đàn áp người theo Hồi giáo sống ở Tân Cương (Xinjiang). Tân Cương là một tỉnh nằm về phía Tây Trung cộng. Theo tờ New York Times, một nhón cán bộ cao cấp bên trong Trung cộng đã xì các tài liệu này để các lãnh tụ Cộng sản – trong số này có cả Tập Cận Bình — không thể chạy tội giam giữ hàng loạt người dân vô tội.

    Theo xấp tài liệu dầy cộm, Bắc Kinh đang giam hàng loạt người theo Hồi giáo — bất kể là người Uighurs, Kazakhs, hay sắc dân khác — sống Tân Cương. Trong số này có 96 diễn văn hay chỉ thị do chính Tập Cận Bình đọc. Các bài diễn văn này cho thấy Bắc Kinh đã ra lệnh theo dõi và bắt giam người theo Hồi giáo ở trong tỉnh phía Tây Trung cộng. 400 tài liệu này một lần nữa xác nhận ở Tân Cương đang có trùng trùng cái gọi là ‘trại tập trung cải tạo’. Những trại ‘cải tạo’ này thực chất là nhà tù và không khác gì hệ thống trại cải tạo giam giữ quân nhân và công chức Việt Nam Cộng Hoà từ khi Hà Nội chiếm được miền Nam Việt Nam. Quyền lực tối cao ở Bắc Kinh đã lập ra mạng lưới trại cải tạo ở Tân Cương vì sợ người theo Hồi giáo ở đây bắt liên lạc với người ‘anh em’ đồng đạo bên trong nước láng giềng Afghanistan mà ly khai khòi quyền lực của đảng Cộng sản. Vì vậy chính Tập Cận Bình đã ra lệnh đàn áp người Hồi giáo ở Tân Cương và gọi đây là ‘cuộc chiến nhân dân chống lại khủng bố, people’s war on terrorism’. Tập Cận Bình không ngại dùng đến những chữ rất dao búa khi ra lệnh cho đàn em ‘tiêu diệt lương tri của bọn đó, tước nhân phẩm khỏi chúng và giết bỏ không nương tay’.

    Hiển nhiên, Trung cộng, chối bai bãi mà rằng: ai xì tài liệu này cho báo chí Mỹ chính là tên phản động chuyên nghề phá hoại chương trình chống khủng bố đang trên đường thành công của Trung cộng. Trung cộng biệm minh mình không làm gì hơn là mang lại hoà bình cho Tân Cương. Sau khi tờ New York Times cho đăng tài liệu xì ra từ trung ương đảng Cộng sản Trung cộng thì bộ ngoại giao Úc ra thông cáo cho biết bà ngoại trưởng Marise Payne đã từng rất quan tâm đến những tường thuật cho rằng đang có nhiều trại cải tạo tập trung người Uighurs ở Tân Cương. Tài liệu đăng trên báo New York Times một lần nữa làm cho Úc thêm lo ngại. Thông cáo viết tiếp: bộ ngoại giao Úc đã từng liên tiếp kêu gọi Trung cộng ngưng giam giữ người Uighurs các sắc dân khác. Cuối cùng, bộ ngoại giao Úc cho biết: trong quá khứ đã nêu vấn đề này và trong tương lai sẹ tiếp tục làm như vậy khi có dịp gặp Trung cộng trong các hội nghị quốc tế.

    Thế là tình băng giá Úc-Hoa lại thêm một vết nứt.

    Hoà bình lạnh giữa Úc và Trung Cộng

    Úc và Trung cộng đã từng ở hai bên chiến tuyến chỉa súng nhau. Khi Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Trung hoa vào năm 1949, Úc và phương Tây không công nhận. Mãi đến năm 1972, chính phủ Gough Whitlam mới chính thức bỏ Đài loan mà gởi đại sứ Úc sang Bắc Kinh. Từ xưa đến nay, bất kể nơi nào Trung cộng lăm le xuất cảng chủ nghĩa Cộng sản thì ở nơi đó Úc gởi quân nghênh chiến. Khi Mao gởi chí nguyện quân làm nghĩa vụ quốc tế giúp Bắc hàn xâm lấn Nam hàn, chính phủ Robert Menzies của Úc đã góp quân với đồng minh giúp miền Nam bán đảo Triều tiên. 339 quân nhân Úc đã tử thương trong cuộc chiến kéo dài ba năm (1950-1953). Khi Cộng sản nổi dậy ở Mã lai vào những năm 1950, Úc đã gởi quân đánh dẹp. Trong cuộc chiến kéo dài 13 năm (1950-1963) đã có 39 quân nhân Úc tử trận. Khi Cộng sản Bắc Việt vâng lời quan thày Liên xô và Trung cộng xâm lấn miền Nam Việt Nam, một lần nữa Úc góp quân với lực lượng đồng minh. Trong 10 năm tham chiến (1962-1972) đã có 521 quân nhân Úc tử trận tại Việt Nam. Hiện nay, Trung cộng lăm le chiếm gần hết Biển Đông, nhiều lần Úc lên tiếng đòi quyền tự do hàng hải băng qua vùng biển Trung cộng ngang nhiên tự nhận là của mình.

    Trải qua lịch sử, hai nước Úc và Trung cộng nhiều lần đụng độ nhau trên chiến trường cho đến khi tổng thống Mỹ Richard Nixon vẽ lại trật tự thế giới bằng cách ‘đá đít’ đồng minh Đài loan khỏi tổ chức Liên hiệp quốc và nhận ‘kẻ thù’ Bắc Kinh vào. Từ đó, Trung cộng trở thành người mua khoán sản và nông sản khổng lồ của nước Úc. Trước đây, người ta nói kinh tế Úc cưỡi trên lưng con trừu thì vài chục năm gần đây kinh tế nước Úc đã chuyển sang ‘cưỡi trên lưng Trung cộng’. Trung cộng càng phát triển thì Úc càng làm ăn ra. Ngày nay, cứ ba Mỹ Kim hàng hoá Úc xuất cảng thì có một Mỹ Kim chở qua Trung cộng. Trị giá hàng hoá hàng năm Úc bán cho Trung cộng lên đến $80 ngàn tỷ Mỹ Kim.

    Tuy nhiên, hai nước Úc và Trung cộng vẫn chỉ là ‘người bán kẻ mua’ mà chưa bao giờ ‘đồng sàng đồng mộng’. Hai bên sống với nhau trong trong tình thế được cựu thủ tướng Úc Tony Abbott gọi ‘hoà bình lạnh, cold peace’. Ông này chơi chữ thiệt hay khi đổi ‘chiến tranh lạnh, cold war’ thành ‘hoà bình lạnh’ để chỉ tình băng giá giữa Úc và Trung cộng.

    Thật vậy, tàu buôn chở hàng hoá qua lại giữa hai nước như mắc cữi nhưng hai bên ngấm ngầm tìm sơ hở của nhau để chỉ trích, can thiệp, và lũng đoạn. Nhiều lần Úc tố cáo Trung cộng lũng đoạn vào nội tình Úc khi theo dõi sinh viên và di dân Trung hoa sinh sống tại đây. Úc cho rằng Trung cộng tung gián điệp và ngay cả công an sang Úc để ‘săn cáo’ (tức là bắt quan tham bỏ trốn tại Úc). Úc khá vất vã khi ngăn chận Trung cộng dùng đồng tiền để hủ hoá người giữ chức vụ công quyền ở đây. Có những lúc Úc e ngại Trung cộng bẻ khoá hệ thống computer của quốc hội, trường đại học và nhiều công ty Úc … Và còn nhiều chuyện khác Trung cộng bị tố lũng đoạn tại Úc đã được mô tả chi li trong sách ‘The Silent Invasion: China’s influence in Australia’ của giáo sư Clide Hamilton.

    Ngược lại, xưa nay trong lòng người Úc dường như không sao bỏ được ý nghĩ một nước Cộng hoà Nhân dân Trung hoa (Trung cộng) xem chừng đã thành hình không được hợp pháp cho lắm. Kế tiếp, cái xứ Trung hoa lục địa đỏ lòm này xem chừng đang đàn áp lẫn nhau vì ở đó làm gì có tự do, dân chủ, và pháp trị. Hai ý nghĩ nảy luôn luôn ám ảnh người Úc nên Úc luôn luôn chỉ trích tình trạng nhân quyền tồi tệ bên trong nước Trung cộng và dè dặt mỗi khi Trung cộng tìm cách gây ảnh hưởng trong vùng. Trung cộng muốn lấp đầy khoảng trống quyền lực khi Mỹ rút khỏi châu Á và Thái Bình Dương. Nhưng Úc không muốn dành thêm cho Trung cộng một khoảnh ảnh hưởng nào cả — nói chi hòn đảo Senkaku ở biển Trung hoa hay gần hết Biển Đông giáp giới Việt Nam. Trước tình trạng này, cựu thủ tướng Úc Paul Keating mới đây cho rằng nước Úc phải ngưng cuống cuồng trước sự trỗi dậy của Trung cộng. Theo ông, Úc phải nhìn nhận Trung cộng tiếp tục giữ vị trí quyền lực nổi bật ở châu Á. Ông Paul Keating còn phê bình báo chí Úc a dua theo nhóm người chuyên lo an ninh cho nước Úc mà lúc nào cũng gieo rắc nỗi sợ Trung cộng. Ông này làm như Trung cộng này nay không còn Cộng sản nữa khi phê bình báo chí Úc cứ lấy những gì xấu xa của ‘Cộng sản’ rồi thay vào đó chữ ‘Trung cộng’. Mà thiệt, Trung cộng vẫn đỏ như xưa; vậy mà ở Việt Nam người ta không dám gọi nó là ‘Trung cộng’ nữa (thế vào đó là chữ ‘Trung quốc’ mất đi cái màu đỏ sắt máu).

    Vì hai nước Úc và Trung cộng quá khác biệt về chủng tộc, văn hoá, chế độ và tham vọng nên mới đây cựu thủ tướng Tony Abbott đưa ra lối thoát giúp cho kinh tế Úc thôi tuỳ thuộc và ‘người mua hàng khổng lồ’ Trung cộng nữa. Theo đó, Úc không nên để tất cả trứng vàng của mình trong một giỏ vỉ rủi có gì xảy ra cho chiếc giỏ thì … khốn. Tiếc rằng: cho đến nay Úc để quá nhiều trứng vàng của mình vào tay Bắc Kinh. Cựu thủ tướng Tony Abbott cho rằng ngay đến Hoa kỳ dưới triều Donald Trump cũng đang chấn chỉnh lại nhịp buôn bán với chỉ một nước. Một cách rất thẳng thừng, ông Tony Abbott nêu danh Ấn độ như quốc gia Úc cần làm ăn nhiều hơn. Theo đó, trong 50 năm sắp tới Ấn độ sẽ giàu mạnh lên và cũng không kém dân chủ. Về kinh tế, cái gì Trung cộng có thì Ấn độ cũng có — mà còn thêm nhiều cái Trung cộng không có về lịch sử, văn hoá và thể chế chính trị.

    Nếu Úc liên lạc và buôn bán mạnh hơn với Ấn độ thì hai nước chắc là không phải lâm vào tình trạng ‘hoà bình lạnh’ như hiện nay với Trung Cộng. Bởi lẽ Ấn độ có nhiều điểm chung với Úc: hai nước chung nhau nhiều chương sách lịch sử trong thời gian cùng sống dưới quyền cai trị của đế quốc Anh; hai nước có chung gia sản văn chương và cùng hâm mộ một môn thể thao (criket). Quan trọng hơn hết, hai nước cùng theo chế độ dân chủ đại nghị và sống dưới nền pháp trị. Với nhiều điểm chung như trên, Úc và Ấn độ dễ dàng giao hảo.

    Một khi Úc bắt tay nhiều hơn với Ấn độ thì kinh tế Úc không còn cưỡi trên một nước có quá nhiều khác biệt. Úc sẽ trở thành cầu nối giưa Ấn độ dương và Thái Bình Dương.

    Cổ Nhuế


    Nguồn:http://vietluan.com.au



              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Úc

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    Sydney chìm trong khói cháy rừng dày đặc



    Sydney Opera House, seen as smoke haze from bushfires drifts over Sydney Source: AAP

    Cư dân Sydney và một phần lớn của New South Wales sáng nay thức dậy cảm thấy mình nghẹt thở chìm trong mù khói dày đặc của những đám cháy rừng, các chuyên gia y tế cảnh báo những người yếu người nên ở trong nhà và đóng cửa. Nhiêt độ nóng, không khí khô, nhiều hướng gió thách thức những người lính cứu hỏa NSW.


    Ở khu vực Sydney CBD và khu vực North Shore, hầu như không nhìn thấy gì trong màn khói dày đặc từ những đám cháy rừng.

    Sở Môi trường cho biết khói đã đẩy chất lượng không khí vượt quá mức “nguy hiểm” ở phía tây bắc Sydney, các vùng thảo nguyên phía bắc và sườn núi phía tây bắc.

    Khói chủ yếu đang lan ra từ đám cháy đốt chặn ở núi Gospers Mountain, nơi đã đốt cháy hơn 120,000 ha phía tây bắc Sydney và vẫn là một đám cháy ngoài tầm kiểm soát.

    Tổng cộng khói đang lan ra từ 48 đám cháy đang cháy đốt chặn trên khắp tiểu bang, trong đó đến 23 đám cháy đang trong điều kiện không thể kiểm soát được, thêm thời tiết hôm nay nóng và nhiều gió khiến Sở Cứu hỏa Nông thôn NSW (RFS) phải cảnh giác cao độ.




    “Nhiều đám cháy đang cháy có thể lan rộng,” phát ngôn nhân của RFS cho biết.

    Có 1400 lính cứu hỏa đang cật lực làm việc để ngăn chặn sự lan nhanh của những đám cháy đó, nhưng Ủy viên RFS Shane Fitzsimmons nói rằng “có khả năng phải đối mặt những thách thức thực sự”.

    “Chúng ta không chỉ [đối mặt] với nhiệt độ cao, từ giữa 30 trở lên, không khí khô, mà chúng ta còn thực sự có sự kết hợp của gió hội tụ ngày hôm nay,” ông nói.

    Hầu hết nguyên dải bờ biển phía đông NSW đều được xếp hạng nguy hiểm cháy rừng nghiêm trọng hôm nay.

    Một cơn gió bắc sẽ tràn xuống bờ biển và nội địa, trước khi bay vòng về phía tây nam và mạnh lên, và sau đó, một luồng gió phía nam sẽ đi ngược lên phía bờ biển.

    “Chúng tôi rất chú ý đến những gì có khả năng xảy ra ngày hôm nay,” ông Fitzsimmons nói.

    RFS cũng đã cảnh báo rằng các đám cháy xung quanh các khu vực sông phía bắc có thể làm phải đóng đường cao tốc Pacific Highway trưa chiều hôm nay.

    Đóng cửa chính, đóng cửa sổ

    Màn khói che phủ phần lớn tiểu bang có vẻ đã tan vào lúc này nhưng dự kiến sẽ trở lại vào buổi chiều.

    Chất lượng không khí kém nhất ở miền tây Sydney, xung quanh khu vực Richmond và Rouse Hill, nơi ô nhiễm không khí gấp khoảng hai đến ba lần tiêu chuẩn quốc gia.

    Richard Broome từ Sở Y tế cho biết những rủi ro từ khói là không đáng kể đối với hầu hết mọi người, với đau mắt và đau họng là triệu chứng phổ biến nhất.


    The Sydney Business District seen through smoke haze in Sydney, Tuesday, 19 November, 2019.


    Tuy nhiên, những người mắc các bệnh từ trước như hen suyễn hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hoặc những bệnh khác về hô hấp có thể có nguy cơ gặp các vấn đề nhiều hơn.


    Mùa cháy rừng thách thức phía trước

    Sáu sinh mạng và 530 ngôi nhà đã bị ngọn lửa nuốt mất kể từ mùa cháy rừng ở NSW khởi phát sớm hơn bình thường, vài tuần trước, với hơn 420 ngôi nhà bị phá hủy chỉ tính riêng hai tuần qua.

    “Hơn 1300 lính cứu hỏa sẽ tiếp tục làm việc trong các đám cháy tối nay, trước dự báo điều kiện nóng, khô và gió vào ngày mai,” RFS cho biết.


    Trong tuần này, hôm nay thứ Ba và thứ Năm sẽ là “những ngày khó khăn” cho NSW, Phó Ủy viên Sở Cứu hỏa Nông thôn Rob Rogers cảnh báo.

    Những vùng của tiểu bang NSW đang gặp nguy hiểm hỏa hoạn nghiêm trọng hôm nay bao gồm Greater Sydney, Greater Hunter, Illawarra / Shoalhaven, Southern Ranges và Central Ranges.

    Các khu vực này, cùng với các sườn phía Bắc và các khu vực Tây Bắc, cũng bị cấm lửa.

    Phần lớn phần còn lại của miền đông NSW và ACT đang gặp nguy hiểm hỏa hoạn rất cao.


    Những người hen suyễn đề phòng khói bụi cháy rừng và giông bão

    Khoảng 1.6 triệu ha đất đã bị mất cho đến nay – nhiều hơn cả mùa cháy rừng năm 1993/1994.

    Lính cứu hỏa hôm thứ Hai đã chiến đấu với một ngọn lửa dài đến 6000 km, khoảng cách tương đương với chuyến đi hai chiều giữa Sydney và Perth.

    Ông Rogers cho biết các nhân viên cứu hỏa đã “tập trung duy nhất” vào việc ngăn chặn sự mất mát thêm về tính mạng và tài sản và cảnh báo mọi người nên cảnh giác.

    “Mặc dù [tuần này] không phải là một mối nguy hiểm thảm họa, nhưng vẫn sẽ là những ngày hỏa hoạn tồi tệ,”ông nói.

    Ông kêu gọi bất cứ ai chưa bị ảnh hưởng bởi cháy rừng hãy “vui lòng sử dụng điều này như một sự cuộc gọi báo thức”, cảnh báo họ thực hiện các bước bao gồm làm sạch máng xối và có kế hoạch an toàn phòng cháy trong nhà.

    Thủ hiến Gladys Berejiklian yêu cầu mọi người “duy trì sự cảnh giác”.

    Bộ trưởng Dịch vụ khẩn cấp David Elliott cho biết rủi ro lớn nhất trong những ngày tới sẽ là những người lính cứu hỏa trở nên mệt mỏi và kiệt sức.

    Một tàu chở không khí DC10 đã được chuyển từ Bắc Mỹ để giúp thả xuống tới 38,000 lít nước và làm chậm lại những đám cháy, và những người lính cứu hỏa New Zealand sẽ đến để tiếp sức, ông Elliott cho biết.


    Nguồn:https://www.sbs.com.au


              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Úc

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           


    Lính cứu hỏa Canada tình nguyện ‘nghỉ ăn Noel’ đến Úc giúp chữa cháy rừng



    Firemen working to contain the NSW fire. Source: AAP


    Hôm nay nước Úc đã chào đón 21 người lính cứu hỏa lành nghề từ Canada đáp phi cơ đến Sydney để tiếp sức những người lính cứu hỏa địa phương trong bối cảnh cháy rừng đang đe dọa tài sản và sức khỏe khắp nơi NSW.

    Lính cứu hỏa từ các tỉnh bang trên khắp Canada đã tình nguyện từ bỏ dịp nghỉ ngơi Giáng sinh cùng gia đình để bay tới Úc giúp đỡ trong cuộc khủng hoảng cháy rừng kinh khủng nhất mà Úc đang trải qua.

    Những người lính cứu hỏa tình nguyện này đã hưởng ứng lời kêu gọi giúp đỡ của Úc trong mùa cháy rừng nguy hiểm.

    Các nhà chức trách Úc đã gửi một yêu cầu chính thức đến Trung tâm Cứu hỏa Rừng Liên quốc gia Canada, có trụ sở tại Winnipeg, hôm thứ Sáu và cuối tuần trước. Và kết quả là hàng chục lính cứu hỏa có kinh nghiệm từ các tỉnh bang trên khắp Canada đã tình nguyện từ bỏ dịp xum họp Giáng sinh cùng gia đình và bay tới Úc giúp sức.



    Canadian firefighters arrive in Sydney
    Canadian firefighters arrive in Sydney this morning
    Screenshot on ABC Sydney



    Một nhóm gồm 21 lính cứu hỏa đã được chọn và tập trung tại Vancouver vào ngày thứ Ba giờ địa phương để cùng bay tới Sydney, và dự kiến ​sẽ kề vai sát cánh với lực lực lính cứu hỏa Úc chiến đấu với ngọn lửa trong 38 ngày mùa hè nóng bỏng.

    “Chúng tôi rất vui được giúp đỡ người dân Úc khi họ phải đối mặt với những đám cháy tàn khốc này, đặc biệt là vì Manitoba đã nhận được sự giúp đỡ từ bạn bè và làng giềng khi ngọn lửa cháy rừng và các thiên tai khác tấn công tỉnh bang của chúng tôi,” Thủ hiến của tỉnh bang Manitoba ở Canada, ông Brian Pallister nói với truyền thông.

    Manitoba gửi đi hai người lính cứu hỏa, cùng với British Columbia, Alberta, Saskatchewan, Ontario và Parks Canada đóng góp 19 người khác, tổng cộng là 21.

    Chuyện cũ kể lại, hai thiếu niên Canada, Kam McLeod và Bryer Schmegelsky đã bắn chết du khách người Úc Lucas Fowler và bạn gái Chynna Deese trên một đường cao tốc British Columbia và sau đó trốn đến Manitoba, và một cuộc săn lùng lớn hình thành, có mặt Cảnh sát Hoàng gia Canada và quân đội Canada.

    “Người Manitoba không biết làm gì hơn là đưa tay ra giúp đỡ khi người khác cần,” ông Pallister nói.

    Khi ngọn lửa cháy rừng ở Úc bùng lên, Canada đang bước vào mùa đông, nhiệt độ sẽ xuống dưới 20 độ C.

    Những người lính cứu hỏa được chọn gửi tới Úc vì những kỹ năng độc đáo của họ trong chuyên môn chữa cháy rừng.

    Những người lính cứu hỏa Canada sẽ hỗ trợ nhiều vai trò khác nhau trong nhóm quản lý, bao gồm lập kế hoạch, lái phi cơ chữa cháy và tham gia trực tiếp vào những hoạt động chữa cháy trên mặt đất.

    Nguồn:https://www.sbs.com.au


              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Úc

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    NSW Rural Fire Service confirms bushfires have destroyed more than 680 homes this season


    More than 680 homes have been destroyed by bushfires in NSW this season, the Rural Fire Service (RFS) has confirmed.

    Almost 250 houses have been damaged, while more than 2,000 outbuildings have been destroyed or damaged.
    The updated totals come as three blazes burning north of Sydney this morning joined to create what has been dubbed a "mega blaze".

    At Microsoft News Australia we've partnered with the giving platform Benevity to raise funds for Australian Red Cross, St Vincent De Paul Society and The Salvation Army; these organisations are helping communities across the country devastated by bushfires. You can help these organisations by donating here and for the latest news and RFS links visit Bushfire emergency.

    The Gospers Mountain fire in Hawkesbury region has merged with two fires in the Lower Hunter — the Little L Complex blaze and the Paddock Run fire near Singleton.

    Conditions around the massive fire front are expected to deteriorate this afternoon.

    The three fires have burned through more than 300,000 hectares and destroyed around 10 homes.

    Total fire bans are in place for 10 regions in NSW today, including Greater Sydney, where the fire danger rating is "severe".

    Warm and dry winds are expected to elevate fire dangers across north and east parts of NSW.

    At one stage last month, emergency warnings were issued for 17 separate blazes on one day.

    Yesterday, the RFS issued emergency warnings for seven fires, including two threatening areas on Sydney's doorstep.

    NSW RFS deputy commissioner Rob Rogers said crews would assess the damage from those blazes today and over the weekend.

    "I think that firefighters did some incredible saves last night on properties and I think some of the vision has shown that," he said.

    "We've got to work out how many homes we have lost."

    Yesterday, firefighters filmed the moment a wall of flames began surrounding them at Orangeville, just 70km from Sydney's CBD.

    Mr Rogers said those conditions were "representative" of other areas in NSW.

    "The fires in the north, they were dealing with these sort of horrendous conditions, down in the Shoalhaven and Sydney," he said.

    "It's reflective of how dry the landscape is.

    "The drought makes the fuel so quick to burn and it burns so volatile when it burns."

    Firefighting and incident management specialists from Canada are being briefed in Sydney this morning, the RFS confirmed.

    They will be deployed throughout NSW tomorrow to add their expertise to the battle to control bushfires burning across the state.

    A further 21 firefighting specialists will arrive from the US later today.


    https://www.msn.com


              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Úc

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           


    Cha mẹ cần biết về EM ĐI EM ÂY




    Em Đi Em Ây là gì? Xin thưa Việt Luận phiên âm bậy từ EDMA (cho dễ nhớ ấy mà!). Em Đi Em Ây một trong nhiều món cô cậu có thể nếm khi party, họp bạn, dự festival hay tham gia các buổi schoolies. Gần đến cuối năm học hay gân đến lễ Giáng Sinh và Tết Dương Lịch, không những cha mẹ có nhiều lễ lạc và gặp gỡ cho mình; mà cô cậu cũng có. Người lớn có món ăn chơi của người lớn. Cô cậu cũng có món riêng cho mình. Điều người lớn sợ nhất là cô cậu lãnh đủ tác hại ghê gớm của Em Đi Em Ây.

    Nhiều người lo cơn dịch MDMA thổi tung nước Úc. Và từ đó làm bay tốc luôn cả cậu ấm cô chiêu hiền lành trong nhà của mình. Nói cho ngay, Úc xài nhiều MDMA nhưng người xài không phải là bạn trẻ. Trong đám thiếu niên, chỉ có 3% biết tới Em Đi Em Ây. Còn gộp chung bạn trẻ (tức người dưới 35 tuổi) thì con số này ở mức 7%. Nói cho cha mẹ có con cái tuổi mười mí trong nhà bớt lo: ở Úc 94% cô cậu học sinh trung học đều chưa bao giờ biết mùi Em Đi Em Ây phê tới mức nào.

    Tuy nhiên, người lớn cứ sợ bạn trẻ nếm MDMA. Trước đây, chính phủ dùng lời lẽ dữ dằn và hình ảnh ghê rợn để cảnh cáo cô cậu chớ có đụng vào cái thứ MDMA giết người này. Nhưng càng nói quá lời thì càng khiến cô cậu không tin vào lời khuyên nữa. Thế là tiểu bang NSW đã rút lại các quảng cáo phản tác dụng ấy. Chắc là ông bà / cha mẹ cũng suy nghĩ lại khi doạ dẫm quá mức. Nếu lời mình nói không có bằng chứng – hay bị coi là võ đoán – thì chắc là không nhiều con cháu trong nhà nghe theo. Chúng được học trong môi trường thực nghiệm. Nói gì thì phải có chứng cớ. Nếu không, chúng chỉ cười ruồi.

    Hiển nhiên đã có người toi mạng vì dùng MDMA. Mới nhất, vào Chủ nhật qua một cậu 24 tuổi đã giã từ cuộc chơi vì xơi MDMA ở đại nhạc hội Strawberry Fields, thị trấn Tocumwal, NSW. Nói đâu xa, trước đây có cả cô cậu mang họ Trần, Nguyễn và Phạm đã mất mạng vì dùng Em Đi Em Ây trong vài ba cuộc gặp gỡ của bạn trẻ ở NSW.

    Đã có một thời, người lớn đưa ra mệnh lệnh tuyệt đối với thiếu niên: ‘Trước Em Đi Em Ây, mày phải nói NO’. Chỉ có NO mà thôi! Thái độ dứt khoát này có thể hiệu lực với một số con cháu. Nhưng không phải là tất cả. Nếu chỉ ra lệnh ‘NO’ thì người lớn đã quên dạy cho con cái bài học về lối xử sự với bạn bè (xấu). Cũng chẳng màng gì đến tâm trạng bồn chồn, ham muốn, tìm tòi và khám phá khi con người tới tuổi dậy thì. Mệnh lệnh tuyệt đối ‘Nói KHÔNG’ có thể mở đường cho bạn trẻ thêm háo hức trước ‘trái cấm’. Khi người lớn biến MDMA thành ‘trái cấm’ thì Em Đi Em Ây càng hấp dẫn. Khi cảnh sát ở NSW thả chó săn, khám xét kỹ lưỡng cô cậu vào dự festival thì vô hình trung cảnh sát bày ra một trò chơi thú vị cho cô cậu: trò chơi cút bắt.

    Thống kê của cảnh sát Úc cho thấy ít thiếu niên (và bạn trẻ) nếm thử MDMA và cũng không đông sa vào tình trạng nghiện ngập thứ ma tuý này. Dù tỷ lệ thấp, nhưng không ông bà / cha mẹ nào muốn thấy con cháu mình biết mùi Em Đi Em Ây cả. Một hơi thuốc MDMA cũng là quá nhiều rồi. Việt Luận rất buồn khi nghe tin có bạn trẻ mất mạng vì NDMA. Buồn hơn nữa khi nạn nhân mang họ Việt Nam. Xin cho đừng có ai mất mạng hay bị hậu quả trầm trọng vì Em Đi Em Ây. Chắc chắn bạn đọc chia xẻ nỗi buồn ấy với Việt Luận. Nhưng chắc là không phải tất cả đồng ý với Việt Luận nếu lá thư toà soạn này đưa ý nghĩ: rủi ai đó nếm thử Em Đi Em Ây thì đừng để đến nỗi phải lãnh đủ hậu quả thê thảm, à nghen.

    MDMA là chất hoá học methylenedioxy-methamphetamine vừa gây phấn khởi vừa đưa người dùng vào thế giới ảo. Như tất cả các thứ thuốc khác, Em Đi Em Ây gây ra nhiều phản ứng phụ. Phản ứng phụ này mạnh hay yếu tuỳ người dùng và dùng thuốc trong hoàn cảnh nào. Không dùng methylenedioxy-methamphetamine thì có thể tránh ‘chăm phần chăm’ phản ứng phụ. Còn đã nếm thì phải biết cách giảm bớt tai hại từ các phản ứng phụ.

    Chính vì lẽ này, trong các buổi nhạc hội, schoolies ở Úc thường có sẵn nhân viên y tế, xã hội, nước uống và phương tiện cấp cứu. Ở Canberra, chính phủ còn mở ra chỗ ‘test’ thuốc trước khi cô cậu bước vào đại nhạc hội. Chỗ ‘test’ này học đòi từ Bồ đào nha. Ở bên ấy, người ta cho rằng nhiều cô cậu toi mạng khi dùng MDMA vì không biết liều lượng và phản ứng phụ. 74% cô cậu ở Bồ đào nha cho biết sẽ không nếm Em Đi Em Ây sau khi được biết kết quả từ bàn … test.

    Chắc là bên cạnh mệnh lệnh ‘Say NO’ với NDMA, giá mà người lớn biết nhiều hơn về Em Đi Em Ây để chỉ bảo cho con cháu về các phản ứng phụ và cách chữa trị – thì bớt đi bạn trẻ bỏ cuộc chơi khi tóc còn xanh.


    Việt Luận



    Nguồn:http://vietluan.com.au


              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Úc

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    Nhà ở Úc lên giá dữ dội





    Sau 17 tháng xuống giá thê thảm, nhà tại Úc đã lên giá. Lên giá dữ dội. Chỉ trong ba tháng vừa qua, nhà ở Melbourne đã lên giá 6.4%. Còn nhà ở thành phố đông dân nhất nước Úc cũng đã lên giá 6.2%. Đáng nói hơn, lần đầu tiên kể từ đầu năm 2018, trong tháng 11 năm nay nhà ở Perth Tây Úc đã lên giá.

    Thời sự hôm nay xin gởi tặng chủ nhà tại Úc những nụ cười rạng rỡ và nhiều điều phấn khởi khi năm mới 2020 lú dạng.

    Lấy lại phân nửa những gì mất mát

    Như đã nói trên, trong ba tháng vừa qua, chủ nhà ở hai thành phố lớn nhất nước Úc đã lấy lại gần phân nửa những gì đã mất trong hai năm 2018-19. Vui mừng nhất là chủ nhà ở thành phố ngày bốn mùa. Chỉ trong ba tháng gần đây, giá nhà ở Melbourne đã lấy lại được 6.4%. Đây là tỷ lệ cao nhất Úc và người ta không ngờ giá nhà tại đây đã phục hồi nhanh đến thế! Riêng trong bốn tuần lễ của tháng 11.2019,nhà Melbourne đã lên thêm 2.2%. Với tỷ lệ này, giá một ngôi nhà thường thường bậc trung ở mức $666,883. Nếu bạn đọc đang ở trong ngôi nhà cao giá hơn mức này thì có thể hãnh diện nhà của mình ở trên mức bình thường tại Melbourne rồi đó. Xin chúc mừng.

    Trong khi đó, nói về tỷ lệ lên giá nhà trong ba tháng thì Sydney đã thua Melbourne: Melbourne lên 6.4%; Sydney lên 6.2%. Tuy nhiên nói về tỷ lệ trong tháng 11 thì nhà ở Sydney đã lên giá cao nhất: 2.7%. 2.7% là tỷ lệ lên giá cao nhất cho chủ nhà ở Sydney kể từ 31 năm nay. Hurah! Với tỷ lệ này, một ngôi nhà thường thường bậc trung ở Sydney hiện nay giá ở mức $840,072 Úc kim. Hơn nữa, Sydney là nơi có giá nhà cao nhất Úc. Thấp nhất là nhà ở Dawin. Nơi đây, một ngôi nhà thường thường bậc trung giá chừng $388,018 Đô la.

    Nhìn vào tường trình về giá nhà mới nhất do công ty Corelogic phát hành trong tuần này, chúng ta thấy trong ba tháng vừa qua nhà lên giá hạng ba nước Úc là ở Canberra. Nhà ở thủ đô liên bang Úc đã lên giá 3.2%. Chỉ trong tháng 11 năm nay, chủ nhà ở đây đã thấy nhà của mình lên giá 1.6% và coi như đạt đến đỉnh. Hơn nữa, nhà ở thủ đô liên bang Úc còn được coi là mắc hạng ba tại Úc. Giá một ngôi nhà thường thường bậc trung ở Canberra bây giờ ở mức $611,841 Úc kim.

    Vẫn tính giá nhà trong ba tháng gần đây, nhà tại Hobart, Brisbane, và Adelaide đều mang những con số dương. Nhà ở Hobart lên 2.8% đạt mức thường thường bậc trung $474,186. Nhà ở Brisbane lên 1.8%, đạt mức thường thường bậc trung $497,491. Nhà ở Adelaide lên 0.9%, đạt mức thường thường bậc trung $433,845.

    Như vậy, trong tám thành phố lớn tại Úc đã có 6 nơi nhà lên giá. Còn lại hai nơi chưa mang nụ cười cho chủ nhà là Perth và Dawin. Ở Perth (như đã nói trên) nhà đã lên giá trong tháng 11.2019. Nhưng tính chung cả ba tháng thì nhà ở đây vẫn tiếp tục xuống. Và xuống thêm 7.7%. Trong khi đó nhà ở thủ phủ lãnh thổ Bắc Úc trong tháng 11.2019 vẫn tiếp tục xuống. Xuống thêm 1.2%. Thế là trong ba tháng Chín, Mười và Mười Một, chủ nhà tại Dawin mất mát thêm 1.1%.

    Với một người mới mua nhà cách đây đúng 12 tháng thì họ đã thấy rủng rỉnh nếu không phải là người mua nhà ở Dawin và Perth. Thật vậy, dù bị hơn nửa năm méo mặt vì nhà xuống giá, ai làm chủ nhà chỉ một năm qua ở Hobart đã thấy rủng rỉnh vì nhà đã lên giá 4.2%. Cũng thế, là chủ nhà ở Canberra (lên 3%), Melbourne (lên 2.2%), Sydney (lên 1.6%). Còn chủ nhà một năm ở Brisbane chỉ sứt mẻ chút đỉnh (xuống 0.5%).

    Thật ra, mua nhà kiếm lời là công cuộc đầu tư lâu dài. Nói chuyện lời lỗ thì phải lấy từ mức 5 năm trở lên. Thật vậy, trong năm năm qua ai mua nhà ở Úc cũng đều lời, trừ chủ nhà tại Dawin và Perth. Chủ nhà ở Dawin bỏ ra $100 Đô la mua nhà thì đã lỗ $30 (30.8%). Chủ nhà ở Perth đã thấy giá nhà nhích lên tí tẹo trong tháng 11 năm nay nhưng tính sổ năm năm vừa qua vẫn còn lỗ 20.6%. Dư lại, trong năm năm qua nhà các nơi khác đã mang về khá bộn tiền lời cho ông bà chủ. Bộn nhất là chủ nhà ở Hobart. Trong năm năm qua, Hobart đã mang về cho chủ nhà 43.1% tiền lời. Trong khi đó chủ nhà ở Melbourne bỏ ra $3 mua nhà, đã lời $1: 29.7%.

    Nói về nhà ở Sydney. Chúng ta nghe nói nhà ở nơi đây đã từng lên giá dữ dội. Nhưng cũng tại nơi đây nhà đã xuống giá thê thảm trong hai năm 2018-19. Vì vậy, trong năm năm qua nhà ở Sydney chỉ mang về cho chủ số lời 22.2%. Con số này còn thấp hơn so với tiền lời nhà ở Canberra đã mang về cho chủ. Đứng hạng ba về tỷ lệ tiền lời là nhà ở thủ đô liên bang Úc: trong năm năm qua nhà ở Canberra đã mang về cho chủ 23.7%. Dư lại chủ nhà ở hai thành phố Adelaide và Brisbane cũng đã lời chút đỉnh. Adelaide lời 10.4%. Brisbane lời 8.1%. Có còn hơn không!

    Nguyên do nhà lên giá


    Theo ông Tim Lawless, giám đốc công ty theo dõi giá nhà Corelogic, ba nguyên do chính đã khiến cho nhà lên giá ở Úc. Một là ngân hàng Trữ Kim Úc ba lần cắt giảm lãi suất. Hai là các chủ nợ được APRA nới tay. Ba là liên đảng trở lại cầm quyền trong lần tổng tuyển cử vào tháng Năm năm nay.

    Trong năm nay, đã ba lần ngân hàng Trữ Kim Úc giảm lãi suất chính thức. Nhờ mỗi lần cắt giảm 0.25%, lãi suất chính thức hiện thời ở mức 0.75%. Đây là mức thấp nhất kể từ những năm 1950. Vào chiều thứ Ba tuần này, ban quản trị Ngân Hàng Trữ Kim Úc đã họp và ra thông cáo giữ nguyên lãi suất chính thức ở mức hiện hành. Với lãi suất chính thức thấp té, chủ nhà ngày nay chỉ còn phải đóng hụi chết dưới mức 3%.

    Ngoài phân lời thấp, ngày nay chúng ta còn dễ vay tiền mua nhà hơn trước. Trước đây APRA (viết tắt từ The Australian Prudential Regulation Authority) ra lệnh cho chủ nợ phải nắm chặt đằng đuôi bằng cách tính trước ‘rủi lãi suất lên 7% thì con nợ còn đủ sức không’. Vì tính toán này khá đông người có thu nhập khấm khá, sẵn sàng tiền đặt cọc và tìm được nhà ưng ý nhưng vẫn không vay được tiền. Nay APRA chỉ đòi chủ nợ cộng thêm 2% vào phân lời hiện hữu (gọi là serviceability buffer). Thế là người vác chiếu đi vay tiền dễ thở hơn.

    Ít nhà bán

    Một lý do khác giúp cho giá nhà lên là không còn nhiều nhà mới tinh được rao bán nữa. Trong lúc không còn nhiều nhà mới tinh đổ vào thị trường thì chủ nhà hiện hành cũng không bán tháo bán đổ như thủa lãi suất dọt lên đến mức 17% dưới thời tổng trưởng kinh tế tài ba Paul Keating.

    Trong tháng 11 đã thấy nhiều nhà treo bảng FOR SALE hơn. Nhưng so với cùng thời điểm này vào năm ngoái thì vẫn còn ít nhà bán đến 12.4%. Hơn nữa, số nhà bán hiện nay bị coi là thấp nhất kể từ năm 2009. Thành ra, ai muốn mua nhà thì ít được lựa chọn. Vì ít nhà bán nên chủ có thể ‘làm eo’ hơn. Cùng một lúc các tin tức đồn dập nào là lãi suất có thể xuống thấp hơn nữa, nào là giá nhà đã lên dữ dội — khiến cho người mua thêm phần hối hả. Thật vậy, trong tháng 11 ở Sydney chỉ có thêm 6,879 nhà ‘lên list’. Nếu tính tất cả nhà đang rao bán ở Sydney thì người mua chỉ được quyền lựa chọn trong số 24,360 nhà. Nói khác, ai mua nhà ở Sydney vào hôm nay bị giới hạn quyền lựa chọn đến 23.1% so với cách đây 12 tháng. Người mua nhà ở Melbourne được nhiều lựa chọn hơn: họ được chọn đến 32,862 ngôi nhà vì trong tháng 11 lại có thêm 8,603 nhà được ‘lên list’. Nhưng so với 12 tháng trước đây, người mua nhà vẫn bị ít lựa chọn đến 15.7%. Nhớ lại vào năm 2015 khi giá nhà ở Melbourne đạt đến mức cao nhất thì con số nhà FOR SALE thấp hơn con số hiện nay tí chút. Điều này cho thấy: rồi ra người ta sẽ thấy đông đảo người mua tập trung trước các ngôi nhà treo bảng FOR SALE như thủa năm 2015.

    Tình trạng hiếm nhà bán cũng xảy ra ở Brisbane, Adelaide, Perth, Dawin và Canberra. Trong tháng 11, số nhà ở Brisbane bắt đầu ‘lên list’ bị coi là thấp nhất kể từ năm 2012. Còn ở Adelaide thì số nhà bắt đầu rao bán trong tháng 11 thấp nhất kể từ năm 2007. Hình như ai đã chộp được nhà ở Hobart khi thị trường địa ốc ở đây nóng bỏng thì bây giờ giữ chặt lấy. Trong tháng 11 chỉ có chừng 1,000 ngôi nhà ở đây bắt đầu ‘lên list”. Đây là con số chỉ bằng phân nửa số nhà thường được treo bảng FOR SALE ở đây.

    Nhìn chung, hiện tại ở Úc đang có 109,957 nhà FOR SALE. Con số này thấp thua cách đây 12 tháng đến 15.3%.

    Dân Úc bị FOMO

    Vào cuối tuần sau chót của tháng 11 năm nay, đã có chừng 3,000 nhà trên toàn nước Úc treo bảng AUCTION. Con số này chưa nhiều nhưng nhưng tỷ lệ gõ búa rất cao.

    Ở Úc, thước đo nhịp độ nhộn nhịp của thị trường địa ốc chính là tỷ lệ gõ búa trong các cuộc đấu giá nhà. Khi trăm nhà treo bảng AUCTION mà có 60 nhà được gõ búa bán đi thì thị trường địa ốc được coi là bình thường. Thấp hơn số này thì người ta bắt đầu lo. Nếu xuống càng thấp thì cang thấy tiêu điều ở chốn mua bán nhà cửa. Vào tháng 11 năm ngoái, trăm nhà đấu giá chỉ có hơn 41 nhà được gõ búa (41.3%). Quả là thê thảm! Khi tỷ lệ gõ búa cao hơn 60% thì thị trường địa ốc nhộm nhịp. Càng cao thì càng nhộn nhịp. Vào cuối tuần qua, trăm nhà treo bảng AUCTION đã có gần 79 nhà được gõ búa (78.9%). Con số này cho thấy thị trường địa ốc ở Úc đã nhộn nhịp. Nhộn nhịp nhất là ở Sydney (84.7% được gõ búa). Kế tiếp, là ở Hobart (80% nhà đấu giá được gõ búa). Hạng ba ở Melbourne (78.3% được gõ búa). Ở Melbourne lại có ba khu vực được coi là có nhiều nhà AUCTION nhất nước Úc. Đó là Glen Waverly, Reservoir và Preston. Thấp nhất về tỷ lệ gõ búa là ở Brisbane. Trong cuối tuần qua, trăm nhà treo bảng AUCTION ở thành phố nắng ấm, chỉ có chừng 55 nhà được gõ búa (54.8%).

    Theo tường trình từ CoreLogic, hiện nay số nhà rao bán tại Úc đã thua con số năm ngoái đến 17%. Lý do là chủ nhà còn chờ cho tới khi giá nhà lên tới đỉnh mới … thảy. Ngược lại, người mua thì háo hức vì rơi vào tình trạng các nhà tâm lý học gọi là FOMO. FOMO viết tắt từ ‘fear of missing out, sợ bị hụt’.

    Tương lai sáng lạn trong năm 2020

    Nhìn lại giá nhà từ tháng Sáu cho đến nay, ông Tim Lawless — giám đốc công ty theo dõi giá nhà Corelogic – cho rằng: chỉ cần vài tháng nữa, giá nhà tại Úc nói chung hay tại hai thành phố lớn Sydney và Melbourne nói riêng sẽ đạt tới đỉnh cao mới. Thật vậy, nhà ở Melbourne đã lấy lại hơn phân nửa những gì đã mất trong hai năm 2018-19. Hiện nay, nhà ở thành phố ngày bốn mùa chỉ còn chưa tới 4% là tới đỉnh. Ông Tim Lawless cho rằng chắc là chỉ cần hai tháng nữa là chủ nhà ở đây nổ sâm banh ăn mừng.

    Trong khi đó, cũng theo ông giám đốc Corelogic, chủ nhà ở Sydney chắc là phải chờ thêm chừng bốn tháng nữa mới… lên tới đỉnh. Hiện nay, giá nhà ở thành phố đông dân nhất Úc đã phục hồi nhiều, nhưng vẫn còn thua lúc lên tới đỉnh hồi năm 2017 đến 8%. Thôi thì chủ nhà ở Sydney cứ vui vẻ ăn cái tết Tây, rồi thủng thẳng ăn cái Tết ta — trước lễ Phục sinh năm nay ta sẽ nổ sâm banh.

    Sau khi đạt tới đỉnh cao mới, giá nhà ở hai thành phố này chắc sẽ tiếp tục một đường đi lên. Kinh tế gia Shane Oliver, làm việc cho AMP Capital cho rằng trong năm 2020 nhà ở Sydney và Melbourne có thể lên giá từ 10 cho đến 15%. Hurah! Thật ra, ông Shane Oliver xem chừng dè dặt khi đưa con số ấy. Còn ông Tim Lawless cho hay: năm mới có thể mang lại cho chủ nhà ở hai thành phố lớn nhất Úc đến hơn 20%.

    Nếu trong đợt xuống giá vừa qua, nhà càng xịn càng bị vùi dập thì khi phục hồi các ngôi nhà xịn này càng được hưởng lợi. Ở Melbourne, đang nóng lên những ngôi nhà ở gần trung tâm buôn bán chính, nằm về phía Đông. Nhà xịn ở Melbourne đã lên giá 8.1% (trong khi nhà rẻ tiền chỉ lên 4.2%). Ở Sydney đang lên giá cao nhất là nho ở Sydney’s Hills và nội thành phía Tây, gần Harbour. Nhà xịn ở Sydney đã lên giá 7.4% (trong khi nhà rẻ tiền chỉ lên giá 3.8%). Một trong những nguyên do nhà xịn ở Úc lên giá mạnh là có đông người tìm mua hơn. Thật vậy, vì lãi suất thấp và người ta dễ vay tiền nên ai ai cũng tìm đến chỗ sang hơn mà mua nhà.

    Quả tình đây là cơ hội vàng cho nhiều người bắt đầu dựng nghiệp ở Úc để nghĩ chuyện ‘tiến thân trong xã hội mới, social mobility’. Đây là chuyện người Việt Nam mình đã nghĩ tới. Chắc là Cổ Nhuế phải dành ra dịp nào khác để thưa với bạn đọc về chuyện này.

    Cổ Nhuế


    Nguồn:http://vietluan.com.au



              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Úc

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    Những người Việt đầu tiên tại Úc


    Ở thời điểm 30/4/1975 chỉ có trên 1,000 người Việt tại Úc, gồm những phụ nữ lập gia đình với Úc, sinh viên du học ở lại Úc, sinh viên đang du học, viên chức đang làm việc hay tu nghiệp, tu sĩ công giáo tu học và trẻ mồ côi sang Úc vào tháng 4/1975.

    Trừ các trẻ mồ côi chưa hiểu biết, đa số đều lo lắng cho gia đình bị kẹt lại ở Việt Nam.

    Các sinh viên đang theo học và viên chức miền Nam còn nhận được thư của Chính phủ Lao Động Gough Whitlam yêu cầu thu xếp hồi hương.

    Nữ hoàng Anh và quyết định cho những người Việt đến Úc đầu tiên

    Ngay sau 30/4/1975, Nữ hoàng Elizabeth Đệ Nhị, nguyên thủ quốc gia của nhiều nước trong khối Commonwealth, chấp nhận người di tản Việt được tạm cư tại Hong Kong, Singapore, Malaysia và “vận động” Chính phủ Whitlam nhận một số người theo diện nhân đạo.

    Ngày 20/6/1975, 201 người từ Hong Kong đến định cư tại Sydney và ngày 9/8/1975, 323 người từ Malaysia và Singapore đến Brisbane theo diện nhân đạo.

    Chính phủ Whitlam còn nhận 224 người Việt theo diện đoàn tụ gia đình, tôn giáo và di dân, nâng tổng số người đến Úc trong năm 1975 lên đến 748 người.

    Từ đảo Guam đến Melbourne có gia đình Giáo sư Nguyễn ngọc Truyền gồm chừng 40 người theo diện đoàn tụ gia đình.

    Từ Guam theo diện di dân có Điêu khắc gia Lê Thành Nhơn cùng vợ và 4 con nhỏ vào tháng 9/1975.

    Từ Nhật đến Melbourne, có gia đình Tiến sĩ Nguyễn Triệu Đan, cựu Đại sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Nhật, gồm 7 người vào giữa tháng 7/1975. Ông Đan phải ký giấy hứa khi đến Úc “không được làm chính trị”.

    “Không làm chính trị là sao?”

    Ngày 21/8/1975, Thủ tướng Whitlam bị đảng Tự Do chất vấn, phải thú nhận có 9 người Việt bị buộc phải ký giấy hứa khi đến Úc “không được làm chính trị”.

    Ông Whitlam lập luận rằng 9 người này đều hoạt động chính trị hay tham dự vào hoạch định chính sách thời Việt Nam Cộng Hòa, nên họ có thể dùng lãnh thổ Úc làm căn cứ nhằm lật đổ chính phủ một nước đã được Úc công nhận.

    Ông Whitlam bị đảng đối lập và truyền thông phản đối là trái với truyền thống tự do chính trị tại Úc, kỳ thị người miền Nam Việt Nam, đòi ông phải hủy bỏ giấy hứa, phải xin lỗi người tị nạn và xin lỗi công chúng Úc.

    Theo hồi ký Tiến sĩ Nguyễn Triệu Đan, giới chức Úc cho biết ông giữ nhiều chức vụ quan trọng dưới thời Việt Nam Cộng hòa, đều là những chức vụ mang tính cách chính trị, nên nếu ông muốn đi Úc phải ký giấy hứa.

    Ông Đan nghĩ suốt đời ông chỉ làm công chức cho chính phủ không hề làm chính trị, nên chấp nhận ký.

    Còn cựu chủ tịch Thượng Viện ông Trần văn Lắm luôn bị dằn vặt chỉ vì rất muốn đoàn tụ với gia đình ở Úc mà phải ký giấy này.

    Được biết, Luật sư Lưu Tường Quang và ngay cả ông Đoàn Bá Cang, cựu Đại Sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Úc trước ngày mất nước, cũng bị buộc phải ký giấy hứa này.

    Bỏ rơi nhân viên Việt Nam

    Ngày 20/4/1975, Đại sứ Geoffrey John Price gởi điện tín mật cho Thủ tướng Whitlam thông báo Sài Gòn đang thất thủ và yêu cầu cho lệnh di tản nhân viên tòa đại sứ, công dân Úc và cấp sổ thông hành đặc biệt cho nhân viên Việt làm việc cho tòa đại sứ Úc.

    Ngày 21/4/1975, Ngoại Trưởng Úc Dân biểu Don Willesee đề nghị ông Whitlam cấp thẻ thông hành cho 115 người Việt gồm nhân viên làm việc cho tòa đại sứ Úc và gia đình nhằm tránh cho họ bị cộng sản trả thù.

    Nhưng trái với tinh thần nhân đạo của người Úc, ngày 25/4/1975, Thủ tướng Whitlam ra lệnh đóng cửa tòa Đại sứ, di tản khỏi miền Nam, không cấp thông hành và bỏ lại hầu hết những người Việt đã làm việc cho Úc.

    Theo hồi ký của Bộ trưởng Lao Động và Di Dân, Clyde Cameron, Thủ Tướng Whitlam tin rằng người Việt tị nạn cộng sản sẽ trở thành những cử tri chống cộng ủng hộ đảng Tự Do, tương tự như di dân từ ba nước Bắc Âu, sau Thế chiến Thứ Hai.

    Hội sinh viên Việt Nam hải ngoại

    Theo Radio Australia từ năm 1963 các sinh viên du học Colombo đã thành lập Hội sinh viên Việt Nam hải ngoại tại Úc.

    Năm 1974, Hội có tới 120 hội viên, nhưng sau biến cố 30/4/1975, những người học xong tản mác khắp nơi, không còn người đi học, Hội giảm dần hoạt động đến năm 1977 chính thức giải tán.

    Nhiều sinh viên Colombo sau này đã trở thành lãnh đạo hay thành viên sáng lập Cộng đồng Người Việt Tự do.

    Hội Đoàn ủng hộ cộng sản

    Ngày 26/2/1973, Chính phủ Whitlam chính thức lập quan hệ ngoại giao với nhà cầm quyền Hà Nội, một số cựu sinh viên Colombo trở mặt ủng hộ cộng sản chống lại chính quyền miền Nam.

    Theo Radio Australia, ngay sau ngày 30/4/1975, Nguyễn Phạm Điền, một cựu sinh viên Colombo sang Úc từ năm 1962 rồi trốn lại, đã đứng ra thành lập Hội Đoàn Kết người Việt ở Úc.

    Số người theo Hội chỉ chừng 20 trong tổng số từ chừng 500 sinh viên và cựu sinh viên. Một số hội viên khi biết được thân nhân ở Việt Nam bị đi tù, biết sự thật vi phạm nhân quyền đang xảy ra cho hằng triệu người miền Nam nên đã bỏ Hội. Một vài người chuyển sang sinh hoạt với Cộng đồng người Việt Tự do.

    Năm 1984, Hội Đoàn Kết đổi tên thành Hội Người Việt Nam tại Úc, ông Điền làm hội trưởng.

    Những năm đầu thập niên 1990, tôi làm chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Canberra, ông Điền sống tại đây, ngoài ông ra tôi không thấy ai khác công khai nhận là hội viên Hội này. Năm 1996, Hội chính thức giải tán.

    Cũng sau 30/4/1975, một số khoa bảng thiên tả đã thành lập Hội Úc Việt, hoạt động chủ yếu trong khuôn viên Đại Học Quốc Gia Úc Đại Lợi (Australian National University) tại Canberra và có phát hành bản tin “Vietnam Today” bằng Anh ngữ và vài cuộc hội thảo “Vietnam Updated”.

    Tôi biết một số hội viên Hội này, trong đó có Giáo sư David Marr và ông Trần Hạnh, sinh viên Colombo khóa 1972, cả 2 đều là chủ bút của “Vietnam Today”.

    Mặc dù là chủ bút của “Vietnam Today”, ông Trần Hạnh biết rất ít thực tế đang xảy ra tại Việt Nam.

    Được Radio Australia phỏng vấn ông Hạnh tự nhận là mãi đến đầu thập niên 1980, ông mới biết cha của ông một sĩ quan cấp tá Quân lực Việt Nam Cộng Hòa bị tù “cải tạo”, mẹ ông bị đuổi đi kinh tế mới và các em ông phải ly tán.

    Năm 1992, ông Hạnh về Việt Nam khi cha ông vừa ra tù. Ông Hạnh cho tôi biết cha ông rất buồn vì ở Úc ông theo cộng sản và rất sợ vì ở Việt Nam ông Hạnh luôn bị công an cộng sản quấy nhiễu. Nhờ chuyến đi đó ông mới biết được phần nào thực tế đang xảy ra tại Việt Nam.

    Ông Hạnh khi ấy đang học cao học truyền thông có làm một cuộn phim quay video về đời sống ở Việt Nam ông cho tôi biết “lén” mang về Úc và được phát trên đài truyền hình ABC.

    Ông Hạnh sau sang Anh làm Trưởng ban Việt Ngữ đài BBC, rồi lại về Úc, làm Giám đốc sản xuất cho Radio Australia.

    Cũng khoảng thời gian đó, sử gia Úc, Giáo sư David Marr có cho tôi biết ông vừa từ Việt Nam về, trước khi ông bước lên máy bay, tất cả những tài liệu và cả vở ghi chú của ông đều bị công an cộng sản tịch thu.

    Cũng đầu thập niên 1990, khi Hà Nội bắt đầu nối lại quan hệ ngoại giao với Mỹ, nhiều hội viên Hội Úc Việt khi đó “vỡ mộng” biết được cộng sản Việt Nam phản bội niềm tin của họ, Hội quyết định giải tán.


    Tị nạn chính trị

    Ngày 11/11/1975, Toàn quyền John Kerr sa thải Thủ tướng Whitlam, và chọn lãnh tụ đối lập Malcolm Fraser làm thủ tướng xử lý thường vụ sửa soạn bầu cử.

    Ngày 13/12/1975, Liên đảng Tự Do – Quốc Gia thắng cử, Thủ tướng Malcolm Fraser đảo ngược chính sách của Chính phủ Whitlam cho phép các sinh viên được định cư và đón nhận người Việt tị nạn chính trị.

    Vào đầu năm 1976, Tiến sĩ Nguyễn triệu Đan nhận được thư của Bộ Trưởng Di trú và Sắc tộc sự vụ, Michael MacKellar, thông báo hủy bỏ giao ước “không được làm chính trị”.

    Nhưng dù thất cử, ông Whitlam tiếp tục giữ vai trò thủ lãnh đối lập với đường lối cứng rắn quyết ngăn cản người Việt tị nạn cộng sản được định cư tại Úc.

    Đến ngày 10/12/1977 khi Thủ tướng Fraser thắng cử nhiệm kỳ 2 chính sách nhận người Việt tị nạn mới phần nào thay đổi.

    Mãi đến 20-21/7/1979, sau Hội nghị Geneva về người tị nạn Đông Dương, Chính phủ Fraser đồng ý Úc sẽ nhận thêm mỗi năm hằng chục ngàn người tị nạn.

    Giữa năm 1982, Chính phủ Fraser đạt thỏa thuận với nhà cầm quyền Hà Nội để người Việt tị nạn được bảo lãnh gia đình còn kẹt lại ở Việt Nam.

    Theo số thống kê vào tháng 6/1976, có 2,427 người Việt trên toàn nước Úc. Số người Việt tại Úc tăng đến 60,000 người vào cuối năm 1982 và 220,000 người vào năm 2016.

    Nếu tính luôn thế hệ tiếp nối sinh ra tại Úc số người Việt tự do có thể đã lên đến trên 300,000 người.

    Hai vị ân nhân

    Nữ hoàng Elizabeth Đệ Nhị và Thủ tướng Malcolm Fraser quả đã khai sinh cộng đồng người Việt tự do.

    Trong tang lễ ông Fraser ngày 27/3/2015, tôi và hằng trăm người Việt khác đã “xuống đường” trước cửa nhà thờ Scots' với ba biểu ngữ lớn biểu lộ tấm lòng tri ân của người Việt tự do dành cho ông.

    Ông Nguyễn thế Phong, cựu chủ tịch Cộng đồng, mặc áo dài đen, đội khăn đống, tay ôm bức chân dung của ông Fraser, hai bên là hai lá cờ Úc Việt (cờ vàng ba sọc đỏ), thương tiếc sự ra đi của vị ân nhân đáng kính nhất của người Việt tự do.

    Cuộc xuống đường được truyền thông chú ý và đưa tin: người Việt không quên ơn ông Fraser, người Việt không quên ơn nước Úc đã mở rộng bàn tay cưu mang đòan người trốn chạy cộng sản tìm tự do trên đất Úc.

    Người Việt tự do

    Đảng Tự Do trước đây đã sát cánh với miền Nam chống lại cộng sản, sau 30/4/1975 lại đề ra những chính sách đón nhận người Việt tị nạn cộng sản và gia đình còn kẹt lại ở Việt Nam.

    Theo Tiến sĩ Nguyễn Triệu Đan và Tiến sĩ Nguyễn Văn Hưng, ngày 10/2/1976, sau khi Thủ tướng Malcolm Fraser quyết định nhận người tị nạn chính trị, hai ông và một số sinh viên thành lập Hội Ái Hữu Việt Kiều Tự Do dự tính giúp chính quyền tiểu bang Victoria tiếp đón đồng bào sẽ qua Úc định cư.

    Hội Ái Hữu Việt Kiều Tự Do chính là tiền thân của Cộng Đồng Người Việt Tự do tại Victoria.

    Trải 44 năm, từ ngày thành lập 10/2/1976, các Ban Chấp Hành Cộng Đồng Người Việt Tự do tại Victoria đều luôn giữ đường lối độc lập với các đảng chính trị tại Úc nhưng trong tận đáy lòng không quên ơn Thủ Tướng Malcolm Fraser, một đặc điểm đáng ghi nhận của Cộng Đồng tại Victoria nói riêng và tại Úc châu nói chung.

    Đây là bài viết đầu tiên trong loạt bài 45 năm nhìn lại những thử thách từ bước ban đầu thành lập cho đến ngày nay (1975-2020), và duyệt lại nỗ lực trẻ trung hóa thành phần lãnh đạo hầu tiếp nối duy trì truyền thống của người Việt tự do.

    Mong nhận những thông tin và ý kiến của bạn đọc để hoàn chỉnh loạt bài.


    Nguyễn Quang Duy

    Melbourne, Úc Đại Lợi



    ***




    First Vietnamese settled in Australia




    As of April 30, 1975, just over 1,000 Vietnamese lived in Australia including women who married Australians, graduate students remaining in Australia, overseas students, diplomatic officers or trainees, Catholic monastery students and orphans came to Australia during April 1975.

    Except for the innocent orphans, the rest were worried about their families trapped in Vietnam.

    Overseas students and South Vietnamese officers also received a letter from the Gough Whitlam Labour Government requesting arrangements for repatriation.

    First Vietnamese came to Australia…

    Immediately after April 30, 1975, Queen Elizabeth II accepted evacuated South Vietnamese to temporarily reside in Hong Kong, Singapore, Malaysia and "persuaded" the Whitlam Government to accept several people for humanitarian purpose.

    On June 20, 1975, 201 people from Hong Kong settled in Sydney and on August 9, 1975, 323 people from Malaysia and Singapore arrived in Brisbane on a humanitarian basis.

    The Whitlam government also accepted 224 Vietnamese for family reunions, religions and immigrants, bringing the total number of Vietnamese into Australia to 748 in 1975.

    From Guam to Melbourne, about 40 family members of Professor Nguyễn Ngọc Truyền arrived under the family reunification classification in June 1975.

    From Guam as immigrants, Sculptor Lê Thành Nhơn came with his wife and four small children in September 1975.

    From Japan to Melbourne, Dr. Nguyễn Triệu Đan, former Ambassador of the Republic of Vietnam to Japan arrived with 6 other family members in mid-July 1975, Mr. Dan had to sign a document before coming to Australia to declare that he "will not get involved in politics".


    "Don't get involved in politics"

    On August 21, 1975, Prime Minister Whitlam was questioned by the Liberal party, admitted that nine Vietnamese were forced to sign pledging documents when they arrived in Australia that they "will not get involved in politics".

    Whitlam argued that these nine persons had been all political activists or had involvement in policy making during the Republic of Vietnam period, so they could use Australia as a base to overthrow the government of a country that had been officially recognized by Australia.

    Prime Minister Whitlam was criticized by the opposition party and media that the government had acted against the tradition of political freedom in Australia, discriminating against South Vietnamese people, and they demanded that he cancelled the Directive Order document, apologized to the refugees, and apologized to the Australian public.

    According to Dr. Nguyễn Triệu Đan's memoirs, Australian officials said that he had held many important positions under the Republic of Vietnam, all of which were political, so if he wanted to come to Australia, he must sign the Directive Order.

    Mr. Đan thought that he had worked as a South Vietnamese public servant, was not involved in politics, so he agreed to sign.

    Former Senate Chairman of the Parliament of the Republic of Vietnam Mr. Trần Văn Lắm was tormented about signing the document but because he badly wanted to reunite with his family in Australia he has reluctantly signed this document.

    It is known that Lawyer Lưu Tường Quang, former Director of SBS Radio, and even Mr. Đoàn Bá Cang, former Ambassador of the Republic of Vietnam to Australia before communists took control of South Vietnam, was forced to sign this pledge.

    Abandoned Vietnamese staff of the Australian Embassy in Saigon

    On April 20, 1975, Ambassador Geoffrey John Price sent a secret telegram to Prime Minister Whitlam informing that Saigon was losing and asked for an order to evacuate the embassy staff, Australian citizens staying in Vietnam and issuing special travel visas for those Vietnamese staff working for the Australian embassy.

    On April 21, 1975, Minister for Foreign Affairs the Honourable MP Don Willesee asked Prime Minister Whitlam to issue travel visas for 115 Vietnamese including staff working for the Australian embassy and their families to prevent them from revenge attacks by the Vietnamese communists.

    But contrary to the humanitarian spirit of the Australian, on April 25, 1975, Prime Minister Whitlam ordered the closure of the Embassy, evacuated all Australian staff from South Vietnam, but refused to issue travel visas, abandoning all Vietnamese staff who had been working for Australia.

    According to the memoirs of Minister for Labour and Immigration Clyde Cameron, Prime Minister Whitlam held firm belief that Vietnamese refugees will become anti-communist voters hence would eventually support the Liberal party, similar to immigrants from the three Baltic States, after World War II.

    Overseas Vietnamese Student Association

    According to Radio Australia, since 1963, Colombo Plan Vietnamese students had established the Vietnam Overseas Students Association (VOSA).

    In 1974, the Association had 120 members, after April 30, 1975, these students finished their study and dispersed everywhere, number of Vietnamese tertiary students fell to zero and the association officially disbanded in 1977.

    Many Colombo students later became leaders and/or founding members of the Vietnamese Community in Australia.


    Pro-communist associations

    On February 26, 1973, the Whitlam Government formally established diplomatic relations with the Hanoi regime. Many former Colombo Plan students who illegally stayed back in Australia turned against the South Vietnamese government and openly supported the Vietnamese communist regime.

    According to Radio Australia, right after April 30, 1975; Nguyễn Phạm Điền, a Colombo student who came to Australia in 1962 and illegally stayed back in Australia after finishing his tertiary study, formed the pro-communist association named the Union of Vietnamese in Australia.

    The number of members was only about 20 from a total of 500 students and alumni. Later, some members of this association learned that their relatives in Vietnam were imprisoned and knew a lot more about the terrible truth that was happening to millions of innocent people in Vietnam since the Hanoi regime had occupied the whole country, most of them left the “Union”. A number of them have returned back to the mainstream Free Vietnamese and became actively involved with the Vietnamese community.

    In 1984, this pro-communist association changed its name to the Vietnamese Association in Australia, and Điền became its first and only president.

    In the early 1990s, when I was president of the Vietnamese Community in the ACT, Điền lived there. But apart from him, I did not know anyone else who openly admitted being a member of this pro-communist association. In 1996, this association was disbanded.

    Also after April 30, 1975, many leftist Australian academics established the Australia Vietnamese Society, which operated mainly in the campus of the Australian National University in Canberra, published a newsletter "Vietnam Today" in English and organized a few "Vietnam Updated" seminars.

    I knew of some members of this leftist Society, including Professor David Marr and Mr. Trần Hạnh, a Colombo student of class 1972, both of whom were the editors of "Vietnam Today".

    Despite being the editor of "Vietnam Today", Trần Hạnh knew very little of what was really happening in Vietnam after the war had ended.

    In the interview with Radio Australia, Hạnh said it was not until the early 1980s he learned that his father, a military officer of the Republic of Vietnam Army, was imprisoned in "re-education prisons", his mother was forced to leave the city to live in “new economic zones” and his younger siblings were forced to separate from his mother by the communist regime.

    In 1992, Hạnh visited Vietnam after his father had just been released from prison. Hạnh told me that his father was very upset knowing that while being sent to Australia to study with the hope that he will do good deeds for the country, he had become a communist collaborator.

    Hạnh’s father was scared for Hạnh’s safety as he was constantly followed and harassed by the communist secret police force.

    Thanks to that trip, Hạnh has learned a little bit about the true picture of what was happening in Vietnam.

    Hạnh, at that time was studying for a Master's Degree in Communications. While visiting Vietnam, he secretly made a video film about life in Vietnam. He told me that he had secretly "sneaked" the video clip out of Vietnam and successfully brought it to Australia. The video clip was broadcasted on ABC television at that time.

    Hạnh later got a job as Head of the Vietnamese Section at BBC World Service and then Executive Producer of Radio Australia.

    Around the same time, David Marr told me that he had just returned from Vietnam. Before boarding the plane back to Australia, all his documents and notes recording about his trip were forcefully confiscated by the communist police at the airport.

    Also in the early 1990s, after the communist Hanoi had begun to resume diplomatic relations with the United States, many members of the Australia Vietnamese Society "became disillusion" with the Vietnamese communist authorities for betraying their anti-American belief. This Society was later disbanded.


    Political asylum

    On November 11, 1975, General Governor John Kerr fired Prime Minister Whitlam, dissolved both Houses of Parliament and chose opposition leader Mr Malcolm Fraser as the interim Prime Minister to handle the general election preparation.

    On December 13, 1975, The Liberal-National Coalition won the election and Prime Minister Malcolm Fraser immediately reversed the Whitlam Government policy to allow South Vietnamese students and officers still stranded in Australia to settle in Australia and accepted Vietnamese asylum seekers.

    In early 1976, Dr. Nguyễn Triệu Đan received a letter from Minister for Immigration and Ethnic Affairs, Michael MacKellar, announcing the pledge "Not get involved in politics" was cancelled.

    Despite the election’s loss, Whitlam was still the leader of Labor Party and continued to play the leading role of hard-line policy of preventing Vietnamese refugees from resettling in Australia.

    Until December 10, 1977, when Prime Minister Fraser won the second term in office, the policy of accepting Vietnamese refugees was somewhat changed for the better.

    Until July 20-21, 1979, after the Geneva Conference on Refugees and Displaced Persons in South East Asia, the Fraser Government agreed that Australia would receive tens of thousands more refugees each year.

    In 1982, the Fraser Government reached an agreement with Hanoi authorities to allow the Vietnamese refugees already settled in Australia to sponsor their families trapped in Vietnam to reunite with them in Australia.

    According to statistics done in June 1976, there were 2,427 Vietnamese people across Australia. The number of Vietnamese in Australia increased to 60,000 by the end of 1982 and 220,000 by 2016.

    If counting the successive generations born in Australia, the number of free Vietnamese people may have reached over 300,000.


    Two benefactors

    Queen Elizabeth II and Prime Minister Malcolm Fraser have indeed given birth to the Vietnamese community in Australia.

    At Fraser's funeral on March 27, 2015, I and hundreds of other Vietnamese “demonstrated” in front of the Scots' church with three large banners displaying the gratitude of the Free Vietnamese toward him.

    Mr. Nguyễn Thế Phong, former President of the Vietnamese Community, wore a black Vietnamese traditional long dress, with a turban on his head, hugged tight the portrait of Mr. Fraser, flanked by Australian and Vietnamese flags (yellow with three red stripes), mourning the loss of our most respected Vietnamese benefactor.

    The showing of griefs of our Vietnamese community was noticed and reported by the media: the Vietnamese refugees were grateful to Mr. Fraser, the Free Vietnamese did not forget the grace of Australia that extended their love and caring hands to the Vietnamese boat people who had risked our lives fleeing the inhuman communist regime to find freedom and arrived in Australia.

    Vietnamese Community

    The Liberal Party before April 30, 1975, had stood side by side with the South Vietnamese against the communists and then formulated policies to welcome and take care of Vietnamese refugee fleeing from persecution by the communist regime.

    According to Dr. Nguyễn Triệu Đan and Dr. Nguyễn Văn Hưng, on February 10, 1976, after Prime Minister Malcolm Fraser had decided to accept political asylum seekers, they and a few students established the Vietnamese Friendly Society.

    The Vietnamese Friendly Society was a predecessor of the Vietnamese Community in Victoria. At that time, the Society intended to assist the Victorian government to welcome Vietnamese refugees to settle in Australia.

    For 44 years, since the establishment of the Organisation on February 10, 1976, the Executive Committees of the Vietnamese community in Victoria have always been independent of all Australian political parties but have always remembered Prime Minister Malcolm Fraser who has his special place deep in our hearts.

    This is a remarkable feature of the Vietnamese community in Victoria in particular and in Australia in general.


    Nguyễn Quang Duy

    Melbourne, Australia



    Ba vị chủ tịch Cộng Đồng dự tang lễ Thủ tướng Malcolm Fraser
    là ông Nguyễn Thế Phong, ông Nguyễn Văn Bon và bà Nguyễn Phượng Vỹ. Ảnh Nguyễn Nhân.




    Người Việt tự do dự tang lễ với biểu ngữ ghi nhận ân đức của Thủ tướng Malcolm Fraser người khai sinh Cộng Đồng. Ảnh Nguyễn Nhân.



    Cộng Đồng Người Việt tự do tổ chức lễ tưởng niệm và ghi nhận ân đức Thủ tướng Malcolm Fraser
    trước Quốc Hội tiểu bang Victoria. Ảnh Nguyễn Nhân.



    Người Việt tự do tham dự lễ tưởng niệm và ghi nhận ân đức Thủ tướng Malcolm Fraser
    trước Quốc Hội tiểu bang Victoria. Ảnh Nguyễn Nhân.


    Nguồn:https://vietbao.com


              
Trả lời

Quay về “Quốc Tế”