Hồng Kông

Trả lời
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Hồng Kông

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    Lãnh đạo Hồng Kông họp báo
    xin lỗi dân về luật dẫn độ



    Trưởng đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam)
    trong cuộc họp báo ngày 15/06/2019.



    Hôm nay, 18/06/2019, lãnh đạo chính quyền Hồng Kông, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga ( Carrie Lam) một lần nữa công khai xin lỗi toàn thể người dân đặc khu hành chính về việc đề nghị thông qua bộ luật dẫn độ gây phản đối dữ dội, đồng thời khẳng định đã thấu hiểu được thông điệp của người dân.

    Trước áp lực của đường phố, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga đã phải cho ngừng thông qua văn bản này. Trong buổi họp báo hôm nay, lãnh đạo Hồng Kông nhận trách nhiệm đã gây ra sự chia rẽ trong nhân dân.

    Bà Lâm cũng hứa sẽ cố gắng để lấy lại lòng tin của dư luận trong ba năm tới của nhiệm kỳ. Bà thừa nhận đó sẽ là điều khó khăn với chính quyền.

    Một ngày sau khi chính quyền đặc khu hành quyết định ngừng thông qua luật dẫn độ, hôm Chủ nhật (17/06) khoảng hai triệu người dân đã xuống đường ở Hồng Kông đòi rút vĩnh viễn dự luật và kêu gọi bà Lâm phải từ chức.

    Rất đông người biểu tình cho biết họ sẽ đấu tranh tới cùng cho tới khi chính quyền từ bỏ hẳn bộ luật dẫn độ.

    Việc phải rút lại bộ luật nói trên là một thất bại chính trị lớn nhất của chính quyền kể từ khi Hồng Kông được trả về Trung Quốc năm 1997 với quy chế đặc khu hành chính.



    Nguồn:http://vi.rfi.fr/chau-a



              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Lãnh đạo Hồng Kông họp báo xin lỗi dân về luật dẫn độ

Bài viết bởi Bạch Vân »

          


  • Nhìn người dân HK biểu tình rồi nghĩ đến nước VN mình mà buồn, 97 triệu người chứ ít ỏi gì . :sad3:


          
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1323
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Lãnh đạo Hồng Kông họp báo xin lỗi dân về luật dẫn độ

Bài viết bởi NTL »

*

CS ôi.
Người dân hồng kông bị đế quốc anh "kiềm toả" tới 99 năm lận, thành họ đã học tập được ít nhiều chuyện dân chủ tự do có lẽ.
Năm 2000 hồng kông "bị" anh trao trả lợi cho tàu cộng vì khế ước mãn hạn. Nú nhớ kỳ đó dân HK đổ xô ra ngoại quốc rất nhiều, họ đi đậng kiếm miếng giấy quốc tịch lận lưng thôi, rồi lại trở về xứ làm ăn buôn bán tiếp tục - Vì dân tàu vốn chuyện nghiệp thương mại - Và để êm ái chuyện thu hồi, chánh quyền CS cho HK tiếp tục một phần tự trị - ít ra là hình thức - rồi sẽ từ từ xiết dần vô khuôn khổ sau.

Nhưng... sự việc đã không như tiên liệu, cũng bởi sanh hoạt dân chủ (ít nhiều có thiệt) đã quen thuộc nơi ấy. Nên rồi xiết thì có thể hổng xiết liền lại đậng nữa. Nú nghĩ... chuyện áp tải dẫn độ về trung cộng chỉ là cây gậy thăm dò phản ứng người dân thôi, chừng thấy coi bộ đường đi gập gềnh vì thới gian chưa chín mùi thì chúng bèn rút lợi, cho nữ thái thú đăng đàn xin lỗi nhơn dân.

HK ít dân mà làm được, còn tại sao VN 97 triệu mà ù lì hở ?
Thưa vì VN chưa hề học được bài học dân chủ đích thực và rất thiếu đoàn kết.
Chưa kể là ai cũng ngồi chờ sung rụng (y chang nú nè), dấn thân là việc của người khác, ủng hộ chuyện dấn thân họ cũng ngại ngùng, vì đã gặp quá nhiều đại bịp, nhiều trải nghiệm nghiệt ngã đau thương, nên rồi đã phải co lại mà... phỏng thân.
Người trẻ tuy đầy hoài bão lại thiếu hướng dẫn, không nhìn ra được những đích đến tương lai, được thả lỏng cho hưởng đời, nhưng thắt chật trong chí hướng, vì rằng... chí ấy phải luôn luôn hướng về đảng, cho đảng, vì đảng đang phục vụ dân... bla bla bla...
Nên rồi... ở VN, làm chi cũng đậng, tự do mờ, trừ chuyện đối lập, đối lập là bất đồng với đảng, là bất đồng với nhơn dân đất nước. Và là tội phản quốc. Nặng lắm cà, gỡ lịch mỏi tay luôn.

Nhìn thấy vậy, nghĩ ra vậy, nhưng nói dễ khó làm...
Vì rằng con người vốn ghét lối đoạn trường, nên rồi... ai sao ta vậy cho khoẻ.
Khỏe thân mình mà khoẻ cả dòng họ cháu con.
Bữa nay bi quan heng, thành thốt tuyền những lời ai oán !
Sorry giả như chuyện nú nói mích lòng làng xã tí đỉnh.

*
Make the long story... short !
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20017
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Lãnh đạo Hồng Kông họp báo xin lỗi dân về luật dẫn độ

Bài viết bởi Hoàng Vân »

NTL đã viết: Thứ tư 19/06/19 18:20 Sorry giả như chuyện nú nói mích lòng làng xã tí đỉnh.
  •           


    :lol2: :flwrhrts:
    haha .. kệ nó .. ai có bị mích thì cứ bị mích ... dù gì thì mình cũng có nói sorry rùi .. :lol2: :flwrhrts: :flwrhrts:


              
Hình đại diện
nắng thủy tinh
Bài viết: 3530
Ngày tham gia: Thứ sáu 15/05/15 06:14

Re: Lãnh đạo Hồng Kông họp báo xin lỗi dân về luật dẫn độ

Bài viết bởi nắng thủy tinh »

Bạch Vân đã viết: Thứ tư 19/06/19 09:57           


  • Nhìn người dân HK biểu tình rồi nghĩ đến nước VN mình mà buồn, 97 triệu người chứ ít ỏi gì . :sad3:


          
Hola Bạch Vân :flower:
97 triệu người trong đó có bao nhiêu người "cũ", bao nhiêu người "mới"?. Thời gian sau này thì thế hệ "2 nút" tràn lan ra ngoài hải ngoại càng lúc càng nhiều. Họ đi vì miếng ăn?, vì gia đình?, vì bản thân?, ...và tiếp tục đưa người trong thân tộc qua đây tiếp. Cứ theo đà lòng vòng đó miết. Mới đây n. còn nghe hai con bé bkhp nói với nhau về ngày sinh nhật của boác ha ha vì trùng với ngày của một bé con nào đó. Trong đầu họ chẳng có tinh thần yêu nước thương nòi và tâm tư gì cả đâu. Đại đa số là vậy, tiếp xúc thường, nghe ngóng là thấy vậy.
Con số yêu nước dấn thân ( trong nước ) rất là ít ỏi. Không đoàn kết. Thờ ơ vô cảm.

p.s: 3 xu bàn loạn của n sáng nay, hy vọng hong làm phiền ai :giggles:
Ngoc Han
Bài viết: 1577
Ngày tham gia: Thứ tư 20/05/15 14:24

Re: Lãnh đạo Hồng Kông họp báo xin lỗi dân về luật dẫn độ

Bài viết bởi Ngoc Han »

Muốn xuống đường đòi nhân quyền, dân chủ, hạnh phúc, trả nhà, trả đất cho dân thì phải làm từ các thành phố lớn như thủ đô và phải có sự hưởng ứng của toàn dân (khổ cái thủ đô là Hà Nội mà Hà Nội đã nhuộm đỏ từ 1954 làm sao mà đổi thành màu xanh được), ai cũng muốn an phận, cầu an, và nghi ngờ, dù có lời kêu gọi xuống đường trên facebook, đia chỉ người kêu gọi từ lãnh sự quán Mỹ ở Sài Gòn (?) chẳng thấy ai lên tiếng. Phải có người chỉ huy, biết lãnh đạo, dấn thân, hy vọng giới trẻ Việt Nam sẽ có những vị anh hùng.
Quành lại chào chị Ngô, anh Hoàng Vân, anh Gió, Bạch Vân, Nắng.
Anh Kiến lúc trước có hỏi thăm sức khoẻ anh, anh trả lời bị bệnh, hy vọng anh khoẻ để viết tiếp truyện xưa, bài viết anh đọc phê lắm nhất là trước 75 và sau. :flower:
gió bấc
Bài viết: 22
Ngày tham gia: Thứ ba 12/03/19 19:39

Re: Lãnh đạo Hồng Kông họp báo xin lỗi dân về luật dẫn độ

Bài viết bởi gió bấc »

Chào chị Nú, anh HV, chị BV, anh NH, Nắng.

Nếu so sánh thì phải đem dân đại lục ra so với bàn dân VN mới công bằng.

Vì theo thiển ý, đem so sánh (nhận thức/khát vọng về tự do/dân chủ) giữa người dân VN với HK thì có vẻ không được ... môn đăng hộ đối cho lắm vì ai cũng biết môi trường chính trị giữa hai bên khác hẳn nhau.
Dù sao chăng nữa thì nhà điều hành HK bây giờ cũng vẫn là dân HK và mọi chuyện (luật pháp) hầu như còn được giữ như trước 1997 nên dù muốn dù không Bắc Kinh cũng không thể thẳng tay như Thiên An Môn.

Hồng Kông còn có 28 năm phù du nữa mới chính thức nằm gọn trong tay bọn Tầu đỏ lúc đó chỉ e rằng dân HK cũng phải khuất phục trước cái bạo tàn, dã man, tráo trở, xảo quyệt của tụi quỷ đỏ.
Lúc đó chỉ e rằng những người như Hoàng Chi Phong không ... chết trong đồn công an thì cũng mất tích trong bv tâm thần.
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Lãnh đạo Hồng Kông họp báo xin lỗi dân về luật dẫn độ

Bài viết bởi Bạch Vân »

          


  • Cám ơn chị Ngô, anh Ngọc Hân, anh Gió và Nắng đã vào chia xẻ, không ai phiền hà gì đâu em vui lắm đó :), nhất là mình cùng chung nỗi trăn trở về quê nhà, mong mỏi những thay đổi tốt đẹp trong hơn cho người dân VN

    Vâng đúng như chị Ngô, anh Gió nói so sánh giữa HK và VN thật khập khiễng, BV không bàn về dân miền bắc đã nhuộm đỏ từ chân đến óc, nhưng người dân miền nam của mình được hưởng bao nhiêu năm thanh bình từ thời đệ nhất VNCH cho đến ngày mất nước, già cũng như trẻ tai sao vẫn u mê không tỉnh thức, hay vì "tư do, công lý, nhân quyền" không ăn không xài được, nên thôi ta cứ nhắm mắt miễn sao "thân yên, bụng no" là mãn nguyện, đất nước VN đang vào tay thằng tàu cũng mặc ? đáng buồn lắm chứ !

    Dạ đúng, người VN thiếu tinh thần đoàn kết từ trong nước đến hải ngoại, nhìn lại trong cộng đồng người VN tại Úc, bé xíu xiu nhưng lắm phe phái, chưa kể bọn cs cài người chia xẻ nội bộ, chụp mũ, làm nản lòng những người yêu nước khác, những vận động, tranh đấu, biểu tình, tưởng nhớ ngày quốc hận, đốt nến cho hơn 500 ngàn thuyền nhân đã bỏ mạng trên biển đông sẽ còn kéo dài được bao lâu ? khi các vị lớn tuổi rồi đến anh chị em mình qua đời, vài thế hệ nữa bọn trẻ sẽ chẳng còn nhớ gốc gác mình từ đâu, sáng nay lái xe đi làm nghĩ đến những người thân trong gia đình bỏ mạng trên đường vươt biển rồi những ký ức khi em đi vượt biên bị bắt, bị tù, tiền mất tật mang khiến em buồn chán cả ngày nay :(

    Kể Nắng nghe hôm trước vào viện dưỡng lão VN nghe tay thư ký kia nói " sau ngày giải phóng", rồi ba hoa những sinh hoạt của đám ruồi bu văn nghệ sĩ trong nước tự nhiên mình nổi wau., đám bạn trong sở biết BV ghét cs, nên hay ghẹo "tôi đi thăm hcm city", BV chỉnh liền tôi chỉ gọi tên sài gòn không thích gọi hcm city, và cũng không thích đi du lịch tại VN khi còn cs , lan man chuyện chữ nghĩa BV lại nghĩ đến vấn nạn "ngôn ngữ quái thai " trong nước mà giận

    Góp với các anh chị vài hàng, đề tài chính trị nói hoài không hết, nhưng mình sẽ không có chuyện tranh luận đến cháy nhà đâu :cheers:



              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20017
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Hồng Kông: Giờ đây không bên nào còn có thể quay lui

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




    Hồng Kông:
    Giờ đây
    không bên nào còn có thể quay lui

    __________________________________
    Thụy My - 05-07-2019




              

    Cảnh sát để yên cho người biểu tình
    trong nhiều tiếng đồng hồ dùng các dụng cụ thô sơ
    để cố đập vỡ kính tòa nhà Nghị Viện Hồng Kông, ngày 01/07/2019.
    Liệu đây có phải là một cái bẫy? REUTERS/Tyrone Siu

              

    Libération hôm nay 05/07/2019 dành hai trang lớn cho bài phóng sự mang tựa đề « Hồng Kông : Bắc Kinh nhe nanh múa vuốt, người biểu tình siết chặt hàng ngũ ».

    Ba ngày sau cuộc biểu tình tập hợp 550.000 người và cuộc xâm nhập vào LegCo tức Nghị Viện của hàng trăm thanh niên, Hồng Kông vẫn còn bị sốc. Tối thứ Tư, bắt đầu có một số vụ bắt giữ. Tờ báo đặt ra một loạt câu hỏi và trả lời.

    Liệu việc chiếm lĩnh Nghị Viện có phải là một vụ dàn dựng để làm phong trào đấu tranh mất uy tín hay không ?
    Đó là giả thiết được nhiều nhà đấu tranh dân chủ nêu ra.

    Hôm thứ Hai đầu tuần, khi tầng lớp ăn trên ngồi trước thân Trung Quốc mở sâm banh ăn mừng 22 năm ngày Hồng Kông được Anh trao trả, lực lượng an ninh trong suốt bảy tiếng đồng hồ chỉ đứng nhìn những người trẻ đang tìm cách đập vỡ cửa sổ, cửa lớn của tòa nhà ; và để yên cho 30.000 người tập hợp bên ngoài Nghị Viện. Trong khi 3.000 cảnh sát cơ động trang bị đầy đủ đứng canh cách đó không xa, hàng trăm người biểu tình vẫn có thể tung hoành bên trong LegCo nhiều giờ, và chỉ bị giải tán dễ dàng bằng hơi cay sau đó.

    Một video do cảnh sát đăng lên vào 21 giờ 30 tối thứ Hai, cho thấy một sĩ quan cảnh sát lên án vụ xâm nhập. Nhưng chiếc đồng hồ đeo tay của người này lại chỉ 17 giờ, làm tăng mối nghi ngờ việc tuyên bố này đã được ghi hình từ chiều, tức bốn tiếng đồng hồ trước khi người biểu tình vào được Nghị Viện. Nhà đấu tranh Martin Lee còn nghi rằng những người đập phá đầu tiên là theo đơn đặt hàng.

    Nhà báo Pháp cũng gặp trong métro năm thanh niên trang bị bộ đàm, đeo túi ba lô giống nhau, sau đó biến mất vào đám đông sinh viên. Rất có thể là cảnh sát chìm, nhưng chưa hẳn là người gây rối. Ngoài ra, tất cả những người được phỏng vấn đều tỏ ra hăng hái chống lại chính quyền, và họ rất xúc động trước hai vụ thiếu nữ tự tử vào cuối tuần.

    Làm thế nào giải thích việc một lá cờ Anh được treo lên trong Nghị Viện ?
    Tấm ảnh này được lan truyền rộng rãi, nhưng thực ra khi đặc phái viên Libération vào đến bên trong thì đã được hạ xuống. Theo Eric Sautedé, chuyên gia về Trung Quốc tại Hồng Kông, thông điệp ở đây là « Những ông chủ mới của Hồng Kông cũng chẳng hơn gì thực dân ». Từ « Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa » trên biểu tượng Hồng Kông bị bôi đen với dòng chữ « Hồng Kông không phải là Trung Quốc », cũng là một thông điệp tương tự.

    Chính quyền Hồng Kông phản ứng ra sao ?
    Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) tố cáo những hành động « cực kỳ bạo lực », bi kịch hóa những thiệt hại nhìn thì ấn tượng nhưng thực ra không đáng kể : cửa kính, màn hình bị đập vỡ, đồ đạc bị lật nhào, ảnh các chính khách bị gỡ xuống…Cảnh sát xử lý như « hiện trường tội phạm », và loan báo loạt bắt bớ đầu tiên, trong đó có một người đàn ông chở một xe gồm nón bảo hộ, khẩu trang, thuốc nhỏ mắt…cho người biểu tình.

    Liệu phong trào phản kháng sẽ tiếp tục ?
    Mặt trận Công dân Nhân quyền kêu gọi đoàn kết, nhiều thanh niên cho biết không sợ tù đày, nhưng các hành động bất tuân dân sự vừa rồi đã gây sốc cho một số người dân.

    Còn phản ứng của Bắc Kinh ?
    Chính quyền Hoa lục đòi hỏi « những tên tội phạm » phải bị trừng trị, và quân đội Trung Quốc cách đây vài ngày đã tập trận ngoài khơi Hồng Kông, điều một « lực lượng đặc biệt » đến bên kia biên giới. Nhưng ít có nguy cơ Bắc Kinh cho quân đội can thiệp, vì một Hồng Kông tự do, ổn định rất cần thiết cho lợi ích tài chính.

    Cũng theo Eric Sautedé, Bắc Kinh hiểu biết rất ít về những bất ổn của xã hội Hồng Kông, về nỗi tuyệt vọng của một số người dân. « Việc chiếm Nghị Viện như lời cảnh báo cuối cùng trước khi chuyển sang một giai đoạn khác. Bắc Kinh hẳn là rất lo sợ, trừng phạt những người phá hoại có lẽ là một lối thoát. Tôi cho rằng một thỏa thuận có thể đạt được ».

    Những giải pháp khả thi nhất ?
    Có thể hủy bỏ dự luật dẫn độ, nhưng sẽ bị coi như một thất bại của đảng Cộng Sản Trung Quốc, tạo ra một tiền lệ nguy hiểm cho chế độ. Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga, mà tỉ lệ tín nhiệm đang ở mức thấp nhất, có thể từ chức. Việc này sẽ xoa dịu những người biểu tình, mà đa số không đòi Hồng Kông độc lập, chỉ muốn duy trì tự do ngôn luận và độc lập tư pháp.

    Đối với ông Trần Gia Lạc (Kenneth Chan Ka Lok), cựu dân biểu dân chủ, chỉ có một điều chắc chắn : « Bắc Kinh sẽ trả thù một khi quốc tế không còn chú ý tới. Một cách lặng lẽ, các nhà tranh đấu, giới trí thức, đối lập sẽ bị đàn áp, đó là ‘chiến thuật cắt lớp’ – tỉa dần từng cụm. Nhưng xã hội công dân Hồng Kông rất năng động và có tổ chức. Chúng tôi vẫn tiếp tục đấu tranh, chấp nhận hiểm nguy ».





    Hồng Kông : Cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất của Tập Cận Bình

    Còn theo phân tích của ông Trương Luân (Lun Zhang), giáo sư trường đại học Cergy-Pontoise trên Le Monde, thì Tập Cận Bình đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất trong nhiệm kỳ của ông ta.

    Biểu tình Hồng Kông đã bước qua một giai đoạn mới hôm 1 tháng Bảy, với logic đối đầu. Ngõ cụt này trước hết là do thái độ không khoan nhượng của chính quyền Hồng Kông, trong khi có đến 1 rồi 2 triệu người dân đặc khu xuống đường phản đối dự luật dẫn độ.

    Tình hình đáng buồn hiện nay là kết quả của chính sách Bắc Kinh trong suốt hai thập niên sau khi Hồng Kông được trao trả : người dân không có quyền chọn lựa người đại diện cho mình. Đó còn do mô hình « Một đất nước, hai chế độ » được lập ra một cách thực dụng để thu hồi thành phố tư bản này, nhập vào một chế độ cộng sản. Nhưng với tư tưởng độc tài, chế độ Trung Quốc về lâu về dài không thể dung thứ cho một vùng đất nhỏ tự do. Bây giờ là lúc để thu hẹp không gian tự do của người Hồng Kông, tránh việc thành phố này trở nên thành trì đòi tự do cho toàn bộ Trung Quốc.

    Kể từ vụ đàn áp đẫm máu Thiên An Môn cách đây 30 năm, người Hồng Kông luôn ủng hộ các phong trào dân chủ ở Hoa lục. Đối với họ, nếu không dân chủ hóa, họ có nguy cơ bị mất tất cả các quyền có được trong thời chính quyền Anh trước đây, và hai thập niên vừa rồi đã chứng tỏ điều đó. Công an Trung Quốc đã bắt bớ và bắt cóc nhiều người tại đặc khu mà không cần qua thủ tục xét xử nào.





    Dân chủ Hồng Kông không thể tách rời dân chủ hóa Trung Quốc

    Vụ chiếm lĩnh Nghị Viện đã gây chia rẽ giữa những người biểu tình muốn duy trì trật tự và số khác muốn gia tăng áp lực bằng những hành động gây chú ý. Nhưng quan trọng nhất là khoảng cách bị đào sâu giữa xã hội Hồng Kông và quyền lực Bắc Kinh. Sự kiện vừa rồi cộng với nhiều vụ tự tử trong những ngày gần đây cho thấy cảm giác tuyệt vọng đang lan tỏa trong một số người Hồng Kông. La Croix cho biết thêm, đã có ba thanh niên gồm hai nữ và một nam tự sát để ủng hộ phong trào, còn người thứ tư là một chàng trai đã được cứu sống vào phút chót khi định nhảy cầu hôm thứ Tư 3/7 vừa rồi, nhờ cư dân mạng Hồng Kông dốc toàn lực truy tìm.

    Giáo sư Trương Luân kết luận, nay thì trong hai phe, không phe nào còn có thể thối lui. Bắc Kinh không muốn mất mặt khi nhượng bộ người dân đặc khu, lo sợ họ sẽ đòi hỏi một nền dân chủ thực thụ. Người Hồng Kông thì ý thức được rằng đây là thời điểm cốt yếu để bảo vệ sự tự do của mình. Tập Cận Bình nay phải đối mặt với cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất kể từ khi lên cầm quyền. Hai nền văn minh đang đối đầu với nhau trước mắt chúng ta : tự do hay độc tài, vấn đề sinh tử của Hồng Kông.






    http://vi.rfi.fr/chau-a/20190705-hong-k ... e-quay-lui
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20017
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Hồng Kông: "Ruồi muỗi" trêu tức Bắc Kinh

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




    Hồng Kông:
    "Ruồi muỗi"
    trêu tức Bắc Kinh

    ___________________________
    Thụy My - 13-07-2019




              

    Các thanh niên biểu tình phong tỏa một con đường ở Hồng Kông ngày 21/06/2019.
    REUTERS/Tyrone Siu

              


    30 năm sau Thiên An Môn, đàn áp có tái diễn ?

    « Hồng Kông, sự bất khả của một hòn đảo », đó là tựa đề bài viết của Christian Makarian trên L’Express. Tác giả nhắc lại câu nói của Đặng Tiểu Bình : « Nếu Trung Quốc mở cửa, ruồi muỗi chắc chắn sẽ bay vào ». Chắc rằng chính quyền Bắc Kinh ngày nay coi lớp trẻ biểu tình ở Hồng Kông như những chú ruồi muỗi vo ve, khó mà đập chết được, tuy nhiên không phải là mối nguy hại lớn.

    Cuộc xuống đường vĩ đại với 2/7 triệu dân tham gia, không bạo lực, của những người trẻ có giáo dục, hoàn toàn cởi mở với thế giới - di sản của 155 năm dưới sự điều hành của Anh quốc - đã chứng tỏ sự chín chắn của phong trào : bất tuân dân sự chứ không nổi dậy lật đổ. Họ đòi hủy bỏ dự luật dẫn độ, và phổ thông đầu phiếu. Đây chính là lời hứa « Một đất nước, hai chế độ » mà Trung Quốc đã nuốt lời. Cuộc Cách mạng Dù năm 2014 có cùng yêu sách đã bị dập tắt bằng bàn tay sắt.

    Nếu chuyển sang giai đoạn đàn áp, Hồng Kông không có bất cứ cơ hội nào trước Bắc Kinh. Nhưng ba mươi năm sau vụ thảm sát Thiên An Môn, cường quốc trong thời kỳ toàn cầu hóa này sẽ phải dùng những thủ đoạn để giấu đi khuôn mặt sắt máu.





    Trung Quốc vẫn còn cần đến chiếc tủ kính Hồng Kông

    Hồng Kông vẫn nằm trong số bốn thị trường chứng khoán lớn nhất thế giới, là nơi đặt trụ sở chính của 1.300 tập đoàn tầm vóc toàn cầu ; nhưng GDP nay chỉ còn chiếm chưa đầy 3% Trung Quốc, so với năm 1993 là 25%. GDP của Thâm Quyến đã vượt qua Hồng Kông. Năm ngoái, Tập Cận Bình khai trương chiếc cầu dài đến 55 km nối Hồng Kông, Macao với Quảng Đông, nơi có các đại tập đoàn Tencent, Hoa Vi (Huawei). Gọng kềm đang siết lại.

    Tuy nhiên Bắc Kinh không thể vừa bán công nghệ 5G của Hoa Vi ra khắp thế giới, vừa đàn áp thô bạo Hồng Kông. Đảng Cộng Sản Trung Quốc vẫn còn cần chiếc tủ kính cựu thuộc địa Anh để tô vẽ cho nguyên tắc « hai chế độ ».

    Tập Cận Bình tuyên bố rằng Trung Quốc « nhất thiết không thể theo con đường phương Tây về tư pháp độc lập ». Nhưng một mặt lợi dụng sự tự do kinh tế của toàn cầu hóa, mặt khác lại bóp nghẹt tự do chính trị, là một thử thách khó khăn cho Bắc Kinh. Thủ lãnh sinh viên Hoàng Chi Phong (Joshua Wong) nhận định : « Hồng Kông là chiếc phong vũ biểu về những gì mà Trung Quốc có thể hành động ». Và điều này, theo tác giả, thật đáng lo.





    Những thanh niên Hồng Kông quyết tử

    « Hồng Kông, cuộc kháng chiến lên đến cực điểm », đó là nhận xét của tờ China Digital Times được Courrier International dịch lại. Theo đó, vụ xâm nhập vào Nghị Viện Hồng Kông hôm 01/07/2019 cho thấy sự tuyệt vọng của lớp trẻ, những người không chấp nhận các định chế bất lực trước sức ép của Bắc Kinh.

    Có hai luồng ý kiến khác nhau. Một số cho rằng không nên tiến vào Nghị Viện bằng cách đập phá, làm xấu đi hình ảnh tích cực lâu nay của cuộc phản kháng. Người khác nghi ngờ mafia được phe thân Bắc Kinh điều khiển từ xa trà trộn để gieo tiếng xấu. Và giờ lại nổi lên luồng ý kiến thứ ba : đó là những thanh niên « quyết tử » với chính quyền.

    Đêm hôm đó, có những dân biểu phe dân chủ vội vã đến làm « trái độn » giữa hai phe, sợ rằng những người đang tấn công vào Nghị Viện có thể bị thương hay bị bắt. Khi nữ dân biểu Mao Mạnh Tĩnh (Claudia Mo) can ngăn vì có nguy cơ lãnh đến 10 năm tù, một thanh niên trả lời : « Chúng tôi đã chuẩn bị tinh thần để bị bắt, các vị cứ giao nộp ! ». Vài dân biểu khác dùng xe đẩy chặn lại, những người trẻ đang cố phá cửa la lên : « Hãy để yên, chúng tôi chấp nhận bị bắt. Còn chờ đợi gì nữa, giải pháp ở đâu ? »





    Đâu là giải pháp cho những người trẻ đang tuyệt vọng ?

    Một nhân viên xã hội có mặt tại chỗ nhận định, có khoảng hơn một chục thanh niên sẵn sàng hy sinh kể cả mạng sống. Kể từ đầu phong trào, đã có ba vụ tự tử.

    Những người phản kháng đã thử làm hết mọi cách. Đi bầu ? Họ đã bỏ phiếu, nhưng các ứng cử viên mà họ ủng hộ bị cấm tham gia tranh cử vì có tư tưởng ly khai. Một phong trào chiếm đóng ? Họ đã tiến hành trong 70 ngày rồi bị dùng vũ lực giải tán. Biểu tình ôn hòa ? Một triệu rồi hai triệu người đã xuống đường, nhưng chính quyền không nhúc nhích.

    Tác giả lưu ý, người biểu tình hôm đột nhập Nghị Viện đã cẩn thận chắn lối vào phòng lưu trữ và phòng triển lãm quà tặng của lãnh đạo các nước, để bảng « Cấm làm vỡ các mẫu vật văn hóa cổ ». Những ai muốn lên án họ, có biết vì sao ra nông nỗi này ? Kẻ phải lên án thực sự là những ai đã gây ra sự tuyệt vọng cho tuổi trẻ Hồng Kông, và câu hỏi nhức nhối « Đâu là giải pháp ? » vẫn luôn vang vọng.





    Khát vọng tự do là vĩnh cửu

    Nhìn chung toàn cảnh thế giới, tác giả Nicolas Baverez trên Le Point tỏ ra lạc quan « Không, dân chủ chưa chết ! ». Từ Sudan đến Hồng Kông, Kazakhstan, người dân đang kháng cự mạnh mẽ trước độc tài.

    Nền dân chủ đang đối mặt với cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất kể từ thập niên 30, dưới áp lực của những kẻ độc tài khoác áo dân chủ, thánh chiến, dân túy. Tuy nhiên khát vọng tự do luôn là vĩnh cửu.

    Gần một phần ba dân số Hồng Kông đã xuống đường chống dự luật dẫn độ sang Trung Quốc, tại Istanbul ông Erdogan đã lãnh một cái tát vào mặt khi nhất quyết không muốn mất đi thành phố chiếm đến 31% GDP Thổ Nhĩ Kỳ. Tại các nước thuộc Liên Xô cũ, từ Gruzia đến Armenia, Kazakhstan diễn ra những cuộc biểu tình đòi độc lập thực sự với Matxcơva.

    Ở Algérie, người dân nổi dậy khiến ý định bám ghế đến nhiệm kỳ thứ năm của tổng thống Bouteflika phải thất bại. Tương tự, tại Sudan, những cuộc biểu tình của dân chúng dẫn đến việc tổng thống Bechir bị truất phế…

    Tuy vẫn còn mong manh, nhưng những cuộc đấu tranh này đã chứng tỏ các nhà độc tài không phải là bất khả xâm phạm. Điểm chung : có đầu tàu là giới trẻ và giai cấp trung lưu thành thị, có học vấn và quen thuộc với internet ; thông qua các mạng xã hội, theo mô hình phi tập trung. Với mô hình này, khó thể có sự xuất hiện của các thủ lãnh và cương lĩnh chính trị, nhưng ngược lại cũng khó thể đàn áp được.







    http://vi.rfi.fr/chau-a/20190713-hong-k ... c-bac-kinh
              
Trả lời

Quay về “Quốc Tế”