Nghĩ về ca khúc da vàng trước ngày 30.4

Trả lời
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Nghĩ về ca khúc da vàng trước ngày 30.4

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    Nghĩ về ca khúc da vàng trước ngày 30.4



    Cũng như mọi người trẻ khác, hồi đó tôi cũng thích ca khúc da vàng (CKDV). Cái giai điệu thê lương, não nùng than khóc về cuộc chiến rất hợp với não trạng của một tuổi trẻ hậu chiến đầy đổ vỡ.

    Một chút phong trần cố ý, bận đồ bụi bụi, tóc dài phủ gáy, ghita bập bùng, phì phèo tí thuốc lá…, rõ sầu muộn, rõ melancholic khi than khóc về một cuộc chiến. Một kiểu Remarque đầy chất Việt Nam trong âm nhạc.

    Đến những hành khúc kiểu
    • Nối vòng tay lớn,
      Huế SG HN…
    thì ôi chao hào hùng, phơi phới. Thêm một tí giọng tenor tôn tốt, ngửa cổ lên gào thật khoẻ, tôi thật thà nhìn nhận style ấy vô cùng tốn gái.





    Không ai phủ nhận CKDV là dở. Nó hay và trần trụi. Nó thực tả về “những xác người nằm quanh đây”, “người con gái VN da vàng”, em thơ dẫm trúng mìn, “người chết 2 lần thịt da nát tan”… Âm nhạc ấy là một bức Guernica về một cuộc chiến tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại.

    Ông Trịnh ai oán về một cuộc nội chiến, ông trung lập, mặc dù ông cũng viết nhạc than khóc đại tá Lưu Kim Cương, phi công lái máy bay thả bom miền Bắc và tử nạn. Ông ca tụng hình ảnh quân nhân của đại tá Lưu Kim Cương rất đẹp, như thế ông là “người cộng hoà” chánh hiệu con nai vàng.

    Thời điểm ấy, không có trí thức miền Nam nào mà không ngao ngán chiến tranh, ông Trịnh cũng thế. Ông nhỏ lệ cho mẹ già, em thơ, thiếu nữ… Nhưng ông phớt lờ ai là thủ phạm đặt mìn trên quốc lộ, gài chất nổ vào ruộng đồng, chôn sống đồng bào mình, pháo kích vào trường tiểu học Cai lậy…? Bằng cách lập lờ không phân biệt chính tà, ông vờ m. nó thủ phạm của những cảnh ông tả trong CKDV. Như thế là ăn gian!

    Tệ hơn nữa, sau 75, ông cho “bà mẹ đứng dưới mưa đợi con về”.
    Hì, con đi đâu mà giờ mới về? Con đi khủng bố, đặt mìn, gài trái nổ. Con của mẹ, dân miền Nam gọi là giặc, “con” đi đến đâu, dân chạy dạt đến đó. Và dân gọi là “chạy giặc”

    Từ “yêu em từng ngón xuân nồng”, thoắt cái, ông xua mẹ em nó “ra nông trường ra biên giới”, đổ xương máu cho một cuộc chiến ngu xuẩn mà lẽ ra, ông phải than khóc như thói cũ của ông về cuộc chiến 30 năm kia.





    Nên nói thật, giờ này tôi ngửi CKDV không vào. Tôi thành thực tin nó là một dạng phản chiến làm dáng, nguỵ trá và lập lờ. Âm nhạc ấy được gọi là nhạc phản chiến. Và tôi gọi nó là phản động nhạc.

    “không thể có hoà bình, nếu không có chiến tranh” (Napoleon). Và vì đã có những lời ca khác, quyết liệt hơn, đàng hoàng hơn như Xuất quân ca của Phạm Duy:
    • “Đi là đi quyết chiến,
      Đi là đi quyết thắng
      Tiến lên xây đời VN”

    Lập lờ nước đôi thì không thắng được, nên cả nước
    • phải khổ nhục
      phải kinh tế mới,
      phải vượt biên,
      phải quì luỵ quan chức tủi hổ như chính phận ông Trịnh sau 75.
    Lập lờ nước đôi nên ông than thở “tiến thoái lưỡng nan”.
    Chẳng qua vì ông ham hố muốn được anh được ả được cả hai đàng, mà cái bên thắng cuộc nó lại đa nghi hung ác quá mạng.

    Nên ông việt vị, bèn ngồi uống rượu tây trên sự lầm than của đất nước mình.






    drnikonian
    PS. Xin lỗi các bạn fan của ông Trịnh. Cho phép tôi miễn tranh luận nhe, cứ quăng gạch cho tôi xây nhà, xin nhận tuốt 🙂


    Nguồn:https://drnikonian.wordpress.com
              
Trả lời

Quay về “câu chuyện âm nhạc”