Nhạc Trữ Tình

Trả lời
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5417
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Nhạc Trữ Tình

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    Nhạc Trữ Tình






    Năm 75 VN bị đổi chủ, ông Tây đô hộ xứ Việt từng bị Mỹ phỏng tay trên Miền Nam VN sau khi ám sát cụ Diệm, quyết quay lại VN với chương trình viện trợ vài công trình như Phân Xưởng Sợi tại nhà máy Dệt Thắng Lợi ở Bà Quẹo (tiền thân là Vinatexco trước ngày 30 tháng 4) và Nhà Máy Xi Măng Hà Tiên.

    Đầu thập niên 80 Pháp viện trợ xây Phân Xưởng Bột giấy từ dăm gỗ, nguyên liệu chính cung cấp cho Nhà Máy Giấy Tân Mai (tiền thân nhà máy COGIVINA, Công Ty Kỹ Nghệ Giấy Tân Mai, được thành lập năm 1958)

    Năm 85 Phân Xưởng Sợi Nhà Máy Dệt Thắng Lợi đi vào vận hành, tôi chuyển công tác lên nhà máy Giấy Tân Mai.

    Cũng như ở Dệt Thắng Lợi, Ban kiến Thiết (BKT) được thành lập để một số KS xây dựng (Công chánh), cơ khí, điện, công nghệ giấy… làm việc với chuyên gia Pháp.

    Đa số công nhân viên chức của nhà máy là dân địa phương Tân Mai, Biên Hòa và vùng phụ cận, thiểu số dân Sàigòn là nhân viên hành chánh kỹ thuật trước 75 KS cơ khí, hóa học, điện …, chú Chánh phòng Tổ Chức (nhân sự), chị Tuyết, Liễu phòng Tài Vụ (Kế Toán), vài thợ cơ khí như Trọng nhà ở chợ Thị Nghè.

    Ngoài ra có vài cán bự được cấp nhà ở Sàigòn, thành phần đảng viên thiểu số lãnh đạo nhà máy như ông già Hồng Be, ai cũng có ghế ngồi nhất định trên xe ca

    Chuyến xe ca độc nhất đi từ Sàigòn lên Tân Mai khởi hành lòng vòng trong Sàigòn qua ngã tư Phú Nhuận, ngã tư Hàng Xanh quẹo vào Bình Triệu đón thêm vài người rồi trực chỉ làng Tân Mai.

    Nhân viên kỹ thuật BKT ở Sàigòn kỹ sư kỹ sải trẻ tốt nghiệp Liên Xô, Hún gà (Hungary) … chỉ có Lương KS công chánh Phú Thọ và tôi là dân Mỹ Ngụy, dân BKT đi nhờ xe ca của nhà máy không có ghế ngồi riêng đành ghé mông vào băng ghế gỗ giữa lối đi mà an tọa

    Hôm nào có khách tham quan (thăm viếng) công trình ngồi vào băng ghế gỗ, đến trạm ngã tư Hàng Xanh của tôi hết chỗ, tôi đành đứng như bị phạt cho tới Tân Mai, gặp khách cán cuốc có một chút lịch sự thì được nhường chỗ mà an tọa.

    Nhân vật “trầm trọng”, quan trọng nhất trên xe ca là đồng chí Hồng Be, đảng ủy nhà máy, chức gì tôi không quan tâm vì tôi không ngửi nỗi vixi nên những gì dính dáng đến CS tôi bỏ ngoài tai.

    Ông già Be ngoài sáu mươi, dáng to cao, tên Be hình như từ tên Tây Robert hay Albert chi đó bị vixi “chặt đứt đầu” cái âm Tây thành “Be” cho gần gũi với giai cấp vô sản.

    Cụ Be con nhà địa chủ Nam Bộ học thói văn minh nhân bản nửa mùa của đám thiên tả Pháp thập niên sáu mươi, “hồ hởi, phấn khởi” khăn gói tập kết ra bắc cứu nước.

    Để bứng sạch gốc tư sản của ông già, đảng đặt thêm chữ Hồng nặc mùi CS trước tên cúng cơm Tây thuộc địa, thế là cậu ấm nam bộ đổi đời gia nhập giai cấp vô sản với cái tên mới toanh Hồng Be.

    Mỹ danh Hồng Be khẳng định đồng chí yêu thiên đàng CS một cách mù lòa như tựa sách của bà Dương Thu Hương sau khi vào Sàigòn “phát hiện” (khám phá) thiên đàng Tự Do ở Miền Nam.

    Tôi trộm nghĩ, ngày Sàigòn bị đổi tên chắc ông già cũng khóc như mưa khi thấy VNCH chính là thiên đàng Tự Do, Dân Chủ mà cụ đã dại dột bỏ lại sau lưng vì nhẹ dạ bị đảng lừa dối, mù lòa nướng tuổi thanh xuân ngoài bắc.

    Để gỡ gạc những thiệt thòi tự mình chuốt họa vào thân, cán cuốc nam bộ tập kết tràn vào Sàigòn kiếm chác bất cứ cái gì có thể vơ vét được, ông già Be cũng không ngoại lệ thu gom tất tần tật bất cứ thứ gì của chế độ cũ trong đó có cả loại nhạc truyền cảm, ủy mị.

    “Định cư” trong lòng Sàigòn hoa lệ, ông già tha hồ sưu tầm “văn hóa đồi trụy” băng nhạc ủy mị phản động quá đỗi trữ tình làm ông già ngây ngất quên bén cái chức đảng viên dính da có nguy cơ bị hài tội trước chi bộ đảng nếu bị “phát hiện” mê nhạc Mỹ Ngụy.

    Ông già như đang hồi xuân bất chấp luật lệ lao vào cái thú tiêu khiển tiểu tư sản như con thiêu thân, cụ tuyển chọn các bài hát của VNCH ưng ý thu thành một băng nhạc thật hay dù là thứ bị cấm kỵ.

    Ông già thưởng thức đã đời dòng nhạc quốc cấm tại gia vẫn chưa hả dạ cụ thấy cần phải chia sẻ với mọi người dòng nhạc không hề đồi trụy lại rất nhân bản, đầy tình đoàn kết đồng đội cao của đồng chí Hồng Be thật đáng được “biểu dương” (khen ngợi).

    Ông già Be ngồi ghế VIP trên xe ca, ngay cửa lên xuống xe, tay xách nách mang cái Đài 4 băng to kềnh (Radio) để bên cạnh, dưới chân là bình ác quy tải điện thay mấy cục pin rất khan hiếm dạo đó.

    Ông già tự nhiên phát thanh nhạc ủy mị từng ru ngủ “địch” mất cảnh giác, chừ đang đưa đồng chí bí thư đảng vào thế giới du dương lãng mạn mới ác.

    Dân Mỹ Ngụy như tôi được “chiêu đãi” (được mời) nghe “âm nhạc của địch” không sợ bị kỷ luật, đám cán cuốc cũng lâng lâng thưởng thức vô tư âm nhạc truyền cảm của chế độ cũ nội dung không hô hào chém giết như việt cộng.

    Đồng chí Be lim dim đôi mắt như tìm lại không khí Tự Do cụ đã sống thuở thanh niên trước khi lều chỏng ra Bắc nộp mạng cho bọn khỉ ở rừng Trường Sơn vùi dập.

    Nhạc Phạm Duy, TCS, Nhật Trường…, nhạc ngoại quốc đủ loại có cả nhóm ABBA, thần tượng của tôi như bài SOS, I have a dream, Fernando…

    Đặc biệt bài “Que sera, sera”, “Biết ra sao ngày sau”, câu hỏi tôi từng trăn trở những ngày đầu chung sống với VC, chắc ông già cũng thắc mắc như tôi khi trở lại Miền Nam sau ngày 30 tháng 4.

    Nhạc Liên Xô của ông già có một số bài như “Cây Thùy Dương, Chiều Mátcơwa, Triệu Đóa Hoa Hồng…», nhẹ nhàng du dương không đỏ máu căm thù như bài “Cô gái vót chông, cô gái mở đường…” dân Miền Nam sau năm 75 bị nghe ra rả quanh năm suýt phát điên.

    Bây chừ ông già không còn dại đột như xưa, bằng chứng là ông đếch sợ đảng, cứ nghe nhạc vàng cho sướng kẻo mai này về với ông bà ông vải lại tiếc chưa kịp sống đúng kiếp người.

    Những năm 75 – 77 sinh viên học Văn Khoa trước năm 75 chúng tôi bị dán nhãn hiệu “tàn dư chế độ cũ” lén hát những bài hát cũ, bị kiểm điểm mà chẳng hề xấu hổ, chúng tôi hãnh diện là công dân VNCH không ngu dốt như lũ cán ngố Xuống Hố Cả Nước (XHCN).

    Được nghe nhạc lãng mạn công khai do đồng chí đảng viên CS phục vụ tận tình đúng là một bất ngờ thú vị, tôi nhắm mắt để tâm hồn trôi về dĩ vãng vàng son, mơ mộng giá Sàigòn chưa bị đổi tên.

    Biết đâu ông già bị nhạc quốc cấm lôi kéo mất cảnh giác cũng mộng mị như tôi, giá Sàigòn giải phóng Hà Nội như ước vọng của hàng triệu dân Miền Bắc ấp ủ tận đáy lòng khi khám phá Miền Nam văn minh và phồn thịnh chứ không nghèo sặc máu và bị Mỹ đô hộ như vixi tuyên truyền.

    Mười năm sau ngày Miền Nam bị cưỡng chiếm, Sàigòn sống lại trong tôi trên chuyến xe ca Sàigòn – Tân Mai – Sàigòn, lúc này nếu có ly cà phê bơ khung cảnh xe ca không khác mấy không khí quán cà phê nhạc trước năm 75 trên đường Trần Quang Khải gần chợ Tân Định.

    Băng nhạc hòa tấu của nghệ sĩ dương cầm Pháp Clayderman đang thịnh hành trong các quán cà phê nhạc thuở đó, tôi cũng có một băng cassette chính hiệu nghe đi nghe lại sắp đứt băng.

    Ông già Be thiệt là hợp thời bắt kịp mấy quán cà phê nhạc ngoài phố, một hôm ông già mê nhạc của địch ra mắt nhạc Clayderman trên xe ca làm tôi ngẩn ngơ bái phục ông già chịu chơi quá xá.

    Lần đầu tiên trong đời tôi có cảm tình với cán cuốc dù danh xưng đảng viên đáng ghét vẫn còn dính da ông già, đồng chí Be đã trả lại cho tôi khoảnh khắc được sống lại “Thiên đàng Cộng Hòa” mà lũ khỉ ở rừng Trường Sơn đã cướp mất của chúng tôi năm 75.

    Hôm nào ông già vắng mặt, chuyến xe Sàigòn – Tân Mai – Sàigòn im lìm buồn thiu, cảm giác bị mất đi cái gì đó dù không nói ra ai cũng biết đó là khoảnh khắc thoải mái nhất sau một ngày phải sống với giặc cộng.

    Khi bước lên xe ca đồng chí Be tạm thời rủ bỏ cái mác đảng viên CS để hòa mình cùng mọi người đi vào thế giới âm nhạc không mang màu sắc chính trị, xóa sạch ranh giới chia cắt bên thua cuộc với bên thắng cuộc.

    Mấy năm ngồi cùng xe ca với ông già, tôi chưa một lần chào hỏi hay trò chuyện với đồng chí đảng viên, bí thư đảng ủy chi đó của nhà máy vì tôi rất dị ứng với chức sắc đảng điếc của ông.

    Tuy nhiên tôi thầm cảm ơn ông già chịu chơi, dám “chơi chịu” nếu bị đảng khiển trách hài tội công khai phát tán, truyền bá văn hóa đồi trụy Mỹ ngụy cố tình hạ đo ván văn hóa rừng rú của chế độ CS.

    Hiện nay loại nhạc trữ tình không còn bị coi là thứ quốc cấm trái lại với tên gọi nhạc Boléro được các đài TV ưu ái phổ biến rộng rãi như chất gây nghiện nhầm đánh lạc hướng chuyện bán nước của bọn cầm quyền CS đang lừa phỉnh nhân dân một cú mất mạng công dân VN.

    Nếu đồng chí Hồng Be còn sống chắc cụ sẽ mếu máo tiếc dòng nhạc trữ tình đang góp sức đưa quần chúng vào cõi mộng… mị dân, một mai tàu cộng thống trị nước Việt biết đâu nhạc Boléro sẽ trở thành thứ quốc cấm và toàn dân tập tành nghe “nhạc lạ của nước lạ”.


    Đoàn Thị


    Nguồn:http://vietluan.com.au/nhac-tru-tinh/


              
Trả lời

Quay về “câu chuyện âm nhạc”