Khám phá ‘căn nhà ma’ nổi tiếng nhất Little Saigon

Trả lời
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Khám phá ‘căn nhà ma’ nổi tiếng nhất Little Saigon

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    Khám phá ‘căn nhà ma’ nổi tiếng nhất Little Saigon

    (kỳ 1)



    Mặt trước của “căn nhà ma.” (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)



    Ý tưởng ‘ngủ một đêm trong căn nhà ma’ và hồi ức 30 năm trước

    WESTMINSTER, California (NV) – Người ta tin có linh hồn, có sự màu nhiệm. Nhưng ma thì có người tin người không. Từ cổ chí kim, chuyện liên quan đến ma từng tốn không ít giấy mực của nhân loại. Không có chuyện đúng-sai, hay-dở, gan-nhát trong chuyện tin hay không tin có sự lẩn khuất, đeo bám của người đã đi về thế giới bên kia.

    Chính vì vậy, quyết định làm phóng sự về “căn nhà ma” nổi tiếng ở vùng Little Saigon đến với chúng tôi rất ngẫu nhiên, xuất phát từ sự tò mò, muốn đi tìm câu trả lời cho những điều mà nhiều người, trong đó có chúng tôi, thắc mắc, muốn tỏ tường thực hư.

    Ý tưởng “điên rồ” của Ngọc Lan: Ngủ một đêm trong “căn nhà ma!”

    “Căn nhà ma!” Chỉ cần nói như vậy là gần như tất cả những ai sống quanh vùng Little Saigon từng có quan tâm đến điều này sẽ nói tiếp “chỗ góc Euclid và Hazard chứ gì!”

    Nghĩa là “căn nhà ma” nơi góc đường ấy rất nổi tiếng.

    Có thể bạn sẽ còn được nghe kể thêm về nhiều “căn nhà ma” khác cũng quanh vùng này, nhưng tất cả đều xếp hàng sau căn nhà Euclid-Hazard.

    Nhớ gần cuối 2006, sau khi qua Mỹ hơn một năm, tôi mua căn mobilehome trên đường Euclid gần First. Khi nghe tôi nói vị trí nhà mình, ông anh trai sang Mỹ hồi đầu thập niên 90 nói ngay, “Ồ, gần chỗ nhà ma!”

    Tôi biết đến “nhà ma” là như vậy, cùng một số chi tiết: căn nhà đó mới xây nhưng bị bỏ trống vì không ai sống được, lúc căn nhà đang xây có người thợ bị ma xô té chết… Nghe là thấy rờn rợn, nên mỗi khi có dịp đi ngang là tôi lại nhìn ngôi nhà một cách dè dặt, và cũng có lúc tỏ ra bất ngờ, ngạc nhiên khi thấy có xe, có người bên trong!

    Cách đây khoảng 5 năm, đã có lần tôi rủ rê các đồng nghiệp:

    “Mình thử đến kiếm chủ ‘nhà ma,’ xin ngủ lại một đêm trong đó xem thế nào!”

    Tôi vốn dĩ là đứa sợ ma, nhát ma từ hồi nhỏ xíu nhưng không hiểu sao tôi lại đưa ra đề tài “kinh dị” đó. Nhưng rất may: không ai chịu gật đầu!

    Cho đến khoảng đầu Tháng Bảy, 2018 này, một ngày tôi tình cờ nghe chị dâu nói:

    “Căn nhà ma ở đường Euclid rao bán nữa kìa! Rẻ lắm! Nhà lớn thiệt lớn mà rao bán chừng $500,000 à.”

    “Wow, nhà khu vực này mà giá đó thì quả thiệt là… ‘có vấn đề’ rồi!”

    Ý nghĩ làm bài phóng sự về “căn nhà ma” này lại ùa về.

    Tôi rủ rê anh Đằng Giao, đồng nghiệp ngồi cạnh tôi trong tòa soạn:

    “Làm phóng sự nhà ma với tui không?”




    Đằng Giao lừ mắt nhìn tôi:

    “Sao tự dưng làm chuyện ma?”

    “Nghe bà chị nói nhà đó kêu bán nữa, rẻ òm à. Sẵn lúc này không có ai ở, mình kiếm hỏi người bán cho vô thăm dò viết bài,” tôi thuyết phục.

    Thấy ông đồng nghiệp im lặng không nói gì, tôi “rù rì” tiếp, “Làm đi ông. Bảo đảm với ông sẽ ăn khách!”

    “Nhưng mà đâu phải ai cũng gặp ma. Nghe nói người nào nặng bóng vía quá thì có muốn cũng không gặp,” Đằng Giao thủng thỉnh nói.

    “Bởi vậy mình sẽ rủ nhiều người đi. Đứa nào gặp lăn đùng chết ra thì còn đứa kia biết mà về kể lại,” tôi “dụ” tiếp.

    “Ok, làm thì làm. Để hôm nào tôi đến nhà đó coi có liên lạc được với chủ nhà hay agent không đã,” Đằng Giao xiêu lòng.

    Vậy là cơ hội thực hiện đề tài “quái đản” này bắt đầu hé mở.

    Hồi ức của Đằng Giao về “căn nhà ma” từ 30 năm trước

    Trưa hôm ấy, mọi người trong ban biên tập đang cắm cúi làm việc, bỗng Ngọc Lan, nữ phóng viên “nhiều chuyện,” quay qua hỏi tôi có muốn cùng cô “làm” một bài phóng sự về căn “nhà ma” không. Không cần hỏi thêm thì tôi cũng đã biết ngay cô muốn nói đến căn nhà nổi tiếng suốt mấy chục năm nay là “có ma” ở góc đường Euclid và Hazard rồi.

    Có lẽ bị “ai nhập” nên tôi gật đầu đồng ý.

    Hôm đó Thứ Ba, 24 Tháng Bảy, mới hơn 5 giờ chiều tôi đã xong việc trong ngày. Quay qua Ngọc Lan, tôi nói, “Bây giờ, tôi qua nhà ‘ma’”

    “Ừa, ông qua đó đi. Ráng tìm được người liên lạc nha.” Nhìn vẻ mặt đầy hy vọng của Ngọc Lan, tôi tự nhủ sẽ làm hết sức để cô “thỏa mãn ước mơ.”

    Từ tòa soạn Người Việt đến góc Euclid-Hazard chỉ có vài phút mà bao nhiêu câu chuyện về căn nhà ma ùn ùn ùa về trong đầu tôi.

    Thời điểm 1985, lúc mới qua Mỹ một, hai năm, tôi nhớ góc đường này còn là bãi đất trống, xa xa phía trong là một nhà gỗ lụp xụp sơn trắng bạc phếch. Trên bãi đất lớn này, có nhiều xe hơi cũ. Thỉnh thoảng có chiếc để bảng “For Sale.” Không cần để ý thì cư dân quanh vùng cũng biết là những người Mỹ da màu đang ở nhà này vì họ mở nhạc và sinh hoạt rất ồn ào. Chiều chiều, họ ra sân uống bia, cười đùa còn ồn hơn nữa.

    Nhưng chỉ vài tháng sau, không còn thấy bóng dáng người và xe đâu nữa. Bãi đất trở thành bãi cỏ hoang vắng, im lìm.

    Không lâu sau, thay vào những anh, những chị Mỹ da màu là một nhóm đông người Mễ Tây Cơ to béo như “dân sumo,” ai nấy đều có đầy rồng, đầy rắn trên những cánh tay rám nắng và những phản lưng dầy cộm.

    Tiếng ồn ào lại trở về khu đất này. Cứ chiều đến là nhạc “Mariachi” chiếm ngự cả góc đường. Bên kia đường Hazard là khu “green house” trồng cây, ươm giống phất phơ những miếng ni-lông rách bươm, càng làm cảnh vật thêm hoang tàn, trống vắng. Không ai muốn qua lại khu này khi trời chạng vạng.

    Nhưng rồi cũng chỉ ít lâu sau, đi qua nơi đây, tôi không nghe tiếng nhạc “Mariachi” nữa, chỉ còn nghe tiếng phần phật của những miếng ni-lông trong không gian heo hút.




    “Căn nhà ma” nhìn từ trên cao ở góc đường Euclid-Hazard.
    (Hình: Google Maps)


    Tôi còn nhớ lần đầu tôi nghe lời đồn về khu đất này là từ một bà chị chuyên bán chả cá dạo. Chị kể:

    “Căn nhà đó có ma dữ lắm. Không biết ma hay quỷ mà từ Mỹ đen tới Mễ đều chịu không nổi nên phải bỏ đi.”

    Tò mò, tôi hỏi một anh hay ra nhà sách Quê Mẹ ở đường First thời đó thuê truyện kiếm hiệp. Anh này kể:

    “Tui không biết, chỉ thấy có bữa nguyên đám Mỹ đen đứng tụm ở giữa bãi đất, nói xì xầm gì đó. Căn nhà để đèn sáng choang nhưng bên trong không thấy ai. Lúc đó mới 11 giờ đêm thôi.”

    Tôi nhớ mãi câu anh nói, “Con ma trong nhà đó là người đàn bà tóc dài. Quậy lắm.”

    Một người bạn tên Đạt, học cùng trường Santa Ana College với tôi khi đó, lại kể, “Nhiều năm trước, khoảng 2, 3 giờ khuya, có một người đàn bà người Mễ bang qua đường Hazard thì bị xe đụng. Bà này lết vô căn nhà đó, gõ cửa, có lẽ để xin gọi giúp xe cấp cứu nhưng không ai mở cửa. Trước khi chết, bà nguyền rủa căn nhà và khu đất này. Sau này mới biết bà có thai.”

    Vẫn theo lời Đạt, không lâu sau tai nạn đó, chủ nhà bỗng vội vã dọn đi, không kịp đem hết đồ đạc.

    Tôi lại nghe có người kể, hàng năm cứ đến lễ “Día de Muertos” (Vu Lan của người Mễ Tây Cơ) từ 31 Tháng Mười đến 2 Tháng Mười Một, người ta nhìn thấy một người đàn bà tóc dài, bế đứa bé sơ sinh vừa đi vừa khóc ai oán rất to quanh góc đường Euclid-Hazard.

    Nỗi tò mò về những lời đồn khủng khiếp cùng với việc thích nghe chuyện ma, khiến tôi lân la đến khu này (dĩ nhiên là lúc ban ngày) để hỏi thêm. Và câu chuyện “rùng rợn” nhất mà tôi chính tai nghe được là do ông chủ tiệm “liquor” gần đó kể.

    Tôi nhớ trước khi kể, ông chủ này cho tôi coi một đoạn video từ máy thu hình an ninh của tiệm.

    Đoạn phim cho thấy ông hớt hơ, hớt hải chạy được vài bước vào tiệm rồi ngã xuống, vừa bò, vừa lết vô trong. Phim không có âm thanh, nhưng trong hình, ông la gì đó rất lớn. Gương mặt ông, tuy không rõ lắm, nhưng có vẻ như sợ sệt ghê gớm. Rồi như kiệt sức, ông nằm bệt ra đó, không lết được nữa.

    Không cần biết gì, tự nhiên tôi thấy lạnh trong người, nổi gai ốc từ đầu đến chân và khó thở.

    Ông chủ tiệm kể:

    “Hôm ấy mới hơn 8 giờ tối, tôi ra trước tiệm vừa hút thuốc, vừa hóng gió. Đường vắng, tôi thấy một người đàn bà mặc váy dài từ giữa đường tiến về phía trước mặt tôi. Không nói chi hết, bà nhe răng trắng nhỡn ra rồi kéo ‘skirt’ lên, ngồi xụp xuống. Rồi trong người bà xịt ra máu đầy mặt mũi tôi. Tôi cảm thấy người ướt nhẹp vì một dung dịch nóng lắm. Tôi rú lên rồi chạy vô tiệm. Trong đời tôi chưa bao hoảng sợ như bữa đó.”

    Coi lại đoạn video, người ông hoàn toàn khô ráo nhưng sự hốt hoảng thì hiện lên rất rõ.

    “Từ bữa đó tới giờ, tôi không dám đậu xe phía trước nữa. Tôi đậu xe ngay sát cửa sau để ra vô cho tiện. Tôi luôn sợ người đàn bà ấy vô tiệm. Tôi cầu nguyện và mua một tượng Đức Mẹ Maria do nhà thờ làm phép về để kế tôi, mong cho tôi can đảm,” ông kể mà ánh mắt vẫn lấm lét lo âu.

    Một người nữa cũng từng kể tôi nghe về những điều “kỳ quái” liên quan đến “căn nhà ma” này là ông Rodriguez, một người Mễ Tây Cơ làm nghề cắt cỏ. Trước khi kể, ông này còn làm dấu thánh rồi thề là có thật 100%. Ông Rodriguez kể:

    “Hôm ấy, chừng 8, 9 giờ tối, tôi lái chiếc xe hiệu Ford Pinto trên đường Hazard, về hướng Đông. Bất ngờ, xe chết máy. Tôi bước ra, định mở “cốp” xe coi chuyện gì. Chưa kịp làm gì thì tôi nghe ‘xầm.’ Quay lại thì cửa xe đóng kín. Tôi mở cửa không được vì bị khóa bên trong. Nhìn vô, chìa khóa còn trong ổ. Rồi người tôi ớn lạnh. Lúc đó tôi mới thấy mình ở ngay trước cửa căn nhà ‘nổi tiếng’ đó.”

    Theo lời ông Rodriguez, sáng hôm sau, ông cùng người bạn biết cạy cửa xe quay lại thì lại thấy cửa xe không hề bị khóa.

    “Amen. Bạn tôi cười nhạo tôi, nhưng quả thực là tối qua tôi không mở được,” ông đấm tay vào nhau và dậm chân kể.

    Những câu chuyện của hơn 30 năm trước cứ lần lượt hiện về trong đầu trên đường lái xe đến “căn nhà ma” khiến tôi hối hận vô cùng khi đồng ý để “mụ Ngọc Lan” lôi vô bài phóng sự này.

    Biết rằng không thể lấy lại lời hứa, tôi chỉ còn cách nhủ lòng “thôi thì ráng làm lẹ cho xong!”

    Ngọc Lan & Đằng-Giao/Người Việt
    September 8, 2018



              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Khám phá ‘căn nhà ma’ nổi tiếng nhất Little Saigon

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    Khám phá ‘căn nhà ma’ nổi tiếng nhất Little Saigon

    (kỳ 2)



    “Căn nhà ma” được rao bán hồi Tháng Bảy, 2018.
    (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)



    Chiếc xe ‘biến mất’ và lai lịch ‘nhà ma’ năm xưa

    WESTMINSTER, California (NV) – Bị “ám ảnh” vì những lời đồn về “căn nhà ma” suốt bao nhiêu năm qua nên phóng viên Đằng Giao, ngay từ những phút đầu tiên bắt tay vào thực hiện phóng sự này, gặp phải một điều không bình thường, khiến anh không muốn dính líu đến phóng sự này chút nào nữa.

    Chiếc xe của Đằng Giao “biến mất” giữa thanh thiên bạch nhật

    Hôm đó, Thứ Ba, 24 Tháng Bảy, mới hơn 5 giờ chiều tôi quay qua Ngọc Lan nói, “Bây giờ, tôi qua ‘nhà ma.’”

    California chiều mùa Hè trời còn sáng như trưa, nên dù bao ký ức “rùng rợn” về những chuyện từng nghe kể về “căn nhà ma” có ùa về cũng không làm tôi quá sợ hãi, nên an tâm quẹo xe vô đường Hurley, con đường nhỏ gần “mục tiêu,” tìm chỗ đậu.

    Bước ra khỏi xe, tôi nhìn chậu bông sứ trên tường rào phía trước của căn nhà gần đó, như để tự chia trí, không nghĩ đến chuyện “linh tinh” nữa.

    Tôi rảo bước đến “căn nhà ma.” Quả thật, bảng “For Sale” vẫn còn đó. Tôi gọi số phone trên bảng, không ai bắt phone. Tôi để lại lời nhắn, xin nói chuyện về căn nhà.

    Cũng lúc ấy, tôi hồi hộp bước vào khoảng sân nơi đây. Không hiểu sao cảm giác khó thở bỗng ập đến. Tôi chụp vội vài tấm hình rồi quay ra xe.

    Bước chân đi mà mắt tôi vẫn kịp ngó nhìn lên khung cửa sổ âm u trên lầu, lòng nơm nớp lo sợ một khuôn mặt to như cái mâm sẽ hiện ra.

    Nhưng… may quá, không có gì cả!

    Tôi rảo bước ra xe. Lòng tự hỏi, “Vừa rồi, nếu có ai hiện ra ở khung cửa sổ hay người đàn bà mặc đầm từ cửa chính xông ra lôi tôi vô nhà thì sao?”

    Chưa kịp thở phào vì điều hoang tưởng đó không là hiện thực thì tôi chưng hửng.

    Trời ơi! Cái xe của tôi mới đó giờ đâu rồi?

    Con đường Hurley không dài và rất yên tĩnh. Không thể có mấy đứa trẻ nghịch ngợm, mượn xe lái thử cho vui. Nhưng xe tôi đâu?

    Tôi nhìn chậu bông sứ như chọc ghẹo mình tội nhát gan. Tôi nhìn tới, nhìn lui. Rõ ràng tôi đậu xe ngay chỗ này. Nhưng giờ nó không còn ở đó nữa. Chuyện gì đã xảy ra?

    Cách cuối cùng tôi nghĩ mình nên làm là đi đến cuối con đường cụt ngủn rồi quay lại chỗ cũ, hy vọng trong vô vọng là mình nhớ lầm, là lúc nãy mình đậu xe ở chỗ khác chứ không phải ở phía trước căn nhà có chậu sứ đặt trên hàng rào sân trước.

    Vừa đi, tôi vừa hy vọng, vừa chuẩn bị thất vọng.

    “Đi dăm ‘bước’ đã về chốn cũ,” tôi chán nản ngồi xuống lề đường, lấy điện thoại ra gọi cho thằng con, nhờ nó tìm cho tôi giấy tờ xe để còn báo cảnh sát. Thằng con đang ở phòng “gym” nên lại phải đợi một lúc nữa.

    Tôi thoáng nghĩ đến chuyện gọi lại bắt đền “mụ Ngọc Lan” lôi kéo tôi vô chuyện quái dị này, rồi tự trách mình ngu muội, không từ chối ngay từ đầu.

    Quay lại, tôi bực bội đến điên người về chuyện vô lý đang diễn ra. Hít một hơi dài, tôi phân tích sự việc. Trước đó, khi bước ra xe, tôi thấy một người đàn ông đang nhổ cỏ. Cái bao đựng cỏ giờ còn nằm đó. Bước ra xe, tôi thấy một bức tường bên kia đường Hazard. Đúng là bức tường đó rồi.

    Thở dài, tôi nhớ lời chị bán chả cá năm nào:

    “Không biết ma hay quỷ mà từ Mỹ đen tới Mễ đều chịu không nổi phải bỏ đi.”

    Rồi tôi lại lo, không có xe mai lấy gì mà đi làm? Cái xe đang trả góp mới vài tháng. Chán ghê!

    Rồi thì thằng con cũng gửi tin nhắn kèm theo hình chụp giấy lưu hành xe cho tôi. Có số xe rồi, tôi có thể gọi cảnh sát. Tôi nhìn lên tìm số nhà để họ dễ đến.

    Nhưng. Mẹ ơi! Cái xe màu trắng của tôi lù lù nằm ở chỗ đó từ bao giờ!

    Tôi nín thở nhìn lại. Cái xe Toyota Prius vẫn đang nằm ở chỗ mà suốt 45 phút vừa qua tôi đi tới, đi lui mà không thấy.

    Trên tường hàng rào, chậu sứ còn đó. Bên kia đường, túi đụng cỏ còn đó và… mọi vật vẫn y như tôi nhớ từ lúc bước ra khỏi xe, tiến về “căn nhà ấy.”

    Chạy về đến nhà, tôi thắp nén nhang cám ơn trời Phật, rồi uống mấy lon bia, vì tôi tin chắc đêm ấy tôi sẽ khó ngủ.

    Từ lúc đó, tôi không muốn dính líu đến bài phóng sự này nữa. Niềm tin vào “khoa học huyền bí” nhanh chóng lan tỏa trong lòng mình.

    Nhưng tôi không thể tự nói lời rút lui được. Tôi len lén cầu mong là người “realtor” không trả lời hai lời nhắn của tôi. Đồng thời trông chờ Ngọc Lan từ bỏ ý định làm tiếp câu chuyện này.

    Sáng hôm sau vào tòa soạn, tôi đắn đo không biết có nên kể lại cho các đồng nghiệp biết hay không. Sắp xếp câu chuyện, tôi cũng thấy vô lý quá. Chính mình còn không tin nữa là. Nhưng thôi, kể ra cho nhẹ bụng.

    Nhưng, vừa kể xong, tôi chợt cảm thông cho ông Mễ cắt cỏ bị khóa xe năm nào, vì một tràng cười sằng sặc của đám đồng nghiệp trẻ.

    Phóng viên Quốc Dũng thì ngạo, “Bị vậy sao không kêu vô đây cho tụi tui mà còn kêu con làm chi vậy ông?”

    Phóng viên Thiện Lê thì hoài nghi, “Chắc chú lẩn thẩn, đậu chỗ này, nhớ chỗ khác chứ gì?”, ‘mụ’ Ngọc Lan thì vừa cười vừa hỏi, “Có thiệt không đó ông? Lúc đó trời còn sáng mà.”

    Ngọc Lan tìm kiếm gốc tích căn nhà ma

    Trong lúc kêu Đằng Giao đi đến “căn nhà” tìm cách liên lạc với những ai có thể, thì cũng là lúc tôi dọ hỏi xem có ai biết điều gì đó liên quan đến căn nhà không.

    Chú Linh Nguyễn, một đồng nghiệp lớn tuổi, cho tôi hay, “Chú biết một ông ngày trước từng là người môi giới bán căn nhà ma! Ông ta tên là Tom Võ.”

    Mừng như bắt được vàng, tôi gọi cho ông Tom Võ.

    Những gì mà tôi có được từ ông Tom là, ông chính là người đại diện cả cho người bán lẫn người mua căn nhà đó từ lâu lắm rồi, lúc nó còn là một căn nhà cũ nát tọa lạc trên miếng đất lớn.

    “Người bán không phải là người Việt, còn người mua là ông bác sĩ ‘Phùng Na Vang,’ ổng mua giá $320,000 thì phải. Tôi mua bán căn nhà đó chỉ trong vòng có hai tuần thôi. Ông bán nhà cũng không ngờ nhanh như vậy, nên ông vui quá thưởng cho tôi $3,000,” ông Tom kể qua điện thoại.

    “Khi đó đã có lời đồn căn nhà có ma chưa chú?”, tôi hỏi.

    “Tôi có nghe. Có lần tôi nói vợ tôi cho tôi đến ở thử trong căn nhà đó mà bả không cho,” ông Tom trả lời.

    Tôi hỏi thêm, “Xưa giờ làm nghề bán nhà, chú có nghe đồn về nhiều căn nhà có ma như vậy không?”

    Ông trả lời không đắn đo, “Tôi làm nghề này mấy chục năm rồi, nhưng đó là căn nhà duy nhất tôi nghe đồn có ma. Cũng không biết tại sao.”




    Lối đi bên hông “căn nhà ma.”
    (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)


    Ông Tom không nhớ rõ ông môi giới mua bán căn nhà đó năm nào, nhưng hứa sẽ tìm lại hồ sơ mua bán cũ cho tôi.

    Có được tên của người từng là chủ căn nhà ma xa xưa, tôi bắt đầu đi kiếm ông bác sĩ “Phùng Na Vang” để hỏi xem ông có thấy “ma” không.

    Sau khi hỏi vài ba người, tôi được biết: “Ông bác sĩ đó người Miên, ổng chết lâu rồi.”

    Tia hy vọng vừa lóe lên đã tắt ngúm. Thiệt tình.

    Hồ sơ mua bán căn nhà ma cũng không thấy ông Tom Võ nói năng gì. Tôi cũng chỉ biết căn nhà góc đường đó chứ cũng không biết địa chỉ chính xác của nó.

    Nhưng, tôi biết không ít thì nhiều sẽ có người “rành” về căn nhà này.

    Thế là, để có thêm thông tin, tôi viết một status lên Facebook cá nhân mình, cho bạn bè biết rằng tôi đang bắt tay thực hiện phóng sự “căn nhà ma!”

    Y như dự đoán, một anh bạn từ bên Canada “thảy” liền cho tôi địa chỉ căn nhà đang được rao bán trên trang địa ốc Redfin. Một bạn khác thì tiết lộ, “Mấy bữa trước, em có thấy họ quảng cáo bán trên Realtor.com và RedFin.com; em có nói với người em chồng làm bên realtor. Em chồng nói vì nhà đó nổi tiếng quá, chắc khó bán, cho nên họ lấy xuống và chuyển sang bán đấu giá.”

    Có địa chỉ, tôi nhờ người bạn làm về địa ốc “truy tìm” gốc gác căn nhà. “Bạn địa ốc” sẵn sàng, nhưng nói thêm, “Mình chỉ có được thông tin trong vòng 20 năm thôi, lâu hơn người ta không có giữ.”

    Nghĩa là “bạn địa ốc” cung cấp cho tôi những gì liên quan đến “căn nhà ma” kể từ năm 1998 đến hiện tại.

    “Hai mươi năm trước, căn nhà đã bị đồn có ma chưa?”, tôi hỏi “bạn địa ốc:”

    “Có rồi, có ma lâu rồi,” bạn trả lời.

    “Mà trong hồ sơ này thấy có một người bị chết trong lúc đang đứng tên căn nhà này đó Lan,” “bạn địa ốc” nói thêm.

    Lời của đứa bạn làm tôi thấy như có gì đó lạnh lạnh chạy dọc sống lưng.

    “Chết ngay trong căn nhà đó hả?” Tôi hỏi một cách sợ sệt.

    “Không biết. Chỉ thấy có tờ giấy sang tên cho biết như vậy,” “bạn địa ốc“trả lời và dặn tôi cứ từ từ coi mớ hồ sơ bạn gửi qua email.

    Cầm xấp giấy tờ liên quan đến căn nhà vốn thu hút tính hiếu kỳ của bao người, tôi bỗng tròn mắt lên: Người chết trong thời gian đứng tên căn nhà chính là ông bác sĩ ‘Phùng Na Vang” mà tôi đã từng được nghe ông môi giới bán nhà Tom Võ nhắc tới.
    Nhưng thực ra tên của ông là Pung Navann.

    Mốc 20 năm hồ sơ căn nhà được lưu giữ là 1998. Ngay mốc này là thời điểm căn nhà được sang tên cho vợ của ông bác sĩ, là Pung Julie, lý do là ông bác sĩ qua đời.

    Đọc tiếp giấy tờ, tôi khám phá ra rằng, vợ chồng bác sĩ Pung Navann đứng tên căn nhà này từ Tháng Chín, 1989.

    Vậy có thể suy ra là ông Tom môi giới cho ông bác sĩ Pung mua căn nhà cũ vào năm 1989. Và cho đến năm 1998 thì căn nhà đó không hề được mua bán, sang tên cho ai khác.

    Vậy là coi như tôi có được “hồ sơ” căn nhà ma trong vòng 30 năm!

    Theo hồ sơ lưu giữ thì đến đầu Tháng Năm, 2002, căn nhà này được gia đình bà Pung bán cho công ty Access Vina Inc. với giá $265,000. Cũng ở thời điểm này, miếng đất được chia làm hai, thành Lot 1 và Lot 2.

    “Căn nhà ma” mọi người bàn tán xưa nay, có địa chỉ nằm trên đường Euclid, là Lot 2.

    Đến giữa Tháng Tư, 2005, “căn nhà ma” chính thức được được xây lên trên miếng đất Lot 2.

    Điều duy nhất tôi cảm thấy băn khoăn khi ngồi xem lại lịch sử căn nhà này là không hiểu vì sao trước khi miếng đất Lot 2 được xây và hoàn thành căn nhà, cho đến Tháng Tư, 2016, nó cứ được mua bán lòng vòng trong một số người và vài năm lại chuyển nhượng sang tên cho những người trong cùng gia đình với nhau (intrafamily transfer).

    Đầu Tháng Năm, 2016, căn nhà, khi đó do ông bà Philips và Nancy đứng tên, mới chính thức được bán cho “người ngoài” là Văn.T với giá $645,000

    Anh Văn.T chính là người chủ rao bán nhà trong thời gian chúng tôi bắt tay vào làm phóng sự.

    Sau khi nghe tôi nói điều thắc mắc của mình, “bạn địa ốc” nói, “Thì tại vì có ma chứ sao! Lan thử đi tìm bà Julie Pung đi, bà ta bán nhà đó lâu rồi, nên nếu có chuyện gì bả cũng không ngại kể đâu. Còn chủ nhà đang bán, ai mà nói, đến hỏi có khi họ chửi cho.”

    Địa chỉ bà Julie Pung ghi lại trên giấy tờ từ 20 năm trước cho thấy bà ở thành phố Westminster, ngay Little Saigon.

    Dù nghe Đằng Giao kể chuyện bị “ma giấu xe,” dù rằng cả mấy ngày liền tôi không dám thức khuya một mình sau khi đọc những chuyện ma quái đăng đầy trên Internet liên quan đến căn nhà này, nhưng tôi lại chẳng thấy có gì thôi thúc mình phải ngưng đề tài, mặc dù tôi cũng là đứa sợ ma, và không hề nghĩ rằng Đằng Giao “dựng chuyện” để nhát tôi.

    Tôi đưa Đằng Giao địa chỉ bà Pung Julie, “Ông thử đi tìm coi nhà này ở đâu. Nhớ coi chừng bị giấu xe!”

    Anh bạn đồng nghiệp miệng nói “Ok” nhưng gương mặt chẳng lấy gì làm háo hức như tôi.

    Ngọc Lan & Đằng-Giao/Người Việt
    September 9, 2018


              
Last edited by Bạch Vân on Thứ năm 13/09/18 11:47, edited 2 time in total.
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Khám phá ‘căn nhà ma’ nổi tiếng nhất Little Saigon

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    Khám phá ‘căn nhà ma’ nổi tiếng nhất Little Saigon

    (kỳ 3)




    “Căn nhà ma” chụp từ hướng đường Euclid, sáng 9 Tháng Chín 2018.
    (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)



    Gặp những người từng làm chủ ‘nhà ma’ tình cờ đến khó tin



    WESTMINSTER, California (NV) – Trong phần 2 của phóng sự có nói, trong khi phóng viên Đằng-Giao thật sự cảm thấy có những bất ổn muốn bỏ cuộc (nhưng không dám nói ra), thì phóng viên Ngọc Lan lại cảm thấy háo hức với những gì tìm kiếm được, và điều đó càng thôi thúc cô tiếp tục đi tới.


    Nhưng càng đi tới, những gì xảy ra càng khiến cho cả 2 phóng viên ngạc nhiên. Có điều, mỗi người cảm nhận sự kỳ lạ đó theo cách riêng của mình.

    Gặp chủ nhân miếng đất ‘căn nhà ma’ 30 năm trước

    Sau vụ chiếc xe “bị giấu” giữa thanh thiên bạch nhật, Đằng-Giao “len lén” cầu mong là người “realtor” không trả lời hai tin nhắn của anh.

    Nhưng, niềm vui chưa trọn thì Ngọc Lan tìm được địa chỉ của bà Julie Pung, chủ nhân của miếng đất có “căn nhà ma” từ 30 năm trước, để ấn vào tay Đằng-Giao, “Ông thử đi tìm coi căn nhà này ở đâu. Bà Juile còn ở đó không.”

    Không thể nói không làm, nhưng Đằng-Giao vừa làm vừa khấn “mong cho gặp những trục trặc, khó khăn để Ngọc Lan bỏ cuộc!”

    Theo địa chỉ, Đằng-Giao tìm ra đó là một căn nhà kiểu town house ở góc Brookhurst-McFadden, có cổng an ninh bên ngoài.

    Trưa Thứ Hai, 13 Tháng Tám, Ngọc Lan vừa ngồi làm công việc hằng ngày, vừa quay qua nói với Đằng-Giao, “Ông biết chỗ nhà đó rồi hén. Lát trưa trưa tui và ông qua đó tìm vợ ông Bác Sĩ Pung Navann thử.”

    “Ừa, đi thì đi. Nhưng nhà đó có cổng, mình phải chờ xe nào khác vô rồi vô theo mới được,” Đằng-Giao trả lời theo cách gieo thêm khó khăn.

    Thấy “mụ” Ngọc Lan ra vẻ chẳng bận tâm, Đằng-Giao lại nại lý do, “Sao không thử gọi điện thoại trước coi bả có ở đó không rồi hẵng tới?”

    “Không, tui không muốn gọi. Trong những trường hợp này, thì phải đến đụng mặt nói chuyện mới được. Gọi điện thoại trước đôi khi họ sẽ đổi ý vào phút chót thì coi như công cốc,” Ngọc Lan trả lời.

    “Mụ này lỳ như trâu,” Đằng-Giao nghĩ bụng trong khi lái xe chở người đồng nghiệp đến nhà bà Julie.

    Bắt đầu từ đây, câu chuyện được tiếp nối từ sự ngẫu nhiên may mắn này, đến ngẫu nhiên may mắn khác, tới mức Đằng-Giao cứ “cảm thấy “lành lạnh,” vì ngỡ như có “ai đó” đang xui khiến.”

    Theo đề nghị của Ngọc Lan, hai người đậu xe ngoài đường, rồi đi vào trong khu nhà bằng cổng nhỏ dành cho người đi bộ. Tuy nhiên, cổng nhỏ bị khóa bên trong. Còn đang loay hoay chưa biết làm sao vô, thì một chiếc xe chạy vào. Cổng lớn mở ra.

    Nhưng chàng tài xế trên xe, không phải một người Việt Nam, có vẻ như chờ đợi. Khi thấy hai người đi đến gần, anh mới lái xe vô, vậy là còn đủ thời gian cho Ngọc Lan và Đằng-Giao chạy tót vào.

    Từ xa xa, Đằng-Giao đưa tay chỉ “Căn nhà đó ở kia kìa.”

    “Hình như nhà đang mở cửa sẵn đó ông.” Nghe Ngọc Lan nói mà Đằng-Giao cảm thấy có nỗi gì bất thường cứ dâng lên “Sao quái lạ vậy!”

    Chưa kịp đến gần, thì một người đàn bà trong nhà bước ra. Trong lúc Đằng-Giao “khấn thầm trong bụng cho đây không phải là người cần gặp và cầu cho bà nổi nóng, xua đuổi không tiếp chuyện,” thì Ngọc Lan đã mau mắn, “Dạ, đây có phải là nhà bà Julie Pung không?” Khi thấy người phụ nữ gật đầu, cô hỏi tiếp, “Vậy cô là Julie?” Lại thêm một cái gật đầu.




    Bà Julie Pung và phóng viên Ngọc Lan gặp nhau là do “duyên” trong một tình cờ hết sức lạ lùng.
    (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)



    Sau khi nghe Ngọc Lan giới thiệu tên và mục đích tìm bà để biết thêm về miếng đất được đồn “có ma,” bà Julie, khoảng 70 tuổi, dáng người gọn gàng khỏe mạnh, tóc búi cao, mặc quần áo như người đi tập thể thao, nói bằng tiếng Việt giọng hơi “cứng cứng,”

    “Ồ vậy thì tốt quá! Báo chí nên viết cho người ta biết đi, cũng tội nghiệp người ta xây nhà ở, không có ma mà họ cứ đồn tùm lum.”

    Theo lời bà Juile Pung, vợ chồng bà mua miếng đất nơi góc đường Hazard và Euclid vào năm 1989 vì lời hứa của người môi giới là “miếng đất đó sẽ được đổi thành commercial, xây thành khu thương mại.”

    “Tụi tui mua nhưng không có ở, vì cứ đợi giấy phép đổi thành khu thương mại, nên bỏ không cả hơn 10 năm đó, phí lắm,” bà Julie nói.

    Bà xác nhận trên miếng đất bà mua có một căn nhà cũ, giống như Đằng-Giao từng nhìn thấy mấy chục năm trước.

    “Sự thật là vì nhà đó không ai ở, nên ‘homeless’ vô ở. Lúc mua là nhà cũ của mấy người Mỹ. Homeless vô ở, mình phải kêu người đuổi hoài, cực lắm. Tôi có nghe người ta đồn có ma, nhưng ‘we don’t care.’ Thực ra là homeless ở thôi,” bà Julie nói từ từ.

    Bà nhắc lại, “Lúc mua là đã nghe đồn có ma rồi, nhưng ‘it’s ok’ vì tụi tôi không có tin ba cái đó. Chỉ thấy địa điểm tốt để làm “commercial” thì mua thôi.”

    Bà kể thêm, “Chồng tôi cũng nghe đồn có ma, nên cùng với mấy anh em đến đó ‘camping’ mấy ngày trời, nhưng có thấy gì đâu! Homeless vô thôi. Lúc đầu mình có để đồ trong đó, họ vô xài tùm lum hết, họ phá, xài nước, xài restroom dơ dáy, phải kêu người dọn, dọn xong cũng lại dơ nữa. Họ không ở ban ngày, ở ban tối thôi. Vì vậy nên mấy năm sau tụi tôi dỡ bỏ cái nhà, chỉ còn để lại miếng đất.”

    Cũng theo lời bà Julie, “có người khuyên xây thành nhà ‘duplex’ cho thuê nhưng thấy nhức đầu quá, lại nản chí vì chỉ muốn xây thành khu mua bán,” nên sau khi ông chồng mất năm 1998 thì vài năm sau bà cũng bán miếng đất đó luôn.

    Theo hồ sơ, gia đình bà Juile bán miếng đất đó cho công ty Access Vina Inc. vào năm 2002 với giá $265,000.

    “Tôi biết miếng đất đó sau này xây thành hai căn nhà. Người chủ căn nhà phía sau làm ở city Santa Ana, làm chức gì tôi không biết, họ là người Mỹ người Mễ gì đó. Còn căn trước chủ làm dược sĩ, người Việt, tôi nghe nói vậy thôi,” bà Julie tiết lộ.

    Bà Julie là một phụ nữ người Cambodian gốc Hoa, nhưng đi học từ nhỏ ở Pháp và sang Mỹ định cư từ năm 1982, chưa một ngày nào đến Việt Nam.

    “Vậy sao cô nói tiếng Việt giỏi vậy?”, hai phóng viên tò mò hỏi.

    “Mấy bệnh nhân Việt Nam dạy tôi nói đó. Họ tốt lắm,” bà cười trả lời, rồi nói thêm, “Chắc có duyên nên hôm nay tôi đến đây thăm ông cậu mới gặp hai người.”

    Nghe bà nói vậy, cả Ngọc Lan và Đằng-Giao cùng “ớ” lên.

    Ra là bà Julie đã không còn ở căn nhà ở Westminster hơn chục năm rồi. Bà ở cùng cô con gái làm bác sĩ ở Irvine. Căn nhà mà mọi người đang đứng nói chuyện chỉ còn ông cậu của bà đã ngoài 90 tuổi ở, thỉnh thoảng bà Julie mới ghé thăm.

    Nghĩa là, nếu chúng tôi đến đó không đúng hôm ấy, vào giờ ấy thì chắc chắn không gặp bà Julie. Có chăng chỉ gặp được ông cậu ngoài 90 tuổi của bà, mà ông thì bị lãng tai nặng, lại chỉ biết nói tiếng Hoa và tiếng Pháp mà thôi, mà vậy thì coi như trớt quớt.

    Có thiệt là lạ lùng không!

    Ngọc Lan hỏi thêm chi tiết ông bác sĩ mất khi nào, có mất trong “căn nhà ma” không? Bà Julie cho biết, “Bác sĩ mất vì kiệt sức, làm nhiều quá. Lúc đó cứ đi qua đi lại bên Miên bên Mỹ, ổng muốn mở trường đại học bên Miên, bên Trung Quốc, bên Mỹ, đi hoài mệt quá, chịu không nổi, kiệt sức mất luôn. Làm người đừng nên làm nhiều đến kiệt sức như vậy.”

    Sau gần 30 phút đứng nói chuyện với bà Julie, Ngọc Lan ra về vui như hội, hí ha, hí hửng nói với anh bạn cộng sự, “Ông thấy chưa, Đằng-Giao phải đi chung với Ngọc Lan thì mới hên. Không có tui là không xong chuyện. Không có tui là bị giấu xe.”




    Mẫu quảng cáo của Bác Sĩ Pung NaVann trên một tờ báo địa phương tại Little Saigon năm 1990.
    (Hình: Độc giả Adieu Concorde cung cấp)



    Gặp chủ nhân mua ‘nhà ma’ vì ‘dư tiền nên mua cho thuê’

    Sau khi gặp được bà Julie, chủ miếng đất căn nhà ma từ 30 năm trước, quay trở lại tòa soạn, Ngọc Lan gọi cho “bạn địa ốc” để kể chuyện may mắn lạ lùng và nói, “Để tui ráng tìm cho được chủ nhà hiện tại, muốn nghe xem họ nói gì.”

    “Bạn địa ốc” khuyên, “Gặp được bà Juile là đủ rồi Lan ơi. Không cần gặp chủ mới đâu, coi chừng họ không thích.”

    Ngọc Lan ậm ừ cho qua, nhưng bụng nghĩ “không tìm được thì sao xong bài?”

    Sáng sớm Thứ Tư, trong lúc chở người nhà đi công việc ngang “căn nhà ma,” Ngọc Lan nhìn thấy ngôi nhà mở cửa, có một người đàn ông trông giống người Việt, ngoài 60, đang đứng quét sân với vẻ mặt tươi tắn.

    Vào tòa soạn được một chốc, thấy “bạn địa ốc” nhắn, “Lan có thể tìm người chủ vừa bán nhà được. Họ bán xong rồi thì chắc không ngại gì nữa đâu.” Đồng thời, bạn gửi cho “lý lịch” mới của “căn nhà ma” có tên địa chỉ người mua, người bán.

    Cũng một địa chỉ ngay Little Saigon, không xa Phước Lộc Thọ.

    Khoảng 3 giờ chiều, Ngọc Lan rủ Đằng-Giao, “Đi, tui và ông đi tìm người chủ nhà mới bán, ổng tên Văn Thái.”

    Đến nhà, ngoảnh lại thấy Ngọc Lan còn đứng xa xa cửa chứ chưa bước vào sân, Đằng-Giao hỏi, “Sao không vô?”

    – “Tui sợ chó nhảy ra. Ông vô kêu cửa trước đi, có người thì tui nói chuyện, có chó thì nó cắn ông,” Ngọc Lan trả lời tỉnh bơ.

    Chuông reng. Cửa mở. Một người đàn ông còn khá trẻ, vẻ chừng chưa đến 40 bước ra.

    “Đây có phải nhà của ông Văn Thái không?” Đằng-Giao hỏi.

    Đúng rồi. Ông trẻ gật đầu.

    Nghe vậy, Ngọc Lan chạy lại giới thiệu mục đích muốn tìm ông Văn Thái để hỏi về căn nhà ma. Ông trẻ gật gật.

    “Vậy có thể cho chúng tôi nói chuyện với ông Văn Thái được không?”

    “Là em nè” ông trẻ trả lời ngay sau câu hỏi của Ngọc Lan.

    “Trời, em là chủ nhà đó hả? Sao trẻ dữ vậy, chị cứ tưởng phải là một ông lớn tuổi nào đó,” Ngọc Lan cười nói.

    Liên quan đến “căn nhà ma,” Văn Thái cho biết, “Em có nghe đồn căn nhà đó có ma. Nhưng em không có tin. Hơn nữa lúc đó em đang có dư tiền nên em mua nhà đó cho thuê, đợi khi nào có giá thì bán.”

    Văn Thái mua “căn nhà ma” vào năm 2016 với giá $645,000 và cho một gia đình người Việt thuê ở.

    “Lúc đầu họ nói chỉ ở có 4-5 người thôi. Nhưng sau đó họ kéo bà con gì vô ở đông lắm, lại nuôi con chó bự nữa. Em không thích. Họ lại thiếu tiền nhà không trả nên em lấy lại để bán từ hồi Tháng Tư, 2018,” Văn Thái nói.

    “Như vậy là em chưa từng ở trong căn nhà đó?” Ngọc Lan hỏi lại cho chắc ăn

    – “Dạ chưa bao giờ.” Chủ “căn nhà ma” vừa bán trả lời.

    “Nhưng cô chú chủ nhà trước đó thì có ở, họ ở lâu à. Lý do họ dọn đi và bán nhà là vì con họ học bác sĩ xong rồi, mua căn nhà ở Irvine, nhà lớn và đẹp lắm, em có đến rồi, nên họ bán căn nhà này cho em,” Thái kể.

    Văn Thái nhắc tên người phụ nữ là chủ căn nhà trước đó tên Nancy, trùng với tên trong hồ sơ, cũng có nét gì giống với lời kể của bà Juile, là gia đình đó làm bác sĩ.

    Thái còn cho biết gia đình hàng xóm của “căn nhà ma” là người Trung Đông, và “họ rất tử tế.”

    Cũng theo Thái, căn nhà anh vừa bán được với giá $700,000, thấp hơn giá thị trường khoảng $50,000, “có thể cũng bị ảnh hưởng bởi lời đồn ‘nhà có ma.’”

    Ngọc Lan nói, “Sao lúc đầu thấy giá để bán là $598,000 mà?”

    – “Giá đó là để ‘beat’, bán đấu giá mà, giá đó là khởi điểm,” Thái trả lời.

    “Mua $645,000, sau 2 năm bán được $700,000 cũng có lời mà,” Ngọc Lan an ủi.

    Thái cười, “Cũng có lời, nhưng không lời như em muốn. Cũng có thể mình bán được giá hơn, nhưng vì lần này bán đấu giá, và người mua trả tiền mặt nên em bán luôn cho xong.”



    “Căn nhà ma” được bán vào đầu Tháng Tám, 2018 với giá $700,000,
    trong khi trang web chuyên về địa ốc Redfind ước tính, giá hiện tại khoảng $816,000.
    (Hình: Chụp qua màn hình trang địa ốc Redfind)



    Nhớ hôm Đằng-Giao đến “căn nhà ma” trong lúc đứng ngó ngó, chụp hình, có ông già sống “ở tòa nhà đối diện” đến hỏi, “Bộ anh muốn mua căn nhà này hả?”

    – “Dạ không, cháu chỉ coi thôi.”

    – “Phước 3 đời nhà anh. Nhà này ai vô ở không đầy mươi ngày nửa tháng là thấy dọn ra. Tôi ở đây tôi biết mà,” ông già nói.

    Nhớ điều đó, nên Ngọc Lan hỏi lại người chủ nhà, “Từ lúc mua nhà đến lúc bán, em cho bao nhiêu người thuê lận?”

    “Chỉ có một người thôi, một gia đình,” Thái trả lời.

    “Vậy là lời của ông già đối diện nào đó là không chính xác rồi,” Ngọc Lan nói với Đằng-Giao trên đường ra xe.

    Rời khỏi nhà Văn Thái, Ngọc Lan lại tỏ rõ sự vui mừng, “Sao mà hên dữ vậy ta! Đi đâu cũng gặp được ngay người muốn gặp. Ông đi với tôi sẽ hưởng lây cái hên của tôi, nhớ đó! Giờ đi tìm người chủ vừa mua nhà. Ông nghĩ xem mình nên đến địa chỉ nhà ma hay đến địa chỉ họ ở trước khi mua nhà ma?”

    “Đến chỗ nhà ma đi, Ngọc Lan nói hồi sáng thấy có người quét sân phải không? Vậy chắc họ có ở đó,” Đằng-Giao uể oải đề nghị.

    Chiều Tháng Tám trời nóng như chảo lửa. Hơn 4 giờ mà nhiệt độ vẫn khoảng 90. Đậu xe nơi con đường nhỏ Hurley để đi bộ đến “nhà ma.” Ngọc Lan chọc, “Hôm trước ông đậu xe ở đây hả? Con đường tí tẹo vậy mà không kiếm ra xe ông kể cũng hay hén!”

    Đằng-Giao gầm gừ, “Không tin thì thôi.”

    Bước chân trước khi qua vùng đất của “căn nhà ma” là đi ngang một căn nhà lộng lẫy khác. Đằng-Giao bỗng nói, “Hey Ngọc Lan, có khi nào ma nó ở căn nhà này không? Nhà này với nhà ma là cùng miếng đất của bà Julie bán hồi trước đó.”

    “Ồ, cũng dám lắm à! Chụp lại địa chỉ đi để tìm xem chủ nhà này là ai,” Ngọc Lan phụ họa. Rồi cô đề nghị, “Để bữa chiều nào đó mình ghé vô đây hỏi chủ nhà này xem thử vụ ma quỷ coi sao, nghe nói họ là người Trung Đông đó.”

    Đằng-Giao ậm ừ trong khi chân đã bước sang sân “nhà ma.”

    Không có chiếc xe nào ngoài sân. Cửa đóng im ỉm.

    “Vô bấm chuông không?” Ngọc Lan gợi ý. Đằng-Giao bước tới bước lui vài bước, bỗng nói, “Thôi, hôm khác tới đi. Giờ tôi không cảm thấy mình sẽ gặp may mắn nữa. Hôm khác tới đi Ngọc Lan.”

    “OK, không hiểu sao đầu tui cũng nhức như búa bổ. Về đi. Bữa khác tới,” Ngọc Lan trả lời.

    Cả hai trở lại tòa soạn trên cùng chiếc xe. Không còn nghe tiếng cười hí hửng của Ngọc Lan, thay vào đó là tiếng rên rỉ, “Sao mà nhức đầu quáaaaa!” của cô, và vẻ mặt tư lự của Đằng-Giao.

    Nắng chiều vẫn gay gắt, khó chịu đến lạ lùng.


    Ngọc Lan & Đằng-Giao/Người Việt
    September 10, 2018



              
Last edited by Bạch Vân on Thứ năm 13/09/18 11:47, edited 1 time in total.
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Khám phá ‘căn nhà ma’ nổi tiếng nhất Little Saigon

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    Khám phá ‘căn nhà ma’ nổi tiếng nhất Little Saigon

    (kỳ 4)



    Nguyễn (phải), chủ nhân hiện tại của “căn nhà ma”
    trả lời phỏng vấn của phóng viên Ngọc Lan.
    (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)



    Lần đầu tiên bước chân vào ‘nhà ma’

    WESTMINSTER, California (NV) – Cuối phần 3 có nói, lần đầu tiên bước chân vào sân căn nhà ma, Ngọc Lan cảm thấy đầu nhức như búa bổ, có thể do thời tiết ngày đó nóng gay gắt nhất trong tháng, Đằng Giao thì cảm thấy “không may mắn như những lần trước” nên cả hai quyết định sẽ trở lại vào dịp khác.

    Vừa về đến tòa soạn, Ngọc Lan gửi địa chỉ căn nhà nằm cùng trên miếng đất với “căn nhà ma” để nhờ người “bạn địa ốc” tìm giùm “lai lịch” của nó.

    Chưa đầy 15 phút sau, cô đã có trong tay điều mình muốn.

    Căn nhà này lấy địa chỉ là đường Hazard chứ không phải Euclid như căn nhà ma. Đầu Tháng Năm, 2002, vợ bác sĩ Pung Navann bán miếng đất này cho công ty Access Vina.Inc với giá $265,000.

    Sau đó, miếng đất nơi góc đường này được chia làm hai, thành Lot 1 và Lot 2. “Căn nhà ma” được xây trên Lot 2.

    Giữa Tháng Giêng, 2004, Lot 1 được công ty Access Vina Inc. bán cho ông bà Jessie và Gloria với giá $250,000. Khoảng cuối Tháng Mười 2004, căn nhà trên miếng đất Lot 1 này bắt đầu được xây. Và từ đó đến nay, căn nhà vẫn chỉ có vợ chồng trên đứng tên, chưa hề mua bán sang nhượng.

    *Trở lại hai căn nhà trên miếng đất xưa

    Xem hết giấy tờ, làm xong công việc tòa soạn thì cũng đã hơn 7 giờ tối. Đầu không còn nhức. Trời vẫn còn sáng. Tôi nghĩ, “Sao không rủ Đằng Giao trở lại căn nhà của ‘ông bà Trung Đông’ ngay hôm nay luôn, giờ này có thể họ đã đi làm về.”

    Đằng Giao gật đầu khi nghe tôi đề nghị trở lại khu nhà đó, cũng đậu xe nơi con đường Hurley. Tuy nhiên, thay vì dừng chân lại ở căn nhà “hàng xóm” trước như dự định thì chúng tôi nhìn thấy nơi “nhà ma” có chiếc xe đang đậu trên sân, từ trong nhà có một thanh niên đi ra, chui vô xe.

    “Hey, có người kìa ông, chạy đến hỏi họ trước đi,” tôi hối Đằng Giao đang đi trước tôi.

    Tôi không hề có chủ ý mình sẽ đi chậm phía sau, để cho đồng bọn đi trước có gì hắn chết trước. Nhưng sau này, khi mọi chuyện đã xong, Đằng Giao kể lại rằng:

    “Tôi cố chần chờ bước chậm, vậy mà Ngọc Lan còn bước chậm hơn tôi. Lần này là lần thứ ba tôi để ý, cô ấy luôn đi sau lưng tôi khá xa.”

    Trong lúc tôi bước chân đến gần chiếc xe, thì Đằng Giao đã ghé đầu vào cửa xe nói gì đó. Tôi đến gần, chỉ kịp nghe, “Em ở nhà này hả?” và người thanh niên ngồi trong xe gật đầu.

    Thế là đến phiên tôi, như Đằng Giao mô tả, là trong khi lão muốn “thể hiện thái độ cộc cằn để người lạ không thèm nói chuyện,” thì tôi cứ “tíu tít ngọt ngào” giới thiệu mục đích có mặt của mình.

    Ngay khi nghe tôi nói, “Tụi chị bên báo Người Việt…” thì chàng trai bảnh bao trong xe đã mỉm miệng cười nói tiếp, “Em biết chị đến đây vì lý do gì rồi.”

    “Ừm, công việc của tụi chị là muốn đi tìm hiểu sự thật thế nào. Rất mừng khi gặp em ở đây. Chị được biết chủ nhà này tên là Nguyễn. Người đó là…”

    “Là em nè,” chàng thanh niên trả lời.



    Phóng viên Ngọc Lan chuẩn bị bước vào bên trong “căn nhà ma.”
    (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)



    Tôi trố mắt ngạc nhiên, “Ôi, chị cứ ngỡ là… ba em. Vì sáng này đi ngang chị có thấy một ông chú quét sân. Vậy chị có thể nói chuyện với em một chút được không? Em đang định đi đâu hả?”

    Chàng thanh niên lịch sự, “Dạ được chị. Em chỉ định đi ăn tối thôi.”

    Nói rồi chàng trai bước ra khỏi xe sau trước khi nói nhỏ với một cậu bé ngồi cạnh “Chờ anh một chút.”

    Chờ Nguyễn ra khỏi xe, tôi hỏi Nguyễn về lý do mua căn nhà, có biết rằng người ta đồn có ma không, sau khi đã xin lỗi việc mình đặt tên cho nơi này là “căn nhà ma” (vì ai cũng gọi như vậy).

    Chủ nhà trẻ măng rất tử tế, “Ok, không sao chị. Em không phải là người sống ở vùng này lâu. Lúc đi tìm nhà mua, em đến đây, thấy căn này em thích lắm. Nó quá đẹp. Mà giá người ta đưa ra rất rẻ. Đến lúc về nhà lên Internet tìm hiểu thì em mới biết ra là căn nhà này quá nổi tiếng.”

    “Lúc đầu em có tò mò, nhưng thực sự nếu nói em không tin thì là nói bậy, nhưng em lại tự tin để nói với chính mình là xưa giờ em làm rất nhiều điều đúng, không có làm gì sai nên không có gì phải sợ. Người nào có gì khuất tất thì người ta mới sợ. Nghĩ vậy nên em quyết định sẽ tham gia mua đấu giá căn nhà này, và em đã mua được,” Nguyễn kể.

    Theo lời Nguyễn, giá căn nhà đưa ra để đấu giá là $598,000.

    “Hôm đấu giá ngay tại đây có nhiều người đến lắm, có cả Ấn Độ, Đại Hàn nữa. Cuối cùng em trả đến giá $700,000 thì mua được,” Nguyễn cho biết thêm. (Khi viết đến đây, tôi được biết, trong số những người đến đấu giá có cả xướng ngôn viên Mai Phi Long của đài truyền hình SBTN).

    “Em đã dọn vào ở trong nhà này chưa?” Tôi hỏi.

    Nguyễn cười, “Em ở đây gần hai tuần rồi chị.”

    Tôi hỏi một câu rất vô duyên, nhưng bắt buộc phải hỏi, “Có thấy gì không?”

    “Dạ không, chị thấy em mạnh khỏe không, có bị gì không?” Chủ nhà cũng tếu táo trả lời.

    Được nước, tôi lấn tới, “Chị có thể vào nhà xem không?”

    “Được chứ chị,” Nguyễn không đắn đo.

    Tôi quay qua nhìn Đằng Giao đang đứng gần đó với ánh mắt đắc chí.

    *Đằng Giao lần đầu bước chân vào căn nhà “nổi tiếng”?

    Trong khi “mụ Ngọc Lan” liến thoắng nói chuyện với chủ nhà, tôi vẫn âm thầm cầu xin Trời Phật hãy kêu Nguyễn đuổi chúng tôi đi. Ai dè Ngọc Lan lại đề nghị được vô xem nhà, mà chủ nhà lại vui vẻ đồng ý nữa.

    Thấy Nguyễn đi đến mở cửa, tôi lặng người, nói vớt vát, “Vô nhà? Làm gì? Anh tin em mà.”

    Không ai nói gì, tôi bèn níu kéo một cách yếu ớt: “Có phiền em không?” Nguyễn vẫn vô tình: “Không sao đâu anh.”

    Tôi định thoái thác, đòi ra xe lấy bất cứ cái gì đó nhưng liếc thấy vẻ hí ha, hí hửng trên khuôn mặt của Ngọc Lan, tôi đành “nhắm mắt, đưa chân.”

    Tôi không biết Ngọc Lan cảm nhận điều gì, chỉ thấy cô ấy vừa đi vừa nhìn vừa nói, rất vui.

    Còn tôi… Vừa vô nhà, tôi cảm thấy rùng mình, ớn lạnh, nổi da gà từ trên xuống dưới.

    Tôi hỏi ngay Nguyễn, “Em vô đây đã có cúng kiếng gì không?”

    Nguyễn thành thật, “Có mấy người khuyên em nên cúng, nhưng em không biết cúng như thế nào, em không có rành.”



    Một góc cầu thang đi lên lầu của “căn nhà ma.”
    (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)



    Là người tin tưởng chuyện có thờ, có thiêng, tôi hơi hơi không thoải mái trong lòng.

    Nguyễn vẫn một mực tỏ lòng hiếu khách trong khi vừa dẫn chúng tôi đi lòng vòng trong nhà, vừa nói, “Đó, bây giờ anh chị có hiểu vì sao em thích căn nhà này ngay từ lần đầu tiên chưa? Thoáng mát và vô cùng thoải mái,” Nguyễn khoe. “Bốn phòng ngủ, năm phòng tắm. Nhà bếp, lò sưởi, cái gì em cũng thích hết. Anh chị nhìn đi, không thể mua được một căn nhà đẹp như vầy với giá $700,000 quanh khu này.”

    Căn nhà còn hơi bừa vì Nguyễn vẫn đang cho sửa một vài chỗ lặt vặt, nhưng nhìn chung, tôi không thấy gì là u ám như lời đồn đãi xưa nay. Vậy mà… vậy mà… Khoan, phải cho tôi giải thích trước, là tôi không nhát gan mặc dù tôi tin là có ma. Tôi tin rằng cõi dương và cõi âm cùng song song hiện hữu và tôi có cái “huệ” để cảm nhận được thế giới vô hình một cách khá “rõ ràng.”

    Và, khi nhìn cái lò sưởi ở phòng ngoài, mắt tôi như hoa đi và người tôi rần rần khó thở. Khép nép bước lui, tôi mơ hồ nghe Ngọc Lan nhắc tôi chụp hình, một chuyện mà phóng viên nào cũng tự động làm theo phản xạ. Tai tôi như ù hẳn, mọi tiếng nói chung quanh như văng vẳng từ xa xa.

    Hình như Nguyễn có mời chúng tôi lên lầu, coi phòng “master bedroom.” Nhìn “closet,” nhìn vào gương, nhìn cửa sổ chưa kéo màn, tôi như thấy một cặp mắt trắng dã đang chằm chằm theo dõi chúng tôi…

    Tôi nhớ hình như Nguyễn có nói “muốn lên city” để hỏi về lai lịch căn nhà này, xem có ai từng chết ở đây, hay có án mạng không để “clear” hết mọi lời đồn.

    “Anh Đằng Giao cũng tính lên Sở Cảnh Sát Santa Ana hỏi chuyện đó. Khi nào có kết quả sẽ cho em biết luôn,” hình như có tiếng Ngọc Lan trả lời.

    Mọi ngóc ngách trong căn phòng bỗng trở nên sâu hút, sẵn sàng chụp kín lấy tôi. Nghĩ vậy thôi, chứ tôi không hề hé răng. Với tôi, đó là một cố gắng không nhỏ chút nào. Và tôi tin không ai biết tôi nghĩ gì.

    Trên đường xuống cầu thang, hình như tôi phải vịn thật chặt vào thành gỗ vì lúc đó là thời điểm thuận tiện nhất để ma quỷ có thể xô tôi xuống đất, nếu họ muốn. Cái cầu thang, sao mà dài thăm thẳm, xuống hoài không tới.

    *Ngọc Lan: “Cố gắng ‘tìm’ vẫn không thấy điều gì khác lạ”

    Khi Nguyễn bấm khóa số mở cửa nhà, tôi bước chân vào bằng một cảm giác lạ lẫm của sự thích thú. Bởi, như đã nói, đây là điều tôi muốn phải có trong bài phóng sự của mình, nhưng muốn không có nghĩa là sẽ làm được, bởi, liệu có chủ nhà nào cảm thấy thoải mái khi nhà họ đang ở, mới mua, mà mình bước chân vào trong tâm thế đi tìm coi có… ma không. Có lẽ Nguyễn là trường hợp ngoại lệ đã đồng ý cho chúng tôi thực hiện việc này. Không phải chủ nhà này, tôi nghĩ bài viết mình không có tiếp những dòng sau.

    Có lẽ cần nhắc lại là tôi là đứa rất sợ ma, dù chưa bao giờ nhìn thấy con ma nó to tròn mập ốm xấu đẹp ra sao. Và thú thật là trong suốt những ngày qua, khi bắt tay vào làm phóng sự này, đầu tôi cứ quẩn quanh nghĩ đến những chuyện ma quái rùng rợn, đến mức tôi gần như trở thành người đi ngủ sớm nhất trong nhà, trái hẳn với thường lệ.

    Thế nhưng không hiểu sao tôi lại đi vào “căn nhà ma” với một tâm thế bình tĩnh, thậm chí thấy vui nữa mới lạ lùng!

    Trong lúc Nguyễn nói vì sao em cảm thấy thích, thấy thoải mái khi vào nhà này, thì tôi vừa đi lòng vòng vừa cố tình bước chân về gian nhà có đặt lò sưởi. Vì sao? Nhiều người khi xem những tấm hình chụp bên trong nhà này lúc được rao bán, đều đặt dấu hỏi về chiếc lò sưởi, họ bảo nhìn nó rất “quái,” không như một lò sưởi bình thường, mà trông giống cái… bàn thờ nhiều hơn.



    Khu vực lò sưởi bên trong căn nhà
    mà nhiều người đồn là “giống cái bàn thờ?”
    (Hình Dân Huỳnh/Người Việt)



    Tôi nhìn thẳng vào lò, xem có gì “bất ổn” gợi lên trong lòng không. Một cặp mắt lộ ra? Một gương mặt trắng hếu? Một bàn tay vẫy vẫy? Không có gì hết. Không thấy “feel” gì hết. Điều duy nhất tôi để ý là các góc cạnh của chiếc lò sưởi được làm bằng gỗ, có chạm trỗ hoa văn. Vậy thôi.

    Khi nghe Đằng Giao hỏi Nguyễn chuyện cúng kiếng, tôi cũng phụ họa, “Sao không nói ba mẹ chỉ cho cách cúng?”

    “Chắc em sẽ nói với ba chứ không nói với mẹ vì sợ mẹ lo, vì phụ nữ mà,” Nguyễn trả lời.

    Tôi hỏi thêm, “Vậy ở nhà em có ai biết người ta đồn nhà này có ma không?”

    – “Chưa ai biết hết,” Nguyễn nói.

    “Để em dẫn anh chị đi coi các phòng, trên lầu luôn. Em phải nói là nhà này rất rất đẹp luôn đó,” Nguyễn có vẻ rất nhiệt tình khi chúng tôi ghé thăm.

    Đằng Giao hỏi lại, “Đi coi trên lầu nữa hả? Phải cởi giày ra hả?

    Tôi nhìn Đằng Giao mà không hề biết nỗi sợ hãi đã ngập tràn trong lão, “Không cởi hư thảm người ta sao ông!”

    Đi một vòng trên lầu, bỗng Đằng Giao nói, “Anh nói Nguyễn nghe, lúc anh tới thấy xe Nguyễn anh hơi ngại ngại, sợ sợ, vì hồi sáng Ngọc Lan có nói đi ngang thấy có ông bác già già, giờ anh nhìn thấy em trẻ măng… Anh hết hồn, hơi sợ sợ, tưởng đâu…”

    Câu nói Đằng Giao trôi vào thinh không.

    Hỏi thì nghe Nguyễn nói ngoài hai anh em Nguyễn, còn có một cặp vợ chồng hơi lớn tuổi sống cùng trong căn nhà này.

    Trong khi tôi còn đang tíu tít nhìn ngó từ ban công xuống đường, thì nghe tiếng Đằng Giao hối, “Thôi mình đi về để cho hai anh em Nguyễn còn đi ăn, thằng bé ngoài kia chờ.”

    Chào ra về, nhưng tôi còn rào đón thêm, “Em có gặp chủ nhà bên kia bao giờ chưa?”

    “Dạ có, họ tử tế lắm, họ có mời em cuối tuần sang ăn tối,” Nguyễn trả lời.

    “Chị định nói em dẫn qua nhà bên kia. Có em chắc dễ hơn.” Tôi gợi ý.

    Sau một thoáng chần chừ, Nguyễn đồng ý.


    Ngọc Lan & Ðằng Giao/Người Việt
    September 11, 2018



              
Last edited by Bạch Vân on Thứ năm 13/09/18 11:48, edited 1 time in total.
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Khám phá ‘căn nhà ma’ nổi tiếng nhất Little Saigon

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    Khám phá ‘căn nhà ma’ nổi tiếng nhất Little Saigon

    (kỳ 5)




    Căn nhà hàng xóm của “căn nhà ma”
    được xây trên “lot 1” của miếng đất, lấy địa chỉ trên đường Hazard.
    (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)



    ‘Nhà ma’ qua lời người ‘hàng xóm’ và được mời ‘ngủ lại một đêm’

    WESTMINSTER, California (NV) – Về vị trí, “căn nhà ma” được xây trên Lot 2 của một miếng đất lớn, nằm trên đường Euclid vào năm 2005. Phần còn lại của miếng đất, Lot 1, nằm trên đường Hazard là nhà của một cặp vợ chồng “người Trung Đông.”

    “Căn nhà ma” bị đồn có ma. Vậy căn kế bên trên cùng miếng đất thì sao? Đó là lý do chúng tôi muốn đến gặp chủ nhân căn nhà này.

    *Câu chuyện của người hàng xóm


    Theo lời nhờ vả của tôi, Nguyễn đưa chúng tôi sang nhà hàng xóm.

    Mở cửa đón chúng tôi là một phụ nữ khá đẹp và sang trọng, khoảng ngoài 55 tuổi. Bà Gloria, người chủ nhà, (thực ra là người Mễ Tây Cơ) có vẻ rất niềm nở khi nhìn thấy chủ nhân mới tinh của “căn nhà ma.” Sau khi nghe Nguyễn giới thiệu, bà nói ngay:

    “Ồ, tôi có nghe những lời đồn nhảm nhí về ma ở đây lâu lắm rồi, lúc tôi mới xây nhà lận.”

    Khi xin phép được nói chuyện với bà liên quan đến những lời đồn có ma, thì bà ngần ngại:

    “Chúng tôi đang chuẩn bị ăn tối.”

    “Ồ, không sao, tụi tôi sẽ trở lại ngày khác”.

    Tuy nhiên, khi chúng tôi chưa kịp bước đi thì bà đã đổi ý:

    “Thôi, tôi tiếp mọi người 5 phút. Mời vào.” (Nhưng sau cùng bà nói đến gần 30 phút).

    Bên trong căn nhà thật sang trọng, kiến trúc khác hẳn “căn nhà ma,” Nguyễn luôn miệng khen căn nhà quá đẹp. Đằng Giao thì gần như im lặng không nói gì. Ngọc Lan thì bị thu hút bởi một tấm tranh lớn ngay khi bước vào. Tấm tranh vẽ hình gương mặt một phụ nữ không hiền theo kiểu “yểu điệu thục nữ” Á Đông, mà trông khá dữ với ánh mắt sắc lẻm được che phủ bởi vài cọng tóc lòa xòa.

    Chúng tôi ngồi nơi “island” của góc bar trong nhà, Ngọc Lan ngồi đối diện với bức hình. Bên trái Ngọc Lan là bà Gloria, bên phải là Đằng Giao và Nguyễn.

    “Để tôi kể cho mọi người nghe,” bà Gloria bắt đầu. “Hồi đó, ở đây có căn nhà cũ kỹ, bị bỏ hoang. Có người vô gia cư vô ở. Sau rồi họ giựt sập căn nhà. Tôi nhớ khoảng năm 2002, đây là một bãi đất trống, bỏ hoang một thời gian dài.”

    “Một hôm, trên đường đi làm, tôi thấy miếng đất treo bảng bán. Tôi nói chồng tôi bãi đất này quá tốt để xây một căn nhà. Thế là tôi gọi chủ, hỏi mua. Khi đó họ cho biết lô bên kia đã có người mua rồi. Tôi hơi tiếc, nhưng kệ. Tôi trả $250,000 để mua miếng đất này. Sau đó tôi gọi kiến trúc sư và mọi người gặp nhau để lên kế hoạch xây dựng,” người hàng xóm của “căn nhà ma” tiếp tục kể.

    Theo bà Gloria, miếng đất bà mua sau, nhưng bà là người xây nhà trước.

    Bà kể bằng giọng sôi nổi:

    “Khi tôi khoe với bạn tôi là tôi vừa mua lô đất, bạn tôi nói lô đất này có ma. Tôi nói vậy thì tốt quá, vì người mua lô đất bên kia là người Việt mà người Việt hay tin dị đoan nên có thể họ sẽ bán lại cho tôi.”

    Trong lúc bà chủ nhà đang kể, Ngọc Lan xin được chụp một tấm hình cảnh mọi người đang nói chuyện (dĩ nhiên là cô muốn có tấm tranh trên tường dính vô), nhưng bà Gloria tỏ ra “bực bội.” Giọng bà trở nên cứng rắn:

    “Nếu không có chàng trai này, người láng giềng mới của tôi đưa sang thì chắc chắn 100% tôi đã từ chối tiếp chuyện quý vị ở ngoài cửa chứ đừng nói là mời vào nhà. Tôi không muốn một người Việt Nam nào bước chân vào nhà chúng tôi hết.”

    Rồi bà lại tiếp tục kể, “Để tôi kể cho nghe người Việt tin dị đoan cỡ nào. Khi tôi đang xây nhà, người thầu xây là bạn chúng tôi, tên Martin, có nhiều người ghé qua, tò mò, hỏi thăm. Một hôm, một cặp nam, nữ ghé qua, nói là khu đất bên kia đường cũng có ma, cả khu này có ma. Họ nói nghe đồn một người thợ xây nhà tôi bị chết. Buồn cười không? Tôi chán quá. Tôi nói, ‘Đủ rồi! Ai tin gì thì tin.’ Không hiểu sao người Việt của quý vị lại tin có ma như thế, trong khi người chúng tôi không có tin.”

    “Tôi ở đây 15 năm rồi. Con chúng tôi lớn lên ở đây. Rồi cháu tôi cũng sanh ra ở đây. Chúng tôi rất hạnh phúc và không thấy gì cả. Căn nhà này hoàn hảo và tuyệt vời. Rồi người ta hỏi tôi có bán không. Dĩ nhiên tôi không bán. Tôi yêu căn nhà này,” bà nói thao thao.

    Theo lời bà Gloria, bà cũng đã từng lên thành phố Santa Ana để lấy những báo cáo xem có người chết trên miếng đất này hay không, thì câu trả lời là không.

    Sau khi nhắc lại một lần nữa lý do tiếp chúng tôi là vì Nguyễn là hàng xóm dễ thương, bà Gloria nói thêm:

    “Tôi biết chủ cũ căn nhà Nguyễn vừa mua là Nancy và Philips, là bác sĩ. Họ xây nhà sau tôi. Một bữa, tôi gọi họ, giới thiệu là tôi đang xây nhà bên cạnh. Rồi tôi hỏi họ có biết lô đất của họ có ma không, người ta đồn như vậy và nếu muốn thì tôi sẵn sàng mua lại lô đất đó, mua luôn ma của họ. Họ cảm thấy bị xúc phạm. Họ nói, ‘Gloria, cô nói vậy là bất kính.’ Tôi xin lỗi họ về lời nói đó, rồi chúng tôi thành hàng xóm tốt từ đó.”

    Theo lời bà Gloria, lý do vợ chồng bác sĩ Nancy và Philips bán nhà là vì “họ muốn sống gần con cái ở Irvine.” Điều này trùng hợp với những gì mà chúng tôi đã nghe từ anh Văn T., người mua lại căn nhà từ vợ chồng Nancy-Philips và cũng là người bán nhà cho Nguyễn.

    Như vậy, theo những gì mà các chủ nhà cho biết, thì “căn nhà ma” không hề bị bỏ hoang hay rao bán hoài mà không ai mua như những lời đồn đoán xưa nay.

    Rời nhà bà Gloria, chia tay Nguyễn, cũng là lúc trời tối thui. Có cảm giác nhiều chiếc xe chạy ngang nhìn chúng tôi bước ra từ căn nhà ấy bằng ánh mắt ngạc nhiên.




    Ông Anh (trái), người sống trong “căn nhà ma”
    trả lời phỏng vấn của Ngọc Lan.
    (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)



    Trong khi Ngọc Lan tỏ ra thích thú với những diễn ra, thì Đằng Giao hoang mang trước chuỗi may mắn lạ lùng mà hai người gặp từ khi đi tìm sự thực “ma quỷ” về hai căn nhà này, đồng thời anh cảm thấy như “thoát nạn” lúc bước ra khỏi căn nhà.

    “Ra xe, hình như Ngọc Lan nói gì đó về chuyện chiếc xe còn nguyên, không bị ai giấu như lần trước. Hình như tôi có cười cười, vẫn như chưa hoàn toàn hoàn hồn,” Đằng Giao nhớ lại.

    *Chủ nhân “căn nhà ma”: Đằng Giao có điều “kỳ lạ”

    Trong quá trình thực hiện phóng sự “căn nhà ma,” từ lúc “dụ dỗ” Đằng Giao cùng làm chung, cho đến việc gặp được các chủ nhân đã qua của miếng đất, của ngôi nhà, đều diễn ra suông sẻ, trơn tru đến bất ngờ. Tôi hào hứng với những thông tin có được, nhưng nếu nói tôi không có một chút gì đó thiên về “tâm linh” thì sai. Tự trong sâu thẳm, tôi cho rằng mình được “tổ đãi” khi thực hiện đề tài “khó nuốt” này.

    Sáng hôm sau, trong lúc chuẩn bị đi làm, tôi thấy email báo có người gọi điện thoại vào tòa soạn tìm tôi và để lại lời nhắn. Mở “voice mail” lên nghe, thì ra người tìm tôi là Nguyễn.

    Gọi lại thì Nguyễn cho biết là khi nào chúng tôi sẽ viết bài đăng báo. Nghe tôi trả lời, “Chắc ít hôm nữa, khi nào đăng chị sẽ báo em hay”.

    Nguyễn nói liền, “Dạ, khi nào chị viết cũng được. Chị có thể quay trở lại để chụp thêm hình nếu chị muốn, vì cuối tuần này em sẽ mua thêm đồ đạc sắp xếp lại cho đẹp. Nhưng em chỉ có một yêu cầu là chị đừng đăng hình em lên, em không muốn nhiều người xem hình rồi ra đường thấy em lại xầm xì ‘anh chàng đó ở nhà ma’ thì nghe kỳ quá!”

    Tôi bật cười sau khi đồng ý với điều kiện chủ nhà đưa ra. Có vẻ như ngập ngừng một chút, Nguyễn nói:

    “Tối qua ở nhà em, em thấy anh Đằng Giao có vẻ rất là sợ.”

    “Ủa, vậy hả? Chị thấy bình thường, không hề cảm nhận có gì khác lạ hết. Nhà em đẹp mà. Chị thấy anh Đằng Giao cũng bình thường mà,” tôi trả lời.

    “Chị thì rất tự nhiên, nhưng em nhận ra anh Đằng Giao có vẻ sợ hãi lắm, nói chuyện lắp bắp, lắp bắp,” Nguyễn khẳng định.

    Tôi nghĩ trong đầu, “Đằng Giao vốn hay nói lắp, chắc chủ nhà không biết nên nghĩ ổng run thôi. Chuyện bình thường.”

    Vào chỗ làm, trong lúc cả nhóm phóng viên lao xao bàn tán chuyện “nhà ma,” tôi bỗng nhớ tới nhận xét của Nguyễn. Quay qua Đằng Giao, tôi hỏi, “Hey ông, tối hôm ở ‘nhà ma’ ông làm sao mà chủ nhà nói ông sợ quá vậy?”

    Tôi hỏi chỉ cốt ý trêu đồng nghiêp hàng xóm thôi, vì tôi nghĩ câu lão trả lời sẽ là, “Sợ gì đâu!”

    Nhưng, tôi đã nghĩ trật lất.

    “Thì tôi sợ thiệt mà!” Đằng Giao nói một cách điềm đạm trong lúc mắt vẫn nhìn vào màn hình máy tính.

    Tôi trố mắt nhìn lão, “Cái gì? Sợ? Ông thấy gì mà sợ? Nói thiệt hay nói chơi vậy ông nội?”

    Đằng Giao quay qua nhìn tôi, “Bước vô đó là tôi thấy rợn rợn liền. Tôi là người có linh cảm đặc biệt, chứ không phải là người chai đá như Ngọc Lan, biết chưa.”

    “Vậy, lúc qua nhà bà Gloria, ông có sợ không?”

    – “Vẫn sợ, tôi cũng thấy rợn rợn, kỳ lắm,” Đằng Giao nói.

    Nhìn vẻ mặt ra bộ “nghiêm trọng” của lão, tôi phá lên cười, “Thôi đi ông kẹ. Chả có gì hết á. Ông đừng có mà hù tôi.”

    Lão gầm gừ, “Mụ im đi. Đồ chai sạn.”

    Từ hôm đó, tin “Đằng Giao sợ ma” bay khắp tòa soạn. Tôi vẫn không ngừng cười ha ha mỗi khi nói Đằng Giao bị chủ nhà “bắt gặp quả tang sợ ma,” nhưng kỳ thực, tôi tin đồng nghiệp mình không nói dối.

    *Chủ nhân mời “thử ở một đêm” nhưng “đừng kêu Đằng Giao tới”


    Sau ngày đặt chân vào “căn nhà ma” và ngôi nhà người hàng xóm, cả tôi và Đằng Giao đều bận rộn với những công việc bài vở khác ở tòa soạn, tạm gác chuyện “nhà ma” lại. Thực ra Đằng Giao cũng chẳng bao giờ nhắc tới chuyện “nhà ma,” trừ khi tôi chủ động gợi chuyện.

    Đúng một tuần sau đó, cũng Thứ Tư, trước giờ đi làm, tôi nghĩ cần phải gọi lại cho Nguyễn để hẹn đến chụp hình, và nếu được sẽ quay phim, để lâu quá, có lời ra tiếng vào nhiều khi chủ nhà lại thay đổi ý kiến.

    Nguyễn nghe điện thoại và trả lời rất thoải mái, “Bất cứ lúc nào chị đến cũng được.”

    Tôi nói Đằng Giao chiều sẽ trở lại căn nhà ma để quay phim, chụp hình. Đằng Giao “ừ,” không vui cũng chẳng buồn.

    Tuy nhiên, chiều hôm ấy công việc quá nhiều. Đến hơn 7 giờ 30 tối mới xong, ngó qua ngó lại không thấy Đằng Giao đâu. Lão “chuồn” về lúc nào chẳng nói. Tôi đành hẹn Nguyễn ngày hôm sau.

    Thứ Năm là ngày nghỉ hằng tuần của Đằng Giao, nhưng lão có nói “khi nào đi thì gọi.” Hơn 4 giờ chiều, tôi gọi thì Đằng Giao thoái thác đã bận việc khác. Thế là tôi rủ anh Dân Huỳnh, phóng viên ảnh của tờ báo, đi cùng để quay phim, chụp ảnh.

    Tiếp chúng tôi lần này, ngoài Nguyễn, còn có ông Anh, mà Nguyễn gọi bằng chú, là người tôi đã gặp quét sân nhà hôm trước.

    Nhìn anh Dân Huỳnh, ông Anh hỏi:

    “Anh là Đằng Giao hả?”

    Hình như sự xuất hiện của chúng tôi ở lần trước đã được Nguyễn kể lại khá tường tận cho ông Anh nghe.



    Ba phóng viên của Người Việt trước “căn nhà ma:
    Ngọc Lan (giữa), Đằng Giao (phải) và Châu Nguyễn.
    (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)



    Ông Anh có vẻ rất quan tâm đến chuyện “Đằng Giao sợ” khi đến nhà này.

    Ông Anh, ngoài 60, cũng là một người hiếu khách, vui tính, nhưng không dễ chịu như Nguyễn. Ông nói một cách bộc trực:

    “Lần trước nếu quí vị đến gặp tôi thì chắc tôi đã không tiếp quý vị, vì quý vị đến đường đột mà không báo trước, ở Mỹ này không ai làm như vậy.”

    “Dạ, có lẽ do số Ngọc Lan may mắn nên mới gặp Nguyễn chứ không gặp chú, chứ gặp chú trước thì coi như tiêu rồi,” tôi cười trả lời, trong bụng nói thêm “Mấy vụ này mà báo trước làm sao được, có biết ai đâu mà báo. Mà đúng là tui hên!”

    Khi được hỏi ông nghĩ gì, cảm nhận như thế nào về căn nhà này, ông Anh cho rằng:

    “Bản thân tôi thì không có gì lo sợ. Nếu mà có thật đi nữa thì tôi cũng không sợ. Vì tôi tin mình là người tốt thì chả ai làm gì mình, dù là người sống hay người đã mất thì mình đều có sự tôn trọng họ thì có gì đâu mà phải lo lắng. Còn nói nếu sợ, tin vào những lời đồn thổi thì chúng tôi đã không mua và dọn vào đây ở.”

    Ông Anh nói tiếp:

    “Mình mua nhà là tự nguyện mà. Những tin đồn, những câu chuyện này kia chúng tôi đều đã biết trước khi quyết định mua, chứ đâu phải mua rồi mới biết. Tôi không nói là tôi không tin hoàn toàn, tôi vẫn có những điều nghi ngờ. Nhưng cho đến giờ phút này, sau thời gian ở đây, thì với tôi những lời đồn thổi đó là vô căn cứ.”

    “Tôi thích căn nhà này. Khang trang, đẹp đẽ. Điều duy nhất tôi không thích là nó ở ngay góc đường nên không thể mở cửa thường xuyên được, vì mở thì rất ồn, mà có lẽ đóng hoài thì người ta cũng thắc mắc,” ông Anh nói thêm.

    Điều ông Anh nói, cùng với hôm đầu tiên đến, Nguyễn có chỉ chỗ garage đậu được ba xe lớn, làm tôi chợt hiểu vì sao căn nhà này đi ngang nhìn lúc nào cũng im ỉm, vắng vẻ, hiếm khi thấy có xe trước nhà. Đơn giản chỉ vì nhà này không mở cửa (vì ồn, vì bụi), và xe vào nhà thì chạy luôn vào garage chứ không đậu ngoài như phần lớn nhà nơi đây.

    Trở lại căn nhà lần thứ hai, tôi cũng đi loanh quanh và cũng cố nhìn, cố tìm xem có “bắt gặp” một cảm giác “lạ lạ” nào không. Tôi nhìn lên chiếc cầu thang. Tôi nhìn ra sân vườn thiếu bàn tay chăm sóc. Nhìn những đồ đạc hãy còn ít nhiều ngổn ngang.

    Vẫn không cảm nhận điều gì khác lạ so với bao nhiêu căn nhà tôi từng đặt chân vào.

    Sau khi nói chuyện thêm một hồi liên quan đến “nhà ma,” ông Anh đề nghị:

    “Nếu cô muốn, tôi mời cô đến đây ở một đêm cùng chúng tôi để xem thử có ma không. Cô dám không?”

    Ô trời, mục đích cuối cùng của mình là đây, mình chưa dám đề nghị thì chủ nhà đã tự mời rồi!

    “Dạ, sao không dám. Ngọc Lan muốn điều đó phải có trong bài phóng sự này mà. Vậy thì hôm nào được hả chú?” Tôi nói liền.

    Ông Anh quay sang Nguyễn chờ đợi. Nguyễn nói một cách mau lẹ:

    “Thì cuối tuần này đi, Thứ Bảy được mà.”

    Nguyễn cho biết thêm nhà có một phòng trống, và không có bất cứ gì trong đó hết, chúng tôi có thể ở trong đó.

    “Ok, vậy tối Thứ Bảy Ngọc Lan sẽ tới, với một người nữa.” Tôi chụp liền cơ hội.

    Nghe tôi sẽ đi với một ai đó, ông Anh hỏi:

    “Cô sợ đến một mình à? Sợ ma hay sợ người?”

    “Dạ, không phải là sợ, nhưng đi làm thì phải có ít nhất 2 người, để đứa này không thấy thì biết đâu đứa kia thấy, rồi còn quay phim nữa chú,” tôi cười đáp.

    Ông chú cũng cười:

    “Tôi đùa thôi, quý vị muốn đến mấy người cũng được. Nhưng tôi nghĩ đừng nên rủ những người yếu bóng vía quá.”

    Lý do “đừng rủ người yếu bóng vía” mà ông Anh đưa ra là những người đó hay tưởng tượng, suy diễn, đôi khi chỉ nghe một tiếng động họ cũng có thể nghĩ đủ thứ, mà nhà nào lại không có những âm thanh tiếng động trong đêm, tiếng quạt, tiếng máy lạnh, tiếng tủ lạnh…

    Điều ông nói cũng hợp lý, dù lúc đó trong đầu tôi cũng chưa biết sẽ rủ ai đi cùng mình. Còn đang suy tính trong đầu, thì ông Anh nói luôn:

    “Như anh Đằng Giao hôm trước, tôi nghĩ là đừng rủ ảnh tới, vì ảnh có vẻ sợ quá!”

    Tôi bật cười, cùng anh Dân Huỳnh ra về, hẹn sẽ trở lại vào tối Thứ Bảy.

    Ngọc Lan & Ðằng-Giao/Người Việt
    September 12, 2018

    Nguồn:https://www.nguoi-viet.com


    (Đón xem kỳ cuối: Đêm trong căn nhà ma, liệu có thấy ma?) :pntfngrlft: :lol:




              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Khám phá ‘căn nhà ma’ nổi tiếng nhất Little Saigon

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           


    Khám phá ‘căn nhà ma’ nổi tiếng nhất Little Saigon

    Kỳ cuối




    Một người mặc áo đen, có gương mặt trắng toát như bột
    lừ lừ từ góc bếp tối thui bước ra.
    (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)



    Một đêm trong ‘căn nhà ma’, tượng Phật và ‘bửu bối’

    WESTMINSTER, California (NV) – Ý định đầu tiên của Ngọc Lan khi muốn đi tìm sự thật về “căn nhà ma” là “xin ngủ một đêm trong đó.” Nghĩ là nghĩ vậy, nhưng để thành sự thật thì không biết làm như thế nào. Bởi thật khó có chủ nhà nào lại đồng ý với đề nghị “quái lạ” như vậy. Nhưng, thật bất ngờ khi ông Anh, chú của chủ nhân “căn nhà ma,” tự đưa ra lời mời.

    Vậy là “giờ G” đã định, đoạn kết cho quá trình khám phá bí mật “căn nhà ma” sắp hoàn thành.

    *Ai thực hiện “sứ mệnh” ngủ trong “căn nhà ma”?

    Từ căn nhà “nổi tiếng” trở về tòa soạn, báo cho sếp biết lời mời của chủ nhà, tôi đồng thời cũng hỏi bâng quơ, “Giờ quan trọng là ai sẽ ‘hy sinh’ đây?”

    Dĩ nhiên, tôi biết mình là người đầu tiên “không thoát” được, nhưng một mình thì cũng không xong. Dù rằng nhà đó đang có người ở, nhưng ở một mình trong căn phòng của “căn nhà ma” thì… cũng “rét” lắm!

    Tôi rủ phóng viên Nhất Anh, “Đi ở nhà ma không em?” Nhất Anh cười lắc đầu nguầy nguậy, “Dạ không, em tin những chuyện này lắm! Em không đi đâu.”

    Vừa lúc đó, em Nia ở ban Kỹ Thuật bước vào. “Nia, đi ngủ ở nhà ma với chị không?” Nia cũng cười, “Dạ thôi.”

    – “Sợ hả?”

    – “Dạ, em không có sợ, nhưng em cũng không dám liều, lỡ ‘mấy cái đó’ đeo theo về nhà thì phiền những người khác.”

    Chuyện này làm sao ép được, ai biết “lỡ có gì” thì làm sao. Nhìn qua thấy phóng viên Quốc Dũng, tôi hỏi luôn, “Dũng, Thứ Bảy đi với chị không?”

    – “Em thì tin có ma. Em muốn được thấy nhưng chưa bao giờ thấy. Mà hổm rày chị nói ở đó không có ma vậy em đi làm chi!” Quốc Dũng trả lời.

    Tuy nhiên, sáng sớm Thứ Sáu, tôi thấy tin nhắn của Bé Châu, “thầy cò, sửa chính tả” của ban biên tập, “Cô Lan ơi còn chỗ trống cho con ngủ nhà ma không cô Lan?”

    “Ok, con đi với cô Lan, đang định đi một mình vì thấy ai cũng sợ.” Tôi mừng húm trả lời. Ai dè Bé Châu cũng mừng luôn “Trời ơi mừng quá! Để con đi hộ tống cô Lan cho.”

    Ra là cô bé cũng theo dõi nhóm phóng viên làm đề tài này hổm rày, và cũng tò mò muốn được một lần ngủ “nhà ma” là như thế nào.

    Tôi dặn dò Bé Châu mang theo “sleeping bag” hay mền gối vì nhà đó không có gì sẵn hết.

    Tối Thứ Sáu, một ngày trước ngày “định mệnh,” nhiều người trong Ban Nội Dung tụ tập ở nhà Thịnh Nguyễn, một thành viên mới, để ăn uống. Câu chuyện rôm rả không có gì khác hơn là kể chuyện “nhà ma” mà nhân vật chính lại là… Đằng Giao.

    Nghe tôi nói ông Anh bảo “đừng kêu Đằng Giao tới,” mọi người xúm lại chọc Đằng Giao “tối tăm mặt mũi” để rồi cười ầm ĩ.

    Đằng Giao tỏ ra tức lắm, và quả quyết, “Tôi không sợ. Tôi sẽ đi đến đó tối ngày mai. Mà có sợ tôi cũng không bỏ cuộc.”

    Thế là trong khi Quốc Dũng nắm chặt bàn tay giơ lên nói, “Đằng Giao không sợ!” thì Long lay-out cũng cất lời, “Tối mai em sẽ đậu xe sẵn ngoài cửa, anh Giao mà chạy ra là em để anh lái đi liền, đừng lo!”

    Thiện Lê thì nhắn nhủ, “Con sẽ mở điện thoại suốt đêm, có gì chú Giao cứ gọi con.”

    Anh Dân Huỳnh, người đã đến căn nhà đó quay phim hôm trước, tỏ ra quan tâm, “Đằng Giao đi hả Đằng Giao? Nói nghe nè, nhớ mang theo… tã.” Cả đám lại cười như vỡ chợ.

    “Ok, Đằng Giao không sợ! Đằng Giao sẽ đi!” Lão đồng nghiệp tôi gầm gừ lên tiếng trước mặt mọi người.

    Đang nói cười rôm rả, bỗng Long Layout nói, “Tối mai là Rằm Tháng Bảy, tháng cô hồn đó nghen! Coi chừng ma lên nhiều lắm đó!”

    “Trời, thiệt hả! Sao trùng hợp vậy!” Tôi kêu lên.

    Cơ hội ngay ngày Rằm Tháng Bảy, tháng cô hồn, vác mền gối vô ngủ trong căn nhà mà người ta đồn có ma dữ thì chắc trong đời làm báo không mấy ai mong.

    Nhưng, đã trót mang nghiệp vào thân, đành vậy.



    Phóng viên Đằng Giao ôm bức tượng Phật bên cạnh chiếc lò sưởi
    trong căn nhà ma, vốn bị đồn giống như “cái bàn thờ.”
    (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)



    *Tượng Phật của Đằng Giao và “bửu bối” của Ngọc Lan

    Chúng tôi hẹn nhau trước 9 giờ tối mọi người tập trung ở nhà Ngọc Lan để cùng đi chung xe qua “nhà ma.”

    Chiều đó Đằng Giao mua sườn bò nướng về ăn tối với đứa con trai.

    Anh kể, “Nhìn thằng con ngấu nghiến nhai thịt, tôi khẽ thở dài, hy vọng đây không phải là bữa ăn cuối cùng của hai cha con. Những câu chuyện rùng rợn tôi bị nhồi nhét vào đầu suốt mấy chục năm qua cứ dồn dập hiện về. Nỗi sợ không dữ dội đến mức tôi phải bất ngờ ‘ngã bệnh’ hay chợt có một lý do nào đó rút lui giờ chót, nhưng cũng đủ để tôi hối hận vì đã nhận lời ngủ ở nhà ma.”

    “Gần chín giờ tối. Không dám nói gì với con, tôi lặng lẽ thắp nhang khấn Phật, xin ngài phù hộ cho sáng mai tôi còn được về nhà. Không thấy thằng con, tôi nhanh tay cầm tượng Phật nhỏ rồi cho vào ba lô. Có thờ, có thiêng, mang thêm một bửu bối hộ thân tôi thấy an tâm hơn. Tượng Phật này, tôi thỉnh ở Đà Nẵng từ 15 năm trước. Đến nơi nào đáng ngại, tôi thường đem ngài theo. Đi chơi, tôi để ngài ở nhà để phù hộ thằng con tôi,” Đằng Giao nhớ lại.

    Từ nhà Ngọc Lan đến “căn nhà ma” mất khoảng… 4 phút. Bé Châu chạy xe đậu trên sân nhà luôn chứ không đậu ở đường Hurley.

    Ngọc Lan mang hành trang vào nhà trước. Sau khi được chỉ cho biết căn phòng chúng tôi sẽ ở chính xác là phòng nào thì đến phiên Đằng Giao và Bé Châu ra mang những thứ còn lại vào.

    Lúc này, Đằng Giao không phải đặt tượng Phật trong ba lô mà là ẵm trên tay “cẩn thận” bước vào “căn nhà ma.”

    Ngọc Lan kể, “Tôi sững sờ khi nhìn thấy lão đồng nghiệp mình tay cầm ba lô, tay ôm chiếc tượng Phật ngang ngực từ ngoài bước vào, đi thẳng về căn phòng đã được chủ nhà chỉ định. Ông Anh mỉm cười không nói gì. Còn Nguyễn, chàng chủ nhà trẻ tuổi khẽ kêu lên: ‘Trời ơi, có cần phải làm vậy không!’ trước khi cúi mặt xuống bàn để giấu tiếng cười kinh ngạc.”

    Đây là điều hoàn toàn bất ngờ, không có trong tưởng tượng của Ngọc Lan.

    Mà thật sự, cũng không ai, ngoài Ngọc Lan biết rằng, trước khi đi, cô cũng đã kịp tròng vào cổ chiếc dây đeo màu đỏ có hình Phật Ngọc mà Thiện Giao, sếp cũ của cô tặng, sau khi được một Phật tử nào đó tặng cho nhân dịp tượng Phật Ngọc nổi tiếng lần đầu tiên được đưa đến Mỹ.

    Nghĩa là cả Đằng Giao và Ngọc Lan đều tự thủ “bửu bối” cho riêng mình, trong một niềm tin thầm kín nào đó nên không ai nói trước với ai.



    Ngọc Lan và Đằng Giao đang tường thuật cho Người Việt TV
    về những gì họ cảm nhận khi ngủ trong nhà ma.
    (Hình: Châu Nguyễn/Người Việt)


    *Gương mặt trắng trong đêm

    Buổi tối trong căn nhà, ông Anh và Nguyễn ngồi tiếp chuyện mọi người, đặc biệt là ông Anh cứ thích “hù dọa” coi chừng sẽ có chuyện này chuyện kia xảy ra.

    Tuy nhiên, với Đằng Giao thì “có đông người hơn mà cảm giác của tôi vẫn không khá hơn chút nào. Cũng như lần trước, chả hiểu vì sao mà người tôi cứ như lâng lâng, say say. Tai tôi cũng ù đi và mắt tôi không tập trung vào một chỗ được, nhìn gì cũng thấy mờ mờ, đục đục. Tin lời Nguyễn là tôi sợ ma, ông Anh cứ chọc ghẹo, mục đích là để tôi bớt căng thẳng. Nhưng làm sao có thể ‘cảm hóa’ được tôi, một người từng nghe bao nhiêu đồn đãi về căn nhà này.”

    “Nói thật, tôi không nhớ hôm ấy ông Anh nói gì để trấn an. Tai tôi có nghe được gì đâu. Lúc đang ngồi ở bàn ăn, người tôi tê cứng, tim như nhảy thót ra ngoài khi nghe tiếng ‘cạch’ ngay sau lưng. Mẹ ơi! Tôi quay phắt lại thì một người đàn bà mở cửa điềm nhiên bước vào. Tôi như chết trân. Hình như tôi nghe ông Anh giới thiệu người đàn bà ấy là vợ. Khi ông lặp lại lần nữa, tôi biết chắc bà là vợ ông. Và, hình như mọi người đã cười vì nghĩ rằng tôi ‘nhát’,” Đằng Giao nhớ lại những gì có thể nhớ.
    Gần 11 giờ, chủ nhà đi ngủ.

    “Tôi ở phòng kế bên, có gì cứ việc kêu. Cửa tôi để sẵn, nếu muốn về lúc nào cứ về. Và nếu được, hãy nói cho tôi biết những gì quý vị cảm nhận sau một đêm ở đây.” Ông Anh dặn dò một cách chân tình trước khi để lại quyền “tự quyết” cho chúng tôi “muốn làm gì cứ làm, quay phim, chụp ảnh gì cũng được.”

    Ba chúng tôi vào phòng bàn tính công việc cần làm. Ngọc Lan quyết định sẽ ra chỗ có lò sưởi “ma quái” để kể lại toàn bộ câu chuyện chúng tôi đã thực hiện phóng sự về “căn nhà ma.” Bé Châu là người quay phim.
    Mọi người đồng ý và mang máy móc đi ra. Bên ngoài chủ nhà tắt đèn tối thui. Chúng tôi vừa đi vừa lò dò tìm công-tắc đèn.
    Đằng Giao không quên ôm chiếc tượng Phật theo bên mình, đặt tượng lên thành lò sưởi, quay mặt tượng về hướng lão ngồi.
    Trong khi chờ Bé Châu chuẩn bị máy quay, canh góc quay, Ngọc Lan bỗng nghe tiếng động lột xột phía gian bếp tối thui. Chưa kịp nhận ra tiếng gì thì Đằng Giao bỗng dưng quay ngoắt người lại.

    “Trời ơi!”

    Một người mặc áo đen, có gương mặt trắng toát như bột lừ lừ từ góc bếp tối thui bước ra. Hai tay vung vẩy, vỗ vỗ lên mặt trắng bạch chỉ có 2 lỗ mắt, lỗ miệng, lỗ mũi là đen ngòm.

    Mất mấy giây định thần, Ngọc Lan mới hỏi được câu, “Em đó hả? Em là Nguyễn hả?”

    “Dạ em, Nguyễn đây. Em định vô khều anh Đằng Giao,” Nguyễn trả lời và tiếp tục vỗ vỗ miếng mặt nạ dưỡng da đang đắp trên mặt cho chúng tôi… chụp hình.

    Thiệt tình, nếu giữa đêm mà chủ nhà chơi trò này, nhá qua trước mặt chúng tôi rồi lặng lẽ bỏ về phòng, không nói năng gì thì chắc chắn bao nhiêu lời đồn đãi trước đây, với chúng tôi, sẽ trở thành thật 100%, và chúng tôi sẽ bị ám ảnh bởi hình ảnh đó hoài luôn.

    Nhưng may quá! Kẻ mang mặt nạ trắng này là người, là chủ nhà. Không phải con ma nào hết.

    Quay phim xong, gần đến 12 giờ, “giờ linh.” Đằng Giao đề nghị tất cả về phòng để tránh phiền chủ nhà nhưng kỳ thực là trong lúc quay, thỉnh thoảng cả hai người đều có những lúc kín đáo nhìn về hướng cầu thang xem có… bóng người nào không.

    Dĩ nhiên, Đằng Giao lại ôm chiếc tượng vào lòng đi trở về phòng, đặt ngay sát chỗ lão chọn nằm.

    Nhìn thái độ sợ hãi của Đằng Giao, Ngọc Lan không thể nhịn cười, đến mức cô quên luôn rằng mình cũng sợ ma chứ chẳng phải can đảm gì (vì chính cô cũng đang đeo sợi dây có hình Phật Bà giấu bên trong áo).

    Cô gọi phone cho sếp Thắng Đỗ, người theo dõi hành trình làm phóng sự để… méc.

    Đằng Giao kể, “Ngọc Lan gọi anh Thắng Đỗ, tổng thư ký báo Người Việt, để nói gì đó mà khi cô đưa điện thoại cho tôi, anh Thắng khuyến khích tôi nên ‘dũng cảm lên vì đây là dịp hy hữu trong đời phóng viên.’ ‘Dũng cảm lên’? Trời ơi! Tôi làm gì bây giờ? Có cho vàng tôi cũng không dám bỏ về một mình lúc đó, khoảng trước sau 12 giờ đêm.”

    Sau khi mỗi người chiếm giữ một góc phòng, thì đến lúc quyết định phải tắt đèn mới ngủ được, chứ mở đèn thì sao thấy ma. Mà đèn gắn liền với quạt, tắt đèn là tắt luôn quạt. Nóng sao chịu nổi. Vậy phải mở cửa sổ. Nhưng mở cửa sổ thì cũng phải che miếng màn xuống chứ không mở mắt ra thấy ai đang đứng đó thì sao.

    Đằng Giao lại một lần nữa từ từ chuyển bức tượng Phật sang nơi cửa sổ đang mở!




    Ngọc Lan, Đằng Giao và Bé Châu,
    ba người trong căn phòng ngủ lại qua đêm ở “căn nhà ma.”
    (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)


    *Một đêm không như mọi đêm

    Bé Châu mang đồ che tai và bịt mắt trước khi ngủ, vì như em nói, “Ở nhà con cũng mang như vậy lúc ngủ, không che tai không bịt mắt con không ngủ được.”

    Đằng Giao thì vẫn bộ mặt căng thẳng, lưng dựa tường, mặt hướng thẳng nơi cửa phòng, sau khi đã cẩn thận lấy đồ chắn chân cửa vì “không muốn thấy chân người đi qua lại trong đêm.”

    Sau khi xem lại những đoạn phim do Bé Châu quay, tôi cũng trùm kín mền, cố dỗ giấc ngủ.

    Nhưng mà tôi không ngủ yên, vì trời nóng quá. Rất là nóng, mà tôi lại không đủ can đảm để tung mền ra hay ngồi dậy mở đèn mở quạt lên. Coi như cố đấm ăn xôi, trong khi nghe tiếng thở đều của hai bạn đồng nghiệp, tiếng xe thỉnh thoảng chạy bên ngoài, và cảm giác người mình đẫm mồ hôi.

    Với Đằng Giao thì “Ngủ trong ‘căn nhà ma’ là điều quá sức chịu đựng, nhưng tôi không muốn ngủ vì phải thức thì mới chứng kiến và khẳng định là những điều ma quái thiên hạ đồn bấy lâu nay là đúng hay không. Bởi vậy tôi cố mở mắt thao láo trong căn phòng tối om om.”

    Lão nói, “Bụng bảo dạ rằng mình phải thức trắng nhưng vì tôi cũng chỉ là người nên khoảng 2 giờ sáng tôi mệt quá, thiếp đi.”

    Sau nhiều lần xoay trở người vì nóng, tôi hé mắt khi nghe tiếng xe chạy bên ngoài dồn dập hơn. Với tay lấy điện thoại thấy cũng đã 6 giờ sáng. An toàn rồi. Tiếng hai bạn đồng nghiệp vẫn thở đều. Tức là mọi người còn sống đủ.

    Gần 7 giờ, tôi nhìn thấy Đằng Giao có vẻ thức dậy. Tôi hỏi, “Có thấy gì không ông?”

    “Hoàn toàn thất vọng. Không có gì hết,” gương mặt lão đồng nghiệp rạng rỡ lạ lùng, khác hẳn với đêm qua, với những ngày qua. Sau này lão nói, “Chưa bao giờ tôi vui khi biết mình còn được thức dậy như hôm ấy.”

    Tôi nhìn thấy Đằng Giao mở ba lô, cầm chiếc tượng Phật đặt vào đó.

    Gọi Bé Châu thức dậy, hỏi em có thấy gì không. “Có thấy gì đâu, không cảm giác gì hết. Chỉ nhìn thấy chú Giao tối qua là lạ quá thôi!,” Bé Châu trả lời tỉnh rụi.

    Chúng tôi rửa mặt và quay đoạn cuối cho cuốn phim sau một đêm ở “căn nhà ma” ngay trong căn phòng đó.

    Nghe có tiếng động bên ngoài, đoán là chủ nhà đã thức, chúng tôi thu dọn hành lý, cám ơn ông Anh trong khi Nguyễn vẫn còn ngủ, ra về và không quên chụp chung mấy tấm hình kỷ niệm trước cửa nhà.




    Hai phóng viên Ngọc Lan và Đằng Giao cùng hai “bửu bối” là tượng Phật
    và sợi dây có hình tượng Phật mang theo khi ngủ trong căn nhà ma.
    Hình chụp tại tòa soạn. (Hình: Khôi Nguyên/Người Việt)


    *Thay lời kết

    Đằng Giao: “Đến giờ, tôi có thể hiên ngang loan báo cùng quí độc giả gần xa là căn nhà ở góc Euclid/Hazard không có chuyện gì xảy ra trong đêm đó. Có thể vì tượng Phật của tôi chăng? Những gì tôi kể lại là những gì tôi còn nhớ trong đêm hôm ấy, với tất cả can trường, dũng cảm của một người biết tôn trọng thế giới bên kia.”

    Với Ngọc Lan: “Tôi luôn cảm thấy sự thú vị từ khi bắt tay thực hiện phóng sự này, với những chuỗi may mắn đi liền nhau. Không hề cảm thấy có những áp lực hay lo lắng, sợ hãi nào đặc biệt.”

    Điều duy nhất cho đến giờ này cả hai tác giả còn tranh cãi là tấm tranh người phụ nữ trong ngôi nhà hàng xóm của “căn nhà ma.”

    Ngọc Lan cho rằng điều duy nhất khiến cô hơi “sợ sợ” là lúc bước chân vào ngôi nhà và nhìn thấy bức tranh ấy.

    Nhưng, Đằng Giao khẳng định, “Không hề có bức tranh nào hết. Không hề!”

    Hỏi Nguyễn, người có mặt cùng chúng tôi, thì Nguyễn cho rằng, “Em hoàn toàn không để ý, em chỉ chú ý chiếc cầu thang của ngôi nhà đó, vì nó quá đẹp.”

    Vậy là sao? Có hay không tấm tranh gương mặt người phụ nữ có ánh mắt sắc lẹm và những cọng tóc lõa xõa che nửa mặt?

    Trong khi Đằng Giao bảo, “Xưa nay, tôi vẫn tin rằng, điều đáng sợ nhất của ma quỷ là chúng có trăm ngàn cách để làm cho người khác tin rằng không có ma quỷ trên đời. Phải chăng vì vậy mà bao nhiêu người liên quan đến căn nhà đều nói rằng không có gì cả, ngay cả tôi.”

    Và, “Biết đâu, những người ở cõi âm cố tình xui khiến để chúng tôi phải tin rằng căn nhà ma không có ma. Nhưng… không có lửa, sao có khói? Hôm nay, ngồi tại tòa soạn Người Việt, tôi vẫn không quên cảm giác ớn lạnh rợn óc cả hai lần, khi tôi bước vào nhà Nguyễn.”

    Thì Ngọc Lan tỏ ra bình thản, “Không có cảm nhận gì khác lạ hết, rất bình thường.”

    Tuy nhiên, khi hoàn tất bài viết này, đúng hai tuần sau ngày “đặc biệt” ấy, thì Ngọc Lan là người duy nhất trong số ba người được mời ngủ ở “căn nhà ma” bị “dị ứng da rất nặng,” theo lời bác sĩ.

    Ngọc Lan cho rằng có thể do cô nằm dưới sàn của căn phòng, mà có lẽ lâu rồi không có ai ở nên nó dơ, bụi đó làm cô dị ứng.

    Nhưng dù sao, như cô nói, “Tôi cảm thấy hài lòng về tất cả những gì mình và đồng nghiệp đã làm được khi thực hiện phóng sự ‘Khám phá’“căn nhà ma’ nổi tiếng nhất Little Saigon.’ Còn lại chỉ là… chuyện nhỏ!”

    Ngọc Lan & Ðằng-Giao/Người Việt
    September 13, 2018


    Nguồn:https://www.nguoi-viet.com


              
Trả lời

Quay về “Người Việt hải ngoại”