nhạc chọn lọc của Vanchus

Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Đài Phát Thanh Sài Gòn: Chương Trình Thi-Nhạc Giao Duyên - Thục Vũ

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          




Đài Phát Thanh Sài Gòn:
____________________
Chương Trình
Thi-Nhạc Giao Duyên - Thục Vũ

          




          


Chương trình Thi-Nhạc Giao Duyên
do nhạc sĩ Thục Vũ thực hiện,
phát thanh trên làn sóng đài phát thanh Sài Gòn trước năm 1975.


          

  • Trong clip này là buổi phát thanh trực tiếp ngày 20 tháng 7 năm 1970.
    Chương trình giới thiệu
    • 4 thi phẩm
      trong tập thơ Hoa Thông Thiên của thi sĩ Đào Tiến Luyện,
      giao duyên cùng các ca khúc
      • Người Em Nhỏ của Nguyễn Hiền;
      • Tình Lỡ của Thanh Bình;
      • Hận Ly Hương của Anh Hoa;
      • và Ngăn Cách của Y Vân.
      Qua các giọng ngâm của Hoàng Oanh, Hồng Vân, Quách Đàm và Hoàng Thư,
      hòa cùng các giọng hát của Mai Hương và Ngọc Long.

          


          
cám ơn vanchus ... :flower: ...

          
Ngoc Han
Bài viết: 1577
Ngày tham gia: Thứ tư 20/05/15 14:24

Re: Nhạc chọn lọc

Bài viết bởi Ngoc Han »

Anh Hoàng Vân và nhà Nam

Chương trình nhạc hay quá, nhớ lại thời xa xưa mỗi tối hay nghe, kể cả chương trình Dạ Lan, ngâm thơ Tao Đàn. Nhạc sĩ Hoàng Giác thân bại danh liệt vì bài Ngày Về khi bài hát được làm bài mở đầu cho chương trình Chiêu Hồi. :flwrhrts: :flower:
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

nhạc chọn lọc của Vanchus

Bài viết bởi Hoàng Vân »

:flower:
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Như Thủy Trình Bày 8 Tình Khúc Chọn lọc.

Bài viết bởi Hoàng Vân »







  • Như Thủy Trình Bày 8 Tình Khúc Chọn lọc.
    Bản Ghi Âm Trước Năm 1975 Tại Sài Gòn.
    __________________________
    vanchus _ Dec 28, 2019


    Như Thủy Trình Bày 8 Tình Khúc Chọn lọc. Bản Ghi Âm Trước Năm 1975 Tại Sài Gòn.
    Trong clip này sẽ gồm các ca khúc :
    1. Đôi Ngả Đôi Ta - Trần Thiện Thanh
    2. Một Lần Xa Bến - Trường Sa
    3. Chờ Đông - Trần Thiện Thanh
    4. Qua Xóm Nhỏ- Mạnh Phát
    5. Thuyền Trăng - Nhật Bằng và Thanh Nam
    6. Lạnh Lùng - Đinh Việt Lang
    7. Trọn Đời Yêu Anh - Trần Thiện Thanh
    8. Lời Cho Người Yêu Nhỏ - Trần Thiện Thanh


    Như Thủy-Tiếng Hát Của Tuổi Trẻ Miền Nam Giữa Mùa Ly Loạn.
    _________________________

    Như Thủy là giọng hát quen thuộc trong sinh hoạt ca nhạc của miền nam Việt Nam trước năm 1975. Người ta nhắc đến cô như một thành viên tích cực của chương trình ca nhạc do ca-nhạc sĩ Nhật Trường-Trần Thiện Thanh thực hiện thường xuyên trên sóng truyền hình THVN 9 cùng các đài phát thanh Sài Gòn và Quân Đội. Người ta biết ca sĩ Như Thủy là em gái của ca-nhạc sĩ Nhật Trường và có lẽ vì vậy cô cũng là giọng nữ chính trong ban tứ ca Tiếng Hát Đôi Mươi do Nhật Trường điều khiển.

    Sự gắn bó của ca sĩ Như Thủy với ban nhạc Nhật Trường-Trần Thiện Thanh có thể được coi là một khởi đầu thuận lợi cho sự nghiệp ca hát của cô. Tuy vậy, nhiều người cũng đồng ý rằng giọng hát của Như Thủy tự nó còn có thể bay xa hơn trong vùng trời ca nhạc miền nam trước năm 1975.

    Không có tài liệu lưu lại để có thể biết chắc chắn Như Thủy bắt đầu đi hát từ lúc nào. Chỉ biết tên tuổi của cô được báo chí nhắc đến khi ban tứ ca “Tiếng Hát Đôi Mươi” chính thức trình làng trong chương trình ca nhạc Nhật Trường hàng tuần vào ngày Chủ Nhật từ 12:15 đến 1 giờ trưa trên đài Tiếng Nói Quân Đội vào tháng 5 năm 1965. Tuy vậy có lẽ phải chờ đến khi chương trình vô tuyến truyền hình khởi sự đi vào hoạt động vào đầu năm 1966 thì tiếng hát Như Thủy mới thật sự là một phần không thể thiếu được của chương trình “Tiếng Hát Đôi Mươi”. Trên đài phát thanh cũng như trên màn ảnh nhỏ của sóng vô tuyến truyền hình THVN 9, Nhật Trường, Mai Hương, Quỳnh Giao và Như Thủy hợp thành ban “Tiếng Hát Đôi Mươi” đã là một sáng tạo hết sức độc đáo, làm say mê giới trẻ yêu nhạc thời bấy giờ. Khi Mai Hương và Quỳnh Giao rời nhóm thì ngay lập tức Nhật Trường tìm được những thành viên khác vào thay thế. Khi thì Vân Quỳnh, Diễm Chi; lúc lại là Hồng Tước hay Phương Nga. Như Thủy luôn là giọng ca nữ chủ lực hợp cùng Nhật Trường để mang “Tiếng Hát Đôi Mươi” đến với công chúng trong những màu sắc mới lạ, sinh động, trẻ trung và hết sức lạc quan. Điều rất cần cho người dân của toàn miền nam khi tiếng súng ngày càng thảm khốc.

    Thập niên 70s có lẽ là giai đoạn cực thịnh trong sự nghiệp ca hát của ca sĩ Như Thủy. Khởi đầu bằng sự ra đời của hãng dĩa “Tiếng Hát 20” và sau đó là trung tâm băng nhạc Nhật Trường của ca-nhạc sĩ Nhật Trường-Trần Thiện Thanh. Như Thủy vẫn tiếp tục ghi âm nhưng giờ là những ca khúc đơn ca và song ca với Nhất Trường chứ không chỉ đảm trách phần bè phụ họa. Trong 12 chương trình băng nhạc của trung tâm Nhật Trường, ngoại trừ 3 số đầu mang chủ đề giới thiệu tiếng hát Nhật Trường, Như Thủy luôn góp tiếng trong tất cả các sản phẩm của trung tâm. Cô vẫn tiếp tục là một thành viên tích cực trong ban tứ ca “Tiếng Hát 20”. Rồi cô hát song ca với anh mình là ca sĩ Nhật Trường cũng như trình bày nhiều ca khúc đơn ca hết sức thành công. Trong số này phải kể đến “Qua Xóm Nhỏ” của Mạnh Phát, “Chờ Đông” và “Lời Cho Người Yêu Nhỏ” của Trần Thiện Thanh; “Thuyền Trăng” của Nhật Bằng và Thanh Nam; “Tình Thơ Tuổi Mộng” của Đổ Lễ hát chung với Nhật Trường; và “Chúng Mình Ba Đứa” của Song Ngọc, cũng hát chung với Nhật Trường. Ca sĩ Như Thủy cũng bắt đầu cộng tác với những trung tâm phát hành dĩa nhựa khác. Các tài liệu còn tìm thấy được cho thấy cô có cộng tác với hãng dĩa Việt Nam, Hãng dĩa Fatima, Hãng dĩa Tiếng Hát Quê Hương… Điểm chói sáng nhất trong sự nghiệp ca hát của cô, có lẽ là chính thức tham gia vào ban nhạc Tiếng Tơ Đồng nổi tiếng của nhạc sĩ Hoàng Trọng. Gọi đây là điểm sáng trong sự nghiệp ca hát của cô vì nó cho thấy mức độ điêu luyện trong giọng hát cũng như con đường đi mang tính nghệ thuật cao mà cô đã chọn.
    Nhiều người cho rằng Như Thủy không có một giọng hát hay. Cô may mắn có anh là ca-nhạc sĩ Nhật Trường rồi được anh nâng đỡ để trở thành ca sĩ. Nhận xét như vậy tức là chỉ nhìn thấy con đường bắt đầu của ca sĩ Như Thủy. Quả thật ca sĩ Như Thủy có một bắt đầu thuận lợi. Nhưng chính công chúng yêu nhạc chứ không phải Nhật Trường đã mang hào quang đến cho cô. Những thành công trên con đường nghệ thuật của cô là một minh chứng cho điều này.

    Ca sĩ Như Thủy có một giọng hát truyền cảm. Có ý kiến nhật xét rằng giọng cô yếu nên khi ngân nga thì dễ bị rung. Thật ra không có một giọng hát nào là hoàn hảo. Cái hay của người ca sĩ là biết nhận ra điểm khiếm khuyết trong giọng hát của mình rồi tìm cách để trau dồi hay che lấp đi. Về chất giọng thì ai cũng đồng ý với nhận xét ca sĩ Như Thủy có giọng hát mang nhiều nữ tính. Nó gợi nhớ một Lệ Thanh, một Hà Thanh và một Xuân Thu trong làng ca nhạc Việt Nam. Nhưng Như Thủy không có nét gợi cảm của người thiếu nữ trong giọng hát của Lệ Thanh; cô cũng không phải là con chim Sơn Ca của xứ Huế như của Hà Thanh; hay là một cô bé mới lớn, bẽn lẽn bước vào yêu như trong giọng hát của Xuân Thu. Như Thủy hát theo một cách riêng.

    Ca sĩ Như Thủy hát rõ tiếng mà ngày nay quen gọi là “cách hát tròn vành, rõ chữ”. Cô có cách hát như lời tự sự. Điều này đòi hỏi người ca sĩ phải hiểu rõ ca khúc mà mình trình bày rồi biến ca khúc đó thành một câu truyện để kể lại cho người nghe. Như một cơ duyên đã định sẵn cho Như Thủy trong nghiệp cầm ca, cô bắt đầu ca hát với anh mình là ca-nhạc sĩ chuyên hát về lính, và hát cho lính. Nhờ vậy cô trở nên quen thuộc với đề tài này. Cô may mắn có một âm sắc thật mềm mại nên khi hát thì lôi cuốn người nghe. Giọng hát của Như Thủy là giọng hát của tuổi trẻ Việt Nam trong mùa chinh chiến. Đó là tiếng hát của xa cách đợi chờ; của nhớ mong khoắc khoải và đôi khi là của mất mác đau thương. Nhưng kỳ lạ là trong tận cùng của tiếng hát đó, cho dù là chia cắt nghìn trùng như trong “Lời Cho Người Yêu Nhỏ” để tưởng nhớ cố Trung Úy Binh Chủng Nhảy Dù Trần Công Thọ, người ta như vẫn còn cảm nhận được tinh thần lạc quan cho một ngày mai thanh bình trên quê hương Việt Nam. Tiếng hát đó khiến người nghe đôi khi tưởng chừng như ca sĩ Như Thủy đang hát cho riêng mình. Và bài hát cô trình bày là một cuốn phim kể lại kỷ niệm của chính người đang nghe. Giọng hát đó, khi nũng nịu, lúc thủ thỉ; rồi có khi là đau thương tột cùng đã khắc họa lại số phận của tuổi trẻ Việt Nam trong mùa ly loạn.

    Rồi giữa lúc còn đường sự nghiệp đang rộng mở thì có biến cố 30 tháng 4 năm 1975. Không biết cô có chịu chung số phận như anh mình là ca-nhạc sĩ Nhật Trường-Trần Thiện Thanh bị người chủ mới cấm hát trong một thời gian dài hay không nhưng người ta không thấy cô xuất hiện trong sinh hoạt ca nhạc miền nam sau năm 1975. Cho dù là bi cấm hát hay tự nguyện không hát, giới yêu nhạc miền nam không còn thấy cô xuất hiện trên đài truyền hình cũng như nghe cô hát trong đài phát thanh nữa. Cô về yên phận với gia đình mặc cho người yêu nhạc Việt vẫn mong chờ và nuối tiếc.

    Bây giờ đã là những thời khác cuối cùng của năm 2019. Nhờ hệ thống thông tin toàn cầu, khoảng cách không gian không còn là rào cản nữa. Người ta có thể liên lạc với nhau từ khắp nơi trên quả địa cầu. Mong rằng bài viết này có được cơ duyên đến với ca sĩ Như Thủy để cô hiểu rằng, dù đã vắng mặt rất lâu, nhưng công chúng yêu nhạc Việt vẫn nhớ đến cô. Những ca khúc của cô ghi âm trước năm 1975 là những đóng góp quý báu đã góp phần tạo nên sự phong phú và đa dạng của sinh hoạt ca nhạc miền nam. Ca sĩ Như Thủy mãi mãi xứng đáng có mộ vị trí trang trọng trong vườn hoa âm nhạc Việt Nam.

    Viết xong ngày 31 tháng 12 năm 2019.
    Chu Văn Lễ

Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

3 đôi Song Ca tiêu biểu cho nền Tân Nhạc Việt trong thập niên 50.

Bài viết bởi Hoàng Vân »







  • 3 đôi Song Ca tiêu biểu cho nền Tân Nhạc Việt trong thập niên 50.
    Bản ghi âm trước 1975 tại Sài Gòn
    __________________________
    vanchus _ 23/02/2020


    Trong clip nhạc này gồm các ca khúc:
    1. Gạo Trắng, Trăng Thanh
      - Hoàng Thi Thơ
      - Ngọc Cẩm và Nguyễn Hữu Thiết
                
    2. Chiều và Sơn Nử Ca
      - Dương Thiệu Tước,Hồ Dzếnh - Trần Hoàn
      - Mộc Lan và Châu Kỳ
                
    3. Dư Âm
      - Nguyễn Văn Tý
      - Minh Diệu và Mạnh Phát



    3 Đôi Song Ca Tiêu Biểu Cho Nền Tân Nhạc Việt của Thập Niên 50
    _________________________


    Tân nhạc Việt Nam khi mới bắt đầu ra đời, được coi như là một sản phẩm văn hóa chịu ảnh hưởng của nền văn minh Tây Phương theo chân thực dân Pháp vào nước ta. Đó là những bài hát theo âm giai Thất Cung thay vì Ngũ Cung như trong âm nhạc cổ truyền của Việt Nam. Khi mới bắt đầu, Tân Nhạc Việt chỉ đơn thuần là những bài nhạc điệu Tây được viết lời Việt và được các nghệ sĩ Việt Nam trình bày. Không có tài liệu ghi lại để biết chính xác ai đã có công khởi xướng cho sự bắt đầu nền Tân Nhạc Việt nhưng chắc chắn họ phải là những người ít nhiều đã theo Tây Học nên mới có khả năng mang những ca khúc thịnh hành trên đất Pháp thời bấy giờ mà giới thiệu với công chúng xa lạ ở Việt Nam. Đó là những thập niên đầu của thế kỷ trước.

    Nhưng người Việt luôn có một tâm hồn yêu nước mãnh liệt. Những loại như Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống… chỉ là những giọt nước li ti trong một bể rộng mênh mông của tâm hồn Việt Nam luôn mong muốn bảo vệ bản sắc dân tộc Việt. Từ những bài ca “Lời Ta, điệu Tây”, dần dà đã bắt đầu xuất hiện những cố gắng để có các sáng tác thuần Việt. Ca khúc được coi là mở đầu cho nền Tân Nhạc Việt còn ghi lại đến ngày nay là bài “Một Kiếp Hoa” hay “Hoa Tàn” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tuyên, phổ từ bài thơ của cụ Nguyễn Văn Cổn năm 1938.

    Nếu gọi thập niên 40s là thời kỳ phôi thai của Tân Nhạc Việt thì thập niên 50s chính là sự bắt đầu cho một chuỗi dài phát triển rực rỡ cả về số lượng ca khúc, chất lượng sáng tác và ca sĩ trình bày. Đó không phải là một sự đột phá bất ngờ mà kỳ thật là kết quả của những nổ lực không ngừng từ những tâm hồn yêu âm nhạc và yêu quê hương Việt Nam. Đặc sắc nhất của thời kỳ này phải kể đến sự trình diễn của các đôi song ca. “Hát song ca” được coi là môt sáng tạo từ những ca khúc đơn ca hay hợp ca hoạt cảnh của thập niên 40s. Tài liệu ghi âm còn lưu lại cho giới thưởng ngoạn ngày nay biết đến những đôi song ca như
    • Hoài Bắc-Thái Thanh;
      Hoài Bắc-Khánh Ngọc;
      Anh Ngọc-Minh Trang;
      Thanh Thoại-Tuyết Nhung
    Nhưng tiêu biểu nhất có lẽ phải kể đến ba đôi song ca
    • Minh Diệu-Mạnh Phát;
      Mộc Lan-Châu Kỳ;
      và Ngọc Cẩm -Nguyễn Hữu Thiết.


    Minh Diệu và Mạnh Phát.

    Minh Diệu và Minh Tần là hai chị em cùng góp mặt trong Thần Kinh Nhạc Đoàn của đài Phát Thanh Huế hồi đầu thập niên 50s. Cả hai ghi âm rất nhiều dĩa nhạc 78 vòng và tên tuổi vang dội khắp 3 miền của Việt Nam. Ca sĩ Minh Diệu chuộng lối hát chân phương tuy ít nhiều cũng cho thấy kỹ thuật thanh nhạc nhất định trong cách ngân nga của mình. Cô hát nhẹ nhàng và khi lên cao thì dùng giọng mũi chứ không chuyển sang giọng óc như các ca sĩ được huấn luyện chính quy trong trường nhạc. Ca sĩ Minh Diệu đẹp giản dị và có thời đã là giọng hát được yêu thích của các nữ sinh trung học. Cô là người có công giới thiệu đến công chúng các ca khúc “Gấm Vàng” của nhạc sĩ Dương Minh Ninh; “Ngày Về” của nhạc sĩ Hàng Giác…

    Mạnh Phát bắt đầu đến với âm nhạc như là một ca sĩ chuyên nghiệp. Ông cộng tác có nhiều hãng dĩa cũng như hát trên đài phát thanh Pháp Á. Ông bắt đầu sáng tác từ năm 1949 với hai nghệ danh Tiến Đạt và Thúc Đăng. Sự nghiệp ca hát của Mạnh Phát chỉ kéo dài hết thập niên 50s. Mạnh Phát có một giọng hát ở quảng trung nên không hợp với những bài ca lên cao hay xuống nốt quá thấp. Không thể phủ nhận nét điển trai của ông đã góp phần tạo nên sự thành công của ông. Ca sĩ Mạnh Phát là người đã giới thiệu thành công ca khúc “Ai Về Sông Tương” của nhạc sĩ Thông Đạt đến với giới yêu nhạc thời bấy giờ.

    Khi song ca “Minh Diệu-Mạnh Phát” đến với công chúng, người nghe dường như tiếp tục thích thú với nét hài hòa trong phong cách của hai người. Người nghe nhạc ngày nay có thể coi đôi song ca “Minh Diệu-Mạnh Phát” chỉ xứng ở tầm ca sĩ nghiệp dư nhưng nhiều người yêu nhạc của thập niên 50s, đặc biệt là giới sinh viên và học sinh lại đón nhận họ như những người nghệ sĩ thân thiện và dễ gần gũi.

    Bước sang thập niên 60s, cả hai còn tiếp tục góp mặt cho một số chương trình ca nhạc trên đài phát thanh và khi khiếu thưởng ngoạn của công chúng thay đổi, thời gian không còn chiều lòng người thì họ ngưng hẳn. Ca-nhạc sĩ Mạnh Phát chuyển sang công việc quản lý âm nhạc và cộng tác cho hảng dĩa Continental của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông. Ca sĩ Minh Diệu có cùng chồng mở lớp dạy hát một thời gian tại tư gia ở Sài Gòn và tạ thế khoảng cuối thập niên 60s-đầu 70s của thế kỷ trước.

    ............

    Mộc Lan-Châu Kỳ.

    Cả hai đều đã thành danh trước khi cộng tác với nhau như một đôi song ca.
    Mộc Lan là một khám phá của nhạc sĩ Lê Thương. Tuy nhiên, chính nhạc sĩ Lâm Tuyền mới là người đã có công truy rèn thanh nhạc và nâng giọng hát của cô lên


    Chu Văn Lễ

Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Ban Hoa Xuân - Thái Thanh, Thái Hằng, Kim Tước, Mai Hương, Ngọc Thanh - 3 Bài Dân Ca 3 Miền.

Bài viết bởi Hoàng Vân »







  • Ban Hoa Xuân
    - Thái Thanh, Thái Hằng, Kim Tước, Mai Hương, Ngọc Thanh
    - 3 Bài Dân Ca 3 Miền.

    Trước 1975
    __________________________
    vanchus _ 10/02/2020


    Ban Hoa Xuân do nhạc sĩ Phạm Duy thực hiện hàng tuần trên Đài Sài Gòn quy tụ các giọng ca nổi tiếng của Việt Nam. Trong clip này các cô
    • Thái Thanh,
      Thái Hằng,
      Kim Tước,
      Mai Hương
      và Ngọc Thanh
    sẻ trình bày 3 Bài Dân Ca 3 Miền.
    Bản ghi âm trước năm 1975 tại Sài Gòn.


Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Thái Hằng và Thái Thanh Hát 4 Tình Ca Mùa Xuân

Bài viết bởi Hoàng Vân »







  • Thái Hằng và Thái Thanh Hát 4 Tình Ca Mùa Xuân
    Bản Ghi Âm Trước Năm 1975 tại Sài Gòn.
    __________________________
    vanchus _ 22/01/2020


    Clip này bao gồm các ca khúc:
    1. Reo Vang Bình Minh
      - Nguyễn Mộng Ngọc và Lưu Hữu Phước
      - Thái Thanh & Thái Hằng
    2. Tiếng Hát Quê Hương
      - Xuân Lôi
      - Thái Thanh
    3. Hoa Xuân
      - Phạm Duy
      - Thái Hằng
    4. Dưới Nắng Hồng
      - Dương Thiệu Tước
      - Thái Thanh & Thái Hằng



Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Lệ Thanh Hát 10 Khúc Tình Ca Người Lính.

Bài viết bởi Hoàng Vân »







  • Lệ Thanh Hát 10 Khúc Tình Ca Người Lính.
    Bản Ghi Âm Trước Năm 1975 tại Sài Gòn.
    __________________________
    vanchus _ 18/01/2020


    clip nhạc này gồm các bài hát:
    1. Hình Ảnh Người Đi của Hoàng Trang
    2. Chiều Mơ của Nguyễn Hữu Thiết
    3. Anh Cho Em Mùa Xuân của Kim Tuấn và Nguyễn Hiền
    4. Nếu Còn Thương của Tuấn Khanh
    5. Anh Nhớ Về Thăm Em của Trần Thiện Thanh
    6. Ngày Mai Người Đi của Hoàng Nguyên
    7. Cớ Sao Buồn của Vân Tùng
    8. Chiều Biên Khu của Tuấn Khanh
    9. Chiều Thương Nhớ của Phạm Mạnh Cương
    10. Không Bao Giờ Ngăn Cách của Trần Thiện Thanh


Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Đài Phát Thanh Quân Đội-Ca Đoàn Vô Tuyến Hát Mừng Xuân

Bài viết bởi Hoàng Vân »







  • Đài Phát Thanh Quân Đội-Ca Đoàn Vô Tuyến Hát Mừng Xuân
    Bản Ghi Âm Trước Năm 1975
    __________________________
    vanchus _ 13/01/2020


    Đài Phát Thanh Quân Đội-Ca Đoàn Vô Tuyến do nhạc trưởng Vũ Văn Tuynh điều khiển hát Mừng Xuân - Bản Ghi Âm từ Đài Tiếng Nói Quân Đội Trước Năm 1975 tại Sài Gòn.

    1. Xuân Về - Hoàng Quý
      - Toàn ban hợp ca
    2. Bến Xuân Xanh - Dương thiệu Tước
      - Mai Hương
    3. Xuân Đã Về - Minh Kỳ
      - Hợp ca nam
    4. Chúc Xuân - Thanh Sơn
      - Vũ Anh
    5. Xuân - Tuấn Long
      - Toàn ban hợp ca
    6. Xuân Hành - Phạm Duy
      - Dũng Chân
    7. Chiến Sĩ Của Mùa Xuân - Xuân Tiên
      - Toàn ban hợp ca



Trả lời

Quay về “của người”