Dịch Covid-19 (SARS-CoV-2 / 2019-nCoV)

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Đại dịch virus corona : Đảng Cộng Sản Trung Quốc càng hung hăng với phương Tây

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Đại dịch virus corona :
    Đảng Cộng Sản Trung Quốc càng hung hăng với phương Tây

    _______________________________________
    Thụy My _ 19 tháng 3 2020



              

    Hình ảnh Tập Cận Bình đi thăm Vũ Hán được chiếu trên màn ảnh rộng trước một trung tâm thương mại ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 10/03/2020 REUTERS/Thomas Peter

              



    Nhà Trung Quốc học Alice Ekman, phụ trách châu Á của Viện nghiên cứu An ninh Liên Hiệp Châu Âu khi trả lời Le Figaro ngày 18/03/2020 đã nhấn mạnh, theo đảng Cộng Sản Trung Quốc, tất cả các cuộc khủng hoảng trên thế giới đều do Hoa Kỳ và các đồng minh gây ra.
    • Từ Biển Đông,
      Đài Loan
      cho đến các cuộc « cách mạng màu »,
      hay Hồng Kông…
    thuyết âm mưu được tăng cường, thậm chí còn dám trơ tráo khẳng định
    • con virus Vũ Hán là do bên ngoài đưa vào !





    Cuộc khủng hoảng virus corona tiết lộ những gì về tính chất của chế độ Trung Quốc ?

    Tuy nạn dịch không thay đổi sâu sắc bàn cờ chính trị Trung Quốc, nhưng nó nhắc nhở sự hiện diện khắp nơi của đảng Cộng Sản, được tăng cường từ khi Tập Cận Bình lên ngôi năm 2013. Đảng có mặt ở tất cả các thang bậc xã hội, từ bệnh viện, trường đại học cho đến những khu nhà ở…Đảng Cộng Sản Trung Quốc có 90 triệu đảng viên, và còn tiếp tục kết nạp, kể cả trong số nhân viên y tế trong nạn dịch virus corona. Hệ thống kiểm soát xã hội và chính trị vẫn theo kiểu mao-ít.

    Từ khi nắm quyền, Tập Cận Bình đã kêu gọi
    • tăng cường « giám sát lẫn nhau » giữa các cá nhân ở mọi tầng lớp,
    • song song với việc phát triển giám sát bằng công nghệ.
    Các ban điều hành khu phố có nhiệm vụ
    • phổ biến các thông cáo của đảng,
      thu thập thông tin,
      giám sát thái độ,
      tham gia cuộc « chiến tranh nhân dân » chống con virus Vũ Hán.


    Cho dù tương lai của cá nhân các nhà lãnh đạo và những cuộc khủng hoảng mà họ đang phải đối mặt sẽ như thế nào, khó thể cho rằng đảng sẽ sụp đổ trong một sớm một chiều, vì mạng lưới hiện nay hết sức dày đặc.

    Đảng quay lại với thói cũ là
    • che giấu sự thật
      và đàn áp,
    góp phần làm nạn dịch bùng nổ. Người dân lên tiếng chỉ trích, nhưng rồi lại rơi vào im lặng…

    Vào đầu tháng Hai, cái chết của Lý Văn Lượng (Li Wenliang), một trong số các bác sĩ ở Vũ Hán đã cảnh báo về con virus, đã gây xúc động trên toàn quốc. Nhiều người đã chia sẻ sự phẫn nộ trên mạng xã hội, và vinh danh vị bác sĩ mà ban đầu đã bị công an bắt giữ vì « lan truyền tin đồn ». Nhưng ít lâu sau vụ này, kiểm duyệt đã được tăng cường và các cơ quan tuyên truyền cố gắng sửa chữa bằng cách nâng bác sĩ Lý lên hàng người hùng quốc gia. Điều này không có nghĩa là bất bình đã chấm dứt, nhưng việc bày tỏ ý kiến trở nên nguy hiểm và phức tạp hơn. Các cơ quan kiểm duyệt và tuyên truyền, di sản xô-viết, vốn rất mạnh.




    Có thể định nghĩa chế độ Trung Quốc như thế nào ?

    Đó là một hệ thống hỗn hợp, pha trộn giữa nhiều ảnh hưởng (xô-viết, mao-ít, dân tộc chủ nghĩa, thực dụng, tư bản chủ nghĩa…) nhưng vẫn tiếp tục cao giọng tự xưng là cộng sản. Không nên đánh giá thấp tỉ trọng ảnh hưởng xô-viết và mao-ít trong hỗn hợp này, nhất là Tập Cận Bình – người tự cho là một nhà tư tưởng mác-xít lớn – trong những năm gần đây hứa hẹn một Trung Quốc đỏ, không chỉ trên lý thuyết.

    Trên lãnh vực kinh tế,
    • trọng lượng của các đảng bộ đã được tăng cường tại các công ty quốc doanh mà hiện tất cả đều có cơ sở đảng,
    • còn các công ty tư nhân được khuyến khích thành lập tổ đảng.
    Giáo dục chủ nghĩa Mác-Lê được đẩy mạnh trong các trường đại học. Các buổi tự kiểm, tự phê giữa đồng nghiệp, di sản từ thời Mao, lại tái hiện.

    Để thăng tiến, trong suốt quá trình làm việc các cán bộ đảng phải được đánh giá là trung thành với lý tưởng. Trong khuôn khổ chiến dịch uốn nắn được tung ra trong hai năm gần đây, Tập Cận Bình đòi
    • củng cố « sự trong sáng của ý thức hệ »,
    • « nạo tận xương để thải loại chất độc »,
    • « xoay lưỡi dao về phía mình »,
    • « xây dựng một đảng cứng như chất thép »…
    những từ ngữ này không phải là vô hại.




    Trung Quốc có tìm cách phổ biến mô hình của mình ra nước ngoài ?

    Vâng. Trung Quốc ngày càng tự cho mình
    • là điển hình để noi theo,
      trước hết là đối với các nước đang phát triển.
    Ngành ngoại giao nói về « giải pháp Trung Quốc » cho thế giới, nhấn mạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng trước đó tại Hoa lục. Chẳng hạn, Bắc Kinh cố chứng tỏ vị trí hàng đầu trong số những thành phố thông minh, về công nghệ viễn thông, giám sát.

    Tuy mô hình đô thị này kém hấp dẫn và ngày càng bị đặt dấu hỏi tại châu Âu và Hoa Kỳ, nhưng lại bắt đầu thu hút ở Kenya hay Ethiopia và một số nước Đông Nam Á, Bắc Phi, Trung Đông. Từ khi đạt vị thế nền kinh tế thứ nhì thế giới và nhất là khi Tập Cận Bình lên ngôi với lời kêu gọi « tự tin », gia tăng sự « tin tưởng vào chế độ », Trung Quốc không còn ngần ngại
    • quảng bá mô hình cai trị được coi là « ưu việt » của mình,
      và phá bỏ hệ thống chính trị Âu Mỹ.


    Xu hướng này rất rõ trong bối cảnh đại dịch virus corona, khi báo chí và ngành ngoại giao Trung Quốc thi nhau ca ngợi phương pháp xử lý khủng hoảng của Bắc Kinh và kêu gọi các nước khác noi gương.

    Một sự cạnh tranh dữ dội về mô hình quản lý đã diễn ra trước khi có nạn dịch virus Vũ Hán, và có thể kéo dài trong những năm tới, do quyết tâm chính trị của Trung Quốc rất mạnh mẽ. Bắc Kinh đã tuyên xưng cho
    • « sự biến mất của chủ nghĩa tư bản và chiến thắng của chủ nghĩa xã hội vào hồi kết ».


    Trung Quốc của Tập Cận Bình muốn chứng tỏ với thế giới là lý tưởng cộng sản chưa bị biến mất cùng với sự sụp đổ của Liên Xô. Ông chủ tịch Trung Quốc chủ trương
    • một chủ nghĩa mác-xít công nghệ theo kiểu mới, phù hợp với thời đại,
    • và khẳng định tư thế người cải cách chủ nghĩa xã hội trên thế giới.
    Tuy chủ nghĩa này tỏ ra lỗi thời, nhưng đó chính là điều mà Tập Cận Bình kiên quyết khẳng định trước các ủy viên trung ương đảng.




    Và nêu ra việc đảng Cộng Sản Trung Quốc tự cho là ưu việt,
    họ có thể tỏ ra thù địch với phương Tây đến mức nào ?


    Họ sẽ cứng rắn hơn nhiều trong tương quan lực lượng giữa các Nhà nước – đôi khi đè nặng lên các doanh nghiệp hoặc cá nhân, thô bạo hơn trong các tuyên bố và về ngoại giao…Đặc biệt là luôn trả đũa theo kiểu « mắt đổi mắt, răng đổi răng » với Washington, trong bối cảnh căng thẳng kéo dài về thương mại và công nghệ.

    Trung Quốc của Tập Cận Bình cho rằng về bản chất, phương Tây không thể áp đặt phương pháp của mình mà ngược lại, không nên ngần ngại dạy cho Âu Mỹ các bài học. Họ có tham vọng biến Trung Quốc thành cường quốc điển hình để noi theo, và vượt qua mặt phương Tây - mà theo họ đã ấn định các quy luật cuộc chơi, nhất là tại các tổ chức đa phương, trong thời gian quá dài.

    Tâm lý căm ghét phương Tây luôn tiềm ẩn trong giới ăn trên ngồi trước của đảng (hơn là so với trong dân chúng). Đây là một phần của giáo dục chính trị truyền thống – vẫn luôn nhấn mạnh đến « sự ô nhục » trong thời kỳ chiến tranh nha phiến và các hiệp ước bất bình đẳng – ngày càng thấy rõ trong những năm gần đây.

    Theo quan điểm của đảng, tất cả các cuộc khủng hoảng trên thế giới đều do Hoa Kỳ và các đồng minh gây ra. Từ Biển Đông, Đài Loan cho đến các cuộc « cách mạng màu », hay Hồng Kông, nơi các sinh viên đã bị thế lực nước ngoài giựt dây. Tập Cận Bình thường xuyên nêu ra việc các « thế lực thù địch phương Tây » tìm cách gây bất ổn cho Trung Quốc, luôn chỉ trích và làm đảng yếu đi.

    Trong bối cảnh đó, thuyết âm mưu được tăng cường, và truyền thông nhà nước trở nên hung hăng hơn.
    • Thậm chí còn dám trơ tráo khẳng định con virus Vũ Hán là do bên ngoài đưa vào !





    http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/2 ... g-t%C3%A2y
              
              
Ngoc Han
Bài viết: 1577
Ngày tham gia: Thứ tư 20/05/15 14:24

Coronavirus : diagnostiquons et traitons ! Premiers résultats pour la chloroquine

Bài viết bởi Ngoc Han »

[bbvideo]https://www.mesopinions.com/petition/sa ... oult/82737[/bbvideo]
          
          
Anh Hoàng Vân và anh chị em nhà Nam,
Bài nói chuyện và những thí nghiệm của Pr. D. Raoult về covid-19.
Nếu có giờ anh Hoàng Vân nghe thử. Ông là người thử thuốc trị bệnh sốt rét và lupus đã có từ 70 năm chloroquine, mà cả thế giới đang thí nghiệm, loại thuốc này cộng với trụ sinh Azithromycine kết quả sau 1 tuần rất khả quan (nhưng ông bị các khoa học gia khác chỉ trích, vì thuốc này có phản ứng phụ hại tim, vì chỉ có thành công một số ít người thì chưa hẳn là thí nghiệm tốt? Nên ông hình như đã rời bỏ trong nhóm khoa học gia mà TT Macron hay hỏi ý kiến về vụ có nên thêm số ngày cấm dân chúng ra đường, ngược lại ông vẫn liên lạc với bộ y tế và chính phủ) theo ý ông nên thử test trên mọi nguời như Nam Hàn đã làm, ai bị bệnh thì cách ly và chửa trị, nhưng Pháp không đủ khả năng thiếu người và thiếu dụng cụ nên mới có chuyện, hiện nay Pháp đang thử thuốc trên 800 người, Âu châu 30000 người và Mỹ tonton Trump nghe nói cũng sẽ cho thử, bên Pháp cẩn thận chỉ bác sĩ mới quyết định cho bệnh nhân bị truyền nhiểm nặng dùng thuốc này.( ý nói là không còn thuốc chửa, tại sao lại không thử?) Tên thuốc là Plaquenil* chú ý: đây chỉ là bài nói chuyện của Pr. Raoult, tất cả thuốc trong vòng thí nghiệm nên chưa chắc trị hết bệnh nhiểm conoravirus)
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Coronavirus : diagnostiquons et traitons ! Premiers résultats pour la chloroquine

Bài viết bởi Hoàng Vân »

Ngoc Han đã viết: Thứ tư 25/03/20 14:16
          
          
Anh Hoàng Vân và anh chị em nhà Nam,
Bài nói chuyện và những thí nghiệm của Pr. D. Raoult về covid-19.
Nếu có giờ anh Hoàng Vân nghe thử. Ông là người thử thuốc trị bệnh sốt rét và lupus đã có từ 70 năm chloroquine, mà cả thế giới đang thí nghiệm, loại thuốc này cộng với trụ sinh Azithromycine kết quả sau 1 tuần rất khả quan (nhưng ông bị các khoa học gia khác chỉ trích, vì thuốc này có phản ứng phụ hại tim, vì chỉ có thành công một số ít người thì chưa hẳn là thí nghiệm tốt? Nên ông hình như đã rời bỏ trong nhóm khoa học gia mà TT Macron hay hỏi ý kiến về vụ có nên thêm số ngày cấm dân chúng ra đường, ngược lại ông vẫn liên lạc với bộ y tế và chính phủ) theo ý ông nên thử test trên mọi nguời như Nam Hàn đã làm, ai bị bệnh thì cách ly và chửa trị, nhưng Pháp không đủ khả năng thiếu người và thiếu dụng cụ nên mới có chuyện, hiện nay Pháp đang thử thuốc trên 800 người, Âu châu 30000 người và Mỹ tonton Trump nghe nói cũng sẽ cho thử, bên Pháp cẩn thận chỉ bác sĩ mới quyết định cho bệnh nhân bị truyền nhiểm nặng dùng thuốc này.( ý nói là không còn thuốc chửa, tại sao lại không thử?) Tên thuốc là Plaquenil* chú ý: đây chỉ là bài nói chuyện của Pr. Raoult, tất cả thuốc trong vòng thí nghiệm nên chưa chắc trị hết bệnh nhiểm conoravirus)
  •           



    :cafe: .. anh Hân ..

    Cám ơn anh Hân cho nghe GS Didier Raoult của viện IHU Méditerranée Infection .. :allright2:



    Vâng, chloroquine là 1 trong những thứ thuốc hiện đang được thử nghiệm trong việc kháng vi khuẩn Sars-Cov-2
    Hiện nay người ta đang thử sự hiệu nghiệm của các thuốc sau đây:


    1. Remdesevir:
      của Gilead (Mỹ) được bào chế để chống Ebola, nay dùng cho Sars và Sars-cov-2
                
    2. Favipiravir:
      của Fujifilm Toyama (Nhật) được bào chế để chống vi khuẩn cúm, cũng là 1 loại vi khuẩn corona
                
    3. Lopinavir/Ritonavir:
      của AbbVie (Mỹ) được dùng để chống HIV (Sida)
                
    4. Chloroquine và Hydroxychloroquine:
      thuốc xưa từ thập niên 30 dùng để chống sốt rét,
      gần đây dùng cho viêm khớp và lupus,
      năm 2003 thấy có hiệu quả đối với Sars,
      bây giờ thì Tàu, Nam Hàn, Ý dùng cho Sars-cov-2.
      Nếu dùng được chloroquine thì rất tốt vì giá rẻ hơn bèo. .. :giggles: ..
                
    5. Convalescent plasma:
      huyết tương của người đã khỏi bệnh, để những kháng thể chống Sars-cov-2 kích thích hệ miễn dịch của bệnh nhân.
                



      :cafe: :flower:
                


    Nay mình bàn loạn chơi về vài cách giải quyết vấn đề Covid-19:
    1. Cấm tuyệt đối con vi khuẩn Sars-cov-2, không cho nó vô xứ mình .. :mrgreen: ...
    2. Sản xuất ngay lập tức các kit thử nghiệm và trưng dụng tối đa các viện bào chế để sản xuất
    3. Sản xuất ngay các trang phục bảo vệ và trưng dụng tối đa các phương tiện sản xuất
    4. Sản xuất ngay các máy thở và trưng dụng tối đa các phương tiện sản xuất


    hihi .. đây là lúc các nước tiên tiến như Mỹ, Pháp .. vv ..
    • trổ tài sản xuất
      coi sản xuất được bao nhiêu,
    • trổ tài trưng dụng
      coi trưng dụng được bao nhiêu,
    • trổ tài quyết đoán
      coi lèo lái được bao nhiêu ... :giggles: ...


    1,2,3,4 phải làm ngay từ ngày đầu.
    Trễ 1 ngày là ngọn lửa một to lên đến mức khủng hoảng toàn cầu ...

    Đụng trận mới biết tài binh tốt. Đây mới là 1 trận nháp, mà phương Tây đã tả tơi .. :dntknw: .. chẳng còn giấy đi cầu ...
              



    :cafe: :flower:
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Virus corona : Đài Loan chống dịch thành công, Trung Quốc tức tối

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Virus corona :
    Đài Loan chống dịch thành công,
    Trung Quốc tức tối

    _______________________________________
    Thụy My _ 18 tháng 3 2020



              

    Người xếp hàng chờ mua khẩu trang bên ngoài một nhà thuốc ở Đài Bắc, 17/03/2020 - REUTERS - ANN WANG

              



    Theo nhật báo Le Figaro, đại dịch do con virus xuất phát từ Vũ Hán vẫn đang hoành hành, nhưng Bắc Kinh vẫn không quên việc khiêu khích Đài Loan. Đó là do thành công của Đài Bắc trong cuộc chiến chống virus corona khiến Trung Quốc càng thêm bực tức.

    • Trong đêm đen, những chiến đấu cơ F-16 của quân đội Đài Loan đã khẩn cấp bay lên, sẵn sàng ngăn chận các đối thủ đang lao đi với vận tốc siêu thanh trên bầu trời eo biển Formose. Lần đầu tiên, nhiều phi cơ tiêm kích J-11 của Trung Quốc cộng sản tiến sát vùng nhận diện phòng không của Đài Loan, trong đêm tối mịt mùng ; gây lo ngại về ý đồ của Bắc Kinh khi Tập Cận Bình năm 2019 đã từng đe dọa dùng vũ lực xâm chiếm Đài Loan. Rốt cuộc các phi công Hoa lục đã đổi hướng sau khi Đài Loan phát lời cảnh cáo qua làn sóng điện.

      Hôm thứ Hai 16/03/2020 bộ Quốc Phòng Đài Loan cho biết như trên.


    Nhiều sự cố tương tự đã xảy ra trong những tuần lễ vừa qua, cho thấy căng thẳng giữa Bắc Kinh và Đài Bắc lại tăng lên, ngay trong thời điểm đại dịch virus corona.




    Bị o ép, Đài Loan vẫn xoay sở được để chống dịch

    Vào lúc chế độ cộng sản Trung Quốc đang phải chiến đấu với nạn dịch virus Vũ Hán trong nước, Bắc Kinh vẫn gia tăng áp lực lên địch thủ truyền kiếp, khuấy động dân tộc chủ nghĩa trước một công chúng đang lo ngại. Sau chiến thắng vang dội của bà Thái Anh Văn trong cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan hôm 11/1, nạn dịch Covid-19 bùng nổ càng làm quan hệ trở nên xấu đi giữa đôi bờ eo biển Đài Loan.

    • Các nhà ngoại giao trước hết tranh cãi gay gắt về việc di tản công dân Đài Loan bị kẹt lại khi ổ dịch Vũ Hán bị phong tỏa.
    • Ngay trong đại dịch, Đài Bắc một lần nữa tố cáo việc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dưới sự áp đặt của Trung Quốc, không cung cấp cho Đài Loan những thông tin quý giá để chống dịch, và đòi hỏi tư cách quan sát viên.


    Hòn đảo 23 triệu dân còn đặt ra một thử thách khiến chế độ Bắc Kinh bối rối, đó là việc xử lý một cách hiệu quả cuộc khủng hoảng virus Vũ Hán. Kể từ đầu nạn dịch cho đến nay, Đài Loan chỉ có khoảng 60 người bị nhiễm và một trường hợp tử vong duy nhất, cho dù có quan hệ kinh tế mật thiết với Hoa lục. Đây là thành tựu tuyệt vời, khi so sánh với 80.000 ca dương tính và 3.100 người chết chỉ riêng tại tỉnh Hồ Bắc.




    Sản xuất 10 triệu khẩu trang một ngày

    Nhờ các biện pháp phòng chống cụ thể ngay từ đầu, Đài Bắc dường như chận đứng được nạn dịch virus corona mà không cần đến việc cách ly thô bạo toàn bộ người dân như ở Hồ Bắc, và nay thì phần lớn châu Âu cũng đã phải dùng đến biện pháp phong tỏa.

    Dựa vào kinh nghiệm từ thời dịch SARS, từ đầu tháng Giêng, Đài Loan đã cho
    • xét nghiệm các hành khách
    • và cách ly tất cả những người nào có triệu chứng,
    • đồng thời phổ biến việc xét nghiệm virus corona.
    Trong khi đó, công an Vũ Hán lại bắt giữ, o ép bác sĩ Lý Văn Lượng (Li Wenliang), và rốt cuộc bác sĩ Lý đã chết vài tuần sau đó vì căn bệnh mà ông cố gắng đưa ra lời cảnh báo.

    Bộ trưởng Y Tế Đài Loan Trần Thời Trung (Chen Shih Chung) tuyên bố :
    • « Người dân Đài Loan không tin vào cơ chế dự phòng ở Hoa lục, và sự không minh bạch của hệ thống y tế Trung Quốc ».
    Ngay từ cuối tháng Giêng, Đài Bắc
    • đã dự trữ được 44 triệu khẩu trang,
    • và hiện nay sản xuất thêm 10 triệu chiếc mỗi ngày
    cho dân chúng có thể tự bảo vệ khi di chuyển, trong khi khẩu trang vô cùng thiếu thốn trong suốt nhiều tuần lễ tại Hoa lục.




    Tin vịt tràn ngập

    Thực tế này khiến Bắc Kinh khó nuốt trôi, và Trung Quốc đã đẩy mạnh đợt tuyên truyền phản công trên mạng. Nhiều tài khoản đáng ngờ trên các mạng xã hội tung ra những tin đồn như
    • nữ tổng thống Thái Anh Văn đã bị dương tính với virus corona,
    • hoặc cáo buộc Đài Loan giấu đi tình trạng số người bị nhiễm đang tăng lên.
    Một dòng thác « fake news » được tin tặc Hoa lục dựng lên, cáo buộc ngành ngoại giao Đài Loan, tố cáo một cuộc chiến bóp méo thông tin.

    Cùng với Hàn Quốc, Đài Loan là mô hình xử lý sớm nạn dịch virus Vũ Hán một cách dân chủ tại châu Á, trái ngược với cung cách độc đoán mà Bắc Kinh đã thành công trong việc « xuất khẩu » sang nhiều nước trên thế giới, với sự góp sức của WHO.

    Từ Genève, tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus ca ngợi kinh nghiệm của Trung Quốc có thể được « dùng làm bài học » cho các nước khác. Ông Ghebreyesus được bầu lên nhờ sự ủng hộ của Bắc Kinh và Nhóm 77 gồm các nước đang phát triển.

    Le Figaro ghi nhận, Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore đã chận được con virus Vũ Hán mà không phải phong tỏa đất nước, buộc mọi sinh hoạt của người dân phải dừng lại.




    http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/2 ... %E1%BB%91i
              
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Covid-19 : Một đại dịch Made-in-China

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Covid-19 :
    Một đại dịch Made-in-China

    _______________________________________
    Trọng Nghĩa _ 18 tháng 3 2020



              

    Nhân viên an ninh đeo khẩu trang đi dọc một con đường ngoài Tử Cấm Thành, Bắc Kinh
    - ngày 18 tháng 3 năm 2020. REUTERS - CARLOS GARCIA RAWLIN

              



    Kênh truyền hình Mỹ Fox News ngày 13/03/2020 vừa qua đã trích dẫn một bài viết của Tân Hoa Xã ca ngợi thành tích của Trung Quốc trong việc chống dịch Covid-19, mà tác nhân gây bệnh là một loại virus corona nguy hiểm “có nguồn gốc ở thành phố Vũ Hán”, vốn đã lan truyền ra khắp thế giới khiến cả trăm ngàn người bị nhiễm và cả ngàn người thiệt mạng.

    Fox News nêu bật là bài viết của cơ quan ngôn luận chính thức của Trung Quốc còn dọa rằng Bắc Kinh
    • “có thể áp đặt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu dược phẩm, điều có thể nhấn chìm nước Mỹ trong một biển virus corona”.
    Đối với Fox News, những lời đe dọa đó không phải là không có cơ sở trong bối cảnh Trung Quốc đang kiểm soát chặt chẽ chuỗi cung ứng dược phẩm toàn cầu.

    Trong bài phân tích ngày 13/03/2020 mang tựa đề “Một đại dịch chế tạo tai Trung Quốc” - đăng trên trang mạng Project Syndicate - giáo sư Brahma Chellaney, chuyên gia về địa lý chính trị thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chính Sách tại New Delhi (Ấn Độ), cho rằng
    • “đại dịch Covid-19 phải là một hồi chuông cảnh tỉnh cho một thế giới vốn đã chấp nhận từ lâu nay việc Trung Quốc khống chế các chuỗi cung ứng toàn cầu”.





    Trách nhiệm của Trung Quốc trong việc để dịch Covid-19 lan rộng

    Đối với giáo sư Chellaney, sở dĩ dịch Covid-19 lan rộng được ra trên toàn thế giới hiện nay, đó chủ yếu là vì chính quyền ở Trung Quốc, nơi con virus corona chủng mới xuất hiện, vào lúc đầu đã bịt kín thông tin về nó. Thế nhưng hiện nay, Bắc Kinh lại đang hành động như thể quyết định không giới hạn xuất khẩu các hoạt chất dược phẩm (API) và vật tư y tế - mà Trung Quốc là nhà cung ứng thống trị toàn cầu - là một hành động theo đúng nguyên tắc và hào phóng đáng được cả thế giới biết ơn.

    Về quá trình Trung Quốc che giấu thông tin về con virus corona, giáo sư Chellaney đã điểm lại một số mốc chính.

    Khi bằng chứng lâm sàng đầu tiên về một loại virus mới chết người xuất hiện ở Vũ Hán, chính quyền Trung Quốc đã không cảnh báo công chúng trong nhiều tuần lễ, thậm chí còn sách nhiễu, khiển trách và giam giữ những người đã phát hiện ra virus.

    Đối với giáo sư Chellaney, cách tiếp cận đó của Bắc Kinh không có gì đáng ngạc nhiên:
    • Trung Quốc có một lịch sử lâu dài về việc giết chết người đưa tin.
    Giới lãnh đạo Bắc Kinh đã che đậy dịch SARS, do một loại virus corona khác gây nên, trong hơn một tháng trời sau khi nó xuất hiện vào năm 2002, và giam giữ bác sĩ đã lên tiếng báo động trong 45 ngày. Dịch SARS rốt cuộc đã làm hơn 8.000 người thiệt mạng tại 26 quốc gia.

    Lần này, chủ trương ém nhẹm dịch bệnh không duy trì được lâu sau khi các trường hợp nhiễm bệnh Covid-19 đến từ Vũ Hán được phát hiện ở Thái Lan và Hàn Quốc. Thông tin về những ca nhiễm ngoài Trung Quốc đó đã khiến cho giới lãnh đạo Bắc Kinh không thể làm gì khác ngoài việc thừa nhận có dịch bệnh.

    Khoảng hai tuần sau khi lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình bác bỏ khuyến nghị của giới khoa học, đòi phải ban bố tình trạng khẩn cấp, chính phủ đã phải công bố các biện pháp ngăn chặn triệt để, bao gồm cả việc cách ly chặt chẽ hàng triệu người. Thế nhưng tình hình đã qua muộn: Hàng ngàn người Trung Quốc đã bị nhiễm Covid-19, trong lúc con virus corona đã nhanh chóng lan rộng ra quốc tế.

    Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Robert O’Brien đã nói rằng việc che giấu ban đầu của Trung Quốc “có lẽ đã khiến cộng đồng thế giới phải mất hai tháng trước khi phản ứng”, làm cho dịch bệnh trên toàn cầu trầm trọng thêm.

    • Ngoài tình trạng khẩn cấp về y tế, làm cho hàng ngàn người chết,
    • đại dịch đã phá vỡ hoạt động thương mại và du lịch bình thường,
    • buộc nhiều trường học phải đóng cửa,
    • làm rung chuyển hệ thống tài chính quốc tế và đánh đắm thị trường chứng khoán toàn cầu.
    Với giá dầu tuột dốc, suy thoái kinh tế toàn cầu dường như sắp xảy ra.




    Đài Loan và Việt Nam: Hai ví dụ về phản ứng đúng đắn

    Đối với giáo sư Chellaney, tình trạng tệ hại như kể trên đã có thể tránh được nếu Trung Quốc đã phản ứng nhanh chóng bằng cách cảnh báo công chúng và thực hiện các biện pháp ngăn chặn. Và nhà phân tích Ấn Độ đã nêu bật ví dụ tốt của Đài Loan và Việt Nam.

    • Đài Loan đã rút kinh nghiệm từ việc đối phó với dịch SARS trước đây, đã đưa ra các biện pháp phòng ngừa, trong đó có việc kiểm tra các chuyến bay, ngay cả trước khi dịch bệnh được tuyên bố bùng phát ở Trung Quốc.
    • Tương tự như vậy, Việt Nam nhanh chóng tạm dừng các chuyến bay từ Trung Quốc và đóng cửa tất cả các trường học.


    Giáo sư Chellaney cho rằng
    • “cả hai ví dụ (Đài Loan và Việt Nam) đều cho thấy nhu cầu minh bạch, bao gồm việc cập nhật về số lượng và nơi xuất hiện ca nhiễm, cũng như phổ biến rộng rãi thông tin về cách bảo vệ sức khỏe, chống lại Covid-19".


    Theo giáo sư Chellaney:
    • “Nhờ có chính sách (phù hợp), cả Đài Loan lẫn Việt Nam - nơi đón lượng lớn du khách từ Trung Quốc mỗi ngày - đã kiểm soát dịch bệnh được một cách chặt chẽ. Trong khi đó thì các láng giềng chậm chạp trong việc thực hiện các biện pháp tương tự, như Nhật Bản và Hàn Quốc, đã bị ảnh hưởng nặng nề hơn rất nhiều”.





    Thế giới không nên để cho Trung Quốc tiếp tục bắt bí

    Trở lại với tình hình Trung Quốc, giáo sư Chellaney đã nêu bật một thực tế:
    • Nếu bất kỳ một nước nào khác mà đã gây nên một cuộc khủng hoảng sâu rộng, chết người và nhất là có thể phòng ngừa được (như dịch Covid-19), thì giờ đây nước đó sẽ trở thành tội đồ của thế giới.
    • Tuy nhiên Trung Quốc, với uy lực kinh tế to lớn, hầu như đã thoát khỏi sự chỉ trích.


    Thế nhưng, theo giáo sư Chellaney, chế độ của ông Tập Cận Bình sẽ phải mất nhiều công sức để khôi phục lại vị thế của mình ở trong và ngoài nước.

    Có lẽ đó là lý do vì sao các lãnh đạo Trung Quốc đang tự khen mình về việc đã không giới hạn việc xuất khẩu vật tư y tế và hoạt chất dược phẩm dùng trong sản xuất thuốc, vitamin và vắc-xin.

    Có điều tác giả bài phân tích cũng đã tự hỏi là thái độ tự cho là “hào phóng” của Trung Quốc lần này với dịch Covid-19 liệu sẽ làm cho Trung Quốc không “nhỏ mọn” trong tương lai hay không? Đối với giáo sư Chellaney, giới lãnh đạo Trung Quốc đã có cả một quá trình tạm dừng xuất khẩu các mặt hàng chiến lược khác (như đất hiếm) để trừng phạt các quốc gia đã thách thức họ.

    Vì vậy, nhà phân tích Ấn Độ cho rằng thế giới nên rút kinh nghiệm và cảnh giác với Bắc Kinh:
    • “Chỉ bằng cách nới lỏng sự kìm kẹp của Trung Quốc trên mạng lưới cung ứng toàn cầu - bắt đầu với lĩnh vực dược phẩm - thế giới mới có thể giữ mình an toàn trước các bệnh lý chính trị của Bắc Kinh”.





    http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/2 ... e-in-china
              
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Virus corona và sự phá sản của ba hệ tư tưởng

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Virus corona
    và sự phá sản của ba hệ tư tưởng

    _______________________________________
    Minh Anh _ 19 tháng 3 2020



              

    BS. Lý Văn Lượng, một trong số 8 bác sĩ báo động virus corona và bị chính quyền Trung Quôc xử phạt, qua đời vì nhiễm virus. REUTERS - DAVID W CERNY

              



    Nhà báo Renaud Girard, trong mục Ý Kiến của tờ Le Figaro ngày 17/03/2020 nhận định :
    • Đại dịch virus corona đã làm lộ rõ sự phá sản của các hệ tư tưởng
      • chủ nghĩa cộng sản,
      • châu Âu
      • và toàn cầu.

    1. Đầu tiên hết tác giả khẳng định đảng Cộng Sản Trung Quốc phải chịu trách nhiệm nhiều nhất trong việc làm phát sinh và phát tán đầu tiên căn bệnh truyền nhiễm này. Bắt nguồn từ động vật, virus đã truyền sang người ở Vũ Hán, thành phố lớn ở miền trung Trung Quốc.

      Sự lây nhiễm này xuất phát từ khu chợ Huanan, vào cuối tháng 11/2019. Đây là một khu chợ chuyên bán các loài động vật hoang dã và gia súc còn sống, mà chuồng nhốt thú xếp chồng chất lên nhau, trong những điều kiện độc hại đáng sợ. Bắt nguồn từ dơi, virus này đã truyền sang cho một con tê tê. Người giàu Trung Quốc rất chuộng các loài thú hoang dã, sẵn sàng tiêu thụ khi gán cho chúng nhiều đặc tính tưởng tượng (tăng thể lực, cường dương…). Bản thân virus Ebola cũng đến từ loài dơi. Virus SIDA lây sang người thông qua loài tinh tinh.

      Vấn đề ở đây chính là chính quyền Trung Quốc đã không hề quan tâm đến một lời báo động trước đó. Tháng 11/2002, trận dịch SARS (triệu chứng hô hấp cấp tính nặng do virus corona gây ra) phát sinh tại tỉnh Quảng Đông (đông nam Trung Quốc), tại một khu chợ cũng bán động vật hoang dã và gia súc sống. Tất cả các nhà khoa học đều biết mối nguy hiểm của bệnh động vật truyền cho người.

                
    2. Nghiêm trọng hơn nữa là sự bất cẩn này, thất bại thứ hai của đảng cộng sản Trung Quốc đến từ chứng nghiện nói dối và che giấu cấp Nhà nước. Bị ám ảnh bởi quyết tâm bảo vệ « sự bình ổn xã hội » bằng mọi giá, chi bộ đảng Cộng Sản Trung Quốc ở Hồ Bắc ngay từ đầu, đã lựa chọn phương cách nhắm mắt làm ngơ. Cơ sở này thậm chí còn xử phạt các bác sĩ bệnh viện trung tâm Vũ Hán vì đã gióng chuông báo động.

      Đảng Cộng Sản Trung Quốc vẫn chưa giải thích với thế giới vì sao họ lại đột ngột ra lệnh đóng cửa phòng nghiên cứu Y tế cộng đồng tại đại học Phúc Đán (Thượng Hải) ngày 12/01/2020. Một ngày trước đó, phòng nghiên cứu tiên tiến này đã cho công bố dữ liệu bộ gien chủng virus Covid-19 trên trang mạng virological.org, một diễn đàn khoa học chuyên thảo luận về các chủng vi khuẩn, được truy cập miễn phí. Chính việc công bố những dữ liệu bộ gien này đã cho phép chế tạo các bộ xét nghiệm mới để chẩn đoán virus.





    Dối trá và che giấu

    Và như vậy trong vòng ba tuần, các cán bộ Đảng đã đặt lập luận « chính quyền không thể sai lầm » lên trên sự thật y tế. Ba tuần bị mất đó trong cuộc chiến chống virus giờ gây ra hậu quả nặng nề. Giả như căn bệnh được xử lý ngay lúc mới khởi phát, thì có lẽ giờ đây sẽ không có trận đại dịch này.

    Dường như tất cả những điều đó chưa đủ, đảng Cộng sản Trung Quốc còn bổ sung lá bài « tin giả » vào việc nói dối và che giấu. Ngày 13/03/2020, ông Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian), tân phát ngôn viên của bộ Ngoại Giao Trung Quốc gởi lên Twitter rằng « quân đội Mỹ rất có thể đã mang dịch bệnh vào Vũ Hán ».

    Tháng 10/2019, nhiều binh sĩ Mỹ đã tham gia vào các cuộc thi thể thao của quân đội các nước, được tổ chức ở Vũ Hán. Chính quyền cộng sản Trung Quốc ngày nay trở nên căng thẳng vì họ cảm nhận được rằng người dân hoàn toàn biết là chính phủ ngay từ đầu đã nói dối và chính phủ đã phát động chậm trễ cuộc chiến khắc nghiệt – và hẳn là đã thành công – chống virus corona.




    Những sai lầm của châu Âu

    Sự phá sản thứ hai chính là tư tưởng ủng hộ châu Âu, xem việc xây dựng châu Âu (và niềm tin mở rộng biên giới) như là một lý tưởng thay vì chỉ sử dụng tư tưởng đó một cách thực tế phục vụ cho lợi ích cụ thể của các thành viên Liên Hiệp Châu Âu. Ngày 13/03/2020, bà chủ tịch Ủy ban Châu Âu đã chỉ trích mạnh mẽ quyết định đóng cửa biên giới từ một số nước của Liên Hiệp để chống dịch bệnh.

    Ngày hôm sau, chính đất nước quê hương của bà Ursula von der Leyen đã đi theo hướng của những nước đó, cho áp dụng biện pháp này. Trung Quốc sớm « đóng sập cửa » biên giới Hồ Bắc, tỉnh có diện tích lớn gấp năm lần nước Hà Lan. Quyết định của chính quyền Trump cấm cửa các du khách đến từ Trung Quốc giải thích vì sao dịch bệnh đến Mỹ trễ hơn châu Âu.




    Thất bại của chủ nghĩa toàn cầu

    Cuối cùng là sự thất bại của chủ nghĩa toàn cầu,
    • đặt niềm tin vào những tác dụng tốt đẹp của một sự phân công lao động quốc tế tuyệt đối,
    • chỉ tuân thủ vào những quy luật kinh điển của chủ nghĩa tự do kinh tế.
    Việc ngày nay nước Pháp và châu Âu bị lệ thuộc vào một nước là Trung Quốc, vừa xa xôi vừa khác biệt để bào chế dược phẩm cũng như là việc Nhà Trắng tìm cách mua chuộc chủ hãng dược CureVac của Đức nhằm chiếm đoạt loại vác-xin mà hãng này đang phát triển là điều không thể chấp nhận. Khi nào thoát được đại dịch này, châu Âu sẽ phải khẩn cấp thiết lập một chủ quyền kinh tế thật sự cho chính mình !




    http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1% ... E1%BB%9Fng
              
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Covid-19: Trung Quốc tung chiến dịch ngoại giao khẩu trang

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Covid-19:
    Trung Quốc tung chiến dịch ngoại giao khẩu trang

    _______________________________________
    Trọng Nghĩa _ 20 tháng 3 2020



              

    Nhân viên cấp cứu di chuyển bệnh nhân bị nghi nhiểm Covid-19 từ nhà đến bệnh viện tại Paris (Pháp) ngày 20/03/ 2020. REUTERS - BENOIT TESSIER

              



    Con virus corona tiếp tục bám vào báo chí Pháp ra ngày 20/03/2020.
    • Không hẹn mà gặp hai tờ Le Monde và Le Figaro đều dành tựa lớn trang nhất cho tình trạng khan hiếm khẩu trang tại Pháp,
    • trong lúc Libération và La Croix thì quan tâm đến giới y tá, bác sĩ đang đứng mũi chịu sào trong cuộc chiến chống dịch Covid-19.
    • Trong bối cảnh châu Âu gặp khó khăn vì dịch bệnh, Le Figaro đặc biệt ghi nhận sự kiện “Trung Quốc tung chiến dịch ngoại giao khẩu trang”, tựa bài phân tích ở trang quốc tế.


    Le Figaro trước hết nêu bật một loạt cử chỉ của Trung Quốc đối với các nước đang bị lún sâu vào cuộc khủng hoảng Covid 19:
    • Tặng cho nước Pháp 1 triệu chiếc khẩu trang,
    • cử 300 bác sĩ qua Ý cùng với trang thiết bị để giúp chống dịch,
    • cung cấp thiết bị hay trợ giúp y tế cho hàng chục quốc gia và tổ chức quốc tế,
      • từ Nhật Bản,
        Pakistan
        cho đến Lào,
        Thái Lan…
    Tại châu Âu, ngoài Pháp và Ý, Bắc Kinh cũng ra tay giúp đỡ nhiều nước vùng Balkan, đặc biệt là Serbia




    Cơ hội bằng vàng để tô điểm lại hình ảnh,
    đào sâu chia rẽ tại châu Âu và giữa Mỹ với châu Âu


    Đối với Le Figaro, tình trạng rối loạn y tế mà dịch Covid-19 đang tạo ra tại châu Âu và Hoa Kỳ, là cơ hội bằng vàng cho Bắc Kinh để đánh bóng lại hình ảnh bị hoen ố năng nề sau những sai sót ban đầu trong cách xử lý dịch bệnh vào lúc bùng lên tại Vũ Hán.

    Theo Le Figaro, con virus corona đã phơi bày những vết rạn nứt trong nội bộ châu Âu cũng như giữa châu Âu và nước Mỹ thời tổng thống Donald Trump, những kẽ nứt mà Trung Quốc đã chen vào để khoét rộng từ nhiều năm nay. Chuyên gia Natasha Kassam thuộc viện nghiên cứu Lowy tại Úc cho rằng:
    • “Đây là một cái tát mới vào mặt liên minh phương Tây, đặc biệt là liên minh giữa châu Âu và Hoa Kỳ. Viện trợ mà Trung Quốc dành cho Ý nổi bật lên thành một điểm tốt, đối nghịch với những tin đồn về những nỗ lực thô bạo của Trump để dành lấy một loại vác-xin từ một phòng thí nghiệm của Đức. Điều đó rất tốt cho hình ảnh của Trung Quốc”.





    Không đủ dùng trong nước nhưng vẫn tung khẩu trang ra thế giới

    Đối với Le Figaro, dù là nhà sản xuất khẩu trang số một thế giới, Trung Quốc hiện vẫn phải đối mặt với sự thiếu hụt loại phương tiện bảo vệ này dù nhu cầu cực lớn tại các thành phố châu Á. Thế nhưng Bắc Kinh đã tăng sản lượng lên gấp 10 lần trong vài tuần bằng cách huy động guồng máy công nghiệp của họ.

    • Từ mức 10 triệu chiếc mỗi ngày vào đầu tháng 2,
      trong vài ngày, sản xuất khẩu trang tại Trung Quốc đã tăng vọt, lên đến 54 triệu vào ngày 22/02,
      trước khi đạt kỷ lục 116 triệu đơn vị mỗi ngày kể từ ngày 29/02.
    Kỳ tích công nghiệp này đã có thể thực hiện được nhờ việc huy động các đại tập đoàn, sẵn sàng chuyển đổi công việc sản xuất, như tập đoàn dầu hỏa Sinopec, hay thậm chí là Foxconn của Đài Loan, thường sản xuất iPhone.

    Trong bối cảnh sự gia tăng sản xuất ngoạn mục này vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu nội địa khổng lồ của quốc gia đông dân nhất thế giới này, với 530 triệu công nhân viên Trung Quốc cần khẩu trang mỗi ngày, Bắc Kinh vẫn đang thúc đẩy các nhà công nghiệp đáp ứng nhu cầu toàn cầu, vì đã đánh hơi cơ hội kinh tế và ngoại giao.

    Trước lúc nổ ra cuộc khủng hoảng Covid-19, Trung Quốc đã là nhà sản xuất một nửa khẩu trang của hành tinh và đang cố tăng thêm thị phần. Thế nhưng, theo Le Figaro, các nước châu Âu trong đó có Pháp sẽ phải tìm nguồn cung ứng khác, và nhất là dựa vào chính mình để có thể đáp ứng nhu cầu của người dân của mình trong trường hợp khẩn cấp như hiện nay.

    Le Figaro kết luận:
    • Đó sẽ là một bài toán hóc búa khác cho giới lãnh đạo phương Tây, những người đã chuyển cơ sở sản xuất sang Trung Quốc và hiện đang phải trả giá đắt cho sự lệ thuộc công nghiệp vào Bắc Kinh.





    Le Monde:
    Thiếu khẩu trang, nhân viên y tế có nguy cơ bị phơi nhiễm


    Về tình trạng thiếu khẩu trang tại Pháp, Le Monde báo động về hậu quả: “Nhân viên y tế bị phơi nhiễm”, ghi nhận nỗi giận dữ đang trào dâng trong các bệnh viện, phòng mạch, hiệu thuốc, các đơn vị cấp cứu SAMU.

    Theo tờ báo, mức cung ứng thấp hơn nhu cầu rất nhiều, và ở một vài nơi, những người tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân không có được khẩu trang để tự bảo vệ. Vấn đề, theo Le Monde, là trái với những lời hứa của chính phủ, hàng cung cấp rất thất thường, ngay cả các cơ quan y tế cấp vùng có vẻ như cũng mù tịt về số lượng khẩu trang hiện có.

    Đối với Le Monde, tình trạng cung cấp nhỏ giọt đã làm gia tăng rủi ro lây nhiễm cho những nhân viên y tế, vốn đã phải làm việc căng thẳng. Chính vì vậy mà ngày càng có thêm nhiều người cảm thấy mình bị chính quyền bỏ rơi, không có phương tiện để chống dịch.




    Le Figaro:
    “Những câu hỏi về một sự khan hiếm”


    Tương tự như đồng nghiệp Le Monde, Le Figaro nêu bật “Những câu hỏi về một sự khan hiếm”, với ghi nhận là từ nhiều tuần lễ nay, các bác sĩ và nhân viên y tế đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng thiếu khẩu trang nghiêm trọng.

    Theo Le Figaro, trong bối cảnh dịch coronavirus đang lây lan mạnh, nước Pháp đang tìm mọi cách để trang bị khẩu trang cho mình, trước tiên hết là cho những người làm việc trong lãnh vực y tế, cho các bệnh viện, cho các bác sĩ tư nhân đang rất cần đến phương tiện tự bảo vệ này. Chính phủ Pháp hiện cần phải gia tăng khối lượng khẩu trang, do đó đã
    • tăng cường sức ép trên các nhà sản xuất Pháp,
      cũng như gia tăng nhập khẩu.
      Quân đội, cũng như các ngành công nghiệp khác cũng được yêu cầu đóng góp.


    Vấn đề được Le Figaro nêu bật là người dân bình thường cũng muốn được trang bị khẩu trang, nhưng giới chức y tế Pháp đã cho rằng khẩu trang không cần thiết đối với những ai không bị bệnh.

    Dẫu sao, theo Le Figaro, tại Quốc Hội Pháp vào hôm qua, chính phủ đã bị các dân biểu chất vấn trên cách quản lý dịch Covid-19, trong đó có vấn đề để xẩy ra tình trạng khan hiếm khẩu trang.




    Libération:
    CÁM ƠN giới y tá bác sĩ


    Cũng chọn chủ đề dịch Covid-19, nhật báo Libération đã hô vang lời cảm ơn các nhân viên y tế Pháp đang ở trên tuyến đầu chống dịch. Hàng tựa đậm lớn viết bằng chữ in hoa “MERCI” trên trang nhất tờ báo, bên cạnh cận ảnh một nữ bác sĩ đeo khẩu trang, vẻ mặt đăm chiêu, đã nói lên lòng cảm ơn vô hạn của người Pháp trong mùa dịch bệnh khủng khiếp này.

    Đối với Libération, cho dù tình hình đang ngày càng trở nên tồi tệ hơn, bất kể các điều kiện làm việc khắc nghiệt, toàn bộ guồng máy y tế đang chiến đấu, với ý thức trách nhiệm mẫu mực, để đối mặt với dịch bệnh do con virus corona gây ra.

    Tờ báo đã dành 14 trang báo để ghi nhận những lời chứng, đặc biệt liên quan đến các khó khăn, nguy hiểm mà các nhân viên y tế đang gặp phải, cũng như những lời cám ơn, động viên của mọi giới đối với sự tận tâm của các bác sĩ, y tá.

    Trong bài xã luận mang tựa đề “Lòng biết ơn – Gratitude”, Libération đã nhắc lại một câu danh ngôn của thủ tướng Anh Churchill để cho rằng
    • “Chưa bao giờ trong lịch sử y tế của đất nước, một số lượng người to lớn như thế lại mang nhiều ơn như thế đối với một nhóm người nhỏ như thế.


    Câu nói của Churchill “Never so many owed so much to so few” - đưa ra trong thời Đệ Nhị Thế Chiến, để nói về công ơn của những phi công Hoàng Gia Anh - theo Libération, rất thích hợp trong hoàn cảnh hiện nay, khi mà mọi người đang lâm chiến với một con virus độc hại.




    La Croix:
    Lời chứng từ những người “trên tuyến đầu” chống dịch


    Cũng vinh danh giới nhân viên y tế Pháp, nhật báo La Croix nêu bật sự kiện đây là những người đang đứng mũi chịu sào trong cuộc chiến chống Covid-19.

    Ngay trang bìa, La Croix, chỉ chạy tít đơn giản “Trên tuyến đầu” bên trên ảnh chân dung một khuôn mặt nữ đeo khẩu trang, đầu trùm một cái mũ y tế mầu xanh, hai bàn tay đeo găng xanh đang đưa lên chỉnh một cặp kính bảo hộ màu trắng.

    Nhật báo Công Giáo Pháp đã dành diễn đàn của mình cho những người trong ngành y tế Pháp, hiện đang huy động toàn lực để đối phó với dịch Covid-19.

    La Croix cũng không quên nhắc lại rằng tình trạng khan hiếm khẩu trang tại Pháp đang làm cho giới bác sĩ và y tá lo ngại.




    Les Echos:
    Nguy cơ kinh tế bị tê liệt vì Covid-19


    Tờ báo kinh tế Pháp ghi nhận là tổng thống Pháp Macron đã hô hào động viên cả nước nỗ lực duy trì các hoạt động. Les Echos đặc biệt chú ý đến những mối lo ngại của bộ Kinh Tế Pháp trước ba dấu hiệu:
    • Khó khăn và căng thẳng nẩy sinh trong ngành xây dựng và đóng gói,
    • sự tụt giảm của mức tiêu thụ điện
    • và sự sụp đổ của lãnh vực việc làm theo thời vụ.


    Les Echos cũng ghi nhận một trong những cách đối phó: Đó là sẽ quy định một khoản tiền thưởng cho những ai chịu đi làm trong mùa dịch.

    Nguy cơ kinh tế Pháp bị tê liệt còn gia tăng trong bối cảnh lệnh hạn chế đi lại và tụ tập để ngăn dịch sẽ được kéo dài.




    http://www.rfi.fr/vi/%C4%91i%E1%BB%83m- ... %89u-trang
              
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Đeo khẩu trang: Va chạm văn hóa Đông Tây - Đông thắng Tây thua?

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Đeo khẩu trang: Va chạm văn hóa Đông Tây
    - Đông thắng Tây thua?

    _______________________________________
    Trọng Nghĩa _ 23 tháng 3 2020



              

    Tại Hàn Quốc, trong mùa dịch Covid-19, khẩu trang là vật bất ly thân khi ra đường.
    Ảnh chụp tại Seoul (Hàn Quốc) ngày 12/03/2020. REUTERS - KIM HONG-JI

              



    Dịch Covid-19 đã làm nổi bật một khác biệt văn hóa lớn giữa Đông và Tây trên vấn đề đeo khẩu trang, với dư luận châu Á rất ngỡ ngàng trước việc người châu Âu hay châu Mỹ lơ là phương tiện chống dịch này. Tại Pháp báo chí trong thời gian gần đây cũng rất chú ý đến khác biệt đó, thâm chí còn tự hỏi là
    • phải chăng văn hóa đeo khẩu trang ở phương Đông, như ở Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc hay Việt Nam
      đã góp phần giúp những nơi này ngăn chặn hiệu quả đà lây lan của con virus corona lan tỏa từ Vũ Hán


    Hai tựa báo tại Việt Nam trong những ngày gần đây đã cho thấy rõ sự khác biệt, hay va chạm văn hóa này.
    • Báo Thanh Niên ngày 19/03/2020 bực tức: “Khách Tây vẫn không đeo khẩu trang dạo phố cổ Hội An dù có chốt kiểm tra”.
    • Bốn hôm sau, ngày 23/03/2020, báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh thở phào nhẹ nhõm: “Khách Tây đã chịu đeo khẩu trang chống dịch”


    Trong bài “Tâm lý chê bai khẩu trang tại châu Âu làm Châu Á sững sờ”, thông tín viên nhật báo Pháp Le Monde tại Trung Quốc ngày 21/03/2020 vừa qua đã ghi nhận rằng:
    • “Việc đeo khẩu trang để phòng ngừa dịch bệnh đã giúp hạn chế việc lây nhiễm ở các nước phát triển vùng Viễn Đông, vì vậy, những lời kêu gọi tại Pháp là đừng đeo khẩu trang nếu không bị bệnh bị coi là một sai lầm nghiêm trọng”.





    Đối với châu Á, khẩu trang là một vũ khí chống dịch

    Theo Le Monde, đeo khẩu trang nằm trong một loạt biện pháp đã cho phép Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc và Singapore, và cho đến lúc này, Nhật Bản, hạn chế hay chặn đứng được sự lây lan theo cấp số nhân của dịch Covid-19.

    Vấn đề là vào lúc này, châu Á lại phải tiết tục lập rào cản để chống lại sự xâm nhập của con virus, không còn từ Trung Quốc, mà từ những nước phương Tây đã bị lây nhiễm trước đó.

    Tất cả các quốc gia châu Á kể trên đều đã rút được kinh nghiệm từ các trận dịch trước đây như
    • SARS vào năm 2003,
      MERS vào năm 2015
      và nhiều đợt dịch cúm gia cầm.
    Đối mặt với dịch Covid-19, các biện pháp phòng chống dùng trước đây đã được nhanh chóng sử dụng lại, được bổ sung bằng nhiều phương tiện và thiết bị mới. Việc cung cấp gel diệt khuẩn ở những nơi công cộng, thường xuyên khử trùng các bề mặt đã là quy tắc ngay từ đầu, và nhất là việc đảm bảo có sẵn khẩu trang, trong đó có loại có chất lượng cao dùng cho các nhân viên y tế.




    Khẩu trang là biện pháp cách ly cá nhân di động

    Nhìn từ châu Á, dây chuyền dự phòng dịch bệnh ở Pháp, nói riêng, và ở châu Âu nói chung, đã bộc lộ rất nhiều khiếm khuyết, trong đó có vấn đề không đeo khẩu trang, được xem là một biên pháp cách ly cá nhân và di động hữu hiệu.

    Tại Hồng Kông, nhà vi sinh học Viên Quốc Dũng (Yuen Kwok Yung), cố vấn cho chính quyền đặc khu và là một trong những chuyên gia đã đến thăm thành phố Vũ Hán, cái nôi của dịch bệnh, vào tháng Giêng, ngay từ đầu đã chủ trương “mọi người phải đeo khẩu trang”. Đối với ông, do đặc điểm của con virus corona vốn hiện diện rất thường xuyên trong nước bọt, việc đeo khẩu trang trở nên tối cần thiết để bảo vệ chính mình cũng như người khác, tránh việc bị nhiễm virus từ những người không có hoặc có ít triệu chứng của bệnh Covid-19.

    Đeo khẩu trang ở châu Á được xem là một hành động “hợp tình hợp lý”: Một chuyến tàu điện ngầm đông đúc, nơi mọi người có thể trò chuyện, lên cơn ho, làm bắn nước bọt…, là kịch bản lý tưởng cho sự lây lan của virus. Do đó, tại các thành phố Trung Quốc, vào lúc dịch bệnh lên đến đỉnh điểm, việc di chuyển mà không đeo khẩu trang đã bị nghiêm cấm.




    Khuyến cáo của châu Á: Hãy đeo khẩu trang!

    Trong một bài xã luận ngày 19/03/2020 dành độc giả phương Tây, nhà báo Hồ Thư Lập (Hu Shu Li), sáng lập viên trang tin Tài Tân (Caixin), rất có uy tín ở Trung Quốc, đã không ngần ngại khuyến cáo
              
    “Quý vị có muốn ngăn chặn dịch bệnh không?
    Hãy đeo khẩu trang!”.

              
    Sau khi ra đời cách đây hàng thập kỷ tại Nhật Bản, nơi mà phép lịch sự yêu cầu những người cảm thấy mình bị bệnh là phải đeo khẩu trang, thói quen mang khẩu trang trở thành phổ biến vào thời dịch SARS tràn lan khắp vùng Đông Bắc Á. Riêng ở Trung Quốc, nạn ô nhiễm không khí đã biến khẩu trang thành một vật bất ly thân của giới cư dân thành thị, và người nào cũng có sẵn cả kho dự trữ ở nhà.




    Quan điểm châu Âu:
    Người thường khỏe mạnh không cần khẩu trang


    Trong bối cảnh đó, các khuyến nghị của Tổ Chức Y Tế Thế Giới mà chính quyền Pháp dựa theo để kêu gọi
              
    chỉ đeo khẩu trang khi “bị bệnh”

    đã khiến dư luận châu Á ngỡ ngàng.

    Tại châu Á, dư luận đã hết sức bị sốc khi xem được những đoạn video cho thấy người châu Á đi xe metro ở Paris bị la ó, nhạo báng chỉ vì đeo khẩu trang. Họ cũng bị sốc khi thấy là ở Pháp, những người mà công việc cần tiếp xúc với công chúng - cảnh sát, nhân viên thu ngân, nhân viên phục vụ và nhân viên y tế không làm việc cho các bộ phận cứu cấp – lại không hề đeo khẩu trang cho dù họ có khả năng truyền virus cho người đối diện.

    Người châu Á cũng không hiểu được tại sao ở Pháp việc đeo khẩu trang thậm chí đôi khi còn bị cấm đối với một số nhân viên bán hàng với lý do là không được gây tâm lý sợ hãi khiến khách hàng bỏ đi. Ở châu Á thì ngược lại, một người bán không đeo khẩu trang sẽ khiến khách hàng bất an.




    Chỉ dành khẩu trang cho giới y tế

    Một lập luận khác được đưa ra ở châu Âu để yêu cầu công chúng không đeo khẩu trang là ngăn chặn tình trạng nhân viên y tế thiếu phương tiện bảo vệ này.

    Thực tế cho thấy là tình trạng khan hiếm đang diễn ra, trong bối cảnh Trung Quốc đã khôi phục được kho dự trữ của họ và ngỏ ý muốn cung cấp khẩu trang cho châu Âu.

    Trong lãnh vực này, châu Âu có thể học tập châu Á. Vào tháng Giêng nhiều nước châu Á cũng gặp khó khăn trong việc tự trang bị khẩu trang. Hàn Quốc đã thực hiện các biện pháp giới hạn phân phối, trong lúc nhiều nơi khác đã nỗ lực gia tăng sản xuất để đáp ứng nhu cầu.

    • Tại Hồng Kông, nhiều cơ xưởng đã mọc lên để sản xuất khẩu trang.
    • Tại Đài Loan, các hiệp hội công nghiệp đã chung sức thiết lập 60 dây chuyền sản xuất trong vỏn vẹn một tháng.
    • Tại Trung Quốc, hãng chế tạo xe hơi General Motors và nhà sản xuất ô tô điện BYD đã quyết định sản xuất khẩu trang một cách đại trà.
    Các cách phản ứng khẩn cấp đó quả là một bài học cho châu Âu.




    http://www.rfi.fr/vi/t%E1%BB%95ng-h%E1% ... 3%A2y-thua
              
              
Trả lời

Quay về “Sức khỏe - Thực phẩm”