Dịch Covid-19 (SARS-CoV-2 / 2019-nCoV)

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20134
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Để dịch virus corona vượt tầm kiểm soát: Tội chính của Bắc Kinh là giấu thông tin?

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Để dịch virus corona vượt tầm kiểm soát:
    Tội chính của Bắc Kinh là giấu thông tin?

    _______________________________________
    Trọng Thành _ 12/02/2020



              

    Bác sĩ Lý Văn Lượng, người thông báo với đồng nghiệp về dịch bệnh mới tại Vũ Hán, cuối tháng 12/2019, qua đời ngày 06/02/2020. Reuters/Li Wenliang

              



    Dịch virus corona mới (COVID-19) trở thành đại dịch đe dọa toàn cầu, chỉ ba tuần lễ sau khi Trung Quốc thông báo với WHO về sự xuất hiện virus gây viêm phổi cấp tính bí ẩn tại Vũ Hán. Vì sao virus corona mới thành đại dịch ? Phải chăng việc Bắc Kinh che giấu thông tin là nguyên nhân chính dẫn đến dịch bệnh bùng phát nhanh chóng vượt tầm kiểm soát ?

    Cuối tháng Giêng 2020, chỉ vài ngày sau khi Bắc Kinh thừa nhận dịch virus corona mới, tỉnh Hồ Bắc, với hơn 50 triệu dân, đột ngột bị phong tỏa. Vũ Hán, một đô thị sầm suất 10 triệu dân biến thành thành phố ''ma''. Hơn 1.000 người chết từ đó đến nay, hơn 40.000 người nhiễm virus, theo con số chính thức của chính quyền Trung Quốc. Theo một thông tin do ứng dụng của Tencent (một tập đoàn tin học Nhà nước Trung Quốc), công bố hai lần trên mạng, ngày 01/02/2020, (trước khi bị xóa bỏ) số lượng người nhiễm cao gấp 10 lần con số do chính quyền công bố, số người chết gấp 80 lần (Chloé Froissart, ''Le coronavirus révèle la matrice totalitaire du régime chinois'', Le Monde, ngày 11/02/2020). Nhà dịch tễ học Adam Kucharski, London School of Hygiene & Tropical Medicine, trong bài trả lời hãng tin Bloomberg, đăng tải 08/02/2020, ước tính riêng tại Vũ Hán có khoảng 500.000 người nhiễm bệnh. Tổng thư ký Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) cũng khẳng định số lượng người nhiễm virus chính thức công bố có thể chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.

              

    Một người đàn ông nằm bất động suốt hơn hai tiếng trên vỉa hè mới có đội ngũ y tế đến chở đi. Ảnh chụp ngày 30/01/2020 tại Vũ Hán.. Hector RETAMAL / AFP

              

    Cho đến nay, chính quyền Trung Quốc khẳng định đã minh bạch thông tin, và mở cửa cho sự hợp tác quốc tế trong việc đối phó với dịch bệnh. Ngày 31/12/2019, chính quyền Trung Quốc đã thông báo với WHO về sự xuất hiện của một loại virus lạ gây viêm phổi cấp tại Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc. Ngay sau khi Bắc Kinh công bố dịch, phong tỏa Vũ Hán, tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhiệt liệt ca ngợi ''sự minh bạch'' của chính quyền Trung Quốc, đã có các hành động hiệu quả nhằm ngăn chặn dịch bệnh. Trung Quốc cũng khẳng định đã cung cấp cho quốc tế nhiều thông tin về chuỗi gien của virus corona mới, giúp cho giới khoa học quốc tế hiểu rõ hơn về loài virus lạ. Nhiều nhà khoa học thừa nhận trong đợt dịch này, giới y học Trung Quốc đã phản ứng nhanh chóng hơn hẳn, minh bạch hơn hẳn so với đợt dịch SARS năm 2002 - 2003.

    Thời gian từ khi WHO được thông báo có virus gây viêm phổi cấp tính mới cho đến khi Trung Quốc chính thức công bố dịch là 3 tuần. Ba tuần lễ phải chăng là vừa đủ cho việc xem xét và công bố dịch bệnh thông thường, và nếu có sai lầm, phải chăng chính quyền Bắc Kinh chỉ phạm lỗi đã phản ứng chậm trễ, không hình dung hết tầm mức nguy hiểm của loài virus corona mới ?




    Đi ngược quy trình đối phó dịch tễ thông thường

    Để tìm lời giải cho băn khoăn này, RFI Tiếng Việt đặt câu hỏi trước hết với bác sĩ Trần Tuấn, Tiến sĩ y tế cộng đồng, người có nhiều năm nghiên cứu về hệ thống phòng chống dịch Việt Nam, một quốc gia có nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc (theo ghi nhận của TS Trần Tuấn). Tiến sĩ Trần Tuấn nhận xét :

    • ''Điểm thứ nhất chúng tôi nhận thấy là dường như hệ thống phòng chống dịch của Trung Quốc đã không được khởi động đúng của khoa học về dịch tễ học, điều tra về vụ dịch. Bằng chứng là sự can thiệp của cảnh sát đối với trường hợp bác sĩ Lý Văn Lượng. Khi các bác sĩ trao đổi chuyên môn về sự xuất hiện của một loại dịch bệnh, mang tính chất lây nhiễm tương tự như SARS, cần phải phòng chống, thì thay vì coi đấy là những đầu mối để khởi động một cuộc điều tra dịch tễ học, hình thành giả thuyết về khả năng xuất hiện của loại dịch bệnh mới hay không, để tiến hành điều tra theo các bước đã được nêu trong ngành dịch tễ học.

      Quan sát thứ hai của chúng tôi là cho đến nay thông tin toàn bộ về số mất, số chết, cũng như toàn bộ cụ thể nguồn lây, cũng như tiến trình thời gian xuất hiện hoàn toàn phụ thuộc vào báo cáo của Trung Quốc. Nhìn vào hệ thống này, chúng ta thấy là dường như các thông tin được giải phóng cho một mục tiêu làm giảm nhẹ mức độ thực tế của bệnh, hơn là đưa ra cho công luận biết mà ngăn ngừa. Bằng chứng là giải phóng thông tin ban đầu cho rằng dịch xuất phát từ một chợ hải sản, buôn bán động vật sống, rồi ngay cả khi khẳng định virus thuộc nhóm corona, thì họ cũng vẫn cho rằng đường lan truyền chỉ giới hạn từ động vật sang người, không có từ người sang người. Do đấy mức độ lây lan được coi là hạn chế rất nhiều.

      Điểm thứ ba là sự can thiệp của chính quyền không tuân thủ theo khoa học dịch tễ học. Bằng chứng là sau khi thực hiện việc đóng cửa chợ hải sản (ngày 01/01/2020), thì lý do của việc đóng cửa chợ cũng không nói với dân là do nghi ngờ là tâm điểm ổ dịch phát tán, mà do sửa chữa chợ. Như thế có thể nói là họ đã không khởi động hệ thống cảnh báo và xem xét vấn đề dịch bệnh.

      Từ đó, điều này sẽ giải thích việc khởi động bộ máy phòng chống dịch chậm, cùng với sự lúng túng của bệnh viện trong việc đáp ứng được các điều trị khi dịch nổ ra và bệnh nhân đổ dồn đến (cả trường hợp mắc bệnh và trường hợp nghi ngờ đến xét nghiệm). Và từ đó dẫn đến cái mà chúng tôi gọi là sự khủng hoảng nguồn lực y tế đáp ứng tình hình dịch''.





    Phương tiện hùng hậu, nhưng bộ máy xơ cứng

    Hiện tại chính quyền Trung Quốc tỏ ra minh bạch trong việc hàng ngày cung cấp số lượng người mới bị nhiễm và số người chết do virus COVID-19. Toàn bộ hệ thống chính quyền khẳng định dốc toàn lực vào cuộc chiến chống virus.
    • Có một sự tương phản vô cùng lớn giữa cuộc chiến chống virus COVID-19, đầy quyết tâm, đầy khí thế của lãnh đạo Trung Quốc hiện nay,
    • với tình trạng chậm trễ, bị động trong giai đoạn trước khi chính quyền thừa nhận dịch.
    Vì sao hệ thống y tế Trung Quốc đã phản ứng bị động như vậy ? Tiến sĩ Trần Tuấn giải thích:
    • ''Hệ thống này, phòng dịch hay y tế nói chung, là
      • thụ động, vận hành theo mục tiêu của chính quyền, vận hành theo cách mà chúng tôi gọi là vì mục tiêu ''ổn định chính trị'',
      • hơn là mục tiêu phòng chống dịch bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
      Vì thế toàn bộ tiến trình điều tra vụ dịch đã không đáp ứng được đúng theo yêu cầu thời gian, cũng như là cho kế hoạch chuẩn bị đối phó với dịch của ngành y tế Vũ Hán, bị động, bị chậm''.


    Trải nghiệm của bác sĩ Bành Chí Dũng (Peng Zhiyong), một bệnh viện ở Vũ Hán, về thái độ quan liêu của giới quan chức y tế trung ương, cho thấy việc thừa nhận dịch bệnh đã bị chậm đi một nhịp, vào một thời điểm bước ngoặt ngày 12/01, sau khi có trường hợp đầu tiên tử vong vì COVID-19.

              

    Một trung tâm triển lãm được cấp tốc chuyển thành bệnh viện dã chiến, với quy mô 400 giường để nhận người bị nhiễm virus COVID-19, tại Vũ Hán, ngày 4/2/2020. STR / AFP

              

    • ''Vào ngày 12 tháng 1, cơ quan y tế trung ương đã cử một nhóm gồm ba chuyên gia đến bệnh viện Trung Nam để điều tra. Các chuyên gia nói rằng các triệu chứng lâm sàng thực sự giống với SARS, nhưng họ vẫn nói về các tiêu chuẩn chẩn đoán… Chúng tôi trả lời rằng những tiêu chuẩn đó nghiêm ngặt quá mức. Trên thực tế, theo tiêu chuẩn như vậy, rất ít người có thể được kiểm tra virus''.


    Cũng vào thời điểm này, một nghiên cứu dịch tễ học quốc tế đã chỉ ra mức độ lây nhiễm virus COVID-19 tại Vũ Hán có thể đã lên đến hơn 1.700 người (so với đánh giá của Trung Quốc chỉ có vài chục người). Đã phát hiện người nhiễm virus ngoài lãnh thổ Trung Quốc. Viện Pasteur Pháp, ngay từ ngày 10/01, đã chuẩn bị các bộ xét nghiệm nhanh, để chẩn đoán virus COVID-19, sẵn sàng đối phó với bệnh dịch dự đoán sẽ khó lường. Vẫn theo bác sĩ Bành Chí Dũng, chỉ cho đến ngày 18/01, các chuyên gia cấp cao của Ủy Ban Y Tế Quốc Gia khi đến Vũ Hán lần nữa mới chấp nhận sửa đổi các tiêu chí đánh giá bệnh. Số lượng bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm virus COVID-19 tăng vọt. (''Reporter's Notebook: Life and death in a Wuhan coronavirus ICU'' / Sống chết tại khoa chăm sóc đặc biệt người nhiễm virus corona ở Vũ Hán, Straits Times, 06/02/2020).



    Trận dịch phơi trần ''bản chất'' chế độ

    Tiến sĩ Trần Tuấn nhấn mạnh đến tính chất hùng hậu về phương tiện của hệ thống y tế Trung Quốc hoàn toàn tương phản với phản ứng rất kém hiệu quả với dịch bệnh của chính hệ thống này:

    '
    • 'Có thể nhìn thấy các yếu tố mang tính hệ thống đặc trưng của Trung Quốc khiến cho dịch đã phát tán lan truyền, và khả năng kiểm soát dịch không được hiệu quả. Yếu tố đầu tiên chúng ta nhận thấy là Trung Quốc có một hệ thống bệnh viện trang thiết bị tốt, về tài chính hoàn toàn có khả năng kiểm soát một vụ dịch, nhưng mà hệ thống này là bị động trong việc điều tra, phòng chống. Sự bị động này là do hệ thống quản lý xã hội của Trung Quốc đã đặt mục tiêu an ninh lên trên mục tiêu sức khỏe cộng đồng. Chúng ta thấy là khi hệ thống đã vận hành mà không được ưu tiên dẫn đường bởi khoa học, mà là ưu tiên vì mục tiêu chính trị, thì phải nói rằng là tiến trình này đã xảy ra trong một thời gian dài, tạo thành một nếp làm việc quen trong hệ thống cán bộ, và như thế nó dẫn đến tình trạng mảng điều tra và khống chế dịch sẽ bị hạn chế, điều hành bởi phần chính trị nhiều hơn là các phần chuyên môn… Có thể thấy Trung Quốc thực sự có một mâu thuẫn là, hệ thống y tế, hệ thống xét nghiệm, hệ thống nghiên cứu y sinh học, phát hiện virus trong phòng thí nghiệm là mạnh. Bằng chứng là chỉ 10 ngày sau khi thông báo với WHO về virus mới, Trung Quốc đã phân lập được virus corona này. Trong phòng xét nghiệm, và về mặt khoa học cơ bản, Trung Quốc đáp ứng tốt, nhưng vận dụng cái đó cho mục tiêu sức khỏe cộng đồng thì lại yếu, vì có sự can thiệp của chính trị trong việc triển khai các hoạt động truyền thông cộng đồng, phòng chống dịch. Ở đây có thể thấy là từ đặc tính của Trung Quốc, khi luôn luôn đặt mục tiêu chính trị lên cao, chúng tôi nhận thấy báo cáo về sức khỏe cộng đồng thường rơi vào tình trạng tốt đẹp đưa ra, còn những gì là dịch bệnh, những gì có xu hướng xấu thì lại che đậy''.


    Về phần mình, nhà Trung Quốc học Chloé Froissart, giảng viên chính trị học (Đại học Rennes 2), nhấn mạnh đến sự tương phản cao độ
    • giữa các thông tin về dịch bệnh lưu hành trong giới chuyên môn Trung Quốc,
    • thông tin của chính quyền Trung Quốc với các đối tác bên ngoài
    • và thông tin của chính quyền với người dân trong nước, người dân tại Vũ Hán.

    • Trong lúc Bắc Kinh thông báo bệnh dịch với WHO ngay từ ngày 31/12/2019,
    • thì tuyệt đại đa số dân chúng tại địa phương hoàn toàn không hay biết là có dịch, trước khi dịch được chính thức công bố ngày 20/01.
    Trong vòng nhiều ngày, chính quyền Trung Quốc đã hạn chế cung cấp thông tin về dịch bệnh virus mới, trong lúc một cuộc họp quan trọng của đảng Cộng Sản được tổ chức tại thành phố Vũ Hán. Ngày 18/01, đúng vào lúc dịch đang bùng phát, một đại tiệc mừng Tết nguyên đán đã được chính quyền tổ chức, với sự tham gia của 40.000 gia đình. Rất nhiều người đã bị nhiễm virus trong dịp này.




    Bộ mặt tươi đẹp của chế độ và hiểm họa virus

    Hệ thống y tế Trung Quốc hoàn toàn xơ cứng không đủ khả năng đối mặt với dịch bệnh mới. Thông tin cần thiết cho phát hiện dịch bị ngăn chặn từ mọi phía. Trong bối cảnh được đánh giá là hết sức nhạy cảm, với cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ, phong trào đòi dân chủ dâng cao tại Hồng Kông, thắng lợi vang dội của phe đòi độc lập với Trung Quốc tại Đài Loan trong bầu cử, đối với chính quyền Bắc Kinh cũng như với chính quyền địa phương các cấp, mục tiêu bảo vệ bộ mặt tươi đẹp của chế độ được đặt lên trước hết, hiểm họa virus kinh hoàng đã bị toàn bộ hệ thống chính trị Trung Quốc nhắm mắt làm ngơ, cho đến khi không còn đường lùi.

    Trả giá nặng nề nhất cho sự che giấu, chối bỏ, thờ ơ này trước hết là người dân Vũ Hán, người dân Hồ Bắc, mà tổn thất về nhân mạng chưa biết ra sao (việc Vũ Hán, và nhiều địa phương khác, bị cô lập đột ngột, trong tình trạng thiếu chuẩn bị, cũng bị nhiều người lên án, cho là nguyên nhân khiến tình hình dịch bệnh tại các khu vực này thêm tồi tệ hơn). Việc trở lại tìm hiểu những nguyên nhân chính nào đã dẫn đến việc Trung Quốc thất bại trong việc kiểm soát dịch ắt hẳn cũng có thể mang lại những bài học có ích cho việc nhận dạng dịch bệnh, kiềm chế dịch bệnh vốn đang diễn biến hết sức khó lường trong hiện tại. Những bài học rất có thể sẽ đặc biệt bổ ích cho các quốc gia có nhiều điểm tương đồng với chế độ Trung Quốc về hệ thống y tế, về quan hệ giữa chính quyền với y tế, như trường hợp Việt Nam.




    http://www.rfi.fr/vi/vi%E1%BB%87t-nam/2 ... 3%B4ng-tin
              
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20134
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Virus corona - Covid-19: Tổ Chức Y Tế Thế Giới có góp phần để dịch trầm trọng hơn?

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Virus corona - Covid-19:
    Tổ Chức Y Tế Thế Giới có góp phần để dịch trầm trọng hơn?

    _______________________________________
    Trọng Thành _ 26/02/2020



              

    Kiểm tra thân nhiệt hành khách đến từ Vũ Hán, tại một sân bay Ấn Độ, ngày 21/01/2020. Biện pháp sau này được chứng minh là không đủ đế phát hiện người nhiễm virus corona mới. Ảnh: AFP

              



    Cuối tháng 2/2020, dịch Covid-19 bắt đầu lan mạnh ngoài Trung Quốc. Nhiều người đặt câu hỏi:
    • Phải chăng, với việc chậm trễ ban bố Tình trạng Y tế Khẩn cấp Quốc tế và thái độ thụ động trước chính quyền Trung Quốc, chính WHO đã góp phần để dịch Covid-19 trở nên trầm trọng hơn?


    Ngày 24/02, Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) khuyến cáo quốc tế chuẩn bị đối phó ''đại dịch''. Tuy nhiên, WHO bị phê phán đã không thực thi triệt để các nghĩa vụ của định chế quốc tế này, để dịch bệnh tại Trung Quốc được hiểu rõ hơn, được kiểm soát tốt hơn. Cũng có nghĩa là khó lan ra bên ngoài hơn, và một khi lan ra ngoài, cộng đồng quốc tế sẽ có nhiều khả năng phòng vệ hơn.

    Hiện tại tình hình dịch Covid-19 đặc biệt gây lo ngại tại Hàn Quốc, Iran và Ý, nơi dịch có thể tràn sang nhiều nước châu Á, Trung Cận Đông và châu Âu. Đại dịch đang trở nên nhãn tiền. Trả lời RFI, ông François Renaud, giám đốc nghiên cứu Trung tâm Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS), chuyên gia về các bệnh dịch truyền nhiễm, nhấn mạnh đến quyền lực rất hạn chế của WHO trong việc tác động đến chính sách y tế nội bộ của các nước, và lo ngại về tình hình rất thiếu thông tin - cùng với thông tin sai lạc, bị bóp méo phổ biến - về bệnh dịch hiện nay, khiến rất khó có được các đánh giá sát với diễn biến bệnh dịch. Theo ông, chống dịch như ''cứu hỏa'', hơn bao giờ hết cộng đồng quốc tế cần ngồi lại để thảo luận kỹ càng về khủng hoảng dịch Covid-19, và đây cũng là dịp để cải tổ triệt để phương thức hợp tác quốc tế trước các tình trạng khẩn cấp nói chung mà nhân loại phải đối mặt.




    WHO: Giữa mềm dẻo ''ngoại giao'' và ''hiệu quả y tế''

    Về vai trò và khả năng hành động của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, giáo sư Anne-Marie Moulin, một chuyên gia về lịch sử y tế quốc tế, lưu ý trước hết đến vai trò ngoại giao của định chế quốc tế này. Theo bà,
    • ''WHO vốn thường bị phân tâm giữa một bên là đòi hỏi thận trọng về mặt ngoại giao, và bên kia là mục tiêu hướng đến hiệu quả, đưa ra các cảnh báo dịch bệnh mang ý nghĩa biểu tượng'', đối với quốc tế.


    Giáo sư Anne-Marie Moulin nhấn mạnh đến phản ứng của WHO, trong dịch Covid-19 lần này, rõ ràng là nhanh chóng hơn ''khá nhiều'' so với dịch Ebola trước đây. Tuy nhiên, theo bà, một điều cũng rõ ràng WHO đã không phê phán cách xử lý bệnh dịch chậm trễ của chính quyền Trung Quốc, định chế quốc tế này
    • ''đã không tận dụng được thời điểm Bắc Kinh tuyên bố dịch, chậm hơn nhiều so với thời điểm xuất hiện ca bệnh đầu tiên,
      để chỉ ra những điểm sai của chính quyền Trung Quốc''.
    Giáo sư Anne-Marie Moulin nhắc đến một thực tế là dịch bệnh – sau này được gọi là Covid-19 - đã được giới tài xế tại Vũ Hán truyền tin cho nhau sớm hơn rất nhiều so với tuyên bố của chính quyền. Và WHO đã bỏ qua điều này.

    Dù sao, nhìn chung, giáo sư Moulin nhận định: ''Về mặt ngoại giao, WHO đã làm được những gì có thể trong khả năng của mình''. Bởi rõ ràng là rất khó vừa hợp tác với chính quyền một quốc gia, trong khi cùng lúc đó lại phê phán chính quyền đó, đặc biệt là đối với chính quyền Trung Quốc, mà khả năng tác động trên thực tế của WHO là rất hạn chế.




    Bắc Kinh cam kết để quốc tế tìm hiểu bệnh dịch

    Bác sĩ Paul Benkimoun, một nhà báo chuyên về y tế, theo dõi sát các hành động của WHO, cũng nhấn mạnh đến vị thế nhạy cảm của WHO, trong lúc thiếu nhiều thông tin cần thiết, mà phải đưa ra quyết định Tuyên bố Tình trạng Y tế Khẩn cấp Quốc tế, trong một hoàn cảnh có ''độ bất định rất lớn''. Bởi một quyết định như vậy, vừa mang ý nghĩa chính trị, vừa mang ý nghĩa đạo lý. Tuyên bố về Tình trạng Y tế Khẩn cấp Thế giới phải cân bằng giữa một bên là tăng cường biện pháp kìm hãm dịch, với bên kia là không để cho các can thiệp trở nên quá đà, quá mức cần thiết, gây lo sợ. Đây là điều hết sức khó khăn, đặc biệt vào thời kỳ mà các giao lưu quốc tế, quan hệ kinh tế ngày càng trở nên mật thiết, và bệnh dịch lại xảy ra tại Trung Quốc, nền kinh tế thứ hai thế giới.

    Trong bài viết trên Le Monde ngày 29/01/2020 (''Coronavirus : comment la Chine a fait pression sur l’OMS''), bác sĩ Paul Benkimoun nhấn mạnh đến nội bộ của ủy ban các chuyên gia phụ trách tư vấn cho tổng giám đốc WHO, đã bị chia rẽ hiếm thấy trong việc quyết định đưa ra hay không tuyên bố về Tình trạng Y tế Khẩn cấp Thế giới (trong các phiên họp ngày 22 và 23/01). Nhiều nguồn tin từ nội bộ WHO cho thấy chính quyền Trung Quốc gây áp lực rất mạnh. Điều có thể hiểu được là, ông tổng giám đốc, Tedros Adhanom Ghebreyesus, khó lòng đưa ra được một quyết định mạnh, vào lúc mà chính bản thân ông đang chuẩn bị chuyến công du Trung Quốc.

    Chuyến công du diễn ra trong hai ngày 27 và 28/01. Ngày 28/01, từ Bắc Kinh, WHO gửi đi thông cáo: Bắc Kinh đã chấp nhận cho ''gửi một phái đoàn chuyên gia quốc tế đến Trung Quốc, ngay khi có thể, làm việc với các đồng nhiệm Trung Quốc, nhằm hiểu biết rõ hơn về bệnh dịch để định hướng các nỗ lực quốc tế trong việc đối phó'' với dịch. Một ngày sau đó, WHO ra tuyên bố Tình trạng Y tế Khẩn cấp Thế giới.

    Vẫn theo bác sĩ Paul Benkimoun, hiện tại, với ''Điều lệ Y tế Toàn cầu'' (International Health Regulations – IHR), định chế quốc tế về y tế thế giới đã có được một công cụ pháp lý mạnh, ''có tính bó buộc đối với 196 thành viên Liên Hiệp Quốc'', ''có mục tiêu giúp cho cộng đồng quốc tế phòng ngừa trước các hiểm họa nghiêm trọng với sức khỏe cộng đồng, các bệnh dịch có nguy cơ vượt ra bên ngoài các biên giới quốc gia, đe dọa toàn thế giới''. Bộ Điều lệ này đã được sửa đổi vào năm 2005, trong bối cảnh Trung Quốc che giấu thông tin trong nhiều tháng về bệnh dịch SARS, hoành hành trước hết tại tỉnh Quảng Đông, cuối năm 2002. Bộ Điều lệ sửa đổi mang tính bó buộc hơn trước.




    Hố đen thông tin Vũ Hán,
    WHO làm loa cho Bắc Kinh


    Trở lại với tâm dịch Vũ Hán, 3 tuần sau khi Tình trạng Y tế Khẩn cấp Thế giới, được tuyên bố, các chuyên gia quốc tế vẫn chưa đến thành phố này, cũng như tỉnh Hồ Bắc nói chung. Giải thích về việc chuyên gia quốc tế chưa đến Vũ Hán, ông Nicholas Rosellini, đại diện của Liên Hiệp Quốc tại Trung Quốc – có trách nhiệm phối hợp với WHO – cho biết đây ''chưa phải là thời điểm thích hợp'' để chuyên gia quốc tế đến Vũ Hán, vì một chuyến đi như vậy có thể gây trở ngại cho các hoạt động của ngành y tế Trung Quốc đang tập trung chăm sóc, điều trị bệnh nhân tại thành phố này. Giải thích nói trên được báo chí Trung Quốc đăng tải ngày 18/02.

    • Như vậy, thông tin về diễn biến dịch bệnh tại Vũ Hán, tại Hồ Bắc, rút cục vẫn là một hồ đen với giới khoa học quốc tế.
    • Cùng lúc đó, WHO gần như làm nhiệm vụ hàng ngày truyền đi các số liệu về người nhiễm, người chết do dịch Covid-19, do chính quyền Trung Quốc cung cấp.
    Nhiều người đặt câu hỏi:
    • Phải chăng WHO chỉ là một cái loa của Bắc Kinh?


    Cho đến nay, các dữ liệu mà chính quyền Trung Quốc cung cấp là quá chung chung. Giáo sư Anne-Marie Moulin cho biết, từ góc độ dịch tễ học, bà ''chưa được đọc, được xem các dữ liệu chính xác về dịch bệnh''. Rất nhiều số liệu chung được cung cấp, ví dụ như số lượng 4.000 người chết, nhưng rất thiếu các thông tin cụ thể về người bệnh qua đời, vì dịch Covid-19, về tình trạng sức khỏe, tuổi tác, nơi cư trú cụ thể, cũng như phục dựng lại con đường lan truyền của virus. Nhà sử học y tế nhấn mạnh đến một thực tế là, trong nhiều xã hội trước đây, để đối phó với dịch bệnh, phương tiện rõ ràng là thô sơ và ít hơn nhiều, nhưng lại có khá đủ các nguồn dữ liệu cho phép các sử gia phục dựng lại quá trình diễn biến của dịch, dựa trên việc tổng hợp hồi ức của nhiều người, ngược lại, dịch bệnh tại Vũ Hán diễn ra ngay trước mắt chúng ta, nhưng lại có rất ít thông tin chính xác về diễn biến thực sự của dịch bệnh.




    Thụ động trước Bắc Kinh ngay từ đầu

    Bác sĩ Trần Tuấn, tiến sĩ về y tế cộng đồng, cũng đưa ra nhận xét theo cùng hướng này, nhưng ông đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò thụ động của WHO trong giai đoạn trước khi Trung Quốc thừa nhận dịch (ngày 20/01/2020) và trước khi thành phố Vũ Hán bị phong tỏa (ngày 23/01):

    • ''Có thể nói rằng cho đến hai tuần đầu của tháng 1/2020, WHO đã có đầy đủ thông tin để xác định căn nguyên gây dịch, cũng như cái hướng xét nghiệm làm cơ sở cho việc xác định tỉ lệ mới mắc, tỉ lệ hiện mắc, đặc biệt là liên quan đến quy mô dịch mà xét nghiệm có thể cung cấp được. Ở mảng này, tôi thấy có vấn đề, cả từ phía Trung Quốc là nơi ổ dịch phát sinh, trong đó có vai trò của WHO. Đó là thông tin về dịch tế học, về nguy cơ, xác suất mắc bệnh, đường truyền của virus, thời gian nhiễm bệnh, thời gian lây truyền, cách thức lây truyền, giai đoạn ủ bệnh… Những thông tin này đã bị chậm.
      Tôi nhận thấy rằng tình trạng không rõ ràng này tiếp tục được duy trì trong những tuần đầu tháng 1/2020, kể cả cho đến khi thành phố Vũ Hán và tỉnh Hồ Bắc bị cô lập. Cho đến lúc đó, các thông tin về dịch tễ học cơ bản để giúp cho việc lên kế hoạch, chiến lược để kiểm soát dịch là chưa rõ ràng. Dường như WHO phụ thuộc hoàn toàn vào thông tin dịch tễ học của Trung Quốc, trong khi đó, để xây dựng được chiến lược đối phó toàn cầu phải có các thông tin rõ ràng hơn. WHO dường như đã không có động thái thúc đẩy Trung Quốc thực hiện các nghiên cứu dịch tễ học cộng đồng, và điều này đã gây khó khăn cho việc thiết lập một chiến lược có hiệu quả trong việc phòng chống dịch''.





    2/3 người Trung Quốc nhiễm virus ''mất hút''

    Dịch Covid-19 đột ngột bùng phát trong những ngày gần đây tại nước Ý, vốn là một trong những quốc gia đầu tiên ban hành Tình trạng Khẩn cấp đối phó dịch (ngày 31/01), ngay sau khi WHO tuyên bố Tình trạng Y tế Khẩn cấp Quốc tế. Giới chuyên gia đặt câu hỏi vì sao ?

    Nhà báo, bác sĩ Paul Benkimoun, trong bài viết ''La pandémie de coronavirus paraît inéluctable'' (Le Monde, ngày 25/02/2020), nêu ra hai nghiên cứu dịch tễ học mới đây, của hai nhóm khoa học gia Anh và Pháp, công bố ngày 21 và 23/02 (một của Viện Imperial College, Luân Đôn, và một của ê kíp Inserm, Đại học Sorbonne, do bà Vittoria Colizza, giám đốc nghiên cứu, chuyên gia về dịch tễ học và y tế công, lãnh đạo). Hai điều tra đưa ra cùng một kết luận:
    • ước tính đã có khoảng hai phần ba người Trung Quốc nhiễm virus, xuất ngoại, ''mất hút''.

    Hai nghiên cứu hiếm hoi nói trên chỉ ra ''phần chìm của tảng băng'', hình ảnh mà nhiều người thường dùng để nói về dịch Covid-19 đáng sợ, khó lường. Bác sĩ Paul Benkimoun nhấn mạnh đây rất có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh dịch được coi là ''bất ngờ'' tăng vọt tại nước Ý những ngày gần đây.




    Phong tỏa Vũ Hán: Phần trách nhiệm của WHO

    Nhiều người đặt câu hỏi :
    • Phải chăng một trong những nguyên nhân chính của việc hai phần ba số người Trung Quốc nhiễm virus xuất ngoại, nhưng ''mất hút'',
      là do chính sách che giấu thông tin về diễn biến dịch bệnh của chính quyền Bắc Kinh, ngay cả khi Trung Quốc đã chính thức thừa nhận có dịch?
    • WHO đóng vai trò gì khi để Bắc Kinh độc quyền thông tin về dịch bệnh tại Trung Quốc?


    Cũng nhiều câu hỏi được đặt ra về các tác động nhiều mặt của biện pháp phong tỏa hàng chục triệu dân cư tỉnh Hồ Bắc, trên quy mô lớn chưa từng có trong lịch sử nhân loại. WHO đã nhiều lần ca ngợi Bắc Kinh về biện pháp được coi là triệt để này. Hiện vấn đề này còn rất ít được quan tâm. Tuy nhiên, ngay trong hiện tại, nhiều ý kiến phản biện đã vạch ra tác dụng con dao hai lưỡi của biện pháp thời chiến này. Chưa những hậu quả vô cùng lớn đến chính đời sống và tình trạng an ninh y tế của người dân vùng bị phong tỏa (bị nhiều nhà bảo vệ nhân quyền tố cáo là một thảm họa cho người dân), một trong các hệ quả lớn đối với bên ngoài là: nhiều người xuất thân từ vùng dịch, một khi ở ngoài khu vực bị phong tỏa, có xu hướng mai danh ẩn tích, vì sợ bị phát hiện. Dịch bệnh cũng có thể theo đó mà lan truyền ngoài vòng kiểm soát.

    Chính quyền Trung Quốc hiển nhiên có trách nhiệm chính trong chuyện này. Nhưng WHO đóng vai trò ra sao? Liệu Tổ Chức Y Tế Thế Giới có làm đúng những gì trong phạm vi quyền hạn được cộng đồng quốc tế giao phó?




    http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/2 ... g-h%C6%A1n
              
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20134
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Trung Quốc đã viết lại lịch sử về con virus Vũ Hán

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Trung Quốc đã viết lại lịch sử về con virus Vũ Hán

    _______________________________________
    Thụy My _ 11/03/2020



              

    Hình ảnh Tập Cận Bình đi thăm Vũ Hán được chiếu trên màn ảnh rộng trước một trung tâm thương mại ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 10/03/2020 REUTERS/Thomas Peter

              



    La Croix ghi nhận từ hơn một tuần qua, bộ máy tuyên truyền khổng lồ của Trung Quốc bắt đầu tăng tốc. Hai tháng sau khi dịch bệnh virus corona chủng mới khởi phát, và nay đã lan tràn đến trên 90 quốc gia trên thế giới, chính quyền Bắc Kinh muốn xóa đi ký ức tập thể về nguồn gốc của con virus Vũ Hán, ở trong nước cũng như ngoài nước.

    Một chiến dịch ngoại giao và truyền thông đã được tung ra, trước hết nhằm tung hỏa mù về thời điểm khởi đầu chính xác nạn dịch. Sự che giấu này kéo dài đến gần hai tháng :
    • ca đầu tiên xuất hiện từ đầu tháng 12/2019,
    • nhưng chính quyền chỉ công khai vào ngày 20/01/2020.
    Nhờ đó con virus đã lan rộng trên cả nước Trung Quốc trong dịp Tết âm lịch, với số lượng người khổng lồ về quê ăn Tết, và sau đó gây tai họa cho cả thế giới.




    Phi tang dấu vết chợ Vũ Hán

    Đối với đảng Cộng Sản Trung Quốc, việc bị điểm mặt chỉ tên là nguồn gốc của con virus corona chủng mới là không thể chấp nhận được. Tất cả những gì chỉ ra mối liên quan giữa Trung Quốc và con virus này cần phải được đặt dấu hỏi, và biến mất trong tất cả sách sử.

    Tất cả các đại sứ Trung Quốc tại nước ngoài được lệnh cho lan truyền trên Twitter (dù mạng xã hội này bị cấm tại Hoa lục) và báo chí ngoại quốc một thông điệp như sau :
    • « Tuy con virus corona đã lan ra từ Vũ Hán, nhưng xuất xứ thực sự của nó vẫn chưa rõ. Chúng tôi đang tìm kiếm xem con virus này xuất phát từ đâu ».


    Tương tự, các nhà ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh đến việc
    • « chợ bán thú hoang Hoa Nam ở Vũ Hán, mà ban đầu được cho là nơi xuất phát nạn dịch, nay không còn là tâm dịch ».
    La Croix ghi nhận, ngôi chợ này đã được dọn dẹp toàn bộ và có thể sẽ bị phá hủy, không còn để lại một dấu vết nào.




    Phao tin virus corona Vũ Hán xuất xứ từ Mỹ, Nhật

    Gieo rắc nghi ngờ trong đầu mọi người là giai đoạn đầu tiên để giúp nuôi dưỡng đủ loại thuyết âm mưu đang được lan truyền hiện nay, rằng con virus Vũ Hán có nguồn gốc từ…Mỹ !

    Thậm chí đại sứ quán Trung Quốc ở Tokyo tuần trước còn gởi cho tất cả các Hoa kiều tại Nhật một số chỉ thị cần áp dụng, nếu phải đối phó với « virus corona Nhật Bản ». Cứ như là con virus Vũ Hán sau khi tràn sang Nhật đã nhập quốc tịch Nhật Bản.

    Về phía Tokyo không đòi hỏi phải sửa sai, nhưng cách dùng từ này rõ ràng không ổn. Trước tầm cỡ của bệnh dịch, Tokyo đã cho hoãn lại chuyến thăm chính thức Nhật Bản của ông Tập Cận Bình dự kiến vào tháng Tư, và cấm tất cả các công dân Trung Quốc nhập cảnh vào Nhật, hai tháng sau khi khởi đầu khủng hoảng.

    Libération cũng nhắc lại sự kiện hôm 5/3 đại sứ Trung Quốc tại Tokyo gởi thư cho các công dân về « virus Nhật », và có cùng nhận định : đảng Cộng Sản Trung Quốc tiếp tục viết lại lịch sử, tô vẽ Tập Cận Bình thành người chiến thắng trong « cuộc chiến tranh nhân dân chống virus ». Hôm 27/2, nhà dịch tễ học nổi tiếng Chung Nam Sơn (Zhong Nanshan) tuyên bố « virus corona có thể không phải từ Trung Quốc ».

    Trong những ngày gần đây, báo chí nhà nước ở Hoa lục đăng rất nhiều thông tin về khoảng vài chục trường hợp con virus độc hại này từ nước ngoài « nhập khẩu » vào Trung Quốc, từ Iran hay Ý, nói bóng gió rằng nay thì những người ngoại quốc đã làm lây nhiễm cho Trung Quốc, trong khi thực tế đó chính là các Hoa kiều trở về nước.




    « Thế giới phải cám ơn Trung Quốc »

    Cuối cùng, nhiều thông điệp chính thức kêu gọi « thế giới phải cám ơn Trung Quốc » vì đã hy sinh, chiến đấu với con virus, và nay Bắc Kinh sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cho những nước nào cần đến. Một thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc tuyên bố :
    • « Trong lúc vẫn tiếp tục công việc phòng dịch tại Hoa lục, chúng tôi sẽ cung cấp - trong phạm vi khả năng của mình - sự hỗ trợ cho các nước ».


    Mục tiêu là để người ta quên đi chế độ cai trị đã làm mất ít nhất ba tuần lễ quý giá để ngăn chận dịch bệnh, qua việc tổ chức buổi tiệc khổng lồ với 40.000 gia đình tham gia hôm 18/1 tại Vũ Hán nhằm đoạt kỷ lục thế giới, và để cho 5 triệu người Vũ Hán ra đi trong khi nạn dịch đang tiến triển nhanh.

    Báo chí chính thức đăng vô số hình ảnh những bệnh nhân cám ơn các bác sĩ, nhấn mạnh rằng việc con virus corona lan tràn trên khắp hành tinh và những khó khăn mà các nước dân chủ đang gặp phải. Tuy nhiên không hề nhắc đến các hậu quả xã hội thảm thương đối với những người dân bị cách ly ở Hồ Bắc, trong đó khốn khổ nhất là những người nghèo.

    The Diplomat nhắc lại một ngạn ngữ Trung Hoa « Chỉ hươu, bảo ngựa » và nhận định của một chuyên gia, cứ nhắc đi nhắc lại mãi thì rốt cuộc đa số người nghe cũng thụ động chấp nhận là đúng. Anthon Saich, chuyên gia của trường đại học Havard ghi nhận :
    • « Các bác sĩ được giới thiệu như những người hùng, không phải vì họ tận tụy với chức trách, có y đức, mà vì họ là đảng viên ».
    Theo ông, cuộc khủng hoảng đã làm lung lay lòng tin về sự lãnh đạo của Tập Cận Bình, nhưng tác động của nó sẽ không kéo dài.




    Đảng Cộng Sản Trung Quốc độc quyền sự thật, độc quyền lịch sử

    La Croix nhận xét, cũng như thường lệ, luận điệu được đưa ra là « nhờ có đảng Cộng Sản Trung Quốc » mà dịch bệnh virus corona đã được kiểm soát, còn các nước khác thì đang vất vả chống dịch. Tờ báo hung hăng nhất của đảng là Global Times tuần rồi nhấn mạnh « các nước châu Âu không thể nào áp dụng được những biện pháp triệt để như Trung Quốc », nhằm chứng tỏ rằng chế độ cai trị của Bắc Kinh là ưu việt hơn các chế độ dân chủ phương Tây. Nhưng những biện pháp cô lập được Ý đưa ra đã chứng minh ngược lại.

    Về từ ngữ « chiến tranh nhân dân chống virus » mà Tập Cận Bình thích dùng, The Diplomat trích lời chuyên gia David Bandurski, thuộc China Media Project, trường đại học Hồng Kông cho rằng : « Những cuộc chiến tranh tạo ra những anh hùng, và những người hùng giúp cho tuyên truyền nở rộ ». Các chiến dịch truyền thông đậm tính dân tộc chủ nghĩa đã phát huy tác dụng :
    • làm chuyển hướng sự phẫn nộ của người dân về dịch bệnh SARS trước đây sang tranh chấp lãnh thổ với Nhật,
    • đánh lạc hướng về phong trào biểu tình ở Hồng Kông và cuộc chiến tranh thương mại với Hoa Kỳ.


    Trước các chiến dịch tuyên truyền mạnh mẽ của Bắc Kinh, nhà Trung Quốc học Steve Tsang, giáo sư Viện Trung Quốc ở Luân Đôn giải thích :
    • « Đảng Cộng Sản Trung Quốc luôn muốn độc quyền sự thật, độc quyền lịch sử, và họ chối phăng việc che giấu nạn dịch ngay từ đầu. Các quan chức đảng luôn nghĩ rằng mình có lý, ngay cả khi họ sai rành rành.
      Nhưng « sự thật » theo kiểu Trung Quốc cần phải được đặt lại vấn đề ở phương Tây. Chính là chúng ta, trong thế giới dân chủ, phải vạch trần luận điệu tuyên truyền của đảng Cộng Sản Trung Quốc ».





    http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/2 ... 9-h%C3%A1n
              
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20134
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Virus corona: Bắc Kinh cố phủ nhận virus xuất xứ từ Trung Quốc

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Virus corona:
    Bắc Kinh cố phủ nhận virus xuất xứ từ Trung Quốc

    _______________________________________
    Trọng Nghĩa _ 12/03/2020



              

    Một bệnh viện điều trị virus corona tại tâm dịch Vũ Hán, Trung Quốc. Ảnh chụp ngày 17/02/2020. STR / AFP

              



    Dịch Covid càng lúc càng lan rộng tại châu Âu dĩ nhiên là đề tài chủ đạo trên báo Pháp ra ngày hôm nay 12/03/2020, được Le Figaro và Les Echos nêu bật trên trang nhất.

    Dù chọn chủ đề khác làm tựa chính, Libération, La Croix và Le Monde cũng đã dành nhiều bài viết cho con virus corona đang là đại họa của toàn thế giới. La Croix có một bài rất đáng chú ý, tiếp tục vạch trần ý đồ gần đây của Bắc Kinh muốn xóa nhòa vai trò của Trung Quốc trong việc gây nên đại dịch toàn cầu.

    Trong bài “Trung Quốc muốn tin rằng dịch Covid-19 đã lùi vào quá khứ”, nhật báo Công Giáo La Croix ghi nhận hai chiều hướng trái ngược nhau đang diễn ra:
    • Dịch bệnh tại Trung Quốc ngày càng có thêm dấu hiệu lùi bước,
    • trong lúc tại phần còn lại của thế giới, từ ngữ “đại dịch” đã được chính thức sử dụng.





    Dịch Covid-19 đã lùi bước tại Trung Quốc, nhưng nguy cơ tái phát vẫn còn

    Theo La Croix, khi lần đầu tiên đặt chân đến Vũ Hán, nơi xuất phát của dịch Covid-19 đang lan rộng trên toàn thế giới hôm 10/03/2020 vừa qua, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tuyên bố rằng “sự lây lan của dịch bệnh kể như đã bị ngăn chặn”. Tuy nhiên, ông đã cẩn thận chưa tuyên bố chiến thắng, vì nguy cơ dịch bệnh tái bùng phát vẫn còn đó trong bối cảnh đại dịch đang lan rộng ngoài Trung Quốc.

    Đối với La Croix, Trung Quốc hiện đang đứng trước hai nguy cơ chủ chốt.
    • Trước hết, việc khôi phục các hoạt động thương mại và công nghiệp sẽ lại tạo ra tình trạng dân chúng khắp nơi tiếp xúc với nhau, tạo điều kiện cho con virus lây lan trở lại.
    • Ngoài ra, đại dịch hoành hành ngoài Trung Quốc có thể gây ra hiệu ứng boomerang, nhất là khi hàng ngàn người Trung Quốc ra nước ngoài nhân kỳ nghỉ Tết hồi tháng Giêng vừa qua sẽ hồi hương. Nhiều trường hợp virus corona từ Ý, Iran, Hàn Quốc… “tái nhập” vào Trung Quốc đã được ghi nhận trong những ngày gần đây.




    Tuyên truyền để xóa nhòa việc Trung Quốc là nơi phát tán virus

    Tuy nhiên nhìn chung, trên bình diện y tế, bầu không khí tại Trung Quốc đã lạc quan trở lại. Trong bối cảnh đó, La Croix đã ghi nhận sự kiện “guồng máy tuyên truyền đã khởi động trở lại để bắt đầu xóa khỏi ký ức tập thể của cả người Trung Quốc lẫn người ngoại quốc, nguồn gốc và bản chất Trung Quốc của virus Vũ Hán”.

    Theo La Croix, từ một tuần lễ nay, Trung Quốc đã tung ra cả “một chiến dịch ngoại giao và truyền thông nhằm mục đích xóa nhòa thời điểm chính xác mà dịch bệnh bùng lên”.

    Tờ báo cho biết là:
    • “Mọi đại sứ Trung Quốc đều phải dùng tài khoản Twitter (vốn bị cấm ở Trung Quốc) của mình để truyền đi thông điệp với nội dung “Cho dù con virus corona đã xuất phát từ Vũ Hán, nhưng nguồn gốc thực sự của nó vẫn chưa được biết. Chúng tôi đang cố gắng tìm hiểu xem chính xác virus đến từ đâu.”


    Đối với La Croix, Trung Quốc còn có một động thái “thâm hiểm” hơn khi gọi con virus corona ở ngoại quốc bằng những tên khác, chẳng hạn như đại sứ quán Trung Quốc ở Tokyo đã sử dụng từ “virus Nhật Bản”.

    Tờ báo Pháp kết luận:
    • “Đối với đảng Cộng Sản Trung Quốc, một mình nắm giữ sự thật lịch sử, phải tạo ra tâm lý nghi ngờ đối với mọi thứ gắn Trung Quốc với con virus, và phải xóa bỏ mối quan hệ này ra khỏi sử sách. Trong số những vụ tẩy xóa lịch sử khác kể từ năm 1949, Bắc Kinh đã xóa được vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989 ra khỏi tâm trí của tất cả các thế hệ được sinh ra sau sự kiện đó”.





    Les Echos: Miền bắc Ý muốn chính quyền dùng mô hình cách ly Vũ Hán

    Cũng liên quan đến vai trò của Trung Quốc, nhật báo kinh tế Les Echos đã đặc biệt chú ý đến sự kiện Ý vừa quay sang nhờ Trung Quốc giúp đỡ trong việc chống dịch Covid-19.

    Theo đặc phái viên của tờ báo tại Ý, trước trăm bề khó khăn đang gặp phải trong việc đối phó với sự lây lan của dịch Covid-19, giới y tế tại miền bắc Ý đã lên tiếng đòi chính quyền Rôma phải ban hành những biện pháp cách ly quyết liệt hơn nữa.

    Người điều phối các hoạt động cấp cứu phụ trách vùng Lombardia, nơi chịu tác hại nặng nề nhất của dịch bệnh đã nói thẳng: “Hãy áp dụng mô hình Vũ Hán để kềm hãm đà lây lan của dịch bệnh”.

    Theo Les Echos, chủ tịch hai vùng Lombardia và Veneto đã kêu gọi chính quyền trung ương ban bố lệnh phong tỏa và cách ly hoàn toàn để chống dịch, tức là đóng cửa tất cả các nhà máy, doanh nghiệp và cửa hàng thương mại, giảm hoạt động của ngành vận chuyển đến mức tối thiểu. Những đòi hỏi triệt để kể trên đã được giới chủ nhân, cũng như chính phủ Ý tiếp nhận một cách rất dè dặt, vì sợ rằng sẽ tạo ra những khó khăn kinh tế, gây nên bùng nổ xã hội.




    Bị châu Âu bỏ bê, Ý cầu viện Trung Quốc

    Trước mắt, theo Les Echos, chính quyền Ý đã kêu gọi châu Âu giúp đỡ. Thế nhưng, trước phản ứng chậm chạp của Bruxelles, Roma đã quay sang nhờ Trung Quốc và đã được Bắc Kinh chấp nhận ngay. Theo ghi nhận của Les Echos, Trung Quốc như đã không chấp nhất việc chính phủ Ý là một trong những nước hiếm hoi đầu tiên đình chỉ ngay lập tức tất cả các chuyến bay đến và đi từ Trung Quốc khi dịch Covid bùng lên tại Vũ Hán.

    • Và như vậy là Bắc Kinh đang cấp tốc chuyển qua cho Ý
      • 1.000 máy hỗ trợ hô hấp (Ý hiện chỉ có 3.000 chiếc mà thôi),
      • 20.000 bộ quần áo bảo hộ y tế…
      • cùng với 9 chuyên gia thành thạo trong chiến dịch chống Covid 19 tại Trung Quốc vừa qua.

                
      Bắc Kinh cũng hứa gởi qua giúp Rôma 100.000 chiếc khẩu trang công nghệ cao
      và đã yêu cầu các công ty Trung Quốc xuất khẩu 2 triệu khẩu trang y tế thông thường sang Ý.
                
      Về phía chính phủ Ý, Les Echos ghi nhận là Rôma đã cam kết mua một khối lượng lớn thiết bị hỗ trợ hô hấp.
      Đây là những thiết bị do các công ty Trung Quốc làm ra để đối phó với dịch bệnh tại chỗ, nay đang bị tồn kho, vì không còn cần thiết.


    Theo nhật báo Pháp, ngoại trưởng Ý đã được đồng nhiệm Trung Quốc cam kết hôm 10/03 là sẽ ưu tiên đáp ứng các yêu cầu của Rôma. Ông Luigi Di Mario đã cảm ơn phía Trung Quốc và tuyên bố rằng:
    • “Chúng tôi chắc chắn sẽ không quên quốc gia đã gần gũi với chúng tôi”.

    Les Echos bình luận: “Lời cám ơn này chẳng khác gì một lời trách móc nhắm vào Bruxelles”.




    Trang nhất các báo

    Như nói ở trên, hai tờ Le Figaro và Les Echos đã dành hồ sơ chính và tựa lớn trang nhất cho dịch Covid-19, trong lúc Le Monde, Liberation và La Croix thì chú ý đến thời sự Pháp hay quốc tế.

    Dù cùng khai thác chủ đề virus corona, nhưng Le Figaro đã nhấn mạnh đến phản ứng của châu Âu với hàng tựa lớn: “Đối mặt với đại dịch, châu Âu đang cố gắng tổ chức” cách phản ứng. Trong khi đó, Les Echos lại chú ý nhiều hơn đến tình hình tại Pháp, cho rằng “Pháp bị (virus) bao vây”.

    Đối với Le Figaro để tránh tình trạng các quốc gia vì ích kỷ chỉ bo bo lo cho mình, chính “Ủy ban Châu Âu sẽ đứng ra điều phối công cuộc đấu tranh chống đại dịch giữa các thành viên của Liên Hiệp Châu Âu”. Theo Le Figaro, đây quả là một việc không dễ dàng do truyền thống “hợp tác khó khăn” giữa các nước châu Âu với nhau.

    Tuy vậy, cả hai tờ báo đều có vẻ khen ngợi quyết định của nước Đức, với việc thủ tướng Merkel sẵn sàng để Đức tham gia giúp đỡ các nước khác, đồng thời từ bỏ thái độ cứng rắn trên vấn đề thâm thủng ngân sách để các nước có thể tung tiền chống dịch.

    ...



    http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/2 ... 9-h%C3%A1n
              
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20134
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Virus corona : Hàn Quốc chống dịch hiệu quả nhờ đâu ?

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Virus corona :
    Hàn Quốc chống dịch hiệu quả nhờ đâu ?


    _______________________________________
    Thụy My _ 12/03/2020



              

    Nhân viên y tế tại một trạm xét nghiệm di động virus corona tại Daegu, Hàn Quốc ngày 03/03/2020. HEALTH-CORONAVIRUS/RESPONSE REUTERS/Kim Kyung-Hoon

              



    Sau khi bùng nổ các ca nhiễm virus corona chủng mới, Hàn Quốc đã có những nỗ lực để làm giảm các trường hợp dương tính với Covid-19 đồng thời duy trì tỉ lệ tử vong tương đối thấp.

    Đến hôm nay 12/03/2020, Hàn Quốc có 7.869 người bị nhiễm virus corona, đứng thứ tư trên thế giới, tuy nhiên chỉ có 66 người chết so với ba nước đứng đầu lần lượt là Trung Quốc (3.169 tử vong), Ý (827), Iran (354). Hãng tin Pháp AFP đặt câu hỏi,
    • phải chăng Hàn Quốc là hình mẫu nên theo trong cuộc chiến chống nạn dịch này ?





    Seoul xử lý nạn dịch như thế nào ?

    • Ngược với Trung Quốc – đã chọn giải pháp cách ly ngay 50 triệu dân –
    • Seoul sử dụng chiến lược phối hợp giữa việc
      • thông tin cho công chúng với sự tham gia của cư dân
      • và một chiến dịch xét nghiệm đại quy mô.

    • Người thân của tất cả những người bị dương tính được tìm kiếm và đưa đi xét nghiệm.

      Hành trình di chuyển của các bệnh nhân trước khi phát hiện dương tính đều được dựng lại thông qua hình ảnh từ các camera giám sát, việc sử dụng thẻ tín dụng hay định vị điện thoại thông minh, và công bố cho mọi người. Người dân nhận được các tin nhắn mỗi khi phát hiện các trường hợp nhiễm bệnh mới ở gần nhà hoặc nơi làm việc.


    Chiến lược này tất nhiên gây ra những tranh cãi về việc bảo vệ cuộc sống riêng tư, tuy nhiên cũng thúc đẩy nhiều người tự nguyện đi xét nghiệm.

    Hàn Quốc tiến hành xét nghiệm virus corona nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào, với nhịp độ 10.000 trường hợp/ngày, nhờ đó có thể tấn công rất sớm vào các ổ dịch mới.




    Làm thế nào Hàn Quốc có thể cho xét nghiệm nhiều như vậy ?

    • Cho đến hôm qua 11/3, số lượng xét nghiệm đã lên đến 220.000.
    • Hàn Quốc có 500 dưỡng đường đã quen với tiến trình xét nghiệm,
    • trong đó có khoảng 40 trạm xét nghiệm di động, để giảm thiểu các tiếp xúc giữa những người bệnh tiềm năng và nhân viên y tế.

    Hàn Quốc cũng đã học được bài học từ những sai lầm của mình, nhất là tình trạng thiếu thốn các bộ xét nghiệm trong cuộc khủng hoảng dịch MERS (virus corona gây hội chứng hô hấp cấp Trung Đông) năm 2015.

    Thế nên nước này đã đẩy nhanh thủ tục đưa các bộ xét nghiệm ra thị trường, và chỉ vài tuần sau khi con virus corona xuất hiện tại Trung Quốc, Seoul đã bật đèn xanh cho việc cung ứng cho các dưỡng đường các bộ kit mới để xét nghiệm Covid-19 chỉ trong vòng sáu tiếng đồng hồ.




    Dân chúng phản ứng ra sao ?

    Chính quyền đã tung ra chiến dịch « giữ khoảng cách hoạt động xã hội »,
    • cổ vũ người dân ở nhà,
      tránh các cuộc tụ tập
      và giảm thiểu những tiếp xúc.
    Kết quả là có những khu phố lâu nay đông đúc bỗng vắng tanh, trong khi các tiệm buôn, nhà hàng phải vất vả trong việc thu hút khách hàng.
    • Số lượng các sự kiện thể thao, văn hóa bị hủy bỏ
    • và việc đeo khẩu trang trở thành phổ biến, như chính phủ đã dự kiến.
    Seoul trông cậy và cư dân đặc biệt tôn trọng kỷ luật.




    Vì sao số tử vong ở Hàn Quốc thấp như vậy ?

    Không thể nào tính toán được cụ thể tỉ lệ tử vong do virus corona Vũ Hán, vì chỉ có thể thực hiện được một khi dịch bệnh kết thúc. Tuy vậy, quan sát các con số do chính phủ đưa ra, chúng ta nhận thấy tỉ lệ tử vong ở Hàn Quốc thấp hơn rất nhiều so với các nước khác.

    AFP đưa ra nhiều nhân tố để giải thích.
    • Chiến dịch xét nghiệm giúp phát hiện sớm các bệnh nhân, và quy mô rộng rãi của nó khiến cho có nhiều cơ hội nhận ra những người bị nhiễm virus nhưng chưa phát ra triệu chứng, hay có rất ít triệu chứng. Phát hiện được nhiều bệnh nhân hơn để điều trị, đương nhiên sẽ làm giảm đi tỉ lệ người bị chết vì bệnh này.
                
    • Ngoài ra, số người bị dương tính ở Hàn Quốc có một điểm chung : hầu hết là phụ nữ, và gần phân nửa trong số này dưới 40 tuổi. Chính quyền giải thích là trên 60% số ca bị nhiễm liên quan đến giáo phái Tân Thiên Địa (Shincheonji) thường bị coi là tà giáo. Đa số thành viên của giáo phái này là phụ nữ ở độ tuổi 20, 30.

      Trong khi đó tỉ lệ tử vong vì virus corona tăng lên với tuổi tác, và những người trên 80 tuổi, đặc biệt là phái nam, có nguy cơ nhiều nhất.





    Hàn Quốc là mô hình để noi theo ?

    Masahiro Kami, Viện nghiên cứu chính sách y tế ở Tokyo cho rằng :
    • « Xét nghiệm là biện pháp quan trọng ban đầu để kiểm soát virus.
      Như vậy đó là mô hình tốt cho tất cả các nước ».


    Marylouise McLaws, trường đại học Nouvelle-Galles của Hàn Quốc nhận định :
    • « Hàn Quốc đã hành động đúng đắn.
      Đối với các chính phủ, rất khó khăn khi phải quyết định dùng các biện pháp nghiêm khắc như vậy, thế nên họ thường ra tay rất trễ ».




    http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/2 ... %91%C3%A2u
              
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20134
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Virus corona: Vì sao phụ nữ và trẻ em ít bị nhiễm?

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Virus corona:
    Vì sao phụ nữ và trẻ em ít bị nhiễm?

    _______________________________________
    James Gallagher _ BBC _ 8 tháng 3 2020



              

    Điều gì có thể lý giải cho tỷ lệ tử vong thấp ở phụ nữ và trẻ em khi bị nhiễm Covid-19?

              





    • Phụ nữ dường như ít có khả năng tử vong vì virus corona hơn nam giới;
    • và trẻ em dường như ít có khả năng tử vong hơn các nhóm tuổi khác.

    Hầu hết phụ nữ và trẻ em sẽ bị nhiễm trùng nhẹ, và sự khác biệt giữa hai nhóm giới tính và độ tuổi trở nên rõ ràng hơn ở những trường hợp nghiêm trọng nhất. Vậy chuyện gì đang xảy ra vậy?

    Tất cả thông tin chúng tôi có được đến từ một nghiên cứu lớn của Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Trung Quốc. Nghiên cứu này dựa trên 44.000 người và cho thấy
    • 2,8% đàn ông bị nhiễm bệnh đã chết so với 1,7% phụ nữ.
    • Và chỉ 0,2% trẻ em và thanh thiếu niên chết so với gần 15% số người trên 80 tuổi.





    Có phải phụ nữ và trẻ em ít lây Covid-19 hơn?

    Có hai cách giải thích.
    1. Một là những nhóm này ít có khả năng bị lây nhiễm ngay từ đầu,
    2. hai là cơ thể của họ có khả năng đối phó với virus này.

    • "Thông thường với các virus mới, tất cả mọi người đều có thể bị nhiễm, đó là điểm quan trọng,"
    Tiến sĩ Bharat Pankhania, từ Đại học Exeter nói. Điều này là vì không ai có khả năng miễn dịch với virus vì trước đây chưa từng có ai tiếp xúc với nó. Nhưng dù vậy, thường trong giai đoạn đầu của một đợt dịch, trẻ em có thể ít bị nhiễm virus hơn.
    • "Một lý do chúng ta chưa thấy nhiều trường hợp bị lây nhiễm ở trẻ em là chúng luôn được bảo vệ khi dịch bắt đầu bùng phát, cha mẹ luôn tìm cách giữ cho trẻ tránh xa bệnh tật,"
    Tiến sĩ Nathalie MacDermott, từ King College London, nói.




    Điều gì đang cứu mạng sống phụ nữ?

    Bạn có thể ngạc nhiên về sự khác biệt giữa tỷ lệ tử vong của nam giới và nữ giới do virus corona, nhưng các nhà khoa học thì không.

    • Chúng tôi có thể thấy sự khác biệt này ở nhiều loại bệnh nhiễm trùng bao gồm cả bệnh cúm. Một phần của câu trả lời là đàn ông thường có sức khỏe kém hơn phụ nữ do có lối sống không lành mạnh như hút thuốc.
      "Hút thuốc làm hỏng phổi của bạn, bạn sẽ không thể nào là kẻ chiến thắng,"
    tiến sĩ MacDermott nói.
    Đây có thể là một vấn đề đặc biệt ở Trung Quốc, nơi ước tính 52% nam giới hút thuốc trong khi chỉ 3% phụ nữ hút thuốc. Nhưng cũng có những khác biệt trong cách hệ thống miễn dịch của đàn ông và phụ nữ phản ứng khi bị nhiễm trùng.

              

              

    Giáo sư Paul Hunter, từ Đại học East Anglia cho biết:
    • "Nữ giới có các phản ứng miễn dịch thực chất khác nhau đối với nam giới, phụ nữ dễ mắc các bệnh tự miễn dịch và có bằng chứng cho thấy phụ nữ sản xuất kháng thể tốt hơn với vaccine chống cúm".





    Phụ nữ có thai thì sao?

    Câu trả lời chính thức là phụ nữ không có nguy cơ lây nhiễm khi mang thai nhưng các chuyên gia vẫn nghi ngờ.

    Mang thai tác động nhiều đến cơ thể, bao gồm làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Điều đó sẽ giúp ngăn cơ thể họ từ chối thai nhi trong bụng mẹ, nhưng nó cũng khiến phụ nữ dễ bị nhiễm trùng hơn. Phụ nữ mang thai có nhiều khả năng tử vong vì cúm hơn so với phụ nữ không mang thai cùng tuổi. Chính phủ Anh cho biết "không có dấu hiệu rõ ràng" rằng phụ nữ mang thai có nhiều khả năng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi virus corona.

    • "Tôi không tự tin lắm," Giáo sư Hunter nói.
      "Nó dựa trên dữ liệu từ chín phụ nữ mang thai, vì vậy tôi không nghĩ bạn có thể nói mọi thứ đều ổn.
      "Nếu đó là vợ tôi, tôi sẽ khuyến khích cô ấy đề phòng, rửa tay và cứ thế và cẩn thận gấp đôi."





    Trẻ em có bị virus Covid-19 không và triệu chứng thế nào?

    Có, trẻ có thể nhiễm virus corona. Có những trường hợp trẻ nhất mới được vài ngày tuổi.

    Có rất ít thông tin về các triệu chứng nhiễm Covid-19 ở trẻ em, nhưng chúng có vẻ nhẹ, sốt, sổ mũi và ho. Bạn có thể sẽ nghĩ trẻ em sẽ bị khá nặng. Đó là trường hợp bị cúm khi trẻ dưới 5 tuổi và đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi, có nguy cơ biến chứng cao hơn.

    • "Mọi người có xu hướng bị bệnh nhiều hơn ở các thái cực của tuổi tác vì họ có khả năng phục hồi thấp hơn,"
    tiến sĩ Pankhania nói. Đã có một số trường hợp có biến chứng nặng hơn và những người có vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như hệ thống miễn dịch yếu hoặc hen suyễn nghiêm trọng, sẽ có nguy cơ cao hơn. Nhưng nhìn chung, virus có vẻ nhẹ hơn ở trẻ em.




    Vậy tức hệ miễn dịch của trẻ có thể kháng lại Covid-19?

    Có sự khác biệt quan trọng giữa hệ thống miễn dịch của trẻ và người lớn.

    Ở thời thơ ấu, hệ thống miễn dịch của chúng ta còn non nớt và có xu hướng phản ứng thái quá, đó là lý do tại sao sốt cao rất phổ biến. Một hệ thống miễn dịch đi vào trạng thái quá tải luôn là một điều tồi tệ bởi vì nó có thể làm hỏng phần còn lại của cơ thể và là một trong những lý do virus corona có thể gây tử vong.

    • "Bạn nghĩ nó sẽ trở nên quá tải nhưng điều đó đã không xảy ra," tiến sĩ MacDermott nói.
      "Hẳn là có thứ gì trong virus khiến nó không dễ dàng kích thích hệ thống miễn dịch ở trẻ em, nhưng thứ đó là gì thì vẫn chưa rõ.
      "Chúng dường như không gây ra một phản ứng miễn dịch quá mức và một số trường hợp dường như còn không có triệu chứng."


    Có một số bệnh mà chúng ta tốt hơn nên bị khi còn nhỏ, như thủy đậu là một ví dụ bởi vì cách cơ thể phản ứng ở những thời điểm khác nhau trong cuộc sống.

    Tuy nhiên cũng nên nhớ là chúng ta có khá ít thông tin về trẻ em.

    • "Mối quan tâm của tôi là chúng ta chưa có đủ trường hợp bị lây nhiễm ở trẻ em để thực sự biết tỷ lệ tử vong là gì, đặc biệt là ở trẻ dưới một tuổi và trẻ sơ sinh," bác sĩ MacDermott nói.





    Tại sao virus corona lại gây chết người?

    Triệu chứng nhiễm Covid-19 bắt đầu bằng sốt và ho, đây là những triệu chứng mà nhiều người trong chúng ta hay gặp phải vào mùa đông. Nhưng virus corona mới này có thể khiến hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức. Một trong những triệu chứng nghiêm trọng hơn là hội chứng suy hô hấp cấp tính do viêm lan rộng trong phổi.

    Viêm là cách cơ thể báo hiệu đã đến lúc chống lại nhiễm trùng và sửa chữa cơ thể. Ở mức độ đơn giản nhất là một vết cắt sẽ khiến ta cảm thấy đau, nhưng nó thực sự là cả một quá trình phức tạp trên khắp cơ thể.

    • "Viêm là một cơ chế hoạt động đòi sự cân bằng tốt, nếu nó đi sai, bạn sẽ chết," Tiến sĩ Pankhania nói.
      • "Virus gây ra tình trạng viêm đa cơ quan
        và các cơ quan bị viêm nặng và không thể tiếp tục hoạt động như bình thường."
    • Nó khiến phổi không thể lấy đủ O2 và CO2 ra khỏi máu.
    • Nó có thể ngăn thận làm sạch máu
    • và làm hỏng niêm mạc ruột của bạn.
    Tiến sĩ Pankhania cho biết thêm:
    • "Virus tạo ra một mức độ viêm khổng lồ đến mức bạn không chịu nổi ...
      nó trở thành suy đa tạng."
    Và nếu hệ thống miễn dịch không thể vượt qua được virus thì cuối cùng nó sẽ lan đến mọi ngóc ngách của cơ thể, và gây ra nhiều thiệt hại hơn cho các cơ quan bị viêm.




    Tại sao người lớn tuổi dễ tử vong?

    Đây là sự kết hợp của hai thứ -
    • một hệ thống miễn dịch yếu hơn
    • và một cơ thể có khả năng đối phó kém.

    Chúng ta đều biết hệ thống miễn dịch của chúng ta trở nên yếu hơn theo tuổi tác.
    • "Chất lượng của các kháng thể bạn tạo ra khi bạn 70 tuổi kém hơn rất nhiều so với kháng thể của bạn khi 20 tuổi," giáo sư Hunter nói.

    Và có một số đề xuất cho rằng
    • đàn ông lớn tuổi có thể dễ bị viêm mức độ cao, có thể trở nên chết người.
    • Ngoài ra, những va chạm bệnh tật cả cuộc đời ảnh hưởng đến các bộ phận của cơ thể và khiến cơ thể ít có khả năng sống sót khi bị nhiễm trùng.
    • "Nếu bạn 95 tuổi và chức năng thận của bạn ở mức 60% so với trước đây
      và sau đó nó bị tấn công bởi một thứ gì khác
      thì thận có thể không còn có thể hoạt động ở mức cần thiết để duy trì sự sống,"
      bác sĩ MacDermott nói.




    https://www.bbc.com/vietnamese/world-51788995
              
              
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1339
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Dịch Covid-19 (SARS-CoV-2 / 2019-nCoV)

Bài viết bởi NTL »

*


Tại sao phị nữ trẻ em ít bị bịnh và có bị cũng nhẹ hơn nam giời hở ?
Dễ ẹt. Covid-19 thương trẻ con còn trong trắng thiệt thà, và phụ nữ (ai hở, còn hỏi) đương nhiên là độc hơn cả con vai rút nọ nên nó né cho khỏi... lây.
Hệ thống đại học của tui đang la làng vì có một mệ bịnh positif.
Mệ ni bắt subway, bắt bus chạy ngược chạy xuôi sau khi ở ý dzìa, mệ có triệu chứng nên đi nhà thương và... bingo, phải cách ly..
Chánh phủ điên tối qua vừa họp ra thông cáo : Cấm chỉ những cuộc tụ họp trên 50 người, sau khi thủ tướng phu nhơn sang anh trở dzìa rồi dính bịnh..
Which means... cua cáy hội thảo chi đều hủy ráo hết.
Thành ra... đi mần việc mà cũng đỡ bận rộn... halle... lú.... ui-ya....

Chừ mỗi bữa tụi tui ho, ắt chùm, xì mũi vài bận thị uy, thế là được yêu cầu... giới hạn giao tế.
Hai vợ chồng thong thả lôi chả giò frozen ra nướng ăn, xong đủng đỉnh tà tà làm chờ thời.
Mọi công việc dự tính đều phải thay đổi cho thích ứng hoàn cảnh.
Con covid coi vậy cũng rất được việc !
Tui cũng đang nhơn thể sửa soạn danh chánh ngôn thuận rút dù, giảm thiểu liên lạc nét.
Nghe nói nét là ổ vai rút, rất là trầm kha, thành sanh lòng ái ngại.
Cũng bởi phát ngôn linh tinh làm khổ em kia, chừ phải ráng mà sửa mà chữa.
Thương em quá xá !

Ngày vui làng xã ơi.
:rotfl:

*
Make the long story... short !
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20134
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Dịch Covid-19 (SARS-CoV-2 / 2019-nCoV)

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  • NTL đã viết: Thứ sáu 13/03/20 20:09 Thành ra... đi mần việc mà cũng đỡ bận rộn... halle... lú.... ui-ya....

    .. haha ... mùa này đi chơi là sướng nhất .. :wink2: .. máy bay rẻ như bèo, khách sạn đầy phòng trống, tui tính đi Nhật cuối tháng 3 mà con vợ nó cứ mặt sưng mày xỉa ... :lol2: ...
    Công báo nơi đây cùng bàng quan thiên hạ ai muốn đi chung cho tiện việc share phòng thì giơ tay lên (ưu tiên nữ giới không phân biệt tuổi tác ... :giggles: ...)






    Cũng bởi phát ngôn linh tinh làm khổ em kia, chừ phải ráng mà sửa mà chữa.

    Ủa ... em nào dzậy ... :lol2: ...


              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20134
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Bắc Kinh phát tán giả thuyết Mỹ mang virus corona vào Trung Quốc

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Bắc Kinh phát tán giả thuyết Mỹ mang virus corona vào Trung Quốc
    _______________________________________
    Trọng Nghĩa _ 13 tháng 3 2020



              

    Ảnh minh họa: Virus corona xuất phát từ Trung Quốc hay do Mỹ mang vào? NEXU Science Communication/via REUTERS

              




    Trong thời gian qua, có một số giả thuyết được lan truyền theo đó chính Mỹ đã du nhập virus corona vào Trung Quốc. Các thông tin loại này luôn luôn bị liệt vào diện thuyết âm mưu không đáng tin. Thế nhưng, một quan chức cao cấp bộ Ngoại Giao Trung Quốc ngày 12/03/2020, như đã góp phần loan truyền giả thuyết này khi công khai tự hỏi:
    • Biết đâu chính quân đội Mỹ đã mang dịch Covid-19 đến Vũ Hán”.


    Theo hãng tin Pháp AFP, trên mạng Twitter, ngày 12/03/2020, ông Triệu Lập Kiên (Zhao Li Jian), phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã ám chỉ rằng con virus corona xuất hiện ở Trung Quốc, có thể là đã được quân đội Hoa Kỳ tuồn vào Trung Quốc. Tuy nhiên, nhân vật này không hề giải thích thêm về tuyên bố của ông.

    Hãng tin Anh Reuters đã trích dẫn tin nhắn của ông Triệu Lập Kiên nêu lên một loạt nghi vấn về Mỹ:
    • “Bệnh nhân số 0 ở Mỹ là ai ? Có bao nhiêu người bị nhiễm SARS-CoV-2 (tên của con virus gây dịch Covid-19) ? Tên của các bệnh viện là gì ? Biết đâu chính quân đội Mỹ đã mang dịch Covid -19 đến Vũ Hán ?”


    Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc kể trên chỉ nêu ra câu hỏi mà không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào để chứng minh việc quân đội Mỹ mang virus corona đến Trung Quốc. Tuy nhiên, trước đó ở Trung Quốc đã lan truyền tin đồn theo đó các thành viên trong đội tuyển Mỹ tham gia Đại Hội Thể Thao Quân Đội Thế Giới tổ chức tại Vũ Hán năm 2019 có thể là đã vô tình hay cố ý mang mầm bệnh vào Trung Quốc.

    Cho đến nay, chưa có bằng chứng nào để chứng thực các tin trên. Dư luận hoài nghi về nguồn gốc con virus mà phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc nhắc đến trong thông điệp Twitter hôm qua cũng đi theo cùng chiều hướng phủ nhận trách nhiệm của chế độ Bắc Kinh trong dịch bệnh đang tàn phá thế giới.

    Cuối tháng hai vừa qua, chuyên gia dịch tễ hàng đầu của Trung Quốc là giáo sư Chung Nam Sơn từng cho rằng dịch Covid-19 bùng lên ở Vũ Hán, nhưng con virus gây dịch này có thể không bắt nguồn từ Trung Quốc.



    http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/2 ... %E1%BB%91c
              
              
Trả lời

Quay về “Sức khỏe - Thực phẩm”