Dịch Covid-19 (SARS-CoV-2 / 2019-nCoV)

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20038
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Virus corona: Trung Quốc “gieo gió” nhưng không muốn “gặt bão”

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Virus corona:
    Trung Quốc “gieo gió” nhưng không muốn “gặt bão”

    _______________________________________
    Trọng Nghĩa _ 28/02/2020





              

    Công an vũ trang đeo khẩu trang tuần tra tại Daxing International Airport ở Bắc Kinh ngày 20/02/2020. REUTERS/Tingshu Wang

              




    Trong những ngày gần đây, trong bối cảnh dịch Covid-19 có dấu hiệu bớt hoành hành tại Trung Quốc, chính quyền và dư luận nước này lại bắt đầu có tâm lý lo ngại trước nguy cơ dịch bệnh bùng phát trở lại do việc con virus corona theo chân người nước ngoài du nhập vào Trung Quốc. Điều oái oăm ở chỗ con virus độc hại đó lại có xuất xứ từ Trung Quốc, nơi được xem là cái nôi của dịch bệnh.

    Hãng tin Pháp AFP ngày 27/02/2019 đã ghi nhận sự kiện là trong những ngày gần đây, cả chính quyền trung ương lẫn một số chính quyền địa phương tại Trung Quốc đã loan báo ý định hay quyết định tăng cường kiểm soát du khách đến từ nước ngoài, đặc biệt nhắm vào những quốc gia đang bị ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 như Hàn Quốc, Iran, Ý…

    Ở cấp trung ương, theo AFP, bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã xác nhận rằng nước này đang xem xét “các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát có đối tượng cụ thể”, nhắm vào những người nhập cảnh Trung Quốc.

    Ở cấp địa phương, một số biện pháp cụ thể đã bắt đầu được thực hiện. Thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc chẳng hạn, hôm 26/02 vừa qua, đã loan báo quyết định cách ly 14 ngày đối với những người đến từ các quốc gia bị dịch bệnh “ảnh hưởng nghiêm trọng”. Tuy nhiên, chính quyền thành phố không nói rõ đó là những nước nào.

    Trong thực tế, hàng trăm hành khách đến từ Hàn Quốc đã bị cách ly ở phía đông Trung Quốc, sau khi phát hiện ra một số trường hợp nghi nhiễm bệnh Covid-19 trên hai chiếc máy bay.

    Phản ứng lo ngại virus quay trở lại Trung Quốc cũng xuất hiện trên báo chí Trung Quốc. Nhiều tờ báo đã yêu cầu chính quyền phải kiểm soát nghiêm ngặt người đến từ những nước có dịch khác. Hoàn Cầu Thời Báo chẳng hạn cho rằng khách đến từ Nhật Bản và Hàn Quốc “không nên được đối xử ưu đãi, vì điều đó sẽ cho phép họ dễ dàng lọt qua mạng lưới phòng ngừa và kiểm soát của Trung Quốc”.

    Ngoài ra, theo ghi nhận của AFP, phản ứng lo ngại đặc biệt dữ dội trên các mạng xã hội Trung Quốc. Hôm 27/02, theo hãng tin Pháp, các mạng xã hội Trung Quốc đã dậy sóng sau khi có tin về việc một người quốc tịch Trung Quốc từ Iran trở về, đã bị nhiễm virus corona, nhưng vẫn tự do đi lại nhiều nơi, đến tận vùng Ninh Hạ ở miền bắc sau khi nhập cảnh ở Thượng Hải, thành phố phía nam. Sự kiện đó đã làm dấy lên vô số bình luận trên mạng xã hội Vi Bác, với ít nhất 100 triệu lượt xem.

    Một cư dân mạng tỏ thái độ phẫn uất:
    • “Chúng ta không thể phá hỏng tất cả những nỗ lực ở Trung Quốc, chỉ vì một người đến từ nước ngoài”.


    Những yêu cầu hạn chế cũng như kiểm dịch nghiêm ngặt đối với người nước ngoài từ những vùng dịch ngoài Trung Quốc phải nói là rất hợp lý.

    Tuy nhiên, trong trường hợp Trung Quốc, yêu cầu này có phần mỉa mai vì lẽ con virus mà một số nước hiện mắc phải được xác định là đã trực tiếp đến từ Vũ Hán Trung Quốc, từ lúc chính quyền nước này còn bưng bít thông tin về dịch bệnh.

    Giới quan sát đều ghi nhận là khi dịch bệnh mới bùng lên, Bắc Kinh đã không ngần ngại gay gắt đả kích các nước đã nhanh chóng đóng cửa với Trung Quốc. Và ngày nay Bắc Kinh lại áp dụng cùng một biện pháp mà họ đã phản đối.




    http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/2 ... p-b%C3%A3o
              
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20038
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Virus corona: Bài học nhớ đời khi lệ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Virus corona:
    Bài học nhớ đời khi lệ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc

    _______________________________________
    Thụy My _ 29/02/2020





              

    Công nhân trên dây chuyền sản xuất trang bị bảo hộ đối phó với dịch virus corona tại quận Hãn Châu (Xinzhou), Vũ Hán, ngày 12/02/2020. China Daily via REUTERS

              




    Con virus corona đang dạy cho những bài học đích đáng về việc để các mặt hàng thiết yếu phụ thuộc vào một quốc gia duy nhất. Ngay cả khi dịch Covid-19 sớm kết thúc, thế giới ngày càng lo ngại hơn về Trung Quốc. Rất ít công ty có thể hoàn toàn rời hẳn Hoa lục, nhưng ý định ra đi đang sôi sục, và hiện tượng này sẽ vẽ lại bản đồ chuỗi cung ứng ở châu Á.

    ... Trên trang nhất của The Economist là quả địa cầu với những con virus corona như những tiểu hành tinh bay quanh, khi nạn dịch « đã trở nên toàn cầu ».




    Các tập đoàn đa quốc gia chưa sẵn sàng đối phó với nạn dịch

    Trong bài « Virus corona gây xáo trộn nền kinh tế thế giới », The Economist nhận định nạn dịch đã gây hậu quả nghiêm trọng đối với các chuỗi cung ứng, và rất ít công ty thực sự chuẩn bị đối mặt với những nguy cơ như vậy.

    Điển hình là Apple, lệ thuộc cho đến nỗi hãng United Airlines hàng ngày đưa khoảng 50 nhà quản lý qua lại giữa Trung Quốc và California. Nhưng nay United và nhiều hãng hàng không đã ngưng các chuyến bay đến Trung Quốc, và chuỗi sản xuất của Foxconn đang thiếu nhân công, như vậy con virus khiến số iPhone được Apple đưa ra bán sẽ giảm 5 đến 10% trong quý này.

    Cùng với tốc độ lan truyền, virus corona ngày càng tác động mạnh lên các hoạt động kinh tế.
    • Du lịch đến và đi từ Trung Quốc giảm mạnh :
      khoảng 400.000 du khách Trung Quốc phải hủy chuyến đến Nhật,
    • một tàu du lịch bị năm quốc gia từ chối.
    • Hội chợ hàng không lẽ ra mang lại 250 triệu đô la cho Singapore,
      đã có đến 70 công ty từ chối tham gia trong đó có Lockheed Martin.
    • Hội chợ viễn thông thế giới ở Barcelona bị hủy bỏ.


    Hầu hết các tập đoàn đa quốc gia đều bị bất ngờ, tuy đây không phải là lần đầu chuỗi cung ứng tại châu Á bị rối loạn. Trận sóng thần ở Nhật Bản và nạn lụt ở Thái Lan năm 2011, rồi mới đây là cuộc chiến tranh thương mại do tổng thống Donald Trump khởi động với Bắc Kinh đã cho thấy nguy cơ khi quá lệ thuộc vào Trung Quốc, tuy vậy lãnh đạo các tập đoàn liên quan vẫn chưa sẵn sàng đối phó với Covid-19.




    Lao đao vì lệ thuộc quá nhiều

    Có ba lý do khiến những tháng tới sẽ khó khăn hơn.
    1. Trước hết, là do chiến lược giảm giá thành, và lượng hàng dự trữ của một số công ty chỉ còn đủ vài tuần.
                
    2. Thứ hai, nhiều tập đoàn ngày nay lệ thuộc vào các nhà máy Trung Quốc nhiều hơn thời dịch SARS :
      • hồi đó Trung Quốc chỉ chiếm 4% GDP thế giới còn nay lên đến 16%.
        Trung Quốc chiếm 40% xuất khẩu toàn thế giới về dệt may,
        26% đồ gỗ ;
        đồng thời tiêu thụ đến 20% khoáng sản toàn cầu.
      Từ 2003 đến nay, các nhà máy vùng duyên hải đã mở rộng đến vùng nội địa nghèo hơn, như Vũ Hán, sự dịch chuyển của công nhân khiến chuỗi sản xuất dễ tổn thương hơn. Bên cạnh đó, các nhà cung cấp Trung Quốc nay không chỉ lắp ráp mà còn sản xuất.
                
    3. Lý do thứ ba, Hồ Bắc là trái tim của « thung lũng sợi quang »,
      • với nhiều nhà sản xuất thiết bị cần thiết cho mạng lưới viễn thông, chiếm đến 25% số cáp quang.
      • Một trong những nhà máy sản xuất chip hiện đại nhất Trung Quốc, làm ra bộ nhớ flash cho smartphone cũng đặt tại đây.
      • Các lãnh vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là điện tử, xe hơi do thiếu linh kiện.


    Tất nhiên các tập đoàn muốn sản xuất lại càng sớm càng tốt, nhưng chưa biết đến bao giờ công nhân mới được phép trở lại nhà máy. Hơn nữa các khu cư xá công nhân bị quá tải : tại nhà máy Foxconn ở Thâm Quyến, nhân viên chen chúc 8 người một phòng, nếu con virus tái xuất, sẽ có nguy cơ lại bị đóng cửa. Ngay cả khi bắt đầu làm việc lại, việc vận chuyển rất khó khăn. Về lâu về dài, nạn dịch sẽ làm giảm bớt sự gắn bó của các tập đoàn đa quốc gia với Trung Quốc, sau thời gian dài tin rằng chuỗi sản xuất ở nước này là khả tín.




    Bước ngoặt dịch chuyển sản xuất khỏi Hoa lục

    Tương tự, Courrier International trích dịch bài viết của Nikkei Asian Review, theo đó các tập đoàn đa quốc gia sẽ tổ chức lại chuỗi cung ứng, và giải pháp tạm thời này rất có thể trở thành vĩnh viễn. Một số chuyên gia còn cho rằng việc này sẽ lại bản đồ sản xuất ở châu Á nếu các công ty « một đi không trở lại ».
    • Nhà sản xuất thiết bị cho ngành xây dựng Komatsu đang dịch chuyển sản xuất các bộ phận bằng kim khí và bó cáp từ Trung Quốc sang Nhật và Việt Nam, tương tự với Meiko Electronics.
    • Daikin Industries muốn dời sản xuất máy lạnh sang Malaysia hay một nơi nào khác ngoài Vũ Hán.
    • Nhà sản xuất trang phục thể thao Asics nghĩ đến việc chuyển từ Vũ Hán sang Việt Nam và Indonesia.


    Tuy chỉ là tạm thời, nhưng theo chuyên gia Edward Alden thuộc think tank Council on Foreign Relations, đây sẽ là một bước ngoặt, trong khi nhiều công ty đã buộc phải đa dạng hóa nguồn cung vì tiền lương và giá thành ở Hoa lục tăng lên, đặc biệt là cuộc chiến thuế quan với Mỹ còn kéo dài. Dan Alpert, giám đốc ngân hàng đầu tư Westwood Capital ở New York cho rằng Bắc Kinh sẽ để cho đồng nhân dân tệ sụt giá để hỗ trợ các nhà xuất khẩu Trung Quốc, khuyến khích các tập đoàn ngoại quốc quay lại. Nhưng như vậy Bắc Kinh sẽ gặp rắc rối với chính quyền Trump, « vì việc này rõ ràng vi phạm thỏa thuận giai đoạn 1 ».




    Virus corona dạy bài học đích đáng khi phụ thuộc vào Trung Quốc

    The Economist nhấn mạnh,
    • « Covid-19 đang dạy những bài học nghiêm khắc về việc chuỗi cung ứng dựa hoàn toàn vào Trung Quốc ».

    Cho đến gần cuối tháng Giêng, chỉ có vài nhà lãnh đạo ngành dược phẩm, thanh tra an toàn dược và những con diều hâu kiên trì là lo âu trước việc phần lớn nguồn cung kháng sinh phụ thuộc vào một ít nhà máy tại Hoa lục, chủ yếu là một cụm nhà máy đặt tại Nội Mông. Rồi nạn dịch Covid-19 bùng phát, việc cách ly khiến nhiều cơ xưởng, hải cảng, và cả những thành phố bị phong tỏa tại Trung Quốc.

    Các nhà lãnh đạo Bắc Kinh khẳng định đang chiến thắng con virus, nhờ đó các doanh nghiệp hàng đầu sẽ mở cửa trở lại. Một thắng lợi trước virus corona chủng mới một lần nữa chứng tỏ « ưu thế vượt trội nhờ sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản Trung Quốc » - ông Tập Cận Bình tuyên bố trước 170.000 cán bộ trong hội nghị truyền hình hôm 23/2. Nhưng cho dù sự khoa trương này có trở thành sự thực đi chăng nữa, các chính phủ ngoại quốc và chủ doanh nghiệp không quên bài học đáng sợ :
    • đối với một số mặt hàng thiết yếu, họ lệ thuộc vào một quốc gia duy nhất !


    Trung Quốc đang thống trị về các hoạt chất (API) trong ngành dược.
    • Nhà máy sản xuất penicilline cuối cùng của Mỹ đóng cửa vào năm 2004,
      và những nhà máy quốc doanh hoặc được nhà nước trợ giá của Trung Quốc mọc lên thay thế.
      Các công ty tư nhân nước ngoài tìm kiếm nguyên liệu giá rẻ, không quan tâm đến xuất xứ.

    Một ủy ban của Quốc Hội Mỹ đã mở điều trần hồi tháng 7/2019 về mối đe dọa và cơ hội từ kỹ nghệ dược phẩm Trung Quốc. Một quan chức bộ Quốc Phòng đề nghị thử hình dung Bắc Kinh ngưng cung cấp những loại thuốc không thể thay thế cho quân đội, thí dụ về bệnh than. Một chiến lược gia lưu ý, sự lệ thuộc lẫn nhau trước đây được cho là hợp lý khi quan hệ Mỹ-Trung tốt đẹp, nhưng nay khi đôi bên không còn tin tưởng nhau, thì tình trạng phụ thuộc này thật đáng sợ.




    Nguy cơ bị Bắc Kinh bắt chẹt khi xung đột chính trị

    Đối với những nhân vật diều hâu như Peter Navarro, cuộc khủng hoảng virus corona đã được báo trước. Hôm 23/2 ông nhận xét trên kênh Fox News là nguồn cung những loại thuốc chính yếu ở quá xa, cần phải đưa sản xuất trở về nước Mỹ.

    Joerg Wuttke, chủ tịch Phòng thương mại châu Âu tại Trung Quốc cho biết sự thống trị của Bắc Kinh trong dược phẩm và thuốc trừ sâu là quan ngại chính mà ông nghe được trong những chuyến công du Berlin, Bruxelles và nhiều nơi khác. Người ta lo ngại Bắc Kinh sử dụng thế độc quyền để bắt chẹt khi có bất đồng chính trị, như đã từ chối xuất đất hiếm qua Nhật Bản năm 2012. Theo ông, thời kỳ toàn cầu hóa, tổ chức sản xuất ở bất kỳ nơi nào hiệu quả, nay đã qua rồi.

    James McGregor, nhà tư vấn Mỹ đã nhìn thấy các doanh nghiệp bỏ nhiều trứng vào cùng một cái rổ Trung Quốc trong suốt một thập niên. Với giá nhân công tăng, thương chiến Mỹ-Trung và giờ đây là con virus corona, nhiều công ty kết luận cần đa dạng hóa nguồn cung, dù khó tìm được những nước có cơ sở hạ tầng và lực lượng lao động thích ứng như Trung Quốc.

    Một tác động khác từ virus thấy rõ ở dàn lãnh đạo. Các tập đoàn đa quốc gia ngày càng đưa người Trung Quốc (thường là được đào tạo ở phương Tây) vào bộ máy điều hành, và nạn dịch có thể khiến các nhà điều hành ngoại quốc còn ở lại sẽ ra đi. Ô nhiễm không khí, dân tộc chủ nghĩa, độc tài, virus…khiến không ít nhà quản lý người nước ngoài để gia đình về nước, sống một mình tại Hoa lục.

    The Economist kết luận, ngay cả khi dịch Covid-19 sớm kết thúc, rõ ràng là thế giới ngày càng lo ngại hơn về Trung Quốc. Rất ít công ty có thể hoàn toàn rời hẳn Hoa lục, nhưng tâm lý muốn ra đi đang sôi sục.




    Vũ Hán dối trá về số nạn nhân virus corona ngay từ đầu

    Sự thiếu minh bạch của Bắc Kinh về dịch bệnh luôn là nghi vấn. Courrier International đặt câu hỏi
    • « Thành phố Vũ Hán có nói dối về số người bị Covid-19 ? ».
    • Hôm 23/2, Trường Giang Nhật Báo (Changjiang Ribao), nhật báo chính thức của thành phố Vũ Hán, đăng một bản tin tưởng niệm Xia Sisi, nữ y tá 29 tuổi vừa tử vong buổi sáng hôm đó. Tờ báo viết : « Ngày 14/2, Sisi đã chăm sóc một bệnh nhân vừa được xác nhận dương tính với virus corona ».
      Nhưng Sở Y tế thành phố lại tuyên bố hôm đó không có ca nào.
                
    • Tạp chí kinh tế uy tín Tài Kinh (Caixin) ngày 20/2 đưa tin « 11 người cao tuổi tại một nhà dưỡng lão đã chết ». Hôm sau, chính quyền Vũ Hán bác bỏ, và còn dọa « lan truyền tin đồn trong thời kỳ dịch bệnh » có thể bị tù đến 7 năm.
      Cao Wenjiao, nhà báo của Tài Kinh không chịu thua, ngay sau đó cho công bố danh sách cụ thể những người tại cơ sở trên bị chết, tuổi, thời điểm và nguyên nhân tử vong. « Từ tháng 12/2019 đến tháng 2/2020 có 19 người chết tại nhà dưỡng lão này, chỉ cách chợ hải sản Vũ Hán có vài trăm mét ». Chính quyền thành phố lần này không cải chính.
                
    • Một điểm gây tranh cãi nữa là ca tử vong đầu tiên do virus corona xảy ra khi nào ?
      • Theo Tân Hoa Xã, đến nửa đêm 10/1 « có 41 ca dương tính, trong đó có một người chết ».
      • Nhưng một tuần sau Tân Kinh báo tiết lộ « có đến 15 tử vong và 104 ca dương tính trước ngày 31/12/2019 »,
      • và theo Hiệp hội y tế dự phòng Trung Quốc, « lây nhiễm từ người sang người đã diễn ra từ giữa tháng 12/2019 ».





    Dịch bệnh do con người làm xáo trộn môi trường

    Le Monde Diplomatique đặt vấn đề về mặt sinh thái. Phải chăng đã đến lúc tự hỏi vì sao các loại dịch bệnh liên tục xảy ra ?

    Thủ phạm có phải là loài tê tê, dơi hay rắn ? Từ năm 1940, hàng trăm loại virus gây bệnh xuất hiện tại những vùng trước đây chưa bao giờ quan sát thấy. Đó là trường hợp của HIV, Ebola hay Zika, và 60% có xuất xứ từ động vật hoang dã. Nhưng thú hoang không có tội tình gì, hầu hết virus sống chung hòa bình với chúng. Nạn phá rừng, đô thị hóa và kỹ nghệ hóa đã giúp cho virus tiếp cận với con người, thích ứng với cơ thể chúng ta, và từ vô hại trở thành độc hại.

    Virus Ebola là một minh chứng. Một nghiên cứu năm 2017 chứng minh virus này xuất hiện nơi nhiều loài dơi, chủ yếu tại Trung Phi và Tây Phi, nơi nhiều cây rừng bị đốn hạ. Dơi đành phải bay đến đậu trên những cây trong vườn nhà, ăn trái cây và lây bệnh cho người. Nhà dịch tễ học Larry Brilliant nói : « Không thể tránh được sự xuất hiện của virus, nhưng dịch bệnh thì được » - với điều kiện con người không làm xáo trộn thiên nhiên và cuộc sống của loài vật




    http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/2 ... %E1%BB%91c
              
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20038
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Người già trên 70 tuổi, đối tượng “ưa thích” của virus corona

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Người già trên 70 tuổi,
    đối tượng “ưa thích” của virus corona

    _______________________________________
    Minh Anh _ 01/03/2020





              

    Ảnh minh họa: Tỷ lệ nhiễm bệnh và tử vong do virus corona chủng mới ở người già trên 70 tuổi cao. NICOLAS ASFOURI / AFP

              




    • Người cao tuổi,
      hoặc từng mắc một trong các chứng bệnh như
      • tiểu đường,
        hen suyễn
        hay cao huyết áp...
      là những đối tượng dễ bị nhiễm virus corona nhất.
      Tỷ lệ nhiễm bệnh và tử vong vì virus corona ở nam giới cao hơn phụ nữ.


    Kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại Trung Quốc vào tháng 12/2019, bệnh nhiễm trùng hô hấp Covid-19
    • đã cướp đi sinh mạng của gần 3.000 người
      trong tổng số 86.000 bị nhiễm virus corona chủng mới
      tại ít nhất 64 quốc gia và vùng lãnh thổ.


    Triệu chứng nhiễm bệnh thay đổi theo từng ca,
    • nếu nhẹ chỉ là ho, sốt, mệt mỏi…,
    • nhưng nếu nặng hơn, người bệnh có thể
      • bị khó thở,
        hay là bị suy chức năng thận,
        thậm chí nhiều bộ phận chức năng khác, có thể dẫn đến tử vong.


    Tỷ lệ tử vong cũng tương đối thấp - giới khoa học hiện vẫn chưa thẩm định được con số chính xác -
    • nhưng được ước tính nằm trong khoảng từ 1% đến hơn 3%.
    • Tỷ lệ này rõ ràng cao hơn dịch cúm thường (trong khoảng 0,1%),
    • nhưng vẫn thấp hơn rất nhiều so với các trận dịch trước đây có liên quan đến virus corona:
      • 34,5% trong dịch MERS (triệu chứng hô hấp cấp Trung Đông)
        9,6% của dịch SARS (triệu chứng hô hấp cấp nặng),
      những chủng virus gần giống với chủng virus corona mới lần này đến 80%.


    Theo những khảo sát và các số liệu đưa ra, một số đối tượng dân số có nhiều rủi ro mắc bệnh cao. Phân tích đầy đủ nhất cho đến ngày 29/02, do chính quyền Trung Quốc công bố ngày 17/02 được đăng trên Jama, một tạp chí y khoa của Mỹ, cho thấy nguy cơ tử vong tăng theo độ tuổi.

    Trong số gần 45.000 ca được xác nhận, tỷ lệ tử vong trung bình là 2,3%, nhưng tỷ lệ tử vong
    • ở trẻ em dưới 10 tuổi là 0%,
    • từ 10-39 là 0,2%,
    • từ 40-49 là 0,4%,
    • trong độ tuổi 50-59 là 1,3%,
    • ở những người từ 60-69 tuổi là 3,6%
    • và tỷ lệ này tăng vọt lên 8% ở những người cao tuổi, từ 70-79 tuổi.
    • Và nguy cơ tử vong ở những người trên 80 gần như tăng gấp đôi với tỷ lệ 14,8%.


    Quan sát này cũng được ghi nhận tại những nước khác như Ý chẳng hạn, ổ dịch lớn nhất của châu Âu hiện nay. Ít nhất có 6 nạn nhân trong số 14 ca tử vong đầu tiên là những người già trên 80 tuổi.




    Trẻ nhỏ được miễn trừ?

    Điều làm cho giới chuyên gia khó hiểu nhất là chưa có một nạn nhân trẻ em nào. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thông thường cũng nằm trong số những đối tượng dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.

    Nhà dịch tễ học Cecile Viboud, thuộc National Institutes of Health ở Mỹ, cho biết khi khảo sát
    • “tất cả các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác - do vi khuẩn hay virus - hầu như tất cả các ca nghiêm trọng đều là những người cao tuổi, hay ở những trẻ rất nhỏ, nhất là trẻ dưới 5 tuổi”.


    Một đặc tính khác của Covid-19 cũng được các nhà nghiên cứu ghi nhận nam giới có nhiều rủi ro nhiễm virus hơn phụ nữ. Bởi vì,
    • nam giới chiếm đến 51,4% ca nhiễm được xác định
      gần 2/3 số ca tử vong (63,8%).





    Thuốc lá: Tác nhân gây trầm trọng?

    Về điểm này, nhà dịch tễ học, bà Cécile Viboud gần như tin chắc rằng thuốc là ít nhất cũng có một phần trách nhiệm do tỷ lệ những bệnh nhân nhiễm bệnh có hút thuốc là khá cao. Đây cũng là một trong số các tác nhân làm tăng rủi ro tử vong.

    Tuy nhiên, các nghiên cứu thống kê của Trung Quốc cũng cho thấy có nhiều yếu tố rủi ro khác, chẳng hạn như việc mắc một chứng bệnh kinh niên.
    • Tỷ lệ tử vong có thể leo lên đến 6,3%
      ở những người mắc các bệnh đường hô hấp (suy hô hấp, hen suyễn, viêm phổi, viêm phế quản mãn tính…).
    • Nguy cơ tử vong có thể lên đến 10,5%
      ở những người bị các chứng về tim mạch (suy tim, nhồi máu cơ tim…)
    • và tỷ lệ này 7,3%
      ở những bệnh nhân bị tiểu đường.
    • Còn những người mắc các chứng bệnh như cao huyết áp hay ung thư,
      tỷ lệ tử vong lần lượt ở mức 6% và 5,6%,
    • trong khi ở những người mạnh khỏe,
      con số này chỉ ở mức 0,9%
      .





    http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1% ... rus-corona
              
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20038
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Kinh tế : Những bài học lớn từ một con virus nhỏ

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Kinh tế :
    Những bài học lớn từ một con virus nhỏ

    _______________________________________
    Thanh Hà _ 03/03/2020





              

    Một dây chuyền sản xuất điện thoại di động của Hoa Vi tại Đông Hoản, Trung Quốc ngày 25/03/2019. REUTERS/Tyrone Siu

              




    Guồng máy sản xuất đang ngon trớn của thế giới bị chựng lại. Dịch virus corona (Covid-19) làm lộ rõ nhược điểm của mô hình kinh tế toàn cầu hóa, nhưng sẽ là một sai lầm khi nghĩ rằng, dịch viêm phổi chủng mới đang lan rộng trên thế giới lần này sẽ chặn đứng tham vọng của các nhà sản xuất di dời cơ sở đến những "miền đất hứa" lợi nhuận.

    Virus corona sẽ giúp Donald Trump thúc đẩy các doanh nghiệp quay trở lại về Mỹ ? Dịch bệnh lần này có "hiệu quả" hơn các chương trình "Choose France" hay "Made in France" quảng bá cho hình ảnh của nước Pháp trong mắt các nhà đầu tư Pháp và các nước bạn ?

    Các ngân hàng trung ương trên thế giới lần lượt tuyên bố hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua thử thách do dịch Covid-19 gây nên. Bộ trưởng 7 nền công nghiệp phát triển nhất thế giới, khối G7, họp bàn về tác động của Covid-19 đối với kinh tế toàn cầu và những biện pháp hỗ trợ kinh tế.

    Virus corona làm lộ rõ nhược điểm của kinh tế thế giới :
    • lệ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc, vào các nhà sản xuất ở phương xa mà quên mất rằng chuỗi cung ứng có thể bị "động" vì những yếu tố bất ngờ.
    Những yếu tố bất ngờ đó có thể là
    • dịch bệnh như lần này,
      hay do xung đột địa chính trị, gây xáo trộn các trục giao thông, trên biển, trên bộ và trên không.


    Nhìn từ góc độ vi mô, với Covid-19, dây chuyền sản xuất của hầu hết mọi ngành nghề đều bị đe dọa gián đoạn.
    • Chỉ cần các nhà máy ở tận Vũ Hán đóng cửa trong nhiều tuần lễ cũng đủ để nhân viên hãng xe Ý Fiat-Chrysler đặt tại Kragujevac, miền trung Serbia phải nghỉ việc bất đắc dĩ.
    • Dịch Covid-19 hoành hành tại Trung Quốc khiến các nhà máy sản xuất sốt cà chua nổi tiếng của Ý không có hàng để phân phối cho các siêu thị Pháp.
    • Các hãng dược phẩm tên tuổi của Âu, Mỹ đang lo thiếu các hoạt chất nhập khẩu từ Trung Quốc để chế tạo những loại thuốc cần thiết nhất trong đời sống hàng ngày, từ thuốc chữa bệnh tiểu đường đến thuốc điều trị về tim mạch, thuốc chống trầm cảm ...
    • Không chỉ có nhà bào chế của châu Âu hay Hoa Kỳ lo lắng vì đã "khoán trắng" cho các tập đoàn Trung Quốc sản xuất các hoạt chất cần thiết cho bào chế thuốc, mà cả Ấn Độ, một nguồn cung cấp thuốc quan trọng khác của thế giới, cũng phải nhập khẩu đến 80 % các hoạt chất "made in China".





    Dẹp bỏ các nhà kho chứa hàng

    Câu hỏi đặt ra là vì sao ngay từ khi dịch bệnh còn khoanh vùng tại Hoa lục, các công ty lớn nhỏ từ Âu sang Á đều dự báo mức sản xuất sụt giảm trong những tháng tới ? Câu trả lời khá đơn giản. Trong thế giới mở rộng, dây chuyền sản xuất đã được quốc tế hóa. Thí dụ như những thiết bị phụ tùng cho phép sản xuất ra từ chiếc điện thoại thông minh, đến động cơ của máy bay Airbus hay Boeing đều được nhập từ khắp mọi nơi. Xe ô tô điện của Pháp, của Nhật hay của Mỹ dùng các bình điện của Trung Quốc.

    Trong cuộc chạy đua tìm lợi nhuận và cắt giảm tối đa các chi phí sản xuất, các doanh nghiệp đã dẹp bớt rất nhiều các nhà kho. Thậm chí một số công ty còn chủ trương là không cần phải thuê đất dựng bãi kho ở gần các nhà máy, bởi vì quản lý các nhà kho vừa tốn chỗ, vừa tốn kém trong lúc trên nguyên tắc, hàng vẫn được cung cấp đều đặn. Hệ quả kèm theo là khi Trung Quốc "ho", các cơ sở sản xuất của Âu, Mỹ thiếu nguyên liệu để hoạt động.

    Chính vì muốn biến Trung Quốc thành "nhà kho" mà thành phố Vũ Hán mới chỉ bị bế quan toả cảng trong vòng 2 tuần lễ đầu,
    • tập đoàn xe hơi Hyundai ở Hàn Quốc đã phải tạm cho nhân viên nghỉ việc vì không được cung cấp đúng thời hạn các phụ tùng xe hơi.
    • Khi dịch viêm phổi vừa bùng phát tại Trung Quốc, hãng điện thoại Apple ở mãi tận Cupertino, bang California đã vội vàng thông báo, số lượng điện thoại bán ra trong quý I năm 2020 giảm từ 5 đến 10 %.


    Ngưỡng tử vong hơn 3.100 người và trên 90.000 ca lây nhiễm virus corona trên toàn thế giới cũng đủ để các cơ quan tài chính đa quốc gia nêu lên "tình trạng khẩn cấp về kinh tế". Trên thị trường tài chính, tuần lễ cuối của tháng 2/2020, các chỉ số chứng khoán rơi xuống mức thấp nhất kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009 và 42 tỷ đô la bốc hơi. Trả lời đài RFI tiếng Việt, Eric Chaney, cố vấn kinh tế viện nghiên cứu Montaigne Paris giải thích về hiện tượng hoảng hốt này :
    • "Cỗ máy sản xuất tại Trung Quốc đã bị chựng lại vì mục tiêu ngăn chận virus corona lây lan. Kinh tế qua đó bị đình trệ. Vấn đề đặt ra là ngày nay, với GDP gần bằng 20 % của địa cầu, Trung Quốc đã chiếm một vị trí rất quan trọng trên bàn cờ thế giới. Trung Quốc là một nguồn nhập khẩu lớn của thế giới, là một khách hàng không thể thiếu của châu Âu, Mỹ hay Úc. Thành thử các quốc gia này cũng bị vạ lây. Với tình trạng hiện nay, tăng trưởng của Trung Quốc trong quý I năm nay sẽ bị giảm ít nhất là 2 %. Trong trường hợp khả quan nhất, phải đợi đến quý tới cỗ máy sản xuất mới hoạt động lại bình thường. Nhìn rộng ra cả năm, tổng sản phẩm đội địa của nước này có thể sụt giảm tối thiểu là từ 2 đến 3 điểm. Còn thế giới thì sẽ mất đi khoảng 0,5 điểm GDP vì virus corona".





    Báo động về mức độ lệ thuộc vào Trung Quốc

    • 40 % hàng dệt may của thế giới do Trung Quốc xuất khẩu;
    • hơn 1/4 đồ nội thất cũng do Trung Quốc làm ra.
    • Về viễn thông, 25 % cáp quang sử dụng trên thế giới được sản xuất ngay tại thành phố Vũ Hán,
    • 95 % động cơ xe hơi điện sản xuất tại Trung Quốc,
    • trên dưới 85 % pin điện mặt trời cũng do Trung Quốc tạo ra,
      trong lúc Pháp, Đức đều đã làm chủ công nghệ này từ trước nhưng không thể cạnh tranh nổi với nhân công rẻ của nước đông dân nhất địa cầu.

    Chuyên gia Eric Chaney giải thích thêm virus corona đang làm lộ rõ những bất cập cụ thể của mô hình kinh tế toàn cầu hóa quá đã đi quá xa và cái giá phải trả :
    • "Kể từ khi Bắc Kinh gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới đầu những năm 2000, đã có rất nhiều doanh nghiệp di dời cơ sở sản xuất sang Trung Quốc. Là một thị trường lớn, có nhân công rẻ và một mô hình kinh tế có hiệu quả, chọn Trung Quốc là tính toán rất khôn ngoan.
      • Tuy nhiên chiến tranh thương mại Mỹ- Trung từ năm 2017 đã bắt đầu buộc giới đầu tư phải suy tính lại.
      • Dịch Covid-19 có lẽ lại càng thôi thúc các chủ doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ hơn cái được, cái thua trong quyết định đi tìm những địa bàn có nhân công rẻ để giảm giá thành.
      Dịch bệnh tại Trung Quốc lần này cho thấy, chúng ta cũng phải trả giá cho mô hình toàn cầu hóa đó, và đôi khi đó là cái giá mà chung ta không lường trước được. Rất có thể là với kinh nghiệm lần này, các doanh nghiệp sẽ phải tính tới chuyện thu hẹp khoảng cách về địa lý giữa các nhà máy và người tiêu dùng".





    Phương Tây lạm dụng công xưởng của thế giới ?

    Thảm họa sóng thần Nhật Bản năm 2011 và đợt lũ lụt kéo dài trong nhiều tuần lễ tại miền bắc Thái Lan cùng năm, từng làm xáo trộn dây chuyền sản xuất của một số công ty trên thế giới. Gần đây hơn, từ cuối năm 2017 chiến tranh thương mại Mỹ- Trung do tổng thống Donald Trump khơi mào đã khiến một số công ty chuyển hướng đầu tư quay trở về nguyên quán, hoặc đi tìm những địa bàn mới, gần với các nhà máy sản xuất, gần với thị trường tiêu dùng chính của mình hơn.

    Tại Hoa Kỳ, một trong những yếu tố khiến nhà tỷ phú New York Donald Trump đắc cử năm 2016 là cam kết "làm sống lại những vùng công nghiệp" của Mỹ với khẩu hiệu "America First". Tại châu Âu, các làn sóng dân túy tràn lên từ uất hận của một phần công luận trước hiện tượng các nhà máy liên tục đóng cửa, công ty mẹ dời cơ sở sản xuất đến những vùng có nhân công rẻ, ít bị ràng buộc vì luật lao động hay các chuẩn mực môi trường.

    Không chỉ trong ngành công nghiệp, mà ngay cả một số dịch vụ cũng đã di dời cơ sở sang những miền "đất hứa". Thí dụ như một người Pháp liên lạc với ngân hàng qua điện thoại, đầu dây bên kia được đặt mãi ở tận Tunisia, Maroc hay thậm chí là Ấn Độ !




    Ảo vọng nếu cho rằng Covid-19 khai tử mô hình kinh tế toàn cầu

    Trở lại với khu vực sản xuất, câu hỏi đặt ra là liệu sau kinh nghiệm lần này, khi mà dây chuyền của thế giới bị đe dọa gián đoạn, các công ty có xem Covid-19 như một khúc quanh và tính tới khả năng giảm bớt mức độ lệ thuộc vào Trung Quốc hay không ? Theo chuyên gia Eric Chaney, viện nghiên cứu Montaigne - Paris, câu trả lời là Không. Ông giải thích :
    • "Theo tôi, chúng ta đã trông thấy khúc quanh từ thời điểm 2017, có điều để nói một cách ví von, các khúc ngoặt ngày càng gắt thành thử ta phải bẻ tay lái nhanh hơn. Ngay từ cuối 2017 chính quyền Trump đã lao vào cuộc đọ sức thương mại với Trung Quốc. Châu Âu ý thức được về một số giới hạn trong việc trao đổi với Trung Quốc. Do vậy nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu rà soát lại mô hình sản xuất và đã bắt đầu tái di dời sản xuất – thí dụ như một vài doanh nghiệp Mỹ đã từ Mêhicô trở lại về Hoa Kỳ. Covid-19 lại càng làm lộ rõ những thiếu sót của mô hình kinh tế toàn cầu. Rất có thể là nhịp độ phi toàn cầu hóa sẽ tăng mạnh hơn với khủng hoảng lần này (..)

      Đây sẽ là giai đoạn để bố trí lại các chính sách phát triển của các doanh nghiệp, giảm vốn đầu tư vào Trung Quốc để chuyển hướng đi nơi khác với những lý do có thể là không liên quan gì đến virus corona cả. Phương Tây thận trọng
      • trước các vụ cưỡng ép chuyển giao công nghệ,
        trước mô hình quản lý thiếu minh bạch
        và cạnh tranh bất bình đẳng của Trung Quốc.


      Bản thân Trung Quốc cũng sẽ giảm các dự án vào châu Âu hay Mỹ. Thực ra, Trung Quốc không còn lệ thuộc vào đầu tư trực tiếp nước ngoài như hồi đầu những năm 2000 nữa. Bắc Kinh đã phát triển những công nghệ riêng và những nghiên cứu khoa học riêng. Tuy nhiên, sẽ hoàn toàn không có chuyện phương Tây đột nhiên đóng cửa với Trung Quốc".





    Bốn bài học của virus corona

    1. Bài học thứ nhất từ dịch Covid-19 lần này là từ lâu nay, thế giới đã "ỷ lại" vào Trung Quốc, tin tưởng vào sức mạnh sản xuất của nước đông dân nhất địa cầu. Mức độ tin tưởng đó cao đến nỗi trong vài thập niên, ông khổng lồ châu Á này vừa là hầu bao của thiên hạ, vừa là nguồn tiêu thụ vừa là nhà cung ứng "nuôi" cả thế giới.
                
    2. Bài học thứ nhì virus corona đang đem lại là trên con đường đi tìm lợi nhuận, các hãng xưởng, bất luận đông hay tây, đã trông thấy nguồn nhân lực dồi dào và rẻ của Trung Quốc, thấy thị trường rộng lớn 1,4 tỷ dân, trông thấy lợi thế khi các nhà máy tại Trung Quốc hoạt động hết công sức nhả khói gây ô nhiễm cho môi trường và không khí hay sông ngòi bị ô nhiễm đó thì dân Trung Quốc hứng chịu. Có điều, chuỗi cung ứng đó cũng có những lỗ hổng, và có thể bị một con virus nhỏ đe dọa.
                
    3. Điểm thứ ba là mâu thuẫn trong mục tiêu chống biến đổi khí hậu mà nhiều nước phương Tây đang trên tuyến đầu. Thế giới đề ra mục tiêu giảm hiệu ứng nhà kính làm hâm nóng bầu khí quyển, mà không nghĩ đến chuyện giới hạn những chuyến tàu chở hàng, đi cả vòng trái đất để đưa hàng Trung Quốc đến tay người tiêu dùng ở bên kia địa cầu.
                
    4. Bài học thứ tư là vào thời điểm này, Bắc Kinh đang lo sợ dịch bệnh càng kéo dài, uy tín của Trung Quốc trong mắt các nhà đầu tư càng mai một. Tuy nhiên cầm chắc là một khi Covid-19 chìm vào quá khứ thì mọi việc đâu sẽ hoàn đấy : không còn mấy ai nói đến một mô hình kinh tế "phi quốc tế hóa" hay "phi toàn cầu hóa", bởi vì giới tư bản luôn có những sáng kiến trên con đường đi tìm lợi nhuận.


    Vả lại nếu Trung Quốc không còn được xem là một bãi đáp an toàn, thì các doanh nghiệp quốc tế sẽ đi tìm những bãi đáp mới. Cũng có không ít các quốc gia đang phát triển muốn được trở thành "công xưởng của thế giới" như con đường mà Trung Quốc đã đi qua.




    http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/2 ... h%E1%BB%8F
              
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20038
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Virus corona: Quy mô ổ dịch Iran to lớn mức nào ?

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Virus corona:
    Quy mô ổ dịch Iran to lớn mức nào ?

    _______________________________________
    Mai Vân _ 04/03/2020





              

    Iran - dịch Covid-19: Khử trùng trước lăng mộ giáo sĩ Reza tại Mashhadj, nơi thu hút hàng năm hơn 20 triệu người đến viếng. Ảnh 27/02/2020. WANA via REUTERS

              




    Ngày 03/03/2020, chính quyền Iran chính thức xác nhận nước này có thêm 835 ca nhiễm virus corona (Covid-19), nâng tổng số trường hợp bị nhiễm bệnh lên thành 2.336 người. Song song với số ca nhiễm mới, các trường hợp tử vong cũng tăng mạnh, từ 66 lên 77 người chết trong vòng 24 tiếng đồng hồ.

    Tính đến hôm qua, Iran như vậy đã bám chắc vị trí không ai mong muốn là ổ dịch lớn thứ tư của thế giới, chỉ thua ba nước:
    1. Trung Quốc, ổ phát tán dịch bệnh ra toàn thế giới,
      đứng đầu danh sách đen của các nước bị dịch nặng nhất,
    2. kế đến là Hàn Quốc, đứng thứ hai
    3. Ý thứ ba.





    Chức sắc cao cấp bị nhiễm bệnh, thậm chí tử vong !

    Mức tăng của các ca lây nhiễm hơn 800 người trong vòng một ngày ghi nhận vào hôm 03/03 phải nói là rất lớn, trong lúc số 11 trường hợp tử vong cũng rất cao. Cho dù vậy, câu hỏi mà giới quan sát vẫn đặt ra là quy mô thực thụ của dịch Covid-19 tại Iran ra sao, đặc biệt trong bối cảnh tỷ lệ tử vong, tức là số người chết so với số người nhiễm virus corona cao bất thường.

    Giống như tại Trung Quốc, khi có thông tin về việc dịch Covid-19 xuất hiện tại Iran, giới lãnh đạo tối cao của nước này đã vội khẳng định đó chỉ là một “âm mưu của kẻ thù” nhằm phá hoại lễ kỷ niệm cuộc Cách Mạng Hồi Giáo 1979, rơi vào ngày 11/02, cũng như làm người dân sợ không dám tham gia cuộc bầu cử Quốc Hội ngày 21/02.

    Thế nhưng thực tế đã buộc giới lãnh đạo Iran phải công nhận là dịch bệnh đang lây lan, nhất là khi nhiều chức sắc cao cấp hay nhân vật quyền thế trong chế độ lần lượt mắc bệnh, trong đó có cả phó tổng thống Iran, thứ trưởng bộ Y Tế, người phụ trách chống dịch, và gần đây nhất là người đứng đầu cơ quan y tế khẩn cấp Iran! Bên cạnh đó, theo đài CNN, Quốc Hội nước này cũng xác nhận là có đến 23 dân biểu bị nhiễm bệnh, con số này chắc chắn sẽ còn lên cao.

    Trong số chức sắc bị nhiễm virus corona, thậm chí có người đã chết như ông Mohammad Mirmohammadi, một thành viên của Hội đồng cố vấn cho lãnh tụ tối cao Iran Ali Khamenei, hay Hadi Khosrowshahi, một cựu đại sứ, hoặc là nghị sĩ Mohammad Ali Ramazani Dastak.

    Trong những ngày gần đây, chính quyền Iran đã thay đổi thái độ, thông tin thường xuyên hơn và nhiều hơn về diễn biến của dịch Covid-19 tại nước này. Tuy nhiên, chế độ vẫn bị tố cáo là cố gắng giảm thiểu quy mô dịch bệnh.




    Hơn chục ngàn người đã bị nhiễm virus ?

    Hãng tin Pháp AFP ngày 29/02 vừa qua, đã nêu bật sự chênh lệch to lớn giữa số liệu do chính quyền Iran cung cấp với những con số do các nguồn không phải là chính phủ đưa ra.

    Theo chính quyền Teheran, thì tính đến hôm đó, theo số liệu chính thức thì Iran có 43 ca tử vong được xác nhận và 593 người lây nhiễm. Tuy nhiên, theo ban tiếng Iran của đài BBC Anh Quốc, trong thực tế, số trường hợp tử vong vì dịch Covid-19 tính đến cuối tuần qua lên đến hơn 200 ca, một con số mà bộ trưởng Y Tế Iran đã phản bác ngay vào hôm thứ Bảy 29/02

    Một nguồn tin khác là tổ chức đối lập lưu vong Những người Moudjahidin của Nhân Dân, bị chính quyền Iran liệt vào diện tổ chức khủng bố, cũng cho rằng đã có hơn 300 người chết tại Iran vì dịch Covid-19, trong lúc số trường hợp bị nhiễm lên đến 15 000 người.

    Những tuyên bố về tính chất nghiêm trọng của tình hình dịch bệnh tại Iran như đã được giới khoa học công nhận.

    Theo AFP, trong một bản nghiên cứu công bố hôm 25/02 trên trang tin về y học MedRxiv, 6 nhà dịch tễ học tại Canada đã dựa trên một mô hình toán học để cho rằng có thể đã có hơn 18.000 người bị lây nhiễm virus trên lãnh thổ Iran. Tính toán của họ, chưa được các đồng nghiệp khác xác nhận, đã đưa ra số liệu trên dựa trên các ca được Iran loan báo, cũng như các ca lây nhiễm ở những người ngoại quốc đã từng đến Iran trong thời gian có dịch. Trả lời hãng tin Pháp AFP, ông Isaac Bogoch, chuyên gia nghiên cứu bệnh truyền nhiễm tại đại học Toronto, đồng tác giả bài nghiên cứu đã được công bố, giải thích:
    • “Khi một quốc gia bắt đầu xuất khẩu các ca nhiễm sang những nơi khác, rất có khả năng là tình trạng lây nhiễm trong nước đó rất quan trọng”.





    Chủ trương che giấu thông tin

    Báo Le Monde trong số ghi ngày hôm nay, 04/03/2020, đã tiếp tục tìm hiểu thực hư trong các số liệu về dịch Covid-19 mà chính quyền Iran loan báo, và đã nêu bật lời chứng của giới chuyên môn ngay tại Iran cho rằng chính quyền đã nói dối.

    Theo Le Monde, bộ Y Tế Iran hôm thứ Hai 02/03 đã xác nhận 523 trường hợp lây nhiễm và 12 trường hợp tử vong mới, đưa tổng số người chết kể từ khi dịch bắt đầu lên thành 66.
    • Một bác sĩ làm việc ở miền bắc Iran đã không ngần ngại phản bác:
      • “Số liệu của họ là sai. Tôi không một chút nghi ngờ về điều đó. Chúng tôi hiện có những bệnh nhân bị nhiễm bệnh trong bệnh viện của chúng tôi, những người này không hề được thống kê trong các số liệu chính thức”.
    • Ông Gholam-Ali Jafarzadeh Imenabadi, dân biểu thành phố Rasht, thủ phủ tỉnh Gilan, ở miền bắc Iran sát biển Caspi, đã khẳng định rằng tình hình tại đấy đặc biệt nghiêm trọng. Đối với ông, số liệu chính quyền đưa ra là “một trò đùa”, vì ở tỉnh ông, các bệnh viện và trạm xá đều “đầy những bệnh nhân khả nghi”.
    • Một bác sĩ ở miền nam Iran cũng cho biết là toàn bộ đất nước Iran đã bị dịch bệnh. Tại bệnh viện của ông, tất cả các ca phẫu thuật bị cho là không khẩn cấp đều đã bị hủy bỏ.


    Giải thích về nguyên nhân khiến cho dịch bệnh hoành hành dữ dội tại Iran,
    1. giới y khoa nước này đã nêu lên trước tiên chủ trương che giấu thông tin của chính quyền vào lúc đầu, không cho làm bất kỳ cái gì để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan. Phát biểu với Le Monde, một sinh viên y khoa nội trú ở thủ đô Teheran đã tố cáo:
      • “Khi phủ nhận trong hơn mười ngày rằng dịch Covid-19 đã xuất hiện, chính quyền đã biến nhân viên y tế thành phương tiện truyền bệnh… Chúng tôi bị bệnh nhân lây bệnh, sau đó chúng tôi trở về với gia đình, với bạn bè và như vậy đã có thể lây nhiễm cho hàng chục người khác”.
    2. Các bác sĩ Iran cũng cho rằng tình hình nghiêm trọng hiện nay còn là hậu quả của việc chính quyền từ chối cách ly thánh địa Qom, tâm chấn của dịch Covid-19 tại Iran. Chính ở thành phố thánh này mà các trường hợp nhiễm virus corona đầu tiên đã xuất hiện. Qom lại là một địa điểm hành hương, luôn thu hút đông đảo tín đồ thuộc hệ phái Hồi Giáo Shia ở Iran và nước ngoài.

      Các giáo sĩ và các thành phần bảo thủ rất có thế lực đã thành công trong việc không cho đóng cửa các lăng mộ ở Qom và cách ly thành phố này.


    Trước sự hoành hành càng lúc càng dữ dội của dịch Covid-19, chính quyền Iran đã bắt đầu đưa ra biện pháp ngăn ngừa đà lây lan của dịch bệnh :
    • Hủy bỏ buổi cầu nguyện lớn ngày thứ Sáu tại nhiều thành phố,
    • đóng cửa trường học,
    • đóng cửa Quốc Hội cho đến khi có lệnh mới,
    • hạn chế đi lại.


    Thế nhưng câu hỏi được nêu lên là phải chăng đã quá muộn ?




    http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1% ... E1%BA%A3nh
              
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20038
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Virus corona: Đông Nam Á phản ứng chậm chạp vì sợ Trung Quốc

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Virus corona:
    Đông Nam Á phản ứng chậm chạp vì sợ Trung Quốc

    _______________________________________
    Tú Anh _ 06/03/2020





              

    Nhiều hành khách đeo khẩu trang y tế tại sân bay I Gusti Ngurah Rai Bali, Indonesia, ngày 04/02/2020. REUTERS/Johannes P. Christo

              




    Các nền kinh tế mong manh của Đông Nam Á đang phải đối mặt với hệ quả nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng y tế. Siêu vi corona chủng mới là thủ phạm trực tiếp nhưng thái độ rụt rè của một số chính quyền trong khu vực đối với Bắc Kinh chính là yếu tố mở đường cho thảm họa.

    Diễn biến tại
    • Indonesia,
      Thái Lan,
      Lào,
      Cam Bốt
      ...
    là minh chứng.

    Từ khi dịch viêm phổi Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc hồi đầu tháng 01/2020, hầu như không một nước Đông Nam Á nào, trừ Việt Nam và Singapore, có phản ứng tự phòng, ngăn dịch xâm nhập. Quần đảo đông dân nhất Đông Nam Á là một trong những trường hợp cụ thể. Vào lúc 10 triệu dân Vũ Hán đã bị cách ly, thì chỉ riêng ở đảo Bali, hàng ngàn du khách Hoa lục vẫn thảnh thơi đón Tết âm lịch.




    Nước đến chân mới nhảy

    Tại Indonesia, với 264 triệu dân,
    • đến hôm Chủ Nhật, tổng thống Joko Widodo vẫn khẳng định là không có một ca lây nhiễm nào.
    Tin vào biển cả bao la, cách Trung Quốc 7 giờ bay, chính quyền Indonesia và đa số dân chúng đều mang ảo tưởng bất khả xâm phạm.
    Đến khi có ba du khách, hai người Singapore và một người Miến Điện từ Batam trở về có triệu chứng lạ và xét nghiệm dương tính với virus Covid-19,
    • đích thân tổng thống Joko Widodo mới lên truyền hình để vừa báo động vừa trấn an là Indonesia đã « chuẩn bị 100 bệnh viện với phòng cách ly đúng chuẩn quốc tế ».
    Hư thực ra sao không rõ, nhưng diễn biến tình hình tại Jakarta không khác gì tại một số thủ đô khác ở Đông Nam Á như Bangkok, Phnompenh, Vientian, dưới cặp mắt theo dõi nghiêm khắc của Bắc Kinh.

    Nhật báo Le Figaro ngày 04/03/2020, trong bài « Đông Nam Á động viên chậm… », nhấn mạnh đến thái độ đàn em của lãnh đạo Cam Bốt và Lào, nhận Trung Quốc làm anh cả.
    • Chiếm giải quán quân là thủ tướng Cam Bốt. Trong lúc dịch lan mạnh tại Hồ Bắc, ông Hun Sen bay sang Bắc Kinh « cứu viện » Tập Cận Bình và còn tuyên bố hùng hồn, tuy nói mà không làm, là sẽ đến tận Vũ Hán. Hun Sen còn cho phép và ra tận cảng Sihanoukville đón hàng trăm du khách của du thuyền Westdam, cho họ lên bờ. Tạp chí ngoại giao Foreign Policy phê bình nhà độc tài Cam Bốt, vì xem trọng quan hệ với Bắc Kinh, mà quên đi sức khỏe của dân chúng đang bị đe dọa.

      Cùng ngày báo động của Indonesia, chính quyền Cam Bốt nhìn nhận có « một trường hợp lây nhiễm », bớt đi phần nào thái độ ngạo mạn.
                
    • Đồng thuyền với Phnom Penh, cũng vì chính sách thân Bắc Kinh kể từ cuộc đảo chính năm 2014 mà thủ tướng Thái Lan Chan O Cha xem nhẹ nguy cơ Covid-19. Sau khi một doanh nhân tiếp xúc thường xuyên với du khách Trung Quốc qua đời, Thái Lan mới bắt đầu cách ly du khách 9 nước bị xem là vùng dịch.





    Việt Nam : Sức ép của công luận

    Trong khi đó, từ tháng Giêng, Singapore và Việt Nam đã nhanh chóng đóng cửa hải quan với Trung Quốc. Theo Le Figaro, trước áp lực của đại bộ phận dân chúng chống Hoa lục, Hà Nội đóng cửa biên giới và áp đặt biện pháp kiểm tra nghiêm ngặt ngay khi xuất hiện những ca nhiễm đầu tiên.

    Sự kiện du khách Trung Quốc bị quốc tế, Mỹ, châu Âu, Nga và Bắc Triều Tiên cấm nhập cảnh cho phép Đông Nam Á mạnh dạn hơn đối với Trung Quốc, để bảo vệ quyền lợi của mình. Tuy nhiên, với một cơ chế mong manh về y tế, Đông Nam Á khó tránh được hệ quả nặng nề về sức khỏe cộng đồng và những tác hại về kinh tế lẫn chính trị do siêu vi Covid-19 phát sinh từ… Trung Quốc, 16 năm sau dịch SARS vốn cũng có chung một gốc.




    http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/2 ... %E1%BB%91c
              
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20038
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Nước gồng mình chống dịch, nước miễn nhiễm : Virus corona “thiên vị”?

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Nước gồng mình chống dịch,
    nước miễn nhiễm :
    Virus corona “thiên vị”?

    _______________________________________
    Thu Hằng _ 05/03/2020





              

    Một cách phòng chống virus corona. Ảnh minh họa, chụp tại Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 05/03/2020. REUTERS/Aly Song

              




    Le Figaro nhận định « nhiều ổ dịch ẩn nấp khắp 5 châu », thế nhưng lại có nhiều nước thông báo không có trường hợp nào hoặc rất ít. Phải chăng virus corona « thiên vị » hay còn có những lý do nào khác ?

    Tính đến hiện nay,
    • Bắc Triều Tiên,
      Miến Điện
      khẳng định không có trường hợp nào,
    • Indonesia có 2,
    • Lào 1…
    trong khi những quốc gia Đông Nam Á này « rất dễ bị phơi nhiễm », theo nhận định với Le Figaro của nhà nghiên cứu dịch tễ Marius Gilbert, đại học Tự do Bruxelles, và
    • « không có bất kỳ lý do nào để số người bệnh (tại các nước này) lại chênh lệch đến như vậy với số ca nhiễm như ở
      • Hồng Kông,
        Hàn Quốc
        hay Singapore ».





    Virus corona sợ nóng ?

    Tại châu Phi, Ai Cập chính thức có hai trường hợp, nhưng lại lây cho 11 du khách Pháp khi những người này thăm đất nước của các vị Pharaon. Đối với nhà nghiên cứu Anne-Marie Moulin, giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS),
    • « không phải ngẫu nhiên mà trường hợp nhiễm virus corona đầu tiên tại châu Phi lại được phát hiện ở Sénégal, nơi có hệ thống y tế tốt nhất châu Phi ».

    Rất có thể các nước đó cố tình nói dối nhằm mục đích che giấu hệ thống dịch tễ thiếu thốn. Ngoài vấn đề về bộ kít xét nghiệm, ví dụ đầu tiên được Antoine Flahault, đại học Y Geneve, đưa ra là người dân không có thói quen đi khám do thu nhập thấp, không được bảo hiểm, trong khi virus corona gây ra những triệu chứng khó nhận biết nên họ không đi khám nếu như chỉ bị ho hoặc bị sốt. Cho nên, rất có thể virus corona đã xuất hiện ở nhiều nước châu Á và châu Phi.

    Trong một bài viết khác, Le Figaro ngạc nhiên trước hiện tượng : « Châu Phi, một châu lục dường như được virus tránh né một cách kỳ lạ », đặc biệt là vùng Nam Sahara. Một quan chức cao cấp của bộ Y Tế Guinea công nhận : « Chúng tôi thiếu trang thiết bị, điều đó đúng, nhưng dịch bệnh vẫn chưa được phát hiện ».

    1. Một số yếu tố được đưa ra giải thích, như khí hậu nóng, không thích hợp cho virus phát triển. Tuy nhiên, lập luận này không đủ thuyết phục vì cúm mùa cũng hoành hành tại châu Phi.
                
    2. Lập luận thứ hai, người dân châu Phi có sức đề kháng tốt hơn người châu Âu, cũng bị phản đối.
                
    3. Lý do thứ ba, theo một bác sĩ Pháp làm việc tại Conakry (Guinea), có thể là do châu Phi vẫn nằm ngoài guồng máy toàn cầu hóa, nên không đông khách du lịch nước ngoài như những nơi khác. Tiếp theo, dù nhiều nước châu Phi có quan hệ hợp tác thương mại với Trung Quốc, nhưng « rất nhiều người Hoa hạn chế đến châu Phi trong giai đoạn này vì sợ bị phát hiện nhiễm virus và phải điều trị ở đây », trong khi hệ thống y tế ở nhiều nước châu Phi chưa phát triển.


    Ngược với những nước đang phát triển, các nước phát triển lại bị virus corona tấn công tơi bời. Xuất phát từ Trung Quốc, virus corona hiện có mặt khắp 5 châu. Mỹ và Ý vẫn chưa tìm được « bệnh nhân số 0 ». Rất nhiều người bị nhiễm nhưng lại không có triệu chứng. Theo Libération, « Ý trong tình trạng báo động vì virus corona » với nhiều biện pháp nhiêm ngặt : trường học đóng cửa, hoãn các hoạt động tập thể, nhiều trận đấu bóng không khán giả…




    Nước Nga rộng lớn có 4 trường hợp nhiễm virus corona

    Nga cũng là một trường hợp đặc biệt. Có đến 4.250 km biên giới với Trung Quốc, thành phố Saint-Petersburg miễn thị thực cho du khách Trung Quốc, nhưng đến giờ Nga chỉ thông báo có 4 trường hợp bị nhiễm virus corona, trong đó có một người trở về từ vùng Lombardia của Ý.

    Con số quá ít này gây thắc mắc, và khiến không ít người lo lắng. Một số thông tin cho rằng có đến hàng nghìn ca nhiễm virus corona ở Nga. Đối với tổng thống Putin, đây là « những thông tin sai lệch khiêu khích », « chủ yếu do nước ngoài giật dây », theo tường thuật của Le Figaro.

    Hàng loạt biện pháp mạnh được Matxcơva đưa ra để đối phó với nguy cơ dịch lan rộng :
    • cấm xuất khẩu khẩu trang và thiết bị y tế cho đến ngày 01/06,
    • lắp máy theo dõi thân nhiệt ở nhiều địa điểm công cộng,
    • kêu gọi tuân thủ quy định về vệ sinh kể cả tại các thánh đường,
    • người nghi nhiễm sẽ được đưa đến một bệnh viện mới ở Kommunarka, ngoại ô Matxcơva…





    Pháp chuẩn bị « giai đoạn 3 » của dịch

    « Giai đoạn 3 » là điều khó tránh khỏi tại Pháp. Thông tin 285 người bị nhiễm virus corona tính đến hết ngày 04/03/2020 đều được các nhật báo Pháp đưa tin. Hiện tại, Pháp có ba ổ dịch chính nằm ở
    • tỉnh Oise (ngoại ô Paris),
      Haute-Savoie (phía đông)
      và Morbihan (phía tây).


    Theo Le Figaro, ở « giai đoạn 3 », mức cao nhất, Pháp sẽ
    • buộc phải đóng cửa trường học cho đến giữa tháng Ba,
      hoạt động đình trệ,
      nhân viên có thể làm việc từ xa…
    • Chính phủ đưa ra một số biện pháp như trưng dụng toàn bộ khẩu trang y tế FFFP2 để ưu tiên cho nhân viên y tế và người bệnh được điều trị,
      quy định giá bán nước rửa tay có cồn tránh tình trạng lợi dụng dịch để tăng giá,
    • quân đội sẵn sàng hỗ trợ chính phủ nếu cần thiết…


    Trang nhất của Les Echos là thông tin : « Chính phủ chuẩn bị tinh thần cho giai đoạn 3 của dịch ». Vấn đề chỉ còn tính theo ngày mà thôi. Đây là một thách thức nặng nề đối với chính phủ vì một mặt chính phủ không muốn làm người dân hoảng sợ, nhưng mặt khác lại phải chuẩn bị tư tưởng cho dân về những biện pháp mới, nghiêm ngặt hơn, sắp được ban hành.




    Các nhà dưỡng lão Pháp chuẩn bị chống dịch Covid-19

    Có tốc độ lây lan nhanh và rộng, virus corona là nguyên nhân gây tử vong cao nhất ở người cao tuổi và/hoặc có bệnh nền. Trước thực tế này, các nhà dưỡng lão tại Pháp « Ehpad bước chân vào cuộc chiến chống dịch », theo nhật báo Le Monde.

    Người cao tuổi sống phụ thuộc là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Tuy nhiên, bộ Y Tế Pháp lại « thiếu những chỉ định đặc biệt », theo giám đốc của một nhà dưỡng lão. Trước lời chỉ trích « lĩnh vực (chăm sóc người cao tuổi) không phải chủ đề quan tâm của bộ », bộ trưởng Y Tế Pháp Olivier Véran đã mời một số đại diện của ngành đến họp để trấn an đội ngũ nhân viên, cũng thuộc ngành y tế, nhưng thường « bị bỏ quên » với lời hứa sẽ « gửi một bản hướng dẫn » về những thắc mắc :
    • Phải làm gì khi một người sống trong nhà dưỡng lão bị nhiễm virus corona ?
      Có phải nhập viện người đó không ?
      Chăm sóc người bị nhiễm như thế nào ?





    http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1% ... a-thien-vi
              
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20038
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Covid-19: Tự cách ly thế nào? Dùng chung ly khi đi lễ nhà thờ có an toàn?

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Covid-19:
    Tự cách ly thế nào?
    Dùng chung ly khi đi lễ nhà thờ có an toàn?

    _______________________________________
    BBC _ 04/03/2020





                                  
    • Nhóm phóng viên chuyên về tin thời sự y tế của BBC trả lời các câu hỏi mà độc giả gửi về liên quan tới bệnh dịch này, BBC News Tiếng Việt trích giới thiệu dưới đây:


    Hỏi:
    Các công ty có nên thay đổi chính sách dùng chung bàn làm việc (hot-desking policy) không?


    Nguy cơ mất vệ sinh do dùng chung bàn làm việc - một chỗ ngồi có nhiều người sử dụng - có thể tạo ra những điều kiện thuận lợi khiến vi khuẩn và virus lây lan. Virus corona mới này được cho là lây nhiễm qua hạt nước bọt bắn ra khi người nhiễm bệnh ho hay hắt hơi, xỉ mũi, và qua các bề mặt có dính virus. Các chuyên gia tin rằng virus corona có thể sống trên các bề mặt vài giờ, thậm chí có thể là vài ngày.

    Bạn cần rửa tay thường xuyên để giúp giảm thiểu rủi ro lây nhiễm. Nếu có thể thì bạn hãy giữ mặt bàn, bàn phím máy tính và điện thoại sạch sẽ bằng cách dùng khăn diệt khuẩn lau chùi cẩn thận.

    Trên truyền thông có những tường thuật nói một số công ty đang dừng chính sách sử dụng bàn làm việc chung do có những quan ngại về virus corona. Tuy nhiên, vẫn chưa có tư vấn chính thức nào từ các chuyên gia y tế hay chính phủ theo đó khuyên bước đi đó là cần thiết hoặc nên làm.




    Hỏi:
    Nếu áp dụng biện pháp tự cách ly thì cần làm những gì?


    Bạn có thể cần phải tự cách ly nếu như bạn:
    • Đang chờ kết quả xét nghiệm virus corona
    • Có tiếp xúc gần gũi với người được xác nhận là đã nhiễm virus corona
    • Vừa trở về từ những nơi nhiễm virus

    Tự cách ly có nghĩa là
    • bạn ở nhà trong 14 ngày,
      • không đi làm,
        đi học,
        hay tới các địa điểm công cộng khác,
    • và tránh dùng giao thông công cộng hoặc xe taxi.
    • Bạn cũng phải ở riêng, tách khỏi các thành viên khác trong gia đình.
    • Hãy nhờ trợ giúp nếu bạn cần thực phẩm, các đồ dùng khác hoặc thuốc men
      - bạn có thể yêu cầu người khác đem các món đồ đến cửa nhà,
      • nhưng bạn không được tiếp khách.
    • Thậm chí bạn cần tránh tiếp xúc với các thú cưng, vật nuôi của mình, nếu có thể,
      và rửa tay sạch sẽ
      • trước và sau khi
      chạm vào chúng.





    Hỏi:
    Mẹ tôi, nay đã 80 tuổi, thường đi lễ nhà thờ. Nên thế nào trong việc dùng ly thông công chung với mọi người?


    Một số nhà thờ đã ra lời khuyên liên quan tới virus corona. Nhà thờ Anh giáo nói rằng
    • không có khuyến cáo từ phía chính phủ về việc ngưng dùng chung các ly thông công.
    • Tuy nhiên, giáo hội nói phép nhận bánh thánh - khi miếng bánh thông công được nhúng vào rượu - là việc không khuyến khích thực hiện bởi nó có thể khiến cho tình trạng lây nhiễm lan ra,
      và có thể nguy hiểm đối với những người bị dị ứng với một số loại chất nhất định.
    • Giáo hội Anh giáo cũng nói thêm rằng các nhà thờ cần phải áp dụng các biện pháp bảo đảm vệ sinh tốt nhất,
      bao gồm cả việc tư vấn cho các tu sỹ và những người làm việc trong nhà thờ để đảm bảo họ giữ tay sạch sẽ.

    Cho tới khi virus corona bùng phát thì việc dùng chung ly thông công cũng không nguy hiểm gì hơn so với khi dùng ly vào mùa đông thông thường, lúc dịch cúm lan tràn.




    Hỏi:
    Vấn đề bảo hiểm sẽ thế nào nếu như bạn bị cách ly kiểm dịch trong thời gian đi nghỉ ở nước ngoài?


    Hiệp hội Bảo hiểm Anh Quốc (ABI) nói rằng điều này tùy thuộc vào kiểu đi nghỉ mà bạn đặt mua. Nếu bạn bị cách ly để kiểm dịch trong khi đi nghỉ thì bạn trước tiên nên liên hệ với công ty mà bạn đặt mua gói kỳ nghỉ để hỏi họ xem bạn nên làm gì. Chính phủ hoặc giới chức nơi áp lệnh cách ly kiểm dịch được trông đợi sẽ chi trả các chi phí ăn, ở.

    Nếu thời gian kiểm dịch kéo dài hơn thời gian lẽ ra là kỳ nghỉ của bạn thì bạn cần liên hệ với công ty bảo hiểm du lịch của mình. Tùy thuộc vào gói bảo hiểm bạn mua, bạn có thể yêu cầu được chi trả toàn bộ các khoản bạn phải bỏ ra trong những ngày vượt quá đó.
    • Nếu bạn mua gói kỳ nghỉ với một hãng có tham gia chương trình bảo hiểm du lịch hàng không (Air Travel Organisers' Licensing scheme), bạn sẽ phải được chi trả cho khoản tiền mua vé quay về. Những điều trên thường áp dụng với dịch vụ du lịch trọn gói.
    • Nếu bạn chỉ mua vé máy bay, ABI nói, thì việc chi trả phụ thuộc vào việc bạn mua gói bảo hiểm du lịch nào.
    • Nếu bạn từ sắp xếp việc đi lại, ăn ở, thì bạn cần kiểm tra thông tin áp dụng cho gói bảo hiểm của bạn.





    Hỏi:
    Liệu những người từng bị viêm phổi sẽ có các triệu chứng nhẹ hơn khi nhiễm virus corona?


    Virus corona chủng mới, trong một số ít các trường hợp có thể dẫn tới viêm phổi, mà đáng chú ý nhất là với những ai có tiền sử bệnh phổi.

    Tuy nhiên, do đây là một biến thể mới của virus corona, cho nên không ai miễn nhiễm hết. Việc từng bị viêm phổi hay bị nhiễm virus corona ở các dạng khác, như Sars, sẽ không giúp cho một người miễn dịch khỏi chủng virus corona mới này và các chứng bệnh về phổi mà Covid-19 có thể gây ra.

    Tổ chức Y tế Thế giới nói có thể mất 18 tháng loại vaccine mới chống lại virus corona này mới có thể áp dụng rộng rãi.




    https://www.bbc.com/vietnamese/world-51740258
              
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20038
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

‘Recovered’ coronavirus patient dies in China

Bài viết bởi Hoàng Vân »

Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20038
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

How to control the spread of the coronavirus: Lessons from Taiwan

Bài viết bởi Hoàng Vân »

Trả lời

Quay về “Sức khỏe - Thực phẩm”