Dịch Covid-19 (SARS-CoV-2 / 2019-nCoV)

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20030
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Đại dịch Covid-19 : Cơ hội để Cuba "xuất khẩu" ồ ạt y bác sĩ

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Đại dịch Covid-19 :
    Cơ hội để Cuba "xuất khẩu" ồ ạt y bác sĩ

    _______________________________________
    Minh Anh _ 31 tháng 3 2020



              

    Đoàn bác sĩ Cuba đến hỗ trợ Ý chống dịch Covid-19 ngày 22/03/2020. REUTERS - DANIELE MASCOLO

              



    Từ Jamaica đến Nicaragua đi qua cả Guyane và Ý, Cuba đến hỗ trợ cho khoảng 40 quốc gia chống dịch virus corona. Trong khi đó, Cuba cũng khép cửa biên giới và tự cách ly từ hôm 24/03/2020.

    Trang mạng của đài phát thanh France Culture ghi nhận
    • « với cuộc khủng hoảng dịch tễ này, chưa bao giờ Cuba xuất khẩu y bác sĩ nhiều đến như thế ».
    Đã từ lâu, y tế và đào tạo y sĩ là một trong những ưu tiên của đảo quốc nằm trong biển Caribê này. Chế độ Cuba phô trương điều này như là một tấm gương thành công của chính sách xã hội chủ nghĩa của mình. Theo bộ Y Tế Cuba, nước này có
    • hơn 76.000 bác sĩ cho hơn 11 triệu dân,
      15.000 nha sĩ,
      89.000 y tá
      và một khoa Y được mở tại các nước Nam Mỹ.

    • Hàng chục ngàn sinh viên châu Mỹ Latinh, châu Phi và châu Á đến học tập tại Cuba
    • và cùng lúc, La Habana gởi đi 25.000 bác sĩ đến châu Mỹ Latinh, chủ yếu tại Venezuela và Brazil, nhưng cũng có châu Phi, Pakistan hay Haïti.
    Chính quyền La Habana đưa ra con số 50.000 chuyên viên y tế được gởi đi làm nhiệm vụ ở nước ngoài. Nhưng cũng có hàng chục ngàn trong số này buộc phải trở về nước, hoặc là bị các lãnh đạo mới của những nước họ đến hợp tác trục xuất (chẳng hạn như tại Bolivia, Brazil), hoặc vì lý do khủng hoảng như tại Venezuela. Chính quyền La Habana và Caracas từng có một thỏa thuận đối tác « đổi dầu lấy đội ngũ bác sĩ ».




    Tình liên đới cũng có cái giá

    Chính quyền Cuba sử dụng « lá bài y tế » từ năm 1963, ngày mà « đội quân y tế Cuba đầu tiên thi hành nhiệm vụ quốc tế » được gởi đến Algeri. Với danh nghĩa vì tình liên đới, chủ nghĩa nhân đạo và chủ nghĩa xã hội, các y sĩ Cuba ngày nay hoạt động trên khoảng 40 quốc gia. Họ có nhiều kinh nghiệm về tình trạng khẩn cấp y tế nhất là trên phương diện dịch tễ học.
    • Năm 2014, trong trận dịch Ebola, Cuba đã đến hỗ trợ 37 nước,
    • rồi cũng chính những bác sĩ Cuba đó đến chống dịch tả ở Haïti sau trận động đất.
    Nhiệm vụ của các bác sĩ Cuba ở nước ngoài mỗi năm mang về cho đất nước từ 8-10 tỷ đô la, cao hơn cả « remesas » - số tiền của kiều dân Cuba gởi về và nguồn thu từ du lịch.

    Việc chính quyền Donald Trump và nhất là cựu cố vấn an ninh John Bolton siết chặt các lệnh trừng phạt nhắm vào Cuba đã bóp nghẹt nguồn tài chính của đất nước. Thái độ của Mỹ, thù nghịch với Venezuela và Cuba lôi kéo nhiều nước khác đi theo chính sách của Mỹ và xoay lưng lại với chế độ anh em nhà Castro. Các lãnh đạo Brazil, Bolivia, Ecuador đã cho hồi hương các bác sĩ Cuba. Hiện chỉ có Achentina và Mêhicô là vẫn chưa « theo đuôi » Mỹ.

    Nguồn thu bị giảm, cũng như là tiền của kiều dân Cuba gởi về bị hạn chế vì các lệnh trừng phạt của Mỹ, buộc Cuba phải nghĩ đến những giải pháp thay thế. Khi đưa ra những lá chủ bài y tế tại vùng Lombardia, chính phủ Cuba hy vọng thu được một số thành quả ngoại giao và tài chính. Hiện tại, không thể nào biết được Ý sẽ trả gì cho Cuba.

    Chính quyền La Habana vốn đã bình thường hóa quan hệ với Liên Hiệp Châu Âu đang dựa vào một số nước mà Cuba đã xích lại gần như Tây Ban Nha và Pháp nhằm tìm cách đối trọng với chính sách của Hoa Kỳ. Cũng nhờ vào Cuba mà Paris có được lá phiếu gia nhập các nước châu Mỹ Latinh vào thượng đỉnh khí hậu COP 21. Đổi lại, Câu lạc bộ Paris đã giãn nợ cho Cuba. Và La Habana gởi các nhân viên y tế đến Guyane, lãnh thổ hải ngoại của Pháp, bị chính quyền « lãng quên » về mặt y tế.




    Những bác sĩ phục vụ cho Nhà nước

    • Các nhân viên y tế Cuba đi làm ở nước ngoài cam kết thực thi nhiệm vụ trong vòng ba năm, không có gia đình.
      Những ai vi phạm các quy định đề ra có nguy cơ lãnh án 3 năm tù.
    Hơn nữa, điều kiện làm việc của những bác sĩ này đã bị một tổ chức bảo vệ dân chủ ở Madrid, Prisoners Defenders lên án. Theo tổ chức này,
    • « hàng ngàn người Cuba bị cưỡng bức tham gia vào các nhiệm vụ để giúp cho chính phủ » và do vậy, « rất nhiều người trong số họ đã bỏ trốn ».


    Đối với những ai trở về nước,
    • rất nhiều người trong số họ bị rút hộ chiếu để « giữ bí mật thông tin »
      và thậm chí còn bị chế độ tịch thu một phần lương.
    Dù vậy, đại đa số các bác sĩ thà chấp nhận các trói buộc này hơn là ở lại với những quy định và điều kiện sống ngày càng xuống cấp ở trong nước.




    http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1% ... 19-quoc-te
              
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20030
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Trang thiết bị y tế, Trung Quốc khởi động lại cỗ máy xuất khẩu

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Trang thiết bị y tế,
    Trung Quốc khởi động lại cỗ máy xuất khẩu

    _______________________________________
    Thanh Hà _ 31 tháng 3 2020



              

    Công nhân nhà máy lắp ráp ghế ô tô Yanfeng Adient tại Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 24/02/2020. REUTERS - Aly Song

              



    • Trang thiết bị y tế là chìa khóa cho phép ngành xuất khẩu Trung Quốc bật dậy sau giấc ngủ đông virus corona.
      Chính quyền của ông Tập Cận Bình chứng minh rằng thế giới vấn « nghiện » hàng Trung Quốc.
    Trên đây là phân tích của chuyên gia Antoine Bondaz, Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược (FRS) của Pháp.

    Vào lúc Âu Mỹ khốn khổ vì thiếu khẩu trang và máy trợ thở, truyền thông tại Bắc Kinh rầm rộ đưa tin những chuyến máy bay chở đầy ắp hàng made in China đã đáp xuống các phi trường quốc tế. Đấy là những kiện hàng chính quyền Trung Quốc « gửi tặng », của hãng điện thoại Xiaomi hay của nhà tỷ phú chủ nhân Alibaba, của một giáo hội công giáo nào đó ở Trung Quốc gửi tới nhằm giảm bớt áp lực virus corona gây nên.

    Ý, Pháp, Tây Ban Nha cùng nhiều nước đông Âu đã nhận khẩu trang sản xuất từ Trung Quốc.
    • Nhà tỷ phú Trung Quốc Jack Ma, ông chủ Alibaba tặng không cho Hoa Kỳ một triệu khẩu trang made in China mà không thấy chính quyền Trump phản đối vì « cạnh tranh bất bình đẳng ».
                
    • Ngày 12/03/2020, chuyến bay đầu tiên từ Tứ Xuyên đáp xuống Roma với khoảng một chục bác sĩ và y tá. Cùng với kinh nghiệm dập dịch tại Hồ Bắc còn có cả 2 triệu khẩu trang y tế bình thường, 100.000 khẩu trang cao cấp, 50.000 kit xét nghiệm, và 1.000 máy hô hấp.
                
    • Trước đó một tuần lễ, hãng điện thoại Xiaomi trên Facebook thông báo gửi vài chục ngàn khẩu trang sang Ý để cảm ơn nước này đã mở rộng vòng tay cho Xiaomi vào Ý hoạt động.
                
    • Với Paris, Bắc Kinh cũng đã có cử chỉ hào phóng tương tự. Tân Hoa Xã đưa tin ngày 18/03/2020 Trung Quốc gửi tặng Pháp 1 triệu khẩu trang, nhưng không thấy nhắc lại rằng trước đó đúng một tháng Pháp đã chuyển 17 tấn trang thiết bị y tế đến Trung Quốc. Đài truyền hình nhà nước Trung Quốc cũng không nhắc tới 55 tấn hàng mà Liên Âu đã gửi sang quốc gia châu Á này.
                
    • Rất nhiều quốc gia khác, từ Iran đến Philippines hay Ba Lan đều mang ơn Bắc Kinh khi nhận được tiếp tế vài chục ngàn khẩu trang.

    Trả lời đài RFI tiếng Việt, chuyên gia về Đông Bắc Á, Antoine Bondaz, Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược (Fondation pour la Recherche Stratégique) nhấn mạnh, các cử chỉ hào phóng đó của Bắc Kinh trước hết bao hàm một ý nghĩa chính trị rất lớn.
    • Trung Quốc tìm cách xóa tội đã ỉm thông tin về tầm mức nguy hiểm của virus corona chủng mới, để rồi, cả thế giới rơi vào vòng xoáy của một cuộc khủng hoảng vô tiền khoáng hậu.
    • Bên cạnh đó, ông Tập Cận Bình muốn ghi một bàn thắng quan trọng với công luận trong nước rằng Trung Quốc không chỉ giúp đỡ các nước chậm phát triển, mà ngay cả những nền công nghiệp hàng đầu của thế giới, như Ý hay Pháp trong câu lạc bộ G7 cũng phải chịu ơn Bắc Kinh.


    Dù vậy giới quan sát đặt nhiều nghi vấn về lòng tốt của Trung Quốc. Trên báo L’Obs (ngày 27/03/2020) nhà Trung Quốc học Stéphane Corcuff, giảng dậy tại trường Khoa Học Chính Trị Lyon nêu thẳng vấn đề :
    • những lô hàng của Trung Quốc chở sang châu Âu là hàng biếu hay là hàng xuất khẩu ?
    Về điểm này chuyên gia Antoine Bondaz trả lời :
    • "Có hai loại hàng được chuyển đến châu Âu :
      • hàng tặng không
        và hàng xuất khẩu.
      • Chính phủ Trung Quốc hay các quỹ từ thiện, các nhà mạnh thường quân Trung Quốc tặng không cho châu Âu khẩu trang.
        Nhưng đại đa số còn lại là hàng Trung Quốc bán cho châu Âu.
      Madrid đặt mua hơn 500 triệu khẩu trang y tế, 1.000 máy trợ thở. Đây là một thương vụ xuất nhập khẩu bình thường, nhưng lại rất quan trọng ở hai điểm.
      1. Thứ nhất châu Âu đang có nhu cầu rất lớn về trang thiết bị y tế, về quần áo bảo hộ, về khẩu trang và máy hô hấp... Châu Âu không có khả năng đáp ứng nhu cầu đó thành thử ra Trung Quốc lợi dụng thời cơ mở rộng thị phần. Cuối tháng 12 năm ngoái, Trung Quốc sản xuất trung bình 20 triệu khẩu trang một ngày, giờ đây công suất đạt 120 triệu.
                  
      2. Điểm thứ nhì cần lưu ý là Trung Quốc bắt buộc phải khởi động lại cỗ máy xuất khẩu. Giờ đây nhu cầu lớn nhất tập trung vào trang thiết bị y tế. Hơn thế nữa, khủng hoảng y tế lần này là một cơ hội đối với các tập đoàn Trung Quốc. Thí dụ,
        • Alibaba đề nghị một phương pháp đọc ảnh X quang qua đó giúp các bác sĩ chẩn đoán bệnh.
        • Hoa Vi thì đã tăng tốc các dịch vụ internet cho phép ngày càng nhiều các công ty trên thế giới hội họp qua video".

    Nói cách khác, Trung Quốc không chỉ tập trung vào việc may khẩu trang y tế, hay cung cấp quần áo bảo hộ mà còn đang chứng minh thế thượng phong của các doanh nghiệp nước này trong lĩnh vực công nghệ cao phục vụ cho y tế.

    Một điểm khác nữa Antoine Bondaz, thuộc quỹ FRS của Pháp, đã nêu với RFI Việt ngữ đó là với dịch Covid-19 lần này, Bắc Kinh còn đang tìm cách quảng bá với phương Tây ngành y học cổ truyền Trung Quốc, Ông lưu ý :
    • "đừng quên rằng dược phẩm đông y chiếm một phần quan trọng trong ngành công nghệ bào chế thuốc của nước này (…) Sau khi đã chinh phục nhiều nước Đông Nam Á , Bắc Kinh muốn từng bước thâm nhập vào châu Âu".





    Trung Quốc vẫn là công xưởng của thế giới

    Điều không thể chối cãi là trong chưa đầy mười tuần, Bắc Kinh đã đảo ngược thế cờ. Cuối tháng 2,
    • "khả năng sản xuất tăng thêm 450%" như báo Libération (ngày 20/03/2020) ghi nhận.
    Trang mạng của bộ Ngoại Giao Mỹ ghi nhận :
    • "Trung Quốc cung cấp đến 95% khẩu trang y tế loại được sử dụng trong các phòng mổ
      và 60 % khẩu trang thông dụng cho thế giới".
    Đâu là phép lạ cho phép Trung Quốc kiểm soát gần hết khẩu trang của thế giới ? Chuyên gia Antoine Bondaz giải thích :
    • "Từ cuối tháng Giêng, Bắc Kinh đã huy động
      • tất cả các cơ quan chính phủ, từ cấp Đảng đến các bộ,
        các công ty nhà nước để nâng cao khả năng sản xuất khẩu trang.
      Đúng là vào thời điểm đó và kể cả một hay hai tuần lễ đầu tháng 2, Trung Quốc thiếu khẩu trang y tế trầm trọng và phải nhập của châu Âu. Liên Hiệp Châu Âu cũng đã gửi 55 tấn hàng sang giúp Trung Quốc. Nhưng trong hai tháng qua, Bắc Kinh đã tạo tất cả điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp để khắc phục thiếu sót đó và Trung Quốc đã vượt qua được khó khăn này.

      Điểm thứ ba nữa là ngay cả các tập đoàn trong những lĩnh vực khác cũng chuyển hướng, tập trung vào lĩnh vực sản xuất trang thiết bị y tế. Từ thời điểm đó, Bắc Kinh huy động các nguồn lực để đáp ứng nhu cầu nội địa, và kế tới là hướng tới xuất khẩu.
      • Tập đoàn BYD trong ngành xe hơi chuyển sang sản xuất 5 triệu khẩu trang y tế một ngày.
      Trong khi đó tại Pháp, phải vất vả lắm mới có được 1 triệu khẩu trang một ngày".

    • Trong lúc trên toàn nước Pháp có bốn nhà cung cấp khẩu trang,
    • thì tại Trung Quốc giờ đây đang có trên 3.000 hãng xưởng lao vào cuộc.
    Ngoài hãng xe BYD như Antoine Bondaz vừa nêu,
    • tập đoàn hóa dầu China Petroleum and Chemical Corporation đã đầu tư 25 triệu euro chỉ để sản xuất khẩu trang y tế.


    Để đối phó với đại dịch, các chính phủ từ Anh tới Mỹ và của Liên Âu "tổng động viên" khu vực sản xuất tiếp tay với những chiến sĩ áo trắng đang trên tuyến đầu. Theo quan điểm của chuyên gia Antoine Bondaz, Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược Pháp, đây là thời điểm để châu Âu định nghĩa lại về chính sách công nghiệp, xét lại xem rằng y tế có thuộc phạm trù "chiến lược hay không".
    • "Điểm then chốt ở đây đã được thể hiện rất rõ qua khủng hoảng lần này, đó là mức độ lệ thuộc của dây chuyền cung ứng và sản xuất tại châu Âu vào Trung Quốc. Châu Âu thừa nhân công để cũng có thể may hàng chục triệu khẩu trang như Trung Quốc nhưng đôi khi không có đủ nguyên liệu, không đủ máy may…
      Đó là điều châu Âu bắt buộc phải rà soát lại, phải xác định đâu là những lĩnh vực "chiến lược", y tế có nằm trong danh sách đó hay không. Thậm chí câu hỏi này còn liên quan luôn cả đến chủ quyền quốc gia nữa. Nhưng nói như vậy không có nghĩa là dẹp bỏ mô hình kinh tế toàn cầu".

    Chuyên gia Pháp kết luận :
    • Covid-19 đang cho phép ông Tập Cận Bình làm sống lại dự án Con Đường Tơ Lụa Thế Kỷ 21 tưởng chừng bị virus corona hạ gục.
    Trong cuộc điện đàm hôm 16/03/2020 với thủ tướng Ý Giuseppe Conte, nguyên thủ Trung Quốc đã đề cập tới khả năng Roma và Bắc Kinh cùng nhau xây dựng một "Con Đường Tơ Lụa Y Tế".
              

    Giuseppe Conte và Tập Cận Bình

              



    http://www.rfi.fr/vi/kinh-t%E1%BA%BF/20 ... %E1%BA%A9u
              
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20030
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Virus corona : Sự thức tỉnh muộn màng của nước Mỹ

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Virus corona :
    Sự thức tỉnh muộn màng của nước Mỹ

    _______________________________________
    Thụy My _ 01 tháng 4 2020



              

    Các xe động lạnh được sử dụng tạm làm nhà xác trong đại dich Covid-19 tại bệnh viện Bellevue, New York.
    Ảnh chụp ngày 31/03/2020. © REUTERS/Eduardo Munoz

              



    Tại Hoa Kỳ, chỉ trong ba ngày qua số người chết do virus corona đã tăng gấp ba, lên đến hơn 4.000 người, trong đó một phần tư là tại New York. Mỹ hiện nay đứng nhất thế giới về số ca nhiễm, với hơn 188.000 trường hợp (tính đến ngày 01/04/2020), và vượt qua Trung Quốc về con số tử vong mà Bắc Kinh đưa ra (4.059/3.312).

    Vì đâu nên nỗi ?

    Nguợc dòng thời gian, Le Figaro cho biết chỉ mới đây thôi, ngày 28/2, số ca dương tính với Covid-19 trên toàn nước Mỹ chỉ mới ở con số 15. Trong số những người bị nhiễm, có 12 người vừa mới ở ổ dịch Vũ Hán về. Người đầu tiên, một thanh niên khoảng 30 tuổi, được xác nhận dương tính hôm 21/1 tại bang Washington. Những người thân của anh này được đặt trong vòng giám sát, cũng như các bệnh nhân dương tính khác. Vào lúc đó, chỉ có ba trường hợp người tại chỗ bị lây nhiễm.

    Nếu so với Ý, đã có đến 900 bệnh nhân và mười mấy thành phố bị cô lập, tình hình của Hoa Kỳ có vẻ không đáng lo ngại. Nhưng một nhà vi trùng học cảnh báo : con virus,
    • lây từ người sang người
      và rất khó phát hiện nơi những người đã bị nhiễm nhưng không phát sinh triệu chứng,
    đang âm thầm tấn công. Diễn biến sau đó cho thấy họ có lý.

    Chỉ một tháng sau, với 188.578 ca dương tính, nước Mỹ đã trở thành tâm dịch virus corona lớn nhất. Theo bác sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện quốc gia về các bệnh truyền nhiễm và dị ứng, đại dịch này có thể làm cho từ 100.000 đến 200.000 người chết.




    Số lượng lớn hành khách từ Trung Quốc nhập cảnh vào Mỹ

    Nếu nói rằng nước Mỹ bị bất ngờ thì không đúng. Ngay từ ngày 7/1, Trung tâm kiểm soát và phòng bệnh (CDC) đã lập ra một bộ phận để theo dõi sự tiến triển của con virus từ Vũ Hán. Mười ngày sau, các sân bay ở Los Angeles, New York và San Francisco được tăng cường kiểm soát. Mạng lưới này đóng góp vào việc phát hiện những trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên từ nước ngoài nhập vào.

    Nhưng hàng ngày có đến 14.000 hành khách đến từ Trung Quốc, đây là một thử thách rất lớn. Thế nên vài ngày sau khi chế độ Bắc Kinh phong tỏa thành phố Vũ Hán, tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định cấm các hành khách từ Vũ Hán đặt chân vào lãnh thổ nước Mỹ. Các công dân và thường trú nhân Hoa Kỳ từ tâm dịch về vẫn được nhập cảnh, nhưng phải bị cách ly nghiêm ngặt. Cứ như là có thể chận được con virus ở biên giới.

    Trên đất Mỹ, các nỗ lực phát hiện Covid-19 gặp trắc trở.
    • Nhờ con virus đã được giải mã, CDC đã có thể xét nghiệm từ ngày 20/1, nhưng bộ kit giao cho các phòng thí nghiệm được chứng nhận bị lỗi.
    • Về phía Cơ quan quản lý dược phẩm (FDA) phản đối việc thương mại hóa bộ xét nghiệm do các bệnh viện hay công ty tư nhân đưa ra.


    Kết quả là hệ thống y tế bị quá tải, và cường quốc số một thế giới rốt cuộc cũng cùng số phận với Ý, Pháp, Tây Ban Nha, không thể theo dõi sát sự lan tràn của con virus độc hại. Bác sĩ Anthony Fauci sau đó nhìn nhận trước Quốc Hội :
    • « Hệ thống y tế không thực sự được trang bị cho nhu cầu hiện nay, đây là một thất bại ».





    Tin xấu từ vùng ngoại ô Seattle

    Cho đến giữa tháng Hai, chỉ có 460 người được xét nghiệm. Theo tính toán sau này của các nhà vi trùng học, lúc đó đã có khoảng mấy trăm người dương tính nhưng không có triệu chứng đang tự do di chuyển tại Hoa Kỳ. Nhưng phải đợi đến khi xảy ra những trường hợp tử vong đầu tiên, sự thật mới bắt đầu hiển hiện.

    Benjamin Linas, giáo sư về bệnh truyền nhiễm ở Boston University School of Medicine tóm lược :
    • « Chúng ta đã mất đi một tháng, và lỡ mất dịp may quý giá để chận không cho dịch bệnh lan tràn. Khi nghiên cứu về dịch bệnh sau này, phản ứng của CDC và FDA chỉ có thể mô tả là một trong những thất bại lớn nhất trong lịch sử y tế cộng đồng ».


    Ngày 28/2, tại Kirkland, ngoại ô Seattle, tin xấu đã xảy ra. Con virus từ Vũ Hán lan đến bang Washington một tháng trước đó, đã tấn công một phụ nữ 73 tuổi. Bệnh nhân này không hề đi Trung Quốc và cũng không có tiếp xúc nào với những người dương tính. CDC gởi ngay một ê-kíp chuyên về bệnh nhiễm đến viện dưỡng lão nơi bà cụ đang trú ngụ.

    Hai tuần sau, bản án đã được tuyên. Qua điều tra, đã phát hiện được 167 ca bị lây nhiễm, trong đó có 101 người là cư dân tại chỗ. Tổng cộng có 34 người trong số này qua đời vì con virus độc hại. Đối với chính quyền địa phương, đây là dấu hiệu tỉnh thức. Nhân viên các viện dưỡng lão từ nay phải khám bệnh toàn diện, và các cuộc thăm viếng tạm thời bị cấm. Những cuộc tụ họp bị hạn chế, trường học đóng cửa, số ca dương tính bị phát hiện giờ đây lên đến hàng ngàn.

    Sau nhiều tuần lễ trên thực địa, CDC nay có thể thực hiện việc xét nghiệm ở quy mô lớn. Số lượng người bị phát hiện dương tính cứ mỗi hai ngày lại tăng gấp đôi, vòng ảnh hưởng của đại dịch nay hiện rõ. Trên bản đồ được cập nhật sát sao của trường đại học John-Hopkins giờ đây chi chít những điểm đỏ, người Mỹ nhận ra rằng không tiểu bang nào thoát được con virus từ Vũ Hán. Tổng thống Donald Trump ban đầu tỏ ra khinh suất, nay phải công nhận tình hình là nghiêm trọng. Nhưng ý thức được thì đã quá trễ.




    Lễ hội Mardi gras ở Louisiana

    Cuối tháng Hai, hàng trăm ngàn người vô tư tập trung tại trung tâm thành phố New Orleans để mừng lễ hội Mardi gras. Với trên 3.300 ca dương tính và 151 người chết trong vòng ba tuần, Louisiana có tiến độ lây nhiễm kỷ lục.

    Tại Florida, thống đốc Cộng Hòa không muốn cấm các cuộc tụ họp của « spring breaker » (sinh viên các bãi biển của tiểu bang này trong kỳ nghỉ mùa xuân), dù con virus đang lan tràn nhanh chóng, và tuổi trung bình của cư dân khá cao. Carl Bergstrom, giáo sư sinh học của trường đại học Washington tiếc nuối :
    • « Sự thay đổi ý kiến của Nhà Trắng và thái độ trống đánh xuôi kèn thổi ngược của nhiều cơ quan y tế đã khiến người dân nghi ngờ về hiệu quả của các biện pháp được đưa ra, làm ảnh hưởng đến các thống đốc. Họ do dự không muốn áp đặt các biện pháp hạn chế vì gây mất lòng dân ».


    Theo một cuộc thăm dò vào giữa tháng Ba của đài phát thanh công NPR,
    • có 76% cử tri Dân Chủ coi con virus từ Vũ Hán là « mối đe dọa thực sự »,
      tỉ lệ này đối với cử tri Cộng Hòa chỉ có 40%.
    Cũng theo giáo sư Bergstrom :
    • « Đối với các chuyên gia từ nhiều năm qua đã chuẩn bị đối phó với một tình hình như thế, rất đáng tiếc là lời nói của các nhà khoa học không được tin tưởng, mà chỉ dựa vào niềm tin chính trị ».


    Do chậm trễ hành động, Washington đã để mặc cho các tiểu bang tranh nhau mua thiết bị y tế. Cho đến thứ Hai đầu tuần, khoảng 20 thống đốc vẫn từ chối áp đặt phong tỏa. Giáo sư Carl Bergstrom dự báo :
    • « Đến một lúc nào đó, chúng ta có thể hy vọng rằng việc phong tỏa ở nhiều nơi có thể làm phẳng lại đường cong của dịch bệnh. Nhưng tình hình hiện nay rất đáng lo ngại tại New York, Florida và nhiều tiểu bang nông nghiệp, nơi có cơ sở hạ tầng yếu kém hơn ».





    New York im lặng trước cơn bão

    Tại New York, ổ dịch lớn nhất với 76.000 ca dương tính và 1.550 người tử vong, thị trưởng Dân Chủ đã trễ tràng trong việc buộc đóng cửa trường học và nhà hàng. Ông giải thích đó là do sợ ảnh hưởng đến những người nghèo. Trong những ngày gần đây, các bệnh viện New York cật lực đối phó với đỉnh dịch. Rất nhiều giường bệnh đã được chuẩn bị tại các trung tâm hội nghị và địa điểm công cộng, nhưng cơ quan y tế lo ngại thiếu thuốc men, khẩu trang và máy thở.

    • AFP hôm 31/3 ghi nhận những chiếc lều y tế được dựng lên ở Central Park nổi tiếng.
    • Công binh Mỹ sau tám ngày làm việc đã biến trung tâm hội nghị Javits Center ở Manhattan thành bệnh viện dã chiến 3.000 giường để giảm tải, giúp các bệnh viện khác tập trung chữa cho bệnh nhân Covid-19.
    • Cách đó vài con đường, nổi lên giữa các tòa nhà chọc trời là chiếc bóng màu trắng của tàu bệnh viện đồ sộ Comfort, vừa đến hôm thứ Hai 30/3, có 1.000 giường bệnh.
    • Một số địa điểm khác như trung tâm tennis Flushing Meadows ở khu Queens và các khách sạn dự trù tiếp nhận các bệnh nhân dương tính nhưng chưa đến nỗi trầm trọng.


    Sau khi tổng thống Donald Trump cảnh báo sẽ trải qua « hai tuần lễ đau đớn », thống đốc New York kêu gọi người dân « không nên kỳ vọng quá nhiều để khỏi phải thất vọng mỗi buổi sáng khi thức dậy ». Tại đô thị chưa bao giờ vắng vẻ và yên tĩnh đến thế, mỗi tối lại nổ ra những tràng pháo tay cổ vũ nhân viên y tế, như đang diễn ra tại nhiều thành phố châu Âu. Khẩu trang hiện diện khắp nơi và các tòa nhà « chưa bao giờ được tẩy trùng kỹ như thế ».


    New York hồi hộp đón bão, trận bão lẽ ra sẽ không hoành hành được nếu nước Mỹ thức tỉnh sớm hơn.



    http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1% ... m%E1%BB%B9
              
              
ty
Bài viết: 1107
Ngày tham gia: Thứ bảy 08/12/18 06:03

Re: Dịch Covid-19 (SARS-CoV-2 / 2019-nCoV)

Bài viết bởi ty »

hihi ... ty sorry anh HV nhé. ty cũng không biết tại sao ty lại nói anh “thích” nhìn TT Trump một cách phiến diện nữa. chắc ty bị tưng tưng rồi 😛.

Vũ Linh, diễn đàn chủ của Diễn Đàn Trái Chiều, có viết về “Diễn tiến hoạt động của TT Trump liên quan đến COVID”. theo VL, vào tháng Một, cả nước Mỹ còn đang quay cuồng trong màn xiếc đàn hặc...

http://diendantraichieu.blogspot.com/p/bt.html?m=1

Ôi, ty có làm loãng chủ đề Dịch Covid-19 không ạ?

:flower:
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20030
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Đại dịch Covid-19 : Khủng hoảng chưa từng có cần giải pháp chưa từng có

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Đại dịch Covid-19 :
    Khủng hoảng chưa từng có
    cần giải pháp chưa từng có

    _______________________________________
    Trọng Thành _ 01 tháng 4 2020



              

    Virus corona mới (SARS-CoV-2)
    buộc nhân loại phải tìm kiếm những giải pháp chưa từng có để thoát khỏi khủng hoảng.

              



    • Nước Mỹ trở thành tâm dịch của thế giới, với viễn cảnh có thể hàng trăm nghìn người thiệt mạng vì Covid-19.
      Tổng thống Trump buộc phải điều chỉnh chính sách với hy vọng cố gắng để 100.000 người chết đã là đáng mừng.
    • Châu Phi có nguy cơ là nơi gánh chịu các hậu quả thảm khốc nhất.
    Trên đây là chủ đề chính của nhiều nhật báo Pháp hôm nay.

    Trước hết xin giới thiệu bài phân tích đáng chú ý trên Les Echos, khẳng định cuộc khủng hoảng ‘‘chưa từng có’' với nhân loại này đòi hỏi các giải pháp chưa từng có. Nhà báo Nicolas Baverez mở đầu bài viết mang tựa đề ‘’Cú sốc virus corona tạo nên một tình trạng vô cùng bất định về kinh tế và chính trị’’, với nhận định :
    • đại dịch virus corona đang diễn ra gây ra một xung động chưa từng có, nhiều người muốn tìm cẩm nang đối phó trong các giải pháp đã có, nhưng điều đó là vô ích.





    Tại sao cú sốc Covid-19 là chưa từng có?

    Nhà báo Les Echos đưa ra bốn nguyên nhân.
    1. Thứ nhất đây là cuộc khủng hoảng toàn cầu, toàn bộ các quốc gia, các lĩnh vực đều lần lượt bị cuốn vào, với biện pháp phong toả, cách ly liên quan đến một nửa nhân loại, tính cho đến nay.
                
    2. Thứ hai việc nền kinh tế đột ngột dừng lại do sự đình chỉ hoàn toàn một bộ phận quan trọng của sản xuất và nhu cầu tiêu thụ là rất khác với một cuộc khủng hoảng tài chính, hay một nền kinh tế chuyển hướng sang kinh tế thời chiến, để dành các nguồn lực cho quốc phòng.
                
    3. Thứ ba, đây là một cuộc khủng hoảng phức tạp, bao gồm trong đó ba cuộc khủng hoảng đan xen vào nhau.
      • Khủng hoảng y tế, với các mô hình dự báo cho thấy có thể đến 40 triệu người chết, nếu không có đáp ứng kịp thời của y tế công.
      • Khủng hoảng kinh tế, với sự sụt giảm hoạt động kinh tế toàn cầu lên đến 3 đến 4% trong năm 2020.
      • Và khủng hoảng tài chính với sự sụp đổ của các thị trường, với nguy cơ phá sản và sa thải dây chuyền.
    4. Nguyên nhân thứ tư khiến có thể nói đây là một đại khủng hoảng chưa từng có, là quy mô và tốc độ của các biện pháp hỗ trợ tài chính được đưa ra, chưa từng thấy, với tổng số tiền lên tới hơn 7.000 tỉ đô la, tín dụng, tiền bảo đảm từ phía các quốc gia, Ngân hàng trung ương các nước để bảo vệ các doanh nghiệp và các gia đình.


    Đại dịch cúm Tây Ban Nha - Đại suy thoái 1930 - Khủng hoảng tài chính 2008 là hình ảnh mà nhà báo Les Echos đưa ra để nói về cú sốc Covid-19.
    • Dịch cúm Tây Ban Nha có thể đã cướp mạng sống của 50 triệu người năm 1918,
    • Đại suy thoái kinh tế thế giới những năm 1930 (đã dẫn đến sự trỗi dậy của chủ nghĩa phát xít)
    • và thứ ba là cuộc khủng hoảng tài chính 2008, bùng lên từ nước Mỹ.





    Bài học từ ba nền dân chủ Đông Á

    Làm thế nào để thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng chưa từng có này?

    • Theo tác giả, bởi cú sốc nói trên bắt nguồn từ khủng hoảng y tế (xuất phát từ Trung Quốc, do Bắc Kinh đã che giấu dịch bệnh), cần phải giải quyết trước hết vấn đề về mặt y tế, thiết lập lại tình trạng an toàn y tế cho xã hội. Cần phải rút ra trước hết các bài học từ ‘‘các chiến lược duy nhất có hiệu quả’’ của ‘‘các nền dân chủ châu Á’’: Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Bài học đó là,
      • Nhà nước đóng vai trò dẫn đường, điều hợp các đối tác xã hội, cung ứng kịp thời cho toàn xã hội
        • các phương tiện bảo vệ,
          các test xét nghiệm,
          sử dụng rộng rãi công nghệ số,
          cũng như kêu gọi tinh thần, trách nhiệm công dân.
    • Điểm thứ hai cho phép thoát ra khỏi khủng hoảng phụ thuộc vào sự sống còn của các doanh nghiệp. Từ đó mà tăng trưởng có thể trở lại. Điều khẩn cấp hiện nay là triển khai nhanh chóng các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp.
                
    • Điểm thứ ba, theo tác giả, cần đặc biệt chú ý là các nguy cơ mang tính toàn cầu.
      • Cuộc khủng hoảng Covid-19 hiện nay cho thấy ‘‘một chu kỳ toàn cầu hoá đã khép lại’’, tiến trình toàn cầu hoá trong chu kỳ này vốn đã bị khủng hoảng tài chính 2008 làm chao đảo.
      • Cuộc khủng hoảng hiện nay khiến các quan hệ quốc tế thêm căng thẳng, đặc biệt là cuộc Chiến tranh Lạnh mới giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
      • Cuộc khủng hoảng này cũng cho thấy những nguy cơ lớn đặt ra
        • ‘‘khi các định chế quốc tế đa phương bị giải thể,
          hay bị bỏ rơi vào tay Trung Quốc’’,
        • với ‘‘các hậu quả thê thảm’’ đã thấy rõ,
          qua vai trò của Tổ Chức Y Tế Thế Giới trong việc xử lý cuộc khủng hoảng này.
      Cách nhìn nhận những thách thức đặt ra hiện nay cần phải hoàn toàn khác với hai thập niên đầu của thế kỉ XXI.





    Cơ hội tìm thế cân bằng mới

    Nhà báo Les Echos cũng lưu ý đến một nhược điểm khác của các quốc gia phát triển, đó là
    • sự lão hoá,
      tình trạng nợ nần chồng chất để đối phó với các khủng hoảng (mà tác giả gọi là xu thế '‘Nhật Bản hoá’’).
    Theo tác giả, vấn đề quyết định hiện nay đối với các nền dân chủ là ‘‘tương lai của tự do chính trị’’, đối mặt với
    • ‘‘các đòi hỏi không giới hạn về an toàn’’ (cụ thể như an toàn về y tế),
      rất dễ bị các thế lực dân tuý lợi dụng,
    • cũng như đối mặt với các đòi hỏi về bình đẳng,
    • về đòi hỏi bảo trợ xã hội,
    • cũng như hành động khẩn cấp về khí hậu.


    Nhà báo Les Echos kết luận với cái nhìn không thiếu phần lạc quan, khi bày tỏ hy vọng là trong cái rủi, có cái may, đại dịch Covid-19 có thể làm trầm trọng thêm xu thế suy yếu của các nền dân chủ, nhưng cũng có thể là
    • ‘‘cơ hội cho phép các nền dân chủ nỗ lực tự đổi mới,
      • tìm thấy một thế cân bằng mới giữa Nhà nước và thị trường,
      • giữa lợi ích cá nhân và tập thể,
      • cân bằng giữa việc nâng cao khả năng chống chịu của các quốc gia
        với việc xây dựng một trật tự quốc tế,
      • cân bằng giữa an ninh và quyền tự do’’.





    ‘‘Hậu khủng hoảng Covid-19’’: Pháp tìm chiến lược

    Về chiến lược đối phó với đại khủng hoảng do dịch Covid-19, Le Monde có bài viết đáng chú ý về các nỗ lực của Pháp, mang tựa đề : ‘’Các lo ngại của Paris trước ‘sự thao túng’ của Trung Quốc’’.

    Theo Le Monde, trong những ngày gần đây, nỗ lực của phủ tổng thống và bộ Ngoại Giao Pháp tập trung vào việc đưa các công dân đang bị kẹt ở nước ngoài về nước. Nhiệm vụ hoạch định chính sách ra khỏi khủng hoảng được phó thác cho Trung tâm Phân tích, Dự báo và Chiến lược (CAPS), thuộc bộ Ngoại Giao. Le Monde có được hai báo cáo chi tiết cuối tuần trước về cuộc khủng hoảng Covid,
    • một về khủng hoảng hiện tại,
      một về các kịch bản ra khỏi khủng hoảng.
    Hai báo cáo được gửi đến ngoại trưởng và tổng thống. Trung tâm CAPS bao gồm các viên chức của bộ và nhiều chuyên gia bên ngoài.

    Báo cáo của CAPS đặc biệt nhấn mạnh đến các quan điểm sai lầm khiến cho xã hội Pháp dễ tổn thương, cụ thể là
    • tư tưởng cho rằng tiến bộ khoa học sẽ đẩy lùi mọi bệnh tật.
    Thực tế cho thấy, điều ngược lại,
    • các virus mới và các loài vi trùng mới kháng thuốc đang tiếp tục xuất hiện.
    Le Monde đặt câu hỏi :
    • Phải chăng sẽ có một sự thay đổi triệt để về cách nhìn (‘‘một cuộc cách mạng Copernic?’’).


    Bản báo cáo này đặt lại vấn đề về
    • toàn bộ mô hình công nghiệp và thương mại được gọi là ‘‘mang tính tự do’’, thống trị lâu nay,
    • về các lối tiêu thụ,
    • cũng như về biến đổỉ khí hậu,
    • sức khoẻ động vật nuôi.
    Tuy nhiên, Le Monde cũng thừa nhận là Trung tâm Phân tích, Dự báo và Chiến lược (CAPS) không hình dung sẽ một thay đổi cách mạng. Theo báo cáo của CAPS,
    • ‘‘ít có khả năng toàn cầu hoá bị đẩy lùi trên quy mô lớn, trừ phi có các áp lực mạnh từ phía các Nhà nước, bởi các doanh nghiệp không có lý do gì để từ bỏ các lợi thế của chuỗi cung ứng sản xuất quốc tế, do vấn đề giá cả, tính cạnh tranh, và khả năng mang lại lợi nhuận’’.
      Ngược lại, ‘‘việc đa dạng hoá các dây chuyền sản xuất, cung ứng lại là điều có thể’’, theo nhóm chuyên gia.


    CAPS tỏ ra thất vọng về vai trò của Liên Hiệp Châu Âu,
    • ít nỗ lực hành động với tầm nhìn địa chính trị toàn cầu,
    • bất lực trong việc thúc đẩy các hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia,
      trong bối cảnh các nước đang bị cuốn theo cách hành xử mỗi người vì mình.
    Tuy nhiên, báo cáo của CAPS tập trung chỉ trích mạnh mẽ
    • việc WHO liên tục ca ngợi Bắc Kinh một cách thái quá,
      trong lúc cộng đồng quốc tế thiếu lực lượng đứng ra điều phối đối phó với khủng hoảng đại dịch Covid - 19.
    CAPS đánh động chính quyền Pháp
    • về hành xử lấn lướt của Trung Quốc hiện nay, khi tự cho mình có thể xuất khẩu các bài học được coi là thành công trong việc đối phó với dịch Covid - 19, cho dù không có gì cho phép chứng minh điều này.
    Theo CAPS, trong cuộc tranh luận về phương thức đối phó với đại dịch Covid - 19, ‘‘vấn đề
    • quyền con người
      và minh bạch
    dường như đang bị coi nhẹ'’.




    Không để ‘‘cách làm kinh tế cũ’’, ‘‘mô hình cũ’’ dẫn dắt cuộc chơi

    Điểm đặc biệt đáng chú ý, báo cáo của CAPS nhấn mạnh đến ‘‘nguy cơ thực sự'’ là ‘‘các nỗ lực kích thích tăng trưởng sẽ là cơ hội cho lối làm kinh tế cũ trở lại vị trí trung tâm’’, có hại cho xu hướng cách tân hơn và chuyển nhiều hơn sang nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trường.

    Vấn đề ‘'các quyền tự do căn bản’’ cũng là một vấn đề trung tâm khác. Báo cáo nhấn mạnh là trong cuộc khủng hoảng dịch bệnh hiện nay, công nghệ số là nơi đối chọi giữa các lựa chọn mô hình xã hội,
    • dân chủ
      hay phản dân chủ.
    Hàng loạt vấn đề cụ thể đặt ra, như
    • các dữ liệu có được vô danh hoá hay không,
      thời gian lưu trữ dữ liệu,
      bí mật y học…
    CAPS gợi ý thành lập một nhóm chuyên gia độc lập với các Nhà nước và các định chế quốc tế, để đưa ra các phân tích, đánh giá về quá trình đối phó với dịch bệnh vừa qua. Các nỗ lực nhằm soi sáng tình hình là rất khó khăn trong hoàn cảnh hiện nay, khi thế giới đang trong tình trạng
    • đối đầu gia tăng giữa các cường quốc,
      chủ nghĩa dân tộc lên ngôi,
      các tuyên truyền dối trá được tổ chức bài bản.
    CAPS kết luận:
    • ‘‘Các quốc gia dân chủ cần phải bảo vệ được các lợi ích và các giá trị của mình,
      để tránh cho việc giai đoạn hậu khủng hoảng chỉ là giai đoạn vá víu lại mô hình cũ,
      hoặc là giai đoạn cho phép Trung Quốc lấn tới
      • chi phối tiến trình toàn cầu hoá,
        chi phối hướng đi của thế giới’’.
    (Cũng trên Le Monde có lời kêu gọi
              
    ‘'Hội nghị Diên Hồng
    để tìm mô hình cho một xã hội hậu khủng hoảng Covid-19’’

    của 9 nhà khoa học nghiên cứu, trong đó có hai nhà triết học Dominique Bourg et Frédéric Worms.

    Các tác giả đề nghị các nhà hoạt động chính trị, xã hội, các nhà khoa học, xã hội dân sự, trong thời kỳ phong toả, tiến hành thảo luận trên mạng về vấn đề này.)


    Báo cáo của trung tâm nghiên cứu bộ Ngoại giao Pháp đặc biệt chú ý đến nguy cơ dịch bệnh chuyển hướng sang tấn công các nước Nam bán cầu, khi mùa đông với khu vực này đang đến, và yêu cầu các biện pháp hỗ trợ cần thiết cho các nước dễ tổn thương nhất.




    Châu Âu cần hành động khẩn: Giúp châu Phi cũng là giúp mình

    Để thắng được Covid-19 không thể không giúp đỡ châu Phi là tựa đề bài xã luận của Le Monde.

    Theo nhật báo Pháp, trong lúc các quốc gia phát triển đang quay cuồng trong vòng xoáy tự vệ chống dịch ngay tại nước mình, châu Phi có nguy cơ biến mất khỏi màn hình radar, và đây sẽ là một sự khinh suất để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Le Monde nhắc lại lời cảnh báo của nhà sáng lập Microsoft, tỉ phú Bill Gates, hồi giữa tháng 2. Theo Bill Gates, người sáng lập Quỹ chống các dịch bệnh tại châu Phi, thì hậu quả của đại dịch tại châu Phi có thể còn nghiêm trọng hơn Trung Quốc, có thể hơn 10 triệu người chểt vì Covid 19.

    Tuy nhiên, đã có rất ít người coi đây là một lời cảnh báo nghiêm túc. Ngay tại châu Phi, hiện tại đông đảo dân chúng vẫn còn cho rằng họ sẽ không bị đại dịch ảnh hưởng, và đây là ‘‘căn bệnh của người da trắng’’. Hiện tại, tình hình cho thấy Bill Gates đã dự đoán đúng, đại dịch Covid đã lan tới 46 quốc gia châu Phi, với gần 5 000 ca nhiễm vào đầu tuần này, 146 người chết. 57 triệu dân Nam Phi, 20 triệu dân tại vùng Lagos, Nigeria, bắt đầu bị phong toả. Theo Le Monde, các nước châu Âu cho dù tình hình rất khó khăn hiện nay cũng phải giang tay hỗ trợ, nếu không muốn ‘‘nhận trở lại các hậu quả ghê gớm’’, như cảnh báo của tổng thư ký Liên Hiệp Quốc.

    • Việc huỷ bỏ các khoản nợ song phương,
    • đình hoãn các khoản nợ đáo hạn của IMF
    là một vài trong số các biện pháp đặt ra. Châu Âu cần phải có một chiến lược chung giúp châu Phi, để bù khuyết cho các thiếu hụt của các định chế quốc gia tại lục địa này, trong khi chờ đợi ‘'một hệ thống y tế toàn cầu’’, như mong mỏi của tỉ phú Bill Gates.




    Đại dịch Covid-19: Mỹ, ‘‘siêu cường bất lực nhất thế giới’’

    Châu Phi đang cần trợ giúp khẩn cấp, trong lúc nước Mỹ đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng chưa từng thấy.
    Libération chơi chữ với hàng tựa ‘'Les Etats-Unis face au virus: Première impuissance mondiale (tạm dịch là ‘‘Nước Mỹ đối mặt với virus: Siêu cường bất lực số một thế giới’’). Le Figaro ngắn gọn hơn : ‘‘Nước Mỹ bị đánh trúng tim’’ với hình ảnh một người chạy bộ đơn độc, phía xa là hình ảnh một toà nhà chọc trời.

    Bài xã luận của Le Figaro, mang tựa đề ‘‘Cuộc chiến đơn độc’’ chỉ rõ tổng thống Trump đã buộc phải thay đổi hoàn toàn chiến lược ngạo nghễ, tự tin sẽ chiến thắng ban đầu (như ‘‘chàng cao bồi chiến thắng con ngựa dịch bệnh bất kham’’ - diễn đạt được ông Trump nhắc đi nhắc lại 16 lần), sau khi các chuyên gia đưa ra dự đoán. Chỉ có giải pháp '‘giãn cách xã hội’’ (tức tăng cường tự cách ly, phong toả) đến cuối tháng 4 mới cho phép số tử vong không vượt quá từ 100 000 hay 200 000 người (viễn cảnh tồi tệ nhất là sẽ có 2 triệu người Mỹ chết vì Covid).

    Theo Le Figaro, nguyên nhân chính là do ‘‘tính chất bất bình đẳng’’ sâu sắc của hệ thống xã hội Mỹ :
    • Chi phí cho y tế cao nhất thế giới, nhưng đó là cho hệ thống y tế tư nhân.
    • Tính trung bình, Hoa Kỳ có ít bác sĩ, ít bệnh viện tính trên đầu người,
      ít hơn phần lớn các quốc gia phát triển khác.
    • Có đến một phần ba người Mỹ không được chăm sóc y tế, do không có tiền.
    Đại dịch Covid càng làm tăng tốc thêm sự khép lại của nước Mỹ trên trường quốc tế (vốn đã được tổng thống Trump khởi sự với chính sách '‘Nước Mỹ trên hết’’) để mặc sân chơi cho Trung Quốc. Le Figaro đặt câu hỏi :
    • Phải chăng đây không phải là lúc châu Âu trỗi dậy?





    Phong toả: Cơ hội cho sự tái sinh của não bộ

    Thời kỳ phong toả, cách ly kéo dài gây rất nhiều khó khăn, trở ngại cho xã hội. Nhưng đối với rất nhiều người, đây cũng có thể là một thời điểm hiếm có để tĩnh tâm, tìm lại sức khoẻ tinh thần. Im lặng có lợi cho não bộ là ý tưởng trung tâm mà Le Monde muốn chuyển đến độc giả qua bài phỏng vấn hai nhà khoa học, nhà thần kinh học Michel Lê Văn Quyên (Paris) và nhà xã hội học David Le Breton (Strasbourg). Hai ông là tác giả của hai cuốn sách về Im lặng.

    Theo nhà nghiên cứu Michel Lê Văn Quyên, thời gian im lặng cho phép bộ não ‘‘xả bỏ những rác thải’’ trong quá trình hoạt động. Những rác thải này, được biết đến nhiều như bêta-amyloide, là độc hại. Cho đến gần đây, việc não đào thải các chất dư thừa ra khỏi não như thế nào là một điều bí ẩn. Theo Michel Lê Văn Quyên, chỉ đến năm 2012, nhà nghiên cứu Đan Mạch Maiken Nedergaard mới khám phá ra cơ chế này.




    http://www.rfi.fr/vi/%C4%91i%E1%BB%83m- ... ng-c%C3%B3
              
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20030
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Dịch Covid-19 (SARS-CoV-2 / 2019-nCoV)

Bài viết bởi Hoàng Vân »

ty đã viết: Thứ năm 02/04/20 10:38 Ôi, ty có làm loãng chủ đề Dịch Covid-19 không ạ?

  •           


    :giggles: ... anh rất quý những phản ứng, bình luận của bạn ta. :yes3:

    Đây là diễn đàn,
    • nói qua nói lại là chuyện chánh,
      chủ đề chỉ là chuyện phụ .. để khơi chuyện ... :tng: ...
    Không ai nói gì hết thì càng tẻ nhạt, dễ chán cho người mang bài về á ... :yes2: ....


    :flwrhrts: :cafe:
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20030
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Virus corona : Dường như chắc chắn có làn sóng dịch thứ hai tại Trung Quốc

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Virus corona :
    Dường như chắc chắn có làn sóng dịch thứ hai tại Trung Quốc

    _______________________________________
    Đức Tâm _ 01 tháng 4 2020



              

    Hành khách chờ tàu tại bến xe lửa Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc,
    ngày 28/03/2020 REUTERS - Aly Song

              



    Trang mạng tuần báo Courrier International ngày 25/03/2020, có bài viết « Sự lây lan thầm lặng : Tại Trung Quốc, làn sóng dịch Covid-19 thứ hai dường như tất yếu xẩy ra » cho biết, vào lúc cuộc sống tại Bắc Kinh đang trở lại bình thường, một chuyên gia dịch tễ được nhật báo Canada Globe and Mail hỏi, lên tiếng báo động rằng tỷ lệ người Trung Quốc bị nhiễm virus corona trong mùa đông qua quá thấp để có thể hy vọng là dịch bệnh này đã chấm dứt tại Trung Quốc.

    Đó là những cảnh « không thể tưởng tượng nổi » cách nay một tuần, giờ đang diễn ra tại thủ đô Trung Quốc, phóng viên của nhật báo Canada Globe and Mail, tại Bắc Kinh viết :
    • « Đông đảo người tụ tập trong các quán ăn. Giao thông nghẹt thở lại xuất hiện trên các tuyến đường. Tàu điện ngầm ngày càng đông hơn. Một cuộc chạy đua hối hả để quay lại sinh hoạt bình thường đang diễn ra trên toàn nước Trung Quốc ».
    Hôm thứ Ba (24/03), một tờ báo thân chính quyền tuyên bố rằng
    • « Trung Quốc đã chiến thắng dịch Covid-19 ».


    Thế nhưng, theo các chuyên gia mà nhật báo Canada phỏng vấn, thì lịch sử các đại dịch cho thấy, thái độ tự đắc như vậy dường như là quá sớm :
    • « Các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm đã cảnh báo về việc Trung Quốc vội vã tái thúc đẩy nền kinh tế trong lúc một phần rộng lớn của lãnh thổ trước đây ít bị phơi nhiễm với virus và do vậy, vẫn còn có nguy cơ bị dịch Covid-19 ».


    Benjamin Cowling, chuyên gia dịch tễ thuộc đại học Hồng Kông, giải thích tình hình một cách rõ ràng như sau :
    • « Do một phần lớn lãnh thổ Trung Quốc không thực sự có số người bị nhiễm cao trong đợt một, nên dân cư ở đó rất dễ bị nhiễm và có thể phải hứng chịu một đợt dịch nghiêm trọng. Sớm hay muộn, tất yếu sẽ có làn sóng dịch thứ hai. Đây là điều hoàn toàn không thể tránh khỏi ».





    Sự lây lan thầm lặng

    Chuyên gia Benjamin Cowling nói đến khả năng một sự « lây lan thầm lặng » từ phía những người không biểu hiện hoặc có ít triệu chứng. Họ chỉ được phát hiện vào thời điểm xuất hiện khá nhiều trường hợp và do vậy, làm cho việc ngăn chặn virus khó khăn hơn.

    Tờ Globe and Mail lưu ý, nếu như chính quyền Trung Quốc vẫn giữ thái độ cảnh giác, họ cũng cho biết là các biện pháp cách ly đối với hàng chục ngàn du khách từ nước ngoài vào không hoàn toàn hiệu quả và vẫn còn phát hiện ra những trường hợp bị lây nhiễm.

    Hiệu trưởng trường y tế công cộng thuộc đại học Jiaotong Thượng Hải thừa nhận với nhật báo Canada : « Cuộc đấu tranh chống virus corona sẽ là một cuộc chiến lâu dài ». Ông nói :
    • « Chúng tôi cần phải chuẩn bị không chỉ để đối phó với làn sóng dịch thứ hai mà phải đối phó mỗi ngày và mỗi tháng, cho đến khi có một vác-xin được bào chế thành công và được chứng minh là có hiệu quả ».





    http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/2 ... %E1%BB%91c
              
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20030
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Virus corona: Trung Quốc đối mặt với tai tiếng “hàng dỏm”

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Virus corona:
    Trung Quốc đối mặt với tai tiếng “hàng dỏm”

    _______________________________________
    Mai Vân _ 01 tháng 4 2020



              

    Khẩu trang Pháp đặt mua tại Trung Quốc được phi cơ vận tải chở đến Pháp vào hạ tuần tháng Ba 2020.. ECPAD/AFP

              



    • Tại Tây Ban Nha,
      Cộng Hòa Séc
      hay tại Hà Lan,
    một số khẩu trang và bộ xét nghiêm virus corona chế tạo tại Trung Quốc đã bị phát hiện là “hàng dỏm”. Bắc Kinh đã cố thanh minh, nhưng theo nhiều nhà quan sát, nếu ngày càng có thêm những sự cố như vậy, uy tín của Bắc Kinh sẽ càng bị tổn hại thêm.

    Đây chính là quan điểm được nhật báo chính luận L’Opinion tại Pháp nêu lên trong bài phân tích ngày 30/03/2020 mang tựa đề: “Tính chất xác tín của Trung Quốc trong cơn thử thách của các bộ xét nghiêm thiếu chính xác”




    Khẩu trang không khít

    Tại Pháp, vấn đề chất lượng của khẩu trang nhập từ Trung Quốc đang đặt ra do việc Paris vừa quyết định đặt mua một tỷ chiếc.

    Mối quan ngại về chất lượng của các loai khẩu trang này đã nổi lên sau khi Hà Lan quyết định thu hồi gần 600.000 chiếc khẩu trang, tức là gần một nửa trong số 1,3 triệu chiếc mà nước này đã đặt mua tại Trung Quốc. Lý do thu hồi là cho dù được gắn chứng chỉ chất lượng KN95 tương ứng với tiêu chuẩn FFP2 của châu Âu, giới y tế Hà Lan đã phát hiện ra nhiều chiếc khẩu trang
    • không che kín được phần mặt cần che,
      hoặc là bộ lọc không hoạt động đúng cách.


    Nhưng không chỉ có khẩu trang. Các bộ xét nghiệm virus corona nhập từ Trung Quốc cũng có vấn đề chất lượng.




    Xét nghiệm cho kết quả sai

    Tây Ban Nha đã đặt mua tại Trung Quốc một số thiết bị, vật tư y tế trị giá tổng cộng 467 triệu đô la, bao gồm
    • 5,5 triệu bộ xét nghiệm,
      950 máy trợ thở,
      11 triệu đôi găng tay
      và 500 triệu chiếc khẩu trang.


    Thế nhưng mới đây, giới y tế nước này đã báo động là gần 70% bộ xét nghiệm mua từ Trung Quốc đã cho kết quả không chính xác, một sai sót cực kỳ nguy hiểm. Chính phủ Trung Quốc đã ghi nhận vụ việc, nhưng đã đổ lỗi cho chính quyền Tây Ban Nha là đã đặt mua từ một công ty không được chính quyền Trung Quốc cấp phép.

    Công ty này cũng đã bán sản phẩm kém chất lượng của họ cho Cộng hòa Séc và một quan chức y tế địa phương của nước này đã từng tố cáo rằng 80% kết quả xét nghiệm từ các bộ kit xét nghiệm nhanh của Trung Quốc không chính xác.




    Dùng y tế để xóa tiếng xấu về Hồng Kông và Tân Cương

    Những tai tiếng kể trên về chất lượng sản phẩm Trung Quốc nổ ra vào lúc Bắc Kinh đang biến vấn đề hợp tác quốc tế và cung cấp thiết bị y tế thành ưu tiên ngoại giao, nhằm tô điểm lại hình ảnh đã bị xấu đi nhiều trong năm 2019 vì hai hồ sơ Hồng Kông và người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

    Việc huy động guồng máy công nghiệp đã giúp Bắc Kinh tăng cường nhanh chóng công việc sản xuất các bộ thử nghiệm và khẩu trang, ban đầu là để dùng trong nước, và gần đây bắt đầu được xuất khẩu rộng rãi ra toàn thế giới.

    Để tạo thuận lợi cho xuất khẩu, nhiều công ty Trung Quốc đã được chính quyền chứng nhận là sản phẩm đạt tiêu chuẩn CE của Liên Hiệp Châu Âu để có thể bán qua các thị trường công nhận tiêu chuẩn này.

    Các cáo buộc về chất lượng kém cỏi của bộ xét nghiệm và khẩu trang Trung Quốc dĩ nhiên đã khiến Bắc Kinh bực tức.




    Chê phương Tây không biết sử dụng sản phẩm Trung Quốc

    Một cách chính thức thì chính quyền Trung Quốc cam kết sẽ điều tra và khắc phục những thiếu sót trong sản phẩm của họ, nhưng bên cạnh đó cũng có những phản ứng lạ lùng, đổ lỗi cho nước ngoài.

    Một ví dụ được báo L’Opinion trích dẫn là việc tờ Hoàn Cầu Thời Báo của chính quyền Trung Quốc, ngày 28/03, đã thản nhiên cho rằng các sự cố liên quan đến một số bộ xét nghiệm virus corona của Trung Quốc bắt nguồn từ “sự hiểu biết không đầy đủ của một số quốc gia về các phương pháp thử nghiệm khác nhau”. Đối với tờ báo Pháp, trong một cuộc khủng hoảng y tế như hiện nay, vấn đề chất lượng của các sản phẩm được cung cấp cần đáp ứng những đòi hỏi cao.

    Theo L’Opinion, hiển nhiên là uy tín của Bắc Kinh đang bị thử thách trong lĩnh vực này và họ không nên để xảy ra quá nhiều vấn đề về chất lượng sản phẩm, bằng không mọi nỗ lực để khôi phục hình ảnh bị hoen ố của họ có thể trở thành vô ích.




    Châu Âu bất bình trước thái độ khoa trương của Bắc Kinh

    Điều đó lại càng quan trọng hơn nữa khi mà ở châu Âu, một số quan chức đã tỏ ý bất bình trước thái độ khoa trương của chính quyền Trung Quốc liên quan đến hoạt động hợp tác. Những quan chức này đã có lý khi nhắc lại rằng vào cuối tháng 1, khi Bắc Kinh yêu cầu sự giúp đỡ từ Ủy Ban Châu Âu, Bruxelles đã gửi 56 tấn vật tư y tế qua Trung Quốc mà không quảng bá việc này để giữ thể diện cho đối tác.

    Vào lúc dịch bệnh bùng phát ở châu Âu và Hoa Kỳ, tranh luận đang sôi nổi trên vấn đề xét nghiệm virus, không chỉ để quản lý tốt hơn tình hình hiện tại mà còn để làm chủ được tiến trình thoát khỏi khủng hoảng. Tình hình này đặt ra những thách thức rất đáng kể đối với giới sản xuất các bộ xét nghiệm, đặc biệt là ở Trung Quốc vốn dự định đóng vai trò hàng đầu trong lãnh vực này.

    Đối với L’Opinion, điều mà Trung Quốc không nên quên chính là cho đến lúc này,
              
    bộ xét nghiệm mà Tổ Chức Y Tế Thế Giới chủ yếu dựa vào
    được chế tạo ở Đức,
    chứ không phải là ở Trung Quốc!

              



    http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1% ... -do%CC%89m
              
              
Trả lời

Quay về “Sức khỏe - Thực phẩm”