Dịch Covid-19 (SARS-CoV-2 / 2019-nCoV)

Trả lời
Ngoc Han
Bài viết: 1577
Ngày tham gia: Thứ tư 20/05/15 14:24

Re: Dịch Covid-19 (SARS-CoV-2 / 2019-nCoV)

Bài viết bởi Ngoc Han »

"một số cá nhân không có triệu chứng, di chuyển sang các tỉnh khác ít bị tác động hơn và như vậy tạo ra các ổ dịch và gây nên đợt dịch thứ hai trên quy mô quốc gia”. "
Hôm qua có coi một phóng sự của M6 (TV Pháp) trong lúc dịch cúm tạm dứt, họ gửi các phóng viên truyền hình sang các nước Trung quốc, Nam Hàn, Đài Loan và Nhật cho biết lý do tại sao các nước này thành công và khắc phục được coronavirus. Trung quốc họ có một cơ quan kiểm soát từng khu, tức là phường , khóm do dân chúng quản lý, một gia đình Pháp ở Bắc Kinh hướng dẫn phóng viên cho biết; muốn từ khu nhà đi ra ngoài đến một nơi khác phải ghi tên trên sổ từng chặng đường, muốn đi siêu thị thì phải scan code barre mà họ dán bên hông siêu thị, thứ nhất họ biết tên họ và mình tới từ nơi nào, khi vào siêu thị bị kiểm soát nhiệt độ bằng máy, nếu vượt trên 37° thì máy sẽ hú lên, cứ mỗi chặng đường ở Bắc Kinh khoảng vài trăm thước có một tổ kiểm soát khoảng 10 người, camera khắp nơi; một con ruồi cũng không thoát khỏi, khi đang đi điện thoại reo, nhìn vào sẽ biết chính phủ cho tin tức đang có một người bị bệnh đang đi về hướng mình khoảng cách gần ...Phi trường đóng cửa chỉ có những chuyến bay trong nước, chững chuyến bay ngoại quốc mang người Tàu về thì sẽ bị cách ly 40 ngày (họ trưng dụng khách sạn cho tất cả người hồi hương ở) người ngoại quốc bị cấm đến Trung quốc. Về nước Đài Loan thì bị nhẹ hơn nên người dân đã được ra đường phố sinh hoạt gần như bình thường, Đài Loan có 1 triệu công nhân làm việc tại Trung quốc, ngoài đường họ vẫn còn mang khẩu trang, mỗi người lớn được mua tại pharmacie 3 khẩu trang 1 tuần, trẻ em 5 cái 1 tuần, họ tôn trọng luật lệ và đời sống rất hài hoà. Nam Hàn dù bị nặng khi khởi phát lúc đầu, nhưng chính phủ đã lèo lái khéo nên qua được cơn đại hồng thuỷ, họ có kit để kiểm soát mỗi ngày dân chúng thân nhiệt, ngoài đường thỉnh thoảng ở những cột đèn họ để gel-sát trùng (vi khuẩn) cho dân chúng rửa tay, không như Pháp không có gel và cũng không có khẩu trang. Riêng Nhật hơi đặc biệt, bênh viện họ dư phòng hồi sinh, người lớn tuổi ở một bên và người trẻ tuổi nằm một bên họ chăm sóc không có người già và trẻ chung, ngoài đường dân chúng tự do đi lại, ít người đeo khẩu trang, muà hoa anh đào nở thì họ đi ngắm hoa, picnic, ngồi đầy và sát bên không như Trung quốc và các nước khác vẫn còn giữ khoảng cách 1m. Phóng viên Pháp họ nghĩ tự do kiểu này sợ vi khuẩn sẽ trở lại. Tóm lại, Trung cộng kiểm soát rất gắt, và họ đang làm Zorro để lấy ảnh hưởng thế giới dù vi khuẩn xuất phát từ Vũ Hán, họ tặng cho Pháp dụng cụ và 1 triệu khẩu trang (thât ra họ đã nhận viện trợ y tế của Pháp trước) hôm nay thì Pháp sẽ nhận hàng, bộ y tế mua trên 1 tỷ khẩu trang và các máy móc ở Trung quốc, họ lập cầu không vận gữa hai nước, chưa kể thuốc men, đa số nhập từ Trung quốc vì có một số dược thảo không có ở Pháp. Nước Mỹ, Pháp, Úc, Canada nếu không giới nghiêm 100% thì nạn dịch khó mà dứt, cầu nguyện và cầu nguyện.......
Last edited by Ngoc Han on Thứ ba 31/03/20 22:38, edited 2 time in total.
vanlam
Bài viết: 55
Ngày tham gia: Thứ năm 03/10/19 18:48
Gender:

Làm sao để tránh lây nhiễm Covid-19

Bài viết bởi vanlam »

  •           






    Làm sao để tránh lây nhiễm Covid-19
    _______________________________________
    Dr. Wynn Tran, Los Angeles, USA



              


              




    1. Virus Sars-Cov-2 (gây ra bệnh Covid-19) không phải là vật thể sống, nó chỉ là một chuỗi phân tử đơn RNA, được bao phủ bởi một lớp vỏ mỡ (lipid) bên ngoài (xem hình). Để tồn tại và lan truyền, virus cần phải vào được tế bào chủ (host), thường ở phổi và đường hô hấp. Trên vỏ lipid của virus có các gai (S protein) để giúp virus bám vào tế bào chủ. Làm tan vỡ lớp màng lipid sẽ khiến virus không hoạt động.



    2. Virus dễ vỡ và bị phân rã do môi trường và nhiệt độ.
    • Rửa tay với xà phòng trên 20 giây, cọ xát các ngón tay thật mạnh là cách hữu hiệu để huỷ virus do xà phòng làm tan vỏ lipid của virus.
    • Virus thường không tồn tại ở nhiệt độ cao nên quý vị có thể dùng nước ấm để rửa tay (nhớ cọ xát mạnh) và giặt đồ.




    3. Virus cũng dễ tan vỡ với các chất tẩy rửa có sẵn trong nhà.
    • Rượu có độ cồn trên 65% sẽ làm tan lớp vỏ mỡ của virus.
      Lưu ý là các loại rượu uống ở nhà không đủ mạnh.
    • Chất tẩy rửa Bleach hiệu quả trong việc huỷ virus,
      có thể pha 4 muỗng trà (teaspoon) chất tẩy với 1 ly nước nhỏ (1 quart) là đủ diệt virus.
    • Các chất khác 0.5% hydrogen peroxide hay 0.1% sodium hypochlorite cũng hiệu quả.




    4. Virus có thể
    • ở ngoài không khí đến 3 giờ,
    • ở bề mặt giấy đến 1 ngày,
    • và bề mặt kim loại đến 3 ngày.
    Vì vậy, chùi rửa vật dụng trong nhà thường xuyên bằng các chất trên sẽ làm diệt virus.



    5. Ở nhiệt độ thấp và ẩm ít, cấu trúc virus ổn định có thể khiến chúng tồn tại lâu hơn, đặc biệt trong môi trường kín như toà nhà hay dùng máy lạnh.
    • Môi trường nóng,
      ánh sáng,
      và thoáng khí
    sẽ giúp virus khó phát tán hơn. Trời đang vào xuân, quý vị nên mở cửa thoáng mái có nắng ấm.



    6. Virus sẽ không xuyên qua làn da lành lặn.
    • Giữ vệ sinh da, dùng lotion để không bị da khô gây ra các vết nứt.
    • Cắt ngắn móng tay và chân hạn chế các ổ vi khuẩn và virus trên người.




    7. Không nên tự dùng UV light để diệt virus trên người. Các BV và phòng khám có thể dùng UV light để khử trùng nhưng quý vị không nên tự dùng tia UV do rủi ro về ung thư da.






    Nguồn:
    1. Thời gian virus tồn tại bên ngoài
    https://www.nejm.org/doi/full/10.1056/NEJMc2004973
    2. Virus tồn tại lâu trong nhiệt độ thấp và độ ẩm thấp
    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/22312351
    3. Rượu diệt virus có alochol từ 62% trở lên
    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/32035997
    4. CDC hướng dẫn các chất tẩy rửa diệt virus hiệu quả trong nhà và cách pha chế
    https://www.cdc.gov/…/prevent-g…/disinf ... -home.html

              
              
ty
Bài viết: 1107
Ngày tham gia: Thứ bảy 08/12/18 06:03

Re: Dịch Covid-19 (SARS-CoV-2 / 2019-nCoV)

Bài viết bởi ty »

:thanks2: anh Hoàng Vân :flower: :flower: :flower:

ty thích cách so sánh một chính phủ chủ trương tư bản tối đa như sự phát triển vô chừng mực của ung thư của anh HV :allright:

đọc lời giải thích trong bài viết thứ hai của anh HV, ty thấy câu viết này của mình ngáo ộp quá “hay là mình phải kết hợp cả hai chủ nghĩa dân tuý và CNTB để chống Tàu cộng?” :lol2:
ty
Bài viết: 1107
Ngày tham gia: Thứ bảy 08/12/18 06:03

Re: Dịch Covid-19 (SARS-CoV-2 / 2019-nCoV)

Bài viết bởi ty »

sao anh HV chỉ thích nhìn TT Trump một cách phiến diện?

năm 2016, ty dùng lá phiếu của mình để bầu Ông làm tổng thống. ty nghĩ, giữa hai chuyện “xấu”, mình nên chọn chuyện xấu nào ít xấu hơn chuyện xấu kia.

sau này, khi thấy Ông bất ngờ ôm lấy lá cờ Mỹ sau khi kết thúc bài diễn văn về illegal immigrant, ty ngạc nhiên đến xúc động. có lẽ xưa giờ ty chỉ thấy dân Mỹ cấp tiến đốt cờ Mỹ, các cầu thủ Mỹ quỳ gối trong lễ chào cờ, các minh tinh màn bạc diện bikini bằng vải màu cờ, nay được chứng kiến vị TT yêu quý lá quốc kỳ nên ty cảm động. ty cũng thích sự quan tâm của Ông đối với quân đội, với Vietnam veterant; thích cảnh Ông cầu nguyện; thích Ông chọn thẩm phán Kavanaugh để bảo vệ các thai nhi... càng ngày ty càng có cảm tình với TT Trump nhiều hơn.

còn hơi sớm để “phán xét” Ông ...chỉ mong rằng Ông và Nội các của mình chân cứng đá mềm để thành công trong việc “make America great again”.
ty
Bài viết: 1107
Ngày tham gia: Thứ bảy 08/12/18 06:03

Re: Dịch Covid-19 (SARS-CoV-2 / 2019-nCoV)

Bài viết bởi ty »

hôm qua, ty mới tìm đọc lịch sử Châu Âu - một châu lục từng là chiếc nôi của nền văn minh nhân loại mà nay tàn tạ già nua bị Tàu cộng chi phối, kiềm chế.

https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Lịch_sử_châu_Âu
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Dịch Covid-19 (SARS-CoV-2 / 2019-nCoV)

Bài viết bởi Hoàng Vân »

ty đã viết: Thứ ba 31/03/20 13:04 sao anh HV chỉ thích nhìn TT Trump một cách phiến diện?

năm 2016, ty dùng lá phiếu của mình để bầu Ông làm tổng thống. ty nghĩ, giữa hai chuyện “xấu”, mình nên chọn chuyện xấu nào ít xấu hơn chuyện xấu kia.

sau này, khi thấy Ông bất ngờ ôm lấy lá cờ Mỹ sau khi kết thúc bài diễn văn về illegal immigrant, ty ngạc nhiên đến xúc động. có lẽ xưa giờ ty chỉ thấy dân Mỹ cấp tiến đốt cờ Mỹ, các cầu thủ Mỹ quỳ gối trong lễ chào cờ, các minh tinh màn bạc diện bikini bằng vải màu cờ, nay được chứng kiến vị TT yêu quý lá quốc kỳ nên ty cảm động. ty cũng thích sự quan tâm của Ông đối với quân đội, với Vietnam veterant; thích cảnh Ông cầu nguyện; thích Ông chọn thẩm phán Kavanaugh để bảo vệ các thai nhi... càng ngày ty càng có cảm tình với TT Trump nhiều hơn.

còn hơi sớm để “phán xét” Ông ...chỉ mong rằng Ông và Nội các của mình chân cứng đá mềm để thành công trong việc “make America great again”.

  •           
    hihi .. anh đâu có thích nhìn phiến diện đâu ... :giggles: ...
    Chỉ là không muốn đào sâu, phân tích chi cho mệt ... vì ... anh đâu có đi bầu bên Mỹ ... :tng: ...



    Cũng như phân nửa dân Mỹ, anh "hy vọng" Trump có thực tài đem nước Mỹ đi lên, được chút nào hay chút ấy ... Nhưng phiến diện mà nhìn thì Trump cứ phạm những lỗi lầm sơ đẳng, ngày này qua ngày khác, nên anh mỏi mòn hy vọng đằng sau cái vỏ dởm ấy là một thiên tài đang giả ngu ....

    Dịch Covid-19 cho thấy Trump đã bỏ lỡ thời gian quý báu để cứu dân. Hôm trước tuyên bố chết 100,000 là tốt, nay sửa lại 200,000, thật quá buồn. Dân cũng như lính, có thể chết vì chiến tranh tai ương, nhưng chết vì sự khinh địch của cấp lãnh đạo thì thật là quá buồn. Dân chết, dân thất nghiệp, kinh tế hỗn loạn, con đường tái cử của Trump coi bộ sẽ gay go. .. :sad2: .... Nếu thấy không xong, anh hy vọng Trump sẽ để 1 ứng viên sáng giá của đảng CH ra đối đầu với Biden.




    Năm 2016, nếu bầu được, anh cũng bầu Trump vì bầu Hillary là thêm 8 năm tuột dốc kiểu Obama .....
    :flwrhrts: :cafe:
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Virus corona: Một số quốc gia châu Âu thu hồi trang thiết bị sản xuất tại Trung Quốc

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Virus corona:
    Một số quốc gia châu Âu
    thu hồi trang thiết bị sản xuất tại Trung Quốc

    _______________________________________
    BBC _ 31 tháng 3 2020



              

    Hà Lan là một trong các quốc gia thu hồi trang thiết bị không đạt chuẩn sản xuất tại Trung Quốc

              




    Một số nước châu Âu đã từ chối các thiết bị y tế chống virus corona do Trung Quốc sản xuất. Hàng ngàn bộ xét nghiệm và khẩu trang y tế của Trung Quốc không đạt tiêu chuẩn hay bị lỗi, theo giới chức ở Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ và Hà Lan.



    Các trang thiết bị có vấn đề gì?

    Hôm thứ Bảy, Hà Lan thu hồi 600 ngàn khẩu trang y tế từ Trung Quốc chuyển đến hôm 21/03, và đã được phân phát cho nhân viên y tế tuyến đầu chống virus corona. Giới chức Hà Lan nói các khẩu trang này
    • không vừa,
      và màng lọc không hoạt động đúng cách,
    mặc dù có dấu tiêu chuẩn chất lượng
    • "Phần còn lại của chuyến hàng ngay lập tức bị ngưng và chưa được phân phối,"
      một thông cáo của chính phủ Hà Lan nói.
      "Hiện chính phủ đã quyết định không dùng bất cứ đồ gì trên phần còn lại của chuyến hàng này."


    Chính quyền Tây Ban Nha cũng gặp phải các vấn đề tương tự với các bộ thử đặt từ một công ty Trung Quốc. Tây Ban Nha đã mua hàng trăm ngàn bộ thử để chống dịch, nhưng sau đó cho hay 60 ngàn bộ xét nghiệm đã không xác định được kết quả là bệnh nhân từng có virus hay là không.

    Sứ quán Trung Quốc tại Tây Ban Nha viết trên Twitter rằng công ty sản xuất bộ thử này, Shenzhen Bioeasy Biotechnology, không có giấy phép chính thức của cơ quan y tế Trung Quốc để xuất khẩu thiết bị y tế. Sứ quán Trung Quốc viết thêm rằng một lô kit xét nghiệm do chính phủ Trung Quốc và tập đoàn Alibaba tặng không bao gồm các sản phẩm của hãng Shenzhen Bioeasy.

    Thổ Nhĩ Kỳ cũng tuyên bố họ đã phát hiện một số bộ thử đặt của các hãng Trung Quốc không đủ độ chính xác, mặc dù khoảng 350.000 bộ thử hoạt động tốt.


    Những cáo buộc về trang thiết bị không đạt tiêu chuẩn của Trung Quốc được đưa ra sau khi có ý kiến cho rằng Trung Quốc có thể dùng dịch virus corona để tăng thêm ảnh hưởng của họ. Trong một bài blog tuần trước, nhà ngoại giao hàng đầu của EU Josep Borrell cảnh báo có
    • "yếu tố địa chính trị bao gồm cả tranh giành ảnh hưởng thông qua cách uốn nắn thông tin (spinning) và 'chính trị hảo tâm'".
      "Trung Quốc đang ráo riết đẩy mạnh thông điệp rằng, không như nước Mỹ, Trung Quốc là một đối tác có trách nhiệm và đáng tin cậy," ông viết.
      "Với những thông tin thực (facts), chúng ta cần bảo vệ châu Âu trước những kẻ gièm pha".





    https://www.bbc.com/vietnamese/world-52105151
              
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Covid-19 : Hàn Quốc kiểm soát dịch không kiểm soát dân

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Covid-19 :
    Hàn Quốc kiểm soát dịch
    không kiểm soát dân

    _______________________________________
    Anh Vũ _ 30 tháng 3 2020



              

    Tại Hàn Quốc, lộ trình di chuyển của người nhiễm virus corona sẽ được theo dõi
    và thông tin sẽ được chuyển đến điện thoại của dân cư trong khu vực có liên quan.
    Jung Yeon-je / AFP

              




    Trong mùa đại dịch Covid-19, sáng hôm nay 30/03/2020, Seoul tiếp tục loan báo một loạt thông tin khích lệ :
    • chỉ có 78 ca lây nhiễm mới, (tổng cộng 9.661 ca),
    chứng tỏ Hàn Quốc kiểm soát được làn sóng lây lan của siêu vi Corona chủng mới.

    Trong số các biện pháp hiệu quả, có
    • chính sách xét nghiệm đại trà,
    • công dân nào cũng được chăm sóc
    • và nhất là phương pháp theo dõi lộ trình đi lại của người mang siêu vi dịch Covid qua ứng dụng định vị trên điện thoại di động.


    Luật pháp Hàn Quốc quy định ra sao để công nghệ cao cấp không bị lạm dụng vào mục đích kiểm soát tự do của dân chúng như ở một chế độ độc tài ? Từ Seoul, thông tín viên RFI Frederic Ojardias giải thích :
    • “Tại Hàn Quốc, nhất cử nhất động của những người bị lây nhiễm siêu vi Corona đều được theo dõi từng giây từng phút : thông tin họ đến quán ăn nào, cửa hiệu nào, theo lộ trình xe bus nào, vào giờ nào ... đều được ghi lại và chuyển đến smartphone của cư dân tại khu phố mà bệnh nhân đi tới.

      Sau vài lần trật nhịp, biện pháp này được cải tiến để bệnh nhân không bị tiết lộ danh tính. Tại Hàn Quốc, luật pháp quy định rất nghiêm khắc về biện pháp theo dõi đường đi nước bước của người dân : Các dữ liệu liên quan đến vị trí, tọa độ phải được các công ty dịch vụ điện thoại chuyển thẳng cho Trung tâm quản lý khủng hoảng, được lưu trữ trong các công cụ không thuộc Nhà nước và phải được xoá bỏ sau khi khủng hoảng chấm dứt.

      Những ai vô tình tiếp xúc hoặc đứng gần với người bệnh sẽ được báo động tức khắc và có thể xin xét nghiệm ngay lập tức và tự cách ly nếu cần. Các ổ dịch bị dập tắt trước khi bùng lên. Chiến lược này không gặp nhiều chống đối tại Hàn Quốc. Đại đa số dân chúng rất xem trọng quyền tự do cá nhân nhưng họ biết tình hình rất nghiêm trọng. Cho đến nay, Hàn Quốc không áp dụng biện pháp phong toả đi lại”.


    Cũng trong ngày hôm nay 30/03/2020, sau cuộc họp lần thứ ba giữa tổng thống Moon Jea In với các chuyên gia thuộc Hội Đồng Kinh Tế Khẩn Cấp, chính phủ Hàn Quốc loan báo một loạt biện pháp xã hội giúp các gia đình có thu nhập thấp và xí nghiệp nhỏ.
    • Khoảng 14 triệu hộ gia đình 4 người, có thu nhập dưới 5.800 đô la Mỹ/tháng sẽ được hỗ trợ 816 đô la/tháng.
    • Theo bản tin KBS, các công ty nhỏ và tư nhân nghèo sẽ được tạm miễn đóng góp bảo hiểm y tế và tiền điện.





    http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/2 ... t-d%C3%A2n
              
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Virus corona: Pháp lập cầu không vận, mua hàng trăm triệu khẩu trang Trung Quốc,

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Virus corona:
    Pháp lập cầu không vận,
    mua hàng trăm triệu khẩu trang Trung Quốc,

    _______________________________________
    Thụy My _ 30 tháng 3 2020



              

    Trước đại dịch virus corona, các bác sĩ, y tá Pháp cần 40 triệu khẩu trang mỗi tuần,
    nhưng năng lực sản xuất chỉ có 8 triệu/tuần. © REUTERS/Gonzalo Fuentes

              




    Bắc Kinh đã ngỏ lời cảm ơn Pháp do trong hội nghị truyền hình của nhóm G7 Paris đã phản đối đề nghị của ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo là nên dùng từ « virus Vũ Hán ». Trung Quốc đáp ứng đơn đặt hàng khẩu trang khổng lồ của Pháp, và cầu không vận bắt đầu hoạt động từ ngày 29/03/2020.

    Cuối giờ chiều Chủ nhật 29/03/2020, chiếc phi cơ vận tải của Air France chở theo 100 tấn thiết bị y tế, trong đó có 5,5 triệu khẩu trang từ Thượng Hải đã hạ cánh xuống phi trường Roissy, ngoại ô Paris. Trước đó một hôm, chính phủ Pháp loan báo lập cầu không vận với Trung Quốc để đưa gấp mặt hàng mà các nhân viên y tế đang rất cần để có thể tự vệ trước đại dịch virus corona.

    Theo bộ trưởng y tế Olivier Véran, Pháp đã đặt mua « hơn 1 tỉ khẩu trang » trên khắp thế giới, nhưng chủ yếu từ Trung Quốc. Trước đó hai ngày, tờ Le Monde đưa ra con số khẩu trang mua của Trung Quốc là 600 triệu. Đối mặt với làn sóng bệnh nhân Covid-19 hiện nay, ngành y tế Pháp cần 40 triệu khẩu trang/tuần, nhưng Pháp chỉ có thể sản xuất 8 triệu chiếc/tuần.

    Đối mặt với đại dịch, Paris mới nhận ra những khiếm khuyết về nguồn cung thiết bị y tế. Libération nêu ra vài ví dụ :
    • hãng Air Liquide sản xuất bình oxy ở Auvergne, nhưng bị Anh mua lại và chuyển dịch sang Ba Lan.
    • Một công ty ở Bretagne sản xuất khẩu trang nhưng không có đủ hợp đồng, đã đóng cửa năm 2018…


    Từ gần hai tháng qua, các nhà máy khẩu trang ở Trung Quốc đã lần lượt mở cửa lại, và tăng tốc sản xuất. Ngày 29/2, Bắc Kinh cho biết có thể sản xuất mỗi ngày 110 triệu khẩu trang, gấp 12 lần so với trước.
    • Ngoài 4.000 công ty trong lãnh vực này,
    • còn được bổ sung thêm hàng ngàn doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu trong ngành dệt may.
    • Những tên tuổi lớn trong ngành xe hơi và điện tử cũng tham gia.
      • Có thể kể Foxconn, nhà thầu của hãng Apple (sản lượng 2 triệu khẩu trang/ngày),
      • và BYD chuyên về xe điện (5 triệu/ngày).





    Cầu không vận hoạt động ra sao ?

    Công ty Geodis phụ trách việc vận chuyển, Cơ quan Y tế công (SPF) nhận số khẩu trang được giao, còn đại sứ quán Pháp tại Bắc Kinh cố gắng kiểm tra chất lượng hàng, theo khả năng của mình. Khó khăn đầu tiên là tìm được phi cơ vận tải trong lúc này. Một công ty Nga là Volga Dnepr đồng ý cho thuê hai chiếc Antonov-124, loại máy bay chở hàng lớn nhất thế giới. Kế tiếp là giấy phép hạ cánh tại Trung Quốc, được ký sau 4 ngày thay vì 7.

    Sau chuyến hàng đầu tiên hôm Chủ nhật, thứ Hai 30/3 một phi cơ vận tải khác hạ cánh xuống sân bay Paris-Vatry (Marne) có khu vực dành riêng cho hàng hóa. Tiếp theo mỗi ngày sẽ có ít nhất một chuyến bằng máy bay Antonov-124, chở khoảng 100 tấn hàng với số lượng thiết bị y tế khác nhau, nhưng ít nhất khoảng 12 triệu khẩu trang mỗi chuyến. Những phi cơ vận tải này sẽ quay vòng trong nhiều tháng, tùy theo khả năng cung ứng của phía Trung Quốc.

    Geodis đã thành lập đội đặc nhiệm gồm khoảng 20 người, gồm một số tại Paris, số còn lại ở Thâm Quyến và Thượng Hải. Công ty còn phải liên lạc thường xuyên với 4 nhà máy sản xuất khẩu trang Trung Quốc để cập nhật số lượng hàng, nhằm tính toán phương tiện trung chuyển. Dùng container là nhanh nhất, nhưng lại lãng phí 30 đến 40% khối lượng hàng chở được, còn chất lên các palette phải mất thêm 6 tiếng đồng hồ. Khi đến nơi, hàng sẽ được chuyển xuống dưới sự giám sát của cảnh sát.




    Vấn đề hàng giả, hàng dỏm

    Tuy vậy theo Le Figaro, một số nguyên liệu như dây thun đang khó tìm, và một số chuyến hàng có thể bị chậm trễ. Chưa kể vấn nạn hàng giả, hàng dỏm nhận ra trong những tuần lễ gần đây do thị trường đang rất nóng.

    Tại Tây Ban Nha, 340.000 bộ xét nghiệm nhanh mua của công ty Trung Quốc Easy Biotechnology ở Thâm Quyến không sử dụng được vì độ nhạy chỉ có 30% so với yêu cầu là 80%. Sau khi 8.000 lần xét nghiệm cho ra kết quả không thuyết phục, Madrid đã gởi trả 58.000 bộ đầu tiên về nơi sản xuất. Đại sứ quán Trung Quốc tại Tây Ban Nha thú nhận, công ty này được phép bán sản phẩm nhưng lại chưa được chứng nhận chất lượng.

    Còn ở Hà Lan, AFP cho biết chính quyền đã nhập khẩu từ Trung Quốc 1,3 triệu khẩu trang loại FFP2 và phân phối cho các bệnh viện. Đây là loại khẩu trang chận được những giọt bắn rất nhỏ, giúp bảo vệ các nhân viên y tế chăm sóc cho bệnh nhân bị nhiễm virus corona. Tuy nhiên nhiều bác sĩ y tá nhanh chóng báo động cho bộ Y Tế vì nhiều khẩu trang Trung Quốc là hàng dỏm, gây nguy hiểm cho người sử dụng. Những khẩu trang này không ôm sát khuôn mặt, và màng lọc của chúng không tốt - theo kênh truyền hình công NOS.

    Kết quả là Hà Lan đã phải gởi trả về Trung Quốc 600.000 khẩu trang, tức phân nửa lượng hàng đặt. Phát ngôn viên của bệnh viện Catharina d’Eindhoven nhận xét :
    • « Có những kẻ lợi dụng cuộc khủng hoảng hiện nay để thủ lợi, bán hàng xấu với giá cao ».
    Một thử nghiệm thứ hai cho thấy các khẩu trang không đạt chất lượng, bộ Y Tế Hà Lan quyết định không cho sử dụng toàn bộ số hàng còn lại.




    Châu Âu viện trợ âm thầm, Bắc Kinh bán hàng nhưng khoe cứu trợ thế giới

    Điện Elysée nhấn mạnh sự « có qua có lại » với Trung Quốc, bác bỏ mọi tuyên truyền là Bắc Kinh « cứu vớt » châu Âu. Paris nhắc lại vào cuối tháng Giêng, chính quyền Trung Quốc đã xin Ủy Ban Châu Âu giúp đỡ, và châu Âu đã gởi tặng 56 tấn thiết bị y tế, chủ yếu là các bộ đồ bảo hộ, khẩu trang y tế và hóa chất khử trùng. Tuy nhiên châu Âu làm việc này một cách lặng lẽ để không làm mất mặt Bắc Kinh.

    Ngược lại, khi vừa phục hồi Trung Quốc lại khua chuông gióng trống, để làm quên đi những sai lầm nghiêm trọng, những dối trá trong hai tháng đầu của cuộc khủng hoảng Vũ Hán. Những ngày gần đây, các chuyến hàng khẩu trang, găng, máy thở gởi sang Ý, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Serbia và Pháp, được kèm theo chiến dịch tuyên truyền quy mô, tạo ấn tượng Trung Quốc đang đi « cứu » thế giới.

    Một nguồn tin ở Elysée nói với Le Monde, trong đại dịch này thế mạnh địa chính trị đã chuyển sang phía Trung Quốc và một phần về phía Nga. Bắc Kinh muốn phô trương sức mạnh, tự cho là đã vượt qua khủng hoảng, đánh bại con virus và nay giúp đỡ toàn thế giới, với mục tiêu ngắn hạn là châu Âu. Trước mắt cần chấp nhận thực trạng là Pháp cần những khẩu trang này, nhưng về lâu về dài cần xem lại về sự lệ thuộc kinh tế.

    Cũng theo Le Monde, gần đây đã có những cuộc điện đàm giữa tổng thống Emmanuel Macron với chủ tịch Tập Cận Bình, giữa hai ngoại trưởng Jean-Yves Le Drian và Vương Nghị. Tờ báo tiết lộ thêm, Bắc Kinh qua đó đã cảm ơn Pháp - trong hội nghị truyền hình của nhóm G7 Paris đã phản đối đề nghị của ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo là nên dùng từ « virus Vũ Hán ». Theo ông Pompeo, không nhìn nhận trách nhiệm trực tiếp của đảng Cộng Sản Trung Quốc trong thảm họa này là một dạng đồng lõa thụ động. Cuộc thảo luận diễn ra hết sức gay gắt !

    Trong cuộc khủng hoảng hiện nay, rõ ràng « ngoại giao khẩu trang » của Trung Quốc đang phát huy thế mạnh.




    http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200330 ... %E1%BB%91c
              
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Covid-19: Chiến dịch quân y của Nga tại Ý và các ý đồ chính trị

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Covid-19:
    Chiến dịch quân y của Nga tại Ý
    và các ý đồ chính trị

    _______________________________________
    Trọng Nghĩa _ 30 tháng 3 2020



              

    Quân nhân Nga chuyển thiết bị y tế lên máy bay để chở viện trợ đến Ý, giúp chóng dịch Covid-19.
    Ảnh chụp tại một phi trường quân sự vùng Matxcơva (Nga) ngày 22/03/2020.

              



    Chiến lược đối phó của Pháp và châu Âu chống dịch Covid-19 tiếp tục là chủ đề chiếm lĩnh trang nhất các báo ra ngày 30/03/2020.
    • Le Monde, Le Figaro và Libération cùng chú ý đến các thách thức đang chờ đợi chính phủ Pháp,
    • Les Echos thì quan tâm đến đối sách kinh tế của châu Âu,
    • trong lúc La Croix mang đến một tia hy vọng với lời chứng của một số người đã lành bệnh.
    Trong toàn cảnh đó, Le Figaro đặc biệt lo lắng trước “Nghị trình được che giấu của Nga tại Ý”, tựa của bài báo trên trang quốc tế.

    Le Figaro ghi nhận là cùng với Trung Quốc, Nga là nước đầu tiên đã đáp ứng lời cầu cứu của Ý, đang bị đại dịch Covid-19 tàn hại. Bộ Quốc Phòng Nga đã quảng cáo và tuyên truyền rầm rộ cho việc dùng máy bay vận tải quân sự chở sang Ý
    • tám đoàn y tế
    • và một trăm quân nhân bổ sung để tham gia chống dịch.

              
    • Các nhà vi trùng học,
      các chuyên gia về chiến tranh sinh học,
      các loại thiết bị và phòng thí nghiệm khử trùng
    của Nga sẽ "giúp Ý giành chiến thắng" trong cuộc chiến chống Covid-19.

    Theo Le Figaro, nếu thủ tướng Ý Giuseppe Conte hết sức hoan nghênh động thái của Nga, thì một phần dư luận Ý không che giấu lo ngại. Trích dẫn các nguồn tin chính trị, nhật báo Ý La Stampa cho rằng “80% viện trợ của Nga là vô ích”. Đối với tờ báo, lý do giúp Ý chống dịch
    • “rõ ràng chỉ là một cái cớ ...
      Sự hào phóng có một các giá cao: Lính Nga đã được di chuyển tự do trên lãnh thổ Ý, chỉ cách các căn cứ của NATO vài bước.”





    “Một mũi tên tẩm độc vào thân xác già nua của Liên Âu”

    Đối với Le Figaro, khi tung một lực lượng quân y hùng hậu sang Ý để giúp nước này chống dịch Covid-19, Matxcơva đã
    • “bắn một mũi tên tẩm thuốc độc vào thân xác già nua của Liên Hiệp Châu Âu”.

    Theo tờ báo Pháp, việc Nga gởi quân trợ giúp Ý chống covid-19 có nhiều lợi ích đối với điện Kremlin.
    • Một mặt nâng cao hình ảnh của chính sách ngoại giao Nga, thường khi chỉ dựa vào sức mạnh,
    • đồng thời đánh vào chính sách trừng phạt Nga của châu Âu.
      Từ năm 2014, Ý là nước luôn chủ trương bãi bỏ cấm vận đối với Nga. Mắt xích yếu của châu Âu giờ đây lại mang một mối nợ đối với Nga.


    Theo Le Figaro, khi đặt dấu giầy đinh của quân đội lên đất Ý, Nga có thể tìm cách đặt đầu cầu sang Libya, nơi mà họ đang hỗ trợ cho thống chế ly khai Haftar và muốn áp đặt một giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng tại đây.

    Matxcơva cũng ghi được một điểm trong cuộc đọ sức với NATO. Trên đài truyền hình nhà nước Rossiya 1, nhà báo Olga Skabeyeva, đã không lầm khi hoan nghênh công cuộc trợ giúp của Nga:
    • “Các đội quân gởi đi để chống Covid-19 đã đến trung tâm của châu Âu, di chuyển dọc theo binh lính của NATO".





    Nga muốn chứng tỏ rằng EU và NATO là khái niệm trừu tượng

    Theo một nhà ngoại giao Pháp được Le Figaro trích dẫn:
    • “Mục tiêu của Nga vẫn là chứng minh rằng Liên Hiệp Châu Âu và NATO là những khái niệm trừu tượng viễn vông chứ không phải là những thực tế".
    Tại Matxcơva, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Nga Maria Zakharova không bỏ lỡ dịp nào để nhấn manh trên sự bất lực của Liên Hiệp Châu Âu trong việc chống dịch Covid-19.

    Tuyên truyền của Nga càng dễ dàng được Ý chấp nhận vào lúc nước này cảm nhận mình bị các đồng minh châu Âu bỏ rơi. Điều đó đã xẩy ra trong vấn đề di dân nhập cư. Và việc một số quốc gia, Đức, Áo, Hà Lan, từ chối một giải pháp liên đới chung để giúp các quốc gia gặp khó khăn nhất, càng làm tăng thêm sự hoài nghi đối với châu Âu.




    Trung Quốc và chiến dịch tỏ lòng “hào phóng”

    Ngoài Nga, ý đồ của Trung Quốc trong việc giúp Ý nói riêng và các nước khác trên thế giới nói chung chống dịch Covid-19 cũng được Le Figaro vạch trần trong bài “Bắc Kinh lao vào một cuộc phản công “hào phóng”.

    Theo ghi nhận của Le Figaro, trong những ngày qua,
    • từ Milano ở Ý
    • cho đến Téheran ở Iran,
    • hay ở châu Phi,
    nơi nào cũng thấy các đạo quân áo trắng của Trung Quốc bay tới để giúp đỡ cư dân tại chỗ đang bị Covid-19 đe dọa.
    Chỉ vài tuần sau khi dịch bệnh bùng nổ ở Vũ Hán, ở trung tâm của đất nước Trung Quốc, nền kinh tế thế giới thứ hai đã bật dậy trở lại trên mặt trận y tế, trở thành nhà cung cấp viện trợ cho hơn 80 quốc gia, kèm theo một chiến dịch tuyên truyền rầm rộ.

    • Ngoài 300 nhân viên y tế ở Ý,
    • một phòng thí nghiệm để phát hiện virus corona ở Irak,
    • một triệu khẩu trang cho Pháp
    • hoặc các bộ xét nghiệm cho Philippines,
    • Bắc Kinh còn tài trợ 20 triệu đô la viện trợ cho Tổ Chức Y Tế Thế Giới,
      cũng như cấp thêm ngân sách cho Liên Hiệp Châu Phi.


    Theo Le Figaro, chế độ Cộng Sản Trung Quốc đã nhìn thấy trong đại dịch Covid-19 một cơ hội để lấn lướt trên bình diện địa chính trị, phô trương hình ảnh của mình trong tư thế một cường quốc có trách nhiệm. đối nghịch với một Hoa Kỳ của chính quyền Donald Trump, vốn chủ trương “Nước Mỹ trên hết”.

    Mục tiêu lâu dài của Trung Quốc, theo Le Figaro, là
    • quảng bá cho một mô hình độc đoán nhưng hiệu quả,
    • đối kháng với mô hình dân chủ phương Tây,
    điều từng được tái khẳng định tại Hội Nghị Toàn Thể Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc vào mùa thu vừa qua tại Bắc Kinh.




    Châu Âu kín đáo giúp Trung Quốc, Bắc Kinh đáp trả một cách ồn ào

    Vị trí quan trọng của Trung Quốc hiện nay trong nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh, đặc biệt là tại Pháp, đã được Le Monde nêu trong hàng tựa lớn trang nhất: “600 triệu khẩu trang mua từ Trung Quốc”. Tờ báo ghi nhận là để bổ sung kho dự trữ gần như là đã cạn kiệt của mình, chính quyền Pháp đã thiết lập gần như là một cầu không vận nối liền nước Pháp với Trung Quốc.

    Vấn đề được Le Monde nêu bật tuy nhiên là việc Trung Quốc không ngần ngại lợi dụng lúc nước Pháp và châu Âu gặp khó khăn để tuyên truyền. Tờ báo Pháp tiết lộ:
    • Khi Trung Quốc gặp khủng hoảng nặng nề vì virus corona, Bruxelles và Pháp đã chi viện cho Bắc Kinh 56 tấn vật tư thiết bị y tế, từ trang bị bảo hộ y tế, khẩu trang, thuốc sát trùng. Châu Âu đã giúp đỡ một cách lịch sự kín đáo để Trung Quốc không bị mất mặt.

    Ngày nay, khi giúp đỡ lại châu Âu, thì thái độ của Trung Quốc hoàn toàn khác hẳn, rầm rộ tuyên truyền về công lao của họ. Một nguồn tin từ phủ tổng thống Pháp cay đắng nhận xét:
    • “Bắc Kinh muốn phô trương uy lực của họ, tự nhận là đã vượt qua khủng hoảng và đánh bại được con virus đến mức có thể ra tay giúp đỡ toàn thế giới, với đối tượng trước mắt là châu Âu. Chúng ta phải chịu vì đang cần đến những chiếc khẩu trang này”.

    Theo nguồn tin trên, sau khi tai qua nạn khỏi, cần phải xử lý một vấn đề chung hơn là
    • thoát khỏi tình trạng phụ thuộc kinh tế,
      như trong vấn đề dược phẩm chẳng hạn, làm thế nào để có thể tự mình sản xuất và phân phối.





    Khẩu trang nhập từ Trung Quốc: Nguy cơ Pháp bị lệ thuộc

    Vấn đề Pháp phải nhập khẩu trang của Trung Quốc cũng được báo Le Figaro chú ý với một nhận định bi quan: Pháp sẽ bi lệ thuộc vào hàng của Trung Quốc trong thời gian tới

    Le Figaro thẩm định: Do mức sản xuất 8 triệu khẩu trang mỗi tuần hiện nay không đủ đủ đáp ứng nhu cầu, nhà nước Pháp đã phải đặt mua hơn 1 tỷ khẩu trang ở nước ngoài, chủ yếu là Trung Quốc. Trên giấy tờ, “thương vụ” sẽ đáp ứng phần lớn vấn đề thiếu hụt khẩu trang mà Pháp phải chịu ngay từ đầu dịch. Tình hình khẩn trương vì mức tiêu thụ vượt quá khả năng sản xuất nội địa. Nhân viên y tế sử dụng 40 triệu khẩu trang mỗi tuần trong lúc mà các nhà sản xuất Pháp chỉ cung cấp được có 8 triệu. Với việc từ gần hai tháng nay, các nhà máy sản xuất khẩu trang của Trung Quốc đã dần dần mở cửa lại, sản xuất tăng vọt trở lại, việc đặt mua hàng Trung Quốc là điều tất yếu.




    Rủi ro hàng giả, hàng dỏm, hàng bị trưng dụng

    Vấn đề tuy nhiên không phải là không có rủi ro. Một số nguyên liệu như dây thun vẫn rất khó tìm và việc cung cấp đã bị chậm lại. Đó là chưa kể đến vấn đề hàng giả, hàng làm ẩu đã ghi nhận trong mấy tuần qua, trong lúc mà thị trường căng thẳng thu hút những nhà thầu hoặc nhà nhập khẩu tham lam vô lương tâm.

    Thương mại với Trung Quốc, theo Le Figaro, cũng không phải là một dòng sông êm ả. Bộ trưởng Y Tế Olivier Véran đã công nhận là khi nào mà máy bay chưa đáp xuống sân bay Pháp thì chưa nên reo mừng. Hơn nữa nhu cầu nội địa của Trung Quốc cũng còn rất to lớn: Cần đến 500 triệu khẩu trang mỗi ngày để trang bị cho cán bộ nhân viên khi các nhà máy bắt đầu hoạt động trở lại. Đó là chưa kể đến tình trạng tranh mua. Bộ trưởng Y Tế Pháp đã nêu bật “một cuộc chạy đua toàn cầu về khẩu trang” vì “không nước nào đáp ứng được nhu cầu của mình”.

    Trong bối cảnh này một số người trong ngành đang tự hỏi là liệu đơn đặt hàng 1 tỷ khẩu trang của Pháp có được giao đầy đủ và kịp thời hay không.




    Le Figaro: “Chiến lược của chính phủ Pháp trải qua thử thách”

    Như nói ở trên, Le Figaro đã dành tựa lớn trang nhất và hồ sơ chính để phân tích các thách thức đặt ra cho chiến lược chống dịch của chính phủ Pháp.

    Theo tờ báo, các thách thức này bao trùm mọi lãnh vực:
    • từ việc gia tăng gấp bội số lượng giường bệnh trong các phòng hồi sức,
    • mở rộng việc xét nghiệm virus corona,
    • cho đến việc cung cấp đầy đủ khẩu trang nhằm bảo đảm an toàn cho các nhân viên y tế,
    • nhanh chóng tìm ra thuốc trị liệu,
    • và chăm sóc người già trong các viện dưỡng lão.

    Le Figaro ghi nhận là đối mặt với hàng loạt chỉ trích, thủ tướng Pháp đã đích thân lên tiếng làm rõ hành động của chính phủ và nêu chi tiết các quyết định sắp tới, đồng thời nhấn mạnh rằng 15 ngày đầu tiên của tháng Tư sẽ rất “gian nan”.




    Libération: “Virus corona: Trắc nghiệm khả năng chịu sốc”

    Về đối sách chống Covid-19, đồng nghiệp của Le Figaro là Libération cũng cho rằng “Con virus corona là bài trắc nghiệm khả năng chịu sốc” của nước Pháp.

    Theo tờ báo thiên tả Pháp, bị chỉ trích về các thiếu sót trong vấn đề xét nghiệm tìm virus, chính phủ Pháp đang cố gắng bù đắp khoảng thời gian chậm trễ. Điều an ủi, theo Libération, là ở Hoa Kỳ, Tây Ban Nha hoặc Vương quốc Anh, những tranh cãi tương tự cũng đã xuất hiện. Đối lập với tình trạng lúng túng ở các nước nói trên, Libération nhấn mạnh rằng ở Hàn Quốc và ở Đức, vấn đề thiếu xét nghiệm không hề được đặt ra và hai nước này đã có được một chính sách y tế hiệu quả.




    La Croix: Câu chuyện về nhưng ca Covid-19 được chữa lành

    Trong bối cảnh đầy âu lo do dịch Covid-19 gây ra, báo Công Giáo La Croix cố mang lại một vài tia hy vọng, kể lại “Những câu chuyện về người bệnh được chữa lành”, tựa lớn trên trang nhất.

    La Croix đã tìm gặp bốn cựu bệnh nhân Covid-19 tại Pháp, cư ngụ ở những thành phố, thị xã khác nhau, để họ giải thích rõ hơn là họ đã được chữa khỏi như thế nào. Những bệnh nhân ở Beauvais (tỉnh Oise, phía Bắc Paris), Montpellier (miền Nam), Chambéry (miền Đông Nam) hay Bastia (đảo Corse) được La Croix phỏng vấn là những người đầu tiên bị nhiễm bệnh Covid-19 tại Pháp và phải nhập viện. Hiện nay, họ đang trên đà lành bệnh và đã được cho về nhà dưỡng bệnh.




    Les Echos: Châu Âu và trận chiến về ngân sách

    Sau cùng, đúng theo địa hạt chuyên môn của mình, nhật báo Les Echos tiếp tục khai thác khía cạnh kinh tế mà dịch Covid-19 đặt ra. Tựa lớn trang nhất tờ báo nêu bật: “Châu Âu: trận chiến ngân sách”.

    Nhận định chung của tờ báo là tất cả các quốc gia đều đang có phản ứng ồ ạt và nhanh chóng nhằm khắc phụ tác hại kinh tế của cuộc khủng hoảng Covid-19. Các biện pháp đưa ra đều nhắm vào những mục tiêu cụ thể, có điều là còn thiếu phối hợp, đồng thời lại tùy thuộc rất nhiều vào phương tiện của riêng từng nước. Một ví dụ rõ nét về tình trạng này là sự chia rẽ giữa các nước trong Liên Hiệp Châu Âu về việc phát hành trái phiếu châu Âu “coronabonds”.




    http://www.rfi.fr/vi/%C4%91i%E1%BB%83m- ... -tri%CC%A3
              
              
Trả lời

Quay về “Sức khỏe - Thực phẩm”