MN Auditorium.

Trả lời
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1323
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

MN Auditorium.

Bài viết bởi NTL »

*


Bữa nay Lú mở cái thính phòng đậng giải trí bà con cô bác.
Suy nghĩ một chặp thì chọn bảng hiệu "MN Auditorium". MN bà con biết là gì rồi heng.
Khi mô coi được cái chi - hay nghe được cái chi - có thể bàn đề xung quanh thì Lú lôi dzô đây tán.

Ai có dư ở nhà, mang dzô cho Lú mươn bình nước pha cà phê pha trà đãi khách.
Còn như có lòng tốt nữa thì lo dùm màn bắp rang - hotdog.
Self-service bà con ơi
Mời bà con hưởng ứng tham gia.
Teng teng teng tèng....

* * *
Hình ảnh
Gloomy Sunday là một khúc nhạc nổi tiếng hung gia lợi. Viết đâu đó trước đệ nhị thế chiến, 1932.
Nghe nói tác giả Rezso Seress bị đào đá quắn đít, mới ôm cái bàn toạ sưng phồng dzìa nhà, ngồi hổng đậng mà nằm cũng không luôn. Dzồi ông lòng vòng ra đường phố Paris, ngó ông đi qua bà đi lợi, thấy đời sống buồn hiu. Thế là ý nhạc xuất hiện trong đầu. Ông trở dzìa gác trọ giấy bút viết ra (trong tư thế chồm hổm).

Lời đật cho bài hát khi ấy mang ý hướng một lời khẩn cầu. Cho dù giai điệu (hồi đó tui tuyền nói âm điệu, rồi bị thằng bé, có lẽ còn sống tại VN, sửa lưng, dạy rằng phải gọi là giai điệu mới đúng) cho dù giai điệu bắt tai nhưng lời ca có vẻ hổng ăn khách lắm.
Mãi cho tới sau WW2 (y hình thập niên 50 thì phải) một ông văn thi sĩ đã đật lời khác cho nó. Lời hát ảo não thê lương làm khúc nhạc dậy tăm dậy tiếng tại âu châu, hạp tình hạp cảnh với âu châu điều tàn đổ nát khi ấy

Tại mỹ nó được nữ hoàng blue-jazz Billie Holiday hát với một verion mới - hổng rõ của bà hay của ai nữa lận - Gloomy Suday nổi đình nổi đám tới độ trở thành huyền thoại luôn. Người đang vui nghe nó xìu xìu, người đang xìu nghe liệt giường liệt chiếu, và người thất tình nghe nó tà tà uống thuốc chuột hay nhảy sông nhảy lầu kết thúc cuộc đời.

Gloomy Sunday đã gây tới hàng chục vụ tự tử trên khắp thế giới, tới nỗi đài phát thanh BBC đã phải loại nó ra khỏi danh sách nhạc phát sóng (y hình cho mãi tới 2002 thì phải). Tác giả của nó cũng tà tà tự vận đâu đó cuối thập niên 60

Sau đây là bài Gloomy Sunday, tựa đề Chủ nhật buồn, lời việt của Phạm Duy do Khánh Ly hát.
Xấu đẹp tùy người đối diện heng.
Nếu rảnh, bà con đọc lời bình ở dưới, nghe ý kiến ý voi của đám thanh niên rường cột XHCN nước nhà.
Thiệt là thấm ý



*
Make the long story... short !
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1323
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: MN Auditorium.

Bài viết bởi NTL »

*

Tiếp....
Hình ảnh
Gloomy Sunday được dùng làm nền để dựng cuốn phim cùng tựa.
Bối cảnh phim xảy ra trong đệ nhị thế chiến tại Budapest - Hungary.

Chuyện xoay quanh mối tình tay ba của gia đình ông táo.
Rồi đất Hung đậy sóng, Đức quốc xã tiến quân vào và cuộc tắm máu chủng tộc do thái tại âu châu.
Tay ba kể nhứ đã hơi nhiều, nay tay bốn nữa thì thiệt là... tình thặng dư nhơn mãn.

Nếu chỉ ngó vào cốt truyện thì phim hổng có chi đậc biệt dzáo chọi. Tình yêu vốn là thứ nhơn gian tới chết vẫn hổng hiểu nổi, chết vì nó mà cũng hổng biết tại sao. Dzậy mới ly kỳ !

Tình yêu trong Gloomy Sunday làm người xem chưng hửng, hổng tức dùm mà cũng hổng ngậm ngùi dùm luôn - ai biểu ngu ráng chịu -
Nhưng... ngộ cái ... người ta vẫn thong thả coi một lèo từ đầu đến cuối, háo hức mà coi cho dù tình tiết hiển nhiên tới độ có thể đoán ra trước kết thúc.
Tại sao hở ? À... cái này thủng thẳng chờ bà con cho rốt ráo rồi mình xúm lợi bàn để heng.

Phiim nói tiếng Hung và tiếng Đức, phụ đề anh ngữ, chia làm hai tập.
Enjoy làng nước ôi





*
Make the long story... short !
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: MN Auditorium.

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          

Hình ảnh

          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: MN Auditorium.

Bài viết bởi Hoàng Vân »

NTL đã viết:*...
Sau đây là bài Gloomy Sunday, tựa đề Chủ nhật buồn, lời việt của Phạm Duy do Khánh Ly hát.
Xấu đẹp tùy người đối diện heng.
Nếu rảnh, bà con đọc lời bình ở dưới, nghe ý kiến ý voi của đám thanh niên rường cột XHCN nước nhà.
Thiệt là thấm ý



*
  • Lần đầu tôi nghe vào đầu thập niên 70 thì rất hay. Chỉ có giọng Lệ Thu với tiếng piano rải nhẹ trong đêm. :)
    Tôi nghĩ bài này hòa âm càng đơn giản càng hay .. :|

    Thêm vài phiên bản tôi tìm trên youtube:
    • Gloomy Sunday - Billie Holiday


      Gloomy Sunday - Angelina Jordan


      Gloomy sunday - Sarah McLachlan

    và tôi thích bài này
    • Gloomy Sunday - Elvis Costello
    .:flwrhrts:
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: MN Auditorium.

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          

Rồi! Coi xong cuốn phim :D.
Cám ơn chị Ngô đã giới thiệu. Phim đóng hay và có nhiều chuyện để bàn loạn :applaud: :allright:

          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: MN Auditorium.

Bài viết bởi Hoàng Vân »

NTL đã viết:*
...
CS có rảnh hôn, ca liền bản Chủ nhựt buồn dán vào Auditorium cho Lú nghe lấy hứng viết tiếp heng.
Cám ơn mucho...
          

.. mến tặng anh chị Ngô bài nhạc yêu cầu .. :flwrhrts: ..



Hình ảnh


[/audio]
Chủ nhật buồn - Phạm Duy - Rezső Seress -
Bạch Vân



:flower:

          
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1323
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: MN Auditorium.

Bài viết bởi NTL »

*

Bữa nay kéo ghế ngồi bàn đề chuyện tình cảm trong Gloomy Sunday heng.

Tình của Gloomy hổng thuần tùy là tình yêu bị tình yêu hổng thể ngang phè như rứa.
Tình của Gloomy hổ lốn xà bần, yêu hổng ra yêu, dục hổng ra dục.
Tình hổng cao trọng lên ngôi cái kiểu tình yêu thánh hoá, lại cũng hổng trần tục thấp hèn kiểu tình dục sa đọa.

Chưa kể... có những lúc người xem sanh lòng hồ nghi, rằng có lẽ đây chỉ là loại tình cảm lợi dụng lẫn nhau nhứt thời, hay đúng hơn các nhơn vật trong phim, bằng bản năng sanh tồn, đang tự lừa gạt chính mình để sống sót.

Tình ở đây như chiếc ô dương ra, hay cái áo mưa bận vào lúc trời giông bão.
Cả ô lẫn áo đều nhắm vào mục đích che đầu che thân cho khỏi ướt lạnh tránh cảm mạo thương hàn, để chờ " 7 sắc cầu vồng rực rỡ sau cơn mưa" - Khi ấy hẳn ô và áo sẽ không cần thiết nữa, người ta tà tà cởi chúng ra rồi bình tâm tính toán lại cuộc đời.

Bối cảnh câu chuyện tình xảy ra thời đệ nhị thế chiến với phong trào diệt chủng dân do thái nhớp nhúa và đưa sác dăn aryan thông minh lên ngôi vị độc tôn bá chủ toàn cầu.
Cả âu châu khi ấy run rẩy trong chết chóc chia lìa. Nỗi kinh hoàng của cuộc thế chiến đổ ập xuống sanh hoạt thường ngày, chuyện sống sót tới ngay mai thiệt hổng ai còn dám chắc !

* * *

Y hình hổng bà con thân thích chi dzáo, Cả Đẫn mình ên trông coi một quán ăn ngay thủ đô Budapest đất Hung.
Quán khấm khá khách, phần vì khung cảnh lịch sự, tiếp đón ân cần, phần vì có món roulade thịt bò cuốn lá lốt hạp khẩu vị giới thưởng ngoạn

Cả Đẫn đâu đó ba mươi ngoài, mặt mũi phúc hậu dễ ưa, lại tốt tánh hiền lành và dễ dãi.
Đẫn có máu do thái trong người, tận tụy yêu nghề tới nỗi không bao giờ đóng cửa nhà hàng với bất kỳ lý do gì, và tỉnh bơ mở cửa luôn ngày sabat.

Tiệm của Đẫn có cô hầu bàn Thuý Kiều trẻ đẹp dễ ưa, mắt mũi tươi rói như trăng rằm, tóc mây buông thả bờ vai, miệng tươi như hoa hàm tiếu và ánh mắt đa tình - liếc một cái nghiêng bàn, liếc hai cái nghiêng ghế - Y chang Đẫn, Thúy Kiều cũng hổng thấy có thân bằng quyến thuộc chi dzáo. Nghe nói có dạo nàng vào Học viện âm nhạc thành phố khoa "thanh nhạc" rồi bỏ đở - bỏ vì thiếu tài hay bỏ vì chiến tranh thiệt không rõ.

Trong đám cây si trồng tại quán, có tiểu thương Mã Giám Sanh từ Đức sang Hung buôn bán, với kỳ vọng sẽ phất lên thành đại thương. Mã si mê Thuý Kiều, mỗi bữa tới quán vừa ngó nàng vừa đớp roulade lai rai chờ dịp thố lộ can tràng, xin nàng thò bàn tay cho nó nắm dẫn luôn về Đức.

Thúy Kiều với Đãn có tình gắn bó, kiểu già nhơn ngãi non vợ chồng.
Thời gian nàng vào làm trong quán ngó bộ cũng lâu, nhưng hổng hiểu sao Đẫn vẫn phe lờ chuyện hạp thức hóa tình trạng gia cảnh. Đại khái... tạm thời... Đẫn là đại lý độc quyền nhưng vẫn chưa chịu xin giấy phép sở hụi.

Có một lúc tại âu châu, các tiệm ăn nhà hàng mở rộng tấm nhìn, thăng tiến thương mại bằng cách cho khách nghe nhạc sống. Đẫn chọn mua chiếc dương cầm có đuôi (piano à queue - bà chủ Lú sửa cái đuôi, cho nó biến thành cái cánh, dương cầm có cánh, nghe thơ mộng chi xiết kể. Hổm nay hổng thấy bà đâu, để xong chuyện tình này sẽ kể tiếp sang chuyện đám tang chó), rồi mở cuộc tuyển lựa dương cầm thủ chơi trong tiệm mỗi tối.
Nhạc sĩ được chọn là một kép Ngố tên họ đậm âm hưởng ý tà lồ địa trung hải, mặt mũi tướng tá sạch nước cản, nhưng chời hỡi chời.. cập mắt nó buồn rười rượi long lanh nước hồ thu, miệng nó ngậm tăm như đang nuốt tâm sự vào lòng.

Tâm sự ni là gì ? Thưa có vẻ như là vừa trông thấy Kiều thì... đôi bên cùng liếc, đôi lòng cùng ưa...
Đâu có ngu mà hổng nhìn ra thần ái tình vừa uýnh sét, thế là Đẫn làm liền một nụ hôn say đắm trên đoá hồng, dõng dạc tuyên bố chủ quyền lãnh thổ.

Lửa chưa kịp bén thì mồi đã lụi, Ngố xìu rìu như bánh phồng nhúng nước, thế là Ngố xuội lơ, cả phần xác lẫn phần hồn.
Nhưng...
(lát vô viết tiếp heng)
Make the long story... short !
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: MN Auditorium.

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          
.. :giggles: :bravo: ..
          
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1323
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: MN Auditorium.

Bài viết bởi NTL »

*

Ngố bị sét uýnh trúng, lửa chưa bén đã tàn vì bình chửa cháy của Đẫn. Rồi Ngố xìu rìu....
Dòm sâu chút nẹo, vụ xìu nọ hổng đơn thuần do hoa đã có chủ (chủ hờ, chưa hề có ý định ra toà cầu chứng), mà còn trộn lộn nhiều yếu tố ngoại biên (kêu vậy có trúng chữ hông hở), phần sợ mất job, phần sợ lương tâm kêu gào lẽ phải, bề chi Cả Đẫn cũng là người ơn...

Nhưng Ngố sợ thì cứ, còn Kiều thì không, nàng vốn là gió trời thồi ngang gian nhà (thiếu cửa trước cửa sau nên…) trống !
Máu trộm cắp Ngố có đó nhưng đạo nghĩa giang hồ (ethic code) vẫn còn thành ra sức chống trả cám dỗ.
Khổ cái nó bị Kiều dí sát mần màn ép liễu nài hoa, nên rồi... "được ăn được uống, lại được sướng cái bình", tội chi lắc !

Khúc này thinh không diến biến phim quẹo cái cua rất gắt, làm hành khách (tức tui) mém rớt khỏi ghế...
Đẫn càng đẫn,
Ngố càng ngố,
và Kiều càng kiều....

Cả Đẫn mần màn quân từ, để Kiều đi theo tiếng gọi con chim, xí lộn con tim.
Thinh không kép tiểu thương phát xít Cả Đụi nhảy dô chánh thức xin Kiều chủ quyền lãnh địa. Nó hứa hẹn một tương lai xán lạn, trong đó có cái hãng xuất nhập cảng to đùng tại Đức, nhưng Kiều nhẹ nhàng lắc. lắc xong nàng tỉnh bơ rủ Ngố đi uống cà phê .

Ay dà da... Cà Đẫn lẫn Đụi đều đau khổ như nhau.
Đụi ôm trái tim bể, leo qua thành cầu nhảy luôn xuống dòng Blue Danube.
Đẫn thất thểu qua cầu, ngó thấy bèn nhảy tòm xuống cứu lên, mần màn khuyên giải.
Đụi nói với Đẫn : Ơn nghĩa này xin ghi tâm khắc cốt có dịp sẽ đáp đền.
Rồi Đui lên xe lửa về quê hương phát xít.

Sau đó là màn hoà hợp hòa giải, ba bên cùng thắng lợi.
Đẫn và Ngố đồng lòng "share phòng", vì thà rằng có cái giường để thỉnh thoảng tới phiên ghé vào ngả lưng, còn hơn là... homeless.
Cái bộ ba quá ý hợp tâm đầu ấy mới xáp vào nhau rút thăm và chia thời khóa biểu làm ăn thường nhựt thời tao loạn.

Liên hệ Đẫn-Ngố là liên hệ chủ tớ nhưng thiếu hẳn nét bóc lột. Đẫn mướn Ngố uýnh đờn trong tiệm, Ngố mướn Đẫn làm manager (10% tác quyền) và cả hai tạm thời cùng chia nhau quả tim và cái... mug.
Ngố nổi tiếng từ từ với khúc hát định mệnh Gloomy Sunday, tiệm càng thêm đông khách vì là khung cảnh sáng tác bản nhạc, Kiều hẳn hưng phấn gấp bội do luôn luôn đầy ấp caféine trong máu...
Đại khái mọi chuyện êm ru bà rù, y chang bách xe lịch sử xã hội loài người lăn đều đặn trên xa lộ tráng nhựa XHCN để tiến đến đỉnh cao cộng sản dzinh quang

(còn tiếp)

*
Make the long story... short !
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1323
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: MN Auditorium.

Bài viết bởi NTL »

*

Tui tính thứ bảy ngồi nhà leo vô nét làm cho xong chuyện dang dở, dè đâu...
Trưa thứ bảy nhận được cái message : Hello Nô, nhà giàu nợ như chúa chổm đây (nguyên dzăng riches et endettés), chừ đúng ngọ, you có 4 tiếng đậng sửa soạn, 16 giờ tài xế tới đón, hổng mang gì ráo, mang nửa mình kia theo thôi, casual dress code. Au revoir.

Wow... stress quá xá dress. Casual là chuyện rối rắm mù mờ. nhà giàu khác nhà nghèo, bàn sáng khác bàn chiều và còn khác nữa bàn tối. Nói khơi khơi vậy nên mới stress, chưa kể hổng biết đi đâu, làm chi. Tưởng công nói "cho đáng kiếp, ai biểu, cứ thích leo cao với thượng lưu quí tộc thì ráng chịu cho quen, còn anh... xin miễn ! Nghe vậy tui stress còn dữ nữa.

Sau cùng thì tò mò quá nên cũng đi. 16 giờ đúng boong, xe tới đón, chở luôn hai đứa ra bờ sông xuống thẳng cái yatch. Chỉ có một dúm người tham dự thôi, mà cũng ngần ấy người lo việc ăn uống dặm bụng. Yatch chạy lòng vòng tới một thành phố nhỏ cách nhà khoảng 5-6 chục cây thì vào marina neo lợi để toàn đám đi ăn tối. Champagne chảy như suối, có nhạc sống và có pháo bông bắn giúp vui. Ăn xong thì lên yatch vòng lại, rồi được xe thả về trước cửa nhà. Hai đứa vừa mệt vừa đói, làm liền phở gói thả bò viên cho ruột gan bớt nỗi đoạn trường.

Rồi sao nữa ha, thì bữa nay phải gởi bông cám ơn chớ chi nữa. Đã nghèo còn nghèo thêm, cũng bởi cái tội quen lớn ! Thì ra cái cội nguồn hèn hạ của tui, có gột có rửa có sửa có sơn cách mấy, cũng hổng thể khá lên nổi. Tui đứng giữa cái đám ấy mà tưởng như đi lạc (lạc thiệt chớ còn tưởng gì nữa, trời). Thiệt là một tối cuối tuần hãi hùng, một cơn ác mộng tới bữa nay nghĩ tới bao tử vẫn còn loét !


* * *

Gloomy Sunday
(tiếp theo và hết).

Cuối thập niên 30, kinh tế đất Hung hầu như lệ thuộc hoàn toàn vào chuyện buôn bán làm ăn với đức và ý. Đây là lý do vì sao Cả Đụi sang Budapest kinh doanh rồi phải lòng cô Kiều trong quán ăn có món thịt bò cuốn lá lốt nổi tiếng (tướng công biểu em nói xạo thiếu cơ sở, thịt bò cuốn mỡ chài còn may ra nhiều phần đúng, chớ cuốn là lốt là sai bét be, bị thời nớ lá lốt chưa mọc tại âu châu nữa lận)

Làm ăn vậy thì đương nhiên ảnh hưởng chánh trị phải có. Hung vô tình đứng vào hàng ngũ "Axis". Dân hung gốc do thái khi ấy chưa bị dí sát, cả Đẫn vẫn yên trí mở tiệm bán buôn.
Khi chiến tranh bùng nổ, Hung hết hồn vì thế đứng bất đấc dĩ trong phe "trục", chánh quyền Hung bèn lên tiếng với "đồng minh" xin hưởng qui chế khoan hồng, Chẳng may ra nội vụ đổ bể, phát xít nắm lấy cô hội này, mang quân tràn qua biên giới tiến thẳng vào đất hung.

Cả Đụi di cùng với đoàn quân xâm lăng ấy trong quân phục sĩ quan SS (trung tá hay đại tá chi đó). Đụi tiếp tục lui tới quán đớp thịt bò cuốn mỡ chài, khởi đầu một giao tình ơn nghĩa với Đẫn và tự tin cùng cực với Kiều.
Nay đã có vợ có con, Đụi sang Hung với nhiệm vụ trông coi chiến dịch tập trung dân hung gốc do thái.

Sự xuất hiện của Đụi làm Ngố sanh bất ổn, thấy Đụi lòng vòng quanh Kiều có hơi kỹ thì ầm ĩ ghen. Lú bị Đụi ép uổng bắt phải chơi bài hát định mệnh, Ngố tà tà dùng súng của Đụi tự sát ngay trong quán. Solidarity, Đẫn phá thông lệ thường tình, đóng cửa quán trong ngày tang lễ.
Cái chết của Ngố làm đẩn thỉnh thức,và cho dù có Đụi là bùa hộ mệnh, Đẫn vẫn sang tên quán ăn lại cho Kiều đề phòng bất trắc tương lai.
Rồi bất trắc xảy ra thiệt. để tránh vào trai tập trung, Đẫn tính uống thuốc chuột quyên sanh, nhưng chưa kịp thì bị bắt.

Kiều hiến thân cho Đụi để cứu Đẫn, nhưng rồi Đẫn vẫn bị đưa vào phòng hơi ngạt.
Lý do : Phát xít Đức đẩy mạnh "Final Solution" gọn lẹ diệt cho bằng hết tang chứng. Tính đường thoát thân, Đụi chọn cứu một giáo sư trí thức do thái để cốt được ông binh vực sau này, thay vì cứu người ơn. Có lẽ Đẫn là một trong những người cuối cùng chết trong trai tập trung, khi cuộc chiến khởi sự đi vào chấm dứt.

Phim kết thúc bằng cái chết của Đụi.
Sau chiến tranh, với gia sản tích lũy chiếm đoạt từ dân do thái, Đụi trở thành doanh nhơn thành đạt và có chức phận (dr tiến sĩ gì đó). Để mừng sanh nhật, Đụi đưa vợ sang Budapest, vào tiệm ăn cũ, bồi hồi nhớ lại kỷ niệm xưa. Tiệm ăn vẫn mở cửa (do Kiều và thằng con trông coi) món roulade vẫn còn, và tấm hình của Kiều (do Đụi chụp khi xưa) vẫn để nguyên trên giá.
Đụi chết do lên cơn tim, nhưng thiệt ra vì chai thuốc chuột (của Đẫn năm xưa) do chính tay Kiều trộn vào đĩa roulade.

Phim kết thúc và kết thúc rất có hậu !

*

Gloomy Sunday hổng phải drama mà là comedy thứ thiệt. Từ đầu tới cuối hổng có xen nào thương cảm ráo chọi, ngay cả cái chết của 3 trự đờn ông.

Cô Kiều trong phim là loại "femme fatale". Tên đực rựa nào xui xẻo dính tới cô là y phép đi tàu suốt - term háng-dziệc kêu bằng "hồng nhan họa thủy" - đừng có biểu tui cắt nghĩa heng, tui nói như két những hổng hiểu chi dzáo -
Dĩ nhiên Kiều hổng yêu Đụi. Nhưng Kiều yêu ai cà, Đẫn hay Ngố, thiệt hổng hiểu. Chưa chừng dám Kiều cũng hổng biết luôn, thành nàng ở với cả hai đứa cho đỡ mất công chọn lựa.

Chừ tui vẫn chưa hết ngạc nhiên vì cái khả năng dự trữ và tiêu thụ cà phê tới vượt chỉ tiêu bình thường của Kiều. Tới độ hai tên kép của nàng phải đồng lòng than vãn, rằng chúng anh mỗi đứa chỉ một nửa của em, còn em có nguyên vẹn, hổng một mà tới hai cái bình cà phê lận. Bất công quá xá bất công!
Hồi đầu hai đứa Đẫn Ngố ấy còn ất giáp chưa biết tính sao, mỗi đứa có một nửa kể ra thì hổng đủ thiệt, là thiếu quá chời. Những rồi sau cũng phải chiu vì... thà rằng có một nửa còn hơn hổng có gì.

Trong 3 tên đực rựa ấy, theo tui, Cả Đụi là đứa yêu Kiều nhiều nhứt.
Tình yêu nớ hẳn phải lớn tới nỗi nó đã ôm tim bể leo qua thành cầu nhảy cái đừng xuống sông Danube - Phim hổng nói Đụi tự vẫn ở đâu, nhưng vì con sông Danube có chảy qua Budapest thành tui giả bộ như nó nhảy ở đây đậng thêm chất thơ - Mấy năm sau nó trở lợi tiệm ăn nhưng rất gentleman, tuyệt nhiên hổng ép liễu nài hoa tán tỉnh chi ráo (vì anh nay đã có vợ con và rất hạnh phúc). Ngay cả gần cuối phim, Kiều cũng tự ý hiến thân chớ hổng phải do Đụi ép uổng. Đụi sống vì tình rồi chết cũng vì tình - bị tình đầu độc - Đụi đẻ bọc điều nên số phần quả là may mắn.

Trong khi ấy định mệnh của cả Ngố đã rối rắm ngay từ đầu. Trời thần ơi, nó viết nhạc mà lại hổng hiểu chính mình, cứ trăn trở miết về cái message của dòng nhạc, mãi cho tới khi gập điều trái ý thì tà tà đi tự dzận mần màn thị uy - và chết thiệt - Ngố là nhơn vật phụ, có cho cuốn phim bớt buồn tẻ, mà hổng có cũng hổng sao. Vai trò của Ngố mờ nhạt tới muốn kêu lính bắt. Có lẽ vậy nên nó buộc lòng phải chết trước tiên đặn ng phim thoáng chỗ mà tiến.

Riêng Dẫn thì sao ? Tưởng Đẫn tốt tánh, ba phải mà lầm, lầm to heng.
Y chang Ngố và Kiều, Đẫn trên hết chỉ yêu mình - và yêu cái tiệm ăn của mình - Tình yêu ban phát ra xung quanh, nếu có, hẳn là đã dự phòng tính toán kỹ lưỡng. Cũng may tâm nó hiền lành, chớ bằng không xung quanh dám chết hết với nó -

*

Sau cùng Gloomy Sunday hay ở chỗ nào ?
Thưa phim hay hổng phải vì cốt truyện lôi cuốn (dở là khác). Người viết truyện phim đã dựng lên một mối tình tay ba tay bốn xoay quanh bài hát định mệnh mơ hồ nọ - và người xem hẳn phải đoán ra phần kết thúc ngay từ đoạn mở đầu -

Phim hay vì hình ảnh đẹp, góc quay tới, cắt xén gọn gàng, phân cảnh bố cục đâu vào đấy, trơn tuột êm ru. Phim dẫn người xem vào một âu châu trữ tình và thơ mộng, với khung cảnh sống thi vị mơ hồ lãng đãng, toả ra từ con người, trang phục, sanh hoạt thường nhựt.
Rồi... người ta xoa cằm rờ râu nhổ tóc và suy nghĩ lung tung.. Người ta ước ao phải chi mình sanh ra và sống ở khung cảnh thời gian nớ....
Thời đại bây giờ máy móc hóa hết rồi, nên con người sống y chang cái máy hổng hơn hổng kém. Chán gì đâu !

Tướng công hỏi tới một câu : Rồi thằng nọ la con ai ? ờ hén, nó con ai ?
Hỏi chi câu khó trả lời, câu này chắc chỉ có Kiều mới biết đặng, chưa kể là có khi nàng cũng hổng biết luôn !

*
Make the long story... short !
Trả lời

Quay về “Giải trí”