Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Trả lời
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1323
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi NTL »

*

Đó đa ôn Hoàng, nó đó.
Hổng hiểu mỗi triều đại có xâu chuỗi riêng, hay xài hết rồi mới đổi ?
Đức J-P 2nd được phong thánh quá lẹ, thành phải hiểu như là... sự nghiệp đóng góp của ông rất nhiều cho thế giới tự do nói chung và giáo hội công giáo nói riêng, trong đó việc sụp đổ chế độ CS vô thần ngay từ gốc rễ tại cái nôi cách mạng vô sản.
Xui cái... chuyện sụp này đã không xảy ra tại 3 xứ á châu và 1 xứ hải đảo, thành coi như... đất nước mình bị thử thách còn lâu chưa hết đặng. Muôn đời đám cường quôc thế giới tự do vẫn không thể, chưa thể hiểu cho ra CS á châu hung hiểm lươn lẹo tới cỡ nào. Nếu mỹ và đồng minh nhìn rõ bộ mật của chúng thì đâu mà ngây thơ giúp đỡ cho tàu cộng tiến nhanh và lẹ tới vậy.
CS tàu là một lũ mánh mung chuyên nghiệp ăn cắp trí tuệ bất kể, rồi vì ham nhơn công rẻ nên xúm vào.
Rồi lại vẫn ngây thơ chuyện tốc chiến tốc thắng tại chiến trường VN, và sa lầy nữa !
Chừ ráng chịu cho quen, hả miệng mắc quai !
Đây rồi 5-10 năm nữa dám chừng còn nhường luôn ghế lãnh đạo thế giới cho kẻ thù, vì mình là đất nước dân chủ tự do, còn nó độc tài mấy lần hơn, hắc ám quân phiệt thứ thiệt và thứ dữ !

Người ta hy vọng có thể áp đảo tàu cộng bằng màn cô lập, nhưng cô làm sao khi thế giới tự do vẫn chưa thể nhìn chung một hướng, rồi vì lợi nhuận xé lẻ làm ăn riêng. Còn bọn nọ vốn xài kỷ luật sắt, bắt dân thắt lưng buộc bụng làm màn kiên trì chiến đấu nhứt định thắng lợi, và thắng to. Giờ chúng lợi dụng tình hình mỹ đang dồn chú tâm chuyện đối nội, lơ là đối ngoại, rồi nhảy vào gây tầm ảnh hưởng quốc tế co lẽ ?

Tình hình chánh trị thế giới nghe nhiêu hiểu nhiêu, nên chánh xác không rõ được bao nhiêu phần trăm sự thiệt nữa lận !
Nhưng... cái này thì thấy rõ nè nha : Pháp chừ tụt hậu quá thể, ngành vi sanh xưa đứng đầu thế giới trong cả thế kỷ dài, giờ thì đực ra với coronavirus. Tiếng tăm đã theo gió cuốn đi. Thảm quá thảm !
Tui nói sai bỏ qua dùm heng, vì đờn bà ngồi nên mới đã không thể cao hơn ngọn cỏ !

*
Make the long story... short !
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1323
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi NTL »

*

Sau thánh lễ online bữa qua, ông cha biểu, người hành hạ bạc đãi thú vật (nuôi trong nhà) có thể bị phạt vạ, nhưng rồi lại được cho phép phá thai. Luân lý hai mặt, vậy là sao ? Kế đó là câu hỏi về việc "y hình" giáo hội la mã không ưu ái với các vaccines cấy trong mội trường stem cells ?
Dĩ nhiên đây là vấn đề luân lý của tôn giáo (cả phật lẫn chúa).

Bào thai trong bụng mẹ, là sở hữu của bà mẹ theo pháp định, và trong một chừng mực nào đó bà có thể trực tiếp hay gián tiếp quyết định ngưng nó để bảo vệ chính mình (xã hội, sức khoẻ...). Thành đã có thảo luận chuyện giới hạn phá thai khi thai kỳ quá thời hạn ấn định... trên nguyên tắc. Nên rồi phá thai hoàn toàn là quyết định cá nhơn, với tâm lý đạo dức luân lý tôn giáo ảnh hưởng ít nhiều. Và theo giòng thời gian, là tự do nhơn quyền nhơn bản. Đừng nên phán xét để khỏi bị phán xét, như cách nói thường tình, vì rằng ai cũng có hoàn cảnh lý do riêng rất kh1c biệt. Nên rồi giáo dục gia đình bản thân cần được duy trì và đề cao là vậy.
Ngược đãi thú vật thì có lẽ khác, ngược đãi là hành hạ, kéo dài nỗi đau thể xác của chúng, nên hội bảo vệ sức vât mới la làng, vì lý do... nhơn đạo ! Nhơn đạo theo đúng định nghĩa là đạo làm người. Nhơn đạo tách nhơn tánh ra khỏi thú tánh, cho dù cả người lẫn thú đều là động vật ráo.

Sang tới stem cells tức tế bào gốc, là loại tế bào đầu tiên, có khả năng sanh sản vô hạn và biến thiên để tạo ra các tế bào cơ quan dị biệt nơi sanh vật.
Mấy chục năm trước, khi những phòng thí nghiệm khởi sự dùng stem cells thì xảy ra tranh luận.
Các nhà luân lý và tôn giáo sợ rằng con người sẽ vượt qua giới hạn đạo đức, thay quyền tạo hóa mà quyết định mọi việc. Nhưng rồi... việc xử dụng stem cells nay đã rõ rằng, và hoàn toàn vì lý do y học.
Stem cells lấy từ phôi, phá thai là một chuyện hoàn toàn khác. Mục đích của phá thai không phải để lấy phôi và "chắt stem" cells ra xài, thành chớ nhập nhằng hiểu lầm rồi dán nhãn cho stem cells tội nghiệp ! Mấy chục năm trước khi còn làm việc trong lab immunology, mỗi sớm mơi tướng công tui sang khu gyneco-ob đặng lấy mẫu nghiệp gặt hái trong ngày, đây là giai đoạn phôi thai của stem cells. Nếu không gặt thì đám cells nọ cũng hổng xài tới.
Giáo hội la mã gần đây đã xác định rõ việc này rồi, hy vọng là các con chiên thuần thành của chúa sẽ không thắc thỏm nữa !
Chị năm không lý chi chuyện stem cells, chị nhứt định hổng chủng ngừa vì chị tin covid-19 chỉ là cảm cúm thông thường, không cần tới thuốc chủng. Và chị đeo mask để khỏi ăn giấy phạt chớ hổng vì sợ lây lan. Chị năm tui là giáo sư lý hóa trung học Chu văn Anh, đệ nhị cấp, giời ạ !
:tears:

*
Make the long story... short !
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1323
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi NTL »

*

Nói chuyện văn hóa ẩm thực.

Âu mỹ hổng ăn thú vật thuần hóa nuôi trong nhà, y hình rắn dê cũng hổng ăn luôn.
Hồi giáo do thái giáo kiêng thịt heo, nhưng cho ăn những loại thịt khác. Thiên chúa giáo thì thả cửa.
Phật giáo không bắt kiêng nhưng tránh sát sanh trong một chừng mực có thể được.
Ấn độ giáo, bà la môn, bà hai... hổng hiểu thế nào ?

Ăn uống hoài 1 thứ sanh nhàm chán, do đó mới chế ra những loại thức ăn kêu bằng hương xa, nấu nướng nhiêu khê, gia vị rối rắm để tăng hương vị món ăn và thay đổi khẩu vị thường nhựt. Nên rồi... VN mới có chuyện ăn thịt chó mèo rắn kỳ đà thỏ hươu... và âu châu ăn thịt thú rừng săn bắn được.
Nghe nói các tù nhơn bị tù đày trong chánh sách học tập cải tạo của CS nơi rừng sâu núi thẳm, do thiếu thốn lương thực nên đã có chuyện... con chi động đậy là ăn tuốt (cào cào châu chấu dế...) đặng có chất đạm mà lao động vượt chỉ tiêu hầu sớm thành người công dân tốt trong XHCN nhơn bản sáng tươi (ui-ya)
Tại thành phố tui ở, mùa lễ hội sắc tộc vào tháng sáu, còn thấy những quầy thực phẩm loại hương xa này, nhưng kiếm mờ mắt cũng hổng ra chó mèo nữa lận, vì chúng vốn là bạn thiết của người, lắm khi còn đứng trên cả... đức ông chồng trong hàng ngũ đực rựa !

Dân tộc VN ăn thịt chó từ hồi nào thiệt là hồng rõ, nhưng nhứt định món nọ được xuất phát và thăng hoa tại đất bắc, rồi theo phong trào di cư 54 tiến thẳng vào miền nam.
Mà đám bắc di cư nọ y hình phần lớn là công giáo, nên đã nảy sanh huyền thoại, rằng đã bắc kỳ di cư mà còn công giáo nữa là y phép không sai sẩy vào đâu đậng !

Dân miền nam trước kia không có thói quen ăn uống này, có lẽ vì đất miền nam trù phú, thực phẩm dư thừa, sông hồ biển cả đầy tôm cá và... lobsters!
Nghe bắc kỳ công giáo di cư ăn thịt gâu gâu, nam kỳ sợ chết khiếp, nhưng bù lợi họ đớp như điên lươn ếch (chiên bơ, xào lăn...) thỏ (chuồng lẫn rừng) nai hươu săn bắn. v.v.. vì theo trào lưu ăn uống của thực dân có lẽ.

Sau này còn thấy bà năm đá gà làm thịt kỳ đà kỳ nhông nữa cà.
Đây là loại dộng vật bò sát, y chang cá sấu nhưng nhỏ hơn. Con vật mua về từ đâu đó, mõm và chơn bị cột cứng lợi, để ngay sân nhà, ngó chúng ngọ ngoạy thất kinh luôn. Bà năm sai chồng đập đầu cho con vật chết, xả thịt thành từng miếng, xong lột lớp da ngoài bỏ đi (thời nay dám làm da thuộc chế bóp đầm cho đám nữ lưu trưởng giả) rồi ướp gia vị để nấu cà ri. Bà nói thịt kỳ đà y chang thịt gà không khác.

Đất bắc thực phẩm có lẽ hiếm hoi hơn, nên người ta mới buộc lòng đớp đỡ thú vật thuần hóa... chăng ? Nuôi súc vật trong nhà y chang nuôi con trẻ, rồi mang giết lấy thịt, thì thiệt sự khó cắt nghĩa cho thông.
Tướng công biểu... đâu có ai ăn chó nhà, người ta chỉ đớp chó hàng xóm hay chó ngoài tiệm, nghĩa là mắt hổng thấy (nó tung tăng) tai hổng nghe (tiếng nó sủa) thôi mà. Cách ấy làm sao gọi là ác độc cho được !
Nghe nói thịt chó bên nam hàn là... hàng hiệu, được nâng lên "quốc phẩm" đàng hoàng, thạnh hành tới nỗi... hồi tổ chức thế vận hội Seoul, chánh phủ nam hàn đã phải thông tri khuyến cáo các cửa tiệm đừng trưng bày loại hàng này làm du khách sanh ưu tư khắc khoải !

Chừ nam kỳ đớp thịt cầy dám dữ dội hơn đám bắc. Người bắc nấu loại thức ăn ni để mở quán bán cho đám nam kỳ nhậu lai rai. Mà rồi do cạnh tranh thành đã có màn sáng tạo cốt để mùi vị khẩu vị ngày càng hương xa lẫy lừng hơn nữa.
Nghe nói mấy quán nhậu bình dân chỉ bán buôn sản phẩm nhà. Sau giờ tan sở, hay sau giờ lao động, khách hàng vào ra nườm nượp, mần màn upload năng lượng đã hao tốn trong công việc hằng ngày.
Tướng công nói hổng hiểu sao chỉ tuyền nam kỳ thôi. Tía biểu thì vì bắc kỳ không có thói quen ăn nhậu ngoài đường, có tụ họp bầy đoàn thì cũng trong nhà ngoài vườn, chớ đâu mà kéo ra quán. Say xỉn ngoài quán sanh mất tiếng tốt, phiền hà vợ con !

Sau lễ online bữa qua, thinh không ông cha trẻ bắc kỳ (công giáo nhưng không di cư heng) lôi chậu cây ra khoe, đố biết là cây chi ? Trời thần ơi, đám cây ni bên nhà chú tư philly đứa con nào cũng trồng nguyên giàn bự. Đứa thiếu đất dựng giàn, cho leo luôn lên dậu rào chung với lối xóm.
Lá mật trên xanh, mật dưới đỏ, cả hai mật đều phơn phớt lông. Thò tay ngắt, vò ra nghe mùi khó ưa, nam kỳ kêu tên nó là lá thúi địt. Tên vậy mích lòng lá quá trời, rồi bắc kỳ mới văn vẻ kêu nó là lá mơ tam thể. Y hình củng có mơ nhị thể chỉ tuyền 1 màu, nhưng tui chưa từng trông thấy.


Thím tư philly xài mơ tam thể như một cây thuốc trị bịnh tiêu chảy kiết lị. Thím làm món hột vịt chiên với mơ tam thể bằm nhỏ cho người bịnh đớp. Dĩ nhiên là hổng ngon, nhưng thuốc phải đắng thì mới giã tật, tức là khỏi bịnh.
Hổng biết trong cái lá nọ có chứa chi mà uýnh bại uýnh te tua đặng con vi trùng kiết lị nữa lận ?
Hổng lẽ bịnh gọi là kiết lị ở đây, thiệt sự chỉ là bịnh tiêu chảy sơ sài vì virus ?
Cũng hổng biết bác đảng của nhơn dân ta anh hùng, đã có từng để mắt vô đám lá này đậng khảo cứu tìm tòi cho thấu đáo tường tận dược tánh của nó ?

Biết đâu rồi cái lá xấu xí mùi vị chánh phèo nọ, sẽ lại chẳng được nâng lên tầm vóc khoa học ứng dụng, rồi được phong tước "quốc diệp", y chang lá phong đất lạnh tình nồng (phong diệp chừ hổng địch lợi thảo diệp tức lá marijuana nữa rồi nha).
Rồi chưa chừng dám nảy sanh phong trào hái lá ép lá phơi khô của những cập tình nhơn cùng nhìn chung hướng văn hóa ẩm thực. chúng mang lá ra tặng nhau như một lời hẹn hò, rủ rê nấu nướng chung món quốc hồn quốc tuý dân tộc.

Hồi đó tía có trồng mơ sau nhổ đi trồng thiên lý theo ý má.
Hoa thiên lý leo nghẹt dàn luôn, tối tối khách tới chơi nhà, hỏi hương chi mà thơm dữ dzậy ?
Kỳ cục cái là... cả gia đình mũi điếc đặc mùi thiên lý, thành đã ngửii hổng ra.
Hoa thiên lý trổ hương vào bàn tối, nhưng hương nó nhẹ và dịu chớ hổng nồng như hương dạ lý, thành có lẽ vậy nên người trồng đã quen mùi thành nhận không ra chăng ?
Nghe nói thiên lýco2n dùng để nấu canh, nhưng canh thiên lý tui chưa bao giờ được nếm.
Hổng rõ vì sao má không nấu cho ăn loại canh này bao giờ.
Quên hỏi luôn, chừ có nhớ thì lại chẳng còn dịp !
Ai có được ăn canh thiên lý bao giờ chưa ? Mùi vị nó ra sao vậy ? Tư hay Bách Vân kìa, vì y hình chỉ bắc kỳ mới nấu canh thiên lý.


Tui kiếm ra hình thiên lý trong một site có kèm câu hát :
Tóc em dài em cài bông hoa lý.
Anh thấy em cười, anh để ý anh thương...
Rồi tác giả bài viết biểu cái bông hoa lý nọ chính là hoa thiên lý này đây heng.
Tui nghi hổng phải dzậy, vì đây là ca dao nam bộ. Hoa thiên lý là bông hoa xứ bắc, khó có thể là hoa lý trong câu hát được.
Có thể đây là bông dạ lý chăng ?
Dạ lý hay dạ lý hương là một loại hoa hoàn toàn khác, hoa nở từ khuya tới sáng rồi khép lợi.
Tối mùa hè, hoa dạ lý cho hương nồng nặc gay gắt tới nhức đầu luôn.
Các loại hoa nở bàn đêm thường bị thiếu thiện cảm, so sánh với gái làng chơi, trừ hoa quỳnh !
Chưa kể là hoa dạ lý còn có lời đồn là nơi trú ẩn của ma nữ. Nghe hết hồn hông trời.



*
Last edited by NTL on Thứ bảy 27/03/21 04:01, edited 1 time in total.
Make the long story... short !
Ngoc Han
Bài viết: 1577
Ngày tham gia: Thứ tư 20/05/15 14:24

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi Ngoc Han »

Trong khi chờ anh Tư và Bạch Vân chỉ món canh bông thiên lý nấu tôm, mời chị Ngô và nhà Nam nghe lại bài Ôi! Giàn Thiên Lý Đã Xa :flower:

Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           


    Chào chị Ngô, anh Ngọc Hân :D

    Dạ em có ăn canh hoa thiên lý nấu với thịt heo ngày còn bé xíu , hơn 45 năm em chưa được ăn lại món canh này nên quên mất mùi vị ra sao rồi, bên Úc mẹ em có trồng 1 cây rau ngót hơn 17 năm rồi cây cao lắm ông con rể cưa trụi năm ngoái em nghĩ nó chết luôn ai ngờ năm nay mưa nhiều lại trổ nhánh xanh um, em định ngày mai ra hái 1 mớ vào nấu canh thịt nạc , còn lá mơ tam thể có ông hàng xóm VN trồng chắc để nhậu, nó moc tràn lan qua hàng rào cây nhà em làm ông HV phải xịt thuốc mới diệt được , dạ em có thấy mẹ em áp chảo trứng với lá mơ tam thể mùi khó ăn lắm bà bảo ăn tốt cho sức khỏe ... em không phải "đạo rau" sau này vì sức khỏe nên phải ép mình ăn rau :lol2:


              
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1323
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi NTL »

*

Chào CSRC.
Bá mẫu nay sao rồi CS ?
Hồi còn ở quê nhà, nú hổng hẩu mấy món canh. Má ưa kho tôm lấy nước chấm rau muống luộc.
Rau muống luộc xong vớt ra để rổ cho ráo.
Thả vô nồi nước trái tô mát xong dầm ra.
Tô mát chua làm tô nước đang đục bỗng trong hẳn lợi.
Rồi lấy nước kho cho chút tỏi đập nhuyễn và cho chanh để làm nước chấm.
Nhưng... qúi nữ hổng biết, chưa biết ăn rau - rau muống nay cũng chưa biết ăn nữa lận !
Má bóc vỏ tôm xong xắc nhỏ ra bỏ vô chén cơm, rồi chan nước rau muống luộc cho con nọ đớp no kềnh bụng.

Có khi hà tiện tiền vì thiếu thốn (y hình khúc này tía lậm vào vòng cờ bạc tại Kim Chung) phải kho tôm sắt.
Tôm sắt vỏ cứng, thịt lạt lẽo không bắt vị, thành ra phải kho với tương đậng... cứu vớt thể diện cho con tôm.
Khổ cái... có tương là y phép nó sợ gần chớt !
Để cứu vãn tình hình, sau khi lột vỏ tôm xong, má bèn nhúng luôn con tôm vô nồi nước luộc rau đậng rửa (trước mặt nó) để nó ép lòng mà đớp đỡ.
Sau này thì được má đãi canh rau ngót nấu tôm.
Rau ngót có vị hăng hăng heng, mới ăn lần đầu hổng ưa, nhưng một chập rồi sanh hạp khẩu.
Thịt heo và tôm bóc vỏ, băm nhỏ để cho vào chén canh.
Sau rồi không chỉ rau ngót mà còn rau tần ô. Tần ô hay cải cúc mùi vị cũng đậc biệt, ăn miết cũng nghiền luôn.

Dọng dọng thêm chút nữa thì được ăn canh mùng tơi rau đay nấu với cua đồng.
Nhưng nó hổng ưng hai loại rau nọ. Y hình cả hai cái đều nhớt thì phải, nhứt là mùng tơi (hay muồng tơi ?).
Rau đay hồi xắt ra còn phải xoay vò trong rá để chúng nát ra, rìa lá có những gai nhỏ và sắc, dính trong miệng trong cổ rất là khó chịu vì ngứa.
Cua đồng mua dìa rửa cho sạch cát, xong mới xé mai ra để riêng, rồi chuyền qua cho qúi nữ khều gạch trong mai để bỏ vô nồi canh riêu sau. Phần còn lại (có thịt), bỏ vô cối giã dập xong chắt nước rồi nấu - cối giã là cái nón sắt nhà binh, còn chày giá bằng gỗ, phần này cũng giao cho qúi nữ luôn -
Nước chắt ra thoạt tiên có màu xám đục như màu mắm ruốc, chừng sủi tăm thì thịt cua quyện lợi từng dề từng dề, từ từ nổi lên trên mặt và nước trong hẳn lợi.
Hổng nhớ trong nồi canh có tô mát nữa không nha. Cũng hổng nhớ tô gạch phải làm chi, y hình gạch được xào hành tỏi cho thơm xong đổ vô lúc múc ra cho nồi canh thêm sắc màu. Ăn canh cua đồng thì con nọ cũng chỉ ăn nước !

Nghèo thì khổ là cái nghèo của người lớn, của mẹ cha.
Con nít nhà nghèo, thiệt sự hổng biết khổ nên hổng thắm thía, bị vì có tía má chăm sóc tận tụy.
Chừ ngó những gia đình khá giả ăn nên làm ra, nhưng cha mẹ do sanh kế nên không còn thì giờ cho con cái nữa.
Rồi để đền bù, chúng được cho thả dàn sắm sửa, hưởng thụ, nhưng tinh thần trống vắng, thiếu thốn tình thân gia đình. Hổng biết giàu vậy có kêu là sướng không nữa lận ! Thành ra... xã hội đang tiến lên hay đang lùi lợi thì thiệt tùy góc đứng nhìn vào, bị cái chi cũng có giá của nó.

Hồi hôm tướng công đi chợ mình ên, tha về bó tần ô tổ chảng, chả nói để dành cho em nấu canh tôm.
Trời thần ơi... chừ chỉ còn hai con khỉ già ngồi ngó nhau, ăn làm sao cho hết túi rau khổng lồ nọ.
Hỏi sao anh hổng mua ít ít thôi, chả nói đâu có lựa chọn đậng, rau tần ô đang sale, 88 xu một pound, gói sẵn trong bịch nên phải mua cả bịch.
Bà Thân trọng biểu thôi để đó tới chúa nhựt nấu món lẩu thập cẩm, nhúng tần ô ăn thay cơm.
Tui hỏi ai ăn, bà nói thì hai vợ chồng ăn, chỉ ăn rau trụng thôi, còn lẩu và đám đồ biển để đó làm canh ăn sau cũng đậng.

Wow... món canh coi vậy mà cũng đủ thứ để lạm bàn.
Bên đây thì chỉ nghe súp rau súp củ, chế cream và cheese, đầy bụng đã đành mà còn làm áo quần... thun lợi !

Chào ôn Hân.
Ôn có trồng được nhiều loại rau VN mình hôn dậy ? Chớp tấm hình cho nú nghía ké đỡ nghiền.
Nói chuyện canh cái nhớ má hết biết !
Chào luôn mấy cô mấy chú em cùng làng.
:flwrhrts:

*
Make the long story... short !
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           


    Dạ cám ơn chị Ngô, mẹ em khỏe bị nhốt trong nhà cả 1 năm nay, không được đi nhà thờ cuối tuần thì ông con rể cho rước mình thánh Chúa tại nhà, em mới cho bà cụ chích cúm tuần trước và lấy được cái hẹn chích ngừa covid ngày 16 tháng 4 , rồi có thể phải chờ đến 12 tuần mới chích mũi thứ 2. Bên Úc sẽ dùng thuốc AstraZeneca và bào chế luôn tại Melbourne, phần tụi em chắc đến tháng 7-8 mới được chích covid .

    Em không ăn canh rau đay vì bị xình bụng canh này nhớt, canh mồng tơi khi nấu lên thì không nhớt , dạ món canh cua đồng đúng như chị tả giã bằng cái nón sắt và chày gỗ, gạch cua xào lên cho thơm khi nấu riêu cua, lúc bé em ghét món canh này làm cua hay bị càng kẹp tay, lúc chưa bệnh mẹ em mua ghẹ về giã thay cua đồng nấu mồng tơi và mướp ăn với cà pháo, bây giờ rất nhiều món không còn được ai nấu cho ăn :(

    Anh HV ghét em bày vẽ món này món kia nên riết thực đơn của gia đình em ngày một đơn giản đi .
    ổng thà ăn dở nhưng có con vợ quanh quẩn bên ổng còn hơn em cứ loay hoay trong bếp ,
    hơn 3 tuần nay ổng còn bỏ luôn đường cái rụp, cà phê đen không đường , kem , kẹo, bánh ... là từ chối hết , em bảo sẽ hát bài "Đường Xưa" tặng ông khi đường đã trở thành dzĩ dzoãng :lol2:
    Mấy tháng nay hai đứa đi bộ lại, ngày nào cũng sau 7 giờ tối mới ra khỏi nhà, chàng và nàng mỗi đứa 1 đèn pin, em thì nón áo trùm kín cùng nhau cuốc bộ :giggles:


              
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1323
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi NTL »

*

La-dô

Hồi nẳm, TV chưa có, chỉ có la dô thôi. Mà cái la dô chạy điện to đùng. Tất cả nút đều vặn bằng tay.
Mãi sau này kỷ thuật tiến bộ, mới có la dô transitor chạy pin, nhỏ lợi nên gọn gàng, bưng tới bưng lui cũng dễ. La dô transitor còn có ăng-ten, kéo lên xuống và bẻ quay vòng, cốt bắt đúng hướng sóng phát cho âm thanh rõ hơn. La dô điện y hình là phương tiện giải trí hầu như duy nhứt tại các mái ấm trong con xóm lao động nhỏ.

Tối tối cơm nước học hành xong, y phép có màn chụm đầu nghe la dô phát những chương trình nghệ thuật hạp thị hiếu thính giả. Gia đình tui chỉ mấy người, vậy mà khuynh hướng thưởng ngoạn lại rất khác biệt. Má dĩ nhiên nghe cổ nhạc nam phần. Tía nghe cổ nhạc bắc phần trung phần. Đám anh chị hổng nhớ nghe chi nữa cà. Mãi sau này thì anh hai nghe chương trình nhạc chủ đề của Nguyễn đình Toàn, và chị ba nghe thoại kịch Sống có Mai Liên và Hồng Phúc.
(Nghề tay phải của Mai Liên và Hồng Phúc là xướng ngôn viên, đọc tin tức - la dô trước kia và TV sau này. Riêng Hồng Phúc còn là ca sĩ, hát chung với Thanh Thoại và Thanh vũ. Sau rồi Hồng Phúc bỏ hẳn luôn nghệ thuật. Ban thoại kịch Sống cùa Tuý Hồng sau này trên TV, hổng phải ban kịch Sống la dô này đâu nha)

Lúc nghe la dô ấy, tui còn mảng vui, thời giờ ở không theo đám lâu la lối xóm chơi những trò con nít (lò cò, thảy long, bắn bi, đá dế...), nghệ thuật chưa lọt vô chương trình nghị sự hàng ngày. Vậy chớ tối tối cũng đeo theo thưởng thức ké các chương trình chọn lọc của tía má mần màn solidarity, cốt được xoa đầu gãi lưng, và luôn luôn có thức ăn nhóp nhép cho bận bịụ cái miệng, để đài phát thanh nội địa đừng lấn lướt đài trung ương, làm phiền khách thưởng ngoạn.

Nói nào ngay, lòng mê say cổ nhạc miền nam nếu có sầm uất nơi tui, hẳn hổng từ cái la dô nọ mà từ những tháng ngày lẽo đẽo theo chơn nữ nghệ sĩ Tám Hoa hành nghể thợ vịn. Chừng lớn dọng dọng thì từ những tuồng cải lương coi với má - nhưng hát bội má hổng nghe -
Cổ nhạc bắc phần trung phần của tía, tui thiệt sự đực ra, hổng cách chi thẩm thấu nổi, còn tía thì ngửa lưng trên ghế, hai mắt lim dim, để hồn trôi mãi tận đẩu đâu, má nói trời xập xuống trên đầu dám tía hổng hay hổng biết !

Về cổ nhạc bắc phần, nhớ có nghệ sĩ Hồ Điệp hát cô đầu, chầu văn, cô ngân nga kéo dài giọng ra rồi bất thình lình ứ hự một tiếng, hết hồn luôn. Hồ Điệp đẹp sắc sảo, và rất nổi danh tại đất bắc. Sau này vào nam, cô buộc phải ngả sang ngâm thơ, cách ngâm của cô đượm hơi hướng chèo cổ, được đám di cư nồng nhiệt tán thưởng.
Sang cổ nhạc trung phần, tên tuổi nghệ sĩ tui hổng biết ai vào với ai, nhưng biết nghe hò huế... (ơ...) Trước bện Vân lâu ai sầu ai thảm... ai thương ai cảm, ai nhớ ai mong (ì..) Thuyền ai thấp thoáng bên sông, đưa câu mái đẩy, chạnh lòng nước non (ì..). Chừ chỉ còn nhớ duy nhứt câu hò mái đẩy nớ thôi. Y hình kêu bằng mái đẩy là vì mấy cô lái vừa hò vừa chéo đò trên sông nước có lẽ.

Các buổi phát thanh cổ nhạc nam phần, cổ nhạc bắc phần, tui không còn nhớ ra sao thế nào, nhưng chương trình cổ nhạc trung phần thì nhớ do nghệ sĩ Bửu Lộc phụ trách, và rất thường giới thiệu văn thơ của cụ Ưng Bình Thúc Dạ. Cả nhạc lần lời đều toả ra nỗi buồn diệu vợi mông lung, nên được đồn đại rằng do ít nhiều ảnh hưởng từ nhạc dân tộc chiêm thành đã mất nước, hổng rõ sai đúng thể nào ?

Vậy chớ ngâm thơ mới là chương trình ruột của tía. Nhớ hoài lời giới thiệu bằng giọng Hà Nội ngàn năm văn vật... Đây chương trình Tao Đàn, tiếng nói thơ văn miền tự do, do Đinh Hùng phụ trách..
Ngâm sĩ thì có Hổ Điệp, Quách Đàm, Hoàng Thư...v.v. Và đậc biệt là tiếng sáo Tô Thùy Ngân phụ họa. Trời thần ơi, mượt mà não nuột day dứt, bổng trầm... tới sầu héo con tim thính giả luôn (dám tía đứng đầu bảng)

Có một biến cố chánh trị thế giới lúc này được tía chú tâm theo dõi hầu như mỗi bữa : cuộc chiến 6 ngày tại Trung đông (không chỉ trong tin tức la dô mà còn trong nhựt báo Tiếng Chuông) của tướng Do Thái một mắt Moshe Dayan và đại tá Ai cập Abdel Nasser, y hình gốc rễ bắt nguồn từ việc Ai cập đơn phương quốc hửu hóa kênh Suez chảy qua lãnh thổ Ai cập. Do thái mang quân tốc chiến tốc thằng, tiêu diệt liên quân Ả rập trong vỏn vẹn 6 ngày.
Hiện tại kinh Suez đang nghẹt vì một tàu chở hàng của EverGreen bị mắc cạn, nghe nói kinh tế thế giới thất thu mỗi bữa tính bằng bạc ti lận. Giờ thì phải vét cát dưới lòng kênh và có thể còn phải chờ thủy triều lên trong 10 -14 ngày nữa. Suez là đường chuyển vận hàng hoá ngắn nhứt giữa châu âu và châu á, ngang ngả châu phi. Tin tức sáng nay nói có thể các tàu hàng sẽ buộc phải đi đường vòng hướng lên trên, xa và lâu gấp bội.

*

Chuyện nọ xọ chuyện kia là trade mark của đài phát thanh nội địa.
Bà con theo dõi hoa mắt chóng mật cũng xin lượng thứ dùm.
BTW... cho tui hỏi cái...
Chuyện tối tối ma ưa núp trong bụi bông da lý, có ai từng nghe hông dậy, hay là một cách nói bóng bảy làm sanh hiểu lầm. Trời thần ơi... hồi lối xóm đầu hẻm trồng cây da lý sau nhà, mỗi tối buộc phải đi ngang, tui sợ gần chết. Tưởng tượng từ trỏng có bàn tay băng giá thò ra nắm tóc kéo lợi và kéo vô trong bụi bông luôn.

Hồi nhỏ có những phobia lạ lùng, trong đó là chuyện phải đi ngang chiếc xe tải đang đậu, hổng đậu trong lòng đường heng, nhưng đậu hẳn lên lề đường. Nhà ở gần hãng phân (chế phân bón) nên lề đường trước hãng là khoảng đất rộng, xe tải leo lề đậu đó, tắt máy chờ chất rỡ hàng. Mỗi lần đi ngang, chỉ sợ nó bất tử rồ máy chạy, cán mình bẹp ruột. Rồi để an toàn... con qúi nữ lẳng lặng len lỏi vô hông trong của xe, khúc sát bờ tường (lắm khi phải lách) còn không thì bước xuống luôn lòng đường, thây kệ dòng xe cộ đang lưu thông trong đó. Má nói xe cán dưới đường nhiều hơn trên lề, sao mà dại dột vậy. Nhưng đã là phobia thì cắt nghĩa sao ra !

Bên kia có em nọ nói chuyện ca sĩ Uyên Phương ca chung với Khanh Ly.
Em hổng biết cô này, chỉ biết Lê Uyên thôi.
Tui hồ nghi cho dù là băng thu trước 75, nhưng sau này sang tới sang lui nên tên ca sĩ thành tam sao thất bổn, Uyên Phương biến thành Lê Uyên.
Lý do là vì... trước 75, cập Lê Uyên Phương là đôi song ca, cùng với Từ Uyên-Từ công Phụng, họ hát nhạc do chính họ sáng tác. Lê Uyên Phương không bao giờ hát nhạc TCS cả, bằng như có hát chung với Khánh ly nhạc TCS thì hẳn chỉ trong những chương trình văn nghệ chủ đề, cô Lê Uyên không bao giờ hát thu âm chung với Khánh Ly nhạc TCS hết trọi.
Nhưng... có thể tui sai hổng chừng, đê thủng tthẳng nghe coi giọng hát nọ là Lê Uyên hay Uyên Phương nha.

Giọng Lê Uyên khác Uyên Phương, âm sắc đục hơn, tuy khoẻ nhưng ngắn hơi hơn.
Uyên Phương không hát trong các chương trình nhạc của sanh viên học sanh, chỉ hát phòng trà và làm back-up singer thu băng thôi. Đặc biệt là Uyên Phương đẹp và nhỏ nhắn dễ thương, cô thấp hơn Khánh ly. Lê Uyên dòm... bề thế, và trong cách trang điểm mắt vẽ đậm, đuôi mắt sếch lên, tóc tai rườm rà, ngó rất là man rợ.

Tiện thể vô sửa lỗi chánh tả, tui mới nhớ ra thêm 1 chi tiết nữa về ca sĩ Uyên Phương : cô là chị em xa gần chi đó với ca sĩ mô-tô bay Bạch Yến. Lúc Uyên Phương khởi sự ca hát thì Bạch Yến đã theo đoàn văn nghệ Ed Sulivan đi lưu diễn uỷ lạo cho quân đội hoa kỳ, sau cô sang mỹ, cho tới khi lập gia đình với nhạc sĩ Trần Quang Hải ở pháp.
Nú tui sẽ ngạc nhiên dữ lắm cà, giả như chỉ mỗi mình tui còn nhớ lại được Uyên Phương !
Có ai nhớ ra Uyên Phương, làm ơn lên tiếng dùm tui cái.
Tướng công biểu đâu ai ở không mà nhớ tới ca sĩ UP còn dzô danh của em.
Tui nói không đâu, UP nổi tiếng nhưng bỏ cầm ca sớm.
Y hình sự nghiệp chỉ vỏn vẹn trong băng nhạc duo này với Khánh Ly mà thôi.

Xin hết
:flower:

*
Make the long story... short !
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1323
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi NTL »

*

Một bài viết ngắn đọc trong nét.


Tháng Tư, Trời Đất Không Vui.

Trước hết, hãy trở lại 46 năm về trước. Thời gian này, tôi đang ở Cần Thơ, bệnh viện Phan Thanh Giản. Khi ấy , tôi còn trẻ,và không sao tiên đoán được là Miền Nam sẽ ngã gục mau đến như vậy. Trại độc thân của Bệnh Viện là một căn phòng rộng, để được khoảng 10 chiếc giường - một người nằm - . Các sỹ quan độc thân hay gia đình ở xa mỗi người lấy một giường làm nơi trú ngụ, thay vì phải thuê nhà ngoài phố, tốn tiền.

Trước tình hình chiến sự sôi động, chung tôi cho đặt ở giữa phòng một tấm bản đồ Viêt Nam khá lớn. Tôi còn nhớ, như ngày hôm qua, là khi đó trong bọn chúng tôi, có một anh dược sỹ người Nam, tên là Dược Sỹ Hầu. Thường thì dược sỹ Hầu ít nói, rắt đứng đắn và rất hiền. Trong khi bọn độc thân chúng tôi phá làng phá xóm, anh chỉ cười cười, đứng ngoài. Thời gian ấy, mỗi khi Viêt Nam Cộng Hòa mất tỉnh nào, anh lại dùng một cái kim punaise mầu đỏ ghim vào tỉnh ấy, coi như đã mất. Kim punaise tăng dần, nào Ban Mê Thuật, Huế, Đà Nẵng, , Nha Trang rồi Phan Rang....Khi cái kim punaise cắm vào đâu, chúng tôi thấy trái tim rỉ máu đến đó, mà không biết làm sao. Khi chiếc kim sau cùng cắm vào chữ Sài Gòn, thì chung tôi biết là hết rồi, tuyệt vọng rôi. Trong khi chúng tôi đau lòng như thế, thì anh Hầu lại có vẻ vui, tôi thắc mắc không hiểu tại sao. Sau này, tơi mới biết anh ta nằm vùng.

Sau 1975. Tôi bị đi học tập tại rừng U Minh, rồi trả về Cần Thơ. Thời gian cuối thập niên 70, tại thành phố này, người ta rộn rịp tổ chức vượt biên. Có anh dược sỹ Chiểu, đồng nghiệp của anh Hầu cũng trong Phan Thanh Giản, đem gia đình vượt biên không thành. Anh bơm thuốc, giết chết cả vợ và hai con, rồi tự tử . Tôi không bao giờ quên được gia đình này và những đau sót mà người đời sau có thể cho rằng bịa đặt, nhưng đó là sự thực 100%. Mặc dầu thấy được sự hiểm nguy chết người nếu vượt biên không thành do kinh nghiệm đau thương xẩy đến cho gia đình người bạn, tôi chắp nhận cái chết khi xưống một con tầu đi sông thường dùng để chở, để chạy trốn CS. Và có lẽ nhờ phúc ấm của tổ tiên, đã thành công và định cư ở thành phố Montreal, như thế đã được hơn 40 năm.

Đời sống của gia đinh tôi tại đây an lành như nước hồ thu. Nhưng người ta nói, tai nạn thường chỉ xẩy đến vào những lúc ta không ngờ nhất. Ai có thể tin được là năm 2020, tơi lại mợt lần nữa vào tù ??
Nói là tù thì cũng hơi quá đáng xong từ một năm nay, tôi bị quàn thúc tại gia.
Không được tự do thăm nom, tiếp xuc bắt cứ ai, bạn bè, con cháu.
Không được đi ăn nhà hàng, đi ci né. Thậm chí đi tập thể dục cũng bị cấm.
Như thế khác gì bị giam lỏng.

Mỗi ngày, 5 giờ chiều, tôi mở TV xem tin tức.Trên TV, người ta cho chiếu hình bản đồ Ca Na Da, rồi người ta vẽ hình các tiểu bằng trên các tấm carton mầu đỏ, trên đó người ta viết các con số người bị bệnh, người nằm nhà thương, và người chết. Mấy ngày hôm nay, các con số cứ tăng dần. Các tấm cartons đó được ráp lại, và người ta thấy được toàn xứ Canada ngày một bị đe dọa, tuy chiến dịch tiêm ngừa đang được tiến hành. Tơi thấy như sống lại những ngày của tháng Tư 75 tại quê nhà, chỉ khác là tôi không thây dược sỹ Hầu năm nào, tại Cần Thơ.

Mấy ông Thủ Tướng Quebec, Ontario, Manitoba, British Colombia...thông báo nhưng ngày sắp tới sẽ có các biện pháp ngặt nghèo hơn. Chủ các nhà hàng, thể dục, rạp hát, rạp cinema... mặ.t méo như trái táo tầu. Dăn chúng căm thù, trút giận hờn lên đầu đám Á Châu, vì họ tin rằng con virus đó là do Tầu làm ra.
Cơ khổ !!! Tai kiếp này, biết khi nào chấm dứt ???

Năm 1975, ta bất lực trước thời cuộc.
2021, Ta bó tay trước con virus mắc dịch.
Có lẽ nào đây là nhưng dấu hiệu cảnh báo sự tận thế ??
Dù sao chăng nữa, Tháng Tư, trời đất không vui.

Tin sau cùng một người bạn cho biết, dược sỹ Hầu, hắn chết rồi.
Chết trên đường vượt biên nhiều năm về trước.

Trần Mộng Lâm.

*
Make the long story... short !
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20017
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi Hoàng Vân »

NTL đã viết: Thứ bảy 03/04/21 04:41 Tin sau cùng một người bạn cho biết, dược sỹ Hầu, hắn chết rồi.
Chết trên đường vượt biên nhiều năm về trước.
          
          
:|



          
Trả lời

Quay về “Giải trí”