Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Trả lời
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1332
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi NTL »

*


Thanh pháo bán ngoài tiệm hổng hạp ý tía. Có thể do tình trạng cạnh tranh giá cả nên rồi phẩm chất thanh pháo thường khi hổng đều, tiếng nổ đì-đùng nhưng thỉnh thoảng lại đì-đẹt, nghĩa là thiếu thuần nhứt. Chưa kể lắm khi đang nổ ngang xương cái đứt đoạn, rớt xuống đất và tắc tiếng luôn.

Gần tới tết, đâu đó lối tháng một tháng chạp thì qúi nữ theo tía xuống Xóm Mới Gò vấp, vào mấy xưởng làm pháo đậng thăm dò thị trường và mua pháo lẻ đốt thử tại chỗ.
(À.. quên, tui hổng nói lộn đâu nha, tháng một ở đây là tháng 11 november heng, còn tháng một january mình lại kêu bằng tháng giêng. Hổng hiểu sao kỳ cục dzậy, ai biết dạy giùm tui mang ơn)

Lòng vòng dò dẫm phẩm lượng một hồi, xong tía mua pháo lẻ, chọn từng cái một, và dĩ nhiên giá tiền có nhỉnh hơn chút nẹo, nhưng bù lợi ăn chắc. Hai cha con mua thêm tim và xin thêm thuốc pháo, xong ôm tất cả về nhà. Chúa nhựt kế đó, ăn sáng xong xuôi thì sửa soạn kết pháo, có qúi nữ lăng xăng bên cạnh tía chờ được sai bảo (rót nước, gãi lưng, hầu quạt...)

Kết pháo là nắm tim pháo kết cho chúng tuần tự dính lợi với nhau. Nhưng để chắc ăn, tía mua hai sợi tim thiệt dài dùng làm trụ nối. Hai sợi tim này được thả trong thuốc pháo (cho lửa dễ bắt). Đám pháo lẻ được kết chung quanh theo vòng trôn ốc. Tía vặn hai sợi dây tim thiệt chặt vào nhau, rồi từ từ luồn cái tim của những cây pháo lẻ vào giữa, và tính tỷ lệ số pháo lẻ kết nối để còn chêm vào chiếc pháo đại hay pháo đùng.

Thanh pháo của tía luôn luôn kết thúc với 5-10 cây pháo đại (bouquet final hở). Tiếng pháo giao thừa khỏi đầu một năm mới an vui, và tràng pháo của tía bao giờ cũng ồn áo lẫm liệt nhứt xóm, tới độ nó trở thành biểu tượng giao thừa của nguyên con ngõ nhỏ (tía giỏi nhứt xóm ha, con gái tía sướng mê tơi luôn...)

Tràng pháo của tía từa tựa như tràng pháo dưới đây trong google, nhưng đám pháo dày hơn và lượng pháo đại nhiều hơn.
Tới giao thừa, thường khi qúi nữ được tía hay anh hai ẳm cao lên đậng châm mồi. Hồi đầu run quá nên nó lọng cọng rớt hộp quẹt hoài hủy, rồi để trân an tinh thần chíên sĩ, lửa được mồi vào đèn cầy cho con nọ cầm khỏi rớt.
Hình ảnh
Má còn đó mà tía đã xa rồi. Nhưng sâu thẳm trong hồn, hình ảnh tía không hề phái lạt !
(daddy, I miss you soooo much, I always do)


*
Make the long story... short !
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20038
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  • Cám ơn những kỷ niệm đẹp của chị Lú .. :flwrhrts: .. ước gì tôi cũng có thời niên thiếu ấy ..

    Tôi tìm hiểu về vấn đề
    • "tháng mười một ta cũng được gọi là tháng Một như trong "Một, Chạp, Giêng, Hai"

    thì có câu trả lời sau đây:
    • Hồi xưa, mấy ngàn năm trước, âm lịch ngày xưa của mình "kiến Tý" (chọn tháng Tý là tháng đầu tiên của năm).
      Tháng Tý là tháng có ngày Đông Chí, là tháng mười một của âm lịch ngày nay. Nên mới còn cái tục gọi tháng mười một âm lịch là tháng Một, và tháng đầu năm của âm lịch là tháng Giêng.

Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1332
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi NTL »

*

Pháo xẹt lửa rồi nổ thì không gọi, chưa gọi là pháo bông đặng vì hổng thấy miếng bông nào ló ra ráo trọi.
Thế là có màn upgrade cho thuốc súng trổ hoa, xí lộn, trổ bông.

"bông" của pháo làm bằng ánh sáng.

..........

Thánh kinh có nói dzồi heng : Con người là động vật tiến hóa nhứt nên thông minh nhứt, bị con người mang hình ảnh của... đấng sáng tạo.
Dĩ nhiên nói vậy là nói sảng và sẽ có bất bình, vì hổng phải tôn giáo nào cũng tin vào God dzáo chọi.

Lấy kinh nghiệm của riêng tui nè nha. Bữa nay thinh không tui nhớ tới một người bạn cũ : Hảo bằng hữu Nguyên Nhân.
Tui quen ông NN và giữ một giao tình thân thiết. Vợ chồng ông rất dễ thương đễ mến. Ông NN nhìn tôn giáo chừng mực với cái nhìn khoa học nhuốm màu triết học kèm theo. Đại khái ông là người giúp ta học hỏi sự việc khách quan đúng đắn.

Có lần tui nói sảng việc loài người cao trọng vì mang hình ảnh thiên chúa, và được ông lên tiếng.
Chuyện lên tiếng của ông hổng phải vì cái hình ảnh thiên chúa nọ, nhưng là cái phẩm trật cao trọng mà loài người, đúng hơn là thánh kinh, đã gán cho con người, và con người cứ yên trí là mình cao trọng thiệt. Theo ông NN thì con vật hay cây cỏ chưa chắc đã thua con người, vì rằng tiến hóa lẹ rồi sanh tội ác thì thà tiến chậm như thực vật cây cỏ mà hơn. Đại khái tóm tắt như vậy chớ thiệt sự chưa chắc tui đã hiểu ông chánh xác.

Từ đó tới nay, cái nhìn của tui về tôn giáo thiệt là đã thay đổi. Cách tui đọc và cắt nghĩa thánh kinh cũng đã khác đi, thói quen hành đạo và sống đạo của tui hoàn toán khác trước. Nhưng chừ phải tán về cái thông minh của loài người cái đã.


..........

Đám nhơn loại loài người tiến hóa vượt bực vì "thông minh vốn sẵn tánh trời ấy" đã nhìn ra, tìm ra một điều : Khả năng phát sáng của kim loại khi chúng nóng lên tới một nhiệt độ thích hạp. Và ánh sáng phát ra có màu sắc khác biệt tùy kim loại xử dụng.
Make the long story... short !
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1332
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi NTL »

*

"bông" của pháo làm bằng ánh sáng.
Và ánh sáng phát ra từ kim loại trộn thêm vào đám thuốc súng ấy.

Tới đây, ta quẹo cua nói chuyện về ánh sáng chút nẹo hỉ. Ai hổng thích nghe chuyện ánh sáng thì chờ chút heng, chuyện pháo bông sẽ tiếp liền theo.
... kẹo kéo đây, thơm ngon dòn ngọt - kéo kẹo mỏi tay thấy bà luôn nha. Thinh không nhớ ông kẹo kéo bán buôn tại xóm cũ. Hồi đó tui mê ổng quá xá tới độ tía hăm he mang con gái nhờ ổng nuôi dùm. Mơi mốt có dịp mình nói chuyện kéo kẹo nha. Cũng bởi cái mỏ tui nhọn quá chời thành chuyện nọ xọ chuyện kia hổng dứt. Y học tâm thần có term "flight of idea" để chỉ vụ này, thấy ở những cái đầu lộn xộn vì bịnh tật (personality disorder, schizophrenia, bipolar disorder manic phase v.v...)

*

"Ánh" của "sáng" nọ là một đậc tánh riêng của kim loại. Khi kim loại nóng tới một nhiệt độ thích hạp thì nó toả sáng. Màu sáng thay đổi theo kim loại.

Ánh sáng đi theo đường thẳng, là một loại sóng điện từ (electromagnetic, dịch vậy hổng biết có đúng hông) Vì là sóng nên ánh sáng có đồ dài sóng (wavelength) và tần số (frequency) riêng.

Vận tốc ánh sáng trên nguyên tắc luôn luôn cố định trong môi trường cố định - Ánh mặt trời là nguồn sáng thiên nhiên "lan toả" với vận tốc ba trăm ngàn cây số giây. Tíc tắc cái mịt mùng luôn, dễ nể hông trời - Bị vậy vì thế cho nên, ánh sáng có độ dài sóng cao thì tần số thấp, và ngược lợi.

Ánh mặt trời trong thiên nhiên ta thấy trong vắt hổng có màu, rồi ta biểu nó "trắng".
Bữa mô tốt trời, trời đất giao hoà một nhịp, bầu trời xanh ngắt hổng miếng mây, nắng mang màu lụa nõn. Tới trưa nắng gay gắt đổ lửa, nắng biến luôn thành nắng dzàng. Nếu có gió hiu hiu nữa thì thi hứng sẽ trồi lên, mầm non mầm già lục đục giấy bút mần thơ cho thiên hạ thường thức mệt xỉu. Và đám trần tục chúng ta, phái đẹp dám trần truồng phơi nắng, phái hổng đẹp (nhưng hổng xấu) lờ quờ kiếm cái võng giăng ngoài vườn liu thiu nghỉ mệt - trong khi phái xấu mở máy phát sóng mần màn hạ nhiệt.

Cái màu trắng của ánh sáng thiên nhiên nớ thiệt ra là trộn lộn của biết nhiêu ánh sắc riêng mà Trời cố tình dấu để gợi óc tò mò của nhơn loại. Nó tỉ như những thanh "súc-cù-là" người lớn để lung tung trong vườn cho trẻ nhỏ kiếm tìm dịp phục sanh. Rồi... bingo...đám con người thông minh vốn sẵn tánh trời ấy ngó ra "chơn lý" của ánh sáng.

Ánh sáng thiên nhiên tổng hợp từ rất nhiều màu (kêu bằng quang phổ hở), mỗi màu có độ dài sóng và tần số riêng biệt. Mắt con người chỉ có thể nhìn ra những ánh màu trong độ dài sóng 380 - 780 nanometre. Nêu tính bằng con số thì quang phổ kế của mắt người chỉ có thể "nhìn" được trên dưới 400 sắc riiêng biệt.

Thực tế lượng màu con người nhận ra bỏ xa con số này. Hồng ân trời thiêng liêng đã cho chúng cập mắt bén và nhạy, tới nỗi nếu muốn, chúng có thể nhận ra hai sắc với dị biệt độ dài sóng rất nhỏ, nhỏ tới nỗi máy đo quang phổ không thể ngó ra. Sự sống hốt nhiên huyền diệu thêm trong những điều tưởng chừng vô nghĩa - rồi mỗi bữa, cái đứa ấm a ấm ớ ấy đã ngó ra biết bao điều diệu kỳ đang diễn biến xung quanh. Đời sống thinh không trở thành mê hoặc đầy hưng phấn !

Một trong những mê hoậc nớ là màu sắc của cầu vồng (vì nó cong y chang cây cầu - vồng hay vòng hở).
Cấu vồng 7 màu theo thứ tự độ dài sóng từ cao tới thấp : đỏ-cam-vàng-lục-lam-chàm-tím. Ánh sáng có độ dài sóng vượt khỏi ranh giới này thì mắt ta ngó hết ra, thí dụ như tia tử ngoại (ultra-violet) hay hồng ngoại (infra-rouge).

Trong lab, 7 màu nọ xúât hiện khi ánh sáng chiếu xuyên qua lăng kính. Sau cơn mưa, không khí ẩm ướt, các phân tử nước trong ấy khi đụng ánh mặt trời, sẽ hấp thu, khúc xạ, phân tán nó, tạo ra hiên tưỡng thiên nhiên rực rỡ - hiên tưộng nọ rất thường thấy tại chơn các thác nước mà hổng cần phải có mưa -
Term "mật trời sau cơn mưa - soleil après l'orage" thường được dịch là "sau cơn mưa trời lại sáng", ý chỉ qua cơn bỉ cực tới hồi thới lai (ghê chưa, chữ tuôn ra có giây có nhợ). Nhưng... nói dzậy vẫn chưa hùng hồn cho bằng "sau cơn mưa cầu vồng sẽ thấy", nghe phấn kích nhiều lần hơn... chăng ?

*
Make the long story... short !
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20038
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          

Hình ảnh

          
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1332
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi NTL »

*

Tiếp heng...
Hình ảnh
Hình ảnh
Tấm đầu đáng ngàn chữ, là tóm tắt và ứng dụng của sóng với độ dài sóng khác biệt.
Tấm sau đáng năm chục chữ, chỉ ra độ khúc xạ của sóng khi chạy qua một thấu kính. Độ dài sóng càng ngắn chừng mô, khúc xạ càng nhiều chừng nớ - Khúc xạ là chữ nghĩa thông thái, bình dân học vụ là bẻ tay lái đổi hướng đi. Khúc xạ càng cao nghĩa là càng đi xa hướng cũ -

Lòng vòng linh tinh vậy để dẫn tới kết luận sau :
- 7 sắc cầu vòng mắt người có thể nhìn ra trong quang phổ ánh sáng, thì sắc đỏ có độ dài sóng lớn nên khúc xạ thấp, sắc tím có độ dài sóng nhỏ nên khúc xạ cao.

- Sóng có độ dài thấp chừng nào thì khuếch tán (nghĩa là bung ra, trài ra) dễ chừng nớ.
Thế nghĩa là, trên nguyên tắc, màu tím sẽ toả nhiều hơn màu blue. Nhưng thực tế hổng có vậy. Trưa trứa ra ngó lên ta tuyền thấy trời blue chớ hổng tím (nếu có tím thì phải là lúc bảng lảng bóng hoàng hôn heng). Lý do : Sắc tím bị không khí hấp thu nhiều hơn blue, nên độ khuếch tán không lớn như blue. Màu blue trong ánh sáng, do đó, chan chứa hết bầu trời là vậy.

- Trong 7 sắc cầu vồng "đỏ-cam-vàng-lục-lam-chàm tím" ấy, 3 sắc đầu (đỏ cam vàng) được coi là màu nóng, còn 3 sắc cuối là màu lạnh.
Màu nóng là màu phởn, rực rỡ phấn kích, chì chờ ta ngó vào là ló đầu trình diện liền một khi - Ngó cái chi đỏ ta thấy chúng lồi lên, cứ như nhảy chồm ra phía trước -
Màu lạnh là màu xìu, u hoài trầm mậc tới nhút nhát, chúng lùi vội ra sau khi bị ngó vào. Vì tánh này mà màu blue được khai thác tối đa trong trang trí, để tạo bề sâu trong một không gian kín.

Các chiên da ánh sáng giải thích vụ này như sau :
Thủy tinh thể mắt là một thấu kính lồi, có độ cong gia giảm để thay đổi tầm nhìn (bằng cách co dãn đám cơ bao quanh) Sóng blue bị khúc xạ nhiều hơn sóng đỏ, nên mắt sẽ cố gắng điều chỉnh bằng cách bẹt tròng mắt (tức giảm độ cong của thủy tinh thể). Chuyện bẹt này làm một phần sóng blue, khi tới mắt, sẽ bị dội ra, hình ảnh blue như bị đầy lùi ra sau, tạo ảo tưởng gia tăng khoảng cách.
Đây là lý do vì sao màu blue được dùng để tạo cảm giác sâu.

*

Thú thiệt với bác HVn là... tui vào nét click qua click lợi đọc chuyện pháo bông thì đụng vụ kim loại phát ánh sáng với màu sắc riêng - do kim loại có độ dài sóng khác biệt - Thinh không cái nhớ lạc sang việc trang trí phòng ốc, màu blue hay xử dụng để tạo bề sâu, như các bức tường sau bàn thánh hay trần đại sảnh trong hotel chẳng hạn.

Mấy chục năm trước… physiology có cắt nghĩa chuyện này trong chương thị giác và "thị lộn" (nghĩa là ảo tưởng lầm lạc từ ánh sáng). Hồi đó tui gật gù dữ lắm cà, và yên trí mình sẽ không thể, không bao giờ quên nó. Nào ngờ... quên thiệt và quên lẹ ! Lần khác tình cờ đọc được nữa, rồi lại gật gù nữa và yên trí nữa. Rồi lại quên nữa !
Té ra là : Hoậc mình thiếu căn bản, chỉ biết sơ sài cái ngọn nên chữ nghĩa rớt rơi, hoậc tại tuối tác cao nên hardware không còn chỗ chứa.

Xin thành khẩn khai báo : hiểu biết của tui nó là đám dưa muối cốt để ăn liền, nếu có chua cũng là nhờ dấm chớ thiệt sự hổng kịp, chưa kịp qua phản ứng lên men fermatation. Bị vậy vì thế cho nên, kỳ này tui biên xuống giấy đậng mơi mốt còn đọc lợi. Khúc ánh sáng ni là tui viết riêng cho tui chớ hổng ai khác.


Mình đã ngu vậy rồi xui xẻo lại đụng một mệ ấm ớ lơ đãng. Ngó tấm graphíque của nó tui tẩu hỏa nhập ma, tâm thần bấn loạn hổng còn biết đâu mò. Nguyên sáng nay tui lờ quờ lạng quạng trong nét đậng điều chỉnh sai lạc.

Tui sai hay nó lạc hở ? Đâu bác dòm cái ni rồi lên tiếng cho tui hả dạ cái coi (hổng chừng tui sai thiệt).

http://www.lescouleursdesophie.com/imag ... atique.jpg

* * *
Make the long story... short !
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1332
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi NTL »

*


Chừ phải "tập trung" chuyện pháo bông, hổng phát ngôn linh tinh nữa hỉ.
(Wow, nói năng y chang VC)

*

Pháo bông chia thành hai loại theo hình thể
- Loại hỏa tiển có hình ống dài và nhỏ, cho ánh sáng màu sắc đơn điệu suốt dọc đường đi. Pháo hoả tiễn không trổ bông, thường chỉ dùng để chiếu sáng không gian gần hay thấp (mặt đất, mặt nước, trụ cột, thành cầu. Pháo hoả tiển chỉ là pháo phụ, giữ mục đich khiêm tốn là chiếu sáng không gian mần màn thay đổi không khí.
- Loại bom : hình khối cầu, đường kính thay đổi tỉ lệ với độ lớn của bông pháo. Pháo hình cấu là loại pháo chánh, là cái đinh của buổi bắn pháo vì nó trổ bông. Quả pháo thường được bắn lên bằng mortier. Mortier là 1 ống hở đầu trên, đầu dưới bịt kín để giữ gaz, tạo ra sau khi pháo được châm ngòi. Đám gaz nọ làm áp suất trong ống bên dưới tăng lên, đây quá pháo vọt ra.

Thuốc súng dùng trong pháo bông là hỗn hợp ba chất salpetre, lưu huỳnh và than củi, pha trộn theo chức năng xử dụng.
Trong pháo bông có 3 loại thuốc khác biệt theo tỷ lệ :
- Thuốc đẩy : khi cháy sẽ tạo rất nhiều gaz, gaz toả ra tạo sức ép đẩy pháo bông vọt lên cao hay ra trước.
Để thuốc đẩy dọt lẹ, salpetre, lưu huỳnh và than củi phải được nghiền thiệt mịn, mịn nhiêu tốt nhiêu, để đám bột cháy đều, quân bình sức đẩy y chang nhau từ mọi phía, cây pháo hay quả pháo sẽ dọt đúng hướng không sai trật.
-Thuốc nổ : trong thuốc nổ, tỉ lệ lưu huỳnh cao nhứt, kế đó là than củi và sau cùng là salpetre. Thuốc nổ khi bén sẽ làm cây pháo nổ tung, bắn văng ra những hạt thuốc trộn kim loại kêu bằng sao pháo (étoiles hay stars)
-Thuốc bông tức sao pháo : là thuốc pyrotechnic, đậc trưng của pháo bông. Sao pháo là thuốc pháo viên thành bi, sau khi trộn thêm bột kim loại và keo cho dính, rồi đặt xếp lớp chung quanh nhân pháo tức đám thuốc nổ.
Tùy độ lớn của viên sao pháo, lượng sao pháo, kim loại trộn vào, và cách xếp đật của chúng chung quanh nhân nổ, pháo sẽ cho ra các bông pháo khác nhau.

Pháo bông cần rất nhiều sáng tạo trong cách xử dụng hình thể và màu sắc. Nổ cho bông khác với nổ khơi khơi, nổ để hù thiên hạ, lại càng khác xa nữa với nổ để phá hoại. Nghệ thuật nó là như thế.
Make the long story... short !
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20038
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi Hoàng Vân »

NTL đã viết:...
Tui sai hay nó lạc hở ? Đâu bác dòm cái ni rồi lên tiếng cho tui hả dạ cái coi (hổng chừng tui sai thiệt).
http://www.lescouleursdesophie.com/imag ... atique.jpg

Hình ảnh

* * *
  1. nó lạc vì xem những hình lò xo sóng, thì
    • lò xo tím phải co chặt lại (bước sóng ngắn)
      và lò xo đỏ phải dãn ra (bước sóng dài)


  2. Hình ảnh

    quang phổ của ánh sáng là một dãy màu liên tục không ranh giới chuyển tiếp giửa màu này và màu kia,
    cho nên khi lescouleursdesophie.com định nghĩa màu tím gồm các bước sóng từ 380 đến 446 nm,
    thì đó cũng là định nghĩa của lescouleursdesophie.com thôi, trong khi có tác giả khác cho là 380-450 .. vv ..
    các màu khác cũng thế, tùy chúng ta đồng ý với nhau là từ đâu đến đâu ..


    Màu là một đề tài rất bao la, và cám ơn chị Lú đã không ngại mà nắm sừng trâu ...... :giggles: :flower: ..



              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20038
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi Hoàng Vân »

NTL đã viết:....
Pháo bông cần rất nhiều sáng tạo trong cách xử dụng hình thể và màu sắc. Nổ cho bông khác với nổ khơi khơi, nổ để hù thiên hạ, lại càng khác xa nữa với nổ để phá hoại. Nghệ thuật nó là như thế.
... :applaud: :flwrhrts: ...

Hình ảnh

          
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1332
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi NTL »

*

Hình ảnh
Hai loại pháo bông : Bông hỏa tiễn và bông bom.
Bông nào thì bông, cả hai đều chung nguyên tắc.
Hình ảnh
Hình ảnh
Thứ tự các giai đoạn cháy của pháo bông.
- Thuốc đẩy cháy trước tiên để đẩy pháo lên cao. Lượng thuốc được tính toán theo độ cao nhắm tới.

- Thuốc đẩy khi cháy vậy sẽ châm mồi dẫn tới ngòi nhân nổ. Độ bén của tim mồi dẫn tới nhân pháo cũng được tính toán, sao cho khi cây pháo hay bom pháo đạt đủ độ cao thì lửa vừa vặn cháy tới thuốc nổ trong nhân.

- Nhân pháo nổ tung, đám sao pháo bung ra. Nhiệt lượng lúc này lên rất cao, các sao pháo bốc cháy và tòa sáng hào quang kim loại.
Bom pháo lớn chừng nào thì effect tăng chừng nấy. - do sức chứa thuốc cao -


*

Pháo bông dĩ nhiên là giải trí giúp vui trong dịp lễ lạc. Pháo làm sao cũng đậng, cứ trổ bông là đạt.
Nhưng dần dà đốt pháo biến thành trình diễn nghệ thuật. Làng pháo xuất hiện các chuyên gia pyrotechnic dòm sâu ngó sát mần màn cải tiến bông pháo. Pháo bông bỗng thành thiên hình vạn trạng, pháo không những chỉ trổ bông rực rỡ sắc màu, mà còn trổ được cả những "hình vẽ" giản dị, ngộ nghĩnh (tim, sao, chim chóc...) - bằng cách đật các viên sao pháo quanh nhân nổ theo hình thể nhắm tới. Đây là lý do vì sao mà hình pháo hãy còn thô thiển chưa tỉ mỉ chi tiết được -
Hình ảnh
Sau này người ta còn làm bom pháo nhiều tầng, mỗi tầng chứa một trái. Trái thứ nhứt (dứới cùng) nổ xong thì mồi bắt sang trái thứ hai, và nó nổ ở cao độ bên trên trái thứ nhứt - and so on so on - "dây bom" tuần tự tiến lên. Đốt kiểu này term chuyên môn kêu bằng.... "đốt nến"
Hình ảnh
Nhưng chưa đủ, sau này nhạc còn được đưa vào, hổng đưa khơi khơi cái kiểu đôi ngả chia ly, nhạc đi đàng nhạc, pháo đi đàng pháo, nhưng đi chung đường, kêu bằng synchronize nghĩa là ăn khớp. Pháo bông đã sải những bước dài trong đoạn đường nghệ thuật.
Synchronize đòi hỏi độ chánh xác hầu như tuyệt đối cho pháo nở bông đúng thời điểm. Thời điểm này được chọn sao cho hạp với dòng nhạc, theo ý, theo phách và theo nốt nhạc lúc trổi lên.

Thời còn châm bằng tay, vụ synchronize ni khó vô cùng. Sau này, thuốc pháo được upgrade nên dễ đốt, chỉ cần một tia lửa xẹt là pháo đã bén, nên pháo bông được châm ngòi bằng dòng điện và châm từ xa. Chừ thì ngòi pháo vẫn châm bằng dòng điện, nhưng được synchronize với nhạc bằng computer và với nhạc cổ điển. Pháo cháy sáng theo dòng nhạc của từng chương, để rồi đi vào "bouquet final" với đoạn coda kết thúc. Nghệ thuật được nâng cao thêm nhiều bực. Đốt pháo bông không đơn thuần giải trí nhưng là để thuởng ngoạn. Thế giới lại có thêm cuộc thi : Thi bắn pháo bông. Nghệ thuật làm pháo và bắn pháo từ từ thăng tiến.

Đốt pháo bông đồng nghĩa với... đốt bạc. Nghe nói khách hàng đã phải chi ra khoảng một thiên cho mỗi phút. Đây là những buổi bắn pháo thường, thi đấu hẳn tốn kém còn nhiều hơn nữa. Thời lượng mội buổi bắn pháo bông hẳn phải dài ít nhứt 10 phút. Dưới 10 phút thì thà đừng đốt còn hơn. Nên rồi đám cưới đám tiệc, trung bình tiền pháo bông chi ra xỉn xỉn 10-20 ngàn hổng ít. Và những trận bắn pháo thứ dữ như tại Kuweit gần đây, chánh phủ đã tốn cả hàng triệu đô. Pháo trong trường hợp này, tuy là bông nhưng còn mang tánh chơi ngông lấy tiếng của những giếng dầu ả rập.

Nhưng... record Guiness của buổi pháo bông năm mới tại Kuweit mới bị giựt sập. Đám dân tài tử tại một thành phố nhỏ hìu bên Norway mới chung pháo lẻ đốt chơi. Pháo được đốt khơi khơi trên một khoảnh đất trống và đốt liên tực trong 90 phút, nghệ thuật hổng màng, miển sao thời lượng dài đủ để hất văng Kuweit ra khỏi Guiness book.

Tui vào youtube lòng vòng xem trong trỏng, và lôi ra cuộc bắn pháo có lẽ là đẹp nhứt vì tánh nghệ thuật. : Buổi bắn pháo giao thừa 2012 tại xứ Anh. Pháo được bắn từ 3 xà lan trên sông Thames, với font nền là đồng hồ Big Ben và Big Wheel, biểu tượng cua London nói riêng và England nói chung. Tới nay, theo ý riêng tui, đây vẫn là cuộc bắn pháo ngoạn mục nhứt, về cả phẩm lẫn lượng.



Few.... Bế mạc pháo bông luôn ha.
Enjoy bà con ơi.
(Ai có nước, cho tui miếng).

:lol2:

*
Make the long story... short !
Trả lời

Quay về “Giải trí”