Cổ điển.

Trả lời
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1323
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Cổ điển.

Bài viết bởi NTL »

*

4.

Dòng nhạc baroque hồi sanh, nhưng đám castrati đã chết ngắc từ đời nẳm.
The very last castrato còn được biết tới là Alessandro Moreschi (1858 – 1922) với giọng hát (chán phèo) may mắn được thu âm để lợi cho người đời sau thưởng thức.
(Nú được dạy cách dán link kiểu "ở đây" mà chưa xài thành... quên mất dzồi. Để thong thả kiếm lợi update kỹ thuật).

Vì castration cho mục đích nghệ thuật là phạm pháp, nên khoa học săn tay áo xấn vào chiếu kiếng lúp săm soi mần màn khảo cứu và đào tạo. Khảo cứu thì dễ dzồi, nhưng đào tạo thì hổng dễ. Bị vì cho dù có năng khiếu và khả năng để hát bè cao, nhưng thường khi bọn nam nhơn đực rựa e dè hổng khoái cách hát yếu xìu làm vậy (ế đào ế vợ như chơi)

*

So với loài vật, loài người có hệ thống phát âm hoàn chỉnh nhiều lần hơn, bao gồm việc tạo âm (vocal vords) khuếch âm (sinuses...) và "uốn âm" (lưỡi vòm hầu...)
Vocal cords (VC) là hai dây thanh âm, nằm ngoài cùng (và dính vào) hai tấm "phên" mỏng, như hai cánh cừa sổ mờ ra đóng vào. Khi thở, hai phên cửa sổ này bung ra theo hình chữ V, khi nói chúng chập lợi. Hơi từ phổi sẽ thoát qua khe cửa, làm hai liếp cửa rung lên rồi phát tiếng.

Khoa hoc kỹ thuật phát triển, máy móc được chế ra để tìm tòi khám phá cơ thể con người.
Tùm lum đủ thứ máy, từ máy soi (scope) sang luôn tới máy đo được đưa vào cổ họng đậng nhìn cho thấu đáo cái cơ chế diệu kỳ của giọng nói. Một phần bí mật của trời đã được con người giải thích tường tận, rồi thừa thắng xông lên, con người áp dụng những khám phá này cho văn hoá nghệ thuật.

Một số điều căn bản về tạo âm và phát âm đã nhìn ra :
  • - Vocal cords hay vocal folds là một bắp thịt nhỏ và dài, bao quanh bởi một màng sợi, ngoài cùng là lớp màng nhầy. Vocal cords mở ra đóng vào đã đành, chiều dài của chúng còn có thể thay đồi bằng cách dãn ra hay co lợi. VC khi thay đổi chiều dài sẽ làm âm thay đổi, y chang dây đờn, dây mỏng cho "high pitch" và dây dày cho "low pitch"

    - VC rung theo kiểu dợn sóng, sóng này chạy dọc hết chiểu dài, ta nói VC đang vibrate. Rung chẳng những từ trước ra sau (vì chúng nằm vertical) mà còn từ trong ra ngoài, rung cơ rung màng sợi rung màng nhày, rung tất tần tật.

    - Căng dây đờn nghĩa là kéo cho dây dãn ra và mỏng lại để tiếng của nó cao lên. Căng dây cần kỹ thuật và cẩn trọng, vì lạng quạng dây đứt như chơi. Căng dây thanh âm VC y chang, thành ra mới có trường lớp mở ra mần màn đào tạo là vậy.
Nhưng....
  • Độ đàn hồi của VC dĩ nhiên là có giới hạn, và âm thanh phát ra cũng giới hạn.
    Âm vực của giọng là khoảng cách giữa âm thấp nhứt và âm cao nhứt mà VC có thể phát ra.
    Âm vực của giọng hát thường trải dài trên dưới hai octaves - xin coi lợi phím dương cầm trên kia heng -
    • Soprano: C4–C6
      Mezzo-soprano: A3–A5
      Contralto: F3–F5
      Countertenor: E3–E5
      Tenor: C3–C5
      Baritone: G2–G4
      Bass: E2–E4

Ở một số ca sĩ, với năng khiếu thiên phú hay qua luyện tập, họ có thể nới rộng vocal range thêm chút nẹo - Mezzo soprano Elina Garanca đã cần 6 tháng trời ròng rã để lên cao thêm được nửa tông !

Trong vocal range, ca sĩ hát dễ dàng những nốt nhạc nằm chính giữa, càng lên cao hay càng xuống thấp thì hát sẽ chật vật hơn. Nốt lọt ra ngoài vocal range là có màn... tắc tiếng !

*

Tùm lum tà la về giọng hát vậy để nói cho thông về một loại giọng nam đậc biệt : counter-tenor.
Counter tenor, theo định nghĩa, có âm vực tương đương giọng alto nữ - nhưng một số các chuyện gia âm học lại biểu counter-tenor cao hơn, ngang ngang mezzo-soprano hổng chừng.

Counter-tenor có khả năng đưa âm vực giọng hát lên cao, y chang castrati dạo nào, bằng cách luyện giọng với kỹ thuật hát đậc biệt.
Đám đực rựa ni đã từng bị bể tiếng vỡ giọng khi dậy thì, phái tánh lắm khi còn mạnh quá khổ. Nhưng khi hát, giọng chúng thoất cái biến dạng tới hổng ngờ. Đừng ngó chúng ca, người ta hổng ngờ đây là đám vịt đực !

Thế nghĩa là... counter-tenor hổng hát bằng giọng thiệt của mình, nhưng bằng giọng giả, kêu bằng falsetto.
Falsetto dùng kỹ thuật đậc biệt, không phải ai cũng làm đậng, để có thể trồi lên và ra ngoài hẳn vocal range.

Kỹ thuật ấy được giải thích như sau :
  • - Giọng thiệt là giọng phát ra khi toàn vocal cords rung hết lên, từ cơ màng sợi lẫn màng nhày.
    Giọng thiệt do đò tròn, dày, ấm và để lại âm vibrating nếu muốn.
    Giọng thiệt dùng phổi và sinues nên nội lực dũng mãnh đưa âm ra xa, điều chỉnh âm lượng dễ.
    - Giọng giả falsetto, trái lại, chỉ rung màng nhày bao ngoài, lớp cơ bên trong không xài tới.
    Giọng giả do đó có texture trong và mỏng, âm lượng nhỏ, không nghe được vibrating như giọng thiệt.
    Kỹ thuật falsetto của counter-tenor còn cần tập luyện để reinforce hầu gia tăng âm lượng của giọng để trình diễn, hát xìu quá ai nghe cho ra !
Ôn hoàng ơi, cứu bồ dùm cái Nú dán hổng dính nè ôn
Còn 1 kỳ nữa mới hết heng.
Hy vọng bài ni làm CSRC đẹp dạ

*
Last edited by Hoàng Vân on Thứ tư 23/11/16 05:30, edited 2 time in total.
Make the long story... short !
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Cổ điển.

Bài viết bởi Bạch Vân »

          

Cám ơn chị Ngô , em chờ đọc phần kế tiếp :flwrhrts:
Em đang xin xỏ anh HV cho $$ đi luyện " thanh nhạc", còn xúng xính làm ca sĩ hát đám cưới, đám giỗ cuối tuần, chứ kiểu này chỉ làm được ca lẻ khi rửa chén thôi :giggles:

          
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1323
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Cổ điển.

Bài viết bởi NTL »

*

Nú đang viết phải đứng lên làm chuyện khác, chừng trở lợi thì bài bị tướng công sơ ý xoá mất. Cụt hứng luôn nha.

.....

Âm vực một giọng hát thường được phân làm hai phần : low register có âm thấp, và high register có âm cao.Đây là nhìn giọng hát theo cao độ của nốt. Tương tợ cách ấy, giọng còn chia thành chest voice và head voice.
Chest voice là giọng dùng để hát low register, hơi từ lồng ngực nên giọng sung mãn vang rền. Chest voice có timbre (âm sắc) tròn trịa, ấm và đục. âm lượng lớn nên vibrating tốt.
Head voice là giọng để hát high register, hơi từ thanh quản sinuses... giọng trong, ngọt nhưng âm lượng nhỏ nên mỏng, vibrating khó.

Khi dòng nhạc ở low register, ca sĩ dùng chest voice nên hát dễ dàng.
Nhưng... khi nhạc đột ngột tiến thẳng vào high register, (càng high chừng nào...) thì giọng hát càng phải dùng head voice chừng nớ mới "với tới" được nốt.
Khi chuyển và chuyển bất tử vậy thì khán thính giả dễ dàng nhìn ra kỹ thuật và skills (qua học hỏi và luyện tập) của ca sĩ. Chuyển sao cho kín đáo dịu êm, tới nỗi người nghe hổng biết giọng đã từ chest voice sang head voice từ lúc nào. Dòng nhạc cứ thế du dương luân chuyển. Thế mới là ca sĩ có hạng. Còn bằng như chuyển mà tương phản cùng cực, tới độ nhận ra dễ dàng (ngay cả tai cây tai trâu còn biết) thì coi như thất bại kỹ thuật - thành mới cần phải đi học hát chớ bộ -

*

Rồi tại sao giọng nam có counter-tenor mà giọng nữ lại hổng có counter-soprano ư ?
Xin thưa là... giọng nam có âm vực (range) thấp so với giọng nữ, nên rồi khi muốn trồi lên âm vực cao (alto hay mezzo-soprano) thì chúng buộc phải hát bằng falsetto.
Giọng nữ đã cao sẳn, ở high register đám đờn bà con gái hát ào ào bằng head voice và hát dể dàng, vậy thì cần chi falsetto nữa cho dzắc dzối ! Range của soprano cao nhứt, C4-C6, nghe đã mệt lỗ tai muốn chết dzồi, mà còn falsetto nữa thì chắc là thủng màng nhĩ ráo trọi. Chĩ mới tưởng tượng thôi đã muốn nổi da gà !

Theo như cách so sánh âm vực, thì range của đám counter-tenor tương đương với alto hay mezzo-soprano là hết cỡ.
Nhưng... đã có những giọng nam ngoại khổ, âm vực tiếng hát không dừng ở counter-tenor mà vượt xa lên trên, đụng luôn tới soprano. Và giọng nam nhi ngoại hạng ấy được xếp vào một nhóm riêng : male soprano hay cách khác, sopranist.

Sopranist là giọng nam, có khả năng lên tới vocal range của soprano mà không dùng kỹ thuật falsetto gì ráo trọi ! Vậy mới là hết xẩy.
Sopranist hát bằng giọng bình thường (modal voices), timbre giọng hát tuy cao nhưng rền và vibrate tốt = trong khi ấy counter-tenor thì không - Cho tới nay, số lượng counter-tenor thế giới vẫn chỉ đếm được trên đầu ngón tay, sopranist thì còn hiếm nữa, dám loe ngoe hai ba trự là cùng.

Mà rồi tại sao thinh không đám đực rựa nọ lại có khả năng soprano hở ?
Thưa vì nhơn số hiếm hoi, nên có muốn cũng không khảo sát thấu đáo đặng có câu trả lời xác đáng.
Các chuyện gia nhạc học và âm học vẫn còn lưỡng lự việc xếp hạng cho một vài giọng hát nam, counter-tenor VS sopranist ?

Thí dụ như là giọng em nhựt lùn Mera mình nghe hổm rày.
Người ta vẫn cho rằng em Mera là giọng counter-tenor, nhưng mới gần đây đã có một vài chiên-da thinh không chiếu kiếng lúp ngó vào rồi lôi ra việc rất có thể giọng em Mera là giọng sopranist. Vì rằng... khi nói bình thường, giọng em Mera đã ở high register sẵn.

Có thể từ bất toàn phát triển bẩm sanh, nên em Mera hát với modal voice mà không phải falsetto.
Nhưng cũng có ý kiến phản đối, rằng Mera hát falsetto nên giọng đều đều thiếu màu sắc, cũng không vibrate đặng.

Dĩ nhiên là bàn cãi dở dang chớ hổng đứt điểm nổi, là vì hổng ai có nhã ý lôi em ra nghiên cứu tiếp - mà chưa chừng em cũng hổng hứng thú bị lôi ra - và tới nay Mera vẫn nằm trong hàng ngũ counter-tenor chưa thay đổi.
Mera có giọng trong mỏng và ngọt, cách phát âm nhả tiếng rất nhẹ, ngay cả khi em hát tiếng đức với phonetique (khạc nhổ...) nặng nề. Nên rồi em được xung tụng là tiếng hát thiên thần từ trời cao.

*
Last edited by NTL on Thứ hai 28/11/16 03:08, edited 3 time in total.
Make the long story... short !
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1323
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Cổ điển.

Bài viết bởi NTL »

*

5.

Nhơn sự sopranist vốn đã ít, vậy mà các nhà ngiên cứu lại còn bình luận lung tung, rằng thiệt sự ra số ấy còn nhỏ dữ nữa.
Lý do giải thích như sau : tưởng là sopranist đó nhưng thiệt ra là ounter-tenor thôi. Nhờ âm vực cao hơn chút nẹo nên chúng thong thả xài modal voice rồi nhảy qua falsetto và nhảy kín đáo tới nhận hổng ra. Sopranist chớ nhưng là sopranist giả !

Tại sao sopranist vẫn hát nốt nhạc cao bằng modal voice thì được các chuyên gia âm học và sanh lý học giải thích như sau :
Trẻ con khi chưa dậy thì giọng y chang nhau không khác, mãi cho tới khi tuyến sanh dục phát triển làm các bé nam vỡ tiếng ồ ề ra.
Khi tuyến sanh dục "đờ ra" không cục cựa nhúc nhích, thì chuyện vỡ tiếng không có, tiếng nói của đám nam nhi tri chí ấy cứ trong trẻo hoài vì thiếu hormones sanh dục.

Hormone sanh dục thiếu vắng hoậc do bẩm sanh congenital nghĩa là tự nhiên, hoậc do thụ đắc acquired (diều trị, tai nạn, phẫu thuật v.v...)
Thời nay, chuyện múc không còn, sopranist tự nhiên hay bẩm sanh thì có đó, nhưng castrati đã hết.
Ngó miết trong danh sách sopranist đương đại hát nhạc baroque cổ đại, tới nay (y hình) chỉ nghe 2 tên tuổi đáng kể : Radu Marian và Michael Maniaci.

Radu Marian người xứ Roumania, do bất toàn sanh dục nên giữ hoài tiếng hát trẻ thơ - kêu bằng giọng treble -
Giọng Radu trong mỏng nhẹ và thiếu sắc độ, cái kiểu tẻ nhạt một màu. Không rõ ai sao chớ Nú thiệt là hổng khoái.

Michael Maniaci người mỹ (gốc ý có lẽ) là giọng hát đậc biệt, có một không hai của dòng nhạc baroque.
Michael phát triển bình thường, bể tiếng y chang ở tuổi dậy thì, nhưng.... đã xảy ra chi đó trong thanh quản, khiến tiếng hát cứ bay bổng tỉnh bơ.
Y học và sanh lý học đã nhìn ra rằng, tình cờ do một bất toàn thần kinh chi đó ở bên phải, nên nửa mặt bên này bị liệt một phần - uổng quá uổng, thằng nhỏ mặt mũi thiệt bảnh bao - và bất toàn này đã kéo theo bất toàn của nửa thanh quản phải, để tiếng hát ấy không dừng ở alto hay mezzo mà dễ dàng vọt lên tới soprano.

Giọng Michael Maniaci là giọng thiên phú, hát bằng modal voice nên âm lực dũng mãnh, rền và vang xa, hơi dài không hao hụt, timbre ấm áp đầy đận, âm sắc thay đổi liên tục hổng ngờ. Một tiếng hát quyến rũ độc nhứt vô nhị, không chỉ trong dòng nhạc baroque mà còn trong cả thế giới opera.
Sau đây là clip nhạc Ombra Mai Fu do 4 giọng tuần tự hát lên
(nú dán link thôi heng, bưng qua nguyên con sợ nó sẽ biến mất)

- Jennifer Johnston (mezzo-soprano),
- Nicholas Clapton ("countertenor"),
- Joey Howard (treble),
- Michael Maniaci (sopranist)



Trong clip này giọng Nicholas Clapton hổng tới gì ráo. Joey Howard vầy vậy (y hình nó bỏ hát rồi vì giọng đã bị bể). Jennifer dĩ nhiên là hay và Michal thì xuất sắc. Clip ngắn xủn hà, bà con chịu khó nghe thử cho biết.
Chuyện hát hò chấm dứt tại đây.
Bữa mô làm siêng Nú vào youtube kiếm nhạc bảoque cho bà con nghe tiếp coi opera có bớt buồn tẻ hông nha.

TB :
Tiện thể vô sửa lỗi bên phải bên trái (vụ phải trái sao Nú cứ nộn hoài...) thì giới thiệu thêm một clip nữa về Maniaci do BBC sản xuất.



Enjoy thôn làng ơi.

*
Last edited by NTL on Thứ ba 29/11/16 04:28, edited 1 time in total.
Make the long story... short !
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20017
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Cổ điển.

Bài viết bởi Hoàng Vân »

NTL đã viết:*
....
- Jennifer Johnston (mezzo-soprano),
- Nicholas Clapton ("countertenor"),
- Joey Howard (treble),
- Michael Maniaci (sopranist)



Trong clip này giọng Nicholas Clapton hổng tới gì ráo. Joey Howard vầy vậy (y hình nó bỏ hát rồi vì giọng đã bị bể). Jennifer dĩ nhiên là hay và Michal thì xuất sắc. Clip ngắn xủn hà, bà con chịu khó nghe thử cho biết.
....
*
1--> Maniaci -- :flwrhrts: :flwrhrts:
2--> Johnston -- :flwrhrts:

          
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1323
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Cổ điển.

Bài viết bởi NTL »

*
In Memory of Werner Thomas Mifune






*
Make the long story... short !
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1323
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Cổ điển.

Bài viết bởi NTL »

*


Y hình có huông heng, hễ Nú cứ thần tượng ai là y phép cha nội nọ lăn cổ ra chết.
Thì hồi Rotropovich cỡi cello về trời, Nú để tang lòng, thề chung thuỷ không phai, nhứt định hổng luyến ái ai nữa.
Cái rồi Werner Thomas hiện ra. Sét nổ cái rầm, Nú xin phép người xưa sang ngang theo người mới.

Werner Thomas Mifune là ai thì tài liệu hổng có. Chỉ biết ông là cellist đức với interpretation vừa đủ để rung động hồn người.
Tiếng đờn ấm và ngọt, bowstroke chắc, vibrate vừa vặn, chừng mực. Một cellist có tài và có bản lãnh.

Nhưng... sự nghiệp của WT hổng dừng ở đó. Tuy hổng tiếng tăm về trước tác - hay có mà Nú hổng hay – nhưng ông đã transcript và transcript thành công một số tác phẩm cho cello. Nổi tiếng nhứt có lẽ là một tiểu khúc của Offenbach, được ông đặt tựa “Giọt Lệ” để tường nhớ Jacqueline Du Pré, cellist hồng mao, thiên tài bạc mệnh, gác bow vì multiple sclerosis lúc 28 tuổi, khi ánh sao đang sáng rỡ trên ngân hà.

Multiple sclerosis là bịnh miễn nhiễm của hệ thống thần kinh trung ương làm yếu liệt vận động. Bịnh phát ra từng cơn rồi hồi phục. Càng về sau, các cơn ni dài ra và thời gian hồi phục sẽ ngắn lợi. Thông thường người bịnh chết vì liệt hô hấp. Bịnh nhơn MS hay có dấu chứng tâm thần kinh, nhẹ nhẹ thì thay đổi tánh tình, trở nên khó tánh khó nết và... khó ưa. Nặng hơn có thể hoang tưởng loạn cuồng, dẫn đến những hành vi kém đạo đức.

Jacqueline lập gia đình với pianist kiêm nhạc trưởng argentina gốc do thái Daniel Barenbouim, nhanh chóng trở thành đôi uyên ương nổi tiếng của làng nhạc cổ điển. Và không lâu sau đó thì bịnh khởi phát. Chồng cô do nhu cầu nghề nghiệp thường khi phải đi xa. Thời gian chung sống có lẽ không đủ dài đủ lâu để hy sinh vì nhau tới bờ tới bến. Thảm cái nữa là, Jacqueline đổi tánh tới không ai còn có thể chịu đựng nổi, ngay cả người thân trong nhà. Việc này đã đẩy Daniel nhận lời đi trình diễn xa hơn, lâu hơn, vì sức người cũng chỉ có hạn.

Hillary Du Pré (lại Hillary, ôi cứ nghe tên ni là Nú lên dzuột) là người chị rất thương em, hai vợ chồng Hillary bỏ thời giờ lo lắng cho Jacqueline khi Daniel vắng mặt. Rồi... không hiểu cách nào đó, Jacqueline tỉnh bơ tuyên bố yêu luôn ông anh rể Christopher Finzi, Hillary không chịu cũng mặc. Còn Daniel thì ở xa, đang già nhơn ngãi non vợ chồng với một người khác và đã có con riêng.

Chuyện tai tiếng rùm beng trong nhạc giới. Người ta trách Daniel chỉ “for happiness” mà không “for worst”, chê Jacqueline ích kỷ vô tâm. Cũng có người nói rằng Hillary đã hy sinh bằng lòng sống tay ba, “dâng” chồng cho em, để em vui mà tiếp tục chuỗi ngày bấp bênh còn lợi. Jacqueline chết năm 42 tuổi, sau 14 năm chống chọi với bịnh tật.

Clip nhạc bạn nghe trên kia do WT chơi, với phối âm phối khí cũng của WT viết cho dàn nhạc.
Nú lu bu công việc nhà từ tháng 9 năm ngoái tới nay, thành cũng ít rảnh. Chừ hay tin hoàng tử của lòng đã ra người thiên cổ từ mấy tháng nay rồi. Vào nét click lung tung cũng không lần ra dấu vết, đành phải ngậm ngùi, rằng cũng bởi cố nhơn lừng lậy ngón đờn, nhưng tánh tình u hoài trầm mặc nên thành khẩn mai danh ẩn tích.

Hổng biết trên trển rồi người số hai có gặp người số một không nữa lận, rồi hai người có kéo đờn ra song tấu giúp vui cho Jacqueline chưa ? Mong là vậy. Chừ thì Nú để tang lòng ít lâu rồi kiếm người yêu tiếp. Bà con biết ai giới thiệu dùm, Nú xin hoan hỉ... consider !

Jacqueline And Daniel


Hillary And Christopher

*
Make the long story... short !
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20017
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Cổ điển.

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          

[youtube][/youtube]
El cant dels ocells
______________
Werner Thomas-Mifune (Cello)
Carmen Piazzini (Piano)
Pablo Casals (Arr.)



:flower:
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20017
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Cổ điển.

Bài viết bởi Hoàng Vân »

NTL đã viết:*
...
Ôn V ơi , thì nú phải thành khẩn điều chỉnh âm lượng và thời gian. Đạy là dịp để cá thấm muối. Hehe...
Tiện thể nói luôn, clip Chant des oiseaux của WTM bị xóa rồi ôn à. Chanel nọ dán nhạc của WTM nhiều lắm nhưng phần lớn đã bị xoá hết. Làm mừng hụt. Đang nghe lợi cello đây.
:clphnds2:

*
  • .. :flower: .. không biết chị Ngô nói cái gì ? ..
    nhưng đem "Chant des oiseaux" về cho chị, để chị không còn phải lo nhạc biến mất ... :giggles: ...




    [/audio]

    El Cant Dels Ocells
    dân ca giáng sinh vùng Catalonia, Tây Ban Nha
    soạn nhạc: Xavier Montsalvatge ... cello: Peter Bruns ... mezzo-soprano: Elīna Garanča


    @};-

    En veure despuntar el major lluminar en la nit més ditxosa,
    els ocellets cantant a festejar-lo van amb sa veu melindrosa.
    els ocellets cantant a festejar-lo van amb sa veu melindrosa.

    Ocells, veniu, veniu, a festejar l’aurora i a la millor senyora

    La garsa, griva i gaig diuen: 'Ja ve lo Maig'. Respon la cadernera:
    'Tot arbre reverdeix, tota planta floreix, com si tot fos Primavera'.
    'Tot arbre reverdeix, tota planta floreix, com si tot fos Primavera'.

    @};-

    Khi ánh bình minh về sau đêm huyền dịu
    Loài chim hân hoan hót vang du dương
    Loài chim hân hoan hót vang du dương

    Đến đây chim, đến mừng vui trong bình minh bên Đức Bà cao quý

    Ác là, hét, giẻ cùi hót: "Tháng 5 đã về". Sẻ vàng đáp:
    "Muôn cây hồi sinh, trổ hoa, vạn vật đã là Xuân”
    "Muôn cây hồi sinh, trổ hoa, vạn vật đã là Xuân”

    @};-





    [/audio]
    El cant dels ocells
    Werner Thomas-Mifune (Cello) - Carmen Piazzini (Piano) - Pablo Casals (Arr.)
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1323
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Cổ điển.

Bài viết bởi NTL »

*


Ý trung nhơn của Nú ngủm cù đeo, phi cello về trời. Hỏi thăm mà bên đây hồng ai hay biết.
Rồi buộc lòng Nú phải hỏi công dân phát xít năm Triển. Thày năm nói đây là tin thất thiệt, nguyên dzăng fake news, ổng còn sống nhăn chớ chết nỗi gì. Nú bán tánh bán nghi, bốc phôn kêu ông bạn già grandpa trong hội đồng điều hành OSM (orchestre symphonique de Montreal) - thì cái ông cắp đít đi học đặng trốn nghe chương trình phát thanh của vợ già, vừa sang vừa cốt cách hồng mao con nhà mà có dịp Nú đã kể rồi đó -

Phôn gặp bà, hỏi ổng học xong chưa ? Bà nói xong gì mà xong, người ta đi học lãnh bằng từ đời tám hoánh, còn đây đi học đặng hành vợ nhà chuyện đón đưa. Nú hỏi ủa nhà giàu có tài xế riêng mờ. Bà trả lời, ừa giàu và nợ như chúa chổm (nguyên dzăng : riche et bien endetté) cứ phải tiêu xài đúng đẳng cấp hổng thôi bị dị nghị là đang... xuống cấp.

Là sao hở ? Thì bà là tài xế chánh, chừng cần mới kiếm tài xế phụ, vì chồng bà nay mắt mũi kèm nhèm hết thấy đường rồi, có muốn ôm vô lăng chắc phải thêm bảo hiểm nhơn thọ. Chưa kể đi taxi một hai cuốc hổng sao chớ công chuyện tới lui nguyên ngày thì tiền taxi còn mắc hơn tiền mướn tài xế một bữa. À... ra là thế, thảo nào có thấy những quảng cáo services tài xế riêng (với xe hay không xe) mà Nú lại yên trí đây là cách làm ăn của đám... escort ! -

Nú nói y hình Werner Thomas Mifune chết rồi hở ? Bà biểu chết đâu lối tháng 9 năm ngoái dzồi, nhưng im lìm chớ hổng ồn ào, vì chủng tộc nhựt nhĩ man xưa rày vốn kín đáo chuyện riêng tư.
Ôn hoàng cho nghe cái clip WTM chơi khúc đồng dao xứ catalan El Cants của Pablo Casals. Nú click dzô thì nó biểu cái clip ni đã bị gỡ xuống rồi. Hỏi ôn rồi nghe giả nhời rằng nói chi hổng hiểu (???) thành còn sanh hoang mang dữ nữa !


*


Pablo Casals, à cellist Pablo Casals PC.
Ông người đất tây (ban nha) nồi tiếng thời ấy, cái thời chánh trị tây loạn xà bần với ý thức hệ quân chủ dân chủ.
Tướng Franco nhơn dịp mới mang quân đội đảo chánh, lật đổ quân chủ lập hiến, thiết lập thể chế dân chủ cộng hoà.
Vừa lên nắm quyền, Franco lùng diệt bằng hết, chẳng những đám cộng sản mà thân cộng cũng trừng phạt luôn từ trứng nước.
Franco và đảng cầm quyền cai trị đất nước bằng bàn tay sắt, hổng bọc nhung mà bọc luôn thép cho ăn chắc.
Kết quả : đối lập chánh trị tùm lum, nhứt là trong giới trí thức văn học nghệ thuật.

Pablo Casals ôm cello, lấy phà băng eo biển sang pháp, mần màn lưu vong tại một làng quê nhỏ phía nam, rồi lâu lâu bắc ô bẹc lơ hướng về quê nhà phát sóng đả kích chánh quyền đương nhiệm. Tuy được mời về và được mời ra ngoại quốc trình diễn, nhưng ông nhứt định chối từ, ngay cả chối từ chuyện đi đặng thu dĩa 33 tours (vì 45 tours chưa ra khi ấy) viện lẽ... không về xứ thì cũng không đi đâu nữa. Sau cùng thì... hãng đĩa từ mỹ phải gởi nhơn sự và dàn nhạc sang bển. Chuyện thu âm nghe nói lỉnh kỉnh dzắc dzồi thấy bà, vì phòng thu không có phải dùng đỡ nhà thờ họ đạo với kiến trúc thiếu độ cách âm và khuếch âm. Nhọc nhằn kỹ thuật hết biết !

Rồi PC sống cách nào ở đó hở ? Thưa ông y chang một cụ già nhà quê chánh hiệu, mỗi bữa đội nón cuốc bộ thong thả ra ngoài hưởng thú điền viên, và mở lớp dạy đờn. Học trò ông đổ sang từ khắp cùng thế giới, nhứt là từ mỹ. Trong đám ấy có một em mỹ con, gốc Puerto Rico, Marta Montañez Martínez, kém thày 5 con giáp (năm anh 60, em mới sanh ra đời).
Tình thày trò gắn bó cỡ nào hổng biết, nhưng 6 năm sau, lúc 21 tuồi, em nọ trở thành luôn bà Casals (thứ ba), rôi em bắt chồng theo vợ hồi hương. Có lẽ đây là mối tình hoàn toàn platonic vì nghệ thuật nên đã không sanh hoa kết trái gì ráo - cái bình 81 tuổi, hẳn đã rỉ sét hết xài -

PC chết tại Puerto Rico lúc 94 tuổi. Ông không kịp sống thêm để nhìn thấy hai năm sau đó Franco giã từ chánh trị trao trả đất nước lợi cho hoàng tộc Bourbon khi xưa đã bị ông lật đổ. Mấy cây đờn của PC đượ bà Casals lớp bán lớp cho mượn. Một cây cello với bí danh Pablo Casals, đã lọt liền vào tay Jacqueline Du Pré.

Goá phụ trẻ tuổi cô đơn Marta Casals có dạo date pianist nga Vladimir Ashkenazy (thỉnh thoảng đệm piano cho Yo Yo Ma thu âm heng), rổi sau lại thành vợ pianist mỹ Eugene Georges Istomin, và trở thành Martha Casals Istomin. Cô hoạt động tích cực trong sáng lập các trung tâm huấn luyện và đào tạo nhạc sĩ, tại cả Puerto Rico lẫn mỹ (New-York và Pennsyvania states). Bà qua đời năm 2003, không rõ những cây cello của Pablo nay chơn trời góc biển nào nữa lận.

Riêng cây Pablo Casals thì... khi Du Pré dính multiple Sclerosis, Daniel Barembouin chồng cô đã phải đặt cho vợ cây đờn khác, tuy tiếng hổng bằng nhưng nhẹ hơn, không cần nhiều thể lực xử dụng.
Cây Pablo Casals sang tay kéo, từ Du Pré cho Yo Yo Ma, không rõ nó được quả phụ Casals bán ra hẳn hay chỉ tạm thời cho mượn, và với thời giá hiện giờ không biết nó ước lượng tới bao nhiêu triệu mỹ kim.

Chuyện những cây đờn dây là chuyện dài, trở thành việc buôn bán đầu tư nghệ thuật.
Nghệ thuật dính với tiền bạc (nhứt là khi nghệ thuật được đám do thái bán chúa ghé mắt vào) và nghệ thuật bỗng có mùi y chang chánh trị thế giới !
Rảnh rang chuyện ni ta sẽ bàn tiếp.

:flower:

*
Last edited by NTL on Thứ ba 14/02/17 23:32, edited 1 time in total.
Make the long story... short !
Trả lời

Quay về “Giải trí”