Cổ điển.

Trả lời
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1323
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Cổ điển.

Bài viết bởi NTL »

*

Handel viết opera Xeres, nghe nói khá dài, tới 4-5 acts lận.
Xeres là nhơn vật chánh của vở cải lương, trong đó có khúc aria bất hủ mang tên Obra Mai Fu.

Xeres trình làng tại London được vài buổi thì ế độ rồi lăn ra chết....ngắc
Mãi tới sau này, được vực dậy cho hát tiếp mần màn hoài vọng quá khứ, nhưng rồi cũng vẫn không thành công.
Còn bản Obra Mai Fu kia thì trở thành viên kim cương sáng chói, a masterpiece, được mang ra transcript tùm lum cho các nhạc cụ solo, hay các giọng trầm bổng (cả nam lẫn nữ) cất tiếng.
Obra Mai Fu trở thành "a must" trong repertoire của nghệ sĩ dòng nhạc cổ điển.
Được đà, còn được đật cả lời đạo để thành thánh ca hát trong giáo đường.

Nội dung cả bài hát là tình yêu của Xeres với thân cây cao đã toả bóng mát xuống đời mình.
Obra Mai Fu có hai phần :
Phần một, mào đầu, hát tự do (adlibitum) có nghĩa tiếng anh như sau
Tender and beautiful fronds
of my beloved plane tree,
let Fate smile upon you.
May thunder, lightning, and storms
never disturb your dear peace,
nor may you by blowing winds be profaned

Phần hai, phần chánh, là một khúc nhã nhạc, êm ái du dương, với 4 câu thơ ngắn có lập lại
Ombra mai fu
di vegetabile,
cara ed amabile,
soave più
Never was a shade
of any plant
dearer and more lovely,
or more sweet


Sau đây là vài renditions kiếm ra trong youtube.
Kinh nghiệm tràn trề rồi nha, thành Nú hổng dám dán clip thẳng mà chỉ để link thôi.
Kỳ trước dán clips của Yoshikazu Mera vì nghe lời ôn Hoàng, rằng nó cho phép, rồi mấy cái clips nọ biến mất luôn !

Yoshikazu Mera ai cũng nghe rồi ha, một giọng contre tenor rất đậc biệt.


London Symphony Orchestra


Stjepan Hauser, cellist gốc croatia, cùng với cellist đồng hương Kulic thành lập ban song tấu 2Cellos khá đình đám.
Clip này y hình dùng máy móc để khởi sắc (enhance) âm thanh thì phải, thành không còn trung thực cho lắm


Trumpet và dàn nhạc


Đại khái còn rất nhiều nhạc cụ khác solo bàn này, ai tò mò muốn nghe thêm cứ vào lục trong youtube.
Nú nghe bài ni tưởng tượng tới hình ảnh hai đấng sanh thành. Tía má hẳn là hai thân đại thụ đã toả bóng mát xuống đời con.

Ai nói đông tây không bao giờ gập nhau ? Gập quá đi chớ.
Vì rằng trong youtube lục lọi sáng nay, thấy có người dán bài Obra Mai Fu vào dịp Mother s day tặng mẹ.
Enjoy làng xã ơi.
:flower:

*
Last edited by NTL on Thứ bảy 05/11/16 09:08, edited 1 time in total.
Make the long story... short !
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20017
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Cổ điển.

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          

... rốt cuộc là Ombra Mai Fu hay Obra Mai Fu đây ..??.. :giggles: .. :flwrhrts: ...

          
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1323
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Cổ điển.

Bài viết bởi NTL »

*

Ừa, viết sai. Sai mấy chục năm dài mà hổng để ý là thiếu chữ m, ombra là bóng chớ obra thì thiệt hổng ý nghĩa gì.
Chưa kể là còn viết sai tên Xerses hay Serses nữa đó nha.

Ombra Mai Fu là một ca khúc tiêu biểu của thời baroque, tới nay chắc cũng nửa thiên niên kỳ rồi heng.
Bài ni trong youtube có phần nhạc đệm xôm tụ để chơi karaoke. Đâu ôn Hoàng hay bất cứ ai có hồn thơ linh láng như bà chủ, em tư hay kim, hay tơ, hay mấy cô em bé nhỏ khác (mimi, nắng VN, plat, phi, thi kìa, làm siêng đật lời cho nó đi, chọn chủ đề tình yêu đôi lứa mà viết, thay vì ca tụng bóng mát cây đa đầu làng. Đật lời đi cho CS kia hát. Vocal range bài ni thích hạp với tất cả các loại giọng, conter alto tới soprano cho giọng nữ, và bass tới counter-tenor cho giọng nam

Phần tới Nú sẽ nói về các loại giọng hát heng, cho dù khô khan hổng ai thích nghe, thì nói riêng cho A Trân nghe vậy. Nú biết Trân vẫn vào ra đọc nhưng hổng lên tiếng.

BTW, ôn Hoàng vốn ghét classic, thành dán vô đây một transcription theo thể điệu Jazz của nhóm European Jazz Trio.
Nhóm tam tấu ni là dân xứ Hoa Củ, chuyện trị classic bằng jazz
(ú hu... O thi.. đã nói cái xứ nhỏ hìu mà lắm nhơn tài, thế đã tin chưa)
Hình ảnh



*
Last edited by NTL on Chủ nhật 06/11/16 03:18, edited 3 time in total.
Make the long story... short !
Ngoc Han
Bài viết: 1577
Ngày tham gia: Thứ tư 20/05/15 14:24

Re: Cổ điển.

Bài viết bởi Ngoc Han »

Chị Lucy, anh Hoàng Vân và nhà Nam
Trong khi chờ anh Hoàng Vân đặt lời Việt cho bài hát, mời nghe thêm nhạc trong phim vẽ "Princesse Mononoké" ca sĩ Nhật Y. Mera (ý của mấy nhóc ở nhà, thích giọng của ca sĩ này.
https://www.youtube.com/watch?v=cS9LnZGkfW4
Lời bài nhạc
Haritsumeta yumi no furueru tsuru yo
Tsuki no hikari ni zawameku omae no kokoro

Togisumasareta yaiba no utsukushi
Sono kissaki ni yoku nita sonata no yokogao

Kanashimi to ikari ni hisomu makoto no
Kokoro wo
Shiru wa mori no sei
Mononoke tachi dake
Mononoke tachi dake
Le frémissement de la corde tendue d'un arc
Ton coeur en émoi au clair de lune

Ton beau visage qui se profile dans la lumière
Aussi impitoyable que le fil de l'épée

Ceux qui connaissent ton coeur
Caché sous la peine et la colère
Sont les esprits
Les esprits de la forêt
Last edited by Ngoc Han on Chủ nhật 06/11/16 02:35, edited 2 time in total.
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20017
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Cổ điển.

Bài viết bởi Hoàng Vân »

NTL đã viết:*
...
BTW, ôn Hoàng vốn ghét classic, thành dán vô đây một transcription theo thể điệu Jazz của nhóm European Jazz Trio.
Nhóm tam tấu ni là dân xứ Hoa Củ, chuyện trị classic bằng jazz
(ú hu... O thi.. đã nói cái xứ nhỏ hìu mà lắm nhơn tài, thế đã tin chưa)
Hình ảnh



*
  • hehe .. huhu ..
    oan cho tui quá ù ... :giggles: ..

    tui đâu có ghét classic bao dzzờ .. :trstntrm: ..
    chỉ có là tui không đủ kiên nhẫn để mà nghe dòng nghe dài .. :tears: ..
    và cũng vì thế mà tui không nghe cải lương .. :tng: .. (nhưng mà không có ghét à nha .. :giggles: ..)


    :flwrhrts:
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1323
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Cổ điển.

Bài viết bởi NTL »

*

Tướng công than thở, người ta là học giả, còn vợ chả là học thiệt.
Nú hỏi tại sao thì nghe bàn : Học giả là người chỉ học giả bộ mà đã thông thái vàn trời mây, còn học thiẹt là người học đàng hoàng nhưng hầu như luôn luôn cứ nói lộn, rồi phải thường xuyên... nói lại,
Rồi chả đang ám chỉ ai hở ? Còn ai trồng khoai đất này nữa !

Vậy chớ học thiệt cũng còn ít nhiều thiện chí học, cho dù hổng tới đâu. Học thiệt tốn sức lao động thấy bà, vất vả trần ai khoai củ luôn.
Căn bản hổng có, nên học mà y chang ra trận tiền vậy. Người ta đọc một câu chỉ cần tìm hiểu chữ nghĩa trong câu đó (giả như hổng hiểu).
Với đứa học thiệt, câu đó sanh con đẻ cái đùm đề thành 4-5 câu khác là ít. Rôi 4-5 câu khác ấy tiếp tục mần màn duy trì nòi giống, đẻ ra thêm 20-25 câu khác... and so on... and so on...

Sau cùng thì... học thiệt lao động tri oc quá trời quá đất luôn. Bữa nào có quới nhơn phù hộ may ra nó hiểu được vài ba phần. Bữa nào xui xẻo quới nhơn đi vắng là tiêu dên, hổng hiểu chi ráo hết. Và mọi chuyện lập lợi từ đầu, như lân đầu tiên, giả như học thiệt còn kiên nhẫn hầu... đeo đuổi sự nghiệp.

Từ hồi có internet thì đám học thiệt gia tăng nhơn sự theo cấp số nhơn.
Sớm mơi học thiệt vào check email trong yahoo, muốn hay không nó buộc phải đọc tin chiến sự xã hội, tin đứng đắn hầu như hiếm, tin tào lao kiểu chó và xe cán nhau thấy nhiều hơn. Gập đứa "tò mò vốn sẵn tánh trời" nữa thì... nguyên ngày nó bận rộn để tìm cho ra ý nghĩa của đám chữ rối bòng bong "câu nọ đẻ câu kia", phe lờ thây kệ cha nội phu quân đang dài cổ chờ bữa cơm... không bao giờ tới !

Sao mà Nú biết rõ vậy hở ? Thưa vì Nú là một trong những đứa đang dốc lòng học thiệt nọ.
Tò mò là năng khiếu, và năng khiếu có thể... a hèm... phát sanh nhơn tài trong tương lai, nhưng chừng nào tương lai tới thì thiệt hổng biết, chưa biết đậng !

Rồi tại sao bữa nay đi đường lả lướt vậy hở ? Thưa là vì tối tối, vừa gác chơn lên bụng là y phép nghe cái bụng hỏi thăm chừng, rằng bữa nay người nhiều chuyện nói đề tài chi ?
Hồi mới nghe thì thiệt hết hồn, nghe miết rồi quen, quen miết rồi lờn. Chừ thì đây là câu hỏi phấn chấn, có sức mạnh vực dậy cái đài phát thanh đã làm việc quá công xuất thường nhựt trong ngày. Thế là đài rỉ rả phát thanh tiếp, cho tới khi thính giả trung thành (the one and only) từ từ lịm đi rồi rớt cái đùng vào giấc điệp - và gáy tồ tồ y chang pháo đài B12 liệng bom..


Chuyện sau đây lục ra từ nét, với xác xuất "nói lộn nói lại"... hơi cao. bà con nghe cho vui mà đừng tin vội (như thường lệ)
Để đi uống miếng nước thấm giọng rồi sẽ trở dzô nói tiếp ha.
:drnkbdds:

*
Make the long story... short !
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20017
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Cổ điển.

Bài viết bởi Hoàng Vân »

NTL đã viết:*

Tướng công than thở, người ta là học giả, còn vợ chả là học thiệt.
Nú hỏi tại sao thì nghe bàn : Học giả là người chỉ học giả bộ mà đã thông thái vàn trời mây, còn học thiẹt là người học đàng hoàng nhưng hầu như luôn luôn cứ nói lộn, rồi phải thường xuyên... nói lại,
Rồi chả đang ám chỉ ai hở ? Còn ai trồng khoai đất này nữa !

Vậy chớ học thiệt cũng còn ít nhiều thiện chí học, cho dù hổng tới đâu. Học thiệt tốn sức lao động thấy bà, vất vả trần ai khoai củ luôn.
Căn bản hổng có, nên học mà y chang ra trận tiền vậy. Người ta đọc một câu chỉ cần tìm hiểu chữ nghĩa trong câu đó (giả như hổng hiểu).
Với đứa học thiệt, câu đó sanh con đẻ cái đùm đề thành 4-5 câu khác là ít. Rôi 4-5 câu khác ấy tiếp tục mần màn duy trì nòi giống, đẻ ra thêm 20-25 câu khác... and so on... and so on...

....

Rồi tại sao bữa nay đi đường lả lướt vậy hở ? Thưa là vì tối tối, vừa gác chơn lên bụng là y phép nghe cái bụng hỏi thăm chừng, rằng bữa nay người nhiều chuyện nói đề tài chi ?
Hồi mới nghe thì thiệt hết hồn, nghe miết rồi quen, quen miết rồi lờn. Chừ thì đây là câu hỏi phấn chấn, có sức mạnh vực dậy cái đài phát thanh đã làm việc quá công xuất thường nhựt trong ngày. Thế là đài rỉ rả phát thanh tiếp, cho tới khi thính giả trung thành (the one and only) từ từ lịm đi rồi rớt cái đùng vào giấc điệp - và gáy tồ tồ y chang pháo đài B12 liệng bom..


Chuyện sau đây lục ra từ nét, với xác xuất "nói lộn nói lại"... hơi cao. bà con nghe cho vui mà đừng tin vội (như thường lệ)
Để đi uống miếng nước thấm giọng rồi sẽ trở dzô nói tiếp ha.
:drnkbdds:

*
  • ... :giggles: :allright: :flwrhrts: ...
          
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1323
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Cổ điển.

Bài viết bởi NTL »

*

Dà chừ nói sang một dụng cụ âm nhạc đậc biệt : Giọng hát
Đọc quá xá thì make the long story short như vầy :

Nói là một cách truyền đạt tư tưởng, nhưng hổng phải là cách duy nhứt. Viết cũng là truyền đạt dưới một hình thức khác, nhưng rắc rối hơn - Giả như đụng trúng đứa mù chữ thì truyền sao đậng - Chưa kể là thường khi viết còn bị gộp chung vào với nói, nên dzồi... có người không hề mở miệng mà vẫn bị dán nhãn "nói nhiều", chỉ vì nó truyền đạt tư tưởng lung tung lộn xà ngầu không căn cơ xứ sở. Đang nói ai hở, còn hỏi.
:wink2:

Khi sanh ra nhơn loại loài người, ông trời đã có ý gắn cho nó một hệ thống âm thanh ngoại khổ, có thể "adjust" dễ dàng nhằm thay đổi âm lượng tần số tiếng động phát ra. Thay đổi dĩ nhiên dễ òm nên việc điều chỉnh âm thanh ai cũng làm đậng. Nhưng thay đổi trong chiều hướng mỹ quan nghệ thuật cà, nên cần học hỏi luyện tập. Giọng tốt không chưa đủ để thành ca sĩ, thế mới nảy ra những trường lớp luyện giọng dạy hát với slogan motto nẩy lửa "ngọc kia hổng dũa hổng mài, cũng thành dzô dụng cũng hoài ngọc đi", ý nói có cục than nguyện chất chăm phần dầu lạc mà hổng chịu tốn tí tiền đưa cho nghệ nhơn cắt đục thì sao mà nhận vỏ chưng ra cho bàn dăn thiên hạ thèm thuồng kia chớ !

Ouf... viết xong lời phi lộ dzồi, chừ có vào đề.
Mời thôn làng thong thả đọc tiếp

.....

1.

Hệ thống phát tiếng động có chánh có phụ tùm lum.
Nếu chỉ cần cho có âm thanh thôi thì hai dây thanh âm (vocal cords) y hình dáẽ đủ.
Để tạo âm thanh, hai dây thanh âm sẽ rung khi bị cham vào, và lực chạm ni là "nội lực" tạo ra từ luồng không khí được"ép" trong hai buồng phổi căng tràn sau màn "lấy hơi" (nghĩa là mở rộng lồng ngực)

Dây thanh âm nằm trong thanh quản như chữ V ngược, đáy quay ra trước, hai nhánh mở ra sau cho không khí ra vào lúc thở.
Thanh quản có cơ và xương sụn chung quanh, khi cử động sẽ làm hai nhánh của chữ V chập lợi, không khí từ phổi tống ra, đưa lên, chạm vào dây thanh âm và phát tiếng. Dây thanh âm vibrate theo kiểu sóng dợn, sóng này sẽ dợn dọc chiều dài VC.

Giọng nói mỗi người mỗi khác là vì cấu trúc vocal cords (VC) mỗi người mỗi khác
Khác ở nếp gấp và còn khác ở chiều dài, tuổi tác. phái tánh.
Trẻ nít VC dài khoảng 0.5 cm
Đờn bà khoảng 0.8-0.9 cm
Đờn ông khoảng 1.4 cm.
Độ dài thay đổi, cấu trúc thay đổi, nhứt là ở đực rựa, do các hormones sanh dục tăng trưởng đã ảnh hưởng vào.
Trẻ con khi sửa soạn trưởng thành, thấy rõ nhứt ở các thiếu niên, tiếng của chúng thay đổi, kêu bằng... vỡ tiếng.
Các bé nam sau khi vỡ tiếng thì giọng òm ồm nam tánh rấti rõ, nhưng ở các bé gái, vụ ni không rõ nét, chuyện vỡ tiếng của chúng hầu như hổng nghe đề cập tới.

Phát âm tiếng nói còn cần màn khuếch âm.
Hệ thống khuếch âm ở đây là những hang hốc trong cổ đầu mặt, nằm bên trên thanh quản.
Ăm thanh phát ra từ VC sẽ được đám hang hốc nọ amplify lên cho vang thêm.
Tắc tiếng là vì hoậc VC truc trặc chuyện rung (liệt chẳng hạn), hoậc vì đám hộp khuếch âm bị ẩm ướt lụt lội do nước mắt nước mũi tuốn ra (khóc hay cảm cúm)

Tiện thể vào sửa câu cú thì dán cái clip ni cho bà con ngó chơi heng.



....
Last edited by NTL on Thứ ba 15/11/16 08:00, edited 2 time in total.
Make the long story... short !
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1323
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Cổ điển.

Bài viết bởi NTL »

*

2.
Ngoài thanh quản và dây thanh âm củng hệ thống khuếch âm, lại còn phải có những đồ phụ tùng đi kèm, lưỡi răng lợi vòm hầu... thiếu chúng thì... có âm mà hổng có iiếng, la hét thì đậng nhưng nói hổng đậng. Lỉnh kỉnh dzắc dzối thấy bà !

Nên rồi... có vẻ như là đi học hát là học nhạc lý đành rồi, nhưng còn học cả kỹ thuật xử dụng cái hệ thống âm thanh nọ cho thuần thục, trong đó có lấy hơi nhả hơi, khạc chữ nhả chữ, học điểu khiển những bộ phận của hệ thống âm thanh để tăng cường thể lực và mỹ thuật cho giọng hát, học luôn cả diễn tả từng ý nhạc trong câu nhạc sao cho suông sẻ dễ nghe dễ hiễu, thay vì ngắt lộn xộn lung tung bất kể làm lời nhạc trở thành khập khiễng tới mơ hồ !

Hồi xưa mình nghe nói đi học nhạc học hát, chừ thì người ta văn vẻ hơn, người ta biểu tui đang học... a hèm... thanh nhạc.
Y hình đây là cách nói sau này của các đỉnh cao trí tuệ thì phải, bị hổng nhớ hồi xưa đã có chữ ni hay ngành học ni chưa nữa lận ?

*

Rồi giọng hát được phân chia thế nào ha ?
Thưa... người ta phân ra theo phái tánh và theo âm vực cao thấp của giọng.
Giọng đờn bà có âm vực từ thấp lên cao theo trình tự sau : contre-alto hay alto - mezzo soprano - soprano.
Trình tự của giọng đờn ông thì : Bass - barritone - tenor và.... contre-tenor

Để ngó cho ra âm vực của các giọng hát, phải dòm vào phím dương cầm mần màn định vị
Hình ảnh

Thông thường dương cầm có 88 phím tổng cộng, trải dài trên hơn 7 octaves, đánh dấu từ A0 (nốt la của octave 0) tới C8 (nốt đồ của octave 8)
Người chơi đàn luôn luôn ngồi ở giữa "bàn phím", ngay nốt C4, để hai tay phài trái thong thả chạy nốt dễ dàng.

Âm vực của tất cả (dà tất cả) các giọng hát hầu như lọt gọn trong 3 octaves 3, 4 và 5.
Ở âm vực thấp, một vài giọng bass có thể xuống được tới octave 2.
Ở âm vực cao, vài giọng soprano hay counter tenor có thể vươn lên được tới octave 6.
Người ta nói giọng thấp thường đục ấm, âm lượng tròn trịa, vibrating tốt.
Trong khi ấy giọng cao thì sắc cạnh, trong trẻo và âm lượng mỏng nên vibrate khó hơn.

Các nhóm giọng ấy còn được chia thành nhiều "tiểu nhóm" theo texture timber, color và skill (trong cách chuyển cách nhấn cách láy) cốt để thích hạp với lời hát nhằm diển tả cho đúng và cho tới ý nhạc của soạn giả.

Sau này để thống nhứt, người ta bèn chia theo âm vực để dựa vào mà xếp vị trí cho giọng hát bằng German Fach System (xuất phát từ đức có lẽ). Nghe cho biết thôi, chớ Nú đọc cũng hổng hiểu cho lắm bị nó lòng vòng rối rắm thấy bà ! Phần âm vực của từng giọng ta cũng lờ luôn cho gọn việc sổ sách.

....
Last edited by NTL on Thứ bảy 19/11/16 03:29, edited 2 time in total.
Make the long story... short !
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1323
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Cổ điển.

Bài viết bởi NTL »

*

3.

Nói tùm lum tà la để sau cùng vòng về với dòng nhạc baroque.
Nhạc baroque là nhạc đều đều một giọng. Là những khúc ru con trầm trầm, nghe một chập thấy chán ngắt rồi ứ hự. Nhạc chi mà nản trời thần luôn.

Ấy vậy chớ cái thuở hồng hoang của âm nhạc ấy, nó là những âm điệu tuyệt vời với khán thính giả, bị vì... hổng nghe nó thì còn chi nữa để giải trí vui chơi. Update upgrade sau cùng cũng từ từ tới, bằng việc xuất hiện dưới hình thức ornements, nghĩa là trang điểm cho dòng nhạc thêm bắt mắt, xí lộn, bắt lỗ nhĩ.
Hình thức thấy thường nhứt có lẽ là trills tức luyến láy, và khúc cadenza chèn vô giữa chương nhạc trong concerto cho soloist phô trương tài nghệ - đậng uýnh thức thính giả đang ngủ gục trong hí viện !

Âm nhạc mở rộng từ từ theo trào lưu thị hiếu khán giả thưởng ngoạn.
Cũng thời baroque ấy, phụ nữ chưa trồi được lên thành người, họ còn kín cổng cao tường quanh quẩn trong nhà chớ chưa lần ra xã hội.
Nhạc đạo hát trong tu viện giáo đường trở thành nhạc đời hát trong thính phòng và hí viện.
Ca hát một chập cũng nhàm, các nhà sáng tác bèn xoay ra viết nhạc kịch cải lương, phong trào opera từ từ khởi sắc.

Ở thời điểm phụ nữ còn cấm cung ấy, nữ ca sĩ đã khó kiếm, nữ nghệ sĩ đóng tuồng thì khỏi.
Trong ca đoàn, bè cao được giao cho các bé nam chưa bị "bể tiếng", và trong opera, bè cao do đám castrati tức hoạn nam đảm nhiệm.

Hoạn nghĩa là múc bỏ luôn phin cà phê của các bé trai trước tuổi trưởng thành. Cơ thể vẫn phát triển bình thuờng nhưng do thiếu kích thích tố sanh dục (hormones sexuelles) nên phát triển sanh dục dừng lợi !
Thanh âm thanh quản của hoạn nam do đó hổng bị ảnh hưởng, giọng nói của các hoạn nam cứ trong trẻo thanh tao mà khổng bể không gẫy.

Thời xa xăm ấy, đã có những bực cha mẹ nghèo, buộc lòng mang con mình đi múc nhằm bảo đảm mực sống xã hội tương lai cho nó sau này. Đám castrati ni rất dễ kiếm công ăn việc làm trong vương phủ hay hí viện. Và đã có những castrati danh tiếng lẫy lừng như castrato Firanelli của opera xứ ý đầu thế kỷ 18 chẳng hạn.

Thiến hoạn phải làm trước tuổi dậy thì, nghĩa là người bị thiến hổng có quyền tự quyết định. Nhưng chờ thằng bé con đủ lớn để xếp đật đời mình thì trễ rồi, còn làm ăn gì đậng nữa.
Chưa kể là từ từ đám phụ nữ sâu bọ tiến lên làm người. Rồi được thể chuyện giải phóng, các nàng bèn tới luôn đòi hỏi bình quyền.
Quyền đã bình rồi thì các giọng hát bè cao ấy, các mợ mần luôn cho gọn, mắc mớ chi phải giao cho đám castrati nữa.

Thiến hoạn cho mục đích nghệ thuật do đó xìu dần vì ế độ.
Chưa kể là nhơn quyền xã hội cải tiến, thiến hoạn cho mục đích nghệ thuật trỏ thành phạm pháp.
Dòng nhạc baroque rồi cũng lịm dàn, bị các dòng nhạc khác tấn lên thay thế (classic, romantic).
Do hoàn chỉnh hơn nên hay hơn, tình cảm hết còn buộc ràng, nhạc đầy cảm tánh nên lóng lánh sắc màu.
Và nhạc baroque được mang luôn ra nghịa địa..

Mãi cho tới giữa thế kỷ 19, đầu 20, các nhà nhạc sử và nhạc học mần màn nghiêm chỉnh ngó vào âm nhạc, nghiên cứu tìm tòi nhầm xếp đật hệ thống hoá và phân loại âm nhạc thì dòng nhạc baroque được lôi ra phủi bụi, đật lên giá nhạc mần màn hồi sanh, như một phần quan trọng không thể thiếu đậng. Và cùng với việc hồi sanh này là việc hồi sanh kỹ thuật castrati.

*
Make the long story... short !
Trả lời

Quay về “Giải trí”