Cổ điển.

Trả lời
Trân
Bài viết: 164
Ngày tham gia: Thứ sáu 11/03/16 09:20

Re: Cổ điển.

Bài viết bởi Trân »

  1. :flower:

    * ngày đó, lắng nghe Paco de Lucia dạo khúc Adagio-Concerto de Aranjuez, t. phải cố mường tượng đến nỗi sầu bàng bạc được nhắc tới trong đoản văn của chị từ chuỗi âm thanh êm dịu chậm buồn. hôm nay, nghe lại, tự nhiên em cảm được những xao xác mênh mang. không biết những cảm nhận này do đâu mà có? do được program sẵn nhờ đọc chị viết, hay được gợi lên từ chính những nốt nhạc & âm điệu...

    Joaquín Rodrigo's Concierto de Aranj by Mme Ngô

    Chương 2 Adagio, được chính tác giả tiết lộ - phần cốt lõi và nguyên do của tên gọi "Concerto de Aranjuez" và từ đó dính với tước hiệu qúi tộc của mình - là một niệm khúc rất riêng tư, hạnh phúc trộn lẫn đau đớn tuyệt vọng. Hạnh phúc trăng mật của đôi vợ chồng trẻ ở Aranjuez... có hương hoa mộc lan trong gió, trộn lẫn tiếng chim và tiếng nước róc rách. Tuyệt vọng và đau đớn vì mất mát đứa con đầu lòng - rồi cầu nguyện xin thượng đế đừng cướp đi nốt sanh mạng cô vợ trẻ.

    Chương 2 là lời đối thoại qua lợi của guitar và các nhạc cụ khác của dàn gió (woodwind) english horn, oboe, clarinette, flute... Cuối chương 2 là khúc cadenza thiệt ngắn, rồi chương hai kết thúc rất nhẹ, biểu tượng niềm an bình trở về - vì đã chấp nhận nghịch cảnh.


    sinh hoạt âm nhạc của chị thật phong phú, em rất ngưỡng mộ.

    * thánh ca - Jean-Claude GIANADDA. như vậy, youtube thứ nhất là kinh điển và youtube thứ hai là tân thời chị ha. thanks to anh Hoàng Vân, lời hát giờ đây rất xúc tích không còn ngồ ngộ nữa.


    p.s. năm 2012, đọc the gentle maiden của FD với LNG, em mới biết Faust và Goethe. Faust như một con cá tươi roi rói còn sống nhăn mà em cứ loay hoay không biết làm sao để mần thịt. nắm cái đuôi thì hắn quẫy mạnh rớt tòm xuống nước, chụp cái đầu thì trơn tuồn tuột vụt khỏi tay. cuối cùng, em đành phải nhờ bà hàng cá (Cliffnote) mần dùm. xong phần 1 rồi, em sẽ tiếp tục phần 2. khi nào đọc xong, em wish sẽ viết được một bài để nộp, và chị chấm điểm cho em nhen :giggles:.
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1323
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Cổ điển.

Bài viết bởi NTL »

*

Nghe bài dạ cổ hoài lang - Marguerite's Aria

Tính dán bên nhà A Trân, mà thấy chủ đề đã đổi thành sợ loãng mạch ha Trân.
:dntknw:

Tình yêu là ngọn lửa mãnh liệt đã thiêu rụi tuổi xuân tôi.
Ôi ! Niềm an bình tâm hồn đã vĩnh viễn xa rời.
....

Đây là theme nhạc chánh bài dạ cổ hoài lang do Marguerite hát lên, thương nhớ tình quân sau khi bị Faust bỏ rơi. Và là một trong những khúc aria ảo não nhứt, theo ý riêng Lú.
Nhà soạn nhạc đất pháp Berlioz viết nhạc tình tới bến tới bờ, dồi dào âm điệu cả về nhạc lẫn ý (lời hát nếu là opera), với phần phối âm phối khí vượt trội - so với những sáng tác gia opera đồng thời, như Bizet hay Pucini chẳng hạn -

Bài dạ cổ hoài lang nớ được chia làm nhiều đoạn, mỗi đoạn diễn tả tình ý riêng, nhưng khúc dạo đầu (introduction) thì thiệt ảo não quá mạng.
Marguerite mỏi mỏi chờ đợi người tình, tâm trạng rối bời hoang mang vô cùng tận, bị vì người cô yêu đã biền biệt chân mây !
Theme nhạc chánh được cây english horn chậm chạp xướng lên...

English horn thiệt sự không horn mà cũng không english, nó chỉ là một cây oboe quá khổ.
Trong giàn nhạc, thường nhạc sĩ chơi oboe sẽ phụ trách luôn englsh horn khi cần. Và chúng thuộc giàn gió.
Oboe và clarinette luôn ngồi cận kề nhau bởi chúng là anh em họ gần xa.

Căy oboe khác với cây clarinette ở cái mouthpiece.
Mouthpiece của english horn cũng y chang oboe, nhưng dài hơn và hơi cong.

Tiếng clarinette là nỗi vui trong trẻo của trẻ thơ, tiếng oboe cũng là nỗi vui, nhưng đằm thắm dịu dàng, còn tiếng english horn là nỗi buồn mơ màng ảo não, cái kiểu... buồn ơi xa vắng mênh mông là buồn ...
Nên dzồi khúc aria của Marguerite có phần introduction nghe thiệt đoạn trường !


*
Make the long story... short !
Trân
Bài viết: 164
Ngày tham gia: Thứ sáu 11/03/16 09:20

Re: Cổ điển.

Bài viết bởi Trân »

NTL đã viết:*

Tiếng clarinette là nỗi vui trong trẻo của trẻ thơ, tiếng oboe cũng là nỗi vui, nhưng đằm thắm dịu dàng, còn tiếng english horn là nỗi buồn mơ màng ảo não, cái kiểu... buồn ơi xa vắng mênh mông là buồn ...
Nên dzồi khúc aria của Marguerite có phần introduction nghe thiệt đoạn trường !

*
:flwrhrts: :flwrhrts: :flwrhrts:
  1. khi nào em mới am hiểu tường tận ngôn ngữ và màu sắc của âm nhạc qua những nhạc cụ (Clarinette, Oboe, English horn..) thể loại (aria, sonata...) như chị? chắc phải lâu thật lâu ha...

    :flower:
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1323
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Cổ điển.

Bài viết bởi NTL »

*

Haha...A Trân...
Thì sách vở nói về âm sắc nhạc cụ chỉ ra vậy nên yên trí vậy.
Nghe nói hồi xưa chuyện phối âm phối khí cho dàn nhạc chưa bài bản như giờ, mạnh thày nào thày nớ dạy, sách vở cũng ít có. Mãi cho tới khi ông Nicholai Rimsky-Korsakov bỏ thời giờ viết sách chánh thức mần màn giáo khoa thư việc giảng dạy.

À... ông ni vốn i tờ mò mẫm, hổng biết chi ráo chọi, rồi ông gia nhập một nhóm 5 trự nhạc sĩ sáng tác, tạo thành the mighty 5 của dòng nhạc xứ nga.
Nhóm ni kỳ lạ ngộ nghĩnh, biểu phải mang những tune nhạc dân gian vào dòng nhạc cổ điển đặng đại chúng hoá âm nhạc đất nước, việc phối âm phối khí chỉ là thứ yếu bởi không cần thiết... lắm. 5 ông võ lâm ngũ bá ni làm mưa làm gió trên vòm trời nhạc thuật nga, coi xung quanh như đồ bỏ, ngay cả thiên tài Tchaikovsky sống đồng thời khi ấy cũng bị họ phe lờ, Balakirev (spelling) con chim đầu đàn của the mighty 5, chê bai nhạc Tchaikovsky uỷ mị thê lương, hổng phản ảnh trung thực con người đất nước nga, nên không xứng đáng đại diện âm nhạc đất nước nga cho bằng họ.

Rimsky-Korsakov nguyên là sĩ quan hải quân hoàng gia nga. Rồi... hổng hiểu cách nào (chắc có lẽ do ánh hào quang của the mighty 5 quá lớn) thinh không bị lôi cổ ra phong cho chức giám đốc học viện âm nhạc St Petersbourg (y hình vậy heng). Nicolai nghe nói sợ tới phát bịnh, mà hổng cách chi từ chối đậng vì hổng dám thú nhận mình bị...yếu nhạc.
Chuyện kế tiếp là mỗi tối ông cấp sách đi học nhạc đậng sớm mơi vào lớp giảng lại bài cho học trò. Nghe nói thời gian này Nicholai có thụ giáo cả với Tchaikosky nữa lận.

Rồi thì... dần dà trí khốn vỡ ra, ánh sao thiên tài vụt sáng rực rỡ.
Thiên hạ xầm xì đồn đại tùm lum, rằng tất cả - dà tất cả - những trước tác của nhóm the mighty 5 đều có bàn tay của Rimsky-Korsakov sơn phết sửa đồi và viết orchestration cho chúng từ trên xuống dưới. Không có Rímky-Korsakov thì không có võ lâm ngũ bá.

Trong nhóm the mighty 5 ni, tên tuổi Balakirev lờ mờ, Mussorsky chi đó (quên rồi) viết nhạc bằng các tune dân nhạc nga rất xúất sác, nhưng đây là con sâu rượu nên chết sớm vì chai gan. Borodin là giáo sư sinh hóa của đại học y khoa, là người duy nhứt được thế giới tây phương biết đến (nổi tiếng với hai bài quartet, y hình Lú có nói đâu đó lâu rồi, và 1 symphony đáng kể 4th symphony, nhưng Lú nghe thì lăn ra ngủ ngay tấp lự)... mãi cho tới khi Rimsky-Korsakov toả sáng ngời ngời. Tên tuổi thứ năm Lú nhớ chưa ra - bị vì cũng mờ ran -

Để bữa nào rảnh, kiếm một bài của Rimsky Korsakov dán dzô cho A Trân nghe thử chơi heng, the real symphonic orchestration, tuyệt lắm lận.
Thiệt ra... hồi xưa Lú mù tịt nhạc nhiếc, chỉ tuyền nghe cải lương vọng cổ thôi. Ăm nhạc tây phương nếu biết là qua anh hai uýnh classical. Sau này do phải mang đám trẻ đi học nhạc lu bù, suốt từ đứa lớn xuống tới đứa bè. Rồi phải ngồi chờ, chờ miết nhập tâm luôn do thấm thấu.
Chuyện nhạc nó bắt đầu như vậy, căn bản nhạc lý hổng có nên rồi đây chỉ là những mảnh vụn rời rạc không đâu tới đâu. Rồi tò mò đi kiếm sách đọc, có cái hiểu có cái không, nhưng "thành khẩn học tập tốt" Nên rồi cái chi Lú nghe đậng thì ai cũng nghe đậng hết - trừ phi... thiếu đức kiên nhẫn (như ôn vàng kìa)
:rotfl:

Chừ Lú nói cho hết bản dạ cổ hoài lang ni heng, rồi sang topic Nam xương bên kia.
BTW, cám ôn A Trân cho xem tấp hình, thiệt là một gia đình hạnh phúc hở. Thầng cu sửa soạn vào hight scholl mà đã cao hơn tía má nó rồi. Thằng ni Lú đoán tới 15-16 tuổi nó sẽ có bề cao khoảng 6 feet hay hơn. Wait and see heng.
:bravo:

*
Make the long story... short !
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1323
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Cổ điển.

Bài viết bởi NTL »

*

Opera

Classical music được định nghĩa là "the exact music", hàm ý nhạc viết sao phải chơi đúng như vậy, không duoc sửa đổi, một nốt không mà nửa nốt cũng không luôn.
Chơi nhạc cụ là học tập xử dụng nó thuần nhuyễn, để truyền đạt dòng nhạc tới khán thính giả.
Nhạc sĩ chẳng những phải xử dụng đôi tay điêu luyện, lại còn cần những khả năng thích ứng vào từng loại nhạc cụ riêng. Chẳng hạn như giàn gió dàn kèn cần học cách giữ hơi, giàn dây cần ngón tayn uyển chuyển.

Giọng hát là một nhạc cụ vô hình, và giọng hát bắt buộc phải tuân thủ những điều kiện trong trình diễn một tác phẩm y chang các nhạc cụ khac. Và hhác các nhạc cụ, khi hát... tay chơn bỗng ra rìa, chỉ còn thanh quản khí quản, lồng ngực bụng, và đám hang hốc sinus trong đầu. Kỷ thuật hát và luyện giọng do đó y hình mơ hồ chớ hổng rõ ràng như luyện tay luyện ngón.

Hát trong classical music (y hình) không chỉ là phát âm lời bài ca để truyền đạt ý tưởng của nhà soạn nhạc, nhưng còn là hát đúng và hát đủ những nốt của lời theo nguyên tắc "the exact music".
Nốt nhạc được đưa lên hàng đầu, trên cả cách phát âm lời hát nữa lận... Nghe đám ca sĩ hát nhạc cổ điển, đậc biệt là nhạc kịch opera, thường chẳng ai hiểu gì - tới nỗi cho dù hát bằng tiếng bản địa, đã vẫn cần phải có phụ đề để người nghe ngó vào đó mà biết tình tiết câu chuyện đang diễn biến tới đâu trên sân khấu.

Hát trong classical music vì thế, là một hình thức chơi và nghe nhạc được cho là cầu kỳ rối rắm, khó hiểu khó theo.
Và vì tốn kém nhiêu khê, opera khó thu hút được khách thưởng ngoạn như dòng nhạc đương đại.
Nghe opera nhứt định hổng phải nghe lời hát, không phải theo dõi tình tiết tác phẩm - vì rằng thường khi người nghe biết hết cả rồi, có khi còn thuộc lòng là khác -

Đi coi opera là để nghe trình diễn nhạc bằng một loại nhạc cụ đậc biệt : giọng hát.
Xem cái nhạc cụ ấy làm ăn ra sao, có nổi đình đám, vuông ra vuông, tròn ra tròn, hay rồi ển ển xìu xìu và... méo xẹo, làm người xem sanh tiếc của tiếc công, đứng dậy huýt sáo la ó, thay vì vỗ tay tấn thưởng rần trời mây, tới nỗi màn nhung không đóng lại nổi vì cảm tình hưng phấn quá độ !

Nhạc kịch opera do đó khó tiêu khó nhá. Cách nào đó, nó y chang hát bội hát ả đào của VN, hay tuồng Nô của nhựt bổn !


*

Bản Dạ cổ hoài lang của Marguerite có 3 ý nhạc ABC. Mỗii ý nhạc là một prose 4 câu, tận cùng bằng theme nhạc chánh
" D’amour l’ardente flamme consume mes beaux jours.
Ah! La paix de mon âme a donc fui pour toujours "


Phần introduction mở đầu do english horn xướng lên, rồi được giọng hát lập lại.
Sau đó là 3 ý nhạc ABC nối tiếp, mội ý 4 câu tận củng bằng theme chánh (có gạch dưới)

A.
Con tim sầu héo nỗi nhớ mong

Son départ, son absence sont pour moi le cercueil,
Et, loin de sa présence tout me paraît en deuil.
Alors ma pauvre tête se dérange bientôt,
Mon faible cœur s’arrête puis se glace aussitôt.

(theme nhạc chánh chơi bằng french horn)

B
Nỗi rộn ràng khi nhắc tới người yêu dấu (để ý nghe ngón bật của double bass rần rần - con tim rạo rực của tình si ha)

Sa marche que j’admire. Son port si gracieux,
Sa bouche au doux sourire. Le charme de ses yeux,
Sa voix enchanteresse, dont il sait m’embraser,
De sa main la caresse, hélas! et son baiser,

D’une amoureuse flamme, consument mes beaux jours!
Ah! le paix de mon âme a donc fui pour toujours!


C
Tempo nhanh, rythm rối tinh lên. Bất an, hoảng hốt cùng cực. Anxiety.
Theme nhac chánh hoàn toàn biến đạng tới không còn nhận ra - ước vọng không thành tựu -

Je suis à ma fenêtre, ou dehors, tout le jour,
C’est pour le voir paraître, ou hâter son retour.
Mon cœur bat et se presse dès qu’il le sent venir,
Au gré de ma tendresse puis-je le retenir!

Oh ! caresses de flamme que je voudrais un jour
Voir s’exhaler mon âme dans ses baisers d’amour!


Ai muốn coi lời dịch thì phải chạy qua nhà Trân vậy
Sau đây là tiếng hát thiên thần Elina Garanca, my favorite mezzo-soprano, stage rehearrsal (thợ đang dọn sân khấu ầm ĩ ha)
[youtube][/youtube]
Enjoy bà con ôi


*
Make the long story... short !
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20017
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Cổ điển.

Bài viết bởi Hoàng Vân »

NTL đã viết:*...
- trừ phi... thiếu đức kiên nhẫn (như ôn vàng kìa) :rotfl:
...*
... :giggles: :allright: :yes2: ...


          
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1323
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Cổ điển.

Bài viết bởi NTL »

*

Opera là loại nghệ thuật khó nhá.
Thời xưa chuyện giải trí bằng nghệ thuật hổng có chi nhiều nên opera mần màn độc quyền đại lý.
Nhưng rồi với thời gian, giải trí mà nhiêu khê dzắc dzối đòi hỏi nhiều công của vậy nên khán giả lơi từ từ.
Và opera buộc phải update theo... trào lưu tiến bộ.

Tại những nước âu châu nói tiếng anh, và cả tại pháp, opera thay hình đổi dạng, trở thành ballade opera.
Các nhà trước tác cải lương tây viết những vở opera nhẹ, nghĩa là giản dị hẳn lợi trong kỹ thuật, không còn những khung nhạc rối rắm đòi hỏi trình độ cả từ nghệ sĩ trình diễn lẫn khán thính giả thưởng ngoạn. Thêm nữa là... phần đối thoại mất hẳn nốt nhạc, đối thoại được nói chớ hổng hát nữa. Rồi... ballade opera tiến hóa miết để thành những vở nhạc kịch broadway ngày nay.

*

Aria nghĩa là Air, hàm nghĩa một tune nhạc.
Trong opera, aria là bản vọng cổ 6 câu mùi rệu để diễn tã tâm tình của nhơn vật
Chỉ những nhơn vật chánh trong tuồng mới có aria mà hát heng, bị vì chỉ chúng mới có tâm tình kể lể ra cho ta nghe.

Cải lương tây, theo đúng thủ tục hành chánh, là câu chuyện bao quanh chủ đề tình yêu rối nùi của hai tài tử, nam tenor hay kép mùi và nữ soprano hay đào thương.
Câu chuyện được backup với hai nhơn vật, bass kép độc và alto đào lẳng, để diễn tiến tình tiết suông sẽ hơn.
Nhà soạn nhạc kịch bao giờ cũng nhắm trước vào 4 vai chánh này để viết nhạc theo vocal range của giọng hát. Viết cho tenor khác với viết cho bass, viết cho soprano khác với cho alto, để ông giám đốc sản xuất còn biết đường mà chọn mời ca sĩ phụ trách vai diễn.

Trong phân loại giọng hát nam nữ ấy, có một categorie lưng chừng :
- Baritone là giọng nam, vocal range nằm giữa tenor và bass.
- Mezzo-soprano là giọng nữ, nằm giữa soprano và alto.
Trong một chừng mực nào đó, đám lưng chừng ni có thể vượt rào để lấn sang categorie sát bên giả như khả năng leo tường này đủ mạnh, hoậc nhạc viết cho nhơn vật không đòi hỏi quá nhiều kỹ thuật xướng thanh.

Trong một lần phỏng vấn, Elina Garanca đã nói thế này : để giọng hát lên cao thêm dược nửa tông ra ngoài vocal range, cô đã cần ròng rã 6 tháng tập luyện thường nhựt. Phải mất 6 tháng dài để lên cao thêm được nửa nốt nhạc, dễ sợ hông trời !
Xem như thế, thể loại classic không phải muốn hát thế nào thì hát, cứ khơi khơi đổi tông nhạc cho hạp với giọng mình. Nên rồi trong cái "the exact music" ấy, giọng hát thiên phú không chưa đủ, đây chỉ là viên ngọc thô, còn cần phải dũa mài kỹ lưỡng dài lâu thì mới toả sắc đậng

*

Sau đây là một aria khác, Arilane's aria, trích từ balade oprera nổi tiếng cuối thế kỷ 19 : The Bohemian Girl.
Nhạc của tác giả ái nhĩ lan Michael W. Balfe, và lời của Alfred Bunn xứ anh.
Lú chọn rendition của Enya, ca sĩ ái nhĩ lan vì có lyrics đi kèm.
Bài hát không đòi hỏi kỹ thuật vocal chuyên nghiệp.
Lú nghĩ... bà con nghe cô hát chắc thích vì nhịp điệu êm ái và giọng hát mượt mà, dễ hiểu dễ nghe.
[youtube][/youtube]
Lú hở ? Dà, biểu nghe thì nghe chớ thích thì không ... thích lắm. Giọng Enya yếu xìu vì cô không phải dân opera chánh hiệu. Dòng nhạc cuối, câu "and you still loved me the same", Enya lên chữ still thiệt quá xá vất vả, nghe muốn kêu lính bắt.
Elina Garanca hát bàn này tuyệt quá. Lên bổng xuống trầm không hề suy suyển, để ý cái chữ still kia kìa nha, ngọt lịm hà. Still loved me the same, để ý nột trill trong the của the same - Enya simplified nốt trill này, nghe hổng đã -
Nhưng có lẽ bà con hổng thích... lắm !

Yoshikazu Mera hát bản này cũng rất tới, nhưng youtube không thấy có.
Mà sao CSRC mình hổng hát bài ni thử coi, vocal range của CSRC dư sức chơi bài này. Tới luôn đi bác tài. Cả A nghi nữa, cũng tới luôn. Hát đi rồi dán lên cho Lú nghe ké.
(trong rendition này của Elina, thụ cầm - harpe - rải tiếng nghe đã tai quá đi nha, Lú vốn không thích lắm tiếng đàn này. Trong Enya y hình là tiếng dương cầm điện, nghe lạt lẽo lắm - hay Lú nghe khó ra vì tông nhạc đã hạ thấp so với original ? )
Enjoy bà con ôi.
[youtube][/youtube]
Make the long story... short !
Trân
Bài viết: 164
Ngày tham gia: Thứ sáu 11/03/16 09:20

Re: Cổ điển.

Bài viết bởi Trân »

NTL đã viết:*

Opera

Nghe opera nhứt định hổng phải nghe lời hát, không phải theo dõi tình tiết tác phẩm - vì rằng thường khi người nghe biết hết cả rồi, có khi còn thuộc lòng là khác -

Đi coi opera là để nghe trình diễn nhạc bằng một loại nhạc cụ đậc biệt : giọng hát.
Xem cái nhạc cụ ấy làm ăn ra sao, có nổi đình đám, vuông ra vuông, tròn ra tròn, hay rồi ển ển xìu xìu và... méo xẹo, làm người xem sanh tiếc của tiếc công, đứng dậy huýt sáo la ó, thay vì vỗ tay tấn thưởng rần trời mây, tới nỗi màn nhung không đóng lại nổi vì cảm tình hưng phấn quá độ !

*
  1. giọng hát = nhạc cụ
    lời hát = ca từ (em nghĩ ca từ là chữ của vc).
    ... đọc bài chị viết em hiểu opera hơn chút.

    :thanks: :flwrhrts: :flwrhrts: :flwrhrts:
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1323
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Cổ điển.

Bài viết bởi NTL »

*

À bữa nay cũng nghe cổ điển heng, nhưng hổng phải nhạc cổ điển mà classic songs, nghĩa là những bài hát xưa cũ đã nổi đình đám một thời cho tới nay vẫn còn được ưa chuộng.
Ôn H ra nghe nè nha ôn... nhạc của thời chúng ta còn trẻ.
Nghe với chút tiếc nuối ngậm ngùi những ngày thơ dại... chỉ biết chơi thôi hổng biết gì !

*

Bên kia nghe Sylvie Vartan, hát la plus belle pour aller danser làm tui nhớ phim Cherchez l'idole.
Rồi nhớ bài Et Pourtant do Charles Aznavour hát cuối phim.

Charles Aznavour.
Tui mê giọng hát của ông này, người thị thậm xấu hát thì thậm hay.
Hồi ổng qua New-York hát đâu lối thập niên 80 thì tui lận lội theo tướng công ... a hèm... chercher l'idole.
Khi ấy giọng hát còn rất phong độ mượt mà. Và thường khi, bao giờ cũng có bản nhạc tủ La Bohème và Hier Encore.

Et Pourtant.
mới kiếm trong youtube ra, có lời và có cả bản dịch tiếng việt, khỏi mất công nhờ ôn kia, lóng rày chắc đang rêm mình rêm mẩy... Nhạc thất tình heng, bị đào đá quắn đít rồi vừa xoa vừa than trời... ôi đau đít quá xá nhưng... thương em thì vẫn cứ thương, huhu..huhu
[youtube][/youtube]
La Bohème
Bài này đó giờ chỉ nghe tiếng pháp, chừ kiếm ra cái rendition Aznavour hát bằng tiếng anh.
Lyrics hổng ác liệt như tiếng pháp, có thê vì cách phát âm chăng ?

Đại khái là chuyện một trự kể về đám dzăng nghệ sĩ, thời còn hàn vi đói rách nhưng với tuổi trẻ căng tràn nhựa sống, tà tà cà nhỏng, ăn chưa no lo chưa tới, phất phơ hy vọng tương lai. Rồi sau trự nớ trở về chốn cũ - hổng biết đã thành công sự nghiệp không nữa nha - ngó cảnh ngó người, mần màn hoài niệm quá khứ ngày xanh, một thuở không còn nữa. Buồn nghe minh mông ha !

Bản tiếng pháp tui nghe tới thuộc lòng luôn rồi, Aznavour hát nó từ hồi mới dậy tăm dậy tiếng, và cứ hát miết cho tới khi giải nghệ về hưu
Chừ làng nước nghe tiếng anh heng, khi mô kiếm ra bản tiếng pháp hay nhứt, lúc giọng hát đang sáng rỡ trên vòm trời nghệ thuật thì tui sẽ dán vô sau.
[youtube][/youtube]
Hier Encore
Bài này được dịch và hát bởi nhiều ca sĩ nổi tiếng. Bản anh ngữ có tựa Yesterday, when I was young.
Clip sau Aznavour hát bằng tiếng anh với Elton John.
Cả hai cũng có hát chung bằng tiếng pháp, nhưng Elton John phát âm nghe tức cười lám cà, thí dụ như amour (tình yêu) nghe ngọng nghịu thành est mort (đã chết).

Lời của Hier Encore quạnh hiu một nỗi buồn, da diết và bàng bạc xa vắng, mà có lẽ nội trong đây, chỉ tui nghe thấm ý nhứt, hier encore, j'avais juste 20 ans... thì tui cũng mới hai mươi bữa qua đây thôi mà.. huhu..
(còn bữa nay thì Charles Aznavour đã 92 tuổi rưỡi...)
[youtube][/youtube]
*
Last edited by NTL on Thứ bảy 17/09/16 10:28, edited 3 time in total.
Make the long story... short !
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20017
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Cổ điển.

Bài viết bởi Hoàng Vân »

NTL đã viết:*
....
(còn bữa nay thì Charles Aznavour đã 92 tuổi rưỡi...)
....
*
  • ... wow, quả là bất ngờ.

    Tôi cứ tưởng là chỉ mới có vài năm trước khi tôi nghe Aznavour lần đầu. Ngó lại thì những nam ca sĩ cùng thời mà tôi thích nghe cũng đã khuất bóng, Moustaki, Nougaro, Salvador, Ferré, Bécaud, Montand, Gainsbourg ..

    Những bài mà Aznavour hát, và hát vô địch như bài La Bohème, là vì từng chữ một được diễn tả rất đúng, rất vừa, rất thật của người trong cuộc. Cũng là một chữ phát âm, nhưng cái thần của chữ với đầy đủ hỉ nộ ái ố khiến cho chữ ấy trở nên đặc sắc "Aznavour" mà không ca sĩ nào có thể diễn hơn.

    Nhưng người ta có câu "Nhứt lé, Nhì lùn, .. vv .." .. :giggles: .. và anh bé con Aznavour có những bài hát gai góc thú vị hơn những ca sĩ khác .. như bài sau đây .. khi anh bắt đầu có vấn đề với sở thuế ..




    [youtube][/youtube]


    :flwrhrts:

              
Trả lời

Quay về “Giải trí”