Luật an ninh mạng

Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20017
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Luật an ninh mạng

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    tổ chức Ân xá Quốc tế (AI):
              
    • Phải thách thức
      ‘đề xuất lạnh người’
      của luật an ninh mạng

    ____________________
    Tina Hà Giang - BBCvietnamese.com - 10 tháng 6 2018



              

    Ngày càng nhiều người dùng internet ở Việt Nam

              
    Khuya hôm 9/6, tổ chức Ân xá Quốc tế (AI) gửi thông cáo báo chí kêu gọi đại biểu và lãnh đạo công ty công nghệ phản đối và thách thức dự luật An ninh mạng của Việt Nam. Dự luật này dự trù sẽ được mang ra biểu quyết tại Quốc Hội hôm thứ Ba 12/6, với nhiều triển vọng được thông qua. Gọi đây là một dự luật với ''đề xuất lạnh người," AI nhận định:
    • "Internet là không gian cuối cùng mà người dân Việt Nam còn có thể bày tỏ ý kiến của mình với một mức độ tương đối tự do. Luật này sẽ dứt khoát bóp nghẹt chút tự do đó. Chúng tôi kêu gọi các đại biểu quốc hội hãy bỏ phiếu chống lại bộ luật có tính cách đàn áp áp sâu sắc, và kêu gọi các công ty công nghệ hãy thách thức đề xuất lạnh người này."

    Trước đó một ngày, hôm 8/6, trả lời phỏng vấn của BBC, bà Minh Yu Hah, Phó giám đốc Đông Nam Á & Thái Bình Dương của tổ chức Ân xá Quốc tế phát biểu:
    • "Dự thảo Luật An ninh mạng này mơ hồ một cách nguy hiểm,
      • nó cho phép chính quyền biến người bày tỏ quan điểm thành tội phạm hình sự,
      • và khiến người dân thực thi quyền tự do ngôn luận của mình có nguy cơ bị cầm tù tuỳ theo diễn giải của cơ quan công lực."

    Luật An ninh mạng 'thừa mà ảnh hưởng nhân quyền'

              

    Dự luật An ninh mạng nếu thông qua thì có ảnh hưởng nhiều đến 'quyền kinh tế, chính trị' của công dân?

              
    'Công ty công nghệ thành tai mắt nhà nước'

    Trong khi bà Minh Yu Hah nêu câu hỏi
    • "nếu luật này được phê chuẩn, thì vai trò của các công ty công nghệ trong việc hỗ trợ chính sách của chính phủ độc tài là gì?"
    thì một nữ đồng nghiệp, bà Clare Algar, Giám đốc điều hành toàn cầu của Ân xá Quốc tế, có thái độ cả quyết hơn. Nhận định của bà Clare Algar được thông cáo báo chí của AI trích:
    • "Nếu luật này được thông qua, chính phủ Việt Nam sẽ được toàn quyền giám sát tất cả mọi điều người dân bày tỏ trên mạng. Chính phủ còn được cấp giấy phép để buộc các công ty công nghệ phải trao cho họ thông tin cá nhân của người dùng, và tóm lại, biến các công ty này thành tai mắt của nhà nước."

    Vài giờ trước khi gửi thông cáo báo chí, tổ chức Ân xá Quốc tế viết một loạt thư ngỏ cho giám đốc điều hành của các công ty Apple, Facebook, Google và Microsoft, và Samsung, tóm tắt những điểm họ cần quan tâm. Thúc giục các công ty gây áp lực lên chính phủ Việt Nam, AI viết trong thư ngỏ:
      • "Dự thảo luật an ninh mạng của Việt Nam giống y như
      • - giống một cách đáng báo động - luật an ninh mạng có hiệu lực từ 1 tháng 6 năm 2017 của Trung Quốc.
      Luật này hợp pháp hóa những hành vi ngược đãi hiện tại của chính quyền, và biến các công ty công nghệ hoạt động ở Trung Quốc thành những đại diện giám sát của nhà nước."

      "Tương tự, ở Việt Nam, người dân có thể bị buộc tội một cách tuỳ tiện theo Điều 8 hoặc Điều 15 của luật,
      trong đó ghi những tội cực kỳ rộng và mơ hồ,
      • như tội "phủ nhận thành tựu cách mạng"
        hay "gây hiểu lầm gây nhầm lẫn giữa nhân dân".

              


    'Phải phản đối và thách thức'

    Giúp các công ty nói trên nắm vững nội dung dự luật An ninh mạng của Việt Nam, tổ chức Ân xá Quốc tế vạch ra:
    • "Nếu luật này được thông qua tuần tới,
      • các công ty có thể được yêu cầu lưu trữ dữ liệu của người dùng tại Việt Nam,
      • và cũng sẽ bị buộc phải chuyển cho chính quyền nhiều dữ liệu gồm các thông tin cá nhân,
      • và kiểm duyệt bài đăng của người dùng,
      mà không có đủ các biện pháp để bảo vệ quyền tự do ngôn luận và quyền riêng tư của họ."

      "Hiện Việt Nam có hơn 60% người dùng internet, đa số có thể thực hiện quyền tự do phát biểu trên không gian mạng. Tuy nhiên, các nhà chức trách thường phản ứng gay gắt với những ai phê bình nhà nước - theo các báo cáo đã công bố - năm 2017 chính quyền Việt Nam đã bắt giữ gần 30 người sử dụng internet để thúc đẩy nhân quyền."

    Tổ chức Ân xá Quốc tế kêu gọi:
    • "Công ty của qúy vị có trách nhiệm tôn trọng quyền riêng tư và quyền tự do ngôn luận. Trách nhiệm này cao hơn yêu cầu pháp lý của các quốc gia. Điều này được ghi rõ trong Nguyên tắc Hướng dẫn về Kinh doanh và Nhân quyền của Liên Hợp Quốc (UNGPs).""Tổ chức Ân xá Quốc tế kêu gọi công ty của qúy vị thách thức dự luật An ninh mạng, và cho chính phủ Việt Nam biết sự phản đối vì nguyên tắc của công ty mình, trong việc thực hiện bất kỳ yêu cầu, hoặc chỉ thị nào vi phạm những quyền cơ bản của con người."

      "Các công ty công nghệ như bạn đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo internet là một không gian an toàn, nơi mọi người ở Việt Nam có thể tự do phát biểu mà không sợ bị quyền giam giữ hoặc bị giám sát, theo dõi hàng loạt."




    nguồn bbc.com

              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20017
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: luật an ninh mạng

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          








:pntfngrri: facebook LM Phan Văn Lợi


          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20017
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: luật an ninh mạng

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Chân trời mới :
    an ninh mạng

    _______________________________


    Đảng huấn luyện từ nhỏ :
    • đừng suy nghĩ,
      đừng tìm hiểu,
      đừng bất bình .
                
    • Hãy ăn nhậu,
      hãy tiêu thụ,
      hãy nhìn cái rốn của mình,
      hãy lo thân xác mình,
      sống chết mặc bay .
      Hãy bịt mắt, bịt miệng, che tai.

    Công dã tràng :
    • những cuộc biểu tình rầm rộ
      • chống đặc khu,
        chống bán nước,
        chống Tàu
      bùng nổ khắp nơi :
      dân không tin Đảng nữa,
      tuổi trẻ không nghe Đảng nữa.

    Người ta nói có hai điều kiện khiến một chế độ độc tài sụp đổ.
    • Thứ nhất là những đợt sóng ngầm âm ỉ của một dân tộc thèm khát tự do.
    • Thứ hai là những đột biến nổ tung như núi lửa, khiến nhà cầm quyền không trở tay kịp.

      Sóng ngầm căm hờn, bất mãn đã âm ỉ từ lâu ở VN.
      Đột biến đang bùng lên, trên khắp các nẻo đường đất nước.
      Sau gần một thế kỷ đè đầu, cướp cổ dân, chưa bao giờ nhà cầm quyền Cộng Sản bị đe dọa như vậy.



    Phải làm gì để cứu vãn chế độ ?
    • Phải gấp rút ban hành luật an ninh mạng.
      Phải kéo bức màn sắt xuống.
      Phải trùm bóng đen lên.

              
    ‘’Silence, on tue !’’.
    Xin yên lặng, để chúng tôi
    giết người.
    Cướp nhà, ,
    cướp của,
    lập đặc khu,
    bán đảo,
    bán nước.

              
    Luật an ninh mạng thông qua,
    • sẽ chấm dứt Internet, chấm dứt facebook, websites, báo mạng.
    Sẽ chỉ còn một nguồn thông tin :
    • báo lề phải.
    Sẽ chỉ còn một loại tư tưởng gia :
    • dư luận viên.

    Sau những cuộc biểu tình chống đặc khu, chống Tàu rầm rộ diễn ra trên toàn quốc, một tờ báo nhà nước đặt tựa :
    • ‘’ Xuất hiện nhiều điểm tụ tập đông người ‘’.
    Nếu không có báo mạng, cái tựa sẽ trở thành :
    • hàng trăm ngàn người biểu tình ủng hộ chính phủ.

    Cán bộ biết đọc biết viết (hay không) sẽ dạy bạn phải viết lách như thế nào. Phải làm thơ, viết văn, làm phim, soạn nhạc như thế nào. Các bạn sẽ được sống những ngày Cách mạng Văn hóa như thời sinh tiền của bác Mao yêu quý trên xứ Tàu huynh đệ.

    Có người nói : cái khác nhau giữa một nước dân chủ và một nước độc tài là,
    • ở một xứ dân chủ, người tới gõ cửa nhà bạn 6 giờ sáng, là người tới giao sữa tươi.
    • Luật an ninh mạng thông qua, người gõ cửa nhà bạn 6 giờ sáng, hay nửa đêm,
      sẽ là công an đến bàn chuyện thơ phú, chữ nghĩa .


    Sẽ không còn suy nghĩ, sáng tác, nghệ thuật. Bạn sẽ sống ngập lụt trong một biển biểu ngữ.
    Và, tệ hại hơn nữa, để tránh tai bay vạ gió, bạn sẽ tự kiểm duyệt. Cả nước sẽ tự kiểm duyệt để an thân. Mặc cho bọn cướp lộng hành.

    Georges Clemenceau :
    • Vinh quang thay, những quốc gia nơi người dân có quyền nói, nhục nhã thay, những nơi dân phải ngậm miệng ( * ).

    Voltaire :
    • hãy ủng hộ quyền tự do ngôn luận, đó là nền tảng cho tất cả các quyền tự do, nhờ đó chúng ta soi sáng lẫn nhau ( ** )

              
    Nếu bạn chưa bao giờ phản kháng chuyện gì,
    hãy phản kháng
    dự luật an ninh mạng.

    Đó là cái tròng xiết cổ bạn.

    Nếu không,
    chúng sẽ tới cướp nhà,
    cướp đất của bạn
    mà không ai hay.

    Không ai dám ho he mở miệng.

    Nếu bạn đã phản đối dự luật đặc khu,
    hãy phản đối dự luật an ninh mạng,
    quyết liệt hơn 1000 lần.

    Bởi vì khi luật an ninh mạng thông qua,
    chúng sẽ lập hàng ngàn đặc khu
    mà không ai hay biết.

              




    Từ Thức ( tuthuc-paris-blog.com )
    ( * ) Gloire aux pays où l’on parle, honte aux pays où l’on se tait. G.Clemenceau .
    (** ) Soutenons la liberté de la presse, c’est la base de toutes les libertés, c’est par là qu’on s’éclaire mutuellement. Voltaire





    nguồn: tuthuc-paris-blog.com

              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20017
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: luật an ninh mạng

Bài viết bởi Hoàng Vân »

Ngoc Han
Bài viết: 1577
Ngày tham gia: Thứ tư 20/05/15 14:24

Đọc lại Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền

Bài viết bởi Ngoc Han »

Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền là tuyên ngôn về các quyền cơ bản của con người được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 10 tháng 12 năm 1948 tại Palais de Chaillot ở Paris, Pháp. Bản Tuyên ngôn đã được dịch ra ít nhất 375 ngôn ngữ.[1] Tuyên bố phát sinh trực tiếp từ những kinh nghiệm của Chiến tranh thế giới thứ hai và là tuyên ngôn nhân quyền đầu tiên trên thế giới, trong đó liệt kê các quyền cơ bản mà mọi cá nhân, được hưởng, không phân biệt chủng tộc, màu da, phái tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hay tất cả quan điểm khác, quốc tịch hay nguồn gốc xã hội, tài sản, nơi sinh, hay tất cả những hoàn cảnh khác (điều 2). Nó bao gồm 30 điều đã được xây dựng trong các Thỏa ước quốc tế, thỏa ước nhân quyền khu vực, hiến pháp và luật pháp quốc gia. Bộ Luật Nhân quyền Quốc tế bao gồm Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa, và Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị cùng hai Nghị định thư không bắt buộc I và II. Năm 1966, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua hai Công ước trên, qua đó hoàn thành cơ bản Bộ Luật Nhân quyền Quốc tế.

Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền là một khuôn mẫu chung cần đạt tới của mọi quốc gia và mọi dân tộc. Tinh thần của bản Tuyên ngôn là dùng truyền đạt và giáo dục để nỗ lực thúc đẩy các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc tôn trọng các quyền con người cơ bản được đưa ra trong Tuyên ngôn.

Điều khoản cuối cùng thuộc về bản Tuyên ngôn có viết "Không được phép diễn giải bất kỳ điều khoản nào trong Bản tuyên ngôn này theo hướng ngầm ý cho phép bất kỳ quốc gia, nhóm người hay cá nhân nào được quyền tham gia vào bất kỳ hoạt động nào hay thực hiện bất kỳ hành vi nào nhằm phá hoại bất kỳ quyền và tự do nào nêu trong Bản tuyên ngôn này".

Mục lục
1 Toàn văn
2 Xem thêm
3 Liên kết ngoài
4 Chú thích
Toàn văn
Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc
Xét rằng: Sự công nhận nhân phẩm của mọi người trên toàn thế giới và các quyền bình đẳng không thể tước đoạt của họ chính là nền tảng của tự do, công lý và hòa bình trên thế giới.

Xét rằng: Hành vi xem thường và chà đạp nhân quyền đã dẫn đến những hành động man rợ, xúc phạm đến lương tâm nhân loại. Việc tiến đến một thế giới trong đó tất cả mọi người được hưởng tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, không còn lo sợ hãi và nghèo khó, phải được tuyên xưng như là ước vọng cao nhất của con người.

Xét rằng: Nhân quyền cần phải được bảo vệ bằng luật pháp, để con người không bị bắt buộc phải sử dụng đến biện pháp cuối cùng là vùng dậy chống lại độc tài và áp bức.

Xét rằng: Mối quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia cần được khuyến khích và mở rộng.

Xét rằng: Trong Hiến Chương, các dân tộc của cộng đồng Liên Hiệp Quốc đã lại một lần nữa xác định niềm tin vào những quyền căn bản của con người, vào nhân phẩm và giá trị con người, vào quyền bình đẳng nam nữ và cũng đã quyết định cổ vũ cho các tiến bộ xã hội và cải tiến mức nhân sinh trong bối cảnh ngày càng tự do hơn.

Xét rằng: Các quốc gia hội viên đã cam kết hợp tác với Liên Hiệp Quốc, nhằm cổ vũ việc tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do căn bản.

Xét rằng: Sự hiểu biết chung về nhân quyền và tự do là điều tối quan trọng để có thể thực hiện đầy đủ sự cam kết trên.

Do đó, Ðại Hội Ðồng Liên Hiệp Quốc long trọng công bố Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền này như là một khuôn mẫu chung cần đạt tới của mọi dân tộc và quốc gia, nhằm giúp cho mọi cá nhân và thành phần của xã hội luôn luôn theo sát tinh thần của Bản Tuyên ngôn, dùng sự truyền đạt và giáo dục, để nỗ lực phát huy sự tôn trọng các quyền tự do này.

Mặt khác, bằng những phương thức tiến bộ trong phạm vi quốc gia cũng như quốc tế, phải bảo đảm sự thừa nhận và tuân hành Bản Tuyên ngôn một cách có hiệu lực, trong các dân tộc của các nước thành viên, và ngay cả trong những người dân sống trên các phần đất thuộc quyền cai quản của các nước đó.

Ðiều 1:
Mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và quyền. Mọi người đều được phú bẩm về lý trí và lương tâm và vì thế phải đối xử với nhau trên tinh thần bác ái.

Ðiều 2:
Mọi người đều được hưởng tất cả những quyền và tự do được công bố trong Bản Tuyên ngôn này và không có một sự phân biệt nào, như chủng tộc, màu da, phái tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hay tất cả quan điểm khác, quốc tịch hay nguồn gốc xã hội, tài sản, nơi sinh, hay tất cả những hoàn cảnh khác. Hơn nữa, cũng không được có sự phân biệt nào đối với con người sống trên một quốc gia hay trên một lãnh thổ, căn cứ trên cơ chế chính trị, nền tảng luật pháp hay quy chế quốc tế của quốc gia hay lãnh thổ đó. Cho dù quốc gia hay lãnh thổ này độc lập hay dưới sự bảo hộ, không được tự trị hay ở trong tình trạng bị hạn chế về chủ quyền.

Ðiều 3:
Mọi người đều có quyền sống, quyền tự do và an toàn cá nhân.

Ðiều 4:
Không ai bị cưỡng bức làm nô lệ hay tôi đòi. Chế độ nô lệ và buôn bán nô lệ dưới mọi hình thức đều bị nghiêm cấm.

Ðiều 5:
Không một người nào phải chịu cực hình, tra tấn, hay bất kỳ hình thức đối xử, hoặc trừng phạt bất nhân, hay có tính cách lăng nhục.

Ðiều 6:
Ở bất cứ nơi nào, mỗi người đều có quyền được công nhận tư cách con người của mình trước pháp luật.

Ðiều 7:
Tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, và phải được bảo vệ một cách bình đẳng, không kỳ thị phân biệt. Tất cả đều được quyền bảo vệ ngang nhau, chống lại mọi kỳ thị vi phạm Bản Tuyên ngôn này, cũng như chống lại mọi kích động dẫn đến kỳ thị như vậy.

Ðiều 8:
Mọi người đều có quyền được bảo vệ và bênh vực bởi các cơ quan tư pháp quốc gia có thẩm quyền về các hành vi vi phạm các quyền căn bản, do Hiến pháp và Luật Pháp quy định.

Ðiều 9:
Không một ai bị bắt bớ, cầm tù hay lưu đày một cách độc đoán.

Ðiều 10:
Mọi người đều có bằng nhau quyền được phân xử công khai và công bằng, trước một tòa án độc lập và vô tư, để được phán quyết về các quyền lợi và nhiệm vụ của mình, hay về những tội phạm mà mình bị cáo buộc.

Ðiều 11:

Khi truy tố trước pháp luật, mọi người được xem là vô tội, cho đến khi pháp luật chứng minh là có tội, trong một phiên tòa công khai và tòa án này phải cung ứng tất cả mọi bảo đảm cần thiết cho quyền biện hộ của đương sự.
Không ai có thể bị kết án khi có những hành động hay sơ suất xảy ra vào lúc mà luật pháp của quốc gia hay quốc tế không quy định đó là một hành vi phạm pháp. Tương tự như vậy, không được áp đặt một hình phạt nào nặng hơn hình phạt được ấn định vào lúc hành vi phạm pháp xảy ra.
Ðiều 12:
Không một ai bị xâm phạm một cách độc đoán về đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, hay thư tín, cũng như bị xúc phạm danh dự hay tiếng tăm của mình. Mọi người đều có quyền được luật pháp bảo vệ, trước những xâm phạm và xúc phạm như vậy.

Ðiều 13:

Mọi người có quyền tự do di chuyển và cư trú, trong phạm vi biên giới của quốc gia.
Mọi người đều có quyền rời khỏi lãnh thổ bất kỳ nước nào, kể cả nước của mình, và quyền trở về xứ sở.
Ðiều 14:

Trước sự ngược đãi, mọi người đều có quyền tị nạn và tìm sự dung thân tại các quốc gia khác.
Quyền này không được kể đến, trong trường hợp bị truy nã thật sự vì các tội phạm không có tính chính trị, hay do những hành vi trái với những mục tiêu và nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc.
Ðiều 15:

Mọi người đều có quyền có quốc tịch.
Không một ai bị tước bỏ quốc tịch, hay bị từ chối quyền thay đổi quốc tịch, một cách độc đoán.
Ðiều 16:

Nam và nữ trong tuổi trưởng thành có quyền kết hôn và lập gia đình, mà không bị hạn chế về lý do chủng tộc, quốc tịch hay tôn giáo. Nam nữ đều có quyền bình đẳng lúc kết hôn, trong đời sống vợ chồng và lúc ly hôn.
Hôn nhân chỉ có thể tiến hành khi cả hai đều được tự do quyết định và đồng ý thật sự.
Gia đình phải được xem là một đơn vị tự nhiên và căn bản của xã hội, và được quyền bảo vệ của xã hội và quốc gia.
Ðiều 17:

Mọi người đều có quyền sở hữu tài sản cá nhân cũng như tập thể.
Không ai có thể bị tước đoạt tài sản của mình một cách độc đoán.
Ðiều 18:
Mọi người đều có quyền về tự do tư tưởng, nhận thức và tôn giáo. Quyền này bao gồm cả quyền tự do thay đổi tôn giáo hay tín ngưỡng, cũng như quyền tự do biểu lộ tôn giáo hay tín ngưỡng của mình, với tư cách cá nhân hay tập thể, ở nơi công cộng hay nơi chốn riêng, bằng sự truyền dạy, thực hành, thờ phượng và áp dụng các nghi thức đạo giáo.

Ðiều 19:
Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm. Quyền này bao gồm sự tự do quan điểm mà không bị xen vào quấy rầy và được tự do tìm kiếm, thu nhận và quảng bá tin tức và tư tưởng qua mọi phương tiện truyền thông bất kể biên giới.

Ðiều 20:

Mọi người đều có quyền tự do hội họp và lập hội, một cách ôn hòa.
Không một ai có thể bị cưỡng bách gia nhập vào một đoàn thể.
Ðiều 21:

Mọi người đều có quyền tham gia vào việc điều hành xứ sở của mình, một cách trực tiếp hay qua các đại biểu được tuyển chọn một cách tự do.
Mọi người đều có quyền đón nhận những dịch vụ công cộng của quốc gia một cách bình đẳng.
Ý muốn của người dân phải là nền tảng của quyền lực chính quyền. Ý muốn này phải được thể hiện qua các cuộc bầu cử định kỳ và thực sự, bằng phiếu kín, qua phương thức phổ thông và bình đẳng đầu phiếu, hay các phương thức tương đương của bầu cử tự do.
Ðiều 22:
Vì là thành viên của xã hội, mỗi người đều có quyền an ninh xã hội, qua các cố gắng của quốc gia và hợp tác quốc tế, dựa theo phương cách tổ chức và tài nguyên của mỗi nước. Quyền này được đặt trên căn bản của sự thụ hưởng những quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa, cần thiết cho nhân phẩm và sự phát triển tự do của mỗi cá nhân.

Ðiều 23:

Mọi người đều có quyền làm việc, quyền tự do chọn việc làm, quyền được hưởng các điều kiện làm việc chính đáng và thuận lợi đối với công việc, và quyền được bảo vệ chống thất nghiệp.
Mọi người, không vì lý do kỳ thị nào, đều có quyền được hưởng lương bổng như nhau cho cùng một công việc.
Mọi người làm việc đều được quyền hưởng thù lao một cách công bằng và thích hợp, khả dĩ bảo đảm cho bản thân và gia đình mình một cuộc sống xứng đáng với nhân phẩm, cũng như được trợ giúp nếu cần, qua các phương thức bảo vệ xã hội khác.
Mọi người đều có quyền thành lập và tham gia vào các nghiệp đoàn, để bảo vệ quyền lợi của mình.
Ðiều 24:
Mọi người đều có quyền nghỉ ngơi và giải trí, kể cả việc hạn chế hợp lý số giờ làm việc, và các ngày nghỉ định kỳ có trả lương.

Ðiều 25:

Mọi người đều có quyền được hưởng một mức sống phù hợp với sức khỏe và sự no ấm cho bản thân và gia đình bao gồm: thực phẩm, quần áo, nhà ở, y tế và các dịch vụ xã hội cần thiết, quyền an sinh trong lúc thất nghiệp, đau ốm, tàn tật, góa bụa, tuổi già hay các tình huống thiếu thốn khác do các hoàn cảnh ngoài khả năng kiểm soát của mình.
Các bà mẹ và trẻ con phải được hưởng sự chăm sóc và trợ giúp đặc biệt. Tất cả mọi trẻ con, sinh có hôn thú hay không, đều được xã hội bảo vệ một cách bình đẳng.
Ðiều 26:

Mọi người đều có quyền được giáo dục. Giáo dục phải được miễn phí, ít nhất là ở bậc tiểu học và căn bản. Giáo dục tiểu học phải bắt buộc. Giáo dục kỹ thuật và chuyên nghiệp phải được mở rộng và giáo dục đại học phải được mở rộng bình đẳng cho mọi người, trên căn bản tài năng xứng đáng.
Giáo dục phải được điều hướng để phát triển đầy đủ nhân cách, và củng cố sự tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do căn bản. Giáo dục phải nhằm cổ vũ sự cảm thông, lòng khoan dung, và tình hữu nghị giữa mọi quốc gia, mọi nhóm chủng tộc hoặc tôn giáo, và hỗ trợ việc phát triển các sinh hoạt của Liên Hiệp Quốc nhằm duy trì hòa bình.
Cha mẹ có quyền ưu tiên chọn lựa phương cách giáo dục dành cho con cái mình.
Ðiều 27:

Mọi người đều có quyền tự do tham gia sinh hoạt văn hóa cộng đồng, thưởng thức các bộ môn nghệ thuật, và cùng chia sẻ các tiến bộ khoa học cũng như các lợi ích của khoa học.
Mọi người đều có quyền được bảo vệ về tác quyền, trên bình diện tinh thần cũng như quyền lợi vật chất, đối với các tác phẩm khoa học, văn chương, hay nghệ thuật.
Ðiều 28:
Mọi người đều có quyền đòi hỏi được sống trong một trật tự xã hội và trật tự quốc tế, trong đó các quyền và các tự do được đề cập trong Bản Tuyên ngôn này có thể được thể hiện đầy đủ.

Ðiều 29:

Mọi người đều có bổn phận đối với cộng đồng nào mà chỉ trong đó mới có thể phát triển toàn vẹn và tự do nhân cách của mình.
Trong việc hành xử nhân quyền và thụ hưởng tự do, mọi người chỉ phải chịu những hạn chế do luật định, và những hạn chế này chỉ nhằm mục tiêu bảo đảm sự thừa nhận và tôn trọng nhân quyền, và quyền tự do của những người khác, cũng như nhằm thỏa mãn những đòi hỏi chính đáng về luân lý, trật tự công cộng, và nền an sinh chung trong một xã hội dân chủ.
Trong bất cứ trường hợp nào, nhân quyền và những quyền tự do này cũng không được hành xử trái với những mục tiêu và nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc.
Ðiều 30:
Không một điều nào trong Bản Tuyên ngôn này được hiểu và hàm ý cho phép một nước, một nhóm hay một cá nhân nào được quyền có những việc làm hay hành động nhằm hủy diệt nhân quyền và tự do được thừa nhận trong bản Tuyên ngôn này.

Liên Hiệp Quốc, ngày 10 tháng 12 năm 1948

Có lẽ các dân biểu nghị gật ở Việt Nam chưa ai đọc bản tuyên ngôn này, nên phát cho mỗi trự một bản để hiểu biết thêm về nhân bản con người. :md:
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20017
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Đọc lại Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền

Bài viết bởi Hoàng Vân »

Ngoc Han đã viết: Thứ ba 12/06/18 23:40 ......
Có lẽ các dân biểu nghị gật ở Việt Nam chưa ai đọc bản tuyên ngôn này, nên phát cho mỗi trự một bản để hiểu biết thêm về nhân bản con người. :md:
  •           


    Các dân biểu quốc hội VN đều là đảng viên CS, được cho vào, được đưa vào QH để hưởng phước, thì mình dư biết rằng họ sẽ làm gì .. :wink2: ... Họ sẽ gật đầu làm mọi chuyện để bảo vệ đảng và nhà nước đã đưa họ lên ..

    Điều hiển nhiên mà ai tỉnh 1 chút cũng phải thấy là CS đã chia xả hội VN ra làm 2 giai cấp:
    • giai cấp 1: được nhà nước phát lương
    • giai cấp 2: bị nhà nước nô lệ hóa


    giai cấp 1 được phát triển rất nhanh về số lượng (bây giờ đã đạt tỷ lệ khổng lồ ...), để bảo vệ đảng và nhà nước. Cho dù nước Việt biến thành tỉnh Việt của Tàu thì giai cấp 1 vẫn ăn trên ngồi trốc, cầm roi cầm súng giúp Tàu để nô lệ hóa lớp dân cùng khốn là giai cấp 2 ....



    giải pháp duy nhất và cấp bách là cắt đầu rắn, chứ đừng nói nhân quyền vớ vẩn với rắn, vì rắn là rắn, và rắn có nói nhân quyền cũng là nhân quyền xạo vì bị ép ... :lol2: .... Xạo, bội ước, phản trắc là bản chất của rắn. Tội cho ai bị cắn bao phen mà vẫn chưa sáng mắt ....


    :cafe: :flower:
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20017
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Luật an ninh mạng

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




    Nhật ký yêu nước - 26 November 2014 ·
    Giải pháp nào cho lực lượng công an "quá khổ" tại Việt Nam ?





    "Chớ quên, trong các chế độ độc tài, lực lượng công an chỉ là công cụ của chế độ. Ngay sau khi chế độ không còn đứng vững, các lãnh đạo còn mải lo thoát thân và khi không còn thượng cấp nào ra lệnh nữa thì lực lượng công an sẽ nhanh chóng trở về với nhân dân."

    Theo phương án tăng lương của chính phủ vừa trình quốc hội, thì từ ngày 1/1/2015 sẽ có khoảng 1,8 triệu cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang có hệ số lương dưới 2,34 sẽ được tăng lương. Số người được tăng lương chiếm 35% tổng số cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang. Chỉ cần một phép tính đơn giản, chúng ta có thể suy ra số cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang đang phục vụ trong nhà nước là 5,1 triệu người. Việt Nam hiện có khoảng 2,8 triệu công chức. Vậy số người phục vụ trong lực lượng vũ trang hiện nay khoảng 2,3 triệu người. Lực lượng vũ trang Việt Nam bao gồm gần 450.000 quân chính quy, quân địa phương, 50.000 dân quân tự vệ và còn lại, ước tính khoảng 1,5 đến 1,8 triệu công an.

    Chính quyền Việt Nam chưa bao giờ công bố chính thức quân số của lực lượng công an. Đó vẫn là một bí mật cho đến khi Việt Nam có dân chủ và các hồ sơ được bạch hóa. Trong bài phát biểu trước Hội đồng Nhân quyền của Liên hiệp quốc vào tháng 6 vừa rồi, cựu cán bộ ngoại giao Đặng Xương Hùng, người đã li khai khỏi đảng Cộng sản, cho rằng "trung bình cứ 18 người là có một người làm việc cho an ninh". Như vậy số người làm việc cho an ninh, theo khẳng định của ông Đặng Xương Hùng, vào khoảng 5 triệu người. Số người này bao gồm cả lực lượng bán chuyên trách như dân phòng, thanh niên xung phong. Ngoài ra, như chúng ta có thể dễ dàng chứng kiến, trong những phiên tòa xử án những người đối lập hay những cuộc biểu tình chống Trung Quốc, một lượng lớn hưu trí, cựu chiến binh, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, v.v... được huy động ra hiện trường làm công tác "vòng ngoài" hoặc nhiều khi, trực tiếp gây xung đột với những người đối lập ở vòng trong. Những lực lượng bán chuyên trách hoặc "quần chúng tự phát" này được hưởng một lượng phụ cấp nhất định theo thời gian hoặc theo từng vụ việc.

    Tại sao chính quyền Việt Nam cần duy trì một lực lượng công an đông như vậy ?

    Hoa Kỳ có 313 triệu người sống trên một diện tích gần 10 triệu km vuông chỉ cần 800.000 cảnh sát bao gồm cả cảnh sát liên bang và cảnh sát các tiểu bang. Trung bình cứ 100.000 dân Mỹ thì có 248 cảnh sát. Việt Nam chỉ có 90 triệu người và một diện tích là 330.000 km vuông nhưng cần đến 1,5 triệu công an, trung bình 100.000 người Việt có 1,600 cảnh sát. Chưa cần bàn tới hiệu quả, một lượng công an lớn như vậy trước hết là một gánh nặng cho xã hội.

    Nhiều người sẽ lập luận rằng, công an Việt Nam đông như vậy là để đảm bảo an ninh trật tự. Rằng dân trí Việt Nam còn thấp, ý thức pháp luật của người dân chưa cao, v.v... nên cần sự hiện diện thường xuyên của lực lượng thừa hành pháp luật để hướng dẫn, nhắc nhở người dân và chế tài các vi phạm. Một câu hỏi cần đặt ra cho lập luận này: với tình trạng tai nạn giao thông, trộm cắp, cướp giật, buôn lậu, ma túy v.v... như hiện nay cần bao nhiêu công an nữa thì an ninh trật tự sẽ được tái lập ?

    An ninh trật tự không phụ thuộc vào số lượng công an. Trước hết, an ninh trật tự là kết quả của một pháp luật nghiêm minh. Đó phải là một thứ pháp luật đứng đắn, xuất phát từ thực tế cuộc sống của người dân (chứ không phải từ cương lĩnh đảng) và phải do một cơ quan lập pháp thực sự do dân bầu ra soạn thảo và biểu quyết. Pháp luật đứng đắn sẽ sinh ra một đội ngũ công an lương thiện, lấy phục vụ người dân là mục đích tối thượng (viên công an nào vi phạm quy tắc này sẽ bị xử lí rất nghiêm khắc). Pháp luật không đứng đắn thì chỉ có thể sinh ra một đội quân "cướp ngày" mà thôi. Trong trường hợp Việt Nam hiện nay, nhiều khi người dân không thể phân biệt nổi công an và xã hội đen, đôi khi công an còn hành xử như côn đồ và còn cộng tác với côn đồ. Lực lượng công an chính là một phần của tình trạng bất ổn này. Duy trì một lực lượng công an đông như vậy chỉ làm xã hội thêm bất ổn mà thôi.

    Như vậy, chính quyền Việt Nam duy trì một lực lượng công an đông như vậy không nhằm mục đích bảo vệ an ninh trật tự xã hội. Trên mặt trận này, họ gần như đã đầu hàng và bỏ cuộc. Mục đích của việc duy trì lực lượng công an đông như vậy là nhằm kìm kẹp, cấm cản những đòi hỏi chính đáng của người dân, theo dõi, đe dọa, bắt bớ những người muốn đấu tranh thay đổi thực trạng xã hội. Đã từ lâu, nhà nước Việt Nam đã là một nhà nước công an trị. Đứng đầu nhiều bộ ngành quan trọng hiện nay là công an. Ông Nguyễn Tấn Dũng cũng là người xuất thân từ ngành công an và đã từng làm thứ trưởng bộ Nội vụ. Công an lộng hành trong xã hội nhiều như vậy là vì lực lượng này được coi là công cụ quan trọng nhất để giữ chế độ nên được nhiều bổng lộc và ân sủng.

    Chính sách cho lực lượng công an trong tiến trình dân chủ hóa đất nước.

    Để đáp ứng nhiệm vụ trong thể chế dân chủ, lực lượng công an Việt Nam cần được cải tổ. Quân số của công an cũng sẽ được tinh giản. Chính quyền dân chủ không có nhu cầu trấn áp đối lập, do vậy bộ phận an ninh tư tưởng và bảo vệ chính trị là không cần thiết. Nhiệm vụ của công an là đảm bảo trật tự an ninh, do đó không cần công an làm kinh tế. Các công ty của công an hiện này sẽ được giải tư. Những bộ phận được tinh giản sẽ được điều động sang những lĩnh vực cốt yếu như trật tự giao thông, an ninh trật tự, chống buôn lậu, ma túy, bảo vệ môi trường.

    Một lo lắng của khá nhiều người là lực lượng công an vì quyền lợi sẽ ra sức bảo vệ chế độ này, và nếu có chuyển đổi sang dân chủ thì lực lượng này sẽ là lực lượng bất mãn nhất. Lo lắng này có cơ sở của nó, tuy nhiên, do một vài yếu tố được tô đậm quá mức đã gây ra sự bi quan. Trong sự kiện thống nhất nước Đức, phía Đông Đức yêu cầu Tây Đức điều động cảnh sát sang bảo vệ nhà riêng của các lãnh đạo Đông Đức chậm nhất là 15 phút sau khi kế hoạch thống nhất được ban bố. Lãnh đạo Đông Đức sợ bị trả thù. Mặc dù, Đông Đức có một lực lượng công an đông nhất thời bấy giờ nhưng lãnh đạo Đông Đức hiểu rằng lực lượng này chỉ là hư cấu. Cảnh sát Ai Cập, ngày hôm trước còn hùng dũng bắn đạn hơi cay về phía đoàn biểu tình, vậy mà ngay sau khi quân đội Ai Cập tuyên bố không can thiệp, đã không còn một viên cảnh sát nào có mặt tại Quảng trường Tahrir. Chớ quên, trong các chế độ độc tài, lực lượng công an chỉ là công cụ của chế độ. Ngay sau khi chế độ không còn đứng vững, các lãnh đạo còn mải lo thoát thân và khi không còn thượng cấp nào ra lệnh nữa thì lực lượng công an sẽ nhanh chóng trở về với nhân dân.

    Cũng cần hiểu rõ cuộc đấu tranh cho dân chủ là cuộc đấu tranh giành lại chỗ đứng cho mọi người. Cuộc đấu tranh đó không nhằm tiêu diệt, phân biệt đối xử hay trù dập ai. Trên tinh thần Hòa giải dân tộc, nhà nước Dân chủ sẽ không xét xử ai chỉ vì họ đã làm theo lệnh của cấp trên. Nếu không muốn tiếp tục làm công an, bất cứ nhân viên an ninh nào cũng có thể chọn lựa một nghề nghiệp khác. Qua các chương trình tái đào tạo hướng nghiệp thích ứng, nhà nước Dân chủ sẽ đem lại cơ hội thăng tiến cho mọi người.

    Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên
    Kili



              

              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20017
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Luật an ninh mạng

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Việt Nam: Cứ 15 người dân thì có một công an?
    _______________________________
    April 10, 2017




              

    Một người dân chống cưỡng chế đất bị công an lôi đi. (Hình: Internet)

              
    HÀ NỘI (NV) – Ở Việt Nam, cứ 15 người dân thì có một công an “canh chừng”? Ðiều này giúp giải thích nhờ đâu mà chế độ độc tài đảng trị tiếp tục tồn tại.

    Hôm 2 Tháng Tư 2017, Giáo Sư Carl Thayer phổ biến trên blog một tài liệu ước lượng tầm vóc lực lượng công an ở Việt Nam với những con số có thể làm người ta giật mình về sự lớn lao của lực lượng này từ công an có “thẻ ngành” đến những lực lượng bán quân sự trực thuộc sự chỉ huy và điều động của Bộ Công An cũng như cở công an các địa phương.

    Giáo Sư Carl Thayer là chuyên viên về các vấn đề Việt Nam và Á Châu tại Học Viện Quốc Phòng Hoàng Gia Úc, thường được các hãng thông tấn, các đài phát thanh và các báo lớn thế giới phỏng vấn. Ông cũng lập một công ty tư vấn lấy tên là “Thayer Consultancy.”

    Có người hỏi ông rằng năm 2013, ông có ước lượng các lực lượng an ninh của nhà cầm quyền Việt Nam khoảng 6.7 triệu người, tương đương một phần sáu của 43 triệu người trong độ tuổi làm việc ở nước này. Theo ông, con số ước lượng này hiện còn chính xác không và làm sao ông có được con số đó?

    Ông Thayer trả lời rằng những con số đó ông lấy từ tập tài liệu chỉ nam (handbook) về tình báo và an ninh thế giới được ông xuất bản năm 2008, được trình bày trong một buổi hội thảo năm 2010 rồi được in lại vào năm 2014.

    Theo ông Thayer, con số 6.7 triệu người của lực lượng an ninh CSVN bao gồm 1.2 triệu công an viên các cấp cộng với 5 triệu người là các thành phần dân phòng và lực lượng bán quân sự ở nông thôn.
              

    Công an CSVN trong một cuộc diễn hành ở tại Sài Gòn. (Hình: Getty Images)

              
    Về con số 1.2 triệu công an viên, ông Thayer cho hay lấy từ bài viết của một viên chức an ninh Liên Bang Úc tên Laurie Gray viết trên tạp chí Cảnh Sát Liên Bang Úc.

    Lực lượng công an viên chính ngạch trên cả nước bao gồm từ cảnh sát giao thông, công an khu vực, điều tra viên, cảnh sát kinh tế, cảnh sát bài trừ ma túy, cai tù, lực lượng bảo vệ yếu nhân, hành chánh, tiếp liệu, an ninh mạng,…

    Còn con số 5 triệu người thuộc các thành phần dân phòng và bán quân sự ở nông thôn được lấy từ tài liệu của Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế mà ông tin vẫn không đổi.

    Chỉ là sự ước đoán phỏng chừng, ông nói khối dân trong độ tuổi lao động tại Việt Nam hiện nay khoảng 56% dân số hay 53 triệu người trên tổng số dân 95 triệu người. Nếu cộng hai con số 1.2 triệu công an viên chính ngạch có “thẻ ngành” với 5 triệu người là các thành phần dân phòng và bán quân sự kia thành 6.2 triệu người, thì tổng số này tương ứng với 11.7% của khối người trong độ tuổi lao động vừa kể. Theo ông thì tỉ lệ đã tụt giảm từ một phần sáu hay 16% của năm 2013.

    Nếu các ước tính của ông Thayer nêu ra gần đúng thì cứ khoảng 15 người dân lại bị một người của lực lượng an ninh CSVN canh chừng.

    Cho tới nay, người ta chưa hề thấy nhà cầm quyền CSVN công bố các con số liên quan đến lực lượng an ninh là bao nhiêu triệu người. Ðây là loại con số “bí mật quốc gia” mà chế độ không bao giờ nêu ra. Bộ Công An CSVN là một tổ chức vô cùng phức tạp gồm hàng chục cục tổng cục, vụ, viện,… ở trung ương bên cạnh hệ thống sở công an tại 64 tỉnh thành.

    Mỗi khi có dấu hiệu dân chúng biểu tình, hàng chục công an được đưa tới canh gác quanh nhà những người thuộc phe đấu tranh dân chủ. Trầm trọng hơn, các cuộc biểu tình chống Trung Quốc bá quyền trên Biển Ðông hay các vấn nạn về môi trường như Formosa đều bị lực lượng công an đông đảo này đàn áp thẳng tay. (TN)


    :pntfngrri: nguoi-viet.com/viet-nam
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20017
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Luật an ninh mạng

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  • https://www.facebook.com/nhatkyyeunuoc1 ... 4210552313

    https://www.facebook.com/nhatkyyeunuoc1 ... =3&theater

    https://www.facebook.com/nhatkyyeunuoc1 ... =3&theater

    https://www.facebook.com/nhatkyyeunuoc1 ... =3&theater


    Nhật ký yêu nước
    1 hr ·
    Ngày 12/6/2018 luật An ninh mạng được Quốc hội Việt Nam thông qua với đa số phiếu tán thành.

    Bóp nghẹt bất đồng chính kiến

    Theo phân tích của nhà báo Phạm Chí Dũng, đồng thời cũng là người có bằng tiến sĩ về kinh tế thì có 3 nguyên nhân khiến cho Đảng Cộng sản Việt Nam bắt Quốc hội phải thông qua luật an ninh mạng, đó là:

    Đây là ý tưởng từ Bộ Công an. Luật này sẽ làm các công ty phải xin cấp nhiều giấy phép hơn, điều sẽ tạo nên những điều kiện để tham nhũng, và điều này sẽ làm tăng vai trò của Bộ Công an.

    Các nhà lãnh đạo chóp bu Việt Nam muốn bóp nghẹt những tiếng nói bất đồng chính kiến.

    Điều cuối cùng là chính phủ Việt Nam muốn thu thuế từ các công ty cung cấp dịch vụ Internet và mạng xã hội.

    Chúng tôi mỉm cười bởi vì có luật an ninh mạng hay không có luật an ninh mạng thì cũng thế.
    -Nhà báo, bất đồng chính kiến Phạm Chí Dũng.
    Tất cả những nhà hoạt động xã hội bất đồng chính kiến mà chúng tôi có dịp tiếp xúc sau khi đạo luật an ninh mạng được thông qua đều cho rằng đạo luật đó không ảnh hưởng gì đến tình trạng của họ hiện nay. Nhà báo Phạm Chí Dũng từ Sài Gòn cho biết:

    “Chúng tôi mỉm cười bởi vì có luật an ninh mạng hay không có luật an ninh mạng thì cũng thế. Đối với chúng tôi, những người bất đồng thì chúng tôi chịu áp chế quen rồi, sách nhiễu quen rồi, gò bó quen rồi, và trước khi có luật an ninh mạng, thì họ đã dùng những điều 88, 258, là tuyên truyền chống chế độ, hay là lợi dụng quyền tự do dân chủ, và họ đã truy tố và bỏ tù nhiều người bất đồng chính kiến, không cần có luật an ninh mạng.”

    Các bloggers có tiếng trên không gian mạng Việt Nam như bà Trần Thị Nga, bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, hay Mẹ Nấm,… đều đang bị ở tù vì tội tuyên truyền chống nhà nước. Chính phủ Việt Nam cũng vừa tống xuất, nhưng không công bố, trường hợp luật sư Nguyễn Văn Đài của Hội Anh em dân chủ sang Đức, ông Đài cũng đã từng bị ghép tội tuyên truyền chống nhà nước khi ông viết bài trên mạng xã hội.

    Từ Nha Trang, nhà báo Võ Văn Tạo làm rõ thêm những hành vi có thể bị qui vào tội tuyên truyền chống nhà nước:

    “Đạo luật này làm cho giới trí thức lo lắng. Thực ra lo lắng là điều đúng, nhưng mà bình tĩnh lại thì với tất cả những hoạt động phản biện, với bao cái đạo luật khác, cũng đã bắt bớ, qui tội bỏ tù người ta được rồi. Như là bộ luật hình sự, tội tuyên truyền chống nhà nước đấy, viết trên mạng là tuyên truyền, viết báo là tuyên truyền, viết sách là tuyên truyền, nói mồm với nhau cũng là tuyên truyền.”

    Bình luận về khả năng đàn áp giới bất đồng chính kiến, Giáo sư Ngô Vĩnh Long từ Đại học Maine, Hoa Kỳ viết trong email gửi cho Đài RFA:

    “Việt Nam là nước có khoảng 55 triệu người, trên tổng dân số khoảng 95 triệu, thường sử dụng mạng. Do đó các cơ quan an ninh của chính quyền không thể nào kiểm soát hết được. Họ chỉ có thể dùng luật nầy để đàn áp một số cá nhân hay nhóm mà họ cho là “diễn biến hoà bình” hay có muốn lật đổ chế độ thôi. Nhưng việc nầy sẽ làm nhiều người căm phẩn và họ sẽ dùng các hình thức khác để phản kháng, trong đó có thể có các hình thức không ôn hoà như những trao đổi trên mạng.”

    Trước khi đạo luật về an ninh mạng được thông qua, đã có những cáo buộc cho rằng Facebook hợp tác với chính phủ Việt Nam để đàn áp giới bất đồng chính kiến. Nhà hoạt động dân sự Nguyễn Anh Tuấn, từ Đà Nẵng cho chúng tôi biết ý kiến rằng ông không tin vào chuyện hợp tác đó. Trước khi luật an ninh mạng được thông qua ông có nói với RFA:

    “Facebook và Chính phủ Việt Nam đều hiểu là Facebook đóng vai trò quan trọng như thế nào đến đời sống xã hội của Việt Nam, nó đã giúp ích như thế nào cho nền kinh tế Việt Nam, cho sự phát triển của Việt Nam. Cho nên tôi nghĩ Chính phủ Việt Nam không đủ quyết tâm để chận triệt để Facebook. Facebook biết điều đó, Chính phủ Việt Nam biết điều đó, tôi không nghĩ là Chính phủ Việt Nam lại trên cơ được Facebook.”

    Việc nầy (kiểm soát mạng xã hội) sẽ làm nhiều người căm phẩn và họ sẽ dùng các hình thức khác để phản kháng, trong đó có thể có các hình thức không ôn hoà như những trao đổi trên mạng.
    -Giáo sư Ngô Vĩnh Long.
    Theo những số liệu của nhà báo Phạm Chí Dũng, thì lợi nhuận hiện nay của Facebook ở thị trường Việt Nam là vào khoảng 3 đến 5 ngàn tỉ đồng, nhưng con số này không là bao nhiêu so với những thiệt hại mà Việt Nam sẽ hứng chịu khi Facebook rút ra khỏi Việt Nam với mức thiệt hại có thể lên đến từ 1,5 đến 2,5% tổng sản lượng quốc gia.

    Hiểm họa Trung Quốc

    Nhưng bên cạnh những tổn thất về kinh tế, còn có một tổn thất khác đáng sợ hơn nhiều, theo Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Huy Vũ, đó là sự lấp vào chổ trống của các công ty Trung Quốc. Từ Na Uy ông trả lời Đài RFA:

    “Thị trường Việt Nam sẽ xuất hiện các công ty Trung Quốc. Các công ty Trung Quốc có công nghệ rất là cạnh tranh. Cái thứ hai là lợi thế của các công ty Trung Quốc so với các công ty của Mỹ nữa là Trung Quốc không bắt buộc bảo vệ thông tin của người dùng một cách triệt để như các công ty Âu Mỹ. Thậm chí Chính phủ Trung Quốc còn khuyến khích các công ty Trung Quốc sử dụng dữ liệu của người dùng để mà nghiên cứu trí tuệ thông minh nhân tạo.”

    Ông Nguyễn Huy Vũ dẫn chứng trường hợp công ty Facebook vừa rồi phải ra điều trần trước Quốc hội Mỹ vì đã để cho một công ty phân tích dữ liệu tùy tiện sử dụng thông tin cá nhân của người dùng Facebook để giúp cho Tổng thống Donald Trump thắng cử tại Hoa Kỳ. Và tại châu Âu, Cộng đồng châu Âu bắt đầu tuân thủ từ tháng 5/2018 một đạo luật bảo vệ thông tin người tiêu dùng rất nghiêm ngặt.

    Nhưng ông Vũ cũng nói là nếu các công ty châu Âu và Mỹ tiết lộ thông tin người dùng trên lãnh thổ Việt Nam thì đó là một điều chưa có tiền lệ và các nhà luật học phải nghiên cứu khả năng người Việt Nam trong nước có thể kiện các công ty đó ra tòa tại Châu Âu hay tại Mỹ hay không.

    Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ nêu lên khả năng về một mô hình hoạt động của các công ty Trung Quốc như Baidu, Tencent, Weibo, nếu họ thay thế Facebook và Google tại Việt Nam:

    Họ vừa hợp tác với chính phủ Việt Nam, vừa hợp tác với chính phủ Trung Quốc, chúng ta sẽ đối diện với một nguy cơ, một rủi ro rất cao, có thể là mất nước trong tương lai.
    -Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ.
    “Họ có thể tránh sự phản đối trực tiếp của người Việt Nam bằng cách mua những công ty của người Việt Nam. Họ dùng công nghệ Trung Quốc đưa ra những ứng dụng tương tự như của các công ty Âu Mỹ mà chúng ta đang dùng. Từ đó họ có thể nắm thông tin của người Việt Nam, kiểm soát thông tin của người Việt Nam, họ định hướng mạng xã hội của Việt Nam. Họ vừa hợp tác với chính phủ Việt Nam, vừa hợp tác với chính phủ Trung Quốc, chúng ta sẽ đối diện với một nguy cơ, một rủi ro rất cao, có thể là mất nước trong tương lai.”

    Theo giáo sư Ngô Vĩnh Long, đạo luật an ninh mạng mà Quốc hội Việt Nam vừa thông qua là một bản sao của đạo luật an ninh mạng của Trung Quốc. Vì đạo luật này mà Google và Facebook không thể hoạt động tại Hoa Lục. Nhưng Việt Nam, theo lời giáo sư Long, không thể tạo nên cho mình những công ty riêng, và vì thế sẽ lệ thuộc ngày càng nặng vào Trung Quốc.

    fb Khanh Nguyen

    https://www.facebook.com/nhatkyyeunuoc1 ... 4210552313
Trả lời

Quay về “Việt Nam”