"Tiếp cận vaccine" hay là tẩy não?

Trả lời
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

"Tiếp cận vaccine" hay là tẩy não?

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           


    "Tiếp cận vaccine" hay là tẩy não?



    Nhiều khi tôi không hiểu nổi cách dùng chữ của giới truyền tiếng Việt ở hải ngoại. Ví dụ như một bản tin trên RFA viết như sau [1]: "Thủ tướng Việt Nam xin được tiếp cận nguồn vắc xin sản xuất ở Úc". Đọc đi, đọc lại vài lần mà tôi vẫn không hiểu chữ 'tiếp cận' trong câu này có nghĩa là gì. Tôi nghi đây là một sự khởi đầu của chiến dịch tẩy não người Việt ở nước ngoài.

    'Tiếp cận' là loại ngôn ngữ sau 1975, có lẽ du nhập từ Tàu cộng. Thật ra, 'tiếp cận' trong tiếng Hoa chính là 'approach' trong tiếng Anh, có nghĩa là 'đến gần' trong tiếng Việt. Vậy, 'tiếp cận vaccine' là 'đến gần vaccine'? Đến gần vaccine để làm gì? Thật là quái gở!

    Nhưng khi đọc bản tin tiếng Anh thì tôi mới biết bản tin trên có nghĩa là gì. Bản tin trên trang chinhphu.vn viết như sau [2]:

    "Viet Nam asks Australia to help obtain COVID-19 vaccine"

    Có nghĩa là 'Việt Nam nhờ Úc giúp đỡ để có vaccine covid-19'. Chi tiết hơn, bản tin cho biết rằng hôm 25/5 (?) ông Phạm Minh Chính nhờ ông Thủ tướng Úc Scott Morrison giúp đỡ để được nhận vaccine của công ti AstraZeneca. Cần nói thêm rằng vaccine AstraZeneca này được sản xuất tại Úc.

    Số là Úc hứa giúp cho Việt Nam 40 triệu đôla Úc (chừng 32 triệu USD) để mua vaccine. Trong thực tế thì VN đã nhận được 811,200 liều vaccine AstraZeneca từ hôm 1/4/2021 [3]. Đây là chuyến hàng nằm trong một chương trình tài trợ toàn cầu để chống dịch Covid-19.

    Nhưng có thể Việt Nam không cần Úc giúp đỡ đâu. Lí do là cách đây chừng 2 tuần, một viên chức ở VN tuyên bố rằng họ có thể sản xuất vaccine chừng 120 triệu liều mỗi năm. Viên chức này còn cho biết công ti ở VN có kế hoạch bán vaccine ra thế giới [4]. Do đó, thủ tướng nói là nhờ Úc giúp có thể chỉ là ngoại giao đãi bôi thôi, chớ Việt Nam tự sản xuất vaccine-19.

    Quay lại chuyện 'tiếp cận', như các bạn thấy cách dùng chữ đó là hoàn toàn không cần thiết. Nhờ người ta giúp, chớ chẳng có 'đến gần' hay 'tiếp cận' gì cả. Đơn giản vậy thôi. Dùng chữ 'tiếp cận' ở đây nó vừa uốn éo, õng ẹo, cầu kì một cách hài hước. Lạy các ông bà kí giả còn yêu chữ Việt đừng có bắt chước 'tiếp cận' một cách vô cớ và vô duyên.

    Thật ra, nếu nhìn xa hơn một chút thì chúng ta có thể nói rằng cách dùng chữ ngày nay của một số trong giới truyền thông hải ngoại là một hình thức tẩy não. Họ làm có vẻ theo đúng bài bản của Soviet ngày xưa [5]. Theo đó, chiến lược tẩy não được diễn ra 4 bước, và bước đầu tiên là huỷ diệt văn hoá và làm thay đổi ngôn ngữ. Bước đầu tiên này, người ta sẽ sáng chế ra những từ ngữ mới thay thế cho từ ngữ truyền thống, sẽ tạo ra một nhúm người mới gọi là 'cấp tiến' (progressive) sẵn sàng chất vấn các giá trị truyền thống. Sau khi thực hành bước 1 xong, các chuyên gia tẩy não sẽ làm các bước kế tiếp là tạo sự bất ổn, gây ra khủng hoảng, rồi bình thường hoá.

    Có thể xem chiến lược tẩy não người Việt ở hải ngoại chỉ mới bắt đầu. Do đó, chúng ta thấy những cách dùng chữ rặt truyền thông Tàu cộng. Không phải chỉ RFA, mà rất nhiều trạm truyền thông tiếng Việt ở California, Texas, thậm chí Sydney (Úc), rất thích dùng những chữ mượn từ Tàu sau 1975. (Tôi không nói những trạm truyền thông do chánh phủ VN mua chuộc vì loại này thì 'bó tay' rồi, mà là những trạm truyền thông của 'Thuyền Nhân'). Có lần nghe một xướng ngôn viên bên Mĩ dùng chữ 'người điều khiển phương tiện giao thông' tôi giật mình tự hỏi mình đang ở Việt Nam hay nước ngoài.


    Không chỉ ngôn ngữ, mà còn các giá trị văn hoá cũng dần dần bị đảo lộn và làm cho nhiều người (rất nhiều người) không còn biết mình là ai, đến đây qua diện gì, và họ bắt đầu nói năng y chang như những người tẩy não họ. Không biết có quá bi quan khi dự báo rằng trong chừng 10 năm nữa, người Việt ở hải ngoại sẽ không còn nói tiếng Việt thời trước 1975 nữa và thay vào đó là loại ngôn ngữ rặt Tàu. Quá trình tẩy não lúc đó coi như xong. Kể ra thì đây là một chủ đề nghiên cứu rất thú vị cho những ai quan tâm đến qui trình tẩy não một cộng đồng dân tộc.


    Nguyễn Tuấn


    ____
    [1]
    [2] http://www.news.chinhphu.vn/.../Viet-Na ... /43940.vgp
    [3] https://e.vnexpress.net/.../australia-covid-support-for...
    [4] https://www.smh.com.au/.../made-in-vietnam-why-hanoi...
    [5] https://www.opindia.com/.../former-kgb-agent-yuri...

    Nguồn:https://www.facebook.com/t.nguyen.2016


              
Hình đại diện
nắng thủy tinh
Bài viết: 3530
Ngày tham gia: Thứ sáu 15/05/15 06:14

Re: "Tiếp cận vaccine" hay là tẩy não?

Bài viết bởi nắng thủy tinh »

Uhm... n cũng mệt đầu vì chữ "tiếp cận" này lắm, vì nếu dùng nghĩa "đến gần" trong nhiều trường hợp cũng không đúng, mà phải uyển chuyển "dịch" sang kiểu khác, dịch thoát thôi.
Bài viết: 769
Ngày tham gia: Thứ sáu 12/06/15 21:02

Re: "Tiếp cận vaccine" hay là tẩy não?

Bài viết bởi »

Nguyên văn câu trên trong tiếng Việt là " xin được tiếp cận" có thể viết đơn giản, dễ hiểu và đúng nghĩa là "xin được cung cấp".

Còn "xin được tiếp cận" nên để cho gã tư nói với mấy em Bắc kỳ Hà Lội: "em ơi em xinh đáo để, anh xin được tiếp cận đôi môi em :rotfl: " mới đúng nghĩa của chữ "tiếp cận" :mrgreen: .
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1323
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: "Tiếp cận vaccine" hay là tẩy não?

Bài viết bởi NTL »

*

Hồi nghe lần đầu chữ tiếp cận này đây (tiếp cận thị trường) thì thiệt tình là nú tui hổng hiểu chi dzáo chọi, lạ lẫm quá chời !
Té ra tiếp cận là đụng vô, mang sản phẩm tiếp cận thị trường nghĩa là mang sản phẩm ra thị trường trong mục đích kinh doanh. Giản dị vậy nhưng cái bọn đỉnh cao nọ lại vặn vẹo chế chữ mới, dịch từ ngoại ngữ, và ngoại ngữ thông dụng nhứt là tiếng anh. Tiếp cận là chữ chúng dịch ra từ verb approach. Chữ cũ có rồi, nhưng phải xài chữ mới cho update tình hinh kinh tế đang trên đà mở rộng có lẽ. Cái ni kêu bằng... nghèo thích xài sang, dốt ưa nói chữ !

Cái nỗi khổ hiện giờ là... nhơn viên truyền thông báo giới việt ngữ tại quốc ngoại thường khi là người trẻ được thu nhận từ VN sang, thành ra ngôn từ xử dụng trong bài viết bài dịch là chữ đang được lưu hành lưu dụng trong xã hội, nên rồi ta đọc mà ngớ ngẩn cả người, không rõ nghĩa trắng hay nghĩa đen của con chữ. Những người có tuổi còn sống tại nơi ấy, họ vẫn nói ngôn ngữ cũ không đổi, không chỉ người miền nam mà ngay cả người miền bắc, đã ở với đỉnh cao từ những năm 1953-54. Thành phải hiểu là... môi trường giáo dục XHCN dạy thế nào, uốn nắn thế nào thì các thành viên được nó đào tạo sẽ y chang làm vậy.

Rồi từ cái đám nọ, chữ nghĩa đỉnh cao nhảy vào và ngồi chồm hổm trong ngôn ngữ việt nam hàng ngày tại quốc ngoại, bời những người vô tình đọc chúng miết xong nhập tâm hổng hay. Bất cứ một bài viết hay nguồn tin nào trong truyền thông hiện nay, "dòng chánh, dòng phụ" (hay lề phải lề trái chi đó) lóng rày rặc ngôn ngữ ấm ớ đỉnh cao vậy heng. Chưa kể là... không dám préjudict đâu nha, xin khai báo trước vậy... là đám NTD tại quốc ngoại đang ráo riết hoạt động chống đảng CS tàu, và chúng xài chữ nghĩa tiếng việt dịch từ tiếng hoa lục, nơi đám đỉnh cao đã xuất hiện từ những năm 1949 lận. Thế là tiếng việt thay đổi dần sác thái phổ cập và giản dị trước giờ, hai trong số đó là... thứ nhứt ghép chữ trong term cho ngắn lợi (quan chức thay vì giới chức quan trọng) và thứ nhì, thêm một chữ khác nữa vào cho đủ đôi để rình rang nó ra (vụ việc chảng hạn).

Bữa trước tướng công bị tui cự nự quá trời, chả nói chuyện chi đó xảy ra tại VN, và xài term quan chức. Tui nói quan với dân gì, XHCN mà còn phân biệt vậy là sao ? Cái chả nói thì đọc báo thấy vậy nên nói vậy. Tui biểu báo nó nói ngu mà mình nói ngu theo nó là chết cha rồi, thảo nào tiếng việt quốc ngoại nay cũng từ từ tuộc dốc theo bọn đỉnh cao. Chả nói đây là chữ nghĩa lượm được từ BBC, VOA và cả trong RIF nữa đó, hổng phải chỉ từ VietExpress đâu nha.
Mình có chữ "giới hữu trách, giới thẩm quyền" Chữ này đã có trong từ vựng từ lâu lắm rồi, trước khi cái đám vượn khỉ nọ lên làm người lận, nay rồi thinh không "quan chức" xuất hiện - quan có thể là quan quyền heng, nghĩa là quyền của đám quan lại trong thời phong kiến cũ, xài term quan chức mần màn lội ngược dòng vậy làm chi hở giời !

Cũng tại lóng rày bà chị chồng ở không quá hưỡn, cả chị chồng lẫn chị vợ phò Trump tối tăm mật mũi luôn, thành họ chống tàu cộng và chăm chỉ đọc báo chí NTD rồi forward cho em út. Tàu cộng thì ghét nhưng chống nó hổng phải việc của mình, chống VC mới là trách nhiệm và bổn phận.
Đừng tưởng chống tàu cộng rồi nó sụp thì VC sụp theo heng, còn khuya. Cái bọn cộng chó má nọ chúng là rắn độc, lột xác triền miên để sanh tốn và nhả nọc, cốt bảo vệ sự nghiệp ăn cướp của chúng. Chuyện lớn là người việt quốc ngoại phải chung vai sát cánh với nhau, thay vì chia phe bình chống, cả DC lẫn CH, như tình hình hiện tại tại mỹ (canada, úc... v.v). Sau cùng thì... chỉ VC là đang rung đùi hưởng lợi.

My two cents.

*
Make the long story... short !
Trả lời

Quay về “Nguyễn Tuấn”