Câu chuyện về đệ nhất giai nhân trong lịch sử Nhật Bản

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Câu chuyện về đệ nhất giai nhân trong lịch sử Nhật Bản

Bài viết bởi Hoàng Vân »






  • Câu chuyện về
              
    đệ nhất giai nhân
    trong lịch sử Nhật Bản

    _____________________________
    Minh An _ 08/07/21





              

              

    Chiyono là một người phụ nữ rất nổi tiếng trong lịch sử Nhật Bản và cũng rất nổi tiếng trong giới tôn giáo. Liệu sự nổi tiếng của cô ấy có liên quan gì đến nhan sắc của cô ấy không?

    Năm 1223, người nắm quyền của dòng tộc Adachi, một gia tộc quyền lực nhất Nhật Bản lúc bấy giờ, là ông Keimori Adachi. Phu nhân của ông đã hạ sinh một cô con gái, cũng là con gái út trong gia đình, tên là Chiyono. Khi đó Adachi cùng gia tộc Hojo chấp chính nắm quyền hành, được xem là gia tộc có thế lực lớn mạnh nhất Nhật Bản. Chiyono từ nhỏ được sinh ra trong gia đình đế vương, hàng ngày được hết mực cưng chiều, ăn ngon mặc đẹp, là con cưng của cha mẹ. Khi lớn lên, cô không chỉ có tài văn chương xuất chúng mà còn sở hữu sắc đẹp tuyệt thế nổi tiếng Nhật.

    Người ta nói rằng vẻ đẹp của cô khiến bất kỳ thanh niên tài năng tuấn tú nào nhìn qua cũng đều bị mê hoặc, không ai có thể cưỡng nổi sức hấp dẫn của cô, ai nấy đều yêu mến cô. Có vô số người ngưỡng mộ cô. Ngay cả quân chủ và quan lại quý tộc đương triều cũng coi cô như người tình trong mộng của họ. Vì vậy, ngay cả Thiên Hoàng thời đó, Hoàng đế Go- Saga và tướng Hōjō Sanetoki, chỉ huy quân sự nắm quyền của Mạc phủ, cũng đã đến cầu hôn cô.

    Cha mẹ vô cùng yêu quý Chiyono, ai đến cầu hôn cô, cha mẹ cũng phải hỏi ý kiến riêng cô. Nhưng cô luôn từ chối, từ chối. Bất kể là ai, rất nhiều người trẻ tuổi tài năng tuấn tú, anh hùng sa trường đều bị cô từ chối không gặp. Thời gian trôi qua, mọi người bắt đầu bàn tán xôn xao về chuyện này. Cha mẹ Chiyono cũng rất lo lắng. Họ truy hỏi cô căn nguyên là do đâu. Ban đầu Chiyono không nói nhưng sau này bị hỏi nhiều quá, cô chỉ nhẹ nhàng ngâm hai câu thơ:

    • Tằng kinh thương hải nan vi thuỷ,
      Trừ khước Vu Sơn bất thị vân


      Dịch nghĩa:
      Ai từng ngắm biển xanh thì không còn sông nước nào có thể hấp dẫn nữa,
      Trừ mây trên đỉnh Vu Sơn, không còn gì có thể đáng gọi là mây nữa


    Cha mẹ cô nghe xong vô cùng hoảng hốt, họ băn khoăn Chiyono không bao giờ ra khỏi phủ sao nói ra câu thơ thế này, chẳng lẽ Chiyono bí mật có chuyện bất chính, có tình nhân! Vào thời đó, sự việc này bị coi là làm bại hoại thuần phong mỹ tục, là việc vô cùng mất mặt.

    Cha mẹ liên tục gặng hỏi nhiều lần rồi Chiyono mới tiết lộ bí mật giấu kín trong lòng.

    Hóa ra là một ngày nọ, buổi đêm Chiyono trẻ tuổi có một giấc mơ, cảm thấy như cô đang dạo chơi trong ngự hoa viên ở nhà, ngắm trăng. Chợt thấy vầng trăng từ từ lướt qua và một Thiên Thần trẻ tuổi bước xuống, đến trước mặt Chiyono. Cô chỉ thấy người này cao lớn anh tuấn, vô cùng đẹp, thân mặc áo bào trắng, mang cốt cách và phong thái của Tiên, dáng vẻ phiêu nhiên như Thần Tiên. Người này đi tới, kéo tay Chiyono, chỉ vào mặt trăng trên trời. Hai người bay lên theo gió. Chiyono cảm thấy thân thể nhẹ như sương. Trong lòng cô có chút mơ hồ, không khỏi quay đầu ngoái nhìn lại khu vườn nhà mình. Đang xoay người thì đột nhiên tuột khỏi tay chàng trai và rơi từ trên không trung xuống! Cô không khỏi kêu lên “Ôi” một tiếng và tỉnh dậy. Hóa ra chỉ là giấc mộng hão huyền! Nhưng cảnh trong mộng lại sống động trước mắt, dường như còn có hơi thở của người con trai trong mộng, và dư âm của người đó vẫn còn vương vấn trong không gian.

    Kể từ đó, Chiyono tâm niệm chỉ muốn trở thành người tình của vị Thần Tiên trong mộng kia. Nơi thế gian trần thế không ai có thể bước vào trái tim cô.

    Thời gian thấm thoát trôi, thoáng chốc Chiyono đã tròn 20 tuổi, vẫn chưa lấy chồng. Thời đại đó, đến tuổi đó đã là quá muộn rồi, bị xếp vào hàng “gái ế không lấy chồng được”. Mọi người trong gia đình ai cũng lo lắng cho cô. Nhưng cô không quan tâm đến điều đó. Trong lòng cô chỉ nghĩ tới người trong mộng và thủ thân như ngọc, mong một ngày được gặp lại vị Thiên Thần kia.

    Một lần Chiyono tham gia một buổi thắp hương cúng tế, sau đó cùng mọi người nghe pháp sư trong chùa thuyết pháp. Khi pháp sư giảng đạo “nhân sinh vô thường, sinh lão bệnh tử, cuối cùng không tránh khỏi lục đạo luân hồi, nghiệp như biển khó lấp, cuối cùng khi bị rơi vào địa ngục vô gián, hình thần toàn diệt”, cô đột nhiên ngộ ra rằng: “dung nhan mỹ lệ cũng đến một ngày già yếu đi. Sau khi chết, chẳng qua chỉ là một mảnh đất vùi đống xương tàn. Nhân sinh vô thường, khi nào thì hết lục đạo luân hồi? Nếu thực sự muốn thoát khỏi luân hồi, thay đổi nhân sinh, tìm kiếm trường sinh bất tử, và đạt được đại tự tại, chỉ có tu hành”. Vì vậy, trong lòng Chiyono nảy sinh mong muốn xuất gia cầu Đạo.

    Lúc đó Keimori Adachi, cha của Chiyono đang đánh trận tiêu diệt dị tộc Miura, trận chiến Houji-Kassen đang diễn ra. Vì vậy, cô tạm thời chưa nói gì, chờ phụ thân trở lại mới thưa chuyện. Hôm đó Chiyono đang ngồi trong phòng, nghe thấy tiếng ai đó khóc, nhìn ra thì đó là cô tỳ nữ thân thiết đang khóc. Thấy kỳ lạ, Chiyono gọi cô đầy tớ qua và hỏi tại sao cô ấy lại khóc và chuyện gì đã xảy ra?

    Cô hầu gái thút thít khóc và nói: “Tôi vừa nghe tin bố và hai anh trai của tôi đã tử vong trong chiến trận. Làm sao tôi không buồn cho được? Bây giờ không còn đàn ông nào trong nhà nữa, còn mình mẹ già biết sống ra sao?”

    Cô hầu gái vừa nói vừa không kìm được lại khóc nức nở. Chiyono cũng rơi lệ và liên tục an ủi cô ấy, nói rằng cô ấy có thể đưa mẹ mình đến phủ nhà Adachi. Cô hầu gái cảm ơn Chiyono, nhưng nói rằng người chết không thể sống lại, nỗi đau trong lòng không bao giờ có thể chữa lành được.

    Chiyono nghe thấy và im lặng không nói gì. Đúng, người chết không bao giờ có thể sống lại. Nhìn người hầu gái vô cùng buồn bã, nghĩ đến việc cha tranh đấu giành công danh lợi lộc phải đối lấy biết bao mạng sống của những người khác, vinh hoa phú quý quá tầm thường so với tính mạng con người. Cô lại càng cảm thấy nhân sinh vô thường, mong ước xuất gia tu hành của cô lại càng thêm kiên định.

    Không lâu sau, người cha mà Chiyono yêu thương nhất cũng qua đời. Cô thấy khi cha còn sống thì quyền thế hiển hách, hô một tiếng trăm kẻ nghe theo, uy lực vô cùng; nhưng khi ông chết đi thì không là gì cả.

    Sau khi cha mất, Chiyono thường tới chùa bái Phật, tụng kinh, làm siêu độ cho cha. Bái Phật xong, cô tìm trụ trì của ngôi chùa, bày tỏ mong ước xuất gia của mình. Trụ trì nói: “Nữ thí chủ quá đau lòng vì người cha mới qua đời, nên thí chủ hãy mau trở về nhà thủ hiếu, bình ổn lại tinh thần”.

    Chiyono cho rằng trụ trì không hiểu lòng mình, nên cô lại tới chùa khác, bái Phật và sau đó tìm gặp vị trụ trì xin được xuất gia. Nào ngờ, trụ trì này cũng trả lời giống như vị trụ trì ở ngôi chùa trước và mời cô rời đi. Cô lại tới một ngôi chùa khác, cô không cho mọi người biết cha mình vừa qua đời và chỉ nói với trụ trì rằng cô muốn xuất gia làm ni cô, mong trụ trì giúp cô. Không ngờ, trụ trì này còn đuổi cô ra khỏi chùa.

    Cô rất bối rối, không biết lý do vì sao bị đối xử như vậy. Cô thầm nghĩ, có lẽ là do xuất thân gia đình của mình, mọi người không tin cô, một công chúa sống trong nhung lụa từ bé, lại có thể thành tâm tu đạo. Nhưng cô không bỏ cuộc, vẫn một mực đi tìm, tới nhiều chùa hơn nữa.

    Cuối cùng, đến một ngày, cô tới chùa Thường Lạc (Joraku-ji). Trụ trì của chùa là một vị hòa thượng có uy tín nhất Nhật Bản, là người từ Trung Quốc tới Nhật Bản truyền pháp, là thiền sư Đạo Long Đại Giác ở Lan Khê, Trung Quốc.

    Thiền sư Đại Giác tiếp cô, sau khi lắng nghe cô bày tỏ tâm nguyện muốn xuất gia cầu đạo, ông bèn nói với cô: “Cô có tâm muốn cầu Đạo tu hành là tốt, nhưng tôi cũng mong tất cả đệ tử của tôi đều có thể nhất tâm hướng Đạo, tu thành chính quả. Nếu tôi thu nhận cô vào đây, 500 đệ tử của tôi sẽ phát điên, họ sẽ quên tĩnh tâm, quên kinh điển, quên tất cả! Cô sẽ trở thành vị Thần trong lòng họ. Và, từ xưa tới nay, dung mạo xinh đẹp và sắc đẹp là chướng ngại lớn nhất trên con đường tu hành. Phụ nữ tu hành Phật pháp lại có quá nhiều khó khăn. Xưa nay có rất nhiều phụ nữ trở thành ni cô, nhưng nhiều người không những không tu được chánh quả mà còn làm ô uế cửa Phật, gây tạo tội nghiệp. Vì vậy, Chiyono cô nên rời đi! Tôi không thể thu nhận cô".

    Cho đến lúc đó, cô mới hiểu ra, điều ngăn cản bản thân xuất gia tu hành, khiến bản thân tới đâu cũng gặp phải bức tường, bị từ chối, hóa ra là dung mạo tuyệt thế của cô. Điều bản thân từng cho là ân sủng của Trời, dung mạo làm khuynh đảo biết bao anh kiệt tuấn tú, lại chính là trở ngại lớn nhất trong việc xuất gia! Chiyono nhìn Đại Giác Thiền sư không nói lời nào, đứng dậy và lặng lẽ rời chùa Thường Lạc.

    Về nhà, cô nhìn khuôn mặt mình trong gương rất lâu. Gương mặt này thật xinh đẹp, không chê vào đâu được. Nhưng giờ chọn tu Phật, hay là vẻ đẹp hư ảo này ?
              


    Về nhà, cô nhìn khuôn mặt mình trong gương rất lâu.
    Gương mặt này thật xinh đẹp, không chê vào đâu được. Nhưng giờ chọn tu Phật, hay là vẻ đẹp hư ảo này ?

              

    Cô nhớ những gì thiền sư đã nói khi giảng Pháp, rằng con người sinh ra trong trần thế này, chính là phải chịu khổ. Quả đúng vậy, quyền quý như cô đây, như một công chúa, vẫn còn có nhiều điều không được như ý. Người cha quyền uy anh hùng một thời của cô cũng không tránh khỏi số phận sinh lão bệnh tử. Tất cả danh tiếng lẫy lừng và sự giàu có tột cùng đều phải bỏ lại, không thể mang theo, không thể lưu giữ; mục đích sống là gì? Mọi thứ đều là hư ảo trống rỗng, rốt cuộc đều khó thoát khỏi lục đạo luân hồi. Cô không muốn trầm luân vào cái mê này.

    Chiyono hạ quyết tâm. Trong tâm cô thầm nói: “Kính thưa Thần tối cao vô thượng, đây có thể coi là một đề thi của Ngài dành cho đệ tử”. Trước gương mặt xinh đẹp vô song trong gương, cô thầm hạ quyết tâm. Cô hầu gái bên cạnh thấy Chiyono soi gương và không khỏi ngưỡng mộ: "Công chúa, vẻ đẹp của công chúa thực sự là vô song. Một cô gái có vẻ đẹp như vậy thực sự là một món quà của ông Trời!"

    Chiyono nhìn cô hầu gái và trầm ngâm nói: “Đúng. Sắc đẹp là điều mà mọi người đều theo đuổi. Nhưng sắc đẹp là do Trời sinh ra, Trời ban tặng. Trong việc này đều có lý do. Em có để ý không? Tại sao một người mẹ sinh được chín người con nhưng mỗi người con lại khác nhau? Tại sao ruột thịt mà lại có người xấu người đẹp khác nhau? Ta hiểu rằng dung mạo là do ông Trời dựa trên sinh mệnh của một người tốt hay xấu mà sắp đặt cho. Em có tưởng tượng được dung mạo xinh đẹp lại chính là trở ngại cho việc xuất gia tu luyện của ta không? Nếu ta tham muốn sắc đẹp tạm bợ này thì sẽ vẫn phải trải qua sinh lão bệnh tử và rồi rơi vào luân hồi. Chẳng phải người ta nói sắc đẹp chỉ là nhất thời thôi sao". 

    Nói rồi cô ra lệnh cho người hầu gái mang tới kìm gắp than. Cô dùng kẹp lấy than nóng từ bếp than và đưa lên mặt mình, đốt lên khuôn mặt xinh đẹp. Lập tức chỉ nghe thấy âm thanh ‘xèo xèo’ và kèm theo khói. Cô hầu gái kinh hãi, bất giác kêu thét lên, còn Chiyono cũng vì quá đau đớn mà ngất đi. Cô ấy đã tự tay hủy hoại nhan sắc của mình !

    Sau khi vết thương lành, cô đến chùa Thường Lạc tìm Thiền sư Đại Giác. Khi Thiền sư nhìn thấy khuôn mặt đầy sẹo của cô, trong tâm ông bị chấn động. Điều quý giá nhất của một người phụ nữ là sắc đẹp, nếu cô ấy, một thiếu nữ vì cầu Đạo tu Phật mà hủy hoại dung nhan của mình, thì còn gì có thể ngăn cản được con đường tu luyện của cô ấy! Thiền sư đã tự tay cạo tóc quy y cho cô. Kể từ đó Chiyono xuống tóc đi tu, bắt đầu con đường tu hành dài và lặng lẽ của mình. Cô lấy Pháp hiệu là Vô Trước (Mujaku). Mỗi ngày cô làm những công việc như gánh nước, quét sân và trồng rau.

    Chiyano sau khi xuất gia đã vứt bỏ cuộc sống quý tộc ăn ngon mặc đẹp trước kia ở phủ tướng quân xa hoa, sang trọng, thay lụa là gấm vóc bằng những bộ quần áo nhà chùa thô sờn. Cô không ngại chịu khổ, âm thầm mỗi ngày, nỗ lực tham ngộ, trải qua những ngày tháng tịch mịch. Nhưng Thiền sư Đại Giác vẫn rất nghiêm khắc phê bình cô. Thiền sư nói rằng Chiyono vẫn chưa thoát khỏi ký ức trong quá khứ, người cầu Đạo nếu trong tâm có quá nhiều “hữu sở cầu” thì không thể chân chính ngộ Đạo. Chiyono cẩn thận lắng nghe lời dạy của thầy, dốc toàn tâm tu hành.

    Năm 1253, Thiền sư Đại Giác đến chùa Kiến Trường (Kenchō-ji) theo lời mời của Thiên Hoàng. Là Tổ sư của ngôi chùa này, ông đã đem theo nhiều đệ tử của chùa Thường Lạc, trong đó có Chiyono. Sau này, cô sống trong ngôi chùa Hải Tạng (Kaizoji) dành riêng cho các nữ tu ở chùa Kiến Trường.

    Nhiều năm trôi qua, Chiyono không còn là mỹ nhân tuyệt thế quyến rũ như xưa, Thiên Thần trẻ gây lưu luyến trong tâm cô thời thiếu nữ cũng dần tan biến.

    Cho đến một đêm vào năm 1282, Chiyono như thường lệ xách thùng nước đầy đi vào chùa. Đây là công việc cô thường làm hàng ngày, cứ liên tục như thế hơn 30 năm.

    Trăng hôm đó rất đẹp, vầng trăng to tròn phản chiếu trên mặt nước trong thùng lắc lư. Cô nhìn mặt trăng trong thùng, trầm ngâm. Đột nhiên, dây quấn thùng đứt, nước trong thùng rỉ ra, vầng trăng trên mặt nước biến mất. Chính vào lúc này, Chiyono bỗng nhiên khai ngộ...

    Chiyono đã khai ngộ!
              


    Đột nhiên, dây quấn thùng đứt, nước trong thùng rỉ ra, vầng trăng trên mặt nước biến mất.
    Chính vào lúc này, Chiyono bỗng nhiên khai ngộ...

              

    Sau này Chiyano trở thành đệ tử được kính trọng nhất của Thiền sư Phật Quang (Bukko Kokushi, cũng gọi là Mugaku Sogen) tại chùa Viên Giác (Engaku-ji) và kế thừa y bát của Thiền sư trong những năm cuối đời.

    Từ xưa đến nay ai cũng theo đuổi dung mạo xinh đẹp, thời hiện đại còn có bao nhiêu người không tiếc tiền phẫu thuật thẩm mỹ. Người có nhan sắc lại thêm giàu có, cao quý thì càng hiếm. Nhưng vì tìm cầu Phật Pháp, vì phản bổn quy chân, Chiyono đã vứt bỏ tất cả.

    Thánh nhân nói: Phật tính, ai ai cũng có. Con người sống ở thế gian, không phải để làm người, mà là trở về bản chất thật của mình, tu luyện để trở về. Các nhà tiên tri cho biết: vào lúc Phật Pháp mạt thế, Thánh Vương sẽ hạ thế đích thân truyền Đại Pháp vũ trụ. Khi đó nhân Thần đồng tại, con người không cần thoát ly thế tục vẫn có thể tu luyện.





    Minh An _ theo SOH

    https://www.ntdvn.com/van-hoa/cau-chuye ... 11901.html
Trả lời

Quay về “Thiên đạo - Nhân đạo”