Tiền là thuốc? 7 loại pháp bảo giúp bạn vận dụng thỏa đáng

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20017
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Tiền là thuốc? 7 loại pháp bảo giúp bạn vận dụng thỏa đáng

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





              
    Tiền là thuốc?

    7 loại pháp bảo
    giúp bạn vận dụng thỏa đáng

    _________________________
    Huy Hải _ 21/06/21

              

              

              




    Vào thời Hoàng đế Đường Huyền Tông, tể tướng Trương Duyệt ở tuổi 70, ông đã dùng 200 chữ viết cuốn “Tiền bản thảo" để nói ra đạo lý về tiền. Trong cuốn "Tiền bản thảo", Trương Duyệt coi tiền như dược liệu, và, và đưa ra 7 pháp bảo, bao gồm Đạo, đức, nhân, nghĩa... để dạy mọi người dùng "tiền" đúng cách và thuận lợi.



    Lễ: Không tham tiền tài không phải của mình

    Tạ Đình Ân, quê ở Phúc Châu, Giang Tây, là một doanh nhân chính danh có tiếng ở thời nhà Thanh, được tôn là "Tây lão gia". Tạ Đình Ân lớn lên trong một gia đình bần cùng, năm 16 tuổi bắt đầu kinh doanh ở Tứ Xuyên, Phúc Kiến và Quảng Đông.

    Một lần, khi đang buôn hàng ở Phúc Kiến, có một thương nhân đã mua hàng của ông rồi đi ngay. Khi ông kiểm lại tiền thì thấy dư ra một khoản bằng trị giá nửa số hàng đó.

    Mọi người xung quanh thuyết phục Tạ Đình Ân hãy bỏ tiền vào túi, nhưng ông biết rằng người mua hàng đó là chủ của một cửa hàng tơ lụa. Ông liên tục tìm đến các cửa hàng vải trong thành phố, và cuối cùng đã tìm thấy vị thương nhân đó để trả lại số tiền. Khách hàng rất ngạc nhiên khi thấy hành động này của ông. Hai người trở thành bạn thân của nhau, và câu chuyện này cũng được lưu truyền rộng rãi ở Phúc Kiến. Người bạn và ông càng ngày càng trở nên thân thiết hơn, người bạn đã giới thiệu các ông chủ khác trong thành phố đến mua hàng.

    Về sau, công việc kinh doanh của ông ngày một lớn mạnh, chưa đầy hai thập kỷ đã trở thành một phú ông ở Phúc Châu.

    Người xưa biết rõ
    • tích tài không bằng tích đức,
      làm việc thiện tích đức không những có thể thay đổi vận mệnh của một người, mà còn mang lại phúc khí cho đời sau.





    Nhân: Vui làm việc thiện, che ô cho người

    Hồ Tuyết Nham là một doanh nhân cuối thời nhà Thanh. Một ngày nọ, ông đang bàn chuyện làm ăn trong cửa tiệm, đột nhiên, một thương nhân với vẻ mặt lo lắng yêu cầu được gặp ông. Người này vì làm ăn thua lỗ đang cần gấp vốn để quay vòng, và sẵn sàng đem toàn bộ gia sản của mình ra cho Hồ Tuyết Nham cầm đồ với giá cực rẻ.

    Hồ Tuyết Nham bảo vị thương nhân đó ngày mai đến. Thông qua tìm hiểu, ông biết những điều vị thương nhân đó nói đều là thật. Ông ngay lập tức điều động một lượng lớn tiền mặt để mua lại gia sản vị thương nhân đó với giá thị trường. Ông nói với thương nhân đó rằng, ông sẽ giữ số tài sản này tạm thời, và thương nhân đó có thể mua lại số tài sản này bất cứ lúc nào, chỉ cần trả thêm chút lãi suất so với giá ban đầu. Thương nhân rất ngạc nhiên, không biết tại sao Hồ Tuyết Nham nhất quyết mua gia sản và cửa hàng của mình với giá thị trường.

    Những người trong cửa hàng của Hồ Tuyết Nham cũng không hiểu tại sao ông không mua số tài sản đó với giá thấp, mà lại mua với giá thị trường.

    Lúc này, ông chậm rãi kể về kinh nghiệm từng trải của mình:
    • Khi tôi còn trẻ, người chủ thường nhờ tôi đi đòi nợ. Có một hôm đang đi trên đường gặp trời mưa to, một người lạ đi cùng đường cũng dầm mình trong mưa, trùng hợp là tôi có mang theo ô nên đã dùng chung. Sau này, khi trời mưa, tôi thường mang ô giúp một số người lạ. Theo thời gian, nhiều người trên con đường đều biết đến tôi. Đôi khi, tôi quên mang ô cũng không lo lắng, vì sẽ có nhiều người đến đưa ô cho.

    Ông nói:
    • Nếu anh sẵn sàng cầm ô đưa cho người khác, người khác cũng sẵn sàng cầm ô đưa cho anh. Gia sản của vị thương nhân đó có thể đã được tích lũy qua nhiều đời. Nếu tôi mua với giá mà anh ấy nêu ra, tất nhiên là có lời rồi, nhưng có thể họ cả đời không phục hồi được. Đây không phải đơn thuần là đầu tư, mà là cứu một gia đình. Khi ai không có ô vào ngày mưa, chỉ cần giúp được họ thì giúp.

    Sự nhân nghĩa và chính trực của Hồ Tuyết Nham đã gây ấn tượng với các quan chức và người dân, công việc kinh doanh ngày càng tốt hơn. Vài năm sau, vị thương nhân đã mua lại số tài sản và trở thành đối tác trung thành nhất của Hồ Tuyết Nham.




    Chữ Tín: Một lời hứa giá nghìn vàng, quyết không trái lời

    Trong "Sử ký - Quý Bố Loan Bố liệt truyện" có ghi chép rằng, vào những năm đầu thời Tây Hán có một người tên là Quý Bố tính tình ngay thẳng, sẵn sàng giúp đỡ người khác, đặc biệt rất trung thực. Chỉ cần đó là việc mà ông đã hứa, thì dù khó khăn đến đâu ông cũng phải tìm mọi cách để thực hiện, nên tiếng lành đồn xa lúc. Có câu ngạn ngữ: “Được ngàn lạng vàng không bằng có được một lời của Quý Bố". Đây chính là nguồn gốc của câu thành ngữ "Nhất nặc thiên kim" một lời hứa trị giá nghìn vàng. Về sau, Quý Bố đi theo Hạng Vũ chiến đấu và bị Lưu Bang dán cáo thị truy nã, nhưng nhiều người đã đứng ra bảo vệ và giúp ông vượt qua hiểm nguy. Cuối cùng, bởi sự chính trực của mình nên ông đã được nhà Hán trọng dụng.

    Một lần, Phạm Lãi gặp khó khăn trong việc xoay vòng vốn phải vay một phú ông 10 vạn tiền. Một năm sau, gia đình phú ông đi đòi nợ, trên đường đi vô tình làm rơi gói hàng xuống sông, trong đó có giấy nợ và lộ phí nên đã đi tìm Phạm Lãi. Ngay cả khi không có giấy nợ, Phạm Lãi không chỉ trả nợ tiền lãi mà còn cho thêm chi phí đi lại. Về sau, lòng nhân từ của ông lan khắp thiên hạ, ai ai cũng chủ động đến giúp vượt qua cơn khủng hoảng.

    Người không có uy tín thì chẳng thể làm nổi sự nghiệp gì.
    Người xưa trung thực và đáng tin cậy, nhất quán trong lời nói và việc làm, không lừa dối bản thân và người khác.





    Trí: Không để tiền bạc làm tổn hại đến đạo nghĩa

    Có một câu chuyện trong cuốn sách cổ thời Tây Hán "Hoài Nam Tử - Nhân Gian Huấn" như sau.

    Tần Mục Công phái tướng quân Mạnh Minh đánh úp nước Trịnh. Mạnh Minh tình cờ gặp một thương nhân nước Trịnh tên là Huyền Cao ở biên giới phía đông của nhà Chu. Huyền Cao nói với người bạn của mình rằng:
    • "Quân Tần có thể hành quân nghìn dặm, xuyên qua các nước chư hầu, với mục đích là đánh úp nước Trịnh. Họ nghĩ quân Trịnh không phòng bị gì. Nếu như, chúng ta nói với họ rằng nước Trịnh đã sớm có chuẩn bị, chắc chắn họ sẽ không dám tiến bước”.

    Vì vậy, Huyền Cao giả vờ được lệnh của nước Trịnh, thưởng cho quân Tần mười hai con bò để khao quân. Mạnh Minh và 3 vị nguyên soái quân Tần thấy nước Trịnh cho người đến khao quân Tần, cho rằng nước Trịnh đã có chuẩn bị nên dẫn quân quay về nước Tần.

    Trịnh Mục Công thấy Huyền Cao đã lập đại công, nên trọng thưởng ông. Ông cự tuyệt không nhận. Ông nói:
    • "Quân Tần đã bị thần lừa gạt nên mới lui binh. Nếu được ban thưởng vì lừa gạt người khác, điều đó sẽ hủy hoại uy tín của Trịnh quốc. Nếu điều hành đất nước mà không có tín nhiệm, đó là một cách làm xấu xa. Đạo đức của đất nước bị băng hoại bằng việc thưởng cho một người, những người có đạo đức và nhân nghĩa cũng sẽ không dùng những thủ đoạn gian dối để đổi lấy phần thưởng”.

    Sau khi ông nói xong, liền dẫn thuộc hạ của mình đến định cư ở khu vực Đông Nghi, và không bao giờ quay trở lại.

    Ông tin rằng, các thủ đoạn gian dối của mình đã mang lại lợi ích nước Trịnh cũng không thể kêu ca hay nhận thưởng. Nếu không, là đang ủng hộ việc gian dối để thu lợi và làm hỏng thuần phong mỹ tục đất nước. Vì ông luôn suy nghĩ thấu đáo và không để tiền bạc làm tổn hại đến đạo đức của mình.




    Bài văn “Tiền bản thảo” của Trương Duyệt

    "Tiền, vị ngọt, đại nhiệt, có độc.
    Tác dụng phụ
    • lưu giữ dung nhan, tốt tươi sáng nhẵn,
      chữa bệnh đói, giải khốn khó có hiệu nghiệm ngay.
    Tiền có thể lợi cho quốc gia, thiệt hại cho người hiền đạt và rất sợ người thanh liêm.
    Người tham uống thuốc "tiền",
    • thì phân chia đều là tốt nhất,
    • nếu không phân chia đều thì nóng lạnh công kích nhau, khiến người hỗn loạn.

    Thuốc tiền thu hái không theo thời vụ. Thu nhận không đúng lễ thì tổn thương đến tinh thần.
    Tiền rất thịnh hành, có thể chiêu mời thần linh, thông với khí quỷ.
    Nếu tích lũy mà không phân tán thì sẽ sinh ra tai họa thủy hỏa đạo tặc.
    Nếu phân tán mà không tích lũy thì sẽ sinh bệnh đói rét khốn khó.
    1. Vừa tích lũy vừa phân tán thì gọi là đạo.
    2. Không coi nó là trân quý thì gọi là đức.
    3. Nhận và cho hợp lễ nghi thì gọi là nghĩa.
    4. Không cầu tiền không phải của mình gọi là lễ.
    5. Thí xả rộng rãi cứu tế dân chúng thì gọi là nhân.
    6. Chi trả không sai hẹn gọi là tín.
    7. Người không vì thuốc "tiền" làm tổn hại đến mình thì gọi là trí.
    Tinh luyện 7 thuật này thì mới có thể uống thuốc "tiền" lâu dài, khiến người trường thọ.
    Nếu uống thuốc "tiền" mà không theo lý lẽ thì ý chí suy nhược, tinh thần tổn thương, nhất định phải kiêng kỵ".

              
    Hãy tận dụng tốt bảy báu vật này,
    và loại thảo dược đặc biệt của đồng tiền sẽ trở thành liều thuốc bổ,
    giúp bạn sống lâu hơn nếu bạn dùng nó theo thời gian

              



    Huy Hải
    Theo secretchina

    https://www.ntdvn.com/van-hoa/tien-la-t ... 00922.html
Trả lời

Quay về “Thiên đạo - Nhân đạo”