Lão Tử: Đại Đạo thông thiên - Câu chuyện về Thủy Tổ của Đạo gia

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20017
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Lão Tử: Đại Đạo thông thiên - Câu chuyện về Thủy Tổ của Đạo gia

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           



              
    Lão Tử:
    Đại Đạo thông thiên
    -
    Câu chuyện về Thủy Tổ của Đạo gia

    _________________________
    Anh Kỳ _ 19/06/20




    Lão Tử cùng cuốn Đạo Đức Kinh là hình ảnh tiêu biểu đại diện cho Đạo gia. Tư tưởng của Lão Tử có tương quan rất chặt chẽ với tư tưởng trong ba bộ sách kinh điển:
    • Liên Sơn thời nhà Hạ,
    • Quy Tàng thời nhà Ân,
    • Quy Tàng trong Chu dịch đời nhà Chu.


    Tương truyền, Lão Tử sống từ năm 571 – 471 TCN thời Xuân Thu Chiến Quốc. Cha ông là Lão Tá, làm chức quan Tư Mã (một chức quan thời xưa) thời nhà Tống. Mùa hè năm 573 TCN, nước Sở khởi binh tấn công nước Tống. Lão Tá dẫn quân sĩ đi ứng chiến hy sinh trong trận mạc, quân sĩ nhà Tống chịu thương vong. Phu nhân Lão Tá cùng hai người hầu gái còn lại và một vị gia tướng lái xe ngựa trong phủ đã tháo chạy đến Tương Ấp nước Trần (nay là phía đông Lộc Ấp, tỉnh Hà Nam). Khi đang trên đường, lão phu nhân bỗng thấy đau bụng. Thì ra trước đó bà đã có thai. Người lái xe vội vã tạt xe ngựa vào bên đường rồi chạy vào làng tìm người giúp đỡ. Một lát sau, trong xe cất lên tiếng khóc chào đời của đứa trẻ, một bé trai sinh non đã chào đời, đây chính là con trai của Lão Tá - Lão Tử.



    Trong Lão Trang Thân Hàn Liệt Truyện - cuốn 63 Sử Ký có ghi, Lão Tử là người Khúc Nhân Lý, thôn Lịch, huyện Khổ nước Sở (nay là thị trấn Đông Thái Thanh Cung, huyện Lộc Ấp, tỉnh Hà Nam). Lão Tử họ Lý, tên Nhĩ, tự Bá Dương, biệt danh là Đam. Ông đảm nhận chức vụ Thủ Tàng Sứ, là một quân tử ẩn danh, cũng là một người có đức độ cao thượng ẩn cư nơi trần thế.

    Tương truyền khi chào đời, cơ thể Lão Tử rất yếu nhưng đầu lại to, mày rộng tai lớn, mắt tròn đen láy, mũi cao thanh thoát. Vì có đôi tai to nên ông có biệt danh là Đam, Đam có nghĩa là tai to và dài.

    Lão Tử từ nhỏ đã rất thông minh, tĩnh tư ham học, thường bám theo gia tướng trong nhà để nghe kể về sự hưng vong của đất nước, thành bại của các trận chiến, phong tục tế lễ bói quẻ, quan sát thiên văn… Lão phu nhân mời vị Thương Dung tiên sinh tinh thông âm thương, lễ nhạc tới dạy học cho con trai. Thương Dung là người trên thông thiên văn dưới tường địa lý, giỏi về lễ nghĩa truyền thống, rất được gia đình Lão Đam kính trọng.

    Một hôm, Thương Dung dạy Lão Đam:
    • “Trong trời đất này, con người là đáng quý nhất, trong đó Vua là người cốt lõi”.
      Lão Đam hỏi: “Trời là gì?”,
      Thầy giáo trả lời: “Trời là một vị cao khiết ngự ở trên”.
      “Vị cao khiết đó là gì?”, Lão Đam hỏi tiếp.
      Thầy giáo lại trả lời: “Vị cao khiết đó chính là thái không”
      Lão Đảm lại hỏi: “Cao hơn thái không là ai?”.
      Tiên sinh đáp: “Trên thái không là vị cao cao khiết".
      “Vậy cao hơn nữa là gì?” Lão Đam tiếp tục hỏi,
      “Cao hơn nữa là vị cao khiết hơn cả cao khiết" Thầy giáo đáp.
      Lão Đam vẫn hỏi: “Vậy vị cao khiết tột cùng rốt cuộc là ai?”
      Thầy giáo nói: “Thánh hiền chưa truyền lại, sách cổ không ghi chép, ta người phàm cũng không dám nói”.

    Đêm hôm đó, Lão Đam thắc mắc điều đó với mẹ của mình, mẹ ông cũng không trả lời được. Hỏi gia tướng, gia tướng cũng không hay. Vậy là, Lão Đam ngẩng đầu nhìn trăng sao để đoán, cúi đầu để nghĩ xem Trời cao hơn Trời rốt cuộc là gì, nghĩ cả đêm không ngủ.


    Một ngày khác, thầy giáo dạy:
    • “Trong lục hợp, thiên địa con người vạn vật cùng tồn tại.
      Trời có đạo Trời, đất có lý của đất, người có nhân luân, vật có vật tính.
      Có thiên đạo thì nhật nguyệt cùng các hành tinh mới có thể chuyển động;
      có lý của đất thì núi non biển cả mới thành hình;
      Có nhân luân, con người mới biết kính trên nhường dưới.
      Có vật tính, vạn vật mới có dài ngắn, cứng mềm khác nhau”.

    Lão Đam hỏi:
    • “Các hành tinh nhật nguyệt bị ai đẩy mà di chuyển? Núi non biển cả do ai tạo ra? Kính trên nhường dưới là do ai quy định? Vật có dài ngắn cứng mềm là do ai hoạch ra?”
    Thầy giáo nói:
    • “Do Thần tạo thành”.
    Lão Đam lại hỏi:
    • “Tại sao Thần lại có thể làm được như vậy?”
    Thầy giáo nói:
    • “Thần có công năng vạn biến vạn hoá. Có công tạo vạn vật, từ xưa đến nay đều là vậy rồi”.
    Lão Đam lại hỏi:
    • “Năng lực của Thần do đâu mà ra? Công của Thần từ khi nào có?”
    Thầy giáo trả lời:
    • “Thánh hiền chưa truyền lại, sách cổ không ghi chép, ta người phàm cũng không dám nói”.
    Đêm hôm đó, Lão Đam lại đưa những câu hỏi này ra thắc mắc với mẹ, mẹ ông không trả lời được; Hỏi gia tướng, gia tướng cũng không nói. Vậy là, ông lại phải tự quan sát và tìm câu trả lời, chú tâm tới mức ba ngày dùng bữa không cảm nhận được hương vị thức ăn.


    Một ngày khác, thầy giáo dạy:
    • “Quân vương là người thay Trời hành đạo; con dân lại là tất cả của vương.
      Quân vương không thuận theo thiên ý sẽ bị phế truất,
      dân không thuận theo quân vương sẽ bị chịu phạt,
      đây chính là đạo trị quốc”.
    Lão Đam hỏi:
    • “Dân không phải vua tôi, dân không thuận theo vua tôi có thể lý giải được. Còn quân vương sinh ra vốn theo ý Trời, vua làm trái lại lệnh Trời thì là đạo lý gì?”
    Thầy giáo nói:
    • “Thần tạo ra vua tôi để thay Trời hành đạo. Vua tôi sinh ra như tướng ngoài mặt trận, đã ra trận thì tính mạng khó bảo toàn. Vua tôi ra đời là theo ý Trời”.
    Lão Đam hỏi:
    • “Thần là người có khả năng biến hóa, có khả năng tạo hóa, tại sao không sinh ra những vị vua tuân lệnh Trời?”
    Thầy giáo nói:
    • “Thánh hiền chưa truyền lại, sách cổ không ghi chép, ta người phàm cũng không dám nói”.
    Đêm hôm đó, Lão Đam lại đưa những câu hỏi này ra thắc mắc với mẹ, mẹ ông không trả lời được; Hỏi gia tướng, gia tướng cũng không nói được. Vậy là, ông đi hỏi những người có học ở khắp Tương Ấp, hiếu học tới mức gặp mưa không biết ướt, gặp gió không thấy lạnh.


    Một hôm, thầy giáo dạy:
    • “Các việc trên đời, lấy hòa khí làm trọng.
      Mất hòa khí sẽ rút kiếm binh đao, rút kiếm binh đao sẽ gây ra thương tổn, thương tổn thì chỉ trăm phần hại chứ không hề có lợi.
      Không nên tranh giành lợi lộc của người khác, hại người lại rước họa vào mình”.
    Lão Đam hỏi:
    • “Thiên hạ bất hòa, bách tính là người chịu khổ, tại sao quân vương không trị?”
    Thầy giáo trả lời:
    • “Người đời tranh giành chỉ là bất hòa nhỏ, bất hòa nhỏ sẽ ắt họa cũng nhỏ, sau đó vua tôi sẽ trị. Còn các nước tương tranh, đó mới là bất hòa lớn, bất hòa lớn thì họa cũng lớn, họa lớn liệu vua tôi có tự trị được không?”
    Lão Đam hỏi:
    • “Vua tôi không tự trị được, Thần Thánh có trị được không?”
    Thầy giáo trả lời:
    • “Thánh hiền chưa truyền lại, sách cổ không ghi chép, ta người phàm cũng không dám nói”.
    Đêm hôm đó, Lão Đảm lại đưa những câu hỏi này ra thắc mắc với mẹ, mẹ ông không trả lời được; Hỏi gia tướng, gia tướng cũng không nói được. Vậy là, ông đi hỏi những người có học ở khắp Tương Ấp, đọc hết sách ở Tương Ấp, tập trung tới mức gặp nóng không hay, gặp lạnh không rõ.




    Thương Dung tiên sinh dạy cho Lão Đam ba năm, sau đó xin lão phu nhân cho nghỉ dạy, ông nói:
    • “Lão phu đây tài mọn, Đam nhi trí tuệ hơn người, ba năm cháu đã học hết những gì tôi biết rồi. Hôm nay tôi phải tới nói lời từ biệt, vì không còn kiến thức để dạy tiếp nữa. Đam là cậu bé có tầm nhìn rộng, trí lớn, thông tuệ mọi việc, vùng đất Tương Ấp này quá nhỏ bé với cậu, lão phu nhân nên cho đi học ở Chu Đô, nơi này sách nhiều như biển, hiền sĩ cũng nhiều, những người tài trong thiên hạ không thiếu, có như thế mới phát huy hết cái tài của Đam nhi”.

    Lão phu nhân nghe thế rất lấy làm lo ngại, bà nói:
    • “Thứ nhất, Lão Đam giờ mới 13 tuổi, đến Tống Đô còn chưa về được, nói gì đi tới Chu Đô? Thứ hai, ta đây cũng chỉ có một mụn con trai, sao có thể yên lòng để nó một mình đi học nơi xa được?”.

    Đang do dự không biết trả lời phu nhân thế nào, không ngờ tiên sinh đột nhiên nghĩ ra cách giải quyết vấn đề và vội nói:
    • “Không giấu gì phu nhân, tôi đây có vị sư huynh là tiến sĩ ở Chu Thái Học, học vấn uyên bác, tấm lòng rộng lượng, trọng người tài, lấy việc trồng người làm gốc, giúp đỡ người khác là niềm vui, luôn tìm kiếm người tài giỏi đức độ. Trong nhà nuôi rất nhiều thần đồng từ các nơi tới. Miễn phí tiền ăn học, đối đãi như con cái trong nhà. Người huynh đệ đó đã từng nghe tôi kể về học trò Đam nhi là người ham học, lại thông minh hơn người, nên rất muốn gặp. Sắp tới có vài người làm đi tới vùng đó, tôi sẽ nhờ cho Đam đi cùng. Đây quả là cơ hội ngàn vàng không nên bỏ qua”!


    Sau khi nghe xong, lão phu nhân vừa mừng vừa lo. Mừng vì có thầy giáo giới thiệu, giúp con mình được học ở Chu, buồn vì con đi học mẹ con phải xa nhau, biết ngày nào mới gặp lại? Ba ngày sau, cả nhà cùng thầy giáo tiễn Đam nhi lên đường đi học. Lão Đam quỳ lạy mẹ rồi lập tức lên đường tới nhà tiến sĩ. Tiễn con trai đi hơn năm dặm, khi bóng con đã khuất lão phu nhân mới ngậm ngùi lên xe quay về.

    Lão Đam tới Chu, vào bái kiến tiến sĩ, nhập học ở Thái Học, được học
    • thiên văn, địa lý, nhân luân, không có gì là không học;
      thi, thư, dịch, lịch, lễ, nhạc không cái gì là không xem;
      văn vật, điển chương, sách sử không cái gì là không nghiên cứu;
    ba năm sau đã trưởng thành lên rất nhiều. Sau đó tiến sĩ đã giới thiệu Lão Tử làm trông coi Thủ Tàng Thất.

    Thủ Tàng Thất là nơi cất giữ toàn bộ sách quý của nhà Chu, nơi đây không thiếu một sách gì trong thiên hạ. Lão Đam được đưa vào đây như rồng bơi ra biển lớn, tha hồ vẫy vùng; như đại bàng được thả vào trời xanh, tha hồ sải cánh bay. Lão Đam như người khát gặp nước, thoải mái chìm đắm trong bể kiến thức rộng lớn, ông nắm được toàn bộ lễ nhạc, hiểu rõ đạo lý.

    Ba năm sau, Lão Tử đảm nhận chức vụ Thủ Tàng Thất Sứ.




    Anh Kỳ

    https://www.ntdvn.com/van-hoa/lao-tu-da ... 45849.html
Trả lời

Quay về “Thiên đạo - Nhân đạo”