Để trở nên mạnh mẽ, hãy bắt đầu từ tĩnh lặng

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20038
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Để trở nên mạnh mẽ, hãy bắt đầu từ tĩnh lặng

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




    Để trở nên mạnh mẽ,
              
    hãy bắt đầu từ
    tĩnh lặng

    _________________________
    Quỳnh Chi _ 16/03/21





    Tĩnh lặng, không chỉ là tu hành của một người,
    mà còn là giai điệu thể hiện sự trưởng thành của người đó.


    Tĩnh lặng, không chỉ là tu hành của một người, mà còn là giai điệu thể hiện sự trưởng thành của người đó. Những người thực sự trưởng thành không phải rời xa huyên náo, mà là tại trong tim mình nuôi dưỡng một biển cả mênh mông.

    Lão Tử nói:
    • "Đại âm hi thanh,
      đại tượng vô hình"
      ,

      có nghĩa là tiếng lớn nghe không thấy,
      hình tượng lớn thì không có hình.

    Âm thanh đẹp nhất thế gian chính là âm thanh im ắng, giống như cái gọi là 'tĩnh thủy lưu thâm'. Con người, cũng là như thế, đến một cảnh giới, liền hiểu được trí tuệ của sự tĩnh lặng. Trải qua càng nhiều, càng thành thục, mà càng thành thục, sẽ càng tĩnh lặng. Người thành thục, không nói nhiều; Người trầm mặc, sẽ càng sống tốt hơn.





    “Đạo Đức Kinh” đã giảng:
    • Tri giả bất ngôn,
      ngôn giả bất tri",


      có nghĩa là
      người biết thì không nói,
      người nói thì không biết.

    Bậc trí giả thông minh chưa từng nhiều lời, trái lại, càng là người vô tri càng ưa thích đàm luận bình phẩm khắp nơi.

    Khi Tăng Quốc Phiên, một trọng thần vào cuối triều nhà Thanh, khi ông đi học ở trường Nhạc Lộc, gặp phải một người bạn học tính khí nóng nảy, không những thường xuyên mắng chửi mà còn nhắm vào ông.

    Lúc Tăng Quốc Phiên đang ngồi phía trước cửa sổ đọc sách, người kia hùng hùng hổ hổ nói:
    • "Đừng ngồi chỗ này đọc sách, ảnh hưởng đến ánh sáng của tôi".

    Tăng Quốc Phiên không trả lời, chỉ yên lặng chuyển sang một bên để đọc sách.
              

    Bậc trí giả thông minh chưa từng nhiều lời,
    trái lại, càng là người vô tri càng ưa thích đàm luận bình phẩm khắp nơi.


    Đến ban đêm, lúc Tăng Quốc Phiên khêu đèn để đọc sách, thái độ của người bạn học này càng là ác liệt hơn, châm chọc Tăng Quốc Phiên giả tạo chăm chỉ, ảnh hưởng đến việc nghỉ ngơi của người khác.

    Tăng Quốc Phiên vẫn không nói gì, chọn nằm ở trên giường lặng lẽ học bài.

    Đến ngày yết bảng, Tăng Quốc Phiên có tên đỗ đạt trên danh sách, còn người bạn học kia lại thi rớt. Anh ta sau khi biết được Tăng Quốc Phiên trúng cử, liền nói móc châm chọc, còn nói rằng phong thủy tốt của mình đều bị Tăng Quốc Phiên chiếm mất.

    Những lời này truyền đến tai Tăng Quốc Phiên, nhưng ông cũng không hề giải thích, vẫn im miệng không nói như cũ, chỉ chuyên tâm làm tốt việc của mình.






    Cổ nhân nói:
    • "Thiện giả bất biện,
      biện giả bất thiện",


      ý rằng
      người giỏi thì không tranh không cãi,
      người tranh cãi thì không giỏi.

    Làm người, biết tĩnh lặng đúng lúc, không chỉ là một loại trí tuệ, mà còn là một tấm lòng bao dung rộng lớn.







    Làm người, càng trưởng thành, càng tĩnh lặng

    Như có câu:
    • “Lúa chín cúi đầu,
      người trưởng thành thấp giọng”.

    Bông lúa chín là bông lúa cúi đầu,
    người chân chính trưởng thành là người biết trầm mặc ít nói, chưa từng khoa trương chính mình và bàn luận người khác.

    Đúng như trong "Hoài Nam Tử - Nhân gian huấn" viết:
    • "Vạn lời nói thỏa đáng
      đều không bằng một sự im lặng"
      (Vạn ngôn vạn đáng,
      bất như nhất mặc).

    Thế nhân phỉ báng ta, nhục mạ ta, cười ta, chỉ cần nhẫn nhịn, mặc kệ, không cần để ý họ, tiếp qua mấy năm, hãy xem họ như thế nào.
              

    Bông lúa chín là bông lúa cúi đầu,
    người chân chính trưởng thành là người biết trầm mặc ít nói,
    chưa từng khoa trương chính mình và bàn luận người khác.


    Tĩnh lặng, không chỉ là tu hành của một người, mà còn là giai điệu thể hiện sự trưởng thành của người đó. Những người chân chính trưởng thành, không phải rời xa huyên náo, mà là tại trong tim mình nuôi dưỡng một biển cả mênh mông.






    Tĩnh lặng là khởi đầu của sự mạnh mẽ

    "Cách ngôn liên bích" viết:
    • "Tu thân
      quan trọng nhất là thanh tâm quả dục,
      xử thế
      quan trọng nhất là cẩn trọng nói năng".

    Nhiều khi, lãng phí thời gian tranh luận, không bằng bình tĩnh lại, trong tĩnh lặng tích lũy sức mạnh, đợi đến sau này sẽ đột phá.

    Trong "Mặc Tử" từng ghi chép một câu chuyện như vậy. Tử Cầm thỉnh giáo Mặc Tử rằng:
    • "Thưa thầy, nói nhiều có ích lợi gì không".

    Mặc Tử nói:
    • "Con cóc, con ruồi đều kêu cả ngày lẫn đêm, nhưng không có người nào muốn nghe.
      Gà trống bình thường khiêm tốn tĩnh lặng, chỉ đến lúc bình minh mới gáy liền có thể làm thiên hạ chấn động".


    Đây chính là không lên tiếng thì thôi, một tiếng hót lên làm kinh người, thế gian vạn vật đều là như thế, tĩnh lặng càng có sức mạnh hơn so với ồn ào náo động.

    Vào thời kỳ Xuân Thu, Sở Trang Vương vừa mới bắt đầu thống trị triều chính, trong ba năm không tuyên bố chính lệnh, cũng không trị sửa triều chính, có đại thần khuyên can, ẩn dụ nói:
    • "Có con chim lớn
      ba năm không bay lượn, không kêu, là vì sao?"

              

    Nhiều khi, lãng phí thời gian tranh luận,
    không bằng bình tĩnh lại, trong tĩnh lặng tích lũy sức mạnh, đợi đến sau này sẽ đột phá.


    Sở Trang Vương đáp:
    • "Không bay lượn đang mọc cánh,
      không kêu là đang quan sát.
      Ngươi có thể yên tâm, con chim này không bay thì thôi, một khi bay sẽ bạy tận trời cao, không lên tiếng thì thôi, một tiếng kêu làm người kinh động".

    Quả nhiên, nửa năm sau, Sở Trang vương tự mình xử lý triều chính, trừ gian nịnh, cử hiền thần, từ đó Sở quốc nhanh chóng vươn mình, trở thành một trong Xuân Thu Ngũ Bá.


    Đúng như "Chu Dịch" có nói:
    • "Người hiền kiệm lời,
      người nóng nảy nhiều lời".
    Người có đầy đủ sức mạnh nhất, thường là trầm mặc ít nói.
    • Khoa Phụ đuổi bắt Mặt trời, tĩnh lặng không nói, cuối cùng dùng thân thể của mình nuôi dưỡng thế gian vạn vật.
      Chim Bằng bay lượn vạn dặm không lên tiếng, cuối cùng bay về phương xa.
      Giọt nước ngày đêm lặng im, cuối cùng thành công xuyên qua đá.

    Tĩnh lặng, là sức mạnh kiên cường tiến lên, là khiêm tốn không hiển lộ tài năng.




    Trang Tử nói:
    • "Trời đất có mỹ đức vĩ đại
      không lên tiếng"
      (Thiên địa hữu đại mỹ
      nhi bất ngôn).

              
    Trời đất
    ôm giữ vạn vật,
    ban tặng cho vạn vật,
    còn bản thân lại không thu giữ bất cứ thứ gì,
    chất phác, khiêm nhường, bác đại vô tư.

    Phong cảnh đẹp nhất
    không
    cách nào dùng ngôn ngữ để biểu đạt,
    sức mạnh cường đại nhất,
    thường bắt đầu từ sự tĩnh lặng!





    Quỳnh Chi

    https://www.ntdvn.com/van-hoa/de-tro-ne ... 53381.html
Trả lời

Quay về “Thiên đạo - Nhân đạo”