Bảo quản hải sản không đúng cách có thể gây bệnh

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Bảo quản hải sản không đúng cách có thể gây bệnh

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




    Không chỉ quẳng vào ngăn đá là xong:
    Bảo quản hải sản không đúng cách
    có thể gây bệnh

    _______________________________
    Hà Thành _ 27/04/21





              


    Hải sản không phải cứ mua về là cho vào tủ lạnh ngay là xong,
    biết lựa chọn và bảo quản thực phẩm cũng quan trọng
    để hải sản đảm bảo chất lượng tươi ngon

              

    Cá, tôm, sò, mực và các loại hải sản không chỉ ngon mà còn có giá trị dinh dưỡng cao, là những thực phẩm không thể thiếu trên bàn ăn. Tuy nhiên, hải sản có mùi tanh và rất dễ bị hỏng, để có món hải sản tươi ngon thì từ khâu chọn nguyên liệu đến khâu bảo quản là vô cùng quan trọng.

    Nếu bạn muốn ăn hải sản tươi sống thì việc lựa chọn nguyên liệu chính xác là quan trọng nhất. Vậy, làm thế nào để chọn được hải sản tươi ngon, chất lượng? Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan đưa ra 4 cách để chọn hải sản:




    4 cách chọn hải sản tươi ngon

    • Cá:
      Hình dáng nguyên vẹn, vảy không bong tróc hoặc dính nhớt, mang màu đỏ tươi, mắt sáng và trong suốt.

      Tôm:
      Tôm tươi, đầu tươi, bóng, thân tôm căng mọng, đàn hồi tốt, không bị mềm hoặc thâm đen; vỏ và thân tôm liền nhau, không có dấu hiệu rụng.

      Động vật có vỏ:
      Vỏ chưa mở và không có mùi. Chân động vật có vỏ sống sẽ di chuyển bên ngoài vỏ. Cũng có thể dùng hai con sò gõ vào nhau, nếu tiếng kêu trong veo thì là sò tươi.

      Mực:
      Có màu trong suốt, sờ vào thấy mịn, thớ thịt đàn hồi và sáng mắt.




    Cấp đông thế nào để hải sản vẫn giữ nguyên chất lượng?

    Hải sản rất dễ hỏng, sau khi đánh bắt chắc chắn sẽ phải trải qua một thời gian vận chuyển mới đến tay người tiêu dùng nên hầu hết hải sản đều là đồ đông lạnh. Việc cấp đông và bảo quản hải sản sau khi mua về cũng rất quan trọng.

    Bảo quản hải sản đông lạnh không chỉ đơn giản là ném nó vào ngăn đá. Nếu không thực hiện đúng, đủ các bước, độ ngon và giá trị dinh dưỡng của hải sản sẽ bị phá hủy hoàn toàn, thậm chí còn gây nguy hại cho sức khỏe.

    Các phương pháp bảo quản hải sản khác nhau như sau:

    • ● Cá: Phải được rửa cẩn thận trước khi cấp đông. Đầu tiên, cạo sạch vảy còn sót lại, sau đó làm sạch bụng và mang cá, rửa sạch hết vết máu bằng vòi nước chảy, dùng khăn giấy thấm khô rồi đổ một thìa rượu gạo vào bụng cá. Sau đó, nhanh chóng cho vào túi bảo quản tươi và cấp đông.

      ● Tôm: Nên được chế biến và bảo quản càng sớm càng tốt sau khi mua về. Đầu tiên, bạn cho tôm vào thau nước có đá. Sau đó, bạn làm sạch đầu tôm, cắt bỏ râu, chân và gai của tôm vì những phần này có thể đâm thủng túi giữ tươi và gây nhiễm vi khuẩn. Cuối cùng, cho tôm vào túi kín, đổ ít nước đá lạnh vào để giữ độ ẩm cho tôm rồi cho vào ngăn đá tủ lạnh bảo quản.

      ● Động vật có vỏ: Nếu là sò lông biển thì sau khi mua về nên cho vào thau nước lạnh có pha chút muối và ngâm khoảng 2 giờ để chúng nhả hết cát rồi rửa lại bằng nước sạch. Nếu sò nuôi ở vùng nước ngọt thì không cần cho thêm muối mà chỉ cần ngâm trong nước sạch.

      Sau khi làm sạch, cho sò vào túi bảo quản tươi và buộc kín, có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 2-3 ngày, ngăn đá khoảng 1 tháng. Tuy nhiên, hương vị của động vật có vỏ đông lạnh có thể bị ảnh hưởng một chút, vì vậy bạn nên ăn càng sớm càng tốt.

      ● Các loại mực: Làm sạch ruột, bóc lớp vỏ bên ngoài trước, sau đó cho một ít rượu gạo vào ngâm khoảng 10 phút. Lấy ra, dùng khăn giấy thấm khô phần nước trên bề mặt, cho vào túi bảo quản tươi, vắt hết không khí rồi cấp đông.





    Bảo quản hải sản không đúng cách có thể gây bệnh

    Hải sản nếu không được bảo quản và làm lạnh đúng cách không chỉ ảnh hưởng đến mùi vị mà còn dễ khiến vi khuẩn sinh sôi, khi ăn phải dễ dẫn đến các bệnh như dị ứng, tiêu chảy, thậm chí là ngộ độc thực phẩm.

    1. Nhiễm Norovirus
    Norovirus thường có trong hải sản, đặc biệt là động vật có vỏ như hàu. Nếu ăn hải sản bị nhiễm norovirus mà không nấu chín kỹ, sẽ bị tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa.

    2. Nhiễm khuẩn Vibrio enteritidis
    Vibrio enteritidis thường sinh sống trong bùn hoặc tầng đáy biển, do đó dễ bám vào cá, tôm và động vật có vỏ. Bạn dễ bị tiêu chảy nghiêm trọng, nôn mửa, đau đầu và sốt sau khi ăn hải sản bị nhiễm khuẩn này nếu chưa được nấu chín hoàn toàn.

    3. Ngộ độc histamine
    Khi hải sản bắt đầu hư hỏng do bảo quản không đúng cách và nhiễm vi khuẩn, các amin chứa trong nó sẽ được chuyển hóa để tạo ra một lượng lớn histamine. Histamine không thể bị phân hủy khi nấu ở nhiệt độ cao. Nếu ăn phải loại hải sản này, bạn sẽ bị dị ứng như mẩn đỏ, ngứa da, mà thực chất là một loại ngộ độc thực phẩm.




    Tóm lại, để tránh bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn hải sản, không nên mua những loại hải sản không rõ nguồn gốc, có màu sắc bất thường, mùi lạ hoặc thân bị mềm. Bạn cũng nên tránh ăn sống, cố gắng nấu chín hoàn toàn trước khi ăn.

    Tất cả các vật dụng dùng để chế biến và bảo quản hải sản như dao làm bếp, thớt, hộp đựng và các đồ dùng khác phải được làm sạch và khử trùng kỹ lưỡng. Và nhớ bảo quản riêng thức ăn sống với thức ăn chín để tránh lây nhiễm chéo. Hải sản chưa ăn cũng nên ăn càng sớm càng tốt để giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm.





    Hà Thành

    https://www.ntdvn.com/suc-khoe/khong-ch ... 72902.html
Trả lời

Quay về “Sức khỏe - Thực phẩm”