Dịch Covid-19 (SARS-CoV-2 / 2019-nCoV)

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20030
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Trung Quốc giận dữ vì báo Ðan Mạch vẽ virus Corona lên cờ của họ

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Trung Quốc giận dữ
    vì báo Ðan Mạch vẽ virus Corona lên cờ của họ

    _______________________________________
    VOA _ 29/01/2020





              

    Ấn bản hôm thứ Hai 27/1 của nhật báo Đan Mạch Jyllands-Posten đăng biếm họa về lá cờ Trung Quốc với năm ngôi sao vàng được thay thế bằng những con virus corona. (Ảnh: Reuters)

              



    Một tờ báo của Đan Mạch dứt khoát bác bỏ yêu cầu của Trung Quốc đòi họ xin lỗi sau khi ấn bản hôm thứ Hai của nhật báo này đăng ảnh biếm họa về lá cờ Trung Quốc với năm ngôi sao vàng được thay thế bằng những con virus corona đang gây chết người.

    Đại sứ quán Trung Quốc ở Copenhagen nói ảnh biếm họa của nhật báo Jyllands-Posten "xúc phạm Trung Quốc." Đại sứ quán nói hôm thứ Ba:
    • "Không có bất kỳ sự cảm thông và đồng cảm nào cho hành động vượt quá lằn ranh của xã hội văn minh và ranh giới đạo đức của tự do ngôn luận và xúc phạm lương tâm con người.

      “Nhật báo [Jyllands-Posten] và họa sĩ biếm Niels Bo Bojesen phải công khai xin lỗi người dân Trung Quốc."


    Vụ lùm xùm tranh biếm họa cờ Trung Quốc mang virus corona nhanh chóng được đưa lên “tỉ thí” trên phương tiện truyền thông xã hội.
    • Người Ðan Mạch nhảy vào bảo vệ nhật báo Jyllands-Posten trên Twitter,
    • trong khi người dân Trung Quốc đã chia sẻ trên phương tiện truyền thông xã hội này bằng việc nhắc lại chuyện Đan Mạch đầu hàng Đức Quốc xã trong Thế chiến thứ hai, và việc đầu hàng đã diễn ra chóng vánh chỉ trong vòng bốn giờ đồng hồ.

    Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen hôm thứ Ba lên tiếng nhắc nhở Trung Quốc rằng
    • "Chúng tôi có quyền tự do ngôn luận ở Đan Mạch – kể cả quyền vẽ."

    Các chính trị gia Đan Mạch khác cũng bày tỏ ủng hộ đối với việc báo Jyllands-Posten đăng tranh biếm họa đó. Tổng biên tập Jacob Nybroe của Jyllands-Posten khẳng định rằng nhật báo của ông không giễu cợt về dịch bệnh viêm phổi gây chết người này. Ông Nybroe nói:
    • "Chúng tôi không thể xin lỗi về điều gì đó mà chúng tôi nghĩ là không sai. Chúng tôi không có ý định coi thường hoặc chế giễu, và chúng tôi nghĩ bức họa cũng không mang ý định đó. Theo tôi thấy, đây là hình thức hiểu biết văn hóa khác nhau."



    Báo Jyllands-Posten năm 2005 đăng biếm họa Tiên tri Muhammad quấn bom trên đầu đã khiến cho thế giới Hồi giáo phẫn nộ. Một số đại sứ quán Đan Mạch đã bị tấn công và các nước Ả Rập tẩy chay hàng hóa của Đan Mạch.

    (Theo Reuters, BBC, Business Insider)





    https://www.voatiengviet.com/a/tq-gian- ... 65298.html
              
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20030
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Virus corona Vũ Hán : Nở rộ các đồn đoán và thuyết âm mưu trên internet

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Virus corona Vũ Hán :
    Nở rộ các đồn đoán và thuyết âm mưu trên internet

    _______________________________________
    Đức Tâm _ 28/01/2020





              

    Một nhân viên mặc bảo hộ phòng chống lây nhiễm virus tại một bến tàu điện ngầm ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 27/01/2020 REUTERS/Carlos Garcia Rawlins

              






    • Virus corona do CIA tung ra để gây bất ổn tại Trung Quốc,
    • chính quyền Bắc Kinh chủ ý cho virus lan truyền để làm xẹp phong trào phản kháng tại Hồng Kông,
    • « xóa sổ » người Duy Ngô Nhĩ,
    • các tập đoàn dược phẩm cho phát tán virus để bán được vac-xin…
    Mỗi khi có một sự kiện lớn trên thế giới, thì lại có nhiều đồn đoán vô căn cứ, thậm chí cả thuyết âm mưu nở rộ trên mạng xã hội, trái ngược với những thông tin chính thống. Và virus corona Vũ Hán Trung Quốc không phải là một ngoại lệ. Sau đây là một số tin đồn.




    1- Các phòng thí nghiệm dường như muốn bán vac-xin

    Một cư dân mạng viết cho nhật báo Pháp Le Parisien nói rằng
    • có những tài liệu bí hiểm đang được « lưu hành » đề cập đến « một loại virus do Hoa Kỳ tạo ra ».
    Đồng thời, người này khẳng định – mà không cần chứng minh –
    • đang có một loại vac-xin kháng được virus nói trên, thậm chí, vac-xin này « hết hạn sử dụng vào ngày 23/01/2020 ».

    Một người khác trên mạng xã hội Twitter tin chắc rằng các tập đoàn dược phẩm lớn sẽ hái ra tiền với loại virus corona. Thế rồi, một người thứ ba đặt câu hỏi :
    • Tập đoàn dược phẩm nào tung ra virus này ?
    Thông tin và tranh luận giữa các cư dân mạng này đều hướng tới việc dường như có một phòng thí nghiệm chủ ý tung ra và cho lây truyền virus nhằm kiếm tiền qua việc bán vac-xin.

    Thực ra, theo giới chuyên gia, cho đến lúc này, chưa có một loại vac-xin nào chống được virus corona. Các nhà khoa học và chuyên gia cần có thời gian để bào chế được loại vac-xin hiệu quả. Khó mà có thể tưởng tượng được là vào lúc này, một tập đoàn dược phẩm nào đó lại có thể đưa ra thị trường vac-xin chống virus corona. Theo giáo sư Yazdan Yazdapanah, trưởng khoa nhiễm khuẩn, bệnh viện Bichat, Paris, được báo Le Parisien trích dẫn,
    • « thật là ảo tưởng khi nghĩ rằng sẽ có một vac-xin chống được dịch bệnh này, nhưng dịch bệnh hiện nay có thể là cơ hội để tạo ra được những bước tiến quan trọng ».





    2- Virus có thể thoát ra từ một phòng thí nghiệm

    Tuần trước, một cư dân mạng tự giới thiệu là một nhà phân tich « không chuyên » về các loại bệnh lây nhiễm, cho rằng
    • súc vật bán ở chợ Vũ Hán bị nghi gây ra dịch bệnh này.
      Vậy phải chăng là do phòng thí nghiệm virus học ở Vũ Hán chủ ý gây « sự cố » vào tháng trước,
      phát tán các tác nhân gây bệnh ?
    Tin đồn này xuất phát từ một thực tế :
    • Tạp chí khoa học Nature năm 2017 thông báo là
      Vũ Hán – hiện là trung tâm ổ dịch « 2019-nCoV » lập một trung tâm nghiên cứu virus.
    Vì thế, nhiều cư dân mạng cứ « khơi khơi » khẳng định là virus corona thoát ra cơ sở nghiên cứu này, chứ không phải từ khu chợ buôn bán súc vật của Vũ Hán.
    Mặt khác, người ta không rõ là phòng thí nghiệm Vũ Hán có nghiên cứu về virus SARS, chủng loại gần gũi với virus « 2019-nCoV » hay không.




    3- Chính quyền Trung Quốc có thể dùng virus corona
    để xử lý hồ sơ Hồng Kông
    hoặc giết hại người Duy Ngô Nhĩ.


    Trên Twitter, có người viết :
    • « Hồng Kông sẽ sớm trở thành Vũ Hán »
      với lập luận :
      cảnh sát Hồng Kông « khuyến khích những người mắc bệnh cho lây truyền virus tại Hồng Kông », nơi xẩy ra phong trào phản kháng chống Bắc Kinh từ nhiều tháng qua.
    Một người khác thì tỏ lo ngại là
    • « phải chăng Trung Quốc cố tình để cho virus lây lan ở Hồng Kông
      với ý đồ làm xẹp tinh thần những người đấu tranh ? ».

    Cho đến hôm nay, ở Hồng Kông mới có 6 trường hợp bị nhiễm bệnh.
    Theo báo Le Parisien, người ta nghi ngờ là
    • một bộ phận những người đấu tranh cho dân chủ tại Hồng Kông và có tinh thần chống Trung Quốc, dùng virus như một luận điểm chính trị.


    Cũng theo hướng này, trên mạng internet lưu truyền thuyết âm mưu :
    • phải chăng chính phủ Trung Quốc đưa virus corona vào thủ phủ Urumqi, vùng tự trị Tân Cương,
      để giết hại cộng đồng thiểu số Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi, hiện đang bị Bắc Kinh giam giữ trong các trại tập trung, dưới danh nghĩa « trung tâm huấn nghệ ».
    Cơ sở của thuyết này là các chuyến bay tới Urumqi vẫn hoạt động bình thường. Thực ra, các tuyến đường hàng không tại Trung Quốc vẫn hoạt động bình thường, trừ các chuyến bay tới và đi từ Vũ Hán.


    Một biến thể của thuyết âm mưu này là
    • Cục Tình Báo Trung Ương Mỹ - CIA có kế hoạch gây mất ổn định chế độ Trung Quốc.
      Qua việc virus lây lan, các cơ quan tình báo Mỹ có thể hy vọng là các chuyến bay quốc tế tới Trung Quốc sẽ bị hủy bỏ và điều này làm cho chế độ Bắc Kinh bị cô lập.





    4- Số liệu bệnh nhân nhiễm virus corona.

    Ngày 26/01/2020, chính quyền Trung Quốc thừa nhận là virus corona lây nhiễm nhanh và mạnh hơn SARS.
    • Ngay lập tức, trên Facebook lan truyền một đoạn băng ghi âm, không ghi nguồn, của một người phụ nữ tự giới thiệu là đang sống tại Trung Quốc. Người này nói đến con số có « 200 ngàn bệnh nhân ».
      Tuy nhiên, thông tin này có nhiều sai lệch và nhầm lẫn, ví dụ khi người này nói rằng có nhiều trường hợp bị nhiễm bệnh tại Lyon, miền nam nước Pháp.


    Trên Twitter, một người khác tỏ ra thông thạo hơn khi nói rằng dựa theo một số nguồn tin – nhưng không nêu ra rõ ràng là những nguồn nào – thì
    • tại Trung Quốc, có 200 ngàn người nhiễm bệnh.
      Sau khi đưa ra một số phép tính, người này thẩm định, mỗi ngày có 14285 người bị nhiễm virus, tức là cao gấp 7 lần tổng số bệnh nhân được tính cho đến nay.


    Bản tổng kết số bệnh nhân mà chính quyền Trung Quốc đưa ra hàng ngày chắc chắn sẽ tăng
    • do virus lây lan nhanh
      và không ai rõ còn có bao nhiều người bị nhiễm bệnh nhưng ở nhà, không đến bệnh viện.
    Theo các nhà nghiên cứu tại Hồng Kông, dựa trên các mô hình toán học, tính cho đến nay, có thể số bệnh nhân tại Trung Quốc lên tới hơn 40 000. Nhưng không một nghiên cứu nghiêm túc nào nêu ra con số 200 ngàn.





    http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/2 ... n-internet
              
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20030
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Virus corona : Có nên tin Trung Quốc minh bạch xử lý khủng hoảng ?

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Virus corona :
    Có nên tin Trung Quốc minh bạch xử lý khủng hoảng ?

    _______________________________________
    Thu Hằng _ 30/01/2020





              

    Người dân đeo khẩu trang ở một trục đường lớn ở Trường Sa (Changsha), tỉnh Hồ Nam (Hunan), Trung Quốc, ngày 29/01/2020. REUTERS/Thomas Peter

              




    Trung Quốc liên tục công bố những biện pháp mạnh để « thắng cuộc chiến » chống virus corona mới (2019-nCoV).
    Cùng lúc, chính quyền Bắc Kinh cố tỏ ra minh bạch trong việc xử lý khủng hoảng dịch tễ khi liên tục
    • cập nhật số người chết,
      số ca mới bị nhiễm virus
      và những biện pháp được triển khai.
    Dù vậy, lời khẳng định « minh bạch » của Bắc Kinh không thuyết phục được cộng đồng quốc tế, cũng như người dân Trung Quốc.

    Bắc Kinh dường như đã gây sức ép để Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO/OMS)
    • không ban bố cảnh báo nguy hiểm toàn cầu,
      không khuyến cáo các nước hồi hương công dân.
    Đối với Trung Quốc, phát biểu trên của giám đốc Tổ Chức Y Tế Thế Giới, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus sau chuyến làm việc tại Trung quốc ngày 28/01/2020, là cái cớ để chỉ trích
    • các nước phương Tây (Mỹ, Pháp, Đức) và Nhật Bản « thổi phồng vấn đề » khi tìm cách hồi hương (tự nguyện) kiều dân sống ở Vũ Hán.

    • Đối với các nước liên quan, đây là một biện pháp bảo vệ công dân,
    • nhưng Bắc Kinh coi đây là một hành động « thiếu tin tưởng » vào cách quản lý khủng hoảng của Trung Quốc và như vậy, cô lập nước này.
      Công luận Trung Quốc sẽ đánh giá như thế nào nếu người nước ngoài ở Vũ Hán về nước ?


    Ngoài ra, khi gây sức ép để Tổ Chức Y Tế Thế Giới không nâng mức nguy hiểm trên quy mô thế giới,
    • Bắc Kinh muốn dịch bệnh chỉ nằm trong giới hạn quốc gia
      và như vậy, do Trung Quốc tự xử lý.
    Đây là cách đảng Cộng Sản khẳng định « khả năng chiến thắng cuộc chiến chống virus », theo phát biểu của chủ tịch Tập Cận Bình. Nhưng liệu người dân Trung Quốc có tin vào vai trò đầu tầu của đảng hay không ?




    Thông tin bị khống chế

    Trước tiên, phải nhắc lại là Bắc Kinh đã chờ đến hơn 6 tuần, kể từ khi phát hiện ca đầu tiên nhiễm virus lạ (ngày 08/12/2019), để ban hành các biện pháp cần thiết, lý do là chính quyền địa phương che giấu thông tin và định để dịch tự suy yếu. Thậm chí, một ngày trước khi chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần đầu tiên thừa nhận tình hình « nghiêm trọng » và virus corona « lan nhanh » (25/01/2020), thành phố Vũ Hán vẫn tổ chức một sự kiện lớn nhân dịp Tết nguyên đán với với khoảng 40.000 người tham dự.

    Nhà báo Dorian Malovic, chuyên về khu vực Đông Bắc Á của nhật báo La Croix, nhận định với đài France 3 (28/01) :
    • « Các bác sĩ và các nhà khoa học đã tìm cách báo động, nhưng tất cả mọi người trong chuỗi thông tin và lãnh đạo đều sợ thông báo tin xấu đến cấp cao nhất và trong thời gian chờ tin lên được trung ương thì dịch đã lan truyền ».

    Tiếp theo, chính quyền trung ương kiểm soát mọi công tác truyền thông về dịch bệnh. Trang France Info (28/01) đăng lại lời cảnh báo của Zhangyi (tên đã được thay đổi), một người dân ở Vũ Hán,
    • « Ngay từ đầu, chính phủ che giấu sự thật. Số người bị nhiễm virus và số người chết hoàn toàn sai ».
    Một đoạn video của một người được cho là bác sĩ ở Vũ Hán, đánh động cộng đồng quốc tế về mức độ nghiêm trọng ở Vũ Hán, « đã bị chính phủ xóa ».

    Thêm vào đó, tâm lý sợ hãi ngự trị thành phố có đến 11 triệu dân. Vũ Hán trở thành thành phố ma.
    • Bệnh viện « bị quá tải. Họ thiếu đủ thứ, từ giường bệnh đến trang phục bảo hộ, thậm chí cả xe cứu thương »,
    theo tường thuật với nhật báo Libération của một nhân chứng khác, làm việc ở Thượng Hải, nhưng bị kẹt ở Vũ Hán theo lệnh cách ly đến ngày 02/02. Nhờ tiền quyên góp, người này mua dụng cụ y tế cho các bệnh viện xung quanh, trong đó có 500 bộ trang phục bảo hộ,
    • « nhưng kiện hàng đã bị Nhà nước tịch thu ngay khi đến tỉnh.
      Vì đối với chính quyền, ưu tiên của hàng đầu là bảo vệ hình ảnh của những bệnh viện lớn ở Vũ Hán, theo kiểu : "Chúng tôi xử lý được, mọi chuyện đều ổn" ».


    Ngoài ra, tình hình dịch virus corona chỉ được đưa tin một chiều. Truyền hình trung ương chỉ đưa những thông tin mang tính tuyên truyền như
    • một bệnh nhân được điều trị khỏi virus corona mới, tặng hoa cảm ơn các bác sĩ, hoặc
      những phóng sự xúc động về đội ngũ bác sĩ quân y được điều đến vùng dịch.
    Còn để hiểu được cuộc sống hàng ngày của người dân Vũ Hán, thì phải thông qua các mạng xã hội. Một đoạn video, trong đó người dân mở cửa sổ hô và hát khích lệ nhau, cũng bị xóa. Chính quyền khuyến cáo không nên mở cửa sổ vì có nguy cơ nhiễm virus.

    Theo thông tín viên Arnauld Miguet của đài France 2 tại Bắc Kinh, nhà báo nước ngoài thường trú ở Bắc Kinh
    • « không được phép tiếp xúc với các nhà khoa học (Trung Quốc) để phỏng vấn về mức độ trung thực của các số liệu » do chính phủ công bố hàng ngày.



    Hơn 50 triệu người dân Trung Quốc đang chịu cách ly, ít nhất cho đến ngày 02/02. Năm 2003, khi dịch SARS bùng phát, chính quyền che giấu thông tin trong suốt ba tháng, rồi đột ngột cách ly các vùng Nam Kinh và Thượng Hải, dẫn đến nhiều cuộc bạo động của người dân do cảm thấy bị bỏ rơi. Đối với dịch virus corona mới lần này, nhà nghiên cứu Antoine Bondaz, phân tích thuộc Quỹ Nghiên cứu Chiến lược Pháp, nhận định :
    • « nếu không được xử lý tốt, thì đảng sẽ mất tính chính đáng, và không chỉ Tập Cận Bình, mà toàn bộ đảng Cộng Sản có thể bị mất uy tín vì không có khả năng bảo vệ người dân Trung Quốc ».






    http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/2 ... E1%BA%A3ng
              
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20030
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Virus corona : Tòa án Trung Quốc phục hồi danh dự cho 8 bác sĩ

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Virus corona :
    Tòa án Trung Quốc phục hồi danh dự cho 8 bác sĩ

    _______________________________________
    Thụy My _ 31/01/2020





              

    Ông Chung Nam San (Zhong Nanshan) chuyên gia về các bệnh đường hô hấp được mời lãnh đạo ủy ban nghiên cứu về virus corona. Ngày 19/01/2020. China Daily via REUTERS

              




    Dưới áp lực rất lớn của dư luận, Tòa án Tối cao Trung Quốc hôm 29/01/2020 đã có một động thái chưa từng thấy từ trước đến nay :
    • ra thông cáo khiển trách công an vì đã trừng phạt tám người bị cho là lan truyền « tin đồn ».


    Công an Vũ Hán, thành phố xuất phát dịch corona, vào ngày đầu năm dương lịch 01/01/2020 đã câu lưu tám bác sĩ vì « đăng tải hay lan truyền các thông tin sai lạc trên internet mà không kiểm chứng ». Nhật báo Thanh Niên Bắc Kinh cho biết, một bác sĩ bệnh viện Vũ Hán sau khi khẳng định có bảy bệnh nhân bị nhiễm SARS, đã bị công an bắt buộc phải làm cam kết không đăng những tin như vậy nữa.

    Trong thông cáo, Tòa án Tối cao nhận định :
    • « Tuy giờ đây đã biết được loại bệnh viêm phổi mới không phải là SARS, nhưng nội dung được tác giả đăng lên không hẳn là sai. Nếu công chúng hồi đó vì sợ dịch SARS theo « tin đồn » này, bắt đầu mang khẩu trang, khử trùng và tránh đến các chợ bán thịt rừng, thì có thể tình hình đã tốt hơn ».


    Có rất nhiều cư dân mạng Trung Quốc giận dữ đòi hỏi phải công khai phục hồi danh dự cho tám bác sĩ trên, coi họ là những người cảnh báo cẩn thiết nhưng bị chính quyền địa phương e ngại vì muốn giấu kín thông tin.

    Tòa án Tối cao nhấn mạnh, một khi các tác giả và những người chia sẻ thông tin không có ý đồ xấu, thì cần phải có thái độ cởi mở hơn đối với những tin tức bị coi là không chính thống.

    Bên cạnh đó, chính quyền thành phố Thiên Tân (miền bắc) hôm qua loan báo cho ngưng chức một thành viên ủy ban y tế địa phương vì thiếu trách nhiệm. AFP cho đây có thể là trừng phạt đầu tiên đối với một quan chức trong khuôn khổ cuộc khủng hoảng dịch virus corona.





    http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/2 ... 1c-s%C4%A9
              
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20030
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Dịch virus corona : Chính sách hai mặt của Bắc Kinh trong việc sơ tán ngoại kiều

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Dịch virus corona :
    Chính sách hai mặt của Bắc Kinh trong việc sơ tán ngoại kiều

    _______________________________________
    Trọng Thành _ 31/01/2020





              

    Chiếc Boeing 747-400 chở công dân Hàn Quốc từ Vũ Hán về đến Gimpo International Airport, Hàn Quốc, ngày 31/01/2020. REUTERS/Heo Ran

              




    Bệnh dịch virus corona mới ngày càng trở nên nguy hiểm, với số lượng người nhiễm và chết do virus tăng vọt từng ngày. Hàng loạt quốc gia muốn nhanh chóng đưa kiều dân thoát khỏi vùng tâm dịch, tuy nhiên chính quyền Trung Quốc,
    • một mặt cho biết ''sẵn sàng hợp tác với cộng đồng quốc tế'',
    • mặt khác gây trở ngại cho việc sơ tán ngoại kiều nhiều nước.


    Gần 10 ngày sau khi chính quyền Trung Quốc chính thức công bố dịch, ngày 22/01/2020, mới bắt đầu có những chuyến bay quốc tế đầu tiên đưa kiều dân rời khỏi vùng tâm dịch ở Vũ Hán (Wuhan).

              
    Theo nhiều phương tiện truyền thông, chính quyền Trung Quốc đã có nhiều biện pháp ngấm ngầm cản trở các công dân châu Âu sơ tán về nước.


    Theo nhật báo Pháp Le Figaro, trong lúc chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố Bắc Kinh ''sẵn sàng hợp tác với cộng đồng quốc tế'' để đối phó với khủng hoảng dịch bệnh, thì trong hậu trường, giới ngoại giao Trung Quốc có thái độ cứng rắn với các đồng nhiệm châu Âu. Hôm thứ Hai, 27/01, trong cuộc họp với một số đại sứ châu Âu, đại diện của chính quyền Bắc Kinh đã bác bỏ các kế hoạch di tản đang diễn ra. Vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của chính quyền các nước, rốt cục Bắc Kinh đã nhân nhượng bằng cách hứa hẹn không chống lại các kế hoạch sơ tán ngoại kiều. Tuy nhiên,
    • ngay cả khi đã có động thái nhân nhượng bề mặt,
    • chính quyền Trung Quốc vẫn tiếp tục có các thủ đoạn ''thọc gậy bánh xe'', gây khó khăn cho việc hồi hương của kiều dân,
    theo một số nguồn tin ngoại giao châu Âu.




    ''Thọc gậy bánh xe''

    Hàng loạt trở ngại được dựng nên,
    • từ việc đặt ra các đòi hỏi phức tạp về giấy tờ hành chính đối với những người muốn ra đi,
    • cho đến việc các phi cơ Đức hay Pháp bị gây khó dễ trong việc hạ cánh tại Vũ Hán.
    • Đặc biệt là việc vợ, chồng hay con cái của các ngoại kiều, mang quốc tịch Trung Quốc, không được chính quyền Trung Quốc bảo đảm là được phép rời khỏi lãnh thổ.
    Kênh truyền thông BFMTV của Pháp tổng hợp nhiều nguồn tin quốc tế, theo đó chính quyền các nước Pháp, Đức, Úc, Anh và Ấn Độ đều gặp nhiều trở ngại trong việc tổ chức các cuộc hồi hương của kiều dân.
    • Trong lúc Hoa Kỳ và Nhật Bản, hai đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, đã sơ tán được hàng trăm người,
    • thì các nước châu Âu vẫn bị gây khó khăn.

    Trung Quốc bị tố cáo là đã gây áp lực buộc Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) trì hoãn không ban bố ''tình trạng khẩn cấp toàn cầu''.

              
    Cuối cùng trước nguy cơ dịch bệnh bùng phát vượt tầm kiểm soát, hôm qua 30/01, WHO đã tuyên bố ''tình trạng khẩn cấp toàn cầu'', có nghĩa là khủng hoảng dịch virus corona mới không còn là khủng hoảng nằm trong tầm kiểm soát của chính quyền Trung Quốc, mà đã trở thành vấn đề chung mà cộng đồng quốc tế phải có nghĩa vụ chung tay ngăn chặn.




    Sự thật phũ phàng và nỗi lo mất mặt

    • Theo nhiều nhà quan sát, Bắc Kinh không ủng hộ kiều dân các nước rời khỏi Trung Quốc, bởi đây rõ ràng là một dấu hiệu cho thấy cộng đồng quốc tế không tin tưởng vào khả năng kiểm soát dịch bệnh của Bắc Kinh, một thực tế khiến chính quyền Tập Cận Bình thêm mất mặt trước công luận quốc tế.
    • Về mặt đối nội, việc sơ tán hàng nghìn ngoại kiều, và có thể cả nhiều người Trung Quốc làm việc cho các công ty nước ngoài, ra khỏi vùng tâm dịch ở tỉnh Hồ Bắc, nơi khoảng 60 triệu dân Trung Quốc đang sống trong tình trạng nội bất xuất, ngoại bất nhập, rõ ràng là một vấn đề nhạy cảm, có thể gây những bất bình trong xã hội.


    Dù sao, chính quyền Bắc Kinh cũng dần dần từng bước phải chấp nhận đối diện với những sự thật phũ phàng.
    • Từ chỗ che giấu dịch, đến chỗ thừa nhận dịch ;
      từ chỗ gây khó dễ cho việc sơ tán ngoại kiều, chần chừ trong việc đưa khách du lịch Trung Quốc về nước, đến chỗ phải chấp nhận điều ngược lại.
    Chính quyền Bắc Kinh không có cách nào khác là buộc phải dần dần minh bạch tình trạng dịch bệnh, bởi càng che giấu, khủng hoảng càng có nguy cơ trầm trọng hơn.




    Lo nhất là ''các nước có hệ thống y tế bấp bênh''

    Hồi cuối tuần trước, trong lúc chính quyền Trung Quốc thông báo chỉ có khoảng vài nghìn người nhiễm virus corona mới, và một chuyên gia của chính quyền dự báo đỉnh dịch sẽ đến trong mươi ngày tới, thì một số nhà khoa học Hồng Kông ước tính
    • đã có khoảng 40.000 người nhiễm virus
    • và nạn dịch sẽ chỉ đạt đỉnh vào khoảng tháng Tư, tháng Năm tới.
    Điều đó có nghĩa là dịch bệnh có nguy cơ sẽ lớn hơn gấp bội.
    • Thái độ hai mặt,
      lẩn tránh sự thực,
      ỷ mạnh hiếp yếu
    của chính quyền Trung Quốc gây lo ngại là sẽ góp phần làm dịch bệnh corona mới thêm nghiêm trọng. Hôm 30/01/2020, tổng giám đốc Tổ Chức Y Tế Thế Giới Tedros Ghebreyesus cho biết nỗi lo sợ lớn nhất của WHO là ''virus lây lan ở những nước có hệ thống y tế bấp bênh hơn nhiều'', chứ không phải với các quốc gia phát triển có cơ hội nhanh chóng sơ tán kiều dân.


    Cam Bốt là một ví dụ tiêu biểu.
    Quốc gia đàn em của Trung Quốc tại Đông Nam Á, để chiều lòng Bắc Kinh, đã khăng khăng khẳng định dịch bệnh virus conora mới hoàn toàn không phải là điều đáng sợ. Hôm 30/01/2020, thủ tướng Cam Bốt Hun Sen, trong một cuộc họp báo tại Phnom Penh, đã đe dọa đuổi các phóng viên và bất cứ ai đeo khẩu trang phòng dịch ra khỏi phòng họp.




    http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/2 ... %E1%BB%81u
              
              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5410
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Australia coronavirus update: Chinese tourists no longer permitted to enter Australia amid outbreak

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    Úc đã hành động : Cấm du khách Trung Quốc nhập cảnh vào nước Úc .


    Australia coronavirus update:
    Chinese tourists no longer permitted to enter Australia amid outbreak



    Scott Morrison made the announcement on Saturday. Credit: Getty/AAP



    Prime Minister Scott Morrison has announced that Chinese tourists will no longer be permitted to enter Australia due to increasing coronavirus threat.

    He said that only Australian citizens will be allowed to fly into the country from China, amid the deadly coronavirus outbreak.

    The prime minister said on Saturday that Australia’s travel advice for China has increased to ‘Do Not Travel’ as the death toll from the virus continues to rise.

    Foreign travellers who have left or passed through mainland China will now be denied entry to Australia in an effort to contain the spread of the disease.

    All Australian citizens arriving from China will be required to self isolate for 14 days and there’ll be additional screening at airports.

    Citizens, permanent residents and their immediate family, legal guardians and spouses will be excepted from the strict measures, Prime Minister Scott Morrison has announced.

    “In addition to that, there’ll be advanced screening and reception arrangements put into place at the major airports to facilitate identifying and providing this information and ensuring the appropriate precautions are being put in place,” Mr Morrison said in Sydney on Saturday.


    The coronavirus has affected thousands of people worldwide since the outbreak began in Wuhan. Credit: EPA


    “There’s a half a million masks that will be provided to those airports to support those who are coming off these flights as well as those who are with those coming from those flights.

    “There’ll also be thermometers which are provided to those airports and we’re working with those airport authorities now to ensure we can put those arrangements in place.”

    China travel advice

    Australians are also being told not to travel to mainland China as the number of confirmed coronavirus cases grows.

    Qantas will halt its two direct services to mainland China, saying entry restrictions imposed the United States, Singapore and other countries will impact crews working across the airline’s international network.

    As of Saturday, all travellers arriving out of mainland China, not just Hubei province, are being asked to self-isolate for a period of 14 days from the time they depart the country.

    Suspending flights arriving from China was not part of the advice provided by health chiefs, Mr Morrison added.

    Evacuation plan

    Meanwhile, government officials are expecting the Chinese government to approve a plan to evacuate Australians using a Qantas plane ‘very soon’, Defence Minister Marise Payne said.

    On Saturday, Chinese media confirmed that 259 people have died from the virus, with 11,791 confirmed cases of the outbreak.

    - with AAP

    https://7news.com.au




              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20030
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Phi hành đoàn các nước phản đối bay tới Trung Quốc

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Phi hành đoàn các nước
    phản đối bay tới Trung Quốc

    _______________________________________
    Reuters _ 01/02/2020






    Phi công và tiếp viên hàng không yêu cầu các hãng hàng không ngưng các chuyến bay đến Trung Quốc, với việc các phi công American Airlines đệ đơn kiện đòi ngưng tức khắc các chuyến bay giữa lúc các giới chức y tế tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu vì sự lây lan nhanh chóng của coronavirus.

    Trung Quốc cho biết có gần 10.000 ca lây nhiễm coronavirus và 213 người chết, nhưng virus đã lây lan sang 18 nước, hầu hết được cho là từ các hành khách đi máy bay.

    Hoa Kỳ khuyến cáo công dân không đến Trung Quốc, nâng báo động lên mức tương tự với Iraq và Afghanistan.

    Các hãng hàng không Mỹ, đã giảm các chuyến bay đến Trung Quốc trong tuần này, đang đánh giá lại những kế hoạch bay, theo những người quen thuộc với vấn đề này.

    Có thể Tòa Bạch Ốc đang lựa chọn hành động thêm nữa để cấm bay đến Trung Quốc trong những ngày sắp tới, nhưng các giới chức nhấn mạnh là chưa có quyết định về việc này.

    Hội Liên hiệp Phi công (APA), đại diện cho các phi công American Airlines, nêu “các mối đe dọa sức khỏe trầm trọng, chưa lường hết được, do coronavirus gây ra” trong đơn kiện nộp ở Texas, trụ sở của hãng hàng không. Hãng American Airlines cho biết có những biện pháp cẩn trọng chống lại virus nhưng không bình luận gì về vụ kiện. Ngày 29/1, American Airlines loan báo hủy các chuyến bay từ Los Angeles đến Bắc Kinh, nhưng tiếp tục các chuyến bay từ Dallas.

    Chủ tịch APA Eric Ferguson yêu cầu các phi công được chỉ định trong các chuyến bay Mỹ-Trung từ chối việc chỉ định này. Trong một tuyên bố, công đoàn các tiếp viên hàng không American Airlines cho biết ủng hộ vụ kiện của các phi công và kêu gọi hãng hàng không và chính phủ Mỹ “cẩn thận và ngưng các chuyến bay đi và đến Trung Quốc.”



    Phi công của United Airlines, hãng hàng không lớn nhất của Mỹ bay đến Trung Quốc, quan ngại về sự an toàn, sẽ được quyền bỏ bay, không được trả lương, theo một bản ghi nhớ ngày 30/1 của công đoàn gởi các thành viên. United Airlines ngày 30/1 loan báo hủy 332 chuyến bay Mỹ-Trung từ tháng 2 đến ngày 28 tháng 3, dù sẽ tiếp tục các chuyến bay khứ hồi từ San Francisco đến Bắc Kinh, Thượng Hải và Hong Kong.



    Vụ kiện của phi công American Airlines diễn ra giữa lúc ngày càng nhiều các hãng hàng không ngưng các chuyến bay đến Hoa lục, trong đó có Air France KLM SA, British Airways, Lufthansa của Đức và Virgin Atlantic.



    Các hãng hàng không lớn khác vẫn tiếp tục bay đến Trung Quốc, nhưng khẩu trang bảo hộ và những chặn dừng ngắn hơn được áp dụng để giảm bớt phơi nhiễm cũng không giúp được gì trong việc trấn an phi hành đoàn. Một tiếp viên hàng không vừa mới đáp xuống một thành phố lớn của Trung Quốc nói quan ngại lớn nhất là nhiễm virus rồi truyền sang cho gia đình, hay bị cách ly khi dừng chân.
    • “Tôi không hiểu mức nghiêm trọng của tình hình cho đến khi tôi đến đó,”
    bà nói với điều kiện ẩn danh. Bà mô tả về sự hoảng loạn của công chứng trong chuyến bay trở về, mỗi hành khách đều mang khẩu trang.
    • “Hiện nay tôi có cảm giác như tôi đang đếm ngược 14 ngày.”




    Hãng hàng không Thai Airways phun thuốc sát trùng trên máy bay giữa các chuyến bay đến Trung Quốc và cho phép phi hành đoàn mang khẩu trang và găng tay.



    Delta Air Lines bớt các chuyến bay và giao thực phẩm cho phi hành đoàn tại khách sạn để họ khỏi ra ngoài. Hãng cũng cho phép phi công bỏ các chuyến bay đến Trung Quốc nhưng không được trả lương, một bản ghi nhớ của công đoàn gởi các thành viên nói.



    Korean Air Lines và Singapore Airlines phái thêm nhân viên phi hành để bay thẳng trở về tránh ngủ qua đêm. Hãng hàng không Hàn Quốc cho biết đã chở thêm quần áo bảo hộ cho các tiếp viên hàng không có thể cần để chăm sóc cho những ca nghi bị lây nhiễm virus khi đang bay.



    Các hãng hàng không tại châu Á đang chứng kiến việc sụt giảm mạnh vé mua cùng với việc hủy bỏ bắt buộc các chuyến bay vì coronavirus bùng phát, người đứng đầu công ty cho thuê Avolon Holdings cho biết.

    Vụ bùng phát coronavirus gây hiểm họa dịch bệnh lớn nhất cho ngành hàng không kể từ cuộc khủng hoảng SARS năm 2003 làm nhu cầu của hành khách giảm 45% tại châu Á khi dịch bệnh lên đến đỉnh điểm vào tháng 4 năm đó, các nhà phân tích nói.

    Công ty đánh giá Fitch nói các hãng hàng không ít có chuyến bay đến Trung Quốc và vùng Châu Á-Thái Bình Dương có thể tái phối trí khả năng để thay đổi đường bay để giảm bớt ảnh hưởng đến việc vận chuyển nhưng có thể làm tăng cạnh tranh trên những tuyến đường này và giảm giá vé.



    Air France giữ đường bay đến Trung Quốc trong dịch bệnh SARS, nhưng đã ngưng các chuyến bay đến Bắc Kinh và Thượng Hải vào ngày 30/1 sau khi phi hành đoàn yêu cầu ngưng ngay lập tức.
    • “Khi nhân viên thấy các hãng hàng không khác đã ngưng bay, thì phản ứng của họ là “Tại sao chúng ta vẫn tiếp tục bay?’”
    ông Flore Arrights, chủ tịch của UNAC, một trong 4 công đoàn chính của các tiếp viên hàng không nói.




    https://www.voatiengviet.com/a/phi-h%C3 ... 69388.html
              
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20030
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Các hãng hàng không lớn của Mỹ hủy bay đến Trung Quốc

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Các hãng hàng không lớn của Mỹ hủy bay đến Trung Quốc
    _______________________________________
    Reuters _ 01/02/2020





    Ngày 31/1, tất cả 3 hãng hàng không lớn của Mỹ đồng loạt loan báo hủy các chuyến bay đến Hoa lục sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ nâng cao mức khuyến cáo du hành vì quan ngại về coronavirus.

    Ba hãng hàng không United Airlines, Delta Air Lines và American Airlines trước đó đã giảm các chuyến bay đến Trung Quốc giữa lúc nhu cầu sụt mạnh vì virus lây lan.

    United và Delta nói sẽ tiếp tục vận hành các chuyến đi tới ngày, lần lượt là, 5/2 và 3/2.

    United, hãng hàng không Mỹ lớn nhất bay đến Trung Quốc, nói “sẽ giúp đảm bảo các nhân viên tại Mỹ cũng như khách hàng có được giải pháp trở về nhà.”

    Trong khi đó, hãng hàng không American cho hay sẽ ngưng các chuyến bay đến Hoa lục từ ngày 31/1 cho đến ngày 27/3, nhưng sẽ tiếp tục bay đến Hong Kong.

    Chính quyền Trump đang xem xét các hạn chế mới nhưng chưa rõ sẽ tiến tới hay không. Một vài giới chức hàng không lo ngại là nếu không tình nguyện ngưng các chuyến bay thì sẽ khiến chính phủ có hành động chính thức, có thể làm phức tạp những chuyến bay trở lại.

    Hoa Kỳ ngày 30/1 khuyến cáo công dân không nên đến Trung Quốc vì dịch bệnh bùng phát đã lây nhiễm gần 10.000 người và đã được Liên hiệp quốc tuyên bố tình trạng phẩn cấp toàn cầu. Cổ phiêu các hãng hàng không sụt giảm mạnh trong tuần này vì những quan ngại về ảnh hưởng tài chánh của virus.

    Các hãng hàng không khác đã ngưng các chuyến bay đến Hoa lục trong đó có Air France KLM SA, British Airways, Lufthansa của Đức và Virgin Atlantic.

    Tính tới ngày 31/1, các hãng hàng không chính của Trung Quốc vẫn có những chuyến bay đi và dến Mỹ.




    https://www.voatiengviet.com/a/c%C3%A1c ... 69455.html
              
              
Trả lời

Quay về “Sức khỏe - Thực phẩm”