Để hòa giải dân tộc Nga không kỷ niệm 100 năm cách mạng tháng 10

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Để hòa giải dân tộc Nga không kỷ niệm 100 năm cách mạng tháng 10

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           









    Để hòa giải dân tộc

    Nga không kỷ niệm 100 năm cách mạng tháng 10

    ____________________
    Nguyễn văn Trần - 03-2018
              















    Trong vòng 200 năm nay, có 2 cuộc cách mạng làm thay đổi sâu xa thế giới, có ơn ích nhưng thảm hại cũng lắm kinh hoàng. Nhứt là cuộc cách mạng nga tháng 10/2017. Cách mạng lúc nào cũng đẫm máu và nước mắt. Phải chăng không có bạo lực là không có cách mạng? Hay có thể đây mới là điều quan trọng ở cách mạng: mức độ và sự nhanh chống kết thúc tốt đẹp những thay đổi?

    Nhơn nói cách mạng, thử nhắc lại vài cuộc cách mạng chánh trong lịch sử thế giới.
    • Cuộc cách mạng lâu đời là cuộc cách mạng ở Anh 1642-1649, bạo lực và đổ máu.
      Cuộc cách mạng huê kỳ 1776 đem lại độc lập thật sự cho Huê kỳ và đưa nước Huê kỳ trở thành nước dân chủ mẫu mực của thế giới.
      Tiếp theo là cuộc cách mạng nhơn quyền và dân quyền 1789 của Pháp, …
      Cách mạng nga năm 1905,
      cách mạng tàu năm 1911,
      cách mạng tháng 10 ở Nga năm 1917,…
      cách mạng văn hóa ở Tàu năm 1964,….
      cách mạng nhung ở Tiệp- khắc năm 1989,…
      rồi cách mạng bông lài ở Tunisie năm 2011…
    Nhắc lại những cuộc cách mạng trên thế giới nhưng, rất tiếc người ta lại không nhắc tới «cách mạng mùa thu tháng 8/1945» ở Hà nội!






    Lê-nin và cách mạng 1789

    Cách mạng nhơn quyền và dân quyền của Pháp năm 1789 đươc Lê-nin thường nhắc tới như những giá trị qui chiếu. Lê-nin dùng cách mạng 1789 như một mẫu mực để làm sáng tỏ lý thuyết cách mạng mà ông tuyên truyền với quốc dân của nga hoàng. Lê-nin khai thác tính nhứt quán giữa lý thuyết và thực hành của giai đoạn tiền cách mạng pháp để chuẩn bị cướp chánh quyền dân chủ do cuộc cách mạng 1905 thiết lập sau khi Nga hoàng chấp nhận thoái vị.

    Trong cách mạng pháp, có hai yếu tố làm cho Lê-nin đặc bìệt quan tâm là
    • sức mạnh của giai cấp trưởng giả tự do
      và sự thắng lợi của nhơn dân.
    Tình hình ở Nga cũng tương tợ. Lê-nin so sánh cách mạng pháp 1789 và cách mạng đức 1848, nhận thấy cách mạng pháp do nhơn dân đứng lên lật đổ chế độ quân chủ, mở ra chế độ cộng hòa, đem lại tự do cho dân chúng thợ thuyền và nông dân. Còn cách mạng đức 1848 không kết thúc để dẫn đến một chế độ dân chủ. Lê-nin thấy phải nỗ lực vận động quần chúng nga đi theo con đường của cách mạng pháp.

    Sự chọn lựa của Lê-nin làm cho giới trưởng giả nga cho là vô cùng nguy hiểm. Họ muốn đi theo con đường của cách mạng đức, đem lại ổn định mau chống, vì sẽ nhờ có cảnh sát và quân đội. Họ thật sự không lo sợ sự nổi loạn mà sợ nhơn dân thắng lợi, chánh quyền thuộc trọn vẹn về tay nhơn dân.







    Cách mạng tháng 10/1917

    Ở Thụy sĩ, nghe tin ở Nga cách mạng đã bùng nổ, Nga hoàng đã thoái vị, một chánh quyền dân chủ đã ra đời, Lê-nin sốt ruột tìm cách về xứ. Cho rằng thời cơ đã tới. Về Nga không phải để hợp tác với phe cách mạng vừa giành được chánh quyền mà tìm cách xoay sở đoạt lấy chánh quyền về tay mình trọn vẹn để thực hiện giấc mơ mác-xít của ông từ bấy lâu nay.

    Lê-nin tính toán đã có cách mạng pháp, cách mạng đức, thì nay phải là cách mạng nga. Cách mạng nga sẽ triệt để hơn hết. Nhưng ông phải có lý thuyết.
    • Tchemychevski là người đầu tiên đem chủ nghĩa cộng sản vào Nga qua cuốn tiểu thuyết «Làm gì ?» (1864) mà Lê-nin mê say và sau này, ông lấy nguyên tựa sách làm tựa cho tập sách của ông, cũng «Làm gì ?».
      Tiếp theo, Lê-nin bắt được quyển «Gìáo lý của người cách mạng» (1871) của Serge Netchaïev. Ông đắm mình trong quyển thánh kinh của người làm cách mạng nhà nghề giúp ông nhuần nhuyễn những nguyên tắc căn bản như
      • người làm cách mạng là phải «sẵn sàng giết và chết»
        «những người lãnh đạo cách mạng nga phải là những tướng cướp».
    Lê-nin và Staline là hai người kế tiếp nhau lãnh đạo nước nga đều được đào tạo bởi tư tưởng của Tchemychevski và Netchaìev.
    • Lê-nin là người suy nghĩ ra những phương pháp thiết lập một chế độ độc tài toàn trị. Ông là người lập thuyết của chế độ cộng sản nga
      còn Staline vốn xuất thân trong giới lục lâm, nhờ có thành tích thổ phỉ, được Lê-nin tuyển chọn. Staline thực thi lý thuyết cai trị của Lê-nin.
    Và hai người trở thành một cặp «Lê-nin-Staline» lập ra chế độ cộng sản đầu tìên và lần lượt cộng sản hóa gần phân nửa thế giới.


    Tìến hành cướp chánh quyền dân chủ xã hội của chánh phủ Alexandre Kerenski, Lê-nin quả quyết
    • «giai cấp tư sản chấm dứt chu kỳ của nó, bây giờ phải là lúc giai cấp vô sản bắt đầu. Cũng rất hợp lý».
    Bắt được Karl Marx, Engels, Lê-nin nhin thấy viễn ảnh thế giới theo bước đi của Marx phát họa bằng óc tưởng tượng phong phú của ông, một người chưa từng tiếp cận thực tế.
    • Theo đó khi giai cấp vô sản tìến lên thay thế giai cấp tư sản
      thì không có gì hơn phải làm là tiến hành giai cấp đấu tranh.
    Lý thuyết này đã làm mê hoặc Lê-nin vì nó đáp ứng hoàn toàn bộ óc tôn thờ lý luận của ông. Nhưng thực hiện đấu tranh giai cấp, để lực lượng dân chủ còn xót lại không phá hỏng được, thì cách mạng phải có chánh nghĩa. Vậy Lê-nin phải trở lại với Marx, học lý thuyết, tuy không đạo đức, nhưng nó lại rất «khoa học», nó sẽ giúp bảo vệ tính chính thống cách mạng bằng cách
    • «thanh toán trước nhứt tất cả lực lượng chống đối,
      sau đó những người phản cách mạng».

    Năm 2017, Nga không tổ chức kỷ niêm 100 năm Cách mạng tháng 10 nhưng Hà nội, kẻ phụ thuộc, lại tổ chức rầm rộ. Phải chăng chỉ vì muốn nhắc nhở mọi ngưòi rằng «ta còn đây»?

    Mà cái gọi là «Cách mạng tháng 10/1917» có phải là cách mạng hay không?
    • Theo sử gia pháp chuyên về cộng sản, ông Stéphane Courtois, (Le livre noir du communisme, Robert Laffont, Paris, 1997- Sách đen của cộng sản), thì đó thật sự hoàn toàn không phải là «cách mạng» đúng nghĩa của nó hoặc cuộc nổi dậy của «quần chúng», như người cộng sản rêu rao.
      «Cách mạng tháng 10» chỉ là một vụ «binh biến» do lối ngàn quân nhơn nổi loạn và Hồng vệ binh chống lại chánh quyền dân chủ lâm thời đang trên đà suy thoái, gây tổn thất không tới năm người thiệt mạng ỏ Pétrograd. Lại cũng không thể nói đó là một cuộc đảo chánh.
    Và đây là vụ biến động thứ ba.
    • Vụ thứ nhứt xảy ra ngày 15/3 dẫn đến nhà vua thoái vị.
    • Vụ thứ hai nghiêm trọng, mang tính sanh tử. Đưa quân đội đánh Đức, thất bại, làm cho hằng ngàn binh sĩ đào ngũ với cả võ khí. Alexandre Kerenski, lãnh đạo chánh phủ lâm thời, giải nhiệm Tướng Kornilov vì thấy Kornilov đang tính ổn định lại tình hình.
      Hạ Kornilov vì Kerenski bị ám ảnh bởi Napoléon của cách mạng pháp nên sợ sẽ phải đối đầu với Kornilov. Nhưng khi hạ được Tướng Kornilov, Kerenski đã vô tình tách rời chánh phủ khỏi quân đội. Thấy mình bỗng ở thế cô đơn, ông vội ngã theo bolchevick tìm chổ dựa, nhiều đảng viên vừa được ông mở cửa nhà tù thả ra, trang bị 40 000 khẩu súng và cả cho phép nhà in tái hoạt động. Ông không biết làm như vậy, mình đang dấn thân vào con đường tự sát.
    Xã hội lâm vào tình trạng khủng hoảng, lương thực thiếu do vận chuyển bế tắc, cải cách nông nghiệp thất bại. Lợi dụng tình hình khủng hoảng, lực lượng bolchevick bắt đầu tấn công. Lê-nin ra lệnh chiếm mau các cơ cấu chánh quyền, tuy bolchevick thiểu số. Thế là Quốc hội Lập hiến vừa mới bầu, nền dân chủ xã hội non nớt thành hình sau bảy thập niên quân chủ chuyên chế kết thúc, nhường chỗ cho một chế độ độc tài.

    Nắm được chánh quyền, Lê-nin rất hài lòng
    • «Thật không ngờ còn dễ dàng hơn trở bàn tay !».
              






    Di sản cách mạng

    Những tên đồ tể tên tuổi lẫy lừng như Staline, Hitler, Mussolini, Mao Trạch-đông, Hồ chí Minh, Castro, Pol Pot, … đều là truyền nhân của Lê-nin, có cùng tổ là Karl Marx. Họ học được tư tưởng vĩ đại của tổ sư là
    • «lật đổ chế độ tư bản phải dùng bạo lực, quét sạch tàn dư của chủ nghĩa tư bản,
      phải xây dựng chế độ chuyên chính vô sản».
              
    Lê-nin đã tiến hành quét sạch tàn dư của chế độ cũ ở nước Nga, giết hại không biết bao nhiêu người vô tội, để xây dựng chế độ độc tài toàn trị đầu tiên sau cách mạng tháng 10/1917. Kế tiếp sự nghiệp của Lê-nin, những đại đệ tử từ Hitler đến Pol Pot đều lập thành tích chém giết dân, phá hoại xã hội không thua sư phụ.

    Di sản của những tên đồ tể này để lại, theo Giáo sư người huê kỳ, Rudolph Rummel (1932-2014), Đại học Hawaï, chuyên về những vụ «giết người hàng loạt trong thế kỷ XX của những nhà cầm quyền cộng sản», thì
    • Liên-xô giết 61 triệu người,
      Trung cộng giết 78 triệu,
      phần còn lại trên thế giới, có 200 tiệu người bị cộng sản các nơi khác giết.
    Nạn nhơn chết vì nạn đói do nhà nuớc xã hội chủ nghĩa tổ chức, chết do cải cách ruộng đất, những chiến dịch đánh tư sản, những vụ thanh trừng, và những vụ cải tạo xã hội …

    Nhưng đây chỉ là những khai phá bước đầu để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong giai đoạn kế tiếp, đối tượng kiên cố là gia đình, tôn giáo, xã hội dân sự. Nó kiên cố vì nó là nền tảng của xã hội nhân bản, mà là trở lực lớn và kiên cố của việc thiết lập chế độ độc tài toàn trị và xây dựng xã hội theo cộng sản. Dĩ nhiên, khi nắm quyền, người cộng sản phải thanh toán triệt để những trở ngại này.

    Sau cách mạng tháng 10/1917, Lê-nin ra lệnh giết hết gia đình nga hoàng, cả trẻ con. Ông ta cho đày đi hàng triệu dân nga, cả trẻ con, tới những vùng hoang vắng của Sibérie và Kazakhstan. Hàng trăm ngàn trẻ con đã chết vì đói và bênh tật trên đường đi.

    Kế nghiệp Lê-nin, năm 1953, Staline áp dụng luật Hình sự Liên xô tử hình hoặc giam giữ, như đối với người lớn, trẻ con từ 12 tuổi trở lên. Staline còn tập trung giam giữ trẻ con mồ côi, cha mẹ bị chế độ giết hại, vì cho rằng chúng sẽ là mầm bạo loạn nguy hiểm cho chế độ sau này.

    Về Staline, có một chi tiết lịch sử mà Hà nội, cuối năm 1990 biết được, kinh ngạc vô cùng và phản ứng lúc đầu là không tin vì một con «người không bao giờ sai lầm» có thể làm như vậy sao ?.
    • Ngày 23/8/1939, Staline chấp thuận ký thỏa ước không tấn công nhau với Hitler, với bản phụ đính phân chia vùng ảnh hưởng với Đức. Tài liệu này giữ bí mật. Qua tháng 9, thỏa ước ban hành, Staline bắt đầu thôn tính các nước nhỏ chung quanh, thành lập Liên-xô. Nhưng khi bị Hitler tấn công, Staline mới gia nhập Đồng minh để giữ thân.
              


    Lê-nin đưa ra chánh sách cải tạo xã hội xã hội chủ nghĩa, bắt đầu xóa bỏ tôn giáo, thanh trừng những người có đạo, tịch thu nhà thờ, tài sản, đất đai của nhà thờ, cả những vật thờ cúng, trang trí nhà thờ.

    Toàn trị, chế độ không cho phép ai nghĩ khác hơn nên những tu sĩ bị đi cải tạo tập trung hoặc tử hình. Và cũng bắt đầu chiến dịch thanh trừng. Trí thức nga tìm đường trốn ra ngoại quốc. Chánh quyền giữ lại những người làm việc trong nghành vật lý cho nhu cầu phát triển võ khí. Tổ chức giáo dục theo «hồng hơn chuyên», không cần học, chỉ cần ngoan ngoãn với chế độ.

    Tất cả những điều này đều được đem áp dụng ở Việt nam từ năm 1954 khi Hồ chí Minh về Hà nội. Nên Hồ Chí Minh được báo chí anh và ba-lan đưa vào danh sách 10 tên đồ tể tội lớn nhứt chống nhơn loại.







    Nga không tổ chức kỷ niệm 100 năm cách mạng tháng Mười

    Trước đây, tới ngày kỷ niệm cách mạng 10/1917, nhiều ấn phẩm mới tràn ngập tiệm sách. Triển lãm, hội thảo nhắc nhở và đề cao sự nghiệp Lê-nin nhưng từ những năm sau này, trang sử đó được khép lại. Sau khi cộng sản sụp đổ, không do bị thua giặc, mà vì bị dân chúng phủ nhận, không có khả năng mở ra tương lai, Mạc-tư-khoa không tổ chức kỷ niệm cách mạng nữa. Sử gia người Anh Eric Hobswan cho rằng thế kỷ XX là thời đại đầy những «quá khích». Điện Cẩm linh cũng không thấy có lý do tổ chức kỷ niệm cách mạng 1917 để nhằm vinh danh Hoàng đế Nga Poutine nửa !

    Vả lại, biến cố tháng 10/1917, theo sử gia, quan hệ đến vai trò quân đội hơn là quần chúng nổi dậy làm cách mạng. Và nên được xếp vào bên lề Đệ I Thế chiến.



    Ngày nay, cách mạng 1917 bị xóa khỏi ký ức tập thể, bị xóa luôn khỏi sách giáo khoa cấp trung học, cả ở Pháp cũng vậy. Xóa để xóa luôn hình ảnh hằng trăm triệu người chết do cách mạng tháng 10/1917 là nguồn gốc gây ra, đảng cộng sản là thủ phạm. Mác-xít chỉ đươc coi như một chủ thuyết thuần tư tưởng, chớ không còn là ý thức hệ nền tảng cách mạng «xóa bỏ chế độ tư bản, xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa khoa học».

    Hơn nữa, ngày nay, thế hệ trẻ ở Nga chỉ biết say mê những mới mẻ của điện tử và chạy theo thời trang, tiện nghi vật chất. Về chánh trị, họ chỉ cần biết nước Nga hiện nay có một nhà lãnh đạo là ông Poutine. Về đời sống, họ xác tín đời sống được tự do là điều quan trọng hơn hết. Thế hệ trẻ này mở ra với thế giới Tây phương, họ sống không định kiến, không chấp nhận mọi thứ giáo điều, mọi khuôn mẫu gò ép. Họ chọn cho mình sự tự do nội tâm. Lớp tuổi sanh ra vào lúc chế độ cộng sản sụp đổ, ngày nay, quả quyết nước Nga và cả thế giới sẽ phải được xây dựng bởi những con người có văn hóa, có đạo đức, mang hoài bão tốt đẹp.

    Năm 2017, Nga chẳng những không tổ chức kỷ niệm 100 năm cách mạng tháng 10/1917 mà còn xây đài tưởng niệm nạn nhơn cộng sản thời Liên-xô. Ngày 30/10/2017, Nga khánh thành một đài tưởng niệm các nạn nhân những vụ đàn áp chính trị thời Liên Xô, với sự hiện diện của Tổng thống Vladimir Poutine.

    Đài tưởng niệm, dưới dạng một bức tường, được khánh thành trong khuôn khổ Ngày tưởng niệm các nạn nhân đàn áp chính trị, được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1991, năm mà Liên Xô tan rã. Theo điện Cẩm-linh, Tổng thống Poutine dự lễ khánh thành đài tưởng niệm sau khi họp với Hội đồng Xã hội Dân sự và Nhơn quyền, bàn về chánh sách của Nhà nước về tưởng niệm các nạn nhân đàn áp chính trị.

    Trong khi đó, ngày 29/10, nhiều người dân Nga đã tập trung tại thủ đô Mạc-tư-khoa để tưởng niệm hàng triệu nạn nhân trong loạt thanh trừng dưới thời Staline. Theo tổ chức nhơn quyền Memorial ở Nga, chỉ riêng tại Mạc-tư-khoa, có hơn 40.000 người bị hành quyết trong giai đoạn đó. Lễ tưởng niệm được tổ chức gần tảng đá Solovetski, được chuyển từ đảo Solovki, trại cải tạo lao động Xô Viết đầu tiên, về Mạc-tư-khoa, và đặt tại công trường Loubianka, trước trụ sở của cơ quan tình báo FSB, trước kia là KGB.

    Các nhà đấu tranh bảo vệ nhơn quyền vẫn lên án Tổng thống Vladimir Poutine tìm cách xóa bỏ ký ức về tội ác của Staline bằng cách đề cao tinh thần yêu nước trên TV, báo chí nhà nước.







    Vẫn còn ảo tưởng

    Sau khi Christophe Colomb tìm được Mỹ châu, người dân tây-ban-nha (đại đa số công giáo) vẫn còn tin trái đất vuông nên ngày nay cũng chẳng nên lấy làm lạ vẫn còn lắm người tin chủ nghĩa cộng sản là ưu việt, tội ác là do những người hung ác gây ra, sai trái với cộng sản. Staline giết người, Lê-nin là người tốt nhưng cả hai đều là người yêu nước. Họ không thấy Staline là đồ tể gốc tướng cướp chuyên nghiệp, Lê-nin là người nghĩ ra chánh sách cai trị đẩm máu.

    Nhà văn Thierry Wolton, tác giả lối 20 cuốn sách về cộng sản, đặc biệt là quyển “Lịch sử chủ nghĩa cộng sản thế giới”, nhận xét sự kiện Lê-nin cướp chánh quyền, lập chế độ cộng sản đầu tiên,chỉ là một cuộc “đảo chánh”. Ông lại nói rõ hơn báo cộng sản pháp L’Humanité ngày 09/10/1917 đã chạy tựa «Cuộc đảo chánh tại Nga».

    Nhơn kỷ niệm một năm, tháng 10/1918, báo Pravda (Sự Thật), cơ quan ngôn luận của bôn-sê-vích, cũng nói rõ rằng đây là một cuộc “đảo chánh”. Mãi đến tháng 10/1920, tức là ba năm sau đó, chánh quyền cộng sản mới biến “đảo chánh” thành “cách mạng”, dàn dựng cảnh một đám đông Hồng quân tấn công vào Cung điện Mùa Đông ở Saint Petersbourg.

              
    Nhưng cho tới ngày nay, người ta vẫn tin.
    Nhứt là cộng sản ở Hà nội.
    Tổ chức cả lễ tưởng niệm rình rang.
    Mới thấy ảo tưởng lúc nào cũng mạnh hơn sự thật !
              

    Chủ nghĩa cộng sản được tuyên truyền là giai đoạn tiến bộ cuối cùng của nhân loại gợi lại mơ ước của con người về thiên đàng mà tôn giáo hứa hẹn cho những người biết tín ngưởng. Cộng sản còn quả quyết họ không phải hứa hẹn như tôn gìáo, mà thực hiện ngay thiên đường tại đây, trước mắt đây thôi, chủ nghĩa xã hội là bước đầu.

    Vẫn theo ông Thierry Wolton,
    • những người ảo tưởng về cộng sản, tôn thờ Lê-nin, Staline, Mao, Hồ Chí Minh, …phủ nhận tội giết người hằng loạt của nhà cầm quyền cộng sản (Démocide, tiếng của Gs Rudolph Rummel)
      cũng giống như những người theo phát-xít đức (fachosphère), phủ nhận tội diệt chủng của Đức Quốc xã.

      Họ muốn cứu vớt danh dự tín ngưỡng của họ cho rằng chỉ có cộng sản mới có khả năng đem lại tương lai rạng rỡ, cộng sản thật sự không phải như quá khứ địa ngục đã xảy ra ở khắp nơi.

      Khi không phủ nhận được thì họ tìm cách làm nhẹ đi tội ác cộng sản.
              
    Nhưng Tàu, Việt nam
    giống như vài nước cộng sản ở Phi châu
    cương quyết theo lê-nin-stalinít
    và ca ngợi sự chọn lựa của mình là đúng.
              



    Việt nam năm 2017 tổ chức kỷ niệm 100 năm cách mạng tháng 10 của Nga. Vượt lên cả Nga. Thì chắc chưa bao giờ họ sẽ nghĩ tới việc tổ chức Đài tưởng niệm nạn nhơn của cộng sản như ở Mạc-tư-khoa.
    • Nga không làm kỷ niệm cách mạng tháng 10 là để thực hiện hòa giải dân tộc.
    • Cộng sản ở Việt nam chỉ kêu gọi hòa hợp, tức mọi người về với họ vì đã được họ khoan hồng.
      Họ tự cho họ có chánh nghĩa, họ có vai trò lịch sử đem lại cộng sản cho Việt nam.
              
    Triết gia Vladimir Jankélévitch (L’Imprescriptible . Pardonner, Paris, 1983) mới tự hỏi
              
    “Làm thế nào có thể tha thứ tội chống nhơn loại của cộng sản
    khi mà không có một tên cộng sản đao thủ phủ nào, một tên lãnh đạo nào, một bí thư nào
    đã xin lỗi nhơn dân, nạn nhơn của họ, xin lỗi chung nhơn loại?”.
              

    Người cộng sản,
    người thân cộng sản,
    chánh trị thiên tả, cả ở Pháp ngày nay,
              
    vẫn tìm cách phủ nhận tội ác diệt chủng của cộng sản.

    Phủ nhận để sống còn !
              


              

    Nguyễn văn Trần

              
    Nguồn: Tác giả qua Email. :flower:


              
Trả lời

Quay về “Nguyễn văn Trần”