Vui buồn chuyện Covid-19

Trả lời
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5381
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Vui buồn chuyện Covid-19

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           






    Vui buồn chuyện Covid-19
    ______________________________
    Nguyễn thị Cỏ May _ 06/01/2021






    Năm nay, nhơn dân pháp và âu châu vui vẻ ăn Tết với «Cô xẩm vũ hán 19». Cuối năm, chánh phủ ra lệnh cấm cửa ở nhà (confinement). Tuy đóng cửa lần này không phải là lần đầu tiên, dân chúng tây đầm vẫn lo đi chợ mua sắm những món hàng thuộc nhu yếu phẩm. Dĩ nhiên không thiếu giấy vệ sinh (giấy đi cầu) chất đầy xe đi chợ.

    Thấy trên truyền hình, ở bên Huê kỳ không khác hơn nhưng bên đó trong số khách hàng này có khá đông người Việt nam. Cũng dễ hiểu không ai giỏi hơn người Việt nam về kinh nghiệm bắt mạch thị trường lúc tình hình biến động. Mà tình hình bên Huê kỳ lại biến động mạnh trước ngày bầu cử Tổng thống. Có người muốn thăm dò dư luận để biết ai sẽ bỏ phiếu cho ai. Người mỹ có kinh nghiệm bảo hãy lấy câu phương châm
    • «Anh cho tôi biết anh chơi với ai, tôi sẽ nói anh là ai»
    và sửa lại:
    • «Anh cho tôi biết anh mua dự trữ món gì, tôi sẽ nói anh bầu cho ai» 





    « Giấy vệ sinh » và « súng »

    Theo dõi khách hàng đi chợ mua hàng dự trữ cho thời gian cấm cửa (confinement) và khi bầu cử công bố kết quả, người ta thấy câu thiệu kinh điển trên đây rất ứng nghiệm.
    • Những người đi chợ mua dự trữ giấy đi cầu (papier de toilette) là cử tri bỏ phiếu cho ứng cử viên Joe Biden.
    • Còn những người đi chợ mua súng thì bầu cho ông Donald Trump.
    Đó là kết quả theo dõi của nhà báo Hélène Vissière của tuần báo Le Point (Paris). Bà còn nhận xét thêm chỉ trong 2 tuần lễ, người có nhu cầu cũng không tìm thấy ở cửa hàng quen thuộc một cuộn giấy vệ sinh. Còn súng? Cũng trong thời gian ngắn đó, dân mỹ đã tranh nhau mua hơn 2 triệu khẩu súng đủ loại!

    Đi chợ dự trữ khi có biến không chỉ là phản ứng quen thuộc của dân xứ kém mở mang và chiến tranh mà cả dân âu-mỹ nữa. Việc dự trữ nhu yếu phẩm cho người ta cảm tưởng là mình có thể kiểm soát được tình hình! Theo ông David Dubois, giáo sư Marketing ở Insead (ở Fontainebleau,Paris), cách mua sắm dự trữ đó ngầm ý về một « bản sắc ». Trước một tình hình bất ổn, người ta trở thành kẻ có lập trường rõ để ứng xử. Từ đó họ chọn món hàng thể hiện nhận thức về mình. Ở người đảng dân chủ hay đảng cộng hòa toát lên một bản sắc riêng.
    • Người đảng dân chủ chuộng sự thay đổi và đổi mới,
    • còn người đảng cộng hòa giữ xu hướng nguyên trạng, y như cũ.
      Phải chăng vì vậy mà người ta gọi đảng cộng hòa là bảo thủ?

    Một nghiên cứu khác của ông chứng minh có
    • « mối quan hệ giữa ý hệ chánh trị của một cá nhơn
      và cách chuẩn bị đối phó với biến động ».
    Ông nghiên cứu trên Google trong giai đoạn từ 14 tháng giêng tới 13 tháng 3 ở mỗi Tiểu bang của Mỹ diễn tiến khối lượng truy cập 3 từ khóa « Covid-19, súng và giấy vệ sinh » và đặt hệ tương quan.
    • Những Tiểu bang có lượng truy cập lớn « Covid-19 »« giấy vệ sinh »
      có xu hướng bỏ phiếu cho Dân chủ.
    • Trái lại, những Tiểu bang truy cập quan trọng về « Covid-19 »« súng »
      thì bầu cho Cộng hòa.
    Giáo sư Bubois nhìn nhận thái độ này chứng tỏ người tiêu dùng huê kỳ tìm những sản phẩm xác nhận lại « bản sắc » của họ.
    • Những người Cộng hòa mua vũ khí
      vì họ nuôi dưỡng tư tưởng bảo vệ cái trật tự đã có và tự bảo vệ còn là một phần quan trọng của những giá trị mà họ ưu ái và tin tưởng.
    • Trong lúc đó, trái lại, những người Dân chủ chọn giấy vệ sinh
      vì họ chủ trương phải thay đổi cách sống. Xong rồi thì vứt đi! Tất cả chỉ là phương tiện phục vụ mục tiêu!
    Giáo sư Dubois vẫn thừa nhận cách lý giải này không hoàn toàn chính xác như toán học. Vì trên thực tế, có sai biệt ở vài Tiểu bang.





    Mua Bunker chống Covid-19

    Ngay từ những ngày đầu đại dịch xuất hiện, một xí nghiệp huê kỳ ở Texas chuyên bán bunker đã thấy khách hàng đặt mua gia tăng lên tới 500% (SkyNews, Le Point 13/12/20 trích dẫn).

              

    Bunker - Photo của MEDIA DRUM WORLD/MAXPPP

              

    Corona vũ hán đã làm nhiều người bị khủng hoảng tâm thần nghiêm trọng. Ngay lần cấm cửa đầu tiên vào tháng 3 năm rồi, nhơn dân huê kỳ ngoài việc mua dự trữ nhu yếu phẩm, kẻ có tiền còn chạy đi mua bunker (hầm trú ẩn) chôn dưới đất để tự phòng chốn an toàn. Xí nghiệp Vivos ở Texas giao cho TV Anh thông báo năm nay 2020 số bunkers bán được tăng 500%. Số khách hàng liên lạc muốn biết thêm chi tiết về sản phẩm này cũng tăng lên 2000%.

    Nhiều người mua bunker rồi, họ dọn ngay vào sống trong lòng bunker để được bảo vệ chống lại mọi rủi ro,từ bạo loạn tới dịch vũ hán. Hai vợ chồng người mỹ có tuổi ở Georgia quyết định rút vào ẩn trú trong bunker ngay khi vừa nhận được vì bà vợ quá sợ dân đen bạo loạn khắp nơi và dịch vũ hán tấn công hằng triệu người. Vào ở sâu trong bunker, bà cảm thấy yên lòng, bớt bị khủng hoảng.

    Một người khác, kỹ sư tin học, cũng vừa đặt mua bunker, giải thích với người quen:
    • « Người ta cẩn thận, mua bình chữa lửa để trong nhà, trong xe. Tôi mua một cái bunker cũng giống như mua bình chữa lửa. Chỉ có khác là nhiều tiền hơn ».






    « Không muốn tối nay »

    Dịch vũ hán không chỉ làm suy sụp kinh tế các nước phát triển, thay đổi nền nếp xã hội, đảo lộn trật tự địa chánh, mà còn thay đổi cả đời sống ái ân của vợ chồng làm cho người ta có cảm tưởng như mình đang sống thời Trung cổ. Trong thời cấm cửa, chỉ trong vài tuần hoặc hơn tháng, một hôm người chồng ngẩn ngơ khi nghe vợ báo trước
    • « Không muốn chuyện đó tối nay nghen!».

    Nhà xã hội học Jean-Claude Kaufmann đã mất thì giờ điều tra hiện tượng tâm lý « Không muốn chuyện đó tối nay » để tìm hiểu sự ham muốn ái ân và sự đồng thuận giữa hai người vợ chồng hoặc bạn tình sống chung nhưng sau cùng ông không thể đi đến kết luận cụ thể được, như bằng một bảng thống kê. Ông chấp thuận ghi lại phát biểu của nhơn chứng. Và ông quan tâm tới một số nét chung:
    • giảm và mất ham muốn ở phụ nữ trong vợ chồng hoặc bạn tình sống chung,
    • giữa hai bên không có sự hiểu nhau
    • gay gắt, điều ẩn ức chịu không thể giải tỏa được …
    Một phụ nữ trả lời:
    • « Tôi cố gắng làm vui lòng anh ấy. Riêng tôi, từ ít lâu nay, tôi thật sự không còn ham muốn nữa ».
    Một bà khác:
    • « Khó nói không với ông ấy, nên tôi đành phải cắn răng để cho ông ấy muốn làm gì làm ... ».
    Một bà khác nữa:
    • « Thường thì tôi chìu theo để yên nhà yên cửa ».

    Qua kết quả điều tra trên đây, người ta có thể kết luận ái ân thật sự theo sự đồng tình với nhau không còn do ảnh hưởng của dịch vũ hán nhưng bổn phận của người vợ đối với chồng vẫn còn, tuy không phải đúng như ở thế kỷ XIX! Thuở đó, người ta lấy nhau tuân theo quy chế Giáo hội công giáo là phải quan hệ tình dục để sanh con, người đàn bà có bổn phận hiến dâng thân thể của mình. Trong giáo lý, người ta được dạy làm tình với nhau cách nào mà không bị chi phối bởi cảm xúc sôi nổi. Đó là một bổn phận chớ không phải một niềm hạnh phúc. Ngày nay ái ân là sự tự nguyện hiến dâng cho nhau vì tình yêu.

    Người phụ nữ mất hoặc giảm ham muốn ái ân có thể một phần lớn do ảnh hưởng tình hình xã hội bạo loạn, bệnh dịch chết chóc mà bản tánh nhạy cảm ở người phụ nữ không đủ sức chấp nhận. Muốn có ham muốn, đầu óc phải được thoải mái, thấy đời sống thú vị. Theo kết quả điều tra của Viện Ined (Enquête sur la sexualité en France – Điều tra tình dục ở Pháp) thì phụ nữ mất hứng thú ái ân cũng do họ là nạn nhơn và khó chịu vì sự bất bình đẳng trong việc phân chia công việc dọn dẹp nhà cửa.

    • Đối với một số đông, sự cấm cửa (le confinement) là một giai đoạn làm cho mọi người cảm thấy bị « yếu xìu »: người ta nằm lại trên giường lâu hơn, ít tắm rửa hơn, ít mặc quần áo hơn, và cũng ít ái ân hơn. Vì vậy khi hết cấm cửa, tỷ lệ sanh em bé cũng thấp.
    • Trái lại, có nhiều cặp vợ chồng còn trẻ chưa muốn có con sớm thì lại có bầu. Hay những cặp vợ chồng, bạn sống chung, đang cữ kiêng thì có bầu vì uống thuốc không kịp, mà cả ngày ở sát bên nhau, có nhiều thì giờ chẳng biết làm gì...
    • Nhưng thảm hại hơn hết, vì đụng mặt nhau suốt ngày, thấy chán quá nên dễ sanh ra gây sự, có khi đánh nhau sứt môi, bầm mặt. Lúc này các bà lại không muốn kêu cảnh sát can thiệp.
    • Hoặc vô cớ rầy mắng trẻ con.

    Mặt tích cực trong thời cấm cửa là những ngày đầu, hàng xóm tỏ ra thân thiện với nhau nhiều hơn, đoàn kết hơn trước kia.





    Mặt tích cực trước dịch vũ hán

    Nhiều nhà xã hội học quả quyết sau nạn dịch vũ hán người ta sẽ quan tâm nhiều hơn về việc xây dựng mạng lưới xã hội thân thiện. Có điều chắc chắn là ngày mai này sẽ không còn như hôm qua. Dịch vũ hán làm đảo lộn đời sống của chúng ta, những giá trị chúng ta tin, những dự tính chúng ta đang ôm ấp, ...

    Trong thời cấm cửa tránh dịch vũ hán, mỗi người trong chúng ta có điều kiện trở về hoàn toàn với chính mình. Đây là cơ hội để làm bảng kiểm điểm đời sống của mình và xác định những ưu khuyết điểm. Hoặc cấm cửa là cơ hội để nghỉ ngơi, chia sẻ với gia đình, gần gũi con cái. Khi bệnh dịch hết, người ta sẽ cảm thấy khỏe mạnh hơn trước kia về thể chất và cả tinh thần, có thể có nhiều sáng kiến hơn, nhiều dự tính mới.

    Dịch vũ hán là thảm nạn đầu tiên trong lịch sử thế giới từ sau 70 năm nay nên mọi người không ai chuẩn bị đối phó mà chỉ biết chịu đựng. Xã hội chúng ta dễ bị nhiễm vì dịch ập tới quá bất ngờ. Hơn nữa trong 70 năm qua, chúng ta lầm lẫn tiến bộ và hạnh phúc. Mà con virus vũ hán là hệ quả ác ôn của tiến bộ khoa học. Nó tràn lan khắp cả thế giới trong thời gian ngắn vì sự giao dịch, trao đổi, giao thông ngày nay quá thuận tiện.

    Hiện giờ không ai biết điều này sẽ xảy ra nữa hay không? Mỗi khi xã hội xáo trộn thì thường xuất hiện một vị cứu tinh. Như một nhà độc tài được bầu làm lãnh đạo đất nước một cách dân chủ để ổn định xã hội. Hoặc người ta sẽ quay lại với tôn giáo.
              
    Và cũng chính là lúc tôn giáo phục hoạt mạnh.
    Vì sự lo sợ thúc đẩy mọi người tìm về với một quyền lực thiêng liêng
    để có một nơi yên ổn tâm thần.

              



    Nguyễn thị Cỏ May
    nguồn: tác giả qua email .. :flower: ..

              
Trả lời

Quay về “Nguyễn thị Cỏ May”