Nghề riêng của chàng

Trả lời
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Nghề riêng của chàng

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           





    Nghề riêng
    của chàng

    ______________________________
    Nguyễn thị Cỏ May _ 16/09/2020


              
    «Cung thương làu bực ngũ âm
    Nghề riêng ăn đứt Hồ Cầm một trương....»
    (Truyện Kiều)

              
    Thuốc chết người vốn là nghề riêng của cộng sản. Nga giỏi nhờ khoa học tiên tiến. Tàu nổi tiếng thời xưa nhưng nay chỉ có khả năng dùng thuốc làm trụy tim. Nạn nhơn cũng chết, chết từ từ như người bị bịnh tim. Không bằng Nga giết đối thủ bằng cách tấn công thẳng vào não. Gần đây có 2 vụ, cựu điệp viên nga, ông Skripal và con gái Yulia, và vụ ông Kim Jong-nam, anh cùng cha với Kim Jong-un, đều bị ám hại bằng chất độc khoa học quân sự.

    Vụ thứ nhứt, ông Skripal, 66 tuổi, bị bắt năm 2004 và bị án 13 năm tù năm 2006 vì hoạt động gián điệp cho Anh, sau đó được trả tự do trong cuộc trao đổi điệp viên và tới Anh tị nạn. Ông và con gái Yulia bị ám sát bằng chất độc thần kinh Novichok hôm 4/3/2018 tại thành phố Salisbury, miền nam nước Anh. Họ được xuất viện sau nhiều tuần điều trị tích cực. Vụ thứ nhì, Kim Jong-nam không phải bị Nga đầu độc, mà do tranh chấp quyền lực trong gia đình hại nhau.

    Vụ đầu độc ông Skripal và con gái khiến căng thẳng giữa Nga và phương Tây leo thang khi Moscou bị cáo buộc đứng sau cuộc tấn công. Hàng loạt quốc gia phương Tây đã trục xuất các nhà ngoại giao Nga, cũng như áp đặt nhiều lệnh cấm vận nhằm vào nước này. Nga liên tục bác bỏ cáo buộc của Anh và các đồng minh.

    Hiện nay, ông Alexei Navalny, người chống tham nhũng ở Nga, tức trực tiếp chống ông Poutine, vừa tỉnh dậy sau 3 tuần hôn mê, nhờ được điều trị ở nhà thương Charité của Berlin. Bà Thủ tướng Merkel lên tiếng quả quyết đây là một vụ đầu độc bằng chất hóa học cực độc của quân đội, tương tợ trường hợp cha con ông Krispal, thứ vốn bi quốc tế cấm sử dụng. Bà chờ ông Poutine giải thích sự đầu độc này trước khi bà có phản ứng. Cả Âu châu và khối G7 cũng đồng loạt lên tiếng yêu cầu ông Poutine làm sáng tỏ vụ ám sát ông Alexei Navalny, người chống đối ông ấy.




    Kẻ tử thù của Poutine vừa tỉnh dậy

    Nga dưới thời Liên-xô nổi tiếng đảng cộng sản dùng thuốc độc thanh toán những phần tử chống đối. Vụ Alexei Navalny vừa xảy ra ở Sibérie hôm 20/08/2020 nhơn chuyến ông đi vận động ủng hộ phe đối lập trong cuộc bầu cử địa phương tới đây. Ông lấy máy bay tại Tomsk để về Moscou. Ở phi trường, trong lúc chờ lên máy bay, ông uống một ly nước trà và ông liền bị ngộ độc. Ông được đưa ngay vào nhà thương để cấp cứu. Sau đó được chánh quyền Moscou cho phép, ông được đưa từ Tomsk qua Berlin chữa trị. Vào trưa ngày 7/9, với sự đồng ý của gia đình, bệnh viện Charité ở Berlin, một trong số ít bệnh viện nổi tiếng ở Âu châu, đưa ra một thông cáo báo tin ông Alexei Navalny vừa tỉnh lại, sau hơn 3 tuần trong hôn mê. Tình trạng sức khỏe của ông trên đà cải thiện. Tuy nhiên, các bác sĩ săn sóc ông cho biết hậu quả không tốt sẽ kéo dài khá lâu do chất độc cực kỳ độc hại. Ông Poutine cho phép ông Alexi Navalny qua Đức chữa trị ngộ độc kể ra ông cũng nhơn đạo với kẻ thù nguy hiểm của mình ? Hay ông chủ quan khinh địch và cũng để đánh tiếng trước « không phải tôi giết nó đâu» ? Chỉ muốn dằn mặt theo kiểu Anh Chị kiểu dân Nam kỳ thời xưa mà thôi ?

    Theo phòng thí nghiệm chuyên môn Bundeswehr thì ông Alexei Navalny bị đầu độc. Bà Merkel, Thủ tướng Đức, tuyên bố bà có bằng chứng đây là một vụ đầu độc có chủ trương và chánh quyền Moscou là thủ phạm. Bà đợi vài ngày ông Poutine giải thích trước khi có biện pháp trừng phạt.

    Phát ngôn viên chánh phủ Nga lên tiếng phủ nhận mọi lời cáo buộc.

    Sau lời của bà Merkel buộc tội Nga là thủ phạm vụ đầu độc nhà chống tham nhũng số 1 Alexei Navalny, có nhiều tiếng nói cất lên đặt vấn đề trừng phạt Nga . «Vậy chúng ta cho tiếp tục hay ngưng hoặc hoãn chương trình đặt ông dẫn khí đốt xuyên qua Baltique?».

    Riêng bà Merkel, trước thực tế này, không muốn liên kết vấn đề kinh tế với chánh trị. Nhiều nước Tây Âu khác cũng thấy khó khi phải từ chối nguồn cung cấp năng lượng của Nga.

    Nhơn lúc này, Moscou lập lại lời đính chánh là không hề liên hệ trong vụ đầu độc ông Alexei Navalny. OTAN đề nghị mở một Ủy Ban điều tra độc lập về nơi sản xuất Novitchok ở Nga.




    Nghề riêng của chàng

    Ông Alexei Navalny có số bị đầu độc mà nghiệp chưa chịu dứt. Năm 2017, ông bị xịt một chất độc vào mắt khi vừa ra khỏi văn phòng. Nhưng may không bị nguy hiểm vì chất độc ấy chỉ là một thứ
    khử trùng! Năm 2019, ông vào bịnh viện vì ở trong tù bị đầu độc. Lần này cho thấy chế độ ở Nga không chấp nhận có đối lập. Hễ ai chống đối là lập tức bị khử.

    Nay không phải là lần đầu tiên Alexei Navalny bị tấn công bằng độc dược. Giết người bằng độc dược rất phổ biến dưới thời liên-xô. Lê-nin đã lập một nhà bào chế chuyên về độc dược để dành tiêu diệt mọi đối thủ nay thì dẹp rồi. Dưới thời Staline, chỉ những kẻ chống đối chế độ ở hải ngoại bị theo dõi và trừng phạt vì ở trong nước khỏi cần độc dược và kẻ chống đối cũng không còn.

    Thời Poutine, những kẻ bị lên án là kẻ thù của chế độ, ở trong nước hoặc hải ngoại, phần lớn là những nhà báo, như nhà báo Anna Politkovskaya bị ám sát năm 2006. Hai năm trước bà cũng bị đầu độc giống như ông Alexi Navalny. Trên phi cơ từ Ossétie về, bà uống một tách trà và bị hôn mê phải đưa vào bịnh viện cứu cấp. Suốt nhiều tháng dài, bà bị bịnh. Người ta không biết bà thật sự bị ám sát bằng thuốc độc hay chỉ bị cảnh cáo mà thôi vì bà không chết ?

    Hồi tháng 8 vừa rồi, ông Alexei Navalny tới Sibérie để kêu gọi cử tri đừng bỏ phiếu cho những ứng viên của chánh quyền Poutine. Như vậy chẳng khác gì ông ủng hộ phong trào quần chúng ở Bíélorussie.

    Alexei Navalny là một con người có lập trường chánh trị kiên định, bản tánh cứng rắn không sợ ai và cũng không sợ nguy hiểm. Ông là người kỳ cựu nhứt chống ông Poutine. Nên việc ông bị ngộ độc làm cho người ta tin là ông bị ông Poutine thanh toán. Hơn nữa giới chức thẩm quyền của bệnh viện Berlin còn tìm ra được một phần nhỏ chất độc trong cơ thể của ông.

    Trường hợp của ông Alexei Navalny cho thấy tình trạng đầy rủi ro của những người đối lập hay chống đối ở Nga ngày nay.

    Nhiều phản đối hiện nay nổi lên khắp nơi, nhứt là ở vùng viễn đông Nga tuy trên thực tế, những phong trào phản kháng chưa có lãnh đạo. Họ phản đối chánh quyền ông Poutine bắt Thống đốc đắc cử vì ông này không thuộc đảng cầm quyền. Nhiều giới chức không làm việc nữa. Có nhiều người bị bắt, bị tù hoặc bị ám sát.

    Hiện nay, ông Alexei Navalny là người chống đối có ảnh hưởng mạnh hơn hết.





    Quá trình thành hình phong trào chống đối ở Nga

    Năm 1989, ông Gorbatchev có sáng kiến cải tổ thể chế, cho phép đa đảng ở Liên-xô, xóa bỏ hệ thống một đảng duy nhứt. Dưới thời Eltsine, nhiều đảng quan trọng tập họp lại lập thành một lực lượng đối lập thật sự. Ngày nay, đối lập chỉ còn hình thức làm kiểng. Trong Quốc Hội hiện nay có Đại biểu của 3 đảng đối lập, nhưng những điều họ không đồng ý với đảng cầm quyền lại không quan trọng, thường chỉ đồng ý trong vấn đề đối ngoại. Nên mới xuất hiện một phong trào chống đối thật sự bên ngoài Quốc Hội, ngay trong dân chúng. Những người này tập trung hoạt động cấp địa phương. Nên ông Alexei Navalny mới đi tới Sibérie để kêu gọi dân chúng đừng bỏ phiếu cho các ứng viên của đảng cầm quyền ở cơ sở. Sau khi ông Alexei Navalny bị đầu độc, phong trào chống đối kể như tan rã nếu sự nổi dậy ở Bíélorussie không đủ mạnh để hạ bệ ông Loukachenko, một cú đánh thẳng vào ông Poutine, vừa cổ vũ phong trào chống đối ở Nga và từ đó may ra người ta mới hi vọng chánh trị Nga có thể đổi mới !

    Hệ thống luật pháp ở Nga là thứ luật chỉ để bảo vệ nhà cầm quyền nên trừng phạt dã man mọi chống đối hay xúc phạm tới người cầm quyền. Nên nhớ trong mọi chế độ độc tài, cả thứ độc tài không cộng sản, người dân chẳng những không được luật pháp bảo vệ mà còn không có chỗ đứng trong xã hội. Chỉ những người biết trung thành với nhà cầm quyền, công an, mật vụ và quân đội là được ưu đải. Dân chúng có kéo nhau xuống đường chống đối, đòi lật đổ chánh quyền cũng không đi đến đâu ngoài việc bị đàn áp thô bạo nếu những người phục vụ chánh quyền còn trung thành với chủ.





    Hà nội có ám sát đồng chí không ?

    Có! Danh sách nạn nhơn rất dài. Vì ám sát là nghề riêng của chàng Hồ được Staline và Mao huấn luyện, bắt đầu bằng nghề chỉ điểm (mouchard). Và Hồ làm chỉ điểm có lương của Nông hội mà sống trong thời gian dài ở Tàu, Nga và Xiêm.

    Trong thời gian kháng chiến chống Pháp ở Miền Nam, nhiều nhà trí thức, tiểu tư sản yêu nước Nam kỳ như Tạ Thu Thâu, Nguyễn văn Sâm, Hồ văn Ngà, Trần văn Thạch, đều lần lượt bị Hồ Chí Minh ra lệnh cho Trần văn Giàu giết hết, mặc đầu những người này từng hợp tác với Việt Minh trong việc đánh Tây giành độc lập. Năm 1946, Trần văn Giàu trên đường đi Hà nội theo lệnh gọi của Hồ Chí Minh, dừng lại Thái lan nghe ngóng tình hình lành dữ, gặp ông Trịnh Hưng Ngẩu, đưa cho ông Trịnh Hưng Ngẩu coi một danh sách 2500 trí thức tiểu tư sản Nam kỳ của Hồ Chí Minh gởi để thanh toán nhưng ông chưa kịp thi hành (Hồi ký Trịnh Hưng Ngẩu, Sài gòn).

    Còn những đồng chí ?

    Lê Đức Thọ và Lê Duẩn thanh toán hết tất cả các đồng chí có thể cản trở con đường triệt để đi theo Trung quốc dồn toàn lực tiến đánh Miền Nam (Mao phóng tay căng đế quốc Mỹ ra khắp thế giới mà đánh). Vì thế chính Hồ Chí Minh suýt nữa cũng được về nghỉ hưu, để Nguyễn Chí Thanh lên thay chức Chủ tịch nước. Nhưng Nguyễn Chí Thanh, sau bữa cơm tối với Võ Nguyên Giáp, ngã ra chết, khỏi trở về R (6/7/1967). Giáp không thể chấp nhận rừng có hai chúa sơn lâm. Và cũng từ đây, Giáp lãnh đạo chị em đúng theo chánh sách cai đẻ của đảng!

    Lê Trọng Nghĩa bị khai trừ vì cái tội mà quyết định do Lê Đức Thọ ký ghi rõ là «lợi dụng chức vụ Cục trưởng tình báo đưa tin sai lệch nhằm kéo Đảng ta rời bỏ đường lối cách mạng của Trung quốc mà theo đường lối xét lại phản động của Liên Xô”. Thọ chờ Nghĩa, để tự cứu, sẽ tố cáo là Võ Nguyên Giáp đã xui anh chống đảng. Như một vài người khai như thế đã được lên chức. Nhưng Nghĩa vẫn tôn trọng sự thật. Nghĩa bị bắt ngày 8/1/1968 và sau đó chết.

    Đinh Bá Thi, Đại sứ Hà nội tại LHQ, bị xe (có lẽ xe hủ-lô) đụng chết trong lúc ở Việt nam lúc bấy giờ không có mấy chiếc xe chạy trên đường phố.

    Dương Bạch Mai, Phó Chủ tịch Quốc Hội, nhận lời của Hoàng Minh Chính sẽ đưa ra Quốc Hội bức thư đề nghị Việt nam gia nhập Tổ chức Comecon, bị Hoàng văn Hoan chỉ mặt chửi “Mày là thằng phản động” vì Hà nội cương quyết đi theo Trung quốc. Dương Bạch Mai, lúc giải lao, đứng uống bia, ngã ra chết tại Quốc Hội, tay chưa kịp buông ly bia.

    Huỳnh văn Nghệ, cộng sản Nam kỳ tập kết, năm 76, phản đối thống nhứt sớm, đau bụng, được đưa vào Chợ Rẫy, mổ và chết.

    Nguyễn Bá Thanh chết vì nhiễm phóng xạ.

    Rồi Trần Đại Quang, …?

    Còn Nguyễn Phú Trọng ? Ai thuốc ? Chừng nào lái xe lăng đi đoàn tụ với Trần Đại Quang ?

    Lénine cho làm thuốc độc để ám sát mọi người chống đối hay chỉ không hết mình theo sát ông ta. Vì Lénine chủ trương “Biết cai trị tàn bạo triệt để thì giữ được chế độ không bị đánh cướp”. Còn Hồ Chí Minh thì “Ai không theo đúng con đường của ta sẽ bị tiêu diệt sạch” (Trả lời ký giả Guérin hỏi ông tại sao giết Tạ Thu Thâu, Paris, 1946). Nghĩa là
    • đất nước dưới chế độ cộng sản không hề có công dân.
      Chỉ có các đối tượng để đảng căn cứ vào phán xét của đảng mà gia ơn hay trừng trị.
    • Pháp luật cũng chỉ là một thứ công cụ cho đảng công khai đàn áp dân chúng.
    • Đảng là uy quyền tuyệt đối, là độc tài hết nghĩa của độc tài.

    Nên Hồ Chí Minh, người đội chế độ cộng sản đem về Việt nam áp dụng triệt để và suốt đời cúc cung phục vụ, được báo Anh và báo Ba-lan xếp vào danh sách tội phạm tội diệt chủng, nhưng đứng sau Mao Trạch-đông (giết 80 triệu dân Tàu) và Staline (giết 40 triệu dân Nga).






    Nguyễn thị Cỏ May
    nguồn: tác giả qua email .. :flower: ..

              
Trả lời

Quay về “Nguyễn thị Cỏ May”