Bầu cử Thị xã Pháp: tình trạng Dân chủ và Đảng phái !

Trả lời
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Bầu cử Thị xã Pháp: tình trạng Dân chủ và Đảng phái !

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           





    Bầu cử Thị xã Pháp:
              
    tình trạng Dân chủ
    và Đảng phái !

    ______________________________
    Nguyễn thị Cỏ May _ 11.07.2020



              

              


    Kết quả bầu cử Thị xã vòng nhì hôm 28/6 vừa qua khoác cho nước Pháp bộ áo mới màu xanh . Bộ áo Pháp lần đầu tiên được mặc . Các Thị xã xưa nay do Thị trưởng xã hội, phe Hữu hay thuộc xu hướng khác nay phần lớn lọt vào tay đảng Xanh . Cả những Thị xã cho tới nay vẫn nằm trong tay cộng sản cũng bị đảng Xanh cướp mất .

    Giới chánh trị đều ngẩn ngơ trước thực tế hoàn toàn bất ngờ này .

    Nhiều nhà chánh trị học, nhà báo chánh trị bắt tay ngay vào việc tìm hiểu
    • tại sao bỗng nhiên xuất hiện làn sóng xanh chiếm gần hết các thành phố lớn nhỏ của Pháp ?
    • Tại sao chỉ có 4/10 người đi bầu ?
    • Vây người được bầu thắng cử
      hay làn sóng cử tri vắng mặt mới thật sự thắng cử ?





    Dân chủ suy thoái ?

    Nước Pháp được tổ chức thành
    • 36681 Thị xã làm chánh quyền cơ sở và độc lập với chánh phủ trung ương .
    • Thị xã họp lại thành 101 Tỉnh (Département)
    • 26 Vùng (Région) .
    Cứ 6 năm tổ chức bầu Thị xã một lần với 2 vòng .

    Từ ba mươi năm nay, hôm bầu cử ngày 28/6 là lần đầu tiên cử tri vắng mặt tới 59,37%, đạt kỷ lục .

    Thắng cử là người được số phiếu cao nhứt nhưng lại cao nhứt của cái thiểu số cử tri . Vậy người thắng cử kỳ này không phải là người đại diện cho đa số dân thị xã, hiện tượng suy thoái của nền dân chủ đại biểu .
    • Thị trưởng Xã hội Paris, bà Hidalgo, tái đắc cử với 17% cử tri .
    • Cùng đảng Xã hội, Thị trưởng Lille, thành phố phía Bắc, bà Martine Aubry, đắc cử với 12, 4% .
    Cả hai đều đại diện cho thiểu số dân thị xã Paris và Lille, tức đại diện đa số của 40% cử tri đi bầu .

    Đi vào chi tiết, người ta sẽ thấy cử tri vắng mặt nhiều hay ít, tùy theo thành phố, nhưng đều vắng mặt 59,37% .
    • Như Nice vắng mặt tới 72,3%
    • trong lúc đó, Perpignan, cũng ở Miền Nam, vắng mặt chỉ có 52,8% .
    • Paris vắng 63,1%,
    • Marseille 63,4%
    • và Lyon 62,2% .

    Các Thị trưởng thắng cử ở những thành phố lớn, tính trung bình đều chỉ đạt có 24% phiếu bầu, là cao nhứt . Vì có nhiều người đắc cử Thị trưởng với 20% phiếu . Thực chất thì giá trị đắc cử vô cùng thảm hại .
    • Như bà Martine Aubry, đảng xã hội, tái đắc cử trong đường tơ kẻ tóc với 12,4% ở Lille, nơi cử tri vắng mặt tới 68,3% .
    • Hay ông Christian Estrosi, cánh Hữu, tái đắc cử ở Nice với 52,40% nhưng số đi bầu chỉ có 15,8% .

    Cử tri ở vòng hai vắng mặt nhiều hơn ở vòng một hôm 15/3 (55,3%) tuy việc bỏ phiếu diễn ra trong bầu không khí nặng nề của cơn đại dịch lúc ông Tổng thống Macron vừa ra lệnh đóng cửa trên cả nước .

    Viện thăm dò dư luận Ipsos mở cuộc điều tra về làn sóng vắng mặt, giải thích lý do là dân chúng sợ bị lây bịnh ở phòng phiếu . Nhưng đó chỉ là lý do thời sự vì phần lớn dân chúng nghĩ rằng có đi bỏ phiếu hay không, Thị trưởng ai đắc cử, thì đời sống của họ cũng vậy thôi . Chắc chắn là không có gì khởi sắc hơn .

    Theo kết quả của một khảo sát khác (Brice Teinturier), làn sóng vắng mặt không đi bầu là dấu hiệu đang lên của hiện tượng «Không còn gì nữa mà làm» . Từ năm 1983, cử tri trong các cuộc bầu cử, Quốc hội, Tổng thống, Thị xã, có xu hướng vắng mặt ngày càng đông . Nhưng nhà chánh trị học Pascal Perrineau cho rằng sự vắng mặt trong kỳ bầu cử thị xã năm nay là do tình hình bịnh dịch vũ hán ảnh hưởng . Chờ những cuộc bầu cử tới sẽ có cơ sở xác định rõ hơn.

    Nhưng số cử tri vắng mặt trong các cuộc bầu cử từ địa phương đền trung ương cứ gia tăng từ hơn 30 năm nay, đó là thực tế . Phải chăng đó là dấu hiệu dân chủ phương tây bị khủng hoảng ?




    Làn sóng thần xanh

    Bầu cử địa phương, như bầu cử Thị xã, thường làm bộc lộ những xu hướng chánh trị lớn của Quốc gia .

    Riêng cuộc bầu cử Thị xã vòng hai hôm 28/6 diễn ra rất đặc biệt về hoàn cảnh cũng như kết quả . Chánh phủ có ý định tổ chức chậm lại, sớm lắm là vào mùa thu hoặc qua đầu năm tới, lại xảy ra 3 tháng sau vòng I, ngay mùa dịch vũ hán, cử tri vắng mặt kỷ lục, đảng Xanh thắng cử chiếm nhiều thành phố lớn, truất ngôi Thị trưởng cộng sản từng ngự trị từ hơn ba mươi năm qua, và đảng cầm quyền «Cộng hòa tiến lên» cũng tuột xuống khá nặng .

    Đảng Xanh thắng cử vẻ vang và bất ngờ thật . Trước giờ, họ chỉ nắm được một thành phố lớn với 100,000 dân, nay lần đầu tiên trong lịch sử của đảng, họ chiếm được nhiều thành phố lớn . Lớn hơn 100,000 dân như
    • Bordeaux,
      Lyon, thành trì của đảng xã hội,
      Tours,
      Besançon,
      Poitiers,
      Annecy,
      Strasbourg,..

    Thật ra, sự trổi lên của Phong trào Xanh đã bắt đầu từ cuộc bầu cử Âu châu tháng 5/2019 vì mọi người ngày nay quan tâm cụ thể tới vấn đề môi trường .

    Từ những năm 1970, lời đồn đoán về ngày tận thế không còn xa nữa . Tư tưởng về tận thế và Hội Long Hoa xuất hiện trở thành lý thuyết của phong trào xanh . Hoàn cảnh lich sử tạo thêm điều kiện thuận lợi khi Đệ II Thế chiến kết thúc nhưng ấn tượng về tang tóc vẫn chưa xóa tan ở mọi người, những cuộc khủng hoảng lại nối tiếp từ năm 1968 (1968 – 1970), sau chiến tranh lạnh và đang xảy ra ngày nay là đại dịch vũ hán. kinh hoàng . Đồng thời xuất hiện những Quốc gia cực đoan và chánh quyền dân túy trên khắp thế giới .

    Cổ súy thuyết Xanh, người ta phác họa một thứ thiên đường hạ giới . Nhưng khi thiên đường xuất hiện thì thế giới hiện tại sẽ không còn nữa . Ngày nay, cách lập luận ngược lại, người ta chỉ rao giảng tận thế sẽ không còn lâu . Vậy phải cứu trái đất kẻo nó sụp đổ mất . Vấn đề môi trường trở thành quan trọng chết sống hàng đầu .

    Trong kỳ bầu cử vừa qua, Phong trào xanh thắng, giành được nhiều Thị xã vốn của phe xã hội hoặc cộng sản hay các nhóm Tả khác vì tất cả đảng phái cũ đang trong tình trạng phá sản, mất lãnh đạo, ý thức hệ lỗi thời . Trước kia, Xanh kết hợp với xã hội và cộng sản thì ngày nay chính hai chánh đảng này chui vào núp bóng Xanh . Xanh trước sau vẫn là thứ dưa hấu, xanh vỏ đỏ lòng !

    Cánh Tả luôn luôn tranh đấu để thay đổi ! Khi có điều kiện thì đề nghị thay đổi ? Nhưng thay đổi và làm gì ? Lâm vào bế tắc ! Cánh Tả tầm vóc quốc tế như Đệ Tam Quốc tế còn sụp đổ năm 90 cũng vì không có khả năng mở ra tương lai nên không thể tiếp tục lãnh đạo một nửa thế giới đã cướp được . Còn Đệ Tam ở Pháp, cha đẻ thứ Đệ Tam hồ chí minh ở Việt nam, thì nay chỉ còn vài cái xác khô chờ đem xuống hầm «Catacombe», (1, avenue du Colonel Henri Rol-Tanguy, Paris XIV), cất cùng với hàng triệu bộ xương khác . Như vậy ít ra có chút đóng góp là bán vé cho du khách vào coi, giá 14€/vé .

    Còn đảng cầm quyền «Cộng hòa tiến lên» của ông Tổng thống Macron thì chỉ là thứ đảng «Năm châu họp chợ» . Ba năm trước đây, khi ông Emmanuel Macron nói tôi muốn ra tranh cử Tổng thống, ai muốn làm chánh trị cầm quyền, hãy theo tôi . Thế là có nhiều người chưa từng làm phường trưởng , xã trưởng, ….cũng như chính ông, nghe vậy bèn nhảy ra tham gia vận động cho ông . Ông đắc cử, mọi người kết hợp lập đảng . Suốt nửa nhiệm kỳ, chánh phủ của ông Tổng thống cai trị bằng cách chạy theo bắt «Con ma nhà họ Hứa» .
    • Ông hứa thay đổi sâu rộng : tháng 5/2018, ông sẽ mở ra trang mới ;
      290 ngày sau, ông hứa thay đổi phương pháp mới ;
      150 ngày sau, ông hứa thay đổi phương pháp mạnh hơn ;
      380 ngày sau, ông tuyên bố ta không đi theo nếp cũ :
      60 ngày sau, ông nói tình hình đòi hỏi, mỗi người trong chúng ta phải biết sáng tạo ;
      22 ngày sau, 5/7/2020, ông tuyên bố vạch ra con đường mới
      (Le Point, 9/7/2020).

    Ngay trong Quốc hội, đảng giữ được đa số mà nay nhiều đảng viên đã «trống đánh xuôi, kèn thổi ngược», họp nhau thành một khối mới .

    Mất đất trong cuộc bầu cử vừa rồi phải là điều tự nhiên !




    Nhưng Xanh nào ?

    Trong Phong trào Xanh có một bộ phận không nhỏ theo xu hướng quá khích . Họ chống năng lượng hạt nhơn vì cho rằng hại sức khỏe con người và cả môi trường trong lúc nhiều nhà khoa học quả quyết điện hạt nhơn là sạch hơn hết và giá rẻ hơn các loại năng lượng khác . Cách nói này chỉ là sự tranh chấp dưới bóng quyền lợi của những nhà cung cấp mà thôi .

    Nhưng để bảo vệ môi trường mà bài bác sự văn minh vì cho rằng văn minh là xấu và phi luân thì có đúng không ?. Nếu vậy chúng ta phải tự lo liệu cho đời sống của mình ? Những người xanh quá khích cho rằng đời sống nhờ những tiện nghi do năng lượng cung cấp là nguyên nhơn làm tổn hại môi trường . Để tránh, chúng ta phải làm nông dân, đi hái lượm, …. Dẹp nhà máy, bỏ máy bay, đi bộ, đi bằng ngựa, bằng ghe thuyền, đau bịnh, hái lá cây uống, ...

    Tinh thần trọng sự văn minh, trọng những phát minh mới tiện lợi cho đời sống bắt đầu giảm bớt từ sau Đệ II Thế chiến vì sự hiện đại bị cho là trách nhiệm sự diệt chủng do thái (Auchwitz) và sự tàn sát tập thể người Nhựt ở Hiroshima .

    Nhưng có ai nghĩ nếu ngày nay phải trở về nguồn năng lượng của thời xa xưa, đó có phải là một thứ ý muốn phản động không ?


              

              




    Nguyễn thị Cỏ May
    nguồn: tác giả qua email .. :flower: ..

              
Trả lời

Quay về “Nguyễn thị Cỏ May”