Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Tất Thành, …Hồ Chí Minh. Một con người, một bản chất

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20007
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Tất Thành, …Hồ Chí Minh. Một con người, một bản chất

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           








              
    Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Tất Thành,
    …Hồ Chí Minh.
    Một con người,
    một bản chất

    ____________________
    Nguyễn thị Cỏ May - 21/09/2018
              









    «Bài sưu tầm tên gọi, bí danh và bút danh của Hồ Chí Minh qua các thời kỳ» trên trang báo Điện tử của Đảng Cộng sản việt nam ngày 07-10-2015,
    • từ tên khai sanh Nguyễn Sinh Cung
      tới tên cuối cùng là Trần Dân Tiên,
      tự nó có giá trị như một văn kiện chánh thức, vì của đảng cộng sản, xác nhận 175 tên gọi khác nhau đó, thật sự, là tên của một người. Đó là Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Tất Thành, …Hồ chí Minh.


    Khi đề cập tới con người này, người ta khó tránh những mờ ám trong tiểu sử, cho tới khi chết, cũng còn gian dối, sau đó mới được đính chánh với lý do khá khôi hài.

    Hơn nữa, Hồ Chí Minh có thói quen thâm căn, bản tánh, đúng hơn, là dấu hoặc ngụy tạo lý lịch và những hành động của mình, làm cho khi nói về ông, người ta chỉ biết có ông làm cộng sản từ năm 1920. Hồ Chí Minh dường như không có đời sống riêng tư. Khi viết, ông thường dùng ngôi thứ ba, không nói rõ tôi, tức Hồ chí Minh đây. Cả về vai trò của ông. Nên khi tìm hiểu về ông, về đời tư của ông, người ta dễ bị rơi vào những thông tin sai lạc.

    Như về năm sanh của ông, không nói đến ngày, tháng sanh, do chính ông khai, cũng là vấn đề phức tạp. Có những năm khác nhau như
    1892, 1894, 1895

    19/5/1890.

    Năm sanh này, có cả ngày, tháng, được công bố năm 1946 chớ không phải được ông khai như chi tiết lý lịch.
    • Năm 1890 chỉ là con số ước lệ.

      Điều quan trọng là 19/5.
      Đây là ngày Hồ chí Minh rước Tây trở lại Hà nội. Mà không cờ quạt thì không phải phép. Còn treo cờ, thì dân chúng nguyền rủa. Ông bàn với Cụ Vũ Đình Huỳnh, Bí thư của ông, công bố hôm ấy là sanh nhựt của ông để kêu gọi dân chúng treo cờ.
      Trong Đèn Cù, Trần Đĩnh nhắc lại bà Nguyễn thị Thanh, chị của ông, nói rõ năm sanh của ông là 1891, nhưng ông gạt đi và bảo
      • « Của người ta sao, cứ để như vậy ».
      Vì nếu sửa lại thì bỏ cái ngày «sanh nhựt ngang hông 19/5» đó đi đâu, rồi giải thích làm sao cho ổn đây ?

    Thế mà ngày nay, đảng cộng sản vẫn long trọng tổ chức sanh nhựt Hồ chí Minh cho cả nước. Với ý nghĩa nào? Mừng ngày Tây trở lại và Việt nam độc lập trong Liên Hiệp pháp (Hiệp ước 6/3/46 do HCM ký)?



    Sự dối trá không chỉ bao phủ riêng Hồ Chí Minh mà cả người trong gia đình. Như phụ thân của ông năm 1910 bị cách chức, bị phạt 100 roi nhưng sau hủy bỏ, vì tội uống rượu say, xử án, đánh chết phạm nhơn, lại được đánh bóng vì chống Tây bị mất chức! Tai vạ cho ông nhưng còn tai vạ kinh khủng cho cả dân tộc Việt nam bởi nếu ông tại chức, Nguyễn Tất thành có điều kiện ăn học thì chắc chắn sẽ nối tiếp con đường hoan lộ của ông. Năm 1911, ngay những ngày đầu tới Marseille, Nguyễn Tất Thành đã vội tự đặt thêm cho mình tên Paul, cho Tây một chút, viết đơn xin vào học trường thuộc địa để mong sau này trở thành người hữu ích cho Pháp. Nếu Pháp đã đặc cách chấp thuận – vì theo thủ tục, phải xin từ xứ thuộc địa – Pháp đã không thiệt hại về nhơn mạng và tiền bạc cho cuộc chiến Đông dương kéo dài 9 năm mà Việt nam có thể chỉ có tên Việt gian ác ôn, chắc chắn vẫn ít ác ôn hơn một tên cộng sản.

    Về đời sống tình cảm cá nhơn, ông cũng tạo cho ông hình ảnh một con người khắc khổ, như thầy tu, không biết đàn bà con gái là gì, chỉ dốc một lòng nghĩ tới đất nước, dân tộc. Nhưng sự thật ở ông lại hoàn toàn khác. Tới nay, nhiều người biết có gần mươi người đàn bà từng ăn ở với ông, có người có con, có người chết dưới tay ông vì để bảo vệ uy tính lãnh tụ, nhưng ít người biết mối tình đầu của ông. Và ông là kẻ thất tình! Năm 1923, ông mê cô đầm tên Bourdon lúc ông làm nghề sửa và vẽ lại hình cũ.

    Hồ Chí Minh che dấu, ngụy tạo lý lịch của mình, che dấu những hoạt động thật của mình, trước tiên, do bản tánh, sau đó, do đươc rèn luyện ở Trường Quốc tế Lénine về nghề tình báo. Nhưng ngày nay, nhờ cộng sản Liên xô sụp đổ, nhiều kho tài liệu mật được mở cửa cho người nghiên cứu, nhiều sử gia cũng thay đổi cái nhìn về cộng sản, nên những bóng tối phủ trên con người Hồ Chí Minh lần lần được soi sáng. Và Hồ Chí Minh, trước sau, chỉ có một người như chúng ta biết. Một con người gian dối. Không ai khác hơn. Không có ai đóng vai ông hết cả. Cũng như ông không chết năm 1932 trong nhà tù Hồng kông vì bịnh lao phổi. Nay, trở lại chuyện Hồ chí Minh, tưởng cần nên bổ sung vài thông tin để xác nhận lần nữa sự thật này.







    Thêm vài thông tin
    Hồ Chí Minh không chết năm 1932 trong nhà tù Hồng kông


    Báo Le Monde/Histoire, ấn bản đặc biệc về Việt nam «Hồ Chí Minh, La figure de l’Indépendance retrouvée», ngày 1-3-2015, Paris, trong bản tiểu sử của Hồ Chí Minh, viết:
    • « …tháng 6/1931, Hồ Chí Minh bị cảnh sát thuộc địa Anh ở Hồng kông bắt, nhốt, nằm bịnh viện, sau đó, được đưa lên một chiếc tàu đi Thượng Hải, tháng 1/1933, ông thoát khỏi.


    Ngày 12-01-1931, Văn phòng Quốc tế Cộng sản nhắc Nguyễn Ái Quốc cần thông báo cho họ về cuộc hôn nhơn của ông trước 2 tháng.

    Năm 1930, Nguyễn thị Minh Khai được gởi tới làm việc tại Văn phòng của Hồ Chí Minh ở Hồng kông. Sau đó, Văn phòng Quốc tế cộng sản báo tin cho Nguyễn Ái Quốc nên đình lại cuộc hôn nhơn cho tới khi có lịnh mới.

    Nhưng tới năm 1934, Nguyễn Ái Quốc có một người vợ cử tới dự Đại hội của Quốc tế cộng sản ở Moscou. Khi tới, Minh Khai làm thủ tục tham dự Đại hội, khai lý lịch, ghi rõ «kết hôn với Lin», mà Lin là bí danh của Hồ Chí Minh (BBC, phỏng vấn bà Sophie Quinn-Judge, Đại học LES, London).

    Năm 1934, Hồ Chí Minh cùng tham dự Đại hội đảng với Nguyễn thị Minh Khai, vào học Trường Quốc tế Lénine ngành tình báo mà cơ quan bảo trợ là «Tình báo quân đội liên-xô» (GRU) và cả Guépéou, tiền thân của NKVD và KGB. Bình thường, lần đầu tới tham dự Đại hội đảng, và đảng cộng sản, người mới chắc chắn phải được điều tra kỹ. Hơn nữa, ông còn được nhận vào trường tình báo Quốc tế Lénine, thì lý lịch phải rõ ràng, không thể mờ ám được. Nếu ông không phải Nguyễn Ái Quốc mà cộng sản nga biết từ Paris, mà là Hồ Tập Chương, thì chắc chắn ông đã không về hang Pắc Bó, không về Hà nội tuyên bố «Mọi người sanh ra đều bình đẳng …». Và điều này lại tránh cho đất nước nỗi bất hạnh ngày nay!


    Năm 1932, Hồ Chí Minh thật sự không chết trong nhà tù Hồng kông mà được Tòa án Anh thả. Vào những năm đầu 30, thế giới bị kinh tế khó khăn. Staline nghĩ rằng các nước tư bản bị khủng hoảng, nhứt là ở Viễn-Đông, nên Quốc tế cộng sản vội tung cán bộ hoạt động khắp địa phương. Trong số cán bộ đó, Joseph Ducroux có trách nhiệm tổ chức đảng cộng sản ở Mã-lai. Ngày 1/6, ông bị cảnh sát Singapour bắt, giấy tờ trên người ông cung cấp cho cảnh sát tin tức nên cả tổ chức đều bị bắt hết. Dĩ nhiên, qua ngày 6/6/1931, Nguyễn Ái Quốc cũng bị cảnh sát ở Hồng kông tóm luôn dưới tên Sung Man-ch’o (Tống văn Sơ) (Nguyễn Thế Anh, L’itinéraire politique de HCM, Đường Mới, Paris 1990, tài liệu ANOM, NF 326/2639).

    Dĩ nhiên, nhà cầm quyền Hồng kông theo yêu cầu của chánh phủ pháp ở Đông dương sẽ giải giao Hồ chí Minh cho Pháp vì ông không vi phạm luật pháp trên lãnh thổ hồng kông. Nhưng câu chuyện này được Hồ Chí Minh kể trở thành ly kỳ đến khó tin:
    • «luật sư Frank Loseby biện hộ cho ông, nêu vấn đề «tôn trọng quyền tự do cá nhơn» (habeas corpus – cơ quan bảo đảm quyền tự do cá nhơn của Anh) và được thêm hậu thuẫn quan trọng của Sir Stafford Cripps, cố vấn pháp luật của Chánh phủ Anh, đã quyết định thả, liền bí mật lên tàu đi qua Anh, tới Singapour, bị bắt lại, bị giao trả về Hồng kông, bị tù vì nhập cảnh lậu; cuối tháng 1/1933, Ls Loseby giúp vượt ngục, tới Shanghai trốn, gặp cấp chỉ huy cũ trong đảng cộng sản pháp, ông Vaillant Couturier, gởi ông với đảng cộng sản trung hoa và từ đây, vào mùa xuân 1934, ông đi qua Vladivostok để trở lại Moscou»
      (Trần Dân Tiên, Những mẫu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch) .


    Trong bài «Bộ trưởng Anh từng thả Hồ Chí Minh», trên BBC tiếng việt (10-03-2017), tác giả Nguyễn Giang có nói năm 1960, ông bà Ls Frank Loseby có đi Hà nội thăm Hồ Chí Minh.

              


    ông bà Ls Frank Loseby có đi Hà nội thăm Hồ Chí Minh

              





    Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh, 2 người hay 1 ?

    Các Cụ Phan Châu Trinh, Phan văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, tại số 6, Villa des Gobelins, Paris XIII, đồng ý chọn một bút danh chung cho những «bài phong» chánh trị. Các Cụ ký chung «Nguyễn Ố Pháp» (người việt nam ghét pháp).
    Có vài người bạn pháp biết nên yêu cầu các Cụ sửa lại để chinh phục cảm tình những người pháp cũng chống chế độ thuộc địa. Các Cụ đổi lại thành Nguyễn Ái Quốc, hàm nghĩa mọi người an nam yêu nước.
    Từ sau đảng cộng sản pháp ra đời, tên Nguyễn Ái Quốc bắt đầu được cảnh sát pháp quan tâm và trở thành nghiêm trọng để cảnh sát theo dõi từ khi xuất hiện trên báo chí đảng xã hội, và trên nhựt báo L’Humanité, là tác giả bài báo công kích phản ứng của chánh phủ pháp về sự vận động của người an nam đưa tới Hội nghị hòa bình Versailles «Bản Yêu sách của dân an nam», đòi hỏi cho dân an nam những quyền tự do căn bản cũng như chế độ chánh trị ở An nam phải được tự do như ở tại Pháp.

    Năm 1914, các Cụ còn thành lập «Hội những an nam yêu nước».
    Hai Cụ Phan, trong giai đoạn đầu, hướng dẫn Nguyễn Tất Thành để sau đó, cho ông sử dụng luôn tên Nguyễn Ái Quốc? Biết đang bị cảnh sát theo sát, hai Cụ gìao trước luôn cho Nguyễn Tất Thành làm chủ Hội, nhưng cách giao là tư cách Hội trưởng này chỉ được thực hiện khi hoàn cảnh đòi hỏi. Thế là Nguyễn Tất Thành tự nhận chính mình đứng ra lập hội để tranh đấu. Tư cách Thư ký Hội đã giúp ông được nhận thành viên phân bộ pháp của Liên Đoàn Nhơn Quyền và Dân quyền, gia nhập Đảng Xã hội pháp, tham dự Đại hội toàn quốc của đảng, quen bìết một số chánh khách hàng lãnh đạo của cánh Tả pháp như Jacques Doriot, Marius Moutet, Paul Vaillant-Couturier, Marcel Cachin, André Berthon, …Sau cùng đảng cộng sản pháp chỉ định ông vào phân bộ đặc trách về tuyên truyền ở các thuộc địa (Nguyễn Thế Anh, bài đã dẫn trên).

    Chính các Cụ vì né tránh cảnh sát pháp, đã mặc áo gấm cho Nguyễn Tất Thành. Nếu sau này, biết được bộ mặt thật của ông ta, không biết các Cụ có ân hận mình đã chọn nhằm tướng cướp ác ôn hay không?



    Hồ Chí Minh nguyện suốt đời theo cộng sản làm cách mạng vô sản. Trong di chúc từ 1965 tới 1969, được sửa chữa nhiều lần, từng chữ được cân nhắc, ông vẫn lập đi lập lại ông thuộc phong trào thợ thuyền và quốc tế vô sản. Khi chết, ông chọn đi theo tổ tiên là cụ Mác, cụ Lê và câu chót, ông kêu gọi «cách mạng toàn thế giới». Đến lúc cuối đời, ông vẫn còn dốc lòng cho vô sản thế giới được giải phóng. Nhưng nhìn lại, từ gia thế tới bản thân ông, người ta khó thấy ông là một người xuất thân từ giai cấp thợ thuyền. Ông đã làm nghề gì vất vả và bị tư bản bóc lột? Khi ông làm thợ sửa hình, ông bị bóc lột hay chính ông bóc lột khách hàng của ông? Vậy có thể hiểu ông suốt đời tranh đấu cho thợ thuyền và vô sản thế giới là thật lòng hay không?

              
    • Hồ Chí Minh không chết.
    • Hồ Chí Minh với Nguyễn Ái Quốc không phải là hai người khác nhau,
      mà Hồ chí Minh được các Cụ Phan và Nguyễn mặc cho chiếc áo Nguyễn Ái Quốc.

              





    Nguyễn thị Cỏ May

              
    Nguồn: Tác giả qua Email. :flower:




              
Trả lời

Quay về “Nguyễn thị Cỏ May”