Cũng nên nói thêm một lần nữa: Năm 1932, Bác chưa chết đâu!

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20007
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Cũng nên nói thêm một lần nữa: Năm 1932, Bác chưa chết đâu!

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           








              
    Cũng nên nói thêm một lần nữa:
              
    Năm 1932,
    Bác chưa chết đâu!

    ____________________
    Nguyễn thị Cỏ May - 07/09/2018
              




              

              




    Cách nay ít lâu, quyển “Hồ Chí Minh sinh bình khảo” của Hồ Tuấn Hùng, xuất bản ở Hoa Nam, bằng chữ Tàu, nêu lên “một sự thật”
    • Nguyễn Sinh Cung,
      sanh ở làng Kim Liên, huyện Nam đàn, tỉnh Nghệ an,
      con của Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Huy,
      tự là Nguyễn Tất Thành,
      trốn xuống tàu thủy làm “phụ bếp”,
      lúc ở Paris có lấy tên Nguyễn Ái Quốc,
      về sau, chính Nguyễn Ái Quốc này, năm 1941, lấy tên Hồ Chí Minh,
      là một người Trung Hoa, thuộc dân tộc Miêu (người Hẹ) ở Đài Loan, có tên thật là Hồ Tập Chương.

    Quyển sách của Hồ Tuấn Hùng, cháu họ của Hồ Tập Chương, đã làm cho nhiều người thêm tin câu chuyện
    • Nguyễn Ái Quốc, theo cộng sản Đệ III,
      bị Anh bắt ở Thượng Hải,
      chết trong nhà tù Hồng Kông năm 1932 vì bịnh lao phổi
      là sự thật.

    Sách cũng khẳng định cái xác ướp nằm trong nhà mồ ở Ba Đình cũng là xác của tên Tàu Hồ Tập Chương, người đã đóng vai Hồ Chí Minh làm Chủ tịch đảng, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ 2/9/1945 cho tới ngày chết 2/9/1969.

    Từ vài hôm nay, bỗng dấy lên, tuy không rầm rộ, trên mạng thông tin câu chuyện “Nguyễn Ái Quốc, người lập đảng cộng sản Đông Dương chết trong nhà tù Hồng Kông năm 1932” Bản tin này là của nhật báo L’Humanité đăng ngày 9/8/1932. Tờ báo dĩ nhiên được lưu trữ ở Thư viện Quốc gia Pháp sau đó. Về sau này, khi tài liệu, sách báo ở thư viện được mã số hóa (numériser), số báo L’Hummanité này được đưa lên trang điện tử của Thư viện quốc gia Pháp luu giữ (Gallica.bnf.fr). Nhiều báo Việt ngữ, cả trang tài liệu về Đông dương Pháp ngữ (indomemoires.hypotheses.org) cũng đăng lại.

              
    Dĩ nhiên tin trên L’Humanité là không đúng sự thật.
    Vào lúc đó, tin tức thường khó kiểm soát sự chính xác.

              
    Tuy nhiên, ngày nay vẫn còn một số người tin Hồ Chí Minh chết thật và Hồ Tập Chương đóng vai Hồ Chí Minh từ đó.




    Vậy tưởng cần nên nói thêm một lần nữa cho rõ là
    • Hồ Chí Minh,
      tên khai sanh là Nguyễn Sinh Cung,
      tự là Nguyễn Tất Thành,
    • không chết trong tù Hồng Kông năm 1932
      như báo L’Humanité hay bất kỳ báo nào khác loan tin.
    • Ông sống nhăn,
      được cộng sản Đệ III huấn luyện trở thành một tên cán bộ cộng sản quốc tế gian manh,
    • năm 1945 xuất hiện ở Hà nội, cướp chính quyền ở chính phủ Trần Trọng Kim,
      gạt hết mọi người yêu nước, áp đặt lên đất nước chế độ cộng sản ác ôn,
    • trở thành một trong 13 tội phạm chống nhân loại của thế giới trong thế kỷ XX
    • chết ngày 2/9/1969 tại Hà Nội.






    Theo tài liệu Pháp

    Để xác định Hồ Chí Minh thật sự không chết trong nhà tù Hồng Kông năm 1932, tưởng nên trích dẫn một số thông tin
    • theo Văn khố Quốc gia Hải ngoại của Pháp (ANOM - Archives Nationales d’Outre-mer)
    • và, tiếp theo, của Sở Bảo vệ Đoàn quân Viễn chinh Pháp ở Đông Dương (SPCE - Service de Protection du Corps Expéditionnaire) hiện giử tại Văn khố ANOM ở Aix-en-Provence, Pháp.


              

              

    Đây là một phương tiện sưu tầm lịch sử quí báu và hiếm có. Nó không phải là một thứ bản kê khai một nguồn tài liệu riêng biệt mà đó là một bản tập kết chi tiết những hồ sơ theo dõi và kiểm soát mọi hành tung của Nguyễn Tất Thành, lấy tên Nguyễn ái Quốc, sau trở thành Hồ Chí Minh, lưu giữ trong Văn khố Hải ngoại. Toàn bộ những hồ sơ này gồm 9000 trang là những báo cáo, thư từ, lời khai... gom góp từ những cơ quan Tình báo, Phòng Nhì, Cảnh sát Pháp ở Đông Dương và cả ở chính quốc giữa năm 1919 và năm 1955, được bà Olivia Pelletier, Quản thủ Văn khố, chuyên về Đông Dương, san định, đúc kết lại, vừa mô tả rất chi tiết.

    Trong bản văn này, tác giả có ghi lại những biến cố quan trọng của Hồ Chí Minh từ năm sanh “chính thức” 1890 cho tới ngày chết 2/9/1969.
    • Nhưng ở đây chỉ cần nhìn lại thời gian để thấy Hồ Chí Minh vẫn có mặt, tức còn sống,
      sau cái tin ông chết trong tù Hồng Kông năm 1932.

    • Từ năm 1934 tới 1937, ông sống ở Mạc Tư Khoa.
    • Năm 1938, ông trở lại Tàu.
    • Tháng 2/1941, ông trở lại Bắc Việt, sau khi Pháp thất trận, dưới tên Hồ Chí Minh.
      Cũng năm này, ông thành lập Mặt trận Viêt Minh (Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội).
    • Tháng 8/1945, trở lại Bắc Việt,
      và 2/9, tuyên bố độc lập,
    • 1946, ký thỏa hiệp với Pháp, chấp nhận Việt Nam độc lập trong Liên Hiệp Pháp,
      cho quân đội Pháp lên Hà Nội, cùng hành quân tảo thanh các lực lượng kháng chiến không cộng sản.
    • Tháng 9/1946, Hồ qua Paris tham dự hội nghị Pháp-Việt ở Fontainebleau.
    • Năm 1954-1969, Hồ làm chủ tịch nước.


    Theo đây, Hồ Chí Minh chỉ vắng mặt từ tháng 5/1930 tới 1934, thời gian mà báo chí loan tin ông chết trong nhà tù Hồng Kông.

    Nhưng ngày 16/5/1932, Lâm Đức Thụ, người làm việc cho Mật thám pháp, gởi báo cáo cho Pháp nói ông vẫn nhận được tin tức về Nguyễn Tất Thành qua văn phòng của luật sư Loseby, người lãnh nhiệm vụ bênh vực Nguyễn Tất Thành.

    Tóm lại,
    • theo tài liệu pháp,
      Hồ Chí Minh không chết,
      chỉ vắng mặt một thời gian hơn 3 năm.
      Đây là “những năm chưa biết đến”!






    Theo 2 nhân chứng:
                        ông Vũ Thư Hiên
    (*)
                                  và ông Bùi Tín (**)

    Hai người có cơ hội gặp trực tiếp Hồ Chí Minh là nhà văn Vũ Thư Hìên và nhà báo Bùi Tín (vừa qua đời).


    1. Riêng ông Vũ Thư Hiên lại có thời gian khá dài gần gũi Hồ Chí Minh khi ông Cụ của ông làm Bí thư cho Hồ Chí Minh và bà Cụ làm “quản gia” và trông coi bữa ăn cho ông ấy. Đó là lúc mọi người sống chung với nhau như một gia đình. Ông Vũ Thư Hìên đôi lúc ngủ chung giường với Hồ Chí Minh. Kể ra như vậy để thấy ông Hiên phải là người biết cụ thể Hồ Chí Minh. Đến lúc thấy phải có ý kiến về Hồ Tập Chương, ông viết:
      • "Nếu ông Hồ là người Tàu thật thì tất tần tật những ai từng gặp ông, từng làm việc với ông (có cả nghìn, cả vạn người đấy), tạm kể từ thời Quốc dân Đại hội Tân Trào 1945 cho tới khi ông qua đời năm 1969, hoá ra đều mù dở - khốn nạn, ông là Hồ Tập Chương đấy, là người Tàu đấy, người Khách gia đấy, thế mà không một ai phát hiện."

      Lập luận của ông Hiên hoàn toàn thuyết phục khi ông dẫn chứng sự thật bằng tiếng nói của Hồ Chí Minh. Nhất là tiếng Nghệ An khó ai có thể bắt chước được nếu không ở tại chỗ và bắt đầu lúc 3 tuổi tập đọc a, b, c. Suốt thời gian chống Pháp, các ông Phan Mỹ, Vũ Đình Huỳnh, Nguyễn Văn Lưu, Lê Văn Rạng, Lê Giản, Trần Duy Hưng, Trần Hữu Dực... không ai có một chút nghi ngờ Hồ Chí Minh không phải là người Việt Nam khi thường nói chuyện với ông.

      Tiếp tục bác bỏ lập luận của học giả Hồ Tuấn Hùng về một Hồ Chí Minh giả, ông Hiên kể chính ông có mặt trong buổi mừng thọ 60 tuổi ông Hồ Chí Minh tại thác Dẫng thuộc An toàn khu Việt Bắc. Lúc ấy, ông 17 tuổi, mắt tinh, đầu tỉnh táo, xác nhận rằng hôm đó ông đã gặp một người 60 tuổi thật, chứ không phải một người 49 tuổi là Hồ Tập Chương.

      Ngoài ra, vào những năm 1930, đảng cộng sản Tàu vẫn chưa có đất cắm dùi an toàn. Thậm chí, tổ chức Đại Hội VI, họ phải nhờ Nga cho tổ chức ở Moscou. Trong hoàn cảnh ấy, thử hỏi ai có bản lãnh dự phóng một tương lai xa như vậy mà đã cài Hồ Tập Chương đóng vai Hồ Chí Minh từ sau 1932 ?

                
    2. Cụ Bùi Tín khi trả lời về chuyện Hồ Chí Minh và Hồ Tập Chương nhắc lại chuyến đi về Nghệ An của Hồ Chí Minh năm 1956 mà cụ có dịp tháp tùng theo với tư cách nhà báo. Ở quê nhà, ông Hồ tới thăm lại lò rèn bên bờ sông nơi lúc nhỏ, ông thường ra đây chơi và câu cá. Trong đám dân làng ra chào mừng Chủ tịch nước, có một cụ già bước tới, chỉ vành tai bị mất một miếng nhỏ của Hồ Chí Minh và nói
      • “Hồi nhỏ hắn câu cá, giựt cần câu, lưỡi câu móc vào đây xước mất một miếng, nay vẫn còn thẹo...”


    Vậy có thể quả quyết Hồ Chí Minh trước sau vẫn là một người mà mọi người biết.





    Theo sử gia Céline Marangé (***)

    Đấu năm 1934, Lê Hồng Phong nắm lấy quyền lãnh đạo đảng cộng sản Đông Dương. Qua tháng 3, ông tổ chức “Ban Chỉ huy hải ngoại” của đảng với mục đích thành lập nhiều cơ sở đảng không chỉ ở 3 miền Việt Nam, mà tổ chức đảng cả ở Miên, Lào và Xiêm (Thái Lan) nữa. Xong, ông trở lại Moscou, để cho Hà Huy Tập thay thế ông, chỉ huy đảng. Cùng lúc đó, Hồ Chí Minh cũng tới Moscou, tức vào khoản tháng 7/1934.

    Hồ Chí Minh rời khỏi Hồng Kông vào tháng giêng năm 1933 nhờ luật sư do Komintern ủy nhiệm xin được hủy bỏ lệnh dẫn độ ông giao cho chính quyền Pháp (Céline Marangé, Le Communisme vietnamien, Sc Po, Paris, 2012, trg 112).

    Hồ Chí Minh ở Crimée vài tháng để chữa bịnh lao phổi và bồi dưởng sức khỏe. Tháng 10/1934, ông vào học trường Quốc tế Lê-nin, nơi chỉ dành cho cán bộ đảng viên có thẻ đảng rồi. Và, trường cũng chỉ nhận học viên Âu châu, Mỹ châu và Tàu. Tuy nhiên có ngoại lệ là trường lại nhận Hồ Chí Minh, Trần Ngọc Danh, em út của Trần Phú và Kang Sheng, người Tàu, sau này, năm 1950, qua Hà Nội hợp tác với Trần Quốc Hoàn, Bộ trưởng Công an. Hoàn là người giết Nông Thị Xuân, bồ ruột của Hồ Chí Minh vì Hồ có lần muốn cưới, và Nông Thị Vàng là em. Đảng và nhà nước Hà Nội, tức cả Hồ Chí Minh, không có một lời phải chăng vì có Kang Sheng bên cạnh Hoàn?

    Ở trường Quốc tế Lê-nin, Hồ Chí Minh gia nhập phân bộ Tàu, sau đó, mới chuyển qua phân bộ Pháp. Nơi đây, ông được huấn luyện để làm tình báo, sách động, tuyên truyền, phản tuyên truyền, xâm nhập, tổ chức...

    Trong thời gian nằm tù ở Hồng Kông, Hồ Chí Minh được hoàng thân Cường Để gởi tiền giúp đỡ vì thấy Hồ Chí Minh là “vốn quí của đất nước”! Hồ cũng liên lạc với Lâm Đức Thụ để biết tin tức về số phận của những người cộng sản khác cùng bi bắt (trg 113).

    Lúc này, Hồ Chí Minh phải đối phó với tình trạng ông bị Quốc tế cộng sản hạ bệ. Mùa xuân 1936, Lê Hồng Phong rời Moscou qua Tàu nhận nhiệm vụ tổ chức “Mặt trận bình dân phản đế” ở Đông Dương. Thấy cơ hội có vẻ thuận tiện, Hồ Chí Minh xin về Việt Nam nhưng bị từ chối.



    Sử gia Céline Marangé,
    trong quyển “Cộng sản Việt nam 1919-1991”, xuất bản năm 2012, Paris,
    xác định một lần nữa
    Hồ chí Minh không chết trong nhà tù Hồng Kông năm 1932.

    Vậy người lập ra chế độ cộng sản cai trị Việt nam,
    suốt đời cúc cung tận tụy phục vụ cộng sản,
    chết nguyện theo Mác, theo Lê,
    và ngày nay, cái đảng đó, cái chủ thuyết do ông đem về, đang đưa nước Việt Nam đến chổ tiêu vong,
    trước sau đó là Hồ Chí Minh.

    Đúng. Chính là hắn,
    không ai khác hơn.





    Ghi chú:
    • (*) Vũ Thư Hiên,
      Hồ Chí Minh, Hồ Tập Chương... và còn cái gì nữa?

      (**) Nhà báo Bùi Tín kể trực tiếp.

      (***) Céline Marangé,
      Le communisme vietnamien (1919-1991), Presses de Sciences Po, Paris, 2012



              

              




    Nguyễn thị Cỏ May

              
    Nguồn: Tác giả qua Email. :flower:




              
Trả lời

Quay về “Nguyễn thị Cỏ May”