Chính trị đá banh

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20007
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Chính trị đá banh

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           








              
    Chính trị đá banh
    ____________________
    Nguyễn thị Cỏ May - 20/07/2018
              









    Tuần này, Cỏ May tôi xin trở về với Paris vì Thủ đô Ánh sáng đang tưng bừng niềm vui thắng Cúp Thế giới 2018. Từ trưa thứ hai 16/07, gần nửa triệu người đổ xô tới đại lộ Champs-Élysées, lối Khải Hoàn môn, để cùng biểu lộ niềm vui, hoan nghênh đội banh Xanh đã đem vinh quang về cho nước Pháp. Con gà Goa-loa kỳ này gáy to và gáy liên tục từ mấy hôm nay. Gáy không biết mệt trên báo viết, báo nói, với cả hình ảnh, giữa dân sành điệu trong café, ở nhà ga... Hể gặp nhau là gáy râng chuyện đá banh!

    Đội banh thắng trận sáng nay về tới Pháp, cũng tới đại lộ Champs-Élysées diễn hành, chào mừng dân chúng. Sau đó sẽ được Tổng thống Macron mời vào Điện Elysée khoản đãi, tối ăn nhậu ở Palace Crillon, Khách sạn sang bậc nhất Paris (10, Place de la Concorde, Paris VIII).

    Trong những tường thuật và bình luận, nhiều nhà báo có đề cập tới những hiệu ứng kinh tế, chính trị của Cúp Thế giới. Cái gì tạo được dư luận quần chúng lập tức trở thành một thứ quyền lực mạnh, dĩ nhiên sẽ hấp dẫn những người làm chính trị chuyên nghiệp.

    TT. Macron và phu nhân dã bay qua Nga coi trận đấu tại chỗ để cổ võ gà nhà. Khi đội Pháp thắng, ông nhảy vọt lên, vung tay biểu lộ sức mạnh Gà Goa-loa. Cái hấp dẩn đá banh là thế. Không hề phân biệc giai tầng xã hội, màu da, chủng tộc, họ hàng...

              

              




    Tổng thống phải biết bắt banh

    Chính trị là tranh đua và cầu thắng. Mà đó là tinh thần đẹp của thể thao. Một ông Tổng thống có mê đá banh hay không, có biết đá banh hay không, không quan trọng bằng biết bắt bồ với đội banh nhà, biết tung hô nó khi nó thắng trận vì cái hiệu ứng chính trị sẽ có tác dụng ở kỳ bầu cử sắp tới.

    Chirac, “nhà thể thao salon” (Chirac, un sportif en fauteuil), bà vợ Bernadette của ông thường chế giễu mỗi khi ông được mời tham dự một buổi trình diễn thể thao hoặc ông muốn tới tham dự hay khai mạc. Nhưng năm 1998, sau một năm làm Tổng thống với ông Lionel Jospin, đảng xã hội, làm Thủ tướng, ông cảm thấy bị mờ nhạt trước ông Jospin nên ông bèn lợi dụng Cúp Thế giới tổ chức tại Pháp để nổi lên. Còn vài ngày nữa là khai mạc, Chirac liền tới Clairefontaine (tên thành phố ở tỉnh Yvelines 78, ngoại ô Tây-Bắc Paris), nhưng giới đá banh hiểu đó là Viện Quốc gia Đá banh (Institut national du football de Clairefontaine, tên chánh thức là Centre technique national Fernand-Sastre). Sau đó, ông tuyên bố là ông “trực giác” đội Pháp sẽ thắng. Thế là từ đó, ông Chirac bám sát đội tuyển Pháp. Người ta gọi ông là cầu thủ 23. Ông càng thân thiện với ông Aimé Jacquet, nhà huấn luyện đội Pháp. Trên báo “l’Equipe”, ông xác nhận ông là người theo Jacquet. Hay đúng hơn, ông là Jacquet đây (jacquettiste).

    Khi đội banh Pháp thắng là thời điểm rực rỡ của nhiệm kỳ đầu tiên của ông. Hình ảnh Chirac hôn lên đầu sói của thủ môn Barthez đã gây ấn tượng mạnh mẽ ở dân Pháp. Lập tức, uy tín của ông vọt lên 15 điểm, vượt qua ông Thủ tướng xã hội của ông tuy ông này là tay sành điệu sân cỏ.

              

              

    Sarkozy là dân mê đá banh thiệt tình. Ông thường tới coi đá banh tại sân PSG (Paris Saint-Germain Football Club). Năm thứ ba nhiệm kỳ Tổng thống của ông là năm bóng đá Pháp ở vào tình trạng cực kỳ bi đát trong lúc ấy ông lại gặp khó khăn nghiêm trọng về chính trị. Tham dự Cúp Thế giới 2010 ở Nam Phi, các cầu thủ Xanh lại đình công trước trung tâm huấn luyện phản đối báo tiết lộ cuộc nói chuyện gay cấn giữa TT Sarkozy với người tuyển chọn Domenech. Ông Sarkozy đã phải tuyên bố ông sẽ triệu tập Đại hội bất thường để giải quyết tình trạng khủng hoảng vô lý này. Sau cùng ông Domenech rời khỏi đội tuyển Pháp. Ông Sarkozy vẫn còn phải đối phó với nhiều khó khăn để sau cùng bị thất cử. Chẳng lẽ cái thất bại của đội banh Pháp dẫn tới việc thất cử của ông Sarkozy?


    Dưới nhiệm kỳ đầu của Mitterrand, đá banh Pháp sáng chói với nhà tuyển chọn Hidalgo và cầu thủ đầy huyền thoại Michel Platini. Đêm chung kết với Espagne, TT. Mitterrand có mặt trên khán đài của Parc des Princes (Paris). Đến mi-temps, ông tiên đoán “Đội Pháp có khả năng kỹ thuật tuyệt đẹp, và đồng thời, người ta cảm thấy một tâm hồn tập thể để như một yếu tố nhỏ cũng có thể làm đảo ngược tương quan sức mạnh”.

    Mitterrand còn là độc giả trung thành của tờ “L’Équipe”, tuần báo chuyên đề đá banh. Ngay thời gian đầu nhiệm kỳ, ông đã biết lợi dụng hiệu ứng đá banh cho địa vị chính trị trên qui mô thế giới, nếu không cũng Âu châu.

    Năm 1982, Pháp thua Đức ở vòng bán kết. Dân Pháp phản ứng ghét Đức. Mitterrand và Thủ tướng Kohl đã cùng nhau đưa ra lời kêu gọi hai dân tộc hãy bình tĩnh và giữ tình thân thiện với nhau.

    Lễ Quốc Khánh 1984, Mitterrand chọn đề cao "Pháp thắng" và mời nhà tuyển chọn cầu thủ vào điện Élysée. Mitterrand đắc cử liên tiếp 2 nhiệm kỳ 14 năm.



    Đệ tử và đồng chí của Mitterrand, cựu TT François Hollande cũng là tay hâm mộ đá banh, độc giả nhiệt thành của tuần báo L’Équipe, nhưng không tới Moscou ủng hộ đội banh nhà. Ông không dự vì không được ai mời hết nhưng ông nói "có mời cũng không đi"!

    Ông nói nhỏ với một người thân cận “Không có gì đáng phải ở lại Paris tối hôm chung kết”. Ông đi xuống miền Nam để bán sách hồi ký của ông (Cécile Amar, L’Obs 17/7/18).



    Đá banh là môn chơi của trẻ con bị người lớn giành làm vinh quang cho mình, cho quốc gia. Một trò chơi đầy tính cộng đồng, hoàn toàn bình đẳng, thân ái, cấp tiến. Khi coi đá banh, bàn cãi về đá banh, không ai vịn vào địa vị xã hội, vào màu da, tuổi tác, mà chỉ vì cùng mê đá banh. Có lẽ vì những đặc tính đẹp này mà phe Tả cả quyết cho rằng đá banh là môn thể thao mang tinh thần chính trị khuynh Tả? Phải là của ta, không thể của bọn tư bản được!





    Cúp Thế giới 2018 tăng giá quá đắt

    • Giá vé vào coi đá banh,
      vé máy bay,
      khách sạn...
    dân mê đá banh muốn qua Moscou xem thì không nên nhìn lại hầu bao của mình. Cứ nhắm mắt đi thì mới tới được.

    Nga ước tính sẽ có 1 triệu du khách tới chỉ trong tháng Workd Cup. Bình thường, hằng năm, du khách tới Nga trung bình 3 triệu người.

    Theo FIFA, chi phí tổ chức và mức thu được cũng tăng vọt so với các kỳ trước.
    • 2006 ở Đức (0,43 tỷ đô-la chi phí tổ chức / 2,69 tỷ thu),
      2010 ở Nam Phi (3,28 tỷ chi phí / 4,19 tỷ thu),
      2014 ở Brésil (8tỷ chi phí / 5,7 tỷ thu)
      và năm nay, ở Nga (10,1 tỷ chi phí). Ban tổ chức chưa biết lời lỗ thế nào.


    Khi banh lăn thì cứ sau mỗi trận, giá vé vào cửa lại tăng lên. Thí dụ,
    • giá vé chính thức rẻ nhất cho trận chung kết là 388 €
      so với trận chung kết ở Đức năm 2006, giá vé chỉ có 205 €.


    Mức giá vé tăng ở các trận
    • từ 2006: 205€ tăng lên 600 €,
      ở Nam Phi năm 2010: 380 € tăng lên 800 €,
      ở Brésil năm 2014: 400 # tăng lên 850 €
      và ở Moscou năm 2018: 388 € tăng lên 936 €.


    Và chi phí trung bình (ăn ở, máy bay, vé vào cửa, chi phí lặt vặt tại chỗ) cho một người Pháp đi qua Moscou ủng hộ gà nhà trong trận chung kết là 1348 €, tăng 150% (theo FIFA).


    Nhưng cái Cúp mà 32 đội tuyển đổ mồ hôi chạy giành giựt cho bằng được đó, giá bao nhiêu? Bằng chất liệu gì?

    Cúp hôm chủ nhựt 15/7, đội tuyển Pháp giành được, là bằng vàng 18 carats, cao 36,8 cm, nặng 6,175 kg, giá là 138 937,50€ (vì vàng y, 1 kg giá 30 000 €, mà vàng 18 carats bằng 75% vàng y).

    Tưởng cũng nên biết qua Cúp hiện nay trao cho đội banh thắng giải chỉ là copie của Cúp bản gốc chọn từ 53 mẫu do nghệ sĩ người Ý Silvio Gazzaniga thực hiện. Cúp đầu tiên nhỏ hơn do nhà điêu khắc Abel Lafleur, người Pháp, thực hiện, năm 1946 mang tên ông Jules Rimet để tưởng nhớ người lập ra Cúp đá banh Thế giới.

              

              




    Mặt trái của Cúp

    Hôm bán kết, đội Pháp thắng Bỉ, dân Pháp vui mừng, xuống đường ở khắp nơi, la ó, chào mừng. Tối đến, có không ít người ăn mừng đốt 832 chiếc xe đậu trên lề đường.

    Hôm thắng Cúp, trên Đại lộ Champs-Élysées, cũng có 3 chiếc xe bị đốt, cửa hàng bị đập cửa kiếng, nhóm thanh niên người xứ “lạ” xông vào lấy hàng hóa mang đi. Có một người chết vì đám đông chen lấn.

    Ở Annecy, sát biên giới Thụy sĩ, một người đàn ông 42 tuổi, nghe tin đội Xanh thắng Cúp Thế giới, liền tung mình qua cửa sổ trên từng lầu nhảy xuống hồ nước phía dưới để chào mừng. Hồ nước không đủ sâu nên anh ta bị bể đầu. Đưa ngay vào nhà thương nhưng sau đó, người hùng tắt thở.

    Cũng ở Annecy, sau tiếng còi kết thúc trận chung kết, một phụ nữ nhảy lên máy cày la hét chúc mừng đội banh nhà, trợt chân té bị thương, được đưa ngay vào nhà thương cúu cấp.

    Một thanh niên khác 32 tuổi nghe tin Pháp thắng liền co giò nhảy xuống hồ tắm mừng, chở vào nhà thương băng bó.

    Tối thứ hai, 16/7, TT. Macron mời đội tuyển Pháp, sau buổi tiếp tân ở Điện Élysée, tới khách sạn Le Crillon ăn tối và tiếp tục liên hoan. Sếp bếp của Le Crillon đã chuẩn bị bữa ăn tối khoản đãi các cầu thủ trẻ tài hoa. Maitre d’Hotel cho trang hoàng phòng ốc lộng lẫy. Bên ngoài, hơn 3000 người hâm mộ tập trung ở Công trường La Concorde chờ cơ hội chào mừng đội Xanh Thế hệ 2 ngôi sao. Nhưng gần khuya mà vẫn chưa thấy ai tới hết cả. Hỏi ra mới biết mọi người quyết định ở lại điện Élysée cho tới lúc ra về. Bỏ cái hẹn ở Le Crillon. Thế là một số nhỏ trong 3000 người chờ đợi bất mãn, la ó, ném chai nước, chai bia vào cảnh sát, đập cửa kiếng của khách sạn, chận xe cộ đập phá, đốt... Cảnh sát tăng cường can thiệp, bắt giữ hơn trăm người bạo loạn. Tất cả chỉ vì trong cơn cực đỉnh!





    Nhưng không thắng người đẹp

    Trong lúc cả nước Pháp tưng bừng và Paris tập trung ở đại lộ Champs-Élysées chào mừng chiến thắng của đội tuyển Xanh thì một thanh niên muốn đánh dấu thời điểm trọng đại này. Cậu đi tới đây với người yêu. Thấy đây đúng là lúc thuận lợi, người người đều hân hoan như mở rộng cõi lòng, cậu ta bèn quì xuống đường, long trọng tỏ tình và xin cưới người yêu. Nhưng nàng lại từ chối.

    Một người có mặt bên cạnh thấy như cảnh tỏ tình cầu hôn đang diễn ra, bèn chụp hình ghi lại biến cố đẹp. Thanh niên mặc áo giống như cầu thủ đội Xanh, T-Shirt xanh, cờ Pháp choàng trên vai. Có lẽ vì không kịp trả lời, người đẹp chỉ kịp làm dấu không đồng ý bằng 2 ngón tay. Những người ghi lại cảnh cầu hôn không thành bằng lời nói dùm người đẹp

              

    "Nàng đã bảo không!
    Nàng đã bảo không!

    Nàng đã,
    nàng đã,

    nàng đã
    bảo không mà!"


              
              

              



    Nguyễn thị Cỏ May

              
    Nguồn: Tác giả qua Email. :flower:




              
Trả lời

Quay về “Nguyễn thị Cỏ May”