Chết cha rồi

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20007
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Chết cha rồi

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           








              
    Chết cha rồi
    ____________________
    Nguyễn thị Cỏ May - 22/06/2018
              









    Ở Pháp và nhiều nước, lễ Cha được cử hành hôm chủ nhựt 17 vừa qua (17/6 năm nay 2018) nhưng còn nhiều nước Âu châu như Thụy điển, lễ Cha vào tháng 11, Luxembourg, sát biên giới Pháp, vào tháng 10. Cũng giống như lễ Mẹ, lễ Cha không tổ chức thống nhứt cùng một ngày. Nhưng khác hẳn với lễ Mẹ, lễ Cha cho tới nay, vẫn chưa được chánh thức và lịch sử ngày lễ Cha thật đáng buồn. Như thân phận làm Cha! Hay thân phận đàn ông ngày nay. Tuy người Cha tối cao của chúng ta là Thiên Chúa trên Trời. Và Đại diện Cha trên Trời ở Vatican vẫn là Đức Thánh Cha!





    Ngày của Cha

    Mỗi năm, con cái mừng lễ Cha. Chúng ta cảm ơn sự bảo bọc của Cha, thời gian sống với ông và hơn hết là tình thương ông dành cho chúng ta. Có thể ông là người cha thay mẹ chăm sóc chúng ta, người thường cho chúng ta bánh kẹo, hoặc người Cha độc đoán, khó tánh, nhưng hằng năm, chúng ta đều có dịp đừng quên nói "Chúng con thương Cha" khi tháng sáu về.

    Thế mà ở Pháp, ngày lễ Cha không hề được một văn kiện, một mảnh giấy, chánh thức thừa nhận. Vậy khi chúng ta tổ chức lễ chúc mừng Cha, nếu phải cảm ơn thì chúng ta sẽ cảm ơn ai đây?

    Người ta chỉ nhớ lễ Cha lần đầu tiên được đưa ra năm 1952, hai năm sau ngày lễ Mẹ được chánh phủ ban hành chánh thức. Đó là ngày lễ thuần túy thương mại, như ngày Bà Nội (Bà Ngoại) hay Ông Nội (Ông Ngoại) vào tháng 10 hằng năm. Thật vậy, cái ngày mà ngày nay gọi là lễ Cha chỉ là ngày mà nhà sản xuất ống quẹt máy ở vùng Bretagne (miền cực Tây-Bắc của Pháp) đưa ra chiến dịch khuyến mải sản phẩm của mình.

    Giữa thế kỷ XX, thuốc điếu rất thơm, không đầu lọc. Ba số 5 (555), ngoài bao 20 điếu, còn thứ đựng trong hộp thiết tròn 50 điếu. Con Mèo (Craven A) đựng trong hộp thiết dẹp, màu đỏ tuyệt đẹp. Đó là thời đàn ông nhiều người hút thuốc. Không ít người chụp hình, tay kẹp điếu thuốc hoặc miệng đang phì phà điếu thuốc. Nhà làm quẹt máy Flaminaire (flamme là ngọn lửa) có ý kiến đề nghị chọn một ngày để biếu các ông hút thuốc một chiếc quẹt máy. Thế là họ chọn ngày chủ nhựt thứ ba của tháng 6 để biếu một quẹt máy Flaminaire cho một người đàn ông có con, tức người cha. Thế là từ đó, chủ nhựt thứ ba của tháng 6 trở thành ngày lễ Cha cho tới ngày nay!

              

              

    Còn quà biếu cha? Không tươm tất như đối với mẹ. Một bông hồng đỏ, tượng trưng ngày mừng Cha hoa nở đẹp. Hoặc một bông hồng trắng đem ra mộ Cha!

    Ngày nay, người con trai nào thường "chén cha, chén chú" với Cha thì mang lại biếu cha chai ruọu ngon hoặc một thùng la-de 24 chai, mừng lễ Cha. Theo kết quả điều tra thì trung bình món quà cho Cha năm nay không quá 40 €. Rất ít trường hợp con cái mời cha đi ăn ở nhà hàng. Nhiều nhứt là con cái điện thoại hay e-mail chúc mừng cha.

    Thật ra, ngày lễ Cha, theo lịch sử văn minh Tây phương, đã có từ rất xa xưa, thời Trung cổ và vào ngày 19 tháng ba vì lễ Cha được kết hợp với Thánh Joseph, Cha của Đức Jésus-Christ. Nhưng mãi tới đầu thế kỷ XX ngày lễ ấy mới được thế tục hóa nhờ một phụ nữ trẻ người Mỹ, Sonora Smart-Dodd, vận động để thừa nhận vai trò làm cha cũng giống và bằng vai trò làm mẹ vậy. Để nhớ ơn người cha một mình đã nuôi dưỡng bà lớn khôn, bà đề nghị lấy ngày 19 tháng 6 làm ngày lễ Cha. Năm 1924, Tổng thống Mỹ Calvin Coolidge đồng ý chọn một ngày trong năm dành riêng tưởng nhớ công ơn người cha nuôi dạy con cái, nhưng mãi tới năm 1966, Tổng thống Lyndon B. Johnson mới ban hành ngày lễ Cha " Father's Day " ở Mỹ. Đúng là ngày chủ nhựt thứ ba của tháng 6.

    Nói là " Công cha như núi Thái Sơn " nhưng cho tới ngày nay, ngày lễ Cha vẫn chưa được đồng đều chánh thức thừa nhận để cho ngày đó có một chỗ xứng đáng trong lịch như những ngày lễ khác.






    Thân phận đàn ông

    Địa vị đàn ông trong gia đình và xã hội ngày nay đã xuống cấp thảm hại thì địa vị Cha theo đó cũng không thể khá hơn. Các bà có được đầy đủ quyền lợi, cả quyền có con mà không cần vai trò người cha để sanh con thì dĩ nhiên người cha không còn chỗ đứng, trên thực tế và trên luật pháp. Rồi hai bà họp nhau làm một gia đình, kẻ làm cha, người làm mẹ. Thì cha ơi, cha ở đâu?

    Trong gia đình đề huề cha lẫn mẹ thì người cha phải chia sẻ nghĩa vụ làm cha với người mẹ. Mẹ sanh con, nghỉ chăm sóc con có ăn lương thì cha cũng có quyền nghỉ ăn lương thế người mẹ để người mẹ đi làm trở lại. Bình thường, ngày nay, người cha hay đàn ông, trong nhà phải lãnh làm ít nhứt phân nửa công việc nhà với bà vợ. Nếu người đàn ông thất nghiệp thì bao trọn gói công việc nhà của bà vợ, tức từ đi chợ, nấu cơm, rửa chén, lau nhà, lo cho con nhỏ, ...Khi lãnh vai trò của bà vợ, họ luôn luôn chu toàn không thể chê vào đâu được và thường có nhiều sáng tạo hơn người phụ nữ.

              

              

    Ngày nay, cái cảnh chồng đi làm về, bà vợ đón cởi áo, máng lên giá, cởi giày cho, đem khăn nóng cho lau mặt để ông ngồi phô-tơi nghỉ mệt, đọc báo hay coi TV, đã đi vào lịch sử văn minh nhơn loại từ lâu lắm rồi.

    Xã hội ngày càng văn minh thì vai trò người đàn ông hay người cha cũng đồng thời thay đổi. Người Cha không còn là hiện thân của quyền lực gia đình nữa. Từ nay, ông không còn thừa hưởng cái quyền đàn ông hay quyền làm cha một cách đương nhiên như ngày xưa. Cả ở nước còn ảnh hưởng thứ Tống nho: quyền của người cha là thứ quyền tuyệt đối "Phụ xử tử vong, tử bất vong, bất hiếu" cũng đã bỏ. Tức ý muốn nói ông không còn "sanh ra là cha, mà ông trở thành người cha" (Simone de Beauvoir, Người phụ nữ không phải sanh ra là phụ nữ mà họ trở thành phụ nữ). Thực tế, có hơn phân nửa số đàn ông xác nhận đồng ý chấp nhận sự chọn lựa vai trò mới này dành cho mình. Tuy cả hai cùng đi làm.

              

              

    Từ nhiều thế kỷ qua, Âu châu chịu ảnh hưởng mô hình người cha theo La-mã nên đây quyền lực. Cũng giống như văn hóa Tống nho, người cha bỗng trở thành một thứ bạo chúa, thần Jupiter, nắm tất cả quyền hành đối với con cái và vợ, người ăn người làm. Một thứ quyền sanh sát như của một nhà vua. Tuy nhiên, quyền này chỉ có trên lý thuyết hơn là trên thực tế. Người cha theo La-mã có cả quyền chọn lựa con cái. Ông có thể từ chối đứa con ngay lúc mới sanh và chọn con, cả người con này đã trưởng thành.

    Thiên chúa giáo có làm dịu bớt sự thái quá nhưng tư tưởng căn bản vẫn không thay đổi. Trong xã hội quân chủ xưa, người cha hành xử quyền bính đối với mọi người trong gia đình cũng như ông vua đối với thần dân. Cách mạng Pháp xóa bỏ quan niệm này, mọi người là công dân của quốc gia. Xã hội từ nay gồm những cá nhơn bình đẳng với nhau. Và người cha trở thành «người cha gia đình» của mình. Ông là cột trụ gia đình, nền tảng xã hội. Con cái tới 21 tuổi trưởng thành, có đời sống độc lập.





    Người cha trong gia đình Việt nam

    Theo Bà Mariam Darce Frenier Giáo sư lịch sử Đại học Minnesota về người Phụ nữ huê kỳ và các nước Đông Nam Á, tức Việt nam, thì địa vị người Phụ nữ Việt nam có tính chất đặc biệt hấp dẫn ở chỗ đã từng và đang ở mức độ cao hơn so với địa vị của Phụ nữ ở các nước trong vùng. Mà địa vị phụ nữ đo lường cho kết quả rõ ràng nhứt chỉ bằng cách đem so sánh với địa vị người đàn ông nơi người Phụ nữ sanh sống. Thí dụ, trong xã hội Triều tiên, người chồng phải thể hiện phẩm cách, người vợ phải biểu lộ sự tuân phục. Có như vậy thì gia đình mới được yên ấm nhờ được cai quản tốt.
    Trong lúc đó, theo Giáo sư William S. Turley cho rằng
    • “Vai trò của Phụ nữ Việt nam trong xã hội truyền thống được xác định bởi một sự pha trộn phức tạp mà hấp dẫn giữa đạo đức nho giáo, các tập quán bản địa mang theo dấu vết của chế độ mẫu hệ, và các đạo luật chánh thống đầy mâu thuẫn; nó lại càng trở nên phức tạp hơn bởi sự thâm nhập của từng yếu tố nói trên, ở mức độ khác nhau, vào đời sống của xã hôi
      (William S. Turley, Phụ nữ trong cách mạng cộng sản ở Việt nam, Nghiên cứu Á châu, Tập 12, năm 1972, trong “Gia đình và Địa vị người Phụ nữ trong xã hội, xb Khoa học xã hội”, Hà nội, 1995).
    Một học giả khác, Yu Insun, nhân xét người Phụ nữ Việt nam trong quan hệ với chồng trong gia đình
    • “ Nếu như gia đình Trung hoa đặc trưng bởi quyền lực của người cha trùm lên tất cả các thành viên trong gia đình, thì gia đình Việt nam nổi bật ở địa vị người vợ bình đẳng với chồng và bởi sự khẳng định cá nhơn của các thành viên trong gia đình
      (Yu Insun, Luật pháp và gia đình ở Việt nam, thế kỷ 17 và 18, trong Gia đinh và Địa vị người Phụ nữ trong xã hội,sdd) .


    Người Phụ nữ Việt nam trong xã hội thời quân chủ vẫn được sống đúng nhơn phẩm của mình nhờ được tương đối cân bằng với địa vị người cha, người chồng.
    Của chồng, công vợ.

    Chỉ khi người cộng sản tới làm giải phóng Phụ nữ thì người Phụ nữ Việt nam mới làm nhiệm vụ của đàn ông ở chiến trường, đảm nhiệm thay đàn ông những công việc nặng nhọc và nguy hiểm. Khi chiến tranh giải phóng thành công
    • thì người Phụ nữ Việt nam được Nhà nước cộng sản xuất cảng lao động, bán rẻ ra nước ngoài làm đủ thứ nô lệ,
    • ở trong xứ, biến thành công cụ phục vụ cho sanh hoạt của đàn ông có chức quyền.
      Như cô giáo phải đi hầu rượu các ông quan chức.







    Nguyễn thị Cỏ May

              
    Nguồn: Tác giả qua Email. :flower:




              
Trả lời

Quay về “Nguyễn thị Cỏ May”